Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

QUY mô và CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.24 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CS2)
KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
----------*****---------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN NGUỒN NHÂN LỰC

QUY MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỐ BÁO DANH: 210
SINH VIÊN THỰC HIỆN: Nguyễn Thị Thu Trang
MSSV: 1752404040799
LỚP: D17NL3

Điểm số

Cán bộ chấm thi 1

Điểm chữ

Cán bộ chấm thi 2

TP HCM, ngày 30 tháng 3 năm 2019


1. Đặt vấn đề
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu của mỗi quốc gia nhằm phát triển
kinh tế, xã hội. Để thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải huy động mọi
nguồn lực cần thiết bao gồm: nguồn nhân lực, nguồn lực chính về nguồn lực công
nghệ, nguồn lực tài nguyên, các ưu thế và lợi thế. Trong các nguồn lực này thì nguồn
nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất quyết định các nguồn lực khác. Điều đó có
nghĩa là phát triển nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực của


các công ty, các ngành và nền kinh tế ở mức độ phát triển khác nhau. Bên cạnh đó
những thay đổi mạnh mẽ của mơi trường kinh doanh thế giới đem lại những bối cảnh
mới cho những nước đang bắt đầu phát triển trong thế kỉ XXI với nhiều khó khăn và
thách thức hơn. Trong khi nguồn nhân lực là yếu tố quyết định trong phát triển ổn định
và lâu dài của các nước.
Trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội... đều cần có nguồn nhân lực để thực hiện
tất cả các hoạt động trong cuộc sống. Tuy nhiên một nguồn nhân lực kém phát triển,
không được đào tạo cũng như đào tạo không đảm bảo chất lượng về lý thuyết và thực
hành thì nó sẽ trở thành mối nguy lớn của đất nước. Nguồn lực con người nắm vai trị
quan trọng trong q trình phát triển kinh tế, xã hội. Nó quyết định sự tăng trưởng và
phát triển của nền kinh tế. Điều đó cho thấy chất lượng nguồn nhân lực là một nhu cầu
cần thiết và nên đặt lên vị trí đầu trong sự nghiệp phát triển đất nước. Nếu khơng có
một nguồn nhân lực chất lượng thì việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, khả năng
sáng tạo và mọi lĩnh vực khác đều bị hạn chế. Bởi lẽ khơng có khả năng tiếp cận cơng
nghệ hóa, hiện đại hóa, khơng thể sử dụng máy móc thiết bị hiện đại. Điều đó khơng
mang lại hiệu quả công việc như mong muốn. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là
vấn đề cần được giải quyết nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho thành phố, đặc biệt
là đối với nền kinh tế.
Chất lượng nguồn nhân lực cao cũng là lợi thế cho sự cạnh tranh, tốc độ phát triển, hội
nhập và thu hút vốn đầu tư đối với nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả
nước nói chung. Nắm giữ lượng dân số đặc biệt là dân số trong tuổi lao động khá lớn
so với cả nước, song chất lượng nguồn nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh cịn nhiều
hạn
1


2


chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chưa thật sự được đầu tư. Xuất phát từ phân

tích trên, em thực hiện đề tài: “ Quy mô và chất lượng nguồn nhân lực tại thành phố
Hồ Chí Minh”.
2. Thực trạng về vấn đề nghiên cứu
2.1.

Quy mô nguồn nhân lực tại Thành phố Hồ Chí Minh

Theo số liệu của Cục thống kê năm 2014, tổng số dân của TP. HCM là 7.590.138
người, so với tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999, dân số tăng thêm 2,5 triệu người,
tăng 51,8% và chiếm 26,25% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm. Năm
2015, ước tính dân số của thành phố là 8.238.113 người, trong đó nam chiếm tỉ trọng
47,1% và nữ chiếm tỉ trọng 52,9%.
Năm 2015, ước tính cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động có 5.898.134 người chiếm
71,59% so với tổng dân số; lực lượng lao động có 4.243.578 người 51,51% so với tổng
dân số, trong đó lao động đang làm việc chiếm 96,17%. Trong tổng số lao động đang
làm việc chuyên môn kỹ thuật bậc cao chiếm 15,20%; chuyên môn kỹ thuật bậc trung
chiếm 5,90%; các nghề giản đơn và thợ chiếm 41,40% và các loại công việc khác
chiếm 33,10%.
Theo số liệu của Cục thống kê năm 2016, dân số của thành phố là 8.406.815 người,
trong đó nam chiếm tỉ trọng 47,85% và nữ chiếm tỉ trọng 52,15%. Cơ cấu dân số trong
độ tuổi lao động có 5.995.513 người chiểm 71,32% so tổng dân số; tỷ lệ 54% tổng số
lao động. Tổng số lao động đang làm việc 4.234.768 người chiếm 70,62% tổng số lao
động. Trong tổng số lao động đang làm việc chuyên môn kỹ thuật bậc cao chiếm
15,57%; chuyên môn kỹ thuật bậc trung chiếm 5,61%; các nghề giản đơn và thợ
chiếm 41,24% và các loại công việc khác chiếm 35,81%.
Sang năm 2017, ước tính dân số trung bình của thành phố là 8.561.608 người. Trong
đó: phân theo giới tính tỷ lệ nam chiếm 47,15%; nữ chiếm 52,85%; dân số khu vực
thành thị chiếm 82,46%, khu vực nông thôn chiếm 17,54%. Dân số trong độ tuổi lao
động là 6.207.115 người; lực lượng lao động thành phố có 4.513.193 người ( chiếm
52,71% tổng dân số) trong đó tỷ lệ nữ chiếm 48,15%. Tỷ lệ nam tham gia lực lượng

lao động thành phố năm 2017 ước tính 72,71%
1


Đến năm 2018 ước tính dân số trung bình của thành phố là 8.827.931 người, Trong đó,
nữ chiếm 52,14%. Lực lượng lao động thành phố có 4.598.135 người (chiếm 52,09 %
tổng dân số); lao động đang làm việc trong các loại hình doanh nghiệp là 3.317.058
người, trong đó, lao động nữ chiếm 47,79%. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2018, dự kiến là
3,8%; ước tính năng suất lao động năm 2018 tăng 5,47% so với năm 2017.
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu về lao động tại TP.HCM năm 2015 – 2018
(ĐVT: Người)

Chỉ tiêu lao động

2015

2016

2017

2018

Dân số

8.238.113 8.441.902 8.561.608 8.827.931

Trong đó: Nữ

4.357.961 4.400.261 4.524.435 4.602.800


Lực lượng lao động

4.243.578 4.335.659 4.513.193 4.598.135

Tổng số lao động có việc làm

4.081.255 4.223.996 4.295.163 4.317.058

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM

Bảng 2.1 cho ta thấy, nhìn chung các chỉ tiêu về dân số và lao động tại TP.HCM tăng
dần qua các năm. Cụ thể như sau: dân số 2015 tăng so với 2018 là 589.818 người, lực
lượng lao động tăng 354.557 người, tổng số lao động có việc làm tăng 235.803 người.

Bảng 2.2: Cơ cấu lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên theo giới tính và phân theo
thành thị, nông thôn
(ĐVT: %)

2


Năm

Phân theo giới tính

Phân theo thành thị, nơng
thơn

Nam


Nữ

Thành thị

100

Nơng thơn
100

2014

54,1

45,9

81,8

18,2

2015

52,9

47,1

81,7

18,3

2016


52,7

47,3

81,7

18,3

2017

53,1

46,9

80,3

19,7

Nguồn: Niên giám thống kê 2017 TP.HCM

Bảng 2.2 cho thấy cơ cấu lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính có
lực lượng lao động nam chiếm nhiều tỉ lệ hơn lực lượng lao động nữ nhưng lại giảm
dần qua các năm cụ thể là năm 2014 lực lượng lao động nam chiếm 54,1% sang năm
2017 giảm cịn 53,1%. Bên cạnh đó, lực lượng lao đọng nữ ít hơn lao động nam nhưng
lại tăng dần qua các năm cụ thể là năm 2014 nữ chiếm 45,9% sang năm 2017 tăng lên
thành 46,9%.
Trong khi đó ở cơ cấu lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị, nơng
thơn thì lực lượng lao động tập trung đa số ở khu vực thành thị với cao nhất là 81,8%
(năm 2014) giảm dần qua các năm đến 2017 cịn 80,3%. Khu vực nơng thơn chiếm tỉ

lệ ít lực lượng lao động với năm 2014 là 18,2 % tăng dần đến năm 2017 là 19,7%.

Bảng 2.3: Lao động đang làm việc theo loại hình và khu vực kinh tế
(ĐVT: người)

Năm

2016

2017

2018

159.739

143.055

Loại hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp ngồi nhà nước
Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài

172.585

2.115.695 2.286.123 2.463.375
667.455

687.059

710.628

3


Khu vực kinh tế
Nông – lâm – ngư nghiệp

9.639

12.716

14.850

Công nghiệp – xây dựng

1.421.271 1.467.818 1.510.120

Dịch vụ

1.524.825 1.652.387 1.792.088

Tổng

2.955.735 3.132.921 3.317.058

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM năm 2017 và tính tốn Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và
thông tin thị trường lao động TP.HCM

Dựa trên bảng 2.3, theo tính toán của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin
thị trường lao dộng TP.HCM, năm 2018 lao động đang làm việc trong khu vực nhà
nước chiếm 4,31% (143.055) giảm 1,53% so với năm 2016 (172.585), khu vực ngoài

nhà nước chiếm 74,26% (2.463.375) tăng 2,68% so với năm 2016 (2.115.695) và khu
vực có vốn đầu tư nước ngồi chiếm 21,42% (710.628) giảm 1,16% so với năm 2016
(667.455).
Lao động làm việc trong khu vực Nông – lâm – ngư nghiệp năm 2018 chiếm 0,45%
(14.850) tăng 0,12% so với năm 2016 (9.639), khu vực Công nghiệp – Xây dựng năm
2018 chiếm 45,53% (1.510.120) giảm 2,55% so với năm 2016 (1.421.271), khu vực
dịch vụ chiếm 54,03% (1.792.088) giảm 2,44% so với năm 2016 (1.524.825).
2.2.

Chất lượng nguồn nhân lực tại thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1 Thể lực

Thể lực là tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực bao gồm nhiều yếu tố cả về thể chất
lẫn tinh thần và phải đảm bảo được sự hài hịa bên trong và bên ngồi. Chất lượng
nguồn nhân lực được cấu thành bởi năng lực tinh thần và năng lực thể chất, tức là nói
đến sức mạnh và tính hiệu quả của những khả năng đó, trong đó năng lực thể chất
chiếm vị trí vơ cùng quan trọng. Thể lực tốt thể hiện ở sự nhanh nhẹn, tháo vát, bền bỉ,
dẻo dai của sức khỏe trong công việc; thể lực là điều kiện quan trọng để phát triển trí
lực, bởi nếu khơng chịu được sức ép của cơng việc cũng như khơng thể tìm tịi, sáng
tạo ra những nghiên cứu, phát minh mới.
Bảng 2.4: Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh phân theo giới tính TP.HCM năm
2014 – 2017
(ĐVT: %)
4


Năm

Tổng


Nam

Nữ

2014

76,1

73,5

78,9

2015

76,2

73,6

78,9

2016

76,5

73,9

79,2

2017


76,5

74,0

79,2

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2017 TP.HCM

Số liệu thống kê ở bảng 2.4 cho thấy tuổi thọ trung bình của nguồn nhân lực TP.HCM
tăng dần qua các năm chứng tỏ chất lượng cuộc sống và thể lực của người lao động
được cải thiện rõ rệt. Trong đó tuổi thọ trung bình của lao động nữ cao hơn lao động
nam.
2.2.2. Trí lực
2.2.2.1. Trình độ văn hóa
Trình độ văn hóa được xét trên các chỉ tiêu về tỷ lệ mù chữ, tỷ lệ tốt nghiệp các
cấp, đi học đúng tuổi và tình trạng bỏ học.

Bảng 2.5: Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông đi học đúng tuổi phân theo cấp
học và phân theo giới tính
(ĐVT: người)

Năm

2014 - 2015

2015 - 2016

2016 - 2017

2018 - 2019


Tỷ lệ đi học đúng tuổi

95,3

96,1

96,3

96,3

Trong đó: Nữ

46,8

47,1

47,4

47,4

Tiểu học

97,3

97,5

97,4

97,4


5


Trong đó: Nữ

46,9

47,1

47,3

47,1

Trung học cơ sở

94,3

95,4

95,6

95,1

Trong đó: Nữ

46,2

46,6


46,8

46,8

Trung học phổ thơng

91,3

93,1

94,3

95,4

Trong đó: Nữ

47,3

48,2

49,0

49,4

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM năm 2017

Qua bảng 2.5 ta thấy được tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi qua các năm học ngày càng
tăng cao. Điều đó phản ánh cho ta thấy được những chính sách của nhà nước về phổ
cập giáo dục và năng lực huy động học sinh đã từng bước được cải thiện, giúp cho
nguồn nhân lực tương lai tránh nguy cơ bị mù chữ, khơng có bằng cấp ngày càng

giảm, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực rất lớn cũng như góp phần phát
triển kinh tể - xã hội ở TP.HCM.
Bảng 2.6: Tỷ lệ học sinh phổ thông lưu ban, bỏ học phân theo cấp học và
phân theo giới tính
(ĐVT: người)

Năm

2014 - 2015

2015 - 2016

2016 - 2017

0,87

0,81

0,87

Tiểu học

0,38

0,40

0,57

Trong đó: Nữ


0,11

0,11

0,15

Trung học cơ sở

1,30

1,31

1,35

Trong đó: Nữ

0,32

0,29

0,35

Tỷ lệ học sinh phổ thông lưu ban

6


Trung học phổ thơng

1,93


1,03

0,74

Trong đó: Nữ

0,67

0,31

0,23

0,30

0,68

0,64

Tiểu học

0,03

0,03

0,04

Trong đó: Nữ

0,01


0,01

0,01

Trung học cơ sở

0,42

1,02

0,98

Trong đó: Nữ

0,13

0,34

0,30

Trung học phổ thơng

0,89

1,96

1,64

Trong đó: Nữ


0,34

0,80

0,59

Tỷ lệ học sinh phổ thông bỏ học

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM năm 2017

Qua bảng 2.6 số lượng học sinh bỏ học, lưu ban không nhiều chỉ chiếm khoảng 1/10
tổng số học sinh đi học mỗi năm nhưng những con số này đang trở thành một đề toán
khá nan giải cho xã hội hiện nay. Nghĩ về tương lai, tình trạng bỏ học, lưu ban ngày
nay sẽ là một dấu hiệu đáng lo ngại do có tính liên thế hệ. Khi bố mẹ thất học hoặc học
vấn thấp thì nhiều khả năng con cái của họ sẽ rơi vào tình trạng tương tự, bởi họ không
đủ tri thức để hướng dẫn con cái trong việc học và thu nhập của họ cũng không đủ để
trang trải cho việc học của con cái. Vì thế chất lượng nguồn nhân lực hiện nay cũng
như tương lai đang trở thành một vấn đề mà TP.HCM cần giải quyết cấp bách nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực.
2.2.2.2. Trình độ chun mơn kĩ thuật

Bảng 2.7: Trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động tại TP.HCM
(ĐVT:%)

Trình độ

2015

2016


2017

Lao động chưa qua đào tạo

27,67

24,98

22,50

Sơ cấp nghề

25,59

26,09

26,69

Cơng nhân kỹ thuật lành nghề

17,74

18,43

18,81

Trung cấp

4,81


5,25

5,81

Cao đẳng

4,38

4,80

5,38

Đại học trở lên

19,81

20.45

20,81
7


Nguồn: Tính tốn của Trung tâm dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM

Bảng 2.8 đã thể hiện rõ được lao động chưa qua đào tạo tại TP.HCM từ năm 2015 đến
năm 2017 giảm 5,17%; lao động có trình độ sơ cấp nghề tăng 1,1%; cơng nhân kỹ
thuật lành nghề tăng 1,07%; lao động có trình độ trung cấp tăng 1%; lao động có trình
độ cao đẳng tăng 1%; lao động có trình độ đại học trở lên tăng 1%. Nhìn chung ta thấy
được nguồn nhân lực tại TP.HCM qua các năm gần đây đã nâng cao trình độ chun

mơn kĩ thuật đáng kể, giảm bớt được lao động chưa qua đào tạo, nâng cao được lao
động đã qua đào tạo. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn khá thấp so với nhu cầu thực tế của
thành phố.
3. Giải pháp cho vấn đề nghiên cứu

 Nâng cao trình độ học vấn và kỹ thuật lao động:


Cần tiến hành đổi mới từ khâu xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức tuyển
sinh đến quản lý hoạt động đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị để đổi
mới phương pháp dạy học, gắn dạy lý thuyết với thực hành, đổi mới công tác
kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo và kiểm định chất lượng để có những sản
phẩm đào tạo có giá trị và phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động.



Cùng với đó, nên rà sốt lại năng lực đào tạo của các trường ĐH, CĐ; quan tâm
cải thiện chế độ lương, thu nhập khác, đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ quản lý
giáo dục, giảng viên, giáo viên cho phù hợp với tình hình thực tế và u cầu
cơng việc; tạo cơ chế và động lực để họ yên tâm cống hiến cho sự nghiệp đào
tạo.



Đồng thời, có chế độ và chính sách phù hợp để thu hút sinh viên học và sau khi
tốt nghiệp yên tâm làm việc trong các ngành kinh tế, xã hội tại các vùng miền
nhà nước đang có nhu cầu.

 Khích lệ lao động tự học:



Cần ban hành chế độ chính sách và tạo điều kiện cho lao động tham gia bồi
dưỡng và tự học để nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng nghề nghiệp.

8




Cần xây dựng và vận hành cơ chế hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp
trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.



Các cơ quan quản lý phát triển nhân lực thông qua cơ chế này để gắn kết nhà
trường, người học và doanh nghiệp trong đào tạo, cung cầu nhân lực theo nhu
cầu của thị trường lao động.



Đồng thời, qua đó đánh giá thực trạng nguồn nhân lực để phối hợp tổ chức bồi
dưỡng, nâng cao kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng cho người lao động.

 Gắn chiến lược phát triển nhân lực với phát triển kinh tế xã hội:


Tập trung gắn kết việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với
chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
hội nhập kinh tế quốc tế; gắn quy hoạch phát triển nhân lực của mỗi bộ, ngành,
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đồng bộ với chiến lược, kế hoạch phát

triển chung của đất nước.



Nên tổ chức điều tra khảo sát nhân lực hiên đang làm việc và nhu cầu nhân lực
trong các năm tới của các ngành kinh tế, vùng miền để có định hướng trong
việc phân bổ nhân lực hợp lý về trình độ, cơ cấu ngành nghề phù hợp quy
hoạch phát triển nhân lực của địa phương, đất nước trong các giai đoạn.

 Trọng nhân tài và xây dựng xã hội học tập:


Giải pháp hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là coi
trọng việc phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, trọng dụng
nhân tài và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải gắn với phát triển xã hội
học tập.



Cụ thể, tiến hành phát hiện, bồi dưỡng, tuyển dụng, trọng dụng nhân lực chất
lượng cao, nhân tài, phải vừa khai thác được chất xám của họ trong nghiên cứu,
chế tạo, ứng dụng thành quả nghiên cứu, vừa khuyến khích họ tranh thủ học
tập, nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng; từ đó, xây dựng đội ngũ cán bộ
đầu ngành, chuyên gia giỏi ở các lĩnh vực, tổ chức, doanh nghiệp.

9





Bên cạnh đó, phương châm học tập suốt đời phải làm cho mỗi lao động thấu
hiểu, tự giác, chủ động học tập; tạo điều kiện cho người lao động học tập, bồi
dưỡng thường xun.



Đồng thời, thơng qua các hình thức đào tạo khơng chính quy, tạo điều kiện để
người lao động giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức và
kỹ thuật công nghệ mới ở các trung tâm đào tạo trong nước và trên thế giới

 Cải cách thông tin về thị trường lao động:


Đầu tư nguồn lực xây dựng cơ sở dữ liệu một cách đầy đủ, chính xác, khách
quan và minh bạch, tiến hành cung cấp kịp thời cho người lao động cũng như
học sinh sinh viên thông tin về đào tạo, nhân lực, việc làm và chiến lược, quy
hoạch phát triển nhân lực quốc gia, của các bộ ngành, địa phương.

 Tăng cường gắn kết nhà trường với doanh nghiệp:


Quá trình đào tạo gắn với công tác điều tra, khảo sát xây dựng hệ thống thông
tin nhu cầu thị trường nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao cho chín ngành
dịch vụ, bốn ngành công nghiệp trọng yếu và xuất khẩu lao động, trên cơ sở đó,
đẩy mạnh cơng tác tư vấn, định hướng người học, khắc phục tình trạng “khập
khiễng” trong cung và cầu lao động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Nguyễn Tiệp (2011), Giáo trình Nguồn nhân lực, NXB Lao động – Xã
hội

2. Niên giám thống kê 2017, Dân số và lao động, Cục thống kê TP.HCM. Truy
xuất từ
/>3.

Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM,
Báo cáo phân tích thị trường lao động năm 2018 và dự báo nhu cầu nhân lực
năm 2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Truy xuất từ

10


/>4.

Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM,
Báo cáo phân tích thị trường lao động năm 2017 và dự báo nhu cầu nhân lực
năm 2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Truy xuất từ
/>
5.

Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thơng tin thị trường lao động TP.HCM,
Báo cáo phân tích thị trường lao động năm 2016 và dự báo nhu cầu nhân lực
năm 2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Truy xuất từ
/>
6.

Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM,
Báo cáo phân tích thị trường lao động năm 2015 và dự báo nhu cầu nhân lực
năm 2016 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Truy xuất từ
/>
11




×