Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tải Phương pháp quản lý tiền với 6 chiếc hũ cực hay - Phương pháp quản lý tiền khoa học Jars

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.87 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Phương pháp quản lý tiền với 6 chiếc hũ cực hay</b>



<b>Phương pháp quản lý tiền Jars chỉ bằng 6 cái lọ là một công thức nổi tiếng khắp thế</b>
<b>giới cả trăm năm nay mà những người thành cơng đều đã áp dụng. Họ cịn truyền</b>
<b>lại phương pháp đặc biệt này để giáo dục tư duy triệu phú cho thế hệ sau. Mời các</b>
<b>bạn cùng tham khảo phương pháp quản lý tiền cực kỳ khoa học trong bài viết sau</b>
<b>đây.</b>


Rất đơn giản, bạn hãy chuẩn bị sáu cái Lọ (có thể là két sắt hay tài khoản ngân hàng) ta
gọi là 6 cái quỹ tài chính. Mỗi cái Lọ có tên và chức năng nhất định. Mỗi khi có tiền
(lương, thưởng, lợi nhuận bán hàng, hoặc bất kể nguồn thu nhập nào) hãy chia khoản tiền
này vào ngay 6 cái lọ. Việc này cần làm ngay, tạo thành thói quen.


<b>Phương pháp quản lý tiền khoa học - Phương pháp Jars</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>1. Nhu cầu thiết yếu – NEC: 55% </b>


Quỹ NEC giúp bạn đảm bảo nhu cầu thiết yếu hằng ngày của cuộc sống. Bạn dùng quỹ
NEC để ăn uống, sinh hoạt; vui chơi, giải trí, mua sắm và các chi phí khác.


<b>Xin lưu ý: Nếu hiện tại quỹ NEC của bạn ở mức trên 80% thu nhập, bạn cần tăng cường</b>
thêm nguồn thu nhập hay cắt giảm chi phí để đạt được tự do tài chính.


<b>2. Tiết kiệm dài hạn – LTSS: 10%</b>


Bạn cần quỹ LTS vì điều quan trọng khơng phải là bạn kiếm được bao nhiêu mà là bạn
giữ được bao nhiêu. Bạn sử dụng quỹ cho những mục tiêu lâu dài, thực hiện những ước
mơ của bạn.


<i>Xin lưu ý: quỹ này không phải là tiết kiệm tiền dành cho khi khó khăn.</i>



<b>3. Giáo dục đào tạo – EDUC: 10%</b>


Bạn cần quỹ EDUC để rèn luyện phát triển bản thân mỗi ngày. Đầu tư tốt nhất là đầu tư
vào việc học; “tầm vóc” của bạn càng lớn, bạn càng hấp dẫn được những thứ lớn, cho dù
đó là tiền tài, danh vọng hay hạnh phúc. Bạn dùng quỹ EDUC để mua sách, đọc sách phát
triển bản thân mỗi ngày; tham gia các khóa học, đào tạo, diễn thuyết; hay gặp gỡ, giao
lưu để học hỏi từ những những người thành công.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Quỹ PLAY để bạn chăm sóc cái tơi hưởng thụ của bản thân. Quỹ này giúp bạn thể hiện
sự yêu quý bản thân; hưởng cảm giác của người thành công; làm những việc như người
giàu và tăng cường khả năng đón nhận. Bạn sử dụng quỹ PLAY để làm những việc khiến
cho bạn có cảm giác như người giàu: đến những nơi chưa từng đến, ăn những món chưa
từng ăn. Mỗi tháng, vào ngày cuối cùng của tháng, bạn phải tiêu hết số tiền trong quỹ
này.


<b>5. Cho đi – GIVE: 5% </b>


Quỹ GIVE để giúp bạn thể hiện lòng biết ơn cuộc sống. Cuộc sống còn là sẻ chia, bạn
cho đi để nhận lại nhiều hơn. Bạn dùng quỹ GIVE để làm từ thiện; giúp đỡ người thân;
gia đình, bè bạn.


<b>6. Quỹ tự do tài chính – FFA: 10% </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

dụng khi khơng cịn làm việc. Bạn chỉ được dùng quỹ này để đầu tư và tạo ra thu nhập
thụ động. Càng nhiều tiền làm việc cho bạn, bạn sẽ càng ít phải làm việc hơn.


<i>Xin lưu ý: khơng bao giờ được ăn thịt con ngỗng!</i>


<b>Các lưu ý khi quản lý tiền theo phương pháp Jars</b>



1. Vấn đề cho tiền vào các lọ này cần được thực hiện hàng ngày, tơi nói là HÀNG
NGÀY. Nếu bạn làm hàng ngày nhưng số tiền chỉ tăng vào mỗi cuối tháng, tức là bạn
đang chỉ làm cơng, ăn lương. Hãy tìm kiếm thêm các nguồn thu nhập thụ động khác để
bổ sung nguồn thu của mình mỗi ngày.


2. Quỹ Hưởng thụ PLAY cần được tiêu dùng liên tục, nó phải hết vào mỗi cuối tháng.
Nếu nó thừa tiền, bạn cần cân bằng lại cuộc sống của mình bằng cách nghĩ tới việc chăm
sóc cho bản thân mình, nếu nó thiếu, bạn cần tập trung cho việc kiếm tiền của mình.


</div>

<!--links-->

×