Tải bản đầy đủ (.doc) (230 trang)

Giải pháp tài chính phát triển nông nghiệp tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 230 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


HỒNG THỊ VIỆT

GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH
PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


HỒNG THỊ VIỆT

GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH
PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS, TS. ĐINH TRỌNG THỊNH
2. PGS, TS. NHỮ TRỌNG BÁCH

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
tơi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, các kết
quả nghiên cứu trong luận án do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực,
khách quan.
Nghiên cứu sinh

Hoàng Thị Việt


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................. 6
1.1. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung luận án..................... 6
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu trong nước................................................ 6
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở ngồi nước ............................................ 16
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu có liên quan và khoảng trống cho

nghiên cứu của luận án ....................................................................................... 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................... 22
CHƯƠNG 2. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP TÀI
CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP................................................... 23
2.1. Nơng nghiệp và phát triển nông nghiệp ....................................................... 23
2.1.1. Nông nghiệp ........................................................................................ 23
2.1.2. Phát triển nông nghiệp ........................................................................ 27
2.2. Giải pháp tài chính phát triển nơng nghiệp .................................................. 36
2.2.1. Khái qt về giải pháp tài chính phát triển nơng nghiệp..................... 36
2.2.2. Nội dung các giải pháp tài chính cho phát triển nơng nghiệp ............. 43
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng giải pháp tài chính cho
phát triển nơng nghiệp .................................................................................. 58
2.3. Kinh nghiệm về giải pháp tài chính phát triển nông nghiệp của một số
quốc gia và địa phương ở Việt Nam ................................................................... 59
2.3.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia........................................................ 59
2.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam............................... 65
2.3.3. Bài học kinh nghiệm sử dụng giải pháp tài chính cho phát triển
nơng nghiệp tỉnh Nghệ An............................................................................ 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 72
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN
NƠNG NGHIỆP TẠI TỈNH NGHỆ AN ............................................................... 73
3.1. Khái quát về nông nghiệp tỉnh Nghệ An...................................................... 73


3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An .............................. 73
3.1.2. Tình hình phát triển nơng nghiệp tỉnh Nghệ An ................................. 75
3.1.3. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An ........................ 85
3.2. Thực trạng các giải pháp tài chính phát triển nơng nghiệp tỉnh Nghệ
An giai đoạn 2014 - 2019 ................................................................................... 87
3.2.1. Thực trạng giải pháp tài chính đối với cơ sở hạ tầng phát triển nông

nghiệp tỉnh Nghệ An...................................................................................... 87
3.2.2. Thực trạng giải pháp tài chính đối với đất đai cho phát triển
nơng nghiệp .................................................................................................. 97
3.2.3. Thực trạng giải pháp tài chính đối với nguồn nhân lực cho phát
triển nông nghiệp ......................................................................................... 103
3.2.4. Thực trạng giải pháp tài chính đối với khoa học công nghệ cho
phát triển nông nghiệp .................................................................................. 109
3.2.5. Thực trạng giải pháp tài chính đối với thị trường tiêu thụ nông
sản ................................................................................................................ 118
3.3. Đánh giá chung về giải pháp tài chính cho phát triển nơng nghiệp tỉnh
Nghệ An ............................................................................................................. 125
3.3.1. Những kết quả đạt được...................................................................... 125
3.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân.......................................................... 128
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................... 138
CHƯƠNG 4. HỒN THIỆN GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN
NƠNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN ....................................................................... 139
4.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ
An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ........................................................ 139
4.1.1. Cơ hội và thách thức phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An thời
gian tới ......................................................................................................... 139
4.1.2. Quan điểm phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2030 ........ 142
4.1.3. Mục tiêu phát triển nông nghiệp ......................................................... 143
4.1.4. Định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2030....... 144
4.2. Quan điểm sử dụng giải pháp tài chính phát triển nơng nghiệp tỉnh Nghệ
An....................................................................................................................... 146
4.3. Hồn thiện giải pháp tài chính phát triển nơng nghiệp tỉnh Nghệ An
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 .............................................................. 149


4.3.1. Nhóm giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển nơng nghiệp tỉnh

Nghệ An ....................................................................................................... 149
4.3.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ khác cho phát triển nông nghiệp tại tỉnh
Nghệ An ....................................................................................................... 171
4.4. Một số kiến nghị.......................................................................................... 180
4.4.1. Đối với Quốc hội ................................................................................ 180
4.4.2. Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành có liên quan ........................... 181
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................... 183
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 184
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.......................................................................................... 185
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 186
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 1
PHỤ LỤC 1. MẪU PHIẾU KHÁO SÁT ........................................................... 1
PHỤ LỤC 2. BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT ............................... 8
PHỤ LỤC 3. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CƠ
CẤU THEO ĐỐI TƯỢNG SỰ DỤNG TỈNH NGHỆ AN NĂM 2019 ............. 17
PHỤ LỤC 4. MỨC ĐỘ CƠ GIỚI HÓA Ở MỘT SỐ KHÂU SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP................................................................................................. 18
PHỤ LỤC 5. DIỄN BIẾN NĂNG SUẤT SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ
CÂY HÀNG NĂM CHÍNH ............................................................................... 19
PHỤ LỤC 6. CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP ĐƯỢC MIỄN
GIẢM TIỀN THUÊ ĐẤT, THUÊ MẶT NƯỚC GIAI ĐOẠN 2014 - 2019 ...... 20
PHỤ LỤC 7. CHỈ TIÊU QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2030 ................................................................... 21
PHỤ LỤC 8........................................................................................................ 23
PHỤ LỤC 9. CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ
TẦNG NÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2014 - 2019 ............. 24
PHỤ LỤC 10. CƠ CẤU NGUỒN VỐN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
NÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2014 - 2019 ......................... 25
PHỤ LỤC 11. SƠ ĐỒ CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN.............. 26



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT

Từ viết tắt

Từ đầy đủ

1

CNC

Công nghệ cao

2

CSHT

Cơ sở hạ tầng

3

PTNN

Phát triển nông nghiệp

4

FDI


Đầu tư trực tiếp nước ngồi

5

GTGT

Giá trị gia tăng

6

GTSX

Giá trị sản xuất

7

IPSARD

8

KCHKM

Kiên cố hóa kênh mương

9

KHCN

Khoa học công nghệ


10

MTNT

Môi trường nông thôn

11

NĐT

Nhà đầu tư

12

NHTM

Ngân hàng thương mại

13

NSNN

Ngân sách nhà nước

14

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức


15

PPP

Hình thức đối tác cơng tư

16

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

17

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

18

VĐT

Vốn đầu tư

19

XTTM

Xúc tiến thương mại


20

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nơng nghiệp
nông thôn


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
Sơ đồ
Sơ đồ 2.1. Các ngành cơ bản trong lĩnh vực nông nghiệp .........................................24
Bảng
Bảng 3.1. Cơ cấu lao động tỉnh Nghệ An theo lĩnh vực ............................................77
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2014 - 2019......................................................................................79
Bảng 3.3. Quy mô sản xuất giống nuôi trồng thủy sản tỉnh Nghệ An........................83
Bảng 3.4. Giá trị xuất khẩu hàng hóa nông, lâm thủy sản tỉnh Nghệ An ...................84
Bảng 3.5. Quy mô vốn đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Nghệ An..................86
Bảng 3.6. Cơ cấu vốn đầu tư trong nông nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014 2019..........................................................................................................86
Bảng 3.7. Chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong
lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Nghệ An..........................................................89
Bảng 3.8. Doanh số cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014 - 2019.........................................................95
Bảng 3.9. Thực trạng Chi NSNN đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động
nông thôn tỉnh Nghệ An .........................................................................105
Bảng 3.10. Chi NSNN phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp...............110
Bảng 3.11. Dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các ngân

hàng thương mại tỉnh Nghệ An ..............................................................116
Bảng 3.12. Chi NSNN cho hoạt động xúc tiến thương mại nông sản ......................119
Bảng 4.1. Chỉ tiêu phát triển ngành nông nghiệp Nghệ An đến năm 2030 ..............143
Biểu
Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp tỉnh Nghệ An ............................76
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu lao động theo ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp
tỉnh Nghệ An năm 2019 ........................................................................78
Biểu đồ 3.3. Năng suất lao động trong nông nghiệp tại tỉnh Nghệ An và toàn
tỉnh đoạn 2014 - 2019 ...........................................................................78
Biểu đồ 3.4. Tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước cho chương trình kiên cố


hóa kênh mương....................................................................................94
Biểu đồ 3.5. Đánh giá về ưu đãi thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước ...................99
Biểu đồ 3.6. Khảo sát mức độ miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp ................100
Biểu đồ 3.7. Chi ngân sách Nhà nước cho giải phóng mặt bằng trong nơng
nghiệp giai đoạn 2014 - 2019 ..............................................................101
Biểu đồ 3.8. Mức độ cần thiết nhà nước hỗ trợ tích tụ tập trung đất đai nơng
nghiệp của tỉnh Nghệ An.....................................................................103
Biểu đồ 3.9. Kinh phí đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai
đoạn 2014 - 2019.................................................................................104
Biểu đồ 3.10. Chi NSNN hỗ trợ liên kết sản xuất gắn chế biến và tiêu thụ
nông sản tỉnh Nghệ An........................................................................122
Biểu đồ 3.11. Mức độ tác động chính sách tín dụng đối với hình thức liên kết
sản xuất và tiêu thụ nông sản tỉnh Nghệ An ........................................124
Biểu đồ 3.12. Mức độ hợp lý của ưu đãi đất đai trong lĩnh vực nông nghiệp
tỉnh Nghệ An.......................................................................................130


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sau hơn 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam vẫn là một ngành sản xuất vật
chất có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Nông nghiệp không chỉ trực tiếp
cung cấp lương thực, thực phẩm, tạo công ăn việc làm cho khoảng 65% dân cư mà
còn cung cấp nguyên liệu đầu cho ngành công nghiệp chế biến, sử dụng sản phẩm
đầu ra của các ngành công nghiệp, dịch vụ khác như: phân bón, máy móc, tín dụng…
Vì vậy, phát triển nơng nghiệp có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội
của đất nước. Trong Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa X
về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn đã khẳng định “Nơng nghiệp, nơng dân, nơng
thơn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền
vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phịng; giữ gìn, phát huy
bản sắc văn hố dân tộc và bảo vệ mơi trường sinh thái của đất nước” [1]. Với vai
trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân và nông thôn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước thì một trong những giải pháp đã Đảng và Nhà nước ta đưa ra là
đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển
nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân. Điều
này cho thấy được tầm quan trọng của tài chính đối với phát triển nông nghiệp,
nông thôn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Nghệ An là một tỉnh ở khu vực Bắc Trung Bộ, có địa bàn kinh tế rộng, dân cư
chủ yếu sống ở nông thôn và lao động trong lĩnh vực nơng nghiệp. Điều kiện tự
nhiên của Nghệ An rất thích hợp để phát triển đa dạng nhiều loại cây trồng, vật nuôi
mang lại giá trị cao về mặt kinh tế. Những năm vừa qua, lĩnh vực nơng nghiệp đã có
những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội và
từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn của Nghệ An. Giai đoạn 2014 - 2019, lĩnh vực
nông nghiệp của tỉnh Nghệ An chiếm 37% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh,

1


đóng góp gần 24% tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn. Tuy nhiên, sản xuất nông

nghiệp tỉnh Nghệ An vẫn gặp nhiều trở ngại nhất định như hệ thống cơ sở hạ tầng
thiếu đồng bộ, sản xuất chủ yếu là quy mô nhỏ, ứng dụng khoa học công nghệ và
liên kết sản xuất chuỗi còn hạn chế, thị trường tiêu thụ vẫn thiếu tính ổn định…
Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan trọng là
tài chính cho phát triển nơng nghiệp ở tỉnh Nghệ An còn những hạn chế, bất cập
chưa đủ động lực để phát triển kinh tế nông nghiệp tương xứng với tiềm năng vốn
có của tỉnh. Trước thực tiễn đó, việc nghiên cứu hồn thiện các giải pháp tài chính
phù hợp, có cơ sở khoa học làm đòn bẩy mạnh mẽ trong việc thực hiện mục tiêu
phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An là u cầu cần thiết cần đặt ra.
Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Giải pháp tài chính phát
triển nơng nghiệp tỉnh Nghệ An” làm luận án tiến sĩ, nhằm vận dụng lý luận vào
điều kiện thực tiễn hoạt động nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, qua đó đề
xuất các giải pháp nhằm hồn thiện các giải pháp tài chính góp phần phát triển nông
nghiệp đảm bảo mục tiêu phát triển ổn định và bền vững trong thời gian tới.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển nơng nghiệp tỉnh Nghệ An trong
thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ cụ thể của luận án là:
- Hệ thống hóa, phân tích làm rõ và bổ sung cơ sở lý luận về phát triển nông
nghiệp và giải pháp tài chính phát triển nơng nghiệp.
- Tổng kết kinh nghiệm về giải pháp tài chính phát triển nơng nghiệp của một
số quốc gia trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam, từ đó rút ra các bài học
kinh nghiệm cho tỉnh Nghệ An.

2



- Tổng hợp, phân tích làm rõ thực trạng giải pháp tài chính cho phát triển nơng
nghiệp tại tỉnh Nghệ An, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân
của những hạn chế đó.
- Xây dựng quan điểm, đề xuất các giải pháp và kiến nghị với các cơ quan có
liên quan nhằm hồn thiện các giải pháp tài chính phát triển nơng nghiệp tại tỉnh
Nghệ An thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải
pháp tài chính phát triển nơng nghiệp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các giải pháp tài
chính từ phía Nhà nước đối với các yếu tố chủ yếu tạo ra môi trường và điều kiện
thuận lợi thúc đẩy phát triển nơng nghiệp, gồm: (i) Giải pháp tài chính đối với cơ sở
hạ tầng; (ii) Giải pháp tài chính đối với đất đai; (iii) Giải pháp tài chính đối với khoa
học cơng nghệ; (iv) Giải pháp tài chính đối với nguồn nhân lực; (v) Giải pháp tài
chính đối với thị trường tiêu thụ nơng sản. Các giải pháp tài chính đối với các yếu tố
tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, luận án tập trung
nghiên cứu là giải pháp về chi ngân sách nhà nước, tín dụng và thuế.
- Phạm vi khơng gian và thời gian nghiên cứu:
Ở tỉnh Nghệ An, thực trạng các giải pháp tài chính từ phía Nhà nước đối với
các yếu tố tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nghiên
cứu trong giai đoạn 2014 - 2019 và các mục tiêu, quan điểm, định hướng và đề xuất
hồn thiện giải pháp tài chính phát triển nơng nghiệp của tỉnh Nghệ An nghiên cứu
áp dụng đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030.
Kinh nghiệm của các nước và địa phương khác ở Việt Nam luận án nghiên
cứu kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Thành phố Hồ Chí Minh,
An Giang, Thái Bình trong khoảng thời gian từ năm 1999 - 2019.

3



4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để
nghiên cứu các vấn đề, hiện tượng trong trạng thái động, đảm bảo tính logic, tính
tồn diện và tính thực tiễn. Trên cơ sở đó, luận án đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực kinh tế như: Phương pháp tổng hợp, phương pháp
phân tích, phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi.
Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng nhằm kế thừa có chọn
lọc những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về những vấn đề lý luận có liên
quan đến giải pháp tài chính phát triển nơng nghiệp. Trên cơ sở đó hình thành cơ sở
lý luận cho đề tài của luận án.
Phương pháp phân tích: Luận án đã thu thập và thống kê dữ liệu sơ cấp, thứ
cấp liên quan đến các giải pháp tài chính cho phát triển nơng nghiệp tại tỉnh Nghệ
An theo chuỗi thời gian từ các báo cáo của các cơ quan quản lý Nhà nước như: Ủy
ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng
thơn, Sở Tài chính tỉnh Nghệ An, Cục Thống kê Nghệ An, Số liệu điều tra của
Tổng Cục thống kê… và xuống quan sát trực tiếp tại một số vùng sản xuất nông
nghiệp của tỉnh Nghệ An. Từ đó thực hiện phân tích thực trạng giải pháp tài chính
phát triển nơng nghiệp tại tỉnh Nghệ An.
Phương pháp thống kê, so sánh: Thông qua thu thập thông tin số liệu, luận
án đã tiến hành xử lý lập bảng biểu, vẽ đồ thị, biểu đồ so sánh vấn đề nghiên cứu
giữa các năm và đánh giá nội dung nghiên cứu
Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Tác giả thực hiện phát phiếu khảo sát,
điều tra về thực trạng giải pháp tài chính phát triển nơng nghiệp tại tỉnh Nghệ An.
Tác giả đã thiết kế mẫu phiếu điều tra đảm bảo phục vụ yêu cầu thu thập thông tin,
khảo sát bằng hình thức phát phiếu cho 230 đối tượng, kết quả thu về có 216 phiếu
điều tra với thơng tin cần thiết tin cậy. Đối tượng lựa chọn là các hợp tác xã, các chủ
trang trại, doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.


4


5. Những đóng góp mới của luận án
Về mặt lý luận:
Luận án đã bổ sung, làm rõ các vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp và
giải pháp tài chính cho phát triển nơng nghiệp trên các khía cạnh: khái niệm phát
triển nông nghiệp; các yếu tố chủ yếu tạo môi trường và điều kiện thuận lợi thúc
đẩy phát triển nông nghiệp; làm rõ khái niệm giải pháp tài chính tài chính phát triển
nơng nghiệp, nhấn mạnh đến giải pháp tài chính của Nhà nước đối với các yếu tố
tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy phát triển nơng nghiệp như giải pháp tài chính
về cơ sở hạ tầng, đất đai, khoa học công nghệ, lao động, tiêu thụ nông sản.
Về mặt thực tiễn:
Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm về giải pháp tài chính phát triển nơng
nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới và các địa phương của Việt Nam, từ đó rút
kinh nghiệm có thể tham khảo, vận dụng cho tỉnh Nghệ An. Tổng hợp, phân tích,
đánh giá thực trạng giải pháp tài chính phát triển nông nghiệp của tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2014 - 2019, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của các hạn
chế, từ đó đề xuất, kiến nghị với các cơ quan có liên quan nhằm hồn thiện giải
pháp tài chính thúc đẩy phát triển nơng nghiệp tỉnh Nghệ An.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là nguồn cung cấp thơng tin có giá trị trong
việc hoạch định và thực thi các giải pháp tài chính cho phát triển nơng nghiệp đối
với tỉnh Nghệ An nói riêng và các tỉnh trong cả nước nói chung.
6. Kết cấu luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
chính của luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Phát triển nơng nghiệp và giải pháp tài chính cho phát triển nơng
nghiệp Chương 3. Thực trạng giải pháp tài chính phát triển nơng nghiệp tại tỉnh
Nghệ An Chương 4. Hoàn thiện giải pháp tài chính phát triển nơng nghiệp tỉnh

Nghệ An.

5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung luận án
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
1.1.1.1. Các nghiên cứu về phát triển nông nghiệp
Thời gian vừa qua, phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được nhiều nhà
nghiên cứu cũng như các cấp quản lý đặc biệt quan tâm. Có rất nhiều đề tài luận án,
các hội thảo khoa học đã tiến hành nghiên cứu đến vấn đề này. Trong phạm vi
nghiên cứu luận án chỉ nêu ra những nghiên cứu tiêu biểu như:
- Đặng Kim Sơn (2008) Sách: “Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông
thôn, nông dân trong q trình cơng nghiệp hố”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Hà Nội. Cuốn sách đã nhấn mạnh vai trò phát triển nông nghiệp là tiền đề khởi động
cho quá trình cơng nghiệp hóa đất nước. Sự cất cánh về cơng nghiệp địi hỏi nơng
nghiệp cung cấp một lượng lương thực đủ lớn, đủ sức giữ giá thực phẩm không
tăng, ổn định mức lương thực tế cho một lượng khổng lồ lao động tăng vọt khi tham
gia vào công nghiệp. Theo tác giả đầu tư áp dụng cơ giới hóa, phát triển thủy lợi và
ứng dụng KHCN vào sản xuất là giải pháp quan trọng hàng đầu tạo nên năng suất
cây trồng, vật nuôi cao hơn, làm thay đổi cơ cấu sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng
phát triển nông nghiệp. Đồng thời, tác phẩm đã giới thiệu những kinh nghiệm quốc
tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong q trình cơng nghiệp hố ở nhiều
nước trên thế giới như: Tây Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản… Từ đó,
liên hệ tới những vấn đề ở Việt Nam về phát triển nơng nghiệp như: Chính sách đầu
tư, quy hoạch sản xuất và sử dụng đất đai, chuyển dịch cơ cấu lao động, KHCN...
Đây là những vấn đề mà Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. [69]

- Nguyễn Vĩnh Thanh và Lê Sỹ Thọ (2010), sách “Nông nghiệp Việt Nam sau
khi gia nhập WTO - thời cơ và thách thức” Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. Cuốn
sách đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp trong thời kỳ
hội nhập WTO. Những cơ hội và thách thức của nông nghiệp Việt Nam khi gia

6


nhập WTO. Từ đó, đưa ra quan điểm và giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp Việt
Nam. Tác giả đã đưa ra một số các kiến nghị để thực hiện giải pháp với các nội
dung: Nhất quán trong chủ trương của Đảng và Nhà nước; Ưu tiên đầu tư hơn nữa
cho lĩnh vực nơng nghiệp nơng thơn; Nhanh chóng xây dựng các điều kiện cần thiết
để nông nghiệp hội nhập có lợi vào WTO và phát triển ổn định kinh tế vĩ mô. [75]
- Nguyễn Minh Phong (2011), bài viết “Sáu đột phá phát triển nông nghiệp”,
Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội. Trong bài viết, tác giả đã đưa ra
6 đột phá nhằm đẩy nhanh phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong bối
cảnh mới, cụ thể: (1) Chính sách đất đai gồm chính sách tập trung ruộng đất, hạn
điền, chính sách chuyển quyền sử dụng đất, giá đất và thuế sử dụng đất, chính sách
thu hồi đất nơng nghiệp; (2) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp cần khuyến
khích sự dịch chuyển nguồn lực từ trồng trọt sang chăn nuôi, từ sản phẩm độc canh
sang sản phẩm đa canh, phát triển tồn diện nơng, lâm, ngư nghiệp gắn với cơng
nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản; (3) Cần tăng cường đầu tư cho giáo dục đào
tạo và hướng nghiệp từ bậc phổ thông tại khu vực nông thôn; (4) Xây dựng cơ sở hạ
tầng và áp dụng KHCN hướng đến tạo lập sự đồng bộ ở nông thôn về hệ thống thuỷ
lợi, giao thông, mạng lưới điện, mạng lưới thông tin, hệ thống chế biến, bảo quản;
(5) Chú trọng xây dựng thương hiệu và bảo vệ thương hiệu thúc đẩy tiêu thụ nơng
sản; (6) Chính sách tài chính và tín dụng cần tiếp tục duy trì và mở rộng về việc
miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp,
thuế xuất khẩu, ưu tiên sử dụng vốn NSNN, tín dụng đầu tư nhà nước cho các dự
án, chương trình về tín dụng nơng thơn, khơi phục các cơng trình thuỷ lợi, hạ tầng

nơng thơn. Nghiên cứu của tác giả là cơ sở để mở ra định hướng nghiên cứu về
những giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp. [54]
- Nguyễn Thị Tố Quyên (2012), Sách “Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn
trong mơ hình tăng trường kinh tế mới giai đoạn 2011 - 2020”, Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn nông nghiệp,
nông dân, nông thôn Việt Nam. Khẳng định vai trị to lớn của nơng nghiệp, nơng
thơn trong q trình phát triển kinh tế. Theo tác giả, các yếu tố đầu vào như vốn, đất

7


đai, trình độ nguồn nhân lực, phát triển KHCN có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển nông nghiệp, đây là những yếu tố nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp. [58]
- Nguyễn Thanh Hải (2014), “Phát triển nơng nghiệp các tỉnh trung du miền
núi phía Bắc Việt Nam theo hướng bền vững”, Luận án tiến sĩ, Viện chiến lược phát
triển. Luận án đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về phát triển kinh tế nông nghiệp nói
chung, phát triển nơng nghiệp bền vững nói riêng. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá PTNN
theo hướng bền vững khá toàn diện, đưa ra bài học kinh nghiệm của một số quốc
gia trên thế giới trong việc phát triển nơng nghiệp bền vững, đồng thời phân tích,
đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng trung du miền núi phía
Bắc Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012, trên cơ sở đó đề xuất 11 nhóm giải pháp phát
triển bền vững của vùng này đến năm 2020. [31]
- Đặng Kim Sơn (2015), “Nghiên cứu các yếu tố làm giảm tốc độ tăng trưởng
ngành nông nghiệp và đề xuất giải pháp thúc đẩy tăng trưởng ngành nông nghiệp
trong thời gian tới”, Đề tài cấp bộ, Viện Chính sách và Phát triển nông nghiệp nông
thôn. Đề tài đã nhận diện và đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tăng trưởng nông
nghiệp Việt Nam giai đoạn 1986 - 2013 gồm yếu tố thị trường, yếu tố nguồn lực
(lao động, KHCN), yếu tố chính sách, ngồi ra cịn có một số các yếu tố khác như
rủi ro của sản xuất, tình hình kinh tế - chính trị. Từ năm 2000 đến nay so với các

quốc gia trong khu vực thì tốc độ tăng trưởng nông nghiệp của Việt Nam đã và đang
giảm dần. Nhân tố ảnh hưởng lớn dẫn đến sự giảm tốc độ tăng trưởng đó là vốn, lao
động và KHCN. Hiện nay nguồn vốn NSNN cho lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu tập
trung cho hệ thống thủy lợi chiếm 75,6% trong khi KHCN chỉ chiếm 0,8% và phát
triển nguồn nhân lực nông nghiệp chỉ 1,5%. Theo tác giả, để thúc đẩy phát triển
nông nghiệp theo hướng nâng cao gia tăng và sản xuất hiệu quả cần đổi mới cơ giới
hóa, áp dụng KHCN, đổi mới sản xuất, cần hướng tới kết nối thị trường để giảm
thiểu rủi ro. [70]
- Lê Bá Tâm (2017), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An” Luận án tiến sĩ - Học viện Chính trị quốc gia

8


Hồ Chí Minh. Luận án đã chỉ ra nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng phát triển bền vững: (1) chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành trong sản
xuất nông nghiệp, (2) chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng nông nghiệp, (3) chuyển
dịch cơ cấu lao động giữa các chuyên ngành, các vùng nông nghiệp. Nội dung
nghiên cứu đã phân tích một cách chi tiết và cụ thể thực trạng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008
- 2015, đánh giá những kết quả đạt được cũng như hạn chế của hoạt động này với
những nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó, tác giả đã đề xuất các phương
hướng và giải pháp cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. Tuy nhiên trong luận án của
tác giả mới chỉ nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An. Vì vậy, đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên
cứu của đề tài khác với luận án mà tác giả đang nghiên cứu. [73]
- Phạm Quốc Qn (2018), “Phát triển nơng nghiệp hàng hóa ở vùng đồng
bằng sơng Hồng”, Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị.
Về mặt lý luận, luận án đã thành công khi làm rõ cơ sở lý luận về phát triển

nông nghiệp hàng hóa: khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá sự phát triển nơng
nghiệp hàng hóa: Sự gia tăng quy mô sản xuất và khối lượng nông sản; nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của nông nghiệp hàng hóa và hồn
thiện cơ cấu kinh tế nơng nghiệp hàng hóa theo hướng hiện đại, bền vững trong bối
cảnh tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và u cầu tiếp tục đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tác giả cũng đã phân tích được các nhóm nhân tố
ảnh hưởng đến phát triển nơng nghiệp hàng hóa bao gồm điều kiện tự nhiên, phân
cơng lao động xã hội trong vùng, sự phát triển thị trường đầu vào đầu ra cho nơng
nghiệp hàng hóa, mức độ hội nhập quốc tế, chủ trương chính sách và năng lực quản
lý điều hành của Nhà nước, nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng và trình độ KHCN.
Về mặt thực tiễn, luận án đã phân tích làm rõ thực trạng phát triển nơng
nghiệp hàng hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2010-2017. Theo tác giả,
phát triển nông nghiệp hàng hóa ở vùng Đồng bằng sơng Hồng vẫn tồn tại nhiều

9


hạn chế: quy mơ sản xuất hàng hóa cịn nhỏ lẻ, phân tán; tỷ suất, chất lượng nơng
sản cịn thấp, trình độ sản xuất cịn yếu kém; cơ cấu kinh tế nơng nghiệp cịn mất
cân đối, chưa hình thành các vùng chuyên canh tập trung. Để khắc phục những hạn
chế trên, tác giả đã đề xuất 6 nhóm giải pháp phát triển nơng nghiệp hàng hóa vùng
Đồng bằng sơng Hồng trong thời gian tới. [56]
1.1.1.2. Các nghiên cứu về giải pháp tài chính phát triển nơng nghiệp
- Nguyễn Thị Xn Lan (2007), “Chính sách thuế đối với phát triển nơng
nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sĩ, Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, luận án đã làm rõ vai trị của thuế đối với phát
triển nông nghiệp. Theo tác giả chính sách thuế phải có tác dụng định hướng tạo
động lực mạnh mẽ cho hoạt động và hành vi của các chủ thể cho phát triển nông
nghiệp, thông qua các biện pháp giải phóng sức sản xuất, huy động tiềm năng của
các thành phần kinh tế; phải giải quyết được những vấn đề bức xúc phát sinh trong

đời sống kinh tế xã hội nông thôn, điều tiết những hành vi khơng phù hợp. Trên cơ
sở phân tích, đánh giá thực trạng chính sách thuế đối với phát triển nơng nghiệp
Việt Nam tác giả đã chỉ ra một số hạn chế như: chưa đảm bảo tính hiệu quả ảnh
hưởng tới việc chuyển dịch cơ cấu và phát triển của các thành phần kinh tế trong
nơng nghiệp; chính sách thuế chưa đảm bảo được tính cơng bằng cho nên đã làm
hạn chế động lực phát triển nông nghiệp, ảnh hưởng tới sự cạnh tranh của nông sản
cũng như thu nhập của người nơng dân; tính linh hoạt của thuế bị lạm dụng làm mất
đi tính trung lập của hệ thống thuế gây cản trở cho việc phân bổ nguồn lực trong
nông nghiệp. Để khắc phục những hạn chế trên tác giả đã đề xuất một số giải pháp
hoàn thiện hệ thống thuế nhằm hỗ trợ phát triển nông nghiệp cụ thể: điều chỉnh nội
dung của một số sắc thuế có ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển nông nghiệp như thuế
GTGT, thuế xuất nhập khẩu, thuế TNDN đồng thời cần có những giải pháp hỗ trợ
khác: đổi mới chính sách đất đai; tăng cường đầu tư hạ tầng cho khu vực nông thơn;
cải cách hành chính về thuế. [44]
- Đặng Quang Vinh (2009), “Chính sách tài chính trong nơng nghiệp, nơng
thơn Trung Quốc”, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nơng nghiệp nông

10


thôn. Tài liệu là tập hợp những kinh nghiệm đầu tư, quản lý tài chính đối với lĩnh
vực nơng nghiệp của Trung Quốc. Tác giả đã chỉ ra những chính sách quan trọng
cũng như tiến trình cải cách chính sách phát triển nơng nghiệp nơng thơn của Chính
phủ Trung Quốc như: Xóa bỏ thuế nơng nghiệp; cùng với việc miễn trừ thuế nông
nghiệp Trung Quốc đã thực hiện trợ cấp trực tiếp cho nông dân bằng cách bù phần
chênh lệch khi giá bán nông sản trên thị trường thấp hơn so với mức giá bảo hộ của
Nhà nước, hỗ trợ người nơng dân mua giống, máy móc thiết bị nơng nghiệp; Thực
hiện đầu tư tài chính hỗ trợ nơng thơn phát triển; Xây dựng mạng lưới tín dụng
nơng thơn. [97]
- Đặng Thanh Sơn (2009), “Cơ chế tài chính phát triển ngành thủy sản khu vực

đồng bằng sông Cửu Long”, Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí
Minh. Tác giả đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế tài chính
phát triển ngành thủy sản khu vực đồng bằng sông Cửu Long, làm rõ vai trị của chi
NSNN và tín dụng đối với phát triển ngành thủy sản. Tác giả cho rằng đầu tư xây
dựng CSHT thủy sản khơng có khả năng thu hồi vốn, vì vậy để khuyến khích các
chủ thể trong nền kinh tế đầu tư phát triển thủy sản thì Nhà nước phải đầu tư hồn
thiện hệ thống các hạng mục cơng trình như khu tránh trú bão, hệ thống cảnh báo,
trung tâm nghiên cứu giống. Đồng thời khẳng định vai trị nguồn vốn tín dụng ưu
đãi, nhờ đó mà khu vực đồng bằng sơng Cửu Long đã hình thành được hàng chục
nhà máy chế biến đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế. Theo quan
điểm của tác giả thì các cơ chế tài chính từ chi NSNN, tín dụng ưu đãi của Nhà nước
sẽ khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển lĩnh vực thủy sản. [72]
- Đoàn Xuân Thủy (2011), Sách “Chính sách hỗ trợ sản xuất nơng nghiệp Việt
Nam hiện nay”, tác giả đã khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách hỗ trợ
sản xuất nơng nghiệp. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các chính sách hỗ trợ sản xuất
nông nghiệp của Việt Nam thời gian vừa qua, tác giả đã so sánh với yêu cầu của
thông lệ quốc tế đặc biệt là các quy định của WTO. Từ đó đề xuất các quan điểm và
giải pháp để tiếp tục hồn thiện các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nền nông
nghiệp hiện đại. [81]

11


- Ngơ Việt Hương (2015), “Giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa”, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính, đã hệ
thống hóa cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp; luận giải bốn vai trị của tài chính đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp đó là định hướng q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, tạo lập
nguồn tài chính cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, phân phối sử dụng có
hiệu quả nguồn tài chính và kiểm tra giám sát q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp. Trong nghiên cứu, tác giả đã nhấn mạnh tác động của hai công cụ tài
chính là chi ngân sách nhà nước và tín dụng đến q trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nơng nghiệp. Phân tích kinh nghiệm một số nước như Thái Lan, Hàn Quốc, các
nước Đông Phi và kinh nghiệm của một số địa phương trong nước trong việc sử
dụng giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt,
trong nội dung của luận án, tác giả đã phân chia những thành công và thất bại của
các quốc gia. Trên cơ sở đánh giá thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính với hai
cơng cụ chủ yếu là chi NSNN, tín dụng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nơng nghiệp tỉnh Thanh Hóa, tác giả đã chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế của
từng giải pháp tài chính. Từ đó, đề xuất hệ thống các giải pháp tài chính bao gồm
các giải pháp chi NSNN: hồn thiện cơ chế chính sách chi NSNN, nâng cao hiệu
quả chi NSNN; giải pháp tín dụng đối với các tổ chức tín dụng, đối với Ngân hàng
Nhà nước và đối với các hộ gia đình, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nơng
nghiệp, nơng thôn. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả chỉ đề cập đến việc sử dụng
các cơng cụ tài chính là chi NSNN và tín dụng để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trong ngành nông nghiệp mà chưa làm rõ được tác động của các giải pháp tài
chính đối với các yếu tố thúc đẩy phát triển lĩnh vực nơng nghiệp. [39]
- Trần Đình Thao (2016), “Đánh giá thực trạng, đề xuất chính sách, giải pháp
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp”,
Đề tài cấp Bộ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận và
thực tiễn về chính sách thu hút FDI vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Theo tác
giả, những rào cản lớn nhất hiện nay đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào

12


sản xuất nơng nghiệp hiện nay gồm có: Chưa có chiến lược thu hút VĐT vào ngành
cụ thể, thiếu quỹ đất sạch và việc giải phóng mặt bằng cịn chậm; Nguồn VĐT phát
triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp của NĐT tương đối lớn; Nguồn nguyên liệu phục
vụ công nghiệp chế biến không ổn định; Sức hút của thị trường nội địa cịn kém;

Thủ tục hành chính chưa thơng thống; Nguồn nhân lực, số lượng và chất lượng còn
yếu và thiếu. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng chính sách thu hút FDI vào
nơng nghiệp ở Việt Nam hiện nay tác giả đã đưa ra các kiến nghị, đề xuất bổ sung
nhằm hồn thiện chính sách, giải pháp thu hút FDI vào sản xuất kinh doanh nông
nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới gồm các nhóm giải pháp về điều kiện tự
nhiên, nhóm giải pháp về điều kiện kinh tế xã hội, nhóm giải pháp về mơi trường
chính sách; nhóm giải pháp về can thiệp thị trường; Nhóm giải pháp can thiệp về
năng lực quản lý thực thi chính sách. [77]
- Bùi Minh Chuyên và Lê Cao Thanh (2017), “Nghiên cứu chính sách tài
chính thúc đẩy sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị”, Đề tài cấp
bộ, Bộ Tài chính. Đề tài đã phân tích, đánh giá chính sách tài chính nhằm thúc đẩy
sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị một cách chi tiết. Theo tác
giả chính sách tín dụng đã góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã khơng có
tài sản đảm bảo có thể tiếp cận được nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu sản xuất, làm gia
tăng giá trị hàng nơng sản; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng
nghiệp nơng thơn vẫn cịn nhiều vướng mắc về đất đai, đặc biệt là việc tích tụ ruộng
đất. Hiện các chính sách về cho thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử
dụng đất, hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thời gian qua cịn nhiều bất
cập...; chính sách thuế và phí trong ngành nơng sản như miễn, giảm thuế sử dụng
đất nông nghiệp chưa gắn kết chặt chẽ trách nhiệm của người nông dân trước xã hội
về chất lượng hàng hóa; Luật Thuế GTGT phát sinh nhiều vướng mắc về đối tượng
khơng chịu thuế...; Ngồi ra các chính sách về hỗ trợ sản xuất - chế biến - tiêu thụ
nông sản theo chuỗi giá trị, trợ giá ngành nông sản, các chủ thể tham gia chuỗi giá
trị trong ngành nơng sản cũng đang cịn nhiều bất cập. Để khắc phục những hạn chế
trên, tác giả đã đưa ra một số giải pháp phát triển quan hệ hợp tác trong chuỗi giá trị

13


nông sản các ngành lúa gạo, chăn nuôi và thủy sản theo hướng tăng cường lợi ích

của người sản xuất, ý thức rõ vai trị của người nơng dân để điều chỉnh quan hệ lợi
ích cho phù hợp. Các chính sách tài chính cần hướng tới việc tăng cường đầu tư cơ
sở hạ tầng, tập trung đầu tư nguồn lực có trọng điểm, đổi mới cơng nghệ, chú trọng
phát triển thương hiệu sản phẩm... để đẩy sản xuất chế biến tiêu thụ nông sản theo
chuỗi giá trị. [18]
- Đặng Thị Hoài (2018), “Đầu tư từ Ngân sách Nhà nước cho nơng nghiệp
tỉnh Thái Bình”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tác giả đã trình bày một cách hệ thống cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về
đầu tư NSNN cho ngành nông nghiệp. Đưa ra được 4 nội dung đầu tư từ NSNN cho
ngành nông nghiệp: nguồn nhân lực phục vụ nông nghiệp, KHCN, kết cấu hạ tầng
nông nghiệp và hoạt động XTTM nông sản. Luận án đã phân tích kinh nghiệm của
các quốc gia trên thế giới gồm Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc
và của 2 tỉnh Hài Dương, Cần Thơ trong việc sử dụng nguồn vốn NSNN cho phát
triển nông nghiệp từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Bình. Luận
án đã phân tích thực trạng đầu tư NSNN cho ngành nơng nghiệp tỉnh Thái Bình,
đánh giá kết quả đầu tư NSNN cho nông nghiệp với những thành công, hạn chế và
nguyên nhân của các hạn chế. Từ đó đề xuất những giải pháp về thực hiện đầu tư
NSNN cho nơng nghiệp tỉnh Thái Bình nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư từ NSNN và
thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian tới.
Như vậy, trong nội dung của luận án tác giả chỉ tập trung nghiên cứu đến đầu
tư NSNN cho lĩnh vực nông nghiệp. Tác giả cũng chưa luận giải được sự cần thiết
của đầu tư từ NSNN cho nguồn nhân lực, KHCN, kết cấu hạ tầng, XTTM để thúc
đẩy sự phát triển nơng nghiệp. [34]
- Hồ Thị Hồi Thu (2018) “Giải pháp tài chính hỗ trợ hộ ngư dân phát triển
hoạt động khai thác thủy sản ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ - Học viện Tài chính.
Về mặt lý luận, tác giả đã làm rõ và cụ thể hơn lý luận về giải pháp tài chính
hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động khai thác thủy sản ở Viêt Nam. Đưa ra quan
điểm và nội dung hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản gồm: hỗ trợ chi phí đầu vào, hỗ

14



trợ vốn mua sắm, đóng mới, nâng cấp tàu thuyền, mua sắm trang thiết bị ngư lưới
cụ, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác thủy sản, hỗ trợ đào tạo bồi
dưỡng nâng cao tay nghề cho người khai thác thủy sản, hỗ trợ chuyển giao và ứng
dụng KHCN, hỗ trợ dịch vụ thu mua hải sản trên biển và hỗ trợ tổn thất, phòng
tránh rủi ro thiên tai; đồng thời làm rõ khái niệm giải pháp tài chính, nội dung và lợi
ích khi Nhà nước sử dụng các giải pháp tài chính để hỗ trợ ngư dân phát triển hoạt
động khai thác thủy sản. Luận án phân tích được kinh nghiệm sử dụng giải pháp tài
chính hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động khai thác thủy sản của một số quốc gia
và khẳng định để hỗ trợ thành cơng, cần hồn thiện chính sách cũng như hệ thống
văn bản pháp lý, thành lập các cơ quan chuyên biệt để triển khai hỗ trợ.
Về mặt thực tiễn, luận án tập trung phân tích thực trạng hỗ trợ hộ ngư dân phát
triển hoạt động khai thác thủy sản thơng qua chính sách chi NSNN, thuế, chính sách
tín dụng, chính sách bảo hiểm giai đoạn 2010 - 2016. Trên cơ sở những phân tích
đó, luận án đã đánh giá và nêu bật được những kết quả đạt được, những tồn tại yếu
kém cần khắc phục và nguyên nhân của những tồn tại. Từ đó, tác giả đã đề xuất 5
nhóm giải pháp cơ bản nhằm hồn thiện giải pháp tài chính hỗ trợ hộ ngư dân. Đó
là: (1) Hồn thiện chính sách chi NSNN; (2) Hồn thiện chính sách thuế; (3) Hồn
thiện chính sách tín dụng theo hướng mở rộng quy mơ tín dụng, phát triển cho vay
thông qua các tổ chức trung gian, thực hiện chính sách chia sẻ rủi ro và có biện
pháp đảm bảo rủi ro linh hoạt (4) Chính sách bảo bảo hiểm hướng vào thu hút hộ
ngư dân tham gia bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm thuyền viên.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải
pháp tài chính mới chỉ dừng ở góc độ hỗ trợ hộ ngư dân trong khai thác thủy sản là
một tiểu ngành trong nông nghiệp. [79]
- Đặng Kim Sơn (2018), “Triển vọng và chính sách thu hút đầu tư phát triển
nơng nghiệp Việt Nam”, Viện Chính sách và Chiến lược Nơng nghiệp và Phát triển
Nơng thơn, phân tích tình hình đầu tư vào ngành nơng nghiệp ở Việt Nam, trong đó
tác giả chú trọng tới vấn đề phát triển doanh nghiệp trong nông thôn, chỉ ra những

nguyên nhân phát triển chậm của Doanh nghiệp trong nông thôn. Đồng thời, tổng

15


hợp các chính sách của Nhà nước về thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thời
gian qua. Từ đó đưa ra những kiến nghị và đề xuất nhằm khuyến khích đầu tư vào
lĩnh vực nơng nghiệp nơng thơn như: Đào tạo nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ
tầng và dịch vụ công tại các vùng nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi giúp huy động
nguồn lực thị trường, cung cấp thông tin thị trường. [71]
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở ngồi nước
- Bruce F. Johnston và John W. Mellor (1961), “The Role of Agriculture in
economic Development”, American Economic Association, các tác giả cho rằng
nơng nghiệp đóng vai trị quan trọng trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
của các quốc gia. Sự phát triển nơng nghiệp là điều kiện cần thiết để thúc đẩy công
nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế đất nước. Trong nghiên cứu, tác giả đã đưa ra 5
vai trò hết sức quan trọng của lĩnh vực nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp cung
cấp lương thực thực phẩm cho đất nước; tạo ra nguồn thu ngoại tệ thông qua hoạt
động xuất khẩu nông sản; Cung cấp nguồn lao động cho lĩnh vực cơng nghiệp
thơng qua q trình chuyển dịch lao động; mở rộng thị trường trong nước cho các
sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghiệp; tăng tiết kiệm để tạo nguồn vốn cho q
trình cơng nghiệp hóa. [99]
- Frank Ellis (1995), "Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển
(bản dịch), Nhà xuất bản Nông nghiệp. Theo tác giả nguồn VĐT của Nhà nước có
vai trị hết sức quan trọng trong phát triển nơng nghiệp. Nó được coi là “vốn mồi”
nhằm tạo động lực để huy động các chủ thể khác nhau tham gia đóng góp vào phát
triển kinh tế nói chung và nơng nghiệp nói riêng. Để sự hỗ trợ của Nhà nước đạt
được hiệu quả tốt nhất thì cần phải có quy trình cấp vốn hợp lý và cần được quản lý
một cách chặt chẽ [29].
- Thomas Reardon (1996), “Promoting farm investment for sustainable

intensificaiton of African agriculture”, Nghiên cứu này đã phân tích các yếu tố tác
động tới việc khuyến khích của các chủ thể phát triển lĩnh vực nơng nghiệp. Theo tác
giả có hai nhóm nhân tố chính là nhóm các nhân tố khuyến khích đầu tư và nhóm các
nhân tố về khả năng đầu tư. Nhóm nhân tố khuyến khích đầu tư bao gồm yếu tố mơi

16


×