Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------------------------------

PHẠM ANH TUẤN

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

PHÚ YÊN – NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------------------------------

PHẠM ANH TUẤN

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH PHÚ YÊN
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN THỊ THÙY LINH

PHÚ YÊN – NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Kính thưa q Thầy Cơ, q độc giả,
Tơi tên là Phạm Anh Tuấn, là học viên cao học khóa 26 – Trường Đại học
Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh (MSSV: 7701260263A).
Tôi xin cam đoan Luận văn “Nâng cao chất lƣợng cho vay doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công Thƣơng Việt Nam - Chi
nhánh Phú n” là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi. Cơ sở lý luận được
tham khảo từ sách, báo, các bài nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đã được
nêu trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu được đưa ra với dẫn chứng nguồn
gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc. Kết quả trình bày trong Luận văn này được
thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực, khách quan và chưa từng được ai
công bố trước đây.

Tác giả

Phạm Anh Tuấn


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................3
MỤC LỤC ...................................................................................................................4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................7
DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................8
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM

– CHI NHÁNH PHÚ YÊNVÀ CHẤT LƢỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI NHÁNH ...........................................................................3
1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên: ..........................................................3
1.2. Nhận diện vấn đề chất lượng cho vay DNNVV tại Vietinbank Phú Yên giai
đoạn 2012-2016: ...........................................................................................................5
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ..............................................................................................7
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM
- CHI NHÁNH PHÚ YÊN .........................................................................................8
2.1. Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại: ..........................8
2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa:.................................................................... 8
2.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa: ..................................................................... 9
2.2. Chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa: ..................................................12
2.2.1. Khái niệm:............................................................................................................13
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay DNVVN của NHTM: .....................13
2.2.3. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng cho vay DNVVN: .................................17
2.3. Thực trạng chất lượng cho vay đối với DNVVN tại Vietinbank Phú Yên: .......17
2.3.1. Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa: ..........................................................17
2.3.2. Cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa: ..............................................21
2.3.3. Nợ quá hạn, nợ xấu của DNNVV: ......................................................................24
2.3.4. Kết quả đạt được:..................................................................................................26
2.3.5. Hạn chế và nguyên nhân: .....................................................................................27
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ...........................................................................................30


CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ YÊN ................................31
3.1.Tuân thủ chính sách, quy trình cho vay: .................................................................31

3.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng và thẩm định dự án: ........31
3.3. Nâng cao chất lượng chấm điểm và xếp hạng tín d ng nội ộ: ...........................31
3.3.1.Tăng cường kiểm sốt cơng tác thẩm định, nhận tài sản bảo đảm và kiểm tra,
đánh giá lại tài sản bảo đảm: ..........................................................................................31
3.3.2. Tăng cường xử lý nợ nấu, nợ xử lý rủi ro: .......................................................32
3.3.3. Nâng cao trình độ nghiệp v chuyên mơn và đạo đức nghề nghiệp cho cán
ộ: ....................................................................................................................................32
TĨM TẮT CHƢƠNG 3 ...........................................................................................33
CHƢƠNG 4: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI
NHÁNH PHÚ YÊN ..................................................................................................34
4.1. Định hướng phát triển của Vietinbank Phú Yên: ...............................................34
4.1.1. Định hướng đối với hoạt động tín d ng: .............................................................34
4.1.2. M c tiêu c thể đối với hoạt động cho vay giai đoạn 2018-2020: ....................36
4.1.3. Định hướng nâng cao chất lượng cho vay của Vietin ank Phú Yên đối với
DNVVN trong những năm tới: ......................................................................................36
4.2. Kế hoạch thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng cho vay DNVVN tại Vietin
bank Phú Yên: ............................................................................................................37
4.2.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng cho vay DNNVV
tại Vietinbank Phú Yên: .................................................................................................37
4.2.2. Đánh giá hiệu quả thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng cho vay DNNVV
tại Vietinbank Phú Yên: .................................................................................................40
TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ...........................................................................................41
CHƢƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN .........................................................42
5.1. Kiến nghị: ............................................................................................................42
5.1.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước tỉnh Phú yên: .......................................42
5.1.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam: .42
5.2. Kết luận: ..............................................................................................................42



TÓM TẮT CHƢƠNG 5 ...........................................................................................43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBTD

Cán bộ tín d ng

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

Sacombank Phú n

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn
Thương Tín Chi nhánh Phú Yên

SXKD


Sản xuất kinh doanh

TĐTD

Thẩm định tín d ng

TSĐB

Tài sản đảm bảo

Vietcombank Phú Yên

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam Chi nhánh Phú Yên

Vietinbank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công
Thương Việt Nam

Vietinbank Phú Yên

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công
Thương Việt Nam Chi nhánh Phú Yên

XLRR

Xử lý rủi ro



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 : Kết quả kinh doanh của Vietin ank Phú Yên năm 2012-2016
Bảng 1.2: Nợ XLRR của DNNVV tại Vietin ank Phú Yên giai đoạn 20122016
Bảng 1.3: Thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay DNNVV tại Vietinbank
Phú Yên giai đoạn 2012-2016
Bảng 2.1: Phân loại doanh nghiệp theo quy mô
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay DNNVV theo từng nhóm khách hàng tại
Vietin ank Phú Yên giai đoạn 2012-2016
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ cho vay DNNVV tại Vietinbank Phú Yên theo
thời hạn giai đoạn 2012-2016
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV theo ngành phần kinh tếtại
Vietin ank Phú Yên giai đoạn 2012-2016
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV theo TSĐB tại Vietinbank Phú
Yên giai đoạn 2012-2016
Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của DNNVV tại Vietinbak Phú Yên
giai đoạn 2012-2016
Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của DNNVV tại Vietin ak Phú Yên giai
đoạn 2012-2016
Bảng 2.8: Tỷ nợ xấu của DNNVV tại Sacom ank Phú Yên giai đoạn 20132016
Bảng 2.9: Tỷ nợ xấu của DNNVV tại Vietcom ank Phú Yên giai đoạn 20132016
Bảng 4.1: Kế hoạch cho vay của Vietin ank Phú Yên giai đoạn 2016-2020



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức tại Vietinbank Phú Yên.
Biểu đồ 2.1: Dư nợ cho vay DNNVV giai đoạn 2012 – 2016.
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng cho vay DNNVV theo từng nhóm khách hàng giai
đoạn 2012 – 2016.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV theo kỳ hạn giai đoạn 2012 –

2016.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay đang đánh dấu ước phát triển mạnh
mẽ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong xu hướng đó loại hình doanh nghiệp
này đang ngày càng trở nên quan trọng, dần trở thành đối tượng ưu tiên của các
NHTM khơng chỉ ở trong nước nói chung mà cịn ở Phú n nói riêng.
Do đó, vấn đề ưu tiên được đặt ra là làm sao mở rộng và nâng cao chất lượng
cho vay loại hình doanh nghiệp này, đáp ứng cho nhu cầu sử d ng vốn và ph c v
cho quá trình phát triển. Với phương châm nâng cao hơn nữa chất lượng cho vay,
Vietin ank Phú Yên đã có những nỗ lực hết sức đáng khen, cong ên cạnh những
thành tựu đáng ghi nhận đó thì chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Vietinbank Phú Yên vẫn còn những mặt hạn chế nhất định như nợ xử lý rủi ro còn
rất cao, lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNNVV có xu hướng giảm.. Trước những
yêu cầu đặt ra kể trên, luận văn thạc sỹ nghiên cứu về “Nâng cao chất lượng cho
vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công
Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên” thực sự có ý nghĩa lý luận và ứng d ng
thực tiễn đối với Vietin ank Phú Yên trong giai đoạn này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về cho vay doanh nghiệp và chất lượng cho vay doanh
nghiệp vừa cà nhỏ của ngân hàng thương mại.
- Phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng cho vay doanh nghiệp vừa va nhỏ và
chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietinbank Phú Yên, từ đó tìm ra
các hạn chế cũng như ngun nhân của hạn chế.
- Từ các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó tìm ra các giải pháp nâng cao
chất lượng cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank Phú Yên.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của
Vietinbank Phú Yên.
- Phạm vi nghiên cứu: Vietinbank Phú Yên.


2

- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2012 đến năm 2016.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nguồn dữ liệu sử d ng: chủ yếu là thứ cấp được thu thập từ Chi nhánh.
- Phương pháp thực hiện: sử d ng phương pháp định tính là chủ yếu như tổng
hợp, so sánh, thống kê, phân tích, đánh giá.
5. Kết cấu khóa luận
Phần mở đầu
Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt
Nam - Chi nhánh Phú Yên và chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi
nhánh.
Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Yên.
Chương 4: Kế hoạch thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt
Nam – Chi nhánh Phú Yên.
Chương 5: Kiến nghị và kết luận.
Tài liệu tham khảo


3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG VIỆT
NAM – CHI NHÁNH PHÚ YÊNVÀ CHẤT LƢỢNG CHO VAY DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI NHÁNH
1.1. Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thƣơng
mại Cổ phần Công Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên:
Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Vietinbank Phú Yên luôn tự
hào là đơn vị dẫn đầu, là một trong những NHTM mạnh nhất ở Phú Yên hiện nay,
đóng góp khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Yên nói chung và hệ
thống Vietin ank nói riêng.
Khi vừa mới được thành lập thì lúc này hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa còn
chưa được tách ra nên Vietinbank Phú Yên mang tên là NHNN Thị xã Tuy Hòa trực
thuộc Chi nhánh NHNN tỉnh Phú Khánh. Sau đó đến tháng 9/1988 NHNN Thị xã
Tuy Hịa được đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Công Thương thị xã trực thuộc
chi nhánh Ngân hàng Công Thương Phú Khánh.
Đến tháng 7/1989, khi mà tỉnh Phú Khánh được tách ra thành hai tỉnh Phú
n và Khánh Hịa thìlúc bấy giờ Chi nhánh Ngân hàng Cơng Thương Phú n
mới chính thức được ra đời với nền tảng cùng với cơ sở vật chất an đầu được lấy
từ Chi nhánh Ngân hàng Cơng Thương thị xã Tuy Hịa trước đó.
Tháng 3/1993, Vietin ank Phú Yên đã thay đổi rất lớn mang tính đột phá
trong cơ cấu hoạt động, thay vì chỉ ph c v các thanh phần kinh tế quốc doanh thì
đã mang ý nghĩa chính là “ngân hàng của tồn dân” với m c tiêu là ph c v cho tất
cả các thành phần chứ không đơn thuần là chỉ ph c v cho các đơn vị của nhà nước
nữa.
Cũng như các NHTM khác, loại hình kinh doanh chính của Vietinbank Phú
Yên đó là huy động tiền gửi,cho vay với nhiều hình thức khác nhau, đương nhiên
việc thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch v tài trợ thương mại quốc tế cũng có
diễn ra nhưng chỉ chiếm số ít.
 Cơ cấu tổ chức tại Vietinbank Phú Yên



4

Hiện nay, tr sở chính của Vietinbank Phú Yên đặt tại địa chỉ 236 Hùng
Vương, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Tổng số cán bộ nhân viên của Vietinbank Phú
Yên đến thời điểm 31/12/2016 là 106 người.

GIÁM ĐỐC
Phó Giám đốc

Phó Giám đốc

Phòng Nghiệp vụ

Phòng Giao dịch

Phòng Khách hàng
DN

PGD Chợ Tuy Hịa

Phịng Bán lẻ

PGD Ngã Năm

Phịng Kế tốn

PGD Sơng Cầu

Phịng Tiền tệ kho

quỹ

PGD Bắc Tuy Hịa

Phịng Tổng hợp

PGD Đơng Hịa

Phịng Tổ chức
Hành chính

PGD Tây Hịa

Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức tại Vietinbank Phú Yên
 Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank Phú Yên từ 2011 đến
2016:
Bảng 1.1 : Kết quả kinh doanh của Vietinbank Phú Yên năm 2012-2016
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu

2012

2013

2014

2015

2016



5

Doanh thu, trong
đó
- Thu từ lãi cho vay

418,778

339,421

379,364

438,563

605,237

342,229

283,158

312,819

395,209

519,957

- Thu phí dịch vụ

7,005


8,741

10,251

11,953

16,325

- Thu khác

69,545

47,523

56,294

31,400

68,955

Chi phí, trong đó:

411,938

302,543

334,467

371,763


513,929

294,403

235,344

230,440

183,273

206,912

- Chi khác

117,535

67,200

104,027

188,490

307,017

Lợi nhuận

6,840

36,878


44,897

66,800

91,307

và Điều chuyển vốn

-Chi trả lãi tiền gửi
& ĐCV

(Nguồn

o c o ho t đ ng inh doanh của Vietinbank Phú Yên năm 2012-2016)

Nhìn vào ảng 1.1 có thể thấy doanh thu liên t c tăng trưởng, tốc độ tăng của
doanh thu cao hơn tốc độ tăng của chi phí góp làm lợi nhuận của Chi nhánhcó sự
tăng trưởng cao và liên t c qua các năm. Đặc iệt trong năm 2015 thì lợi nhuận đã
có ước tiến rất đáng kể, đạt 66,8 tỷ đồng, tăng 48, 78%, cao nhất trong 5 năm qua.
1.2. Nhận diện vấn đề chất lƣợng cho vay DNNVV tại Vietinbank Phú
Yên giai đoạn 2012-2016:
Thứ nhất, nợ xử lý rủi ro của DNNVV cao.
Bảng 1.2: Nợ XLRR của DNNVV tại Vietinbank Phú Yên giai đoạn 2012-2016
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu

2013

2014


Dư nợ xử lý rủi ro

302,652

289,209

Thu nợ xử lý rủi ro

16,983

13,443

9,705

27,220

5.61%

4.65%

3.47%

10.79%

Tỷ lệ thu hồi nợ LRR/Dư nợ
XLRR

2015


2016

279,504 252,284

(Nguồn: Báo cáo ho t đ ng cho vay của Vietinbank Phú Yên)


6

Dư nợ

LRR có xu hướng giảm trong các năm qua, đặc biệt trong năm

2016, thu nợ XLRR là cao nhất trong các năm: 27220 triệu đồng, tăng lên từ 3,47%
lên đến 10,79%, tuy nhiên con số nợ XLRR vẫn còn rất lớn. Dư nợ

LRR đến

31/12/2016 là 252,284 triệu đồng trong đó khách hàng khơng cịn đối tượng để thu
hoặc khơng còn tài sản để thu do giải thể, phá sản với tổng dư nợ lên đến 173.829
triệu đồng; số khách hàng còn tồn tại nhưng đã ngừng hoạt động hoặc chỉ hoạt động
cầm chừng, dư nợ 78,445 triệu đồng, có khả năng thu được một phần ví d như ta
có thể kể đến là Công ty Cổ phần Đầu tư ây dựng 1.5, công ty được thành lập năm
2007, trong những năm đầu công ty hoạt động khá tốt và ổn định, mặc dù ảnh
hưởng khá nhiều từ khủng hoảng tài chính năm 2008 nhưng cơng ty vẫn đứng vững.
Từ năm 2011 do nhiều bất cập trong quản lý lẫn kinh doanh dẫn đến công ty hoạt
động kém hiệu quả, nhưng CBTD khơng đánh giá được tình hình tài chính thực sự
của cơng ty, thiếu tính kiểm tra sau khi cho vay dẫn đến chỉ trong các năm từ 20112013 nợ xử lý rủi ro đã lên đến 14.800 triệu đồng, Ngồi ra cịn một số doanh
nghiệp khác như Thuận Thảo, cơng ty CP Điều Phú n đều có mức dư nợ XLRR
rất lớn

Nợ LRR đạt thấp là do một số nguyên nhân sau:
-

Các khoản nợ trên phần lớn là các khoản nợ đã tồn tại từ trước năm 2011, tất

nhiên những khoản nợ này là những khoản nợ gần như khơng thể địi, những khoản
nợ này chiếm hơn 50% nợ XLRR của Chi nhánh.
-

Các tài sản mà các doanh nghiệp thế chấp cho ngân hàng có tính thanh khoản

thấp, khó án ra để trả nợ, khơng những thế có một số tài sản lại nằm trên đất thuê,
nằm chung trong một khu liền kề khu TSĐB của các NHTM khác,…
Các khoản nợ xấu tuy đã được trích lập ngoại bảng song các ván đề về nó
vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để, nhiều vấn đề còn tồn đọng tuy hiện giờ
chưa ảnh hưởng nhưng vẫn là tai họa ngầm khó có thể kiểm sốt được, nếu khơng
được giải quyết thì sẽ là mối họa tiềm tàng cho Chi nhánh.


7

Thứ hai, tỷ lệ chênh lệch thu chi lãi từ cho vay DNNVV trên dƣ nợ cho
vay DNNVV có xu hƣớng giảm:
Bảng 1.3: Thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay DNNVV tại
Vietinbank Phú Yên giai đoạn 2012-2016
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Dư nợ đối với DNNVV

2012


2013

2014

2015

2016

498,368

525,345

579,530

590,529

648,480

15,442

10,344

11,545

11,979

11,548

3.10%


1.97%

1.99%

2.03%

1.78%

Thu nhập lãi thuần từ
hoạt động cho vay của
DNNVV
NIM

(Nguồn: Báo cáo ho t đ ng cho vay của Vietinbank Phú Yên)
Tỷ lệ chênh lệch thu chi lãi từ cho vay DNNVV trên dư nợ cho vay DNNVV
năm 2012 là 3,10% thì sang năm 2016 chỉ cịn 1,78%. Đây là dấu hiệu khơng tốt về
chất lượng cho vay DNNVV khi khả năng sinh lãi từ một đồng vốn cho vay DNNVV
bị suy giảm.
Nguyên nhân là do Chi nhánh phải trích lập dự phịng rủi ro lớn cho các khoản
nợ XLRR dẫn đến mặc dù dư nợ cho vay DNNVV tăng qua các năm song thu nhập lãi
thuần từ hoạt động cho vay của DNNVV lại bị chững lại, chi phí quá nhiều khiến hiệu
quả họat động của Chi nhánh không đạt được như mong muốn.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Trong Chương 1, tác giả đã giới thiệu khái quát về Vietin ank Phú Yên cũng
như phân tích số liệu nhằm chỉ ra các vấn đề mà Chi nhánh đang gặp phải trong chất
lượng cho vay DNNVV.



8

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM
- CHI NHÁNH PHÚ YÊN
2.1. Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thƣơng mại:
2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, là cách thức tổ chức hoạt động kinh
tế của nhiều cá nhân, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường
(nhưng phải tuân theo pháp luật), nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu.
Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam 2014: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên
riêng, có tài sản, có tr sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp
luật nhằm m c đích kinh doanh.”.
Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều lựa chọn tiêu chí số lao động
ình qn làm cơ sở quan trọng để phân loại doanh nghiệp theo quy mô bởi tiêu chí
này thường có tính ổn định lâu dài về mặt thời gian, lại thể hiện được phần nào tính
chất, đặc thù của ngành, lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp đang tham gia.
Theo World Bank, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao
động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50
người, cịn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động.
Ở Việt Nam, theo Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày
30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV thì DNNVV được hiểu như
sau: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy
định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn
vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế
toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động ình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí
ưu tiên), c thể như sau:


9


Bảng 2.1: Phân loại doanh nghiệp theo quy mô
Quy mô
Khu vực

DN
siêu

Công nghiệp và
xây dựng

Thương mại và
dịch v

DN vừa

Nhỏ
Lao
động

Nông, lâm nghiệp
và thủy sản

DN nhỏ

(người)

Nguồn
vốn (tỷ
đồng)


10
người
trở
xuống

20 tỷ
đồng
trở
xuống

Từ trên10
đến
dưới 200

Từ trên 20
đến dưới
100

10
người
trở
xuống

20 tỷ
đồng
trở
xuống

Từ trên 10

đến dưới
200

Từ trên 20
đến dưới
100

10
người
trở
xuống

10 tỷ
đồng
trở
xuống

Từ trên 10
đến

Từ trên 10 Từ trên 50
đến dưới 50 đến

Lao động

Nguồn vốn

Lao động

(người)


(tỷ đồng)

(người)
Từ trên 200
đến

Từ trên 200
đến

dưới 50

dưới 300

dưới 300

dưới 100

(Nguồn: Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP)
2.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Không chỉ riêng Việt Nam, tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, các
DNNVV luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp đang tồn tại
và phát triển và chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia đó. Khu
vực DNNVV là nhân tố cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy và mở rộng cạnh
tranh, bảo đảm và ổn định kinh tế. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay,
nơi có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các nước đều chú ý đến việc hỗ trợ phát
triển các DNNVV, nhằm huy động tối đa nguồn lực có sẵn.
Những lợi thế của doanh nghiệp nhỏ và vừa
M t là, DNNVV có vốn đầu tư an đầu ít, nhưng có thể thu hồi vốn nhanh
và hiệu quả. Với số vốn đăng ký an đầu không quá 10 tỷ đồng, chu kỳ sản xuất

kinh doanh (SXKD) ngắn, nên các DNNVV có khả năng thu hồi vốn nhanh, vốn


10

quay vòng đầu tư vào thiết bị hiện đại, tiên tiến, cơng nghệ mới vì thế cũng nhanh,
tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn.
Hai là, loại hình doanh nghiệp này tồn tại và phát triển ở hầu hết các lĩnh
vực, các thành phần kinh tế. Các DNNVV hoạt động ở cả lĩnh vực thương mại, dịch
v , cũng như công nghiệp, xây dựng, nông – lâm – ngư nghiệp...; hoạt động dưới
nhiều hình thức như DNNN, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty
TNHH, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Ba là, DNNVV có nguồn lao động khá dồi dào. DNNVV có nguồn vốn ít,
vốn dầu tư vào tài sản cố định khơng nhiều nên thường tận d ng nguồn lực sẵn có
đặc biệt - là lao động để thay thế cho vốn, nhất là trong điều kiện nguồn lao động vô
cùng dồi dào, giá nhân công rẻ như Việt Nam hiện nay, để tiến hành sản xuất kinh
doanh, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội. Quan hệ lao động trong DNNVV thường có
tính chất thân thiện, gần gũi hơn so với doanh nghiệp lớn. Chính vì vậy mà người
lao động thường dễ dàng được quan tâm, động viên, khuyến khích hơn trong cơng
việc, điều đó góp phần nâng cao hiệu quả S KD đối với doanh nghiệp. Giúp một
bộ phận lớn người dân có cơng ăn việc làm, các DNNVV có những tác động tích
cực trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư tại địa phương,
góp phần duy trì và bảo vệ các giá trị văn hố truyền thống.
Mặt khác, việc phát triển DNNVV cịn góp phần tích cực trong việc giảm
khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa người giàu với người nghèo, giữa
trung du với đồng bằng; qua đó, giúp Chính phủ giải quyết một phần các vấn đề
kinh tế xã hội, góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội.
Bốn là, quy mô nhỏ và vừa, gọn nhẹ, vốn đầu tư ít, lại tham gia ở mọi ngành
nghề, lĩnh vực SXKD, mọi thành phần kinh tế nên DNNVV khá năng động, linh
hoạt, nhạy bén trong kinh doanh, có khả năng thích ứng nhanh với các biến động,

thay đổi của nền kinh tế trong nước và thế giới. DNNVV có sự chủ động trong kinh
doanh, có thể thay đổi nhanh chóng, có khả năng chuyển đổi mặt hàng nhanh, thích
nghi kịp với những biến động của chính sách quản lý kinh tế xã hội, thể chế giá cả,
thị trường, cũng như những đòi hỏi về sản phẩm, dịch v theo nhu cầu, thị hiếu...


11

của người tiêu dùng mà các doanh nghiệp lớn khó bắt kịp; qua đó tạo ra nhiều loại
hàng hố và dịch v mới đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu
dùng. Như vậy, có thể nói DNNVV có lợi thế hơn các doanh nghiệp lớn trong việc
định hướng và làm xuất hiện nhiều nhu cầu mới từ phía người tiêu dùng theo một
khá cạnh nào đó.
Hơn nữa, nhờ tính năng động, DNNVV dễ dàng tìm kiếm những thị trường
mới, gia nhập thị trường này khi mà cơng việc kinh doanh có thể thu nhiều lợi
nhuận, hay rút khỏi thị trường này khi công việc kinh doanh trở nên khó khăn và
kém hiệu quả. Do cơ cấu gọn nhẹ, quy mô nhỏ, DNNVV rất linh hoạt và mạnh dạn
trong đầu tư sản xuất, đổi mới và cải tiến trang thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại
hơn so với doanh nghiệp lớn.
Bên c nh đó, DNNVV có lợi thế hơn so với doanh nghiệp lớn trong việc khai
thác, duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống. Đối với Việt Nam, xuất phát
từ một nước kinh tế nơng nghiệp có nhiều làng nghề thủ cơng truyền thống nổi tiếng,
DNNVV có thể ở khắp mọi nơi trên đất nước, kể cả những nơi mà hạ tầng cơ sở chưa
phát triển như miền núi, trung du, hải đảo, nông thôn... nhằm khai thác tiềm năng và
thế mạnh về tài nguyên, lao động của từng vùng, miền, đặc biệt là các ngành công
nghiệp chế biến nông lâm và hải sản, các ngành tiểu thủ công truyền thống... Điều
này thực sự quan trọng đối với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam.
Những h n chế của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Bên cạnh những mặt lợi thế đã nêu trên, DNNVV cũng có những hạn chế
nhất định. C thể như sau:

M t là,trang thiết bị, công nghệ của DNNVV vẫn còn lạc hậu. Trong nền
kinh tế cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, để thành cơng, ngồi yếu tố vốn và lao
động ra, cơng nghệ, máy móc, trang thiết bị, các phương pháp sản xuất là yếu tố mà
bất kể doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm. Việc ứng d ng và đổi mới công nghệ
giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm bớt chi phí
sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn vốn,


12

trình độ nhân lực nên DNNVV ít có sự đổi mới công nghệ hiện đại, và phần lớn
trang thiết bị được sử d ng vẫn khá lạc hậu.
Hai là, DNNVV có nguồn tài chính hạn chế, khả năng tiếp cận nguồn vốn
tín d ng cịn thấp. Việc tạo nguồn vốn kinh doanh thường là một khó khăn đối với
các doanh nghiệp, không chỉ DNNVV mà kể cả doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, với
những lợi thế tốc độ quay vòng vốn nhanh, nên DNNVV có thể huy động vốn từ
nhiều nguồn khác nhau như vay mượn bạn è, người thân, sử d ng tín chấp thương
mại... để tồn tại và phát triển.
Ba là, trình độ quản lý trong DNNVV cịn hạn chế. DNNVV là loại hình cịn
non trẻ, do vậy trình độ quản lý, điều hành thường theo thói quen, kinh nghiệm, kỹ
năng quản lý theo định hướng thị trường hiện đại còn thiếu. Nhiều chủ doanh nghiệp
chưa được đào tạo bài bản về quản lý và kinh doanh, thiếu những kiến thức kinh tế cơ
bản, am hiểu pháp luật không được cặn kẽ. Mặt khác, DNNVV ít có khả năng thu hút
được các nhà quản lý giỏi, có kinh nghiệm, các lao động kỹ thuật cao, có tay nghề,
cũng khó có khả năng trả lương cao và các chính sách đãi ngộ hấp dẫn để thu hút và
giữ chân họ. DNNVV cũng khơng lập được kế hoạch tài chính, khơng xây dựng được
phương án sản xuất kinh doanh (SXKD) khả thi, không đưa ra được những nhận định
xác định định hướng phát triển lâu dài, và mang tính chiến lược; do đó khi thị trường
có biến cố khó trở tay kịp, điều đó có thể dẫn đến thất bại trên thị trường.
Bên cạnh việc phát triển những doanh nghiệp mang tính chiến lược- doanh

nghiệp lớn, việc phát triển các DNNVV cũng hết sức quan trọng. Từ những ưu thế
và hạn chế của các DNNVV, cho thấy DNNVV là loại hình kinh tế tiềm năng và
quan trọng. Vì vậy, để nâng cao và phát triển loại hình doanh nghiệp này, ên cạnh
những nhân tố khách quan, tự ản thân các DNNVV cần iết phát huy những ưu
điểm và thuận lợi của mình. Song song với việc đó, DNNVV cũng cần khắc ph c
những hạn chế, khó khăn để có thể tồn tại vững chắc và phát triển ền vững, tạo uy
tín và tiếng nói trên thị trường, cho thấy tầm quan trọng của mình đối với nền kinh
tế.
2.2. Chất lƣợng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa:


13

2.2.1. Khái niệm:
Để đánh giá chất lượng của một khoản vay, ta cần xem xét các nhân tố liên
quan đến khoản vay này đó là người đi vay, người cho vay (ở đây là NHTM) và yếu
tố nền kinh tế. Ở đây ta có thể hiểu ngân hàng, khách hàng là hai chủ thể chính của
mối quan hệ cho vay và mối quan hệ này được đặt trong sự vận động chung của nền
kinh tế xã hội.
Một khoản vay để đánh giá được là chất lượng thì nó phải mang lại lợi ích
kinh tế cho cả ngân hàng và khách hàng, khi ngân hàng cho khách hàng vay một số
vốn nhất định thì số vốn vay này khi được đưa vào sản xuất, kinh doanh phải tạo ra
được lợi nhuận để trả được nợ và lãi cho ngân hàng, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát
triển theo hướng tích cực.
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, luận văn chỉ nghiên cứu
chất lượng cho vay DNNVV đứng trên góc độ của NHTM.

ét từ góc độ NHTM

thì ta có thể hiểu như sau:“Chất lượng cho vay DNNVV của ngân hàng thương m i

nói đến hả năng cho vay tốt, thu hồi đầy đủ và đúng h n cả gốc lẫn lãi theo dự
định của ngân hàng. Chất lượng DNNVV của ngân hàng thương m i được phản
nh bởi sự gia tăng hợp lý của c c chỉ tiêu như lợi nhuận, mức dư nợ; đồng thời, tỷ
lệ nợ qu h n, nợ xấu phải ở mức thấp”
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng cho vay DNVVN của NHTM:
2.2.2.1. Chỉ tiêu dƣ nợ cho vay DNNVV
Dư nợ cho vay (DNCV) đối với DNNVV là số tiền mà ngân hàng đang còn
cho doanh nghiệp vay, hay lượng vốn mà DNNVV còn nợ ngân hàng tại một thời
điểm nhất định được tính bằng số dư cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán của ngân
hàng.
Dƣ nợ kỳ này = Dƣ nợ kỳ trƣớc + Doanh số cho vay trong kỳ - Doanh số
thu nợ trong kỳ
Nếu tổng dư nợ thấp, chứng tỏ ngân hàng không mở rộng được hoạt động
cho vay, không thu hút được đông đảo khách hàng tham gia, chất lượng cho vay
chưa cao. Tổng DNCV cao, và tăng trưởng qua từng thời kỳ cho thấy ngân hàng đã


14

tạo được uy tín tốt với khách hàng, có phương án kinh doanh tốt, thu hút khách
hàng... Tuy nhiên, tăng trưởng DNCV còn phải phù hợp với khả năng về vốn, khả
năng kiểm sốt rủi ro, cơng nghệ, đội ngũ CBTD... của ngân hàng, vì DNCV tiềm
ẩn yếu tố rủi ro cho vay.
Tốc độ tăng dƣ nợ đối
với DNNVV

Mức tăng dƣ nợ đối với DNNVV
=
Dƣ nợ đối với DNNVV năm(t-1)


100%
*

Chỉ tiêu này cho biết dư nợ cho vay năm sau thay đổi bao nhiêu so với năm
trước. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh ngân hàng đang tăng trưởng dư nợ chứng tỏ
hoạt động cho vay ngày càng mở rộng.
Tỷ trọng DNCV DNNVV

=Dƣ nợ cho vay DNNVV
=

Tổng DNCV

x

x
100%

Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ ngân hàng ngày càng mở rộng và tập trung
vào cho vay các DNNVV.
2.2.2.2. Chỉ tiêu tỷ lệ dƣ nợ có TSĐB
Tỷ lệ dƣ nợ DNNVV có
TSĐB

=
=

Dƣ nợ DNNVV có TSĐB
Tổng dƣ nợ DNNVV


Chỉ tiêu này phản ánh dư nợ DNNVV có tài sản đảm bảo (TSĐB) chiếm bao
nhiêu phần trăm tổng dư nợ của DNNVV. Chỉ tiêu này càng lớn thì chất lượng cho
vay DNNVV càng cao, vì các khoản vay có tính an tồn, đảm bảo hơn. Nếu có rủi
ro xảy ra, Ngân hàng có thể phát mại, án TSĐB để thu hồi một phần vốn.
2.2.2.3. Chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là những khoản vay mà đến hạn thanh tốn khách hàng khơng trả
được gốc, lãi hoặc cả hai bị chuyển hướng sang nợ quá hạn chịu sự kiểm soát chặt
chẽ và chịu lãi suất nợ quá hạn theo quy định của ngân hàng. Nợ quá hạn mới chỉ là
con số, tuyệt đối chưa phản ánh chính xác mức độ rủi ro của ngân hàng bởi nếu chỉ
nhìn vào con số nợ quá hạn của hai ngân hàng bằng nhau mà đánh giá hai ngân


15

hàng có mức độ rủi ro như nhau là khơng chính xác ởi cịn phải căn cứ vào tổng
dưnợ hai ngân hàng đó có giống nhau khơng. Nếu ngân hàng nào có tổng dư nợ cao
hơn thì tỷ lệ nợ quá hạn sẽ thấp hơn, mứcđộ rủi ro cũng thấp hơn. Vì vậy để đo
lường rủi ro trong cho vay người ta sẽ đo lường bằng chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của
NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Chỉ
tiêu này được tính theo công thức:
Tỷ lệ nợ quá hạn
của DNNVV

Nợ quá hạn của DNNVV
=
Tổng dƣ nợ DNNVV

100%
*


Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng cho vay DNNVV thấp, rủi ro cao,
khả năng thu hồi nợ đúng hạn kém, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong dảm bảo khả
năng thanh tốn.
Tỷ lệ nợ quá hạn của các DNNVV cần được xem xét, đối chiếu với tỷ lệ nợ
quá hạn của cả ngân hàng, từ đó giúp ngân hàng có chính sách kinh doanh hợp lý
đối với các doanh nghiệp này.
2.2.2.4. Chỉ tiêu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
Nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu nợ q hạn thì chưa đánh giá chính xác về chất
lượng cho vay của ngân hàng. Theo quy định tại khoản 6 điều Quyết định 493/ QĐ
– NHNN, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là
tỷ lệ để đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này được tính theo
cơng thức:
Nợ xấu của DNNVV

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng
dƣ nợ

=

Tổng dƣ nợ DNNVV

100%
*

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu % nợ khó địi, nợ có khả năng mất vốn của
các DNNVV trên tổng dư nợ cho vay.Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt, và các ngân hàng
đều tìm cách giảm và hạn chế tỷ lệ này đến mức tối thiểu, trong khả năng có thể.



×