Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

NGUYỄN THỊ HƯƠNG NGHIÊN cứu tác DỤNG CHỐNG TRẦM cảm của CAO CHIẾT PHÂN đoạn n BUTANOL HƯƠNG NHU tía (OCIMUM SANCTUM) TRÊN mô HÌNH STRESS TRƯỜNG DIỄN KHÔNG dự đoán KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dược sĩ hà nội – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 61 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG
CHỐNG TRẦM CẢM CỦA CAO CHIẾT
PHÂN ĐOẠN N-BUTANOL
HƯƠNG NHU TÍA (OCIMUM SANCTUM)
TRÊN MƠ HÌNH STRESS
TRƯỜNG DIỄN KHƠNG DỰ ĐỐN
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ HƯƠNG
MSV: 1501207

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG
CHỐNG TRẦM CẢM CỦA CAO CHIẾT
PHÂN ĐOẠN N-BUTANOL
HƯƠNG NHU TÍA (OCIMUM SANCTUM)
TRÊN MƠ HÌNH STRESS
TRƯỜNG DIỄN KHƠNG DỰ ĐỐN
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1.TS. Đào Thị Thanh Hiền
2. ThS. Nguyễn Thị Phượng


Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược học cổ truyền
2. Viện Dược liệu

HÀ NỘI – 2020


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình, em đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình đến từ các cá nhân, tập thể. Đó là nguồn động lực
to lớn giúp em có thể hồn thành khóa luận của mình một cách trọn vẹn nhất.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến TS. Đào Thị Thanh Hiền đã tạo điều kiện cho
em được tham gia làm khóa luận tại Viện Dược liệu, và ln hết lịng giúp đỡ em trong
q trình hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin được bày tỏ lịng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến Ths.Nguyễn Thị
Phượng và TS. Lê Thị Xoan – Khoa Dược lý Sinh hóa – Viện Dược liệu là những người
thầy, những người chị đã chỉ bảo cho em từ những ngày đầu tiên đặt chân trên con đường
nghiên cứu khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị tại Khoa Dược lý Sinh hóa-Viện Dược liệu
đã ln hết lịng giúp đỡ, quan tâm săn sóc đến em trong quãng thời gian làm khóa luận.
Em xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cũng tồn thể các thầy cơ giáo trường
Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện cho em học tập và tham gia nghiên cứu khoa học,
trang bị cho em những kiến thức quý báu và những kỹ năng thiết yếu trong suốt 5 năm
học.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, luôn là động lực
và chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp em vượt qua những thử thách và khó khăn trong
q trình học tập cũng như trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2020
Sinh viên


Nguyễn Thị Hương


MỤC LỤC………………………………………………………………………………
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ...................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 2
1.1. Tổng quan về rối loạn trầm cảm ...............................................................................2
1.1.1. Khái niệm rối loạn trầm cảm.................................................................................2
1.1.2. Dịch tễ....................................................................................................................2
1.1.3. Triệu chứng của rối loạn trầm cảm theo DSM-5 ..................................................3
1.1.4. Nguyên nhân gây trầm cảm ...................................................................................3
1.1.5. Các thuốc điều trị trầm cảm chính ........................................................................5
1.1.6. Các nghiên cứu dược liệu điều trị trầm cảm ......................................................... 7
1.2. Tổng quan về hương nhu tía (Ocimum sanctum L.) .................................................9
1.2.1. Thành phần hóa học .............................................................................................. 9
1.2.2. Tính vị, cơng năng ............................................................................................... 10
1.2.3. Công dụng, liều dùng theo y học cổ truyền ......................................................... 10
1.2.4. Tác dụng dược lý .................................................................................................10
1.3. Mơ hình và thử nghiệm dược lý của trầm cảm trên động vật thực nghiệm ...........13
1.3.1. Các triệu chứng của trầm cảm có thể mơ hình hóa trên động vật ...................... 13
1.3.2. Một số mơ hình trầm cảm trên động vật thực nghiệm đang được áp dụng ........14
1.3.3. Mơ hình gây trầm cảm bằng stress trường diễn khơng dự đốn (UCMS) .........15
1.3.4. Các thử nghiệm hành vi đánh giá tác dụng chống trầm cảm.............................. 16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 19
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị ......................................................................................... 19
2.1.1. Nguyên liệu ..........................................................................................................19
2.1.2. Động vật thí nghiệm ............................................................................................ 19

2.1.3. Hóa chất, trang thiết bị ....................................................................................... 19


2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 20
2.3.1. Chuẩn bị cao chiết nghiên cứu ............................................................................20
2.3.2. Đáng giá tác dụng dược lý ..................................................................................20
2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................28
3.1. Đánh giá tác dụng chống trầm cảm của cao chiết phân đoạn n-butanol thông qua
thử nghiệm treo đuôi chuột ............................................................................................ 28
3.2. Đánh giá tác dụng chống trầm cảm của cao chiết phân đoạn n-butanol hương nhu
tía thơng qua thử nghiệm bơi cưỡng bức .......................................................................30
3.2.1. Đánh giá tác dụng chống trầm cảm thông qua thời gian bất động .................... 28
3.2.2. Đánh giá tác dụng chống trầm cảm thông qua thông số thời gian trèo .............31
3.3. Đánh giá hoạt động tự nhiên của chuột thí nghiệm bằng thử nghiệm khơng gian mở
.......................................................................................................................................33
3.4. Đánh giá trọng lượng chuột thí nghiệm..................................................................36
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................... 39
4.1. Hiệu quả, thuận lợi và khó khăn của mơ hình gây trầm cảm bằng stress trường diễn
khơng dự đoán (UCMS) ................................................................................................ 39
4.2. Về tác dụng chống trầm cảm của cao chiết phân đoạn n-butanol hương nhu tía thơng
qua thử nghiêm treo đuôi ............................................................................................... 40
4.3. Về tác dụng chống trầm cảm của cao chiết phân đoạn n-butanol hương nhu tía qua
thử nghiệm bơi cưỡng bức............................................................................................. 41
4.4. Về kết quả đánh giá hoạt động tự nhiên của chuột thí nghiệm thông qua thử nghiệm
không gian mở ...............................................................................................................42
4.5. Về kết quả theo dõi trọng lượng của chuột ............................................................ 42
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 43
5.1. Kết luận................................................................................................................... 43

5.2. Kiến nghị ................................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………….


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên tiếng Anh đầy đủ

Tên tiếng Việt đầy đủ

5-HT

Serotonine
Brain-derived neurotrophic
factor
Butea superba

Serotonin

Corticosteron huyết thanh

EPM

Serum corticosterone
Cyclic AMP-responsive
element binding
Dopamine

Diagnostic and Statistical
Manual of Mental
Disorders, Fifth Edition
Essential oil of Perilla
frutescens
Elevated plus maze

EtOAc

Ethyl acetate

FST

Forced swimming test

Thử nghiệm bơi cưỡng bức

GABA

Trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến
thượng thận

MAO-A

Gamma-aminobutyric acid
The hypothalamicpituitary-adrenal (HPA)
axis
Monoamine oxidase A

MDE


Major depression episode

Giai đoạn trầm cảm chủ yếu

NE

Norepinephrine

OBX

Olfactory bulbectomy

OFT

TCA

Open field test
Serum and glucocorticoidinducible kinase 1
Sucrose preference test
Selective serotonin
reuptake inhibitor
Tricyclic antidepressant

Norepinephrin
Mơ hình chuột nhắt cắt thùy khứu
giác hai bên
Thử nghiệm không gian mở

TST


Tail suspension test

UCMS

Unpredictable Chronic
Mild Stress

BDNF
BS
CORT
CREB
DA
DSM-5
EOPF

HPA

SGK1
SPT
SSRI

Yếu tố thần kinh nguồn gốc từ não

Liên kết phân tử đáp ứng AMP vịng
Dopamin
Cẩm nang chẩn đốn và thống kê rối
loạn tâm thần, phiên bản thứ năm
Tinh dầu của lá tía tơ
Thử nghiệm chữ thập nâng cao


Thử nghiệm ưu tiên sucrose
Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc
serotonin
Thuốc chống trầm cảm 3 vịng
Thử nghiệm treo đi
Mơ hình stress trường diễn khơng dự
đốn


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Tên bảng
Bảng 2.1. Các lô chuột tiến hành thử tác dụng dược lý
Bảng 2.2. Mô phỏng lịch gây stress trường diễn khơng dự đốn trong
một tuần

Trang
20
22

Bảng 3.1. Thời gian bất động của chuột trong thử nghiệm treo đuôi

28

Bảng 3.2. Thời gian bất động của chuột trong giai đoạn thử nghiệm

30

Bảng 3.3. Thời gian trèo của chuột trong thử nghiệm bơi cưỡng bức


32

Bảng 3.4. Hoạt động theo chiều ngang của chuột trong thử nghiệm
không gian mở
Bảng 3.5. Hoạt động theo chiều dọc của chuột trong thử nghiệm
không gian mở

33

35

Bảng 3.6. Trọng lượng của các lô chuột theo thời gian (g)

36

Bảng 3.7. So sánh trọng lượng của các lô chuột ở tuần 10

37


DANH MỤC CÁC HÌNH

Tên hình
Hình 2.1. Sơ đồ thí nghiệm đánh giá tác dụng chống trầm cảm của cao
chiết hương nhu tía phân đoạn n-butanol
Hình 2.2. Mơ phỏng hành vi bất động, bơi và trèo của chuột trong thử
nghiệm bơi cưỡng bức
Hình 2.3. Mơ phỏng hành vi bất động và hoạt động của chuột trong thử
nghiệm treo đi

Hình 2.4. Thiết bị trong thử nghiệm khơng gian mở
Hình 2.5. Mơ phỏng hành vi của chuột trong thử nghiệm không gian mở
đánh giá hoạt động tự nhiên

Trang
21

23

25
26
26

Hình 3.1. Thời gian bất động của chuột trong thử nghiệm treo đi

29

Hình 3. 2.Thời gian bất động của chuột trong thử nghiệm bơi cưỡng bức

31

Hình 3.3. Thời gian trèo của chuột trong thử nghiệm bơi cưỡng bức

32

Hình 3.4. Hoạt động theo chiều ngang của chuột trong thử nghiệm khơng
gian mở
Hình 3. 5. Hoạt động theo chiều dọc của chuột trong thử nghiệm khơng
gian mở
Hình 3. 6.Theo dõi trọng lượng chuột ở các lô trong thời gian nghiên cứu


34

35
37


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn trầm cảm là một rối loạn thường gặp, nghiêm trọng và dễ tái phát ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống, tăng gánh nặng bệnh tật và tử vong [56]. Tổ chức Y
tế Thế giới (WHO) đã xếp hạng trầm cảm là nguyên nhân thứ 4 gây bệnh tật trên toàn
thế giới [40] và cho rằng đến năm 2020 trầm cảm sẽ là nguyên nhân đứng hàng thứ 2
[41]. Trong khi đó, hầu hết các thuốc chống trầm cảm tổng hợp còn tồn tại nhiều nhược
điểm là phổ tác dụng hẹp, nhiều tác dụng bất lợi, giá thành cao và dễ tái phát. Do đó,
các nhà nghiên cứu đang chuyển hướng sang thuốc từ thảo dược để tìm ra liệu pháp
chống trầm cảm hiệu quả mà ít tác dụng phụ.
Hương nhu tía (Ocimum sanctum L.), một dược liệu thuộc họ Bạc hà
(Lamiaceae), được mệnh danh là nữ hoàng của các thảo dược, đã được sử dụng hàng
ngàn năm trong y học cổ truyền Ấn Độ vì khả năng chữa bệnh đa dạng của nó [44]. Trên
thế giới, đã có một số nghiên cứu chỉ ra tác dụng chống trầm cảm của hương nhu tía trên
chuột nhắt [5] [17] , đây cũng là cơ sở khoa học cho thấy khả năng của hương nhu tía
trong điều trị rối loạn trầm cảm. Tại Việt Nam, trong một nghiên cứu trước đây của Viện
dược liệu có sử dụng mơ hình cắt bỏ thùy khứu giác hai bên để nghiên cứu tác dụng cải
thiện tác dụng giống trầm cảm của cao chiết toàn phần và các phân đoạn EtOAc, nhexan và n-butanol hương nhu tía (với liều 400 mg/kg, đường uống), đã chứng minh chỉ
cao chiết toàn phần và cao chiết phân đoạn n-butanol có tác dụng tương đương
imipramin. Tuy nhiên liều dùng của phân đoạn n-butanol sử dụng trong nghiên cứu này
cịn cao [42].
Hiện nay, một trong những mơ hình đáp ứng được các tiêu chí cần thiết để đánh
giá tác dụng của chất chống trầm cảm tiềm năng là mơ hình gây trầm cảm bằng stress
trường diễn khơng dự đốn [60].

Với những lý do trên, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác dụng
chống trầm cảm của cao chiết phân đoạn n-butanol hương nhu tía (Ocimum sanctum L.)
trên mơ hình stress trường diễn khơng dự đốn” với hai mục tiêu sau:
1. Triển khai mơ hình gây trầm cảm bằng stress trường diễn khơng dự đốn
(Unpredictable chronic mild stress, UCMS).
2. Đánh giá tác dụng cải thiện triệu chứng giống trầm cảm của cao chiết phân đoạn
n-butanol hương nhu tía thơng qua các thử nghiệm hành vi.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về rối loạn trầm cảm
1.1.1. Khái niệm rối loạn trầm cảm
Theo Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần, phiên bản thứ năm
(Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition, DSM-5, 2013),
rối loạn trầm cảm bao gồm trầm cảm chủ yếu, loạn khí sắc, trầm cảm do một chất và
trầm cảm do một bệnh thực tổn [7].
Rối loạn trầm cảm chủ yếu là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến, được
đặc trưng bởi một hay nhiều giai đoạn trầm cảm, bệnh nhân phải có ít nhất 5 triệu chứng
chủ yếu và hay gặp, trong đó có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng chủ yếu là khí sắc giảm và
mất hầu hết các hứng thú/sở thích. Các giai đoạn trầm cảm phải kéo dài ít nhất 2 tuần.
Bệnh nhân khơng được có tiền sử lạm dụng các chất gồm rượu, ma túy, thuốc và chấn
thương sọ não.
Trầm cảm do một chất được đặc trưng bởi một hay nhiều giai đoạn trầm cảm là
hậu quả trực tiếp của việc sử dụng một chất (rượu, ma túy, corticoid) .
Trầm cảm do một bệnh thực tổn được đặc trưng bởi một hay nhiều giai đoạn trầm
cảm là hậu quả trực tiếp của một bệnh lý khác có sẵn gây ra (viêm loét dạ dày- hành tá
tràng, viêm đa khớp dạng thấp, cao huyết áp, đái tháo đường...) .
Ngoài ra trong DSM-5, trầm cảm còn bao gồm rối loạn điều chỉnh cảm xúc gặp

phải ở trẻ em từ 12 tuổi trở xuống. Đặc trưng của rối loạn này là triệu chứng kích động,
dễ nổi cáu phối hợp với các triệu chứng khác của trầm cảm, phát triển mạn tính, kéo dài
ít nhất 12 tháng [7].
1.1.2. Dịch tễ
Các nghiên cứu về rối loạn trầm cảm đã cho thấy nguy cơ mắc trầm cảm suốt đời
là 10%-25% cho nữ và 5%-12% cho nam. Theo DSM-5 (2013) [7], tỷ lệ mắc bệnh trầm
cảm trong 12 tháng ở Mỹ là 7% dân số và 1,5% dân số Mỹ có đủ tiêu chuẩn chẩn đốn
cho trầm cảm mạn tính. Tỷ lệ loạn khí sắc ở Mỹ là 0,5% dân số. Có tới hơn 100 triệu
người bị rối loạn sức khỏe tâm thần ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Chỉ riêng rối loạn
trầm cảm là nguyên nhân gây ra 5,73% gánh nặng bệnh tật ở khu vực này. Tại Việt Nam,
theo Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, tỷ lệ mắc 10 chứng rối loạn tâm thần phổ biến
trong năm 2014 là 14,2%, trong đó riêng rối loạn trầm cảm chiếm 2,45%. Tỷ lệ tự sát
trong năm 2015 là 5,87 trên 100.000 dân [3].
2


1.1.3. Triệu chứng của rối loạn trầm cảm theo DSM-5
Trầm cảm thường khởi phát lặng lẽ, mơ hồ, phần lớn các triệu chứng biểu hiện
khác nhau tùy theo từng người, giới tính và độ tuổi. Để chẩn đốn một người mắc bệnh
trầm cảm thường căn cứ vào hệ thống phân loại bệnh DSM-5 [8]. Theo bảng phân loại
này, chẩn đoán một người bị trầm cảm khi có ít nhất 5 trong 9 triệu chứng sau, kéo dài
ít nhất hai tuần:
-

Tâm trạng buồn bã, chán nản gần như cả ngày: Có thể nhận biết chủ quan qua
cảm giác buồn chán, trống rỗng hoặc khách quan bởi người khác (ví dụ như thấy
người bệnh hay khóc…).

-


Giảm hứng thú hoặc niềm vui trong hầu như tất cả mọi hoạt động.

-

Giảm hay tăng cân một cách đáng kể mà không phụ thuộc vào chế độ ăn (thay
đổi hơn 5% trọng lượng cơ thể) hoặc giảm hay tăng cảm giác thèm ăn so với mọi
ngày.

-

Mất ngủ hay ngủ quá mức.

-

Quá kích động hoặc quá chậm chạp (có thể quan sát bởi những người khác chứ
khơng đơn thuần là cảm giác chủ quan).

-

Mệt mỏi hoặc cảm giác mất năng lượng.

-

Cảm giác vô dụng, tội lỗi quá mức hoặc ảo tưởng mỗi ngày.

-

Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung, thiếu quyết đoán.

-


Suy nghĩ thường xuyên về cái chết, có ý định tự tử lặp đi lặp lại nhiều lần.
Ngồi những triệu chứng kể trên có thể có sự khác biệt theo giới tính, độ tuổi.
Trẻ em trầm cảm thường có biểu hiện buồn bã, khó chịu, thất vọng. Thanh thiếu

niên thường có biểu hiện như lo lắng, hay cáu giận, ngại giao tiếp. Người trưởng thành
thường biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, khơng hài lịng với mọi thứ, thích ngồi lỳ
trong nhà. Thơng thường nam giới bị trầm cảm khơng có sự đa sầu yếu đuối như phụ nữ
mà ngược lại họ có thể trở nên bạo lực hơn.
1.1.4. Nguyên nhân gây trầm cảm
Các lý thuyết nhị nguyên phân chia tâm trí và não bộ đang được thay thế bằng
các mơ hình tích hợp hơn có xét đến những ảnh hưởng sinh học, tâm lý, và xã hội gây
ra trầm cảm. Hiểu biết của Kandel về các tương tác tâm trí-não bộ cung cấp một mơ
hình để tìm hiểu về bản chất và các ngun nhân khả dĩ của trầm cảm [27], cụ thể:
-

Mọi quá trình thần kinh đều xuất phát từ não bộ;
3


-

Các gene và các sản phẩm protein của chúng xác định chức năng và các liên kết
thần kinh;

-

Trải nghiệm sống ảnh hưởng tới biểu hiện gene và các yếu tố tâm lý xã hội tác
động trở lại não bộ;


-

Biểu hiện gene bị biến đổi tạo ra sự thay đổi trong các liên kết thần kinh sẽ góp
phần duy trì sự bất thường của hành vi;

-

Tâm lý trị liệu tạo ra sự thay đổi hành vi dài hạn bằng cách thay đổi biểu hiện
gene.
Do đó, cả yếu tố di truyền và mơi trường đều có liên quan đến ngun nhân và

điều trị trầm cảm. Tiến bộ gần đây trong nghiên cứu cơ sở di truyền của trầm cảm đã
phát hiện tính đa hình chức năng (functional polymorphism) của gene vận chuyển
serotonin, có thể liên quan đến tác dụng của thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin
(Selective serotonin reuptake inhibitor, SSRI) trong điều trị căng thẳng [15]. Từ đó, có
thể hiểu trầm cảm là hệ quả của căng thẳng cuộc sống trong tương tác với các lỗ hổng
di truyền về gene và tính cách, từ đó sản sinh ra rối loạn chức năng về sinh lý và tâm lý.
Việc tiếp xúc kéo dài với căng thẳng tạo ra sự thay đổi đặc tính trong chức năng
dẫn truyền thần kinh não bộ thường được mô tả như một sự “mất cân bằng hóa học.”
Điều này là sự thay đổi trong các hệ thống truyền tin hóa học chịu trách nhiệm dẫn
truyền thần kinh: serotonin (5HT), norepinephrin (NE), và dopamin (DA). Trầm cảm có
liên quan tới sự suy giảm dẫn truyền thần kinh trong các hệ thống này và các thuốc
chống trầm cảm sẵn có hiện nay được cho là có tác dụng bằng cách đảo ngược những
thâm hụt đó [49]. Những thay đổi trong các hệ thống thần kinh này tạo ra các triệu chứng
tâm lý và xôma đặc trưng của trầm cảm.
Brown và các đồng nghiệp của ông đã đề xuất một mơ hình để nghiên cứu về các
cơ chế chịu trách nhiệm cho sự khởi phát, sự kích thích, và sự duy trì của trầm cảm [12].
Một “biến cố cuộc đời nghiêm trọng” có thể làm khởi phát một giai đoạn trầm cảm chủ
yếu (major depression episode, MDE). Các yếu tố nguy cơ gần (proximal risk factors)
ảnh hưởng đến sự khởi phát của giai đoạn trầm cảm, còn các yếu tố nguy cơ xa (distal

risk factors) vừa ảnh hưởng đến các yếu tố nguy cơ gần vừa thúc đẩy sự tồn tại của một
giai đoạn bệnh mạn tính.
Ngồi ra cịn có rất nhiều căn bệnh y khoa thường biểu hiện các triệu chứng của
trầm cảm, và nhiều loại dược phẩm cũng có thể tạo ra các triệu chứng trầm cảm như
4


những tác dụng không mong muốn. Một số bệnh tâm thần khác cũng có thể có triệu
chứng của trầm cảm, trong đó có tâm thần phân liệt, rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống, và
nghiện thuốc.
1.1.5. Các thuốc điều trị trầm cảm chính
Việc điều trị bằng thuốc đóng vai trò quan trọng nhất trong điều trị bệnh tâm
thần, làm giảm và hết các triệu chứng của rối loạn trầm cảm, tuy nhiên bệnh nhân cũng
phải chịu khơng ít tác dụng phụ [2] .
Các nhóm thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng hiện nay bao gồm:
-

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (Tricyclic antidepressant, TCA)

-

Thuốc chống trầm cảm đa vòng

-

Thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI)

1.1.5.1. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng
Ngày nay, thuốc chống trầm cảm 3 vòng và 4 vòng vẫn là thuốc hay được sử
dụng nhất trong điều trị trầm cảm. Trong nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vịng,

amitriptilin là thuốc hay được dùng nhất do có hiệu quả điều trị trầm cảm tốt và rẻ tiền.
TCA tác dụng trên cả hệ thống norepinephrin và serotonin và các hệ thống dẫn
truyền thần kinh khác như acetylcholin, histamin, epinephrin, dopamin, muscarin nên
ngoài tác dụng chống trầm cảm, thuốc còn gây ra rất nhiều tác dụng khơng mong muốn
như:
-

Khơ miệng, táo bón, rối loạn thị giác, rối loạn tiểu tiện (khó đi tiểu), rối loạn nhận
thức ở người già.

-

Giảm huyết áp tư thế đứng gây chóng mặt, buồn nơn. Đây là tác dụng phụ gây
cảm giác rất khó chịu, khó quen được.

-

Gây độc cho cơ tim (do ức chế của thuốc TCA trên hệ cholin, noradrenalin và
adrenalin). Nhiễm độc cơ tim thể hiện trên điện tim là PQ kéo dài, sóng QT và
sóng T có biên độ thấp.

-

Gây dị ứng trên da, phù.

-

An dịu (buồn ngủ), giảm khả năng nhận thức, trầm cảm hoặc hưng cảm , giảm
ngưỡng co giật trong động kinh.


-

Tăng thể trọng.

-

Giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ, giảm ham muốn tình dục, giảm khả năng
cương dương và gây chậm xuất tinh ở nam.
5


Một số thuốc TCA hay dùng: amitriptylin (Elavil), clomipramin (Anafranil,
Clomidep), tianeptin (Stablon)
1.1.5.2. Thuốc chống trầm cảm đa vịng
Nhóm thuốc chống trầm cảm đa vịng có hiệu quả điều trị trầm cảm tương đương
với nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vịng, nhưng ít tác dụng phụ và được dung nạp tốt
hơn.
Tác dụng phụ chủ yếu là an dịu, vì vậy thuận lợi cho bệnh nhân mất ngủ nhiều.
Thuốc ít độc với cơ tim nên có thể dùng cho bệnh nhân cao tuổi, có bệnh tim và
cao huyết áp.
Một số thuốc chống trầm cảm đa vòng thường dùng là: mirtazapin (Remeron,
Tzap, Tazimed, Noxibel), venlafaxin (Effexor, Veniz).
1.1.5.3. Thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI)
Là thuốc chống trầm cảm mới tác động chọn lọc trên hệ serotonin. Hầu như
khơng có tác dụng trên các hệ dẫn truyền thần kinh khác, thuốc dung nạp tốt và rất ít tác
dụng phụ.
Ưu điểm:
-

Hiệu quả chống trầm cảm ngang với thuốc chống trầm cảm 3 vịng, nhưng khơng

nhiều tác dụng phụ như thuốc chống trầm cảm 3 vịng.

-

An tồn hơn trong trường hợp quá liều. Đến nay vẫn chưa xác định được liều
chết của các thuốc SSRI trên người. Nếu bệnh nhân uống thuốc quá liều cũng
không gây ra nguy hiểm nhiều.

-

Thuốc dung nạp tốt, khơng độc với cơ tim, có thể dùng cho người già.
Tác dụng phụ chủ yếu là trên hệ tiêu hóa (đầy bụng, nơn, buồn nơn, chán ăn),

trên chức năng tình dục (giảm ham muốn tình dục, khó cương dương) hay gặp nhất ở
fluoxetin, ít gặp nhất với fluvoxamin. Ngồi ra thuốc cịn gây đau đầu, mất ngủ, lo âu,
run đầu chi trong thời gian đầu dùng thuốc. Các tác dụng phụ này thường hết sau 1-2
tuần điều trị.
Một số thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin thường dùng
là: fluoxetin (Prozac, Oxeflu, Oxedep), fluvoxamin (Luvox), paroxetin (Wicky, Xalexa,
Pharmapar), sertralin (Zoloft, Serenata, Utralene), cytalopram (Citopam).

6


1.1.6. Các nghiên cứu dược liệu điều trị trầm cảm
Trầm cảm là một căn bệnh tâm thần phổ biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe thể chất của người bệnh. Hầu hết các thuốc chống trầm cảm dùng trong điều trị
hiện nay vẫn còn nhiều nhược điểm như phổ tác dụng hẹp, nhiều phản ứng bất lợi, giá
thành cao và dễ tái phát. Do đó, nhiều nhà khoa học đang chuyển hướng sang nghiên
cứu các thuốc từ thảo dược để tìm ra liệu pháp chống trầm cảm hiệu quả mà ít tác dụng

phụ.
-

St. John’s wort:
Tên thực vật là Hypericum perforatum (cây Ban Âu), là cây bản đại lâu năm ở

châu Âu và một số nơi khác trên thế giới. Thành phần chính được cho là có tác dụng
chống trầm cảm là hypercin và hyperforin. St. John’s wort hoạt động bằng cách ức chế
tái hấp thu serotonin, norepinephrin, và dopamin, đồng thời cũng có ảnh hưởng lên
glutamate và gamma-aminobutyric acid (GABA) [53].
Các thử nghiệm lâm sàng được công bố, các đánh giá và phân tích tổng hợp về
St. John’s wort đang mâu thuẫn với nhau. Một vài nghiên cứu cho thấy St. John’s wort
khơng hơn placebo, vài nghiên cứu khác thì cho thấy St. John’s wort có hiệu quả tương
đương với thuốc chống trầm cảm tiêu chuẩn trong điều trị trầm cảm đến vừa. Mâu thuẫn
này khơng được giải thích rõ ràng.
Kết quả từ hai thử nghiệm lâm sàng lớn (n=200, n=340) tại các trung tâm tâm
thần ngoại trú được công bố trên JAMA năm 2001 và 2002 [31], [58] đã chứng minh
St. John’s wort không vượt trội so với placebo trong điều trị trầm cảm.
Trong khi đó, phần lớn các thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra St. John’s wort hiệu
quả trong các trường hợp điều trị trầm cảm từ đến vừa [24]. Trong một phân tích tổng
hợp [63] và một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, đa trung tâm, mù đôi, đối chứng song
song [29] đã kết luận rằng St. John’s wort có hiệu quả tương đương với thuốc chống
trầm cảm 3 vòng trong điều trị trầm cảm từ đến vừa. Trong những thử nghiệm lâm sàng
khác, St. John’s wort được so sánh với fluoxetin [23]. Đánh giá từ thư viện Cochran bao
gồm 29 thử nghiệm lâm sàng (n=5489), 18 so sánh với placebo và 17 so sánh với thuốc
chống trầm cảm tiêu chuẩn. Các tác giả đã kết luận rằng chiết xuất hypericum vượt trội
so vói placebo (RR=1,28, 95% CI=1,10-1,49) và có hiệu quả tương đương với thuốc
chống trầm cảm thông thường (RR= 1,02, 95% CI= 0,90-1,11) và ít tác dụng phụ hơn
thuốc chống trầm cảm 3 vòng [39].
7



Tuy nhiên, St. John’s wort có nhiều tương tác thuốc vì nó gây cảm ứng mạnh
CYP3A4. Vì vậy cần tránh sử dụng cho những bệnh nhân dùng đồng thời các thuốc
chuyển hóa qua CYP3A4.
-

Dipterocarpus alatus (Dầu rái):
Nghiên cứu của Supawadee Daodee và cộng sự tiến hành trên chuột nhắt trắng

áp dụng mơ hình gây trầm cảm bằng stress trường diễn khơng dự đốn (Unpredictable
Chronic Mild Stress, UCMS). Điều trị với chiết xuất ethanol của dầu rái giúp cải thiện
các hành vi mất hứng thú và tuyệt vọng ở chuột nhắt thực nghiệm. Đáng chú ý là kết
quả nghiên cứu đã thể hiện rõ giảm nồng độ corticosteron huyết thanh (CORT), cũng
như phục hồi biểu hiện của SGK1, CREB, và BDNF ở vỏ não trước và hồi hải mã, nó
có thể liên quan đến tác dụng điều trị của chiết xuất ethanol dầu rái trên bệnh trầm cảm.
Ngoài ra, chiết xuất ethanol dầu rái cũng phát huy tác dụng ức chế chọn lọc MAO-A.
Những phát hiện này giúp tìm hiểu về cơ chế chống trầm cảm của chiết xuất lá dầu rái.
Thông qua nghiên cứu này, chiết xuất lá dầu rái có thể trở thành nguồn dược liệu tiềm
năng được ứng dụng như dược thực phẩm (nutraceuticals) trong điều trị rối loạn trầm
cảm [20].
-

Butea superba
Nghiên cứu của Daishu Mizuki và cộng sự nhằm đánh giá tác dụng chống trầm

cảm của Butea superba (BS) trên mơ hình gây trầm cảm bằng stress trường diễn khơng
dự đốn ở chuột nhắt trắng. Nghiên cứu sử dụng BS liều 300 mg/kg, 1 lần/ngày, đường
uống, so sánh với imipramin 10 mg/kg đường tiêm phúc mạc. Kết quả cho thấy, BS cải
thiện các triệu chứng giống trầm cảm do căng thẳng mạn tính gây ra thơng qua các thử

nghiệm ưu tiên sucrose, treo đuôi chuột và bơi cưỡng bức, bằng cách khôi phục chức
năng của trục HPA, hệ thống tín hiệu thần kinh liên quan đến synap và phát sinh thần
kinh ở vùng đồi thị [6].
-

Ginseng (Nhân sâm):
Nhân sâm đã được sử dụng để cải thiện tâm trạng trong y học cổ truyền Trung

Quốc từ hàng ngàn năm nay. Các nghiên cứu trước kia đã chỉ ra rằng ginsenosid tồn
phần-thành phần có tác dụng dược lý chính trong nhân sâm - có hoạt tính chống trầm
cảm. Trong nghiên cứu của Changjiang Xu và cộng sự (2010) [64], nhóm nghiên cứu
đã đưa ra giả thuyết về một chất chuyển hóa đường ruột của ginsenosid là 20(S)protopanaxadiol (mã S111) có thể là hoạt chất tạo ra tác dụng chống trầm cảm của nhân
8


sâm. Để kiểm định giả thuyết này, nhóm nghiên cứu tiến hành gây mơ hình chuột cống
trầm cảm bằng phương pháp cắt thùy khứu giác và đánh giá tác dụng chống trầm cảm
của S111 thông qua thử nghiệm bơi cưỡng bức. Kết quả cho thấy S111 có tác dụng
chống trầm cảm tương tự fluoxetin. Ở nhóm chuột sử dụng S111, thấy tăng nồng độ các
chất dẫn truyền thần kinh monoamin trong não, cịn trong phân tích in vitro thì thấy tác
dụng ức chế tái hấp thu monoamin. Ngoài ra, S111 cịn làm giảm đáng kể stress oxy hóa
ở não và nồng độ corticosteron. Đồng thời không thấy rối loạn chức năng hệ thần kinh
trung ương ở nhóm được sử dụng S111. Những kết quả này cho thấy S111 có thể là một
chất chống trầm cảm tiềm năng.
-

Perilla frutescens (lá tía tơ)
Lá tía tơ là một loại dược liệu cổ truyền Trung Quốc, đã được sử dụng trong nhiều

thế kỷ để điều trị các loại rối loạn bao gồm cả trầm cảm. Một nghiên cứu trước của LiTao Yi đã chứng minh tinh dầu của lá tía tơ (essential oil of Perilla frutescens, EOPF)

làm giảm các triệu chứng giống trầm cảm ở chuột nhắt. Nghiên cứu hiện tại nhằm khám
phá sự thay đổi trong hành vi và biểu hiện của yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn
gốc ở não (BDNF) do UCMS gây ra và tác dụng của EOPF. Kết quả cho thấy EOPF
cũng như fluoxetin đã phục hồi anhedonia do UCMS gây ra thông qua thử nghiệm ưu
tiên sucrose, làm giảm thời gian bất động ở thử nghiệm bơi cưỡng bức mà không ảnh
hưởng đến tăng cân nặng hay hoạt động tự nhiên. Hơn nữa, UCMS gây ra giảm biểu
hiện của BDNF mARN và protein ở hồi hải mã, chúng được cải thiện sau khi điều trị
bằng EOPF (4 tuần) và fluoxetin (3-4 tuần). Kết quả nghiên cứu đã cho thấy biểu hiện
của BDNF phụ thuộc vào thời gian gây UCMS và thời gian điều trị với EOPF, điều này
cũng giải thích thời gian khởi phát tác dụng chống trầm cảm chậm trong lâm sàng [67].
1.2. Tổng quan về hương nhu tía (Ocimum sanctum L.)
1.2.1. Thành phần hóa học
Phần trên mặt đất chứa tinh dầu, theo dược điển Việt Nam V, tập 2, dược liệu
phải chứa ít nhất 0,5% tinh dầu tính theo dược liệu khơ tuyệt đối.
Người ta phân thành phần tinh dầu trong cây thành nhiều nhóm hóa học:
-

Nhóm methyl eugenol: thứ lá tía (A) 72,7%, thứ lá xanh (B) 70,9%

-

Nhóm eugenol và methyleugenol : thứ lá xanh (C) có eugenol 82,8% và
methyleugenol 2,5%
Cả 3 thứ (A,B,C) đều chứa caryophylen 17,3% (A), 20,4% (B), 6,7% (C).
9


Hương nhu tía Việt Nam chứa 30-40% eugenol. Tinh dầu hương nhu tía Việt
Nam chứa α– pinen, sabinen, β – pinen, myrcen, 1-8 cineol, linalol, camphor, borneol,
linalyl acetat, terpinen – 4 – ol, α – terpineol, geraniol, citral, eugenol, methyleugenol

và β– caryophylen, α – humulen, methyl isoeugenol, β – elemen, 5 – elemen,
sesquiterpen.
Các thành phần chính là eugenol (trên 70%), methyleugenol (trên 12%) và β –
caryophylen. Các thành phần này giống như thành phần của tinh dầu hương nhu tía Ấn
Độ.
Theo H.Skaltsa và cộng sự (1999), hương nhu tía chứa các hợp chất polyphenol:
apigenin, lutcolin, apigenin – 7 – glucuronid, luteolin – 7 – glucuronid, orientin,
moluSEisiin, galuteolin, acid galic methylester, acid galic ethylester, acid
protocatechuic, acid 4 – hydroxybenzoic, 4 – hydrobenzaldehyd, acid rosmarinic, acid
galic, acid vanilic, acid cafeic, acid chlorogenic [18] [62].
1.2.2. Tính vị, cơng năng
Hương nhu tía có vị cay, mùi thơm, tính ấm, vào 2 kinh: phế, vị, có tác dụng phát
hãn (làm ra mồ hơi), thanh nhiệt, tán thấp, hành thủy, giảm đau.
1.2.3. Công dụng, liều dùng theo y học cổ truyền
Hương nhu tía được dùng làm thuốc trong phạm vi kinh nghiệm dân gian để hạ
sốt, chữa cảm nhất là cảm nắng, say nắng, nhức đầu, đau bụng, đi ngồi, nơn mửa, phù
thũng. Ngày dùng 6-12 g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc hãm.
Eugenol, chiết xuất từ hương nhu tía, được dùng trong nha khoa và nguyên liệu
để tổng hợp vanillin.
Ở Ấn Độ, nước hãm của hương nhu tía được chữa đau dạ dày ở trẻ em, và sốt rét.
Dịch ép từ lá chữa nôn mửa và giun móc vì trong dược liệu có thymol, phối hợp với mật
ong, gừng và dịch ép tỏi là thuốc lợi đờm, chữa viêm phế quản, ho ở trẻ em. Dịch ép từ
lá còn chữa rắn độc cắn.
Ở Myanmar, nước sắc của lá hương nhu tía chữa đầy hơi và tiêu chảy ở trẻ em;
hạt hương nhu chữa bệnh thận, nước hãm từ lá chữa viêm đường hô hấp và rối loạn kinh
nguyệt [1].
1.2.4. Tác dụng dược lý
Nhờ những ứng dụng rộng rãi trong y học cổ truyền từ hàng ngàn năm nay, mà
các nghiên cứu về tác dụng dược lý của hương nhu tía ngày càng được mở rộng, bao
10



gồm các nghiên cứu in vitro, thử nghiệm trên động vật và người. Các nghiên cứu này đã
chỉ ra hương nhu tía có rất nhiều tác dụng bao gồm: kháng vi sinh vật (bao gồm kháng
khuẩn, kháng virus, kháng nấm, chống sinh vật nguyên sinh, chống sốt rét và giun sán),
đuổi muỗi, chống tiêu chảy, chống oxy hóa, chống cườm mắt, chống viêm, chống hóa
chất và phóng xạ, bảo vệ gan, tế bào thần kinh và tim mạch, chống đái tháo đường,
chống tăng huyết áp, chống tăng cholesterol máu, chống ung thư, giảm đau, hạ sốt,
chống dị ứng, điều hòa miễn dịch, an thần, cải thiện trí nhớ, chống hen suyễn, trị ho,
làm ra mồ hôi, kháng giáp, chống loét, chống nơn, chống co thắt, chống viêm khớp, điều
hịa cân bằng nội mô, chống stress, chống đục thủy tinh thể và chống đông [34] [37]
[38] [44] . Các tác dụng dược lý này hỗ trợ cơ thể và tâm trí đối phó với hàng loạt tác
động từ bên ngồi, giúp khôi phục chức năng sinh lý và tâm lý.
Trong số các nghiên cứu đó, tác dụng giảm lo âu chống trầm cảm của hương nhu
tía đặc biệt được chú ý. Tuy nhiên thành phần hóa học đóng vai trị chính trong tác dụng
chống trầm cảm của hương nhu tía và cơ chế tác dụng của nó vẫn đang tiếp tục được
nghiên cứu.
Nghiên cứu của Lê Thị Xoan và cộng sự nhằm chứng minh tác dụng chống trầm
cảm của cao chiết tồn phần hương nhu tía trên mơ hình chuột nhắt cắt thùy khứu giác
hai bên (Olfactory bulbectomy, OBX). Kết quả nghiên cứu đã cho thấy điều trị với
hương nhu tía cải thiện các hành vi liên quan đến lo âu và giống trầm cảm do OBX gây
ra trong thử nghiệm không gian mở và thử nghiệm treo đuôi. Nghiên cứu đã ủng hộ việc
sử dụng hương nhu tía để phịng ngừa và điều trị rối loạn trầm cảm ở người [30].
Acid ursolic, một hợp chất chính trong hương nhu tía [52], đã được báo cáo là có
tác dụng giống như thuốc chống trầm cảm do làm giảm thời gian bất động của chuột
nhắt trong thử nghiệm treo đuôi (0,01 mg/kg và 0,1 mg/kg đường uống) và thử nghiệm
bơi cưỡng bức (10 mg/kg, đường uống), hiệu quả tương đương với fluoxetin (10 mg/kg,
đường uống), imipramin (1 mg/kg, đường uống) và bupropion (10 mg/kg, đường uống).
Tác dụng giống thuốc chống trầm cảm của acid ursolic có khả năng qua trung gian tương
tác với hệ thống dopaminergic, thơng qua kích hoạt thụ thể dopamine D(1) và D(2) [33].

Nguyễn Thu Hiền và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tác dụng chống trầm cảm
của cao chiết toàn phần và các phân đoạn EtOAc, n-hexan và n-butanol của hương nhu
tía với mức liều 400 mg/kg trên mơ hình chuột cắt bỏ thùy khứu giác hai bên tại Viện
Dược liệu. Kết quả của nghiên cứu cho thấy tác dụng cải thiện triệu chứng trầm cảm của
11


cao chiết hương nhu tía tồn phần và phân đoạn n-butanol thông qua làm giảm thời gian
bất động trong thử nghiệm treo đuôi và làm tăng thời gian trèo trong thử nghiệm bơi
cưỡng bức. Các hoạt chất trong phân đoạn n-butanol như apigenin (1), luteolin (2) và
apigenin-7-O-β-D-glucuronide (3) có thể có vai trị trong cải thiện các triệu chứng trầm
cảm ở chuột nhắt [42].
Trong nghiên cứu của Ausaf Ahmad và cộng sự (2012) sử dụng mơ hình trầm
cảm do stress mạn tính (UCMS) ở chuột cống để đánh giá tác dụng chống trầm cảm của
3 hợp chất phân lập từ hương nhu tía là Ocimarin, Ocimumoside A và Ocimumoside B.
Đây cũng là báo cáo đầu tiên nhận định tiềm năng chống stress của Ocimumoside A và
B liên quan đến tác dụng điều hịa hệ thống monoaminergic, chống oxy hóa ở trung
ương và điều chỉnh nồng độ corticosteron huyết tương do UCMS gây ra. Nghiên cứu đã
làm nổi bật tầm quan trọng của việc sử dụng các hợp chất phân lập từ hương nhu tía
trong ngăn ngừa rối loạn thần kinh do căng thẳng gây ra [5].
Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ của Prasoon Gupta và cộng sự
(2007) nhằm tìm ra hoạt chất có tác dụng chống trầm cảm của hương nhu tía, cao chiết
tồn phần và phân đoạn n-butanol của hương nhu tía, liều 200 mg/kg trọng lượng, có
hiệu quả đáng kể (p < 0,05) trong việc bình thường hóa các thơng số đánh giá căng thẳng
trong mơ hình stress cấp tính và stress trường diễn khơng dự đốn ở chuột cống, bao
gồm các thơng số đường huyết, corticosteron huyết tương, creatin kinase huyết tương
và trọng lượng tuyến thượng thận. Lá khô và bột khô của hương nhu tía được chiết bằng
ethanol, cơ đặc ở 45°C. Dịch chiết ethanol khô thu được sẽ phân tán trong nước sau đó
được phân chia tuần tự trong chloroform và n-butanol. Phần hòa tan trong n-butanol sẽ
được phân tách bằng các quy trình sắc kí, thu được 3 hợp chất ocimumosides A (1) và

B (2) và ocimarin (3), cùng với 10 hợp chất khác. Hợp chất 1 (ocimumosides A) đã cho
thấy khả năng chống trầm cảm đáng kể bằng cách bình thường hóa đường huyết, nồng
độ corticosteron, creatin kinase, phì đại tuyến thượng thận. Hợp chất 2 (ocimumosides
B) cũng cho thấy tác dụng chống stress nhưng khơng có hiệu quả trên glucose huyết
tương. Hợp chất 3 khơng có hiệu quả trên các thông số này [25].
Thông qua các nghiên cứu trên, cao chiết phân đoạn n-butanol hương nhu tía là
đối tượng tiềm năng có tác dụng chống trầm cảm.

12


1.3. Mơ hình và thử nghiệm dược lý của trầm cảm trên động vật thực nghiệm
1.3.1. Các triệu chứng của trầm cảm có thể mơ hình hóa trên động vật
Khi sử dụng động vật trong nghiên cứu trầm cảm, một trong những vấn đề quan
trọng cần tính đến là các phương pháp dùng để đánh giá thay đổi hành vi của động vật
thí nghiệm [59]. Một số triệu chứng của rối loạn trầm cảm có thể mơ hình hóa trên động
vật gặm nhấm là:
-

Nhận thức và cảm xúc:
Đánh giá khả năng điều hòa nỗi sợ, đo lường phản ứng sợ hãi, trí nhớ và lo lắng

bằng cách sau: chuột được đặt trong buồng và chịu một kích thích gây khó chịu như sốc
chân hoặc tiếng ồn lớn (âm thanh trắng ở mức ~ 55dB), được kết hợp với một kích thích
trung tính như ánh sáng trong hộp buồng hoặc âm thanh ở mức thấp hơn, động vật bị
trầm cảm sẽ có thời gian bất động lâu hơn so với nhóm chứng.
-

Hành vi tuyệt vọng:
Đánh giá sự tuyệt vọng của chuột trong mơi trường khó chịu, thường thơng qua


thử nghiệm treo đuôi và thử nghiệm bơi cưỡng bức, với động vật bị trầm cảm thì thời
gian bất động sẽ dài hơn so với nhóm chứng.
Ví dụ như trong thử nghiệm bơi cưỡng bức, một con chuột cống bình thường
được để trong bình nước sẽ cố gắng trốn thốt, nhưng nếu nó thể hiện hành vi của trầm
cảm thì nó lại chỉ nổi mà khơng cố gắng trốn thốt cho đến khi được giải cứu [45].
Thử nghiệm treo đuôi là một thử nghiệm hành vi quan trọng khác để đo lường
phản ứng với tình huống căng thẳng. Đi của động vật gặm nhấm sẽ được treo lên giá
trong vòng 6 phút, sau đó tính thời gian bất động. Nếu động vật thể hiện hành vi giống
trầm cảm thì sẽ tăng thời gian bất động. Trong phần lớn các trường hợp, thử nghiệm treo
đuôi dùng để phát hiện hành vi giống trầm cảm [54].
-

Mất hứng thú (Anhedonia):
Mất hứng thú với những thứ đã từng thích thú, là một thuộc tính cổ điển của bệnh

trầm cảm, có thể được đánh giá bằng phương pháp thử nghiệm ưu tiên sucrose. Chuột
cống và chuột nhắt đều có sở thích với nước đường (sucrose) hơn nước thường. Khi
chuột thí nghiệm cho thấy thiếu quan tâm đến sucrose, sẽ được cho là đang biểu hiện
anhedonia.
-

Thay đổi cân nặng: cân nặng của động vật trầm cảm sẽ tăng hoặc giảm.

-

Các triệu chứng giống lo âu:
13



Để đánh giá hành vi lo lắng này người ta sẽ sử dụng thử nghiệm mê cung chữ
thập nâng cao (Elevated plus maze, EPM). Trong EPM, một con chuột nhắt/chuột cống
được đặt ở trung tâm của một mê cung có 4 cánh nâng lên cao, sự lo lắng được đo lường
bằng lượng thời gian động vật ở trong cánh đóng so với cánh mở. Thông thường, động
vật không lo lắng sẽ phát hiện ra cánh mở trong khi động vật bị lo lắng sẽ hồn tồn ở
trong cánh đóng hoặc chỉ liếc mắt về phía trung tâm trong khi cơ thể nó vẫn hồn tồn
ở trong cánh đóng [20].
-

Lo lắng và vận động tự nhiên:
Thử nghiệm không gian mở (Open field test, OFT) thường được sử dụng để kiểm

tra cả sự lo lắng và vận động tự nhiên. Trong OFT, một con chuột sẽ được thả vào một
vòng tròn hoặc hình vng kín cho phép nó di chuyển tự do. Sự lo lắng được xác định
bởi tỷ lệ di chuyển quanh tường với phần trung tâm. Nếu động vật thí nghiệm khơng thể
hiện sự lo lắng thì nó sẽ ở quanh vùng trung tâm nhiều hơn so với một con chuột có lo
lắng-nó chỉ bám vào tường hay đơn giản chỉ đứng vào một góc [20].
Có nhiều biện pháp đơn giản khác, theo sau các thử nghiệm hành vi, như đánh
giá sự tăng hay giảm trọng lượng động vật thí nghiệm, hoặc so sánh nồng độ
corticosteroid với nhóm chứng sinh lý.
1.3.2. Một số mơ hình trầm cảm trên động vật thực nghiệm đang được áp dụng
Hiện nay có rất nhiều loại mơ hình động vật của trầm cảm được sử dụng, các mơ
hình này có thể chia thành 3 loại dựa vào tác nhân gây trầm cảm gồm:
-

Mơ hình động vật trầm cảm do điều khiển môi trường sống gồm: mơ hình căng
thẳng trường diễn (Chronic mild stress), bất lực tập nhiễm (Learned
helplessness), thiếu mẹ (Maternal deprivation), thiếu ngủ (Sleep deprivation),
thay đổi chu kỳ sáng/tối (Changing photoperiod).


-

Mơ hình động vật trầm cảm do bị gây tổn thương: mơ hình cắt bỏ thùy khứu giác.

-

Mơ hình động vật trầm cảm do sử dụng hóa chất: mơ hình kích thích hệ thống
miễn dịch.

-

Mơ hình động vật trầm cảm do biến đổi gen.
Điều quan trọng với một mơ hình trầm cảm lý tưởng là phải đáp ứng 3 tiêu chí

cơ bản là khả năng tái hiện các triệu chứng lâm sàng trên người (face validity), tương
đồng về sinh lý bệnh trên bệnh nhân trầm cảm (construct validity) và đáp ứng với điều
trị bằng các biện pháp chống trầm cảm hiệu quả (predictive validity) [4].
14


1.3.3. Mơ hình gây trầm cảm bằng stress trường diễn khơng dự đốn (UCMS)
Trong những mơ hình đã nêu, mơ hình gây trầm cảm bằng stress trường diễn
khơng dự đốn đang là mơ hình được nhà nghiên cứu quan tâm.
Mơ hình UCMS dựa trên khái niệm cơ bản rằng việc tiếp xúc lâu dài với các yếu
tố gây stress sẽ phá vỡ hệ thống phản ứng với stress, cuối cùng dẫn đến phát triển các
rối loạn trầm cảm [22].
Mơ hình UCMS đầu tiên được thực hiện bởi Katz và cộng sự. Quy trình ban đầu
bao gồm 3 tuần tiếp xúc với sốc điện, ngâm trong nước lạnh, bất động, đảo ngược chu
kỳ sáng tối và một loạt các yếu tố gây stress khác. Các yếu tố gây stress này có thể là
nguyên nhân gây tăng nồng độ corticosteron trong huyết tương, giảm ưu tiên sucrose,

do đó UCMS có thể gây ra mất hứng thú (anhedonia) [28].
Hiện nay, mơ hình UCMS chỉ sử dụng những yếu tố stress nhẹ thay vì các kích
thích vật lý mạnh như nghiêng chuồng 45°, ướt chuồng, nhồi chuồng, nghe âm thanh
khó chịu [19], chuồng khơng trấu, ngửi mùi của động vật ăn thịt,…[22].
UCMS cũng gây ra những thay đổi hành vi giống với các triệu chứng lâm sàng ở
bệnh nhân trầm cảm, bao gồm giảm hứng thú (anhedonia), thay đổi các hoạt động thể
chất và hành vi khám phá (tuyệt vọng và bất lực), suy giảm sự hung hăng và hoạt động
tình dục [22].
Về cơ chế dược lý phân tử, đã quan sát thấy những thay đổi trên trục dưới đồituyến yên – thượng thận (hypothalamic-pituitary-adrenal, HPA). Thông thường, UCMS
làm tăng nồng độ corticosteron và trọng lượng của tuyến thượng thận [21]. Đồng thời,
những thay đổi về lipid và protein, cũng như giảm hoạt động của các enzyme chống oxy
hóa và tăng các cystokin gây viêm cũng được quan sát ở chuột UCMS [68]. Những năm
gần đây, đã có nhiều nghiên cứu tập trung vào sự quan trọng của các chất dinh dưỡng
thần kinh, trong đó quan trọng nhất là yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não
(brain-derived neurotrophic factor - BDNF), đây cũng là mục tiêu quan trọng hàng đầu
trong sinh học thần kinh và điều trị trầm cảm. Trên thực tế, đã có báo cáo về giảm nồng
độ BDNF trong huyết thanh và mẫu não sau khi chết của bệnh nhân trầm cảm. Hơn nữa,
thuốc chống trầm cảm đã cho thấy tác dụng tích cực là làm tăng biểu hiện của BDNF ở
bệnh nhân trầm cảm [35]. Trên chuột UCMS, đã tìm thấy sự suy giảm phát sinh thần
kinh và nồng độ BDNF [26].

15


Như vậy, mơ hình UCMS đã đáp ứng được tiêu chí là tái hiện lại các triệu chứng
ở bệnh nhân trầm cảm như mất hứng thú, hành vi tuyệt vọng, bất lực; tiêu chí tương
đồng về cơ chế gây bệnh thông qua thay đổi trục HPA và nồng độ các chất dinh dưỡng
thần kinh; những thay đổi này được cải thiện khi điều trị với các thuốc chống trầm cảm
hiệu quả trên lâm sàng (ví dụ như fluoxetin và imipramin) ứng với tiêu chí đáp ứng với
điều trị [55]. Tuy nhiên, các hành vi trầm cảm ở chuột UCMS chỉ có thể cải thiện khi

điều trị lâu dài với thuốc chống trầm cảm, và khơng có hiệu quả khi điều trị ngắn hạn
[65].
Mơ hình UCMS có 2 nhược điểm chính là: (1) địi hỏi nhiều cơng sức và thời
gian trong q trình thực hiện; (2) khó lặp lại ở phịng thí nghiệm khác dẫn đến việc mở
rộng giữa các phịng thí nghiệm bị hạn chế [61].
1.3.4. Các thử nghiệm hành vi đánh giá tác dụng chống trầm cảm
1.3.4.1. Thử nghiệm chuột bơi cưỡng bức
Một trong những thử nghiệm được các nhà nghiên cứu sử dụng phổ biến nhất để
đánh giá các loại thuốc chống trầm cảm mới là thử nghiệm bơi cưỡng bức, được mô tả
đầu tiên bởi Porsolt và cộng sự, mục đích của FST nhằm đo lường ảnh hưởng của các
chất chống trầm cảm trên chuột [46].
Nguyên tắc của thử nghiệm: Loài gặm nhấm bị buộc phải bơi trong bể nước hẹp,
khơng thể trốn thốt, sau thời gian đầu hoạt động rất mạnh sẽ hình thành tư thế bất động,
chỉ thực hiện những hành động cần thiết để giữ cho đầu nổi lên mặt nước. Hành vi bất
động của chuột được cho là chúng đã nhận ra việc khơng thể trốn thốt và từ bỏ hy vọng.
Do đó, trạng thái bất động được gọi là “hành vi tuyệt vọng” (behavioral despair). Sau
đó, người ta đã tìm ra rằng các thuốc chống trầm cảm được dùng trên lâm sàng có thể
giảm trạng thái bất động ở chuột. Vì vậy, FST đã trở thành thử nghiệm thường được sử
dụng để sàng lọc các chất chống trầm cảm mới [47].
Các thông số đánh giá trong FST gồm thời gian bất động, thời gian bơi và thời
gian trèo của chuột. Trạng thái bất động được đặc trưng bởi việc thiếu sự vận động ngoại
trừ những hoạt động cần thiết để giữ đầu của chuột trên mặt nước. Trạng thái bơi được
xác định bằng các chuyển động ngang dọc bằng chân [4]. Trạng thái trèo được xác định
bởi chuyển động thẳng đứng của chân trước hướng về 2 bên của bể [14]. Các loại thuốc
chống trầm cảm khác nhau làm giảm thời gian bất động bằng cách tăng thời gian bơi
hoặc trèo. Liên quan đến vấn đề giảm hành vi bất động, người ta đã biết rằng các thuốc
16


ảnh hưởng lên hệ dẫn truyền thần kinh noradrenergic (ví dụ như imipramin) làm tăng

hành vi trèo, trong khi các thuốc ảnh hưởng lên hệ dẫn truyền thần kinh serotonergic (ví
dụ như fluoxetin, sertraline, paroxetine, citalopine) sẽ làm tăng hành vi bơi [16].
Ưu điểm chính của FST là dễ dàng thực hiện, kết quả được phân tích chính xác
và nhanh chóng. Hơn nữa, FST nhạy cảm với nhiều loại thuốc chống trầm cảm, do đó,
nó trở thành một thử nghiệm sàng lọc chất chống trầm cảm tiềm năng [66].
Nhược điểm chính của FST là khi điều trị ngắn hạn với thuốc chống trầm cảm
thì cũng làm giảm hành vi bất động ở chuột, trong khi điều trị trầm cảm ở người cần vài
tuần mới có hiệu quả [9].
1.3.4.2. Thử nghiệm treo đuôi chuột (Tail suspension test, TST)
Thử nghiệm treo đuôi là một thử nghiệm hành vi trên chuột nhắt hữu ích trong
việc sàng lọc các thuốc chống trầm cảm tiềm năng [13].
Thử nghiệm dựa trên thực tế rằng khi chuột phải chịu một stress cấp tính và khơng
thể trốn thốt do bị treo đi thì sẽ hình thành tư thế bất động. Các thuốc chống trầm
cảm khác nhau sẽ làm giảm hành vi bất động bằng cách thúc đẩy xuất hiện các hành vi
liên quan đến trốn thoát [70].
Ưu điểm chính của TST bao gồm: thiết kế đơn giản, khách quan; tương đồng với
kết quả của các thử nghiệm đánh giá hành vi tuyệt vọng khác; nhạy với phạm vi liều
rộng của các thuốc chống trầm cảm [54].
Nhược điểm chính của TST là chỉ áp dụng được với chuột nhắt, khơng áp dụng
được với chuột cống; có hiện tượng dương tính giả với thuốc kích thích thần kinh
(amphetamin và cocain); cải thiện hành vi tuyệt vọng khi điều trị ngắn hạn với thuốc
chống trầm cảm [32].
1.3.4.3. Thử nghiệm ưu tiên sucrose (Sucrose preference test, SPT)
Thử nghiệm ưu tiên sucrose áp dụng trên động vật gặm nhấm dựa trên bản chất
tự nhiên của nó là ưa thích vị ngọt. Nói chung, thử nghiệm này đo lượng dung dịch có
vị ngọt mà động vật tiêu thụ trong một khoảng thời gian nhất định. Vì động vật khơng
phải thực hiện bất kỳ việc gì để tiếp cận được dung dịch có vị ngọt nên thử nghiệm này
được coi là phản ánh trải nghiệm hứng thú, thỏa mãn (hedonia) của động vật với phần
thưởng ngọt ngào [10]. Thường sử dụng dung dịch saccharin hoặc sucrose trong thử
nghiệm. Do thử nghiệm ưu tiên sucrose là một thử nghiệm dựa vào phần thưởng nên

được sử dụng để đánh giá sự mất hứng thú (anhedonia, một triệu chứng cốt lõi của rối
17


×