BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------------/--------------
BỘ NỘI VỤ
-------/------
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
-------------------------------------------
TRẦN QUANG TRUNG
TỔ CHỨC THỰC HIỆN THU HỒI ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI – NĂM 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------------/--------------
BỘ NỘI VỤ
-------/------
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
-------------------------------------------
TRẦN QUANG TRUNG
TỔ CHỨC THỰC HIỆN THU HỒI ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CƠNG
Chun ngành: Quản lý cơng
Mã số: 60.34.04.03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS ĐINH VĂN MẬU
HÀ NỘI – NĂM 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan luận văn này hồn tồn do tơi thực hiện, các đoạn trích
dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn rõ ràng, minh
bạch, có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các cơng trình nghiên
cứu đã được cơng bố.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Quang Trung
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý cơng tại Học viện
Hành chính Quốc gia, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ, hướng dẫn, giảng dậy và nhiều ý kiến góp ý của thầy cơ, bạn bè và
đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới ban lãnh đạo Học viện Hành
chính Quốc gia, các thầy cô giáo khoa sau đại học và tới cô giáo chủ nhiệm
lớp cao học K19B2.
Tôi vô cùng biết ơn sự quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt của lãnh đạo
Đội Thanh tra xây dựng quận Thanh Xuân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo thuận lợi cho tơi để hồn thành khóa học.
Đặc biệt tơi vô cùng trân trọng biết ơn GS.TS Đinh Văn Mậu đã hướng
dẫn tận tình giúp tơi hồn thành luận văn này.
Trong q trình hồn thành luận văn tuy có nhiều cố găng nhưng vẫn
cịn những thiếu sót, khiếm khuyết, kính mong các thầy giáo, cô giáo và các
bạn thông cảm, góp ý cho tác giả để luận văn được hồn thiện hơn nữa.
Xin trân trọng cảm ơn
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Quang Trung
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA TỔ CHỨC THỰC
HIỆN THU HỒI ĐẤT ..................................................................................... 8
1.1. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm thu hồi đất........................................................................ 8
1.1.2. Cơ chế thu hồi đất ........................................................................... 10
1.2. Thẩm quyền, trình tự thủ tục và các trƣờng hợp thu hồi đất ........ 14
1.2.1. Thẩm quyền thu hồi đất .................................................................. 14
1.2.2. Các trường hợp thu hồi đất ............................................................. 15
1.2.3. Trình tự, thủ tục thu hồi đất ............................................................ 17
1.3. Kinh nghiệm tổ chức thực hiện thu hồi đất tại một số địa phƣơng
và bài học cho thành phố Hà Nội.............................................................. 22
1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương .............................................. 22
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội .................................. 24
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN THU HỒI ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................... 26
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội .............. 26
2.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 26
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................ 27
2.2. Tình hình sử dụng, thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội .... 29
2.2.1. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội ................... 29
2.2.2. Tình hình thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội ..................... 33
2.3. Thực trạng tổ chức thực thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội
...................................................................................................................... 37
2.3.1. Cơ sở pháp lý cho việc quy định về trình tự, thủ tục tổ chức thực
hiện thu hồi đất.......................................................................................... 37
2.3.2. Quy trình thu hồi quyền sử dụng đất .............................................. 50
2.4. Đánh giá việc thực hiện quy trình thu hồi quyền sử dụng đất trên
địa bàn thành phố Hà Nội ......................................................................... 69
2.4.1. Đánh giá chung ............................................................................... 69
2.4.2. Những ưu điểm đã đạt được ........................................................... 72
2.4.3. Nhưng hạn chế còn tồn tại .............................................................. 73
2.4.4. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................... 77
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN THU HỒI ĐẤT TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................... 79
3.1. Định hƣớng khoa học và thực tiễn về thu hồi đất ............................ 79
3.1.1. Nhận thức đầy đủ, tồn diện vai trị của đất đai ............................. 79
3.1.2. Nhận thức đầy đủ về quyền và lợi ích của người sử dụng đất đối với
đất đai ........................................................................................................ 80
3.1.3. Nhận thức đầy đủ về quyền và lợi ích của quốc gia trong q trình
chuyển dịch đất đai ................................................................................... 81
3.1.4. Định hướng thực tiễn về thu hồi đất ............................................... 82
3.2. Định hƣớng pháp lý về thu hồi đất .................................................... 84
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện
thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................. 85
3.3.1. Giải pháp nâng cao năng lực của bộ máy quản lý đất đai .............. 85
3.3.2. Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về pháp luật đất đai ...... 85
3.3.3. Giải pháp pháp tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các cơ
chế chuyển dịch đất đai ............................................................................. 86
3.3.4. Giải pháp tạo cơ chế để cộng đồng dân cư và người bị thu hồi đất
tham gia trực tiếp vào quá trình thu hồi đất .............................................. 87
3.3.5. Giải pháp xây dựng cơ chế chính sách bồi thường sát thực tế. ...... 88
3.3.6. Giải pháp tiến hành tái định cư đúng đối tượng, thành phần ......... 90
3.3.7. Giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong cơng tác thu hồi đất,
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư .................................................................. 91
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 95
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH
Cơng nghiệp hóa
HĐH
Hiện đại hóa
DN
Doanh nghiệp
GCNQSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GPMB
Giải phóng mặt bằng
KTTT
Kinh tế thị trường
QHSDĐ
Quy hoạch sử dụng đất
UBND
Ủy ban nhân dân
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
BTHTTĐC
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
Bảng:
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất của Hà Nội từ 2010- 2015 .......................... 31
Đồ thị:
Đồ thị 2.1: Biến động sử dụng đất TP.Hà Nội giai đoạn 2010 - 2015............ 32
Đồ thị 2.2: Mức độ quan trọng của các nguồn thu nhập trong các hộ gia đình....61
Đồ thị 2.3: Hình thức sử dụng tiền bồi thương của các hộ có đất bị thu hồi . 62
Đồ thị 2.4: Kiến nghị của hộ dân về hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất ......... 65
Hình:
Hình 1.1: Quy trình thu hồi đất ....................................................................... 21
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài sản quốc gia có giá trị lớn, có vị trí đặc biệt quan trọng
đối với đời sống của từng hộ gia đình, cá nhân, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
điều kiện tối thiểu đảm bảo cho quá trình tái sản xuất giúp xã hội khơng
ngừng phát triển. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế - xã hội ở nước ta, cơ
chế kinh tế thị trường đã từng bước được hình thành, các thành phần kinh tế
phát triển mạnh mẽ và một xu hướng tất yếu về nguồn lực đầu vào cho sản
xuất và sản phẩm đầu ra đều phải trở thành hàng hố, trong đó đất đai cũng
không phải là ngoại lệ.
Nước ta đang trong thời kỳ thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước, nhiều dự án như các khu công nghiệp, nhà máy, các khu đô thị mới,
khu dân cư đang được triển khai xây dựng một cách mạnh mẽ. Để thực hiện
được các nhiệm vụ trên và mang tính khả thi thì mặt bằng đất đai là một trong
những nhân tố quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả trong cơng tác đầu tư
của các nhà đầu tư trong và ngoài nước và ảnh hưởng đến cả tiến trình cơng
nghiệp hố, hiện đại hoá của đất nước. Với sự phát triển chung của nền kinh
tế xã hội cũng như của đất nước, phải xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kĩ
thuật, hệ thống giao thông đường bộ, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống lưới điện
quốc gia là điều kiện rất cơ bản để phát triển nông nghiệp, công nghiệp,
thương mại, dịch vụ, du lịch. .Để xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng,
phát triển các nghành kinh tế, công nghiệp, giao thông, xây dựng, thương mại
dịch vụ, giáo dục, y tế, xã hội, đào tạo.v.v. Nhà nước phải thu hồi đất của
người sử dụng đất và phải bồi thường cho người bị thu hồi.
Thu hồi đất (THĐ) là điều kiện tiên quyết, là yếu tố quyết định thành
công cho việc thực hiện đầu tư, xây dựng cho một dự án đầu tư. Muốn phát
1
triển thì phải tiến hành đầu tư, xây dựng các cơng trình theo hướng đồng bộ
và hiện đại; nhưng với trình tự quản lý nhà nước (QLNN) cũng như việc tổ
chức thực hiện về thu hồi đất ở Việt Nam nói chung và tại thành phố Hà Nội
nói riêng vẫn chưa tốt. Quá trình thu hồi đất đã bộc lộ nhiều vấn đề vướng
mắc trong việc giải phóng mặt bằng, bồi thường thiệt hại, hỗ trợ khi thu hồi
đất ..., gây nhiều bức xúc trong dư luận, dẫn đến tình trạng ngườ bị thu hồi đất
khiếu kiện, chống đối, không hợp tác với các cơ quan chức năng, không nhận
tiền bồi thường, thậm chí có lúc, có nơi cịn xảy ra vụ khiếu kiện đông người,
phức tạp, kéo dài, trở thành điểm nóng về dư luận, gây ra những nhận thức và
quan điểm sai lệch một bộ phận không nhỏ trong nhân dân
Để quá trình thu hồi đất diễn ra trong một trật tự ổn định, vừa đảm bảo
lợi ích và an toàn cho người sử dụng đất, vừa đảm bảo lợi ích cho tồn xã hội,
vừa đảm bảo tốt cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai thì cần phải có quy
định về việc tổ chức thực hiện: trình tự, thủ tục hành chính trong lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, cải cách thủ tục hành chính đang là một vấn đề thời sự
được Đảng, Nhà nước và toàn dân quan tâm. Bởi lẽ, cải cách thủ tục hành
chính khơng chỉ là u cầu mà cịn là điều kiện để chúng ta phát triển bền
vững trong tương lai. Chúng ta khơng thể phủ nhận vai trị tích cực của các
văn bản pháp luật đối với quá trình thu hồi đất. Hệ thống pháp luật đất đai
nước ta ngày một hồn thiện, Việt Nam có thể tin tưởng vào sự điều chỉnh của
cơ chế pháp luật đồng bộ, các chế định pháp luật đất đai ngày càng phát triển,
hợp lòng dân.
Với những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Tổ chức thực hiện thu hồi
đất trên địa bàn thành phố Hà Nội” nhằm góp phần nghiên cứu đề xuất giải
pháp tích cực cho cơng tác thu hồi đất, hướng tới giải quyết tốt hơn những bức
xúc hiện nay, đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước.
2
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Trong thời gian gần đây, với tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, nhu cầu phát
triển kinh tế lớn đã dẫn đến hàng loạt các dự án cần đến mặt bằng đất để xây
dựng cơ sở hạ tầng. Do đó, tình hình thu hồi đất nơng nghiệp dẫn đến việc
người nông dân mất đất sản xuất kéo theo nhiều hậu quả tiêu cực đã tạo nên
sự bức xúc trong xã hội. Nhiều vụ cưỡng chế thu hồi đất xảy ra, nhiều vụ
khiếu kiện cũng do nguyên nhân thu hồi đất gây ra. Do đó, hiện nay vấn đề
thu hồi đất và pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp đang được các nhà khoa
học, nhà quản lý quan tâm.
Trên các tạp chí và các báo viết, báo điện tử đã có nhiều nhà nghiên
cứu đề cập vấn đề này như một số bài viết:
“Một số ý kiến hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu
hồi đất” của ThS. Lê Ngọc Thạnh -Tạp chí Tài nguyên và Môi trường kỳ 1tháng 6/2009, trang 40- 42 [22]
“Một số giải pháp tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi đất nông
nghiệp” của Phan Văn Thọ- Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi
trường - Tạp chí Tài ngun và Mơi trường, kỳ 2- tháng 5/2009 [24]
“Giải bài tốn lợi ích kinh tế giữa ba chủ thể: Nhà nước, người có đất
bị thu hồi và chủ đầu tư khi thu hồi đất” của Th.S Đặng Đức Long- Tạp chí
Tài ngun và Mơi trường, kỳ 1- tháng 5/2009, trang 7-8 [12]
“Tái định cư cho các hộ nông dân bị thu hồi đất ở Sơn La” của Lị
Hùng Thuận - Tạp chí Tài ngun và Mơi trường, Kỳ 2- tháng 5/2009, trang
35-37 [26]
“Bức xúc thu hồi đất không chỉ do giá đền bù” của Lan Hương, Báo
điện tử Dân trí ngày 03/10/2008 [10]
“Về việc thu hồi đất nơng nghiệp tại phường Đại Kim, quận Hồng
Mai” của Quốc Hồn, Báo An ninh Thủ đơ số 2556 ngày 22/6/2009, trang 8
3
Quản lý nhà nước (QLNN) về đất đai cũng là một trong những đề tài
được nhiều nhà nghiên cứu như: Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu lực QLNN về thị trường đất đai” do tác giả Hoàng
Cường làm chủ nhiệm (2004). Đề tài đã đưa ra thực trạng công tác quản lý
nhà nước về đất đai vẫn còn những hạn chế chủ yếu sau: Thứ nhất, những hạn
chế nổi cộm nhất là trong các lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất, định giá đất,
bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư, các thủ tục hành chính
về đất đai. Thứ hai, lợi ích của Nhà nước và người dân có đất bị thu hồi chưa
được bảo đảm tương xứng. Thứ ba, nguồn lực về đất đai chưa được phát huy
đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; việc
sử dụng đất nhiều nơi cịn lãng phí, hiệu quả thấp. Thứ tư, tham nhũng, tiêu
cực trong lĩnh vực quản lý đất đai còn lớn. Và đề tài đã đưa ra các giải pháp
để nâng cao hiệu lực QLNN về vấn đề này [9]
Ngồi ra, cịn có một số luận án và luận văn cũng đã đề cập và nghiên
cứu tới vấn đề này, cụ thể như sau:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: “Thực trạng thực hiện quy trình thu hồi
quyền sử dụng đất tại xã Thủy Vân, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên
Huế” của Lương Văn Quang (2010), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận
văn đã khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về quy trình thu hồi quyền
sử dụng đất phục vụ cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực trạng
thực hiện quy trình thu hồi và đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo quyền
lợi của các bên tham gia trong quá trình thu hồi đất đai [19]
Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính cơng: “Hồn thiện Quản lý nhà
nước về thị trường bất động sản” của Bùi Văn Bắc (2011), Học viện Hành
chính [2]
Luận văn Thạc sĩ quản lý đất đai: “Đánh giá thực trạng công tác thu
hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện
4
Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa” của Ngơ Thị Ngọc Anh (2015), Trường Đại
học Tài Nguyên và Môi trường, Hà Nội. Luận văn đã tìm hiểu, phân tích,
đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, rút ra những ưu
nhược điểm. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao cơng tác quản lý
hành chính Nhà nước về đất đai ngày càng hiệu quả [1]
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: “Chính sách an sinh xã hội với người nông
dân sau khi thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Tỉnh
Bắc Ninh)” của Nguyễn Văn Nhường (2010), Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân. Luận án đã khảo sát, điều tra, đánh giá thực trạng đời sống người nông
dân bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp (nghiên cứu
tại Bắc Ninh). Đề xuất các chính sách về an sinh xã hội với người nơng dân bị
thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp [18]
Luận án Tiến sĩ Luật: “Áp dụng pháp luật trong quản lý nhà nước về
đất đai của Ủy ban nhân dân ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” của tác giả
Lê Văn Thành (2012). Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận trong việc áp dụng
pháp luật trong quản lý nhà nước về đất đai của UBND. Đánh giá thực trạng
và trên cơ sở đưa ra những quan điểm và giải pháp nhằm đảm bảo áp dụng
pháp luật trong quản lý nhà nước về đất đai của UBND thành phố Hồ Chí
Minh [23]
Tuy nhiên, chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn
diện và cụ thể về “Tổ chức thực hiện thu hồi đất trên địa bàn thành phố
Hà Nội”. Vì vậy, từ việc nghiên cứu thực trạng của việc tổ chức thực hiện thu
hồi đất tại Hà Nội, tác giả đã nghiên cứu một cách nghiêm túc để từ đó phân
tích và đưa ra những nhận định, đánh giá của mình về thực trạng thu hồi đất
cũng như việc áp dụng các quy định, trình tự, thủ tục, về vấn đề thu hồi đất
trong thực tiễn, từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần
khắc phục những khó khăn, bất cập trong việc tổ chức thực hiện thu hồi đất.
5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc tổ chức thực
hiện thu hồi quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Đánh giá thực trạng thực hiện quy trình thu hồi quyền sử dụng đất
trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Đánh giá những tác động của quá trình thu hồi đất đai và đặc biệt là
quy trình thu hồi quyền sử dụng đất đến đời sống kinh tế xã hội và quyền lợi
của hộ gia đình bị ảnh hưởng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên tham
gia trong quá trình thu hồi đất đai.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu vào các quy trình, trình tự, thủ tục thu
hồi đất và việc tổ chức thực hiện thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh; phát
triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: 12 quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Thời gian: phân tích tập trung vào khoảng thời gian từ năm 2010 đến
năm 2015
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam
và các kiến thức lý luận về tổ chức thực hiện thu hồi đất
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp tổng quan tài liệu nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
6
- Ngồi ra cịn một số phương pháp khác như: phương pháp phân tích,
phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương
pháp chứng minh, phương pháp diễn giải, phương pháp thống kê...để làm
sáng tỏ những vấn đề của đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Luận văn góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về thu hồi đất, cụ thể là
việc tổ chức thực hiện thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội
6.2. Về mặt thực tiễn
- Nghiên cứu lý luận về “thu hồi đất” và “trình tự, thủ tục thu hồi đất”,
các khó khăn và thuận lợi khi thực hiện các trình tự, thủ tục thu hồi đất để đề
ra giải pháp khắc phục vừa đảm bảo lợi ích và an tồn cho người sử dụng đất,
vừa đảm bảo lợi ích cho tồn xã hội, đảm bảo cho công tác quản lý nhà nước
về đất đai.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của người dân bị thu
hồi đất của các hộ gia đình, từ đó rút ra ngun nhân của những khó khăn,
vướng mắc trong cơng tác thu hồi đất và đề ra các giải pháp để khắc phục.
- Thông qua các nghiên cứu kiến nghị cải cách thủ tục hành chính
trong lĩnh vực thu hồi đất giúp cho công tác này đạt hiệu quả hơn nữa trong
thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của tổ chức thực hiện thu hồi đất
Chương 2: Thực trạng tổ chức thực hiện thu hồi đất trên địa bàn thành
phố Hà Nội
Chương 3: Giải pháp tổ chức thực hiện thu hồi đất trên địa bàn thành
phố Hà Nội
7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA TỔ CHỨC
THỰC HIỆN THU HỒI ĐẤT
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm thu hồi đất
Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ
sở hữu. Với tư cách là đại diện chủ sở hữu đối với đất đai, Nhà nước nắm giữ
quyền quyết định việc pháp lý của đất đai. Đây là quyền năng tuyệt đối của
chủ sở hữu, nó bao trùm lên toàn bộ vốn đất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia,
ngồi Nhà nước khơng ai được phép định đoạt. Thu hồi đất là một trong
những hành vi pháp lý thể hiện quyền định đoạt đó.
Thu hồi đất khơng chỉ được hiểu một cách thuần túy là Nhà nước tước
đi quyền sử dụng đất của các chủ sử dụng đất mà qua đó để thiết lập một quan
hệ sử dụng đất mới phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội. Thực tế, thu
hồi đất là giai đoạn kết thúc việc sử dụng đất của chủ thể này nhưng là bước
kế tiếp của việc sử dụng đất của một chủ thể mới. Do vậy, các quy định về thu
hồi đất cần kết nối được ba lợi ích của ba chủ thể quan trọng là: Nhà nước –
chủ đầu tư – người bị thu hồi đất
“Thu hồi đất là văn bản hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền nhằm chấm dứt một quan hệ pháp luật đất đai để phục vụ lợi ích của
Nhà nước, của xã hội hoặc xử lý hành chính hành vi vi phạm pháp luật đất đai
của người sử dụng đất”[11]
Theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Luật đất đai 2013: “Nhà nước thu
hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được
Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi
phạm pháp luật về đất đai” [15]
8
Từ các định nghĩa trên, thu hồi đất được hiểu dưới các góc độ cơ bản sau:
- Khái niệm tổ chức thu hồi đất: Là biện pháp thực thi quyền lực của
Nhà nước trong quản lý đất đai để thu hồi lại quyền sử dụng đất đã được giao
cho cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước và xã hội.
- Thu hồi đất là một biện pháp pháp lý làm chấm dứt mối quan hệ
pháp luật đất đai được thể hiện dưới hình thức là một quyết định hành chính
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giao đất, cho thuê đất. Đây là một
quyết định thể hiện quyền lực của nhà nước nhằm thực thi một trong những
nội dung của nhà nước về quản lý đất đai. Vì vậy, thẩm quyền thu hồi đất phải
tuân thủ Điều 44 Luật đất đai 2003 (nay là điều 66, Luật đất đai 2013). Một
quyết định thu hồi đất không đúng thẩm quyền hoặc trái thẩm quyền không
làm chấm dứt quan hệ về đất đai, ví dụ như quyết định thu hồi đất của chủ
tịch UBND cấp huyện đối với đất giao cho tổ chức sử dụng đất. Cho nên mọi
quyết định thu hồi đất phải tuân thủ quy định về thẩm quyền thu hồi đất
- Việc thu hồi đất phải xuất phát từ nhu cầu của Nhà nước và xã hội
hoặc là biện pháp, chế tài nhằm xử lý các vi phạm pháp luật đất đai của người
sử dụng đất. Điều này có nghĩa Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục
đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng, phát triển kinh
tế theo các trường hợp quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày
15/5/2014. Mặt khác, trong nhiều lý do thu hồi đất thì các vi phạm pháp luật
về đất đai của người sử dụng đất chiếm một tỷ lệ đáng kể. Đây là các trường
hợp không tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất, vi
phạm với quy mô và mức độ nghiêm trọng dẫn tới hậu quả là nhà nước phải
tước đi quyền sử dụng đất của họ. Thu hồi đất là một biện pháp cần thiết để
chấm dứt sự vi phạm của người sử dụng đất và lập lại kỷ cương trong quá
trình quản lý của nhà nước về đất đai
9
1.1.2. Cơ chế thu hồi đất
1.1.2.1. Nhà nước thu hồi đất
Nhà nước thu hồi đất là việc nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng
đất của người được nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của
người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Các trường hợp nhà nước thu
hồi đất gồm có [8]
- Thu hồi đất do nhu cầu của Nhà nước: trong trường hợp này, thu hồi
đất được xem như là một biện pháp quản lý nhà nước về đất đai. Trong q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhà nước với tư cách là chủ đầu
tư lớn nhất có nhiệm vụ xây dựng các cơ sở kinh tế, hạ tầng xã hội, sử dụng
đất vào mục đích cơng cộng, lợi ích của cộng đồng, bảo vệ chủ quyền quốc
gia cùng với các chủ đầu tư khác có nhu cầu sử dụng đất rất lớn. Trong khi
đó, diện tích đất mà nhà nước có nhu cầu sử dụng lại do các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân đang có quyền sử dụng do được giao đất, cho thuê đất, do nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất. Do
vậy, vì lợi ích của xã hội, những người đang sử dụng đất phải chấp hành
quyết định thu hồi đất của nhà nước và được nhà nước bồi thường, hỗ trợ theo
quy định của pháp luật. Các trường hợp đó là: Nhà nước sử dụng đất vào mục
đích quốc phịng, an ninh; Nhà nước sử dụng đất vào mục đích cơng cộng, lợi
ích quốc gia; Nhà nước sử dụng đất vào mục tiêu phát triển kinh tế để xây
dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao
- Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai: Trong quá trình sử dụng
đất, người sử dụng do vô ý hoặc cố ý vi phạm pháp luật đất đai. Các vi phạm
này là nghiêm trọng và dẫn tới hậu quả pháp lý là Nhà nước thu hồi đất, đây
là một biện pháp chế tài nhằm tước đi quyền sử dụng đất của người vi phạm.
Các trường hợp này gồm:
10
Sử dụng đất khơng đúng mục đích, sử dụng đất khơng có hiệu quả
Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất
Đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền
Đất bị lấn, chiếm
Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước
Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng
liền; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liền;
đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liền
Đất được nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà
không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất
chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư
Các trường hợp nêu trên khi nhà nước thu hồi đất sẽ khơng được bồi
thường mà cịn bị xử lý theo quy định của pháp luật
- Thu hồi đất vì lý do đương nhiên: trường hợp này, nhà nước thu hồi
đất không xuất phát từ nhu cầu của nhà nước cũng không do việc người sử
dụng đất mắc lỗi trong quá trình sử dụng mà đơn thuần là vì lý do đương
nhiên dẫn tới việc nhà nước thu hồi đất. Các trường hợp đó là:
Tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được
nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ
ngân sách nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền thu đất hàng năm bị giải thể,
phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc còn nhu cầu sử dụng đất
Cá nhân sử dụng đất chết mà khơng có người thừa kế
Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất
Đất được nhà nước giao, cho th có thời hạn mà khơng được gia
hạn khi hết thời hạn
Ngoài ra, theo phân loại đất của Luật đất đai 2013 thu hồi đất được
phân ra thành: thu hồi đất nông nghiệp và thu hồi đất phi nông nghiệp. Theo
11
đối tượng bị thu hồi đất, thu hồi đất được phân ra thành thu hồi đất của hộ gia
đình, cá nhân, thu hồi đất của tổ chức, thu hồi đất của cơ sở tôn giáo…
1.1.2.2. Nhà đầu tư tự thỏa thuận với người sử dụng đất
Bản chất của cơ chế này là hình thức chuyển đổi đất đai tự nguyện, đây
là một quan hệ dân sự giữa nhà đầu tư và người sử dụng đất, không thể đưa ra
bất kỳ một quyết định hành chính nào vào mối quan hệ này. Cơ chế này được
điều chỉnh chỉ bằng pháp luật dân sự. Tất nhiên, như vậy thì khơng thể giải
quyết được tình trạng một số người đang sử dụng đất không đồng ý chuyển
nhượng những thửa đất cuối cùng trong vùng dự án cho nhà đầu tư. Từ thực
tế triển khai, rất nhiều ý kiến cho rằng cần có quyết định hành chính để hỗ trợ
giải quyết những thửa đất cuối cùng trong vùng dự án không đạt được sự
đồng thuận giữa nhà đầu tư và người sử dụng đất. Nói cách khác, đó là áp
dụng song song hai hình thức Nhà nước thu hồi đất và hình thức chuyển đổi
đất đai tự nguyện. Trước Luật đất đai 2003, chỉ có một hình thức chuyển đổi
đất đai bắt buộc là một quan hệ hành chính dựa trên các quyết định hành
chính về thu hồi đất và mọi người có trách nhiệm thực hiện các quyết định
hành chính về thu hồi đất [7]
Dựa trên cơ sở quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về việc thu hồi đất và giao đất hoặc cho thuê đất phải chi trả tiền bồi
thường về đất cho người bị thu hồi đất nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho
nhà nước. Cơ chế thu hồi đất được áp dụng cho cả dự án đầu tư phát triển
kinh tế vì mục đích lợi nhuận của nhà đầu tư. Trong q trình triển khai, các
nhà đầu tư thấy cơ chế chuyển đổi đất đai bắt buộc rất phức tạp, khó khăn,
phiền hà. Một mặt, nhà đầu tư vẫn phải thương thảo trực tiếp với người đang
sử dụng đất để thực hiện việc chi trả tiền bồi thường về đất. Mặt khác, để tiếp
cận được với đất nhà đầu tư cũng phải thảo luận trực tiếp với cả ba cấp chính
quyền tỉnh, huyện, xã và trong nhiều trường hợp cũng phải thông qua các thủ
12
tục phức tạp với những chi phí khơng chính thức. Do đó, các nhà đầu tư đề
nghị phải đổi mới cơ chế chuyển đổi đất đai sao cho bớt phiền hà về thủ tục
hành chính, tăng thêm độ cơng khai và tốt nhất là nhà đầu tư có quyền nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng trực tiếp từ tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá
nhân đang sử dụng đất.
Luật sử đổi bổ sung Luật đất đai năm 1998 đã cho phép các tổ chức
kinh tế được quyền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Điều này có
nghĩa là các nhà đầu tư có thể tự thực hiện việc nhận chuyển nhượng quyền
sử dụng đất từ người đang sử dụng đất để có đất thực hiện dự án đầu tư. Trên
thực tế, nhiều nhà đầu tư năng động đã tự thực hiện cơ chế chuyển đổi đất đai
này. Nhưng do chưa có quy định rõ ràng trong hệ thống pháp luật về cơ chế
chuyển đổi đất đai tự nguyện nên hầu hết các địa phương vẫn ban hành quyết
định thu hồi đất và bắt các nhà đầu tư đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng
đất phải nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất cho nhà nước theo đúng quy
trình chuyển đổi đất đai bắt buộc. Thực tế như vậy đặt ra yêu cầu phải tiếp tục
đổi mới hệ thống pháp luật đất đai theo hướng xác định nội dụng cụ thể của
cơ chế chuyển đổi đất đai tự nguyện
Luật đất đai 2003 đã quy định rất cụ thể phạm vi được áp dụng cơ chế
chuyển đổi đất tự nguyện, đối với dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy
hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt thì nhà đầu tư được nhận chuyển
nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của
các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án.
Trong thời gian đầu triển khai, cơ chế này đã được các nhà đầu tư năng
động đón nhận và triển khai khá tốt, giúp cho các nhà đầu tư chủ động tiếp
cận đất đai, không chịu áp lực do mối quan hệ hành chính nặng nề với chính
quyền địa phương các cấp. Tuy nhiên sau một vài năm thực hiện, tại một số
dự án đã xảy ra tình trạng người đang sử dụng đất khơng muốn hợp tác với
13
nhà đầu tư, đòi giá đất rất cao khiến cho nhà đầu tư không chấp nhận nổi.
Nhiều nhà đầu tư đã nhận chuyển nhượng khoảng 80% đất cho dự án nhưng
khơng thể nhận chuyển nhượng tiếp 20% đất cịn lại, dự án khơng thể có đầy
đủ đất để triển khai. Pháp luật hiện hành về đất đai chưa có quy định để giải
quyết tình trạng một số người dân đang sử dụng đất không chấp nhận việc
chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư, hoặc chấp nhận với giá
quá cao. Đây là nhược điểm mấu chốt của cơ chế chuyển đổi đất đai tự
nguyện, là nguyên nhân chính làm cho các nhà đầu tư sau một thời gian lại
muốn chỉ áp dụng cơ chế chuyển đổi đất đai bắt buộc
1.2. Thẩm quyền, trình tự thủ tục và các trƣờng hợp thu hồi đất
1.2.1. Thẩm quyền thu hồi đất
Thẩm quyền thu hồi đất được quy định cụ thể tại Điều 66, Luật Đất đai
2013 như sau [15]
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp
sau đây:
+ Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư
ở nước ngồi, tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
+ Thu hồi đất nơng nghiệp thuộc quỹ đất cơng ích của xã, phường, thị trấn.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường
hợp sau đây:
+ Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
+ Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu
nhà ở tại Việt Nam.
Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại
khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi
đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.
14
1.2.2. Các trường hợp thu hồi đất
Tại Luật đất đai 2013 đã phân ra 4 trường hợp thu hồi đất rất rõ ràng từ
điều 61 đến điều 65 như: thu hồi đất vì mục đích quốc phịng an ninh; thu hồi
đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; thu hồi đất do
vi phạm pháp luật về đất đai; thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo
pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người
Tuy nhiên trong phạm vị nghiên cứu của đề tài này, tác giả tập trung
nghiên cứu vào các trường hợp thu hồi đất sau
Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh trong các trường
hợp sau đây:
- Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;
- Xây dựng căn cứ qn sự;
- Xây dựng cơng trình phịng thủ quốc gia, trận địa và cơng trình đặc
biệt về quốc phòng, an ninh;
- Xây dựng ga, cảng quân sự;
- Xây dựng cơng trình cơng nghiệp, khoa học và cơng nghệ, văn hóa,
thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phịng, an ninh;
- Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
- Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an
dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phịng, Bộ
Cơng an quản lý.
- Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng
cộng
- Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh
15
Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia,
cơng cộng trong các trường hợp sau đây:
Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ
trương đầu tư mà phải thu hồi đất;
Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định
đầu tư mà phải thu hồi đất, bao gồm:
- Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,
khu kinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA);
- Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng
ngoại giao; cơng trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp
hạng, cơng viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, cơng trình sự
nghiệp công cấp quốc gia;
- Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia gồm giao
thông, thủy lợi, cấp nước, thốt nước, điện lực, thơng tin liên lạc; hệ thống
dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia; cơng trình thu gom, xử lý
chất thải;
Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải
thu hồi đất bao gồm:
- Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội; cơng trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, cơng
trình sự nghiệp cơng cấp địa phương;
- Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao
thông, thủy lợi, cấp nước, thốt nước, điện lực, thơng tin liên lạc, chiếu sáng
đơ thị; cơng trình thu gom, xử lý chất thải;
16