Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Một số giải pháp nhằm năng cao hiệu quả công tác quản lý học sinh nội trú trong trường PTDTBT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.84 KB, 23 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo
dục nói chung và giáo dục dân tộc nói riêng đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều
chế độ chính sách ưu tiên cho giáo dục vùng miền núi được thực hiện và đã mang lại
nhiều hiệu quả thiết thực. Nghị quyết TW 2 khóa VIII của Đảng đã khẳng định:“Đối với
miền núi, vùng sâu, vùng khó khăn, xoá “điểm trắng” về giáo dục ở ấp, bản. Mở thêm
các trường dân tộc nội trú và các trường bán trú ở cụm xã, các huyện, tạo nguồn cho các
trường chuyên nghiệp và đại học để đào tạo cán bộ cho các dân tộc, trước hết là giáo
viên, cán bộ y tế, cán bộ lãnh đạo và quản lý”.
Thông báo Kết luận số 242-TB/TƯ ngày 15 tháng 04 năm 2009 của Bộ Chính trị về
tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2 khóa VIII, phương hướng giáo dục đào tạo đến năm
2020: “Nhà nước tập trung đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng có đồng bào dân tộc
thiểu số, từng bước giảm về sự chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng
miền...Tiếp tục phát triển hệ thống trường nội trú, bán trú, thực hiện tốt chính sách ưu
tiên, hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số”.Quyết định 85/2010/QĐ-TTg ngày
21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh
bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú, thống nhất tên gọi là trường phổ thông dân
tộc bán trú (PTDTBT) và HSBT. Thông tư 65/2011/TTLT-BTC-BGDĐT-BKHĐT ngày
22/12/2011 của Bộ Tài chính- Bộ Giáo dục và Đào tạo- Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc
hướng dẫn thực hiện Quyết định 85/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Nghị định
116/2010/NĐ-CP, Thơng tư 08/TTLT-BNV-BTC về hướng dẫn một số điều của Nghị
định 116/NĐ-CP; Nghị định 49/2010/NĐ-CP về quy định miễn giảm học phí, hỗ trợ
kinh phí học tập...Đặc biệt là khi có Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường
PTDTBT- Là văn bản chính thức “khai sinh” ra hệ thống trường PTDTBT trên
phạm vi toàn quốc.
Đây là loại hình trường chuyên biệt được Nhà nước thành lập cho con em các dân tộc
thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn cán bộ cho các vùng này. Học sinh bán
trú là học sinh ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, được cấp có thẩm quyền


cho phép ở lại trường để học tập trong tuần, do không thể đi đến trường và trở về nhà
trong ngày. Trường PTDTBT có tính chất phổ thơng vừa có tính chất dân tộc và bán trú.
Trường thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường phổ thông và nhiệm vụ liên
quan đến tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổ chức
nuôi dưỡng phù hợp với học sinh bán trú. Học sinh bán trú được Nhà nước hỗ trợ tiền
ăn, hỗ trợ nhà ở. Trường PTDTBT được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị như:
giường nằm, nhà bếp, phịng ăn, nhà tắm, cơng trình vệ sinh và các thiết bị kèm theo,
hàng năm được mua sắm, bổ sung dụng cụ để phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể dục thể
thao.
1


Như vậy, ở trường phổ thông dân tộc bán trú, công tác quản lý học sinh nội trú là một
vấn đề hết sức quan trọng không chỉ là việc gải quyết vấn đề đi lại và duy trì số lượng
học sinh mà nó cịn giúp học sinh ngoan hơn, khỏe hơn, giỏi hơn và tiến bộ hơn; biết
đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau trong cuộc sống và trong học tập, giúp học sinh chủ
động trong sinh hoạt, học tập; chống lại thói quen tự do tùy tiện, lười biếng, ỷ lại vào gia
đình, vào sự bảo trợ chăm lo của nhà nước. Là một giáo viên được phân công làm công
tác quản lý nội trú học sinh của trường, tơi ln trăn trở, suy nghĩ, tìm tịi để có phương
pháp tổ chức quản lý công tác học sinh nội trú nhằm làm tốt công tác giáo dục đặc thù,
giúp các em tiến bộ nhanh hơn về mọi mặt. Đó là lí do tơi chọn đề tài “Một số giải pháp
nhằm năng cao hiệu quả công tác quản lý học sinh nội trú trong trường PTDTBT” để
thực hiện.
Từ khi có mơ hình trường phổ thơng dân tộc bán trú, đã có nhiều cán bộ giáo viên
viết đề tài về cơng tác quản lí học sinh nội trú. Nhưng mỗi đề tài đều chứa đựng phạm vi
rộng hẹp, những nội dung, giải pháp theo từng khía cạnh khác nhau. Và đặc biệt sự khác
nhau về trình độ dân trí, về văn hóa, phong tục tập quán của người dân và đặc điểm tình
hình kinh tế xã hội nơi địa bàn trường đóng là yếu tố quyết định đối với giải pháp quản
lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý học sinh nội trú của từng trường.
2. Điểm mới của đề tài.

Điểm mới của đề tài là nghiên cứu cách thức tổ chức quản lý học sinh nội trú trong
trường phổ thơng dân tộc bán trú- một mơ hình trường học chuyên biệt và mới ở tỉnh
nhà. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đối tượng học sinh người dân tộc Bru- Vân
Kiều. Tất cả các em đều ở xa trường trên 04 km đối với các em học sinh Tiểu học và 07
km đối với các em học sinh Trung học cơ sở. Các em không thể đi về trong ngày được
mà phải ở lại nội trú của trường trong suốt cả tuần học. Làm thế nào để tổ chức, quản lý
học sinh nội trú là nhiệm vụ hết sức quan trọng của người làm công tác quản lý nội trú
và của nhà trường PTDTBT có học sinh nội trú. Là người được phân cơng làm cơng tác
phó ban quản lý nội trú học sinh, tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để công tác quản
lý học sinh nội trú mang lại hiệu quả cao nhất. Từ việc tổ chức nội trú và nề nếp sinh
hoạt đến vấn đề tổ chức ni dưỡng, chăm sóc sức khỏe học sinh; đảm bảo an ninh trật
tự; tổ chức giáo dục kỹ năng sống; tổ chức và hướng dẫn hoạt động tự học, tự rèn luyện;
tổ chức các hoạt động lao động sản xuất; tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục
thể thao và các nhu cầu tinh thần; việc quản lý phân công con người để tổ chức thực hiện
tốt các nhiệm vụ trên nhằm giúp các em sớm tiến bộ về mọi mặt.
3. Phạm vi áp dụng của đề tài.
Đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý học sinh nội
trú trong Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú” nghiên cứu về cách thức tổ chức quản
lý học sinh nội trú trong trường phổ thông dân tộc bán trú thuộc vùng có điều kiện kinh
tế- xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh nhà, nơi có đa số là người dân tộc thiểu số Bru-Vân
Kiều sinh sống.
Đề tài có thể vận dụng đối với các trường PTDTBT và trường PTDTNT với đối
tượng học sinh là con em đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều.
2


II. PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng của vấn đề tổ chức quản lý học sinh nội trú ở đơn vị.
- Như tôi đề cập ở trên, học sinh trường PTDT bán trú là học sinh ở vùng có điều
kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, được cấp có thẩm quyền cho phép ở lại trường để

học tập trong tuần, do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày. Các em là học
sinh nhà xa trường phải về trọ học, ăn nghỉ tại trường. Đa số các em là con em đồng bào
dân tộc Bru- Vân Kiều thuộc diện hộ nghèo. Vì thế việc chăm lo điều kiện ăn ở, học tập,
đi lại của gia đình đối với con em còn nhiều hạn chế. Nhiều gia đình phó mặc con em
cho thầy cơ và nhà trường. Nhiều phụ huynh khơng biết con mình học tập như thế nào,
xếp loại học lực- hạnh kiểm gì, lên lớp hay ở lại; con mình ăn ở ra sao tại trường ...
- Trường nơi tôi công tác là trường học đầu tiên của tỉnh nhà được UBND huyện
quyết định chuyển từ trường TH&THCS sang hoạt động theo mơ hình trường PTDTBT
từ năm học 2012- 2013. Đây là loại hình trường chuyên biệt và mới nên trong hai năm
thực hiện nhà trường gặp phải rất nhiều khó khăn về mọi mặt, đặc biệt là trong công tác
học sinh nội trú. Việc vận động học sinh đến ở nội trú đã khó, nhưng để tổ chức các hoạt
động nội trú cho các em lại càng khó hơn gấp nhiều lần. Sau đây là một số khó khăn cịn
tồn tại đó là:
1.1. Những thuận lợi:
Mơ hình trường PTDTBT TH&THCS tại đơn vị tơi công tác đến đầu năm học 20142015 đã trải qua hai năm hoạt động và đã khẳng định tính ưu thế của mơ hình với nhiều
điểm nỗi trội, cụ thể là:
- Được sự quan tâm của phòng giáo dục và UBND huyện nên cơ sở vật chất của nội
trú được trang cấp khá đầy đủ, có đủ phịng ở, phịng ăn, phịng bếp, cơng trình vệ sinh
hợp vệ sinh, phịng ở được trang bị khá đầy đủ các đồ dùng, dụng cụ, thiết bị như chăn,
màn, gối, quạt, thao chậu...
- Chất lượng học sinh ngày càng đi vào ổn định theo hướng thực chất, từ chất lượng
đại trà đến chất lượng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, chất lượng tuyển sinh vào lớp
10 luôn đứng đầu trong các trường miền núi của huyện nhà.
- Học sinh là học sinh người dân tộc Bru- Vân kiều, các em chất phác, thật thà, trung
thực, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh và có tinh thần đồn kế.
- Học sinh đã có ý thức đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động cộng đồng.
- Bước đầu đã có kinh nghiệm trong cơng tác điều hành, quản lý học sinh nội trú,
hoạt động của học sinh từng bước đi vào nề nếp.
1.2. Những khó khăn.
1.2.1. Khó khăn trong tổ chức nội trú và nề nếp sinh hoạt.

- Tỷ lệ học sinh bán trú tăng qua hàng năm, do vậy số học sinh có nhu cầu vào ở tại
khu nội trú ngày càng đông:

3


+ Năm học 2013-2014 số học sinh bán trú toàn trường có 131 học sinh, trong đó số
học sinh ở lại tại khu nội trú là 36 em còn lại phải ở nhà dân.
+ Năm học 2014-2015 có số HSBT là 175 em, trong đó ở lại tại nội trú là 95 em.
Số lượng học sinh ở lại khu nội trú đông kéo theo các điều kiện về cơ sở vật chất đáp
ứng cho các em sinh hoạt sẽ gặp khó khăn khi bước vào năm học.
- Hàng năm số học sinh bán trú, ở nội trú có sự thay đổi, lớp lớn ra trường, lớp nhỏ
vào, đặc biệt năm học 2014-2015 có cả học sinh lớp 3, lớp 4 về ở tập trung tại khu nội
trú nên rất khó khăn cho nhà trường về công tác tổ chức cũng như điều hành hoạt động
cho đối tượng học sinh nhỏ tuổi mới tuyển vào hàng năm. Bỡi lẻ: Học sinh chưa tự lập
được, chưa có thói quen xa nhà và sống tập thể, lạ lẫm với nhiều điều như:
+ Nhiều học sinh chưa có thói quen tuân thủ thời gian biểu khu nội trú.
+ Ý thức bảo vệ tài sản cơng, sử dụng hợp lí tiết kiệm điện, nước sinh hoạt cịn nhiều
hạn chế.
+ Cơng tác vệ sinh cá nhân, phịng ở, mơi trường xung quanh của nhiều em chưa
được tiến hành thường xuyên và còn bẩn.
+ Nhiều em đi tiểu tiện, đại tiện không đúng chổ.
1.2.2.Tổ chức nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe học sinh nội trú.
- Nhiều em chưa hình thành được thói quen tự chăm sóc sức khỏe của bản thân.
- Một số em còn chưa bỏ hẳn thoái quen ăn bốc bằng tay, trong bữa ăn cịn để thức ăn
rơi vải nhiều.
- Thói quen học sinh uống nước lã vẫn còn phổ biến.
- Chất lượng bữa ăn vẫn cịn chưa đảm bảo vì chưa có sự hỗ trợ thêm từ gia đình hay
các tổ chức cá nhân khác, mà chỉ sử dụng nguồn kinh phí tiền ăn do nhà nước hỗ trợ để
tổ chức nấu ăn cho các em.

1.2.3. Tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nội trú.
- Nhiều em đặc biệt là học sinh lớp 3 chưa biết tự chăm sóc bản thân như: vệ sinh cá
nhân, giặt, phơi, gấp chăn, màn, áo quần; giữ gìn sức khỏe;...
- Vẫn cịn một số hành vi ứng xử thiếu văn hóa như học sinh lớn tuổi bắt nạt học sinh
nhỏ tuổi.
- Kỹ năng sử dụng, bảo quản dụng cụ, thiết bị trong phòng ở còn nhiều hạn chế.
- Kỹ năng ăn uống khoa học hợp vệ sinh vẫn còn hạn chế.
1.2.4. Tổ chức và hướng dẫn học sinh tự học, tự rèn luyện.
- Đa số các em chưa có ý thức tự giác trong học tập, thích chơi hơn thích học.
- Nhiều học sinh ở các bản lẻ mới ra ở nội trú chưa có thói quen học bài cũ và chuẩn
bị bài mới ở nhà, nên vào các thời gian tự học các em thường gây mất trật tự, đi lại nhiều
gây ảnh hưởng đến hoạt động tự học của các bạn khác.
4


- Phòng ở của các em vẫn còn chật chội nên phần nào đã ảnh hưởng đến hoạt động
học bài của các em.
- Một số giáo viên trực chưa làm tốt việc hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc tự học
của học sinh.
- Việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học và thực hiện kế hoạch vẫn cịn
ít.
1.2.5. Tổ chức hoạt động lao động sản xuất.
- Ý thức ỉ lại, trông chờ vào các nguồn hỗ trợ của nhà nước vẫn còn phổ biến trong
dân và trong học sinh, nên các em còn lười lao động.
- Diện tích đất trống trong khuồn viên của nhà trường ít, hơn thế nữa đất xấu và bạc
màu nên khó để tổ chức cho các em trồng trọt một số loại rau, quả, cũng như tổ chức
nuôi heo....
1.2.6. Tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các nhu cầu tinh
thần cho học sinh nội trú.
- Hoạt động của các câu lạc bộ đơi khi cịn mang tính hình thức, hiệu quả cịn chưa

cao.
- Ý thức tự giác trong tập luyện của học sinh còn hạn chế.
- Thói quen ngủ dậy đúng giờ, tập thể dục buổi sáng cịn hạn chế.
- Các em ít được tham gia các trị chơi mang bản sắc dân tộc.
1.2.7. Việc tìm hiểu, nắm vững phong tục, tập quán và đặc điểm tâm sinh lý học
sinh dân tộc.
- Nhiều giáo viên, nhân viên ít tìm hiểu và nắm chưa chắc chắn các phong tục, tập
quán cũng như đặc điểm tâm sinh lý học sinh dân tộc, nên dẫn đến gặp nhiều khó khăn
trong công tác.
- Một bộ phận giáo viên, nhân viên cịn ngại tiếp xúc, ít quan tâm trao đổi với học
sinh.
- Việc học tiếng, nói và giao tiếp bằng tiếng Bru- Vân Kiều của đội ngũ vẫn còn
nhiều hạn chế.
1.2.8. Một bộ phận giáo viên chưa làm tròn trách nhiệm của mình trong cơng
tác bán trú và nội trú của nhà trường.
- Một bộ phận giáo viên, nhân viên việc có lúc có khi chưa nhận thức đầy đủ vai trị
nhiệm vụ của bản thân khi cơng tác tại vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, đặc
biệt là cơng tác tại trường PTDTBT. Cịn vinh vào khó khăn nên sự cố gắng trong công
việc mang lại hiệu quả còn chưa cao.
- Giáo viên chủ nhiệm chưa làm tốt công tác hướng dẫn HS về lối sống, về tham gia
các hoạt động tập thể, về vệ sinh môi trường...
5


- Giáo viên bộ môn chưa phối kết hợp vấn đề trực và vấn đề hướng dẫn HS học tập,
xem nhẹ và chưa làm tốt công tác trực buổi tối, buổi trưa, có khi chỉ đến cho có mặt.

6



2. GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỌC
SINH NỘI TRÚ TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ.
2.1. Giải pháp đối với công tác tổ chức nội trú và xây dựng nề nếp sinh hoạt:
* Làm tốt công tác tuyên truyền để mỗi một cán bộ, giáo viên, nhân viên khi
công tác tại trường PTDTBT nắm được trách nhiệm của mình.
- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên của nhà trường học tập, nghiên cứu Thơng tư
24/2010/TT-BGDĐT, để từ đó xác định rõ nhiệm vụ của mình trong trường PTDBT, cụ
thể như sau:
+ Hiệu trưởng trường PTDTBT thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường
phổ thơng, ngồi ra cịn có các nhiệm vụ sau:
Nắm vững chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, có hiểu biết về phong tục, tập
quán các dân tộc thiểu số và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc của địa phương;
Biết sử dụng ít nhất một tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương để giao tiếp với học sinh
và cộng đồng;
Phối hợp với chính quyền, các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương trong
quản lí, chăm sóc học sinh bán trú.
+ Giáo viên trường PTDTBT thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại
Điều lệ trường phổ thông và các nhiệm vụ sau:
Biết sử dụng ít nhất một tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương để giao tiếp với học sinh
và cộng đồng;
Tìm hiểu, nắm vững phong tục tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh các dân tộc nơi
công tác;
Vận dụng phương pháp dạy học phù hợp đối tượng học sinh dân tộc; tham gia quản
lý, giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp.
+ Nhân viên trường PTDTBT thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại
Điều lệ trường phổ thông, nhiệm vụ trong hợp đồng và các nhiệm vụ sau:
Học ít nhất một tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương để sử dụng trong giao tiếp với
học sinh và cộng đồng;
Tìm hiểu phong tục tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh các dân tộc thiểu số nơi
công tác.

- Kết quả: Cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường cơ bản xác định được trách
nhiệm nghĩa vụ của bản thân khi cơng tác tại trường PTDTBT.
* Tích cực trong cơng tác tham mưu cho chính quyền địa phương, Phịng giáo
dục và UBND huyện về vấn đề xây dựng nhà nội trú cho học sinh.
- Căn cứ vào kế hoạch phát của nhà trường, hiệu trưởng nhà trường phải chủ động và
kịp thời trong cơng tác tham mưu với chính quyền địa phương, phòng giáo dục và
UBND huyện về vấn đề nhà ở cho học sinh nội trú. Công tác tham mưu này phải được
7


tiến hành sớm ngay từ đầu năm học 2013-2014 để khi bước sang năm học 2014-2015
mới đủ phòng ở cho học sinh.
- Kết quả: Bước vào đầu năm học 2014-2015, nhà trường nhận bàn giao thêm 05
phòng ở cho học sinh nội trú.
* Tổ chức phân công nhiệm vụ các thành viên ban quản lý khu nội trú học sinh:
Đầu năm học, Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập Ban quản lý nội trú
học sinh theo Quyết định số: 20/QĐ-HT, ngày 15 tháng 9 năm 2014. Gồm 22 đồng chí.
Trong đó đồng chí Phó hiệu trưởng bậc THCS làm trưởng ban. Đồng chí Tổng phụ trách
trách Đội làm phó ban thường trực. Đồng chí Tổ trưởng chun mơn tổ KHTN làm phó
ban. Ủy viên gồm các đồng chí giáo viên chủ nhiệm có học sinh bán trú và các đồng chí
kế tốn, thủ quỹ, văn phịng, y tế, bảo vệ, câp dưỡng, thành viên BCH chi đoàn trường.
- Đồng chí trưởng ban quản lý nội trú: Phụ trách chung hoạt động quản lý nội trú.
Xây dựng kế hoạch năm tháng, tuần cho hoạt động quản lý nội trú. Phân công nhiệm vụ
cụ thể cho các thành viên trong ban quản lý nội trú, từ đồng chí trưởng ban, phó ban và
các thành viên. Phân cơng lịch trực bán trú- nội trú buổi trưa và tối. Hàng tháng họp Ban
quản lý nội trú và họp khu nội trú học sinh để quán triệt và rút kinh nghiệm trong công
tác quản lý, chăm sóc, giáo dục, nề nếp sinh hoạt của học sinh và giải quyết các kiến
nghị thắc mắc của giáo viên trực và của học sinh. Hàng tháng, báo cáo với hiệu trưởng
về tình hình khu nội trú, những kết quả đã đạt được, những vướng mắc cần sớm giải
quyết, cơ sở vật chất các phòng ... Cùng với các đồng chí phó ban kiểm tra tình hình trực

nội trú của cán bộ giáo viên và việc thực hiện thời gian biểu nội trú của học sinh.
- Phó ban thường trực: Trực tiếp chỉ đạo việc trực nội trú của giáo viên, việc thực
hiện nề nếp nội trú của học sinh. Phụ trách thi đua khen thưởng các phòng ở và học sinh
nội trú. Xây dựng kế hoạch và điều hành các hoạt động sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể
thao cho học sinh nội trú. Chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và trưởng ban về nhiệm
vụ quản lý, chăm sóc, giáo dục học sinh; cùng trưởng ban giải quyết các khó khăn
vướng mắc và các kiến nghị của học sinh, điều hành công việc khi trưởng ban đi vắng.
- Phó ban- Tổ trưởng chun mơn KHTN: Giúp trưởng ban điều hành việc trực nội
trú và quy chế nội trú. Xây dựng thời gian biểu sinh hoạt bán trú- nội trú; xây dựng quy
chế khu nội trú và quy chế của bếp ăn tập thể học sinh; phụ trách công tác lao động vệ
sinh khu nội trú. Phụ trách nguồn nước phục vụ bếp ăn tập thể trong thời gian hệ thống
lọc nước mới chưa xây dựng xong.
- Uỷ viên 1- Nhân viên kế toán: Quản lý cơ sở vật chất khu nội trú, chỉ đạo bộ phận
cấp dưỡng sắp xếp bếp ăn theo quy trình bếp ăn một chiều của Bộ ý tế quy định. Làm hồ
sơ chi trả việc mua thức ăn, đồ dùng, dụng cụ pục vụ ở bếp ăn, ở các phòng nội trú; làm
các thủ tục thanh tốn theo quy định tài chính.
- Uỷ viên 2- Nhân viên văn phòng: Theo dõi số lượng học sinh ăn bữa trưa tối hàng
ngày qua giáo viên chủ nhiệm. Báo với bộ phận cấp dưỡng để định lượng thực phẩm cần
mua trong ngày theo số lượng học sinh. Ghi chép đầy đủ thông tin bữa ăn của học sinh
trong tháng để giúp nhà trường quyết toán tiền ăn hàng tháng.
8


- Uỷ viên 3- Bí thư chi đồn: Cùng BCH chi đồn giúp Tổng phụ trách Đội tổ chức
các trị chơi, hoạt động ngoại khoá, văn nghệ, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống
cho học sinh; tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật; chấm điểm nề nếp bán trú, nội
trú; tuyên dương phê bình vào tiết chào cờ thứ Hai đầu tuần.
- Uỷ viên 4- GVCN các lớp 1, 2A, 3A, 3B, 4A, 4B, 5A, 5B, 6A, 7A, 8A, 9A: Phụ
trách công tác nắm bắt thông tin học sinh và duy trì số lượng học sinh hàng ngày. Nhắc
nhở những học sinh đi học không chuyên cần, không chấp hành nghiêm chỉnh nội quy

khu nội trú.
- Uỷ viên 5 - 01 bảo vệ trường: Đảm bảo trực 24/24 h tại trường. Bảo vệ cơ sở vật
chất của trường và khu nội trú. Bảo vệ các vấn đề an ninh trật tự trường học và an ninh
trật tự khu nội trú, đặc biệt vào ban đêm. Nắm bắt thông tin học sinh trốn học, ra khỏi
nội trú không rõ lí do để báo cáo với Ban quản lý nội trú. Khơng cho người ngồi tự tiện
vào trường, khu nội trú mà không xin phép.
- Uỷ viên 6- Nhân viên y tế học đường: Chăm sóc sức khỏe học sinh hàng ngày.
Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi đưa vào chế biến, kiểm tra lưu mẫu thức
ăn. Cùng phó ban phụ trách cơng tác vệ sinh khu nội trú học sinh. Khám sức khỏe học
sinh theo định kì. Phụ trách tủ thuốc và cấp phát thuốc cho học sinh theo quy định.
- Ủy viên 7- 05 nhân viên cấp dưỡng: Phụ trách lấy thực phẩm đã đặt từ sáng sớm
và kiểm tra độ an toàn của thực phẩm. Nhận bữa ăn sáng cho học sinh. Chế biến thực
phẩm bữa ăn trưa theo đúng quy cách bếp ăn 1 chiều cho toàn bộ ..... học sinh bán trú,
bữa ăn tối cho 86 học sinh nội trú. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh bếp ăn.
Lau chùi cất giữ dụng cụ cấp dưỡng cẩn thận khi ra về.
- Kết quả: Các thành viên của ban quản lý nội trú nắm rõ chức trách, nhiệm vụ của
mình, tự giác thực hiện và hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
* Tổ chức tiếp nhận học sinh nội trú; bố trí phịng ở khu vệ sinh, tắm rửa cho
học sinh phù hợp; cử cán bộ giáo viên quản lý phịng ở:
- Bước vào năm học mới, cơng tác tiếp nhận, bố trí học sinh về các phịng nội trú
phải được thực hiện sớm để học sinh ổn định nơi ăn chốn ở. Ban quản lý nội trú cần
phân chia số lượng học sinh đảm bảo cân bằng về số lượng, độ tuổi theo lớp, số lượng
nam nữ, vị trí của phịng dành cho nam - nữ trong dãy nội trú sao cho phù hợp với tình
hình nhà nội trú nhà trường.
- Đơn vị tôi đầu năm học chỉ có 08 phịng ở với 95 học sinh diện được xét duyệt ở
nội trú. Trong đó có 47 nữ và 48 nam. Tơi đã phân 04 phịng nữ mỗi phịng với 03
giường 2 tầng cho 46 học sinh nữ; 04 phòng nam, mỗi phòng 03 giường 2 tầng cho 48
học sinh nam. Học sinh ở mỗi phòng ở được bố trí xen kẽ giữa học sinh cấp 2 với học
sinh cấp 1 để các em có điều kiện kèm cặp, giúp đỡ lẫn nhau.
- Tổ chức các hoạt động tự quản để phát huy vai trò chủ động, trách nhiệm với bản

thân và tôn trọng tập thể. Cử những học sinh giỏi, ngoan, hiền làm trưởng phòng ở. Học
sinh này có nhiệm vụ giữ chìa khóa của phịng, theo dõi số lượng học sinh của phịng
mình báo cho giáo viên trực hoặc giáo viên phụ trách phòng. Nhắc nhở các bạn thực
9


hiện đúng nội quy khu nội trú, thời gian biểu sinh hoạt nội trú và giữ gìn vệ sinh phịng
ở, sắp xếp chăn màn áo quần ngăn nắp, nhắc nhở các bạn học tập trong thời gian trái
buổi và buổi tối.
- Phân công cán bộ giáo viên phụ trách các phịng nội trú học sinh. Mỗi phịng có 04
cán bộ giáo viên phụ trách và cử 01 đồng chí làm nhóm trưởng. Cơng việc của phụ trách
phịng là chịu trách nhiệm về hướng dẫn công tác vệ sinh, sinh hoạt và nề nếp của phòng
ở trong suốt cả tuần, bao gồm: Quét dọn lau chùi phòng ở; hướng dẫn học sinh sắp xếp
gọn gàng chăn màn áo quần, hướng dẫn học sinh chốt khóa cửa chính - cửa sổ, sử dụng
điện an tồn; kiểm tra việc khóa cửa và giữ chìa khóa cửa trước khi học sinh về nghỉ thứ
7, chủ nhật; nhắc học sinh ăn đúng thời gian quy định, phơi áo quần đúng vị trí, giờ học
bài cũ ở nhà; thời gian sinh hoạt. Yếu cầu học sinh giữ gìn đồ dùng cá nhân và đồ dùng
tập thể, bàn ghế cơ sở vật chất nhà trường cho mượn. Kết hợp với GVCN các lớp để
động viên, nhắc nhở những học sinh chậm tiến, tuyên dương những học sinh tiến bộ.
- 08 đồng chí được phân cơng phụ trách phịng hội ý để tự phân cơng về mặt thời
gian và công việc để hướng dẫn, kiểm tra học bài ở nhà những buổi sáng- chiều HS
khơng có tiết. Chỉ định hoặc bầu trưởng phòng nội trú để giao trách nhiệm cho học sinh
quản lý và báo cáo.
- Tổ chức họp nội trú đầu năm để phổ biến các nội quy, quy định của khu nội trú
nhằm giáo dục học sinh tuân thủ thời gian biểu khu nội trú, ý thức bảo vệ, giữ gìn tài sản
cơng, sử dụng hợp lí điện, nước sinh hoạt; giữ gìn vệ sinh nhà ở, nơi ở; chăm sóc cây
xanh và bảo vệ mơi trường.
- Bố trí 2 khu nhà vệ sinh dành cho nam và nữ riêng, để các em thuận tiện trong đi
lại và vệ sinh cá nhân.
- Khu vực tắm rửa được sử dụng chung ở bể nước sạch nhưng cũng được phân làm 2

khu vực riêng biệt.
- Tổ chức trực ban trong khu nội trú; kiểm tra việc thực hiện nội quy nội trú của học
sinh.
- Tổ chức các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an tồn, phịng chống dịch bệnh,
phòng chống tệ nạn xã hội trong khu nội trú.
- Kết quả: Học sinh có nếp sống vệ sinh, ngăn nắp, chấp hành nội quy, kỷ luật; lối
sống lành mạnh, văn minh, có tinh thần đồn kết.
* Phân công giáo viên trực, quản lý giờ giấc buổi trưa đối với học sinh.
- Ngoài 95 học sinh bán trú được ở nội trú, trường có 80 học sinh diện bán trú phải
nghỉ lại buổi trưa tại trường ở khu vực trung tâm. Những học sinh này chủ yếu thuộc cấp
Tiểu học. Thời gian nghỉ trưa từ 11h 00 đến 12h 30. Nhà trường đã yêu cầu phụ huynh
các lớp làm sạp gỗ cho các em nghỉ trưa tại phòng học của mình. Mỗi lớp trung bình 05
phản dài 2m rộng 1,5m đủ cho 04 học sinh nằm nghỉ. Nhà trường cấp chăn gối cho các
em nghỉ trưa. Sau giờ nghỉ trưa, giáo viên chủ nhiệm cho học sinh cất sạp vào cuối lớp
học, chăn gối vào tủ của lớp.
10


- Phân công giáo viên phụ trách trực học sinh bán trú nghỉ tại phòng học và tại phòng
nội trú vào buổi trưa. Giáo viên trực có nhiệm vụ quản lý, nhắc nhở học sinh bán trú
nghỉ trưa tại phòng học và học sinh ở khu vực nội trú nghỉ trưa tại phòng ở sau bữa ăn
trưa. Nghiêm cấm học sinh la cà dọc đường quán, hay chạy nhảy lung tung làm ảnh
hưởng đến nội trú và cơ sở vật chất nhà trường. Mỗi buổi trưa phân công 02 giáo viên
trực. Thực hiện trực từ trưa thứ Hai đến trưa thứ Năm (trưa thứ Sáu các em ăn xong về
nhà để nghỉ thứ Bày, chủ nhật). Trường hợp học bù thứ Bày thì Ban quản lý nội trú sẽ
phân cơng trực bổ sung.
- Giáo viên trực phải có sổ theo dõi để ghi chép thông tin học sinh vi phạm nội quy
nhà trường. Giao ca giữa giờ thứ Sáu phải báo cho ban quản lý nội trú và nhà trường để
nhắc nhở chấn chỉnh các em trong sinh hoạt lớp, chào cờ và sinh hoạt nội trú.
- Kết quả: Học sinh bán trú nghỉ trưa tại phòng học và phòng ở đã đi vào nề nếp,

không lộn xộn, không đi ra ngồi hay chạy nhảy, khơng tự tiện về nhà vào buổi trưa. Các
em ngoan ngỗn nằm trong phịng, có em ngủ cịn có em lấy sách vở xem lại bài.
* Phân công giáo viên trực, quản lý giờ giấc buổi tối của học sinh ở nội trú:
- Trực buổi tối là nhiệm vụ thiết yếu của Ban quản ý nội trú học sinh. Ngoài 01 nhân
viên bảo vệ chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh trường học và khu nội trú 24/24h, ban
quản lý nội trú phải phân công cán bộ giáo viên trưc tối từ 19h đến 22h 00, sau đó mới
giao lại cho bảo vệ.
- Cơng việc của người trực là kiểm tra số lượng học sinh từng phòng. Hướng dẫn HS
học buổi tối đúng giờ. Hướng dẫn các em cách học, cách làm bài tập. Nhắc nhở những
học sinh lười học, làm việc riêng trong thời gian quy định. Ngoài ra giáo dục các em lối
sống, cách giao tiếp, sinh hoạt tập thể, tâm sự với các em về hồn cảnh, cơng việc học
tập để tạo khơng khí thân thiện, gần gũi giữa thầy cơ và học sinh. Bảo đảm an ninh trật
tự trong khu vực nội trú; cùng với giáo viên phụ trách phòng hướng dẫn học sinh vệ sinh
cá nhân, ngũ đúng giờ giấc, giường nằm theo quy định.
- Nếu trong thời gian học bài ở nhà của học sinh vào buổi tối, có học sinh tự tiện bỏ
ra ngồi hay có người ngồi vào quấy rối, giáo viên trực phải báo ngay với bảo vệ, ban
quản lý nội trú để giải quyết kịp thời. Bởi vì học sinh Bru-Vân Kiều có tục hay đi sim
vào ban đêm, đặc biệt là học sinh cấp THCS. Giáo viên trực cần có thái độ gần gũi, hịa
nhã, có khi cần nghiêm khắc với những học sinh này để giáo dục giới tính- tình u cho
các em, động viên các em tập trung vào học tập.
- Kết quả: Giáo viên trực đã thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình. Khơng có
trường hợp học sinh bỏ phịng đi la cà bên ngoài vào buổi tối. Các em đã ngoan hơn,
chăm học hơn. Kết quả học tập có những tiến bộ vững chắc.
* Ban quản lý nội trú phải xây dựng nội quy khu nội trú và thời gian biểu sinh
hoạt nội trú phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị, niêm yết tại các phịng ở:
Ban quản lý nội trú đã họp sau ngày hiệu trưởng kí quyết định thành lập ban, thảo
luận thống nhất những nội dung chính yếu trong nội quy khu nội trú và thời gian biểu
11



sinh hoạt nội trú trong ngày, tuần. Sau đó trình hiệu trưởng duyệt và niêm yết tại các
phòng nội trú.
- Nội quy nội trú gồm 10 nội dung sau yêu cầu học sinh thực hiện tốt:
+ Chấp hành nghiêm túc thời gian sinh hoạt nội trú theo quy định:
+ Vệ sinh khn viên và phịng nội trú sạch sẽ, sắp xếp đồ đạc trong phịng, giường
nằm gọn gàng
+ Giữ gìn đồ đạc, tư trang cá nhân cẩn thận, các phòng tự chịu trách nhiệm về đồ đạc
dùng chung trong phòng ở của mình.
+ Khơng được làm ồn, gây mất trật tự trong nội trú.
+ Không được tự tiện tiếp người thân, bạn bè trong thời gian biểu quy định trên khi
chưa báo cáo với giáo viên trực nội trú và bảo vệ. Học sinh có nhu cầu chính đáng muốn
ra ngồi để giải quyết cơng việc cần thiết phải báo với phụ trách nội trú hoặc báo với
bảo vệ.
+ Đồ đạc cá nhân, giặt giũ, phơi áo quần đúng vị trí sân phơi quy định.
+ Khơng được sử dụng rượu bia, chất kích thích, chất gây nghiện, hút thuốc lá.
+ Chấp hành nghiêm túc yêu cầu của giáo viên quản lý nội trú. Nếu có cơng việc
riêng cần phải xin phép.
+ Không được tự tiện bỏ nội trú về nhà mà không được phép của quản lý nội trú và
giáo viên chủ nhiệm.
+ Học bài cũ và làm bài tập ở nhà đúng thời gian quy định để đảm bảo được chất
lượng học tập.
- Thời gian biểu sinh hoạt nội trú trong ngày như sau:
Thời gian

Nội dung công việc

05h 45 phút

Ngủ dậy, tập thể dục buổi sáng 15 phút.


06h 00 phút

Đánh răng rửa mặt, vệ sinh cá nhân.

06h 30 phút

Tập trung ăn sáng ở bếp ăn tập thể

06h 45 phút

Vào phòng kiểm tra lại đồ dùng học tập.

06h 50 phút

Đến lớp học

10h30 đến

Tập trung ăn trưa tại bếp ăn nội trú. (Tùy theo thời gian học của từng
khối lớp)

11h 30
11h 45 phút

Về phịng nghỉ trưa. Khơng được ra khỏi khu vực nội trú nếu khơng
có lý do chính đáng.

12h 50 phút

Đến lớp học ca chiều.


16h30 đến

HS không học ca chiều đối với THCS tham gia các hoạt động thể
12


17h30

thao, giải quyết công việc riêng

17h đến 18h

Ăn tối ở bếp ăn tập thể

18h 00 phút

Tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh cá nhân

19h 00 phút

Tập trung học bài trong khu nội trú

21h 30 phút

Tắt đèn đi ngủ

Chiều thứ Hai, từ 17h đến 17h 30: Lao động vệ sinh nội trú
Tối thứ Hai và thứ Tư: từ 19h đến 20h: Sinh hoạt văn nghệ tại khu nội trú
Chiều thứ Ba đến chiều thứ Năm, từ 16h 30 đến 17h 30: Sinh hoạt TDTT

- Kết quả: Các hoạt động nội trú đi vào nề nếp, số lượng học sinh vi phạm nội quy
không đáng kể.
2.2. Giải pháp đối với công tác tổ chức ni dưỡng, chăm sóc sức khỏe học sinh;
đảm bảo an ninh trật tự nội trú:
Ban quản lý nội trú tổ chức họp với tổ cấp dưỡng và bảo vệ, y tế. Thảo luận những
quy định trong bếp ăn tập thể, soạn thảo quy cách sắp xếp bếp ăn theo hướng một chiều,
những yêu cầu đối với nhân viên cấp dưỡng, bảo vệ và y tế phải thực hiện được khi làm
nhiệm vụ:
- Đối với nhân viên cấp dưỡng:
+ Phải sắp xếp khu vực chế biến thức ăn cách li với phòng ăn của học sinh.
+ Ở khu vực chế biến phải theo trình tự từng giai đoạn, quy định vị trí để từng loại
thực phẩm cho hợp vệ sinh. Từ rửa thực phẩm; sơ chế thực phẩm; đưa lên bàn chế biến;
nấu chín thực phẩm; phân chia thức ăn vào đĩa, tô; Đưa thức ăn ra để ở tủ kính ngồi
phịng ăn.
+ Đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm. Lưu mẫu thức ăn ở tủ lạnh theo từng bữa. Sắp
xếp bếp ăn gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.
+ Chế biến thực phẩm đúng thực đơn, đúng kỹ thuật, thơm ngon, đảm bảo chất
lượng, định lượng, thời gian bảo quản thức ăn.
+ Nhân viên cấp dưỡng phải giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, có
đeo tạp dề khi chế biến thực phấm.
+ Nhân viên cấp dưỡng phải bảo đảm đủ sức khỏe, không bị mắc các bệnh truyền
nhiễm hay các bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp, đường thực phấm. Thực hiện khám
sức khỏe định kì mỗi năm 02 lần.
- Đối với học sinh bán trú:
+ Ăn cơm đúng giờ quy định:
+ Rửa tay, mặt mũi sạch sẽ trước khi ăn.
+ Không được ăn bóc bằng tay hay sử dụng thìa, mơi dùng chung trong mâm để ăn.
13



+ Sắp xếp đúng số lượng người vào bàn ăn theo chỉ dẫn của nhân viên cấp dưỡng.
+ Không được làm ồn hoặc mất trật tự ở bếp ăn. Không được di chuyển bàn ghế
phịng ăn, khơng được tự tiện mở tủ lạnh, tủ đá hoặc tủ đựng đồ ăn.
+ Không được vào khu vực bếp và khu vực chế biến thức ăn. Không tự tiện sử dụng
điện, bếp ga tại nhà ăn, nhà bếp. Không được mang chất dễ gây cháy nổ vào nhà ăn.
+ Giữ gìn vệ sinh bếp ăn tập thể: Không để cơm, thức ăn rơi vãi; không vứt thức ăn
thừa xuống nền nhà mà phải để vào bát hoặc đĩa.
+ Ăn chậm rãi, khơng nói chuyện nhiều khi ăn.
+ Khi có vấn đề cần trao đổi về chất lượng, khẩu phần bữa ăn, vệ sinh an toàn thực
phẩm, thái độ của nhân viên cấp dưỡng, học sinh phải trực tiếp gặp nhân viên cấp dưỡng
hoặc ban quản lý nội trú để phản ánh.
+ Ăn xong phải đưa bát đũa đến chậu rửa chén bát.
+ Sắp đặt lại ghế ngồi vào đúng vị trí dưới bàn ăn sau khi ăn xong.
+ Khi ăn xong phải rửa tay, miệng rồi uống nước.
+ Để ly uống ước đúng vị trí sau khi uống xong. Nếu lấy nước uống về phòng phải sử
dụng đồ đựng cá nhân và lấy trước 12h buổi trưa và 18h buổi tối.
- Đối với nhân viên bảo vệ trường:
+ 01 nhân viên bảo vệ có mặt tại đơn vị 24/24h trong ngày. Nếu có có cơng việc
riêng phải được sự đồng ý của BGH nhà trường và một đồng chí phải trực.
+ Bảo vệ phải ngủ tại phòng y tế (gần khu nội trú, vì nhà trường chưa có nhà bảo vệ)
để trực đêm tai đơn vị.
+ Đóng cổng trường trong giờ học và vào buổi tối, mở cổng khi học sinh ra về. Học
sinh ra ngoài buổi tối phải xin phép bảo vệ đi đâu và đi trong bao lâu mới cho ra ngồi.
+ Tuyệt đối khơng cho bất kì người ngồi vào khu nội trú khi chưa được phép của
Ban giám hiệu hoặc trưởng- phó ban quản lý nội trú.
+ Nếu có trường hợp học sinh làm mất trật tự hoặc người ngoài tự tiện vào phải báo
ngay với BGH hoặc BQL nội trú. u cầu học sinh hoặc người ngồi đó lên phòng trực
(phòng y tế) để giải quyết.
+ Nhắc nhở học sinh thực hiện đúng thời gian biểu và nội quy khu nội trú.
+ Bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất khu nội trú.

+ Bơm nước đầy đủ vào sáng, tối ở nhà vệ sinh học sinh để phục vụ các em tắm rửa,
giặt giũ, vệ sinh cá nhân.
+ Cùng với các đồng chí trong ban quản lý nội trú và 05 nhân viên cấp dưỡng chăm
lo việc lấy nước sạch phục vụ bếp ăn nội trú trong thời gian hệ thống nước sạch cung
cấp không đủ.

14


+ Chủ động phối kết hợp tốt với lực lượng cơng an thơn bản, cơng an xã, đồn biên
phịng trong vấn đề cung cấp thơng tin, báo cáo tình hình an ninh trật tự diễn ra ở khu
nội trú học sinh để có sự hỗ trợ kịp thời.
- Đối với nhân viên y tế:
+ Theo dõi, chăm sóc sức khỏe của học sinh toàn trường.
+ Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm khi mới nhập vào bếp hàng ngày.
+ Kiểm tra việc lưu mẫu thức ăn các bữa đảm bảo 24/24h trong ngày.
+ Kết hợp với trạm y tế khám sức khỏe định kì cho học sinh.
+ Theo dõi tình hình dịch bệnh trong học sinh và dân cư trên địa bàn gần trường để
tuyên truyền phòng chống dịch bệnh.
+ Hướng dẫn học sinh cách phòng tránh các bệnh dễ lây lan.
+ Cấp phát các loại thuốc thông thường cho học sinh khi các em bị ốm sau khi khám,
nếu có dấu hiệu ốm nặng phải chuyển lên trạm hoặc bệnh viện để điều trị.
- Kết quả: Trong năm học vừa qua bếp ăn nội trú đảm bảo vệ sinh an tồn thực
phẩm, cháy nổ, sắp xếp quy trình theo đúng quy cách bếp ăn một chiều; khơng có dịch
bệnh lây lan xảy ra trong khu nội trú và tồn trường; sức khỏe học sinh đã có sự tiến bộ
rõ rệt; Khơng có vụ việc mất an ninh trật tự khu nội trú, những sự việc cãi cọ mất đồn
kết giữa học sinh trong phịng đã được bảo vệ và phụ trách phịng ở can thiệp kịp thời,
khơng xảy ra mất mát tài sản, cơ sở vật chất nội trú.
2.3. Các giải pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nội trú:
- Với mục đích là trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng

phù hợp với cuộc sống nội trú.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống thiết thực phù hợp cho HS nội trú:
+ Giáo dục cho học sinh hàng ngày biết tự chăm sóc bản thân như: vệ sinh cá nhân;
giặt, phơi, gấp chăn, màn quần áo; giữ gìn sức khỏe...
+ Mỗi buổi sáng sớm ban quản lý nội trú đánh kẻng báo thức, cho học sinh tập thể
dục buổi sáng rồi yêu cầu các em đánh răng rửa mặt. Bộ phận y tế học đường hướng dẫn
các em cách đánh răng rửa mặt khi các em mới bước vào cuộc sống nội trú.
+ Ban quản lý nội trú phân công học sinh các phịng làm cơng tác vệ sinh. Trường cử
2 giáo viên trong ban nội trú hướng dẫn các em làm vệ sinh phòng ở, nhà vệ sinh, sân
nội trú vào buổi sáng và buổi chiều.
+ Ban quản lý nội trú kiểm tra việc xếp chăn màn, vệ sinh phòng ở và nhắc nhở các
em nhận phần ăn sáng, chuẩn bị sách vở lên lớp.
+ Các cán bộ giáo viên phụ trách CLB thể dục thể thao hướng dẫn và tổ chức cho học
sinh hoạt động thể thao vào buổi chiều.
+ Vào tối thứ hai, thứ tư giáo viên phụ trách CLB văn nghệ tổ chức sinh hoạt, tập cho
các em những bài hát về Đảng, Bác Hồ, đặc biệt là điệu hò khoan của quê hương để
15


khơng khí nội trú vui nhộn, văn minh hơn đồng thời góp phần tun truyền quang bá
điệu hị khoan đến các vùng sâu vùng xa của huyện nhà.
+ Xây dựng và quán triệt học sinh nội trú thực hiện theo các quy định về ứng xử văn
hóa trong khu nội trú.
- Kết quả: Học sinh nội trú có được những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù
hợp với cuộc sống tập thể. Các em đã biết tự chăm sóc bản thân như: vệ sinh cá nhân,
giặt, phơi chăn màn quần áo; giữ gìn sức khỏe. Thực hiện nghiêm túc các quy định về
ứng xử văn hóa trong khu nội trú.
2.4. Các giải pháp tổ chức và hướng dẫn học sinh nội trú tự học, tự rèn:
- Tổ chức và hướng dẫn học sinh nội trú tự học ngồi giờ chính khóa theo hình thức
cá nhân và theo nhóm tại khu nội trú hoặc ở các phịng học để các em có đủ chổ ngồi,

ánh sáng thuận lợi cho việc học.
- Phân công giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn hướng dẫn học sinh xây dựng kế
hoạch tự học và thực hiện kế hoạch. Xây dựng kế hoạch tự học là việc làm cần thiết của
mỗi học sinh, giúp cho học sinh mang lại hiệu quả cao trong học tập. Khi hướng dẫn học
sinh lập kế hoạch tự học cần lưu ý:
+ Xác định các yêu cầu khi xây dựng kế hoạch tự học;
+ Các bước tiến hành khi xây dựng kế hoạch tự học;
+ Các điều kiện đảm bảo kế hoạch tự học;
+ Kế hoạch phải có tính phù hợp và khả thi.
- Giáo viên, nhân viên tham gia trực, cần làm tốt việc hướng dẫn, trợ giúp, giám sát
và đôn đốc việc tự học của học sinh và phản hồi với giáo viên bộ môn để kịp thời điều
chỉnh kế hoạch dạy học, kèm cặp học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh khá, giỏi.
- Tổ chức các nhóm học sinh tự học, câu lạc bộ “Bạn giúp bạn”, tổ học sinh tự quản
việc tự học...
- Kết quả: Đã hình thành được cho học sinh nội trú tính tự chủ, tự quản đối với việc
học tập của bản thân, có tinh thần tương trợ, hợp tác, giúp đỡ nhau trong học tập. Các
em đã thực hiện đúng trình tự tiến hành cơng việc trong giờ tự học: ơn bài, chuẩn bị bài
theo thời khóa biểu ngày hôm sau, tham khảo tài liệu phục vụ cho việc học tập, có thể
học thêm những phần kiến thức mà trên lớp chưa nắm bắt hết.
2.5. Các giải pháp tổ chức hoạt động lao động sản xuất:
- Về công tác lao động vệ sinh khu nội trú:
+ Ban quản lý nội trú lên lịch lao động vệ sinh nội trú từ 17h đến 17h 30 vào chiều
thứ hai hàng tuần.
+ Tất cả giáo viên phụ trách các phòng ở, nhân viên y tế, bảo vệ phải có mặt đúng
giờ để chỉ đạo học sinh lao động vệ sinh khuôn viên và phòng ở nội trú.

16


+ Tất cả học sinh nội trú phải có mặt đầy đủ để làm công tác lao động vệ sinh: Nhặt

rác quanh nội trú, quét dọn vệ sinh phòng ở, lau chùi giường chiếu, của sổ, của chính,
quét mạng nhện trần nhà, nhổ cỏ quanh khuôn viên ….
- Tận dụng quỹ đất của nhà trường tổ chức cho học sinh các lớp hay theo phòng nội
trú tạo lập một khu vườn nhỏ để trồng các loại rau, quả theo mùa, vụ...nhằm cải thiện
chất lượng bữa ăn hàng ngày.
- Tận dụng các thức ăn thừa sẵn có, tổ chức ni heo với sự tham của học sinh, để tạo
cho các em các bữa liên hoan trước khi về nhà nghỉ tết và nghỉ hè.
- Tổ chức cho học sinh tham gia và chăm sóc cây xanh ở khu nội trú nhằm tạo cảnh
quan xanh, sạch đẹp, thân thiện với môi trường.
- Tổ chức cho các em tham gia vẽ tranh về chủ đề bảo vệ rừng do dự án FCPFREDD+ tổ chức.
- Tổ chức cho các em tham gia tham gia lao động cơng ích và tham gia các hoạt động
xã hội như lao động vệ sinh đường thôn bản, chăm sóc bia tưởng niệm...
- Kết quả:Học sinh cơ bản đã biết yêu lao động, biết trân trọng sản phẩm lao động
và góp phần cải thiện đời sống của mình. Tích cực trong các hoạt động lao động do ban
quản lý nội trú và nhà trường tổ chức.
2.6. Các giải pháp tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các
nhu cầu tinh thần cho học sinh nội trú:
Ban quản lý nội trú chỉ đạo các thành viên tổ chức tốt các hoạt động thể dục thể thao
và văn hóa văn nghệ cho học sinh bán trú. (kế hoạch cụ thể hoạt động câu lạc bộ thể
thao, văn nghệ đã đăng website của trường)
Hoạt động thể dục thể thao và văn hóa văn nghệ là hai hoạt động chính yếu tạo sự sơi
nổi, tích cực, thân thiện trong tập thể. Vì vậy, sau khi đồng chí hiệu trưởng ra quyết định
thành lập câu lạc bộ (CLB), chủ nhiệm và phó chủ nhiệm CLB xây dựng kế hoạch hoạt
động, phân công thành viên phụ trách từng nội dung sinh hoạt của 02 câu lạc bộ và lịch
hoạt động của từng nội dung. Cụ thể:
- Hoạt động thể dục thể thao:
+ Thành lập câu lạc bộ thể dục thể thao trong nhà trường gồm các mơn: Bóng
chuyền, cầu lơng, điền kinh, bóng bàn, bóng rổ. Lên danh sách thành viên tham gia từng
mơn trong câu lạc bộ: Mơn bóng chuyền có 13 thành viên; mơn cầu lơng có 18 thành
viên; mơn điền kinh có 10 thành viên; mơn bóng bàn có 05 thành viên. Ngồi những

thành viên chính thức của câu lạc bộ, yêu cầu toàn bộ học sinh ở nội trú và học sinh ở
gần trường tham gia hoạt động thể thao vào cuối buổi chiều từ thứ Ba đến thứ Năm hàng
tuần để rèn luyện sức khỏe. Bắt đầu từ 16h 30 đến 17h 30 phút.
+ Mỗi buổi chiều sinh hoạt phân công 03 cán bộ giáo viên có năng khiếu về thể dục
thể thao phụ trách. Sau mỗi buổi luyện tập, cán bộ giáo viên phụ trách phải nhận xét tình
hình buổi tập, số lượng học sinh vào sổ trực.
17


+ Giáo viên phụ trách phải nắm được quy trình luyện tập cho từng bộ môn, tham
khảo thêm về kế hoạch giảng dạy mơn thể dục chính khóa.
+ Hoạt động câu lạc bộ phải đảm bảo thực hiện tốt các nội qui chung của trường.
Không làm ảnh hưởng đến các giờ học văn hóa khác của học sinh.
+ Cán bộ giáo viên phụ trách thường xuyên kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm nhằm
thống nhất phương pháp luyện tập hiệu quả nhằm thu hút HS tham gia.
+ Các môn phải có nội qui tập luyện nhằm đảm bảo an tồn cho học sinh. Tuyên
truyền phương pháp phòng tránh chấn thương trong tập luyện TDTT.
+ Trong quá trình tập luyện nếu có sự cố xảy ra ngồi ý muốn, giáo viên phụ trách
phải báo cáo nhanh cho chủ nhiệm Câu Lạc Bộ nắm tình hình để có biện pháp xử lí kịp
thời.
+ Hàng tháng - kì, giáo viên phụ trách bộ mơn phải báo cáo về q trình tập luyện,
cũng như kết quả luyện tập của từng bộ môn cho chủ nhiệm Câu lạc Bộ và lãnh đạo nhà
trường nhằm mục đích động viên khen thưởng kịp thời.
+ Tổ chức và duy trì một cách thường xuyên hoạt động tập thể dục buổi sáng ở khu
nội trú.
- Hoạt động câu lạc bộ văn nghệ “Em hát dân ca”.
+ Nhà trường thành lập câu lạc bộ “Em hát dân ca” của trường gồm 20 thành viên là
giáo viên và 25 thành viên chính là học sinh của trường. Động viên học sinh tồn trường
cùng tham gia luyện tập nhằm tạo mơi trường hát dân ca trong các lớp học.
+ Cử 04 cán bộ giáo viên biết hát dân ca đặc biệt là hị khoan của địa phương, phụ

trách tập luyện chính cho thành viên là giáo viên và học sinh của câu lạc bộ.
+ Câu lạc bộ sinh hoạt, tập hát dân ca cho thành viên câu lạc bộ và học sinh nội trú
vào tối thứ Hai và tối thứ Tư, từ 19h đến 20h. Sau đó cho học sinh vào học bài.
+ Chủ nhiệm và phó chủ nhiệm câu lạc bộ sưu tầm các bài hò khoan của quê hương
để tập luyện hoặc có thể tự sáng tác hị khoan ca ngợi mái trường, quê hương cho câu lạc
bộ …..
+ Giáo viên chủ nhiệm yêu cầu các em chép các bài hò khoan của câu lạc bộ sưu tầm
vào vở học Âm nhạc của các em để tập.
+ Giáo viên phụ trách âm nhạc- phó chủ nhiệm câu lạc bộ tích cực tập hát hò khoan
cho học sinh các lớp vào đầu và cuối tiết học.
+ Giáo viên chủ nhiệm cho các em tập hát các bài dân ca, hò khoan vào sinh hoạt 15
phút đầu giờ, đầu tiết sinh hoạt lớp.
+ Giáo viên dạy Hoạt động NGLL tăng cường cho các em sinh hoạt hát dân ca, hò
khoan vào các tiết HĐNGLL.
+ Ban quản lý nội trú tổ chức kiểm tra việc sinh hoạt hàng tuần của câu lạc bộ. Nhắc
nhở, bổ sung những thiếu sót, những thành viên chưa tích cực.
18


- Tổ chức cho các em xem thời sự hoặc phim trên ti vi vào thời gian thích hợp trong
ngày.
+ Hàng tuần vào tối thứ 3 và thứ 5 ban quản lí nội trú tiến hành mở ti vi cho các em
xem thời sự hay phim nhằm giúp các em có thêm các thơng tin về tình hình trong và
ngồi nước, giải trí thơng qua việc xem phim...
+ Nhân các ngày lễ lớn của đất nước như 22/12, 30/4...ban quản lí nội trú tổ chức cho
các em xem các loại phim về lịch sử, nhằm giáo dục về truyền thống của dân tộc.
+ Mở các kênh truyền hình tiếng dân tộc cho các em xem.
- Tổ chức cho các em chơi trị chơi mang tính chất dân tộc.
+ Tập luyện học sinh chơi trò chơi múa sạp, tập luyện đội múa chiêng.
+ Tổ chức cho các em sưu tầm và trưng bày các sản phẩm văn hóa, dụng cụ lao động

của người Bru- Vân kiều...nhằm tạo ra những nét riêng, mang bản sắc dân tộc.
- Tổ chức cho các em thăm viếng di tích lịch sử KM33 nhằm giáo dục truyền thống
lịch sử quê hương, lịch sử dân tộc cho các em.
- Tổ chức cho các em thi kể chuyện về Bác Hồ nhằm giáo dục các em lòng biết ơn
đối với người đã sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, các em hiểu hơn về nguồn gốc họ
Hồ của các em.
- Kết quả: Học sinh được rèn luyện về thể chất, có nếp sống tập thể, văn minh, vui
tươi, lành mạnh; phát triển tình cảm, thẫm mĩ, thắt chặt tình đồn kết dân tộc.
2.7. Cán bộ, giáo viên nhân viên cần tìm hiểu nắm vững phong tục tập quán và
đặc điểm tâm sinh lý học sinh dân tộc Bru- Vân Kiều để phục vụ tốt hơn công tác
của bản thân:
- Tích cực học tiếng, tập nói- tập giao tiếp bằng tiếng Bru- Vân kiều với học sinh và
phụ huynh, với cộng động nơi trường đóng.
- Thường xuyên gần gũi, thân thiện, cởi mở, tiếp xúc, trao đổi với học sinh để nắm
bắt tâm sinh lý của các em.
- Tìm hiểu phong tục tập qn tốt thơng qua học sinh, phụ huynh và cộng đồng.
- Kết quả: Cán bộ, giáo viên, nhân viên đã cơ bản nắm vững các phong tục, tập quán
cũng như đặc điểm tâm sinh lý học sinh dân tộc, có thể nói và giao tiếp thông thường
bằng tiếng Bru- Vân Kiều với học sinh, phụ huynh và với cộng đồng nơi trường đóng.
3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Trong năm học 2014-2015 tôi đã tiến hành áp dụng đầy đủ các giải pháp đã nêu trên,
bản thân tự thấy rằng công tác quản lý học sinh nội trú tại đơn vị tơi cơng tác đã có
những chuyển biến rõ rệt. Cụ thể như sau:
+ Ban nội trú có đầy đủ kế hoạch điều hành và quản lý các hoạt động của học sinh
bán trú và khu nội trú học sinh theo nội quy.
19


+ Học sinh đã tuân thủ thời gian biểu khu nội trú, có ý thức bảo vệ, giữ gìn tài sản
công, sử dụng hợp lý tiết kiệm điện, nước sinh hoạt; giữ gìn tốt vệ sinh thân thể, nhà ở,

nơi ở; có ý thức tự giác chăm sóc cây xanh và bảo vệ mơi trường; các em đã có ý thức tự
quản trong các hoạt động, thấy rõ được trách nhiệm của bản thân, biết tôn trọng tập thể.
+ Việc trực ban của cán bộ, giáo viên nhân viên được thực hiện nghiêm túc và có
hiệu quả thiết thực.An ninh trật tự ở khu nội trú được đảm bảo, không xảy ra mất tài sản,
khơng có người ngồi vào quậy phá, khơng có các tệ nạn xã hội xảy ra trong khu nội trú.
+ Các phịng ở ln sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Học sinh giữ gìn đồ đạc trong
phòng ở cẩn thận. Các em sinh hoạt đúng giờ giấc, làm tốt công tác vệ sinh cá nhân. Biết
vâng lời thầy cô.
+ Bếp ăn tập thể học sinh bảo đảm an tồn, thống mát, vệ sinh, an tồn thực phẩm
và chế độ dinh dưỡng. Tài chính và khẩu phần ăn luôn được công khai minh bạch đến
tận giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh. Trong năm học vừa qua bếp ăn của nhà
trường được phòng Y tế dự phịng của huyện nhà cơng nhận là bếp ăn đảm bảo an tồn
vệ sinh thực phẩm.
+ Khơng có dịch bệnh xảy ra đối với học sinh nội trú. 100% học sinh nội trú đạt loại
tốt về tiêu chuẩn đánh giá về thể lực đối với môn thể dục
+ Học sinh được tranh bị các kỹ năng sống cơ bản như vệ sinh cá nhân, giặt, phơi
chăn màn quần áo; giữ gìn sức khỏe; thực hiện nghiêm túc các quy định về ứng xử văn
hóa trong khu nội trú. Biết tham gia các hoạt động tập thể như tập thể dục buổi sáng, vệ
sinh mơi trường nơi mình ở, biết sắp xếp thời gian phù hợp để học tập, rèn luyện và sinh
hoạt cá nhân.
+ Học sinh nội trú có tính tự chủ, tự quản, biết tương trợ, hợp tác, giúp đỡ nhau trong
học tập, các em đã mạnh dạn và tự tin hơn trong các hoạt động học tập cũng như các
HĐNGLL.
+ Tạo ra được sản phẩm trong lao động (trong năm học thu hoạch được khoảng 150170 kg rau, quả các loại và 450 kg thịt lợn), thông qua hoạt động lao động sản xuất giáo
dục cho học sinh biết yêu lao động, biết trân trọng sản phẩm lao động và góp phần cải
thiện đời sống của mình.
+ Thành lập được các câu lạc bộ em hát dân ca, thể dục thể thao, câu lạc bộ múa sạp,
múa cồng chiêng... Hoạt động của một số câu lạc bộ đã đi vào ổn định, tham gia các
hoạt động văn hóa năn nghệ và thể dục thể thao tại địa phương cũng HKPĐ cấp huyện,
cấp tỉnh bước đầu đạt được một số kết quả nhất định, góp phần nâng cao thành tích của

nhà trường như có 03 giải cấp huyện (01 giải nhất bơi tự do 50 m nam, 01 giải nhì bơi
ngửa 50 m nam, 01 giải khuyến kích nội dung chạy 400 m nam) và 2 giải cấp tỉnh(01
huy chương đồng bơi tự do 50 m nam, 01 huy chương đồng bơi ngửa 50 m nam)
Tóm lại: trong năm nhờ làm tốt công tác quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục
cho HSNT mà tạo ra được một khu nội trú AN TOÀN, THÂN THIỆN, SẠCH SẼ VÀ
ĐỒN KẾT góp phần tích cực vào việc hồn thành nhiệm vụ năm học 2014-2015 của
nhà trường.
20


III. KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
1.1. Tóm lược sáng kiến kinh nghiệm:
Trường PTDTBT là trường phổ thông chuyên biệt, vừa thực hiện chức năng, nhiệm
vụ giáo dục phổ thông, vừa phải làm tốt việc quản lý, chăm sóc và rèn luyện học sinh
(chức năng bán trú). Do vậy, công tác quản lý học sinh bán trú và nội trú có vai trị đặc
biệt quan trọng trong việc đảm bảo số lượng để ổn định quy mô trường lớp, chăm sóc
sức khỏe và giáo dục lối sống cho học sinh góp phần thực hiện tốt mục tiêu của trường
PTDTBT là nơi đào tạo nguồn nhân lực cho đồng bào dân tộc. Vì vậy, điểm mới của đề
tài là đề cập đến các giải pháp để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngồi giờ có tính
chất đặc thù nhằm giáo dục lối sống cho học sinh thuộc diện bán trú, nội trú và là con
em của đồng bào Bru-Vân Kiều có hiệu quả. Qua đó khẳng định tính ưu việt của mơ
hình trường PTDTBT đối với vùng đặc biệt khó khăn với đối tượng là học sinh dân tộc
Bru-Vân Kiều.
1.2. Ý nghĩa tổng quát của sáng kiến kinh nghiệm:
Trường PTDTBT là một mơ hình mới, nhiều hoạt động còn mới mẽ cả với cấp quản
lý, với Ban giám hiệu và cả với giáo viên của nhà trường. Sáng kiến kinh nghiệm đã nêu
rõ các giải pháp để thực hiện tốt hai trong ba nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động của
trường PTDTBT là tính bán trú và tính dân tộc, từ đó giáo dục kiến thức kỹ năng, đạo
đức, lối sống cho học sinh con em đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều nói chung và học

sinh dân tộc Bru-Vân kiều thuộc diện bán trú, nội trú nói riêng. Sáng kiến nêu lên những
giải pháp, biện pháp, nội dung cần thực hiện và hình thức tiến hành; trình bày có hệ
thống cách thức thực hiện của từng công việc của mỗi giải pháp để giáo dục học sinh,
xuất phát từ thực tiễn đã tổ chức thực hiện có hiệu quả ở đơn vị. Học sinh đã thực sự coi
trường “vừa là trường vừa là nhà của các em”, “Trường là nhà, thầy cô là cha mẹ của các
em”. Cán bộ, giáo viên, nhân viên đã xác định rõ quan điểm “Trường là nhà, biên giới là
quê hương, đồng bào dân tộc Bru- Vân Kiều là anh em ruột thịt”, thực sự bám lớp, bám
trường với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần rút ngắn khoảng cách về
chất lượng giáo dục giữa vùng núi, vùng sâu, vùng xa với các vùng miền xi. Sáng
kiến có thể vận dụng để áp dụng đối với các trường PTDTBT và trường PTDTNT có
học sinh đồng bào dân tộc.
2. Kiến nghị đề xuất:
- Mơ hình trường PTDTBT đã đi vào hoạt động và bước đầu đưa đến những kết quả
khả quan đối với học sinh trên địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Tuy vậy, do học
sinh ở xa và còn quá nhỏ (lớp 3,4) về ở tập trung nên cơng việc chăm sóc hướng dẫn nề
nếp, lối sống tập thể cho học sinh ban đầu hết sức khó khăn và phức tạp, đề nghị nhà
trường tăng cường bố trí thêm giáo viên quản lý các phịng có học sinh nhỏ.
- Đề nghị có phụ cấp bán trú đối với nhân viên bởi công việc của cán bộ giáo viên
hay nhân viên đều gắn trách nhiệm với hoạt động bán trú nhằm đưa mơ hình này thiết
thực, hiệu quả hơn trong công tác giáo dục học sinh của nhà trường.
21


- Ủy ban nhân dân xã có trường PTDTBT cần chỉ đạo các trưởng thôn, bản hỗ trợ nhà
trường điều tra số liệu phục vụ xét chọn học sinh bán trú, nhằm đảm bảo tính cơng khai
minh bật về chế độ chính sách đối với học sinh thuộc diện bán trú.
- Kêu gọi sự hỗ trợ, đóng góp kinh phí của phụ huynh, các tổ chức, cá nhân, các nhà
hảo tâm từ thiện...để nhà trường tổ chức ăn uống và nâng cao chất lượng bữa ăn cho học
sinh nội trú.
- UBND huyện cần mở thêm các lớp dạy tiếng dân tộc Bru- Vân Kiều cho cán bộ,

giáo viên, nhân viên cơng tác tại vùng có đồng bào dân tộc Bru- Vân Kiều.
- Nhân rộng mơ hình trường phổ thơng dân tộc bán trú trong huyện, tỉnh để các
trường học hỏi kinh nghiệm, tham khảo ý kiến của nhau trong việc tổ chức mơ hình hoạt
đơng mới.
- Hàng năm sở giáo dục, phòng giáo dục cần mở các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến
thức giáo dục học sinh dân tộc, học sinh bán trú để cán bộ giáo viên tích lũy, học hỏi
được nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, chăm sóc, giáo dục học sinh ở trường
bán trú.
Quảng Bình, ngày 20 tháng 5 năm 2015
TÁC GIẢ

22


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

I. PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 1 - 2

1. Lí do chọn đền tài.

Trang 1 - 2

2. Điểm mới của đề tài.

Trang 2


2. Phạm vi áp dụng của đề tài

Trang 2

II. PHẦN NỘI DUNG

Trang 3- 20

1. Thực trạng của vấn đề

Trang 3 - 6

2. Những giải pháp

Trang 7- 19

2.1. Giải pháp 1

Trang 7-13

2.2. Giải pháp 2

Trang 13-15

2.3. Giải pháp 3

Trang 15- 16

2.4. Giải pháp 4


Trang 16

2.5. Giải pháp 5

Trang 16-17

2.6. Giải pháp 6

Trang 17- 19

2.7. Giải pháp 7

Trang 19

3. Kết quả

Trang 19- 20

III. PHẦN KẾT LUẬN

Trang 21 - 22

1. Ý nghĩa của đề tài

Trang 21

2. Kiến nghị, đề xuất

Trang 21- 22


23



×