Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

NHỮNG vị VUA TRONG LỊCH sử VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 198 trang )

NHÂN VĂN – THÂN THIỆN – HIỆN ĐẠI

NHỮNG VỊ VUA
TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

1


NHÂN VĂN – THÂN THIỆN – HIỆN ĐẠI
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................................................... 4
Câu chuyện 1: Hùng Vương và những câu chuyện truyền thuyết ................................................................ 5
Câu chuyện 2: Nhà Triệu và truyền thuyết Mỵ Châu Trọng Thủy............................................................. 10
Câu chuyện 3: Hai Bà Trưng và câu chuyện dựng cờ khởi nghĩa .............................................................. 13
Câu chuyện 4: Lý Nam Đế - Vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lý .................................................................. 16
Câu chuyện 5: Triệu Việt Vương – Người có cơng khơi phục lại nền độc lập cho đất nước ...................... 19
Câu chuyện 6: Kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, mở đầu thời kỳ độc lập tự chủ ........................................... 21
Câu chuyện 7: Ngô Quyền - Từ đỉnh cao nghệ thuật quân sự trên sông Bạch Đằng đến phục dựng đất nước
................................................................................................................................................................ 28
Câu chuyện 8: Đinh Tiên Hoàng – Dẹp loạn 12 sứ quân, sáng lập nhà nước phong kiến đầu tiên trong lịch
sử. ........................................................................................................................................................... 31
Câu chuyện 9: Lê Đại Hành – một trong những vị vua kiệt xuất thời Tiền Lê ........................................... 36
Câu chuyện 10: Lý Thái Tổ - định đô Thăng Long, mở đầu 200 năm vương triều nhà Lý ......................... 40
Câu chuyện 11: Lý Thái Tông và công cuộc xây dựng vương triều nhà Lý............................................... 45
Câu chuyện 12: Lý Thánh Tông – vị vua làm rạng danh nhà Lý ............................................................... 49
Câu chuyện 13: Lý Nhân Tơng – vị vua đặt nền móng cho chế độ khoa cử Việt Nam............................... 53
Câu chuyện 14: Năm vị vua cuối cùng của vương triều Lý ....................................................................... 58
Câu chuyện 15: Trần Thái Tơng – chấm dứt hồn tồn triều Lý và trở thành vị vua đầu tiên của nhà Trần 65
Câu chuyện 16: Trần Thánh Tông – Vị vua đã đem trọn vẹn tuổi xuân của mình hiến dâng cho đất nước . 68
Câu chuyện 17: Trần Nhân Tơng – một vị vua anh minh và quyết đốn ................................................... 72
Câu chuyện 18: Trần Anh Tơng – vị hồng đế thứ tư của nhà Trần .......................................................... 76


Câu chuyện 19: Hồ Quý Ly – người lập ra vương triều mới mang tên triều Hồ......................................... 80
Câu chuyện 20: Lê Thái Tổ - vị vua sáng lập vương triều Lê.................................................................... 84
Câu chuyện 21: Lê Thái Tông – bậc hùng đại lược, quyết đoán và chủ động ............................................ 88
Câu chuyện 22: Lê Thánh Tơng – bậc minh qn có cơng lớn trong lịch sử dân tộc ................................. 91
Câu chuyện 23: Lê Hiến Tông – vị vua anh minh, có cơng gìn giữ cơ đồ triều Lê Sơ................................ 98
Câu chuyện 24: Mạc Thái Tổ và vương triều nhà Mạc ........................................................................... 101
Câu chuyện 25: Lê Trang Tơng – vị hồng đế đầu tiên của nhà Lê Trung Hưng ..................................... 107
Câu chuyện 26: Lê Anh Tông – vị vua thay đổi cục diện chính trị nước nhà thời Lê Trung Hưng ........... 110
Câu chuyện 27: Trịnh Cương và những cải cách thay đổi bộ mặt Đàng ngoài ......................................... 112
Câu chuyện 28: Những vị chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và sự suy vong của một triều đại ........................... 117
Câu chuyện 29: Chúa Tiên Nguyễn Hồng và cơng cuộc đặt nền tảng cho cơ nghiệp của vương triều
Nguyễn ................................................................................................................................................. 123
Câu chuyện 30: Chúa Sãi và Chúa Thượng – hai vị chúa có cơng xây dựng Đàng Trong thịnh trị........... 130
Câu chuyện 31: Chúa Hiền, Chúa Nguyễn – những vị chúa Nguyễn của chính quyền Đàng Trong trong lịch
sử Việt Nam .......................................................................................................................................... 136
Câu chuyện 32: Chúa Minh mở rộng bờ cõi, xây dựng Đàng Trong thịnh trị .......................................... 142
Câu chuyện 33: Hai vị chúa Nguyễn cuối cùng và sự suy vong của Đàng Trong .................................... 147
Câu chuyện 34: Quang Trung – vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn .................................................... 152



/>
/> /> />
Trang 2


NHÂN VĂN – THÂN THIỆN – HIỆN ĐẠI
Câu chuyện 35: Mười ba vị vua triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.. 156
Câu chuyện 36: Nguyễn Ánh – vị vua sáng lập nhà Nguyễn................................................................... 162
Câu chuyện 37: Vua Minh Mạng – vị vua có nhiều cải cách lớn của nhà Nguyễn ................................... 167

Câu chuyện 38: Hồng đế Thiệu Trị chính thức lên nối ngơi trị vì Đế quốc Đại Nam ............................. 171
Câu chuyện 39: Vua Tự Đức và sự suy yếu của vương triều nhà Nguyễn ............................................... 174
Câu chuyện 40: Vua Hàm Nghi trong công cuộc kháng chiến chống Pháp ............................................. 178
Câu chuyện 41: Vua Thành Thái và những nỗi đau của một ông vua yêu nước....................................... 182
Câu chuyện 42: Duy Tân - vị vua trẻ tuổi đã biết cất lên vai trọng trách của một vị minh quân ............... 186
Câu chuyện 43: Vua Khải Định và lối sống xa xỉ bị ngươi đời giễu cợt .................................................. 189
Câu chuyện 44: Bảo Đại – vị vua cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam..................................... 192
LỜI KẾT ............................................................................................................................................... 197



/>
/> /> />
Trang 3


NHÂN VĂN – THÂN THIỆN – HIỆN ĐẠI

NHỮNG VỊ VUA TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
LỜI NÓI ĐẦU
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
(Hồ Chí Minh)
Muốn tìm hiểu về một quốc gia, người ta thường thông qua cánh cửa màu nhiệm mang tên lịch
sử. Ở rất nhiều nước trên thế giới, lịch sử là một môn học hết sức quan trọng, là nguồn cảm hứng
vô tận để các ngành nghệ thuật khai thác, xây dựng thành những tác phẩm có giá trị …
Lịch sử phong kiến Việt Nam trải hàng ngàn năm với sự thăng trầm biến động qua nhiều triều
đại, với hơn 100 đời vua nối nhau trị vì. Những vị vua thường có xuất thân tôn quý, là "thiên tử"
thay trời hành đạo, trị quốc an dân.
Đã có biết bao giai thoại nhuốm màu sắc huyền bí, lạ lùng bao quanh để tăng thêm vẻ uy nghi,

oai dũng của họ, thế nhưng vua cũng chỉ là người như bao người bình thường khác, cũng nếm đủ
mùi vị của cuộc sống đời thường.
“NHỮNG VỊ VUA TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM” là tập hợp những câu chuyện được chắt
lọc từ các giai thoại về các sự kiện, nhân vật lịch sử. Nhờ có truyền thuyết và giai thoại ngàn đời
trong dân gian, các bạn có thể tái tạo lại phần nào diện mạo của lịch sử dân tộc vào thời kỳ xa xưa
mà thời gian đã xóa đi phần nào nhân chứng, vật chứng.
Sau đây xin mời các bạn sẽ cùng CLB Ngôn ngữ và EQ tìm hiểu về các vị vua Việt Nam nhé!



/>
/> /> />
Trang 4


NHÂN VĂN – THÂN THIỆN – HIỆN ĐẠI
Câu chuyện 1: Hùng Vương và những câu chuyện truyền thuyết
Bác Hồ đã có câu: “Các vua Hùng đã có cơng dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy
nước”. Quả thực, thời đại Hùng Vương đã giữ một sứ mệnh quan trọng trong lịch sử. Đó là thời kỳ
dựng nước, thời kỳ bình minh của dân tộc ta, đồng thời cũng là thời kỳ hình thành nên những giá
trị văn hố Đông Sơn rực rỡ.
1. Đôi nét về thời đại của vua Hùng
Theo tục truyền thì vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, khi đi tuần thú phương
Nam đến núi Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) thì gặp một nàng tiên. Họ lấy nhau và đẻ ra
người con trai tên là Lộc Tục. Sau này, Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua
phương Bắc và phong Lộc Tục làm vua phương Nam. Lộc Tục xưng là Kinh Dương Vương, lấy
quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào quãng năm 2879 trước
CN và lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm. Sau này Sùng Lãm nối ngôi làm
vua, xưng là Lạc Long Quân. Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân lấy Âu Cơ làm vợ. Hai người
sinh ra bọc trăm trứng, cái bọc ấy nở ra một trăm người con trai anh dũng phi thường.

Sau này, Âu Cơ cùng năm mươi con trai ở tại Phong Châu, Hùng Vương cùng năm mươi người
con trai xuống Thuỷ phủ. Người con trưởng là Lạc Long Quân đứng lên làm vua, lấy hiệu là Hùng
Vương.
2. Lịch sử dựng nước Văn Lang của vua Hùng
Theo ghi chép sử liệu, Hùng Vương thứ I là Lạc Long Quân, lên ngôi vào năm 2839 trước công
nguyên, đặt quốc hiệu là Văn Lang.
Dân số của Văn Lang khoảng 40, 50 vạn người, chủ yếu phân bố ở khu vực trung du, hạ du sông
Hồng và sông Mã. Nước Văn Lang bao gồm 15 bộ lạc hợp thành, đứng đầu mỗi bộ lạc nhằm giúp
việc cho vua Hùng là các Lạc hầu, Lạc tướng hay còn gọi là bộ tướng. Con trai vua gọi là Quan
Lang, con gái vua gọi là Mị Nương. Vua nước Văn Lang tất cả 18 đời đều xưng hiệu là Hùng
Vương.
Các vua Hùng trị vì được 18 đời trong đó vị vua cuối cùng có Quý hiệu Hùng Duệ Vương.
Nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên của Việt Nam. Tuy cịn ở hình thức sơ khai và sự phân hoá
xã hội chưa sâu sắc nhưng đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng mở đầu thời đại dựng nước và
giữ nước của dân tộc. Đây cũng là thời kỳ hình thành nên những giá trị văn hố Đơng Sơn rực rỡ.
3. Đền thờ và lễ tưởng nhớ
Ở thời đó, các Vua Hùng đã dạy dân trồng lúa nước và chọn núi Nghĩa Lĩnh, ngọn núi cao nhất



/>
/> /> />
Trang 5


NHÂN VĂN – THÂN THIỆN – HIỆN ĐẠI
vùng để thực hiện những nghi lễ theo tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp như thờ thần lúa, thần
mặt trời để cầu mưa thuận gió hịa, mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi, nảy nở. Để ghi nhớ công
lao to lớn của các Vua Hùng, nhân dân đã lập đền thờ tưởng niệm (khu di tích lịch sử đền Hùng)
mà trung tâm là núi Nghĩa Lĩnh và lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Tổ. Từ trung

tâm thờ tự đầu tiên này, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương dần lan tỏa, có sức sống lâu bền từ đời
này qua đời khác, từ đồng bằng lên miền núi, từ Bắc vào Nam, từ trong nước ra nước ngồi. Đất
nước có lúc thịnh lúc suy, có lúc bị giặc ngoại xâm thống trị nhưng Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương vẫn được các thế hệ duy trì đến tận ngày nay và cịn mãi đến mn đời sau.
Xuất phát từ đạo lý văn hóa "Ẩm hà tư nguyên/ Uống nước nhớ nguồn"; Thờ cúng Vua Hùng
đã trở thành tín ngưỡng văn hóa đặc trưng, mang tính bản địa sâu sắc của người Việt. Ngày Giỗ Tổ
không chỉ đơn thuần là ngày con cháu bốn phương hội tụ thắp hương cúng giỗ Tổ tiên mà còn là
ngày giao lưu văn hóa giữa các vùng miền.
Trên khắp mọi nẻo đường, mọi vùng quê, chốn đầu non ngọn suối, trong tâm thức của người
dân đất Việt đều khắc cốt ghi tâm sâu đậm ký ức thiêng liêng về một cội nguồn chung:
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm."
Giỗ Tổ Hùng Vương - Tri ân cơng đức Tổ Tiên đã trở thành tín ngưỡng, bản sắc văn hóa đặc
trưng của người Việt.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có nhiều hình thức đa dạng, điển hình là việc Vua Hùng
được thờ chung với nhiều nhân vật như các công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa; các Hùng hầu, Hùng
tướng; Tản Viên Sơn Thánh; Hai Bà Trưng… tại các cụm di tích ở Phú Thọ. Người Việt Nam sống
ở nước ngồi khi có dịp cũng “thỉnh” chân hương tại đất Tổ (Phú Thọ) để mang về cắm trên bàn
thờ của gia đình.
Trong thời gian diễn ra lễ hội cịn có nhiều trị chơi dân gian truyền thống như bịt mắt bắt dê,
kéo co, cướp cờ, thi bơi, bắt vịt trên ao/sông, …
Với những giá trị độc đáo và riêng biệt, ngày 6/12/2012, tại Paris (Pháp), UNESCO đã chính
thức cơng nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản Văn hóa phi vật thể. Đây
là di sản đầu tiên của Việt Nam được vinh danh ở loại hình tín ngưỡng. Đây cũng là lần đầu tiên
UNESCO cơng nhận tín ngưỡng thờ Tổ là Di sản Văn hóa phi vật thể. Giỗ Tổ Hùng Vương là sự
khẳng định tín ngưỡng bản sắc văn hố đặc trưng của người Việt và trở thành động lực tinh thần
đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Văn hoá ấy, nền tảng đạo lý ấy ngày càng được củng cố, phát triển
và trở thành lẽ sống, đạo đức, niềm tin cho các thế hệ người Việt và trở thành sức mạnh của cộng



/>
/> /> />
Trang 6


NHÂN VĂN – THÂN THIỆN – HIỆN ĐẠI
đồng Việt Nam.
4. Liên hệ thực tế
Ngày nay có nhiều con đường mang tên “Hùng Vương” như để tỏ lòng biết ơn những công lao
mà các vị vua Hùng đã làm cho dân tộc ta, ví dụ như đường Hùng Vương ở Ba Đình, HN. Đây là
con đường lớn chạy ngang qua cổng Phủ Chủ tịch, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, quảng trường Ba
Đình; cắt ngang qua các phố Phan Đình Phùng, Chùa Một Cột, Lê Hồng Phong, Trần Phú. Bên
cạnh đó, cũng có những trường học mang tên “Hùng Vương” như trường Trung học phổ thông
chuyên Hùng Vương. Đây là ngôi trường nằm ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
5. Các truyền thuyết về thời vua Hùng Vương:
-

Phù Đổng Thiên Vương

-

Sơn Tinh Thủy Tinh

-

Bọc Trăm Trứng

-


Bánh Chưng – Bánh Giầy

-

Nguồn gốc dưa hấu

-

Chử đồng tử

-

Cột đá thề

Nhân đây, các cô cũng muốn giới thiệu cho các bạn biết thêm các truyền thuyết về thời kì Hùng
Vương:
Truyền thuyết Phù Đổng Thiên Vương
Vào đời Vua Hùng Vương thứ 6 có giặc Ân rất mạnh, đã thơn tính nhiều nước xung quanh.
Chúng kéo sang xâm lược nước ta. Thế giặc rất mạnh, quan quân không sao chống cự nổi. Nhà Vua
cho sứ giả đi rao tìm người tài giỏi ra giúp nước.
Lúc bấy giờ ở làng Phù Đổng, bộ Vũ Ninh có một nhà giàu đã 62 tuổi mới sinh được một con
trai, lên ba mà vẫn chưa biết nói. Cậu bé suốt ba năm chỉ nằm ngửa không tự ngồi hay đứng được.
Khi sứ giả đến làng rao cầu hiền, cậu bé thốt nhiên nói được và xin với cha cho mời sứ giả nhà
Vua vào hỏi chuyện. Khi sứ giả đến, cậu bé xin sứ giả về tâu Vua đúc cho cậu một con ngựa sắt,
một thanh kiếm, một cái nón sắt rồi cậu sẽ ra quân diệt giặc.
Từ khi sứ nhà Vua về làng, cậu bé mỗi ngày một lớn, ăn khoẻ lạ thường. Ngày tháng trôi qua,
cậu lớn phổng lên thành người khổng lồ.
Khi giặc Ân kéo đến chân núi Châu Sơn (thuộc Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) thì sứ giả đem ngựa,
kiếm và nón sắt dâng cho cậu. Cậu vươn vai đứng dậy rồi nhảy lên ngựa. Ngựa chạy đến đâu, miệng

phun ra lửa đến đó. Cậu xơng vào đội ngũ giặc, sải kiếm chém giặc như chém chuối. Kiếm gẫy, cậu
nhổ cả các cụm tre mà đánh giặc. Không đương nổi sức mạnh thần diệu của chàng trai Phù Đổng,


/>
/> /> />
Trang 7


NHÂN VĂN – THÂN THIỆN – HIỆN ĐẠI
tàn quân giặc quỳ gối xin hàng.
Phá xong giặc Ân, người Anh hùng làng Phù Đổng đi lên đỉnh núi Sóc Sơn, cả người lẫn ngựa
bay lên trời. Vua nhớ ơn, truyền lập đền thờ ở làng Phù Đổng và sắc phong là Phù Đổng Thiên
Vương.
Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh
Vua Hùng Vương thứ 18 kén chồng cho con gái là Mỵ Nương. Sơn Tinh (Thần Núi) và Thủy
Tinh (Thần Nước) cùng đến cầu hôn. Hùng vương hứa gả con gái cho người nào ngày mai mang lễ
vật đến trước. Sơn Tinh đem lễ vật đến sớm hơn và được đưa Mỵ Nương về núi. Thủy Tinh đến
sau nổi giận dâng nước sông lên đánh Sơn Tinh. Nước dâng lên đến đâu Sơn Tinh làm cho núi đồi
cao lên đến đó. Cuối cùng Thủy Tinh thua trận phải rút nước. Hằng năm, cuộc chiến thường diễn
lại.
Truyền thuyết này phản ánh các trận lụt ở lưu vực sông Hồng và việc đắp đê trị thủy của tổ tiên
ta có từ xa xưa.
Truyền thuyết Bọc trăm trứng
Vua đầu nước ta - Kinh Dương Vương là cháu bốn đời Viêm Đế Thần Nông - vị thần trông coi
nghề nông ở trên trời). Kinh Dương Vương lấy Thần Long nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long
Quân đi tuần thú gặp Âu Cơ ở động Lăng Xương kết làm vợ chồng, đưa về núi Nghĩa Lĩnh. Âu Cơ
sinh ra một bọc trăm trứng nở thành trăm con trai. Khi các con khôn lớn, Lạc Long Quân nói: "Ta
là giống Rồng, nàng là giống Tiên, khơng thể ở lâu với nhau được". Bèn chia 50 con cho Âu Cơ
đem lên núi, còn Lạc Long Quân dẫn 49 người con xuống biển, để lại người con cả nối ngơi hiệu

là Hùng Vương đặt tên nước Văn Lang đóng đô ở thành Phong Châu, truyền được 18 đời đều gọi
là Hùng Vương.
Truyền thuyết Bánh chưng – Bánh giầy
Vua Hùng thứ 6 muốn chọn con hiền cho nối ngôi, mới ban lệnh thi cỗ. Các hồng tử ra sức tìm
kiếm sơn hào hải vị bày biện. Riêng Lang Liêu chỉ dùng gạo nếp thơm chế ra bánh giày, bánh
chưng. Vua thấy Lang Liêu hiếu thảo siêng năng, sáng chế ra hai bánh quý bèn truyền ngôi cho làm
Hùng Vương thứ 7
Truyền thuyết Nguồn gốc dưa hấu (Mai An Tiêm)
An Tiêm là con ni Vua Hùng, nói năng kiêu ngạo, bị đày ra đảo hoang. Vợ chồng An Tiêm
chỉ được mang theo một ít lương thực và con dao phát. Chàng thấy đàn quạ đến đảo ăn thứ quả da
xanh lòng đỏ, dây bò trên mặt đất. An Tiêm lấy một quả ăn thử thấy ngon ngọt khỏe người, bèn trỉa
đất rắc hạt trồng khắp đảo. Đến vụ thu hoạch chàng gọi thuyền bn vào bán. Vua biết tin liền cho
đón về.



/>
/> /> />
Trang 8


NHÂN VĂN – THÂN THIỆN – HIỆN ĐẠI
Truyền thuyết Chử Đồng Tử
Cơng chúa Tiên Dung con Vua Hùng 18 thích du chơi phóng khống. Nàng cưỡi thuyền xi
sơng Cái, đến bãi Tự Nhiên sai căng màn tắm. Không ngờ dội lớp cát trôi lộ ta chàng đánh cá ở trần
vùi mình trong hố, tên là Chử Đồng Tử. Tiên Dung cho rằng duyên trời xe, bèn lấy chàng làm
chồng. Vua cha biết tin giận sai quân đến bắt, thì cả vùng đất cùng Chử Đồng Tử và Tiên Dung bay
lên trời.
Truyền thuyết Cột đá thề
Vua Hùng Vương thứ 18 không có con trai, nhường ngơi cho con rể là Nguyễn Tuấn tức là Tản

Viên. Thục Phán là cháu Vua Hùng làm lạc tướng bộ lạc Tây Vu đem quân đến tranh ngôi, xảy ra
chiến tranh Hùng - Thục. Tản Viên khuyên vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán. Phán cảm kích
dựng hai cột đá trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thề rằng sẽ kế tục giữ nước và thờ tự các Vua Hùng. Phán
sai thợ đẽo đá dựng miếu trên núi và cho mời dòng tộc nhà vua đến ở chân núi lập ra làng Trung
Nghĩa giao cho trông nom đền miếu, cấp cho đất ngụ lộc từ Việt Trì trở ngược đến hết địa giới nước
nhà. Lại sai dựng miếu ở động Lăng Xương thờ bà mẹ Tản Viên, cấp đất ngụ lộc cho Tản Viên từ
cửa sông Đà trở lên phía Tây Bắc. Sau đó Thục Phán xưng là An Dương Vương, đóng đơ ở Cổ Loa
đặt tên nước là Âu Lạc.
6. Lời kết
Hùng Vương là thời kỳ dựng nước, thời kỳ bình minh của dân tộc ta, đồng thời cũng là thời kỳ
hình thành nên những giá trị văn hố Đơng Sơn rực rỡ. Có thể nói,
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thời đại Hùng Vương chính là trách nhiệm của thế hệ ngày nay
để muôn đời sau hiểu và luôn hướng về cội nguồn dân tộc, góp phần giáo dục truyền thống và củng
cố khối đại đồn kết, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc.



/>
/> /> />
Trang 9


NHÂN VĂN – THÂN THIỆN – HIỆN ĐẠI
Câu chuyện 2: Nhà Triệu và truyền thuyết Mỵ Châu Trọng Thủy
Nhà Triệu đã tồn tại ở nước ta 97 năm và lấy quốc hiệu là Nam Việt, kinh đô ở Phiên Ngung
(gần Quảng Châu, Trung Quốc). Đây là giai đoạn có rất nhiều quan điểm trái chiều trong lịch sử.
Quan điểm chính thống hiện nay của Việt Nam coi nhà Triệu là triều đại của ngoại bang, thời kỳ
Bắc thuộc (bị Trung Hoa đơ hộ) được tính từ thời nhà Triệu (179 trước cơng ngun). Nếu sau này
các bạn muốn tìm hiểu thêm về nhà Triệu, hãy cố gắng đọc thêm tài liệu, còn ở đây, chúng ta sẽ
cùng đến với truyền thuyết Mỵ Châu Trọng Thủy để biết được Trung Hoa đã bắt đầu xâm lấn Việt

Nam từ lúc nào và những huyền tích của giai đoạn ấy.
Sau khi An Dương Vương xây thành Cổ Loa, thần Kim Quy cho An Dương Vương một cái
móng của mình để làm lẫy nỏ mà giữ thành. Theo lời thần dặn, nỏ có được cái lẫy làm bằng móng
chân thần sẽ là chiếc nỏ bắn trăm phát trúng cả trăm, và chỉ một phát có thể giết hàng ngàn quân
địch. An Dương Vương chọn trong đám gia thần được một người làm nỏ rất khéo tên là Cao Lỗ và
giao cho Lỗ làm chiếc nỏ thần. Lỗ gắng sức trong nhiều ngày mới xong. Chiếc nỏ rất lớn và rất
cứng, khác hẳn với những nỏ thường, phải tay lực sĩ mới giương nổi. An Dương Vương quý chiếc
nỏ thần vô cùng, lúc nào cũng treo gần chỗ nằm.
Lúc bấy giờ Triệu Đà làm chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng
vì An Dương Vương có nỏ thần, qn Nam Hải bị giết hại rất nhiều nên Đà đành cố thủ đợi chờ
thời cơ. Triệu Đà thấy dùng binh khơng lợi, bèn xin giảng hịa với An Dương Vương, sai con trai
là Trọng Thuỷ sang cầu thân, nhưng chủ ý là tìm cách phá chiếc nỏ thần.
Trong những ngày đi lại để giả kết tình hồ hiếu, Trọng Thuỷ được gặp Mỵ Châu, con gái yêu
của An Dương Vương, một thiếu nữ mày ngài, mắt phượng, nhan sắc tuyệt trần. Trọng Thuỷ đem
lòng yêu dấu Mỵ Châu, Mỵ Châu dần dần cũng xiêu lòng. Hai người trở nên thân thiết, khơng cịn
chỗ nào trong Loa thành mà Mỵ Châu không dẫn người yêu đến xem. An Dương Vương không
nghi kỵ gì cả. Thấy đơi trẻ thương u nhau, vua liền gả Mỵ Châu cho Trọng Thuỷ.
Một đêm trăng sao vằng vặc, Mỵ Châu cùng Trọng Thuỷ ngồi trên phiến đá trắng giữa vườn,
cùng nhau nhìn dãy tường thành cao nhất. Trong câu chuyện tỷ tê, Trọng Thuỷ hỏi vợ rằng: Nàng
ơi, bên Âu Lạc có bí quyết gì mà khơng ai đánh được? Mỵ Châu đáp: Có bí quyết gì đâu chàng, Âu
Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần bắn một phát chết hàng nghìn qn địch, như thế cịn
có kẻ nào đánh nổi được? Trọng Thuỷ làm bộ ngạc nhiên, vờ như mới nghe nói đến nỏ thần lần
đầu. Chàng ngỏ ý muốn xem chiếc nỏ. Mỵ Châu không ngần ngại, chạy ngay vào chỗ nằm của cha,
lấy nỏ thần đem ra cho chồng xem. Nàng lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng chân thần
Kim Quy và giảng cho Trọng Thuỷ cách bắn. Trọng Thuỷ chăm chú nghe, chăm chú nhìn cái lẫy,


/>
/> /> />
Trang 10



NHÂN VĂN – THÂN THIỆN – HIỆN ĐẠI
nhìn khn khổ cái nỏ hồi lâu, rồi đưa cho vợ cất đi.
Hôm sau, Trọng Thủy xin phép An Dương Vương về thăm cha. Hắn thuật lại cho Triệu Đà biết
về chiếc nỏ thần. Đà sai một gia nhân chuyên làm nỏ, chế một chiếc lẫy nỏ giống hệt của An Dương
Vương. Lẫy giả làm xong, Trọng Thuỷ giấu vào trong áo, lại trở sang Âu Lạc.
An Dương Vương vốn chiều con gái, thấy con mỗi khi gặp chồng thì vui vẻ sung sướng, liền
sai gia nhân bày tiệc rượu để ba cha con cùng vui. Trọng Thuỷ uống cầm chừng, còn An Dương
Vương và Mỵ Châu say tuý luý. Thừa lúc bố vợ say, Trọng Thuỷ lẻn ngay vào phòng tháo lấy cái
lẫy bằng móng chân thần Kim Quy và thay cái lẫy giả bằng móng rùa thường vào.
Hơm sau, thấy chồng có vẻ bồn chồn, hết đứng lại ngồi khơng n, Mỵ Châu hỏi chồng rằng:”
Chàng như có gì lo lắng phải không?” Trọng Thuỷ đáp: “Ta sắp phải đi, Phụ vương dặn phải về
ngay để còn lên miền Bắc, miền Bắc xa lắm nàng ạ”. Mỵ Châu buồn rầu lặng thinh, Trọng Thuỷ
nói tiếp:” Bây giờ đơi ta sắp phải xa nhau, không biết đến bao giờ gặp lại! Nếu chẳng may xảy ra
binh đao, tơi biết đâu mà tìm?” Mỵ Châu nói:” Thiếp có cái áo lơng ngỗng, hễ thiếp chạy về hướng
nào thì thiếp sẽ rắc lơng ngỗng dọc đường, chàng cứ chạy theo dấu lông ngỗng mà tìm”. Nói xong
Mỵ Châu nức nở khóc.
Về đất Nam Hải, Trọng Thuỷ đưa cái móng rùa vàng cho cha, Triệu Đà mừng rỡ vô cùng, reo
lên rằng: “Phen này đất Âu Lạc sẽ về tay ta”. Chỉ ít ngày sau, Triệu Đà đã ra lệnh cất quân sang
đánh Âu Lạc.
Nghe tin báo, An Dương Vương cậy có nỏ thần, khơng phịng bị gì cả. Đến khi qn giặc đã đến
sát chân thành, An Dương Vương sai đem nỏ thần ra bắn thì khơng thấy linh nghiệm nữa. Qn
Triệu Đà phá cửa thành, ùa vào. An Dương Vương vội lên ngựa, đèo Mỵ Châu sau lưng, phi ngựa
thoát ra cửa sau. Ngồi sau lưng cha, Mỵ Châu bứt lông ngỗng ở áo rắc khắp dọc đường.
Đường núi gập ghềnh hiểm trở, ngựa chạy luôn mấy ngày đêm đến Dạ Sơn gần bờ biển. Hai
cha con định xuống ngựa ngồi nghỉ thì quân giặc đã gần đến. Thấy đường núi quanh co dốc ngược,
bóng chiều đã xuống, khơng cịn lối nào chạy, An Dương Vương liền hướng ra biến, khấn thần Kim
Quy phù hộ cho mình. Vua vừa khấn xong thì một cơn gió lốc cát bụi bốc lên mù mịt, làm rung
chuyển cả núi rừng. Thần Kim Quy xuất hiện, bảo An Dương Vương rằng “giặc ở sau lưng nhà

vua đấy”. An Dương Vương tỉnh ngộ, liền rút gươm chém Mỵ Châu, rồi nhảy xuống biểu tự vẫn.
Quân của Triệu Đà kéo vào chiếm đóng Loa thành, cịn Trọng Thuỷ một mình một ngựa theo
dấu lơng ngỗng đi tìm Mỵ Châu. Đến gần bờ biển, thấy xác vợ nằm trên đám cỏ, tuy chết mà nhan


/>
/> /> />
Trang 11


NHÂN VĂN – THÂN THIỆN – HIỆN ĐẠI
sắc không mờ phai. Trọng Thuỷ khóc ồ lên, thu nhặt thi hài đem về chôn trong thành, rồi đâm đầu
xuống giếng trong thành mà xưa kia Mỵ Châu thường tắm.
Ngày nay, ở làng cổ Loa, trước đền thờ An Dương Vương, còn cái giếng gọi là giếng Trọng
Thuỷ. Tục truyền khi Mỵ Châu đã bị cha giết chết rồi, máu nàng chảy xuống biển, trai ăn được nên
mới có ngọc châu. Lấy được ngọc trai ấy đem về rửa bằng nước giếng trong thành Cổ Loa thì ngọc
trong sáng vơ cùng.

Lời kết
Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy đã lý giải phần nào những bí ẩn của lịch sử, hi vọng đây
sẽ là kiến thức bổ ích giúp các bạn có thể hiểu hơn về thời nhà Triệu và những cung trầm trong
lịch sử Việt Nam.



/>
/> /> />
Trang 12



NHÂN VĂN – THÂN THIỆN – HIỆN ĐẠI
Câu chuyện 3: Hai Bà Trưng và câu chuyện dựng cờ khởi nghĩa
Lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước không thiếu những anh hùng hào kiệt, và Hai Bà Trưng
chính là minh chứng cho lời khẳng định ấy. Dù là phận nữ nhi, song, Hai Bà đã xốc vai gánh vác
việc nước, trả thù nhà – những hành động mà khó có bậc nam nhi lúc bấy giờ sánh bằng.
1. Thơng tin cá nhân
Hai Bà Trưng là tên gọi chung của hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai người phụ nữ được
đánh giá là anh hùng dân tộc của người Việt. Trong sử sách, hai bà được biết đến như những thủ
lĩnh khởi binh chống lại chính quyền đơ hộ của Đông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê
Linh và Trưng Trắc tự phong là Nữ vương. Thời kì của hai bà xen giữa Bắc thuộc lần 1 và Bắc
thuộc lần 2 trong lịch sử Việt Nam.
2. Cuộc đời
Hai Bà (Trưng Trắc và Trưng Nhị) sinh ra trong một gia đình quý tộc địa phương thuộc dịng dõi
các Vua Hùng. Cha là ơng Trưng Định, một hiền sĩ, văn võ toàn tài, được cử làm quan lạc tướng
đất Mê Linh. Khi ông Trưng Định về đất Cổ Lai (nay là làng Hạ Lôi, xã Mê Linh) ẩn thân dạy học
đã gặp bà Trần Thị Đoan con gái cụ Trần Minh (cũng là cháu chắt bên ngoại của Vua Hùng). Ơng
đã xin đính ước cùng bà.
Bà Đoan là người công dung ngôn hạnh, đức độ hiền hồ, giỏi chăn tằm dệt vải lụa. Sống giữa
vùng có nghề dệt truyền thống.
Vốn dòng dõi con nhà Lạc tướng, có chí phục quốc, hai chị em sớm có tư chất thơng minh, xinh
đẹp, có tài năng khác thường. Đặc biệt là Trưng Trắc, bà tỏ ra là người “rất can đảm, dũng lược”.
Đến khi trưởng thành, hai chị em được cha dạy binh thư võ nghệ, thạo đường cung kiếm. Khi ông
Hùng Định qua đời, bà Trần Thị Đoan tiếp tục nuôi dạy con theo ý nguyện của chồng.
Nghe tin vợ chồng ông Đỗ Năng Tế và bà Tạ Cẩn nương quê ở xứ Đoài là người hiền tài, giỏi
việc quân, bà Đoan liền mời hai người về dạy dỗ cho con. Chẳng bao lâu Trưng Trắc và Trưng Nhị
đã trở thành những người giỏi võ công văn trị.
Năm 19 tuổi, Trưng Trắc kết duyên cùng Thi Sách cũng là con Lạc Tướng ở huyện Chu Diên,
con hai nhà tướng kết hôn với nhau. Hai thế lực ở địa phương gắn bó với nhau bằng con đường hơn
nhân làm cho thanh thế của hai họ càng lên cao, khiến cho kẻ giặc lo sợ.




/>
/> /> />
Trang 13


NHÂN VĂN – THÂN THIỆN – HIỆN ĐẠI
3. Sự nghiệp làm vua
Các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra làm cho các triều địa phong kiến thống trị Trung quốc phải
ln đối phó. Phong trào khởi nghĩa đầu tiên chính là của Hai Bà Trưng năm 40 – 43 vào đầu thế
kỷ II do Trưng Trắc và Trưng Nhị lãnh đạo.
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc đấu tranh chống lại triều đình phong kiến nhà Hán (Trung
Quốc) địi quyền tự chủ của nhân dân ta. Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán, lập ra quốc
gia với kinh đô tại Mê Linh.
Diễn biến của cuộc khởi nghĩa như sau:
Vào mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hắc Môn (Phú Thọ, Hà Tây ngày
nay). Được đông đảo nhân dân hưởng ứng, quân khởi nghĩa đánh chiếm Mê Linh (Vĩnh Phúc) rồi
từ Mê Linh tiến đánh, chiếm Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) và Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh)
Tướng giặc Tô Định phải chạy trốn về nước. Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan. Cuộc
khởi nghĩa đã giành được thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua, đóng đơ ở Mê Linh. Bà bắt tay ngay
vào việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ và xoá thuế trong 2 năm liền cho nhân dân ba quận.
Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đơ hộ bị bãi bỏ.
Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung
Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa
quân.
Mùa hè năm 42, Mã Viện là một viên tướng đã từn chinh chiến ở phương Nam, được vua Hán
cử làm tổng chỉ huy sang xâm lược nước ta. Vì lực lượng còn yếu, cuộc kháng chiến của nhân dân
ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo đã bị đàn áp.
Cuối cùng, tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng đã hi sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê. Có thể thấy

cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng có ý nghĩa lớn đối với đất nước ta. Trước tiên, nó mở đầu cho
cuộc đấu tranh chống áp bức đô hộ của nhân dân Âu Lạc. Đồng thời khẳng định khả năng, vai trò
của phụ nữ trong đấu tranh dân tộc.
Anh hùng dân tộc Trưng nữ Vương đã lập nên và giữ vững nền độc lập, quyền tự chủ dân tộc
trong gần 3 năm. Hai Bà Trưng là biểu tượng của ý chí hiên ngang và khí phách quật cường của
dân tộc ta; thể hiện truyền thống yêu nước nồng nàn của phụ nữ Việt Nam “Giặc đến nhà, đàn bà
cũng đánh” trong những năm 40 sau công nguyên.
4. Liên hệ thực tế
Để tưởng nhớ những công lao của Hai Bà Trưng, ngày nay chúng ta có thể thấy tên của hai bà
được đặt cho nhiều trường học như:



/>
/> /> />
Trang 14


NHÂN VĂN – THÂN THIỆN – HIỆN ĐẠI
+ Trường THPT Đoàn Kết Hai Bà Trưng (Hà Nội)
+ Trường THPT Đoàn Kết Hai Bà Trưng (Huế)
Hay cịn có những tên đường mang tên Hai Bà Trưng như:
+ Phố Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
+ Đường Hai Bà Trưng, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
Đền thờ và lễ hội tưởng nhớ
Đặc biệt, hiện nay trên cả nước Việt Nam có 103 nơi thờ Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh ở 9
tỉnh, thành phố như: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nội, Hải Phịng, Thái Bình, Ninh Bình và riêng huyện
Mê Linh có 25 di tích ở 13 xã. Trong đó lớn nhất là Đền Hát Mơn thờ Hai Bà Trưng tại xã Hát Môn,
huyện Phúc Thọ, Hà Nội và lễ hội Hai Bà Trưng thường được diễn ra vào ngày 6/3 âm lịch hằng
năm với nhiều hoạt động diễn ra tại đền.

5. Lời kết
Những chiến công oai hùng thời Hai Bà Trưng trị vì tại kinh đơ Mê Linh xưa, những câu
chuyện đầy hào khí về tinh thần quật cường đã trở thành biểu tượng cho truyền thống anh hùng của
phụ nữ Việt Nam. Qua câu chuyện về Hai Bà Trưng, ta càng thấy rõ dân tộc Việt Nam luôn luôn
độc lập tự cường, đời này sang đời khác không bao giờ khuất phục ngoại bang. Hi vọng rằng câu
chuyện này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về Hai Bà Trưng cũng như là thời kì mà hai bà trị vì.



/>
/> /> />
Trang 15


NHÂN VĂN – THÂN THIỆN – HIỆN ĐẠI
Câu chuyện 4: Lý Nam Đế - Vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lý
Lý Nam Đế đã từng nói: "Ta đặt tên nước là Vạn Xuân, với mong muốn đất nước ta, dân tộc ta độc
lập lâu dài và mãi tươi đẹp như mùa xuân". Vị vua tài giỏi này từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ nhưng lại
rất may mắn khi được một vị Pháp tổ thiền sư nuôi dạy và rèn luyện mà thành tài.
1. Thông tin cơ bản
Lý Nam Đế húy là Lý Bí hoặc Lý Bơn, Kinh Bắc, Thành phố Bắc Ninh, ông là vị vua đầu tiên
của nhà Tiền Lý và nước Vạn Xuân. Ông là con hào trưởng Lý Toản, mẹ là Lê Thị Oánh người Ái
Châu (Thanh Hóa).
2. Cuộc đời
Từ nhỏ, Lý Bí đã tỏ ra là một cậu bé thông minh, sớm hiểu biết. Khi Lý Bí năm tuổi thì cha mất,
bảy tuổi thì mẹ qua đời nên ông đến ở với chú ruột. Một hơm, có một vị Pháp tổ thiền sư đi ngang
qua, trơng thấy Lý Bí khơi ngơ, tuấn tú liền xin Lý Bí đem về chùa ni dạy. Sau hơn 10 năm rèn
sách chuyên cần, Lý Bí trở thành người học rộng, hiểu sâu. Nhờ có tài văn võ kiêm tồn, Lý Bí
được tơn lên làm thủ lĩnh địa phương.
Lý Nam Đế có người vợ là Hứa Trinh Hịa, con ông Hứa Minh và bà Bùi Thị Quyền người làng

Đông Mai, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Bà được Lý Nam Đế lập làm hoàng hậu. Bà đã cùng
chồng chinh chiến ngoài mặt trận và bị tử trận do thuyền đắm tại hồ Điển Triệt cuối năm 546. Sau
này bà được Triệu Việt Vương lập đền thờ tại quê nhà.
Lý Bí có tài, được Thứ sử Tiêu Tư nhà Lương mời ra làm chức Giám quân ở Đức châu
(huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay).
Thứ sử Giao Châu là Vũ Lâm hầu Tiêu Tư hà khắc tàn bạo nên mất lịng người. Do bất bình với
các quan lại đơ hộ tàn ác, Lý Bí bỏ quan, về quê, chiêu binh chống lại chính quyền đơ hộ.
3. Cuộc khởi nghĩa của Lý Nam Đế
Vào tháng 1 năm 542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa tại Thái Bình (Sơn Tây).
Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí được sự ủng hộ của nhân dân khắp nơi, nhiều anh hùng hào kiệt đã
tham gia vào nghĩa quân như Triệu Túc và Triệu Quang Phục ở Chu Diên, Phạm Tu ở Thanh Trì,
Tinh Thiều ở Thái Bình, Lý Phục Man ở Cổ Sơ.
Sau 3 tháng từ khi cuộc khởi nghĩa Lý Bí diễn ra, nghĩa quân đã giành được thắng lợi, chiếm
được hầu hết các quận, huyện. Thứ sử Tiêu Tư của nhà Lương hoảng sợ, đã bỏ thành Long Biên
(nay là Bắc Ninh) bỏ chạy về Trung Quốc.
Tháng 4 năm 542, nhà Lương tăng cường huy động quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Lý



/>
/> /> />
Trang 16


NHÂN VĂN – THÂN THIỆN – HIỆN ĐẠI
Bí nhưng đã gặp phải thất bại, nghĩa quân anh dũng chiến đấu đánh đuổi được qn Lương và giải
phóng được Hồng Châu.
Đầu năm 543, nhà Lương vẫn chưa từ bỏ ý định tiếp tục cho quân sang tấn công quân ta lần 2.
Quân ta nghênh chiến và đánh địch tại Hợp Phố. Sau thời gian chống trả quyết liệt, quân ta cũng đã
giành được thắng lợi, buộc nhà Lương phải rút quân. Khởi nghĩa Lý Bí có kết quả tốt đẹp.

Sau khi đánh bại quân Lương giành được thắng lợi hoàn toàn, năm 544, Lý Bí lên ngơi làm
hồng đến lấy tên là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô tại cửa sông Tô Lịch.
Lý Nam Đế xây dựng triều đình mới với 2 ban: ban văn và ban võ. Ban võ do Phạm Tu đứng
đầu, ban văn do Tinh Thiều. Đây được coi là 2 cánh tay đắc lực giúp vua cai quản mọi việc.
Cuộc khởi nghĩa Lý Bí kết thúc thắng lợi và mang lại ý nghĩa vô cùng to lớn:
Ý nghĩa lớn nhất của cuộc khỏi nghĩa Lý Bí là nước Vạn Xuân được thành lập, có nhà nước
riêng, chế độ cai trị tự chủ, đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của nhà Lương.
Cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã giành lại được độc lập cho nước ta, thể hiện được ý chí, lòng yêu
nước và tinh thần chiến đấu của nhân dân.
Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh, tinh thần anh dũng chiến đấu của nghĩa quân.
Quân ta ln trong thế chủ động đánh giặc, có sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa.
Nghĩa quân luôn giành được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, sự đoàn kết trong toàn quân,
giữ quân và dân.
4. Sự nghiệp làm vua
Ở thời của ông, nhân dân ta phải chịu nỗi thống khổ dưới ách thống trị của nhà Lương hàng
trăm thứ thuế, lịng ốn hận ngày càng tăng. Nhà Lương đã thực hiện chính sách phân biệt đẳng cấp
khắt khe làm cho mâu thuẫn trong nội bộ quan lại đô hộ cũ và mới ở Giao Châu sâu sắc, nhất là
giữa chính quyền đơ hộ nhà Lương với tầng lớp quý tộc người Việt. Lòng bất mãn của tầng lớp q
tộc người Việt với chính quyền đơ hộ ngày càng lên cao giữa lúc mâu thuẫn giữa nhân dân lao động
với bọn đô hộ đã sâu sắc cực điểm. Đó chính là thời cơ chín muồi cho sự bùng nổ cuộc khởi nghĩa
Lý Bí vào năm 542 và đã chiếm được hầu hết các quận, huyện và thành Long Biên.
Năm 544, tháng giêng, Lý Bí tự xưng là Nam Việt Đế, lên ngôi, đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức
trời), lập trăm quan, đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện mong muốn rằng xã tắc truyền đến mn
đời. Ơng đóng đơ ở vùng cửa sơng Tơ Lịch (Hà Nội), dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội, thành
lập triều đình với hai ban văn, võ và lấy Triệu Túc làm Thái phó, Tinh Thiều đứng đầu ban
văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ.
Lí Bí xưng đế, định niên hiệu riêng, đúc tiền đồng để tiêu dùng trong nước ( Đây là tiền đồng
đầu tiên của nước ta), lấy Nam đối chọi với Bắc, lấy Việt đối sánh với Hoa, những điều đó nói lên




/>
/> /> />
Trang 17


NHÂN VĂN – THÂN THIỆN – HIỆN ĐẠI
sự trưởng thành của ý thức dân tộc, lòng tự tin vững chắc ở khả năng tự mình vươn lên, phát triển
một cách độc lập. Đó là sự ngang nhiên phủ định quyền làm "bá chủ toàn thiên hạ" của hoàng đế
phương bắc, vạch rõ sơn hà và là sự khẳng định dứt khốt rằng nịi giống Việt phương Nam là một
thực thể độc lập, là chủ nhân của đất nước và nhất quyết giành quyền làm chủ vận mệnh của mình.
Bên cạnh đó Lý Nam Đế cịn xây dựng một ngơi chùa lớn ở phường Yên Hoa (Yên Phụ) lấy
tên là Khai Quốc (mở nước). Chùa Khai Quốc nay là chùa Trấn Quốc trên đảo Cá Vàng (Kim Ngư)
ở Hồ Tây, Hà Nội.
Lý Bí là người anh hùng đã lãnh đạo nhân dân ta lật đổ ách đô hộ của nhà Lương, giành lại độc
lập dân tộc.
Đồng thời, Lý Bí cũng là người đóng góp vai trị quan trọng để xây dựng nhà nước độc lập, tự
chủ là nhà nước Vạn Xuân.
Người anh hùng Lý Bí cũng như cuộc khởi nghĩa mang tên ơng đã cổ vũ tinh thần u nước, ý
chí tự lực, tự cường của dân tộc ta.
5. Liên hệ thực tế
Để tưởng nhớ những công lao của vua Lý Nam Đế ngày nay chúng ta có thể thấy có rất nhiều
con đường được mang tên ông như: Phố Lý Nam Đế, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Con phố này được
trải dài từ phố Phan Đình Phùng đến phố Trần Phú. Phố này chính là nằm trên vị trí bức tường phía
đơng của thành Thăng Long đời nhà Nguyễn
Bên cạnh đó cịn có các trường học cũng mang tên của ông như:
Trường tiểu học Lý Nam Đế (Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội)
Trường THCS Lý Nam Đế (Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội)
Đền thờ và lễ hội tưởng nhớ:
Và đặc biệt là hiện nay ở các tỉnh phía Bắc có gần 80 đình, đền thờ Lý Nam Đế, trong đó ở Hà

Tây (cũ) có đến 69 điểm phụng thờ Lý Nam Đế và các tướng của Ngài, trong đó Hồi Đức là một
vùng đất có nhiều di tích thờ Lý Nam Đế
Các ngày 10 tháng 3 (ngày Hưng binh), ngày 2 tháng 5 (giỗ Lý Nam Đế) và ngày 12 tháng 9
(sinh nhật Lý Nam Đế) cũng được coi là ngày lễ chính của làng.
6. Lời kết
Lý Nam Đế là một vị vua có nhiều cơng lao to lớn đối với đất nước. Hi vọng câu chuyện sẽ giúp
các bạn hiểu rõ hơn về vị vua anh tài này và có những hiểu biết sâu sắc về thời nhà Tiền Lý cùng
sự khai sinh ra nước Vạn Xuân.



/>
/> /> />
Trang 18


NHÂN VĂN – THÂN THIỆN – HIỆN ĐẠI
Câu chuyện 5: Triệu Việt Vương – Người có cơng khơi phục lại
nền độc lập cho đất nước
Triệu Việt Vương là vị tướng dũng lược, vị vua tài danh, có thể nói võ cơng và cách đánh giặc
tài tình của ơng mãi mãi là bài học lịch sử lớn cần được soi sáng và truyền tiếp.
1. Thông tin cơ bản
Triệu Việt Vương (524 – 571), tên thật là Triệu Quang Phục là vua Việt Nam cai trị từ
năm 548 đến năm 571. Ông có cơng kế tục Lý Nam Đế đánh đuổi qn xâm lược nhà Lương, giữ
nền độc lập cho nước Vạn Xuân.
2. Cuộc đời
Triệu Quang Phục là con của Thái phó Triệu Túc, người huyện Chu Diên, mẹ là Nguyễn Thị
Hựu và có vợ là Ngọc Nương. Ơng được sử sách mơ tả là người uy tráng dũng liệt. Ơng cùng cha
theo Lý Nam Đế khởi nghĩa từ ngày đầu (541), có cơng lao đánh đuổi qn Lương về nước, được
giao chức Tả tướng quân nước Vạn Xuân.

Tháng 5 năm 545, quân Lương do Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ huy lại sang đánh Vạn
Xuân. Lý Nam Đế giao chiến bất lợi. Năm 546, sau khi thua trận phải lui về động Khuất Lão, Lý
Nam Đế đã ủy thác cho ông giữ việc nước, điều quân đi đánh Trần Bá Tiên của nhà Lương.
Năm 547, tháng Giêng, ông lui về giữ đầm Dạ Trạch (bãi Màn Trị, huyện Khối Châu,
tỉnh Hưng Yên) và đem hơn hai vạn người vào đóng ở nền đất trong đầm. Ơng dùng chiến thuật du
kích, ban ngày tuyệt khơng để khói lửa và dấu người, ban đêm dùng thuyền độc mộc đem quân ra
đánh doanh trại của quân Bá Tiên cướp lương thực vũ khí, giết và bắt sống rất nhiều, lấy được lương
thực để làm kế cầm cự lâu dài. Bá Tiên không đánh được.
3. Sự nghiệp làm vua
Nói về sự nghiệp làm vua của ơng thì ta phải kể đến khoảng thời gian sau khi nghe tin Lý Nam
Đế mất ở động Khuất Lão thì lúc đó Triệu Quang Phục bắt đầu lên làm vua và tự xưng là Triệu Việt
Vương. Dân gian gọi ông là Dạ Trạch Vương. Đến năm 550 nhân nhà Lương có loạn to, thế giặc
suy yếu, Triệu Việt Vương từ căn cứ Dạ Trạch, biết rõ gan ruột giặc, xuất toàn quân giao chiến,
giết được tướng giặc là Dương Sàn, thu lại kinh đô, khôi phục lại nền độc lập cho đất nước.
Đến năm 557 Lý Phật Tử đem quân về đánh Triệu Việt Vương để giành ngôi nhà Lý. Nhưng
đánh không thắng, Phật Tử xin chia đất giảng hịa. Triệu Việt Vương nghĩ tình họ Lý cũng thuận
chia đất cho Lý Phật Tử. Phật Tử đóng ở Ô Diên (làng Đại Mỗ, Từ Liêm), Triệu Việt Vương đóng
đơ ở Long Biên, lấy bãi Quần Thần (làng Thượng Cát, Từ Liêm) làm giới hạn. Triệu Việt Vương



/>
/> /> />
Trang 19


NHÂN VĂN – THÂN THIỆN – HIỆN ĐẠI
còn gả con gái là Cải Nương cho Nhã Lang con Phật Tử để tỏ tình hịa hiếu. Nhưng Phật Tử vẫn có
ý muốn thơn tính. Bởi vậy, Phật Tử khẩn trương chuẩn bị lực lượng chờ cơ hội hành động.
Năm 571, Phật Tử phản trắc, bất ngờ đem quân đánh Triệu Việt Vương. Vì khơng phịng bị,

Triệu Việt Vương thua chạy đến cửa biển Đại Nha, cùng đường gieo mình xuống biển tự vẫn. Nhân
dân vô cùng thương tiếc lập đền thờ Triệu Việt Vương tại đây.
4. Liên hệ thực tế
Để tưởng nhớ những công lao của vua Triệu Việt Vương ngày nay chúng ta có thể thấy có
nhiều con đường được mang tên ông như: Phố Triệu Việt Vương, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nộị;
Trường học mang tên ông như Trường THPT Triệu Quang Phục, Yên Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên.
Bên cạnh đó, người đời sau cịn lập nhiều đền thờ ông ở vùng cửa biển Đại Nha (Đại Nha có
tên khác là Đại Ác, thời nhà Lý đổi là Đại An), nay là cửa Liêu (cửa sông Đáy). Các đền thờ tập
trung chủ yếu ở vùng ven biển 2 tỉnh Ninh Bình và Nam Định.
Ở Nam Định, Ơng được thờ tại chùa Độc Bộ, huyện Ý Yên. Nơi đây, dân làng mở hội từ mùng
5-6 tháng giêng hàng năm với nhiều nghi lễ cổ truyền.
Ninh Bình hiện là tỉnh có nhiều đền thờ Triệu Việt Vương nhất. Huyện Kim Sơn-Ninh Bình nay
nằm ở cửa sơng Đáy, có rất nhiều đền thờ Triệu Việt Vương như: Đình Chất Thành,đình làng Kiến
Thái, xã Kim Chính, miếu Thượng.
Tại Đền Hóa Dạ Trạch xã Dạ Trạch - Khoái Châu, bên cạnh ban thờ của Chử Đồng Tử có ban
thờ của Triệu Việt Vương.
Ngày 21/2 (tức 25 tháng Giêng Âm lịch), nhân dân thôn Yên Trạch (xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân,
Hà Nam) đã tưng bừng tổ chức lễ hội chạy ngựa tre truyền thống.
5. Lời kết
Lịch sử tuy đã lùi xa nhưng những gì còn lại về thân thế của Triệu Việt Vương rất đáng để hậu
thế ta kính ngưỡng và cảm phục vị anh hùng của dân tộc. Hi vọng rằng sau câu chuyện này các bạn
sẽ thích thú và hiểu rõ hơn về Triệu Vương Vương.



/>
/> /> />
Trang 20



NHÂN VĂN – THÂN THIỆN – HIỆN ĐẠI
Câu chuyện 6: Kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, mở đầu thời kỳ độc
lập tự chủ
Từ khoảng giữa thế kỷ IX trở đi, có nhiều ngun nhân khác nhau khiến triều đình nhà Đường
ngày một suy yếu, khả năng sụp đổ ngày một rõ dần. Nhân thời cơ ấy, Khúc Thừa Dụ đã xuất hiện
đúng lúc, nắm lấy cơ hội và đặt nền tảng cơ sở cho nền độc lập Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc.
Kết thúc giai đoạn đau thương của cả dân tộc. Câu chuyện: “Kết thúc 1000 năm Bắc thuộc – Thời
kỳ độc lập tự chủ” sẽ cho chúng ta hiểu thêm về thời kỳ đầu của nhà nước phong kiến tự chủ ở Việt
Nam. Trong câu chuyện này, chúng ta sẽ tìm hiểu 3 phần: Phần 1 - Họ Khúc dấy nghiệp, phần 2 Dương Đình Nghệ và cuối cùng, phần 3 - Kiểu Công Tiễn.

*Phần 1: Họ Khúc dấy nghiệp
I.

Khúc Thừa Dụ

1. Thông tin cơ bản
Họ Khúc ở Hồng châu (nay thuộc huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) là một đại gia đình giàu
có, “đất ruộng mênh mông, tôi tớ nhiều vô kể”, đời đời nối nhau làm hào trưởng. Khởi dựng cơ
nghiệp lớn là Khúc Thừa Dụ. Ông sinh ra vào khoảng đầu những năm sáu mươi của thế kỷ IX, tức
là khi mất (năm 907), ông hưởng thọ chừng hơn bốn mươi tuổi. Khúc Thừa Dụ vốn là một người
nhân ái, khoan dung và được mọi người kính phục.
2. Cuộc đời
Các bộ chính sử khơng hề ghi chép gì về tuổi ấu thơ và thời trai trẻ của Khúc Thừa Dụ, nhưng
bộ dã sử mang tên “Bản đại văn” của một nhà Nho chưa rõ tên, hiệu là Ớ Vận Tiên sinh, có chép
hai mẩu chuyện khá lý thú về quãng đời này của ông.
Một trong hai câu chuyện ấy như sau:
Thời ấy, dân Hồng châu đã có tục chọi trâu. Hàng năm, tục lệ này được tổ chức rất đều đặn
và năm nào cũng có đơng đảo người nơ nức đến xem. Có trâu thắng cuộc là một vinh dự lớn lao, vì
thế, làng nào cũng lo chăm chút cho trâu chọi của làng mình. Làng của Khúc Thừa Dụ chưa lần nào
giật được giải nhất, vì vậy ai cũng buồn phiền. Khi ấy, Khúc Thừa Dụ mới lên mười đã thưa rằng:

“ Ta hãy lấy trâu tam đẳng (hạng ba) của ta mà chọi với trâu nhất đẳng ( hạng một) của làng bên.
Dĩ nhiên là trâu làng ta thua và do đó, dân làng bên sẽ rất hí hửng, chủ quan. Sau đó, ta lấy trâu nhất
đẳng của làng ta chọi với trâu nhị đẳng của làng bên và lấy trâu nhị đẳng của làng ta chọi với trâu



/>
/> /> />
Trang 21


NHÂN VĂN – THÂN THIỆN – HIỆN ĐẠI
tam đẳng của làng bên, Hai trận sau ta thắng, tức là chung cuộc, ta vẫn thắng”. Bấy giờ, ai cũng cho
rằng ý kiến của cậu bé Khúc Thừa Dụ là diệu kế. Quả y như vậy, năm ấy, trâu của làng Khúc Thừa
Dụ thắng.
Sau chuyện này, ai cũng cho rằng mai sau, Khúc Thừa Dụ sẽ là đấng kỳ tài trong thiên hạ, trăm
họ được nhờ.
3. Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ
Điều mọi người dân làng của Khúc Thừa Dụ tiên đốn đã được chứng minh qua cuộc khởi nghĩa
của ơng.
Quay trở lại bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ là sau khi làm vua được 7 năm, Phùng Hưng mất. Nội
bộ họ Phùng có sự chia rẽ, Phùng An lên nối ngơi cha khơng thu phục được lịng dân. Khi nhà
Đường trở lại xâm lấn, Phùng An đã đem thuộc hạ ra đầu hàng. Vì vậy đến năm 791, Giao Châu lại
lệ thuộc vào nhà Đường.
Nhà Đường cai trị đất nước ta vô cùng khắc nghiệt và tàn bạo. Bởi vậy, sau Phùng Hưng, ở Giao
Châu đã có rất nhiều cuộc nổi dậy lớn. Nhưng tất cả đều thất bại và bị đàn áp dã man.
Thấy nhân dân ta vô cùng thống khổ dưới ách đô hộ của nhà Đường, Khúc Thừa Dụ đã tận dụng
cơ hội nhà Đường rối ren, suy yếu để khởi binh. Ơng tiến cơng thành Tống Bình (Hà Nội), đuổi
giặc về nước tự xưng là Tiết độ sứ. Mất thành, chính quyền đơ hộ của nhà Đường ở các địa phương
cũng lần lượt tan rã. Khúc Thừa Dụ cho phép quan quân nhà Đường được bình an trở về Trung

Quốc, cịn tất cả người Việt bị ép đi lính cho giặc thì được trở về quê nhà sum họp cùng gia đình.
Nhà Đường buộc phải công nhận Khúc Thừa Dụ là người đứng đầu đất Việt, năm 906 phong cho
ông làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ. Một cơ đồ độc lập và tự chủ bắt đầu được xây dựng kể từ đây.
4. Sự nghiệp làm vua
Trong sự nghiệp làm vua của mình, Khúc Thừa Dụ dựng đô ở La Thành, làm cho dân yên, nước
trị. Ơng khéo léo buộc triều đình nhà Đường phải cơng nhận chính quyền của ơng. Tất cả bọn quan
lại phương Bắc bị bãi chức, thay bằng người Việt. Ông đã làm được rất nhiều việc lớn như: đặt lại
các khu vực hành chính, cử người trơng coi mọi việc đến tận xã, xem xét và định lại mức thuế, bãi
bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc…
Từ khi lên nắm quyền, Khúc Thừa Dụ đã liên tiếp ban hành nhiều chính sách tích cực và tiến
bộ, ơng rất được lòng dân trong nước.
Khúc Thừa Dụ phong cho con trai là Khúc Hạo chức chỉ huy quân đội “Tĩnh Hải hành quân Tư
mã quyền tri lưu hậu” và sẽ thay thế cha. Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được hơn một năm thì vào
ngày 23 tháng 7 năm 907 thì ơng mất.


/>
/> /> />
Trang 22


NHÂN VĂN – THÂN THIỆN – HIỆN ĐẠI
Dù ông không xưng vương xưng đế, nhưng về thực chất, Khúc Thừa Dụ đã là người có cơng đặt
nền tảng căn bản đầu tiên cho kỷ nguyên độc lập và tự chủ của nước nhà.

II.

Khúc Hạo

1. Thông tin cơ bản

Sau khi Khúc Thừa Dụ mất, con trai ông là Khúc Hạo lên nối nghiệp. Khúc Hạo là người kế
thừa xuất sắc sự nghiệp của cha mình và cũng được dân chúng kính trọng.
2. Sự nghiệp làm vua
Trong sự nghiệp làm vua của mình, Khúc Hạo đã chia nước thành năm cấp hành chính: lộ, phủ,
châu, giáp, xã; Trong đó giáp và xã là cấp hành chính cơ sở lần đầu tiên được đặt ra. Có thể xem
ơng là người đầu tiên xây dựng được hệ thống chính quyền thống nhất từ trung ương đến địa
phương.
Nhà Hậu Lương thay thế nhà Đường đã công nhận Khúc Hạo làm “An Nam đô hộ, sung Tiết độ
sứ. Chúng tỏ ra bất lực trước mọi diễn biến chính trị trên đất nước ta.
Như đã nói ở trên, Khúc Hạo đã kế tiếp sự nghiệp của cha một cách tài tình, đề ra nhiều cải cách
quan trọng củng cố nền độc lập, thống nhất dân tộc.
Về đối nội, trước hết, ông chủ trương cải tổ bộ máy hành chính, tăng cường năng lực quản lý
của bộ máy nhà nước. Tất cả các quan hành chính từ trung ương đến tận cấp xã khắp các địa phương
đều được sắp xếp lại. Ông sửa đổi lại chế độ điền tô, thuế má và lao dịch nặng nề của thời Bắc
thuộc. Đồng thời trơng coi chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui.
Về đối ngoại, Khúc Hạo chủ trương thần phục nhà Hậu Lương và tránh những đụng độ không
cần thiết, mặt khác, vẫn tìm cách ứng xử rất mềm mỏng với nhà Nam Hán.
Cùng thời gian này ở Quảng Châu (Trung Quốc) có Lưu Cung đóng phủ ở Phiên Ngung, nhân
bất bình với nhà Hậu Lương đã tự xưng đế, đặt quốc hiệu là Đại Việt; đến năm 917 đổi tên thành
Nam Hán. Trước tình hình hai triều đình nhà Lương và Nam Hán có ý đồ bắt nước ta thuần phục,
Khúc Hạo triệu tập quân thần bàn kế sách đối phó. Các mưu thần tâu nên phái sứ giả đi các nước
thăm dò thực hư rồi mới quyết định. Khúc Hạo sai con là Khúc Thừa Mĩ làm Hoan hảo sứ sang
Quảng Châu để dị xem tình hình nhà Nam Hán.
Giữ chức Tiết độ sứ từ năm 907 đến năm 917, Khúc Hạo không những kế thừa được sự nghiệp
của cha mà cịn có thêm nhiều cống hiến lớn. Bấy giờ, trong nước thái bình, biên cương yên ở, dân
cư an vui, nền độc lập và tự chủ ngày một vững chắc. Năm 917, Khúc Hạo qua đời, truyền ngôi lại
cho con ông là Khúc Thừa Mĩ.




/>
/> /> />
Trang 23


NHÂN VĂN – THÂN THIỆN – HIỆN ĐẠI
III.

Khúc Thừa Mĩ

1. Thông tin cá nhân
Trải qua đúng mười năm bền bỉ phấn đấu, lại rất khơn khéo trong chính sách đối nội và đối
ngoại, Khúc Hạo đã để lại cho con là Khúc Thừa Mỹ cả một sự nghiệp lớn đã được khẳng định
tương đối vững chắc.
2. Sự nghiệp làm vua
Trong sự nghiệp làm vua của mình thì Khúc Thừa Mĩ đã phạm một loạt những sai lầm nghiêm
trọng khác nhau. Trong đối nội, ông không tiếp tục đẩy mạnh những chính sách rất tích cực và tiến
bộ do cha khởi xướng, ông dần dần xa dân và xa lạ cả với tổ tiên của mình.
Về đối ngoại, Khúc Thừa Mỹ sai sứ sang nhà Lương xin ban tiết việt và được ưng thuận phong
chức Tiết độ sứ của nhà Lương. Việc đó khiến vua Nam Hán tức giận.
Viện cớ ấy, tháng 7 năm 923, vua Nam Hán sai tướng Lí Khắc Chính đem quân đánh Giao Châu
bắt được Khúc Thừa Mĩ đem về Trung Hoa, rồi sai Lý Tiến sang làm Thứ sử cùng Lý Khắc Chính
giữ Giao Châu.

3. Liên hệ thực tế
Ngày nay, để tỏ lòng biết ơn với những vị vua, những con đường mà chúng ta đi qua thường
được đặt theo tên của họ, ví dụ như:
+ Phố Khúc Thừa Dụ , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
+ Phố Khúc Thừa Dụ, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.
+ Đường Khúc Hạo, Đà Nẵng

+ Phố Khúc Hạo, Ba Đình , Hà Nội
- Đền thờ:
Ðể tưởng nhớ cơng lao Anh hùng dân tộc Khúc Thừa Dụ, người dân trong vùng Hồng Châu đã
đóng góp xây dựng đình làng Cúc Bồ trên một khoảng đất rộng ở phía nam của làng, cách đê sông
Luộc chừng 300 m. Năm 2005, tỉnh Hải Dương khởi công xây dựng đền Cúc Bồ thờ ba vị Anh
hùng họ Khúc là: Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ, ngay cạnh đình cổ làng Cúc Bồ
4. Lời kết
Như vậy, họ Khúc dù chỉ trị vì một thời gian ngắn nhưng tinh thần tự chủ của dân tộc cũng đã
được khơi dậy mạnh mẽ, chuẩn bị tiền đề cho các vương triều độc lập về sau.



/>
/> /> />
Trang 24


NHÂN VĂN – THÂN THIỆN – HIỆN ĐẠI
*Phần 2: Dương Đình Nghệ
1. Thơng tin cơ bản
Dương Đình Nghệ sinh ngày 10 tháng 10 năm 874 thuộc gia đình hào phú ở Long Vĩ, Châu Cổ
Pháp, Bắc Ninh. Khoảng năm 894 di cư về làng Giàng, Dương Xá Châu Ái nay thuộc xã Thiệu
Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Ơng vốn là một hào trưởng ở Châu Ái, giàu có, nhiều thế lực, lại có lịng u nước thương dân
nên đã rất ngưỡng mộ sự nghiệp giành quyền tự chủ của Họ Khúc. Đồng thời, Họ Khúc cũng phải
dựa vào thế lực của Dương Đình Nghệ để quản lý thâu suốt Ái Châu. Từ đó ơng trở thành bộ tướng
của Khúc Hạo và Khúc Thừa Mỹ.
2. Cuộc đời và sự nghiệp làm vua
Mùa thu năm 923 vua Nam Hán sai kiêu tướng Lý Khắc Chính đem quân đánh Giao Châu bắt
được Khúc Thừa Mỹ đem về. Dương Đình Nghệ lấy tư cách là tướng cũ của Khúc Hạo tập hợp

quân sĩ đánh bại Lý Khắc Chính. Lý Khắc Chính phải chạy về Nam Hán.
Lợi dụng tước vị được tạm phong, Dương Đình Nghệ cai quản Ái Châu, ngày đêm quyết chí
tiếp tục sự nghiệp khôi phục quyền tự chủ cho đất nước. Ơng đã ni 3000 nghĩa sĩ, luyện tập võ
nghệ chuẩn bị lực lượng tập hợp nhân tài về làng Giàng, Dương Xá, Thiệu Hóa, Thanh Hóa, biến
nơi này thành trung tâm kháng chiến, nơi tụ nghĩa của các anh hùng hào kiệt: Ngô Quyền từ Đường
Lâm (Sơn Tây), Đinh Cơng Trứ từ Trường Châu (Ninh Bình), Phạm Bạch Hổ từ Đằng Giang (Hưng
Yên). Tất cả đã đưa gia quyến và lực lượng của mình hợp lực với Dương Đình Nghệ chuẩn bị chống
giặc suốt một thời gian dài 9 năm (từ năm 923 đến 931).
Lý Tiến biết việc này cho người về cấp báo với chúa Nam Hán. Tháng 12 năm Tân Mùi (931)
mùa đơng, Dương Đình Nghệ liền kéo đại quân vây đánh Lý Tiến chiếm thành Đại La, thủ phủ của
quân Nam Hán. Mũi tiến quân chủ lực do Ngô Quyền chỉ huy, một mũi khác do Dương Tam Kha
(con của Dương Đình Nghệ) nắm đã kịp thời phối hợp với lực lượng của Đinh Công Trứ vây đánh
quyết liệt Đại La. Thứ sử Lý Tiến vội cấp báo về Quảng Châu cầu cứu, chúa Nam Hán sai Thừa
Chí Trần Bảo đem quân cứu viện. Viện binh địch chưa sang đến nơi, thành Đại La đã rơi vào tay
Dương Đình Nghệ. Tướng giặc là Lý Khắc Chính bị giết tại trận, Thứ sử Lý Tiến vội vàng phá
vòng vây đem tàn quân tháo chạy về nước. Khi viện binh địch ồ ạt kéo sang, Dương Đình Nghệ
chủ động rời thành đem quân phục kích những nơi hiểm yếu và tấn công các doanh trại dã ngoại
của địch. Trước sự tiến công vũ bão của quân ta, quân Nam Hán hoàn toàn tan rã, tướng Trần Bảo
bị giết, lực lượng cịn lại bị qn ta truy kích chạy tán loạn về nước. Cuộc kháng chiến của nhân
dân ta dưới sự lãnh đạo của Dương Đình Nghệ đã thắng lợi trọn vẹn. Họ Dương đã khôi phục lại
nền tự chủ của nước nhà.


/>
/> /> />
Trang 25


×