Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận công lý của nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục ở việt nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.15 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG VIẾT ĐẠT

CƠ CHẾ PHÁP LÝ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ
CỦA NẠN NHÂN NỮ BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC Ở VIỆT NAM

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Mã số: 938 01 06

HÀ NỘI – 2020


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. TRƯƠNG HỒ HẢI
2. TS. LÊ ĐINH MÙI

Phản biện 1: ........................................................................................
.................................................................................................. ..
Phản biện 2: ........................................................................................
………………………………………………………………….
Phản biện 3: .......................................................................................
………………………………………………………………..
Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào .......... giờ............ ngày......... năm .....


Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia;
- Viện Thông tin khoa học Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
- Bộ phận Tư liệu Viện Nhà nước và Pháp luật.


i

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Dang Viet Dat (2020), “The Right of Access to Justice in Constitutions of some
Asian Countries and Lessons Learned for Vietnam”, in book Association for Asian
Constitutional Studies and Vietnam National University, Hanoi, School of Law, 8th
Asian Constitutional Law Forum (International Conference Proceedings): ASIAN
Constitutional Law Recent Developments and Trends, Vietnam National University
Press, Hanoi, Volume, 2, pp. 398-412.
2. Dang Viet Dat (2020), “Complete the Institutions to ensure the rights for female
victims of sexual abuse in Vietnam”, Journal of Science Hanoi Open University, No. 9,
pp.11-15.
3. Dang Viet Dat (2020), “Legal mechanism in ensuring the right to access to
justice of female victims of sexual abuse: Practice and some issues raised in Vietnam”,
Journal of Science Hanoi Open University, No. 3, pp. 26-31.
4. Dang Viet Dat, Truong Ho Hai (2019), “The Relation between Openness,
Transparency and Accountability in State Governance and the Rights of Access to
Justice of Citizens in Vietnam”, in book Vietnam National University, Hanoi, School
Law, Proceedings of the International Workshop: Openness, Transparency and
Accountability in State Governance and Anti – Corruption in the World and Vietnam,
Judicial Publishing House, Hanoi, pp. 521-547.
5. Đặng Viết Đạt, Trương Hồ Hải (2019), “Nâng cao năng lực tiếp cận công lý của
nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 11, tr. 38-44.

6. Đặng Viết Đạt (2019), “Hoàn thiện khung pháp lý đảm bảo quyền tiếp cận công
lý của nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam”, Tạp chí Pháp luật về Quyền con
người, số 4, tr. 80-97.
7. Đặng Viết Đạt (2018), “Quyền tiếp cận công lý và bảo đảm quyền tiếp cận cơng
lý ở Việt Nam”, Tạp chí Pháp luật về Quyền con người, số 3, tr. 68-75.
8. Đặng Viết Đạt, Trương Hồ Hải (2018), “Bảo vệ công lý và quyền con người
trong hoạt động xét xử ở Việt Nam hiện nay” trong Đào Trí Úc và Vũ Cơng Giao, Cơng
lý và quyền tiếp cận công lý: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội, tr. 187-197.
9. Đặng Viết Đạt, Trương Hồ Hải (2018), “Chỉ số công lý: lý luận và thực tiễn ở
Việt Nam”, trong Đào Trí Úc và Vũ Cơng Giao, Cơng lý và quyền tiếp cận công lý: Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 300-315.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Quyền tiếp cận công lý (QTCCL) là khả năng của chủ thể yêu cầu nhà
nước và xã hội tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tìm kiếm và đạt được sự
khắc phụ và đền bù thoả đáng những tổn thương mà họ gặp phải khi xảy ra
tranh chấp hoặc xử lý vi phạm pháp luật. Vì thế, bảo đảm QTCCL phải được
thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau thay vì chỉ duy nhất phương
thức truyền thống. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý (CCPL) bảo đảm
QTCCL là nhiệm vụ của mỗi quốc gia trong việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật, các cơ quan tư pháp, các cơ quan hỗ trợ và trợ giúp pháp lý, v.v.. để qua
đó bảo đảm tốt quyền con người (QCN) trong thực tế, đặc biệt quyền của
nhóm người dễ bị tổn thương. Phụ nữ và trẻ em gái (PNTEG) bị xâm hại tình
dục (XHTD) đang là vấn đề báo động ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt
Nam. Trong 75 năm qua xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt gần 35

năm đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm bảo đảm và thúc
đẩy phát triển QCN nói chung, quyền của PNTEG nói riêng. CCPL bảo đảm
QTCCL của PNTEG nói chung và PNTEG bị XHTD nói riêng ở nước ta đã
được hình thành và từng bước được hoàn thiện. Tuy nhiên, trong thực tế
CCPL bảo đảm QTCCL ở Việt Nam của người dân nói chung và của NNN bị
XHTD nói riêng vẫn cịn bộ lộ những hạn chế nhất định.
Trong khi đó, những năm gần đây ở Việt Nam các vụ XHTD PNTEG đã
xảy ra với tính chất nghiêm trọng và có xu hướng tăng lên, nhưng các NNN
bị XHTD đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong việc tiếp
cận công lý. Thực tế trên đòi hỏi, CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị
XHTD ở Việt Nam cần phải tiếp tục được hoàn thiện nhằm nâng cao năng
lực tiếp cận công lý của NNN bị XHTD ở Việt Nam. Cho nên, việc nghiên
cứu vấn đề “CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam” thực
sự có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay.


2

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích và làm sáng tỏ cơ sở lý
luận về CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD và đánh giá đúng thực
trạng CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam trong thời
gian qua, trên cơ sở đó đề xuất và luận chứng các giải pháp nhằm hoàn thiện
CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án phải thực hiện các nội
dung sau: phân tích, đánh giá các cơng trình nghiên cứu trong nước và thế
giới liên quan đến đề tài nghiên cứu; phân tích và chỉ ra được khái niệm, các
yếu tố cấu thành của CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD; các tiêu

chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến CCPL bảo đảm QTCCL của NNN
bị XHTD; nghiên cứu CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở một số
nước trên thế giới; đánh giá thực trạng CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị
XHTD ở Việt Nam trong thời gian qua; chỉ rõ những yêu cầu mới và đề xuất
quan điểm, các giải pháp nhằm hoàn thiện CCPL bảo đảm QTCCL của NNN
bị XHTD ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn
CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Về nội dung: nội dung nghiên cứu của luận án là CCPL bảo đảm
QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam.
- Về không gian: nghiên cứu thực tiễn vận hành CCPL bảo đảm QTCCL
của NNN bị XHTD trong phạm vi cả nước.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị
XHTD ở Việt Nam giai đoạn 2014 – 2019.


3

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về
CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD, trong đó bao gồm: hệ thống
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng lý,
bảo vệ cơng lý và QCN; các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta hiện
nay về bảo đảm QCN nói chung và bảo đảm QTCCL nói riêng đối với phụ
nữ và trẻ em, đặc biệt là NNN bị XHTD. Bên cạnh đó, luận án cịn sử dụng

lý thuyết tiếp cận dựa trên QCN, lý thuyết kỳ thị xã hội và lý thuyết rào cản
tâm lý để làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về CCPL bảo đảm QTCCL
của NNN bị XHTD.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trên cơ sở phương pháp luận nói trên, luận án sẽ sử dụng các phương
pháp nghiên cứu cụ thể, như: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp
logic và lịch sử; phương pháp phỏng vấn; phương pháp điều tra xã hội học
(điều tra bằng bảng hỏi); phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu; phương
pháp luật học so sánh; phương pháp hệ thống; phương pháp phân tích văn
bản luật.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
So với các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, kết quả
nghiên cứu của luận án có những đóng góp mới sau: Thứ nhất, về phương
pháp, luận án nghiên cứu đề tài luận án dưới giác độ chuyên ngành lý luận và
lịch sử nhà nước và pháp luật; Thứ hai, về nội dung, luận án trình bày tương
đối tồn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn về CCPL bảo đảm QTCCL của
NNN bị XHTD ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Luận án tiếp tục phát triển xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận về
CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD, từ đó, luận án đánh giá, tổng


4

kết thực tiễn CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam thời
gian qua.
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo cho Đảng và Nhà nước trong
q trình hồn thiện CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam

hiện nay; những kết quả nghiên cứu của luận án cịn là tài liệu tham khảo hữu
ích trong cơng tác nghiên cứu, giảng dạy các vấn đề liên quan đến nội dung
luận án.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
án gồm 04 chương, chia thành 11 tiết.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
CƠ CHẾ PHÁP LÝ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ CỦA
NẠN NHÂN NỮ BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về cơng lý, quyền tiếp cận công lý
và bảo đảm quyền tiếp cận công lý
1.1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về cơng lý
Thứ nhất, quan niệm về cơng lý qua các cơng trình nghiên cứu.
Quan niệm về công lý từ thời cổ đại đến thời hiện đại, từ các học giả trên
thế giới đến các học giả Việt Nam rất đa dạng, phong phú, với nhiều cách
tiếp cận khác nhau, ở nhiều phạm vi khác nhau, nhưng, trong các quan niệm
đó đều cho thấy công lý là một giá trị nhân văn, được biểu hiện thành các
chân giá trị như: cơng bằng, bình đẳng, lẽ phải, chống cái ác, bảo vệ điều
thiện, … vì cuộc sống tốt đẹp của con người.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu về phân loại cơng lý.


5

Các cơng trình nghiên cứu cho thấy cơng lý được phân chia thành nhiều
loại khác nhau, trong đó gắn với hoạt động tố tụng, các học giả chú trọng
nhiều đến cơng lý thủ tục.

Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu về bảo vệ cơng lý.
Các cơng trình nghiên cứu cho thấy bảo vệ công lý là nhiệm vụ của mọi
xã hội với những phương thức khác nhau, trong xã hội hiện đại, toà án vẫn là
chủ thể trung tâm và quan trọng nhất trong bảo vệ cơng lý vì đây là chức năng chính
của tồ án.
1.1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về quyền tiếp cận công lý và bảo
đảm quyền tiếp cận công lý
Thứ nhất, quan niệm về QTCCL qua các cơng trình nghiên cứu.
Các cơng trình nghiên cứu trong nước và thế giới đều cho rằng QTCCL
là một trong những quyền cơ bản của con người. Đây là khả năng của mỗi
người tìm kiếm và đạt được sự đền b hoặc khắc phục thơng qua cơ chế
chính thức và khơng chính thức, ph hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về quyền
con người.
Thứ hai, quan niệm về bảo đảm QTCCL qua các cơng trình nghiên cứu.
Các cơng trình nghiên cứu cho rằng, bảo đảm QTCCL là các biện pháp,
các hoạt động và các bảo đảm do nhà nước và xã hội thực hiện nhằm ghi
nhận, bảo vệ và hiện thực hoá QTCCL của người dân trong thực tế.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về bảo đảm quyền tiếp cận cơng lý
của nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục
1.1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu về hành vi xâm hại tình dục và
nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, XHTD là hành vi tình dục trái pháp luật,
trái ý muốn của nạn nhân, vì thế, hành vi này gây ra những hậu quả nghiêm
trọng cho bản thân nạn nhân và xã hội.


6

1.1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về thực tiễn bảo đảm quyền tiếp
cận công lý của nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam

Các cơng trình nghiên cứu cho thấy, bên cạnh những nỗ lực của các cơ
quan chức trong việc hoàn thiện hệ thống tư pháp, hệ thống pháp luật và các
cơ quan trợ giúp pháp lý, tuy nhiên PNTEG bị XHTD ở Việt Nam hiện nay
vẫn gặp phải những rào cản, những khó khăn trên con đường tìm kiếm và đạt
được sự đền bù và khắc phục thoả đáng những thiệt hại mà họ gặp phải do
hành vi XHTD gây ra.
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu về cơ chế pháp lý
1.1.3.1. Các cơng trình nghiên cứu về khái niệm cơ chế pháp lý
Các cơng trình nghiên cứu tiếp cận khái niệm CCPL theo các cách khác
nhau, trong đó đã gợi mở được các thành tố cơ bản của CCPL. Tuy vậy, các
khái niệm của các cơng trình trên vẫn chưa làm nổi bật được nội hàm của
khái niệm CCPL.
1.1.3.2. Các cơng trình nghiên cứu về các yếu tố cấu thành cơ chế
pháp lý
Các cơng trình nghiên cứu trên có cách xây dựng và đưa ra các yếu tố
cấu thành CCPL tuỳ theo nội dung của CCPL thực hiện, tuy nhiên, d đưa ra
bao nhiêu yếu tố nhưng, CCPL được các cơng trình nghiên cứu trên “cố
định” ở ba yếu tố cơ bản, đó là: thể chế pháp lý, thiết chế và các nguồn lực để
vận hành CCPL.
1.2. ĐÁNH GIÁ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
TRONG LUẬN ÁN
1.2.1. Đánh giá các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận
án
1.2.1.1. Đánh giá về phương pháp và cách tiếp cận của các công trình
nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề “CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt
Nam” bằng phương pháp định tính kết hợp với định lượng (thông qua khảo
sát, điều tra thực tế) vẫn còn bỏ ngỏ cần phải được nghiên cứu. Hơn nữa, các



7

cơng trình trên nghiên cứu về vấn đề bảo vệ quyền cho NNN bị XHTD dưới
phương diện luật chuyên ngành, trong khi đó, việc nghiên cứu vấn đề này
trên phương diện lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật hiện nay vẫn cịn
bỏ ngỏ, vì thế đây là khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu.
1.2.1.2. Đánh giá kết quả của các cơng trình nghiên cứu
Cả phương diện lý luận và thực tiễn cho thấy vấn đề “CCPL bảo đảm
QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam” chưa được cơng trình nào đã cơng
bố tính đến thời điểm hiện nay nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ, vì
vậy đây là vấn đề nghiên cứu khơng trùng lặp với bất cứ cơng trình nào đã
được cơng bố.
1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
1.2.2.1. Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu về mặt lý luận
Luận án cần phải tiếp tục nghiên cứu và làm rõ, các nội dung sau: (1)
khái niệm, nội dung bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD; (2) khái niệm,
đặc điểm, vai trò CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD; (3) các yếu tố
cấu thành, các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến CCPL bảo đảm
QTCCL của NNN bị XHTD.
1.2.2.2. Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu về mặt thực tiễn
Luận án cần phải tiếp tục nghiên cứu và làm rõ, các nội dung sau: (1)
thực tiễn CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam hiện nay;
(2) kết quả vận hành CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt
Nam hiện nay, để qua đó chỉ rõ những ưu điểm và nhược điểm của cơ chế
này; (3) các giải pháp nhằm hoàn thiện CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị
XHTD ở Việt Nam trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ
KHUNG PHÂN TÍCH LÝ THUYẾT
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu
Tồn bộ luận án tập trung trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu chính như

sau:


8

Câu hỏi 1: CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD là gì? cơ chế này
được cấu thành bởi những yếu tố nào? Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến
sự vận hành cơ chế này trong thực tế? CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị
XHTD được đo lường bằng tiêu chí nào?
Câu hỏi 2: CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam có
những ưu điểm, nhược điểm gì? đâu là nguyên nhân của những ưu, nhược
điểm đó?
Câu hỏi 3: Việt Nam cần làm gì để hồn thiện CCPL bảo đảm QTCCL
của NNN bị XHTD trong thời gian tới?
1.3.2. Giả thuyết khoa học
CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam hiện nay đã
được hình thành và đang được vận hành, trong đó: thể chế pháp lý ở Việt
Nam đang được hoàn thiện; tổ chức và hoạt động của các thiết chế tư pháp và
các thiết chế hỗ trợ và trợ giúp pháp lý tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và phát
triển; các nguồn lực tiếp tục được bổ sung để bảo đảm cho CCPL bảo đảm
QTCCL của NNN được vận hành tốt. Tuy nhiên, cơ chế này vẫn còn bộc lộ
những nhược điểm cần phải tiếp tục hồn thiện, đó là: hiệu lực, hiệu quả
chưa cao; năng lực tiếp cận công lý của NNN bị XHTD chưa có sự cải thiện
rõ rệt. Vì thế, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện CCPL bảo đảm QTCCL của
NNN bị XHTD.


9

1.3.3. Khung phân tích lý thuyết

ĐIỀU KIỆN KT-XH VIỆT NAM
CCPL BẢO ĐẢM QTCCL CỦA NNN BỊ XHTD Ở VIỆT NAM
Thể chế pháp lý
bảo đảm
QTCCL của
NNN bị XHTD

Tôn trọng QTCCL
của NNN bị
XHTD

Thiết chế bảo
đảm QTCCL
của NNN bị
XHTD

Nguồn lực để vận
hành CCPL bảo
đảm QTCCL của
NNN bị XHTD

Bảo vệ QTCCL
của NNN bị
XHTD

Hiện thực hoá
QTCCL của NNN
bị XHTD

HIỆU

LỰC,
HIỆU
QUẢ
CỦA
CCPL
BẢO
ĐẢM
QTCCL
CỦA
NNN BỊ
XHTD Ở
VIỆT
NAM

BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Sơ đồ 1.1: Khung phân tích lý thuyết CCPL bảo đảm QTCCL của NNN
bị XHTD ở Việt Nam
CHƯƠNG 2
LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ PHÁP LÝ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN
CÔNG LÝ CỦA NẠN NHÂN NỮ BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CƠ CHẾ PHÁP LÝ BẢO
ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ CỦA NẠN NHÂN NỮ BỊ XÂM
HẠI TÌNH DỤC
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
- Công lý
Công lý là giá trị pháp lý được xây dựng trên nền tảng của lẽ phải, công
bằng, khách quan, chống cái ác, bảo vệ điều thiện, sự hợp pháp, nghiêm minh
theo pháp luật, vì sự phát triển tốt đẹp của con người và tiến bộ xã hội.



10

- Xâm hại tình dục và nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục
XHTD được hiểu là những hành vi tình dục trái pháp luật của người này
đối với người khác, vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm và tự do tình dục
của con người. Bao gồm các hành vi sau: hiếp dâm; cưỡng dâm; dâm ô; giao
cấu và thực hiện các hoạt động tình dục khác đối với trẻ em; sử dụng trẻ em
vào mục đích khiêu dâm; quấy rối tình dục.
NNN bị XHTD là phụ nữ và trẻ em gái bị người khác vi phạm đến
quyền bất khả xâm phạm và tự do tình dục, gây ra những thiệt hại về sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của bản thân trước mắt hoặc lâu dài.
- Quyền tiếp cận công lý và quyền tiếp cận công lý của nạn nhân nữ bị
xâm hại tình dục
QTCCL được hiểu là khả năng của mỗi người tìm kiếm và đạt được sự
đền bù, khắc phục thoả đáng và hợp pháp cho những bất công và thiệt hại mà
họ phải gánh chịu, cũng như truy cứu trách nhiệm thích đáng đối với chủ thể
gây ra những tổn hại đó thơng qua hệ thống tư pháp, hệ thống giám sát và hỗ
trợ, tư vấn pháp lý.
QTCCL của NNN bị XHTD được hiểu là khả năng của NNN bị XHTD
tìm kiếm sự đền bù và khắc phục thoả đáng, hợp pháp cho những bất công,
thiệt hại của bản thân và xã hội, cũng như buộc người XHTD phải chịu trách
nhiệm pháp lý tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm gây ra
thơng qua hệ thống tư pháp chính thức, hệ thống giám sát và hỗ trợ, tư vấn
pháp lý.
- Bảo đảm quyền tiếp cận công lý của nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục
Bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD là các hoạt động do nhà nước và
xã hội thực hiện để QTCCL của phụ nữ và trẻ em gái bị XHTD được thực
hiện tốt trong thực tế.
Để bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD, nhà nước và xã hội phải thực

hiện những nội dung sau, đó là: tơn trọng QTCCL của NNN bị XHTD; bảo
vệ QTCCL của NNN bị XHTD; hiện thực hoá QTCCL của NNN bị XHTD
trong thực tế.


11

2.1.2. Khái niệm cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận công lý của
nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục
CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD là chỉnh thể pháp lý thống
nhất của thể chế pháp lý, thiết chế và các nguồn lực, có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau, được vận hành trong thực tiễn theo quy định pháp luật nhằm tôn
trọng, bảo vệ và hiện thực hoá QTCCL của phụ nữ và trẻ em gái bị XHTD.
2.1.3. Đặc điểm cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận công lý của
nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục
Thứ nhất, CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD là một chỉnh thể
pháp lý thống nhất, được hình thành, tồn tại và vận hành theo quy định pháp
luật.
Thứ hai, kết quả vận hành CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD
nhằm nâng cao khả năng của NNN bị XHTD tìm kiếm sự đền bù và khắc
phục thoả đáng những thiệt hại của bản thân và trừng trị thích đáng đối với
người có hành vi xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm và tự do tình dục của
con người.
Thứ ba, vận hành CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD nhằm
hiện thực hoá các quyền cụ thể của NNN bị XHTD.
Thứ tư, CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD phải thực hiện quy
trình tố tụng đặc biệt trong xử lý các vụ án XHTD.
2.1.4. Vai trò cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận công lý của nạn
nhân nữ bị xâm hại tình dục
Thứ nhất, đối với nhà nước trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về

bảo đảm QCN.
Thứ hai, đối với bản thân PNTEG nói chung và PNTEG bị XHTD nói
riêng.
Thứ ba, đối với bảo đảm trật tự, an toàn và phát triển xã hội lành mạnh.


12

2.2. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CHẾ PHÁP LÝ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP
CẬN CÔNG LÝ CỦA NẠN NHÂN NỮ BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC
2.2.1. Các yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu
thành cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận công lý của nạn nhân nữ
bị xâm hại tình dục
- Các yếu tố cấu thành cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận cơng lý
của nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục
Thứ nhất, thể chế pháp lý bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD.
Thứ hai, thiết chế bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD: các thiết chế tư
pháp chính thức; các thiết chế giám sát, hỗ trợ và tư vấn pháp lý.
Thứ ba, các nguồn lực để vận hành CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị
XHTD.
- Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành cơ chế pháp lý bảo đảm quyền
tiếp cận công lý của nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục
Các yếu tố cấu thành CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD có
mối quan hệ giữa chặt chẽ với nhau.
2.2.2. Tiêu chí đánh giá cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận công
lý của nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục
- Tiêu chí đánh giá cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận công lý của
nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục ở trạng thái tĩnh
Trong trạng thái tĩnh, CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD được

phân tích, đánh giá thơng việc đánh giá các yếu tố cấu thành CCPL bảo đảm
QTCCL của NNN bị XHTD, đó là đánh giá: thể chế pháp lý bảo đảm
QTCCL của NNN bị XHTD; thiết chế bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD;
nguồn lực để vận hành CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD.
Thứ nhất, tiêu chí đánh giá thể chế pháp lý bảo đảm QTCCL của NNN
bị XHTD: mức độ toàn diện, đồng bộ và thống nhất của thể chế pháp lý bảo
đảm QTCCL của NNN bị XHTD; mức độ phù hợp của thể chế pháp lý bảo
đảm QTCCL của NNN bị XHTD với thực tiễn và thông lệ quốc tế.


13

Thứ hai, tiêu chí đánh giá thiết chế bảo đảm QTCCL của NNN bị
XHTD, bao gồm: khả năng thực thi cơng lý (Justiciability); khả năng sẵn có
(Availability); khả năng tiếp cận (Accessibility); đảm bảo chất lượng tốt
(Good quality); cung cấp các biện pháp khắc phục (Provision of remedies);
khả năng chịu trách nhiệm (Accountability).
Thứ ba, tiêu chí đánh giá các nguồn lực để vận hành CCPL bảo đảm
QTCCL của NNN bị XHTD: đối với nhân lực phải đảm bảo đủ về số lượng,
cơ cấu hợp lý, năng lực chuyên mộn nghiệp vững vàng, có đạo đức nghề
nghiệp tốt; đối với vật lực phải được bảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật
và nguồn lực tài chính.
- Tiêu chí đánh giá cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận cơng lý của
nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục ở trạng thái động
Ở trạng thái động, việc đánh giá CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị
XHTD được căn cứ theo kết quả vận hành CCPL bảo đảm QTCCL của NNN
bị XHTD trong thực tế, trong đó căn cứ vào tiêu chí: (1) hiệu lực; (2) hiệu
quả.
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp
cận công lý của nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục

Trong quá trình vận hành, CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD
chịu tác động nhiều yếu tố, đó là: chính trị, pháp lý, kinh tế và văn hố xã
hội.
2.3. CƠ CHẾ PHÁP LÝ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN CƠNG LÝ
CỦA NẠN NHÂN NỮ BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC Ở MỘT SỐ QUỐC
GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO VIỆT NAM
2.3.1. Cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận công lý của nạn nhân
nữ bị xâm hại tình dục ở một số quốc gia trên thế giới
- Cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận cơng lý của nạn nhân nữ bị
xâm hại tình dục ở Hàn Quốc
- Cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận công lý của nạn nhân nữ bị
xâm hại tình dục ở Nhật Bản


14

- Cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận cơng lý của nạn nhân nữ bị
xâm hại tình dục ở Trung Quốc
2.3.2. Những giá trị tham khảo cho Việt Nam
Một là, hệ thống pháp luật về QTCCL của NNN bị XHTD càng được
quy định rõ ràng, cụ thể thì sẽ giúp cho CCPL về bảo đảm QTCCL của NNN
bị XHTD được vận hành tốt trong thực tế.
Hai là, đẩy mạnh cải cách hệ thống tư pháp là một trong những biện
pháp để bảo đảm tốt QTCCL của NNN bị XHTD trong thực tế.
Ba là, xây dựng và mở rộng mạng lưới các cơ quan, dịch vụ tư vấn và
trợ giúp pháp lý; phát triển mạnh mẽ đội ngũ luật sư; đồng thời tăng cường
khả năng tiếp cận với luật sư, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có khả năng
trợ giúp pháp lý.
Bốn là, phát huy tốt vai trò của các cơ quan dân cử và cơ quan thơng tấn,
báo chí trong giám sát việc bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD.

CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ PHÁP LÝ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN
CÔNG LÝ CỦA NẠN NHÂN NỮ BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC
Ở VIỆT NAM
3.1. NHỮNG ƯU ĐIỂM TRONG CƠ CHẾ PHÁP LÝ BẢO ĐẢM
QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ CỦA NẠN NHÂN NỮ BỊ XÂM HẠI
TÌNH DỤC Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014-2019
3.1.1. Các yếu tố cấu thành cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận công
lý của nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam đã được hình thành và
từng bước hồn thiện
3.1.1.1. Thể chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận công lý của nạn nhân
nữ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam
Thể chế bảo đảm QTCCL cho NNN bị XHTD ở Việt Nam những năm
qua đạt được những kết quả quan trọng, đó là:


15

Thứ nhất, thể chế pháp lý bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD từng
bước được hoàn thiện theo hướng ngày một toàn diện, đồng bộ và thống nhất
hơn.
Thứ hai, thể chế pháp lý bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD từng
bước được hoàn thiện phù hợp với xu hướng phát triển KT-XH và hội nhập
quốc tế.
3.1.1.2. Thiết chế bảo đảm quyền tiếp cận công lý của nạn nhân nữ bị
xâm hại tình dục ở Việt Nam
Cùng với quá trình cải cách nhà nước Việt Nam, các thiết chế bảo đảm
QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam tiếp tục được hoàn thiện, cụ thể là:
Thứ nhất, các thiết chế bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam
tiếp tục được hoàn thiện theo hướng tăng cường khả năng thực thi công lý của

NNN bị XHTD.
Thứ hai, các thiết chế bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam
được tổ chức và đi vào hoạt động ổn định, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu thụ lý và
giải quyết các vụ án liên quan đến XHTD.
Thứ ba, các thiết chế bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam
thực hiện triệt để các biện pháp hỗ trợ theo quy định của pháp luật nhằm tăng
cường khả năng TCCL của NNN bị XHTD.
Thứ tư, các thiết chế bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam đã
nỗ lực cải thiện chất lượng hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để kịp
thời thụ lý và giải quyết các vụ án XHTD, quá đó kịp thời đền bù và khắc phục
thoả đáng những thiệt hại mà NNN phải gánh chịu;
Thứ năm, các thiết chế bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam
đã thực hiện các cải cách nhằm cung cấp các biện pháp khắc phục cần thiết để
hỗ trợ PNTEG bị XHTD;
Thứ sáu, các thiết chế giám sát đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của
mình trong việc giám sát các thiết chế tư pháp chính thức thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ theo quy định pháp luật để bảo đảm QTCCL của NNN bị
XHTD ở Việt Nam.


16

3.1.1.3. Nguồn lực để vận hành cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận
công lý của nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam
Thứ nhất, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của các thiết chế bảo đảm
QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam tiếp tục được cải thiện cả về chất lẫn
lượng.
Thứ hai, kinh phí hoạt động và cơ sở vật chất, trang thiết bị của các thiết
chế bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam tiếp tục được quan tâm
đầu tư, đặc biệt là nguồn kinh phí và cơ sở vật chất, trang thiết bị và công cụ

phục vụ cho hoạt động của các thiết chế tư pháp nước ta đã được cải thiện đáng
kể.
3.1.2. Hiệu lực, hiệu quả trong vận hành cơ chế pháp lý bảo đảm
quyền tiếp cận cơng lý của nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam
tiếp tục được cải thiện
3.1.2.1. Hiệu lực của cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận cơng lý của
nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam
Thứ nhất, các thiết chế bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam
cơ bản thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định pháp luật hiện hành
để bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD và thực hiện các hỗ trợ cần thiết để
nâng cao năng lực tiếp cận công lý của NNN bị XHTD.
Thứ hai, đa số các vụ án XHTD được trình báo đều được các cơ quan chức
năng thụ lý, điều tra, truy tố và đưa ra x t xử một cách nghiêm minh đảm bảo
đúng người, đúng tội.
3.1.2.2. Hiệu quả của cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận công lý của
nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam
Thứ nhất, cơ chế này góp phần từng bước phát huy vai trò của thiết chế tư
pháp trong bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam.
Thứ hai, năng lực tiếp cận công lý của NNN bị XHTD từng bước được cải
thiện.


17

3.2. NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM TRONG CƠ CHẾ PHÁP LÝ BẢO
ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ CỦA NẠN NHÂN NỮ BỊ XÂM
HẠI TÌNH DỤC Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014-2019
3.2.1. Các yếu tố cấu thành cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận
công lý của nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam vẫn chưa đáp
ứng kịp thời yêu cầu thực tế

3.2.1.1. Thể chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận công lý của nạn nhân
nữ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam
Bên cạnh những kết quả đạt được, thể chế pháp lý về bảo đảm QTCCL của
NNN bị XHTD ở Việt Nam vẫn còn sự chồng chéo, mâu thuẫn, còn những
khoảng trống nhất định và còn những quy định chưa ph hợp với thực tế, cụ thể
là: Thứ nhất, những hạn chế trong các quy định về hành vi XHTD; Thứ hai,
những hạn chế trong xác định chủ thể của hành vi XHTD và xác định các
khung hình phạt; Thứ ba, những hạn chế trong các quy định pháp luật liên quan
đến quy trình tố tụng hình sự đối với vụ án XHTD ở Việt Nam; Thứ tư, những
khác biệt trong các quy định pháp luật Việt Nam với công ước quốc tế về bảo
vệ quyền trẻ em; Thứ năm, một số vướng mắc liên quan đến các quy định về sự
vận hành của các thiết chế bảo quyền của NNN bị XHTD.
3.2.1.2. Thiết chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận công lý của nạn nhân
nữ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam
Bên cạnh những kết quả đạt được, các thiết chế bảo đảm QTCCL của
NNN bị XHTD ở Việt Nam cịn có những hạn chế sau: Thứ nhất, thiết chế điều
tra ở Việt Nam vẫn còn bộc lộ những hạn chế làm giảm khả năng thực thi công
lý của NNN bị XHTD; Thứ hai, thiết chế tư pháp chính thức ở Việt Nam vẫn
còn những hạn chế trong tổ chức và hoạt động, làm suy giảm khả năng sẵn sàng
bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD; Thứ ba, các thiết chế tư pháp chính thức
ở Việt Nam vẫn có những “rào cản” nhất định đối với NNN bị XHTD trong
quá trình tìm kiếm và đạt được sự đền bù thoả đáng những thiệt hại mà họ gánh
chịu do hành vi XHTD gây ra; Thứ tư, thiết chế bảo đảm QTCCL của NNN bị
XHTD ở Việt Nam vẫn còn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn, một số


18

nơi, chất lượng của hệ thống tư pháp chưa được đảm bảo; Thứ năm, các thiết
chế ở Việt Nam chưa bảo đảm bảo cung cấp đầy đủ các biện pháp khắc phục

cho NNN bị XHTD; Thứ sáu, khả năng chịu trách nhiệm của hệ thống tư pháp
còn thấp, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD
ở Việt Nam hiện nay.
3.2.1.3. Nguồn lực để vận hành cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận
công lý của nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam
Chất lượng nguồn nhân lực của một số thiết chế bảo đảm QTCCL của
NNN bị XHTD ở một số bộ phận, một số địa phương chưa được bảo đảm để
đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ. Ngoài ra, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị,
phương tiện làm việc ở nhiều cơ quan tư pháp chính thức, đặc biệt cấp huyện
của nhiều địa phương còn thiếu do kinh phí hạn hẹp nên việc đầu tư cịn mang
tính chắp vá, chưa có tính thống nhất, đồng bộ trong cả hệ thống.
3.2.2. Hiệu lực, hiệu quả trong vận hành cơ chế pháp lý bảo đảm
quyền tiếp cận công lý của nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam
vẫn còn thấp
3.2.2.1. Hiệu lực của cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận công lý của
nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, các thiết chế bảo đảm
QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam vẫn còn sự thiếu nhịp nhàng trong
phối hợp, gây ra những cản trở nhất định trong thực thi công lý của các thiết chế
này.
3.2.2.2. Hiệu quả của cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận công lý của
nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam
Bên cạnh những ưu điểm trên, cơ chế này vẫn chưa đem lại hiệu quả thực
sự trong bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam, đó là: Thứ nhất,
tình trạng ẩn của tội phạm liên quan đến XHTD vẫn còn nhiều; Thứ hai, nhiều
vụ việc được trình báo nhưng do năng lực thực thi nhiệm vụ của cơ quan chức
năng nên đã không được đưa ra x t xử hay không chứng minh được bị can đã


19


phạm tội; Thứ ba, cơ chế này vẫn chưa góp phần nâng cao năng lực TCCL của
NNN bị XHTD một cách vượt bậc.
3.3. NGUYÊN NHÂN NHỮNG ƯU, NHƯỢC ĐIỂM TRONG CƠ
CHẾ PHÁP LÝ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ CỦA NẠN
NHÂN NỮ BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20142019
3.3.1. Nguyên nhân những ưu điểm trong cơ chế pháp lý bảo đảm
quyền tiếp cận công lý của nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam
Những ưu điểm trong CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt
Nam xuất phát những nguyên nhân sau: Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
tập trung lãnh đạo cơng tác xây dựng, hồn thiện HTPL, CCTP nhằm nâng cao
chất lượng bảo đảm QCN nói chung, QTCCL của NNN bị XHTD nói riêng;
Thứ hai, HTPL Việt Nam tiếp tục được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu đổi
mới toàn diện đất nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt, đảm bảo thực hiện
đầy đủ các cam kết quốc tế về bảo đảm, phát triển QCN mà Việt Nam đã gia
nhập; Thứ ba, sự phát triển KT-XH của Việt Nam trong gần 35 năm đổi mới và
sự hợp tác quốc tế trên lĩnh vực bảo vệ QCN nói chung và QTCCL nói riêng
ngày càng thường xuyên hơn đã góp phần vào nâng cao năng lực TCCL của
NNN bị XHTD.
3.3.2. Nguyên nhân những nhược điểm trong cơ chế pháp lý bảo
đảm quyền tiếp cận công lý của nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục ở Việt
Nam
- Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, hệ thống pháp luật về bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở
Việt Nam chưa hoàn thiện; cịn có những khác biệt lớn so với pháp luật quốc
tế về bảo vệ QTCCL cho PNTEG; Thứ hai, hệ thống thiết chế bảo đảm
QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam chưa đồng bộ và hoàn thiện; hiệu
lực, hiệu quả hoạt động của các thiết chế chưa cao; sự phối hợp giữa thiết chế
tư pháp chính thức với nhau và thiết chế giám sát, hỗ trợ và TGPL chưa hiệu
quả; Thứ ba, hệ thống nguồn lực để vận hành CCPL bảo đảm QTCCL của



20

NNN bị XHTD ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu cải cách tư
pháp nói chung và nhiệm vụ bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD nói riêng;
Thứ tư, mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành CCPL bảo đảm QTCCL của
NNN bị XHTD ở Việt Nam, đặc biệt mối quan hệ giữa cơ quan điều tra với
VKSND và TAND, nhiều lúc, nhiều nơi chưa chặt chẽ.
- Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất là, những rào cản về mặt văn hóa khiến cho nạn nhân bị
XHTD khó đưa vụ việc của mình ra ánh sáng hay khơng theo đuổi vụ việc
của mình đến c ng; Thứ hai, những định kiến trong xã hội Việt Nam về giải
quyết các vụ việc XHTD PNTEG; Thứ ba, hỗ trợ cho NNN bị XHTD ở Việt
Nam cịn hạn chế vì thế năng lực tiếp cận công lý của họ bị hạn chế. Thứ tư,
hạn chế trong nhận thức của người dân đối với các quy định pháp luật về
QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam hiện nay.
CHƯƠNG 4
NHỮNG YÊU CẦU MỚI, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ
CỦA NẠN NH N NỮ BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC Ở VIỆT NAM
4.1. NHỮNG YÊU CẦU MỚI VÀ QUAN ĐIỂM VỀ HOÀN THIỆN
CƠ CHẾ PHÁP LÝ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ CỦA
NẠN NHÂN NỮ BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1.1. Những yêu cầu mới về hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm
quyền tiếp cận công lý của nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam
hiện nay
- Hội nhập quốc tế đặt ra những yêu cầu đối với hoàn thiện CCPL bảo
đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặt ra những yêu cầu đối với

hoàn thiện CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam.


21

4.1.2. Quan điểm hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận
công lý của nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam hiện nay
- Hồn thiện CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD nhằm xoá bỏ
sự kỳ thị và định kiến xã hội đối với NNN bị XHTD ở Việt Nam.
- Hoàn thiện CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD nhằm góp phần
tích cực vào đấu tranh, phịng chống tình trạng xâm hại tình dục ở Việt Nam.
- Vận dụng triệt để lý thuyết tiếp cận dựa trên quyền con người vào quá
trình hoàn thiện CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD ở Việt Nam.
- Hoàn thiện CCPL bảo đảm QTCCL của NNN bị XHTD phải phù hợp
với công ước quốc tế về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em mà Việt Nam đã
gia nhập.
4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ BẢO ĐẢM
QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ CỦA NẠN NHÂN NỮ BỊ XÂM HẠI
TÌNH DỤC Ở VIỆT NAM
4.2.1. Nhóm giải pháp hồn thiện thể chế pháp l đảm ảo qu ền
tiếp cận công l của nạn nh n nữ ị
-

m hại tình ục

ồn thiện các u định pháp luật về hành vi xâm hại tình dục ở Việt

Nam
Tiếp tục hồn thiện pháp luật hình sự; pháp luật phịng chống bạo lực gia
đình; cần quy định r các hành vi quấy rối tình dục trong pháp luật xử lý vi

phạm hành chính, pháp luật hình sự, pháp luật lao động.
-

oàn thiện các u định pháp luật liên uan đến u t nh thủ tục

thụ lý và giải quyết vụ án xâm hại tình dục ở Việt Nam
+ Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến quy trình, thủ
tục thụ lý và giải quyết vụ án XHTD theo hướng áp dụng các thủ tục đặc biệt
đối với các vụ án XHTD.
+ Sửa đổi các quy định về độ tuổi của trẻ em trong BLHS, BLTTHS,
Luật trẻ em hiện hành cho ph hợp với Cơng ước CRC.
-

ồn thiện các u định pháp luật liên uan đến khung h nh phạt

và ác định chủ thể của tội xâm hại tình dục ở Việt Nam


22

+ Sửa đổi, bổ sung các quy định về khung hình phạt đối với tội XHTD
trong BLHS hiện hành theo hướng gia tăng khung hình phạt.
+ Sửa đổi các quy định pháp luật hiện tại được quy định trong điều 145,
146, 147 BLHS hiện hành bởi vì các quy định này được cho là đã tạo ra kẽ
hở để lọt tội phạm.
+ Sửa đổi, bổ sung thêm các biện pháp chế tài khác đối với hành vi
XHTD trong pháp luật Việt Nam hiện nay.


oàn thiện các u định pháp luật liên uan đến ự vận hành của


á đả

ảo quyền tiếp cận công lý của nạn nhân nữ ị xâm hại tình

dục ở Việt Nam
4.2.2. Nhóm giải pháp hồn thiện thiết chế đảm ảo qu ền tiếp cận
công l của nạn nh n nữ ị

m hại tình ục ở Việt Nam

- iếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của thiết chế tư pháp chính thức
bảo đảm quyền tiếp cận cơng lý của nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục
+ Đổi mới cách thức tổ chức, sắp xếp và hoạt động của TAND.
+ Đổi mới cách thức tổ chức, sắp xếp và hoạt động của V SND.
Đổi mới cách thức tổ chức, sắp xếp và hoạt động của cơ quan điều tra.
+ Xây dựng và áp dụng chỉ số công lý đánh giá hiệu quả hoạt động của
các thiết chế tư pháp.
- iếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của thiết chế giám sát, hỗ trợ và tư
vấn pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận công lý của nạn nhân nữ bị xâm hại tình
dục
+ Đổi mới cách thức tổ chức, sắp xếp và hoạt động của thiết chế dân cử.
Đổi mới cách thức tổ chức, sắp xếp và hoạt động của thiết chế hỗ trợ,
tư vấn pháp lý.
+ Tăng cường học hỏi kinh nghiệm và tranh thủ các nguồn lực từ hoạt
động hợp tác quốc tế nhằm hoàn thiện tổ chức, bộ máy các thiết chế tư pháp.


×