Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Vấn đề xây dựng đảng trên sóng truyền hình của đài phát thanh truyền hình địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM HOÀNG THY

VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐẢNG
TRÊN SĨNG TRUYỀN HÌNH
CỦA ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Vĩnh Long 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM HOÀNG THY

VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐẢNG
TRÊN SĨNG TRUYỀN HÌNH
CỦA ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƯƠNG
Chuyên ngành Báo chí học định hướng ứng dụng
Mã số : 8320101.01 (UD)
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn

Người hướng dẫn khoa học

thạc sĩ khoa học



PGS.TS. Vũ Văn Hà

TS. Nguyễn Tri Thức

Vĩnh Long 2020


LỜI CAM ĐOAN
-----------------o0o-----------------

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
kết quả trong luận văn chưa được cơng bố ở bất kỳ cơng trình nào khác. Các
số liệu, ví dụ minh họa, và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Phạm Hoàng Thy


LỜI CẢM ƠN
-----------------o0o-----------------

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ là giảng viên Viện Đào tạo Báo
chí và Truyền thông - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội... Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Tri Thức - Tạp chí Cộng sản đã
nhiệt tình và rất trách nhiệm hướng dẫn tôi, cung cấp thêm nhiều thơng tin,
kiến thức trong suốt q trình nghiên cứu, hồn thành luận văn “Vấn đề xây

dựng Đảng trên sóng truyền hình của Đài Phát thanh & Truyền hình địa
phương”...
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Đài Phát thanh và Truyền
hình Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, các chuyên gia về lĩnh vực, công tác xây
dựng Đảng, các đồng nghiệp là phóng viên, nhà báo, các kỹ thuật viên liên
quan báo chí truyền hình đã giúp tơi hồn thành luận văn này.
Luận văn là sản phẩm nghiên cứu khoa học đầu tiên của tơi. Mặc dù đã
có nhiều cố gắng, song do kỹ năng và điều kiện nghiên cứu cịn hạn chế nên
luận văn khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót.
Tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp q báu để luận văn hồn
chỉnh hơn.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................3
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................................ 5
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.......................................................................................................... 8
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu ...................................... 15
3.1 Mục đích nghiên cứu.......................................................................................................... 15
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................... 15
3.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................ 16
3.4 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................ 16
3.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 16
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ...................................................................................................... 18
5. Bố cục luận văn ........................................................................................................................ 18

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ TUN

TRUYỀN XDĐ TRÊN SĨNG TRUYỀN HÌNH .....................................................20
CỦA ĐÀI PT-TH ĐỊA PHƯƠNG ............................................................................20
1.1 Một số khái niệm.................................................................................................................... 20
1.2 Vấn đề tun truyền XDĐ trên sóng truyền hình của Đài PT-TH địa phương........................ 28

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TUN TRUYỀN .................................40
XDĐ TRÊN SĨNG TRUYỀN HÌNH ĐÀI PT - TH ĐỊA PHƯƠNG ......................40
2.1 Tổng quan về các cơ quan Đài Phát thanh & Truyền hình trong diện khảo sát..................... 40
2.2 Khảo sát thực trạng vấn đề XDĐ trên sóng truyền hình của các Đài PT - TH địa phương ..... 43
2.3 Đánh giá ưu điểm, hạn chế .................................................................................................... 66
2.3.1 Ưu điểm .............................................................................................................................. 66
2.3.1.1 Về nội dung ...................................................................................................................... 66

CHƯƠNG 3 ..............................................................................................................79
GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ TUYÊN TRUYỀN XDĐ TRÊN SĨNG TRUYỀN
HÌNH ĐÀI PT - TH ĐỊA PHƯƠNG ........................................................................79
3.1 Những yêu cầu hiện nay về tuyên truyền XDĐ trên sóng truyền hình Đài PT-TH địa phương.
...................................................................................................................................................... 79
3.1.1 u cầu nâng cao chất lượng báo chí tuyên truyền XDĐ .................................................... 79
3.2 Những vấn đề cần giải quyết về tuyên truyền XDĐ trên sóng truyền hình địa phương ....... 87

1


3.3 Đề xuất giải pháp đối với vấn đề tuyên truyền XDĐ trên sóng truyền hình địa phương ...... 91
3.3.1 Liên kết, xây dựng cộng tác viên với các Đài, góp phần khắc phục tính khu biệt địa phương
về nội dung XDĐ ........................................................................................................................... 91

KẾT LUẬN .............................................................................................................100
MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................103


2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Nxb

:

Nhà xuất bản

PT-TH

:

Phát thanh - Truyền hình

THVL

:

Truyền hình Vĩnh Long

THTV

:

Truyền hình Trà Vinh


THTPCT :

Truyền hình thành phố Cần Thơ

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

UBND

:

Ủy ban nhân dân

TW

:

Trung ương

HCM

:

Hồ Chí Minh

XDĐ


:

Xây dựng Đảng

3


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 2.1: Tỉ lệ tác phẩm báo chí truyền hình về vấn đề xây dựng Đảng
trongtổng số tác phẩm báo chí trên kênh Truyền hình của Đài Phát PT - TH
Vĩnh Long, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ (từ

tháng 6/2019 đến tháng

6/2020).
Hình 2.2: Tỉ lệ thông tin vấn đề xây dựng Đảng mỗi tháng so với thông
tin các lĩnh vực khác trên các kênh truyền hình thuộc Đài PT - TH Vĩnh Long,
Trà Vinh, thành phố Cần Thơ.
Hình 2.3: Số liệu tin, phóng sự, chuyên mục, chuyên đề, phim tài liệu,
talkshow về vấn đề xây dựng Đảng bình quân mỗi tháng trên kênh truyền
hình của Đài PT - TH Vĩnh Long, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ.
Hình 2.4: Tỉ lệ tin, phóng sự, chuyên mục, chuyên đề, phim tài liệu,
talkshow về vấn đề xây dựng Đảng bình quân mỗi tháng trên kênh truyền
hình của Đài PT - TH Vĩnh Long, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ.
Hình 2.5: Khảo sát lựa chọn của cơng chúng về thời lượng của chương
trình truyền hình về xây dựng Đảng.

4



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân số Việt Nam hiện khoảng 97,5 triệu người, trong đó có khoảng 65
triệu người dùng Internet, khoảng 60 triệu người dùng mạng xã hội... Trung
bình mỗi ngày có khoảng 22 ngàn bài viết, 10 ngàn bình luận trên các trang
báo... Thực tế đó chứng minh: Cơng nghệ phát triển đã tạo nên sự thay đổi
mạnh mẽ trong lĩnh vực truyền thơng nói chung, tạo nên khối dữ liệu lớn
thông tin được vận hành mạnh mẽ mỗi ngày, mỗi phút, mỗi giây... làm cho
việc tiếp cận thông tin thay đổi theo xu hướng tiếp cận dựa trên nền tảng kỹ
thuật số ngày càng nhiều hơn.
Một trong những công cụ quan trọng thường vẫn được dùng để đo
lường chất lượng thơng tin báo chí là số lượt xem, nghe của khán, thính, và
độc giả... Mặc dù, trong nhiều trường hợp, cách đo lường này khơng thể hiện
chính xác bản chất, chất lượng, giá trị thơng tin báo chí, tuy nhiên hiện nay đó
vẫn là cách dùng thông dụng nhất để đánh giá chất lượng của thơng tin báo
chí và hiệu quả hoạt động của cơ quan báo chí đó. Và chính thực tế đó là
thách thức không nhỏ, tạo áp lực mạnh mẽ đối với báo chí truyền thống trong
việc thay đổi các quy trình sản xuất, cũng như thể hiện thơng tin báo chí để
thu hút, giữ chân khán, thính, độc giả nói chung... Vì vậy, liên tục cập nhật,
điều chỉnh, nâng cao chất lượng chương trình, tác phẩm báo chí là u cầu
quan trọng để tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế của báo chí phù hợp với xu
thế tiếp cận thơng tin trên nền tảng Internet hiện nay.
Đó là u cầu cấp thiết về điều chỉnh, nâng cao chất lượng thơng
tin báo chí nói chung. Riêng đối với vấn đề về xây dựng Đảng trên các
loại hình báo chí, đây là thời điểm càng cần phảitập trung điều chỉnh
nâng cao chất lượng hiệu quả tuyên truyền hơn bao giờ hết, vì nhiều lý
do.
5



Nghị quyết Hội nghị Trung ương V khóa X về “Cơng tác tư tưởng, lý
luận, và báo chí trước u cầu mới” đã khẳng định: “Báo chí phải nắm vững
và tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, bám sát nhiệm vụ cơng tác tư
tưởng, tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu của công cuộc đổi mới...”.
Nghị quyết Trung ương IV khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh
đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ” khẳng định
vai trị của các cơ quan báo chí, xác định hoạt động báo chí thuộc nhóm giải
pháp quan trọng về cơng tác chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình, góp
phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Như vậy, trong thời điểm toàn Đảng, toàn dân đang tập trung công
tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng như hiện nay, yêu cầu báo chí phải tăng
cường tuyên truyền các chủ trương, Nghị quyết về xây dựng Đảng càng
trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Tóm lại, việc khẳng định vai trị, vị trí của báo chí chính thống trong
thời kỳ bùng nổ thông tin cũng như đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng
tuyên truyền về xây dựng Đảng hiện nay đã đặt ra yêu cầu quan trọng cấp
thiết cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng tác phẩm, thông tin báo chí về xây
dựng Đảng. Trong đó, vấn đề về xây dựng Đảng trên các kênh truyền hình địa
phương càng cần phải được tập trung điều chỉnh, đổi mới, nâng cao chất
lượng, hiệu quả tuyên truyền hơn hết bởi một số lý do sau.
Truyền hình là một loại hình của báo chí cách mạng Việt Nam, chức
năng, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của truyền hình địa phương cũng chính
là cơ quan ngơn luận của Đảng, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, là diễn đàn
của nhân dân, có vai trị quan trọng để hướng dẫn dư luận, góp phần thực hiện
công tác chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ở các cấp, các ngành, các địa phương...
6



Thông qua việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước, truyền hình nói riêng, báo chí nói chung là cầu nối,
phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân đến Đảng, chính
quyền...
Hiện nay, các cơ quan Đài PT-TH địa phương cũng như nhiều cơ quan
báo chí nói chung đang nỗ lực thực hiện mục tiêu “kinh tế báo chí” – “kinh tế
truyền hình”. Trong đó, số lượng cơng chúng của từng chương trình, tác phẩm
là chỉ số quan trọng, địi hỏi các kênh truyền hình địa phương ln phải nỗ lực
nâng cao chất lượng, đổi mới tác phẩm. Đây là yếu tố quyết định mức độ
quan tâm của khán giả, cũng như tăng chỉ số khán giả.
Cùng với các kênh truyền hình Trung ương, hầu hết các kênh truyền
hình địa phương đã xây dựng những chương trình dưới dạng chuyên mục,
chuyên đề tuyên truyền về xây dựng Đảng với các tên gọi như: “Đảng và
tiếng nói từ cơ sở” (Truyền hình Thành phố Cần Thơ); “Đảng trong cuộc
sống” (Truyền hình Sóc Trăng); “Nghị quyết và cuộc sống” (Truyền hình
Long An)... Nhiều tác phẩm truyền hình đoạt các giải báo chí cấp địa phương,
toàn quốc về xây dựng Đảng như: Giải Báo chí tồn quốc về Xây dựng Đảng;
Giải báo chí tồn quốc với cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng
phí; Giải báo chí viết về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh...
Các chương trình, tác phẩm báo chí ấy đã thường xun, kịp thời thông
tin, tuyên truyền chủ trương, Nghị quyết của Đảng về với cơ sở, góp phần
giáo dục, tổ chức thực hiện hiệu quả... Thơng điệp, ý nghĩa các chương trình
được đánh giá là “đúng” và “trúng”, giàu tính định hướng trong thực hiện
tuyên truyền về góp phần xây dựng Đảng. Tuy nhiên, hầu hết các chương
trình truyền hình địa phương nội dung tuyên truyền về xây dựng Đảng được
đánh giá “yếu” về mức độ sinh động, hấp dẫn, thu hút khán giả... Đối tượng
7



khán giả của các chương trình truyền hình về xây dựng Đảng đa số là cán bộ
hưu trí, người làm cơng tác Đảng, chính quyền. Cịn lại đơng đảo đối tượng
khán giả khác ít lựa chọn xem những chương trình này.
Đứng trước xu thế tồn cầu hóa về thơng tin, sự cạnh tranh giữa các cơ
quan báo chí nói chung, đặc biệt là giữa các kênh truyền hình nói riêng càng
trở nên mạnh mẽ, nhằm chiếm lĩnh khán giả. Đông đảo khán giả lựa chọn các
chương trình văn hóa xã hội, các bản tin thời sự đề tài giật gân, gây sốc, nhiều
nhất là những chương trình giải trí. Khơng ít kênh truyền hình địa phương
phải lựa chọn đầu tư sản xuất nhiều chương trình giải trí làm thế mạnh để
nhằm thu hút, hấp dẫn số đông khán giả. Bởi, điều này tạo cơ sở chắc chắn
cho mục tiêu phát triển kinh tế báo chí, khẳng định vị thế của đơn vị. Và như
vậy, vơ hình trung cũng là đồng nghĩa với việc “nhẹ”, “yếu” về tuyên truyền
lĩnh vực chính trị - xây dựng Đảng...
Như vậy, các Đài truyền hình địa phương đứng trước các yêu cầu về:
Tiếp tục phát huy tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ cơ quan báo chí cách mạng
Việt Nam; phát huy vai trị của báo chí đối với cơng tác chính trị, tư tưởng,
góp phần xây dựng chỉnh đốn Đảng hiện nay; và yêu cầu quan trọng về thu
hút, hấp dẫn đông đảo khán giả để thực hiện hiệu quả mục tiêu làm kinh tế
báo chí... Để góp phần giải quyết những u cầu cụ thể, quan trọng đó địi hỏi
các Đài truyền hình địa phương hiện nay cần: Tăng cường số lượng, “đúng”
và “trúng” trong tuyên truyền về xây dựng Đảng, trên cơ sở thu hút khán giả,
đủ sức cạnh tranh, khẳng định vị thế của kênh truyền hình qua những chương
trình ấy...
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
* Có rất nhiều Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước thể hiện rõ ràng quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà

8



nước ta về vai trị, nhiệm vụ của báo chí đối với tuyên truyền xây dựng Đảng
trong sạch vững mạnh.
Luật Báo chí do Quốc hội nước CHXH CN Việt Nam ban hành năm
2016 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 (Điều 4) quy định chức năng nhiệm vụ
quyền hạn của báo chí : “1. Báo chí ở nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan
ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân. 2. Báo chí có nhiệm vụ, quyền hạn tun
truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới
theo tôn chỉ”.
Nghị quyết Trung ương V khóa X về “Cơng tác tư tưởng, lý luận, và
báo chí trước yêu cầu mới”, nêu vai trị, vị trí, sứ mệnh của các cơng tác này.
Đồng thời, Nghị quyết chỉ ra nhiệm vụ, giải pháp quan trọng đối với công tác
tư tưởng, lý luận, và quan trọng là báo chí, cần phải đấu tranh để bảo vệ và bổ
sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đáp ứng yêu
cầu phát triển và phù hợp với thực tiễn của đất nước...
Kế hoạch số 205 - KH/BTCTW của Ban cán sự Đảng Bộ Nội vụ - Ban
Chấp hành Trung ương Đảng ngày 12/4/2019 về thông tin, tuyên truyền công
tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị năm 2019.
Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân dịp kỷ niệm 90 năm
ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6/2014 với tiêu đề: “Phát huy hơn nữa
vai trò của báo chí trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước”.
Bài viết chỉ rõ những yêu cầu nhiệm vụ đối với báo chí tham gia vào tuyên
truyền, giáo dục, định hướng góp phần vào thực hiện thành cơng công cuộc
đổi mới, phát triển đất nước.
9



Rất nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề chuyên môn
nghiệp vụ cấp tỉnh, khu vực, chủ đề về vai trị của báo chí đối với cơng tác
xây dựng Đảng. Hội nghị Báo chí tồn quốc đánh giá kết quả hoạt động Báo
chí năm 2018 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2019 đã khẳng định
vai trò quan trọng của báo chí góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư
tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên và đề ra những
nhiệm vụ giải pháp cho báo chí tiếp tục thực hiện hiệu quả vai trò này.
Những nội dung trên khẳng định mạnh mẽ quan điểm xuyên suốt của
Đảng ta về vai trò, và yêu cầu nhiệm vụ quan trọng suốt mọi thời đại của báo
chí Việt Nam đối với cơng tác tun truyền về xây dựng Đảng.
* Có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học, luận văn tiến sĩ, thạc sĩ
phân tích tình hình báo chí địa phương, khu vực về quá trình thực hiện nhiệm
vụ tuyên truyền XDĐ.
Luận văn thạc sĩ báo chí của Nguyễn Thị Lâm Anh (2015) “Báo chí
Bạc Liêu với vấn đề truyên truyền về xây dựng Đảng giai đoạn hiện nay”;
Luận văn thạc sĩ báo chí của Vương Thị Đỗ Quyên “Báo chí tuyên truyền về
xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở tỉnh Bến Tre”; Luận văn thạc sĩ báo chí của
Lê Thị Thu Thủy (2006) “Nâng cao chất lượng tuyên truyền trên báo chí về
xây dựng cơ sở đảng ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ”; Luận văn thạc sĩ báo chí
của Trần Thị Thu Thủy (2008) “Báo chí với vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý ở cơ sở”; Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng của Đồn
Nam Phương (2008) “Báo Đảng các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long”...
Đề tài luận án tiến sĩ (2012) - Học viện Báo chí và Tuyên truyền - tác
giả Nguyễn Bá Sinh – “Tính hấp dẫn của báo Đảng ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay”. Nội dung phân tích thực trạng về tính hấp dẫn, hạn chế của báo
Đảng, những giải pháp nhằm nâng cao tính hấp dẫn, nâng cao chất lượng
cũng như thu hút mạnh độc giả đọc báo Đảng.
10



Các cơng trình nghiên cứu trên tập trung nghiên cứu, phân tích đặc
điểm, vai trị, thế mạnh, chất lượng, hiệu quả của báo chí địa phương trong
thực hiện tuyên truyền về xây dựng Đảng.
* Bên cạnh đó, có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học, sách, bài viết,
giáo trình của các nhà báo, nhà khoa học, nhà quản lý về xu hướng mới và
nhiệm vụ, giải pháp phát triển truyền hình hiện đại phù hợp.
Sách “Báo chí truyền hình”- tác giả Dương Xuân Sơn, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội- 2009. Nội dung tập trung phân tích vai trị, nhiệm vụ, đặc
điểm, ưu thế của báo chí truyền hình.
Sách “Sản xuất chương trình truyền hình” (2012) - tác giả Trần Bảo
Khánh - Nxb Văn hóa Thơng tin Hà Nội. Nội dung chủ yếu về quy trình, và
đặc điểm, yêu cầu cơ bản trong sản xuất chương trình Truyền hình.
Giáo trình “Truyền hình trong xu hướng phát triển giao diện đa màn
hình - Multi – Screen” - TS Bùi Chí Trung và Nguyễn Trà My - Viện Đào tạo
Báo chí và Truyền thông - Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội. Nội dung giáo trình đề cập đến xu hướng, đặc điểm, ưu
thế của giao diện đa màn hình trong truyền hình hiện đại.
Giáo trình về phát triển truyền hình kết nối mạng xã hội “Social TV” TS Bùi Chí Trung - Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thơng - Trường Đại học
Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung về xu thế,
đặc điểm về lợi thế trong phát triển truyền hình kết nối với mạng xã hội.
Giáo trình “Đặc trưng báo chí truyền hình” và “Phỏng vấn trong phóng
sự truyền hình” - nhà báo, thạc sĩ Vũ Quang - Phó Giám đốc Trung tâm đào
tạo VTV - Đài Truyền hình Việt Nam. Nội dung tập trung phân tích những
đặc trưng, lợi thế của báo chí truyền hình.

11


Giáo trình “Tiêu chí đánh giá tác phẩm Truyền hình hay” (2010) - Nhà
báo Tạ Bích Loan - Đài Truyền hình Việt Nam. Nội dung nêu ra một số tiêu

chí cần đạt được để tác phẩm truyền hình được đánh giá hay, phù hợp.
Bài viết “Báo chí, phát thanh, truyền hình trong kỷ nguyên số đa nền
tảng” của tác giả Nguyễn Thế Kỷ - Tạp chí Cộng sản (22/9/2017) . Nội dung
phân tích xu hướng của phát thanh, truyền hình trong kỷ nguyên số và những
lợi thế khi thực hiện cuộc chuyển đổi phù hợp xu thế đó.
Tác phẩm “Phóng sự truyền hình” của tác giả Brigitte Besse Didier
Desormeaux. Nội dung chủ yếu phân tích về đặc trưng, thế mạnh của phóng sự
truyền hình.
Tác phẩm “Phóng sự phát thanh và truyền hình” của tác giả Pierre Ganz và
Jean - Pierre Champiat do Lý Quang dịch, Vũ Đức Khuynh hiệu đính, năm 1995.
Nội dung chủ yếu phân tích đặc trưng, thế mạnh của thể loại phóng sự phát thanh và
truyền hình.
Đề tài luận văn thạc sĩ báo chí học (2015) - Học viện Báo chí và Tuyên
truyền - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - nhà báo Đào Thị Tuyết
Vân – “Hoạt động kinh tế báo chí của Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long
hiện nay”. Nội dung phân tích tình hình hoạt động kinh tế báo chí của Vĩnh
Long nói chung, của Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long nói riêng,
những thách thức đối với hoạt động kinh tế báo chí của Đài, và những giải
pháp để thực hiện hiệu quả hoạt động kinh tế bào chí của Đài Phát thanh
Truyền hình Vĩnh Long.
Đề tài luận văn thạc sĩ Báo chí học (2015) - Học viện Báo chí và Tuyên
truyền - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - nhà báo Nguyễn Hùng
Tiến – “Nâng cao chất lượng phóng sự trên sóng Truyền hình Vĩnh Long”.
Nội dung phân tích đặc điểm, chất lượng, quy trình sản xuất phóng sự của Đài

12


Truyền hình Vĩnh Long và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phóng
sự truyền hình của Đài Vĩnh Long.

Đề tài luận văn cao học báo chí (1999) của Nguyễn Quang Thắng - Học
viện Báo chí và Tuyên truyền – “Nâng cao chất lượng chương trình chính
luận trên sóng Truyền hình Việt Nam”. Nội dung phân tích ưu điểm, hạn chế
và đưa ra những giải pháp để nâng cao các chương trình chính luận thể loại
báo chí truyền hình trên sóng Truyền hình Việt Nam.
Luận văn cao học báo chí (1999) của Trần Kim Thúy - Học viện Báo
chí và Tuyên truyền – “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng kịch bản
phóng sự truyền hình” (Khảo sát các chương trình VTV 97 - 98 Đài Truyền
hình Việt Nam). Nội dung khảo sát quy trình thực hiện, đặc điểm, chất lượng
kịch bản phóng sự, và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kịch
bản phóng sự thể loại truyền hình.
Luận văn cao học báo chí (2001) của Vương Thị Đỗ Quyên - Học viện
Báo chí và Tuyên truyền – “Báo chí với việc tuyên truyền xây dựng tổ chức cơ
sở Đảng ở tỉnh Bến Tre” (Khảo sát Báo Đồng Khởi, Đài Phát thanh - Truyền
hình tỉnh Bến Tre từ năm 2000 đến năm 2003). Nội dung chủ yếu nghiên cứu,
phân tích đặc điểm, chất lượng nội dung, hình thức thể hiện tác phẩm báo in
và báo phát thanh, báo truyền hình tuyên truyền về xây dựng tổ chức cơ sở
đảng ở địa phương tỉnh Bến Tre.
Luận văn cao học báo chí (2001) của Lương Thanh Xuân - Học viện
Báo chí và Tun truyền – “Chương trình thời sự trên kênh truyền hình địa
phương” (Khảo sát truyền hình địa phương khu vực đồng bằng sông Hồng
năm 2003). Nội dung chủ yếu nghiên cứu, phân tích đặc điểm nội dung, hình
thức thể hiện, chất lượng, hiệu quả của chương trình thời sự phát trên kênh
truyền hình địa phương khu vực đồng bằng sông Hồng trong năm 2003.

13


Luận văn cao học báo chí (2001) của Phùng Thị Phúc - Học viện Báo
chí và Tuyên truyền – “Nâng cao chất lượng các chương trình trực tiếp trên

kênh của Đài Truyền hình Việt Nam” (Khảo sát từ năm 2002 đến tháng
6/2004). Nội dung chủ yếu phân tích đặc điểm về nội dung, hình thức thể hiện
các chương trình trực tiếp Truyền hình của Truyền hình Việt Nam, khái quát
những kết quả về chất lượng, hiệu quả tuyên truyền cũng như chỉ ra những
vấn đề, và giải pháp để nâng cao chất lượng tuyên truyền...
* Nhận xét chung
Những tác phẩm, cơng trình nghiên cứu kể trên có những góc độ tiếp
cận, cách nhìn đa chiều về yêu cầu nâng cao vai trị, nhiệm vụ sáng tác báo
chí góp phần tun truyền chất lượng, hiệu quả về xây dựng Đảng nói chung.
Các tác phẩm, cơng trình nghiên cứu cũng đánh giá xu hướng phát triển của
tác phẩm truyền hình chính luận trong bối cảnh khán giả có quá nhiều sự lựa
chọn những kênh thơng tin, giải trí đa dạng, hấp dẫn. Đặc biệt nhiệm vụ làm
kinh tế truyền hình hiện nay địi hỏi các kênh truyền hình địa phương phải
nâng cao chất lượng chương trình. Đây là cơ sở để nghiên cứu, xây dựng giải
pháp phù hợp xu thế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tác phẩm báo chí
truyền hình nói chung cũng như tác phẩm báo chí truyền hình tuyên truyền về
xây dựng Đảng trên kênh truyền hình địa phương.
Từ hai yêu cầu đối với các kênh truyền hình địa phương: Thứ nhất là
yêu cầu tăng cường tuyên truyền về xây dựng Đảng; thứ hai là yêu cầu mang
tính sống cịn về nâng cao chất lượng chương trình truyền hình nhằm khẳng
định vị thế của kênh truyền hình, đủ sức cạnh tranh, đặt ra yêu cầu hết sức cấp
thiết về nâng cao chất lượng tác phẩm truyền hình địa phương về tuyên truyền
lĩnh vực xây dựng Đảng.
Quá trình tìm tịi nghiên cứu, tác giả chưa tìm được cơng trình nghiên
cứu chuyên sâu về nâng cao chất lượng tác phẩm truyền hình nội dung tuyên
14


truyền về xây dựng Đảng trên kênh truyền hình địa phương. Luận văn này là
cơng trình nghiên cứu, đánh giá về thực trạng, những khó khăn, hạn chế của

tác phẩm truyền hình tuyên truyền về xây dựng Đảng, qua việc khảo sát trên
ba kênh truyền hình địa phương: Truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Trà
Vinh, Truyền hình Cần Thơ. Từ đó, đề ra những giải pháp cụ thể về nâng cao
chất lượng tác phẩm truyền hình nội dung lĩnh vực này trên kênh truyền hình
địa phương, cũng là phục vụ hiệu quả cho tuyên truyền về lĩnh vực này trên
kênh Truyền hình Vĩnh Long nơi tác giả đang cơng tác.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm làm rõ cơ sở lý luận, khảo
sát, đánh giá thực trạng của vấn đề tuyên truyền xây dựng Đảng trên sóng
truyền hình địa phương - Một trong các vấn đề quan trọng về XDĐ đối với
các cơ quan Đài PT-TH hiện nay. Qua đó đề xuất những giải pháp giải quyết,
khắc phục hạn chế về tuyên truyền của những chương trình truyền hình nội
dung này trên hai mặt nội dung và hình thức thể hiện.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn thực hiện những nhiệm
vụ sau đây:
- Khái quát hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến tun truyền
xây dựng Đảng trên sóng truyền hình địa phương, yêu cầu về đổi mới phù
hợp nội dung, hình thức thể hiện tác phẩm báo chí truyền hình địa phương về
xây dựng Đảng hiện nay.
- Khảo sát thực trạng, chỉ ra thực trạng về nội dung, hình thức thể hiện
của chương trình, tác phẩm báo chí truyền hình xây dựng Đảng qua khảo sát ở
các kênh: Truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Cần Thơ, Truyền hình Trà
Vinh.
15


- Đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm khắc phục hạn chế về nội
dung, hình thức thể hiện chương trình, tác phẩm truyền hình về xây dựng

Đảng trên kênh truyền hình địa phương.
3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các tác phẩm báo chí truyền hình
về xây dựng Đảng trên kênh Truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Trà Vinh,
Truyền hình Thành phố Cần Thơ.
3.4 Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề XDĐ của các cơ quan Đài PT-TH địa phương có nhiều nội
dung quan trọng, như : Báo chí truyền hình địa phương tham gia thực hiện
XDĐ ; Báo chí truyền hình địa phương tạo diễn đàn cho nhân dân tham gia
XDĐ ; Báo chí truyền hình địa phương tham gia giám sát phản biện công tác
XDĐ...
Trong phạm vi luận văn này, tác giả khảo sát nghiên cứu vấn đề tuyên
truyền về XDĐ trên 3 kênh truyền hình THVL, THTPCT, THTV. Thời gian
từ tháng 6 - 2019 đến hết tháng 6 -2020. Nhằm làm rõ ưu điểm, hạn chế về
nội dung, hình thức thể hiện các tác phẩm báo chí XDĐ trên sóng truyền hình
địa phương và những giải pháp khắc phục hạn chế về nội dung, hình thức thể
hiện trong tuyên truyền XDĐ trên sóng truyền hình địa phương.
3.5 Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề lý luận về triết
học, báo chí học, chính trị học, các khoa học liên quan như: kinh tế học, xã
hội học, logic học, toán học… kết hợp phân tích lý luận và thực tiễn nhằm
làm rõ nội dung, nhiệm vụ của đề tài.
Khi thực hiện luận văn, tác giả sử dụng lý luận chung mang tính hệ
thống về nội dung, yêu cầu đối với báo chí nói chung và đối với thể loại báo
16


chí truyền hình nói riêng về tun truyền xây dựng Đảng. Trong đó, xác định
những nội dung tuyên truyền về xây dựng Đảng trên kênh truyền hình địa

phương; về xu hướng phát triển của truyền hình ở Việt Nam; hệ thống lý
thuyết về chương trình truyền hình; về nội dung, hình thức thể hiện của
chương trình truyền hình tuyên truyền về xây dựng Đảng... Từ đó, vận dụng
vào việc khảo sát, phân tích thực trạng nội dung, và hình thức thể hiện của tác
phẩm báo chí truyền hình tun truyền về xây dựng Đảng trên kênh truyền
hình địa phương.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả thực hiện
những phương pháp nghiên cứu chính sau đây :
- Phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu tài liệu thứ cấp: Thu thập
thông tin, dữ liệu về tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình tuyên
truyền về xây dựng Đảng trên kênh truyền hình địa phương (trên các kênh :
Truyền hình Vĩnh Long - THVL, Truyền hình Trà Vinh - THTV, Truyền hình
thành phố Cần Thơ - THTPCT).
- Phương pháp thống kê: Tổng hợp thống kê số lượng, thời lượng, nội
dung, hình thức thể hiện của các tác phẩm truyền hình tuyên truyền về xây
dựng Đảng ( trên các kênh : THVL, THTV, THTPCT).
- Phương pháp phân tích nội dung: Phân tích đánh giá đặc trưng, ưu
điểm, hạn chế của các chương trình truyền hình địa phương tuyên truyền về
xây dựng Đảng ( trên các kênh : THVL, THTV, THTPCT).
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu lãnh đạo Đài PT-TH địa
phương trong diện khảo sát; Những chuyên gia/ nhà nghiên cứu báo chí truyền thơng ; Lãnh đạo địa phương ; Khán giả...
- Phương pháp lập bảng hỏi an-két: Lập bảng hỏi dành cho công chúng
trả lời về lựa chọn xem chương trình truyền hình về xây dựng Đảng trên kênh
17


Truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Cần Thơ, Truyền hình Trà Vinh (300
người thuộc các đối tượng khác nhau).
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần hệ thống hóa khung lý luận về báo chí truyền hình,
cụ thể là về giải pháp thực hiện tác phẩm tin, phóng sự, chuyên mục, chuyên
đề, phim tài liệu truyền hình về XDĐ. Đồng thời nêu ra những yêu cầu cần
thiết đối với người làm báo chí truyền hình để tối ưu hóa việc thực hiện
chương trình truyền hình về XDĐ trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ giữa
các kênh truyền hình hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề về tuyên truyền XDĐ
theo hướng khắc phục hạn chế về nội dung, hình thức thể hiện chương trình
tác phẩm, đảm bảo đầy đủ yêu cầu về nội dung XDĐ và yêu cầu nâng cao tính
gần gũi, thu hút, hấp dẫn của tác phẩm về XDĐ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu và
sở thích, thói quen tiếp nhận thơng tin của khán giả đối với tác phẩm truyền
hình về nội dung này.
Kết quả đạt được của luận văn sẽ giúp ích cho việc phát triển nâng cao
tay nghề của người làm báo hình, khắc phục hạn chế các chương trình truyền
hình ở Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long về tuyên truyền XDĐ, làm tư
liệu giúp các Đài ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tham khảo về việc
nâng cao chất lượng tác phẩm truyền hình về nội dung này. Và đây cũng là tài
liệu tham khảo cho sinh viên, cho những cơ sở đào tạo báo chí, những người
quan tâm đến đề tài.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
18


Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề tuyên truyền xây
dựng Đảng trên sóng truyền hình của Đài PT- TH địa phương.
Chương 2 : Thực trạng vấn đề tun truyền XDĐ trên sóng truyền

hình của Đài PTTH địa phương.
Chương 3 : Giải pháp cho vấn đề tun truyền Xây dựng Đảng trên
sóng truyền hình của Đài PT-TH địa phương.

19


CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
TUN TRUYỀN XDĐ TRÊN SĨNG TRUYỀN HÌNH
CỦA ĐÀI PT-TH ĐỊA PHƯƠNG
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Vấn đề tuyên truyền xây dựng Đảng
Vấn đề
Vấn đề (Issue / Problem) theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là sự việc
quan trọng, là điều cần được nghiên cứu, thảo luận, xem xét, giải quyết. Có
loại vấn đề được xác định rõ ràng, nhưng cũng có loại vấn đề khơng được xác
định rõ ràng, và tất cả đều cần có những cách tiếp cận phù hợp. Với những
vấn đề được xác định rõ thì có mục tiêu cụ thể, các giải pháp dự kiến cũng cụ
thể, và thường có thể lập kế hoạch ban đầu nhiều hơn so với những vấn đề
không được xác định rõ.
Giải quyết vấn đề bao gồm sử dụng các phương pháp một cách hợp lý
để tìm những giải pháp, quy tắc có thể áp dụng, đại diện cho chìa khóa để giải
quyết vấn đề... Đơi khi địi hỏi tư duy trừu tượng, hoặc phải đưa ra giải pháp
sáng tạo.
Tuyên truyền
Theo từ điển tiếng Việt, tuyên truyền có nghĩa là phổ biến một chủ
trương, một học thuyết, để làm chuyển biến thái độ của đối tượng nghe, xem,
tiếp thu và thúc đẩy đối tượng hoạt động theo một đường lối, nhằm một mục
đích nhất định...
Xây dựng

Xây dựng (build, construct) theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là làm nên,
gây dựng nên cơng trình, hay kiến trúc theo một kế hoạch nhất định, làm cho
hình thành một chỉnh thể chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo một phương
20


hướng nhất định, hoặc sáng tạo ra điều có giá trị tinh thần, ý nghĩa trừu
tượng... Xây dựng cịn có nghĩa tạo ra sản phẩm có giá trị, đóng góp làm cho
tốt hơn, tiến bộ hơn theo một mục tiêu, tiêu chuẩn, yêu cầu nào đó.
Đảng – Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam do Bác Hồ sáng lập từ năm 1930. Sự ra đời
của Đảng xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Sự tồn tại, và phát triển của Đảng
phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng
quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Thắng lợi của Cánh mạng
Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ - nhà nước cơng nơng đầu tiên ở Đông
Nam Á, đưa dân tộc Việt Nam tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi
của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ, năm 1954, cuộc Tổng tiến cơng và nổi dậy mùa Xn năm
1975, hồn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ
Tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế; thắng lợi của công cuộc đổi mới và hội
nhập quốc tế, đưa đất nước tiếp tục quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đảng Cộng sản Việt Nam thường được gọi “Đảng ta” luôn mang bản
chất giai cấp công nhân. Mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta là Chủ nghĩa xã hội
và Chủ nghĩa cộng sản. Nền tảng tư tưởng của Đảng là Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nguyên tắc tổ chức của Đảng ta là tập trung
dân chủ. Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, lấy phê bình và tự phê bình làm
quy luật phát triển. Bác Hồ luôn khẳng định: Đảng ta không chỉ là Đảng của
giai cấp công nhân mà là Đảng của nhân dân lao động và của dân tộc Việt
Nam.
Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng đã xác định :

- Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân,
đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt
21


×