Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Dạy học tích hợp liên môn tác phẩm “Tây Tiến” của Quang Dũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.4 MB, 72 trang )

MỤC LỤC
1. Lời giới thiệu ......................................................................................................... 3
2. Tên sáng kiến......................................................................................................... 4
3. Tác giả sáng kiến ................................................................................................... 4
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến ................................................................................... 5
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: ................................................................................. 5
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử...................................... 5
7. Mô tả bản chất của sáng kiến ................................................................................ 5
7.1. Về nội dung của sáng kiến ............................................................................. 5
7.1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 5
7.1.1.1. Khái niệm tích hợp ............................................................................... 5
7.1.1.2. Tích hợp trong mơn Ngữ văn ............................................................... 6
7.1.2. Thực trạng của vấn đề ............................................................................. 8
7.1.3. Biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề........................................... 9
7.1.3.1. Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp môn Ngữ văn THPT ................. 9
7.1.3.2. Phạm vi kiến thức vận dụng tích hợp liên mơn và biện pháp cụ thể để
giảng dạy bài “Tây Tiến” ............................................................................... 11
* Tích hợp kiến thức môn Lịch sử trong dạy học văn bản Tây Tiến của Quang
Dũng ................................................................................................................ 11
* Tích hợp mơn Địa lí trong dạy học văn bản Tây Tiến của Quang Dũng ..... 12
* Tích hợp mơn Âm nhạc trong dạy học văn bản Tây Tiến của Quang Dũng 14
* Tích hợp môn GDCD trong dạy học văn bản Tây Tiến của Quang Dũng ... 15
* Tích hợp nội mơn trong dạy học văn bản Tây Tiến của Quang Dũng ......... 16
7.1.4. Thiết kế giáo án thử nghiệm.................................................................. 18
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến ............................................................. 47
8. Những thông tin cần được bảo mật ..................................................................... 48
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến ..................................................... 48
9.1. Với nhà trường: ............................................................................................ 48
9.2. Với giáo viên: ............................................................................................... 48
9.3. Với học sinh: ................................................................................................ 48
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến


theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng
sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) ........................................................ 48
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: . 48
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân ................................................................. 51
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng
kiến lần đầu ............................................................................................................. 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 53
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 54

1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. CNTT: Công nghệ thông tin
2. GV: Giáo viên
3. GDCD: Giáo dục công dân
4. HS: Học sinh
5. THPT: Trung học phổ thông
6. SGK: Sách giáo khoa
7. SGV: Sách giáo viên
8. ĐC: Đối chứng
9. TN: Thực nghiệm

2


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu

Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại cơng nghệ 4.0, đất nước đang
trong q trình hội nhập quốc tế, vì vậy HS có thể tiếp nhận thơng tin từ nhiều
nguồn, nhiều kênh khác nhau. Các nguồn thông tin phong phú, đa chiều mà người
học có thể tiếp nhận khiến mọi kiến thức được học trong nhà trường có thể cũ đi.
Để việc học kiến thức trong nhà trường tiếp tục có ý nghĩa đối với HS, mỗi thầy cô
giáo cần nâng cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và đặc
biệt cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó, dạy học theo hướng tích
hợp liên mơn đang là vấn đề được quan tâm nhất hiện nay.
Quan điểm dạy học tích hợp là một định hướng trong đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục, là một bước chuyển từ cách tiếp cận nội dung sang tiếp cận
năng lực nhằm đào tạo con người có tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải
quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm
và áp dụng vào đổi mới chương trình, sách giáo khoa THPT. Chương trình THPT,
mơn Ngữ văn 2002 do Bộ GD và ĐT dự thảo đã ghi rõ: “Lấy quan điểm tích hợp
làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa
chọn các phương pháp giảng dạy.” (tr.27) “Ngun tắc tích hợp phải được qn
triệt trong tồn bộ môn học, từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong
mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học
tập; tích hợp trong chương trình; tích hợp trong SGK; tích hợp trong phương pháp
dạy học của giáo viên và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh; tích hợp
trong các sách đọc thêm, tham khảo.” (tr.40).
Như vậy ở nước ta hiện nay, bài toán đang đặt ra trong lĩnh vực lí luận và
phương pháp dạy học bộ mơn là phải tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng dạy học
tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở cấp THPT nhằm hình thành và phát triển năng lực
cho HS một cách hiệu quả hơn, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào
tạo bộ môn.
Trên thế giới, tư tưởng tích hợp giáo dục xuất hiện từ những năm 60 của thế
kỉ XX và đã được áp dụng rộng rãi. Ở Việt Nam, từ những năm 1987, việc nghiên
cứu xây dựng môn tự nhiên - xã hội theo quan điểm tích hợp đã được thiết kế và

đưa vào dạy học từ lớp 1 đến lớp 5. Chương trình ở cấp trung học chủ yếu thực
hiện ở mức độ thấp, chưa đặt nặng vấn đề dạy học tích hợp ở cấp trung học.
3


Trong bối cảnh hiện nay, đứng trước yêu cầu đổi mới tồn diện của giáo
dục, nhiều GV đã có ý thức tìm tịi, đổi mới phương pháp dạy học. Một trong
những phương pháp đó là dạy học theo hướng tích hợp. Qua nghiên cứu và tìm
hiểu, tơi được biết đến sáng kiến kinh nghiệm của cô giáo Nguyễn Thị Nhung trường THPT Triệu Thái - Lập Thạch - Vĩnh Phúc với đề tài “Dạy học tích hợp
liên mơn tác phẩm “Tây Tiến” của Quang Dũng”. Tuy nhiên cơng trình này chưa
chỉ ra được ý nghĩa của việc tích hợp các kiến thức Lịch sử, Địa lí, GDCD đối với
nội dung bài học. Bên cạnh đó, người viết cũng chưa mơ tả rõ nội dung và cách
thức tiến hành tích hợp ở những nội dung cụ thể của bài học. Tiếp nối đề tài trên,
sáng kiến của chúng tôi sẽ đi vào cụ thể hơn về nội dung, cách thức và ý nghĩa của
việc tích hợp kiến thức mơn Lịch sử, Địa lí, GDCD, Âm nhạc khi dạy tác phẩm
Tây Tiến của Quang Dũng. Hơn nữa, phần thiết kế giáo án thực nghiệm, chúng tơi
đã có sự đổi mới khi thiết kế theo hướng phát triển năng lực HS (Giáo án 4 bước 5
hoạt động). Với đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần đem đến một cách hiểu
đúng đắn và cụ thể về hoạt động dạy học theo quan điểm tích hợp trong chương
trình dạy học mơn Ngữ văn cấp THPT.
Qua nhiều năm dạy học ở các lớp bậc THPT, tôi luôn trăn trở với câu hỏi:
Làm thế nào để HS hiểu một cách cụ thể, rõ ràng những giá trị nội dung, nghệ
thuật, tư tưởng của một tác phẩm văn học? Phải tích hợp như thế nào cho phù hợp
để HS có những kiến thức cơ bản và sâu rộng liên quan đến tác phẩm?
Thông qua thực tế giảng dạy, dự giờ học hỏi đồng nghiệp cùng với các đợt
tập huấn chun mơn, tơi thấy tính ưu việt của phương pháp dạy học tích hợp liên
mơn hơn hẳn so với các phương pháp trước đây tôi đã sử dụng. Với cách thức đổi
mới này, tôi nhận thấy HS hứng thú với bài học hơn, phát huy được tính chủ động,
sáng tạo đồng thời giúp HS chiếm lĩnh tri thức một cách nhẹ nhàng, sinh động và
sâu rộng hơn. Trên cơ sở đó, tơi mạnh dạn thực hiện đề tài “Dạy học tác phẩm

“Tây Tiến” – Quang Dũng theo hướng tích hợp liên mơn”.
2. Tên sáng kiến: Dạy học tác phẩm “Tây Tiến” - Quang Dũng theo hướng tích
hợp liên môn.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Lê Thị Ngọc Mai
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Lê Xoay - Thị trấn Vĩnh Tường Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0399755266
E_mail:
4


4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Lê Thị Ngọc Mai - Giáo viên Ngữ văn trường THPT Lê Xoay - Thị trấn Vĩnh
Tường - Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Dạy học tác phẩm “Tây Tiến” -Quang Dũng trong chương trình Ngữ văn 12, tập 1.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10/10/2019.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Về nội dung của sáng kiến:
7.1.1. Cơ sở lí luận
7.1.1.1. Khái niệm tích hợp
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương
trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa
là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
Theo Từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng
nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau
trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” – một từ gốc Latin
(integer) có nghĩa là “whole” hay “tồn bộ, tồn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp các
hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để đảm bảo sự

hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.
Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh
vực khoa học giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để
chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con
người phát triển thiếu hài hịa, cân đối. Tích hợp cịn có nghĩa là thành lập một loại
hình nhà trường mới, bao gồm các thuộc tính trội của các loại hình nhà trường vốn
có.
Trong dạy học các bộ mơn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội
dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền thống từ
trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào
những nội dung vốn có của mơn học, ví dụ: lồng ghép nội dung giáo dục dân số,
giáo dục môi trường, giáo dục an tồn giao thơng trong các mơn học Đạo đức,
Tiếng Việt hay Tự nhiên và xã hội… xây dựng môn học tích hợp từ các mơn học
truyền thống.
5


Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong
việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng
chương trình mơn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây
dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về q trình học tập và q trình dạy
học. Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết.
Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng minh rằng, việc thực hiện quan điểm tích
hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những
vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với HS so với việc
các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong
những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo
những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của
cuộc sống hiện đại. Nhiều nước trong khu vực Châu Á và trên thế giới đã thực hiện
quan điểm tích hợp trong dạy học và cho rằng quan điểm này đã đem lại hiệu quả

nhất định.
Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống. Trước hết phải
thấy rằng cuộc sống là một bộ đại bách khoa toàn thư, là một tập đại thành của tri
thức, kinh nghiệm và phương pháp. Mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ
cũng là những tình huống tích hợp. Khơng thể giải quyết một vấn đề và nhiệm vụ
nào của lí luận và thực tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp và phối hợp kinh
nghiệm kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau. Tích hợp trong nhà trường
sẽ giúp HS học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương
pháp của khối lượng tri thức tồn diện, hài hịa và hợp lí trong giải quyết các tình
huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại.
Những năm gần đây, nhiều phương pháp dạy học mới đã và đang được
nghiên cứu, áp dụng ở THPT như: dạy học tích hợp, phương pháp thảo luận nhóm,
phương pháp tạo ơ chữ, phương pháp trị chơi… Tất cả đều nhằm tích cực hóa hoạt
động của học sinh và phát triển tư duy sáng tạo, chủ động cho HS. Trong số các
phương pháp mới đó, tích hợp liên mơn trong dạy học nói chung và giảng dạy Ngữ
văn nói riêng thực sự là phương pháp giáo dục hữu hiệu, thúc đẩy và phát huy tính
sáng tạo cho HS, đem đến hứng thú cho việc dạy học ở trường phổ thơng.
7.1.1.2. Tích hợp trong mơn Ngữ văn
Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT
chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập
trong các phân môn Tiếng Việt, Đọc văn, Làm văn cũng như những bộ phận tri
thức khác như hiểu biết lịch sử xã hội, văn hóa nghệ thuật… mà cịn xuất phát từ
đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xóa bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách
biệt thế giới nhà trường với thế giới cuộc sống, tách rời kiến thức với các tình
6


huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này. Đó là lối
dạy học khép kín trong “nội bộ phân mơn”.
Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn là cách thức để khắc

phục, hạn chế lối dạy học đó nhằm nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và
kĩ năng mà HS lĩnh hội được, đảm bảo cho mỗi HS khả năng huy động có hiệu quả
những kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống có ý nghĩa,
cũng có khi là một tình huống khó khăn, bất ngờ, chưa từng gặp. Mặt khác, tránh
được những nội dung, kiến thức và kĩ năng trùng lặp, đồng thời lĩnh hội những nội
dung, tri thức và năng lực mà mỗi môn học hay phân môn riêng rẽ không có được.
Ngày nay nhiều lí thuyết hiện đại về q trình học tập đã nhấn mạnh rằng
hoạt động của HS trước hết là học cách học. Theo ý nghĩa đó, quan điểm dạy học
tích hợp địi hỏi GV phải có cách dạy chú trọng phát triển ở HS cách thức lĩnh hội
kiến thức và năng lực, phải dạy cho HS cách thức hành động để hình thành kiến
thức và kĩ năng cho chính mình, phải có cách dạy buộc HS phải tự đọc, tự học để
hình thành thói quen tự đọc, tự học suốt đời, coi đó cũng là một hoạt động đọc hiểu
trong suốt quá trình học tập ở nhà trường.
Dạy học Ngữ văn theo định hướng tích hợp vẫn theo đuổi quan điểm “lấy
học sinh làm trung tâm”, tích cực hóa hoạt động của học sinh trong mọi mặt, mọi
khâu của quá trình dạy học; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học, năng lực sáng
tạo của người học.
Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương theo quan điểm tích hợp địi hỏi GV phải
thay đổi cách dạy học. GV phải có ý thức đầy đủ về trình độ tiếng Việt, đặc thù và
hoạt động cảm thụ văn học của HS để có phương pháp phát triển, nâng cao lên cho
ngang tầm với việc đọc hiểu văn bản. Có nhiều cách đọc đối với một văn bản
nhưng trong nhà trường THPT phải tập trung chú ý trước hết mức độ phổ thơng
tức là HS phải biết vai trị biểu đạt của từ ngữ, câu, đoạn, hình ảnh, biểu tượng,
những cách biểu đạt đa dạng như hàm ẩn, nghịch lí, ngữ cảnh hẹp và rộng… Từ
đó, HS nắm được chìa khóa trong hệ thống biểu đạt của văn bản để tự mình đọc
được và tự học. Muốn vậy, GV phải biết lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy
học nhằm kết hợp hoạt động đọc hiểu văn bản với tri thức và kĩ năng tiếng Việt.
Tóm lại, “Quan điểm tích hợp cần được hiểu tồn diện và phải được qn
triệt trong tồn bộ mơn học: từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong
mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học

tập; tích hợp trong chương trình, tích hợp trong SGK, tích hợp trong phương pháp
dạy học của GV và tích hợp trong hoạt động học tập của HS; tích hợp trong các
sách đọc thêm, tham khảo. Quan điểm “lấy HS làm trung tâm” địi hỏi thực hiện
việc tích cực hoá hoạt động học tập của HS trong mọi mặt, trên lớp và ngồi giờ;
tìm mọi cách phát huy năng lực tự học của HS, phát huy tinh thần dân chủ, bồi
7


dưỡng lịng tin cho HS thì các em mới tự tin và tự học, mới xem tự học là có ý
nghĩa và như vậy đào tạo mới có kết quả.” (Chương trình THPT mơn Ngữ văn Bộ GD&ĐT, năm 2002)./.
7.1.2. Thực trạng của vấn đề
Để phát huy tính tích cực chủ động và hứng thú trong học tập môn Ngữ văn
ở HS, trước hết đòi hỏi người GV dạy văn khơng chỉ nỗ lực học tập để nâng cao
trình độ chun mơn mà cịn phải cần nỗ lực trau dồi củng cố thường xuyên về
kiến thức khoa học khác cũng như các phương pháp, hình thức dạy học hiện đại
vào trong q trình dạy học. Nếu thầy cơ giáo giỏi chun mơn và có tâm huyết
với nghề thì tất nhiên sẽ biết cách khơi gợi tạo ra sự hứng thú và cuốn hút HS hăng
say học tập và thích phát biểu ý kiến trong lớp để xây dựng bài học.
Qua thực tế giảng dạy của bản thân cũng như qua những lần dự giờ đồng
nghiệp, tôi nhận thấy một điều rằng: Hiện nay, phần lớn HS không cảm thấy hứng
thú với các bài học của môn Ngữ văn. Biểu hiện là các em lười soạn bài, trong giờ
học khơng có ý thức tìm hiểu, xây dựng bài học, chưa thực sự cố gắng trong các
bài kiểm tra, khảo sát chất lượng… Những tình huống như vậy thường gây tâm lí
ức chế cho thầy cơ rất nhiều, thậm chí chán nản, khơng tha thiết với cơng việc
của mình.
Theo kết quả khảo sát (ngày 03/9/2019) HS ba lớp (12A2, 12A6, 12A9) mà
tôi trực tiếp giảng dạy về việc “Anh/Chị có hứng thú đối với giờ học Văn không?”,
kết quả thu được như sau:
Số học sinh khảo sát
Hứng thú với giờ

Không hứng thú
học
với giờ học
12A2, 12A6, 12A9
45/119
73/119
(119 học sinh)
Tỉ lệ
37.81%
61.34%
Kết quả trên cho thấy số học sinh yêu thích giờ học Văn rất ít, chưa đến một
nửa, còn lại hơn 50% là các em khơng thích giờ học Văn, điều đó cũng có nghĩa là
các em khơng u thích mơn Văn. Vấn đề này không chỉ gây bi quan đối với dư
luận xã hội mà còn tác động tiêu cực đến người dạy. Nhiều thầy cơ giáo dạy Văn
đã xuất hiện tâm lí chán nản, bng xi, khơng có động lực để trau dồi chuyên
môn, tạo sức ỳ lớn trong tư duy đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc HS không hứng thú với giờ học Văn.
Thứ nhất, do cơ sở vật chất, tài liệu minh hoạ, đồ dùng dạy học để phục vụ giảng
dạy và bổ sung kiến thức cho học tập môn Văn còn nghèo nàn, đơn điệu. Thứ hai,
do kiến thức quá nhiều, quá nặng dẫn đến các em mệt mỏi, giảm hứng thú. Thứ ba,
8


do nhận thức không đầy đủ, lệch lạc, thực dụng của một bộ phận không nhỏ HS và
cha mẹ HS hiện nay về vị trí, tầm quan trọng của mơn Văn đối với mỗi con người
trong suốt cả cuộc đời. Nhất là học sinh các khối A, B, A1 đa số kết quả môn Văn
chỉ để xét tốt nghiệp nên nhiều em có tư tưởng chỉ cần “chống liệt”, vì thế chưa
chú trọng vào việc học bộ môn. Thứ tư, do phương pháp dạy của một số thầy cô
giáo chưa thu hút được học trị u thích đối với bộ mơn của mình giảng dạy. Thực
tế cho thấy phương pháp giảng dạy của một bộ phận giáo viên Văn còn bộc lộ

nhiều hạn chế, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy bộ môn
chưa thực sự phổ biến, bên cạnh đó trong mỗi tiết học vẫn cịn tình trạng “đọc chép” và “chiếu - chép” dẫn đến sự nhàm chán ở HS. Nhiều GV còn sa vào “độc
thoại”, “độc diễn” trên bục giảng do bài dài nên giáo viên cố gắng làm sao để
truyền đạt đủ, kịp kiến thức cho các em nên ngại tìm tịi đổi mới vận dụng phương
pháp, hình thức dạy học mới. Tất cả những lí do trên khiến cho nhiều giờ học văn
trở nên đơn điệu, căng thẳng dẫn đến việc nhận thức của HS bị hạn chế.
Tình trạng HS khơng hứng thú với giờ học văn nếu kéo dài không chỉ ảnh
hưởng đến kết quả dạy và học của bộ môn Ngữ văn mà sâu xa hơn sẽ làm ảnh
hưởng tới việc tiếp thu tri thức khoa học nhân văn của thế hệ trẻ được đào tạo
trong nhà trường. Đây sẽ là một thiếu hụt không bù đắp nổi, làm yếu đi nguồn
nhân lực của đất nước trong thực tế đào tạo nguồn nhân lực hiện nay.
Trước tình hình đó, thiết nghĩ việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học
môn Văn là do nhiều yếu tố quyết định, chi phối: Chương trình, SGK, giáo án,
phương pháp giảng dạy của GV, ý thức, thái độ học tập của học trò. Trong đó, đổi
mới phương pháp dạy học đóng vai trị then chốt. Có thể khẳng định, đổi mới
phương pháp giảng dạy đang trở thành yêu cầu cấp thiết hiện nay. Người GV dạy
Văn cần khôi phục động lực học tập, khơi dậy niềm say mê, tình yêu văn học của
HS, phát huy tính năng động, gây hứng thú với HS bằng những giờ dạy thực sự
hấp dẫn, lôi cuốn. Bởi lẽ như William Arthur Ward, một nhà giáo dục lỗi lạc của
nước Mỹ đã từng nói “Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người thầy giỏi biết giải
thích. Người thầy xuất chúng biết minh họa. Người thầy vĩ đại biết truyền cảm
hứng”.
Theo xu thế dạy học hiện đại, vận dụng tích hợp liên mơn trong giảng dạy và
học tập sẽ góp phần giúp HS chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri
thức và hứng thú nhiều hơn đối với bài học.
7.1.3. Biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
7.1.3.1. Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp môn Ngữ văn THPT
* Xác định đúng nội dung, mục tiêu tích hợp
9



Để vận dụng phương pháp dạy học tích hợp có hiệu quả, người dạy cần phải
xác định chính xác, đúng đắn mục tiêu, nội dung, nguyên tắc, phương pháp tích
hợp trong bài dạy.
- Mục tiêu:
+ Khắc sâu kiến thức bài học
+ Thể hiện tính liên kết, mối quan hệ hữu cơ của chương trình
+ Rèn luyện kĩ năng tiếp nhận văn học cho HS
- Nội dung:
+ Các nội dung kiến thức có những điểm liên quan, tương đồng với các bài đã học
+ Các nội dung kiến thức cần đến việc sử dụng kiến thức của các bộ môn khác,
phân môn khác để làm phương tiện, công cụ khai thác.
- Nguyên tắc
+ Căn cứ vào mục tiêu cần đạt của tiết học
+ Căn cứ vào nội dung chương trình (các bài học trước hoặc sau bài cần dạy có
liên quan)
- Phương pháp:
+ Xác định nội dung, phạm vi kiến thức cần tích hợp
+ Lựa chọn dữ liệu tích hợp
* Chuẩn bị các dữ liệu để tích hợp
Một trong những yếu tố quyết định thành công của việc vận dụng phương
pháp dạy học tích hợp là việc chuẩn bị dữ liệu tích hợp (Dữ liệu được hiểu là các
đơn vị kiến thức cần có để tích hợp). Để việc chuẩn bị dữ liệu tích hợp có hiệu quả,
GV cần xác định mục tiêu, nguyên tắc và phương pháp cụ thể để tích hợp.
* Sử dụng linh hoạt các hình thức tích hợp: Có ba hình thức tích hợp cơ bản sau:
- Tích hợp ngang: Là hình thức tích hợp liên phân mơn và là hình thức tích hợp
theo từng thời điểm. Đối với môn Ngữ văn, GV sử dụng tri thức của các phân mơn
Tiếng Việt, Làm văn, Lí luận văn học để giải mã văn bản văn học hoặc ngược lại.
- Tích hợp dọc: Tích hợp theo thể loại, đề tài, chủ đề của tác phẩm văn học. Mục
đích của việc tích hợp này chủ yếu là so sánh, đối chiếu giữa các bài học có cùng

đề tài, chủ đề, các đơn vị kiến thức có quan hệ tương đồng để khắc sâu kiến thức
cho HS, giúp HS nhận ra những điểm giống nhau và khác biệt của các nội dung
cần quan tâm trong bài dạy văn bản văn học.
10


- Tích hợp liên mơn: Đây là mơ hình giáo dục khá phù hợp với chương trình dạy
học Ngữ văn tại các trường THPT. Để thực hiện tích hợp mơn Ngữ văn với các
mơn học khác, GV cần có hiểu biết rộng về nội dung các môn học khác như: Lịch
sử, Địa lí, Giáo dục cơng dân, Sinh học, Tiếng Anh… Điều này đòi hỏi GV phải
mở rộng kiến thức, tăng cường trao đổi kiến thức với GV các bộ mơn khác.
7.1.3.2. Phạm vi kiến thức vận dụng tích hợp liên môn và biện pháp cụ thể để
giảng dạy bài “Tây Tiến”
Một trong những phương pháp giúp HS hứng thú, say mê học tập văn bản
Tây Tiến của Quang Dũng là GV và HS vận dụng kiến thức liên môn và nội môn
vào chiếm lĩnh văn bản một cách phù hợp. Sau đây là một số giải pháp cụ thể:
* Tích hợp kiến thức mơn Lịch sử trong dạy học văn bản Tây Tiến của Quang
Dũng
Văn học là một hình thái ý thức xã hội, nó phản ánh bản chất, quy luật của
đời sống xã hội. “Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại” (Banlzac).
Vậy nên khi dạy bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, GV nên vận dụng tích hợp
kiến thức Lịch sử phù hợp với từng nội dung kiến thức, từng phần của bài học. Cụ
thể như sau:
Mục I. Tiểu dẫn; mục 2. Tác phẩm; mục a. Hồn cảnh ra đời, GV tích hợp kiến
thức môn Lịch sử lớp 12 (Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn
quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950) để giúp HS hiểu rõ hơn về hoàn cảnh
ra đời đoàn quân Tây Tiến cũng như hoàn cảnh ra đời bài thơ.
GV dùng máy chiếu cho HS quan sát hình ảnh và hỏi: Em hãy quan sát hình
ảnh và trình bày những hiểu biết của mình về cuộc kháng chiến chống Pháp của
nhân dân ta trong những năm 1946 – 1950?

HS quan sát tranh và dùng những hiểu biết về cuộc kháng chiến chống Pháp
giai đoạn này để trả lời. GV nhận xét, bổ sung, chốt ý: Do thực dân Pháp bội ước,
từ ngày 19/12/1946 nhân dân ta đã bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống
Pháp xâm lược (1946 – 1954) với niềm tin chiến thắng. Trong những năm đầu của
cuộc kháng chiến (1946 – 1950), ta đã xây dựng lực lượng mọi mặt, chuẩn bị cho
cuộc chiến đấu lâu dài và bước đầu giành thắng lợi quan trọng với chiến thắng
Việt Bắc thu – đông năm 1947. Sau hơn hai tháng, quân ta đã loại khỏi vòng chiến
đấu hơn 6000 địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến, ca nơ, phá hủy
nhiều phương tiện chiến tranh. Cơ quan đầu não được bảo toàn. Bộ đội chủ lực
của ta ngày càng trưởng thành. Với chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947,
cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bước sang giai đoạn mới. Đoàn
11


qn Tây Tiến ra đời trong chính hồn cảnh ấy. Và bài thơ “Tây Tiến” được
Quang Dũng sáng tác trong bối cảnh như vậy.
Ý nghĩa:
Từ biện pháp tích hợp kiến thức Lịch sử vào dạy học bài thơ Tây Tiến của
Quang Dũng, chúng ta thấy rõ hiệu quả bài học như sau:
- Đặt bài thơ trong bối cảnh lịch sử ra đời thì tồn bộ giá trị nội dung, tư
tưởng của tác phẩm mới được bộc lộ một cách đầy đủ và sâu sắc. Qua đó, ta mới
thấy hết được những khó khăn gian khổ mà người lính Tây Tiến nói riêng và thế hệ
những anh bộ đội cụ Hồ nói chung phải trải qua. Đồng thời, ta cũng thấy được ý
chí, nghị lực phi thường của họ.
- Tích hợp kiến thức Giáo dục cơng dân: Giáo dục HS lịng yêu nước, thái
độ trân trọng, biết ơn trước sự hy sinh, tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm của
các thế hệ cha anh đi trước. Từ đó, hướng HS đến những việc làm cụ thể, thiết thực
để tiếp nối truyền thống cha anh, góp phần dựng xây đất nước giàu đẹp.
- Biện pháp này giúp cho bài học trở nên sinh động, hấp dẫn, mở rộng kiến
thức liên môn, tránh sự nhàm chán, đơn điệu.

Tuy nhiên trong quá trình vận dụng, GV phải lựa chọn tài liệu phù hợp, đảm
bảo hai tiêu chuẩn: giá trị giáo dục và giá trị văn học. Tài liệu lịch sử không làm
mất đi đặc trưng nội dung văn bản văn học, phân tán sự chú ý của HS vào những
vấn đề đang học.
* Tích hợp mơn Địa lí trong dạy học văn bản Tây Tiến của Quang Dũng
- Mục I. Tiểu dẫn; mục 2. Tác phẩm; mục a. Hoàn cảnh ra đời. Khi nói về địa
bàn hoạt động của đồn qn Tây Tiến, GV chiếu hình ảnh về Vị trí vùng Tây Bắc
trên bản đồ Việt Nam và cung cấp thêm một số tri thức về vùng này: Vùng Tây Bắc
Việt Nam bao gồm các tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Yên
Bái. Đây là một vùng đất giàu có về tài ngun và có vị trí chiến lược trong an
ninh – quốc phòng.
- Mục II. Đọc – hiểu văn bản; mục 1. Đoạn 1: Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc
hùng vĩ, dữ dội, thơ mộng và vẻ đẹp hình tượng người lính trên chặng đường
hành qn đầy gian lao nhưng thắm tình qn dân. Khi phân tích hình ảnh sông
Mã trong câu thơ “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi”, GV chiếu hình ảnh dịng sơng Mã
và cung cấp thêm một số kiến thức liên quan đến dòng sông này như sau:
Sông Mã là một con sông của Việt Nam và Lào có chiều dài 512 km, trong
đó phần trên lãnh thổ Việt Nam dài 410 km và phần trên lãnh thổ Lào dài 102 km.
Lưu vực của sông Mã rộng 28.400 km2, phần ở Việt Nam rộng 17.600 km2, cao
trung bình 762 m, độ dốc trung bình 17,6%, mật độ sơng suối tồn lưu vực 0,66
12


km/km2. Lượng nước trung bình năm 52,6 m3/s. Sơng Mã chủ yếu chảy giữa vùng
rừng núi và trung du. Phù sa sông Mã là nguồn chủ yếu tạo nên đồng bằng Thanh
Hóa lớn thứ ba ở Việt Nam.
Sơng Mã có giá trị rất lớn về mặt thủy điện. Tiềm năng thủy điện lý thuyết
của hệ thống sông Mã là 12 tỷ kW, tiềm năng có thể khai thác là 4.732 triệu kW và
tiềm năng kinh tế là 2,43 tỷ kW. Cùng với nhiệm vụ phát điện, hệ thống này còn có
nhiệm vụ thủy lợi: cấp nước cho nơng nghiệp, chống lũ hạ du.

- Mục II. Đọc – hiểu văn bản; Mục 2. Đoạn 2: Những kỉ niệm đẹp về tình quân
dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng. Khi phân tích
câu thơ “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy”, GV chiếu hình ảnh về cảnh đẹp
Mộc Châu và cung cấp thêm thông tin về địa danh này. Cụ thể như sau:
Châu Mộc là một địa danh thuộc tỉnh Sơn La – nơi có những đồi chè mướt
xanh, những bãi cỏ bát ngát mênh mông.
- Về địa giới:
Phía Đơng giáp huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La
Phía Bắc giáp huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
Phía Nam giáp huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào
Phía Tây giáp huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
- Về văn hóa: Mộc Châu có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó
chiếm đa số là người Thái. Người Thái có nhiều món ăn phong phú, đặc sắc. Hàng
năm, các lễ hội Hoa Ban, Hết Chá, Cầu mưa… được tổ chức vào mùa xuân với
mong muốn mùa màng bội thu. Vào ngày 30/8 – 2/9 hàng năm huyện tổ chức ngày
hội văn hóa cho người H’Mơng từ các tỉnh miền núi phía Bắc đổ về thị trấn Mộc
Châu. Ngày hội là dịp cho các đơi trai gái H’Mơng có cơ hội tìm hiểu về nhau.
- Về du lịch: Mộc Châu là cao nguyên rộng lớn và xinh đẹp nhất miền núi
phía Bắc, có khí hậu ơn đới gió mùa, có các điểm du lịch nổi tiếng như: hang Dơi,
rừng thông Mộc Châu, thác Thái Hưng… và không thể thiếu các đồi chè, đồng cỏ
xanh mướt ở thị trấn Mộc Châu. Nơi đây đẹp nhất là vào tháng 11 đến tháng 5
(tháng 11 đến tháng 1 có hoa cải trắng nở tràn trên núi, tháng 1 – 3 có hoa mận,
hoa đào, tháng 4 có hoa ban nở trắng rừng, tháng 5 có mận chín)
Ý nghĩa:
- Giúp HS có thêm tri thức về các địa danh xuất hiện trong bài thơ, cũng là
địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến xưa kia và những nơi họ đã đi qua. Từ
đó giúp HS hiểu hơn về những khó khăn gian khổ mà những người lính phải trải
qua để mang lại độc lập cho dân tộc.
- Trải qua thời gian, những địa danh ấy ngày nay trở thành những nơi thu hút
khách du lịch bởi vẻ đẹp tiềm ẩn của nó và mang lại giá trị rất lớn về mặt thủy

điện, góp phần phát triển kinh tế của đất nước. Vì vậy, việc đưa thêm những thông
13


tin trên vào bài học, không chỉ làm cho bài học phong phú, sinh động mà cịn góp
phần đưa bài học gắn với thực tế cuộc sống hiện nay.
Tuy nhiên để thực hiện được biện pháp liên mơn này địi hỏi GV phải khéo
léo, nắm chắc phương pháp, kiến thức khoa học và thực tiễn.
* Tích hợp mơn Âm nhạc trong dạy học văn bản Tây Tiến của Quang Dũng
Mục II. Đọc – hiểu văn bản; Mục 3. Đoạn 3: Vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng của
hình tượng người lính Tây Tiến. Khi nói về lí tưởng, khát vọng của người chiến sĩ
Tây Tiến, GV phát nhạc karaoke của bài hát “Đoàn vệ quốc quân” của Nhạc sĩ
Phan Huỳnh Điểu. Sau đó, GV yêu cầu 2,3 HS lên bảng cùng mình hát bài hát này.
Các em HS cịn lại cùng vỗ tay và hát theo.
Ðoàn vệ quốc quân một lần ra đi
Toàn thắng vinh quang ghi ngày trở về
Ra đi ra đi bảo tồn sông núi
Ra đi ra đi thà chết chớ lui
Cờ bay phấp phới ngời màu Lạc Hồng
Kèn reo vang tiếng gọi dòng Lạc Hồng
Cùng ...Vệ Quốc Quân!
Ra đi ra đi theo hồn sông núi
Thù bao năm xưa có bao giờ ngi
Dưới cờ oai nghiêm sao vàng bay
Ðồn qn Việt Nam có hay
Ngày xưa biết bao vị hùng anh
Quyết vì non sơng ra tay bao lần
Ngày nay đoàn quân ta gắng làm sao
Giành quyền tự do hạnh phúc cho dân
Ðồn Vệ quốc qn một lịng ra đi

Dù có gian nguy nhưng lịng khơng nề
Ra đi ra đi bảo tồn sông núi
Ra đi ra đi thà chết chớ lui
Ý nghĩa:
- Thông qua lời bài hát cùng với nhịp điệu dồn dập, hùng hồn, GV giúp HS
cảm nhận được ý chí, quyết tâm của thế hệ trẻ thanh niên lúc bấy giờ. Họ ra đi với
tinh thần tự nguyện, hừng hực một ý chí chiến đấu với quyết tâm “Quyết tử cho Tổ
quốc quyết sinh”. Đó là vẻ đẹp lí tưởng của anh bộ đội cụ Hồ. Chính tinh thần ấy
cùng sự đoàn kết, can trường trong chiến đấu đã đem lại chiến thắng vang dội cho
14


quân và dân ta, giúp họ làm nên một Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn
động địa cầu”.
- Qua đây, GV muốn giáo dục HS thái độ sống có lí tưởng, có mục đích và
kiên định để đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra. Từ đó, góp phần cống hiến cho
đất nước một phần công sức nhỏ bé để “Làm nên Đất Nước muôn đời” (Nguyễn
Khoa Điềm)
- Việc tích hợp với kiến thức âm nhạc sẽ giúp giờ học bớt căng thẳng, lớp
học trở nên vui nhộn, HS sẽ cảm thấy hứng thú hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức.
Tuy nhiên cần lưu ý là GV cần chọn bài hát tiêu biểu, có liên quan đến nội
dung bài học. Tránh tình trạng chọn bài chưa phù hợp, chỉ mang tính chất giải trí
đơn thuần mà khơng liên quan đến nội dung đang phân tích, khơng có ý nghĩa giáo
dục.
* Tích hợp mơn GDCD trong dạy học văn bản Tây Tiến của Quang Dũng
Mục II. Đọc – hiểu văn bản; Mục 3. Đoạn 3: Vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng của
hình tượng người lính Tây Tiến. Khi nói về lí tưởng, khát vọng của người chiến sĩ
Tây Tiến, GV tích hợp với Giáo dục cơng dân Lớp 10 (Bài 14: Công dân với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc)
GV chiếu câu hỏi lên bảng: Từ lí tưởng của người lính trong bài thơ nói

riêng và người lính xưa nói chung, em hãy liên hệ đến tinh thần trách nhiệm, lí
tưởng của thế hệ trẻ ngày nay đối với công cuộc bảo vệ đất nước?
GV phát và yêu cầu HS điền câu trả lời vào phiếu học tập mà mình đã chuẩn
bị sẵn. Câu trả lời của HS có thể hướng đến một số nội dung sau:
Bác Hồ đã dạy: “Các vua Hùng đã có cơng dựng nước, Bác cháu ta phải cùng
nhau giữ lấy nước”. Ngày nay, đất nước đã hoàn toàn thống nhất nhưng chúng ta
vẫn phải luôn cảnh giác, chống lại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù để bảo vệ Tổ
quốc.
Là những công dân trẻ tuổi yêu nước, thanh niên HS chúng ta có trách nhiệm:
- Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa. Cảnh giác trước mọi âm
mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với những thái
độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ của đất nước.
- Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe
- Tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng lên đường làm nghĩa
vụ bảo vệ Tổ quốc
- Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia các
hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam
anh hùng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
15


- Sống có lí tưởng, hồi bão vì đất nước
Ý nghĩa:
- Việc tích hợp với kiến thức mơn GDCD có vai trò rất lớn trong việc giáo
dục HS về trách nhiệm của thanh niên trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua
đó, giúp HS định hướng được mình cần làm gì để mai này góp phần xây dựng và
phát triển đất nước. Đó cũng chính là cách GV giáo dục và khơi dậy lòng yêu nước
ở các em học sinh.

- Khiến cho bài học thêm phong phú, sinh động
Lưu ý là khi tích hợp với kiến thức GDCD, GV nên để cho HS suy nghĩ và
trình bày quan điểm của mình. Từ đó đi đến những định hướng đúng đắn nhất.
Kiến thức tích hợp ở đây cần tiêu biểu và sát với nội dung bài học.
* Tích hợp nội môn trong dạy học văn bản Tây Tiến của Quang Dũng
- Mục II. Đọc – hiểu văn bản; Mục 1. Đoạn 1: Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc
hùng vĩ, dữ dội, thơ mộng và vẻ đẹp hình tượng người lính trên chặng đường
hành quân đầy gian lao nhưng thắm tình qn dân. Khi phân tích hình ảnh
“súng ngửi trời” trong câu thơ “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”, giáo viên đặt câu
hỏi: Hình ảnh thơ khiến các em liên tưởng đến hình ảnh thơ nào trong bài thơ
“Đồng chí” của Chính Hữu? Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa hai hình ảnh
thơ này?
HS trả lời đảm bảo các nội dung sau:
Hình ảnh “súng ngửi trời” trong thơ Quang Dũng khiến người đọc nhớ đến hình
ảnh “Đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu.
- Điểm giống nhau: cả hai hình ảnh đều bắt nguồn từ cảm xúc hiện thực: người lính
hành quân trên những đỉnh núi cao. Họ như đi trong sương trong mây.
- Điểm khác nhau:
+ Đồng chí: hình ảnh thơ lãng mạn
+ Tây Tiến: cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của người lính Tây Tiến: tếu táo,
đùa vui, tinh nghịch, yêu đời lãng mạn của những chàng trai trẻ Hà Thành. Vẻ đẹp
ấy sau này một lần nữa ta lại bắt gặp trong thơ Phạm Tiến Duật:
Khơng có kính khơng phải vì xe khơng có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
(Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính)
- Mục II. Đọc – hiểu văn bản; Mục 1. Đoạn 1: Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc
hùng vĩ, dữ dội, thơ mộng và vẻ đẹp hình tượng người lính trên chặng đường
hành qn đầy gian lao nhưng thắm tình qn dân. Khi phân tích hai câu thơ
cuối đoạn “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/Mai Châu mùa em thơm nếp xơi”, GV


16


tích hợp với bài Việt Bắc – Tố Hữu; Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên. Cụ thể như
sau:
Người lính Tây Tiến nhớ về mảnh đất Mai Châu với hình ảnh “thơm nếp
xơi”. Đó là tình cảm của người dân Mai Châu gửi gắm nghĩa tình trong “bát cơm
sẻ nửa” đầy tình nghĩa của buổi đầu kháng chiến cịn gian khổ. Đây chính là tình
cảm của người chiến sĩ với quê hương cách mạng trong cuộc kháng chiến chống
Pháp được nói đến nhiều trong thơ ca. Trong Việt Bắc, Tố Hữu đã viết:
“Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”.
Nắm xơi tình nghĩa ấy khiến những người lính mười năm sau vẫn nhớ, như Chế
Lan Viên đã từng tâm sự:
“Đất Tây Bắc tháng ngày khơng có lịch
Bữa xơi đầu cịn tỏa nhớ mùi hương”
(Tiếng hát con tàu)
- Mục II. Đọc – hiểu văn bản; Mục 2. Đoạn 2: Những kỉ niệm đẹp về tình quân
dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng. Khi phân tích
hai câu thơ “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy/ Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”,
GV liên hệ bài Tỳ bà hành – Bạch Cư Dị: “Hồn lau nẻo bến bờ” là biện pháp nghệ
thuật nhân hóa, đã khắc họa được cảnh vật thiên nhiên Tây Bắc như có hồn linh
thiêng, hoang dại, phảng phất trong gió trong mây. Thấp thống trong hai câu thơ
của Quang Dũng là tứ thơ được học tập từ thơ ca cổ điển:
“Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách
Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu”
(Tỳ bà hành – Bạch Cư Dị)
Tuy nhiên ý thơ của Quang Dũng có nét sáng tạo độc đáo. Nhà thơ không tả mà chỉ
gợi: cảnh vật mang vẻ đẹp trầm mặc khói sương như một bức tranh lau xưa với
những nét vẽ tài tình.

- Hoạt động Luyện tập (tiết 19): Tích hợp với bài ‘‘Khái quát văn học Việt Nam
từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX’’. GV đặt câu hỏi : Một
trong những đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 là nền văn học
mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Hãy chứng minh qua bài thơ
Tây Tiến ?
HS nhớ lại kiến thức của bài khái quát, vận dụng vào bài thơ Tây Tiến và trả
lời. Đảm bảo một số nội dung sau :
1. Khuynh hướng sử thi

17


- Đề tài: viết về cuộc kháng chiến chống Pháp, tập trung thể hiện chủ nghĩa yêu
nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua hình ảnh đồn binh Tây Tiến sống và
chiến đấu vì Tổ quốc.
- Nhân vật chính: người lính Tây Tiến – những học sinh sinh viên Hà Nội mang lí
tưởng chung của dân tộc Việt Nam thời bấy giờ, có nhiều phẩm chất cao quý, biết
gắn bó số phận mình với số phận đất nước.
- Lời thơ trang trọng, hào hùng, thiên về ngợi ca, ngưỡng mộ.
2. Cảm hứng lãng mạn
- Nỗi nhớ mang cảm xúc lãng mạn
- Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc mang vẻ đẹp lãng mạn
- Tình cảm quân dân được cảm nhận mang màu sắc lãng mạn (Đoạn thơ ‘‘Doanh
trại…hồn thơ’’)
- Hình tượng người lính mang vẻ đẹp lãng mạn : ngoại hình hào hùng, tâm hồn hào
hoa
- Nghệ thuật miêu tả đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn
=> Tất cả đã nâng đỡ người lính Tây Tiến vượt qua mọi thủ thách gian khổ để
hướng về lí tưởng, hướng về chiến thắng.
Ý nghĩa :

- Việc tích hợp với kiến thức văn học nhằm giúp HS hiểu sâu vấn đề, biết
cách xâu chuỗi kiến thức của bài học với kiến thức đã học. Từ đó giúp các em ghi
nhớ kiến thức một cách bền vững hơn.
- Khiến cho giờ học lí thú và bổ ích hơn.
Trên đây là một số kiến thức của môn Ngữ văn và các môn học khác mà tôi
đã sử dụng để hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản Tây Tiến theo hướng tích hợp.
7.1.4. Thiết kế giáo án thử nghiệm
Tiết 18. Đọc văn (theo chương trình Chuẩn)
TÂY TIẾN
- Quang Dũng -

Ngày soạn: 03/10/2019
Ngày giảng: 10/10/2019
Dạy lớp 12A9
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
1.1. Môn Ngữ văn
- Cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên miền Tây và nét hào hoa,
dũng cảm, vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ
18


1.2. Môn Lịch sử
Hiểu về cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ mà vĩ đại của nhân dân ta, về tinh
thần chiến đấu quả cảm, anh dũng của quân và dân ta trong những ngày đầu kháng
chiến chống Pháp
1.3. Môn Địa lí
- Có kiến thức về một số địa danh: Sông Mã, Mộc Châu, vùng Tây Bắc Bộ
1.4. Môn GDCD

- Trách nhiệm của thanh niên trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
1.5. Âm nhạc
- Sống có lí tưởng và quyết tâm thực hiện những mục tiêu đã đề ra.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng Đọc - hiểu văn bản, phân tích tác phẩm thơ
- Kĩ năng vận dụng kiến thức các mơn Địa lí, Lịch sử, GDCD để chiếm lĩnh tri
thức bài học một cách sâu sắc nhất.
3. Thái độ
Có thái độ trân trọng, biết ơn đối với những người lính đã anh dũng chiến đấu vì
độc lập tự do của Tổ quốc.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng CNTT, hợp tác,
giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp vấn đề, năng lực cảm thụ văn học, năng
lực phân tích ngơn ngữ, năng lực đọc – hiểu văn bản, …
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Phương pháp: GV tiến hành giờ dạy theo các phương pháp: đọc sang tạo, tái hiện,
gợi tìm, thảo luận, so sánh, thuyết giảng
- Phương tiện:
+ SGK, SGV Ngữ văn 12 cơ bản, thiết kế bài giảng
+ Tranh ảnh, tư liệu về Quang Dũng
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
Sĩ số: 41/41
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Có những “bài ca khơng bao giờ qn”, cũng có những năm tháng chiến
tranh khơng phai mờ trong kí ức. Cùng với khí thế sơi sục của những năm tháng
mưa bom bão đạn, văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc một cách
sống động bức tượng đài của những chiến sĩ anh hùng kiên trung. Những tác phẩm

ấy khiến ta không khỏi bùi ngùi, xúc động. Để cảm nhận rõ điều đó, cơ và các em
cùng đi vào đọc hiểu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
19


Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1. Khởi động
GV khởi động giờ học bằng
cách cho HS:
- Xem tranh Quang Dũng
- Nghe một đoạn bài hát
Tây Tiến (nhạc Phạm Duy),
bài hát Đồng chí (thơ Chính
Hữu)
Hoạt động 2. Hình thành
kiến thức mới
* GV hướng dẫn HS tìm
hiểu phần Tiểu dẫn
Bước 1: Chuyển giao nhiệm
vụ học tập
- Đọc phần Tiểu dẫn và tóm
tắt những nét chính về tiểu
sử và sự nghiệp sáng tác
của tác giả Quang Dũng?
- Bài thơ được tác giả sáng
tác trong hồn cảnh nào?
- Bài thơ có bốn đoạn. Nêu
ý chính của từng đoạn? Và
cho biết mạch liên kết giữa
các đoạn?

Bước 2: Thực hiện nhiệm
vụ học tập
HS dựa và SGK và hiểu biết
của bản thân để suy nghĩ,
trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả
học tập
GV gọi HS trả lời, HS khác
nhận xét
Bước 4: Đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ

Nội dung cần đạt
- HS xem tranh và nghe bài hát để có được những
cảm nhận ban đầu về nhà thơ Quang Dũng và bài
thơ Tây Tiến

I. Tiểu dẫn
1. Tác giả
a. Tiểu sử
- Quang Dũng (1921 – 1988), tên khai sinh là Bùi
Đình Diệm
- Quê quán: làng Phượng Trì – huyện Đan Phượng –
thành phố Hà Nội
- Sau Cách mạng tháng Tám, Quang Dũng tham gia
quân đội. Sau năm 1954, ông là biên tập viên Nhà
xuất bản văn học
b. Sự nghiệp
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài

- Quang Dũng mang hồn thơ phóng khống, hồn
hậu, lãng mạn và tài hoa
- Tác phẩm chính: Mây đầu ơ (thơ – 1986), Thơ văn
Quang Dũng (tuyển thơ văn – 1988)

2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời:
- Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm
1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ
biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân
đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền tây Bắc Bộ
Việt Nam.

20


sung
- GV chốt ý chính
* GV tích hợp kiến thức
lịch sử: Việt Nam những
năm đầu của cuộc kháng
chiến chống Pháp

* Tích hợp với lịch sử: Những năm đầu của cuộc
kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 –
1950)
Do thực dân Pháp bội ước, từ ngày 19/12/1946 nhân
dân ta đã bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc
chống Pháp xâm lược (1946 – 1954) với niềm tin
chiến thắng. Trong những năm đầu của cuộc kháng

chiến (1946 – 1950), ta đã xây dựng lực lượng mọi
mặt, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài và bước
đầu giành thắng lợi quan trọng với chiến thắng Việt
Bắc thu – đông năm 1947. Sau hơn hai tháng, quân
ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 địch, bắn
rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến, ca nô, phá
hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Cơ quan đầu
não được bảo toàn. Bộ đội chủ lực của ta ngày càng
trưởng thành. Với chiến thắng Việt Bắc thu – đơng
năm 1947, cuộc kháng chiến tồn quốc chống thực
dân Pháp bước sang giai đoạn mới.
-> Đoàn quân Tây Tiến ra đời trong chính hồn
cảnh ấy.
- Địa bàn hoạt động: gồm các tỉnh Sơn la, Lai Châu,
Hịa Bình, miền Tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa
(Lào)
* Tích hợp Địa lí:

* GV tích hợp kiến thức
Địa lí: Vùng Tây Bắc Bộ
của nước ta

Vị trí vùng Tây Bắc trên bản đồ Việt Nam

Vùng Tây Bắc Việt Nam bao gồm các tỉnh: Lai
Châu, Lào Cai, Sơn La, Hịa Bình, Điện Biên, n
Bái. Đây là một vùng đất giàu có về tài nguyên và có
21



vị trí chiến lược trong an ninh – quốc phịng.
- Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội,
trong đó có Quang Dũng, chiến đấu trong những
hồn cảnh rất gian khổ, thiếu thốn.
- Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị
* GV thuyết giảng thêm về khác. Rời xa đơn vị cũ chưa lâu, tại Phù Lưu Chanh,
nhan đề bài thơ:
Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến, sau đổi
- Nhớ Tây Tiến: là nỗi nhớ thành Tây Tiến
gợi thành hình, thành tên,
nỗi nhớ bồng bột, bồi hồi,
trào lên qua câu chữ
- Tây Tiến: nỗi nhớ lặn
xuống tầng sâu tâm hồn.
Khơng nói nhớ mà vẫn da
diết nhớ, chơi vơi nhớ, xôn b. Bố cục
xao trong ước hẹn “Ai lên - Đoạn 1: Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ
Tây Tiến mùa xuân ấy/Hồn dội, thơ mộng và vẻ đẹp hình tượng người lính trên
về Sầm Nứa chẳng về xuôi” chặng đường hành quân đầy gian lao nhưng thắm
-> Quang Dũng đã lược đi tình quân dân.
chữ “nhớ” để ý thơ không - Đoạn 2: Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong
lộ mà tập trung làm nổi bật đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ
hình tượng người lính Tây mộng
Tiến. Khơng có chữ “nhớ” - Đoạn 3: Chân dung người lính Tây Tiến
mà cả bài thơ vẫn trào dâng - Đoạn 4: Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây
một nỗi nhớ tha thiết mãnh => Mạch liên kết giữa các đoạn của bài thơ là mạch
liệt.
cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ.
* GV hướng dẫn HS đọc - II. Đọc - hiểu văn bản
hiểu văn bản

1. Đoạn 1: Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ,
1. GV hướng dẫn HS đọc dữ dội, thơ mộng và vẻ đẹp hình tượng người lính
hiểu đoạn 1 bài thơ
trên chặng đường hành quân đầy gian lao nhưng
* GV dẫn dắt: Đây là đoạn thắm tình quân dân
mở đầu bài thơ, bao trùm là
nỗi nhớ Tây Tiến -> dựng
lên bức tranh thiên nhiên
Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội,
gợi lại những chặng đường
hành quân gian khổ của
đoàn quân Tây Tiến
22


Bước 1: Chuyển giao nhiệm
vụ học tập
- 4 câu thơ đầu gợi cho
chúng ta cảm nhận về điều
gì?
- Ở những câu thơ tiếp theo,
khung cảnh thiên nhiên
miền Tây hiện ra có gì đặc
biệt?
+ Thiên nhiên hùng vĩ,
hoang sơ?
+ Cách ngắt nhịp của câu
thơ “Ngàn thước lên cao
ngàn thước xuống” có gì
đặc biệt?

+ Hình ảnh “súng ngửi
trời” gợi cho anh/chị cảm
nhận như thế nào?
+ Thiên nhiên thơ mộng, trữ
tình?
- Giữa cái hùng vĩ, dữ dội,
hoang sơ đó, hình ảnh đồn
qn Tây Tiến đã hiện ra
như thế nào trong lời thơ?
- 2 câu thơ cuối của đoạn
nói về điều gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm
vụ học tập
HS dựa và SGK và hiểu biết
của bản thân để suy nghĩ,
trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả
học tập
GV gọi HS trả lời, HS khác
nhận xét
Bước 4: Đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ

* 4 câu thơ đầu: Nói lên cảm hứng chủ đạo của cả
bài thơ: nỗi nhớ Tây Tiến – nỗi nhớ ấy khơng thể
kìm nén trong lịng mà đã cất lên thành tiếng gọi tha
thiết:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

- Địa danh Sơng Mã: quen thuộc, gắn bó với đồn
qn Tây Tiến

23


sung
- GV chốt ý chính
* GV bình: Câu thơ đầu
mang giọng điệu cảm thán.
Hai chữ “xa rồi”, “ơi” thể
hiện sự tiếc nuối, hụt hẫng
cùng khát vọng trở về một
miền tâm hồn thân thương
của thi sĩ: Tây Tiến – Sông

* GV tích hợp Địa lí: Giới * Tích hợp Địa lí:
thiệu cho HS về dịng sơng


Sơng Mã mùa nước cạn

Sơng Mã là một con sơng của Việt Nam và
Lào có chiều dài 512 km, trong đó phần trên lãnh
thổ Việt Nam dài 410 km và phần trên lãnh thổ Lào
dài 102 km. Lưu vực của sông Mã rộng 28.400 km2,
phần ở Việt Nam rộng 17.600 km2, cao trung bình
762 m, độ dốc trung bình 17,6%, mật độ sơng suối
tồn lưu vực 0,66 km/km2. Lượng nước trung bình
năm 52,6 m3/s. Sơng Mã chủ yếu chảy giữa vùng

rừng núi và trung du. Phù sa sông Mã là nguồn chủ
yếu tạo nên đồng bằng Thanh Hóa lớn thứ ba ở Việt
Nam.
Sơng Mã có giá trị rất lớn về mặt thủy điện.
Tiềm năng thủy điện lý thuyết của hệ thống sông Mã
là 12 tỷ kW, tiềm năng có thể khai thác là 4.732
24


triệu kW và tiềm năng kinh tế là 2,43 tỷ kW. Cùng
với nhiệm vụ phát điện, hệ thống này còn có nhiệm
vụ thủy lợi: cấp nước cho nơng nghiệp, chống lũ hạ
du.
- Nỗi nhớ ấy được diễn tả qua từ “chơi vơi” – vừa cụ
thể hóa vừa hình tượng hóa một nỗi buồn mênh
mang mà sâu lắng.
- Nỗi nhớ ấy gọi về hàng loạt địa danh khác: Sài
Khao, Mường Lát -> từng gắn bó với đồn qn Tây
Tiến – nơi thấm máu xương của những người lính
Tây Tiến, khắc sâu những kỉ niệm khơng thể nào
qn.

* GV bình: Ca dao cũng có
câu viết về nỗi nhớ “Ra về
nhớ bạn chơi vơi”. Ở đây,
Quang Dũng sử dụng từ
“chơi vơi” thể hiện nỗi nhớ
trong hồi niệm, nỗi nhớ
một vùng bồng bềnh sương
khói, chênh chao giữa hai

bờ hư thực, lại vừa hiện
thực hóa vừa lãng mạn hóa
một nỗi nhớ Tây Tiến mênh
mang, trăn trở trong đáy sâu
tâm hồn thi nhân.
* Khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang
sơ và dữ dội nhưng cũng rất thơ mộng, trữ tình
- Nhớ về Tây Tiến, Quang Dũng nhớ về khung cảnh
thiên nhiên miền Tây hiểm trở, gập ghềnh:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
+ Những câu thơ ngắt nhịp 4/3, câu thơ như bị bẻ
làm đơi để tạo hình độ cao dựng đứng giữa hai triền
dốc núi
-> gợi sự hiểm trở của con đường hành quân: có
đoạn lên cao chót vót, có đoạn xuống dốc thăm
thẳm, có đoạn khúc khuỷu.
+ Những từ láy giàu sức tạo hình được đặt liên tiếp
nhau để đặc tả sự gian nan, trùng điệp: khúc khuỷu,
thăm thẳm, heo hút
Khúc khuỷu: đường đi hiểm trở, gập ghềnh
Thăm thẳm: vừa gợi độ cao, vừa gợi chiều sâu, cảm
giác như hút tầm mắt, không biết đâu là giới hạn
cuối cùng
Heo hút: gợi sự vắng vẻ, quạnh hiu
+ Câu thơ “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”:
nhịp thơ bị bẻ đôi một cách đột ngột -> diễn tả sự
25



×