“Cởi bỏ” mọi thứ: Bí quyết của những
nhà diễn thuyết vĩ đại
Nhiều người thường cho rằng các nhà diễn thuyết tài năng có thể nhìn thấu
người nghe, nhưng trên thực tế thì nhiều khi là ngược lại, họ là người có thể “cởi bỏ”
mọi thứ để người nghe nhìn thấu mình.
Các nhà diễn thuyết tài năng không bao giờ ngần ngại phơi bày sự “trần trụi” trong suy
nghĩ cũng như tâm hồn của họ. Hỏi “cởi bỏ” tất cả các mặt nạ và ảo giác để cho phép
người nghe thấy được thực tế họ là ai. Và người nghe sẽ ra về không chỉ với các kiến
thức mới mà còn những thấu hiểu tường tận về bản thân nhà diễn thuyết.
Cho dù là bán, đào tạo hay truyền tải thông tin, bất cứ bài diễn thuyết hay nói
chuyện nào đều phải có một mục tiêu. Chìa khoá để đạt được mục tiêu đề ra là bộc lộ
lòng tin. Để mọi người tin tưởng ở mình, chúng ta cần phải hiểu rõ về bản thân mình,
yêu thích bản thân mình và tin tưởng rằng mình đáng tin cậy.
Việc diễn thuyết có thể dẫn tới một trong những nỗi sợ lớn nhất của chúng ta –
đó là mọi người có thể không chấp nhận chúng ta như bản thân thực tế của chúng ta.
Không có gì quá ngạc nhiên khi có rất nhiều người trong số chúng ta thà “ăn thuỷ
tinh” còn hơn là nói chuyện trước đám đông.
Mỗi cá nhân đều có một phong cách diễn thuyết riêng biệt và trong khi một vài
yếu tố phát huy hiệu quả, vẫn còn có những yếu tố dẫn tới không ít tác động tiêu cực.
Không quan tâm tới những kỹ năng cơ bản của một nhà diễn thuyết, Randy
Siegel - một chuyên gia nổi tiếng về các giao tiếp cá nhân tại Mỹ - đã phát hiện ra rằng
hầu hết các nhà diễn thuyết đều có thể nâng cao ít nhất 25% độ tin cậy, vị thế và hình
ảnh của mình bằng việc mở khoá “chiếc cửa số 30 giây” (30-second window).
Chỉ trong vòng 30 giây, hầu hết chúng ta đều xây dựng nên một ấn tượng tức
thì và 30 giây tiếp theo là thời gian để mọi người xác minh lại ấn tượng của mình. Bạn
hãy nghĩ trở lại về một cá nhân bạn đã gặp trước đây tại một cuộc hội thảo, một cuộc
phỏng vấn hay một sự kiện cộng đồng. Bạn có đưa ra những đánh giá nhanh về việc
bạn sẽ thích hay không thích người đó? Phần lớn chúng ta đều làm như vậy.
Chúng ta làm như vậy với người khác, và người khác làm như vậy với chúng ta.
Hầu hết người nghe sẽ ra các quyết định nhanh chóng về việc có thích hay không thích
chúng ta trước khi chúng ta bắt đầu diễn thuyết.
Đối với một vài người, “chiếc cửa sổ 30 giây” chỉ là một cơn gió nhẹ thoảng
qua. Những người này bản thân đã có được các “nhân tố của sự ưa thích” hết sức tự
nhiên, từ khuôn mặt, nụ cười cho đến hình thức bề ngoài mà hầu hết mọi người đều có
cảm tình.
Tuy nhiên, những người này không nhiều, phần lớn chúng ta đều phải nỗ lực
mới chiếm được tình cảm này của mọi người một cách nhanh chóng nhất.
Năm nhân tố quan trọng góp phần tạo nên những ấn tượng đầu tiên từ phía
người nghe là: cử chỉ, điệu bộ, hình thức bên ngoài, tư thế và ánh mắt. Đương nhiên,
hình thức bên ngoài, tư thế và ánh mắt là quan trọng hơn cả.
Có rất nhiều lời khuyên liên quan tới chủ đề ăn mặc thế nào cho đúng và phải
chải chuốt ra sao trước khi diễn thuyết. Đây đều là những lời khuyên hợp lý. Song lời
khuyên hay nhất mà Randy Siegel thấy được là từ một người phụ nữ đã tham gia nhiều
buổi hội thảo do ông tổ chức. Bà ta cho rằng các nhà diễn thuyết cần phải đứng trước
gương và để ý xem có bất cứ điều gì quá nổi bật hay không, và nếu có thì cần thay đổi
hay loại bỏ nó ngay.
Một người đàn ông mà Randy Siegel đã từng đào tạo diễn thuyết rất yêu thích
những chiếc cà vạt. Những chiếc cà vạt trên cổ ông luôn thể hiện một tính cách cá
nhân nổi bật, nó làm xao lãng bài diễn thuyết của ông ta. Người nghe sẽ quá tập trung
vào chiếc cà vạt thay vì khuôn mặt ông, họ bỏ lỡ rất nhiều nội dung ông ta trình bày.
Cũng như hình thức bên ngoài, tư thế đóng vai trò quan trọng vào việc xây
dựng lòng tin từ phía người nghe. Và đối với rất nhiều nhà diễn thuyết, đặc biệt là nữ
giới, đây thực sự là một thách thức lớn.
Phần lớn phụ nữ đều được dạy dỗ lúc còn nhỏ là phải có tư thế kín đáo, hai
chân khép lại,…. Trên thực tế diễn thuyết, tư thế này có thể biểu lộ một sự dịu dàng và
xinh xắn nhưng hoàn toàn không thể thu hút được lòng tin của người nghe.
Thay vào đó, Randy Siegel khuyên cả nam giới và nữ giới rằng khi diễn thuyết
cần đứng thẳng người, vai và chân giang ngang bằng nhau, mặt hướng về phía trước
cùng đôi tay linh động theo lời nói.
Tư thế là rất quan trọng trong việc tạo dựng lòng tin, vì vậy, đừng che giấu nó.
Không có thời điểm nào nhà diễn thuyết nên đứng đằng sau bục nói chuyện, bàn, ghế
hay bất cứ vật nào khác. Những nhà diễn thuyết tài năng luôn để cho người nghe thấy
họ một cách rõ ràng và đầy đủ nhất - cả về mặt cơ thể lẫn tình cảm.
Đôi mắt từ lâu vẫn được gọi là “cửa sổ tâm hồn”. Quả vậy, nó là một trong bốn
vũ khí tuyệt vời nhất để chiếm được tình cảm của người nghe. Khi giao tiếp bằng mắt,
các nhà diễn thuyết lớn đã sử dụng “súng trường” thay vì “súng lục”.
Randy Siegel đã đào tạo rất nhiều nhà diễn thuyết rằng cần phải bắt đầu bài
diễn thuyết của mình bằng việc đứng im chốc lát, tìm kiếm một khuôn mặt thân thiện,
thể hiện ánh mắt giao tiếp, hít một hơi thở thật sâu và sau đó mới bắt đầu nói chuyện.
Lời khuyên đơn giản này sẽ giúp các nhà diễn thuyết có sự tự tin vững chắc và
bắt đầu bài diễn thuyết một cách mạnh mẽ nhất. Nhiều nhà diễn thuyết luôn nói
chuyện trong khi quay đầu nhìn về hết người này đến người khác như một cái máy
chiếu sáng, hay tồi tệ hơn họ đánh mất tất cả giao tiếp với người nghe bằng việc chỉ
nhìn duy nhất vào một người, một màn hình chiếu hay khoảng không.
Randy Siegel luôn khuyên các nhà diễn thuyết mà ông từng đào tạo rằng phải
lựa chọn một người và duy trì ánh mắt vào người đó cho đến khi người đó có được sự
suy nghĩ, sự thấu hiểu đầy đủ. Sự giao tiếp tập trung bằng mắt có thể không mấy thoải