Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Báo cáo thực tập tại cơ quan BHXH huyện điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.51 KB, 51 trang )

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
---------------

BÁO CÁO
THỰC TẬP

TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: TÌNH
HÌNH THỰC HIỆN BẢO
HIỂM XÃ HỘI TẠI
CƠ QUAN BẢO HIỂM
XÃ HỘI HUYỆN ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2017 - 2019

Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp
Mã sinh viên

: ThS. Lê Thị Xuân Hương
: Vũ Phương Thảo
: D12BH01
: 1112030044

Hà Nội, Tháng 3 Năm 2020
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu
BHXH
BHTN
BHYT


CNTT

Từ được viết tắt
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm Y tế
Công nghệ thông tin
1


DN
DSPHSK
HCSN
KCB
MSLĐ
NLĐ
NSDLĐ
TNLĐ-BNN
UBND

Doanh nghiệp
Dưỡng sức phục hồi sức khỏe
Hành chính sự nhiệp
Khám chữa bệnh
Mất sức lao động
Người lao động
Người sử dụng lao động
Tai nạn lao động- Bệnh nghề nghiệp
Ủy ban nhân dân


2


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
STT

Tên bảng biểu, sơ đồ

Tran
g
12

1

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH huyện Điện
Biên

2

Bảng 1.1: Tình hình nhân sự của BHXH huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên

15

3

Bảng 2.1. Tình hình tuyên truyền của cơ quan BHXH huyện
Điện Biên giai đoạn 2017 - 2019

19


4

Bảng 2.2: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Điện
Biên giai đoạn 2017 – 2019

21

5

Bảng 2.3: Tình hình tham gia BHXH tự nguyện tại huyện Điện
Biên giai đoạn 2017 – 2019

23

6

Bảng 2.4: Tình hình tham gia BHTN tại huyện Điện Biên giai
đoạn 2017 – 2019

24

7

Bảng 2.5: Tình hình tham gia BHYT theo nhóm đối tượng tại
huyện Điện Biên giai đoạn 2017 – 2019

26

8


Bảng 2.6: Tình hình cấp sổ BHXH, tờ rời sổ BHXH, thẻ
BHYT tại cơ quan BHXH huyện Điện Biên giai đoạn 2017 –
2019

28

9

Bảng 2.7: Kết quả thu BHXH, BHYT, BHTN tại BHXH huyện
Điện Biên giai đoạn 2017 – 2019

30

10

Bảng 2.8: Biến động nợ BHXH, BHYT, BHTN của BHXH huyện Điện Biên
giai đoạn 2017 - 2019

33

11

Bảng 2.9: Kết quả xét duyệt và giải quyết hồ sơ hưởng BHXH
tại BHXH huyện Điện Biên giai đoạn 2017 – 2019

34

12

Bảng 2.10: Tình hình chi trả chế độ ốm đau, thai sản,

DSPHSK tại BHXH huyện Điện Biên giai đoạn 2017 - 2019

36

13

Bảng 2.11: Tình hình chi trả chế độ TNLĐ-BNN tại BHXH
huyện Điện Biên giai đoạn 2017 - 2019

38

14

Bảng 2.12: Tình hình chi trả chế độ hưu trí, tử tuất tại BHXH

40


huyện Điện Biên giai đoạn 2017 - 2019
15

Bảng 2.13: Tình hình thanh tra kiểm tra của BHXH huyện
Điện Biên giai đoạn 2017 – 2019

43

16

Bảng 2.14: Tình hình khiếu nại và tố cáo BHXH huyện Điện
Biên tiếp nhận giai đoạn 2017 - 2019


44


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………….7
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ QUAN BHXH HUYỆN ĐIỆN
BIÊN…………….……………………………………………………………...8
1.1. Điều kiện địa lý, đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tại…. 8
1.2. Đặc điểm tình hình của cơ quan BHXH huyện Điện Biên......................9
1.2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan BHXH huyện
Điện Biên, tỉnh Điện Biên................................................................................9
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện
Điện Biên...........................................................................................................9
1.2.2.1. Chức năng.........................................................................................9
1.2.2.2 Nhiệm vụ..........................................................................................10
1.2.2.3. Hệ thống tổ chức bộ máy ...............................................................11
1.2.3. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động của cơ quan
BHXH huyện Điện Biên.................................................................................14
1.2.4............ Cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ quan BHXH huyện Điện Biên
..........................................................................................................................16
1.3. Những thận lợi và khó khăn trong q trình hình thành và phát triển
của BHXH huyện Điện Biên.......................................................................…16
1.3.1.............................................................................Những thuận lợi cơ bản
..........................................................................................................................16
1.3.2. ...................................................................Những khó khăn vướng mắc
..........................................................................................................................17
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH TẠI CƠ QUAN BHXH
HUYỆN
ĐIỆN

BIÊN………………………………………………………………………… 18
2.1. Công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách, pháp luật
BHXH...............................................................................................................18
2.2. Tình hình tham gia BHXH tại BHXH huyện Điện Biên....................20
2.2.1. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc..................................................20
2.2.2. Tình hình tham gia BHXH tự nguyện................................................22
2.2.3. Tình hình tham gia BHTN..................................................................23
2.2.4. Tình hình thu nộp BHYT....................................................................25
2.3. Công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT tại BHXH huyện Điện Biên.........27
2.4. Tình hình thu nộp BHXH, BHTN, BHYT.............................................29
2.4.1. Kết quả thu, nộp BHXH, BHYT, BHTN...........................................29
2.4.2. Tình hình nợ BHXH, BHYT, BHTN..................................................32


2.5. Cơng tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ đối với người lao
động...................................................................................................................33
2.6. Công tác chi trả các chế độ BHXH cho người lao động........................35
2.6.1. Chi trả chế độ ốm đau, thai sản, thủ thục thanh quyết toán............35
2.6.2. Chi trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp...........................37
2.6.3. Chi trả chế độ hưu trí, tử tuất.............................................................39
2.7. Công tác quản lý, sử dụng quỹ BHXH...................................................41
2.8. Công tác quản lý lưu trữ hồ sơ về BHXH.....................................…….42
2.9. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, chế độ
BHXH và việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH...................42
2.10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH..................................................43
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ.................................................45
3.1. Nhận xét...................................................................................................45
3.1.1. Những mặt đạt được............................................................................45
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân.....................................................................46
3.1.2.1. Hạn chế..........................................................................................46

3.1.2.2. Nguyên nhân..................................................................................46
3.3. Một số kiến nghị......................................................................................47
3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan BHXH......................................................47
3.3.1.1. Kiến nghị đối với BHXH Việt Nam…….…….………...……..47
3.3.1.2. Kiến nghị đối với BHXH tỉnh Điện Biên………………..……...48
3.3.2. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước và các sở, ban, ngành
có liên quan…………………………………………………………………. 48
3.3.2.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước………..………..48
3.3.2.2. Kiến nghị đối với các sở, ban, ngành có liên quan………..…..49
KẾT LUẬN......................................................................................................51


LỜI MỞ ĐẦU
BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Đảng và
Nhà nước. Đất nước ta đang trong cơng cuộc đổi mới tồn diện về kinh tế chính trị - xã hội. Đảng và Nhà nước đã hoạch định các chính sách nhằm đẩy
mạnh thực hiện cơng cuộc đổi mới, trong đó chính sách về BHXH cũng là một
trong những chính sách mang ý nghĩa quyết định trong q trình phát triển đất
nước. Chính sách BHXH đã được thể chế hoá và thực hiện theo Luật BHXH là
sự chia sẻ rủi ro và các nguồn quỹ nhằm bảo vệ người lao động khi họ khơng
cịn khả năng làm việc.
Là một bộ phận của hệ thống BHXH Việt Nam, BHXH huyện Điện Biên
trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong các hoạt động BHXH và
bước đầu thu được những kết quả đáng khích lệ. Qua quá trình thực tập và tìm
hiểu tại BHXH huyện Điện Biên em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Tình hình
thực hiện bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Điện Biên giai đoạn
2017 - 2019” làm đề tài cho bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về cơ quan BHXH huyện Điện Biên.
Chương 2: Tình hình thực hiện BHXH tại cơ quan BHXH huyện Điện Biên
giai đoạn 2017 – 2019.

Chương 3: Nhận xét và kiến nghị.
Trong quá trình thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp, em đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình từ phía nhà trường Đại học Lao động – Xã hội và các cán bộ
nhân viên thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Điện Biên.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô giáo
trong khoa Bảo Hiểm đã giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu
trong thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc
nhất đến cô giáo ThS. Lê Thị Xuân Hương đã dành thời gian hướng dẫn, giúp đỡ
em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Do trình độ cịn hạn hẹp về phân tích thực tiễn và lý luận nên bài báo cáo
thực tập tốt nghiệp khơng tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được
sự giúp đỡ, góp ý của các thầy cơ giáo để bài làm được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ QUAN BHXH HUYỆN ĐIỆN
BIÊN
1.1. Điều kiện địa lý, đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tại
huyện Điện Biên
Điện Biên là huyện biên giới Việt - Lào, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc
và nằm phía Tây Nam tỉnh Điện Biên, với diện tích 163.985 ha. Huyện Điện
Biên giáp với huyện Mường Chà, huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên ở phía Bắc;
giáp huyện Mường Ngịi, huyện Viêng Khăm tỉnh Lng Pra Bang (Lào) ở phía
Nam; giáp huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên, huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn La ở
phía Đơng; giáp huyện Mường Mày tỉnh Phoong Sa Ly (Lào) ở phía Tây.
Dân số huyện Điện biên có 108.389 người gồm 08 dân tộc (dân tộc Thái
53,72%, dân tộc Kinh 27,86%, dân tộc Mông 8,51%, dân tộc Khơ Mú 5%, dân
tộc Lào 3,17%, còn lại là các dân tộc khác).
Huyện Điện Biên chia thành 19 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã:
Mường Pồn, Thanh Nưa, Thanh Luông, Thanh Hưng, Thanh Chăn, Thanh

Xương, Thanh An, Thanh Yên, Nà Nhạn, Nà Tấu, Mường Phăng, Noong Luống,
Noong Hẹt, Pa Thơm, Núa Ngam, Sam Mứn, Na Ư, Mường Nhà, Mường Lói.
Địa hình của huyện được chia thành hai vùng rõ rệt:
- Vùng lịng chảo: gồm 10 xã, có diện tích tự nhiên 34.193 ha (7.041 ha
đất nông nghiệp, 3.341 ha đất lâm nghiệp, còn lại là đất khác và núi đồi tự
nhiên), là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, ít bị chia cắt, độ dốc nhỏ dưới
15 độ, độ cao hơn 400 mét so với mặt biển thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
(nhất là sản xuất lúa ruộng), phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch
vụ, du lịch, là nơi tập trung dân cư, trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của
huyện Điện Biên và tỉnh Điện Biên. Đặc biệt có cánh đồng Mường Thanh với
diện tích trên 4.000 ha, là cánh đồng rộng nhất vùng Tây Bắc (nhất Thanh, nhì
Lị, tam Than, tứ Tấc). Với khả năng sản xuất lương thực dồi dào, cánh đồng
Mường Thanh là vựa lúa của tỉnh Điện Biên.
- Vùng núi cao, vùng xa, biên giới (địa phương quen gọi là vùng ngồi)
gồm 09 xã (trong đó có 08 xã đặc biệt khó khăn), có diện tích tự nhiên 129.792
ha (6.503 ha đất nông nghiệp, 33.615 ha đất lâm nghiệp, còn lại là đất khác và
núi đồi tự nhiên), chiếm 79% diện tích tồn huyện; có độ cao từ 1.000 mét trở
lên, đỉnh cao nhất là Pú Pha Sung. Với địa hình chủ yếu là đồi, núi cao và đất
dốc thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, phát triển thuỷ
điện và xây dựng các hồ chứa nước phục vụ sinh hoạt, cấp nước cho sản xuất
nơng nghiệp vùng lịng chảo.
Huyện Điện Biên có chung đường biên giới với nước Cộng hịa dân chủ
nhân dân Lào dài 171,2 km với 61 cột mốc, có cửa khẩu Quốc tế Tây Trang, cửa
khẩu Quốc gia Huổi Puốc và một số đường tiểu ngạch sang Lào giúp Điện Biên


có vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế. Trong đó, cửa khẩu Tây Trang
được đánh giá là đặc biệt quan trọng. Chính phủ 2 nước đã thống nhất nâng cấp
lên cửa khẩu quốc tế gắn liền với khu kinh tế cửa khẩu. Đây là cơ hội lớn để
Điện Biên phát triển thành địa bàn trung chuyển chính của tuyến đường xuyên Á

phía Bắc, nối liền Tây Bắc Việt Nam với Bắc Lào, Tây Nam Trung Quốc và
Đông Bắc Myanmar.
1.2. Đặc điểm tình hình của cơ quan BHXH huyện Điện Biên, tỉnh Điện
Biên
1.2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan BHXH huyện
Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Lai Châu cũ (nay là tỉnh Điện Biên) được
thành lập theo Quyết định số 89/QĐ-BHXH, ngày 02/8/1995 của Tổng Giám
đốc BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH thuộc Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội và Liên đoàn Lao động của tỉnh, với cơ cấu gồm
08 BHXH huyện, thị xã và 05 phòng nghiệp vụ. Cùng với BHXH tỉnh Điện
Biên, cơ quan BHXH huyện Điện Biên cũng được thành lập theo Quyết định số
351/QĐ/TC-CB ngày 22 tháng 12 năm 1995 của Tổng giám đốc BHXH Việt
Nam.
BHXH huyện Điện Biên có đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tài
khoản riêng, có trụ sở riêng tại huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên. Những ngày
đầu thành lập, được sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc BHXH tỉnh và sự giúp đỡ
của Thường vụ huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân huyện và các ngành
chức năg có liên quan. đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bàn giao về tổ
chức và sự nên công tác thực hiện chế độ BHXH kịp thời không bị gián đoạn.
Hiện nay, BHXH huyện Điện Biên có trụ sở tại địa chỉ đội 14 bản Pú
Tửu, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Qua hơn 20 năm hình
thành và phát triển BHXH huyện Điện Biên đã và đang trở thành một trong
những đơn vị quan trọng có nguồn thu lớn nhất trong tồn tỉnh. Xây dựng một
đội ngũ cán bộ cơng nhân viên có trình độ cao, phục vụ, giải quyết chế độ chính
sách kịp thời chính xác cho đơn vị sử dụng lao động, người lao động tham gia
BHXH, BHYT.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của cơ quan BHXH
huyện Điện Biên
1.2.2.1. Chức năng

Bảo hiểm xã hội huyện Điện Biên là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội
tỉnh Điện Biên đặt tại huyện, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh
Điện Biên tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;


quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa
bàn huyện Điện Biên theo quy định.
Bảo hiểm xã hội huyện Điện Biên chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của
Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Điện Biên và chịu sự quản lý hành chính nhà
nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên.
Bảo hiểm xã hội huyện Điện Biên có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài
khoản và trụ sở riêng.
1.2.2.2. Nhiệm vụ
Là đơn vị sự nghiệp có thu, thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước
nhằm ổn định, an sinh xã hội. Về bản chất kinh tế có thể khẳng định ngay
BHXH khơng nhằm mục đích kinh doanh, lợi nhuận, nhưng lại là cơng cụ thực
hiện phân phối lại thu nhập, BHXH dựa trên ngun tắc người lao động bình
đẳng trong nghĩa vụ đóng góp và quyền lợi được hưởng trong BHXH thơng qua
hoạt động của mình.
Xây dựng trình Giám đốc BHXH tỉnh kế hoạch phát triển BHXH huyện dài
hạn, ngắn hạn và chương trình cơng tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch,
chương trình sau khi được phê duyệt.
Tổ chức thực thi công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ,
chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT.
Tổ chức thực thi các nhiệm vụ theo phân cấp của BHXH Việt Nam và
BHXH tỉnh, cụ thể: Cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia
BHXH, BHYT; Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng
chế độ BHXH, BHYT; Thu các khoản đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất
nghiệp đối với các tổ chức và cá nhân tham gia; Giải quyết các chế độ BHXH,
BHYT; Chi trả các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; từ chối việc

đóng hoặc chi trả các chế độ BHXH, BHYT không đúng quy định; Tiếp nhận
khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho
các đối tượng tham gia BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; Quản lý và sử dụng, hạch
tốn kế tốn các nguồn kinh phí và tài sản; Ký hợp đồng với các cơ sở khám,
chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chun mơn, kỹ thuật; giám sát thực hiện
hợp đồng, cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT và bảo vệ quyền lợi người
tham gia BHYT; chống lam dụng quỹ BHYT.
Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế
độ, chính sách BHXH, BHYT đối với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm,
cơ sở khám chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật.
Tổ chức thực thi chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo,
hướng dẫn của BHXH tỉnh; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết chế


độ BHXH, BHYT theo cơ chế ''một cửa'' tại cơ quan BHXH huyện.
Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ các đối tượng tham gia và hưởng các chế độ
BHXH, BHYT theo quy định.
Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHYT cho các tổ chức và cá nhân
tham gia.
Tổ chức triển khai hệ thống quả lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia
TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của BHXH huyện.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở
huyện, với các tổ chúc, cá nhân tham gia BHXH, BHYT để giải quyết các vấn
đề có liên quan đến việc thực thi các chế độ BHXH, BHYT theo quy định của
pháp luật.
Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh
tra, kiểm tra các tổ chức và cá nhân trong việc thực thi BHXH, BHYT, bảo hiểm
thất nghiệp.
Có quyền khởi kiện vụ án dân sự đối với các đơn vị nợ BHXH, BHYT để
yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích nhà nước trong lính vực BHXH,

BHYT trên địa bàn.
Cung cấp đầy đủ và kịp thời thơng tin về việc đóng, quyền được hưởng các
chế độ bảo hiểm, thủ tục thực thi chính sách BHXH, BHYT khi người lao động,
người sử dụng lao động hoặc tổ chức cơng đồn u cầu; Cung cấp đầy đủ và
kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Quản lý viên chức của BHXH huyện.
Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc BHXH tỉnh giao.
1.2.2.3. Hệ thống tổ chức bộ máy
Bộ máy tổ chức của BHXH huyện Điện Biên như sau:
BHXH huyện Điện Biên hiện nay được cơ cấu thành 4 tổ nghiệp vụ: tổ
tiếp nhận và quản lý hồ sơ (bộ phận một cửa), tổ thu – sổ thẻ - kiểm tra, tổ
chế độ chính sách, tổ kế tốn - giám định - chi trả trong đó có 7 bộ phận chức
năng gồm: bộ phận tiếp nhận và quản lý hồ sơ, bộ phận kế toán, bộ phận giám
định, bộ phận thu, bộ phận cấp sổ thẻ, bộ phận CNTT, bộ phận chế độ chính


sách.
Để thấy rõ hơn cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH huyện Điện Biên, ta xem
sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH huyện Điện Biên
Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phó Giám
Đốc

Tổ tiếp nhận

và quản lý hồ


Tổ chế độ
chính sách

Bộ phận
một cửa

Bộ phận
chính
sách

Tổ Kế toán –
giám định – chi
trả

Bộ
phận
kế toán

Bộ phận
giám
định

Tổ Thu – sổ
thẻ - kiểm tra

Bộ
phận

Thu

Bộ
phận
sổ thẻ

(Nguồn : BHXH huyện Điện Biên)
Trong đó, chức năng của các bộ phận tại cơ quan BHXH huyện Điện Biên
như sau:
- Giám đốc BHXH huyện Điện Biên là người có vị trí cao nhất trong cơ
quan BHXH huyện Điện Biên là người trực tiếp lãnh đạo cán bộ công chức, viên
chức và lao động của cơ quan
- Phó giám đốc là những cán bộ trực tiếp giúp việc cho giám đốc BHXH
tỉnh đồng thời chỉ đạo các phịng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ chun mơn đã
được ban giám đốc giao.


- Các bộ phận chức năng: có chức năng giúp Giám đốc tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ được giao theo từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ. Cụ thể:
+ Bộ phận thu: có chức năng tổ chức, khai thác thu bảo hiểm tự nguyện;
Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện; Phối hợp với các phòng
chức năng thẩm tra số liệu thu, chi từ quỹ BHXH; Tổng hợp, phân tích, đánh giá
tiến độ thu bảo hiểm tự nguyện; Tiếp nhận hồ sơ của đối tượng mua bảo hiểm tự
nguyện, phân loại hồ sơ mua BHYT tự nguyện; Xây dựng kế hoạch thu theo
năm, quý, tháng; Tổ chức cấp, hướng dẫn, kiểm tra sổ BHXH, thẻ BHYT.
+ Bộ phận cấp sổ, thẻ: có chức năng tổ chức xét duyệt, cấp và quản lý sổ,
thẻ bảo hiểm; Tiếp nhận, phân loại, khai thác sử dụng và tổ chức quản lý, lưu trữ
hồ sơ, tài liệu liên quan đến thu BHXH theo quy định; Quản lý, hướng dẫn, kiểm
tra các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT trong việc cấp, sử dụng sổ, thẻ
bảo hiểm, tờ khai, danh sách người tham gia bảo hiểm; Chủ trì, phối hợp với bộ

phận thu thực hiện kiểm tra đối chiếu, xác nhận vào sổ BHXH.
+ Bộ phận kế tốn: có chức năng chủ trì phối hợp với các cán bộ để lập,
giao kế hoạch và tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính;
Chuyển kịp thời tiền thu BHXH vào tài khoản của BHXH thành phố Hà Nội
theo quy định; Tổ chức cấp phát và quản lý kinh phí chi để chi trả cho đối tượng
hưởng các chế độ trợ cấp BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, hoạt động quản
lý bộ máy và các nguồn kinh phí khác của đơn vị; Tổng hợp báo cáo tài chính
theo định kỳ tháng, quý, năm gửi BHXH thành phố theo quy định.
+ Bộ phận giám định: có chức năng tiếp nhận, kiểm tra thẩm định và tổng
hợp hồ sơ; Thực hiện công tác giám định bệnh án; Theo dõi, kiểm tra thẻ BHYT;
Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bệnh viện, các trung tâm y tế quyết toán,
thanh toán chi phí khám chữa bệnh hàng ngày; Kết hợp với các phịng có liên
quan để kiểm tra, quyết tốn, thanh tốn chi phí khám chữa bệnh cho các bệnh
viện, trung tâm y tế.
+ Bộ phận chế độ chính sách: có chức năng tiếp nhận hồ sơ thụ hưởng
BHXH của các tổ chức, cá nhân; Cấp giấy chứng nhận cho người hưởng trợ cấp
BHXH; Quản lý các đối tượng hưởng trợ cấp BHXH; Lập danh sách các đối
tượng hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng; Trả lời đơn thư khiếu nại về chế độ
chính sách.
+ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (Bộ phận một cửa): có chức năng
kiểm tra và tiếp nhận các loại hồ sơ liên quan đến việc tham gia và hưởng chế
độ, chính sách BHXH, BHYT của BHXH và các tổ chức, cá nhân tham gia
BHXH; Chuyển hồ sơ tiếp nhận và nhận lại kết quả giải quyết từ các bộ phận
liên quan để trả lại cho các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH; Hướng dẫn, tư vấn
các vấn đề liên quan đến thủ tục hồ sơ, chế độ chính sách…


Thông qua sơ đồ cơ cấu tổ chức của cơ quan BHXH huyện Điện Biên ta
thấy có một mối liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận, các cá nhân trong cơ quan.
Mỗi bộ phận là một mắt xích quan trọng khơng thể thiếu trong bộ máy đó, góp

phần tạo nên một đơn vị vững mạnh và phát triển như hiện nay.
1.2.3. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động của cơ quan BHXH
huyện Điện Biên
Tổ chức hệ thống bộ máy hành chính ngành BHXH được quy định thống
nhất theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, tùy
điều kiện cụ thể của từng địa phương cũng như nhiệm vụ được giao mà mỗi cơ
quan lại có quy mơ và cơ cấu tổ chức, bố trí nhân sự khác nhau. BHXH huyện
Điện Biên sau nhiều năm liên tục hoàn thiện và đổi mới, công tác quản lý tổ
chức cán bộ đã được nâng lên theo đúng kế hoạch và đang tiếp tục được hồn
thiện dần. Nhìn chung, số lượng và chất lượng cán bộ BHXH huyện Điện Biên
đã tương đối phù hợp với quy mơ cũng như tính phức tạp của cơng tác BHXH
trên địa bàn, đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao.
Hiện nay, BHXH huyện Điện Biên có 26 cán bộ, viên chức. Trong đó có 1
Giám đốc, 2 phó Giám đốc và 23 cán bộ, cơng chức ở các phịng ban. Cán bộ
BHXH huyện có tỷ lệ nữ giới chiếm 75,6%, nam giới chiếm 24,4%. Về độ tuổi
đa phần là cán bộ, viên chức trẻ trong đó độ tuổi dưới 30 chiếm 60%, độ tuổi từ
31- 40 chiếm 14%, độ tuổi từ 41- 50 chiếm 9,2%, độ tuổi từ 51- 60 chiếm
16.8%. Tuy đa phần là cán bộ trẻ nhưng đảm bảo trình độ chun mơn, nghiệp
vụ đáp ứng được cơng việc và hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cán bộ, viên
chức BHXH huyện Điện Biên có trình độ khá cao và đồng đều, chủ yếu là đại
học và trên đại học chiếm trên 80% nên đảm bảo được chất lượng công tác và
thực thi nhiệm vụ của ngành.


Bảng 1.1: Tình hình nhân sự của BHXH huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên
Nam

Nữ

Chỉ tiêu

Số người

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ (%)

Số lượng cán bộ, viên 6
chức

23.07

20

76.93

Trình độ Đại học

3

50

12

60

Trình độ Cao Đẳng

3


50

8

40

Trình độ Trung Cấp

0

0

0

0

Độ tuổi 51-60

2

7,1

2

7,1

Độ tuổi 41-50

0


0

2

7,1

Độ tuổi 31-40

2

7,1

4

14,3

Độ tuổi dưới 30

2

7,1

14

50

( Nguồn: BHXH huyện Điện Biên )
Tình hình nhân sự ở BHXH huyện Điện Biên tương đối đồng đều cả về số
lượng và chất lượng. Tập trung chú trọng cho các phịng có chức năng nhiệm vụ

nặng nề, phức tạp và khối lượng công việc lớn. Đội ngũ lãnh đạo được giao cho
những cán bộ giỏi, lâu năm...
Do tỷ lệ cán bộ nữ trong cơ quan là tương đối cao lại đang trong độ tuổi
sinh đẻ nên cán bộ, viên chức thường xuyên có sự thay đổi tăng cường từ bộ
phận này sang bộ phận khác, nên gặp khơng ít những khó khăn.
Trong những năm qua, BHXH huyện Điện Biên đã có nhiều cố gắng khắc
phục khó khăn, chăm lo đúng mức đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để
xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của ngành cả về số
lượng và chất lượng. Đồng thời BHXH huyện Điện Biên đã khẩn trương sắp xếp
lại đội ngũ cán bộ hiện có và tổ chức bộ máy theo hệ thống chuyên ngành theo
đúng quy định và hướng dẫn của BHXH Tỉnh Điện Biên. Bên cạnh đó, giám đốc
BHXH huyện đã phân công cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức phụ trách
những nhiệm vụ cụ thể. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức luôn phát huy tốt


truyền thống đoàn kết thống nhất, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong cơng việc và
tâm huyết với ngành; có phẩm chất, đạo đức trong sáng. Hàng năm, BHXH
huyện Điện Biên thường phối hợp với BHXH tỉnh Điện Biên tổ chức các buổi
tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức,
viên chức trong cơ quan với phương châm vừa làm vừa tổng kết thực tiễn, ứng
phó linh hoạt, chuyển tác phong làm việc từ hành chính thụ động sang tác phong
phục vụ, lấy việc thực hiện tốt chính sách và tác phong phục vụ là cơng cụ tun
truyền cho chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã đề ra.
1.2.4. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ quan BHXH huyện Điện Biên
Cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng là một yếu tố giúp cơ quan BHXH huyện
Điện Biên hoàn thành nhiệm vụ của mình. Điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật tốt
làm cho cơng việc được giải quyết nhanh chóng tạo, được niềm tin đối với người
tham gia.
Trụ sở làm việc của BHXH huyện Điện Biên được đặt tại xã Thanh Xương,
huyện Điện Biên; là toà nhà hai tầng nên được chia ra thành các phòng riêng,

bao gồm: phòng họp, phịng giám đốc, phịng phó giám đốc, phịng thu, phịng
chi, phịng chế độ chính sách, phịng cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.
Trang thiết bị làm việc gồm: 13 máy tính, 5 máy in đều được nối mạng
internet và có kết nối với máy chủ, nối mạng lan với BHXH tỉnh Điện Biên.
Ngồi ra, BHXH huyện cịn được trang bị các yếu tố vật chất khác như: quạt
điện, tivi, bàn ghế làm việc, ghế ngồi cho người tham gia và nhân dân đến làm
việc tại cơ quan BHXH.…Tất cả các thiết bị đó đều góp phần để cán bộ, cơng
chức, viên chức của cơ quan BHXH huyện Điện Biên hoàn thành nhiệm vụ
được giao.
1.3. Những thuận lợi, khó khăn
1.3.1. Những thuận lợi cơ bản
BHXH huyện luôn được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của BHXH tỉnh, của
huyện ủy và UBND huyện cũng như sự phối, kết hợp của các ban ngành trong
huyện.
Một trong những yếu tố giúp BHXH huyện Điện Biên đạt được nhiều kết
quả đáng mừng là do công tác xử lý, giải quyết các chế độ, chính sách kịp thời.
Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ và giải quyết chế độ, chính sách, BHXH huyện
tổ chức rà sốt các quy trình nghiệp vụ, thủ tục hồ sơ theo hướng tinh giản để
bảo đảm sự thuận tiện và hài lòng cho người tham gia cũng như thụ hưởng chính
sách.
Đội ngũ cán bộ BHXH huyện có ý thức kỷ luật cao, đoàn kết, tin tưởng
vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, luôm nâng cao tinh thần trách nhiệm trước


công việc được giao; nghiên cứu sâu các văn bản mới của ngành, những thay đổi
của chính sách BHXH để phục vụ tốt công tác giải quyết chế độ cho người lao
động và đối tượng thụ hưởng…Bên cạnh đó là tập thể cán bộ, viên chức trẻ năng
động, sáng tạo, có trình độ chun mơn chun nghiệp, khơng ngại gian khổ,
sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
1.3.2. Những khó khăn vướng mắc

Điện Biên là huyện có tỷ lệ đói nghèo tương đối cao, trình độ dân trí thấp,
địa bàn rộng, dân cư không tập trung, giao thông đi lại khó khăn, thơng tin liên
lạc khơng ổn định, kinh tế xã hội chậm phát triển dẫn đến việc tuyên truyền, phổ
biến chính sách, pháp luật BHXH cịn nhiều khó khăn.
Nhận thức của các đơn vị SDLĐ về chính sách BHXH cịn hạn chế, đội ngũ
cán bộ kế tốn các đơn vị SDLĐ chưa thực sự quan tâm tới công tác BHXH.
Luật BHXH sửa đổi, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHXH có
hiệu lực thi hành nhưng vẫn còn một số nội dung vướng mắc; một số văn bản
hướng dẫn dưới luật còn chậm ban hành, sửa đổi, một số quy định chưa phù hợp
với tình hình đặc điểm của địa phương... đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc thu,
chi, giải quyết các chế độ, chính sách cho người tham gia BHYT, BHXH.


CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CƠ QUAN
BHXH HUYỆN ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2017 - 2019
2.1. Cơng tác tun truyền, thơng tin, phổ biến chính sách, pháp luật BHXH
Trong những năm qua, BHXH huyện Điện Biên luôn coi trọng công tác
tuyên truyền, thường xuyên củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền
và xác định mỗi cán bộ, công chức, viên chức đơn vị là một tuyên truyền viên.
Bên cạnh đó, BHXH huyện Điện Biên tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền phù
hợp, sinh động, tập trung hướng tới đối tượng chủ yếu như người lao động làm
việc tại cơ quan, doanh nghiệp, đặc biệt, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,
chủ sử dụng lao động, người lao động các tổ chức cơng đồn tại các doanh
nghiệp, học sinh, sinh viên…Qua đó, giúp nhân dân, người lao động hiểu được
trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia BHXH, BHYT để chủ động tích cực tham
gia.
BHXH huyện Điện Biên tăng cường phối hợp triển khai công tác tuyên
truyền trực quan; xây dựng các tấm biển pa-nơ, áp-phích cỡ lớn chuyển tải các
nội dung, khẩu hiệu về BHXH, BHYT đặt tại các trục đường giao thông chính,
các khu cơng cộng đơng người; in và phát các tài liệu, tờ rơi nội dung về BHXH,

BHYT...Hằng năm, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y
tế, Liên đoàn Lao động tỉnh…tổ chức 10 hội nghị đối thoại tuyên truyền Luật
BHXH, Luật BHYT cho hội viên hội nông dân tại các xã. Xây dựng đội ngũ
tuyên truyền viên BHXH làm nòng cốt thực hiện thường xun hình thức tun
truyền miệng tới đơng đảo người lao động ở cơ sở, tổ chức tọa đàm tuyên truyền
về quyền lợi, nghĩa vụ và các chế độ BHXH, BHYT tự nguyện...
Bên cạnh đó, BHXH huyện Điện Biên tổ chức phát sóng định kỳ trên hệ
thống đài truyền thanh các nội dung liên quan đến thực hiện Luật BHXH, Luật
BHYT, BHTN và tình hình hoạt động của đơn vị tại địa phương. BHXH huyện
thường xuyên phối hợp với Báo Điện Biên Phủ thực hiện chuyên trang, chuyên
mục Hiểu biết về Luật BHXH, BHYT, BHTN phát hành hằng tuần trên ấn phẩm
báo thời sự và báo dành cho đồng bào các dân tộc vùng cao.


Bảng 2.1. Tình hình tuyên truyền của cơ quan BHXH huyện Điện Biên
giai đoạn 2017 - 2019
Nội dung

Đơn vị
tính

2017

2018

2019

Tọa đàm đối thoại đại lý, đơn vị chi
trả


Cuộc

2

3

2

Phối hợp với đài phát thanh đưa tin
bài về chính sách BHXH

Bài

9

7

18

Phối hợp với đài truyền hình đưa tin
bài về chính sách BHXH

Bài

5

6

16


Phối hợp với báo Điện Biên đưa tin
bài về chính sách BHXH

Bài

11

12

10

(Nguồn: BHXH huyện Điện Biên)
BHXH huyện đã phối hợp cùng các cơ quan liên quan biên soạn và phát
hành các ấn phẩm tuyên truyền đến các tổ chức, người tham gia BHXH về nội
dung cơ bản của chính sách, pháp luật BHXH. Năm 2017 đã cung cấp hơn 400
quyển chính sách, pháp luật BHXH và xử lý tình huống cho cán bộ BHXH và
các đại lý, đơn vị chi trả trên địa bàn tỉnh. Cụ thể hoá nội dung tuyên truyền cho
từng nhóm đối tượng: từ việc đăng ký tham gia, cách tính mức đóng BHXH...để
giúp người tham gia tiếp cận, nắm bắt kịp thời thơng tin về chính sách, pháp luật
BHXH, tạo điều kiện tối đa cho người tham gia thực hiện tốt nghĩa vụ đóng
BHXH.
Đặc biệt, năm 2019, BHXH tỉnh tăng cường đổi mới phương pháp truyền
thơng bằng hình thức tuyên truyền trực tiếp tại 19 xã. Để mở rộng đối tượng
tham gia BHXH tự nguyện, đơn vị đã tăng cường tuyên truyền trực tiếp đến
từng thôn, bản với nội dung tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu để người dân hiểu
và tham gia. Tại một số xã đã tổ chức thí điểm in sổ BHXH cho người đăng ký
tham gia ngay tại hội nghị tuyên truyền, tạo sự tin tưởng, khích lệ, mang lại hiệu
quả tốt. Có thể nói, đây là hình thức tuyên truyền khá hiệu quả, người dân được
trực tiếp nghe truyền đạt kiến thức, nghiên cứu tờ rơi tuyên truyền; được trao
đổi, thảo luận và nhất là được tư vấn, giải đáp kịp thời băn khoăn, vướng mắc

khi tham gia BHXH, BHYT.
Do làm tốt công tác tuyên truyền và có nhiều cải tiến, đổi mới trong quá
trình tổ chức thực hiện, BHXH huyện Điện Biên đã đạt được những kết quả
đáng khích lệ. Số thu BHXH, BHYT qua các năm luôn đạt và vượt mức kế


hoạch giao, bảo đảm thu đúng, thu đủ theo Luật định. Tỷ lệ nợ đọng BHXH,
BHYT luôn ở mức thấp nhất so với toàn quốc, đã được BHXH Việt Năm tặng
Bằng khen trong công tác thu, phát triển đối tượng và thu hồi nợ đọng 06 tháng
đầu năm 2017. Ngoài ra, công tác xét duyệt, giải quyết các chế độ BHXH cho
người lao động; công tác cải cách thủ tục hành chính, triển khai giao dịch hồ sơ
điện tử và các công tác khác cũng được đơn vị triển khai thực hiện đạt hiệu quả
cao.
Để tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian tới, BHXH
huyện Điện Biên tiếp tục chủ động phối hợp với cấp ủy đảng chính quyền địa
phương, các đơn vị liên quan chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tuyên
truyền cho phù hợp với từng địa bàn, từng nhóm đối tượng, trọng tâm là tuyên
truyền Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ chính trị về tăng cường lãnh đạo của đảng
đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020, tuyên truyền Luật
BHXH, BHYT. Qua đó nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các
đơn vị sử dụng lao động, người lao động và nhân dân về chính sách BHXH,
BHYT, góp phần thực hiện tốt Chính sách An sinh xã hội trên địa bàn huyện.
2.2. Tình hình tham gia BHXH
2.2.1. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc
Quản lí các đơn vị SDLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo địa
bàn hành chính là việc làm rất cần thiết. Qua đó sẽ nắm bắt được sự biến động
về số lượng NLĐ tham gia BHXH. Hàng năm, cơ quan BHXH huyện Điện
Biên luôn chú trọng việc xác định sự biến động về số lượng đơn vị SDLĐ, rà
soát các đơn vị thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và đơn vị đang hoạt động
hoặc đã giải thể…Trên địa bàn huyện Điện Biên có khá nhiều tổ chức, đơn vị

SDLĐ đang hoạt động. Trong giai đoạn 2017 - 2019 thì số đơn vị SDLĐ tham
gia BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên được thể hiện qua bảng:


Bảng 2.2: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Điện Biên giai đoạn
2017 – 2019

STT

Năm

Năm 2017
Số
NLĐ
đơn vị (người)
SDLĐ

Năm 2018
Số
NLĐ
đơn vị (người)
SDLĐ

Năm 2019
Số đơn
NLĐ
vị
(người)
SDLĐ


Khối
1

HCSN,
Đảng,
Đồn
DN Nhà
nước

52

3.482

50

3.464

49

3.446

2

16

3

18

3


18

12

375

15

416

29

441

4

35

5

42

7

45

Phường,
xã, thị trấn
Cán bộ

phường xã
khơng
chun
trách

37

539

37

522

37

508

15

397

15

371

15

346

7


Tổng

122

4.844

125

4.462

140

4.804

8

Lượng
tăng giảm
tuyệt đối
Tốc độ
tăng liên
hoàn (%)

-

-

3


382

15

342

-

-

2,46

7,89

12

7,66

2

3
4
5
6

9

DN ngoài
quốc
doanh

Hợp tác xã

(Nguồn: BHXH huyện Điện Biên)
Bảng số liệu trên được tổng hợp từ mẫu B02a-TS Báo cáo tình hình thu
BHXH, BHTN, BHYT của phịng Quản lý thu giai đoạn 2017 - 2019.
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy tổng số đơn vị SDLĐ và tổng NLĐ
tham gia BHXH bắt buộc tại cơ quan BHXH huyện Điện Biên biến động qua
từng năm. Cụ thể như sau:


Đối với số đơn vị SDLĐ: tham gia BHXH bắt buộc qua các năm có xu
hướng tăng. Năm 2018 tăng 3 đơn vị, tương ứng tăng 2,46% so với năm 2017;
năm 2019 số đơn vị tham gia tăng 15 đơn vị so với năm 2018, tương ứng 12%
và tăng 18 đơn vị so với năm 2017, tương ứng tăng 14,75%.
Đối với NLĐ: tham gia BHXH bắt buộc qua các năm không ổn định, lúc
tăng, lúc giảm. Năm 2018 tổng số lao động tham gia BHXH bắt buộc giảm 382
(người), tương ứng giảm 7,89% so với năm 2017. Năm 2019 số lao động tham
gia tăng 342 (người) so với năm 2018, tương ứng tăng 7,66%.
NLĐ và đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc chủ yếu tập trung ở các
khối: HCSN, Đảng, Đoàn; Phường, xã, thị trấn; Cán bộ phường xã không
chuyên trách. Tuy mới được khai thác và tham gia BHXH bắt buộc từ năm 2016,
nhưng khối Cán bộ phường xã khơng chun trách đã có số đơn vị SDLĐ và
NLĐ tham gia khá cao, tính đến năm 2019 đã chiếm một tỷ lệ nhất định trong
tổng số đơn vị SDLĐ và NLĐ tham gia BHXH bắt buộc.
Qua đó có thể thấy rằng công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính
sách, pháp luật BHXH cho NLĐ và đơn vị SDLĐ đã được cơ quan BHXH
huyện Điện Biên thực hiện khá tốt và đem lại hiệu quả cao, từng bước nâng cao
nhận thức của người dân về BHXH, góp phần gia tăng lượng người tham gia
BHXH qua các năm.
2.2.2. Tình hình tham gia BHXH tự nguyện

BHXH tự nguyện có vai trò quan trọng trong việc cân bằng quỹ BHXH
trong tương lai, hỗ trợ ổn định cuộc sống cho người lao động khi hết tuổi lao
động. Hiểu được ý nghĩ nhân văn đó, BHXH huyện Ðiện Biên đã đẩy mạnh
cơng tác tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền trực tiếp để người dân hiểu rõ về
ý nghĩa của BHXH tự nguyện mang lại. Tuy nhiên, từ thực tế triển khai
BHXHTN trên địa bàn, thống kê tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện cịn khá thấp.

Bảng 2.3: Tình hình tham gia BHXH tự nguyện tại huyện Điện Biên
giai đoạn 2017 – 2019


Chỉ tiêu

Số đối tượng tham
gia
(Người)

Lượng tăng
(giảm) tuyệt đối
liên hoàn (Người)

Tốc độ tăng
(giảm) liên hoàn
(%)

Năm 2017

155

-


-

Năm 2018

492

337

217,42

Năm 2019

1.257

765

155,49

(Nguồn: BHXH huyện Điện Biên)
Qua bảng số liệu ta có thể thấy số lượng người lao động tham gia
BHXHTN có sự gia tăng qua 3 năm, cụ thể:
+ Năm 2017 tăng 337 (người) so với năm 2016, tương ứng tăng 217,42%.
+ Năm 2018 tăng 765 (người) so với năm 2017, tương ứng tăng 155,49%.
Để có được kết quả như trên phải kể đến sự nỗ lực hết mình của các cán bộ
trong cơ quan BHXH huyện Ðiện Biên luôn đẩy mạnh tuyên truyền trực tiếp tại
từng thôn, bản với nội dung tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu để người dân hiểu
và tham gia. Tính hết tháng 12/2019, BHXH huyện Ðiện Biên đã tổ chức được
45 hội nghị tuyên truyền với 701 người dân tham dự. Tại một số xã, đơn vị đã tổ
chức thí điểm “thực hiện sản phẩm”, thực hiện in sổ BHXH cho người đăng ký

tham gia ngay tại hội nghị tuyên truyền và đã tạo sự tin tưởng cho người dân.
Không chỉ phát triển đối tượng tham gia BHXH qua hội nghị tuyên
truyền, BHXH huyện Ðiện Biên còn phát triển đối tượng tham gia BHXH tự
nguyện qua mạng lưới đại lý thu và đem lại kết quả tích cực. Sau khi được cơ
quan BHXH tập huấn, đào tạo nghiệp vụ BHXH, BHYT vào tháng 2/2018, một
đại lý thu của huyện Điện Biên đã khéo léo lồng ghép, kết hợp với những hoạt
động thường xuyên ở xã để đề ra sáng kiến “Bỏ ống tiết kiệm giúp nhau tham
gia BHXH tự nguyện”. Ngay khi sáng kiến này ra đời đã nhận được sự hưởng
ứng tích cực của nhiều chị em hội viên phụ nữ. Nhận thấy đây là một cách làm
hay, sáng tạo và thiết thực, BHXH huyện Điện Biên đã tư vấn, nhân rộng mơ
hình này tới tất cả các đại lý trên địa bàn.
2.2.3. Tình hình tham gia BHTN
Được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 01 năm 2009, chính sách bảo hiểm thất nghiệp được ví như là “phao cứu
sinh” để thay thế hoặc bù đắp một phần nguồn thu nhập bị mất của người lao
động khi họ mất việc làm. Sau 10 năm thực hiện chính sách BHTN, huyện Điện
Biên cho thấy bảo hiểm thất nghiệp là một chính sách đúng đắn có tác dụng trực
tiếp, thiết thực đến người lao động, người sử dụng lao động, góp phần bảo đảm


an sinh xã hội. Tình hình tham gia BHTN tại BHXH huyện Điện Biên được thể
hiện thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Tình hình tham gia BHTN tại huyện Điện Biên giai đoạn 2017 – 2019
Năm
ST
T
1
2
3
4

5
5
6
7

Khối đơn vị
HCSN,
Đảng, Đoàn
DN
Nhà
nước
DN
ngoài
quốc doanh
Hợp tác xã
Phường xã
thị trấn
Tổng

Năm 2017
Số
NLĐ
đơn vị (người)
SDLĐ

Năm 2018
Số
NLĐ
đơn vị (người)
SDLĐ


Năm 2019
Số đơn NLĐ
vị
(người)
SDLĐ

45

3.129

43

3.106

41

3.103

2

16

3

18

3

18


12

375

15

416

29

441

4

35

5

42

7

45

-

-

-


-

1

1

3.555
-

66
3

3.582
27

81
15

3.608
26

-

4,76

0,76

22,73


0,73

63
Lượng tăng giảm tuyệt
đối
Tốc độ tăng liên
hoàn
(%)

(Nguồn: BHXH huyện Điện Biên)
Bảng số liệu trên được tổng hợp từ mẫu B02a-TS Báo cáo tình hình thu
BHXH, BHTN, BHYT của BHXH huyện Điện Biên giai đoạn 2017 - 2019.
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy tổng số đơn vị SDLĐ và tổng NLĐ
tham gia BHTN tại cơ quan BHXH huyện Điện Biên biến động qua từng năm.
Cụ thể như sau:
Đối với số đơn vị SDLĐ: tham gia BHTN qua các năm có xu hướng tăng.
Năm 2018 tăng 3 đơn vị, tương ứng tăng 4,76 % so với năm 2017; năm 2019 số
đơn vị tham gia tăng 15 đơn vị so với năm 2018, tương ứng 22,73%.
Đối với NLĐ: tham gia BHTN qua các năm cũng có xu hướng tăng. Năm
2018 tổng số lao động tăng 27 (người), tương ứng tăng 0,76 % so với năm 2017.
Năm 2019 số lao động tham gia tăng 26 (người) so với năm 2018, tương ứng
tăng 0,73 %.
NLĐ và đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc chủ yếu tập trung ở các
khối: HCSN, Đảng, Đoàn; DN ngoài quốc doanh. Bên cạnh đó, khối phường xã


thị trấn tham gia BHTN không đạt hiệu quả như tham gia BHXH bắt buộc. Cần
phải đẩy mạnh hơn nữa nhưng quyền lợi và nghĩa vụ về BHTN đến với nhóm
người thuộc khối phường xã thị trấn để tăng số người tham của khối này tham
gia BHTN.

2.2.4. Tình hình tham gia BHYT
Chính sách bảo hiểm y tế là một trong chính sách an sinh xã hội quan trọng
thể hiện tính nhân văn và sự quan tâm của Đảng, nhà nước đối với người dân.
Tại huyện Điện Biên nơi phần đa người dân thuộc nhóm đối tượng hộ nghèo,
đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách bảo hiểm y tế thực sự trở thành điểm tựa
vững chắc, giúp đồng bào giảm bớt gánh nặng chi phí mỗi khi đi khám chữa
bệnh. Bảo hiểm xã hội huyện Điện Biên đã phối hợp với các phịng chức năng
của huyện, cấp ủy chính quyền địa phương làm tốt cơng tác rà sốt đối tượng
tham gia chính sách bảo hiểm y tế đặc biệt là nhóm đối tượng thuộc hộ nghèo,
người dân tộc thiểu số. Do vậy trong những năm vừa qua số đối tượng tham gia
BHYT liên tục tăng qua các năm ở tất cả các nhóm đối tượng. Ta có thể thấy qua
bảng sau:

Bảng 2.5: Tình hình tham gia BHYT theo nhóm đối tượng tại
huyện Điện Biên giai đoạn 2017 – 2019
(Đơn vị: Người)
Nhó

Năm 2018

Năm 2019

Nhóm do NLĐ và đơn vị SDLĐ
4.525
đóng

4.526

4.517


Nhóm do tổ chức BHXH đóng

2.252

2.315

2.420

Nhóm do NSNN đóng

88.160

89.022

89.186

Nhóm do NSNN hỗ trợ

7.352

11.497

15.044

m

Năm 2017



×