Tải bản đầy đủ (.pdf) (242 trang)

TÍN NGƯỠNG TỨ VỊ THÁNH TỔ Ở MỘT SỐ NGÔI CHÙA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH TÔN GIÁO HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 242 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG

TÍN NGƯỠNG TỨ VỊ THÁNH TỔ
Ở MỘT SỐ NGƠI CHÙA
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI - 2020


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG

TÍN NGƯỠNG TỨ VỊ THÁNH TỔ
Ở MỘT SỐ NGƠI CHÙA
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH TÔN GIÁO HỌC

Mã số: 62 22 03 09

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS,TS ĐỖ LAN HIỀN
2. TS. TẠ QUỐC KHÁNH



HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả

Đỗ Thị Thanh Hương


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

8

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

8


1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến luận án

23

Chương 2: NHẬN DIỆN TÍN NGƯỠNG TỨ VỊ THÁNH TỔ Ở MỘT SỐ
NGÔI CHÙA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

31

2.1. Điều kiện hình thành tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ

31

2.2. Đối tượng thờ cúng

55

2.3. Cơ sở thờ tự Tứ vị Thánh tổ

62

Chương 3: THỰC TRẠNG TÍN NGƯỠNG TỨ VỊ THÁNH TỔ Ở MỘT SỐ
NGÔI CHÙA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

69

3.1. Niềm tin của người dân vào Tứ vị Thánh tổ

69


3.2. Thực hành nghi lễ đối với Tứ vị Thánh tổ

79

3.3. Những biến đổi của tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ ở một số ngôi chùa
vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay

97

Chương 4: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM
PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA TÍN NGƯỠNG TỨ VỊ THÁNH TỔ TRONG
ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN NAY

115

4.1. Một vài đặc điểm của tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ

115

4.2. Vai trị của tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ trong đời sống xã hội hiện nay

130

4.3. Một số khuyến nghị nhằm phát huy giá trị của tín ngưỡng Tứ vị Thánh
tổ trong đời sống xã hội hiện nay
KẾT LUẬN

142
150


DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

154

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

155

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết thường

(AL)

Âm lịch

BBPV

Biên bản phỏng vấn

NCS

Nghiên cứu sinh


GS

Giáo sư

NXB

Nhà xuất bản

PGS

Phó giáo sư

TS

Tiến sĩ

Tr

Trang

UBND

Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
3.1.


Mức độ tin của người dân vào Tứ vị Thánh tổ

72

3.2.

Mức độ tin của người dân vào sự phù hộ độ trì của Tứ vị Thánh tổ

73

3.3.

Tự thừa nhận của người dân vào sự linh thiêng và đã chứng nghiệm

74

3.4.

So sánh tỷ lệ giới chứng nghiệm sự linh thiêng của Tứ vị Thánh tổ

74

3.5.

So sánh tỷ lệ độ tuổi chứng nghiệm sự linh thiêng của Tứ vị
Thánh tổ

75

3.6.


Tần xuất đi lễ Thánh của người dân

79

3.7.

Về nghề nghiệp của cá nhân thực hành nghi lễ

89

3.8.

Về độ tuổi của cá nhân thực hành nghi lễ

90

3.9.

Đánh giá về tình hình an ninh trật tự và vệ sinh mơi trường

106

4.1.

Vị trí của Tứ vị Thánh tổ trong đời sống tín ngưỡng của người dân

135



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang
3.1.

Tỷ lệ người dân biết và không biết về Tứ vị Thánh tổ

71

3.2.

Mức độ tin của người dân vào Tứ vị Thánh tổ

73

3.3.

Mục đích của cá nhân thực hành nghi lễ

94

3.4.

Cảm xúc của cá nhân sau khi thực hành nghi lễ

96


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn nghiên cứu
Tứ vị Thánh tổ là bốn vị thiền sư danh tiếng của Phật giáo Việt Nam thời Lý,
gồm Từ Đạo Hạnh, Dương Không Lộ, Nguyễn Giác Hải, Nguyễn Minh Không, tu
hành đắc đạo, tinh thơng ngũ phương, có thể hàng long, phục hổ, hơ phong, hốn
vũ, cầu đảo, chữa bệnh,…, sau khi viên tịch các vị được nhân dân kính ngưỡng, thờ
phụng, tơn xưng thành bậc Thánh trong đời sống tín ngưỡng của người dân tại
nhiều địa phương vùng đồng bằng sông Hồng. Việc thờ phụng Tứ vị Thánh tổ đã
hình thành từ lâu diễn ra ở nhiều loại hình cơ sở thờ tự như Đình, Đền, Chùa, tương
ứng với mỗi loại hình đó các vị được tơn thờ là Thành Hồng, Thần và Thánh.
Trong đó, việc thờ các vị ở chùa và tôn vinh thành bậc Thánh là phổ biến, tạo nên
mô hình chùa "tiền Phật, hậu Thánh", có nhiều giá trị về lịch sử, văn hoá, mang
đậm giá trị bản sắc văn hố dân tộc.
Tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ được tích hợp và tiếp biến bởi các yếu tố Mật
giáo trong Phật giáo và Tín ngưỡng dân gian, phong tục, lễ nghi truyền thống, đây
là nét tiêu biểu trong đời sống tâm linh của người Việt. Trải qua thời gian và biến
thiên của lịch sử, tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ vẫn được duy trì, khẳng định vị trí
trong đời sống tinh thần của người dân và có một vị trí riêng trong kho tàng tín
ngưỡng của người Việt, tạo nên những sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc. Những
ngơi chùa thờ Tứ vị Thánh tổ ln có sức hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân đến
tham quan, chiêm bái, thực hành nghi lễ, cầu xin sự gia hộ của các vị Thánh và tin
tưởng rằng các Thánh sẽ ban sức khoẻ, bình an, tài, lộc và những điều may mắn,
nâng đỡ, hỗ trợ họ vượt qua những bất trắc, khó khăn trong cuộc sống.
Nếu như trước đây, việc thực hành tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ chỉ bó hẹp trong
cộng đồng làng xã, đến nay nhờ sự phát triển nhiều mặt của kinh tế - xã hội và sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với tín ngưỡng, tơn giáo, tín ngưỡng Tứ vị
Thánh tổ thơng qua lễ hội truyền thống đã vượt khỏi quy mô của làng, xã, mở rộng
phạm vi ra liên làng, liên xã, thậm chí mở rộng ra cả vùng đồng bằng sông Hồng.
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, việc bảo tồn
và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những nhân tố quan trọng
để giữ gìn văn hố Việt, tìm hiểu tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ có tác dụng làm rõ hơn

tính đặc sắc của một loại hình văn hố. Tuy nhiên nghiên cứu, tìm hiểu về loại hình
này mới chỉ được quan tâm trong khoảng hai chục năm trở lại đây, các đề tài nghiên
cứu được tiếp cận dưới góc độ sử học, văn hố học, khảo cổ học, dân tộc học, chủ
yếu đề cập đến cơ sở thờ tự, lễ hội tín ngưỡng của cộng đồng như là loại hình văn
hóa dân gian, chưa có cơng trình nghiên cứu tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ đi sâu tìm


2
hiểu ở khía cạnh về tín ngưỡng, tơn giáo. Để bổ sung cho khoảng trống trong
nghiên cứu, luận án tiếp cận tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ dưới góc độ tôn giáo học,
nhằm nhận diện, đánh giá thực trạng trên ba yếu tố là niềm tin, thực hành và những
biến đổi của tín ngưỡng, từ đó phân tích đặc điểm, vai trị của tín ngưỡng Tứ vị
Thánh tổ trong đời sống xã hội hiện nay, để có cơ sở bảo tồn, phát huy giá trị của
tín ngưỡng độc đáo này trong kho tàng văn hóa Việt. Đây là việc làm cần thiết để
mở ra góc nhìn mới trong nghiên cứu về tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ. Với những lý
do trên, nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn đề tài "Tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ ở một
số ngôi chùa vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay" làm luận án tiến sĩ chun
ngành tơn giáo học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nhận diện và làm rõ thực trạng tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ ở một số ngôi
chùa vùng đồng bằng sông Hồng, luận án chỉ ra và phân tích một số đặc điểm, vai
trị của tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ trong đời sống xã hội, góp phần nâng cao nhận
thức, đồng thời cho thấy sức sống bền bỉ về mặt thời gian và những ảnh hưởng về
mặt khơng gian của tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ, từ đó đưa ra khuyến nghị nhằm phát
huy giá trị của tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ trong đời sống xã hội hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Thứ nhất, nhận diện tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ qua các yếu tố hình thành,
đối tượng thờ cúng, cơ sở thờ tự.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ qua các

yếu tố niềm tin, thực hành và những biến đổi của tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ trong
đời sống xã hội hiện nay.
Thứ ba, luận án nêu, phân tích đặc điểm, vai trị và đưa ra một số khuyến
nghị nhằm phát huy giá trị của tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ trong đời sống xã hội
hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ ở một số ngôi chùa vùng đồng bằng sông Hồng
hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ xuất hiện từ thời Lý. Sau khi các
vị sư Từ Đạo Hạnh, Dương Không Lộ, Nguyễn Giác Hải, Nguyễn Minh Khơng
viên tịch, được triều đình và nhân dân đèn nhang, thờ phụng và tôn vinh thành các
vị Thánh, đã hình thành nên một dịng tín ngưỡng riêng biệt với không gian thiêng ở
vùng đồng bằng sông Hồng, với thời gian thiêng gần mười thế kỷ, từ thời Lý đến


3
tận ngày nay. Vì thế, luận án khơng nhằm mục đích chứng minh có một loại hình tín
ngưỡng riêng biệt là tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ mà luận án nhận diện tín ngưỡng
Tứ vị Thánh tổ qua điều kiện hình thành, hành trạng của các Thánh, một số ngơi
chùa thờ Thánh tiêu biểu và thực trạng tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ ở một số ngôi
chùa vùng đồng bằng sơng Hồng, trên cơ sở đó chỉ ra đặc điểm, vai trò, đưa ra một
số khuyến nghị nhằm phát huy giá trị của tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ trong đời sống
xã hội hiện nay.
- Về không gian:
Qua khảo sát ban đầu cho thấy, có hơn 50 ngơi chùa thờ Tứ vị Thánh tổ rải rác
khắp vùng đồng bằng sông Hồng (có chùa thờ 1 vị có chùa thờ hai vị, có chùa thờ 3
vị và hiện chưa khảo sát được có ngơi chùa nào thờ cả 4 vị, xem phụ lục số 1). Tuy
nhiên, luận án tập trung nghiên cứu ở một số ngôi chùa đặc trưng và mang tính đại

diện như: Chùa Thầy, chùa Láng (Hà Nội), chùa Keo (Thái Bình), chùa Keo Hành
Thiện, chùa Cổ Lễ, chùa Nghĩa Xá (Nam Định). Ngoài ra, luận án mở rộng tìm hiểu
một số ngơi chùa khác thờ Tứ vị Thánh tổ để làm luận cứ so sánh như chùa Đại Bi,
chùa Tây Lạc, chùa Lương Hàn (Nam Định), chùa Di Nậu, chùa Tổng, chùa Đồng
Bụt (Hà Nội), chùa Ông (Hưng Yên),…
Căn cứ lựa chọn không gian nghiên cứu:
Thứ nhất, trong sáu ngơi chùa lựa chọn nghiên cứu chính có ba ngơi chùa
được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, các ngơi chùa cịn lại đều được xếp hạng di
tích quốc gia hoặc di tích lịch sử văn hố, có nhiều giá trị về mặt lịch sử, văn hoá,
kiến trúc nghệ thuật và tâm linh.
Thứ hai, các ngôi chùa trong đối tượng nghiên cứu đảm bảo tính đặc thù về
mặt tín ngưỡng: Tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ tồn tại trên khắp vùng đồng bằng sông
Hồng, nhưng vùng trung tâm của tín ngưỡng tập trung ở bốn tỉnh Hà Nội, Nam
Định, Thái Bình, Ninh Bình. Kết quả khảo sát thực địa cho thấy việc thờ phụng Tứ
vị Thánh tổ mang tính riêng rẽ, mỗi vị Thánh có vị trí đặc biệt riêng đối với người
dân của từng địa phương, nếu tiếp cận theo khơng gian văn hố, hình thành "vùng
trung tâm" và "vùng lan toả", mỗi vị Thánh có mối quan hệ riêng với khơng gian
văn hố của từng vùng: Từ Đạo Hạnh được thờ ở nhiều ngôi chùa ở Hà Nội, Hưng
Yên, Nam Định nhưng vùng trung tâm thờ Từ Đạo Hạnh là Hà Nội và việc thờ vị
Thánh này được quy tụ ở hai ngôi chùa nổi tiếng là chùa Thầy và chùa Láng, vào
mùa xuân hàng năm nơi đây trở thành vùng lễ hội thờ Thánh Từ Đạo Hạnh. Dương
Không Lộ được thờ ở nhiều ngôi chùa ở các tỉnh Hà Nội, Thái Bình, Nam Định,
nhưng vùng trung tâm thờ Dương Khơng Lộ là Thái Bình và Nam Định (trước đây
là vùng Trấn Sơn Nam Hạ), việc thờ tự vị Thánh này được quy tụ về hai ngơi chùa
nổi tiếng chùa Keo Thái Bình và chùa Keo Hành Thiện Nam Định. Nguyễn Giác


4
Hải được phối thờ cùng hai vị Thánh Từ Đạo Hạnh và Không Lộ tại nhiều ngôi
chùa ở các tỉnh Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, nhưng vùng trung tâm thờ Thánh

thuộc về tỉnh Nam Định, ngôi chùa Nghĩa Xá là ngôi chùa đại diện cho việc thờ
Thánh Nguyễn Giác Hải, đây là nơi Thánh tu hành và thành đạo. Thánh Nguyễn
Minh Không được thờ ở nhiều ngôi chùa trên địa bàn khắp các tỉnh ở đồng bằng
sông Hồng như Bắc Giang, Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Hải Dương nhưng vùng
trung tâm thờ Thánh thuộc về hai tỉnh Nam Định và Ninh Bình, ngơi chùa Cổ Lễ
(Nam Định) đại diện cho các ngôi chùa thờ Thánh Nguyễn Minh Không.
Thứ ba, các ngôi chùa nằm trong đối tượng nghiên cứu đảm bảo bao qt
khơng gian ở các vị trí khác nhau của vùng đồng bằng sơng Hồng. Như đã trình bày
ở trên, hiện có hơn 50 ngơi chùa thờ Tứ vị Thánh tổ nằm rải rác khắp vùng đồng
bằng sông Hồng, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Ninh
Bình. Với địa bàn phân bố nêu trên, việc lựa chọn các ngôi chùa ở các vị trí khác
nhau tạo cơ hội cho luận án đưa ra những nhận xét mang tính khách quan. Mặc dù ở
các địa bàn khác nhau nhưng sinh hoạt tín ngưỡng đều liên quan tới Tứ vị Thánh tổ,
có điểm chung về thờ Thánh và ở mỗi cơ sở thờ tự có nét riêng trong biểu hiện.
Việc lựa chọn vị trí nghiên cứu cũng góp phần làm rõ mối quan hệ giữa tín ngưỡng
Tứ vị Thánh tổ với mơi trường địa lý và xã hội. Chính vì lẽ đó, luận án sẽ tiến hành
nghiên cứu sâu ở những ngôi chùa như đã trình bày ở trên.
- Về thời gian: Luận án chú trọng tìm hiểu những sinh hoạt tín ngưỡng Tứ vị
Thánh tổ từ năm 2003 đến nay (Mốc năm 2003, Nghị quyết số 25/NQ-TW của Ban
Chấp hành trung ương Đảng khố IX về cơng tác tơn giáo, đánh dấu thêm một bước
đổi mới trong tư duy nhận thức về tín ngưỡng tôn giáo).
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê`nin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
quan điểm của Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tơn giáo và vai
trị của tín ngưỡng, tơn giáo trong đời sống xã hội.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Tín ngưỡng, tơn giáo là hiện tượng xã hội phức tạp, thể hiện ở tính đa dạng,
đa diện và đa chức năng, liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội, vì thế đối với
nghiên cứu tôn giáo không thể dùng một loại phương pháp nghiên cứu riêng biệt

nào, mà cần phải được nghiên cứu bằng hệ thống những phương pháp. Vì thế, luận
án sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, cụ thể:
- Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống: Đây là phương
pháp cơ bản và quan trọng được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu
khoa học, đặc biệt trong trường hợp khi đối tượng nghiên cứu có mối quan hệ đa chiều


5
với mơi trường xung quanh và có những biến đổi theo không gian và thời gian. Luận
án sử dụng phương pháp này nhằm đưa ra bức tranh tổng quát, hệ thống về tín ngưỡng
Tứ vị Thánh tổ. Ngồi ra, tính hệ thống còn được thể hiện ở việc kế thừa các kết quả
nghiên cứu của các cơng trình trước đây có liên quan được đề cập ở chương Tổng quan.
- Phương pháp thống kê, so sánh, điều tra xã hội học (quan sát, tham dự,
phỏng vấn, điều tra bảng hỏi): Phương pháp này được sử dụng nhằm tiếp cận thêm
một bước với khơng gian tín ngưỡng, tơn giáo với những ghi chép, khảo tả, thu thập
thông tin từ các địa bàn. Trong quá trình quan sát, tham dự, NCS tiến hành gặp gỡ,
trao đổi, phỏng vấn người dân đến thực hành nghi lễ tại các cơ sở thờ tự, các vị sư
trụ trì, ơng Thống, bà Tự những người được cắt cử coi sóc các ngơi chùa mà luận án
đề cập. Nội dung phỏng vấn sẽ là nguồn tư liệu định tính hữu ích, giúp nhận diện rõ
nét hơn về niềm tin và thực hành tín ngưỡng của người dân vùng đồng bằng sông
Hồng. Đồng thời, luận án tổ chức điều tra xã hội học tập trung vào 04 ngôi chùa
mang tính đại diện là chùa Thầy (Hà Nội), chùa Keo (Thái Bình), chùa Cổ Lễ (Nam
Định) và chùa Nghĩa Xá (Nam Định) với mẫu phiếu dành cho các cá nhân, những
người đến lễ Thánh tại các ngôi chùa trên (Xem phụ lục số 4) để đánh giá về niềm
tin và những thực hành tín ngưỡng của họ. Phải nói thêm rằng, không gian nghiên
cứu là các ngôi chùa ở đó có hai đối tượng thờ là Phật và Thánh, người dân khi đến
lễ ở các ngôi chùa này đều thể hiện niềm tin song song, họ không chỉ tin vào Phật
mà cịn tin vào Thánh. Có một điều rất thú vị, khi nói đến chùa chúng ta đều cho
rằng chủ thể chính là Phật và việc thờ Phật là chính yếu và quan trọng nhất, tuy
nhiên ở các ngơi chùa thờ Tứ vị Thánh tổ lại có nét đặc sắc riêng, đó là phần thờ

Thánh ln được chú trọng hơn thờ Phật, điều này được thể hiện ở kiến trúc, cách
thức bài trí, sắp xếp, bố cục tổng thể của ngôi chùa và các sinh hoạt tâm linh. Tiếp
nữa, các ngôi chùa thờ Tứ vị Thánh tổ sau khi các vị viên tịch khơng có sư trụ trì
nên việc đèn hương thờ phụng các Thánh là các ông Thống, bà Tự người làm nghề
thầy cúng, họ được dân làng cắt cử trơng coi hương khói trong chùa, điều này cũng
cho thấy yếu tố thờ Thánh được trọng hơn thờ Phật. Trong giới hạn của đề tài NCS
tập trung làm rõ về niềm tin và thực hành của cá nhân người đi lễ đối với vị Thánh
được thờ phụng trong chùa, vì thế mẫu phiếu thiết kế các câu hỏi chỉ tập trung vào
các vị Thánh được thờ ở các ngôi chùa mà luận án tiến hành khảo sát. Mẫu khảo sát
lựa chọn thuận tiện, với tổng số phiếu khảo sát phát ra là 500 thu về là 457 phiếu và
được tiến hành tại Điện Thánh nên tương đối khách quan.
Từ kết quả thu nhận được, luận án sẽ tổng hợp, phân tích các vấn đề cần
nghiên cứu như mơ tả về cơ sở thờ tự; làm rõ thực trạng niềm tin của người dân
vùng đồng bằng sông Hồng vào Tứ vị Thánh tổ; mơ tả, phân tích những thực hành
tín ngưỡng của cộng đồng, của cá nhân và những biến đổi hiện nay của tín ngưỡng


6
Tứ vị Thánh tổ. Những nhận định, đánh giá, kết luận trong luận án đều có cơ sở
khoa học.
- Phương pháp dân tộc học: Khi tìm hiểu về tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ,
NCS còn sử dụng phương pháp dân tộc học, thông qua những chuyến đi thực tế đến
các cơ sở thờ tự và tham dự các nghi lễ, lễ hội thờ Tứ vị Thánh tổ, quan sát các hành vi
thực hành nghi lễ của cộng đồng, của các cá nhân diễn ra vào thời điểm lễ hội và các
thời điểm khác trong năm. Phương pháp dân tộc học giúp NCS tìm hiểu sâu hơn và lý
giải về niềm tin và biểu hiện niềm tin thông qua thực hành tín ngưỡng tín ngưỡng Tứ vị
Thánh tổ của cộng đồng và của cá nhân những người đến lễ Thánh.
- Phương pháp nghiên cứu văn bản: Phương pháp này nhằm sưu tầm, tập
hợp và hệ thống các tài liệu đã công bố được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác
nhau có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến luận án. Các nghiên cứu đi trước

chính là nền tảng khoa học vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn, giúp
cung cấp nền tảng lý luận, phương pháp nghiên cứu, kiến thức, quan điểm để NCS
thực hiện luận án này.
5. Đóng góp mới của luận án
Một là, luận án nhận diện tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ ở vùng đồng bằng sơng
Hồng thơng qua các yếu tố hình thành, đối tượng thờ cúng và cơ sở thờ tự.
Hai là, luận án vận dụng lý thuyết thực thể tôn giáo để nghiên cứu tín
ngưỡng Tứ vị Thánh tổ trên hai lõi cấu trúc là niềm tin và thực hành tín ngưỡng,
góp phần kiểm chứng mức độ phù hợp của lý thuyết này trong việc nghiên cứu một
loại hình tín ngưỡng độc đáo ở vùng đồng bằng sông Hồng.
Ba là, cung cấp thêm các cơ sở dữ liệu về tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ ở vùng
đồng bằng sông Hồng từ năm 2003 đến nay, góp phần nâng cao nhận thức, từ đó có
một số khuyến nghị nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của tín ngưỡng độc đáo này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về điều kiện hình thành và
làm rõ thực trạng tín ngưỡng Tứ vị Thánh qua hai thành tố niềm tin và thực hành.
- Kết quả nghiên cứu của luận án là một minh chứng cho sự phù hợp của lý
thuyết thực thể tôn giáo khi được vận dụng để nghiên cứu một loại hình tín ngưỡng
dân gian khơng đủ các tiêu chí như tơn giáo thể chế.
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ hơn giá trị văn hố của
dân tộc thơng qua việc tìm hiểu về một loại hình tín ngưỡng đó là tín ngưỡng thờ
Thánh, ở đây là những nhân vật lịch sử có thật được "thần thánh hóa", một nét đặc
trưng trong đời sống tín ngưỡng của người Việt.


7
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án làm rõ đặc điểm và vai trị của tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ để các
nhà quản lý về tín ngưỡng có thể tham khảo, từ đó xây dựng chính sách văn hố,

chính sách tôn giáo hợp lý, nâng cao và phát huy giá trị của tín ngưỡng Tứ vị Thánh
tổ trong điều kiện đa dạng về tín ngưỡng, tơn giáo hiện nay.
- Luận án cũng gợi mở hướng nghiên cứu mới về tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ
cho các nghiên cứu tiếp theo thuộc các chun ngành tơn giáo học, văn hố học.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, tài liệu
nghiên cứu, giảng dạy chun ngành tơn giáo học và về tín ngưỡng, tơn giáo nói chung.
7. Kết cấu của luận án
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án gồm 4 chương, 11 tiết.


8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong luận án, việc tổng quan các cơng trình đã
nghiên cứu liên quan đến tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ nhằm hiểu rõ những nội dung
liên quan đến đề tài mà NCS kế thừa trong luận án và chỉ ra những nội dung chưa
được nghiên cứu, luận án cần làm rõ.
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu nhận diện tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ
1.1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về Mật giáo Phật giáo thời Lý
Nghiên cứu về Mật giáo Phật giáo thời Lý được thể hiện trong các cơng trình
nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam, dưới góc độ triết học, sử học, phật học,
khá phong phú. Trong phần tổng luận này NCS lựa chọn một số nghiên cứu tiêu
biểu, mang tính đại diện:
Tác phẩm "Lịch sử Phật giáo Việt Nam" của Nguyễn Tài Thư [139], đây là tác
phẩm được viết dưới góc độ triết học, mặc dù được viết theo các dữ liệu lịch sử nhưng
có tư duy khác biệt và trình bày hệ thống, khoa học về lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Chương III của tác phẩm đã khai thác khá toàn diện các dữ liệu lịch sử để làm rõ bức
tranh của Phật giáo thời Lý với những đóng góp to lớn cho chính trị và xã hội đương
thời. Thời kỳ này thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi phát triển từ thế hệ 11 đến thế hệ 19,
trong phương pháp tu tập, hành trì của nhiều nhà sư thể hiện các phép tu Mật giáo, đại
diện tiêu biểu là sư Từ Đạo Hạnh, Trì Bát, Minh Khơng, Thiền Nham, Giới Khơng, các
sư thường thi triển phép thuật thần thông để thuần phục ác thú, cầu đảo, chữa bệnh…
Phái Vô Ngôn Thông phát triển từ thế hệ thứ 5 đến thế hệ 15 và cũng chịu ảnh hưởng
của Mật giáo tuy không sâu đậm như phái Tì Ni Đa Lưu Chi, tiêu biểu là các nhà sư
Không Lộ, Giác Hải, Nguyện Học, Tịnh Giới, các sư chuyên tâm nghiên cứu pháp môn
đà la ni, có nhiều phép thuật thần thơng như bay trên khơng, đi dưới nước, cầu mưa cầu
nắng, trì chú. Đến đời vua Lý Anh Tơng, Lý Cao Tơng tính chất Mật tông tăng lên do
các vị vua này đều sùng tín yếu tố Mật giáo trong Phật giáo.
Tác phẩm "Lịch sử Phật giáo Việt Nam" của tác giả Lê Mạnh Thát [126], tác
giả đã sử dụng phương pháp đối sánh lịch sử để trình bày diễn biến của lịch sử Phật
giáo thời Lý thông qua các nhân vật tôn giáo để khắc họa đặc điểm và trường phái
cơ bản. Mặc dù tác giả chú trọng đến yếu tố thiền học của cả hai phái Tì Ni Đa Lưu
Chi và Vơ Ngôn Thông thông qua các nhân vật lịch sử như Vạn Hạnh, Đa Bảo,
Định Hương, khẳng định sự gắn bó chặt chẽ giữa Phật giáo và triều đình nhà Lý.
Mặc dù không đề cập đến yếu tố Mật giáo ở giai đoạn này một cách rõ nét nhưng


9
tác giả cũng đã không bỏ qua phương thức tu tập hành trì tam muội và đà la ni đó là
những phương thức tu tập của Mật giáo đều xuất hiện ở các hai phái thiền này "Đối
với giới xuất gia vẫn diễn ra lễ thọ giới cụ túc, tu các pháp thiền quán và đầu đà, trì
các tam muội và đà la ni" [tr.678]. Ngoài ra, yếu tố Mật giáo trong Phật giáo thời Lý
được thể hiện trong tác phẩm thông qua việc mô tả, giới thiệu tượng pháp được tôn
thờ ở các chùa: "Trước hết là năm đức Như Lai của Mật giáo gồm có Đa Bảo, Bảo
Thắng, Diệu Sắc Thân, Quảng Bác Thân và Cam Lồ Vương" [tr.691].
Tác phẩm "Việt Nam Phật giáo sử luận" của tác giả Nguyễn Lang [90], đã đề

cập đến Mật giáo trong sinh hoạt tơn giáo của hai phái thiền Tì Ni Đa Lưu Chi và
Vô Ngôn Thông tại chương V và chương VI, yếu tố Mật giáo được coi là đặc điểm của
cả hai phái và khẳng định các vị vua thời Lý đã nhờ tới Mật giáo để được yểm trợ và
che chở. Tác giả cũng nêu cụ thể những vị sư sống ở thời Lý chịu ảnh hưởng của Mật
giáo như: Đạo Hạnh, Trì Bát, Khơng Lộ, Giác Hải, Nguyện Học. Tác giả khẳng định:
"Mật giáo thịnh hành tại Việt Nam từ những thế kỷ thứ bảy và thứ tám; tuy thiền phái
Vô Ngôn Thông cố sức tự bảo vệ không để Mật giáo thâm nhập (Thông Biện chống
Đại Điên và Bát Nhã) nhưng vẫn không tránh khỏi ảnh hưởng của giáo lý này. Sự kiện
cho ta thấy tầm quan trọng của Mật giáo ở Việt Nam từ ngày Tì Ni Đa Lưu Chi đến
Việt Nam qua Đinh, Tiền Lê cho đến cuối Lý" [tr.183-184].
Tác phẩm "Lịch sử đạo Phật Việt Nam" của tác giả Nguyễn Duy Hinh [57],
tác giả tiếp cận dưới góc độ lịch sử đã chứng minh từ thế kỷ XI đến XIV là thời kỳ
cực thịnh của Phật giáo. Thông qua các sự kiện lịch sử theo biên niên sử của Đại
Việt sử ký toàn thư tác giả đã nêu ra các sự kiện liên quan đến Phật giáo dưới thời
nhà Lý, bắt đầu bằng sự kiện Lý Công Uẩn lên ngôi. Tiếp đến, tác giả đi vào nghiên
cứu từng sơn môn và từng nhà sư, khẳng định trong hoạt động tôn giáo của một số
vị sư mặc dù đều là những thế hệ truyền thừa của hai Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi
và Vô Ngôn Thông nhưng lại không thuần túy thiền sư: "Tư tưởng của Đạo Hạnh
ảnh hưởng Mật giáo dạng Lạt Ma giáo của Tây Tạng với đầu thai, phát hiện đứa trẻ
Phật sống. Đạo Hạnh không phải là thiền sư" [tr.159]; "nhà sư Thiền Nham thuộc
truyền thống sơn môn Dâu với đặc điểm trì tụng đà la ni, cầu mưa, không phải là
thiền sư" [tr.163]; "Không Lộ không phải thiền sư, ơng chun thần chú và có pháp
thuật thuộc truyền thống sơn môn Dâu hơn là sơn môn Kiến sơ" [tr.246]; "Giác Hải
không phải là thiền sư mà là pháp sư" [tr.282]. Tác phẩm là một kênh tham khảo
hữu ích của luận án.
1.1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về hành trạng của Tứ vị Thánh tổ
Nhận diện tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ thông quan việc nghiên cứu hành trạng
của các Thánh cũng được thể hiện qua nhiều tác phẩm và chủ yếu được tiếp cận
dưới góc độ sử học, tiêu biểu phải kể đến:



10
Bộ chính sử "Đại Việt Sử Ký Tồn Thư" của Nhà xuất bản Văn hố thơng tin
[104; 105]. Trong phần biên soạn về giai đoạn lịch sử thời Lý, có những tư liệu lịch
sử về Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Khơng [104, tr.342, 376, 384], vì là văn bản
chính sử nên đã lược bỏ đi nhiều tình tiết ly kỳ về hành trạng của Tứ vị Thánh tổ,
nhưng với việc những vị thiền sư của Phật giáo và hoạt động tôn giáo của họ trở thành
một sự kiện văn hố, được đưa vào trong chính sử cho thấy sự ảnh hưởng của Tứ vị
Thánh tổ đối với triều đình nhà Lý. Tư liệu ít ỏi về các vị Thánh được nêu trong tài liệu
này đặt nền móng cho việc nghiên cứu tìm hiểu về tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ.
Tiếp đến là tác phẩm "Việt Điện U Linh tập lục toàn biên những câu chuyện
thần linh cổ nhất nước ta" của Sống Mới [114], đây là bộ huyền sử của Việt Nam
viết về những câu chuyện thần linh cổ xưa của nước Việt, tài liệu ghi chép về những
huyền sử của các vị Thần được phụng tự trong đình, chùa với nhiều tình tiết ly kỳ,
nhuốm mầu huyền bí, nhưng đã biểu hiện được một phần dân tộc tính với màu sắc
rất Việt, tại trang 199 viết về sự tích sư Từ Đạo Hạnh "Từ Đạo Hạnh đại Thánh sự
tích thực lục". Tác phẩm là một kênh để tìm hiểu về hành trạng của một trong Tứ vị
Thánh tổ thời Lý là Từ Đạo Hạnh, nhân vật lịch sử được huyền thoại hoá, dân gian
hoá, nhưng vẫn phảng phất đâu đó là một con người bình dị, gần gũi với đời.
Không thể không nhắc đến tác phẩm "Thiền Uyển Tập Anh" [107], được ghi
vào đời Trần, ghi chép lại tiểu sử và các tông phái thiền học từ cuối thời Bắc thuộc
cho đến các thời Đinh, Lê, Lý, Trần. Tác phẩm ghi chép khá chi tiết về tiểu sử, hành
trạng của Tứ vị Thánh tổ. Trong đó, Từ Đạo Hạnh [tr.197] và Nguyễn Minh Không
[tr.213] thuộc về thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi, Nguyễn Giác Hải [tr.138] và Dương
Không Lộ [tr.105] thuộc về thiền phái Vô Ngôn Thông. Tác phẩm giúp cho việc
đánh giá những đóng góp của Tứ vị Thánh tổ đối với Phật giáo, triều đình và nhân
dân trong một giai đoạn lịch sử của dân tộc.
Các sử gia triều Nguyễn cũng rất quan tâm đến tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ,
thể hiện qua tác phẩm "Đại Nam Nhất Thống Chí" của Nhà xuất bản Thuận Hoá
[43; 44], đây là tác phẩm tổng hợp nghiên cứu về địa lý - lịch sử,…. Sự tích và các

ngơi đền thờ Tứ vị Thánh tổ đều được ghi chép ở trong các mục Đền Miếu, Chùa
quán, Tăng ở các tỉnh Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, thể hiện rõ nét tại tập 3 của
tác phẩm này. Cụ thể: phần viết về tỉnh Hà Nội trong mục Tăng có viết "Từ Lộ tự là
Đạo Hạnh, người trại Yên Lãng huyện Thanh Trì, tu ở chùa Phật Tích huyện n
Sơn, là cao tăng đời Lý" [44, tr.232], phần viết về tỉnh Ninh Bình, trong mục Đền
Miếu có nói đến hai vị thiền sư đời Lý là Nguyễn Giác Hải và Nguyễn Minh Không
cả hai cũng đều là những vị sư tu hành vào thời Lý, tinh thông phép thuật, "một năm
gặp đại hạn, nhà sư lấy giấy dán vào cái giỏ bằng tre, ra sông xách nước tưới vào
ruộng thành vũng bàn chân, nước ở vũng ấy chảy ra bốn phía, nước chảy đến đâu


11
đều thành khe, ngòi, nhân dân được nhờ" [44, tr.274]. Phần về tỉnh Nam Định, mục
Chùa quán viết về chùa Thần Quang "trước là Nghiêm Quang ở xã Dũng Nhuệ,
huyện Giao Thuỷ là nơi trụ trì của Dương Khơng Lộ, nay vẫn hiển linh phàm cầu
đảo về việc thuỷ hạn tai thương đều ứng nghiệm" [44, tr.357], mục Tăng có ghi
chép về thiền sư Không Lộ và Giác Hải giống như Lĩnh Nam Chích Quái [tr.370].
Tác phẩm đã ghi chép sơ lược về tiểu sử của bốn vị thiền sư thời Lý và những nơi
thờ tự họ cho thấy các vị được thờ tự ở hai loại hình di tích là Đền và Chùa.
Tác phẩm "Nam Hải Dị Nhân" của tác giả Phan Kế Bính [20], tác phẩm trở
thành bộ sưu tập nổi tiếng về các truyền tích và dã sử ở nước ta. Trong chương viết về
các vị tiên tích đã trình bày về thân thế sự nghiệp của hai vị Từ Đạo Hạnh [tr.153-158]
và Nguyễn Minh Không [tr.158-161]. Qua lối kể chuyện mộc mạc, hình ảnh của hai vị
hiện lên đều là những bậc kỳ tài " (…) từ bấy giờ pháp lực càng lấn tới, nội là rắn độc
trong núi, hùm dữ trên rừng cũng có phép sai khiến được" [tr.155]. Câu chuyện về Đạo
Hạnh và Minh Không cũng gần với các tác phẩm đã nêu trên hầu như ít có dị biệt.
Tác phẩm "Việt Nam Phật Giáo Sử Luận" của tác giả Nguyễn Lang [90]. Tác
phẩm đã miêu tả về pháp thuật của thiền sư Từ Đạo Hạnh giống như những miêu tả
trong Thiền Uyển Tập Anh, cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố Mật giáo
trong hoạt động tôn giáo của vị sư này: "… từ đó pháp lực càng tăng, duyên thiền

càng chính, có thể sai sử điều phục sơn đà dã thú, cầu mưa, cầu tạnh, chú thuỷ trị
bệnh khơng gì là không ứng nghiệm" [tr.139].
Tác phẩm "Chùa Keo" của tác giả Bùi Duy Lan, Phạm Đức Duật [86]. Đây
là tác phẩm chun khảo về ngơi chùa Keo (Thái Bình). Tại phần I, hai tác giả đặc
biệt chú ý đến tìm hiểu về lịch sử ngơi chùa và sự tích thiền sư Dương Khơng Lộ,
dựa trên nhiều tài liệu trong đó dựa vào cuốn sách "Quốc sư Bảo lục" của tiến sĩ
Đặng Xuân Bảng để so sánh và đối chiếu với các tài liệu khác có liên quan đến
thiền sư Dương Không Lộ, chỉ ra nguyên nhân gây nhầm lẫn và giải thích nhiều vấn
đề liên quan đến sự tích về hai vị thiền sư Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Khơng.
Từ đó tác giả đi đến kết luận: (i) Khơng Lộ là đạo hiệu của một nhà sư có thật ở thời
Lý; (ii) Không Lộ và Minh Không là hai người khác nhau [tr.23]. Tác giả cũng đã chỉ
ra nguyên nhân của sự nhầm lẫn giữa hai vị sư này là do sự tích của hai vị sư có nhiều
điểm tương đồng: (i) Cả hai người đều chữa bệnh cho vua nhà Lý, Không Lộ chữa
bệnh sợ tiếng tắc kè kêu của vua Lý Nhân Tông, Minh Không chữa bệnh hố hổ cho
vua Lý Thần Tơng; (ii) cả hai đều được phong làm Quốc sư; (iii) Minh Không cũng
tu học ở chùa Diên Phúc, sau đổi tên là Viên Quang nơi mà Khơng Lộ, Giác Hải
trước đó đã từng tu [tr.23-24]. Tác phẩm thể hiện tinh thần nghiên cứu công phu,
nghiêm túc, đã làm sáng tỏ một số vấn đề còn nhầm lẫn giữa hai vị thiền sư nổi tiếng
là Không Lộ và Minh Không.


12
Tác phẩm "Từ Đạo Hạnh Trần Nhân Tôn những trái chiều lịch sử" của
Nguyễn Mạnh Cường, Đinh Viết Lực, Nguyễn Đức Dũng [30]. Tác phẩm gồm 5
chương. (i) Khái lược về đời sống tâm linh của người Việt thời Lý; (ii) Thiền sư Từ
Đạo Hạnh từ nhà sư tới nhà Vua; (iii) Vài nét về đời sống tâm linh của người Việt
thời Trần; (iv) Trần Nhân Tông từ nhà Vua tới nhà sư; (v) Những vấn đề lịch sử
đang đặt ra. Tác phẩm tiếp cận vấn đề dưới góc độ lịch sử.
Sự trái chiều của lịch sử chính là sự hình thành tu luyện và cung cách làm
vua của mỗi người, Từ Đạo Hạnh là từ một nhà sư đến nhà vua cịn Trần Nhân

Tơng là từ nhà vua đến nhà sư. Việc nhà sư đến nhà vua thông qua hình tượng Từ
Đạo Hạnh chính là cuộc chiến giành giật ngôi vua của hai thế lực tôn giáo là Phật giáo
và Đạo giáo. Trong cuộc chiến này Phật giáo chiếm ưu thế, vương quyền và thần
quyền lúc này trở thành một và khơng có sự tách bạch. Cịn Trần Nhân Tơng lại có
hành trình ngược lại đó là đi từ nhà vua đến nhà sư và lập ra phái thiền mới nhằm mục
đích tạo ra một liên minh để cố kết cộng đồng, nêu cao tinh thần đoàn kết của người
dân Đại Việt nhằm chống giặc ngoại xâm, đồng thời tách bạch thần quyền ra khỏi
vương quyền nhằm trả lại cho vua quyền thế tục là để cai trị và xây dựng đất nước. Tác
phẩm đã đưa ra những sự kiện lịch sử, cùng với đó là những đối sánh lịch sử nhằm
làm rõ hơn đời sống tín ngưỡng của người Việt dưới thời Lý, Trần.
Dưới ngòi bút của các sử gia, nhận diện về tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ thông
qua việc nghiên cứu về hành trạng của Tứ vị Thánh tổ được thể hiện khá chi tiết. Họ
đều là những bậc kỳ tài, tinh thông về học thuật, đạo pháp, có cơng với đạo và đời,
được nhiều đời sau ghi nhớ công trạng, trong hoạt động tôn giáo của họ mang đậm
yếu tố Mật giáo. Cũng qua hành trạng và hoạt động tôn giáo của các sư cho thấy sự
tồn tại của một nền văn hoá Phật giáo đặc biệt là yếu tố Mật giáo Phật giáo trong
lịch sử dân tộc và những đóng góp của Phật giáo trên các mặt của đời sống xã hội.
Phật giáo thời Lý đã đóng góp cho dân tộc nhiều bậc kỳ túc cao tăng, tham gia
mạnh mẽ vào đời sống thế tục, duy trì những hoạt động tâm linh. Mặt khác cũng
cho thấy những tác động của Phật giáo đối với đời sống tín ngưỡng của người Việt,
ảnh hưởng của yếu tố Mật trong Phật giáo đối với Tín ngưỡng dân gian.
1.1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu về các ngơi chùa thờ Tứ vị Thánh tổ
Đây là lĩnh vực cũng được nhiều nhà khoa học tập trung khai thác và tiếp cận
dưới góc độ khảo cổ học tơn giáo, kiến trúc, mỹ thuật, văn hố học, có thể kể đến một
số cơng trình tiêu biểu:
Tác phẩm "Chùa Việt Nam"của nhóm tác giả Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự,
Phạm Ngọc Long [121]. Tác phẩm được chia thành 2 phần: (i) Chùa Việt Nam,
trong đó giới thiệu khái qt về những ngơi chùa Việt, từ việc chọn đất phải là nơi
đắc địa, các vật liệu sử dụng, lối kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, Tam hay kiểu chữ



13
Cơng để xây dựng chùa, cách bài trí tượng thờ trong các ngơi chùa. Một nội dung
lớn nữa được trình bày trong phần này là Chùa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, sự
quan tâm của triều đình phong kiến đối với Phật giáo thông qua việc cho xây dựng
chùa, sự khác nhau trong lối kiến trúc, (ii) tác phẩm giới thiệu khái lược và kèm
theo hình ảnh minh họa về 118 ngôi chùa của 61 tỉnh, thành trong cả nước, trong đó
có một số chùa thờ các vị Thánh Tổ như chùa Lý Quốc Sư [tr.102]; chùa Thày, chùa
Láng [tr.122]; chùa Keo [tr.230]; chùa Cổ Lễ [tr.270]; chùa Bái Đính [tr.302].
Tác phẩm "Chùa Việt" của tác giả Trần Lâm Biền [18]. Ngôi chùa là nơi kết
tụ tinh thần của người Việt và ngôi chùa cũng cõng trên lưng bao vấn đề của lịch sử
dân tộc, đây không chỉ là nơi người dân gửi gắm mối liên hệ với thần linh qua các
nghi lễ mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư. Tác phẩm đã hướng
người đọc theo từng bước: Diễn biến của ngôi chùa Việt; Văn hóa - Hướng - Bố cục
chung trong các ngôi chùa thông qua các vấn đề như kiến trúc, thế đất, cấu trúc bộ
khung và giới thiệu một số ngôi chùa qua các thời.
Tác giả viết về chùa Thầy nơi thiền sư Từ Đạo Hạnh tu hành và hoằng pháp
"việc thờ Từ Đạo Hạnh là nhu cầu căn bản của người chùa Thầy, chùa Láng (Hà
Nội). Đây là một phản ánh tâm thức dân dã để khẳng định về yếu tố dung hội giữa
Phật giáo và tín ngưỡng dân gian, đồng thời biểu hiện một hướng đi của tư tưởng
Việt" [tr.125]. Cơng trình có nhiều thơng tin khoa học đem đến cho người đọc
những hiểu biết về lịch sử, kiến trúc, cách thức bài trí thờ tự, dấu ấn Mật tông biểu
hiện ở các pho tượng, khám thờ và đời sống tín ngưỡng của người dân xung quanh
ngơi chùa Thầy. Tác giả cũng đã khẳng định về sự dung hợp giữa yếu tố Mật trong
Phật giáo với Tín ngưỡng dân gian thể hiện qua ngôi chùa này.
Tác phẩm "Chùa Bối Khê nhìn từ khảo cổ học Phật giáo" của tác giả Nguyễn
Quốc Tuấn [151]. Tác phẩm gồm 4 chương, trong chương 4, đã trình bày về các loại
chùa tiền Phật, hậu Thánh ở miền Bắc Việt Nam và đưa ra nhận định, cấu trúc bình
đồ tiền Phật, hậu Thánh hình thành mà biết rõ được là vào cuối thế kỷ 17, định hình
vào thế kỷ 18 và được duy trì cho đến thời Nguyễn. Tác giả đã so sánh về cấu trúc

của chùa Bối Khê (Đại Bi) với hai ngôi chùa tiền Phật, hậu Thánh đặc sắc ở miền
Bắc đều mang tên Keo ở Nam Định và Thái Bình để chỉ ra những điểm chung và
những điểm khác biệt giữa các ngơi chùa. Khơng dừng lại ở đó, tác giả cịn so sánh
chùa Bối Khê với bảy ngơi chùa thờ Thánh khác đều ở miền Bắc trên bình diện kỹ
thuật, ý nghĩa và đặc điểm của các thành phần kiến trúc, nghệ thuật tạo tượng,... Tác
phẩm dưới góc độ nghiên cứu về khảo cổ chủ yếu tìm hiểu về kiến trúc, di vật và niên
đại thông qua việc nghiên cứu một di tích tơn giáo cụ thể đó là chùa Bối Khê với việc
thờ Thánh Nguyễn Bình An, một nhân vật tôn giáo dưới thời nhà Trần, thông qua đó
minh chứng tính hỗn hợp tơn giáo giữa Phật giáo, Đạo giáo, bản địa hố tơn giáo du
nhập ở người Việt trong lịch sử.


14
Tác phẩm "Chùa Thầy (Thiên Phúc Tự)" của tác giả Nguyễn Văn Tiến [136].
Trên cơ sở Luận án tiến sĩ sử học chuyên ngành khảo cổ học, tác giả đã sửa đổi, bổ
sung để ra mắt bạn đọc. Chùa Thầy được nghiên cứu dưới góc độ khảo cổ học nhằm
làm rõ những đặc trưng về kiến trúc, nghệ thuật trang trí, nghệ thuật điêu khắc đồng
thời qua đó cũng làm sáng tỏ thái độ của các triều đại phong kiến đối với Phật giáo và
thấy được vị trí của chùa Thầy trong lịch sử của Phật giáo Việt Nam. Mặt khác, chùa
Thầy còn được nghiên cứu trong mối tương quan với các ngôi chùa "tiền Phật hậu
Thánh" để đi đến nhận định chùa Thầy là khởi nguồn của những ngôi chùa có kiểu
"tiền Phật hậu Thánh" ở vùng đồng bằng sơng Hồng. Tác phẩm đã góp phần làm rõ nét
hơn về chùa Thầy, ngơi chùa ngồi thờ Phật cịn thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh một vị
thiền sư nổi tiếng dưới thời Lý ở cả ba kiếp vi Tiên, vi Phật, vi Quốc vương, giúp độc
giả nhận thức sâu sắc về giá trị văn hóa của dân tộc được biểu hiện qua ngôi chùa.
Chùa Thầy không chỉ làm phong phú thêm cho các ngôi chùa thờ Tứ vị Thánh tổ mà
cịn góp phần làm phong phú thêm giá trị lịch sử và văn hoá Phật giáo Việt Nam.
Tác phẩm "108 Danh lam cổ tự Việt Nam" của tác giả Võ Văn Tường [155].
Đây là một cuốn sách ảnh, gồm 838 bức ảnh giới thiệu các ngôi chùa ở 33 tỉnh, thành
phố, từ các ngôi chùa cổ ở miền Bắc, miền Trung cho đến những ngôi chùa mang nét

kiến trúc hiện đại ở miền Nam và những hình ảnh về chi tiết kiến trúc trang trí bên
trong ngơi chùa, kèm theo đó là những giới thiệu vắn tắt về lịch sử của từng ngơi chùa,
trong đó có giới thiệu về chùa Lý Quốc Sư, chùa Thiên Phúc (chùa Thầy), chùa Thần
Quang (chùa Keo).
Tác phẩm "Chùa Keo" của tác giả Bùi Duy Lan, Phạm Đức Duật [86]. Tại
phần II, đã tìm hiểu về kiến trúc của ngôi chùa Keo qua hai không gian thờ tự là Điện
Phật và Điện Thánh cùng với một số hạng mục kiến trúc khác như Gác Chuông, một số
tượng thờ và những cổ vật quý ở chùa Keo có những giá trị tiêu biểu.
Cũng nghiên cứu về chùa Keo cịn có "Chùa Keo Lịch sử và Nghệ thuật kiến
trúc" của tác giả Đặng Hữu Tuyền [156]. Công trình tiếp cận chùa Keo ở góc độ
khảo cổ học, phân tích về lịch sử xây dựng chùa, kiến trúc của chùa Keo và chỉ ra
những đặc điểm về kiến trúc của ngôi chùa nổi tiếng này, đồng thời tác giả cũng
đưa ra những nhận định: chùa Keo là một cơng trình có quy mơ lớn và bố cục chặt
chẽ; chùa Keo là một phức hợp kiến trúc độc đáo trong kiến trúc Phật giáo ở Việt
Nam; đây là công trình kiến trúc phản ánh các giá trị lịch sử văn hố mạnh mẽ.
Luận án tiến sĩ "Những ngơi chùa tiền Phật hậu Thánh ở vùng Châu thổ Bắc
Bộ" của tác giả Phạm Thị Thu Hương [71]. Thơng qua hình thức khảo tả về kiến trúc
và di vật, luận án đã chỉ ra một số đặc điểm về kiến trúc của những ngơi chùa "tiền
Phật hậu Thánh" trong đó có một số ngôi chùa thờ Tứ vị Thánh tổ như chùa Thầy (Hà
Nội), chùa Ông (Hưng Yên), chùa Keo (Thái Bình), chùa Keo Hành Thiện (Nam


15
Định), chùa Điềm Giang (Ninh Bình). Tác giả cho rằng, các ngôi chùa này đều là dạng
kiến trúc Phật giáo đặc biệt và chỉ xuất hiện phổ biến ở vùng châu thổ Bắc Bộ, bởi đây
là cái nôi của người Việt, nơi hình thành và ni dưỡng tâm hồn văn hố Việt, nơi bảo
tồn những phong tục tập qn tín ngưỡng mà các địa bàn khác khơng thể có được
[tr.91], điểm khác biệt của chùa "tiền Phật hậu Thánh" thể hiện ở hệ thống di vật đặc
sắc như ngai thờ, khám thờ, kiệu, bát bửu, lỗ bộ… và nhất là hệ thống sắc phong-loại di
vật hầu như không xuất hiện trong những dạng chùa khác" [tr.109]. Luận án đã đưa ra

những nhìn nhận về chùa "tiền Phật hậu thánh" từ một số phương diện như trong lịch
sử tư tưởng của người Việt và bản sắc văn hóa Việt.
Tác phẩm "Sáng giá chùa xưa, Mỹ thuật Phật giáo" của tác giả Chu Quang Trứ
[141]. Ngơi chùa là văn hố vật thể có sớm nhất và gắn bó sâu sắc với nhân dân, là
không gian thiêng của làng quê, là điểm hội tụ và toả sáng của văn hoá dân tộc. Trong
phần II của tác phẩm viết về một số ngôi chùa và các di vật đặc sắc trong đó có bài viết
về Chùa Thầy - niềm hạnh phúc trời ban [tr.162-175]; Nét đẹp chùa Keo [tr.201-228].
Với bài viết Chùa Thầy - niềm hạnh phúc trời ban, cho thấy chùa Thầy được
dựng từ thời Đinh, và các triều đại tiếp theo đã tu bổ để mở rộng quy mô, chùa gắn
liền với làng q thanh bình, khơng gian ngơi chùa hồ hợp với nội dung thờ tự
Phật và Thánh Từ. Chùa vốn khơng có sư, sau thiền sư Từ Đạo Hạnh chỉ có các ơng
Thống trơng nom chùa. Chùa Thầy là một cơng trình kiến trúc hàng đầu trong di sản
nghệ thuật cổ truyền của dân tộc.
Với bài viết Nét đẹp chùa Keo, ngôi chùa Keo cổ đã tách thành hai chùa ở
hai bên bờ sông Hồng thuộc hai tỉnh Nam Định và Thái Bình hiện nay, hai ngơi
chùa này vẫn giữ được vị thế đại danh lam, biểu hiện đặc trưng của văn hoá dân tộc,
nơi đây thờ thiền sư Dương Không Lộ là nhân vật lịch sử thời Lý nhưng cuộc đời
đầy tính huyền thoại là nhà sư nhưng cũng là dân chài, là thầy thuốc, là đạo sỹ.
Giống như chùa Thầy hai ngơi chùa này đều khơng có tháp mộ sư, việc chăm sóc
ngơi chùa do dân làng cắt cử thay phiên nhau, còn việc hành lễ do các ông thầy
cúng trong làng thực hiện.
Cả hai bài viết về hai ngôi chùa đều đi từ lịch sử cho đến hiện tại, không chỉ
dừng lại ở kiến trúc, mỹ thuật, các di vật trong chùa mà còn là đối tượng thờ cúng
đó là hai nhân vật Phật giáo thiền sư Từ Đạo Hạnh, Dương Khơng Lộ và đời sống
tín ngưỡng của người dân trong vùng biểu hiện thông qua lễ hội truyền thống. Qua
đó thấy lớp văn hố Phật giáo đã giao hịa với lớp văn hố cổ truyền của dân tộc.
Đây là những nét văn hoá đặc sắc trong các ngơi chùa thờ Tứ vị Thánh tổ và chính
những ngôi chùa là nơi hội tụ và lan tỏa những nét văn hố đặc sắc đó.
Kỷ yếu hội thảo khoa học "Chùa Thầy và chư Thánh tổ sư" của Ban Văn hoá
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Viện Nghiên cứu Tôn giáo [14]. Tác



16
phẩm là tập hợp gồm 50 bài viết của nhiều tác giả với nhiều cách tiếp cận khác
nhau, với cách nhìn đa chiều đã tạo ra một bức tranh đa dạng về chùa Thầy. Hội
thảo tập trung vào bốn chủ điểm: Bối cảnh Phật giáo triều Lý với xứ Đoài; Chùa
Thầy trong lịch sử và hiện tại; Sự nghiệp của Thánh tổ Từ Đạo Hạnh; Chư Tổ và cố
Hòa thượng Thích Viên Thành gắn bó với chùa Thầy.
Kỷ yếu Hội thảo là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, khẳng định Phật giáo thời
Lý đã mang đến cho dân tộc thế đứng văn hoá, tinh thần độc lập, tự chủ. Phật giáo càng
thêm gần gũi với nhân dân khi các bậc tu hành được Thánh hoá trở thành một phần của
tín ngưỡng dân gian và bất tử trong tâm hồn người Việt. Mặt khác, tác phẩm cũng
khẳng định vị trí, vai trị của chùa Thầy gắn liền với thiền sư Từ Đạo Hạnh, góp phần
tạo nên sự toả sáng của Phật giáo thời Lý và Phật giáo Việt Nam trong dòng chảy lịch
sử. Chùa Thầy cũng là nơi sản sinh ra lễ hội độc đáo tạo nên một lễ hội của vùng, của
miền được lưu truyền từ ngàn xưa thể hiện giá trị văn hoá của dân tộc.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về niềm tin, thực hành và những biến đổi
của tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ
Đây là một phần trong nội dung nghiên cứu còn nhiều khoảng trống, riêng phần
nghiên cứu về niềm tin và những biến đổi trong thực hành tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ
hầu như chưa có đề tài nào tiếp cận mà phần lớn các đề tài được khai thác dưới góc độ
văn hoá học và chủ yếu nghiên cứu về những sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng
thơng qua các lễ hội truyền thống, cụ thể:
Tác phẩm "Nếp cũ - Hội hè đình đám" (quyển Thượng) của tác giả Toan Ánh
[4] viết: "hội hè đình đám của dân chứng tỏ ý niệm thiêng liêng tôn giáo của người
dân qua nghi lễ, nêu cao lòng biết ơn của người dân đối với các bực anh hùng đất
nước cũng như đối với các vị thần linh, nhất là các vị Thành Hoàng đã che chở phù
hộ cho dân mỗi xã và nhất là đã từng là những dịp để người dân ôn lại lễ nghi, nhớ
lại phong tục" [tr.7]. Tác giả giới thiệu về Sài Sơn và lễ hội chùa Thầy với hai nội
dung cần chú ý (i) sự tích ơng Từ Đạo Hạnh và vua Lý Thần Tơn, (ii) Hang Thánh

hóa và di tích của ơng Từ Đạo Hạnh.
Tác phẩm "Lễ hội Việt Nam" của tác giả Lê Trung Vũ, Lê Hồng Lý [168],
giới thiệu về hơn 300 lễ hội tiêu biểu của nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Tác
phẩm có đề cập đến hội chùa Láng và nhân vật Từ Đạo Hạnh, với các sự tích, câu
chuyện ly kỳ nhuốm mầu huyền thoại đã góp phần làm cho lễ hội chùa Láng trở nên
vơ cùng hấp dẫn. Gắn với sự tích thiền sư Từ Đạo Hạnh cịn có lễ hội chùa Thầy với
sự kiện Ngài hóa Phật, hội chùa Thầy thể hiện niềm ao ước về cuộc sống tốt đẹp và
cũng là thể hiện đạo lý nhớ nguồn của dân tộc. Tác phẩm còn giới thiệu về lễ hội chùa
Keo Thái Bình, chùa Keo Nam Định gắn với vị thánh Dương Không Lộ, những nét đặc
trưng trong cuộc đời của vị thiền sư này được tái hiện thông qua nghi lễ tơn giáo, một
số tập tục cổ truyền và những hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian.


17
Tác phẩm "Lễ hội Việt Nam" của tác giả Vũ Ngọc Khánh [79], giới thiệu về
những lễ hội tiêu biểu của cả ba miền Bắc, Trung và Nam, trong đó có lễ hội chùa
Thầy (Hà Nội) và chùa Keo (Thái Bình). Lễ hội chùa Thầy được tổ chức vào tháng
3 âm lịch (AL) hàng năm nhằm tưởng niệm sư Từ Đạo Hạnh, "lễ hội diễn ra là sự
hòa hợp giữa tín ngưỡng dân gian, Phật giáo và Đạo giáo" [tr.31]. Lễ hội chùa Keo
(Thái Bình) được diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 13 - 15/9 (AL) hàng năm để suy tôn
thiền sư Không Lộ, "lễ hội phản ánh được lối sống của vùng dân cư ven sông mang
màu sắc văn hóa nơng nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ" [tr.105]. Cuốn sách đã cho
thấy diện mạo chung của lễ hội Việt Nam, các lễ hội này đều mang đậm tính lịch
sử, văn hóa, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và là nhu cầu không thể thiếu của
cộng đồng dân cư.
Tác phẩm "Đạo Thánh ở Việt Nam" của tác giả Vũ Ngọc Khánh [78], nghiên
cứu về tín ngưỡng thờ Thánh. Dưới góc nhìn của nhà nghiên cứu văn hố dân gian,
tác giả đã phác họa bức tranh về Đạo Thánh. Thánh Láng (Từ Đạo Hạnh), Thánh
Không Lộ được nhắc đến trong tác phẩm là những vị Thánh thuộc các hệ thống
khác nhằm nói đến những vị Thánh xuất hiện ở các tơn giáo, xét về tư cách thì được

tơn là những vị Thánh sư, được nhân dân công nhận là Thánh Việt Nam. Viết về
đức Thánh Láng: "Gọi là đức Thánh Láng vì ơng được thờ ở chùa Láng Hà Nội,
thánh Láng có sự tích rất độc đáo: vừa là con người trần tục, vừa là đạo sĩ, vừa là
nhà sư" [tr.520]. Tác giả cũng đã nêu một số nét về lễ hội ở ngơi chùa Keo (Thái
Bình), nơi thờ Thánh Khơng Lộ: "hàng năm thường có hai lần mở hội chùa: Hội vui
xuân vào ngày mùng 4 tết Nguyên Đán, hội tháng chín vào các ngày 13,14,15. Hội
tháng chín ngồi tính chất hội thi tài cịn mang tính chất hội lịch sử, nhiều lễ tiết
mang tính chất tơn giáo nhưng đậm đà sắc thái sinh hoạt văn hoá dân gian, vì thế
hội tháng chín có sức hấp dẫn, cuốn hút mọi tầng lớp nhân dân" [tr.533].
Tác phẩm "Lễ hội cổ truyền" của tác giả Lê Trung Vũ [167], đã phân tích về
mối quan hệ giữa lễ hội với môi trường tự nhiên, xã hội, lịch sử và các chặng đường
tồn tại của lễ hội; lễ hội với đặc trưng chứa đựng những lớp văn hóa bồi tụ. Lễ hội
là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, hàm
chứa tâm tưởng vừa kín đáo, vừa sâu xa, bao trùm đó là tơn thờ các vị thần thánh,
và thần thánh chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất tốt đẹp mà cả làng hướng
tới. Họ là những người có cơng lao dựng làng, lập nước, có cơng ơn truyền nghề, có
cơng lao đánh giặc, chống thiên tai, dịch bệnh…. "Hội làng là nơi biểu hiện tập
trung tư tưởng và tâm lý của dân làng, bao gồm lịng sùng kính những bậc có công
với làng, nước, ý thức cộng đồng, nguyện vọng, ước mơ về một cuộc sống thái
bình, thịnh vượng" [tr.9]. Tác phẩm cũng đã miêu tả về lễ hội chùa Keo (Thái
Bình), hàng năm Chùa Keo có hai lần mở hội, Hội xuân vào mùng 4 tết và Hội thu


18
vào các ngày 13,14,15/9 (AL) và hội thu mới là ngày hội chính. Hội thu mang đậm
tính lịch sử, gắn liền với cuộc đời của Không Lộ thiền sư, lễ nhằm tái hiện lại gốc
tích, cơng lao của ngài. Tác phẩm khá đặc sắc đã vẽ lại bức tranh chung về lễ hội và
hội làng của người Việt ở Bắc Bộ.
Tác phẩm "Lễ hội cổ truyền ở Nam Định" của Hội Văn nghệ dân gian [65],
gồm 3 chương: (i) quá trình hình thành và phát triển lễ hội ở Nam Định (ii) Một số

hội làng điển hình ở Nam Định giới thiệu về 40 hội điển hình, (iii) Lịch lễ hội cổ
truyền ở Nam Định. Trong 40 lễ hội điển hình tác giả có giới thiệu đến lễ hội chùa
Keo Hành Thiện (Nam Định) với rước phụng nghinh và bơi trải đứng gắn với sư
Dương Không Lộ và lễ hội chùa Cổ Lễ (Nam Định) gắn với sư Nguyễn Minh
Không với nhiều câu chuyện kể về lúc sinh thời của các Thánh.
Cũng trong luận án tiến sĩ "Những ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh ở vùng Châu
thổ Bắc Bộ" của tác giả Phạm Thị Thu Hương [71]. Chương 3, luận án đã trình bày về
lễ hội và phong tục có liên quan ở một số ngơi chùa, trong đó có lễ hội chùa Thầy (Hà
Nội), chùa Ông (Hưng Yên), chùa Keo (Thái Bình), chùa Keo Hành Thiện (Nam
Định), chùa Điềm Giang (Ninh Bình) và chỉ ra những đặc điểm của lễ hội. Tác giả cho
rằng: lễ hội ở các ngôi chùa tiền Phật, hậu Thánh đều là những lễ hội lớn, quy tụ dân
chúng ở trong vùng và thu hút đông đảo người dân ở địa phương khác về dự hội, có
ảnh hưởng và khả năng lan toả các giá trị văn hoá đến cộng đồng. Mầu sắc được sử
dụng trong lễ hội chủ yếu là màu đỏ, vàng và trắng thể hiện trong đồ thờ và trang phục,
những màu sắc này đầy chất biểu tượng, màu đỏ tượng trưng cho Trời, màu vàng
tượng trưng cho Đất, màu trắng tượng trưng cho Nước, đó là ba yếu tố quan trọng tạo
nên sự ấm no, hạnh phúc của người dân và người nơng dân thờ Thánh với tất cả sự
kính trọng [tr.148-149].
Luận án tiến sĩ "Thánh Không Lộ trong đời sống văn hoá của cư dân duyên
hải Bắc Bộ" của tác giả Lê Thị Thu Hà [48]. Luận án đã nghiên cứu sự hình thành,
sáng tạo các di sản văn hố vật thể hay cịn gọi cách khác đó là cơ sở thờ tự liên
quan đến Thánh Không Lộ trên ba hình thức thờ tự là Chùa, Đình và Đền. Tác giả
nhận định các loại hình di tích thờ Thánh Khơng Lộ mang đậm dấu ấn kiến trúc
truyền thống của người Việt từ vị trí địa lý, bố cục mặt bằng tổng thể đến đặc điểm
kiến trúc và thần điện, mỗi loại hình lại thờ Thánh Khơng Lộ với tư cách riêng, biển
hiện sự hỗn dung trong tín ngưỡng thờ thần của người Việt [tr.78]. Cùng với việc
nghiên cứu các cơ sở thờ tự, luận án cũng nghiên cứu về lễ hội tại các di tích thờ
Thánh Khơng Lộ. Cơng trình nghiên cứu này trên cơ sở kế thừa của các nghiên cứu
trước và đã có những bổ sung nghiên cứu mở rộng về cơ sở thờ tự và lễ hội liên
quan đến Thánh Khơng Lộ ở hai loại hình di tích là Đình và Đền. Cho thấy, Dương

Khơng Lộ một vị thiền sư thời Lý, được tôn vinh thành Thánh, Thành Hoàng và


×