Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

THỊNH hải yến NGHIÊN cứu TỔNG hợp BENFOTIAMIN từ THIAMIN NITRAT ở QUY mô PHÒNG THÍ NGHIỆM KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dược sĩ hà nội – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 57 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
----------

THỊNH HẢI YẾN

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP
BENFOTIAMIN TỪ THIAMIN NITRAT
Ở QUY MƠ PHỊNG THÍ NGHIỆM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
----------

THỊNH HẢI YẾN
MÃ SINH VIÊN: 1501568

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP
BENFOTIAMIN TỪ THIAMIN NITRAT
Ở QUY MƠ PHỊNG THÍ NGHIỆM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Văn Giang
Nơi thực hiện:
Bộ môn Công nghiệp Dược
Trường Đại học Dược Hà Nội



HÀ NỘI – 2020


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Giang
người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình truyền đạt, chỉ bảo cho tôi những kiến thức,
kinh nghiệm quý báu và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt qng thời gian tơi
thực hiện khóa luận.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn GS.TS. Nguyễn Đình Luyện, TS. Nguyễn Văn
Hải, TS. Đào Nguyệt Sương Huyền và NCS. Nguyễn Thị Ngọc đã nhiệt tình giúp đỡ,
động viên khích lệ và tạo điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Trong q trình thực hiện khóa luận, tơi đã nhận được sự giúp đỡ của các cán
bộ thuộc Phịng Hóa vơ cơ, khoa Hóa và các cán bộ Phòng NMR trường Đại học Khoa
học tự nhiên – Đại học quốc gia Hà Nội và các cán bộ Viện Hố học, Viện Hàn lâm
Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam, tôi xin chân thành cảm ơn.
Tôi xin cảm ơn các bạn bè của tôi đã luôn đồng hành cùng tôi trong suốt những
năm tháng học tập tại trường. Xin cảm ơn các anh chị, các bạn đặc biệt là bạn Nguyễn
Hồ Bình và các em cùng thực hiện khóa luận tại phịng thí nghiệm Tổng hợp hóa
dược, Bộ mơn Cơng nghiệp Dược đã ln gắn bó, động viên, giúp đỡ, sẻ chia cùng
nhau suốt quãng thời gian thực hiện khóa luận này.
Cuối cùng, tơi xin dành sự biết ơn sâu sắc nhất tới bố mẹ, em trai và tất cả
những người thân trong gia đình tôi, những người đã ln u thương, ủng hộ để tơi
có được ngày hơm nay.
Do thời gian làm thực nghiệm cũng như kiến thức của bản thân cịn hạn chế, nên
khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự góp ý của các
thầy cơ, bạn bè để khóa luận được hồn thiện hơn. Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2020
Sinh viên


Thịnh Hải Yến


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................................... 2
1.1. Tổng quan về benfotiamin ............................................................................... 2
1.1.1. Cấu trúc hố học ....................................................................................... 2
1.1.2. Tính chất lí hoá ......................................................................................... 2
1.2. Tổng quan về tác dụng của benfotiamin ......................................................... 3
1.2.1. Ngăn ngừa biến chứng mạch máu của bệnh đái tháo đường.................... 4
1.2.2. Tác dụng chống viêm ............................................................................... 5
1.2.3. Cải thiện trí nhớ trong bệnh Alzheimer .................................................... 6
1.2.4. Tác dụng chống oxi hoá, hỗ trợ điều trị ung thư, tác động vào chương
trình chết của tế bào ............................................................................................ 6
1.2.5. Biệt dược, chỉ định ................................................................................... 7
1.3. Các phương pháp tổng hợp benfotiamin ......................................................... 8
1.3.1. Phản ứng chuyển muối thiamin nitrat thành thiamin hydroclorid ........... 8
1.3.2. Phản ứng tạo thiamin monophosphat ....................................................... 9
1.3.3. Phản ứng acyl hoá tạo benfotiamin ........................................................ 12
1.3.4. Nghiên cứu trong nước ........................................................................... 13
1.4. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu ............................................................... 13
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 15
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị. ............................................................................... 15
2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 16

2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 17


2.3.1. Tổng hợp hoá học ................................................................................... 17
2.3.2. Kiểm tra độ tinh khiết ............................................................................. 17
2.3.3. Xác định cấu trúc hoá học ...................................................................... 17
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................ 19
3.1. Chuyển muối thiamin nitrat thành thiamin hydroclorid. ............................... 19
3.1.1. Tổng hợp hố học ................................................................................... 19
3.1.2. Định tính ion clorid và nitrat trong sản phẩm. ....................................... 19
3.2. Tổng hợp benfotiamin từ thiamin hydroclorid .............................................. 20
3.2.1. Tổng hợp hoá học ................................................................................... 20
3.2.2. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng ......................................................... 21
3.2.3. Xác định cấu trúc hoá học benfotiamin .................................................. 25
3.3. Quy trình tổng hợp benfotiamin từ thiamin nitrat. ........................................ 28
3.4. Bàn luận ......................................................................................................... 30
3.4.1. Về tổng hợp hoá học ............................................................................... 30
3.4.2. Về xác định cấu trúc sản phẩm ............................................................... 35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 37
Kết luận................................................................................................................. 37
Kiến nghị .............................................................................................................. 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
δ
13

Độ chuyển dịch hóa học (Chemical shift)

C-NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân carbon 13 (13C-Nuclear Magnetic
Resonance)

1

H-NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (1H-Nuclear Magnetic
Resonance)

31

P-NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân phospho 31 (31p-Nuclear Magnetic
Resonance)

AGE

Sản phẩm bền vững của q trình glycat hố (Advanced Glycation
End product)

AR

Analytical reagent

CDK3


Enzym cyclin dependent kinase 3

COX-2

Enzym cyclooxygenase-2

CTCT

Công thức cấu tạo

CTPT

Công thức phân tử

DĐVN

Dược điển Việt Nam

DMSO

Dimethyl sulfoxid

đvC

Đơn vị carbon

ERK

Enzym extracellular signal-regulated kinase


g

Gam

G6PD

Enzym glucose-6 phosphat dehydrogenase

GSK-3

Enzym glycogen synthase kinase-3

h

Giờ

IR

Phổ hồng ngoại (Infrared)


JNK

Enzym c-Jun N-terminal kinase

LDL

Lipoprotein tỉ trọng thấp

LOX-5


Enzym lipoxygenase-5

LPS

Lipopolysaccharid

MAPK

Enzym mitogen-activated protein kinase

m/z

Tỷ số giữa khối lượng và điện tích của các ion

MS

Phổ khối lượng (Mass spectrometry)

NF-κB

Yếu tố phiên mã hạt nhân kappa B (Nuclear factor kappa-lightchain-enhancer of activated B cells)

NO

Nitơ monooxid

PKB/Akt

Protein kinase B


PKC

Protein kinase C

Rf

Hệ số lưu giữ (Retention factor)

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

STT

Số thứ tự

t°nc

Nhiệt độ nóng chảy

Tmax

Thời gian đạt nồng độ tối đa

UDP

Uracin diphosphat

VEGFR2


Yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu 2 (Vascular endothelial
growth factor receptor 2)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Một số biệt dược của benfotiamin. .................................................................. 7
Bảng 2.1 Danh mục các nguyên liệu, hoá chất. ............................................................ 15
Bảng 2.2 Danh mục các dụng cụ, thiết bị. ..................................................................... 16
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát ảnh hưởng tỉ lệ mol POCl3 : H2O đến quy trình phản ứng. 21
Bảng 3.2 Kết quả khảo sát ảnh hưởng tỉ lệ mol thiamin hydroclorid : POCl3 đến hiệu
suất của quy trình phản ứng........................................................................................... 22
Bảng 3.3 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng tạo phosphat đến hiệu suất
của quy trình phản ứng. ................................................................................................. 23
Bảng 3.4 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến phản ứng tạo phosphat. ........ 23
Bảng 3.5 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ mol thiamin hydroclorid : C6H5COCl đến
hiệu suất quy trình phản ứng. ........................................................................................ 24
Bảng 3.6 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng acyl hố đến hiệu suất quy
trình phản ứng. ............................................................................................................... 24
Bảng 3.7 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến phản ứng acyl hoá. ............... 25
Bảng 3.8 Kết quả phân tích phổ khối của benfotiamin. ................................................ 26
Bảng 3.9 Kết quả phân tích phổ hồng ngoại của benfotiamin. ..................................... 26
Bảng 3.10 Kết quả phân tích phổ 1H-NMR của benfotiamin. ....................................... 27
Bảng 3.11 Kết quả phân tích phổ 13C-NMR của benfotiamin....................................... 27
Bảng 3.12 Kết quả phân tích phổ 31P-NMR của benfotiamin. ...................................... 28


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Cơng thức cấu tạo của benfotiamin. ................................................................. 2
Hình 1.2 Tác dụng của benfotiamin. ............................................................................... 3

Hình 1.3 Sơ đồ tổng hợp benfotiamin. ............................................................................ 8
Hình 1.4 Phản ứng chuyển muối thiamin nitrat thành thiamin hydroclorid. .................. 9
Hình 1.5 Phản ứng tổng hợp thiamin monophosphat. ..................................................... 9
Hình 1.6 Phản ứng tổng hợp thiamin monophosphat của Akira. .................................. 10
Hình 1.7 Phản ứng tổng hợp thiamin monophosphat của Lingling. ............................. 10
Hình 1.8 Phản ứng tổng hợp thiamin monophosphat của Chunxiang. .......................... 11
Hình 1.9 Phản ứng tổng hợp thiamin monophosphat của Mitch. .................................. 11
Hình 1.10 Phản ứng tổng hợp thiamin monophosphat của Ingale. ............................... 12
Hình 1.11 Phản ứng acyl hoá tổng hợp benfotiamin. .................................................... 13
Hình 1.12 Sơ đồ phản ứng tổng hợp benfotiamin của PSG.TS Trương Phương. ......... 13
Hình 1.13 Sơ đồ quy trình dự kiến tổng hợp benfotiamin từ thiamin nitrat. ................ 14
Hình 2.1 Sơ đồ phản ứng tổng hợp benfotiamin từ thiamin nitrat. ............................... 17
Hình 3.1 Phản ứng chuyển muối thiamin nitrat thành thiamin hydroclorid. ................ 19
Hình 3.2 Sơ đồ tổng hợp benfotiamin từ thiamin hydroclorid. ..................................... 20
Hình 3.3 Quy trình tổng hợp benfotiamin từ thiamin nitrat. ......................................... 30
Hình 3.4 Phản ứng chuyển muối thiamin nitrat thành thiamin hydroclorid. ................ 30
Hình 3.5 Cơ chế phản ứng tạo các dạng acid phosphoric từ POCl3 .............................. 32
Hình 3.7 Cơ chế phản ứng tạo phosphat từ acid phosphoric (C) và acid polyphosphoric
(D) .................................................................................................................................. 32
Hình 3.9 Phản ứng mở vòng của thiamin monophosphat trong môi trường kiềm. ....... 33
Hình 3.10 Cơ chế phản ứng acyl hoá. ........................................................................... 34


ĐẶT VẤN ĐỀ
Vitamin là những chất thiết yếu và có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người.
Trong đó, thiamin (vitamin B1) là một vitamin tan trong nước, cần thiết cho quá trình
trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Trong cơ thể thiamin dưới dạng
diphosphat là coenzym tham gia chuyển hoá carbohydrat. Ngày nay, việc thiếu hụt
thiamin ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau (tuổi dậy thì, phụ nữ
có thai, người nghiện rượu..). Khi mà lượng thiamin trong thức ăn hàng ngày không thể

đáp ứng đủ nhu cầu thiamin của cơ thể, việc bổ sung thiamin đường uống cho thấy sự
cần thiết rất quan trọng. Tuy nhiên, việc hấp thu thiamin trong đường tiêu hoá yêu cầu
chất vận chuyển đặc biệt và bị giới hạn, do đó làm chậm hấp thu và làm giảm sinh khả
dụng [18].
Benfotiamin là một dẫn chất tan trong lipid của thiamin, nó cho sinh khả dụng
đường uống cao và có hiệu quả điều trị thay thế thiamin [18]. Nó được sử dụng để điều
trị và phòng ngừa thiếu thiamin, viêm đa dây thần kinh do rượu, beri beri, phụ nữ mang
thai, người có rối loạn đường tiêu hóa, người ni dưỡng bằng đường tĩnh mạch, thẩm
phân màng bụng và thận nhân tạo,.. [2]. Hiện nay, khi mà bệnh đái tháo đường ngày
càng gia tăng ở Việt Nam và trên thế giới, benfotiamin đã cho thấy sinh khả dụng cao
và hiệu quả vượt trội trong hỗ trợ điều trị các biến chứng của bệnh đái tháo đường: giảm
đau thần kinh, ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh thận và bệnh lí võng mạc đái tháo đường.
Những tác dụng khác như chống viêm, chống oxi hoá, hỗ trợ điều trị ung thư và bệnh
alzheimer của benfotiamin cũng đã được ghi nhận, đang được tiếp tục nghiên cứu và
phát triển [17].
Trên thế giới và trong nước đã có một số nghiên cứu tổng hợp benfotiamin từ các
muối của thiamin như thiamin hydroclorid và thiamin nitrat. Tiếp cận từ nguồn nguyên
liệu sẵn có, phổ biến, rẻ tiền hơn là thiamin nitrat chúng tôi đặt ra mục tiêu là nghiên
cứu tổng hợp benfotiamin với quy trình đơn giản dễ thực hiện, sử dụng hố chất thơng
dụng, dung mơi an tồn, thân thiện, chi phí sản xuất thấp. Từ đó, để tiếp tục nghiên cứu
nhằm cung cấp một sản phẩm có giá thành phù hợp với quy mơ cơng nghiệp đáp ứng
tốt vai trị dược lí.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tổng hợp
benfotiamin từ thiamin nitrat ở quy mơ phịng thí nghiệm” với mục tiêu: Xây dựng
được quy trình tổng hợp benfotiamin từ thiamin nitrat ở quy mơ phịng thí nghiệm.
1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về benfotiamin

1.1.1. Cấu trúc hố học
• Cơng thức cấu tạo của benfotiamin (II): (Hình 1.1) [23]

Hình 1.1 Cơng thức cấu tạo của benfotiamin.
• Tên khoa học: S-[2-[(4-amino-2-methylpyrimidin-5-yl) methyl-formylamino]5-phosphonooxypent-2-en-3-yl] benzenecarbothioat [23].
• Tên khác: benfotiamin, S-benzoylthiamin-O-monophosphat [23].
• Cơng thức phân tử: C19H23N4O6PS [6], [23].
• Khối lượng phân tử: 466,5 [6], [9].
1.1.2. Tính chất lí hố
• Cảm quan: bột kết tinh màu trắng [6].
• Nhiệt độ nóng chảy: benfotiamin có nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc vào từng dạng
tinh thể. Dạng α (C19H23N4O6PS.2H2O) nhiệt độ nóng chảy là 165°C, ở dạng β
(C19H23N4O6PS.15H2O) nhiệt độ nóng chảy là 150°C, ở dạng δ (C19H23N4O6PS)
nhiệt độ nóng chảy là 195°C [15].
• Độ tan: benfotiamin có độ tan trong nước là 0,004 g/ml ở pH 4,05 và 1 g/ml ở
pH 8, ít tan trong benzen, cloroform, pyridin, methanol, ethanol, dễ dàng hồ tan
trong acid acetic băng [23], ít tan trong DMSO và có độ tan xấp xỉ 1 mg/ml trong
dung dịch amoni hydroxid 0,1 M [9].
• UV/VIS: trong cấu trúc của benfotiamin có các nhóm hấp thụ ánh sáng mạnh như
nhân benzen, pyrimidin và các nối đôi C=O vì vậy benfotiamin có dải hấp thụ
mạnh trong vùng UV với cực đại hấp thụ λmax= 243 nm [9].
• Tính chất của nhân thơm aminopyrimidin: do vẫn giữ nguyên nhân pyrimidin
nên benfotiamin cũng có một số tính chất giống với thiamin. Trong nhân thơm
2


có 3 nguyên tử nitơ, 2 nguyên tử nitơ trong nhân thơm có tính base rất yếu, nhóm
amin thơm có tính base yếu. Do đó có thể có phản ứng tạo tủa với một số thuốc
thử chung của alcaloid như dung dịch iod, thủy ngân (II) clorid, thuốc thử Mayer
[3].

• Benfotiamin gần như không hút ẩm, khi các tinh thể tiếp xúc trực tiếp dưới ảnh
sáng mặt trời trong khoảng 23 ngày thì khơng có sự đổi màu so với mẫu chuẩn.
Benfotiamin rất ổn định trong dung dịch nước ở điều kiện acid, dung dịch ở nồng
độ 5 mg/ml được đun nóng 100°C ở các điều kiện pH khác nhau cho kết quả hơn
90% benfotiamin không bị phân huỷ ở pH từ 1 – 5,6 trong 2 giờ [23].
1.2. Tổng quan về tác dụng của benfotiamin
Benfotiamin là một dẫn chất của thiamin, có khả năng tan trong lipid [17], [18].
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh benfotiamin cho sinh khả dụng cao và hiệu quả điều
trị được cải thiện so với việc sử dụng dạng muối thiamin tan trong nước. Nồng độ tối đa
trong huyết thanh sau khi uống benfotiamin cao gấp 5-6 lần so với thiamin hydroclorid,
nồng độ đạt được tối đa trong hồng cầu sau khi uống benfotiamin cao gấp 6,8 lần. Tmax
đạt được sau 35-40 phút còn thiamin dạng muối là 70 phút [19]. Kết quả là liều điều trị
của benfotiamin thấp hơn nhiều thiamin tan trong nước [17]. Các tác dụng sinh học của
benfotiamin đã được nghiên cứu và chứng minh như ngăn ngừa biến chứng mạch máu
tronng bệnh đái tháo đường, chống viêm,.. [17], [22].

Hình 1.2 Tác dụng của benfotiamin.
3


1.2.1. Ngăn ngừa biến chứng mạch máu của bệnh đái tháo đường
Benfotiamin giúp ngăn ngừa biến chứng mạch máu của bệnh đái tháo đường
thơng qua 3 cơ chế chính:
• Tăng cường hoạt động enzym transketolase và làm giảm quá trình hình thành
những sản phẩm bền vững của quá trình glycat hố (AGE).
AGE có vai trị quan trọng trong sự tiến triển và sinh lý bệnh của các biến chứng
mạn của đái tháo đường, xơ vữa động mạch, suy thận mạn tính, thối hóa thần kinh.
Benfotiamin kích thích hoạt hóa transketolase đưa triosephosphat dư thừa vào con
đường chuyển hóa pentose phosphat, do đó ức chế tổng hợp AGE và stress chuyển hóa
do tăng đường huyết gây ra. Nó ức chế ba con đường chính dẫn đến tổn thương do tăng

đường huyết:
➢ Ngăn chặn con đường hexosamin, làm giảm sự gia tăng của UDP-Nacetylglucosamin và làm giảm sự tích tụ các chất chuyển hóa glucose dẫn đến sự
hình thành AGE. Từ đó làm giảm đề kháng insullin, giảm rối loạn chức năng nội
mạc mạch máu.
➢ Làm giảm hoạt động khử aldose, từ đó điều hồ con đường polyol, nồng độ
sorbitol và glucose nội bào. Sorbitol tích tụ, làm thay đổi áp suất thuỷ tĩnh, gây
ra các biến đổi sinh hoá làm giảm glutathion trong tế bào. Do đó, benfotiamin
làm giảm stress oxi hoá, ngăn ngừa tổn thương gây ra bởi các chất chuyển hóa
glucose trên tế bào nội mơ.
➢ Ngăn chặn con đường diacylglycerol-protein kinase C (PKC), con đường này gây
ra rối loạn chức năng nội mạc, thiếu máu cục bộ, gây viêm. Từ đó ngăn ngừa
thiếu máu cục bộ, giảm viêm, giảm tổn thương mạch máu.
Từ những con đường làm giảm tổn thương mạch máu, trên lâm sàng benfotiamin
đã cho thấy hiệu quả trong việc giảm đau thần kinh, làm giảm albumin niệu / protein
niệu, stress oxy hóa, giảm tích lũy AGE trong các mô thận ở bệnh nhân mắc bệnh thận
đái tháo đường, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh võng mạc đái tháo đường [8], [13].
• Kích hoạt yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu 2 (VEGFR2)
Yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu 2 (VEGFR2) trong các tế bào nội mơ mạch
máu và bạch huyết đóng vai trò quan trọng trong sinh lý và bệnh lý của mạch máu. Các
nghiên cứu in vitro đã chứng minh rằng việc thiếu hụt enzym G6PD làm giảm sự hình
thành mạch máu do VEGFR2 gây ra. Trong thiếu máu cơ tim, hoạt động của enzym
4


G6PD tăng kích hoạt VEGFR2, đây là cơ chế bù trừ để chống lại stress oxy hóa và tăng
cường sự sống của tế bào cơ tim. Tuy nhiên hoạt động này bị giảm trong bệnh đái tháo
đường do sự ức chế của enzym transketolase và enzym G6PD. Benfotiamin làm tăng các
hoạt động transketolase và G6PD ở bệnh nhân đái tháo đường từ đó làm tăng kích thích
VEGFR2. Nên nó có vai trò bảo vệ tim trong việc tăng cường sự hình thành mạch và ức
chế apoptosis (sự chết tế bào theo chương trình) trong các biến chứng mạch máu của

bệnh đái tháo đường [8], [11], [17].
• Kích hoạt protein kinase B
Protein kinase B (PKB/Akt) là một protein kinase có vai trị quan trọng trong
chuyển hóa glucose, apoptosis, tăng sinh và di chuyển của tế bào. Benfotiamin cho thấy
khả năng kích hoạt Akt, hiệu quả trong điều trị sau thiếu máu cục bộ và làm giảm
apoptosis ở chuột mắc bệnh đái tháo đường. Từ đó, benfotiamin làm tăng cường sự sống
của tế bào, bảo vệ các tế bào nội mô khỏi tổn thương của tăng đường huyết [11], [17].
1.2.2. Tác dụng chống viêm
Các nghiên cứu cho thấy benfotiamin có tác dụng chống viêm mạnh thơng qua
3 con đường sau:
• Con đường phụ thuộc acid arachidonic
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng benfotiamin ức chế tổng hợp prostaglandin
và leukotrien. Benfotiamin làm giảm sự biểu hiện của enzym COX-2 và LOX-5, từ đó
làm giảm quá trình sinh tổng hợp các prostaglandin và leukotrien B4 gây viêm. Ngồi
ra, nó cũng làm giảm tiến triển của bệnh lý mạch máu do làm giảm biểu hiện
prostaglandin I2 trong nhiễm khuẩn, từ đó ức chế sự hình thành 6-keto-prostaglandin F1
alpha. Từ cơ chế trên ta có thể thấy benfotiamin là một chất chống viêm mạnh do tác
dụng ức chế kép của nó đối với COX-2 và LOX-5 [17].
• Con đường thơng qua yếu tố phiên mã hạt nhân kappa B (NF-κB)
Phức hợp protein NF-κB có vai trị quan trọng trong q trình tiền viêm để giải
phóng cytokin và liên quan đến sự sống của tế bào. NF-κB điều hoà các phản ứng của
tế bào dưới tác động khác nhau như stress, cytokin, gốc tự do, tia UV, LDL, kháng
nguyên vi khuẩn và virus. Nó cũng liên quan đến sự tiến triển của ung thư, phản ứng
viêm và tự miễn, sốc nhiễm trùng, nhiễm virus và tăng miễn dịch bất thường.
Benfotiamin ức chế NF-κB từ đó có tác dụng chống viêm trên bệnh đái tháo đường và
cả trong viêm nhiễm do lipopolysacarid (LPS) trong đại thực bào ở nghiên cứu tiền lâm
5


sàng. Benfotiamin cũng ngăn ngừa viêm màng bồ đào do nội độc tố, làm giảm sự di

chuyển của tế bào viêm và bảo vệ các mô mắt trong viêm màng bồ đào [8], [17].
• Con đường thơng qua enzym mitogen-activated protein kinase (MAPK)
MAPK là một protein kinase làm trung gian trong các hoạt động nội bào quan
trọng như tăng sinh, biệt hóa và apoptosis. MAPK gồm 3 loại ERK, JNK và p-38. Thông
qua ức chế MAPK, benfotiamin điều chỉnh các quá trình của tế bào và các hoạt động
chống viêm. Nó ức chế hoạt hố ERK, JNK và ức chế p-38 MAPK do LPS gây ra và
đóng vai trị quan trọng trong việc làm giảm apoptosis và paraptosis (sự chết tế bảo được
lập trình kích hoạt caspase độc lập, khác với apoptosis) [17].
1.2.3. Cải thiện trí nhớ trong bệnh Alzheimer
Glycogen synthase kinase 3 (GSK-3) là một protein kinase có vai trị trong các
bệnh viêm mãn tính, miễn dịch, chuyển hóa và thối hóa thần kinh. Isoenzym GSK-3β
làm tăng phosphoryl hóa protein tau dẫn đến việc tách các vi ống từ các tế bào thần kinh,
làm tích tụ và suy yếu các mối nối synap giữa các tế bào thần kinh dẫn đến chết nơron,
cịn GSK-3α thì tăng cường sự hình thành amyloid, gây ra bệnh Alzheimer [8]. Hoạt
động GSK-3β và GSK-3α được điều hồ nhờ sự phosphoryl hố Akt. Benfotiamin làm
tăng quá trình phosphoryl hóa Akt, tử đó làm giảm hoạt động enzym của GSK-3α và
GSK-3β từ đó làm giảm sự lắng đọng amyloid trong não và cải thiện các triệu chứng
liên quan đến sinh lí bệnh của Alzheimer [17], [21].
1.2.4. Tác dụng chống oxi hoá, hỗ trợ điều trị ung thư, tác động vào chương trình
chết của tế bào
Các thử nghiệm in vitro và in vivo cho thấy benfotiamin có khả năng ức chế
apotosis thơng qua cơ chế chống oxi hoá, đồng thời gây ra paraptosis trên các tế bào ung
thư bạch cầu.
• Ngăn ngừa apoptosis
Một số nghiên cứu cho thấy, benfotiamin có hiệu quả trong việc ngăn ngừa
apoptosis trong ống nghiệm. Benfotiamin ức chế quá trình sản xuất nitơ monooxid (NO),
peroxid hóa lipid, oxy hóa protein và tổn thương ADN do cisplatin gây ra, đồng thời
điều chỉnh biểu hiện của các enzym bao gồm superoxid effutase, catalase và glutathion
peroxidase, có liên quan đến việc bảo vệ chống oxy hóa và cho thấy các đặc tính khử
gốc tự do có liên quan đến sự điều hịa NO. Bên cạnh đó, benfotiamin được chứng minh

là bảo vệ chống lại oxy hóa ADN trong bệnh đái tháo đường. Nó ức chế hoạt hoá
6


caspase-3 trong cơ thiếu máu cục bộ, ngăn ngừa apoptosis và bảo vệ tế bào do LPS gây
ra, từ đó giúp giảm tổn thương ADN trên bệnh nhân [11], [17].
• Gây ra paraptosis
Nghiên cứu gần đây cho thấy benfotiamin làm tạm dừng chu kỳ tế bào ở pha G1
bằng cách điều hoà xuống enzym cyclin dependent kinase 3 (CDK3). Một nghiên cứu
trên các tế bào ung thư bạch cầu chỉ ra hoạt động chống ung thư của benfotiamin là qua
trung gian bằng cách gây ra paraptosis mà không phải apoptosis, hoại tử hoặc tự thực
bào (autophagy). Benfotiamin kích hoạt cả hai con đường MAPK / ERK và JNK trong
paraptosis, từ đó có vai trị trong điều trị các tế bào ung thư [17].
1.2.5. Biệt dược, chỉ định
Hiện nay trên thị trường dược phẩm, benfotiamin được lưu hành với các tên biệt
dược khác nhau ở cả dạng đơn chất và dạng kết hợp:
Bảng 1.1 Một số biệt dược của benfotiamin.
STT

Tên biệt dược

1

Benfosafe

Dạng bào

Thành phần, hàm lượng

chế

Viên nén

Nước sản
xuất

Benfotiamin 150 mg

Việt Nam

Benfotiamin 150 mg

Đức

bao phim
2

Milgamma mono

Viên nén
bao đường

Benfotiamine 150
3

+ Alpha-Lipoic

Benfotiamin 150 mg
Viên nang

L-leucin 12 mg


Hoa Kì

Acid 300
Alpha Lipoic acid 300 mg
Benfotiamin 100 mg
4

Benfomet Plus

Viên nén

Alpha Lipoic acid 100 mg

bao phim

Ấn Độ

Mecobalamin 0,5 mg
Pyridoxin hydroclorid 50 mg

Ban đầu benfotiamin được sử dụng để làm tăng thiamin trong máu ở những bệnh
nhân thiếu hụt thiamin [18]. Điều trị thay thế thiamin ở những người mắc hội chứng
Wernicke và hội chứng Korsakoff, viêm đa dây thần kinh do rượu, beri beri, phụ nữ

7


mang thai, người có rối loạn đường tiêu hóa và những người nuôi dưỡng bằng đường
tĩnh mạch, thẩm phân màng bụng và thận nhân tạo [2].

Sau khi các nghiên cứu được tiến hành đã chứng minh hiệu quả, benfotiamin hiện
nay được sử dụng như một liệu pháp bổ sung để ngăn ngừa sự tiến triển các biến chứng
của bệnh đái tháo đường [17], [18]. Hai chỉ định chính của benfotiamin đó là trong viêm
đa dây thần kinh do đái tháo đường có triệu chứng và viêm đa dây thần kinh do nghiện
rượu. Điều trị kết hợp benfotiamin liều cao (600 mg/ngày) và các vitamin nhóm B
(vitamin B12, vitamin B6) trong viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường đã cho thấy
hiệu quả giảm đau rõ rệt so với giả dược [20].
1.3. Các phương pháp tổng hợp benfotiamin
Khi nghiên cứu về benfotiamin chúng tôi nhận thấy các phương pháp tổng hợp
benfotiamin chủ yếu từ thiamin nitrat (I) và thiamin hydroclorid (III).
• Đi từ nguyên liệu ban đầu là thiamin nitrat tổng hợp benfotiamin qua 3 phản ứng:
(1) Phản ứng chuyển muối thiamin nitrat thành thiamin hydroclorid.
(2) Phản ứng tạo thiamin monophosphat (IV).
(3) Phản ứng acyl hố tạo benfotiamin.
• Đi từ nguyên liệu ban đầu là thiamin hydroclorid qua 2 phản ứng: (2), (3).
Sơ đồ tổng hợp: (Hình 1.3)

Hình 1.3 Sơ đồ tổng hợp benfotiamin.
1.3.1. Phản ứng chuyển muối thiamin nitrat thành thiamin hydroclorid
Các nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng HCl khí để chuyển muối thiamin nitrat
thành thiamin hydroclorid.
8


Hình 1.4 Phản ứng chuyển muối thiamin nitrat thành thiamin hydroclorid.
Năm 2012, Li Jianping và cộng sự đã thực hiện phản ứng sử dụng tác nhân HCl
khí được điều chế từ acid hydroclorid được đun nóng đến 110°C, khí HCl được dẫn vào
dung dịch methanol. Sau đó cho dung dịch methanol chứa HCl vào hỗn dịch thiamin
nitrat trong metanol ở nhiệt độ 0-70°C suy trì phản ứng trong 3 giờ [27].
Năm 2015, Gong Junbo và cộng sự đã sử dụng tác nhân HCl khí được điều chế

bằng cách cho từ từ acid clorosulfonic vào acid hydrocloric đậm đặc, làm khô sau đó
dẫn vào hỗn dịch thiamin nitrat trong dung mơi hữu cơ (ethanol, propanol, n-butanol,
ethyl acetat,..) ở nhiệt độ 50-70°C từ 1-3 giờ [25].
Ưu điểm của cả hai nghiên cứu trên đều tạo ra thiamin hydroclorid với hiệu suất
và độ tinh khiết cao, điều kiện phản ứng không quá phức tạp. Tuy nhiên nhược điểm ở
nghiên cứu của Li Jianping là đun nóng dung dịch acid hydrocloric đậm đặc để thu HCl
khí làm tiêu tốn năng lượng, sử dụng methanol là một dung môi độc, không thân thiện
với môi trường, sản phẩm thiamin hydroclorid có độ trơn chảy kém, dễ bị hỏng, đơng
vón lại. Cịn đối với nghiên cứu của Gong Junbo đã khắc phục được nhược điểm dung
môi, tuy nhiên sử dụng acid clorosulfonic, đây là một acid mạnh, đắt tiền, và rất nguy
hiểm.
1.3.2. Phản ứng tạo thiamin monophosphat

Hình 1.5 Phản ứng tổng hợp thiamin monophosphat.
a. Sử dụng tác nhân acid phosphoric
Năm 1960, Akira và cộng sự đã thực hiện phản ứng sử dụng tác nhân acid
phosphoric đun nóng đến 270°C để thu được acid pyrophosphoric sau đó phản ứng với
thiamin hydroclorid ở nhiệt độ 100°C, thuỷ phân thiamin phosphat ở nhiệt độ phòng

9


trong 7 ngày bằng HCl để thu được thiamin monophosphat. Sản phẩm được kết tinh
bằng aceton [7].

Hình 1.6 Phản ứng tổng hợp thiamin monophosphat của Akira.
• Ưu điểm: nghiên cứu sử dụng tác nhân là acid phosphoric, thông dụng, giá thành
khơng cao.
• Nhược điểm: điều kiện tiến hành phản ứng phức tạp, nhiệt độ cao, tiêu hao nhiều
năng lượng, không an tồn. Thời gian xử lí phản ứng kéo dài để thu được thiamin

monophosphat, cần nhiều bước xử lí, hiệu suất thấp, không phù hợp với quy mô
công nghiệp.
b. Sử dụng tác nhân P2O5/H3PO4
Năm 2009, Chou Lingling và cộng sự sử dụng tác nhân là acid phosphoric và
phospho pentoxid trong dung môi hữu cơ ( dimethyl sulfoxid, clorobenzen, toluen,..)
đun hồi lưu ở nhiêt độ 80-150°C trong 6-10 giờ. Sau đó sử dụng Ca(OH)2 để tủa acid
phosphoric dư. Lọc loại tủa và kết tinh thiamin monophosphat bằng aceton. Hiệu suất
phản ứng 65-70%, sản phẩm có độ tinh khiết HPLC 95% [28].

Hình 1.7 Phản ứng tổng hợp thiamin monophosphat của Lingling.
• Ưu điểm: nghiên cứu sử dụng tác nhân phản ứng mạnh, điều kiện tiến hành phản
ứng đơn giản.
• Nhược điểm: thời gian phản ứng dài, phản ứng tạo ra hỗn hợp các dẫn xuất mono, di-, tri-phosphat, cần thời gian thuỷ phân dài, đòi hỏi sự phân tách phức tạp, sử
dụng lượng lớn dung môi hữu cơ. Phản ứng tạo ra một lượng lớn muối phosphat
khơng tan, khó phân tách, sản phẩm không tinh khiết.

10


c. Sử dụng tác nhân POCl3
Năm 2012, Kuang Chunxiang và cộng sự sử dụng tác nhân POCl3 trong dung
môi nước hoặc dung môi đồng tan với nước (methanol, ethanol, aceton..) ở nhiệt độ từ
85-100°C trong 3-5 giờ. Thiamin monophosphat sau đó được hồ tan trong nước và tiếp
tục ln phản ứng acyl hố. Sản phẩm có độ tinh khiết HPLC 90-95% [26].

Hình 1.8 Phản ứng tổng hợp thiamin monophosphat của Chunxiang.
• Ưu điểm: nghiên cứu sử dụng tác nhân phản ứng mạnh, phổ biến trong công
nghiệp, điều kiện phản ứng khơng q phức tạp, quy trình tiến hành đơn giản,
thời gian sản xuất ngắn, dung mơi an tồn với mơi trường.
• Nhược điểm: tác nhân sử dụng là một tác nhân hoạt động mạnh, dễ hỏng do tiếp

xúc với hơi nước trong q trình bảo quản. Quy trình xử lí khơng có bước tinh
chế sản phẩm do đó có nhiều tạp chất vơ cơ. Sản phẩm phụ là HCl khí sinh ra,
nguy hiểm.
d. Sử dụng tác nhân acid polyphosphoric
Năm 2014, Chen Mitch và cộng sự đã tiến hành phản ứng ở quy mô công nghiệp
sử dụng tác nhân là acid polyphosphoric đun ở nhiệt độ 80-130°C trong 6 giờ, sau đó
thuỷ phân bằng nước trong 5 giờ để thu được thiamin monophosphat, chiết tách loại acid
phosphoric dư bằng hỗn hợp dung môi hữu cơ (ethyl acetat, trioctylamin, cloroform..),
kết tinh sản phẩm bằng dung dịch aceton [24].

Hình 1.9 Phản ứng tổng hợp thiamin monophosphat của Mitch.
• Ưu điểm: nghiên cứu sử dụng tác nhân phản ứng mạnh, sản phẩm tinh khiết, ít
tạp chất. Tiến hành ở quy mô công nghiệp cho hiệu suất cao phản ứng cao.

11


• Nhược điểm: thời gian phản ứng dài, phản ứng tạo nhiều sản phẩm di-, triphosphat cần thời gian thuỷ phân để thu được thiamin monophosphat, sử dụng
nhiều dung môi hữu cơ để chiết tách loại acid phosphoric, tốn kém về mặt kinh
tế.
e. Sử dụng tác nhân acid polyphosphoric và xúc tác
Năm 2014, Muralidhar Ingale và cộng sự đã tiến hành phản ứng sử dụng acid
polyphosphoric với sự có mặt của xúc tác muối kim loại của pyrophosphat (Na, K, Ca,..)
ở nhiệt độ 85-125°C trong 3-4 giờ, thuỷ phân trong nước ở nhiệt độ 50-90°C trong 2 giờ
thu được thiamin monophosphat. Khối phản ứng được chiết tách loại acid phosphoric
dư bằng hỗn hợp dung môi tri-n-butylamin và cloroform, kết tinh sản phầm bằng
methanol. Hiệu suất phản ứng 98%, sản phẩm có nhiệt độ nóng chảy 198-200°C, độ tinh
khiết HPLC 99% [14].

Hình 1.10 Phản ứng tổng hợp thiamin monophosphat của Ingale.

• Ưu điểm: phản ứng tạo ra sản phẩm chủ yếu là thiamin monophosphat, hiệu suất
phản ứng cao. Sản phẩm thu được tinh khiết, ít tạp chất, thời gian phản ứng khơng
q dài.
• Nhược điểm: nghiên cứu sử dụng dung mơi hữu cơ để chiết tách loại acid
phosphoric, kết tinh sản phẩm độc hại, tốn kém về mặt kinh tế.
1.3.3. Phản ứng acyl hoá tạo benfotiamin
Năm 1960, Akira và cộng sự đã thực hiện phản ứng acyl hoá sử dụng các tác
nhân như benzoyl clorid, natri benzoylthiosulfat, dibenzoyl disulfid trong môi trường
nước hoặc dung môi hữu cơ thân nước như etanol, aceton,.. với điều kiện pH từ 9-12,
nhiệt độ phản ứng duy trì ở 5-25°C. Dung dịch kiềm được sử dụng để mở vòng thiazoli
là NaOH 15-20% [7]. Các nghiên cứu sau đó đều sử dụng benzoyl clorid làm tác nhân
trong điều kiện tương tự. Kết thúc, khối phản ứng được acid hoá đến pH 3,5-4,0 để tủa,
lọc rửa thu được sản phẩm là benfotiamin, hiệu suất 60-80% [7], [24], [26]. Hoặc khối
phản ứng được cô cạn đến khô, kết tủa bằng aceton thu được sản phẩm [14]. Sản phẩm
là chất kết tinh màu trắng có nhiệt độ nóng chảy 160-165ºC [7], [26].
12


Hình 1.11 Phản ứng acyl hố tổng hợp benfotiamin.
1.3.4. Nghiên cứu trong nước
Năm 2017, PGS. TS Trương Phương đã tiến hành nghiên cứu quy trình tổng hợp
benfotiamin đi từ nguyên liệu ban đầu là thiamin hydroclorid. Nghiên cứu sử dụng tác
nhân acid polyphosphoric, phản ứng tiến hành ở nhiệt độ 80°C trong 1 giờ, thuỷ phân
trong 2 giờ ở 70°C, kết tủa thiamin monophosphat bằng aceton. Thiamin monophosphat
được mở vòng ở pH 8 bằng NaOH 10%, sau đó acyl hố bằng benzoyl clorid ở 15°C
trong 2 giờ, tỉ lệ thiamin monophosphat : benzoyl clorid = 1:8. Tinh chế loại tạp và kết
tinh lại sản phẩm trong ethanol 96% đun sôi, hiệu suất 21,0% [5].

Hình 1.12 Sơ đồ phản ứng tổng hợp benfotiamin của PSG.TS Trương Phương.
• Ưu điểm: nghiên cứu sử dụng tác nhân tạo phosphat mạnh, sản phẩm tạo ra tinh

khiết, ít tap chất, sử dụng ngun liệu, hố chất rẻ tiền, thơng dụng, điều kiện tiến
hành đơn giản.
• Nhược điểm: tạo hỗn hợp dẫn xuất mono-, di-, tri-phosphat, cần thời gian thuỷ
phân dài để thu được thiamin monophosphat. Tỉ lệ mol phản ứng thiamin
monophosphat : benzoyl clorid quá lớn (1:8), hiệu suất của quy trình thấp (21%).
1.4. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu các nghiên cứu trong nước và trên thế giới về quy trình tổng hợp
benfotiamin, trong khố luận này chúng tơi lựa chọn xây dựng quy trình tổng hợp
benfotiamin từ nguyên liệu ban đầu là thiamin nitrat thay vì thiamin hydroclorid do
thiamin nitrat có giá thành rẻ hơn, sẵn có trên thị trường hơn thiamin hydroclorid, từ đó
giúp giảm chi phí sản xuất.

13


Quy trình tổng hợp dự kiến mà chúng tơi lựa chọn đơn giản, thời gian tiến hành
ngắn, dễ thực hiện và nâng quy mô trong công nghiệp, sử dụng các ngun liệu, hố
chất sẵn có, giá thành rẻ như NaCl, H2SO4, POCl3, C6H5COCl,. Trong đó POCl3,
C6H5COCl đều là các tác nhân phổ biến, khả năng phản ứng cao. Đồng thời sử dụng các
dung môi thân thiện môi trường như nước, ethanol,...
Đối với phản ứng chuyển muối thiamin nitrat thành thiamin hydroclorid chúng
tôi sử dụng NaCl và H2SO4 để tạo HCl khí, phản ứng tiến hành trong dung mơi ethanol.
Đối với phản ứng tạo benfotiamin từ thiamin hydroclorid, chúng tôi thực hiện
phản ứng one pot, sử dụng tác nhân tạo phosphat là phosphoryl clorid, tác nhân acyl hoá
là benzoyl clorid trong mơi trường nước.
Quy trình dự kiến tổng hợp benfotiamin được trình bày trong sơ đồ: (Hình
1.13)

Hình 1.13 Sơ đồ quy trình dự kiến tổng hợp benfotiamin từ thiamin nitrat.


14


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị.
Để thực hiện các phản ứng trong khóa luận, chúng tơi đã sử dụng một số dung
mơi, hóa chất, dụng cụ và thiết bị của phịng thí nghiệm Tổng hợp Hóa dược, Bộ mơn
Cơng nghiệp Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội.
Các nguyên liệu và hoá chất đã sử dụng trong khố luận này được trình bày trong
Bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1 Danh mục các nguyên liệu, hoá chất.
STT

Tên hoá chất

Tiêu chuẩn

Xuất xứ

1

Acid acetic

AR

Trung Quốc

2

Acid hydrocloric đặc


AR

Trung Quốc

3

Acid sulfuric đặc

AR

Trung Quốc

4

Benzoyl clorid

AR

Trung Quốc

5

Ethanol 96%

AR

Trung Quốc

6


Ethyl acetat

AR

Trung Quốc

8

Natri clorid

DĐVN V

Việt Nam

7

Natri hydroxid

AR

Trung Quốc

10

n-Butanol

AR

Trung Quốc


9

Nước cất

DĐVN V

Việt Nam

11

Phosphoryl clorid

AR

Trung Quốc

12

Thiamin nitrat

AR

Trung Quốc

Các dụng cụ, thiết bị sử dụng trong khố luận được trình bày trong Bảng 2.2

15



Bảng 2.2 Danh mục các dụng cụ, thiết bị.
STT

Dụng cụ, thiết bị

Xuất xứ

1

Bản mỏng silicagel F254

Đức

2

Bình cầu 1 cổ 100 ml, 250 ml, 500 ml

Đức

3

Bình cầu 2 cổ 250 ml

Đức

6

Bình chạy sắc ký, đĩa petri

Trung Quốc


4

Bình chiết 100 ml, 500 ml

Đức

5

Bình nón 100 ml, 250 ml

Đức

7

Bộ lọc hút chân khơng Buchner

Trung Quốc

8

Cân kỹ thuật Sartorius BP 2001S

Thụy Sĩ

9

Cốc có mỏ 50 ml, 100 ml, 250 ml, 500 ml

Đức


10

Đèn soi UV sắc ký CN6

Đức

11

Giấy lọc, giấy chỉ thị vạn năng

Trung Quốc

12

Máy cất quay chân không Buchi R210

Thụy Sĩ

13

Máy đo nhiệt động nóng chảy EZ-Melt

Mỹ

17

Máy khuấy từ có bộ phận gia nhiệt IKA

Đức


18

Nhiệt kế thuỷ ngân

Đức

19

Pipet chia vạch 1 ml, 2 ml, 5 ml, 10 ml, pipet nhỏ Đức

20

giọt
Tủ sấy Memmert

Đức

2.2. Nội dung nghiên cứu
• Nghiên cứu xây dựng quy trình tổng hợp:
➢ Chuyển muối thiamin nitrat thành thiamin hydroclorid.
➢ Tổng hợp benfotiamin từ thiamin hydroclorid và khảo sát các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu suất của phản ứng.
• Sơ bộ kiểm tra độ tinh khiết của sản phầm bằng SKLM với hệ dung mơi thích
hợp, soi bản mỏng dưới UV bước sóng 254 nm và đo nhiệt độ nóng chảy.
• Xác định cấu trúc của sản phầm bằng phổ hồng ngoại (IR), phổ khối (MS), phổ
cộng hưởng từ hạt nhân (1H-NMR, 13C-NMR, 31P-NMR).

16



×