Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

(Luận văn thạc sĩ) chất lượng công chức phường tại quận11, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

ĐẶNG THỊ KIM HOA

CHẤT LƯỢNG CƠNG CHỨC PHƯỜNG
TẠI QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

ĐẶNG THỊ KIM HOA

CHẤT LƯỢNG CƠNG CHỨC PHƯỜNG TẠI
QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CƠNG



Chun ngành: Quản lý cơng
Mã số: 8 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TRẦN TRÍ TRINH

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Nội
dung và các số liệu trong cơng trình là hồn tồn trung thực.
Kết quả của cơng trình này khơng trùng lắp với cơng trình có liên quan đã
được cơng bố.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng
Học viên

Đặng Thị Kim Hoa

năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn này tôi đã nhận được nhiều sự
hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Lời đầu tiên, tôi chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, quý thầy, cô và các anh
chị nhân viên Học viện hành chính quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình
truyền đạt kiến thức, hỗ trợ tôi trong suốt khoảng thời gian tôi học tập tại trường.
Xin cảm ơn Tiến sỹ Trần Trí Trinh đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng
nghiên cứu, dành cho tơi những lời khun q báu, góp ý chân thành, sâu sắc,

giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi đề tài luận văn này.
Xin cảm ơn Lãnh đạo Quận ủy, Ủy ban nhân dân Quận 11, Bà Tô Thị
Thanh Thúy - Trưởng Phịng Nội vụ Quận 11, những người đã ln chỉ bảo, góp
ý tận tình cho đề tài, khơi gợi cho tôi những điều mới mẻ, chỉ dạy cho tôi rất
nhiệt tình trong quá trình thực hiện đề tài, đồng thời tạo điều kiện, hỗ trợ tôi rất
nhiều trong quá trình thực hiện khảo sát trên địa bàn Quận 11.
Cảm ơn Ban cán sự và tập thể lớp HC22.N12 đã đồng hành với tôi, luôn
bên cạnh chia sẽ, hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập ở trường.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng
Học viên

Đặng Thị Kim Hoa

năm 2020


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU .................................................................................................. ……1
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CƠNG CHỨC
PHƯỜNG ....................................................................................................... 10
1.1. Khái lược về cơng chức phường ....................................................... 10
1.1.1. Chính quyền phường ..................................................................... 10
1.1.2. Khái niệm công chức phường ....................................................... 12
1.1.3. Tiêu chuẩn công chức phường ...................................................... 13
1.1.4. Vai trị của cơng chức phường ...................................................... 17
1.2. Chất lượng công chức phường .......................................................... 21

1.2.1. Khái niệm về chất lượng ............................................................... 21
1.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng công chức phường .......................... 24
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức phường.......... 32
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công chức phường ............ 37
Tiểu kết Chương 1 ..................................................................................... 41
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CƠNG CHỨC PHƯỜNG
TẠI QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................................... 42
2.1. Khái quát về Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh ............................. 42
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ................................................ 42
2.1.2. Đội ngũ công chức phường tại Quận 11, TP Hồ Chí Minh ......... 44
2.2. Phân tích thực trạng chất lượng cơng chức phường tại Quận 11,
TP Hồ Chí Minh ........................................................................................ 51
2.2.1. Trình độ ......................................................................................... 51


2.2.2. Kỹ năng cơng tác......................................................................... 57
2.2.3. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống ........................................ 59
2.2.4. Chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc được giao .............. 62
2.2.5. Thái độ trong thực thi công việc ................................................. 71
2.3. Đánh giá chất lượng công chức phường tại Quận 11, TP Hồ Chí
Minh............................................................................................................ 73
2.3.1. Những mặt được......................................................................... 73
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế ............................................................... 75
2.3.3. Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế ......................................... 76
Tiểu kết Chương 2 ..................................................................................... 79
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CÔNG CHỨC PHƯỜNG TẠI QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH ..................................................................................................... 80
3.1. Định hướng xây dựng đội ngũ công chức phường Quận 11, TP Hồ
Chí Minh .................................................................................................... 80

3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ....... 80
3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức của
Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................. 83
3.1.3. Định hướng nâng cao chất lượng công chức của Quận 11 ......... 85
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công chức phường tại Quận 11 ... 86
3.2.1.Tăng cường công tác giáo dục phẩm chất, đạo đức công vụ, trách
nhiệm công vụ của công chức phường ....................................................... 87
3.2.2. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức phường và
công chức phường phải không ngừng tu dưỡng, học tập, rèn luyện .......... 91
3.2.3 Hồn thiện cơng tác tuyển dụng công chức phường ..................... 97
3.2.4 Đổi mới công tác đánh giá công chức phường ........................... 102
3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công chức phường ...... 104


3.3 Kiến nghị: …………………...…...……………………………………105
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 107
KẾT LUẬN .................................................................................................. 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 110
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Số hiệu

Tiêu đề

Trang


1

Bảng 2.1

Biên chế công chức phường tại Quận 11 từ năm
2015 đến năm 2019

44

2

Bảng 2.2

Biên chế công chức phường tại Quận 11 năm
2020

45

Bảng 2.3

Thống kê số lượng công chức phường theo chức
danh năm 2020

47

Bảng 2.4

Thống kê cơ cấu giới tính của cơng chức phường
Quận 11 từ năm 2015 đến năm 2019


48

Bảng 2.5

Thống kê độ tuổi của công chức phường ở Quận
11 từ năm 2015 đến năm 2019

49

Bảng 2.6

Thống kê trình độ chun mơn của cơng chức
phường ở Quận 11 từ năm 2015 đến năm 2019

52

Bảng 2.7

Thống kê trình độ ngoại ngữ của cơng chức
phường ở Quận 11 từ năm 2015 đến năm 2019

53

Bảng 2.8

Thống kê trình độ tin học của cơng chức phường
ở Quận 11 từ năm 2015 đến năm 2019

54


Bảng 2.9

Thống kê trình độ lý luận chính trị của cơng chức
phường ở Quận 11 từ năm 2015 đến năm 2019

55

3

4

5

6

7

8

9

Thống kê trình độ quản lý nhà nước của công
chức phường ở Quận 11 từ năm 2015 đến năm
10 Bảng 2.10
2019
Kết quả tự đánh giá của công chức phường tại
11 Bảng 2.11 quận 11 về các kỹ năng cơng tác
Đánh giá hài lịng của người dân đối với công
chức khi đến giải quyết thủ tục hành chính tại

12 Bảng 2.12
UBND phường

56

58

64


Kết quả đánh giá công chức phường tại quận 11
13 Bảng 2.13 từ năn 2015 đến năm 2019

69

Kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức
14 Bảng 2.14 phường quận 11 năm 2019

71


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT

Số hiệu

Tiêu đề

Trang


Biểu đồ 2.1

Cơ cấu giới tính của cơng chức phường Quận 11
từ năm 2015 đến năm 2019

49

Biểu đồ 2.2

Độ tuổi của công chức phường Quận 11 từ năm
2015 đến năm 2019

50

Biểu đồ 2.3

Trình độ chuyên môn của công chức phường
Quận 11 từ năm 2015 đến năm 2019

52

Biểu đồ 2.4

Trình độ ngoại ngữ của cơng chức phường Quận
11 từ năm 2015 đến năm 2019

53

Biểu đồ 2.5


Trình độ tin học của cơng chức phường Quận 11
từ năm 2015 đến năm 2019

54

Biểu đồ 2.6

Trình độ lý luận chính trị của cơng chức phường
Quận 11 từ năm 2015 đến năm 2019

55

Biểu đồ 2.7

Trình độ quản lý nhà nước của công chức phường
Quận 11 từ năm 2015 đến năm 2019

57

Biểu đồ 2.8

Đánh giá về tinh thần trách nhiệm của công chức
phường tại quận 11

66

Biểu đồ 2.9

Tinh thần hợp tác của công chức phường tại quận

11

67

Biểu đồ 2.10
Biểu đồ 2.11

Kết quả đánh giá công chức phường tại quận 11
Kết quả đánh giá thái độ của công chức phường
đối với người dân

69
73


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở nước ta, phường (xã, thị trấn) là một trong bốn cấp hành chính.
Phường là cấp thấp nhất, gần dân nhất, là cấp trực tiếp tổ chức và vận động
nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã
hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn. Đội ngũ công chức
phường là một bộ phận quan trọng trong bộ máy chính quyền phường, là lực
lượng chủ yếu thực hiện trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện chủ trương
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân,
xây dựng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân, huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội,
tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. Có thể nói, đội ngũ công chức
phường là nhân tố quyết định hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền

phường. Đặc biệt trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế hiện nay, việc nâng cao chất lượng cơng chức phường có đủ
phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự
phát triển của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”,
“Công việc thành công hay thất bại đều là do cán bộ tốt hay kém”, “Cán bộ
tốt thì việc gì cũng xong”. “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng,
của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem
tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt
chính sách cho đúng”, Chính vì lẽ đó, khơng thể phủ nhận rằng chủ trương,
chính sách pháp luật dù có đúng đắn đến mấy nhưng sẽ khó đạt được hiệu lực,
hiệu quả nếu như khơng có một đội ngũ cơng chức phường có chất lượng tốt,

1


vững vàng về chính trị, đạo đức, lối sống trong sạch, có trí tuệ, trình độ và
năng lực.
Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã nói chung và đội
ngũ cơng chức phường nói riêng đã có bước phát triển về chất lượng. Tuy nhiên,
đội ngũ công chức phường vẫn tồn tại một số hạn chế về trình độ chun mơn,
nghiệp vụ, năng lực trước những u cầu của tình hình mới. Vẫn cịn một bộ
phận cơng chức phường chưa thật sự gương mẫu, thiếu tinh thần trách nhiệm,
thái độ phục vụ khơng tốt, có biểu hiện quan liêu, hách dịch, xa rời quần
chúng nhân dân, gây phiền hà cho nhân dân, nói nhiều làm ít, làm việc khơng
có kế hoạch,… Một số cơng chức phường cịn hạn chế về năng lực quản lý,
triển khai hoạt động; khả năng tổ chức thực hiện và xử lý những tình huống
phát sinh ở địa phương cịn nhiều lúng túng; một số công chức phường thụ
động trong thực thi các nhiệm vụ; thiếu khả năng bao quát tình hình; thiếu kỹ
năng trong công tác tuyên truyền, tập hợp, vận động quần chúng nhân dân

chấp hành, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà
nước; chưa thể hiện được vai trị, trách nhiệm người cơng chức phường trong
triển khai, thực hiện các phong trào ở địa phương. Các vấn đề trên đã gây ảnh
hưởng không nhỏ đến uy tín và hiệu quả lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, làm
giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; đồng thời đặt ra đòi hỏi bức thiết
phải nâng cao chất lượng cơng chức phường.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - thương mại của cả nước.
Trong thời gian qua, bằng sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tiên
phong đề xuất, áp dụng nhiều cơ chế, chính sách mới đã mang lại cho thành
phố sự biến đổi to lớn, sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, càng nâng cao vai trò đầu tàu về kinh tế văn hóa với cả nước và các thành
phố lớn trong khu vực và trên thế giới. Trong thời gian tới, để tiếp tục duy trì
và giữ vững vị trí tiên phong của mình, địi hỏi Thành phố Hồ Chí Minh phải
có một đội ngũ cán bộ cơng chức có năng lực, có tâm, có tầm để lãnh đạo và
quản lý thực hiện tốt những nhiệm vụ thành phố đặt ra.
2


Quận 11 là quận nằm ở phía Tây – Tây Nam của thành phố Hồ Chí
Minh, bao gồm 16 phường với diện tích tự nhiên 5,14 km2, với dân số
209.867 người. Quận 11 là một quận đặc thù với tỷ lệ người Hoa chiếm khá
đơng, địi hỏi cán bộ, cơng chức quận 11 phải có năng lực quản lý, kỹ năng
giao tiếp, nhất là phải có sự hiểu biết nhất định về đặc điểm dân cư, văn hóa
người Hoa.
Nhìn chung, công chức phường ở 16 phường thuộc quận 11 thành phố
Hồ Chí Minh có kiến thức, trình độ, năng lực hoạt động thực tiễn, bản lĩnh
chính trị vững vàng, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
đáp ứng yêu cầu của quá trình cải cách hành chính nhà nước theo mục tiêu
xây dựng nền hành chính nhà nước chuyên nghiệp, trong sạch, hiện đại, hoạt
động có hiệu lực hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cơng chức

phường yếu kém, làm việc thiếu tích cực; cách làm việc cịn “máy móc”, quan
liêu, thiếu sáng tạo; thiếu chuyên nghiệp, tác phong chậm chạp, rườm rà, thái
độ thờ ơ thiếu trách nhiệm chưa đáp ứng được yêu cầu của hết lòng phục vụ
nhân dân…dẫn đến nhiều bất cập trong công tác quản lý ảnh hưởng chất
lượng hoạt động của chính quyền phường, cũng như ảnh hưởng đến phương
thức hoạt động, hiệu lực hiệu quả hoạt động của UBND quận 11. Thực trạng
trên địi hỏi cần có giải pháp nâng cao chất lượng công chức phường quận 11,
thành phố Hồ Chí Minh để đáp ứng đáp ứng địi hỏi ngày càng cao yêu cầu,
nhiệm vụ xây dựng và phát triển quận 11trở thành đô thị thông minh, hiện đại,
văn minh và nghĩa tình.
Chính vì vậy, học viên chọn đề tài “Chất lượng công chức phường tại
Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh” để làm luận văn Thạc sĩ Quản lý cơng.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Vấn đề chất lượng cán bộ, công chức nói chung; chất lượng cơng chức
cấp xã ln được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm, nghiên cúu, đã
có nhiều cơng trình, bài viết của các tác giả đã được công bố như:
3


- GS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm (2001), “Luận
cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội đã đề cập bốn nội dung lớn: những vấn đề lý luận và phương
pháp luận về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán
bộ công chức trong lịch sử nước ta và một số nước trên thế giới; thực trạng
đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ hiện nay; quan điểm, phương châm nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong đó có cơng chức đáp ứng u cầu của sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhóm nghiên cứu đưa ra 6 nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng cán bộ; đó
là: nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tiếp tục xây dựng và hồn
thiện các quy chế, quy trình cơng tác cán bộ, thực hiện tiêu chuấn hóa cán bộ;
nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát bảo về và quản lý cán bộ; xây
dựng và chỉnh đốn bộ máy tổ chức làm công tác cán bộ và cải cách tổ chức bộ
máy của hệ thống chính trị.
- GS.TS Phạm Hồng Thái (2004), Công vụ, công chức nhà nước, Nxb
Tư pháp, Hà Nội. Tác giả tập trung giải quyết vấn đề lý luận về cơng vụ, cơng
chức, phân tích quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về
công vụ, công chức; chỉ ra xu hướng điều chỉnh của pháp luật về công vụ,
công chức Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử từ năm 1945 đến 2004.
- TS.Thang Văn Phúc và TS. Nguyễn Minh Phương (2005), Cơ sở lý
luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội. Các tác giả đã làm rõ cơ sở khoa học cho việc xây dựng đội
ngũ cán bộ cơng chức nói chung ở nước ta hiện nay.
- TS.Nguyễn Văn Huyên (2005), Đề tài khoa học “Phẩm chất năng lực
người lãnh đạo theo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
Học viện Chính trị quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở những địi
4


hỏi đặt ra của thời kỳ mới, tác giả đã tổng kết những phẩm chất chính trị, đạo
đức cách mạng và năng lực trình độ cho lực lượng cán bộ lãnh đạo ở nước ta
hiện nay.
- Đề tài khoa học cấp quốc gia 2014-2016, mã số ĐTĐLXH.12/14,"
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ xây dựng và kiện tồn đội ngũ
cán bộ, cơng chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã", của tập
thể tác giả, do TS. Trần Anh Tuấn làm Chủ nhiệm. Tác giả đã nêu lên một số
vấn đề về lý luận và thực tiển của việc xây dựng, kiện toàn và đánh giá thực
trạng về chính sách và chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức và người

hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Đồng thời tổng hợp kinh nghiệm
quản lý công chức cấp xã của một số nước trên thế giới kết hợp với dự báo sự
phát triển và yêu cầu xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ trong tình hình mới
để đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng cho đội ngũ này.
Một số bài viết trên các báo, tạp chí khoa học như:
- PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải, Học viện Hành chính quốc gia, đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu về cán bộ, công chức, về công vụ như: “Đánh giá
thực thi công vụ nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính
nhà nước”, Tạp chí Tổ chức nhà nước (12-2012); bài viết “Một số vấn đề phát
triển năng lực của cán bộ, cơng chức”, Tạp chí Tổ chức nhà nước (9-2011),
tác giả đã đi sâu nghiên cứu làm rõ hơn về lý luận năng lực và cơ sở hình
thành năng lực của cán bộ, công chức. Đồng thời, tác giả đã nêu rõ vấn đề về
phát triển năng lực cho cán bộ, công chức như vấn đề cần phải nhận biết được
những năng lực đã có (năng lực hiện tại), xác định được năng lực cần có,
thơng qua đó xác định những năng lực cần lĩnh hội, phát triển. Từ đó đưa ra
một số biện pháp phát triển năng lực cán bộ, công chức phù hợp với môi
trường hành chính nhà nước. Ngồi ra cịn có một số cơng trình nghiên cứu
khác như “Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong công vụ”; bài

5


viết “Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước”, Tạp chí Tổ chức nhà nước.
- Trịnh Quốc Việt, Học viện Chính trị (2014): Bài viết “Nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh” đăng trên cổng
thơng tin điện tử Lý luận chính trị ngày 24/11/2014 đã nêu lên các quan điểm
của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cơng tác cán bộ và việc nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức. Đồng thời tác giả đưa ra 5 giải pháp để nâng cao chất
lượng công chức trong giai đoạn hiện nay, đó là: tập trung quán triệt nội dung

tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức; tuyển dụng
cán bộ, công chức phải đúng quy trình, dân chủ, cơng khai; nâng cao chất
lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; xây dựng cơ chế, chính
sách đãi ngộ tương xứng với cán bộ, công chức; nâng cao hiệu quả của việc
thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, nhất là giám sát của
nhân dân, của các tổ chức đồn thể trong hệ thống chính trị từ Trung ương
đến cơ sở.
Ngồi ra, có một số luận văn của học viên cao học tại Học viện Hành
chính Quốc gia như:
- Đỗ Thị Thu Cúc: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức phường
tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2009;
- Nguyễn Thị Kim Ánh: “Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp xã tại Tỉnh Bình Phước”, Học viện Hành chính Quốc gia,
năm 2010;
- Đặng Thị Thu Nguyệt: “Chất lượng cán bộ, công chức phường tại
quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh”, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2011;
- Trần Thị Thu Hương: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức trong
các cơ quan hành chính nhà nước tại quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí
Minh”, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2013.
6


Những cơng trình trên đã giúp học viên tiếp cận vấn đề nghiên cứu chất
lượng công chức, cụ thể như quy trình đánh giá chất lượng cơng chức
phường, xác định vị trí việc làm và tiêu chuẩn chức danh cơng chức; đổi mới
công tác tuyển dụng; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức; thực
hiện tốt công tác quy hoạch phát triển đội ngũ công chức; đổi mới cơng tác
đánh giá cơng chức; bố trí, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cơng chức. Tuy
nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về chất
lượng công chức phường tại Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. Kế thừa và

tiếp thu có chọn lọc kết quả của các tác giả nghiên cứu về vấn đề chất lượng
công chức, tác giả tiếp tục khảo sát, phân tích thực trạng và đề xuất những
giải pháp nâng cao chất lượng công chức phường tại Quận 11, Thành phố Hồ
Chí Minh nhằm đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu khoa học về chất lượng công chức phường, luận
văn đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công chức phường tại Quận 11,
Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng cơng chức phường
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng công chức phường tại Quận
11, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công chức phường tại Quận
11, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu

7


Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng cơng chức phường tại
Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng công chức 16 phường (từ
Phường 1 đến Phường 16) tại Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2015
đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác

– Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, chủ trương, chính sách
của Đảng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về nâng cao
chất lượng cán bộ, công chức.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, điều tra, khảo sát số liệu:
+ Số liệu thứ cấp: Luận văn thông qua phương pháp khảo cứu tài liệu
để xác định tiêu chuẩn và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức
phường. Tiến hành nghiên cứu, tổng hợp, so sánh các số liệu từ các báo cáo
về chất lượng cán bộ, công tác cán bộ tại Quận 11 năm 2015 đến nay làm cơ
sở để phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng công chức phường tại Quận
11 trong thời gian qua. Số liệu thứ cấp được thu thập trực tiếp qua các tài liệu,
báo cáo thống kê chính thức về tình hình cơng chức từ Phịng Nội vụ quận 11;
tài liệu liên quan đến đề tài như: Nghị quyết Đại hội Đảng, các báo cáo tổng
kết hoạt động của HĐND, UBND quận 11.
+ Số liệu sơ cấp: Luận văn sử dụng phương pháp khảo sát người dân để
đánh giá mức độ hài lòng của người dân và khảo sát đội ngũ công chức
phường để công chức phường tự đánh giá về trình độ, kỹ năng và thái độ
8


thực thi cơng vụ của mình. Số liệu sơ cấp được thu thập thông tin qua Phiếu
khảo sát trực tiếp (công chức quản lý, công chức, người dân).
- Và các phương pháp khác như: Phương pháp phân tích so sánh;
phương pháp phân tích, tổng hợp,…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chất
lượng công chức phường, bổ sung hệ thống lý luận quản lý nhân sự hành
chính nhà nước.
6.2. Ý nghĩa thực tiển

- Kết quả nghiên cứu cung cấp các luận cứ khoa học giúp lãnh đạo, cơ
quan quản lý công chức của Quận 11 định ra chủ trương, biện pháp nâng cao
chất lượng công chức phường.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên
cao học chuyên ngành quản lý công, cũng như những ai quan tâm đến đề tài
này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, phần nội dung của luận văn được chia thành 3 chương, gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng công chức phường.
Chương 2: Thực trạng chất lượng công chức phường tại Quận 11,
Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng công chức
phường tại Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

9


Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC PHƯỜNG
1.1. Khái lược về cơng chức phường
1.1.1. Chính quyền phường
Điều 110 Hiến pháp năm 2013 xác định: "Các đơn vị hành chính của
nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: Nước
chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thị
xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận,
huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; Huyện chia thành xã, thị
trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia
thành phường. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập”.
Như vậy, phường là đơn vị hành chính cuối cùng trong hệ thống hành

chính bốn cấp ở nước ta. Phường (cùng với xã, thị trấn) là đơn vị hành chính
cấp thấp nhất ở Việt Nam. Phường chính là đơn vị hành chính nội thị, nội
thành của một thị xã hay một thành phố trực thuộc tỉnh hoặc của một quận ở
thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 111 Hiến pháp năm 2013 xác định: “Chính quyền địa phương
được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Cấp chính quyền địa phương gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và
đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.
Như vậy, chính quyền địa phương ở phường là chính quyền nội thị, nội
thành của một thị xã hay một thành phố trực thuộc tỉnh hoặc của một quận ở
thành phố trực thuộc Trung ương. Chính quyền địa phương ở phường gồm có
Hội đồng nhân dân phường và Ủy ban nhân dân phường.

10


Điều 114 Hiến pháp năm 2013 xác định: “Ủy ban nhân dân ở cấp
chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp
hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương,
chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước
cấp trên. Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa
phương; tổ chức thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện
nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao”.
Như vậy, Ủy ban nhân dân phường do Hội đồng nhân dân phường bầu,
là cơ quan hành chính thấp nhất trong hệ thống bộ máy hành chính bốn cấp ở
nước ta. Ủy ban nhân dân phường là cơ quan hành chính nội thị, nội thành của
một thị xã hay một thành phố trực thuộc tỉnh hoặc của một quận ở thành phố
trực thuộc Trung ương.
Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, vị trí pháp lý của Ủy ban

nhân dân phường được xác định như sau:
- Ủy ban nhân dân phường do Hội đồng nhân dân phường bầu, là cơ
quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân
phường và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
- Ủy ban nhân dân phường thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa
phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành
chính Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.
- Ủy ban nhân dân phường trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo
quy định định của pháp luật, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo
thẩm quyền và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó.
Ủy ban nhân dân phường gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ
trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. Ủy ban nhân dân phường loại I có
khơng q hai Phó Chủ tịch; phường loại II và loại III có một Phó Chủ tịch.
11


Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Ủy ban nhân dân phường
có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định như sau:
- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân phường quyết định các nội dung
về việc ban hành Nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của
Hội đồng nhân dân phường; quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên
địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách phường; điều chỉnh dự toán ngân sách
phường trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách phường;
quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn phường theo
quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân
dân phường.
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân
cấp, ủy quyền.

1.1.2. Khái niệm công chức phường
Theo Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 do Quốc hội khóa XII
ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2008 quy định “Công chức cấp xã là công
dân Việt Nam, được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ
thuộc Ủy ban nhân nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân
sách nhà nước".
Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định công chức cấp xã có các
chức danh như sau: trưởng cơng an; chỉ huy trưởng qn sự; văn phịng –
thống kê; địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị
trấn) hoặc địa chính – nơng nghiệp - xây dựng và mơi trường (đối với xã); tài
chính – kế tốn; tư pháp – hộ tịch; văn hóa – xã hội.
Như vậy, công chức phường được hiểu là những người được tuyển
dụng và giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân
dân phường, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
12


Do Trưởng công an phường là sỹ quan công an, nên cơng chức phường
có 6 chức danh: chỉ huy trưởng qn sự; văn phịng – thống kê; địa chính –
xây dựng – đơ thị và mơi trường; tài chính – kế tốn; tư pháp – hộ tịch; văn
hóa – xã hội.
Cơng chức phường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân phường quản
lý nhà nước về lĩnh vực công tác và thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân phường giao. Mỗi một chức danh công chức phường có
những nhiệm vụ và phải đạt một số tiêu chuẩn nhất định do pháp luật quy
định về tuổi đời, về trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, kỹ năng cần
thiết,..... Vì vậy, cơng chức phường đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu về năng lực
thực thi cơng vụ để có thể hồn thành chức năng, nhiệm vụ được giao.
1.1.3. Tiêu chuẩn của công chức phường
Tại Điều 3, Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011

của Chính phủ về cơng chức xã, phường, thị trấn, quy định về tiêu chuẩn
chung của công chức xã, phường, thị trấn như sau:
- Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
- Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có
hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà
nước;
- Có trình độ văn hóa và trình độ chun mơn, nghiệp vụ phù hợp u
cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành
nhiệm vụ được giao;
- Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên
địa bàn công tác.
Tại Điều 2, Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm
13


vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn quy định chức danh cơng
chức cấp xã có những tiêu chuẩn cụ thể:
- Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
- Trình độ học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thơng;
- Trình độ chun mơn: Tốt nghiệp trung cấp chun nghiệp trở lên của
ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh cơng chức được
đảm nhiệm;
- Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học văn phịng trình độ A trở lên;
- Tiếng dân tộc thiểu số: Ở địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc
thiểu số trong hoạt động cơng vụ thì phải biết thành thạo tiếng dân tộc thiểu
số phù hợp với địa bàn cơng tác đó; nếu khi tuyển dụng mà chưa biết tiếng
dân tộc thiểu số thì sau khi tuyển dụng phải hoàn thành lớp học tiếng dân tộc
thiểu số phù hợp với địa bàn công tác được phân công;

Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng quản
lý hành chính nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo
chương trình đối với chức danh công chức phường hiện đảm nhiệm.
Những nội dung cơ bản của hoạt động thực thi công vụ của công chức
phường:
Công chức phường là công chức làm công tác chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân phường. Họ phải chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp từ Ủy ban
nhân dân phường và thực hiện chức trách, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực chuyên
môn, nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân phường giao theo quy định pháp luật và
có trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân phường giải quyết các yêu
cầu của nhân dân, đồng thời nắm bắt các thông tin từ nhân dân để phản ánh
lại cho lãnh đạo cấp xã, giúp lãnh đạo UBND phường đưa ra những chủ
trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với thực tiễn.
14


Những hoạt động thực thi công vụ của công chức phường như sau:
- Công chức đảm nhiệm hoạt động tài chính - kế tốn có chức năng,
nhiệm vụ quản lý kế hoạch và ngân sách nhà nước, thống kê nhà nước, thu,
chi ngân sách ở phường.
- Công chức đảm nhiệm hoạt động tư pháp – hộ tịch có chức năng,
nhiệm vụ quản lý các văn bản pháp lý, các văn bản hành chính, tuyên truyền,
phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn phường, tham mưu và thực hiện hòa
giải các mâu thuẫn dân sự ở phường.
- Công chức đảm nhiệm hoạt động địa chính - xây dựng- đơ thị - mơi
trường có chức năng, nhiệm vụ quản lý đất đai, trật tự xây dựng, đô thị, môi
trường ở phường.
- Cơng chức đảm nhiệm hoạt động văn phịng - thống kê có chức năng,
nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội, an ninh- quốc phịng ở
địa phương, cơng tác văn phịng.

- Cơng chức đảm nhiệm hoạt động Văn hóa – Xã hội có chức năng,
nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp tình hình các lĩnh vực văn hóa, thơng tin, giáo
dục và đào tạo, thể dục thể thao, y tế, thương binh và xã hội, xóa đói, giảm
nghèo, dân số, gia đình và trẻ em.
- Cơng chức là chỉ huy trưởng quân sự có chức năng, nhiệm vụ theo
dõi, quản lý công tác quân sự trên địa bàn phường.
- Trưởng cơng an phường có chức năng, nhiệm vụ theo dõi, quản lý
công tác an ninh trật tự trên địa bàn phường. Nhưng Trưởng công an phường
là sĩ quan công an, không xem là công chức phường.
Để hồn thành tốt những chức năng, nhiệm vụ trên thì công chức
phường phải thực hiện những công việc như sau:

15


×