Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đánh giá độc tính cấp, hoạt tính Androgen và tác dụng tăng lực của viên nang Trường Xuân CB trên động vật thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.28 KB, 5 trang )

Tạp chí y - dợc học quân sự số 6-2020

NH GIÁ ĐỘC TÍNH CẤP, HOẠT TÍNH ANDROGEN VÀ TÁC DỤNG
TĂNG LỰC CỦA VIÊN NANG TRƯỜNG XUÂN CB TRÊN
ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
Vũ Ngọc Thắng1,2, Nguyễn Hồng Ngân1, Nguyễn Minh Phương1
TĨM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá độc tính cấp, hoạt tính androgen và tác dụng tăng lực của viên nang
Trường xuân CB (TXCB) trên động vật thực nghiệm. Đối tượng và phương pháp: Viên nang
TXCB là sản phẩm nghiên cứu khoa học cấp tỉnh Cao Bằng, đạt tiêu chuẩn cơ sở. Đánh giá
độc tính cấp theo hướng dẫn của OECD, hoạt tính androgen được đánh giá trên chuột cống
đực non thiến bằng thử nghiệm Hershberger theo hướng dẫn 441 của OECD. Tác dụng tăng
lực tiến hành theo phương pháp chuột bơi kiệt sức. Kết quả: Viên nang TXCB với liều 15 g/kg
thể trọng/ngày là liều cao nhất có thể dung nạp được trên chuột nhắt trắng không làm chết
chuột và không làm xuất hiện bất kỳ dấu hiệu ngộ độc nào. Viên nang TXCB liều 0,42 g/kg thể
trọng và 0,84 g/kg thể trọng đã thể hiện hoạt tính androgen khi đánh giá bằng thử nghiệm
Hershberger, làm tăng trọng lượng các cơ quan sinh dục phụ gồm túi tinh, tuyến Cowper và cơ
nâng hậu môn trên chuột cống đực non thiến. Viên nang TXCB liều 0,72 g/kg thể trọng và 1,44 g/kg
thể trọng làm tăng thời gian bơi của chuột nhắt trắng. Kết luận: Viên nang TXCB khơng thể
hiện độc tính cấp khi cho chuột nhắt trắng uống đến mức liều 15 g/kg thể trọng, có hoạt tính
androgen và tác dụng tăng lực khi đánh giá trên thực nghiệm.
* Từ khóa: Độc tính cấp; Hoạt tính androgen; Tác dụng tăng lực; Viên nang Trường xuân CB.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, các chế phẩm ở dạng bào
chế hiện đại từ dược liệu và các bài thuốc
cổ truyền được sử dụng ngày càng nhiều.
Tuy nhiên, trước khi được đưa vào sử
dụng trên người, các sản phẩm này cần
phải được đánh giá về tính an tồn và
tác dụng sinh học. Viên nang TXCB là


sản phẩm nghiên cứu từ bài thuốc được
sử dụng theo y học cổ truyền. Vì thế,
nghiên cứu này được thực hiện nhằm:
Đánh giá độc tính cấp, hoạt tính androgen
và tác dụng tăng lực của chế phẩm.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu nghiên cứu
Viên nang TXCB do Trung tâm Nghiên
cứu Ứng dụng Sản xuất thuốc, Học viện
Quân y sản xuất, đạt tiêu chuẩn cơ sở.
2. Động vật nghiên cứu
Chuột nhắt trắng chủng Wiss trưởng
thành, khỏe mạnh trọng lượng 20 - 25g;
chuột cống trắng chủng Wistar được cung
cấp bởi Ban Cung cấp động vật thí nghiệm,
Học viện Quân y. Chuột được nuôi trong

1

Học viện Quân y
Viện Kiểm nghiệm, Nghiên cứu Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội
Người phản hồi: Vũ Ngọc Thắng ()
Ngày nhận bài: 17/7/2020
Ngày bài báo được đăng: 07/8/2020

2

3



Tạp chí y - dợc học quân sự số 6-2020
iu kiện môi trường nhiệt độ, độ ẩm đạt
tiêu chuẩn, được ăn thức ăn dạng hạt pellet,
uống nước sạch tự do.
3. Phương pháp tiến hành
Độc tính cấp: Tiến hành theo hướng
dẫn của OECD [7]. Trước khi tiến hành
thí nghiệm, cho chuột nhịn ăn qua đêm.
Từng lô chuột nhắt trắng, mỗi lô 10 con,
được uống mẫu thuốc nghiên cứu theo
liều tăng dần. Tìm liều cao nhất khơng
gây chết chuột (0%), liều thấp nhất gây
chết chuột hoàn toàn (100%) và các liều
trung gian. Sau đó, theo dõi số lượng
chuột chết ở mỗi lơ trong vòng 72 giờ sau
khi cho chuột uống thuốc lần cuối và theo
dõi tình trạng chung của chuột (hoạt động,
ăn uống, bài tiết…) ở mỗi lơ trong vịng
14 ngày. Từ đó, xây dựng đồ thị tuyến tính
để xác định LD50 của thuốc thử (nếu có) [1].
Đánh giá hoạt tính androgen: Chuột
cống trắng đực chưa trưởng thành (42 ngày
tuổi) được thiến theo phương pháp của
Ottani và CS [8], chia vào 4 lô, mỗi lô
10 con. Lô 1 (lô chứng): uống nước cất;
lô 2 (lô dùng testosteron propionat - TP):
tiêm dưới da TP với liều 0,2 mg/kg thể
trọng trong 10 ngày; lô 3 và lô 4: uống

TXCB với liều 0,42 và 0,84 g/kg thể trọng.
Ở ngày thứ 11, giết chuột để đánh giá
các chỉ tiêu nghiên cứu. Túi tinh, tuyến
tiền liệt, tuyến Cowper, đầu dương vật và
cơ nâng hậu môn được mổ lấy cẩn thận
và cân. Nghiên cứu được tiến hành theo
hướng dẫn số 441 của OECD [9].
Đánh giá tác dụng tăng lực: Theo
phương pháp chuột bơi kiệt sức [2].
Chuột nhắt trắng, 40 con. Chuột được
mang vào đuôi một tải trọng bằng 5% thể
trọng, cho chuột bơi trong thùng nước có
kích thước 90 × 45 × 45 cm, chiều cao
cột nước 35 cm, nhiệt độ 29 ± 10C [10].
Chuột được cho bơi lần 1, xác định thời
gian bơi lần 1 (T1) tính từ khi chuột được
4

thả vào thùng nước, bơi đến khi chìm
khỏi mặt nước 20 giây và khơng trồi
lên được nữa, vớt chuột ra thấm khô.
Cho chuột nghỉ 5 phút, chia lơ thí nghiệm,
mỗi lơ 10 chuột:
+ Lơ 1 (lơ chứng): Uống dung dịch natri
clorid 0,9%, liều 0,15 ml/10g.
+ Lô 2 (lô tham chiếu): Uống dịch chiết
nhân sâm, liều 0,15 ml/10g.
+ Lô 3 (trị 1): Uống TXCB, liều 0,72 g/kg.
+ Lô 4 (trị 2): Uống TXCB, liều 1,44 g/kg.
Sau khi cho chuột uống 60 phút, cho

chuột bơi lần 2 (T2). Tiếp tục cho chuột
uống trong 7 ngày, mỗi ngày một lần vào
một giờ nhất định, đến ngày thứ 7, sau khi
cho uống 60 phút, cho chuột bơi lần 3 (T3).
4. Phân tích số liệu
Kết quả được thể hiện dưới dạng giá
trị X ± SD. Sử dụng phân tích phương sai
1 chiều (One-way ANOVA) và post hoc
least-significant differences (LSD) để
xác định sự khác biệt giữa các nhóm.
Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê khi
p < 0,05. Phân tích dữ liệu bằng phần
mềm SPSS 20.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Độc tính cấp
Bảng 1: Kết quả đánh giá độc tính cấp
của TXCB.

chuột

Số
chuột

Lơ 1
Lô 2
Lô 3
Lô 4
Lô 5
Lô 6


10
10
10
10
10
10

Số chuột
Tổng liều
sống/chết
sử dụng
(g/kg thể
Sau
Sau
trọng/ngày) 24 giờ
72 giờ
7,5
9,0
10,5
12,0
13,5
15,0

10/0
10/0
10/0
10/0
10/0
10/0


10/0
10/0
10/0
10/0
10/0
10/0


Tạp chí y - dợc học quân sự số 6-2020
tất cả các lơ, khơng có chuột nào
chết sau 24 giờ và sau 72 giờ uống thuốc.
Ngoài ra, khi theo dõi đến 14 ngày sau khi
uống liều cuối cùng, chuột ở các lô đều
khỏe mạnh, không xuất hiện triệu chứng
bất thường hoặc dấu hiệu ngộ độc nào.
Tất cả chuột vận động bình thường, thở
bình thường, lơng mượt, mắt trong, phân khơ.
Như vậy, chưa tìm thấy LD50 của viên
nang TXCB theo đường uống trên chuột

nhắt trắng. Với mức liều cao nhất có thể
cho chuột uống trong 24 giờ là 15,0 g/kg
thể trọng, khơng xuất hiện độc tính cấp.
Điều này cũng phù hợp với y văn: Chưa
ghi nhận thấy độc tính cấp của các thành
phần dược liệu của viên nang TXCB
(TXCB có thành phần: Lộc nhung, Thạch
hộc tía, Tỏa dương, Dâm dương hoắc,
Ba kích, Câu kỷ tử, Sâm cau và Ngưu

đại lực) [3, 11, 12].

2. Hoạt tính androgen
Bảng 2: Hoạt tính androgen của TXCB trên chuột cống đực non thiến.
Lô nghiên cứu (g, X ± SD, n = 10)

Trọng lượng
tương đối cơ quan

Chứng

TP 0,2 mg/kg

TXCB 0,42 g/kg

TXCB 0,84 g/kg

Túi tinh

0,273 ± 0,047

0,403 ± 0,104*

0,354 ± 0,089*

0,368 ± 0,082*

Tuyến tiền liệt

0,098 ± 0,022


0,123 ± 0,023*

0,116 ± 0,021

0,114 ± 0,017

Tuyến Cowper

0,019 ± 0,011

0,031 ± 0,009*

0,028 ± 0,006*

0,029 ± 0,005*

Đầu dương vật

0,031 ± 0,013

0,033 ± 0,010

0,035 ± 0,007

0,034 ± 0,010

Cơ nâng hậu môn

0,350 ± 0,030


0,398 ± 0,050*

0,392 ± 0,043*

0,394 ± 0,043*

*: Khác nhau có ý nghĩa (p < 0,05) so với nhóm chứng
Kết quả: Ở lô dùng TP, trọng lượng
tương đối của túi tinh, tuyến tiền liệt,
tuyến Cowper và cơ nâng hậu mơn cao
hơn có ý nghĩa so với lô chứng (p < 0,05).
Ở các lô dùng TXCB, trọng lượng tương
đối của túi tinh, tuyến Cowper và cơ nâng
hậu mơn cũng cao hơn có ý nghĩa so với
lô chứng (p < 0,05).
Nghiên cứu của chúng tơi sử dụng mơ
hình chuột cống đực non thiến để đánh
giá hoạt tính androgen của TXCB, đây là
mơ hình in vivo có nhiều ưu điểm và
được nhiều tác giả sử dụng. Về các lô sử
dụng chế phẩm nghiên cứu, ở cả 2 mức

liều 0,42 g/kg thể trọng/ngày và 0,84 g/kg
thể trọng/ngày đều có sự tăng đáng kể về
khối lượng tương đối của túi tinh, tuyến
Cowper và cơ nâng hậu môn so với lô
chứng (p < 0,05). Như vậy, chế phẩm ở
2 mức liều thử nghiệm đã thể hiện hoạt
tính androgen (tăng trọng lượng tương

đối của 3/5 mô - cơ quan). Điều này giải
thích là do tác dụng của các dược liệu
chứa trong chế phẩm.
Trong thành phần của chế phẩm
nghiên cứu có chứa 8 dược liệu, trong đó
Tỏa dương đã được chứng minh có hoạt
tính androgen. Cụ thể, theo Nguyễn Thanh
5


Tạp chí y - dợc học quân sự số 6-2020
Hng và CS, cao lỏng Tỏa dương liều
1,4 g/kg thẻ trọng làm tăng rõ rệt khối
lượng túi tinh, tuyến Cowper, cơ nâng
hậu môn so với lô chứng (p < 0,05),
nhưng không làm tăng khối lượng bao
quy đầu và tuyến tiền liệt trên chuột cống
đực non thiến [4].
Ngoài ra, đã ghi nhận một số báo cáo
về hoạt tính androgen của Sâm cau và
Ba kích. Theo các nghiên cứu này, dịch
chiết thân rễ Sâm cau liều 350 mg/kg và

525 mg/kg, trong thời gian 3 tuần làm
tăng trọng lượng túi tinh, tuyến tiền liệt,
nồng độ testosteron trong máu trên mơ
hình chuột cống trưởng thành khơng thiến
và chuột non thiến [5]. Cao khơ Ba kích ở
liều thử 200 mg/kg thể trọng trên chuột
nhắt trắng làm tăng trọng lượng túi tinh,

tuyến Cowper, cơ nâng hậu môn - hành
hang và tăng nồng độ testosteron trong
huyết tương có ý nghĩa thống kê so với
nhóm chứng [6].

3. Tác dụng tăng lực
Bảng 3: Thời gian bơi của chuột sau khi uống 60 phút.

Lô nghiên cứu

Thời gian bơi của chuột (phút)
(X ± SD, n = 10)

% thời gian bơi lần
2/bơi lần 1

T1

T2

Lô 1

77,15 ± 9,71

49,73 ± 13,65

64,19 ± 14,81

Lô 2


76,27 ± 11,30

62,60 ± 6,99

83,11 ± 10,60

Lô 3

76,66 ± 8,54

62,32 ± 9,70

81,20 ± 7,40

Lô 4

77,22 ± 10,53

63,71 ± 7,40

83,23 ± 10,66

b

b

b

: Khác nhau có ý nghĩa (p < 0,05) trong một cột


Bảng 4: Thời gian bơi của chuột sau khi uống TXCB trong 7 ngày.
Thời gian bơi của chuột (phút) (X ± SD, n = 10)
Lô nghiên cứu

b

lần 3/bơi lần 1

T1

T3

Lô 1

77,15 ± 9,71

79,66 ± 10,69

103,32 ± 6,69

Lô 2

76,27 ± 11,30

96,05 ± 13,45

127,80 ± 22,49

Lô 3


76,66 ± 8,54

95,23 ± 12,61

124,86 ± 15,96

Lô 4

77,22 ± 10,53

98,62 ± 14,71

131,09 ± 32,80

b

: Khác nhau có ý nghĩa (p < 0,05) trong một cột

6

% thời gian bơi

b


Tạp chí y - dợc học quân sự số 6-2020
Kt quả: Ở các lô uống dịch chiết
Nhân sâm và TXCB đều tăng đáng kể về
thời gian bơi của chuột so với lô chứng
(p < 0,05). Như vậy, TXCB liều 0,72 và

1,44 g/kg có tác dụng tăng lực trên mơ
hình chuột nhắt bơi kiệt sức. Dịch chiết
cồn Sâm cau liều 0,5 g/kg có tác dụng
tăng lực thơng qua việc tăng khả năng
bám trụ quay của chuột nhắt sau 14 ngày
uống mẫu nghiên cứu [3]; Ngưu đại lực
có tác dụng tăng lực, chống mệt mỏi [10];
Lộc nhung có tác dụng cải thiện sự thích
nghi sinh lý trong q trình rèn luyện
sức bền.
KẾT LUẬN
Chưa xác định được liều LD50 khi đã
dùng tới liều tối đa là 15 g/kg thể trọng
trên chuột nhắt trắng. TXCB liều 0,42 g/kg
thể trọng và 0,84 g/kg thể trọng có hoạt
tính androgen khi đánh giá trên chuột
cống đực non thiến. TXCB liều 0,72 g/kg
thể trọng và 1,44 g/kg thể trọng có tác
dụng tăng lực trên chuột nhắt trắng khi
đánh giá trên mơ hình chuột bơi kiệt sức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Trung Đàm. Phương pháp xác định
độc tính của thuốc. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội
2014.

4. Nguyễn Thanh Hương, Nguyễn Trần Thị
Giáng Hương, Phan Anh Tuấn và CS. Nghiên
cứu hoạt tính androgen của cao lỏng Tỏa
dương (Balanophora laxiflora) trên chuột đực.
Tạp chí Nghiên cứu Y học 2015; 96(4):31-40.

5. Phạm Thị Hương Nhàn. Đánh giá độc
tính bán trường diễn và sơ bộ nghiên cứu tác
dụng kiểu androgen của cây Sâm cau Việt Nam
(Curculigo orchioides Gaertn.) trên động vật
thực nghiệm, Luận văn Thạc sĩ Y học. Học viện
Y Dược học Cổ truyền Việt Nam 2017.
6. Nguyễn Thị Liên, Trần Thị Thu Trang,
Hoàng Thị Thanh Thảo và CS. Nghiên cứu
tác dụng hướng sinh dục nam của cao Ba
kích trên thực nghiệm. Tạp chí Dược học
2020; 3(60):29-33.
7. OECD. Test No.420: Acute Oral Toxicity Fixed Dose Procedure 2002.
8. Ottani A, Daniela G, Francesca F.
Modulatory activity of sildenafil on copulatory
behaviour of both intact and castrated male
rats. Pharmacology Biochemistry and Behavior
2002; 72(3):717-722.
9. OECD. OECD Guideline for testing of
chemicals. Hershberger bioassay in rats:
A short-term screening assay for (Anti)
androgennic properties. TG 441, Editor^Editor.
OECD Paris 2009.

2. Viện Dược liệu. Phương pháp nghiên
cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược thảo.
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội
2006.

10. Tang H, Zhao T, Sheng Y, et al.
Dendrobium officinale Kimura et Migo:

A review on its ethnopharmacology,
phytochemistry,
pharmacology,
and
industrialization. Evidence-based complementary
and alternative medicine 2017; Article ID
7436259:19.

3. Phạm Thị Nguyệt Hằng, Nguyễn Văn
Khiêm, Nguyễn Văn Khởi. Nghiên cứu độc
tính cấp, bán trường diễn và tác dụng tăng
lực của cao chiết cồn sâm cau. Tạp chí Dược
liệu 2017; 4(22):239-247.

11. Zhao XN, Wang XF, Liao JB, et al.
Antifatigue Effect of Millettiae speciosae
champ (Leguminosae) extract in mice.
Tropical Journal of Pharmaceutical Research
2015; 14(3):479-485.

7



×