Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

giúp học sinh hoc tốt môn đạo đức lớp 4, 10-11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.73 KB, 11 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
Trường tiểu học Nguyễn Minh Chấn
----------------*******-----------------
Giáo viên thực hiện: Hồ Thị Sáu
Năm học : 2010-2011
1
A) ĐẶT VẤN ĐỀ:
Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh là
yêu cầu thường xuyên của công tác giáo dục, đồng thời cũng là yêu cầu hết sức
cấp thiết trong bối cảnh như hiện nay.
Bởi do ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường nên hiện tượng học sinh
coi thường kỉ luật, thiếu lễ độ với người trên xuất hiện ngày càng nhiều. Tình
trạng các em lười biếng, không chịu khó học tập, thích quay cóp cũng gia
tăng.Trong khi nền văn hóa dân tộc ngày nay được hoàn thiện thì những hành vi
trái với đạo đức vẫn còn tồn tại (mà tồn ngay trong chính chính trường học). Có
thể nó sẽ lan rộng ra nếu như chúng ta không kịp ngăn chặn.
Làm thế nào để giáo dục đạo đức cho học sinh một cách có hiệu quả? Đòi
hỏi những người làm công tác giáo dục phải biết chọn cho mình những cách
giảng dạy phù hợp nhất.
Thực tế qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy: Ngoài việc giáo dục đạo
đức cho học sinh thông qua các môn học như: Tiếng việt, Lịch sử, Địa lí, Khoa
học ... còn có một con đường giáo dục đạt hiệu quả, phù hợp với tâm sinh lí lứa
tuổi đó chính là giáo dục trực tiếp qua môn đạo đức. Vì qua môn học này, ta có
điều kiện giáo dục đạo đức cho các em một cách có hệ thống theo chương trình
khá chặt chẽ; giúp hình thành được ý thức đạo đức ở mức độ sơ giản, định
hướng rèn luyện một cách có tự giác những hành vi, thói quen hành vi đạo đức
tương ứng. Thông qua các bài học đạo đức sẽ giúp các em có ý thức học tốt các
môn học khác và tạo tiền đề cho hoạt động đạo đức.
Do đó, việc giảng dạy tốt môn Đạo đức ở tiểu học nói chung và của lớp 4
nói riêng là yêu cầu hết sức quan trọng.
B) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:


I. TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN GIẢNG DẠY
TỐT MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 4:
1. Tìm hiểu đặc điểm tình hình chung của học sinh khối 4:
Trong thời gian giảng dạy môn đạo đức lớp 4 tôi cùng các bạn đồng
nghiệp có nhận xét như sau:
- Các em học sinh khối lớp 4 rất hiếu động và thiếu sự kiềm chế, thích bắt
chước, rất tò mò và ham học hỏi. Tuy trình độ nhận thức của các em có phát
triển hơn so với học sinh ở độ tuổi lớp 2, 3 nhưng kinh nghiệm sống của các em
vẫn còn quá non nớt, chưa có đủ năng lực nhận thức các chuẩn mực đạo đức..
Các em có xu hướng thích vui chơi nhiều hơn học tập dẫn đến việc
một số em chưa có tinh thần vượt khó trong học tập, thường xuyên vi phạm nội
qui trường, lớp ... Nếu không tìm cách khắc phục thì chắc chắn kết quả mỗi năm
sẽ đạt không cao.
2
2. Tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn
diện của học sinh:
a) Điều kiện, hoàn cảnh gia đình:
Đa số các em đều ở vùng nông thôn, ba mẹ làm nông, một số em có ba mẹ
đi làm ăn ở xa..Do điều kiện hoàn cảnh của các em khác nhau nên những mặt
hạn chế cũng khác nhau chẳng hạn: làm ruộng, làm vườn,... thì ít có điều kiện
theo sát con em trong việc học tập hàng ngày cũng như quản lý chặt chẽ hoạt
động vui chơi từng giờ của các em. Năm học 2010- 2011 tôi được phân công
giảng dạy Phân môn đạo đức trong đó đạo đức lớp 4. Trong thời gian giảng dạy
tôi đã tìm hiểu chương trình môn đạo đức lớp 4:
Hiện nay, học sinh lớp 4 của cả nước đã được học chương trình sách giáo
khoa mới ... Qua tìm hiểu cặn kẻ về môn đạo đức tôi tâm đắc và thật sự say mê
giảng dạy môn học này.
a) Về nội dung sách giáo khoa Đạo đức lớp 4:
Chương trình môn đạo đức lớp 4 gồm 14 bài, đề cập đến các chuẩn mực
hành vi trong các mối quan hệ (quan hệ với bản thân; quan hệ với gian đình;

quan hệ với nhà trường; quan hệ với cộng đồng xã hội; quan hệ với môi trường
tự nhiên).
- Mỗi bài học được cấu trúc như sau:
+ Thông tin/ sự kiện / tình huống ... để đặt vấn đề cho học sinh suy nghĩ.
Câu hỏi: Mỗi bài có từ 2 đến 3 câu hỏi nhằm hướng dẫn học sinh khai
thác, phân tích các thông tin, sự kiện, tình huống ... để giải quyết, rút ra bài học
đạo đức.
Bài tập: Mỗi bài gồm 5 đến 7 bài tập các dạng bài tập rất phong phú và
đa dạng để giúp học sinh củng cố lại kiến thức, hình thành thái độ, kỉ năng và
hành vi tích cực: Đóng vai, quan sát tranh và kể chuyện tranh, xây dựng phần
kết của câu truyện có kết cục mở, thảo luận, phân tích tình huống, tranh tình
huống, trò chơi có liên quan đến bài học, xứ lí tình huống, điền từ thích hợp vào
chỗ trống, bày tỏ ý kiến, thái độ, hát múa, kể chuyện, đọc thơ, đọc cao dao, tục
ngữ hoặc vẽ tranh về chủ đề đạo đức ...
Thực hành: Mục đích để hướng dẫn học sinh thực hành bài học trong cuộc
sống thực tiễn và chuẩn bị bài tiếp theo.
b) Về tổng thời lượng dành cho môn đạo đức lớp 4:
Là 35 tiết/năm học được phân bổ như sau:
- 14 bài dạy trong 28 tiết.
- Ôn tập và kiểm tra học kỳ 1, cuối năm 4 tiết.
- Đặc biệt có 3 tiết để sử dụng dạy những vấn đề cần thiết của lớp, trường,
địa phương (phần mềm).
3
c) Về quan điểm khi dạy môn đạo đức lớp 4:
Day môn đạo đức là quá trình chuyển tải những giá trị chuẩn mực đạo
đức của xã hội hình thành niềm tin, tình cảm và hành vi đạo đức của học sinh.
Điều đó chỉ có kết quả tốt khi học sinh hứng thú, tích cực chủ động tham gia vào
quá trình dạy học.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN
ĐẠO ĐỨC LỚP 4:

1. Xác định mục tiêu từng bài dạy:
Mục tiêu bài dạy chính là "kim chỉ nam" cho giáo viên khi tiến hành tổ
chức giờ dạy, mục tiêu của từng bài được thực hiện trong 2 tiết.
+ Ở tiết 1: Chủ yếu cung cấp cho học sinh những tri thức về chuẩn mực
hành vi, bao gồm:
. Yêu cầu của chuẩn mực hành vi.
. Ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện
. Cách thực hiện chuẩn mực hành vi đạo đức.
+ Ở tiết 2: Mục tiêu của bài lên lớp ở tiết 2 cũng cùng mục đích. Mục tiêu
chủ yếu của bài là hình thành cho học sinh những kĩ năng, hành vi để các em có
thể ứng xử đúng đắn trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập, lao động ở nhà trường,
gia đình và ngoài xã hội.
Vì vậy, cần xác định rõ: Cần hình thành kĩ năng gì? Chúng sẽ giúp học
sinh ứng xử như thế nào? Ngoài ra, bài lên lớp ở tiết 2 còn góp phần củng cố ý
thức và hình thành thái độ đạo đức cho học sinh.
2. Xem xét nội dung từng bài:
Bước tiếp theo tôi đọc kĩ từng nội dung, kiến thức được thể hiện ở sách
giáo khoa nhằm mục đích xem xét nội dung có phù hợp với lớp chưa? Từ đó có
thể sưu tầm và chọn một truyện, tình huống khác ... hay thay thế những bài tập
có nội dung gần gủi với thực tế của lớp. Điều quan trọng là căn cứ vào gợi ý của
sách, tính đến hoàn cảnh cụ thể của địa phương mình, lớp mình để đi đến một
quyết định thích hợp với yêu cầu cần (mục tiêu) nội dung, phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học cụ thể.
Ví dụ: Nội dung bài "Giữ gìn các công trình công cộng" (SGK Đạo đức
trang 34) có bài tập 2a.
Hoặc ở bài "Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ" (SGK Đạo đức trang 17,
18, 19) bài tập (1d).
5. Lựa chọn và vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức, phương
tiện giảng dạy môn đạo đức lớp 4:
4

Đây cũng là vấn đề trọng tâm quyết định thành công trong tiết dạy. Vì
vậy, phải cân nhắc khi lựa chọn vận dụng các phương pháp, hình thức, phương
tiện để giảng dạy.
a) Trong tiết 1: Để giải quyết nhận thức cần phải giải quyết tốt 3 bước:
- Cung cấp biểu tượng
- Xây dựng mẫu hành vi
- Ghi nhớ
+ Biểu tượng đạo đức được đưa ra với hình thức: Truyện kể, tình huống,
thông tin để giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác, phân tích. Từ đó rút ra bài
học đạo đức.
* Tình huống đạo đức: Một tình huống liên quan đến bài đạo đức đưa ra,
trong đó các nhân vật chưa thực hiện hành vi ứng xử của mình (tình huống mở).
Bên cạnh truyện kể, tình huống đạo đức còn có hình thức để
xây dựng biểu tượng đạo đức thật sinh động, hấp dẫn đó là cung cấp thông tin.
* Thông tin: Đây là những thông tin có liên quan chặt chẽ với chuẩn mực
hành vi được giáo dục cho học sinh. Chúng được nêu ra để các em phân tích và
rút ra kết kết luận cần thiết. Từ kết luận này, học sinh có được bài học đạo đức
tương ứng.
Ví dụ: Khi dạy bài "Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo" (SGK
trang 37).
+ Khâu chuẩn bị: Ở họa động nối tiếp của tiết trước, giáo viên dặn dò học
sinh sưu tầm tranh ảnh, thông tin qua báo đài ... về các vấn đề có liên quan đến
thông tin trong SGK, đến chủ đề hoạt động nhân đạo. Đầu giờ mang ra trao đổi
để các bạn cùng xem, cùng tìm hiểu những khó khăn do thiên tai, chiến tranh ...
gây ra. Suy nghĩ xem mình có thể làm gì để giúp đỡ họ.
pháp góp phần giải quyết những khó khăn mà những nạn nhân đang gánh
chịu. Báo cáo được những hoạt động nhân đạo mà địa phương đã làm được.
- Khi vận dụng các phương pháp trong giờ dạy, giáo viên cần lưu ý không
nên quá bám theo sách giáo viên mà tổ chức giờ dạy.
Có thể nói, học sinh lớp 4 có những kinh nghiệm nhất định về cách ứng

xử (tuy chưa sâu) cho nên, giáo viên cần vận dụng tốt những phương pháp học
tích cực, tạo điều kiện cho các em được nói nhiều hơn.
- Chuẩn mực hành vi ở lớp 4 mang tính tổng hợp mà mỗi truyện kể, tình
huống thông tin chỉ nêu lên một khía cạnh của hành vi. Bởi vậy, từ khía cạnh
được nêu lên, giáo viên phải khéo léo gợi mở, dẫn dắt phù hợp để xây dựng một
mẫu hành vi theo yêu cầu đạo đức phù hợp với năng lực đạo đức của các em.
Ví dụ: Trong bài "Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ" (SGK trang 17) từ tấm
gương của Hưng biết biếu bà cái bánh xốp mềm và thơm. Giáo viên cần giúp
5

×