BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
]^
TẠ MINH HÙNG
GI¶I PH¸P TμI CHÝNH PH¸T TRIÓN
KHOA HäC - C¤NG NGHÖ TRONG C¸C C¤NG TY
TR¸CH NHIÖM H÷U H¹N MéT THμNH VI£N ë VIÖT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
]^
TẠ MINH HÙNG
GI¶I PH¸P TμI CHÝNH PH¸T TRIÓN
KHOA HäC - C¤NG NGHÖ TRONG C¸C C¤NG TY
TR¸CH NHIÖM H÷U H¹N MéT THμNH VI£N ë VIÖT NAM
Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số : 62.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS TRẦN XUÂN HẢI
2. PGS. TS BÙI THIÊN SƠN
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên
cứu khoa học độc lập của tôi. Các tư liệu, tài liệu được
sử dụng trong luận án có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả
nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Tạ Minh Hùng
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ GIẢI PHÁP
TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ TRONG CÁC
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 12
1.1. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ TRONG CÁC CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 12
1.1.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 12
1.1.2. Hoạt động khoa h
ọc - công nghệ trong các công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên 13
1.2. VAI TRÒ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN KHOA HỌC - CÔNG
NGHỆ TRONG CÁC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT
THÀNH VIÊN 19
1.2.1. Vai trò của phát triển khoa học - công nghệ trong các công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên 19
1.2.2. Sự cần thiết của phát triển khoa học - công nghệ trong các công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 23
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC -
CÔNG NGHỆ TRONG CÔNG TY TRÁCH NHI
ỆM HỮU HẠN MỘT
THÀNH VIÊN 28
1.3.1. Các nhân tố bên trong 28
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài 34
1.4. GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
TRONG CÁC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT
THÀNH VIÊN 39
1.4.1. Nhóm giải pháp tài chính của Nhà nước 42
1.4.2. Nhóm giải pháp tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên 50
1.5. KINH NGHIỆM SỬ DỤNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP VÀ BÀI HỌC
ĐỐI VỚI VIỆT NAM 52
1.5.1. Kinh nghiệm của một số nước 52
1.5.2. Bài học đối với Việt Nam 58
Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ TRONG CÁC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN Ở VIỆT NAM
60
2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐÔI DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC SANG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH
VIÊN Ở VIỆT NAM 60
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ TRONG
CÁC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 65
2.2.1. Hệ thống chính sách khuyến khích phát triển khoa học - công
nghệ trong doanh nghiệp 65
2.2.2. Thực trạng phát triển khoa học - công nghệ trong các công ty
TNHH một thành viên 78
2.3. THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC -
CÔNG NGHỆ TRONG CÁC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN 88
2.3.1. Thực trạng giải pháp tài chính từ phía Nhà nước 88
2.3.2. Thực trạng giải pháp tài chính của các công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên 106
Chương 3: HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ TRONG CÁC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN Ở VIỆT NAM 112
3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC - CÔNG
NGHỆ TRONG CÁC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT
THÀNH VIÊN 112
3.1.1. Những khó khăn, thách thức trong việc phát triển khoa học - công
nghệ
của các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 112
3.1.2. Quan điểm phát triển khoa học - công nghệ trong các công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên 118
3.1.3. Định hướng phát triển khoa học - công nghệ trong các công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên 119
3.2. HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC -
CÔNG NGHỆ TRONG CÁC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN 122
3.2.1. Hoàn thiện giải pháp chung khuyến khích phát triển khoa học -
công nghệ 122
3.2.2. Hoàn thiện giải pháp tài chính từ phía Nhà nước 137
3.2.3. Hoàn thiện giải pháp tài chính của các công ty trách nhiệm hữu
hạn m
ột thành viên 150
3.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN 156
3.3.1. Từng bước phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ 157
3.3.2. Phát triển thị trường công nghệ 158
3.3.3. Hoàn thiện cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước về
khoa học - công nghệ 159
KẾT LUẬN 162
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
KH-CN Khoa học - công nghệ
KT-XH Kinh tế - xã hội
NSNN
Ngân sách nhà nước
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Nội dung Trang
Bảng 2.1: Quy mô vốn của các công ty TNHH MTV năm 2011 85
Bảng 2.2: Kinh phí hoạt động nghiên cứu - triển khai và đổi mới công
nghệ cho các công ty TNHH MTV, thời kỳ 2009-2013 86
Bảng 2.3: Kinh phí cho hoạt động nghiên cứu - triển khai và đổi mới
công nghệ của các công TNHH MTV trên địa bàn thành
phố Hà Nội, năm 2013 88
Bảng 3.1: Đánh giá của các công ty về những khó khăn trong việc
phát triển khoa học - công nghệ 117
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
Nội dung Trang
Hình 2.1: Số lượng công ty TNHH MTV, thời kỳ 2009-2013 65
Hình 2.2: Các công ty TNHH một thành viên tự đánh giá về trình độ
máy móc, công nghệ của công ty 80
Hình 2.3: Cách thức đổi mới công nghệ của các công ty TNHH một
thành viên ở Việt Nam 81
Hình 2.4: Mô hình tổ chức và hoạt động nghiên cứu - triển khai trong
các công ty TNHH một thành viên 82
Hình 2.5: Mục đích thành lập Quỹ phát triển KH-CN trong công ty 106
Hình 2.6: Lý do chưa thành lập Quỹ phát triển KH-CN trong công ty 107
Hình 2.7: Sử dụng Quỹ phát triển KH-CN của công ty TNHH MTV 109
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ là yếu tố then chốt quyết định sự
phát triển của Việt Nam về dài hạn. Ngoài đầu tư cho nghiên cứu - triển khai trong
các Viện nghiên cứu, trường đại học thì đầu tư cho nghiên cứu - triển khai trong các
doanh nghiệp giữ vai trò rất quan trọng hiện nay. Các nghiên cứu trên thế giới cũng
như ở Vi
ệt Nam đều khẳng định vai trò quan trọng của việc đầu tư cho nghiên cứu -
triển khai trong doanh nghiệp. Hơn nữa, sau một giai đoạn dài tăng trưởng dựa vào
chiều rộng, Việt Nam cần phải thay đổi mô hình tăng trưởng của mình. Theo báo cáo
chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu do WEF công bố thì năm 2009, Việt Nam đứng
thứ 75/133 và về chỉ số ứng dụng KH-CN trong các doanh nghiệp Việt Nam từ nhi
ều
năm nay luôn đứng ở tốp cuối cùng, năng lực công nghệ và khả năng sáng tạo công
nghệ của Việt Nam rất thấp. Đây chính là rào cản ảnh hưởng không nhỏ đến việc
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nói chung và của các doanh nghiệp Việt Nam
nói riêng.
Trong quá trình phát triển, nếu doanh nghiệp nào quan tâm đến phát triển
KH-CN sẽ góp phần tạo ra năng suất lao động cao hơn, chất lượng hàng hóa tốt
hơ
n, giá thành hàng hóa rẻ hơn, đồng thời đáp ứng nhanh chóng, đa dạng nhu cầu
của thị trường. Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu nước nào đầu tư cho KH-
CN khoảng 1 - 2% GDP thì KH-CN của nước đó đóng góp cho nền KT - XH
khoảng 30 - 40% GDP. Còn nếu nước nào đầu tư cho KH-CN trên 3% GDP thì
KH-CN đóng góp cho nền KT - XH trên 80% GDP [71], nghĩa là hầu hết các sản
phẩm của xã hội đều mang hàm lượng chất xám cao và chính là kết quả của nền
kinh tế tri th
ức mang lại.
Ở Việt Nam trong những năm vừa qua, Nhà nước đầu tư cho KH-CN còn
thấp, khoảng 2% tổng chi ngân sách, nghĩa là khoảng 0,5 - 0,6% GDP. Còn các
doanh nghiệp Việt Nam, đa số đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực tài chính
yếu, khả năng đầu tư nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ còn hạn chế. Phần
lớn các doanh nghiệp chỉ sản xuất - kinh doanh một vài loại sản phẩm theo chu trình
2
khép kín từ khâu thiết kế đến sản phẩm cuối cùng, do đó hạn chế khả năng áp dụng
các giải pháp phát triển KH-CN để tạo ra hàng hóa có năng suất và chất lượng cao,
giá thành thấp, tạo sức cạnh tranh cao do đầu tư thấp nên trang thiết bị, trình độ công
nghệ của các doanh nghiệp của chúng ta còn lạc hậu. Theo số liệu thống kê, trên 75%
thiết bị, máy móc của các doanh nghiệp thuộc thế hệ những n
ăm 60 của thế kỷ trước,
trong đó 70% đã hết khấu hao và gần 50% máy cũ đã được tân trang lại; trình độ
công nghệ của ta còn lạc hậu so với các nước phát triển gần nửa thế kỷ… [85] khiến
các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ năng lực tạo ra những hàng hóa có chất lượng
cao, giá thành thấp để có khả năng cạnh tranh thắng lợi trên thị trường thế giới.
Mô hình doanh nghiệp công ty TNHH MTV với 100% vốn sở hữu Nhà nước
là mô hình đang được áp dụng rộng rãi trong quá trình chuyển đổi và tái cấu trúc hệ
thống DNNN ở Việt Nam. Các công ty TNHH MTV thuộc sở hữu Nhà nước đóng
vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH ở nước ta trong những
năm vừa qua. Do vậy, việc nghiên cứu, hoàn thiện các giải pháp tài chính phát triển
KH-CN đối với mô hình doanh nghiệp này sẽ góp phần vào việc cải thiện năng lực
cạnh tranh c
ủa chính các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Tuy nhiên, ở Việt Nam cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu một cách tổng
hợp cả lý thuyết và thực tiễn về các giải pháp tài chính phát triển KH-CN trong các
công ty TNHH MTV. Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Giải pháp tài chính
phát triển khoa học - công nghệ trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ, đây là một trong những vấn đề thực tế đặ
t ra
trong công tác của nghiên cứu sinh, đồng thời việc nghiên cứu đề tài này sẽ có ý
nghĩa không nhỏ cả về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển KH-CN
trong doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là trong các công ty TNHH MTV và vai trò
của các giải pháp tài chính đối với phát triển KH-CN trong các công ty TNHH MTV
100% vốn sở hữu Nhà n
ước.
Đề tài đi sâu phân tích, đánh giá tình hình phát triển KH-CN cũng như thực
trạng sử dụng các giải pháp tài chính phát triển KH-CN trong các công ty TNHH
3
MTV 100% vốn sở hữu Nhà nước giai đoạn 2009-2013. Qua đó, đề xuất và hoàn
thiện một số giải pháp tài chính đối với việc phát triển KH-CN để thực hiện được
mục tiêu từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty TNHH MTV ở
Việt Nam giai đoạn đến 2020.
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: phát triển KH-CN, các giải pháp tài chính đối với
việc phát triển KH-CN trong các công ty TNHH MTV 100% v
ốn sở hữu Nhà nước ở
Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: các giải pháp tài chính đối với việc phát triển KH-CN
trong các công ty TNHH MTV 100% vốn sở hữu Nhà nước ở Việt Nam giai đoạn
2001-2013 (đi sâu phân tích thời kỳ 2009-2013).
- Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp chung như: thu thập thông tin,
phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh đối chứng
để phân tích thực trạng sử dụng các
giải pháp tài chính phát triển KH-CN trong các công ty TNHH MTV. Trên cơ sở các
kiến thức đã tích lũy trong quá trình học tập và nghiên cứu, kết hợp với việc tham
khảo các tài liệu trong và ngoài nước về vấn đề này.
Trong nghiên cứu thực tiễn, do số liệu về thực trạng phát triển KH-CN cũng
như thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính phát triển KH-CN trong các công ty
TNHH MTV không được tách bạch và đầy đủ nên tác gi
ả luận án đã vận dụng các
phương pháp nghiên cứu như: Điều tra thu thập, phân tích và tổng hợp các số liệu.
* Phương pháp thu thập số liệu:
- Nguồn thu thấp các số liệu thứ cấp: Niên giám thống kê của Tổng cục Thống
kê; Chi cục Thống kê Hà Nội; Viện Nghiên cứu và Quản lý trung ương; Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Cục Quản lý doanh nghiệp (Bộ Tài chính);
Tổng cụ
c Thuế (Bộ Tài chính); Chi cục Quản lý doanh nghiệp Hà Nội.
- Nguồn thu thập số liệu sơ cấp: Trực tiếp phỏng vấn; phát phiếu điều tra đến
các công ty TNHH MTV ở một số địa phương trong cả nước.
* Phương pháp phân tích số liệu:
Dùng Exel để liệt kê, tổng hợp, lựa chọn, so sánh và phân tích thông tin.
4
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu
4.1. Các nghiên cứu của nước ngoài
Ở nhiều nước phát triển, KH-CN trong doanh nghiệp có vai trò to lớn cho sự
phát triển KH-CN và nền kinh tế quốc gia. Trong một bài nghiên cứu, R.Solow
(1957) đã chứng tỏ rằng thay đổi công nghệ là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự
tăng trưởng vượt bậc của Mỹ trong giai đoạn 1900-1950. Hàng loạt các nghiên cứu
về thành công của các con rồng châu Á cũng khẳng định vai trò quan trọng củ
a KH-
CN. Park (2001) cho thấy chính đầu tư cho khoa học và công nghệ nhất là từ đầu
những năm 1980 đã góp phần quan trọng vào việc các con rồng châu Á tiếp tục cất
cánh sau giai đoạn đầu chỉ dựa vào tích tụ vốn và lao động. Quá trình đầu tư và thay
đổi công nghệ có quan hệ khăng khít với nhau, chính đầu tư đã cho phép nền kinh tế
hấp thụ các tiến bộ KH-CN mới và biến các thay đổi công nghệ thành hiện thực.
Điều
này rất quan trọng với các nước đang phát triển ngay cả khi các công nghệ này không
còn là mới trên thế giới (Kaldor, 1957; Solow, 1960).
Về vai trò của việc huy động và sử dụng nguồn tài chính đầu tư cho KH-CN
của doanh nghiệp cũng nhận được sự quan tâm của nhiều nghiên cứu. Trong một bài
báo về vốn đối với đầu tư nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp của
Muoritsen.J cùng tập thể các tác giả (2001), các tác giả nghiên cứ
u mối quan hệ về
lượng của sự gia tăng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển đối với tăng trưởng của
doanh nghiệp, về tầm quan trọng của việc đổi mới công nghệ đối với sự phát triển
của doanh nghiệp trong thời đại toàn cầu hóa và sự phát triển của nền kinh tế mới.
Cùng chủ đề nghiên cứu về mối quan hệ giữa quy mô vốn
đầu tư cho nghiên cứu và
triển khai với tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp trên thế giới, nhưng tiếp cận
dưới góc độ quản trị quy trình đầu tư và sản phẩm đổi mới của doanh nghiệp, các tác
giả: Leitner.K và Warden C. (2003) đề xuất những giải pháp làm thế nào để nâng cao
hiệu quả của quá trình đầu tư cho nghiên cứu và triển khai của các doanh nghiệp, đặc
biệt quan tâm đến trường h
ợp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các tác giả
Czarnitzki. D và Hussinger. (2004) trong một bài thảo luận đã phân tích mối liên hệ
giữa chi phí cho nghiên cứu phát triển và khả năng công nghệ. Để có được công nghệ
trước hết cần phải đầu tư cho nghiên cứu, tuy nhiên, các tác giả của công trình nhấn
mạnh, việc tăng chi cho đầu tư nghiên cứu chưa hẳn đã đem lại những kết quả như
5
mong muốn. Nguyên nhân của thực trạng này là do có thể việc định hướng quá trình
nghiên cứu không tốt, hoặc thiếu thông tin hoặc quá tập trung vào những lĩnh vực
vượt ra ngoài năng lực tài chính của doanh nghiệp dẫn đến gánh nặng tài chính mà
doanh nghiệp không thể tiếp tục theo đuổi. Với logíc đó, các tác giả khuyến nghị các
doanh nghiệp cần thực hiện liên kết để có thể tăng được năng lực đầu t
ư cho nghiên
cứu phát triển để rồi cùng chia sẻ những thành quả nghiên cứu. Tuy nhiên bên cạnh
đó, cũng cần lưu ý rằng việc chia sẻ kết quả nghiên cứu luôn là một quyết định khó
khăn. Bởi lẽ, những kết quả nghiên cứu luôn giúp cho doanh nghiệp thu được những
khoản lợi nhuận siêu ngạch nhờ những công nghệ mới và do đó duy trì được lợi thế
cạnh tranh.
Khi nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng tới việc đầu tư cho nghiên cứu - triển
khai trong các doanh nghiệp Mỹ, Châu Âu và Nhật, Bhagat và Welch (1995) cho
thấy quan hệ chặt chẽ giữa lợi nhuận của doanh nghiệp và đầu tư cho nghiên cứu -
triển khai nhất là trong các doanh nghiệp có quy mô lớn. Tuy nhiên, tác động của
thuế tới chi cho nghiên cứu - triển khai trong doanh nghiệp lại không cho kết quả rõ
ràng. Ở Nhật thì tác động của thuế tới chi cho nghiên cứu - triển khai là rõ rệt, nhưng
ở
Mỹ thì ưu đãi thuế không có tác dụng đến đầu tư cho nghiên cứu - triển khai ở các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quy mô doanh nghiệp là yếu tố có tác động lớn tới chi cho
nghiên cứu - triển khai. Kết quả này cũng được khẳng định bởi nghiên cứu của
Hirschey (2004) qua số liệu điều tra các doanh nghiệp ở Mỹ. Cũng nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư cho nghiên cứu - triển khai trong doanh nghi
ệp M.
Bange và W. De Bondt (1998), các tác giả cho thấy những thay đổi về đầu tư cho
doanh nghiệp phản ánh ý định của nhà quản lý, thay đổi của chính sách thuế và chiến
lược sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
4.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, nghiên cứu về "Vai trò của đầu tư cho KH-CN" GS.TS Nguyễn
Văn Nam cùng tập thể các tác giả (2006) đã tập trung nghiên cứu và phân tích ảnh
hưởng của KH-CN với tăng trưở
ng. Đồng thời, cho rằng sự yếu kém về trình độ KH-
CN là nguyên nhân quan trọng giải thích chất lượng tăng trưởng chưa tốt của Việt
Nam. Trong cuốn “Kinh tế tri thức và thách thức đối với sự phát triển của doanh
nghiệp Việt Nam” (2004) tác giả Đặng Hữu tập trung bàn về kinh tế tri thức, có đề
6
cập đến năng lực công nghệ và sáng tạo của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam trong
quá trình hội nhập và phát triển kinh tế tri thức. Tác giả nhấn mạnh, năng lực công
nghệ của doanh nghiệp Việt Nam thực sự yếu trước sức ép cạnh tranh của hội nhập
kinh tế quốc tế và sự phát triển kinh tế tri thức trên thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là
phần lớn doanh nghiệp thi
ếu khả năng tự đầu tư để tìm kiếm nguồn công nghệ. Năng
lực công nghệ yếu kém cũng được coi là một thách thức của Việt Nam trong giai
đoạn tới theo các tác giả của cuốn “Kinh tế Việt Nam trên đường hóa rồng” (tác giả
Phạm Đỗ Chí - chủ biên). Nhận định này cũng được Ngân hàng thế giới nêu ra trong
các báo cáo phát triển Việt Nam 2005 và 2006.
Trong một nghiên cứu khác của Viện nghiên cứu kinh tế trung
ương (CIEM)
do TS. Lê Xuân Bá và TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh chủ trì (2006) khi tính toán các nhân
tố ảnh hưởng tới tăng trưởng của Việt nam giai đoạn 1991-2005 các tác giả thấy rằng
khoa học công nghệ giữ vai trò rất hạn chế trong tăng trưởng. Theo nghiên cứu này
năng lực công nghệ của các doanh nghiệp Việt nam là rất yếu và đầu tư của doanh
nghiệp cho đổi mới công nghệ là rất ít, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp. Theo đ
iều
tra của CIEM năm 2004 thì các doanh nghiệp ngành cơ khí - điện tử chỉ dành chưa
đến 1 % doanh thu cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai công nghệ (nghiên
cứu - triển khai). Cao nhất là các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành chế biến thực
phẩm với 2.9 % doanh thu năm 2003.
Ngoài ra, cũng có một số nghiên cứu làm thế nào để giải quyết vấn đề công
nghệ lạc hậu của các doanh nghiệp Việt Nam, qua đó có thể nâng cao được năng l
ực
cạnh tranh trong quá trình hội nhập như nghiên cứu của tác giả Hoàng Xuân Long
(2006) bàn về xã hội hoá hoạt động khoa học công nghệ, nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Văn Thanh (2006) về việc nâng cao năng lực công nghệ của các nước đang
phát triển. Trong cuốn: "Thúc đẩy các tổ chức khoa học và công nghệ chuyển sang
hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp" do PGS,TS Phạm Ngọc Ánh và TS Nguyễn
Văn Hiệu đồ
ng chủ biên (2007). Với nội dung chủ yếu là nghiên cứu mô hình chuyển
đổi các tổ chức nghiên cứu triển khai sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp ở Việt
Nam hiện nay và cho rằng: cùng với những giải pháp về mặt tổ chức, lao động các
giải pháp tài chính được coi là hết sức quan trọng, là đòn bẩy kinh tế hiệu quả nhất
thúc đẩy quá trình chuyển đổi các tổ chức nghiên cứu triển khai. Hoặc trong cuố
n:
7
"Phát triển thị trường KH-CN giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước" do
TS Nguyễn Minh Phong chủ biên cùng tập thể các tác giả (2005). Với nội dung chủ
yếu là nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hình thành và phát triển thị trường KH-
CN, trong đó cũng đề cập đến việc xây dựng và vận hành Quỹ hỗ trợ khoa học; Quỹ
đầu tư rủi ro ở Hà Nội cũng như một số t
ỉnh khác cũng như cơ chế miễn giảm nghĩa
vụ tài chính đối với các hoạt động liên quan đến tạo lập, phát triển thị trường KH-CN.
Trong cuốn: "Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp" do
TSKH Phan Xuân Dũng chủ biên cùng các tác giả (2004) đã phân tích và đánh giá
tình hình chuyển giao công nghệ trên thế giới và thực trạng chuyển giao công nghệ ở
Việt Nam trong những năm đổi mới. Theo phân tích và đ
ánh giá của tác giả, bên cạnh
những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ ở nước ta vẫn bộc
lộ một số tồn tại: số các dự án chuyển giao công nghệ còn quá ít; chính sách mở cửa
đối với các nhà đầu tư chưa thật thông thoáng và hấp dẫn; chiến lược kinh doanh cụ
thể còn chưa thực sự chú trọng đến công tác chuyển giao công nghệ tiên tiến; các
doanh nghiệp ch
ưa ý thức đầy đủ vị trí, vai trò của công nghệ trong việc nâng cao
năng lực cạnh tranh; tình trạng chuyển giao công nghệ và trang thiết có trình độ thấp,
công nghệ loại thải của các nước còn xảy ra khá phổ biến, nhập khẩu công nghệ từ
các nước phát triển còn ít. Vấn đề đặt ra được đề cập dưới hai góc độ: (i) chuyển giao
công nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngoài vào Việt Nam; (ii) chuyển giao các công
ngh
ệ của Việt Nam vào các hoạt động sản xuất - kinh doanh, góp phần nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
Với chủ đề liên quan đến hoạt động nghiên cứu - triển khai trong doanh
nghiệp đã có một số công trình nghiên cứu do NISTPASS (Viện Chiến lược và Chính
sách KH-CN), Bộ KH&CN chủ trì thực hiện. Trong đó có 3 công trình nghiên cứu
được xem là gần với những quan tâm của đề tài luận án:
Đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việ
c xây dựng một số chính sách và
biện pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ và nghiên cứu - triển khai trong các
cơ sở sản xuất ở Việt Nam” của tác giả Trần Ngọc Ca (2000). Với việc lựa chọn phân
tích 2 mảng chính sách được xem là ảnh hưởng khá rõ tới hoạt động đổi mới công
nghệ và nghiên cứu - triển khai trong các doanh nghiệp đó là chính sách tài chính và
chính sách nhân lực đã cho rằng: (i) Mặc dù môi trường chính sách tài chính đã có
8
những tiến bộ nhất định trong thời gian qua, nhất là cơ chế khuyến khích đổi mới
công nghệ và nghiên cứu - triển khai trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do việc soạn
thảo và ban hành một số văn bản chính sách còn vội vàng, nội dung quy định còn quá
chung chung và chưa thể hiện sự hiểu biết thấu đáo về đặc thù của hoạt động đổi mới
công nghệ và nghiên cứu - triển khai trong doanh nghiệp nên hiệu quả thực hi
ện còn
thấp; (ii) Chính sách về nhân lực có tầm quyết định quan trọng trong việc đổi mới
công nghệ và nghiên cứu - triển khai trong các doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp
còn cấp bách hơn các chính sách tài chính; (iii) Hành vi đổi mới công nghệ và nghiên
cứu - triển khai trong các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố không liên
quan đến chính sách đẩy. Vấn đề sâu xa thúc bách các doanh nghiệp đổi mới công
nghệ và nghiên cứu - triển khai nằm trong các yếu tố của kinh tế vĩ mô, vào nhu c
ầu
cạnh tranh, vào tính cấp thiết của chính sách kéo (theo kiểu trọng cung) bằng các
chính sách khuyến khích trực tiếp cho doanh nghiệp khi họ đổi mới mà không quan
tâm xử lý các vấn đề thuộc về chính sách kéo thì hiệu quả của các chính sách đẩy sẽ
rất thấp và tình trạng chung của đổi mới công nghệ và nghiên cứu - triển khai trong
các doanh nghiệp sẽ còn tiếp yếu kém.
Đề tài: “Nghiên cứu cơ chế và chính sách KH-CN khuyến khích đổi mới công
nghệ đố
i với doanh nghiệp nhỏ và vừa” của tác giả Nguyễn Võ Hưng (2005). Tác giả
cho rằng, với đặc điểm phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam có thị
trường nhỏ, không ổn định, cạnh tranh chủ yếu dựa trên khai thác lao động rẻ hoặc tài
nguyên thiên nhiên sẵn có ở địa phương. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyên gia
công hoặc cung cấp linh kiện cho các doanh nghiệp, khách hàng lớn thường bị chi
ph
ối về công nghệ và đổi mới công nghệ. Từ kết quả của cuộc khảo sát hoạt động đổi
mới công nghệ của doanh nghiệp do NISTPASS thực hiện năm 2002, Tác giả cho
rằng, phương thức đổi mới phổ biến của các doanh nghiệp Việt Nam là đầu tư mua
sắm thiết bị, công nghệ để sản xuất ra sản phẩm đã lưu hành trên thị trường. Bên cạnh
đó, một phương thức mua sắm khác khá phổ biến ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa là
điều chỉnh thiết kế sản phẩm cho phù hợp với địa phương, có sáng kiến cải tiến kỹ
thuật nhằm khắc phục những lỗi kỹ thuật phát sinh từ thực tiễn của quá trình sản xuất
- kinh doanh hoặc cải tiến hệ thống sản xuất hiện có để thự
c hiện những công đoạn
9
cần những thiết bị máy móc chuyên dùng đắt tiền phải nhập khẩu hoặc thuê mua.
Đồng quan điểm với tác giả Trần Ngọc Ca, trong nghiên cứu này khi đề cập đến vai
trò của chính sách tài chính cho các dự án đổi mới công nghệ của doanh nghiệp nhỏ
và vừa đã khẳng định: cho đến hiện nay, phần lớn chính sách khuyến khích đổi mới
công nghệ ở doanh nghiệp nhỏ và vừa là những chính sách thông qua ưu đãi thuế
, tuy
cần nhưng chưa đủ. Bởi lẽ: (i) Các điều kiện để được hưởng chính sách ưu đãi
thường không rõ ràng nên khó áp dụng hoặc dễ bị áp dụng một cách tùy tiện; (ii) Đối
với các doanh nghiệp nhỏ và vừa để có thể được hưởng chính sách ưu đãi thường
phải qua nhiều thủ tục, phiền hà nên nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa không quan tâm;
(iii) Đây là chính sách ưu đãi theo kiểu có làm, th
ậm chí làm phải có kết quả mới
được hưởng chính sách ưu đãi nên nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa có ý tưởng đổi
mới công nghệ rất tốt nhưng không vượt qua được những giai đoạn ban đầu để được
hưởng chính sách ưu đãi. Một phát hiện khác trong nghiên cứu này đã đề cập đến loại
hình doanh nghiệp nhỏ và vừa do các nhà khoa học, các kỹ sư thành lập để triển khai
ý tưở
ng đổi mới, kết quả nghiên cứu của họ vào thực tiễn. Loại doanh nghiệp nhỏ và
vừa dựa trên nền tảng hoạt động KH-CN này hiện rất được quan tâm ở nước ta và đã
phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới
Đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động nghiên cứu - triển
khai của doanh nghiệp” của tác giả Hoàng Văn Tuyên (2007) đã
đề xuất một khung
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu - triển khai của doanh
nghiệp gồm 6 yếu tố bên trong (gồm: quy mô doanh nghiệp; nguồn lực của doanh
nghiệp; sở hữu của doanh nghiệp; chiến lược và kế hoạch của doanh nghiệp; ban lãnh
đạo của doanh nghiệp và tập thể doanh nghiệp) và 14 yếu tố bên ngoài (gồm: chính
sách vốn cho phát triển KH-CN; chính sách đối với trạng thiết bị
phục vụ cho nghiên
cứu - triển khai của doanh nghiệp; ưu đãi thuế, ưu đãi tín dụng, chính sách nhân lực
KH-CN; sở hữu trí tuệ; cơ sở hạ tầng KH-CN quốc gia; áp lực cạnh tranh; quản lý
Nhà nước về KH-CN; xu thế phát triển KH-CN; một số cơ chế khuyến khích khác
của nhà nước cho phát triển nghiên cứu - triển khai trong doanh nghiệp và môi trường
các thể chế chính sách). Từ đó làm cơ sở để đ
i sâu nghiên cứu, phân tích và đánh giá
từng yếu tố đã ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động nghiên cứu - triển khai của
doanh nghiệp.
10
Liên quan tới việc thành lập các quỹ cho nghiên cứu - triển khai trong các
doanh nghiệp bước đầu cũng đã nhận được sự quan tâm của một số nghiên cứu:
Hoàng Trần Hậu cùng các tác giả (2007); Đặng Duy Thịnh (2004, 2005); Hoàng
Ngọc Doanh (2006)… các công trình này chủ yếu đề cập đến cơ sở lý luận và thực
tiễn của việc huy động và sử dụng nguồn tài chính cho đầu tư KH-CN trong khu vực
doanh nghiệp Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu khoa h
ọc độc lập cấp Nhà nước, Mã số 002/2009: "Nghiên
cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng cơ chế tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn
hình thành Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ trong các doanh nghiệp" Do
GS.TS Ngô Thế Chi làm chủ nhiệm cùng tập thể các tác giả. Với nội dung xác lập
luận cứ khoa học của việc tạo lập và sử dụng Quỹ phát triển KH-CN trong doanh
nghiệp
ở Việt Nam. Đánh giá, phân tích thực trạng việc huy động nguồn tài chính
cho đầu tư phát triển KH-CN trong khu vực doanh nghiệp, tập trung phân tích thực
trạng quản lý, sử dụng Quỹ phát triển KH-CN trong doanh nghiệp ở Việt Nam trong
những năm vừa qua. Đề xuất giải pháp tăng cường đầu tư phát triển KH-CN trong
doanh nghiệp, cơ chế chính sách của Nhà nước thúc đẩy việc huy động và quản lý, sử
dụng nguồn tài chính phát triển KH-CN trong doanh nghi
ệp, cơ chế quản lý, sử dụng
Quỹ phát triển KH-CN trong doanh nghiệp ở Việt Nam trong những năm tới.
Các công trình trên đã đề cập đến một số vấn đề có liên quan đến KH-CN và
phát triển KH-CN nói chung, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào phân tích và
đánh giá các chính sách quản lý của Nhà nước tác động tới hoạt động đổi mới công
nghệ và nghiên cứu - triển khai của doanh nghiệp; nghiên cứu việc huy động và sử
dụng các ngu
ồn tài chính đầu tư phát triển KH-CN trong các doanh nghiệp Việt Nam
nói chung trong những năm qua Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên
cứu một cách tổng hợp cả lý thuyết và thực tiễn về các giải pháp tài chính phát triển
KH-CN trong các công ty TNHH MTV ở Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài
này sẽ có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ s
ở nghiên cứu và hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn, bản
luận án đã có những đóng góp sau:
11
- Hệ thống hoá và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về phát triển KH-CN trong
các công ty TNHH MTV và vai trò của các giải pháp tài chính đối với phát triển KH-
CN trong các công ty TNHH MTV
- Phân tích, đánh giá một cách toàn diện về phát triển KH-CN cũng như thực
trạng sử dụng các giải pháp tài chính phát triển KH-CN trong các công ty TNHH
MTV giai đoạn 2001-2013 (đi sâu phân tích thời kỳ 2009-2013); đánh giá những kết
quả đạt được cũng như hạn chế và nguyên nhân hạn chế của việc sử d
ụng các giải
pháp tài chính phát triển KH-CN trong các công ty TNHH MTV trong những năm
vừa qua.
- Trên cơ sở những định hướng, quan điểm về phát triển KH-CN trong các
công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam giai đoạn 2014-2015 và đến 2020. Qua đó,
đề xuất và hoàn thiện các giải pháp tài chính phát triển KH-CN trong các công ty
TNHH MTV ở Việt Nam trong những năm tới.
6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học củ
a tác giả
đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội
dung của luận án gồm 3 chương (150 trang)
Chương 1: Hoạt động khoa học - công nghệ và giải pháp tài chính phát
triển khoa học - công nghệ trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên (48 trang)
Chương 2: Thực trạng giải pháp tài chính phát triển khoa học - công nghệ
trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ở Việt Nam (52 trang)
Chương 3: Hoàn thiện giải pháp tài chính phát tri
ển khoa học - công nghệ
trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ở Việt Nam (50 trang)
12
Chương 1
HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ
GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
TRONG CÁC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
1.1. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ TRONG CÁC CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
1.1.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1.1.1.1. Khái niệm về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Trong quá trình phát triển, pháp luật đã có những quan niệm mới về công ty
đó là thừa nhận mô hình công ty TNHH MTV. Thực tiễn kinh doanh ở nước ta
các DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, doanh
nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài do một cá nhân, tổ chức đầu tư về bản chất
cũng được tổ ch
ức và hoạt động giống như công ty TNHH MTV (một chủ sở
hữu). Luật Doanh nghiệp (1999) chỉ quy định công ty TNHH MTV là tổ chức;
Luật Doanh nghiệp (2005) đã phát triển và mở rộng cả cá nhân cũng có quyền
thành lập công ty TNHH MTV.
Theo đó, công ty TNHH MTV là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá
nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và ngh
ĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn
điều lệ.
1.1.1.2. Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Một là, do một thành viên là tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu, chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi
số vốn điều lệ của công ty (trách nhiệm hữu hạn).
- Hai là, chủ s
ở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác;
trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức
khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của công ty.
- Ba là, công ty TNHH MTV có tư cách pháp nhân kể từ ngày được c
ấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cũng như người chủ sở hữu, công ty chịu
13
trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong kinh doanh trong
phạm vi số vốn điều lệ của công ty (trách nhiệm hữu hạn).
- Bốn là, công ty TNHH MTV không được quyền phát hành cổ phần. Tuy
nhiên, giống như công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty này được huy
động vốn trên thị trường chứng khoán, kể cả việc chào bán chứng khoán ra công
chúng bằng các hình thức chứng khoán không phải là cổ phần.
1.1.2. Hoạt động khoa học - công nghệ trong các công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên
1.1.2.1. Các phương thức hoạt động khoa học - công nghệ trong các
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Phát triển KH-CN được thực hiện thông qua một quá trình nghiên cứu -
triển khai ứng dụng hoặc có thể thông qua phương thức chuyển giao công nghệ
hoặc nhập khẩu công nghệ về áp dụng cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của
một công ty TNHH MTV
* Phương thức tự nghiên cứu - triển khai ứng dụ
ng khoa học - công nghệ
V ới phương thức đi từ nghiên cứu, thử nghiệm, triển khai ứng dụng thường
là rất tốn kém vì nó đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có trình độ cao, phải được đầu
tư về cơ sở vật chất thích đáng và phải có sự tiếp cận được với thị trường khi sản
phẩm hoàn thành. Chính vì thế, phương thức phát triển KH-CN này sẽ rấ
t khó
thực hiện đối với các công ty TNHH MTV có quy mô nhỏ và vừa, khi mà nguồn
lực đầu tư cho nghiên cứu khoa học còn rất khiêm tốn. Chỉ những công ty TNHH
MTV có quy mô lớn mới có thể có đủ tiềm lực để phát triển KH-CN theo phương
thức này. Đầu tư phát triển KH-CN theo đó đòi hỏi có nguồn lực lớn và mức độ
rủi ro cũng tương đối cao, trong khi kết quả lại không thể ứng dụng ngay vào th
ực
tế mà nó có một độ trễ nhất định. Tuy nhiên, nếu một công nghệ được tạo ra thì sẽ
mang lại lợi ích rất to lớn, làm tăng năng lực cạnh tranh của các công ty TNHH
MTV - vấn đề cốt lõi và sống còn cho sự phát triển của các công ty TNHH MTV.
* Phương thức chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ, theo tiếng gốc Latin chữ “chuyển giao - Transfer”
có nghĩa là vượt qua một ranh giới, đây là phương thức tiếp nhậ
n công nghệ mới
giữa bên giao và bên nhận. Chuyển giao công nghệ có nghĩa là mang kiến thức kỹ
14
thuật vượt qua sự giới hạn trong hay ngoài nước từ các công ty, các trường đại
học, các viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm, các doanh nghiệp khoa học ươm
tạo công nghệ… đến những nơi có nhu cầu tiếp nhận công nghệ nước ngoài vào
trong nước.
C ụ thể, chuyển giao công nghệ diễn ra từ một ngành này sang một ngành
khác, từ một tổ chức này sang một tổ chức khác ở quy mô quốc tế, giữa các nước
phát tri
ển, giữa các nước đang phát triển, giữa các nước phát triển và các nước
đang phát triển. Chuyển giao công nghệ có thể được thực hiện theo nhiều hình
thức khác nhau. Thông qua việc thực hiện đầu tư FDI, chuyển giao công nghệ từ
công ty mẹ sang công ty con, hoặc chuyển giao công nghệ từ các chi nhánh của
các công ty nước ngoài sang các công ty nội địa (gọi là lan tỏa công nghệ). Chính
FDI tạo ra hiệu quả kỹ thuật của các công ty ở các nước tiếp nhậ
n vốn đầu tư
Việc áp dụng phương thức chuyển giao công nghệ sẽ đem lại lợi thế cho
công ty vừa không phải đầu tư ngay từ giai đoạn đầu của phát triển một công nghệ
mà còn được sử dụng ngay công nghệ khi nó đã được ứng dụng rộng rãi. Như vậy,
sẽ tránh được nguy cơ rủi ro khi một công nghệ được nghiên cứu ra lại không có
tính ứng dụ
ng, hoặc không có khả năng tiếp cận được với thị trường.
Trước đây, Việt Nam quan niệm chuyển giao công nghệ một cách đơn giản
như việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất
và đời sống. Điều này đã dẫn đến cách hiểu không đầy đủ, coi quá trình chuyển
giao công nghệ thuần túy chỉ là việc áp dụng m
ột cách máy móc những công nghệ
đã có sẵn, mà không cần có những cố gắng về kiến thức và năng lực, coi nhẹ các
quan hệ về sở hữu trí tuệ, quyền phát minh sáng chế.
V ấn đề chuyển giao công nghệ được công bố lần đầu tiên trong Luật Đầu
tư nước ngoài, và tiếp theo đó là sự ra đời của pháp lệnh về chuyển giao công
nghệ. Theo các văn bản pháp luật này, nội dung của chuyể
n giao công nghệ được
hiểu với một nghĩa rộng hơn, phù hợp với xu thế chung của thế giới bao gồm cả
phần mềm, kiến thức và thông tin, chứ không chỉ giới hạn ở máy móc, thiết bị và
phần cứng như trước đây. Kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN, việc đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao hàm lượ
ng công
nghệ trong sản phẩm đối với các ngành sản xuất, dịch vụ đang là một nhu cầu
15
bức thiết. Chính vì vậy, cần phải xác định rõ các bên tham gia chuyển giao công
nghệ, xác định rõ mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước các cấp với
các công ty, cơ sở nghiên cứu - triển khai theo những thủ tục và quy định về
pháp lý nghiêm ngặt.
T ừ những thay đổi của cơ chế thị trường, nhất là từ khi Việt Nam chính
thức là thành viên của WTO, hệ thống các quy định về pháp luật về chuyển giao
công ngh
ệ ở Việt nam đã từng bước được bổ sung và hoàn thiện, phạm vi ngày
càng mở rộng, không những đối với các hoạt động chuyển giao công nghệ từ
nước ngoài vào Việt Nam, mà còn đối với các hoạt động chuyển giao công nghệ
trong nước.
* Phương thức nhập khẩu công nghệ
Phương thức nhập khẩu công nghệ cũng được hiểu tương tự như chuyển
giao công nghệ, như
ng nhập khẩu công nghệ được hiểu trên phạm vi ranh giới
quốc gia, tức là một quốc gia này nhập khẩu công nghệ từ một quốc gia khác. Các
bước nhập khẩu công nghệ:
- Xác lập công nghệ cơ bản và hệ thống các thiết bị công nghệ chính với
những chỉ tiêu đặc trưng về trình độ công nghệ tương ứng.
- Tìm nguồn cung cấp và đặt mua thiết bị (gồm cả phầ
n mềm tối thiểu cần
thiết kèm theo).
- Tiếp nhận, đưa thiết bị (cả phần mềm) về nước.
- Lắp đặt, vận hành; theo dõi, đánh giá; điều chỉnh, bổ sung theo yêu cầu mới.
Các bước nêu trên liên quan mật thiết với nhau. Các chủ đầu tư chịu trách
nhiệm chính với toàn bộ quá trình nhập công nghệ. Cần lưu ý là, đối với nước
nhập khẩu công nghệ không nên chỉ ch
ọn mua công nghệ qua giới thiệu, quảng
cáo, môi giới mà rất cần tiếp xúc trực tiếp với nơi cung cấp, quan sát tận mắt công
nghệ cần nhập với sự tham gia thực sự của các nhà quản lý có kinh nghiệm và các
chuyên gia giỏi về công nghệ. Để tránh việc nhập khẩu về những dây chuyền công
nghệ không phù hợp, không đồng bộ, tính năng công nghệ thấp (độ chính xác gia
công thấp, suất tiêu hao năng lượng - nguyên v
ật liệu cao, gây ô nhiễm môi
trường…), thiết bị đã lạc hậu nhưng được chỉnh trang và nâng cấp lại… Đây chính
là thực trạng mà nhiều nước đang phát triển gặp phải, cuối cùng những nước này
16
có thể trở thành những bãi rác công nghệ, hoặc phải tốn nhiều chi phí cho việc
khắc phục những hậu quả của việc nhập khẩu công nghệ không phù hợp.
Sự tiến bộ công nghệ của nền kinh tế đất nước được thực hiện bằng cách
kết hợp đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ ở nước ngoài và tự phát triển, sáng tạo
công nghệ tiên tiến trên nền t
ảng các công nghệ nhập khẩu. Trong thời kỳ đầu của
quá trình CNH, HĐH đối với một quốc gia đang trong quá trình phát triển như
Việt Nam thì việc nhập khẩu công nghệ tiên tiến của nước ngoài là phương pháp
vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí nếu lựa chọn hiệu quả được những
công nghệ có mức độ tiên tiến thích hợp với giá thành hạ trong quá trình nhập
khẩu.
Điều này được gọi là lợi thế đi sau của các nước đang phát triển do không
bắt buộc phải trải qua hành trình tiến bộ công nghệ như các nước phát triển.
Cả hai phương thức chuyển giao công nghệ và nhập khẩu công nghệ đều
chịu ảnh hưởng của các yếu tố là tình hình kinh tế - chính trị, hệ thống pháp luật;
hệ thống cơ sở hạ tầng; Chính sách công nghệ và chuyể
n giao công nghệ. Tức là
một công nghệ khi được chuyển giao hay nhập khẩu từ một quốc gia này sang một
quốc gia khác còn phụ thuộc và mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các quốc
gia, đồng thời còn cần phải xem xét đến các chính sách có cho phép nhập khẩu
loại công nghệ này hay không. Đồng thời, cũng xem xét đến trình độ phát triển cơ
sở hạ tầng của quốc gia đi nhập có phù hợp để phát triển công nghệ hay không.
1.1.2.2. Mô hình tổ chức hoạt động nghiên cứu - triển khai khoa học -
công nghệ trong các công ty TNHH MTV
Nghiên cứu - triển khai phát triển KH-CN là một bộ phận hợp thành trong
các doanh nghiệp nói chung và các công ty TNHH MTV nói riêng nên nó phải
được xây dựng dựa trên chiến lược phát triển của công ty. Tùy theo loại hình công
ty việc tổ chức hoạt động nghiên cứu - triển khai ứng dụng KH-CN cho phù hợp
với điều kiện hoạt động thực tế của công ty.
* Mô hình thành lập phòng chuyên trách
Một là, ho
ạt động nghiên cứu - triển khai được tiến hành tại phòng chuyên
trách về nghiên cứu - triển khai.
Các phòng chuyên trách này có thể mang các tên gọi khác nhau như phòng
nghiên cứu - triển khai, phòng kỹ thuật, phòng quản lý khoa học, phòng thử