Tải bản đầy đủ (.pdf) (245 trang)

Cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận công lý của nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 245 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG VIẾT ĐẠT

CƠ CHẾ PHÁP LÝ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ
CỦA NẠN NHÂN NỮ BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

HÀ NỘI – 2020


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG VIẾT ĐẠT

CƠ CHẾ PHÁP LÝ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ
CỦA NẠN NHÂN NỮ BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Mã số: 938 01 06

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. TRƯƠNG HỒ HẢI
2. TS. LÊ ĐINH MÙI

HÀ NỘI – 2020



i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả luận án

Đặng Viết Đạt


ii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................... iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ................................................................................ vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN CƠ CHẾ PHÁP LÝ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN CƠNG
LÝ CỦA NẠN NHÂN NỮ BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC .................................................. 9
1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước liên quan đến đề tài luận án ................ 9
1.2. Đánh giá và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án........................ 26
1.3. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết khoa học và khung phân tích lý thuyết ............... 27
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ PHÁP LÝ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP
CẬN CÔNG LÝ CỦA NẠN NHÂN NỮ BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC ........................ 30
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận cơng
lý của nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục ..................................................................... 30

2.2. Các yếu tố cấu thành, tiêu chí đánh giá và yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế
pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận công lý của nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục .......... 48
2.3. Cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận công lý của nạn nhân nữ bị xâm
hại tình dục ở một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam ........ 59
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ PHÁP LÝ BẢO ĐẢM QUYỀN
TIẾP CẬN CÔNG LÝ CỦA NẠN NHÂN NỮ BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC Ở
VIỆT NAM .......................................................................................................................... 80
3.1. Những ưu điểm trong cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận công lý của
nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam giai đoạn 2014-2019 ........................... 80
3.2. Những nhược điểm trong cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận công lý
của nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam giai đoạn 2014-2019 ................... 109
3.3. Nguyên nhân những ưu, nhược điểm trong cơ chế pháp lý bảo đảm quyền
tiếp cận công lý của nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam giai đoạn
2014-2019 .............................................................................................................. 129


iii

CHƯƠNG 4: NHỮNG YÊU CẦU MỚI, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN C NG
LÝ CỦA NẠN NH N NỮ Ị XÂM HẠI TÌNH DỤC Ở VIỆT NAM.................... 136
4.1. Những yêu cầu mới và quan điểm về hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm
quyền tiếp cận công lý của nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam hiện
nay.......................................................................................................................... 136
4.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận công lý của
nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam .......................................................... 140
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 161
DANH MỤC CÁC C NG TRÌNH ĐÃ C NG

Ố CỦA TÁC GIẢ CÓ


LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................ 163
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 164
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 183


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS
BLHS
BLHS năm 1999
BLHS năm 2015
BLTTHS
CCPL
CCTP
CEDAW
CECODES
CRC
ECHR
ĐBQH
ĐTNCS
HĐND
HLHPL
HTPL
HVVP
ICCPR
LĐTBXH
KT-XH

LHQ
MOLISA
NCS
NNN
NNPQ
Nghị quyết số
05/2017/NQ-HĐTP

Nghị quyết số
06/2019/NQ-HĐTP

NSNN

Bộ luật Dân sự
Bộ luật hình sự
Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Bộ luật Tố tụng hình sự
Cơ chế pháp lý
Cải cách tư pháp
Cơng ước xố bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ
nữ năm 1979
Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ cộng đồng
Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989
Công ước châu Âu về Nhân quyền
Đại biểu Quốc hội
Đoàn thanh niên cộng sản
Hội đồng nhân dân
Hội liên hiệp Phụ nữ
Hệ thống pháp luật

Hành vi vi phạm
Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị năm
1966
Lao động, Thương binh và Xã hội
Kinh tế - xã hội
Liên hợp quốc
Bộ lao động, Thương binh và Xã hội
Nghiên cứu sinh
Nạn nhân nữ
Nhà nước pháp quyền
Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19/9/2017 của
Hội đồng Thẩm phán TANDTC ban hành một số biểu
mẫu trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, xét lại bản án
và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của BLTTHS
Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 của
Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một
số quy định các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147
của BLHS và việc xét xử vụ án XHTD người dưới 18
tuổi
Ngân sách nhà nước


v

NXB
PLHS
PNTEG
QCN
QH
QTCCL

Nghị quyết số 49-NQ/TW
NCS
TAND
TANDTC
TCCL
TCN
TNHS
TTHS
Thông tư số 01/2017/TTTANDTC
Thông tư số 02/2018/TTTANDTC

Thông tư số
06/2018/TTLTVKSNDTC-TANDTCBCA-BTP-BLĐTBXH
UBTV
UBND
UDHR
UNDP
UNICEF
VCCI
XHTD
VKSND
VKSNDTC

Nhà xuất bản
Pháp luật hình sự
Phụ nữ và trẻ em gái
Quyền con người
Quốc hội
Quyền tiếp cận công lý
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính

trị về Chiến lược CCTP đến năm 2020
Nghiên cứu sinh
Toà án nhân dân
Toà án nhân dân tối cao
Tiếp cận công lý
Trước công nguyên
Trách nhiệm hình sự
Tố tụng hình sự
Thơng tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 cả
Chánh án TANDTC quy định về phịng xử án
Thơng tư số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21/9/2018 cả
Chánh án TANDTC quy định chi tiết việc xử vụ án hình
sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc
thẩm quyền của Tồ Gia đình và người chưa thành niên
Thơng tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTCTANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018 giữa
VLSNDTC, TANDTC, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ
LĐTBXH về phối hợp thực hiện một số quy định của
BLTTHS về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi
Uỷ ban thường vụ
Uỷ ban nhân dân
Tun ngơn Quốc tế Nhân quyền năm 1948
Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
Phòng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam
Xâm hại tình dục
Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân tối cao


vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
Trang
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. 1: Khung phân tích lý thuyết CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị
XHTD ở Việt Nam ............................................................................................................... 28
Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ biểu diễn CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ...................... 43
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 1: Số vụ tấn cơng tình dục ở Hàn Quốc bị bắt ............................................... 183
Biểu đồ 3. 1: Số lượng luật sư Việt Nam giai đoạn 201-2019..................................192
Biểu đồ . 2: Lựa chọn cách thức giải quyết vụ việc của người dân hi họ hay
người thân của họ bị XHTD .....................................................................................192
Biểu đồ 3. 3: Thu nhập bình quân, số năm đi học và chỉ số phát triển con
người ở Việt Nam .....................................................................................................192
BẢNG
Bảng 2. 1: Số vụ tấn cơng tình dục và hiếp dâm ở Nhật Bản .......................................... 183
Bảng 3. 1: Số vụ án liên quan đến XHTD PNT G giai đoạn (2014-2019) ................... 184
Bảng 3. 2: Số vụ án và nạn nhân theo tội danh cả nước được x t xử sơ thẩm liên
quan đến XHTD PNT G trong giai đoạn 2014-2019 ..................................................... 184
Bảng 3. 3: Hệ thống thể chế liên quan đến đảm bảo QTCCL của NNN bị XHTD
ở Việt Nam.......................................................................................................................... 184
Bảng . 4: Đánh giá của người dân và cán bộ thuộc các thiết chế tư pháp về một
số nhận định liên quan đến năng lực thực thi nhiệm vụ cán bộ tư pháp ......................... 187
Bảng . 5: Xâm hại tình dục theo quan điểm của cán bộ các thiết chế tư pháp ............. 187
Bảng 3. 6: Đánh giá của người dân và của cán bộ tư pháp về tính hiệu quả của các
thiết chế tư pháp trong bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ....................................... 188
Bảng 3. 7: Đánh giá của cán bộ tư pháp về số lượng và cơ cấu của đội ng cán bộ
tại các bộ phận xử lý vụ án XHTD tại cơ quan đơn vị nơi họ đang công tác................. 188
Bảng . 8: Đánh giá của cán bộ tư pháp về năng lực của đội ng cán bộ làm
nhiệm vụ xử lý vụ án XHTD tại cơ quan đơn vị nơi họ đang công tác .......................... 189

Bảng . 9: Đánh giá của cán bộ tư pháp về nguồn lực vật chất phục vụ cho việc
giải quyết các vụ XHTD tại cơ quan công tác .................................................................. 189
Bảng 3. 10: Số bị cáo và số vụ án liên quan đến XHTD đã thụ l và giải quyết
trên địa bàn cả nước trong giai đoạn 2014-2019 .............................................................. 189
Bảng 3. 11: Xét xử phúc thẩm các vụ án XHTD trên địa bàn cả nước trong giai
đoạn 2014-2019 .................................................................................................................. 190


vii

Bảng 3. 12: Đánh giá của người dân và của cán bộ tư pháp về tính hiệu quả trong
hoạt động bảo vệ QTCCL của NNN bị XHTD của các thiết chế tư pháp ..................... 190
Bảng . 1 : Nhận thức của người dân về các hành vi được xác định là vi phạm
pháp luật theo BLHS .......................................................................................................... 191
Bảng . 14: Lựa chọn hành động của người dân nếu bị XHTD..................................... 193
Bảng 3. 15: Tỷ lệ phụ nữ từ 20-24 tuổi kết hôn lần đầu trước 15 tuổi và trước 18
tuổi ....................................................................................................................................... 194
Bảng . 1 :

ức độ hiểu biết của người dân về các thủ tục để bảo vệ quyền lợi

của mình thơng qua con đường tư pháp hình sự .............................................................. 194
Bảng 3. 17: Đánh giá của cán bộ tư pháp (CB) và người dân (ND) về chi phí mà
NNN bị XHTD phải chi trả trong quá trình xử lý vụ án .................................................. 195
Bảng . 18: Quan điểm của người dân về tác động của yếu tố văn hóa đến XHTD ..... 195
Bảng . 19: Vai trò ảnh hưởng của các nhóm nhân tố tác động đến lựa chọn giải
quyết vụ việc thơng qua con đường tư pháp hình sự ....................................................... 196
Bảng 4. 1:

ức độ tham gia các hóa đào tạo bồi dư ng của cán bộ thuộc các


thiết chế tư pháp.................................................................................................................. 199
Bảng 4. 2: Các nhân tố tác động đến lựa chọn giải quyết vụ việc thông qua con
đường tư pháp hình sự của người dân nếu họ là nạn nhân bị XHTD ............................. 199


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Quyền tiếp cận công lý (QTCCL) là một trong những quyền cơ bản của con người,
đã được pháp luật quốc tế hiện đại ghi nhận, đây là hả năng của mỗi người yêu cầu nhà
nước và xã hội tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tìm kiếm và đạt được sự khắc phục
và đền bù thoả đáng cho những bất công hay tổn thương mà họ gặp phải do chủ thể khác
tranh chấp về quyền hoặc xâm phạm bất hợp pháp về quyền và lợi ích. Hiện nay, theo
Luật nhân quyền quốc tế, bảo đảm QTCCL cho mọi người được thực hiện “thông qua
bất cứ một cơ chế nào, thay vì chỉ thơng qua những thiết chế tư pháp truyền thống” [108,
tr. 25], trong đó cơ chế pháp (CCPL) bảo đảm QTCCL là cơ chế quan trọng nhất, hữu
hiệu nhất và phổ biến nhất. Chính vì thế, xây dựng và hoàn thiện CCPL bảo đảm
QTCCL là nhiệm vụ của mỗi quốc gia, là nghĩa vụ của nhà nước và xã hội, trong đó bao
gồm: hồn thiện HTPL, các cơ quan tư pháp, các cơ quan hỗ trợ và TGPL, v.v.. nhằm
bảo đảm tốt quyền con người (QCN), đặc biệt quyền của nhóm người dễ bị tổn thương.
Phụ nữ và trẻ em gái (PNTEG) là nhóm dễ bị tổn thương được pháp luật ghi nhận
và bảo vệ, tuy nhiên trong thực tế họ vẫn đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó có
nạn xâm hại tình dục (XHTD), vì thế bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD là nghĩa vụ
của nhiều chủ thể trong xã hội, đặc biệt là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để bảo
đảm QTCCL của nạn nhân nữ (NNN) bị XHTD cần phải một CCPL hồn chỉnh, trong
đó nâng cao năng lực tiếp cận công lý (TCCL) của NNN bị XHTD, bảo đảm tốt khả
năng tìm iếm và đạt được sự khắc phục, sự bù đắp thoả đáng cho những tổn thương mà
họ gặp phải và trừng phạt thích đáng đối với người có hành vi XHTD.

Xâm hại tình dục PNTEG đang là vấn đề báo động ở nhiều quốc gia trên thế giới
và Việt Nam, mặc dù, các quốc gia đã quy định hành vi này trong pháp luật và áp dụng
các biện pháp hác nhau để phòng ngừa, nhưng “các quy định này vẫn chưa đầy đủ và
toàn diện; nạn nhân cịn e ngại, khơng dám khai báo về vụ việc; thiếu cơ chế trợ giúp
hiệu quả để bảo vệ QCTCCL của NNN bị XHTD” [81, tr. 23], do đó họ vẫn gặp những
trở ngại trên con đường tìm kiếm cơng lý cho bản thân. Việt Nam trong 75 năm qua xây
dựng và phát triển đất nước, đặc biệt gần 35 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước đã dành
nhiều sự quan tâm đến việc bảo đảm và thúc đẩy phát triển QCN, trong đó có quyền của
PNTEG. Trên phương diện quốc tế, nước ta đã tham gia nhiều Công ước quốc tế về bảo
đảm quyền PNTEG bị XHTD, như Công ước CEDAW, CRC, Tuyên bố năm 2013 về


2

xoá bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em ở ASEAN, v.v..; ở trong nước, Việt Nam đã ban
hành Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị (năm 2005) về Chiến lược cải cách tư
pháp (CCTP) đến năm 2020, trong đó xác định “các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ
dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, QCN (…). Đổi mới thủ tục hành chính
trong các cơ quan tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân TCCL” [14]; cùng
với đó, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về bảo đảm QCN nói chung và
quyền của PNTEG nói riêng, như: Luật Bình đẳng giới năm 200 ; Luật Phịng chống
bạo lực gia đình năm 2007; BLHS năm 1999, 2015; BLTTHS năm 200 , 2015; Luật Xử
lý vi phạm hành chính năm 2012; v.v.. Đặc biệt, Hiến pháp năm 201 , lần đầu tiên hiến
định quyền con người (QCN), trong đó quy định “các QCN, quyền cơng dân (...) được
công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật (Khoản 1, Điều 14);
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ,
danh dự và nhân phẩm (...) (khoản 1, Điều 20); Cơng dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt.
(...). Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới (Điều 26)” [128]. Trên cơ sở đó, các cơ quan

tư pháp phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức xã hội thực

hiện nhiều biện pháp nhằm bảo đảm quyền PNT G, trong đó đã phát hiện và đưa ra xử
lý kịp thời nhiều vụ án XHTD, người phạm pháp đã bị trừng trị thích đáng. Điều này
cho thấy, CCPL bảo đảm QTCCL của PNTEG nói chung và PNTEG bị XHTD nói
riêng đã được hình thành và từng bước được hồn thiện. Tuy nhiên, những năm gần đây,
“các vụ XHTD PNT G đã xảy ra với tính chất nghiêm trọng và có xu hướng tăng lên”

[50], nhưng các nạn nhân này vẫn đang phải đối mặt với nhiều hó hăn và thách thức
trong TCCL, một phần là do thái độ và hành vi phân biệt đối xử, mặt khác do “không
được hỗ trợ đầy đủ ở mọi giai đoạn của quá trình xét xử, từ khâu trình báo ban đầu cho
đến phiên tòa xét xử” [41, tr. 35-36].
Điều này dẫn đến, phần lớn các vụ việc được trình báo cảnh sát đã hơng dẫn
đến buộc tội nghi phạm. Bỏ cuộc có tỷ lệ cao nhất ở các hâu đầu tiên của quá
trình tư pháp hình sự, với 34% phụ nữ được phỏng vấn cho biết cảnh sát đề nghị
họ giải quyết vấn đề trong nội bộ gia đình và chỉ có 12% số vụ việc có đưa ra cáo
buộc hình sự [41, tr. 34].
Thực tế trên cho thấy CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam
vẫn chưa hoàn thiện, cịn bộ lộ những hạn chế, trong đó:
Các quy định pháp luật ở Việt Nam vẫn thiếu các quy định đặc thù đảm bảo
quyền QTCCL của NNN bị XHTD, đặc biệt nạn nhân là người nghèo, người
khuyết tật, người dân tộc thiểu số, vì thế họ có ít điều kiện tiếp cận hệ thống tư


3

pháp chính thức [72, tr. 17-21]; thời gian thụ lý còn kéo dài; việc giải quyết, xử l
các vụ việc cịn nhiều bất hợp l , chưa đảm bảo tính công bằng trong x t xử đặc
biệt quyền được x t xử đúng đắn cơng bằng và bình đẳng của người ngh o chưa
được đảm bảo; (...) chưa thật sự tạo niềm tin cho dân chúng [108, tr. 28].
Do vậy, hoàn thiện CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam là
một trong những nội dung quan trọng trong xây dựng, hoàn thiện NNPQ XHCN Việt

Nam hiện này, trong đó tập trung vào: hồn thiện HTPL bảo đảm QTCCL của NNN bị
XHTD; hoàn thiện các thiết chế bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD; tăng cường
nguồn lực để đáp ứng tốt yêu cầu vận hành CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị
XHTD; đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả giữa các yếu tố trong CCPL bảo
đảm QTCCL của NNN bị XHTD, từ đó nâng cao năng lực TCCL của NNN bị XHTD ở
Việt Nam.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết về mặt lý luận, thực tiễn pháp lý trên, nghiên cứu
sinh (NCS) lựa chọn vấn đề “Cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận cơng lý của nạn
nhân nữ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành L
luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về
CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD và đánh giá đúng thực trạng CCPL bảo
đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm hồn thiện CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam hiện
nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án phải thực hiện các nội dung
sau:
- Phân tích, đánh giá các cơng trình nghiên cứu trong nước và thế giới liên quan
đến CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD, để từ đó chỉ rõ những khoảng trống
cần được giải quyết trong luận án;
- Phân tích và chỉ ra được khái niệm, các yếu tố cấu thành của CCPL bảo đảm
QTCCL của NNN bị XHTD; các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến CCPL
bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD.


4


- Nghiên cứu CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở một số nước trên thế
giới, qua đó rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam trong q trình hồn thiện
CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD hiện nay;
- Đánh giá thực trạng CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam
trong thời gian qua, quá đó, luận án chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân
ưu, nhược điểm trong thực hiện CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở nước
hiện nay.
- Chỉ rõ những yêu cầu mới và đề xuất quan điểm, các giải pháp nhằm hoàn thiện
CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn CCPL bảo
đảm QTCCL của NNN bị XHTD.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Về nội dung: nội dung nghiên cứu của luận án là CCPL bảo đảm QTCCL của
NNN (bao gồm phụ nữ và trẻ em gái) bị XHTD ở Việt Nam, trong đó luận án chủ yếu
tập trung phân tích các vụ án xâm phạm tình dục (theo quy định của BLHS) và chỉ rõ
nguyên nhận của những ưu, nhược điểm của CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị
XHTD ở Việt Nam để đề xuất giải pháp hồn thiện cơ chế này. Vì thế, luận án hơng đi
sâu vào phân tích ngun nhận ưu, nhược điểm của từng yếu tố cấu thành CCPL bảo
đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam.
- Về không gian:
+ Đối với nghiên cứu thực tiễn CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở một
số nước trên thế giới và rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam, luận án nghiên
cứu Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc;
+ Đối với nghiên cứu thực tiễn vận hành CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị
XHTD ở Việt Nam hiện nay, luận án phân tích và đánh giá cơ chế này trong phạm vi cả
nước. Để có thêm số liệu thực tiễn phong phú, toàn diện, đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu,
khảo sát việc thực hiện CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở các địa phương
Việt Nam, trong đó bao gồm các địa phương sau: (1) Miền Bắc: Lạng Sơn, Lào Cai, Hà

Nội, Hải Phòng; (2) Miền Trung và Tây Nguyên: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Đắk Nông,
Lâm Đồng; (3) Nam Bộ: Cần Thơ, Kiên Giang, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh
(Phụ lục 6).


5

- Về thời gian: Luận án nghiên cứu CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở
Việt Nam giai đoạn từ năm 2014 (từ khi Hiến pháp năm 201 có hiệu lực ngày
01/01/2014) đến 2019; trong q trình phân tích thực trạng, luận án so sánh CCPL bảo
đảm QTCCL của NNN bị XHTD với giai đoạn trước đó. Luận án thu thập, xử l các số
liệu thứ cấp được thống ê trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2019 và các số liệu sơ cấp
được hảo sát điều tra trong hoảng thời gian từ năm 2019-2020; giải pháp đề xuất cho
những năm tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về CCPL bảo đảm
QTCCL của NNN bị XHTD, trong đó bao gồm: hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác
- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng lý, bảo vệ công lý và QCN; các quan điểm
chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay về bảo đảm QCN nói chung và bảo đảm
QTCCL nói riêng đối với phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là NNN bị XHTD. Bên cạnh đó,
luận án cịn sử dụng lý thuyết tiếp cận dựa trên QCN, lý thuyết kỳ thị xã hội và lý thuyết
rào cản tâm lý để làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về CCPL bảo đảm QTCCL của
NNN bị XHTD:
- Lý thuyết tiếp cận dựa trên quyền con người: Luận án sử dụng lý thuyết này (Phụ
lục 10) để phân tích, làm rõ yêu cầu hoàn thiện CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị
XHTD nhằm nâng cao năng lực TCCL của NNN bị XHTD, từ đó giúp họ dễ dàng,
thuận lợi trong q trình tìm kiếm và đạt được những biện pháp khắc phục và đền bù
thoả đáng trước những thiệt hại của bản thân.

- Lý thuyết kỳ thị xã hội và lý thuyết rào cản tâm lý: Luận án sử dụng các lý thuyết
này (Phụ lục 10) để nghiên cứu và làm rõ sự tác động của sự kỳ thị, định iến của xã hội
đối với bản thân NNN bị XHTD hay người thân và gia đình của họ. Trong đó, luận án
làm rõ sự kỳ thị, định kiến này tác động tới quá trình tiếp nhận, giải quyết vụ án hay hỗ
trợ NNN bị XHTD trong quá trình tìm kiếm và đạt được sự khắc phục và đền bù thoả
đáng trước những thiệt hại của bản thân.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trên cơ sở phương pháp luận nói trên, luận án sẽ sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cụ thể, như:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: được NCS sử dụng xuyên suốt trong việc phân
tích, tổng hợp: những kết quả của các cơng trình nghiên cứu liên quan đến CCPL bảo


6

đảm QTCCL của NNN bị XHTD, chỉ ra những nội dung đã được giải quyết và những
khoảng trống cần được luận án tiếp tục giải quyết; các lý thuyết và quan niệm để xây
dựng cơ sở lý luận về CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD; thực tiễn CCPL bảo
đảm QTCCL của NNN bị XHTD của một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam; thực trạng CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt
Nam trong thời gian qua và đề xuất giải pháp hoàn thiện CCPL bảo đảm QTCCL của
NNN bị XHTD ở Việt Nam trong thời gian tới.
- Phương pháp logic và lịch sử: được NCS sử dụng để phân tích, đánh giá thực trạng
CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam và đề xuất giải pháp hoàn
thiện CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam trong thời gian tới phải
gắn liên với điều KT-XH ở Việt Nam và bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Phương pháp phỏng vấn: NCS sử dụng phương pháp phỏng vấn (phỏng vấn bán
cấu trúc), nhằm thăm dò dư luận xã hội đánh giá thực trạng CCPL bảo đảm QTCCL của
NNN bị XHTD ở nước ta. Thông qua q trình phịng vấn, NCS tìm hiểu thêm các quan
điểm của đối tượng được phỏng vấn (cán bộ cơ quan toà án và viện kiểm sát, cán bộ cơ

quan hành chính phụ trách các vấn đề về bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em) về thực tiễn
giải quyết các vụ án về XHTD. Thời gian tiến hành phỏng vấn là 2019-2020 (Phụ lục 9).
- Phương pháp điều tra xã hội học (điều tra bằng bảng hỏi): được NCS sử dụng để
thu thập thông tin sơ cấp liên quan đến CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở
nước ta trong thời gian hiện nay. Thời gian tiến hành điều tra là 2019 - 2020; với quy mô
phiếu là 800 phiếu đối người dân và 300 phiếu đối với cán bộ tư pháp (Phụ lục 5, 6).
- Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu: được NCS áp dụng để phân tích, xử lý cả
dữ liệu sơ cấp và thứ cấp liên quan đến đề tài CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị
XHTD ở nước ta. Trong đó, dữ liệu thứ cấp bao gồm các văn bản pháp luật và văn kiện
của Đảng, các vụ án, các báo cáo số liệu thống kê chính thức của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và các nghiên cứu đã cơng bố về các vụ án XHTD, được NCS mô tả, thống
kê, phân tích, tổng hợp phục vụ cho việc nhận x t, đánh giá các nội dung về thực trạng
CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam; dữ liệu sơ cấp được NCS thu
thập, tổng hợp được từ việc phỏng vấn và điều tra bằng bảng hỏi đối với người dân và
cán bộ tư pháp về các vấn đề liên quan đến QTCCL của NNN bị XHTD ở nước ta. Đối
với dữ liệu sơ cấp thu thập được từ điều tra bằng bảng hỏi, NCS sử dụng phần mềm
SPSS phiên bản 20.0 để xử lý (Phụ lục 2, 4, 7).
- Phương pháp luật học so sánh: được NCS áp dụng để so sánh CCPL bảo đảm
QTCCL của NNN bị XHTD ở một số nước trên thế giới có những đặc điểm tương đồng


7

với Việt Nam, qua đó rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam trong q trình hồn
thiện CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD hiện nay. Bên cạnh đó, phương pháp
này cịn so sánh thực tiễn các thiết chế và thể chế pháp lý bảo đảm QTCCL của NNN bị
XHTD trong giai đoạn 2014-2019 với giai đoạn 2008-2013, đặc biệt là so sánh các quy
định pháp luật liên quan đến XHTD giữa BLHS 1999 (sửa đổi bổ sung 2009) với BLHS
2015 (sửa đổi, bổ sung 2017); BLTTHS năm 200 với BLTTHS 2015.
- Phương pháp hệ thống: được NCS áp dụng để nghiên cứu các yếu tố cấu thành

CCPL bảo đảm NNN bị XHTD ở Việt Nam trong chỉnh thể thống nhất; đồng thời
phương pháp này được NCS sử dụng để phân tích, đánh giá thực tiễn CCPL bảo đảm
NNN bị XHTD ở Việt Nam trong quá trình xây dựng, hoàn thiện NNPQ XHCN Việt
Nam hiện nay.
- Phương pháp phân tích văn bản luật: được NCS áp dụng vào phân tích, đánh giá
các quy phạm pháp luật liên quan đến bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD, từ đó chỉ ra
những hạn chế của nội dung các quy phạm này.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
So với các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, kết quả nghiên cứu
của luận án có những đóng góp mới sau:
Thứ nhất, về phương pháp, luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam dưới giác độ chuyên ngành lý
luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
Thứ hai, về nội dung, luận án trình bày tương đối tồn diện về khái niệm, đặc điểm,
nội dung bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD và khái niệm, các yếu tố cấu thành, tiêu
chí đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng đến CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD;
phân tích, đánh giá CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở một số quốc gia trên
thế giới và rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam; phân tích các yếu tố cấu thành
CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam, làm rõ những ưu điểm, những
nhược điểm và nguyên nhân của những ưu, nhược điểm trong thực hiện CCPL bảo đảm
QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam trong giai đoạn 2014-2019; luận giải những
yêu cầu mới đối với hoàn thiện CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt
Nam trong thời gian tới; đề ra quan điểm và giải pháp hoàn thiện CCPL bảo đảm
QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án này sẽ là cơng trình nghiên cứu chun sâu, tương
đối tồn diện về vấn đề này, vì vậy luận án có những ý nghĩa sau đây:


8


6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Luận án tiếp tục phát triển các kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan đến
đề tài luận án trong nước và ngoài nước để xây dựng cơ sở lý luận về CCPL bảo đảm
QTCCL của NNN bị XHTD. Từ đó, luận án đánh giá, tổng kết thực tiễn CCPL bảo đảm
QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam thời gian qua.
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo để Đảng và Nhà nước có thêm cơ sở
khoa học trong q trình hồn thiện CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt
Nam hiện nay, từ đó góp phần nâng cao năng lực TCCL của NNN bị XHTD ở Việt
Nam hiện nay. Những kết quả nghiên cứu của luận án còn là tài liệu tham khảo hữu ích
trong cơng tác nghiên cứu, giảng dạy các vấn đề liên quan đến QTCCL, XHTD, CCPL.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm
04 chương, chia thành 11 tiết:
Chương 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến CCPL bảo đảm
QTCCL của NNN bị XHTD
Chương 2: L luận về CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD
Chương : Thực trạng CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam
Chương 4: Những yêu cầu mới, quan điểm và giải pháp hoàn thiện CCPL bảo đảm
QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam


9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CƠ CHẾ
PHÁP LÝ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ CỦA NẠN NHÂN NỮ
BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về cơng lý, quyền tiếp cận công lý và bảo
đảm quyền tiếp cận cơng lý
1.1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về cơng lý
Thứ nhất, quan niệm về công lý qua các công trình nghiên cứu.
Ngày từ thời cổ đại, các triết gia nổi tiếng thời Hy Lạp cổ đại đã đưa ra quan niệm
của mình về cơng lý, Socrate (469-339 TCN), Plato (428-348 TCN), Aristotle (384-322
TCN), v.v.. cho rằng công l như là hát vọng cho cuộc sống có đạo đức, tốt đẹp để đạt
tới hạnh phúc. Đến thời kỳ trung cổ, bảo vệ công lý trở thành một tiêu chuẩn để xác định
tính chính đáng, chính nghĩa của một chính quyền, vì thế St. Augustine (354-420) cho
rằng, nếu hơng có cơng l , nhà nước chỉ là một băng cướp có tổ chức mà thôi. Đến thời
kỳ thời kỳ cận hiện đại và hiện đại với nhiều nhà tư tưởng, triết gia vĩ đại trên thế giới
như Spinoza (1 2-1677), I.Kant (1724-1804), Montesquieu (1689–1755), Voltaire
(1691-1778), J.J.Rousseau (1712-1778), Thomas Jefferson (1743-1826), J.Bentham
(1748-1832), J.Rawls (1921-2002), Michael Sandel (1953-); v.v.. đã đưa ra các quan
niệm về công lý. Nếu như J.Bentham đưa ra quan niệm về cơng l dựa trên tối đa hóa
phúc lợi hay tìm iếm hạnh phúc lớn nhất cho nhiều người nhất, thì I.Kant nhấn mạnh
đến tự do và phẩm giá của con người, từ đó nỗ lực ết nối cơng l và đạo đức với tự do.
Trong hi đó, J.Rawls (1921-2002), trong tác phẩm “A Theory of Justice”, cho rằng cái
đúng (right) phải được xếp trước cái thiện (good) trong một trật tự xác định, vì thế,
J.Rawls đã xây dựng lý thuyết “Công l như là sự công bằng” (Justice as fairness) làm
nền tảng cho tự do và bình đẳng cá nhân (free and equal persons). Vì J. Rawls cho rằng,
người ta không thể theo đuổi cái tốt chung cho đa số bằng cách đặt ra những bất lợi hay
bất công cho một số người hác. Cái đúng phải được ưu tiên hơn cái thiện và cái đúng
sẽ khuyến hích hay tăng tối đa cái thiện.
Trên phương diện pháp lý, tác giả Rudolf Stammler làm rõ khái niệm công lý
trong pháp luật, trong tác phẩm “The Theory of Justice”, tác giả này đã luận giải những
khía cạnh, giá trị cơ bản của công l và phương thức bảo đảm công lý trong pháp luật,



10

theo ông, pháp luật công bằng (Just law) là cơ sở để hiện thực hố cơng lý. C ng với
cách tiếp cận này, Nathan Roscoe Pound đã hệ thống hóa và luận giải các khía cạnh cơ
bản của cơng lý và pháp luật.
Ở Việt Nam, những tưởng và khát vọng về công l đã xuất hiện từ xa xưa, được
hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước. Trong thời hiện đại, Hồ Chí Minh
(1890-19 9) đã thể hiện rõ tư tưởng của mình về cơng l , đó là chân l mà các dân tộc
trên thế giới đều thừa nhận và những quyền năng mà mọi dân tộc đều được hưởng một
cách vơ điều kiện, đó là quyền được sống, hưởng độc lập, tự do và mưu cầu hạnh phúc.
Trong những năm gần đây, một số tác giả đưa ra các quan niệm về công l , như Nguyễn
Xn Tùng, cho rằng: “Cơng lý chính là sự nhận thức đúng đắn và hành động đúng vì
chân lí, vì cơng bằng và lẽ phải, phù hợp với lợi ích chung, với đạo lí của nhân dân,
được xã hội và pháp luật thừa nhận” [179]; nội dung căn cốt nhất của cơng lý là “hồn
lại, trả lại cho mọi người cái mà họ có quyền được hưởng và là mệnh lệnh để ngăn chặn
một người chiếm đoạt thứ thuộc về người khác hoặc ngăn chặn việc chiếm đoạt những
thức gì thuộc về mình” [182, tr. 37]. Ngồi ra, tác giả Nguyễn Hồng Anh, lại cho rằng,
cơng lý cần được nhìn nhận trên hai phương diện: (1) trên phương diện là một thiết chế,
công l được hiểu là một thiết chế có chức năng áp dụng pháp luật – tức là cơ quan tư
pháp; (2) trên phương diện là một giá trị, công lý là giá trị mà người ta thường gán cho
khi một phán quyết được đưa ra [4, tr. 68-69].
Nhìn chung, các cơng trình trên cho thấy, cơng lý là khái niệm đa chiều cạnh, được
tiếp cận nhiều góc độ khác nhau và ở nhiều lĩnh vực hác nhau, do đó, nội hàm của khái
niệm cơng lý cần phải được đặt trong một hệ quy chiếu xác định, nhưng trong các quan
niệm đó đều cho thấy cơng lý là một giá trị nhân văn, được biểu hiện thành các chân giá
trị như: cơng bằng, bình đẳng, lẽ phải, chống cái ác, bảo vệ điều thiện, v.v.. vì cuộc sống
tốt đẹp của con người.
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu về phân loại công lý.
Việc phân loại công l dựa vào nhiều cách thức hác nhau, ngay từ thờ cổ đại,

Aristotle cho rằng, công l được chia thành “công l cải tạo”- nơi mà toà án sửa chữa
một lỗi lầm do một bên phạm phải đối với bên hác và “công l phân phối”- cách thức,
nỗ lực cố gắng để cơng bằng với mỗi người, đúng theo những gì mà người đó xứng
đáng.
Theo tác giả Bùi Tiến Đạt, cơng l được chia thành công lý nội dung và công lý
thủ tục. Kế thừa quan điểm của J.Rawls, tác giả này c ng cho rằng công lý thủ tục chia
là ba loại, đó là cơng l thủ tục hồn hảo; cơng lý thủ tục khơng hồn hảo và cơng lý thủ


11

tục thuần tuý [35, tr. 58]. Trong hi đó, dựa trên cơ sở các nguyên tắc thực hiện công l ,
tác giả Nguyễn Xuân Tùng, trong bài viết “Đi tìm định nghĩa khái niệm “công lý” tại
Việt Nam”, cho rằng cơng l có thể phân loại thành cơng l phân phối hay công l cải
tạo, công l thủ tục hay công l nội dung [183]; trong bài viết “Quan niệm và phân loại
cơng lý” cịn bổ sung thêm các loại về công l

hác như: công l tương giao; công l tự

nhiên. Theo các quan niệm hiện đại về công lý, trong bài viết “Công lý theo kết quả,
công lý theo thủ tục và liên hệ với nền tư pháp Việt Nam” tác giả Trần Quyết Thắng lại
cho rằng, công lý phải được chia thành công lý theo ết quả và cơng lý theo thủ tục,
trong đó, tác giả cho rằng cơng lý theo ết quả trong chừng mực nào đó theo đuổi quan
điểm xét xử tư pháp “thà bắt nhầm cịn hơn bỏ sót”, trong khí đó, cơng lý theo thủ tục lại
rất chú trọng cách thức, trình tự tìm ra sự thật, nghĩa là công lý theo thủ tục theo đuổi
quan điểm xét xử tư pháp “thà bỏ sót cịn hơn bắt nhầm”.
Như thế, từ các cơng trình nghiên cứu trên cho thấy công lý được phân chia thành
nhiều loại khác nhau, trong đó gắn với hoạt động tố tụng, các học giả chú trọng nhiều
đến công lý thủ tục.
Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu về bảo vệ cơng lý.

Trong bài viết “Tồ án nhân dân và nhiệm vụ “bảo vệ công lý””, tác giả Nguyễn
Xuân Tùng cho rằng, tồ án đóng vai trị quan trọng trong bảo vệ cơng lý, tuy nhiên, để
tồ án thể hiện tốt vai trò này cần phải bảo đảm “quyền được xét xử cơng bằng, cơng
khai bởi một tồ án độc lập, khách quan; quyền được TCCL một cách có hiệu quả và
khơng có bất cứ cản trở pháp lý nào” [182, tr. 40]. Tác giả Nguyễn Thanh Tuấn, trong
bài viết “Bảo đảm công lý trong thể chế pháp quyền” đã hẳng định rằng “bảo đảm
công lý trong thể chế pháp quyền, là toàn bộ hoạt động iểm tra, giám sát, phán quyết,
trước hết và chủ yếu của các cơ quan nhà nước, nhằm bảo đảm vị trí, vai trị tối thượng
và tính bình đẳng của pháp luật trong thể chế pháp quyền, và bảo đảm các QCN được
ghi nhận trong pháp luật” [185]. Ngoài ra, các bài viết khác như: bài viết “Tồ án thực
hiện quyền tư pháp, bảo vệ cơng lý, bảo vệ QCN, quyền công dân” của tác giả Nguyễn
Đăng Dung và Đặng Phương Hải (2015); bài viết “Vai trị bảo vệ cơng lý của Tịa án
trong Hiến pháp 2013” của tác giả Nguyễn Thế Anh (2016); bài viết “Nguyên tắc cơ
bản trong TTHS - nền tảng cho việc bảo vệ cơng lý của tồ án khi thực hiện quyền tư
pháp” của tác giả Nguyễn Hải Ninh (2017); bài viết “Nhiệm vụ bảo vệ công lý và trách
nhiệm chứng minh của toà án trong hoạt động tố tụng” của tác giả Phí Thành Chung
(2018); v.v.. đều khẳng định tồ án có vai trị quan trọng trong bảo vệ cơng lý.


12

Các cơng trình nghiên cứu trên đã cho thấy bảo vệ công lý là nhiệm vụ của mọi xã
hội với những phương thức khác nhau, trong xã hội hiện đại, toà án vẫn là chủ thể trung
tâm, quan trọng nhất trong bảo vệ cơng l vì đây là chức năng chính của tồ án.
1.1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về quyền tiếp cận công lý và bảo đảm quyền
tiếp cận công lý
Thứ nhất, quan niệm về QTCCL qua các công trình nghiên cứu.
Trong bài viết “Access to Justice: The Newest Wave in the Worldwide Movement
to Make Rights Effective” (1978), tác giả Bryant G.Garth và Mauro Cappelletti cho rằng,
QTCCL là quyền tự nhiên của con người và khái niệm QTCCL nhằm chỉ hai mục tiêu

cơ bản của HTPL mà người dân có thể xác định quyền lợi của mình hay giải quyết các
tranh chấp theo phương thức phân giải của nhà nước, đó là: (1) hệ thống này phải thực
sự bình đẳng cho mọi người; (2) hệ thống này phải đem lại kết quả công bằng [210, tr.
182-183]. Nối tiếp quan điểm đó, trong cuốn sách “Access to Justice: A Critical
Analysis of Recoverable Conditional Fees and No-Win No-Fee Funding” (2014) tác giả
John Peysner (2014) tiếp tục dẫn lại quan điểm của Mauro Cappelletti (1978) về
QTCCL [230, tr. 13-14]. Để làm rõ hơn về QTCCL, tác giả Deborah L. Rhode, trong
cuốn sách “Access to Justice” (2004), cho rằng, nó có

nghĩa hơng chỉ đối với người

yếu thế trong xã hội (người ngh o, người già, trẻ em, v.v..) mà ngay cả đối với những
người bình thường khi xảy ra tranh chấp c ng cần phải có luật sư hay các dịch vụ TGPL
để hướng dẫn và đứng ra bảo vệ quyền lợi cho họ. Trong hi đó, UNDP xem QTCCL
như là quyền cơ bản của con người, vì thế trong báo cáo “Access to Justice: Practice
Note” (2004) của UNDP, đã xem TCCL là một phần quan trọng trong nhiệm vụ của
UNDP để giảm ngh o và tăng cường quản trị dân chủ [260, tr. 3] và trong sách
“Programming for Justice: Access for All A Practitioner’s - Guide to a Human RightsBased Approach to Access to Justice” (2005), UNDP cho rằng, QTCCL là “quyền của
người dân được tìm iếm và đạt được sự đền bù hoặc hắc phục thơng qua cơ chế chính
thức và hơng chính thức, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về QCN” [261, tr. 5].
Quan niệm này hiện nay được rất nhiều nhà nghiên trong nước và nước ngoài thừa nhận
và sử dụng trong các nghiên cứu cụ thể, như: cuốn sách “Access to Justice as a Human
Right” của do tác giả Francesco Francioni biên tập (2007), gồm 7 bài nghiên cứu về
QTCCL, tập trung về các vấn đề ở trung tâm của việc đảm bảo QTCCL trong pháp luật
quốc tế, gồm các chủ đề công lý về môi trường, cơng lý trong tình huống xung đột v
trang, TCCL cho nạn nhân bị tra tấn, nghi phạm khủng bố và so sánh việc các nước
châu Âu trong việc bảo vệ QTCCL. Trong bài viết “The Rights of Access to Justice


13


under Customary International Law” của tác giả Francesco Francioni cho rằng, QTCCL
đóng vai trị quan trọng cho những người bị tổn thương và là thành tố không thể thiếu
của hệ thống bảo vệ và thúc đẩy QCN. Tác giả này cho rằng thuật ngữ QTCCL được
hiểu là khả năng của mỗi cá nhân đệ trình yêu cầu của bản thân trước toà án và được toà
án chấp thuận giải quyết, đó hơng chỉ là quyền được u cầu thành lập một phiên tồ
đúng luật mà cịn được xét xử theo đúng tiêu chuẩn của công bằng và công lý. Thuật
ngữ này thường được dùng để chỉ quyền của người yếu thế được hưởng những TGPL và
tài chính để theo đuổi vụ việc [222, tr. 64-65]. Các tác giả Marjorie Mayo, Gerald
Koessl, Matthew Scott và Imogen Slater trong quyển sách “Access to justice for
disadvantaged communities” (2014), c ng cho rằng, QTCCL được công nhận là một
quyền cơ bản, song hành với các quyền đối với giáo dục, y tế và an sinh xã hội, thông
qua việc thành lập nhà nước phúc lợi, đó là nền tảng quan trọng trong chính sách của
nhà nước phúc lợi, nhằm mục đích giải quyết các nguyên nhân của ngh o đói và các yếu
kém trong xã hội [241, tr. 22-23]. Nhấn mạnh thêm các quan điểm trên, trong bài nghiên
cứu “Access to Justice for Women in Plural Legal Systems in South East Asia”, tác giả
Evalyn G. Ursua (2014) đã cho rằng, QTCCL là một thành phần thiết yếu của hệ thống
bảo vệ và thực thi QCN, đây là khả năng người dân yêu cầu toà án giải quyết vụ việc
nào đó của bản thân, nó bao gồm cả các TGPL khi bản thân không thể tự lo liệu, vì thế
nó cịn là khả năng người dân đạt được yêu cầu theo những tiêu chuẩn của công bằng và
công lý [221, tr. 5].
Ở Việt Nam, với cách tiếp cận tổng thể, tác giả Phạm Hồng Hải, trong bài viết
“QTCCL ở Việt Nam” (2009) đã hẳng định, TCCL là một trong các quyền cơ bản của
công dân, đây chính là quyền của cơng dân, tổ chức được biết về quá trình giải quyết các
tranh chấp kinh tế, dân sự, hành chính, lao động và các vụ án hình sự của các cơ quan có
thẩm quyền [57, tr. 11]. Sau đó, tác giả V Cơng Giao cùng với cộng sự của mình đã
cơng bố một số cơng trình nghiên cứu về QTCCL, như các bài viết: “TCCL và các
nguyên lý của NNPQ” (2009); “QTCCL và vai trò của toà án trong việc bảo đảm quyền
này” (2018); “TCCL theo quan điểm của LHQ” (2018); “Tăng cường TCCL qua hệ
thống TGPL: kinh nghiệm từ một số mơ hình TGPL quốc tế và hàm ý chính sách cho

Việt Nam” (2018); “Các cơ chế TCCL khơng chính thức (ngồi tồ án)” (2018); v.v..
Dựa trên quan niệm của UNDP về QTCCL, tác giả V Cơng Giao cho rằng có hai cách
hiểu về QTCCL: “(1) quyền được xét xử công bằng; (2) hả năng tìm iếm sự đền bù
(hoặc sự hắc phục - remedy) cho những bất công hay thiệt hại mà một cá nhân hay một
nhóm cá nhân, đặc biệt là cho những nhóm xã hội dễ bị tổn thương, phải gánh chịu” [45,


14

tr. 188]. Qua đó, tác giả V Cơng Giao c ng chỉ rõ sự khác biệt giữa các tiếp cận truyền
thống và quan điểm mới về QTCCL, đó là: “nếu như trong quan niệm truyền thống,
QTCCL là quyền của mọi người có thể sử dụng các dịch vụ pháp lý cơng và tư để được
xét xử cơng bằng, thì quan niệm mới, QTCCL là quyền của mọi người có thể tìm iếm
và đạt được một sự đền bù hoặc hắc phục cho những bất công, thiệt hại thông qua cơ
chế tư pháp chính thức và phi chính thức phù hợp với nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế về
QCN” [109, tr. 128-133]. Quan niệm này về QTCCL được chấp nhận tương đối rộng rãi
hiện nay, vì thế, tác giả Đinh Thế Hưng, trong bài viết “Thực hiện quyền tư pháp nhằm
đảm bảo QTCCL trong NNPQ” (2018), cho rằng, nếu QTCCL là quyền được biết quá
trình giải quyết các vụ việc hoặc vụ án của cơ quan nhà nước thì đây chỉ là quyền tiếp
cận thông tin trong lĩnh vực tư pháp và chưa cho thấy mục đích của QTCCL; nếu là sự
tiếp cận các quy trình tố tụng thì QTCCL đồng nhất với quyền tham gia tố tụng của
công dân, cơ quan, tổ chức. Do đó, tác giả này quan niệm rằng, QTCCL là “ hả năng
của chủ thể yêu cầu nhà nước tạo mọi điều iện thuận lợi nhất để sử dụng pháp luật
nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của mình tại cơ quan nhà nước khi có tranh chấp hoặc
xử lý vi phạm pháp luật, thể hiện ở những mặt sau: quyền tiếp cận thông tin pháp luật;
quyền TGPL, quyền tiếp cận giáo dục đào tạo pháp luật các quyền này được thực hiện
bởi một hệ thống tư pháp công bằng và hiệu quả” [78, tr. 202].
Bên cạnh đó, một số học giả khác nghiên cứu QTCCL trong phạm vi hẹp hơn,
như: (1) trong lĩnh vực dân sự: có các bài viết trong Hội thảo khoa học QTCCL trong
pháp luật dân sự do Khoa Luật Dân sự Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức

tháng 5/2017: bài viết “Quyền khởi kiện tại toà án là QTCCL” của tác giả Nguyễn Thị
Hoài Phương; “QTCCL của đương sự trong thi hành án dân sự” của Lê Vĩnh Châu;
“Quyền tiếp cận thơng tin của đương sự dưới góc độ Luật Tiếp cận thông tin” của tác
giả Nguyễn Văn Tiến; “QTCCL qua quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp
dân sự khác của Toà án nhân dân trong tố tụng dân sự” của tác giả Đặng Thanh Hoa và
Huỳnh Quang Thuận; v.v.. Các bài viết khai thác khía cạnh QTCCL của các chủ thể
pháp luật dân sự thông qua các quyền như: quyền hởi iện tại toà; quyền tiếp cận thông
tin; quyền bảo vệ về đời sống riêng tư; v.v.. Ngồi ra, trong bài viết “Cơng lý và TCCL
trong tố tụng dân sự” của tác giả Nguyễn Bích Thảo (2018) cho rằng, QTCCL trong tố
tụng dân sự có sự phát triển từ quan niệm truyền thống (TCCL tại tồ án) đến quan niệm
hiện đại (khơng chỉ là TCCL tại tồ án mà cịn áp dụng các cơ chế thay thế khác), như ở
ỹ là trào lưu ba làn sóng; ở Canada là chuyển từ phương pháp tiếp cận lấy toà án làm
trung tâm sang lấy người dân làm trung tâm; ở Châu Âu là “nâng cao chất lượng TGPL


15

dân sự, nâng cao chất lượng hệ thống tư pháp dân sự, sử dụng biện pháp hoà giải, trọng
tài và thực hiện cơ chế thi hành án hiệu quả” [150, tr. 239-245]; (2) trong lĩnh vực hình
sự: bài viết“QTCCL trong TTHS” của tác giả Đinh Thế Hưng (2011); bài viết “Công
lý và TCCL trong TTHS” của tác giả Nguyễn Ngọc Chí (2018) cho rằng, cơng lý và
TCCL trong TTHS nhằm hướng tới: hả năng tìm ra sự thật và tính chính xác của quyết
định của tồ án; thời gian TCCL phải đảm bảo, cơng lý bị trị hồn là cơng lý bị từ chối;
chi phí tài chính cho quy trình TCCL phải đảm bảo tính hợp lý, khơng mang tính chất
rào cản đối với q trình tìm iếm cơng lý của các tổ chức và cá nhân [18, tr. 176-179];
(3) trong lĩnh vực hành chính: bài viết “TCCL trong tố tụng hành chính” của tác
Nguyễn Thị Minh Hà (2018) cho rằng, QTCCL trong tố tụng hành chính là: sự bình
đẳng trước pháp luật, hả năng tìm ra sự thật khách quan, tính cơng khai, minh bạch, ịp
thời, sự cơng minh của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, tính chính xác
các các quyết định, bản án của Toà án [48, tr. 223-232]; “QTCCL trong hoạt động công

vụ Việt Nam” của tác giả Nguyễn Minh Phương và V Thị Thu Hằng (2018), trong đó,
các tác giả cho rằng trong hoạt động công vụ, QTCCL là hả năng tìm iếm và đạt được
những yêu cầu về sự bình đẳng trong hoạt động công vụ của các chủ thể trong quan hệ
công vụ [113, tr. 268-269]. Các quan niệm này cho thấy, QTCCL là hả năng của chủ
thể (cá nhân hoặc pháp nhân) và những bảo đảm của nhà nước và xã hội để họ tìm iếm
và đạt được những đền bù thoả đáng khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị vi phạm.
Ngoài ra, một số học giả còn nghiên cứu QTCCL ở một số đối tượng cụ thể, như
người nghèo, phụ nữ, người huyết tật, v.v.., cụ thể là: bài viết “Vai trò của hoạt động
luật sự và TGPL trong việc tăng cường tiếp cận pháp luật và TCCL cho nhóm cơng dân
nghèo và yếu thế” của tác giả Tạ Thị Minh Lý (2018); “QTCCL cho phụ nữ qua công
ước CEDAW” của tác giả V Ngọc Bình (2018); “Bảo đảm QTCCL của người khuyết
tật ở Việt Nam hiện nay: lý luận, pháp luật và thực tiễn” của tác giả Trần Thái Dương
(2018); v.v.. Theo các tác giả này, để những người thuộc nhóm người dễ bị tổn thương
dễ dàng trong TCCL thì hoạt động TGPL phải được coi trọng [100, tr. 333-334]; hệ
thống tư pháp phải sẵn sàng, dễ tiếp cận, chất lượng tốt, trách nhiệm giải trình và nhà
nước cung cấp những biện pháp đền bù, hắc phục hậu quả cho nạn nhân nữ [12, tr.
363]; người huyết tật có quyền được cung cấp hay hỗ trợ dịch vụ tư vấn, giải đáp về
chính sách, pháp luật và có quyền được hỗ trợ hay trợ giúp, tạo điều kiện thuận lợi trong
việc tham gia tố tụng, thủ tục hành chính, thủ tục giải quyết giải quyết hiếu nại, tố cáo
và các hoạt động khác liên quan đến thực thi pháp luật về QTCCL nhằm bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình [32, tr. 380]. Các cơng trình nghiên cứu trên,


16

mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên nội dung cốt lõi của QTCCL là
quyền năng của con người trong việc tìm iếm, đạt được những hắc phục và đền bù
thoả đáng trước những thiệt hại về quyền và lợi ích do chủ thể khác gây ra.
Thứ hai, quan niệm về bảo đảm QTCCL qua các công trình nghiên cứu.
QTCCL với tư cách là quyền cơ bản của con người, vì thế theo tác giả Lê Thị

Hồng Nhung trong sách “Cơ chế giám sát Hiến pháp với việc bảo đảm QCN” của tác
giả Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2009), cho rằng đảm bảo quyền chính là tạo ra các điều
kiện để những quyền này được vận hành trong thực tiễn hoặc bảo vệ nó chống lại những
hành vi xâm phạm quyền [198, tr. 179-206]. Tiếp nối cách tiếp cận này, tác giả Trần Thị
Hoè trong Luận án Tiến sĩ Triết học “Nhà nước Việt Nam với việc bảo đảm QCN trong
điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay” (2015), cho rằng đây là hoạt động của các chủ thể
có nghĩa vụ sử dụng các biện pháp, cách thức để thực hiện hoá các nguyên tắc, tiêu
chuẩn về quyền nhằm thực thi và bảo vệ hiệu quả trong thực tế, ngăn ngừa sự lạm dụng,
vi phạm quyền từ phía các chủ thể khác [69, tr. 39]. C ng theo hướng tiếp cận đó, tập
thể tác giả của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong “Giáo trình Cao cấp lý
luận chính trị (Khối kiến thức thứ tư), tập 14, Các chuyên đề bổ trợ” (2015) c ng cho
rằng, bảo đảm quyền chính là việc “các chủ thể có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp về
lập pháp, hành pháp, tư pháp, inh tế, thể chế, v.v.. để hiện thực hoá các nguyên tắc và
tiêu chuẩn về quyền của chủ thể trong hoạt động quản l nhà nước, trong chương trình
phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia, dân tộc” [69, tr. 384].
Theo UNDP, trong sách “Programming for Justice: Access for All A Practitioner’sGuide to a Human Rights-Based Approach to Access to Justice” (2005), để bảo đảm
QTCCL cho mọi người cần phải có các điều kiện sau: (1) sự bảo vệ của pháp luật; (2)
Sự hiểu biết về pháp luật; (3) Sự tư vấn và TGPL; (4) Sự phân xử (bằng thiết chế tư
pháp chính thức và phi chính thức); (5) Sự tuân thủ; (6) Sự giám sát của cơ quan dân cử
và các thiết chế xã hội [261, tr. 7]. Trong bài viết “Bảo đảm QTCCL - một yêu cầu trong
việc bảo đảm QCN của tòa án” (2017) tác giả Chu Thị Ngọc cho rằng, bảo đảm
QTCCL là một yêu cầu đối với tòa án trong việc bảo đảm QCN. Mục đích quan trọng
nhất của tố tụng tư pháp là bảo đảm cho mọi đối tượng trong xã hội có QTCCL, tiếp cận
tịa án một cách không hạn chế và được xét xử công bằng, trong thời gian hợp lý [108,
tr. 25-26]. C ng đồng tình với quan điểm này, tác giả Hồng Thị Bích Ngọc và V Công
Giao, trong bài viết “TCCL theo quan điểm của LHQ” (2018) cho rằng, các điều iện và
biện pháp bảo đảm QTCCL bao gồm: pháp luật, toà án và năng lực, nhận thức của
người dân [109, tr. 133-139]. Trong thực tế, tồ án ln đóng vai trị quan trọng trong



×