Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

tiểu luận môn thức ăn chăn nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.11 KB, 13 trang )

Phần I
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi đang phát triển một cách mạnh mẽ ở
nước ta cũng như các nước khác trên thế giới. Chăn nuôi trang trại có quy mô lớn dần thay
thế cho chăn nuôi nông hộ với quy mô nhỏ lẻ và manh mún. Trong chăn nuôi trang trại thì
đòi hỏi lượng thức ăn để cung cấp cho vật nuôi là rất lớn. Do đó các trang trại chăn nuôi
không thể tự cung cấp thức ăn cho vật nuôi được mà phải mua từ các cơ sở sản xuất và chế
biến thức ăn chăn nuôi. Chính vì vậy, hàng loạt các cơ sở sản xuất và chế biến thức ăn chăn
nuôi đã ra đời như: Con Cò, Cargill, CP Group, Hồng Hà ....Các cơ sở này luôn cạnh tranh
lẫn nhau để có thể tồn tại và phát triển vững mạnh trên thị trường. Vì vậy, sản phẩm của các
cơ sở này làm ra luôn thay đổi mẫu mã, bao bì..., đặc biệt là chất lượng của sản phẩm để phù
hợp với yêu cầu của người chăn nuôi.
Hiện nay, trên thị trường các loại thức ăn chăn nuôi được bày bán một cách tràn lan.
Nhiều loại thức ăn đã hết hạn sử dụng hoặc có những loại thức ăn chất lượng kém, hàm lượng
chất dinh dưỡng không đúng như in trên bao bì nhưng vẫn được bày bán một cách công khai
trên thị trường. Mặt khác, các nguyên kiệu để sản xuất thức ăn cũng luôn biến động về chất
lượng. Chất lượng của các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập về cơ sở sản xuất và chế biến
thức ăn biến động theo các lô hàng và biến động theo thời gian. Các lô hàng khác nhau chất
lượng nguyên liệu cũng khác nhau, nguyên liệu để lâu ngày bị ẩm mốc sẽ dẫn đến chất lượng
bị giảm sút.
Để đảm bảo cho thức ăn chăn nuôi của các cơ sở sản xuất luôn được ổn định về chất
lượng, cạnh tranh được với các công ty khác thì cần phải: “xây dựng phòng phân tích chất
lượng thức ăn chăn nuôi”.
1
Phần II
NỘI DUNG
Trong một cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thì mục tiêu chính của họ là bán được
càng nhiều sản lượng ra thị trường càng tốt, để từ đó thu lại được lợi ích khổng lồ cho công
ty. Muốn làm được điều đó, các công ty sản xuất và chế biến thức ăn luôn phải quan tâm đến
mẫu mã, kiểu dáng, bao bì của sản phẩm và đặc biệt là quan tâm đến chất lượng của sản
phẩm. Vì vậy mà việc thành lập phòng kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi là cần thiết ở


mỗi công ty. Mỗi khi có nguyên liệu mới nhập về hoặc sản xuất một lô hàng mới thì nhiệm
vụ của phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm là phải kiểm tra xem nguyên liệu đó, lô hàng đó
có đảm bảo về chất lượng hay không để từ đó công ty có kế hoạch nhập, sản xuất sản phẩm.
Ngoài ra, nhiệm vụ của phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm thức ăn còn phải thường xuyên
kiểm tra chất lượng của các loại thành phẩm mà công ty đang sản xuất ra, đảm bảo yêu cầu
rằng sản phẩm của họ khi bán ra thị trường có chất lượng tốt.
Các công ty sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi có quy mô và điều kiện sản xuất
khác nhau nên có các phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng khác nhau. Công ty nào có
quy mô lớn, điều kiện tốt thì có cơ sở vật chất, trang thiết bị trong phòng khiểm tra chất
lượng hiện đại và ngược lại. Tất cả các phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm của các cơ sở
sản xuất và chế biến thức ăn khi xây dựng đều dựa trên các cơ sở sau:
- Các chỉ tiêu cần kiểm tra
- Số lượng mẫu cần phân tích
- Phương pháp phân tích
- Nguồn nhân lực sử dụng các trang thiết bị
- Năng lực tài chính của cơ sở sản xuất
Vậy để xây dựng một phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm cần phải xác định được các
vấn đề sau:
1. Các chỉ tiêu cần kiểm tra
Muốn quản lý chất lượng sản phẩm tốt thì chúng ta phải thường xuyên kiểm tra các
chỉ tiêu cơ bản như: độ ẩm, protein thô, xơ thô, béo thô, canxi, photpho, khoáng tổng số,
muối NaCl...
2
Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm phải kiểm tra tất cả các chỉ tiêu này từ khâu
nhập nguyên liệu đến sản phẩm sản xuất ra. Kiểm tra độ ẩm đối với nguyên liệu nhập vào để
xem độ ẩm có đảm bảo không, nếu nguyên liệu có độ ẩm cao thì dễ bị ẩm mốc ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm, bình thường nguyên liệu có độ ẩm nhỏ hơn 14% là tốt nhất. Nên
lô hàng có độ ẩm cao phải sản xuất trước. Kiểm tra các chỉ tiêu khác như protein thô, chất
béo thô, axit amin...để xác định hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong các loại nguyên liệu
khác nhau để từ đó đưa ra các công thức phối trộn cho phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng

của sản phẩm khi sản xuất ra.
Việc kiểm tra các chỉ tiêu trên đối với các lô nguyên liệu nhập vào là rất cần thiết. Vì
các lô hàng khác nhau có chất lượng sản phẩm khác nhau. Nếu ta không kiểm tra thường
xuyên sẽ làm thay đổi chất lượng của sản phẩm.
Nhiệm vụ của phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm không những chỉ kiểm tra nguyên
liệu đầu vào mà còn phải kiểm tra các chỉ tiêu trên đối với các sản phẩm đã hoàn thiện. Vì
chỉ có bằng cách phân tích đánh giá sản phẩm cuối cùng trước khi đưa ra thị trường nhà sản
xuất mới có thể xác định chắc chắn rằng chất lượng sản phẩm mình làm ra có tốt hay không.
Nếu kiểm tra tất cả các chỉ tiêu trên mà sản phẩm không đạt yêu cầu thì lô sản phẩm đó sẽ
không nên đưa ra thị trường tiêu thụ.
Bảng 1: Danh mục các chỉ tiêu kiểm tra
STT Các chỉ tiêu cơ bản cần kiểm tra
1 Lấy mẫu và xử lý mẫu
2 Xác định độ ẩm
3 Xác định hàm lượng protein tổng số
4 Xác định hàm lượng nitơ phi protein
5 Xác định nitơ tổng số theo phương pháp Dumas và tính hàm lượng protein thô
6 Xác định hàm lượng chất béo tổng số
7 Xác định hàm lượng xơ thô
8 Xác định hàm lượng tro thô
9 Xác định hàm lượng tro không tan trong axit clohydric (cát sạn)
10 Xác định hàm lượng canxi
11 Xác định hàm lượng photpho
12 Xác định hàm lượng các nguyên tố vi lượng (Cu, Mn, Zn) và Fe.
13 Xác định hàm lượng clorua hòa tan trong nước
14 Định lượng NDF
15 Định lượng ADF
16 Định lượng ADL
3
17 Xác định hàm lượng Chì

18 Xác định hàm lượng Asen
19 Xác định hàm lượng Cadimi
20 Xác định hàm lượng Thủy ngân
21 Xác định hàm lượng Chloramphenicol
22 Xác định hàm lượng Tetracycline
23
Xác định hàm lượng
Oxytetracycline
24
Xác định hàm lượng
Chlortetracycline
25
Xác định hàm lượng
Sulfamerazine (SMR)
26
Xác định hàm lượng
Sulfamonomethoxine (SMMX),
27
Xác định hàm lượng
Sulfadimethoxine (SDMX)
28
Xác định hàm lượng
Sulfaquinoxalin (SQX)
29
Xác định hàm lượng
Sulfadimidine(SDMD)
30 Xác định hàm lượng Oxolinic acid (OXA)
31 Xác định hàm lượng aflatoxin B1, B2, G1, G2
32 Xác định hàm lượng Salbutamol
33 Xác định hàm lượng Clenbuterol

34 Xác định hàm lượng Ractopamine
35 Xác định hàm lượng axit amin
36 Xác định hàm lượng axit hữu cơ
37 Xác định hàm lượng vitamin C, D, A, E, B
1
, B
2
, B
6
, B
12
..
38 Xác định hàm lượng đường tổng số
39 Xác định hàm lượng tinh bột
2. Số lượng mẫu cần phân tích
Tùy theo từng loại nguyên liệu, sản phẩm mà số lượng mẫu phân tích khác nhau.
Các nguyên liệu trong nước thì chúng ta lấy mẫu phân tích theo các xe hàng chở về,
còn các nguyên liệu nhập từ nước ngoài về (thường là nhập theo lô) ta lấy mẫu ở các lô hàng
để về phân tích. Nếu mẫu là sản phẩm thức ăn đã thành phẩm thì ta phải lấy sản phẩm thành
phẩm về phân tích.
Các chỉ tiêu phân tích mà ta xác định số lần phân tích khác nhau. Thông thường các chỉ
tiêu về độ ẩm, và protein thô số lần phân tích nhiều hơn các chỉ tiêu khác.
* Số lượng mẫu ban đầu: tuỳ thuộc vào từng dạng thức ăn:
+ Hạt ngũ cốc:
4
+ Chất lỏng:
* Lấy mẫu từ lô hàng để rời:
+ Lấy mẫu từ toa xe hàng, xe tải, tàu…
- Lấy ở tất cả các toa xe, xe tải hay xà lan…
- Mẫu ban đầu được lấy theo toàn bộ độ sâu của đống hạt (từ trên xuống dưới).

+ Lấy mẫu từ xilo hoặc kho hàng
- Mẫu ban đầu được lấy đều trên toàn lô hàng.
- Lấy ở tất cả các điểm theo độ sâu như lấy mẫu ở toa xe, xe tải hay xà lan…
- Số lượng mẫu ban đầu tùy thuộc vào khối lượng lô hàng.
+ Lấy mẫu hạt ngũ cốc, hạt có dầu, đậu đỗ và viên
- Sản phẩm để rời, số lượng mẫu ban đầu cần lấy:
Số lượng m của lô hàng (tấn) Số lượng tối thiểu của các mẫu ban đầu
≤ 2,5 7
> 2,5 đến tối đa 100
-Sản phẩm đóng gói, số lượng mẫu ban đầu cần lấy:
Khối lượng 1 bao gói
Số lượng n bao gói trong lô
hàng
Số lượng tối thiểu các bao gói
cần lấy mẫu
≤ 1kg
1 – 6 Từng bao gói
7 – 24 6
> 24 đến tối đa 100
> 1kg
1 - 4 Từng bao gói
5 - 16 4
> 16 đến tối đa 100
* Khối lượng lấy mẫu ban đầu tối thiểu:
Cỡ lô
(tấn)
Khối lượng của mẫu
chung (kg)
Khối lượng mẫu
chung rút gọn (kg)

Khối lượng thí
nghiệm (kg)
1 4 2 0,5
Trên 1 đến 5 8 2 0,5
Trên 5 đến 50 16 2 0,5
Trên 50 đến 100 32 2 0,5
Trên 100 đến 500 64 2 0,5
+ Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi dạng thô xanh
- Thức ăn thô xanh luôn ở dạng rời.
- Cỡ lô tùy thuộc vào trạng thái bảo quản.
- Số lượng mẫu ban đầu cần lấy:
Số lượng m của lô hàng (tấn) Số lượng tối thiểu của các mẫu
5
n2
n2

×