Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Kỹ thuật trồng cây ca cao ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175 KB, 3 trang )

Kỹ thuật trồng cây ca cao

Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
Trong chương trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, cây ca cao đang được
nhiều địa phương quan tâm bởi những ưu điểm: thị trường tiêu thụ ngày càng lớn,
cây chịu bóng tốt; có thể trồng xen canh với cây ăn trái, cây lâm nghiệp, phủ xanh
đất tốt và thích hợp với kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn rất nhiều
hộ nông dân vẫn chưa hiểu rõ kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch loại cây này.
Chọn vùng có thời tiết thích hợp
Cây ca cao thích nghi tốt ở nhiệt độ 19 - 20oC, ẩm độ 70 - 80%, lượng mưa
hàng năm từ 1.500 - 2.000mm, mẫn cảm với nhiệt độ, lượng mưa và ẩm độ quá
cao hoặc quá thấp. Cây phát triển được ở những vùng đất có độ cao từ mặt biển
đến 800m.
Ca cao không kén đất trồng
- Ca cao là cây có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau như: vùng
triền dốc, đất cát, phù sa, đất nghèo dinh dưỡng nhưng có bóng che và gần nguồn
nước, chịu pH từ 5 - 8. Loại cây này cũng trồng được ở những vùng đất nhiễm
mặn nhẹ (lợ), với độ mặn tối đa là 4%o.
- Cây ca cao sinh trưởng tốt dưới bóng râm, nên có thể trồng xen ca cao
trong vườn dừa, cau, điều, chuối, cây ăn trái hoặc dưới tán rừng thưa. Độ che phủ
thích hợp là 50% và giảm dần khi cây lớn (30%). Độ che phủ cho cây tốt sẽ là yếu
tố quyết định thành công ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, cây không được che bóng
sẽ bị cháy lá, chùn ngọn, chậm lớn, dễ bị sâu tấn công, cây phân cành sớm, lá rụng
sớm.
Mật độ và khoảng cách trồng tùy thuộc vào từng loại đất, khả năng thâm
canh, trồng thuần hay trồng xen mà bố trí phù hợp. Nếu xen canh với dừa, mật độ
khoảng từ 400 - 700 cây/ha, lượng dừa vào khoảng 120 cây dừa/ha. Cây ca cao
trồng cách nhau 2,5 x 3m hoặc 3 x 3m.
Chọn giống
Ca cao có hai nguồn giống chính
- Hạt lai: Lấy hạt từ những cặp lai đã xác định cha mẹ và đã trắc nghiệm


năng suất thế hệ F1. Loại hạt giống này chỉ có ở những cơ sở nghiên cứu, hiện nay
trường ĐH Nông lâm TP. Hồ Chí Minh đã sản xuất được loại hạt lai này.
- Dòng vô tính: là những cá thể xuất sắc được chọn lọc rồi nhân giống vô
tính bằng cách ghép, chiết hoặc giâm cành nên giữ được đặc tính tốt của cây mẹ.
Nguồn giống này cho quần thể cây có độ đồng đều cao về sinh trưởng và năng
suất. Ca cao là loại cây dễ ghép, có thể thực hiện ghép sớm trên cây con trong
vườn ươm, hoặc ghép muộn khi cây đã trưởng thành hay ghép cải tạo khi cây đã
già cỗi rất thuận tiện cho việc cải tạo giống ca cao cũ thành giống mới mà không
cần đốn bỏ cây giống cũ.
Kỹ thuật trồng
- Trong một khu vực không nên trồng một dòng ca cao mà nên trồng nhiều
dòng (ít nhất từ 2 - 3 dòng) để tăng khả năng thụ phấn và làm phong phú cơ sở di
truyền.
- Ca cao trồng trên vùng đất cao cần phải đào hố. Hố lớn hay nhỏ tuỳ vị trí,
thành phần đất và lượng phân hữu cơ sử dụng, trung bình 40x40x40cm. Những
vùng thấp như đồng bằng phải lên mô khi trồng.
- Nên bón lót phân lân, vôi, phân chuồng vào hố ủ ngay sau khi đào và
khoảng một tháng trước khi trồng cây.
- Khi mới trồng, vào mùa khô nếu thiếu cây che bóng phải tiến hành tủ gốc,
che liếp và tưới nước cho cây.
Lưu ý:
- Không được lấy hạt từ trái (kể cả cây có năng suất cao, lai F1) để nhân
giống vì ca cao là cây thụ phấn chéo, nếu hạt không rõ nguồn gốc, không đồng
nhất sẽ cho năng suất thấp.
- Thường xuyên kết hợp với các trung tâm nghiên cứu chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật để có các thông tin KHKT mới, để xử lý kịp thời những sự cố có thể xảy
ra.
- Nơi trồng cây ca cao phải là vùng trồng quy hoạch tương đối tập trung để
dễ dàng sơ chế hạt, mua bán tiêu thụ sản phẩm với những hợp đồng ký kết đảm
bảo đầu ra cho nông dân. Có tổ chức tốt đầu vào, đầu ra cho người trồng, cây ca

cao mới có thể trở thành cây nông nghiệp xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.

×