Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Thực trạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------ ɷ  ɷ -----

TRẦN THANH DUY

ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GỊN THƢƠNG TÍN-CHI NHÁNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, 2020
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------ ɷ  ɷ -----

TRẦN THANH DUY

ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GỊN THƢƠNG TÍN-CHI NHÁNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Hướng đào tạo: Ứng dụng
Mã số:

8340201

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. Hồ Viết Tiến

Thành phố Hồ Chí Minh, 2020
ii


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô Khoa Ngân hàng của
Trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy chúng tơi trong
q trình học tập tại đây.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Hồ Viết Tiến. Thầy đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn thạc sĩ này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, Ban Giám đốc và anh chị em đang làm việc trong
Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Vĩnh Long đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thu
thập dữ liệu và chia sẽ kinh nghiệm thực tiễn giúp tơi hồn thành đề tài này.
Cuối cùng, tơi xin kính chúc q Thầy Cơ Khoa Ngân hàng của Trường Đại học
Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh và các anh chị em tại Ngân hàng Sacombank – Chi
nhánh Vĩnh Long thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này do bản thân thực hiện. Các số liệu thu thập và kết quả
phân tích trong đề tài đều dựa vào thu thập thực tế, có nguồn gốc rõ ràng, hồn tồn trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào trước đây.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2020

Ngƣời thực hiện

Trần Thanh Duy

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG ......................................................................... ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .......................................................................... x
TÓM TẮT ..................................................................................................................... xi
ABSTRACT ................................................................................................................. xii
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1
1.1. Lý do nghiên cứu .................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 1

1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................. 1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 1
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................ 2
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2
1.5.2. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................................. 3
1.6.1. Về mặt khoa học: ............................................................................................... 3
1.6.2. Về mặt thực tiễn: ............................................................................................... 3
1.7. Cấu trúc của luận văn............................................................................................. 3
Chương 1: Giới thiệu đề tài ......................................................................................... 3

iii


Chương 2: Vấn đề tín dụng đối với KH doanh nghiệp tại ngân hàng Sacombank-Vĩnh
Long ............................................................................................................................ 3
Chương 3:. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên
cứu. ............................................................................................................................. 3
Chương 4: Thực trạng tín dụng đối với KH doanh nghiệp tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long ................................................................................................... 3
Chương 5: Giải pháp tăng cường tín dụng đối với KH doanh nghiệp tại Sacombank chi nhánh Vĩnh Long ................................................................................................... 3
CHƢƠNG 2. VẤN ĐỀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
SACOMBANK - CHI NHÁNH VĨNH LONG ............................................................. 4
2.1. Khái quát về ngân hàng Sacombank ..................................................................... 4
2.2. Giới thiệu khái quát về Sacombank chi nhánh Vĩnh Long ................................... 4
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................... 4
2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy ...................................................................................... 5

2.2.3. Những hoạt động kinh doanh chủ yếu ................................................................ 5
2.2.3.1. Hoạt động huy động vốn ............................................................................. 5
2.2.3.2. Hoạt động cấp tín dụng ............................................................................... 5
2.2.3.3. Hoạt động cung cấp dịch vụ khác ............................................................... 6
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 - 2019......................................... 6
2.2.4.1. Hoạt động huy động vốn ............................................................................. 6
2.2.4.2. Hoạt động cấp tín dụng ............................................................................... 7
2.2.4.3. Hoạt động cung cấp dịch vụ khác ............................................................... 9
2.3. Những vấn đề cần quan tâm tại ngân hàng Sacombank – chi nhánh Vĩnh Long
...................................................................................................................................... 10
2.3.1. Về sức ép cạnh tranh........................................................................................ 10
2.3.2. Về chất lượng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu ............................................................. 10
2.3.3. Về vấn đề gia tăng lợi nhuận ............................................................................ 11
2.3.4. Về chất lượng nguồn nhân lực ......................................................................... 11

iv


2.4. Vấn đề tín dụng đối với KHDN tại Sacombank Vĩnh Long ................................ 11
Tóm tắt chƣơng 2 ......................................................................................................... 12
CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 13
3.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng đối với doanh nghiệp ..................................... 13
3.1.1 Khái niệm tín dụng doanh nghiệp ..................................................................... 13
3.1.2 Đặc điểm cơ bản của tín dụng doanh nghiệp ..................................................... 13
3.1.3. Phân loại tín dụng doanh nghiệp ...................................................................... 15
3.1.4. Vai trị của tín dụng doanh nghiệp ................................................................... 17
3.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với KHDN .................................... 18
3.1.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá định tính .................................................................. 18
3.1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá định lượng............................................................... 19
3.2. Sơ lƣợc về các nghiên cứu có liên quan................................................................ 21

3.2.1. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi ............................................................. 21
3.2.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước ............................................................. 21
3.3. Xác định phƣơng pháp nghiên cứu, giải pháp..................................................... 22
3.3.1. Thu thập và xử lý dữ liệu ................................................................................. 23
3.3.2. Các phương pháp thống kê mơ tả, so sánh, phân tích tổng hợp......................... 23
Tóm tắt chƣơng 3 ......................................................................................................... 23
CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN
HÀNG SACOMBANK - CHI NHÁNH VĨNH LONG ............................................... 24
4.1. Phân tích đánh giá thực trạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại
Sacombank chi nhánh Vĩnh Long ............................................................................... 24
4.1.1. Chỉ tiêu định tính ............................................................................................. 24
4.1.1.1. Sự thỏa mãn nhu cầu của DN .................................................................... 24
4.1.1.2. Quy trình, thủ tục cấp tín dụng.................................................................. 25
4.1.1.3. Trình độ chun mơn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng: ............. 26
4.1.2. Chỉ tiêu định lượng .......................................................................................... 26

v


4.1.2.1. Chỉ tiêu huy động vốn ............................................................................... 26
4.1.2.2. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn ........................................................................... 29
4.1.2.3. Chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ........................................... 33
4.1.2.4. Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng .................................................... 36
4.2. Đánh giá thực trạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Sacombank
chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2014 - 2019 ............................................................... 38
4.2.1. Những kết quả đạt được ................................................................................... 38
4.2.2. Những hạn chế ................................................................................................. 40
4.2.3. Nguyên nhân.................................................................................................... 40
Tóm tắt chƣơng 4 ......................................................................................................... 40
CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH

NGHIỆP TẠI SACOMBANK - CHI NHÁNH VĨNH LONG ................................... 44
5.1. Định hƣớng hoạt động tín dụng của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long trong
giai đoạn tới ................................................................................................................. 44
5.1.1. Định hướng trong hoạt động tín dụng .............................................................. 44
5.1.2. Định hướng phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp ...................................... 44
5.1.2.1. Yêu cầu đối tín dụng đối với doanh nghiệp ............................................... 44
5.1.2.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Sacombank ... 45
5.2. Giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp tại
Sacombank-chi nhánh Vĩnh Long. ............................................................................. 48
5.2.1. Đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng ................................................................... 48
5.2.2. Xây dựng và hoàn thiện mơ hình quản lý rủi ro tín dụng .................................. 48
5.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định........................................................................ 49
5.2.4. Định giá và sử dụng hiệu quả tài sản bảo đảm.................................................. 50
5.2.5. Kiểm sốt có hiệu quả sau giải ngân ................................................................ 51
5.2.6. Xử lý có hiệu quả nợ xấu, nợ quá hạn .............................................................. 51
5.2.7. Xây dựng chiến lược khách hàng ..................................................................... 51
5.2.8. Phân tán rủi ro tín dụng.................................................................................... 52

vi


5.2.9. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Thương tín - chi nhánh Vĩnh Long ......... 53
5.2.9.1. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ .......................................... 53
5.2.9.2. Tiếp tục hồn thiện mơ hình quản lý rủi ro tín dụng .................................. 54
5.2.9.3. Nâng cao hiệu quả của Trung tâm nghiên cứu Sacombank........................ 54
5.2.10. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam .......................................... 54
5.2.10.1. Nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng .................................... 54
5.2.10.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thơng tin tín dụng........... 54
5.2.11. Kiến nghị đối với Chính phủ .......................................................................... 55
5.2.11.1. Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định .................................................... 55

5.2.11.2. Hồn thiện chính sách cơng khai hóa thơng tin ....................................... 55
5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .............................................. 56
5.3.1. Hạn chế của đề tài ............................................................................................ 56
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................. 56
Tóm tắt chương 5 ...................................................................................................... 56

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 58
Danh mục tài liệu tiếng Việt ...................................................................................... 58
Danh mục tài liệu tiếng Anh ...................................................................................... 59

vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu
DN
DNNN

Diễn giải
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

KHDN


Khách hang doanh nghiệp

NH
NHTM
NQH
Sacombank
TCTD
TSC
TSĐB

Ngân hàng
Ngân hàng thương mại
Nợ quá hạn
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín
Tổ chức tín dụng
Trụ sở chính
Tài sản đảm bảo

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Sacombank Vĩnh Long (2014 -2019) .................. 7
Bảng 2.2. Tình hình hoạt động cho vay tại Sacombank Vĩnh Long (2014 - 2019) ............ 8
Bảng 2.3. Tình hình hoạt động KD khác tại Sacombank Vĩnh Long (2014 - 2019) .............. 9
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank Vĩnh Long (2014 - 2019).......... 9
Bảng 4.1. Số lượng KH DN tại Sacombank Vĩnh Long (2014 – 2019) .......................... 24
Bảng 4.2. Tăng trưởng huy động vốn qua các năm của Sacombank-Vĩnh Long ............. 27
Bảng 4.3. Tổng nợ quá hạn cho vay của DN của Sacombank Vĩnh Long (2014 - 2019). 30
Bảng 4.4. Tổng nợ xấu và cơ cấu nhóm nợ của DN của Sacombank Vĩnh Long (2014 2019) ............................................................................................................................. 32

Bảng 4.5. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ DN của Sacombank Vĩnh Long (2014 2019) ............................................................................................................................. 34
Bảng 4.6. Thu nhập từ hoạt động tín dụng DN của Sacombank Vĩnh Long (2014 - 2019).... 36
Bảng 5.1 Bảng chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh ................................................................. 47

ix


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long ................................... 5
Biểu đồ 4.1. Số lượng KH DN tại Sacombank Vĩnh Long (2014 - 2019) ....................... 25
Biểu đồ 4.2. Huy động vốn qua các năm của Sacombank - Vĩnh Long .......................... 28
Biểu đồ 4.3. Huy động vốn theo thành phần kinh tế của Sacombank - Vĩnh Long ......... 28
Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ NQH DN của Sacombank Vĩnh Long (2014 - 2019) ......................... 31
Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ NQH DN có khả năng thu hồi và khơng có khả năng thu hồi của
Sacombank Vĩnh Long (2014 - 2019) ............................................................................ 31
Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ nợ xấu, cơ cấu nhóm nợ xấu Sacombank Vĩnh Long (2014 - 2019) .. 33
Biểu đồ 4.7. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ Sacombank Vĩnh Long (2014 - 2019) . 35
Biểu đồ 4.8. Hệ số thu nợ DN của Sacombank Vĩnh Long (2014 - 2019) ...................... 36
Biểu đồ 4.9. Thu nhập từ lãi cho vay DN của Sacombank Vĩnh Long (2014 - 2019) ..... 37
Biểu đồ 4.10. Tỷ trọng thu nhập từ lãi vay DN của Sacombank Vĩnh Long (2014 - 2019) ... 38

x


TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu đánh giá thực trạng và tìm ra các giải pháp hồn thiện hoạt
động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài
Gịn thương tín. Để thực hiện mục tiêu nêu trên tác giả sử dụng các phương pháp nghiên
cứu thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp,…trên cơ sở kết vận dụng các lý thuyết về tín
dụng và quản trị tín dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng tín dụng đối với

KHDN… đã đạt được gì và có hạn chế và ngun nhân gì. Đề xuất một số giải pháp hiệu
quả để khắc phục hạn chế và nâng cao hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại cổ
phần Sài Gịn Thương tín - Chi nhánh Vĩnh Long được đề cập đến.
Từ khóa: tín dụng, khách hàng doanh nghiệp, hoàn thiện

xi


ABSTRACT

Aim of Research assess the current situation and find solutions to perfect credit
operations for enterprises at Saigon Commercial Joint Stock Bank. To accomplish the
above objectives, the author uses methods of statistical research, analysis, comparison,
synthesis,...on the basis of applying the theory of credit and credit management. Research
results show that the current status of credit to enterprises.... has achieved what and what
are limited reasons. Proposing a number of effective solutions to overcome limitations
and develop credit operations at Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank Vinh Long branch is mentioned.

Keywords: Credit, enterprises, develop

xii


CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU

1.1. Lý do nghiên cứu
Trong các hoạt động của NH thì tín dụng là hoạt động cơ bản nhưng quan trọng
nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản, tạo ra nguồn thu nhập cao nhất. Chính vì
lẽ đó mà hoạt động tín dụng cũng hàm chứa nhiều rủi ro, khi rủi ro xảy ra sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến thu nhập của ngân hàng. Vì vậy, tín dụng cần được quản lý và kiểm sốt

trong giới hạn cho phép nhằm giảm thiểu tổn thất, góp phần nâng cao uy tín và tạo ra lợi
thế cạnh tranh của ngân hàng, giúp các ngân hàng tăng trưởng và phát triển bền vững.
Quản trị tốt tín dụng đối với doanh nghiệp góp phần quan trọng trong quản trị tín dụng
của cả NHTM. (Nguyễn Thị Gấm, 2017)
Muốn vậy, chúng ta phải xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản
trị và kinh doanh tín dụng đối với doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu an toàn, hiệu
quả và phát triển bền vững. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu thực trạng và tìm
ra các giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro và phù hợp với thông lệ
quốc tế trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Do vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu là:
“Thực trạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Sài Gịn thương tín”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu về thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
cổ phần Sài Gòn thương tín (Sacombank) chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2014 - 2019 để
từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại
chi nhánh ngân hàng này.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Tìm hiểu, phân tích thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp tại
Sacombank, từ đó đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những
hạn chế đó.

1


Mục tiêu 2: Đề xuất, định hướng các biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP cổ phần Sài Gòn thương tín – chi nhánh Vĩnh
Long.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp của Sacombank như thế nào?

Câu hỏi 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại
Sacombank? Hạn chế cơ bản và nguyên nhân của những hạn chế đó?
Câu hỏi 3: Sacombank cần thực hiện những giải pháp nào tín dụng đối với doanh
nghiệp?
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp tại Sacombank – chi nhánh Vĩnh Long.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Vĩnh Long
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp tại
Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2014-2019.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
- Đối với số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê,
mơ tả, phân tích, so sánh thông qua các bảng biểu, đồ thị nhằm đánh giá thực trạng tín
dụng KHDN qua các tiêu chí: huy động vốn, nợ quá hạn, doanh số cho vay và doanh
số thu nợ, thu nhập từ hoạt động tín dụng.
- Đối với số liệu sơ cấp: Sau khi thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả xử lý dữ liệu bằng
phần mềm excel, thống kê.
1.5.2. Dữ liệu nghiên cứu
Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nguồn số liệu thống kê về hoạt động
tín dụng đối với doanh nghiệp tại Sacombank - chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2014 2019 và số liệu thống kê từ chi cục thống kê tỉnh Vĩnh Long,..Ngồi ra những thơng tin

2


có liên quan đến nội dung nghiên cứu từ các tạp chí, đề tài nghiên cứu về tín dụng đối với
khách hàng doanh nghiệp cũng được sử dụng
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu

1.6.1. Về mặt khoa học:
Luận văn góp phần làm rõ các cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng khách hàng
doanh nghiệp, hiệu quả tín dụng khách hàng doanh nghiệp của NHTM.
1.6.2. Về mặt thực tiễn:
Đánh giá thực trạng hiệu quả tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân
hàng TMCP Sài Gịn thương tín – chi nhánh Vĩnh Long về những mặt đạt được cũng như
những hạn chế trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại đơn vị giai đoạn
2014 - 2019. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại đơn vị nghiên cứu.
1.7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung chính
của luận văn được chia thành 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Vấn đề tín dụng đối với KH doanh nghiệp tại ngân hàng Sacombank-Vĩnh Long
Chương 3:. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Thực trạng tín dụng đối với KH doanh nghiệp tại ngân hàng Sacombank - chi
nhánh Vĩnh Long
Chương 5: Giải pháp tăng cường tín dụng đối với KH doanh nghiệp tại Sacombank - chi
nhánh Vĩnh Long

3


CHƢƠNG 2. VẤN ĐỀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK - CHI NHÁNH VĨNH LONG
2.1. Khái quát về ngân hàng Sacombank
Sacombank là NH TMCP được thành lập theo giấy phép thành lập và hoạt động số
0006/NH-GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 05/12/1991 (được thay thế bởi giấy phép
thành lập và hoạt động số 111/NH-GP ngày 09/11/2018). Sacombank chính thức đi vào
hoạt động từ ngày 21/12/1991 với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Sau gần 30 năm

hình thành và phát triển, Sacombank đã có những bước phát triển khá nhanh và ngày
càng ổn định, thương hiệu Sacombank được đánh giá là một trong những thương hiệu
mạnh nhất trong hệ thống các NH TMCP tại Việt Nam. Tính đến 31/12/2018, từ số vốn
điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, Sacombank đã nâng vốn điều lệ lên con số 18.852.157 triệu
đồng và trở thành một trong những NH TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Mạng
lưới hoạt động của Sacombank trãi rộng khắp với 01 hội sở chính, 105 chi nhánh, 447
phịng giao dịch tại các tỉnh, thành phố trên cả nước. Sacombank sở hữu 06 cơng ty con,
trong đó có 02 chi nhánh NH được thành lập tại Lào và Campuchia. Tổng số nhân viên
trong toàn hệ thống Sacombank là 18.818 người. (sacombank.com.vn)
Với những thành quả đạt được trong suốt gần 30 năm hoạt động cùng với những nổ
lực phát triển và đóng góp cho nền tài chính Việt Nam, năm 2011, Sacombank vinh dự
được Chủ tịch Nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba vì những thành tích đặc biệt
xuất sắc giai đoạn 2006 - 2010. Năm 2013, Sacombank được Tạp chí The Asset và Tạp
chí International Finance Magazine (IFM) bình chọn là “NH nội địa tốt nhất Việt Nam”
và “NH bán lẻ tốt nhất Việt Nam”. Các giải thưởng này đã khẳng định uy tín, thương
hiệu, sức cạnh tranh nổi bật của Sacombank và chiến lược hoạt động hiệu quả của
Sacombank qua các thời kỳ.
2.2. Giới thiệu khái quát về Sacombank chi nhánh Vĩnh Long
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Sacombank chi nhánh Vĩnh Long được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày
14/06/2006, có trụ sở chính tại số 156 Nguyễn Huệ, Phường 2, Thị xã Vĩnh Long, Tỉnh
Vĩnh Long (nay là Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long). Tính đến 31/12/2018,
Sacombank chi nhánh Vĩnh Long có tổng cộng 07 phịng giao dịch được đặt tại Thành
phố Vĩnh Long và các huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
4


Số lượng nhân sự tại Chi nhánh và các phòng giao dịch tính đến thời điểm
31/12/2018 là 223 người.
* Về trình độ chun mơn nghiệp vụ: Ths: 02 người, ĐH: 150 người, trình độ khác:

71 người.
* Về ngoại ngữ và tin học: 100% cán bộ tác nghiệp đạt chuẩn về trình độ ngoại ngữ
và ứng dụng cơng nghệ thơng tin theo quy định của Sacombank.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Hiện nay mơ hình tổ chức của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long gồm Giám đốc chi
nhánh, 03 Phó giám đốc chi nhánh, các phòng chức năng gồm Phòng kinh doanh, Phịng
Kiểm sốt rủi ro, Phịng Kế tốn và Quỹ và 05 Phòng giao dịch đặt tại các huyện trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long.
* Sơ đồ tổ chức:
Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long

(Nguồn: Sacombank Chi nhánh Vĩnh Long)
2.2.3. Những hoạt động kinh doanh chủ yếu
2.2.3.1. Hoạt động huy động vốn
Sacombank chi nhánh Vĩnh Long thực hiện việc huy động vốn từ các tổ chức, cá
nhân thơng qua các hình thức như tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán,…. Tùy theo đối
tượng KH, Chi nhánh có các sản phẩm huy động vốn phù hợp như: tiết kiệm khơng kỳ
hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn ngày, tiết kiệm đa năng, tiết kiệm Đại phát,
tiết kiệm Trung niên phúc lộc, tiền gửi đa năng doanh nghiệp,…
2.2.3.2. Hoạt động cấp tín dụng

5


Nghiệp vụ cấp tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh. Chi nhánh
cung cấp đa dạng các sản phẩm tín dụng dành cho KH doanh nghiệp, DN, hợp tác xã, hộ
nơng dân và cá nhân có nhu cầu:
Cho vay sản xuất kinh doanh: Với các sản phẩm như: cấp tín dụng trung - dài hạn
cho doanh nghiệp, cho vay trả góp doanh nghiệp nhỏ, vay phát triển kinh tế gia đình, vay
thấu chi sản xuất kinh doanh, vay phố chợ - phố thương mại, vay tiểu thương chợ, vay

kinh doanh nhà thuốc, vay kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật,….
Cho vay ngắn hạn, trung hạn phục vụ tiêu dùng: Với các sản phẩm như: vay mua
nhà, mua xe, vay du học, cầm cố chứng từ có giá,…
Các sản phẩm tín dụng khơng có tài sản đảm bảo dành cho đối tượng là cán
bộ công nhân viên: vay tiêu dùng từ lương, vay tiêu dùng hưu trí, thấu chi tiêu dùng,…
2.2.3.3. Hoạt động cung cấp dịch vụ khác
Bên cạnh huy động vốn và cho vay, Sacombank chi nhánh Vĩnh Long còn cung cấp
đa dạng các dịch vụ khác phục vụ nhu cầu của KH như: dịch vụ thẻ, tài trợ thương mại và
thanh toán quốc tế, tài trợ chuỗi cung ứng, dịch vụ chuyển tiền trong nước và ngoài nước,
dịch vụ ngoại hối, kiều hối, dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê két sắt,…
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 - 2019
2.2.4.1. Hoạt động huy động vốn
Nguồn huy động vốn của Chi nhánh chủ yếu tập trung nguồn huy động từ tiền nhàn
rỗi trong hộ dân cư trên địa bàn Thành phố Vĩnh Long, đây là khu vực trung tâm của tỉnh
Vĩnh Long, có bình qn mức thu nhập của hộ dân cư cao nhất trên địa bàn tỉnh, vì thế
mà nguồn vốn nhàn rỗi khá dồi dào. Nhờ có nguồn huy động dồi dào và các chính sách
huy động hợp lý nên tình hình huy động vốn của Chi nhánh thời gian qua gặp nhiều
thuận lợi.

6


Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Sacombank Vĩnh Long (2014 -2019)
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Chỉ tiêu

Số dƣ


Số dƣ

Số dƣ

Số dƣ

Số dƣ

Số dƣ

Tổng NV huy động

3.154.700

3.552.200

4.598.427

5.884.301

5.719.394

5.965.842

I. Tiền gửi theo kỳ hạn

3.154.700

3.552.200


4.598.427

5.884.301

5.719.394

5.965.842

201.789

147.935

245.986

425.734

399.124

430.583

2. Kỳ hạn ≤ 12 tháng

2.517.911

2.955.565

3.782.341

4.898.442


4.845.255

4.927.821

2. Kỳ hạn > 12 tháng

435.000

448.700

570.100

560.125

475.015

607.438

II. Tiền gửi theo thành phần kinh tế

3.154.700

3.552.200

4.598.427

5.884.301

5.719.394


5.965.842

1. Tiền gửi của cá nhân

2.560.259

2.886.442

3.782.538

4.913.300

4.860.934

4.951.879

594.441

725.758

815.889

970.901

858.460

1.013.963

III. Theo loại tiền gửi


3.154.700

3.552.200

4.598.427

5.884.301

5.719.394

5.965.842

1. Tiền gửi bằng VNĐ

3.018.160

3.350.698

3.997.106

4.915.655

4.717.640

4.938.624

136.540

201.502


601.321

968.646

1.001.754

1.027.218

1. Không kỳ hạn

2. Tiền gửi của tổ chức kinh tế

2. Tiền gửi bằng ngoại tệ (quy đổi)

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long)
Qua bảng số liệu 2.1 cho thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh có sự tăng trưởng
tương đối đều qua các năm. Cụ thể, năm 2015 tổng nguồn vốn huy động đã tăng thêm
397.500 triệu đồng so với năm 2014 (tỷ lệ tăng đạt 12,6%), đến năm 2016 có sự tăng
trưởng mạnh trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh, với mức tăng thêm
1.046.227 triệu đồng (tỷ lệ 29,45%), đến năm 2017 tiếp tục tăng thêm 1.285.874 triệu
đồng (tỷ lệ 27,96%), tuy nhiên đến năm 2018, có sự sụt giảm nhẹ với mức giảm 164.907
triệu đồng (tỷ lệ giảm 2,8%).
Xét theo kỳ hạn, nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là chủ yếu,
chiếm tỷ trọng khoảng 80% trong tổng nguồn vốn huy động, cịn lại là tiền gửi khơng kỳ
hạn và kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, với tỷ trọng mỗi loại chiếm khoảng trên dưới 10%
trong nguồn vốn huy động. Xét theo thành phần kinh tế, nguồn vốn huy động của Chi
nhánh chủ yếu đến từ nguồn tiền gửi của cá nhân với tỷ trọng hơn 80% trong tổng nguồn
vốn huy động, còn lại là tiền gửi của các tổ chức kinh tế trên địa bàn. Xét theo loại tiền,
nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu bằng nội tệ, luôn đạt xấp xỉ 90% qua các
năm, ngược lại nguồn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp, khơng đáng kể.

2.2.4.2. Hoạt động cấp tín dụng
7


Một trong những hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất cho NHTM nói chung
và Sacombank chi nhánh Vĩnh Long nói riêng là hoạt động cấp tín dụng, trong đó chủ
yếu là hoạt động cho vay. Có thể nói hoạt động cho vay là một trong những nghiệp vụ
chính và mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Chi nhánh.
Bảng 2.2. Tình hình hoạt động cho vay tại Sacombank Vĩnh Long (2014 - 2019)
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Chỉ tiêu

Số dƣ

Số dƣ

Số dƣ

Số dƣ

Số dƣ

Số dƣ

1.880.598

2.169.862


2.283.582

2.769.190

3.084.122

3.305.826

842.231

820.450

791.032

604.825

Bán lẻ

1.038.367

1.349.412

1.492.550

2.164.365

2.388.219

2.514.991


I. Dƣ nợ bán lẻ theo kỳ hạn

1.038.367

1.349.412

1.492.550

2.164.365

2.388.219

2.514.991

Ngắn hạn

841.467

1.103.025

1.210.614

1.858.228

1.918.046

2.097.138

Trung, dài hạn


196.900

246.387

281.936

306.137

470.173

417.853

1.038.367

1.349.412

1.492.550

2.164.365

2.388.219

2.514.991

866.013

1.074.527

1.193.339


1.827.420

2.004.308

2.123.354

Cho vay mua nhà ở, đất ở, sửa nhà

97.246

127.315

140.679

162.471

170.308

179.321

Cho vay khác

69.223

121.036

127.552

140.746


160.094

171.428

5.885

26.534

30.980

33.728

53.509

40.888

Tổng dƣ nợ cho vay
Khách hàng doanh nghiệp

II. Dƣ nợ bán lẻ theo sản phẩm
Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh

Cho vay mua xe ô tô

695.903

790.835

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long)
Qua bảng số liệu 2.2, có thể thấy tình hình dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng trưởng

tốt, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không ổn định qua các năm. Cụ thể, năm 2015 mức tăng
trưởng dư nợ cho vay đạt 289.264 triệu đồng so với năm 2014 (tỷ lệ tăng 15,38%); năm
2016, mức tăng trưởng có sự sụt giảm, chỉ đạt 113.720 triệu đồng (tỷ lệ 5,24%); năm
2017, dư nợ cho vay tăng mạnh với mức tăng đạt 485.604 triệu đồng (tỷ lệ 21,27%); năm
2018, ghi nhận sự tăng trưởng dư nợ cho vay của Chi nhánh sụt giảm, đạt 314.932 triệu
đồng (tỷ lệ 11,37%).
Nhìn chung, dư nợ bán lẻ của Chi nhánh chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho
vay và có xu hướng tăng lên qua từng năm, đến năm 2018, tỷ trọng dư nợ bán lẻ chiếm
hơn 80% trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Nếu xét theo kỳ hạn, có thể thấy dư nợ bán lẻ
ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và có sự tăng trưởng tốt qua các năm (tỷ trọng chiếm trên
80% hàng năm). Xét theo sản phẩm cho vay, có thể thấy dư nợ cho vay phục vụ sản xuất
8


kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 80%) trong tổng dư nợ bán lẻ, kế đến là cho
vay mua nhà ở, đất ở (tỷ trọng khoảng 10%) và cho vay khác (tỷ trọng khoảng 7%), trong
khi cho vay mua xe ô tô chiếm tỷ trọng thấp, không đáng kể.
2.2.4.3. Hoạt động cung cấp dịch vụ khác
Bảng 2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh khác tại Sacombank Vĩnh Long (2014 - 2019)
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng thu

Năm
2014

Năm
2015

Năm

2016

Năm
2017

Năm
2018

Năm
2019

Số dƣ

Số dƣ

Số dƣ

Số dƣ

Số dƣ

Số dƣ

18.077

20.551

25.910

46.960


44.868

48.531

8.826

11.002

16.002

39.258

35.279

40.281

Thu từ dịch vụ thẻ

760

2.801

3.015

3.453

4.170

3.964


Thu từ kinh doanh ngoại hối

235

479

589

432

608

599

Thu từ hoạt động KD chứng khoán

4.032

3.102

3.156

2.105

2.922

2.256

Khác


4.224

3.167

3.148

1.712

1.889

1.431

Thu từ dịch vụ thanh toán và quỹ

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long)
Qua bảng số liệu 2.3 cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh khác của Chi nhánh
khá tốt, nguồn thu tăng đều qua các năm. Trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là thu từ dịch
vụ thanh toán và quỹ, kế đến là thu từ dịch vụ thẻ, đặc biệt trong giai đoạn 2017- 2018 do
sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ thanh toán và kinh doanh thẻ nên nguồn thu từ các
hoạt động này tăng trưởng khá mạnh, từ đó kéo theo tổng thu từ hoạt động kinh doanh
khác của Chi nhánh tăng trưởng mạnh trong giai đoạn này, đóng góp một phần không
nhỏ vào tổng nguồn thu chung của Chi nhánh.
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank Vĩnh Long (2014 - 2019)
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
2014

Năm
2015


Năm
2016

Năm
2017

Năm
2018

Năm
2019

Số dƣ

Số dƣ

Số dƣ

Số dƣ

Số dƣ

Số dƣ

I. Tổng thu nhập

322.653

355.335


376.662

450.361

439.065

462.832

Thu nhập từ lãi

295.690

324.326

341.326

395.802

385.848

406.738

26.963

31.009

35.336

54.559


53.217

56.094

II. Tiền gửi theo thành phần kinh tế

283.542

313.521

317.033

366.009

368.843

375.067

1. Tiền gửi của cá nhân

165.011

186.430

200.542

244.403

259.981


258.397

2. Tiền gửi của tổ chức kinh tế

118.531

127.091

116.491

121.606

108.862

116.670

39.111

41.814

59.629

84.352

70.222

87.765

Chỉ tiêu


Thu nhập ngoài lãi

III. Theo loại tiền gửi

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long)
9


Qua bảng số liệu 2.4 cho thấy, lợi nhuận của Sacombank Chi nhánh Vĩnh Long tăng
trưởng khá tốt qua các năm. Năm 2014, tổng lợi nhận đạt 29.111 triệu đồng, đến năm
2015 đã tăng lên 41.814 triệu đồng, tương ứng mức tăng thêm 12.703 triệu đồng (tỷ lệ
tăng 43,64%); năm 2016 lại tăng lên 59.629 triệu đồng, tương đương mức tăng 17.815
triệu đồng (tỷ lệ tăng 42,60%). Năm 2017, lợi nhuận của Chi nhánh lại tiếp tục tăng thêm
24.723 triệu đồng (tỷ lệ tăng 41,46%), đưa tổng lợi nhuận đạt 84.352 triệu đồng. Tuy
nhiên, đến năm 2018, mức lợi nhuận của Chi nhánh chỉ đạt 70.222 triệu đồng, tức đã
giảm 14.130 triệu đồng (tỷ lệ giảm 16,75%) so với năm 2017, nguyên nhân có sự sụt
giảm trên là do năm 2018, tổng thu nhập của Chi nhánh có sự sụt giảm trong khi tổng chi
phí thì lại tăng lên, từ đó kéo theo lợi nhuận giảm so với năm 2017, tuy nhiên mức sụt
giảm khơng đáng kể.
* Tóm lại, qua phân tích có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
trong giai đoạn 2014 - 2019 đã đạt được những kết quả khả quan, để đạt được kết quả đó
là nhờ vào sự phấn đấu nổ lực to lớn của tập thể cán bộ nhân viên, cùng với chiến lược
kinh doanh đúng đắn, hiệu quả của Ban Giám đốc đã giúp cho hoạt động kinh doanh của
Chi nhánh ngày càng không ngừng được mở rộng và phát triển.
2.3. Những vấn đề cần quan tâm tại ngân hàng Sacombank – chi nhánh Vĩnh Long
Hoạt động trong lĩnh vực TCNH là lĩnh vực nhạy cảm và chứa đựng nhiều nguy
cơ rủi ro tiềm tàng, do đó, cũng như bất kỳ một NHTM nào khác, Chi nhánh cũng gặp
phải một số vấn đề cần phải quan tâm.
2.3.1. Về sức ép cạnh tranh

Sự ra đời và phát triển của hàng loạt NH và chi nhánh NH trên địa bàn Thành phố
Vĩnh Long thời gian gần đây đã tạo nên sức ép cạnh tranh không hề nhỏ đối với Chi
nhánh. Để giành lợi thế trong cạnh tranh, các NH đưa ra nhiều chính sách, chiêu thức
cạnh tranh với nhau. Đặc biệt, trong thời gian qua, nắm bắt được xu thế, nhiều NHTM đã
tập trung đầu tư vào công nghệ nhằm cạnh tranh với nhau dựa trên nền tảng công nghệ,
lấy chất lượng phục vụ, sự chuyên nghiệp, chính sách quà tặng, chính sách đãi ngộ, thái
độ phục vụ KH. Đây chính là một trong những thách thức không nhỏ đối với Chi nhánh
trong việc giành thị phần trên địa bàn thành phố Vĩnh Long.
2.3.2. Về chất lượng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu

10


Trong bối cảnh nền kinh tế địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, những
rủi ro phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của KH không những dẫn đến thiệt
hại cho KH mà còn ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, làm cho trình trạng NQH, nợ xấu
của NH có xu hướng gia tăng. Theo số liệu thống kê của Sacombank, tính đến
31/12/2018 tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống là 2,11%. Như vậy, làm thế nào để đảm bảo
chất lượng tín dụng và duy trì tỷ lệ NQH, nợ xấu ở mức giới hạn an toàn cho phép là vấn
đề cần quan tâm tại Chi nhánh.
2.3.3. Về vấn đề gia tăng lợi nhuận
Từ năm 2018, NHNN bắt đầu định hướng chính sách thắt chặt tiền tệ. Trong
bối cảnh đó, hoạt động tín dụng NH cũng đang bị kiểm sốt chặt chẽ, mức tăng trưởng
tín dụng dự kiến duy trì ở mức 14% trong năm 2019, đồng thời, định hướng hạn chế
rót vốn vào những khu vực rủi ro cao như bất động sản, cho vay tiêu dùng, đây là
những lĩnh vực vốn có lãi suất cho vay cao, mang lại lợi nhuận cao cho NH. Bên cạnh
đó, trong điều kiện cạnh tranh NH gay gắt như hiện nay, các NH buộc phải áp dụng
nhiều chính sách để thu hút KH, điều này làm cho chi phí hoạt động sẽ gia tăng. Tất
cả những điều trên có ảnh hưởng rất lớn đến việc duy trì cũng như gia tăng nguồn thu
nhập của NH, đây cũng là vấn đề thách thức không nhỏ đối với Chi nhánh.

2.3.4. Về chất lượng nguồn nhân lực
Lực lượng nhân viên tại Sacombank chi nhánh Vĩnh Long đa số là nhân viên trẻ,
năng động, đầy nhiệt huyết, có kiến thức, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công
việc. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhân viên chưa được đào tạo chuyên nghiệp, chất
lượng không đồng đều, thái độ phục vụ KH chưa thật sự tốt. Trong bối cảnh các NH lấy
chất lượng phục vụ, sự chuyên nghiệp, thái độ phục vụ, chăm sóc KH, lấy “KH là trọng
tâm”…để làm lợi thế trong cạnh tranh như hiện nay đòi hỏi nguồn nhân lực NH có chất
lượng cao, chuyên nghiệp hơn, có khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại vào công việc.
Do đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng là một trong những vấn đề đang
được quan tâm tại Sacombank chi nhánh Vĩnh Long.
2.4. Vấn đề tín dụng đối với KHDN tại Sacombank Vĩnh Long
Đa phần KHDN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long là các DNVVN, chưa có chiến lược kinh
doanh hiệu quả, chưa có kinh nghiệm trong phân bổ các nguồn lực tài chính nên gây ra
11


×