Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Nâng cao chất lượng hoạt động dẫn chương trình truyền hình tại các đài phát thanh truyền hình tây nam bộ (khảo sát đài PTTH vĩnh long, hậu giang và đồng tháp từ tháng 1 2019 đến tháng 6 2019)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 156 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HỒ ANH THƠ

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG DẪN CHƢƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH TẠI CÁC ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH
TÂY NAM BỘ
(Khảo sát Đài PTTH Vĩnh Long, Hậu Giang và Đồng Tháp
từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2019)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Vĩnh Long - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HỒ ANH THƠ

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG DẪN CHƢƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH TẠI CÁC ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH
TÂY NAM BỘ
(Khảo sát Đài PTTH Vĩnh Long, Hậu Giang và Đồng Tháp
từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2019)
Chuyên ngành: Báo chí học định hƣớng ứng dụng
Mã số: 8320101.01 (UD)


LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

thạc sĩ khoa học

PGS.TS. Đặng Thị Thu Hƣơng

TS. Đinh Thị Xuân Hòa

Vĩnh Long - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Đinh Thị Xuân Hòa. Các số liệu thống kê
sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, phân tích một cách trung
thực, khách quan. Các kết quả này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ nghiên cứu
nào khác. Luận văn có sử dụng, phát triển, kế thừa một số tƣ liệu, số liệu từ các
sách, tài liệu, giáo trình…liên quan đến nội dung đề tài.
Tác giả luận văn

Hồ Anh Thơ


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, cho phép tơi đƣợc bày tỏ lịng biết ơn
sâu sắc và gửi những lời cảm ơn chân thành đến các thầy cơ Viện Đào tạo Báo chí
và Truyền thơng, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) đã

giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin ngỏ lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Đinh Thị Xuân Hòa,
cán bộ hƣớng dẫn khoa học đã từng bƣớc chỉ bảo về chun mơn, nhiệt tình giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Xin đƣợc gởi đến Cơ sự biết ơn và lịng kính trọng chân thành nhất.
Cảm ơn bạn bè và đồng nghiệp đang cơng tác tại Đài Phát thanh - Truyền
hình Vĩnh Long, Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Tháp và Đài Phát thanh Truyền hình Hậu Giang đã sẵn sàng hỗ trợ, cung cấp dữ liệu cho tơi trong q trình
viết luận văn. Cảm ơn gia đình và ngƣời thân đã ln động viên khích lệ, ủng hộ tơi
về mặt tinh thần.
Trong q trình thực hiện đề tài khơng tránh khỏi những hạn chế nhất định.
Tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp từ phía Hội đồng Khoa học, q thầy cơ để
luận văn hồn thiện đạt chất lƣợng tốt hơn.

Vĩnh Long, ngày 16 tháng 12 năm 2020
Tác giả luận văn

Hồ Anh Thơ

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................... 5
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ........................................................................................................ 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 13
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 14
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 17
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: ................................................................................ 18
7. Bố cục của luận văn: ............................................................................................................. 19

Chƣơng 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢNVỀ HOẠT ĐỘNG DẪN CHƢƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH ...................................................................................................................... 20
1.1. Một số khái niệm........................................................................................................... 20
1.2. Vai trị của hoạt động dẫn chƣơng trình truyền hình .................................................... 24
1.3. Đặc điểm và các dạng hoạt động dẫn chƣơng trình truyền hình ................................... 26
1.4. Tiêu chí đánh giá chất lƣợng hoạt động dẫn chƣơng trình truyền hình ........................ 35
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG DẪN CHƢƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH Ở CÁC ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH TÂY NAM BỘ ......... 42
2.1 Khái quát về các Đài Phát thanh - Truyền hình khu vực Tây Nam Bộ, các Đài và các
chƣơng trình khảo sát................................................................................................................ 42
2.2. Khảo sát thực trạng chất lƣợng hoạt động dẫn chƣơng trình ở một số Đài PTTH khu
vực Tây Nam Bộ ....................................................................................................................... 47
2.3. Đánh giá chung: ............................................................................................................ 62
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
HOẠT ĐỘNG DẪN CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH Ở CÁC ĐÀI PHÁT
THANH TRUYỀN HÌNH TÂY NAM BỘ ........................................................................... 87
3.1. Các xu hƣớng và vấn đề đặt ra đối với hoạt động dẫn chƣơng trình truyền hình ......... 87
3.2. Giải pháp cơ bản nâng cao chất lƣợng hoạt động dẫn chƣơng trình truyền hình ......... 89
3.3. Một số kiến nghị đề xuất cụ thể .................................................................................. 100
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 111
PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 117

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
- BCTH: Báo chí truyền hình
- TH: Truyền hình

- PT-TH: Phát thanh – Truyền hình
- THVN: Truyền hình Việt Nam
- THĐT: Truyền hình Đồng Tháp
- THVL: Truyền hình Vĩnh Long
- THHG: Truyềnhình Hậu Giang
- KTXH: Kinh tế – xã hội
- CTXH: Chính trị – xã hội
- THTT: Truyền hình trực tiếp
- BTV: Biên tập viên
- PTV : Phát thanh viên
- PV: Phóng viên

3


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Biểu đồ 2.1. Đối tƣợng dẫn chƣơng trình ở 3 đài truyền hình khảo sát (%) 48
Biểu đồ 2.2. T lệ ngƣời dẫn tham gia từng thể loại chƣơng trình (ngƣời) 50
Biểu đồ 2.3. Số lƣợng ngƣời dẫn theo phƣơng thức sản xuất của 3 đài
truyền hình (ngƣời)

51

Biểu đồ 2.4. Số lƣợng ngƣời dẫn theo bối cảnh xuất hiện của 3 đài
truyền hình (ngƣời)

51

Biểu đồ 2.5. Mức độ hài lòng của khán giả về nội dung ngƣời dẫn

chuyển tải (%)

66

Biểu đồ 2.6. Mức độ hài lòng của khán giả về khả năng dẫn dắt đa dạng
của ngƣời dẫn chƣơng trình (%)

67

Biểu đồ 2.7. Mức độ hài lòng của khán giả về kỹ năng của
ngƣời dẫn chƣơng trình tại 3 đài (%)

68

Biểu đồ 2.8. Mức độ hài lòng của khán giả về giọng đọc của
ngƣời dẫn chƣơng trình (%)

69

Biểu đồ 2.9. Đánh giá của khán giả về tầm quan trọng của
ngƣời dẫn chƣơng trình (%)
Biểu đồ 2.10. Lý do lựa chọn cơng việc dẫn chƣơng trình

70
71

Biểu đồ 2.11. Tỉ lệ những yếu tố tạo nên sự hạn chế của
ngƣời dẫn chƣơng trình

74


Biểu đồ 2.12. Dấu ấn của ngƣời dẫn với khán giả (%)

77

Biểu đồ 2.13. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng làm việc của ngƣời dẫn
chƣơng trình (ngƣời)

80

Bảng 2.1.

Ý nghĩa giá trị trung bình Mean

64

Bảng 2.2.

Các tiêu chí đánh giá sự hài lịng của khán giả về ngƣời dẫn

Bảng 2.3

chƣơng trình của 3 đài

65

Chuyên ngành đào tạo của ngƣời dẫn

84


4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Truyền hình là một loại hình báo chí có sức ảnh hƣởng lớn đến đời sống xã
hội vì đây là hình thức phong phú, sinh động, phản ánh nhiều mặt của đời sống.
Trƣớc sự vận động của xã hội cùng với sự cạnh tranh khốc liệt của các phƣơng tiện
truyền thơng mới, trong đó có mạng xã hội, yêu cầu đặt ra với những ngƣời làm
truyền hình là cần thiết phải có những giải pháp nâng cao chất lƣợng chƣơng trình
để vừa hồn thành nhiệm vụ chính trị, vừa nắm giữ thị phần khán giả, trong đó,
khơng thể khơng nhắc đến hoạt động đẫn chƣơng trình truyền hình, vốn đƣợc xem
là khâu cuối cùng chuyển tải sản phẩm báo chí - đứa con tinh thần của cả ekip đến
với khán giả một cách sinh động và hấp dẫn.
Những năm gần đây, số lƣợng ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình của cả
nƣớc nói chung, các đài PT-TH khu vực Tây Nam Bộ nói riêng đã tăng lên đáng
kể, mang đến sự phong phú đa dạng trong cách thức thể hiện . Hoạt động này do
những ngƣời hội tụ các kỹ năng cơ bản cùng những yêu cầu đặc thù của nghề
nghiệp, có thể là phát thanh viên (PTV), biên tập viên (BTV), phóng viên
(PV)...xuất hiện trƣớc ống kính để chuyển tải nội dung thơng điệp của chƣơng trình
đến khán giả truyền hình. Với vai trị quan trọng là cầu nối khán giả với chƣơng
trình, thế nhƣng hiện nay hoạt động dẫn chƣơng trình vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế
nhƣ: nội dung chuyển tải đến khán giả đơi lúcchƣa chính xác, ngƣời dẫn khi khơng
kiểm sốt đƣợc cảm xúc trên sóng, chƣa xử lý tốt các sự cố trong các chƣơng trình
trực tiếp, chƣa thốt khỏi kiểu “đọc” truyền thống trƣớc đây, nghiêm trọng hơn là
việc sử dụng từ ngữ thiếu cẩn trọng từ ngƣời dẫn đã khơng ít lần gây bức xúc dƣ
luận, hệ lụy không chỉ ảnh hƣởng đến chất lƣợng của chƣơng trình mà cịn cả uy tín
của nhà Đài.
Thêm vào đó, ngày nay, hoạt động dẫn của những ngƣời dẫn chƣơng trình
truyền hình khơng chỉ đơn thuần là thể hiện nội dung chƣơng trình mà cịn góp phần

vào việc quảng bá, giới thiệu những nét đặc trƣng văn hóa vùng miền đến khán giả

5


cả nƣớc. Do đó, để tạo sự đồng bộ và nâng cao chất lƣợng của hoạt động dẫn,
những ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình của các đài Tây Nam Bộ cần thể hiện
đƣợc những điểm đặc trƣng. Cho đến nay, vẫn chƣa có nghiên cứu nào đi sâu vào
phân tích các yếu tố này. Mặt khác, hoạt động dẫn chƣơng trình ở các đài Tây Nam
Bộ từ trƣớc đến nay có sự chồng chéo, do một ngƣời dẫn đảm nhận dẫn nhiều thể
loại, nhiều chƣơng trình khác nhau, vơ hình trung tạo ra lẫn lộn trong phong cách
thể hiện điều này dẫn đến hoạt động dẫn chƣa đạt hiệu quả.
Bên cạnh đó, với sự phát triển của truyền hình hiện đại đặt ra cho lực lƣợng
dẫn chƣơng trình truyền hình những cơ hội và thách thức mới tƣơng ứng. Nhƣ vậy,
yêu cầu đặt ra lúc này là phải xây dựng kế hoạch nâng cao chất lƣợng của hoạt động
dẫn chƣơng trình thơng qua việc đào tạo đội ngũ ngƣời dẫn chƣơng trình có kiến
thức, kỹ năng chun mơn cao nhằm nâng cao chất lƣợng chƣơng trình truyền hình.
Đặc biệt, cần chú trọng đến việc vận dụng những lý luận cơ bản kết hợp với ứng
dụng thực tiễn của ngành nghề để ngƣời dẫn chƣơng trình có đủ kiến thức và kỹ
năng để đáp ứng đƣợc nhu cầu thời cuộc.
Tóm lại, nếu hoạt động dẫn không đạt chất lƣợng, hiệu suất truyền tải
thông tin đến khán giả không đƣợc đảm bảo đúng mục đích thì dần dần, khán giả
sẽ khơng cịn tin tƣởng và lựa chọn truyền hình làm kênh thơng tin tin cậy nhất. Và
nhƣ quy luật cung – cầu, sản phẩm báo chí khơng đạt chất lƣợng dẫn đến doanh
thu sụt giảm, trƣớc mắt khơng thể hồn thành đƣợc nhiệm vụ chính trị của các đài
PT-TH, sau là ảnh hƣởng đến vấn đề kinh tế của cơ quan, đơn vị.
Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất
lượng hoạt động dẫn chương trình truyền hình ở các Đài Phát thanh Truyền hình
Tây Nam Bộ” làm luận văn tốt nghiệp của mình nhằm mục đích hệ thống hóa
những vấn đề liên quan đến hoạt động dẫn chƣơng trình, chỉ ra những yêu cầu và

kỹ năng cơ bản nhất đối với ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình; xác định rõ
những hạn chế và kiến nghị những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lƣợng hoạt
động dẫn chƣơng trình truyền hình. Mặt khác, hiện nay, tác giả trực tiếp đảm nhận
dẫn chƣơng trình truyền hình của đài PT-TH Vĩnh Long, nên nghiên cứu đề tài này

6


có ý nghĩa thiết thực đối với bản thân trong việc tích lũy thêm kiến thức, kinh
nghiệm, nâng cao chất lƣợng hoạt động dẫn chƣơng trình truyền hình. Nếu đƣợc
thực hiện thành công, nghiên cứu này sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo, góp
phần nâng cao chất lƣợng hoạt động dẫn trong chƣơng trình truyền hìnhở khu vực
Tây Nam Bộ nói riêng, cả nƣớc nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Qua quá trình tìm hiểu và khảo sát, tác giả nhận thấy, tính đến thời điểm
hiện tại đã có một số cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực báo chí truyền hình nói
chung và ngƣời dẫn chƣơng trình nói riêng bao gồm sách báo, tạp chí, những luận
văn, luận án thuộc các viện, trƣờng đào tạo chuyên ngành báo chí. Cụ thể nhƣ sau:
- Nhóm thứ nhất: các sách liên quan đến hoạt động dẫn chương trình, dẫn
chương trình truyền hình
+ Tác phẩm “Nghệ thuật Dẫn chương trình hấp dẫn”, Hoàng Xuân Việt
(2001), NXB Thanh Niên, Hà Nội.
Nội dung cuốn sách đã tập trung phân tích các phƣơng pháp để thuyết phục
công chúng tập trung vào nội dung ngƣời dẫn chƣơng trình trình bày, kỹ năng
tƣơng tác với khán giả, cách thức chuẩn bị và ghi nhớ kịch bản...., tuy nhiên không
chuyên sâu vào hoạt động dẫn chƣơng trình truyền hình vốn địi hỏi những kỹ năng
và u cầu đặc thù.
+ Trong “Giao tiếp trên truyền hình – trước ống kính và sau ống kính
camera”, X.A. Muratop (tài liệu dịch 2004), Nhà xuất bản thông tấn, Hà Nội.
Đây là giáo trình giảng dạy cho sinh viên khoa báo chí của các trƣờng Cao

đẳng và Đại học ở Nga. Tác phẩm nghiên cứu về tâm lý quan hệ giữa nhà báo
truyền hình và những đối tƣợng của mình. Trong đó đề cập những yếu tố chi phối,
tác động đến phƣơng thức tác nghiệp của phóng viên, ngƣời dẫn chƣơng trình
truyền hình nói chung đồng thời nêu một số tiêu chí chuẩn mực đạo đức và trách
nhiệm của ngƣời làm báo. Tuy nhiên, việc phân tích để chỉ ra yêu cầu, kỹ năng của

7


ngƣời dẫn chƣơng trình cho từng thể loại, từng dạng chƣơng trình cụ thể cịn rất
chừng mực.
+ Trong“261 phương pháp đào tạo phát thanh viên và người dẫn chương
trình”, Đài Tiếng nói Việt Nam (2005), NXB Lao động, Hà Nội.
Nội dung cuốn sách đã nêu lên cơ bản vai trò của ngƣời dẫn chƣơng trình,
đặc điểm và phong cách của ngƣời dẫn chƣơng trình, việc huấn luyện khả năng diễn
đạt cơ sở ngôn ngữ ở từng thể loại khác nhau trong đó có các kỹ năng cơ bản để
“đọc” tốt bản tin. Việc “dẫn” bản tin đƣợc nhóm tác giả nhắc đến với dung lƣợng
rất nhỏ và không đề cập đến những kỹ năng nâng cao ví dụ nhƣ dẫn chƣơng trình
trực tiếp do thời điểm sách xuất bản chƣa phổ biến hoạt động dẫn trực tiếp ở các
Đài truyền hình địa phƣơng.
+ Cuốn “Nghề MC - Dẫn chương trình” của tác giả Nguyễn Thắng Vu
(2007), NXB Kim Đồng, Hà Nội.
Nội dung phân tích khái niệm ngƣời dẫn chƣơng trình, lƣợc sử về nghề dẫn
chƣơng trình, và những tố chất cơ bản để trở thành ngƣời dẫn chƣơng trình thành
cơng, không đề cập đến những yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động dẫn.
+ Tác phẩm “Những vấn đề của báo chí hiện đại”, Hồng Đình Cúc, Đức
Dũng (2007), Nhà xuất bản Lý luận chính trị.
Nội dung cuốn sách đã đề cập một số những vấn đề của báo chí. Trong đó có
bài: “Lời dẫn và ngƣời dẫn chƣơng trình” cũng nêu lên một số yêu cầu chung cho
ngƣời dẫn chƣơng trình; phân tích lời dẫn và một số ý kiến về ngƣời dẫn chƣơng

trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay.
+ Tác phẩm “Bí quyết tỏa sáng khi nói trước cơng chúng”, Sarah Lloyd –
Hughes (2013), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
Nội dung cuốn sách phân tích các kỹ năng làm nên “sự chuyên nghiệp” trong
cách trình bày, khai thác tốt ngôn ngữ cơ thể, và giọng nói, cách sử dụng ngơn từ,
lý giải sự thiếu tự tin khi đứng trƣớc khán giả, từ đó đƣa ra các giải pháp nuôi
8


dƣỡng lòng can đảm, sự tự tin khi diễn thuyết và truyền cảm hứng trƣớc công
chúng.
+ Cuốn “Nhập môn Phát thanh - truyền hình” của Kim Ngọc Anh (2013),
Trƣờng Cao đẳng Phát thanh Truyền hình II, thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả cuốn sách đã xác định chức danh và nhiệm vụ cụ thể của từng vị trí
việc làm gắn với những yêu cầu về đạo đức, phẩm chất chung và những yêu cầu đặc
thù của từng bộ phận hoạt động trong lĩnh vực phát thanh truyền hình, trong đó làm
rõ nhiệm vụ của Phát thanh viên (PTV) và ngƣời dẫn chƣơng trình, so sánh đối
chiếu sự chồng chéo về nhiệm vụ và tên gọi giữa hai lực lƣợng này hiện nay, nhất là
ở các Đài PT-TH địa phƣơng, đặt ra yêu cầu mới đối với lực lƣợng PTV.
+ Cuốn “Nghệ thuật đọc - dẫn chương trình Phát thanh - Truyền hình” của
tác giả Hà Phƣơng (2013), Trƣờng Cao đẳng Phát thanh Truyền hình II, thành phố
Hồ Chí Minh.
Nội dung cuốn sách gồm bốn chƣơng là tập hợp kiến thức về lý thuyết lẫn
kinh nghiệm thực tiễn sau năm mƣơi năm làm phát thanh của tác giả, trong đó nêu
bật vai trò nhiệm vụ quan trọng cũng nhƣ yêu cầu nghiệp vụ của PTV, ngƣời dẫn
chƣơng trình và MC, khẳng định công việc của lực lƣợng này là hoạt động báo chí.
Tác giả phân tích các kỹ năng cơ bản và cung cấp những bài tập chuyên môn. Đồng
thời tác giả hƣớng dẫn kỹ thuật thể hiện các thể loại tin bài trong đó có kỹ năng đọc
tin tức - thể loại chiếm đa số trong các chƣơng trình thời sự.
+ Sách “Các loại hình báo chí truyền thơng”, Dƣơng Xuân Sơn (2014),

NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
Đề cập đến những hiểu biết cơ bản về khái niệm, đặc trƣng, đặc điểm của
truyền thông và truyền thông đại chúng hiện đại, lịch sử ra đời và phát triển, những
ƣu điểm và hạn chế, nguyên tắc và phƣơng pháp sáng tạo, xu hƣớng phát triển riêng
của từng loại hình nhằm phát huy tốt vai trò, sức mạnh của các loại hình báo chí
truyền thơng trong cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Sách có đề cập đến

9


vai trị truyền thơng tin giao tiếp của ngƣời dẫn chƣơng trình và nhấn mạnh đến
việc ngƣời dẫn chƣơng trình cần định hình phong cách riêng, vai trị của ngƣời dẫn
chỉ đƣợc nhắc đến sơ lƣợc trong chƣơng 5.
+ Tác phẩm “21 ngày nâng cao sức hút phát biểu trước đám đông”, Ân Á
Mẫn - do Thu Trần dịch (2015), NXB Phụ nữ.
Tác phẩm đã tập trung phân tích các phƣơng pháp luyện thanh, các phƣơng
pháp khắc phục sự tự ti, thiếu bình tĩnh khi phát biểu trƣớc đám đơng một cách cụ
thể qua ánh mắt, nụ cƣời, tƣ thế...
+ Cuốn sách“Nghệ thuật nói trước cơng chúng”, Nguyễn Hiến Lê (2018),
NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung cuốn sách đề cập sâu đến các kỹ năng tập luyện để tự tin nói trƣớc
cơng chúng, chỉ ra những điều cần biết để điều chỉnh giọng nói và điệu bộ thích hợp
với đối tƣợng khán giả, khơng chun sâu vào lĩnh vực dẫn chƣơng trình truyền
hình.
+ Cuốn “Giáo trình mơn Dẫn chương trình”, Trƣờng trung cấp Cơng nghệ
và truyền thơng Nam Định.
Nội dung cuốn sách đề cập đến vai trò của ngƣời dẫn chƣơng trình nói
chung, và các phƣơng pháp rèn luyện kỹ năng diễn đạt nhƣ cách phát âm trịn vành
rõ chữ, ngữ điệu, khơng đi sâu phân tích đến từng thể loại chƣơng trình.
Tuy nhiên, các sáchtrên chỉ dừng lại ở việc nêu khái lƣợc về dẫn chƣơng

trình, những bí quyết để thuyết trình thành cơng chứ chƣa đi sâu phân tích từng thể
loại chƣơng trình cụ thể.
- Nhóm thứ hai: Tài liệu là các luận văn, luận án liên quan đến hoạt động
dẫn chương trình và dẫn chương trình truyền hình:
+ Luận án Tiến sĩ“Dạng thức nói trên truyền hình”, Nguyễn Thế K (2005),
Viện Ngơn ngữ học, Hà Nội.

10


Luận án đã trình bày hệ thống khái niệm về dạng thức nói trên truyền hình;
các nhân tố của hoạt động giao tiếp dƣới dạng thức nói trên truyền hình (ngƣời giao
tiếp; bối cảnh giao tiếp); các hành vi lời nói trên truyền hình (chào, mời, cảm ơn,
xin lỗi, hơ gọi...). Đặc biệt, tác giả đã nêu và phân tích về phƣơng thức thể hiện lời
trên truyền hình, là phƣơng thức đọc kết hợp với nói và phƣơng thức nói (khẩu
ngữ). Trong khi trình bày phƣơng thức nói, tác giả đồng thời nêu và phân tích việc
sử dụng các phƣơng tiện ngữ âm.
+ Luận văn Thạc sĩ truyền thông đại chúng “Ngơn ngữ của người dẫn
chương trình truyền hình”, Lê Thị Phong Lan (2006), trƣờng Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Hà Nội. Nội dung luận văn nghiên cứu ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp
và cách thể hiện lời nói, điệu bộ, một số yếu tố kỹ năng giao tiếp với ngƣời đối
thoại của ngƣời dẫn trong các chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ truyền hình, nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ cho ngƣời dẫn chƣơng trình, khơng chỉ
dẫn các chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ mà cịn ở các chƣơng trình khác trên truyền
hình.
+ Luận văn Thạc sĩ Truyền thơng đại chúng “Phẩm chất và kỹ năng cơ
bản của người dẫn chương trình truyền hình”, Nguyễn Cao Cƣờng (2009), Học
viện Báo chí Tun truyền, Hà Nội. Nội dung tập trung chỉ ra vai trị quan trọng của
cơng việc dẫn chƣơng trình truyền hình, đồng thời nêu lên những kỹ năng cơ bản
mà ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình cần phải có. Tuy nhiên, nội dung của luận

văn chủ yếu chỉ đề cập đến phƣơng diện kỹ năng của ngƣời dẫn chƣơng trình nói
chung, có khái quát về cách phân biệt ngƣời dẫn chƣơng trình ở các thể loại, trong
đó có đề cập đến ngƣời dẫn chƣơng trình tin tức nhƣng với dung lƣợng rất nhỏ, và
cũng không đề cập đến các yêu cầu, kỹ năng cần thiết trong hoạt động dẫn chƣơng
trình trực tiếp hay chƣơng trình truyền hình thực tế, chƣơng trình nhân đạo xã hội
vốn đang là xu hƣớng đƣợc nhiều Đài truyền hình thực hiện trong các năm gần đây.
+ Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học “Kỹ năng dẫn chương trình
thời sự truyền hình phát sóng trực tiếp của Đài Phát thanh - Truyền hình địa

11


phương”, Phạm Xuân Thủy (2016), Học viện báo chí và tuyên truyền, Hà Nội. Tác
giả luận văn đã tập trung phân tích kỹ năng dẫn thời sự trực tiếp các Đài khu vực
Bắc và Bắc Trung Bộ.
+ Luận văn “Kỹ năng dẫn chương trình tại hiện trường trong phóng sự
truyền hình”, Nguyễn Thanh Hải (2016), Học viện báo chí và tuyên truyền, Hà Nội.
Nội dung luận văn đã tập trung phân tích kỹ năng dẫn hiện trƣờng. Trong đó,
nghiên cứu đã khảo sát thành công và nêu ra những hạn chế của ngƣời dẫn chủ yếu
là lực lƣợng phóng viên.
+ Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học “Vai trị của người dẫn trong
chương trình Truyền hình chính luận”, của tác giả Nguyễn Thị Thùy Ninh (2018),
trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
Nội dung luận văn phân tích, tổng hợp, luận giải và xây dựng đƣợc cơ sở lý
luận liên quan đến vai trò của ngƣời dẫn trong chƣơng trình truyền hình chính luận
– một yếu tố quan trọng liên quan đến chất lƣợng của các chƣơng trình chính luận
trên sóng truyền hình. Ngồi việc phân tích vai trị của ngƣời dẫn chƣơng trình
truyền hình chính luận, luận văn đã đƣa ra u cầu đối với ngƣời dẫn chƣơng trình
để làm cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng.
Qua nghiên cứu cho thấy, các cơng trình này chỉ dừng lại ở việc nêu ra cơ sở

lý thuyết chung về vai trò, yêu cầu, phẩm chất và kỹ năng của ngƣời dẫn chƣơng
trình truyền hình nói chung, chƣa nêu bật đƣợc mục đích, vai trị của hoạt động dẫn
cũng nhƣ các tiêu chí đánh giá chất lƣợng hoạt động dẫn trong từng dạng chƣơng
trình nói riêng - yếu tố dẫn đến thành công của chƣơng trình. Đã có một vài nghiên
cứu đƣợc thực hiện để tìm hiểu về dẫn chƣơng trình thời sự trực tiếp, kỹ năng dẫn
hiện trƣờng hay chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ truyền hình nhƣng hầu hết các luận
văn này đƣợc thực hiện khảo sát ở các đài PT-TH khu vực Bắc, Bắc Trung Bộ, chƣa
có một cơng trình nào nghiên cứu đánh giá về chất lƣợng hoạt động dẫn chƣơng
trình truyền hình các đài khu vực Tây Nam Bộ. Đây là khoảng trống, tác giả luận

12


văn sẽ tiếp cận nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện, tác giả xin phép đƣợc kế thừa
những cơng trình nghiện cứu đi trƣớc để làm tiền đề nghiên cứu luận văn của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết và thực tiễn, luận văn đi vào nghiên cứu,
khái quát về thực trạng, làm rõ những thành công, hạn chế về chất lƣợng của hoạt
động dẫn chƣơng trình truyền hình ở các Đài khu vực Tây Nam Bộ hiện nay, thơng
qua khảo sát các chƣơng trình của ba Đài truyền hình là Đài PT-TH Vĩnh Long,
Đài PT-TH Hậu Giang và Đài PT-TH Đồng Tháp, từ đó tìm ra các giải pháp và
kiến nghị phù hợp nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động dẫn
chƣơng trình truyền hình của các Đài PT-TH thuộc diện khảo sát thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích đã xác định, tác giả luận văn thực hiện các nhiệm vụ
cơ bản sau:
- Thứ nhất, nghiên cứu, tham khảo các tài liệu có liên quan, xây dựng khung
lý thuyết của vấn đề nghiên cứu, đặc biệt là những tiêu chí đánh giá chất lƣợng họat
động dẫn chƣơng trình truyền hình.

- Thứ hai, chỉ ra thực trạng, thành công, hạn chế và nguyên nhân của thành
công, hạn chế trong hoạt động dẫn chƣơng trình truyền hình ở các Đài PT-TH Vĩnh
Long, PT-TH Hậu Giang, PT-TH Đồng Tháp.
- Thứ ba, đề xuất các giải pháp và kiến nghị hợp lý góp phần nâng cao chất
lƣợng hoạt động dẫn chƣơng trình truyền hình ở các Đài PT-TH khu vực Tây Nam
Bộ thời gian tới.

13


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về nâng cao chất lƣợng hoạt động dẫn chƣơng
trình truyền hình ở các Đài PT-TH Tây Nam Bộ.
4.2. Đối tượng khảo sát
- Hoạt động dẫn chƣơng trình của lực lƣợng Biên tập viên, Phát thanh viên,
phóng viên trong các chƣơng trình: thời sự, chun đề và giải trí
+ Chương trình thời sự:Người đưa tin 24h trưa (phát sóng lúc 11h - 12h)
của Đài PT-TH Vĩnh Long; Tin tức Mekong (phát sóng lúc 18h30 – 19h) của Đài
PT-TH Hậu Giang; Chương trình Nhịp sống 24h (phát sóng lúc 11h-11h20) của Đài
PT-TH Đồng Tháp.
Tác giả lựa chọn các chƣơng trình thời sự để khảo sát nêu trên bởi chƣơng
trình thời sự đƣợc xem nhƣ “xƣơng sống” của một đài truyền hình, thực hiện nhiệm
vụ chính trị xuyên suốt. Mặt khác, những chƣơng trình đƣợc khảo sát đều là những
chƣơng trình có chỉ số khán giả xem và hài lịng nhiều nhất bởi nội dung chính xác,
tin tức cập nhật nhanh chóng kịp thời, đa dạng và đội ngũ dẫn chƣơng trình cũng đã
tạo đƣợc nhiều dấu ấn. Đặc biệt, cả 3 chƣơng trình đều đƣợc thực hiện trực tiếp, địi
hỏi ngƣời dẫn cần có những kỹ năng nhất định để xử lý tình huống, vì vậy, khi lựa
chọn khảo sát, tác giả có thể phân tích đƣợc nhiều khía cạnh của hoạt động dẫn hơn
so với những chƣơng trình sản xuất theo phƣơng thức hậu kì.

+ Chương trình chun đề:Nơng nghiệp xanh (Đài PT-TH Vĩnh Long), Nuôi
dưỡng và bảo vệ cây trồng (Đài PT-TH Đồng Tháp), Tọa đàm (Đài PT-TH Hậu
Giang)
Bên cạnh các chƣơng trình thời sự chính luận thì các chƣơng trình tọa đàm
về nông nghiệp trong những năm qua cũng đƣợc các nhà đài chú trọng đầu tƣ.
ĐBSCL từ bao đời nay luôn gắn liền với kinh tế nơng nghiệp, vì vậy, những chƣơng
trình tọa đàm về nơng nghiệpđƣợc xem là chiếc cầu nối bà con nông dân với các
chuyên gia trong lĩnh vực này trao đổi những kiến thức, kinh nghiệm gắn liền với
14


hoạt động sản xuất. Đối với dạng thức này, hoạt động dẫn đòi hỏi khả năng ứng
biến nhanh nhạy, kết nối các đối tƣợng khác nhau và dẫn dắt theo đúng đƣờng dây
kịch bản đã chuẩn bị. So với việc thực hiện bản tin thời sự, thì hoạt động dẫn tọa
đàm địi hỏi ngƣời dẫn phải có nhiều kỹ năng khác nữa, đặc biệt khi hiện nay, các
chƣơng trình tọa đàm cũng đƣợc sản xuất trực tiếp.
+ Chương trình nhân đạo:Tiếp sức đến trường (Đài PT-TH Đồng Tháp),
Thắp sáng niềm tin (Đài PT-TH Vĩnh Long), Cảm thông chia sẻ (Đài PT-TH Hậu
Giang)
Chƣơng trình nhân đạo xã hội đã trở nên quen thuộc với khán giả truyền hình
cả nƣớc, đặc biệt trong một thập niên gần đây, số đầu các chƣơng trình mang ý
nghĩa nhân văn này khơng ngừng tăng lên trên sóng các Đài khu vực Tây Nam Bộ.
Chƣơng trình nhân đạo xã hội trên sóng truyền hình khơng đơn thuần là một tác
phẩm báo chí mà cịn là nhiệm vụ bắt buộc báo chí truyền thống phải thực hiện để
đảm bảo tính nhân văn của báo chí. Từ đó, ngƣời dẫn các chƣơng trình nhân đạo xã
hội cần nhận thức đƣợc mục đích của hoạt động dẫn là kết nối khán giả với những
ngƣời yếu thế trong xã hội. Đây cũng là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng quyết định
thành cơng của chƣơng trình vốn địi hỏi rất nhiều ở ngƣời dẫn sự tinh tế, đồng cảm
cùng nhân vật. Cả 3 chƣơng trình đƣợc khảo sát đều là những chƣơng trình nhân
đạo mang đậm dấu ấn của các nhà đài. Trong đó, tác giả ƣu tiên lựa chọn những

chƣơng trình có hoạt động dẫn đa dạng, bao gồm hình thức sân khấu, trị chuyện,
hoạt náo,…
+ Chương trình giải trí:Chuyện hậu trường (Đài PT-TH Vĩnh Long); Hương
gây mùi nhớ (Đài PT-TH Hậu Giang), Sao kết nối (Đài PT-TH Đồng Tháp).
Những năm gần đây, xu hƣớng sản xuất chƣơng trình truyền hình của các
nhà đài trong khu vực đã dần có sự thay đổi. Thay vì th đội ngũ diễn viên, ca sĩ
hay các nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật thì giờ đây, các nhà đài đã tận
dụng đội ngũ ngƣời dẫn chƣơng trình của mình để thực hiện các chƣơng trình này.
Mặt khác, việc trƣng dụng nhân sự tại chỗ còn giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí trong

15


sản xuất chƣơng trình. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với đội ngũ ngƣời
dẫn chƣơng trình trong việc trau dồi, học hỏi và nâng cao chất lƣợng hoạt động dẫn
của mình. Tác giả lựa chọn, khảo sát và so sánh tƣơng quan của các khía cạnh khác
nhau trong 3 chƣơng trình giải trí để làm nổi bật lên tính đa dạng của hoạt động dẫn
trong mảng chƣơng trình này.
- Khảo sát thơng qua việc phỏng vấn sâu các lãnh đạo, phóng viên các Đài
PT-TH khảo sát và các đài khác (có thể) để lắng nghe phân tích, nhận xét, đánh giá
chuyên sâu về chất lƣợng hoạt động dẫn của đội ngũ dẫn chƣơng trình truyền hình.
Đó là cơ sở để phân tích trong một số phần của luận văn
- Khán giả xem truyền hình: xu hƣớng lựa chọn và tiếp nhận thông tin của
khán giả truyền hình ngày nay có nhiều thay đổi so với trƣớc. Chính vì thế, việc
nghiên cứu, khảo sát, nắm bắt đƣợc những yêu cầu và đánh giá mức độ hài lòng của
khán giả đối với hoạt động dẫn chƣơng trình sẽ giúp ban lãnh đạo đài, lực lƣợng
dẫn chƣơng trình có những giải pháp cụ thể, thiết thực để nâng cao chất lƣợng hoạt
động dẫn chƣơng trình, đáp ứng đƣợc nhu cầu thụ hƣởng của khán giả trong tình
hình mới.
4.3. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài tìm hiểu về hoạt động dẫn chƣơng trình ở các Đài PTTH Vĩnh Long, Đài PT-TH Hậu Giang và Đài PT-TH Đồng Tháp. Đây là 03 Đài
Phát thanh truyền hình khu vực miền Tây Nam Bộ đƣợc khán giả quan tâm theo dõi
nhiều nhất và có nhiều đổi mới trong cách thể hiện.
- Về thời gian khảo sát: Luận văn khảo sát về hoạt động dẫn chƣơng trình của
Đài PT-TH Vĩnh Long, Đài PT-TH Hậu Giang và Đài PT-TH Đồng Tháp bắt đầu từ
tháng 01/2019 đến tháng 6/2019. Ngoài ra, để giúp luận văn thêm phần sinh động,
cập nhật và thiết thực hơn, tác giả sẽ phân tích, nhìn nhận vấn đề nghiên cứu trong
sự so sánh với một số chƣơng trình thời gian gần đây.

16


5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về báo chí cách mạng Việt Nam; những vấn đề cơ sở
lý luận vể dẫn chƣơng trình, về báo truyền hình.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Tác giả thu thập các nguồn thông tin từ những tài liệu có sẵn,các văn bản,
luận văn, luận án, báo cáo khoa học có liên quan đến đề tài, sau đó phân loại tài liệu
theo từng mục đích sử dụng một cách logic để làm cơ sở phân tích tài liệu. Thơng
qua việc phân tích tài liệu, tác giả đã xác định đƣợc độ tin cậy, tính khách quan và
cập nhật của tài liệu, giới hạn và phạm vi tài liệu đề cập liên quan đến đề tài, qua đó
xác định đƣợc tính hữu ích và kế thừa của từng nghiên cứu đối với đề tài. Đây đƣợc
xem là những thông tin đầu tiên làm cơ sở để tiến hành xử lí thơng tin trong suốt
q trình nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (anket):
Phƣơng pháp này dùng để lấy ý kiến của cán bộ phóng viên và bạn xem
truyền hình đánh giá về chất lƣợng hoạt động dẫn chƣơng trình ở các Đài PT-TH

thuộc diện khảo sát. Tác giả luận văn tiến hành khảo sát với 300 mẫu, phát tại 03
tỉnh: Đồng Tháp, Vĩnh Long và Hậu Giang. Sau đó dùng phƣơng pháp chọn mẫu
thuận tiện, chọn nhóm đối tƣợng ngẫu nhiên trên địa bàn từng tỉnh để điều tra, bao
gồm: Vĩnh Long 100 phiếu (80 phiếu cho khán giả và 20 phiếu cho cán bộ, PTV,
BTV, PV của Đài PT-TH Vĩnh Long), Đồng Tháp 100 phiếu (80 phiếu cho khán giả
và 20 phiếu cho cán bộ, PTV, BTV, PV của Đài PT-TH), Hậu Giang 100 phiếu (80
phiếu cho khán giả và 20 phiếu cho cán bộ, PTV, BTV, PV của Đài PT-TH.
- Phương pháp phỏng vấn sâu:
Phƣơng pháp này dùng để lấy thu thập thông tin, đánh giá khách quan của
các khách thể gồm Ban lãnh đạo, đồng nghiệp, ngƣời dẫn chƣơng trình và khán giả
17


về các vấn đề xoay quanh hoạt động dẫn chƣơng trình của các Đài PT-TH trong
diện khảo sát. Từ những thơng tin thu thập đƣợc, tác giả có thể vận dụng làm dẫn
chứng cụ thể cho các nội dung hoặc định hƣớng lựa chọn trong phần những đề xuất,
giải pháp thích hợp ở chƣơng 3. Dự kiến phỏng vấn, lấy ý kiến từ 15 cán bộ, viên
chức đang công tác tại 03 Đài PT-TH gồm Lãnh đạo, ngƣời dẫn chƣơng trình
(PTV, BTV, PV), trong đó THVL (8 mẫu), THHG (3 mẫu) và THĐT (4 mẫu). Do
tác giả hiện đang công tác tại đài THVL nên số mẫu phỏng vấn nhiều hơn so với 2
Đài cịn lại.
Ngồi ra, đề tài cịn sử dụng một số phƣơng pháp nhƣ: Phương pháp khảo
sát thống kê đƣợc sử dụng để khảo sát số lƣợng chƣơng trình, số lƣợng ngƣời dẫn
chƣơng trình và phân loại chƣơng trình; phương pháp phân tích tác phẩm đƣợc sử
dụng để phân tích đánh giá chất lƣợng hoạt động dẫn thơng qua các chƣơng trình
đã đƣợc phát sóngvà phương pháp so sánh dùng để đối chiếu so sánh hoạt động
dẫn các nhóm chƣơng trình tƣơng tự giữa các đài, cả hai phƣơng pháp này đều
nhằm mục đích cuối cùng là nhằm chỉ ra những ƣu điểm, hạn chế chung và khác
nhau nhằm xây dựng giải pháp phù hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:

6.1. Ý nghĩa lý luận
Thơng qua việc khảo sát, phân tích, đánh giá hoạt động dẫn chƣơng trình
truyền hình của các Đài truyền hình, mong rằng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ
góp phần nhỏ vào lý luận hoạt động truyền hình, đồng thời khẳng định chất lƣợng
hoạt động dẫn của ngƣời dẫn chƣơng trình đóng vai trị quan trọng trong việc làm
nên thành cơng của chƣơng trình.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả các nghiên cứu trong đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho những
ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình thuộc các Đài PT-TH Tây Nam bộ thuộc diện
khảo sát, các cơ sở đào tạo báo chí truyền thơng (đặc biệt là các cơ sở đào tạo nhà

18


báo truyền hình), những ai quan tâm đến dẫn chƣơng trình truyền hình, các cơ quan
báo chí trong việc tuyển chọn và đào tạo, bồi dƣỡng ngƣời dẫn chƣơng trình truyền
hình.
7. Bố cục của luận văn:
Ngồi phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về hoạt động dẫn chƣơng trình truyền hình
Chương 2:Thực trạng chất lƣợng hoạt động dẫn chƣơng trình truyền hình ở các đài
phát thanh truyền hình khu vực miền Tây Nam Bộ
Chương 3:Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động dẫn chƣơng trình truyền
hình các đài phát thanh truyền hình khu vực Tây Nam Bộ.

19


Chƣơng 1

MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ HOẠT ĐỘNG DẪN CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Dẫn chương trình và dẫn chương trình truyền hình
Khơng phải ngẫu nhiên ngƣời ta cho rằng, dẫn chƣơng trình là nghề thể hiện
khả năng ăn nói bởi nếu quan sát, khán giả dễ nhận ra rằng hành động chủ yếu của
việc dẫn chƣơng trình là nói. Nhờ có dẫn chƣơng trình mà các chƣơng trình, hay sự
kiện đƣợc diễn ra sn sẻ, có sự liền mạch và kết nối. Vậy, dẫn chƣơng trình thực
chất là gì?
Theo Từ điển Tiếng Việt, “dẫn” là một động từ“chỉ việc làm cho đi theo một
đường, một hướng nào hay việc đưa ra lời nào đó kèm theo sau lời bản thân để làm
bằng chứng để chứng minh”[37; tr.326]. Cịn “chƣơng trình” là một danh từ chỉ
“tồn bộ nói chung những dự kiến hoạt động theo một trình tự nhất định và trong
một thời gian nhất định”[37; tr.258].
Dẫn chƣơng trình là một cụm từ đƣợc sử dụng để chỉ việc “dùng lời nói để
giới thiệu, dẫn dắt, kết nối các nội dung riêng biệt, nhỏ lẻ của sự kiện thành một
chuỗi liên tục, có trình tự, thống nhất và hợp lý” [53; tr.12]. Nhờ có dẫn chƣơng
trình mà các sự kiện có tính liền mạch, thống nhất và trơi chảy hơn so với các sự
kiện khơng có ngƣời dẫn chƣơng trình.
Trong thực tiễn đời sống báo chí, dẫn chƣơng trình là một thuật ngữ đƣợc sử
dụng phổ biến trong phát thanh, truyền hình. Truyền hình ra đời đầu thế k XX và
đến nay đã trở thành món ăn tinh thần gắn với cuộc sống của mỗi ngƣời, nhờ có
truyền hình mà mọi khoảng cách nhƣ đƣợc rút ngắn hơn và cuộc sống ngày càng đa
dạng phong phú hơn. Cùng với sự phát triển mạnh các thể loại chƣơng trình, dẫn
chƣơng trình truyền hình là một hoạt động ngày càng trở nên phổ biến, với nhiều
quan niệm, khái niệm, có thể liệt kê một số quan niệm nhƣ sau:

20



Có tài liệu cho rằng:“Một chương trình truyền hình có nhiều người tham gia
(gọi là ekip) với các khâu công việc khác nhau. Một trong những thành phần quan
trọng của ekip sản xuất là dẫn chương trình truyền hình. Dẫn chương trình truyền
hình là một hoạt động ra đời theo yêu cầu khách quan của thực tiễn sản xuất các
chương trình truyền hình. Có thể nói, hoạt động này có tầm quan trọng đặc biệt đối
với sự thành công của các chương trình truyền hình nói chung” [36; tr.14]. Nhận
định này đã chỉ ra đƣợc vai trò quan trọng của hoạt động dẫn chƣơng trình truyền
hình, đồng thời cũng đánh giá đúng thực tế và xu hƣớng phát triển theo quy luật tất
yếu của truyền hình hiện đại.
Một quan niệm khác cho rằng, “dẫn chương trình truyền hình là hoạt động
góp phần làm cho chương trình mạch lạc, rõ ràng, giúp khán giả dễ dàng tiếp nhận
thông tin” [13; tr.16-17]. Ví dụ, khi so sánh một chƣơng trình ký sự truyền hình, khi
có hoạt động dẫn, chƣơng trình sẽ trở nên hấp dẫn, mạch lạc và khán giả cũng dễ
dàng tiếp nhận thông tin hơn, ngƣợc lại, nếu chỉ đƣợc thể hiện bằng lời bình, khán
giả sẽ khó theo dõi xuyên suốt chƣơng trình và nắm bắt tốt tất cả thông tin đƣợc
truyền tải.
Từ những quan niệm nêu trên, kết hợp với thực tiễn, tác giả xin nêu ra định
nghĩa về dẫn chƣơng trình truyền hình nhƣ sau: Dẫn chương trình truyền hình là
một hoạt động nghiệp vụ của người dẫn trong lĩnh vực truyền hình góp phần làm
cho chương trình diễn ra đúng kế hoạch, đúng mục đích mà ban biên tập đã vạch
sẵn, đồng thời giúp khán giả tiếp cận thông điệp một cách rõ ràng, hiệu quả.
1.1.2. Người dẫn chương trình truyền hình
Trên thế giới, những khái niệm đầu tiên về ngƣời dẫn chƣơng trình đƣợc
biết đến từ thời Phục Hƣng và xuất phát từ hoạt động của các Nhà thờ Công giáo.
Trong các nhà thờ ngƣời ta gọi những ngƣời điều hành các buổi lễ tế, các chủ lễ,
hay Chƣởng nghi là Master of Ceremonies (gọi tắt là MC). Đó là ngƣời rất quan
trọng của buổi lễ tế, họ phải chịu trách nhiệm tiến hành một cách chính xác và sn
sẻ các buổi lễ, cũng nhƣ các nghi thức liên quan. Có nhà nghiên cứu đã định nghĩa:
“Người dẫn chương trình, hay cịn gọi là em-xi (MC) do gọi tắt từ tiếng Anh:
21



Master of Ceremonies, theo nghĩa thông thường được hiểu là người hướng dẫn
quần chúng trong một sự kiện”[60]. Hiểu một cách hiểu khác, MC là ngƣời tổ chức
sự kiện và sự kiện đó chỉ diễn ra trong vịng một đêm.
Khác với các nƣớc có nền truyền hình phát triển mạnh trên thế giới, khi du
nhập vào Việt Nam, xét về mặt thuật ngữ, “từ MC đã được sử dụng không thực sự
chuẩn xác trong tiếng Việt, khi chúng ta quen dùng thuật ngữ MC để chỉ người dẫn
chương trình nói chung”[53; tr.15]. Ban đầu thuật ngữ đƣợc sử dụng đầu tiên tại
đài Truyền hình Việt Nam khi họ bắt đầu sản xuất các chƣơng trình Trị chơi truyền
hình, vào thời điểm những năm 1996, 1997 với chƣơng trình đầu tiên là SV 96 do
nhà báo Lại Văn Sâm dẫn, MC là cách gọi tắt, dùng để chỉ người dẫn chương trình
truyền hình. Trƣớc đó, ở VTV và các đài truyền hình địa phƣơng, ngƣời ta gọi
những ngƣời dẫn chƣơng trình trên truyền hình là các phát thanh viên (PTV).
Có quan niệm cho rằng: “Người dẫn chương trình truyền hình là người xuất
hiện trong chương trình với tư cách là chủ thể giao tiếp, dẫn dắt, kết nối và truyền
đạt thông tin đến khán giả. Người dẫn phải làm chủ không gian, lựa chọn phong
cách phù hợp. Gương mặt ưa nhìn, chất giọng tốt, có tri thức... là những tiêu chí
đang được nhiều đài truyền hình tuyển chọn người dẫn”[42; tr.192]. Nếu các khâu
chuẩn bị cho một chƣơng trình đều đảm bảo nhƣng ngƣời dẫn khơng hồn thành tốt
nhiệm vụ thì chƣơng trình xem nhƣ chƣa hồn tồn thành cơng, bởi ngƣời dẫn đại
diện cho cả một ekip thực hiện chƣơng trình, đại diện cho uy tín của nhà đài.
Từ nghiên cứu những quan niệm nêu trên, kết hợp thực tiễn, tác giả xin đƣa
ra quan niệm theo cách hiểu của mình nhƣ sau: Người dẫn chương trình truyền hình
là một thành viên trong ekip làm nên chương trình truyền hình, xuất hiện trước ống
kính làm nhiệm vụ giới thiệu, dẫn dắt, kết nối, truyền tải nội dung đến khán giả.
1.1.3. Hoạt động dẫn chương trình truyền hình
- Hoạt động
Theo Từ điển Tiếng Việt do GS. Hoàng Phê chủ biên, hoạt động “là những
vận động, cử chỉ được tiến hành để tạo thành những việc làm có quan hệ với nhau


22


×