Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề kiểm tra Ngữ văn 9 - NT2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.25 KB, 5 trang )

Phòng GD&ĐT Đại Lộc
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 (2008-2009)
Môn : Ngữ Văn Lớp : 9

Người ra đề : Phan Văn Anh
Đơn vị : THCS Nguyễn Trãi_ _ _ _ _ _ _ _ _
A. MA TRẬN ĐỀ
Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TỔNG
Số câu Đ
KQ TL KQ TL KQ TL
Chủ đề 1
Truyện trung đại
Câu-Bài
C1, C3 C2 3
Điểm
0.5 0.25 0.75
Chủ đề 2: Thơ và
truyện hiện đại
Câu-Bài
C4, C7 C5,C6 4
Điểm
0.5 0.5 1
Chủ đề 3
Các p.c hội thoại
Câu-Bài
C8 1
Điểm
0.25 0.25
Chủ đề 4
Sự p.t của từ vựng


Câu-Bài
C9,C10 2
Điểm
0.5 0.5
Chủ đề 5
TK về từ vựng
Câu-Bài
C12 C11 2
Điểm
0.25 0.25 0.5
Chủ đề 6
Văn tự sự
Câu-Bài
B1,B2 2
Điểm
7 7
Số
Câu-Bài
5 7 2 14
TỔNG
Điểm
1.25 1.75 7 10
B. NỘI DUNG ĐỀ
Phần 1 : TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( _ _3 _ điểm )
Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu : 0.25_ _ _ điểm )
Câu 1 Tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thồng chí” thuộc thể loại nào?
A Truyện truyền kì
B Tuỳ bút
C Tiểu thuyết lịch sử
D Truyện Nôm

Câu 2 Tác phẩm nào được xem là “Thiên cổ kì bút” (áng văn ngàn đời)?
A Lục Vân Tiên
B Truyện Kiều
C Vũ trung tuỳ bút
D Truyền kì mạn lục
Câu 3 Hình ảnh “ Khuôn trăng đầy đặn” gợi lên vẻ đẹp_______của Thuý Vân?
A Nụ cười
B Khuôn mặt
C Làn da
D Đôi mắt
Câu 4 Nhà thơ nào trong các tác giả sau đã trưởng thành từ trong phong trào
“Thơ mới”?
A Huy Cận
B Chính Hữu
C Phạm Tiến Duật
D Bằng Việt
Câu 5 Chủ thể trữ tình trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận là ai?
A Đoàn thuyền
B Tác giả và người lao động
C Tác giả
D Người dân chài
Câu 6 Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc trong truyện
“Làng” của Kim Lân là :
A Sững sờ → đau xót,tủi hổ→ ám ảnh, day dứt→bế tắc, tuyệt vọng.
B Đau xót,tủi hổ→ Sững sờ → ám ảnh, day dứt→bế tắc, tuyệt vọng.
C Sững sờ → bế tắc, tuyệt vọng → đau xót,tủi hổ→ ám ảnh, day dứt.
D Sững sờ → ám ảnh, day dứt→ đau xót ,tủi hổ → bế tắc, tuyệt vọng.
Câu 7 Truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng được kể
theo lời trần thuật của nhân vật nào?
A Ông Sáu

B Bé Thu
C Người bạn ông Sáu (bác Ba)
D Tác giả
Câu 8 Thành ngữ nào dưới đây liên quan đến phương châm hội thoại quan hệ?
A Hứa hươu hứa vượn
B Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược
C Nói bóng nói gió
D Cãi chày cãi cối
Câu 9 Nhóm từ nào chỉ gồm các từ ngữ được dùng theo phương thức chuyển
nghĩa ẩn dụ?
A Sốt giá, chân mây
B Đôi chân, sốt rét
C Tay vợt, chân bóng
D Cát bụi, tay vợt
Câu10 Nhóm nào thể hiện đúng trình tự ra đời của các từ?
A Điện thoại di động→ đối thoại→điện thoại
B Đối thoại→điện thoại - điện thoại di động
C Điện thoại di động→ điện thoại→đối thoại
D Đối thoại→ điện thoại→điện thoại di động
Câu11 Câu thơ “Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long” sử dụng phép tu từ từ vựng
gì?
A So sánh
B Nói quá
C Nhân hoá
D Hoán dụ
Câu12 Từ nào trong các từ sau không phải là từ tượng hình?
A Xơ xác
B Róc rách
C Vật vờ
D Rung rinh

Phần 2 : TỰ LUẬN ( _ 7_ điểm )
Câu 1 : _ 2_ _điểm
Tóm tắt tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
trong một đoạn văn khoảng 10 câu.
Câu 2 : _5 _ _điểm
Kể về một kỉ niệm sâu sắc của em với người bạn thân.
C. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1 : ( _ _3 _ điểm )
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Phương
ánđúng
C D B A C D C B A B C B
Phần 2 : ( _ _ 7_ điểm )
Câu Đáp án Điểm
Câu 1 :
-Tóm tắt được những diễn biến chính của câu chuyện xoay
quanh các nhân vật chính Vũ Nương, Trương Sinh và một số
nhân vật có liên quan (bé Đản, Phan Lang…)
-Viết trong một đoạn văn, độ dài khoảng 10 câu, ngôn ngữ
phù hợp với văn bản tác phẩm tự sự, bố cục hợp lí, không sai
lỗi chính tả, lỗi câu, lỗi diễn đạt

2 điểm
Câu 2 - Bài văn kể về một kỉ niệm gắn với người bạn thân của người
viết; kỉ niệm phải sâu sắc, có ý nghĩa, đáng nhớ.
- Bài văn phải thể hiện được tình cảm, suy nghĩ chân thật
của ngươì viết.
- Bài viết thể hiện sự kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm, nghị
luận
-Về hình thức: Bố cục hợp lí, cân đối. Văn viết phù hợp với

kiểu tự sự, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ…
*Thang điểm:
- Điểm 5: Bố cục rõ, lời kể sáng tạo , chân thật, biết tạo ra các
tình huống để thể hiện tình bạn chân thành, không mắc lỗi
chính tả.
-Điểm 3-4: Bố cục rõ,lời văn có sáng tạo, mắc một số lỗi
chính tả.
- Điểm 1-2: Các trường hợp còn lại.
5 điểm

×