Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

TRẦN THỊ MAI NGHIÊN cứu THÀNH PHẦN hóa học của lá TRÀ HOA VÀNG CAMELLIA CHRYSANTHA (HU) TUYAMA THU hái tại THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dược sĩ hà nội 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 63 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ MAI

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA LÁ TRÀ HOA VÀNG CAMELLIA
CHRYSANTHA (HU) TUYAMA THU HÁI
TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ MAI
Mã sinh viên: 1501319

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA LÁ TRÀ HOA VÀNG CAMELLIA
CHRYSANTHA (HU) TUYAMA THU HÁI
TẠI THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
TS. Phạm Hà Thanh Tùng
Nơi thực hiện:
Bộ môn thực vật


Trường Đại học Dược Hà Nội

HÀ NỘI – 2020


LỜI CẢM ƠN!
Trong thời gian thực hiện khóa luận tại bộ môn Thực vật - Trường Đại
học Dược Hà Nội, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy
cô, anh chị, các bạn và các em sinh viên.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới TS. Phạm Hà Thanh Tùng, ThS. Phạm Thị Linh Giang người
đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ em hồn thành khóa luận
này.
Em xin cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Văn Ơn, ThS. Nghiêm Đức
Trọng và các anh chị kĩ thuật viên trên bộ môn Thực vật đã tạo điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ em hồn thành khóa luận đúng thời hạn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Dược
Hà Nội, những người dạy dỗ và chỉ bảo em tận tình trong suốt những tháng năm
học tập tại trường.
Cuối cùng, với lịng biết ơn vơ hạn, em xin phép được gửi lời cảm ơn tới
gia đình, người thân, bạn bè đã động viên và hỗ trợ em trong suốt thời gian
qua.
Do thời gian có hạn và trình độ bản thân cịn hạn chế nên khóa luận khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo tận
tình của các thầy cơ và sự góp ý chân thành của bạn bè.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2020
Sinh viên
Trần Thị Mai



MỤC LỤC

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1.Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật loài Camellia chrysantha (Hu)
Tuyama .............................................................................................................. 3
1.1.1. Vị trí phân loại và phân bố .................................................................. 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật của loài Camellia chrysantha (Hu) Tuyama ........ 4
1.2. Thành phần hóa học ................................................................................... 5
1.2.1. Nhóm polyphenol ................................................................................ 5
1.2.2. Nhóm saponin ..................................................................................... 8
1.2.3. Nhóm polysaccharid............................................................................ 8
1.2.4.Một số thành phần khác ....................................................................... 9
1.3. Tác dụng sinh học ...................................................................................... 9
1.3.1. Tác dụng chống oxy hóa ..................................................................... 9
1.3.2. Tác dụng chống ung thư .................................................................... 11
1.3.3. Tác dụng hạ đường huyết .................................................................. 12
1.3.4. Tác dụng hạ mỡ máu ......................................................................... 12
1.3.4. Tác dụng kháng khuẩn ...................................................................... 13
1.3.4. Tác dụng theo y học cổ truyền .......................................................... 13
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 14


2.1. Nguyên liệu và thiết bị ............................................................................. 14
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 14

2.1.2. Nguyên vật liệu nghiên cứu .............................................................. 14
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 15
2.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ có trong lá Trà hoa vàng ............... 15
2.2.2. Phương pháp chiết xuất và phân lập lá Trà hoa vàng ....................... 19
2.2.3. Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất .................................... 21
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .......................... 22
3.1. Kết quả định tính các nhóm chất bằng phương pháp hóa học ................. 22
3.2. Kết quả chiết xuất, phân lập hợp chất saponin triterpenoid trong lá Trà
hoa vàng .......................................................................................................... 25
3.2.1. Chiết các phân đoạn từ lá Trà hoa vàng ............................................ 25
3.2.2. Quá trình phân lập hợp chất từ lá Trà hoa vàng................................ 27
3.2.3. Xác định cấu trúc hợp chất phân lập được từ lá Trà hoa vàng ......... 28
3.3. Bàn luận.................................................................................................... 38
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 42
ĐỀ XUẤT............................................................................................................ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
13

C-NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon 13 (Carbon-13 Nuclear
Magnetic Resonace spectroscopy)

1

H-NMR


Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (Proton Nuclear
Magnetic Resonace spectroscopy)

br s

Broad singlet

C.

Camellia

CC

Sắc ký cột (Column chromatography)

d

Doublet

dd

Double boublet

EA

Ethyl Acetat

ESI-MS


Phương pháp khối ion hóa phun mù điện tử (Electrospray
ionization - Mass Spectrometry)

EtOH

Ethanol

HDL-C

Lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao

IC50

Nồng độ ức chế 50% đối tượng thử nghiệm (Inhibitory
Concertration at 50%)

J (Hz)

Hằng số tương tác tính bằng Hz

LDL-C

Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp

MeOH

Methanol

m/z


Khối lượng/điện tích

m

Multiplet

NP

Sắc ký pha thuận (Normal phase chromatography)

Overlap

chồng phổ

q

Quartet

RP

Sắc ký pha đảo (Reverse phase chromatography)

s

Singulet

SKLM

Sắc ký lớp mỏng


TC

Cholesterol toàn phần


TG

Triglycerid

TLC

Sắc ký lớp mỏng (Thin layer chromatography)

v/v

Thể tích/thể tích


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ trong lá Trà hoa vàng bằng
phương pháp hóa học .......................................................................................... 22
Bảng 3.2. Bảng so sánh dữ liệu phổ 1H, 13C-NMR của CC và chất đối chiếu. .. 28


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Một số hợp chất polyphenol có trong lồi C. chrysantha ..................... 7
Hình 3.1. Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn từ lá Trà hoa vàng ............................ 26
Hình 3.2. Sơ đồ phân lập hợp chất CC từ phân đoạn EtOH 96% ...................... 28
Hình 3.3. Phổ 13C-NMR của hợp chất CC .......................................................... 34
Hình 3.4. Phổ 1H-NMR của hợp chất CC ........................................................... 35

Hình 3.5. Phổ MS của hợp chất CC................................................................... 36
Hình 3.6. Cấu trúc hóa học và các liên kết HMBC (H⟶C) chính trong hợp chất
CC ....................................................................................................................... 38


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng khí hậu gió mùa, có hệ thực
vật phong phú và đa dạng với nguồn tài nguyên cây thuốc dồi dào về chủng loại
lẫn công dụng làm thuốc và đặc biệt là nền y học cổ truyền lâu đời. Cho nên việc
sử dụng cây thuốc chữa bệnh ở nước ta là hồn tồn phù hợp và có điều kiện
phát triển.
Trà hoa vàng (Camellia spp.) hay còn gọi là Kim hoa trà- là lồi trà có
hoa màu vàng thuộc chi Camellia L. được xem là nguồn gen tự nhiên vô cùng
quý hiếm. Trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc đã có rất nhiều nghiên cứu
chuyên sâu về Trà hoa vàng, đã bào chế thành cơng nhiều sản phẩm dùng để
phịng và chữa bệnh có nguồn gốc từ Trà hoa vàng, mang lại giá trị kinh tế cao.
Trong lá và hoa của Trà hoa vàng có nhiều thành phần như saponin, flavonoid,
polyphenol, acid amin, các nguyên tố vi lượng… mang lại lợi ích to lớn về sức
khỏe. Các nghiên cứu chỉ ra rằng Trà hoa vàng có tác dụng hạ huyết áp, giảm
đường huyết, hạ cholesterol, hạ mỡ máu, chống u bướu, tăng cường hệ miễn
dịch và kéo dài tuổi thọ. Trong đó hợp chất polyphenol và saponin được quan
tâm nhiều nhất, tập trung chủ yếu về nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa và ức
chế sự phát triển của các tế bào ung thư [11], [23], [24], [33].
Ở Việt Nam, Trà hoa vàng lần đầu tiên được người Pháp phát hiện ở miền
Bắc vào năm 1910 [6]. Tuy nhiên cho đến những năm gần đây, Trà hoa vàng
mới được quan tâm nghiên cứu và khai thác sử dụng. Mặc dù vậy, các nghiên
cứu trong nước hầu như chỉ tập trung vào phát triển và mơ tả hình thái của các
lồi mới, trong khi thành phần hóa học làm nên giá trị của các lồi Trà hoa vàng
thì vẫn chưa được tìm hiểu sâu sắc và tồn diện.
Chính vì vậy, đề tài “ Nghiên cứu thành phần hóa học của lá trà hoa

vàng Camellia chrysantha (Hu) Tuyama” được thực hiện với các mục tiêu:
1


1. Định tính thành phần hóa học trong lá Trà hoa vàng
2. Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc hóa học chất phân lập được từ lá
Trà hoa vàng.

2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1.Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật lồi Camellia chrysantha (Hu)
Tuyama
1.1.1. Vị trí phân loại và phân bố
Theo hệ thống phân loại của Takhtajan công bố năm 2009 [9], chi Trà
hoa vàng (Camellia L.) có vị trí phân loại như sau:
Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta).
Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida).
Phân lớp: Sổ (Dilleniidae).
Bộ: Trà (Theales).
Họ: Trà (Theaceae).
Chi: Trà (Camellia).
Loài: Camellia chrysantha (Hu) Tuyama.
Tên thường gọi: Trà hoa vàng.
Trên thế giới, chi Camellia L. có khoảng 280 lồi, phân bố chủ yếu ở
nhiệt đới và á nhiệt đới, có nguồn gốc ở khu vực miền đông và miền nam Châu
Á, từ dãy Himalaya về phía đơng tới Nhật Bản và Indonesia. Cho tới nay, có rất
nhiều nơi trên thế giới có các lồi thuộc chi này. Đó là các nước ở Châu Á (Ấn
Độ, Bangladesh, Đài Loan, Iran, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Myanmar,

Nepal, Nhật Bản, Scri-lanka, Trung Quốc, Việt Nam); Châu Âu (Thổ Nhĩ Kì,
Liên Xơ cũ); châu Phi (Burumdi, Ethiopia, Kenya, Maritius, Nam Phi, Uganda);
khu vực Nam Mỹ (Argentina, Brazil, Ecuador, Peru) và châu Đại Dương
(Australia, New-Ghine) [6], [25], [27].

3


Ở Việt Nam, chi Camellia L. có khoảng 77 lồi, phân bố từ Bắc vào Nam
( Yên Bái, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Bình Phước, v.v)
[16], [17], [18].
Lồi C. chrysantha được tìm thấy chủ yếu ở Quảng Tây, phía Tây Nam
của Trung Quốc [22]. Ở Việt Nam, C. chrysantha được trồng phổ biến ở Ba Chẽ
- Quảng Ninh, Quế Phong - Nghệ An, Tam Đảo – Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Đà
Lạt, Tuyên Quang, Ba Vì – Hà Nội, Vĩnh Cửa – Đồng Nai, Thái Nguyên [6].
1.1.2. Đặc điểm thực vật của loài Camellia chrysantha (Hu) Tuyama
Thân gỗ nhỏ, chồi và cành non có lơng mịn thưa; cành già màu nâu, nhẵn.
Lá bao chồi 5 - 9, thường là 6, hình elip, lớn dần từ dưới lên; mặt ngoài màu
hồng nhạt; mặt trong màu hồng nhạt hơn, nhẵn, mép ngun. Lá đơn, mọc
so le, khơng có lá kèm. Cuống lá tương đối ngắn, dài khoảng 0,6 - 0,7 cm, lõm ở
mặt trên. Phiến lá (bánh tẻ) hình elip, cứng, dày và dai, dài 11 cm, rộng 5 cm;
mặt trên màu xanh thẫm, nhẵn bóng, mặt dưới màu xanh nhạt, nhẵn, thường có
nhiều điểm tuyến màu đen; gốc lá hình nêm; mép lá có khía răng cưa, khía răng
nơng, nhỏ, phía gốc lá gần như khơng có khía, mật độ khía răng cưa tăng dần về
phía ngọn lá, chỗ rộng nhất khía răng cưa cách nhau 8mm; ngọn lá nhọn có mũi
dài 0,4 - 0,5 cm gân giữa lộ rõ, lõm sâu ở mặt trên, nổi rõ ở mặt dưới, có 10 12 cặp gân bên. Hoa đều, lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành hoặc nách
lá, màu vàng, đường kính khi nở khoảng 3 cm. Cuống hoa rất ngắn, gần
như không thấy. Lá bắc 6 - 10, có dạng hình móng, xếp thành hai dãy, phủ
lên nhau, lớn dần từ dưới lên trên, kích thước từ 0,3 - 1,4 cm, mặt ngồi và mặt
trong có lơng trắng, mịn. Cánh hoa 10 - 20, các cánh phía trong dính với nhau và

dính vào vịng nhị ngồi.Bộ nhị nhiều, dính với nhau ở gốc chỉ nhị. Các chỉ nhị
ở vịng ngồi của bộ nhị dài khoảng 2,4 cm, khơng có lơng; chỉ nhị màu vàng,
mang bao phấn 2 ơ. Bộ nhụy gồm 3 lá nỗn dính nhau tạo thành bầu trên 3 ơ, có
dạng hình cầu, màu xanh nhạt, nhẵn; vòi nhụy 3, rời, màu vàng [2], [5], [8].

4


1.2. Thành phần hóa học
Hiện nay trên thế giới đã có nghiên cứu khá đầy đủ về thành phần hóa học
của các loài Trà hoa vàng. Các nghiên cứu đã xác định thành phần quan trọng
nhất liên quan đến các nhóm liên quan đến các nhóm chất polyphenol,
flavonoid, tannin, saponin, đường khử tự do, acid amin, sterol, acid hữu cơ, tinh
dầu và các nguyên tố vi lượng [12], [24].
Các thành phần hóa học và hoạt tính sinh học trong hoa của C. chrysantha
đã được phân tích. Kết quả cho thấy hàm lượng đường hịa tan, chất xơ thơ,
protein thơ, lipid thô và tro lần lượt là 39%, 30%, 5,6%, 1,94% và 5,13%. Hàm
lượng tổng flavonoid, polyphenol trong trà và saponin lần lượt là 8,5%, 4,42%,
7,0%, gấp 37; 2,1 và 1,4 lần so với lá loài C. chrysantha. Hàm lượng vitamin C
và vitamin E lần lượt là 90 mg / 100 g và 520 mg / 100 g. Tổng hàm lượng axit
amin tự do là 80,8 mg / 100 g, trong đó tỷ lệ prolin là 38,7%. Hàm lượng các
thành phần hóa học trong hoa là khác biệt đáng kể so với lá [30]. Đặc biệt, điểm
khác biệt về thành phần hóa học của lồi C.chrysantha so với trà xanh thơng
thường là khơng có caffeine được phát hiện trong lá và hoa. Vì vậy, có thể tận
dụng lợi thế này để sử dụng Trà hoa vàng thay thế trà xanh mà không bị ảnh
hưởng bởi tác dụng không mong muốn của caffeine [10].
1.2.1. Nhóm polyphenol
Thành phần hóa học của chi Camellia rất đa dạng, các polyphenol là các
hợp chất có hoạt tính sinh học chính trong trà, được báo cáo rộng rãi là đóng vai
trị quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh [15].

Năm 1986, Ron Scogin đã phân lập từ hoa C. chrysantha ba flavonoid là
quercetin-7-O-glucoside, quercetin-3-O-rutinoside (rutin) và quercetin-3-Oglucoside (isoquercetin).Trong đó quercetin-7-O-glucoside là thành phần quan
trong quyết định sắc tố hoa [39]. Năm 1988, Ron Scogin tiếp tục nghiên cứu
thành phần hóa học trên lá C. chrysantha cho thấy sự vắng mặt của các flavol
glucoside như trong hoa [38].
5


Theo nghiên cứu của Yang Dongmei và cộng sự năm 2010 đã xác định
năm polyphenol có trong lồi C. chrysantha là acid gallic, catechin, (-)epicatechin, catechol và acid chlorogenic [45].
Một nghiên cứu năm 2014 đã xác định năm thành phần có hoạt tính chống
oxy hóa trong lá C. chrysantha là quercetin-7-O-β-D-glucopyranosid, catechin,
epicatechin, keampferol, vitexin, isovitexin [24].
Năm 2018, Nguyễn Thị Hồng Vân và cộng sự đã phân lập được 5
flavonoid glycoside từ hoa Trà hoa vàng C. chrysantha là vitexin, quercetin‐3‐
O‐β‐D‐glucopyranoside, quercetin‐7‐O‐β‐D‐glucopyranoside, quercetin‐3'‐O‐β‐
D‐glucopyranoside and quercetin‐3‐O‐rutinose [41].

Năm 2019, nhóm nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vân tiếp tục phân lập
hoa Trà hoa vàng C. chrysantha được 5 flavonoid bao gồm (+)-catechin, (-)epicatechin, quercetin, quercetin-3-O-methyl ether và kaempferol [42].
Ba tanin cũng được phân lập từ loài C.chrysantha năm 2011 là
ellagitanin, 6-C-pentosyl-8-hexosyl apigein và vitexin [30].

6


Keampferol

Acid gallic


Quercetin

(+)-catechin

Vitexin

Ellagitannin

6-C-pentosyl-8-C-hexosyl apigenin

Hình 1.1. Một số hợp chất polyphenol có trong loài C. chrysantha

7


1.2.2. Nhóm saponin
Trên lồi C. chrysantha đã có những nghiên cứu xác định sự có mặt của
saponin, đặc biệt trong lá. Tại Trung Quốc, đã có những nghiên cứu sơ bộ về
tinh chế saponin bằng cách sử dụng nhựa macroporous từ dịch chiết C.
chrysantha được thực hiện. Kết quả các nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lượng
saponin trong lá Trà hoa vàng khá cao [44], [33].
1.2.3. Nhóm polysaccharid
Năm 2013, Lin Huajuan và cộng sự đã phân lập và tinh chế polysaccharid
từ C. chrysantha thông qua sắc ký trao đổi ion và sắc ký lọc gel và xác định cấu
trúc thông qua phổ hồng ngoại (Infrared chromatography - IR) và cộng hưởng từ
hạt nhân (Nuclear Magnetic Resonance - NMR). Nghiên cứu đã phân lập được
một polysaccharid tinh khiết có tên là TPS3-1 với trọng lượng phân tử 4,15 ×
106u. Đồng thời cho thấy hàm lượng carbohydrate trung tính cao gấp 2 lần axit
galacturonic (galA). Tỷ lệ của rhamnose (rha), alabinose (ala) và galactose (gal)
là 1: 4.2: 3.0: 0.4. Ngoài ra, 62,58% GalAs là dạng của metyl ester. Quá trình

thủy phân một phần axit cho thấy khoảng 73% carbohydrate trung tính được giải
phóng vào dung dịch axit trifluoroacetic (TFA) 0,01 mol/L, bao gồm glucan,
alabinan và galactan. Trong khi đó, 5% carbohydrate trung tính được giải phóng
vào dung dịch. TFA 0,05 mol/L, bao gồm các oligosacarit là chuỗi nhánh bao
gồm alabinose. Ngoài ra, 13% carbohydrate trung tính được giải phóng vào
dung dịch TFA 0,5 mol/L, được tạo thành từ oligosacarit như chuỗi nhánh bao
gồm alabinoses. Do đó TPS3-1 có hai vùng là vùng khơng phân nhánh với axit
polygalacturonic methyl ester hóa và vùng phân nhánh chứa ba mảnh với các
đặc điểm cấu trúc hóa học khác nhau [29].
Một polysaccharid thơ (TPS) được tinh chế từ lá C. chrysantha bằng cách
kết tủa trong cồn và lọc. Sau đó, TPS tiếp tục được phân lập và tinh chế bằng sắc
ký cột Cellulose DE-52 và thu được sáu hợp chất (TPS0, TPS1, TPS2, TPS3,
TPS4 và TPS5). Phân tích từng thành phần cho thấy hàm lượng đường trung
tính gấp hai lần axit galacturonic, chỉ ra rằng TPS chứa một số pectin có tỷ lệ
8


đường trung tính cao. Đường trung tính là thành phần đường chính trong hợp
chất TPS0, TPS1 và TPS2, trong khi tỷ lệ axit galacturonic trong hợp chất TPS3,
TPS4 và TPS5 rõ ràng là cao. Kết quả này chỉ ra rằng các hợp chất TPS0, TPS1
và TPS2 gần như là một số polysaccharid trung tính, trong khi các hợp chất
TPS3, TPS4 và TPS5 là một số chất pectic. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy
glucose, galactose, arabinose và mannose là các thành phần chính trong TPS
[40].
1.2.4.Một số thành phần khác
Tổng số các acid amin tự do trong hoa là 80,8 mg/100 g dược liệu thơ,
trong đó prolin là acid amin có hàm lượng cao nhất, chiếm 38,7% tổng số các
acid amin tự do [28].
Bên cạnh đó, kết quả của Lin và cộng sự cũng cho thấy sự có mặt của
vitamin C và vitamin E trong hoa loài C. chrysantha với hàm lượng lần lượt là

90 mg/100 g và 520 mg/100 g [28].
Năm 2010, Zou và cộng sự đã xác định được 61 hợp chất từ phân đoạn
ether của lá C. chrysantha bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ GC-MS.
Các hợp chất được xác định là ethanol-2-(oxo-18 alkyl), hai pentadecane, 1iodo-hexadecane,v.v…[48].
1.3. Tác dụng sinh học
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng C. chrysantha với các thành phần là
polyphenol, saponin và các thành phần khác có tác dụng dược lý rõ rệt trong
việc chống viêm, ức chế ung thư gan, chống oxy hóa, điều hịa lipid huyết thanh,
chữa viêm họng, giảm và kích thích sự thèm ăn... và khơng có phản ứng xấu rõ
ràng [13].
1.3.1. Tác dụng chống oxy hóa
Các nghiên cứu về hoạt tính chống oxi hóa của các lồi thuộc chi
Camellia, đặc biệt lá trà xanh đã được thực hiện từ lâu, cả trong nước và quốc tế.
9


Từ kết quả các nghiên cứu cho thấy tác dụng chống oxi hóa của trà lá do hoạt
tính của các hợp chất nhóm polyphenol, đây cũng là nhóm chất đặc trưng của lá
Trà hoa vàng.
Các đặc tính chống oxy hóa của dịch chiết lá C. chrysantha đối với gốc tự
do hydroxyl (·OH) và gốc tự do anion oxy (O2·) do sản xuất bởi hệ thống phản
ứng Fenton và tự động hóa axit pyrogallic đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy
dịch chiết Trà hoa vàng có đặc tính chống oxy hóa đáng chú ý đối với gốc tự do,
ở cùng nồng độ, tốc độ thanh thải của nó trên ·OH và O2· là 15,70%, cao hơn
36,71% so với polyphenol trong trà xanh. Khi nồng độ lên tới 1,25 mg/mL, dịch
chiết C. chrysantha có thể hạn chế sự hình thành của O2 [35].
Nghiên cứu năm 2014 cho thấy lá của loài C. chrysantha được thể hiện
qua khả năng trung hòa gốc tự do. Các chất được xác định trong lá theo thứ tự
tác dụng là quercetin-7-O-β-D-glucopyranosid > catechin > epicatechin >
keampferol > vitexin > isovitexin [24].

Nghiên cứu của Lixia Song và cộng sự đánh giá khả năng chống oxy hóa
của polyphenol trong 6 mẫu Trà hoa vàng C. impressinervis, C. euphebia, C.
microcarpa, C. nitidissima, C. tunghinensis, C. chrysantha thu hái ở Trung
Quốc theo mơ hình DPPH (1,1-diphenyl-2-picryl-hydrazyl), được phân tích
bằng HPLC cho thấy có phản ứng rõ rệt giữa các thành phần catechin trong trà
với DPPH thể hiện rõ khi các đỉnh tương ứng tồn tại trong sắc kí đồ ban đầu của
các dịch chiết ban đầu biến mất sau khi thêm DPPH [30].
Một nghiên cứu năm 2017 so sánh khả năng chống gốc tự do của các
catechin với các chất chống oxi hóa khác (các flavonoid, acid ascorbic) cho thấy
khả năng bắt các gốc tự do của catechin cao hơn các hợp chất cùng so sánh.
Trong đó, (+)-catechin và (-)-epicatechin là những hợp chất hiệu quả nhất trong
việc bảo vệ chống lại sự tan máu hồng cầu do 2,2’-Azobis (2-amidinopropan)
dihydrochlorid (AAPH), trong khi (-)-epicatechin gallat, (-)-epigallocatechin
gallat và (-)epigallocatechin chống tan máu do thuốc. (-)-Epigallocatechin gallat
10


và (-)-epicatechin gallat có hiệu quả nhất trong việc ức chế q trình oxy hóa do
AAPH gây ra bởi 27’-dichlorodihydroflurescein có trong hồng cầu [19].
Các saponin phân lập được từ lồi C. chrysantha cũng thể hiện hoạt tính
chống oxy hóa. Kết quả cho thấy 3 saponin tinh chế được đều có khả năng dọn
gốc tự do ·OH, O2·, ·NO2 và H2O2·, đặc biệt khả năng loại gốc ·OH là mạnh
nhất [33].
1.3.2. Tác dụng chống ung thư
Kết quả nghiên cứu của Li Cuiyun năm 2007 đã cho thấy dịch chiết lá và
hoa của C. chrysantha thể hiện khả năng ức chế trung bình sự tăng sinh của tế
bào ung thư gan BEL7404 và không xuất hiện bất kỳ sự ức chế nào đối với tế
bào gan khỏe mạnh của người. Ngoài ra, lá C. chrysantha có tác dụng ức chế sự
tiến triển tế bào tiền ung thư do Diethylnitrosamine (DEN) gây ra và ức chế sự
tăng sinh tế bào ung thư tế bào gan người BEL7404 in vitro. Do đó, dịch chiết lá

có thể được sử dụng như là một biện pháp phòng ngừa chống ung thư gan [27].
Năm 2009, Ha Lichun và cộng sự đã nghiên cứu khả năng ức chế tế bào
ung thư cổ tử cung (HeLa S3) và tế bào ung thư tuyến tiền liệt (PC3) được phân
tích bằng xét nghiệm 3-[4,5-dimetylthiazol-2-yl]-2,5-diphenyl brom (MTT).
Dịch chiết EtOH, phân đoạn butanol và nước từ cao chiết EtOH hạt C.
chrysantha có khả năng ức chế đáng kể sự tăng sinh của tế bào HeLa S3 và tế
bào PC3 ở nồng độ IC50 tương ứng là 85,88; 67,62; 55,71 g/ml và 63,06; 56,20;
68,53 g/ml tương ứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy phân đoạn butanol và nước
từ của C. chrysantha có hiệu quả chống ung thư [20].
Các phân đoạn từ cao chiết EtOH của hạt C. chrysantha cũng được nghiên
cứu tác dụng ức chế tăng sinh đối với dòng tế bào bạch cầu đơn nhân U937 ở
người. Kết quả nghiên cứu: dịch chiết EtOH, phân đoạn buthanol và phân đoạn
nước từ cao chiết EtOH từ hạt của C. chrysantha có thể ức chế đáng kể sự tăng
sinh của các tế bào U937 ở nồng độ IC50 tương ứng là 89,74; 65,19; 63,74

11


mg/ml. Từ đó có thể kết luận rằng phân đoạn buthanol và nước từ hạt của C.
chrysantha là các phân đoạn có hoạt tính chống ung thư [39].
Đến năm 2013, một nghiên cứu đã được thực hiện nhằm làm sáng tỏ cơ
chế gây chết tế bào ung thư cổ tử cung của người (HeLa S3) từ dịch chiết
ethanol của hạt C. chrysantha. Từ đó khẳng định được phân đoạn buthanol có
hoạt tính chống ung thư [21].
1.3.3. Tác dụng hạ đường huyết
Năm 2017, Lai Wang và cộng sự đã điều tra tác dụng hạ đường huyết của
C. chrysantha bằng mơ hình chuột mắc bệnh tiểu đường loại 2. Kết qủa nghiên
cứu chỉ ra rằng phân đoạn ethyl acetate/dichloromethane thể hiện tác dụng hạ
đường huyết hiệu quả nhất. So với nhóm chứng, cả ba dịch chiết C. chrysantha
gồm dịch chiết thô, phân đoạn ethyl acetat/dichloromethan và phân đoạn n-butyl

alcohol đều cải thiện đáng kể hiệu suất hành vi, trọng lượng, giảm lượng nước
và thức ăn của chuột. Phân đoạn ethyl acetate/dichloromethane của C.
chrysantha làm giảm đáng kể mức đường huyết trong tuần đầu tiên sau khi dùng
và dịch chiết thô cũng cho thấy hiệu quả rõ rệt sau thời gian dài hơn. Ba loại
dịch chiết đều làm giảm mức đường huyết lúc đói ở một mức độ nhất định và
phân đoạn ethyl acetate/dichloromethane thể hiện hiệu quả rõ rệt nhất [26].
1.3.4. Tác dụng hạ mỡ máu
Năm 2004, một nghiên cứu về tác dụng điều hịa lipid huyết thanh bằng
dịch chiết nước lồi C. chrysantha được thực hiện trên chuột. Kết quả cùng điều
kiện thí nghiệm, liều cao và trung bình của dịch chiết nước có thể làm giảm hàm
lượng huyết thanh TC, TG và LDL-C trong chuột bị tăng lipid máu, trong đó
nhóm liều cao và nhóm liều Lovastatin có thể làm tăng hàm lượng HDL-C huyết
thanh. Như vậy, tác dụng điều hòa lipid huyết thanh của dịch chiết nước C.
chrysantha tương đương với Lovastatin [32].
Quá trình chiết xuất siêu âm đã được sử dụng để chiết xuất polysaccharid
từ lá C. chrysantha, sau đó được tinh chế bằng cách khử protein, lọc máu và
12


đánh giá hoạt tính hạ lipid máu được nghiên cứu bởi chuột. Kết quả cho thấy:
liều cao, trung bình và liều thấp của polysaccharid có thể làm giảm đáng kể hàm
lượng TC huyết thanh, TG và LDL-C ở chuột bị tăng lipid máu và tăng mức độ
HDL-C/TC. Sau 2 tuần cho ăn, hàm lượng TC trong huyết thanh ở chuột bị tăng
lipid máu được ni bằng polysacarit bằng với nhóm bình thường, và hiệu quả
của nó tốt hơn Xuezhikang collocystis. Người ta kết luận rằng các polysacarit từ
C. chrysantha có hoạt động hạ đường huyết rõ ràng [43].
Một nghiên cứu năm 2012 đã chỉ ra rằng C. chrysantha có thể cải thiện
chuyển hóa lipid, giảm tích lũy mỡ ở gan có thể làm giảm q trình gây chết tế
bào gan ở chuột già, để giảm nguy cơ xơ vữa động mạch [31].
1.3.4. Tác dụng kháng khuẩn

Nghiên cứu của trường Cao đẳng Y học cổ truyền Quảng Tây về tác dụng
kháng khuẩn cảu dịch chiết lá C. chrysantha đã cho thấy hiệu quả trên các
chủng Staphylcoccus albicans, Shigenlla flexneri, Pseudomonas aeruginosa,
Strepyococcus B và trực khuẩn bạch hầu [13].
1.3.4. Tác dụng theo y học cổ truyền
Theo “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi, Trà hoa vàng được
sử dụng để chữa bệnh kiết lị, các bệnh chốc lở [3].
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, loài C. chrysantha được sử dụng trong
điều trị viêm họng, viêm thận, viêm gan, tiêu chảy, tăng huyết áp, nhiễm trùng
đường tiết niệu và kinh nguyệt không đều [26].

13


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu và thiết bị
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Mẫu Trà hoa vàng thu hái tại xã Yên Ninh, tỉnh Thái Nguyên, được giám định
tên khoa học là Camellia chrysantha (Hu) Tuyama bởi ThS. Nghiêm Đức Trọng
và lưu giữ mẫu tại bộ môn Thực vật – Trường Đại học Dược Hà Nội.
Mẫu lá Trà hoa vàng nghiên cứu thành phần hóa học: mẫu lá tươi, làm sạch, sấy
khô ở nhiệt độ 55-60 0C, nghiền nhỏ và rây (700 µm).
Thời điểm thu hái: Tháng 2/2020
Mã số tiêu bản: HNIP/18629/20
2.1.2. Nguyên vật liệu nghiên cứu
2.1.2.1. Dụng cụ, thiết bị, máy móc
- Tủ sấy Memmert
-Các dụng cụ thí nghiệm thường quy: Cốc có mỏ, bình nón, ống nghiệm, pipet,
ống đong, đũa thủy tinh, bình cầu, phễu lọc, giấy lọc,…
-Máy cất quay Buchi

-Cân kĩ thuật Sartorius, cân phân tích Shimadzu
-Bản mỏng sắc kí lớp mỏng pha thường (TLC-Silica gel 60 F254, Merck) và pha
đảo (RP-18 F254, Merck).
-Đèn soi tử ngoại hai bước sóng 254nm và 366nm.
-Sắc ký cột: các loại cột sắc kí với các kích thước khác nhau.
-Phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR được ghi trên máy Bruker Avance 500 MHz

14


- Phổ khối được đo trên máy HPLC Agilent 1260 (Agilent Technologies, Palo
Alto, CA, Hoa Kỳ), detector DAD. Cột sắc ký sử dụng là INNO C18 (4.6×250
mm, cỡ hạt 5 μm; Young Jin Bio Chrom Co., Ltd) ở nhiệt độ 300C.
2.1.2.2. Hóa chất, dung mơi
-Dung mơi hóa chất dung để chiết xuất và phân lập: Ethanol 96%, Methanol
(MeOH), Ethyl acetat (EA), nước cất,… đạt tiêu chuẩn tinh khiết.
-Thuốc thử: dung dịch Vanilin – dung dịch acid sulfuric, thuốc thử Dragendoff,
Mayer, Bouchardat,…
-Chất nhồi cột sắc ký: silica gel pha thường (Silica gel 60, 0,040-0,063 mm
(230-400 mesh ASTM), Merck) và pha đảo (YMC, 30-50 µm, FuJisilisa
Chemical Ltd.), Sephadex LH-20, Macroporous HP-20.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ có trong lá Trà hoa vàng
2.2.1.1. Định tính các thành phần trong dịch chiết ether dầu hỏa
Cân khoảng 5 g bột dược liệu cho vào bình chiết soxhlet. Chiết bằng 50
ml ether dầu hỏa đến khi dung mơi trong bình chiết không màu. Dịch chiết đem
cất thu hồi bớt dung môi. Dịch chiết đậm đặc thu được dùng để làm các phản
ứng định tính chất béo, tinh dầu và sterol.
a. Định tính chất béo
Nhỏ vài giọt dịch chiết lên giấy lọc, hơ khô thấy để lại vết mờ trên giấy.

b. Định tính sterol
Phản ứng Liebermann – Burchardt: Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết
ether dầu hỏa. Bốc hơi dung môi đến cắn. Thêm 1ml anhydrid acetic, lắc đều
cho cắn tan hết, nghiêng 450. Cho từ từ theo thành ống 0,5 ml acid sulfuric đặc,

15


tránh xáo trộn chất lỏng trong ống. Ở mặt tiếp xúc giữa hai lớp chất lỏng xuất
hiện vịng màu tím đỏ, lớp dưới có màu hồng, lớp trên màu xanh lá.
2.2.1.2. Định tính các thành phần có trong dịch chiết cồn
Cân khoảng 5 g dược liệu vào bình nón dung tích 50 ml, thêm 50 ml cồn
900, đun sơi cách thủy vài phút. Dịch chiết được lọc và cơ cịn khoảng 10 ml để
làm các phản ứng định tính flavonoid, coumarin, acid amin.
a. Định tính coumarin
Phản ứng mở đóng vịng lacton: Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 1 ml
dịch chiết cồn, ống 1 thêm 0,5 ml dung dịch NaOH 10%, ống 2 để ngun. Sau
đó đun sơi cách thủy cả 2 ống nghiệm trong vài phút. Để nguội rồi quan sát thấy
ống 1 có màu vàng hoặc tủa đục màu vàng, ống 2 trong. Thêm vào cả 2 ống
nghiệm mỗi ống 2 ml nước cất, lắc đều rồi quan sát, thấy ống 1 trong suốt, ống 2
có tủa đục. Acid hóa ống 1 bằng vài giọt HCl đặc thì ống 1 trở lại đục như ống
2.
b. Định tính flavonoid
Phản ứng Cyanidin (phản ứng Shinoda): Cho 1ml dịch chiết cồn vào ống
nghiệm, thêm một ít bột magnesi kim loại, nhỏ từng giọt HCl đậm đặc (3 – 5
giọt). Để yên một vài phút, dung dịch chuyển từ màu vàng sang đỏ.
Phản ứng với kiềm: Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết, thêm vài giọt
dung dịch NaOH 10%, thấy xuất hiện tủa vàng. Thêm 1 ml nước cất, tủa tan và
màu vàng của dung dịch tăng lên.
Phản ứng với FeCl3: Cho vào ống nghiệm 1ml dịch chiết cồn, thêm vài

giọt dung dịch FeCl3 5%, thấy xuất hiện tủa xanh đen.
Phản ứng diazo hóa: cho vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết cồn, thêm vào
đó 2 ml dung dịch NaOH 10%. Đun cách thủy đến sôi, để nguội. Nhỏ vài giọt
thuốc thử diazo (mới pha), thấy xuất hiện tủa màu đỏ gạch.
16


×