Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghiên cứu tình hình sử dụng điện tại thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.73 KB, 4 trang )

Bùi Nữ Thanh Hà

6

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐIỆN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
RESEARCHING THE USE OF ELECTRICITY IN DANANG
Bùi Nữ Thanh Hà
Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng;
Tóm tắt - Thực hiện chủ trương về chương trình tiết kiệm năng lượng
nói chung và tiết kiệm điện nói riêng, Tập đồn Điện lực Việt Nam
(EVN) đã chủ động đề ra nhiều kế hoạch hỗ trợ việc tiết kiệm điện hàng
năm. Hầu hết mọi đối tượng sử dụng điện trong nền kinh tế đều rất
nhiệt tình hưởng ứng các kế hoạch của EVN. Tuy nhiên, thực trạng ở
nước ta vẫn còn hiện tượng sử dụng điện chưa hợp lý và lãng phí. Bài
báo đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực tế về tình hình sử dụng
điện trên phạm vi toàn quốc và thành phố Đà Nẵng. Từ nghiên cứu đó,
đề xuất một số giải pháp nhằm đôn đốc mỗi người dân thường xuyên
tăng cường thực hiện chính sách tiết kiệm điện. Đây là một trong
những chính sách góp phần cải thiện mơi trường sống của tồn xã hội,
đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Abstract - In pursuit of the policy on energy saving in general and
power saving in particular, the Electricity of Vietnam (EVN) has
proposed many plans to support the annual electricity saving.
Almost all users of electricity in the economy are enthusiastic about
responding to EVN's plans. However, the current situation in our
country shows that the use of electricity is still unreasonable and
wasteful. This article has conducted a study and survey on
electricity use nationwide and in Da Nang city. Thereby, the study
proposes measures to contribute to the implementation of
electricity saving policy. Electricity saving will contribute to


improving the living environment in the whole society, boosting the
industrialization and modernization of the country.

Từ khóa - tình hình sử dụng điện; chương trình tiết kiệm điện; giải
pháp tiết kiệm điện; chính sách tiết kiệm điện; chính sách tiết kiệm
năng lượng.

Key words - electricity use; energy saving program; measure to
save electricity; policy on enhancing electricity saving; energy
saving policy.

1. Đặt vấn đề
Thực hiện chủ trương của Nhà nước về tăng cường tiết
kiệm điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chủ
động đề ra nhiều kế hoạch nhằm hỗ trợ việc tiết kiệm điện
trong toàn dân.
Hưởng ứng các kế hoạch này, nhiều hộ sản xuất, kinh
doanh đã bố trí lại thiết bị dùng điện vào các giờ hợp lý
trong ngày nhằm tránh bớt mức giá điện vào giờ cao điểm.
Nhờ vậy, trong năm qua các hộ đã tiết kiệm được chi phí
sử dụng điện đáng kể, mức tiêu hao thực tế chỉ còn khoảng
1/3 mức sử dụng theo cách trước đây. Phần lớn các hộ gia
đình đều đã ý thức rõ về việc tiết kiệm điện trong sinh
hoạt. Nhiều cơ quan hành chính sự nghiệp đã thực hiện
nghiêm túc nội quy, quy chế về sử dụng điện tiết kiệm
trong toàn đơn vị.
Mạng lưới điện chiếu sáng trên các đường phố đã có hệ
thống tự động điều chỉnh số lượng đèn chiếu sáng theo từng
khoảng giờ từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng. Đồng thời, việc tăng
cường sử dụng các loại bóng đèn có hiệu suất cao đã được

áp dụng rộng rãi.
Bên cạnh việc tích cực thực hiện tiết kiệm điện kể trên,
hiện tượng sử dụng điện chưa hợp lý và lãng phí vẫn cịn
xuất hiện nhiều tại các khu vực hành chính sự nghiệp, khu
vực chiếu sáng quảng cáo và chiếu sáng bán hàng.
Do vậy, việc nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp
nhằm tăng cường tiết kiệm điện trên phạm vi toàn quốc là
vấn đề hết sức cấp thiết, đang được cả thế giới quan tâm.

triển lưới điện 110 kV theo Quy hoạch phát triển điện lực
thành phố Đà Nẵng, phù hợp nhu cầu phát triển phụ tải, đặc
biệt là đáp ứng được những cơng trình trọng điểm của
Thành phố cũng như nhu cầu cao của các nhà đầu tư nước
ngồi. Các cơng trình trọng điểm hồn thành trong giai
đoạn 2013-2016 gồm:
- Nâng cơng suất TBA 110 kV Cầu Đỏ.
- Xây dựng TBA 110 kV Hòa Liên và đường dây nhánh rẽ.
- Xây dựng TBA 110 kV Hịa Xn.
- Nâng cơng suất TBA 110 kV An Đồn và 110 kV Xuân Hà.
Công ty đã đầu tư cấp điện 10 cơng trình nhằm đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng cao của thành phố. Trong
đó tỷ trọng sản lượng điện cung ứng cho nhóm ngành Cơng
nghiệp và Xây dựng là lớn nhất (Hình 1).

2. Kết quả nghiên cứu và khảo sát
2.1. Tình hình sử dụng và cung ứng điện của thành phố
Đà Nẵng [1]
Năm 2016, hoạt động kinh doanh và cung ứng điện của
Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng tăng trưởng vượt
bậc so với năm 2015.

Công ty đã chủ động thực hiện các dự án đầu tư phát

Hình 1. Sản lượng điện tiêu thụ theo các nhóm ngành
của thành phố Đà Nẵng năm 2016
1- Nhóm ngành Cơng nghiệp và Xây dựng (64,85%); 2- Nhóm
ngành Thương mại và Dịch vụ (14,21%); 3- Nhóm ngành Y tế,
Giáo dục, Tài chính và phụ trợ (20,94%)

Trong các nhóm ngành chính của thành phố thì nhóm
ngành Thương mại - Dịch vụ có chi phí sử dụng điện thấp
nhất. Tuy nhiên, căn cứ vào sản lượng điện đã sử dụng
trong năm thì đơn giá bình quân của 1 kWh điện được các
nhóm ngành Thương mại - Dịch vụ sử dụng là cao nhất
(Bảng 1).


ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 10(119).2017

Bảng 1. Tình hình sử dụng điện của thành phố Đà Nẵng năm 2016

TT

Nhóm ngành

Sản lượng điện tiêu
thụ năm 2016

Chi phí sử Đơn giá
dụng điện
bình

(triệu
qn
Sản lượng Tỷ trọng
đồng)
(đ/KWh) (1000KWh)
(%)

1

Công nghiệp và
Xây dựng

1.637.327,94

1.655

989.581,08

64,85

2

Thương mại và
Dịch vụ

487.426,08

2.248

216.790,21


14,21

3

Y tế, Giáo dục, Tài
chính và phụ trợ

552.955,09

1.731

319.508,15

20,94

1.525.879,44

100

Tổng cộng

2.677.709,11

Có thể thấy trong năm 2016, nhóm ngành Cơng nghiệp
và Xây dựng là nhóm ngành sử dụng điện năng lớn nhất,
trong khi đó, nhóm ngành Thương mại và Dịch vụ lại có
mức tiêu thụ điện năng thấp nhất.
Từ số liệu Bảng 1, đối chiếu với tổng sản lượng điện
thương phẩm: 2.525,02 triệu kWh [2] thì lượng điện tiêu thụ

của các hộ gia đình và chiếu sáng xấp xỉ 1 tỷ kWh. Con số
này nhắc chúng ta phải tăng cường hơn nữa việc tiết kiệm
điện trong từng hộ gia đình và điện chiếu sáng thành phố.
2.2. Các chương trình thực hiện tiết kiệm điện giai đoạn
2011 – 2015 của Việt Nam [2]
2.2.1. Chương trình Giờ Trái đất
Với vai trị là nhà tài trợ chính, trong suốt thời gian qua,
EVN đã phối hợp với Bộ Cơng thương thực hiện chương
trình của chiến dịch Giờ Trái đất, được tổ chức vào tháng
3 hàng năm. Chương trình này đã góp phần thúc đẩy hành
động tiết kiệm năng lượng và chống lại biến đổi khí hậu
tồn cầu.
2.2.2. Chương trình sử dụng bình đun nước nóng bằng
năng lượng mặt trời
Nhờ tuyên truyền quảng bá, việc sử dụng bình đun nước
nóng bằng năng lượng mặt trời được áp dụng ở nhiều nơi.
Chương trình đã có tác dụng đến việc tiết kiệm chi phí cho
nền kinh tế, bảo vệ mơi trường và phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.
2.2.3. Các chương trình tiết kiệm điện khác
- Dán nhãn năng lượng: Đây là chính sách thúc đẩy sử
dụng trang thiết bị hiệu suất cao, từng bước loại bỏ các
trang thiết bị hiệu suất thấp.
- Thực hiện hỗ trợ kỹ thuật đối với các nhà sản xuất, lắp
ráp, nhập khẩu, bán lẻ sản phẩm hiệu suất năng lượng cao
và các phòng thử nghiệm hiệu suất năng lượng trong nước.
- Hỗ trợ phát triển dịch vụ kỹ thuật và tài chính để thực
hiện các dự án đầu tư liên quan đến sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả theo mơ hình ESCO.
- Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người

dân về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phổ biến
sử dụng trang thiết bị hiệu suất cao, ứng dụng hầm Biogas
quy mơ hộ gia đình.
- Tổng cục Năng lượng đã tổ chức xây dựng định mức
tiêu thụ năng lượng cho một số ngành công nghiệp.
- Thành lập hệ thống quản lý năng lượng theo yêu cầu
của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo
tiêu chuẩn Hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001.

7

2.3. Một số khó khăn, thách thức đối với việc triển khai
Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Trong thời gian qua, việc triển khai Luật sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả thường gặp một số khó khăn,
thách thức:
- Do nhận thức của cộng đồng còn hạn chế nên hầu hết
các chủ hộ sử dụng điện chưa sẵn sàng tiếp cận với các
công nghệ và các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
- Một số doanh nghiệp bị hạn chế khả năng tài chính,
thiếu vốn nhưng lại khơng tiếp cận được với những khoản
vay tín dụng ưu đãi cho các dự án tiết kiệm năng lượng.
- Cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư thay thế
dây chuyền công nghệ lạc hậu bằng dây chuyền công nghệ
hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng còn gặp nhiều hạn chế.
- Sự kết hợp giữa các cơ quan quản lý tại địa phương
trong việc quản lý các doanh nghiệp còn hạn chế, thiếu sự
thanh tra, kiểm tra trong việc thực hiện các quy định của
Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
2.4. Một số lưu ý về tình trạng lãng phí điện [2]

2.4.1. Điện sử dụng trong các tồ nhà cao tầng
Đối với các toà nhà cao tầng, tiềm năng tiết kiệm năng
lượng là tương đối lớn, khoảng 10 - 40% so với trước khi
tiết kiệm. Do vậy, các đơn vị chủ quản, đơn vị khai thác,
vận hành cần quan tâm đúng mức về tình hình sử dụng
điện tại các tòa nhà cao tầng.
Theo số liệu thống kê, các hệ thống đường ống dẫn
nước, dẫn gió tại các tịa nhà cao tầng thường tổn hao nhiệt
năng trên đường ống rất lớn. Điều đó xảy ra là do khâu
thiết kế thiếu tính tốn kỹ các giải pháp chống nóng, dẫn
đến mức chênh lệch nhiệt độ trong và ngồi khơng gian
điều hòa khá lớn.
Về thiết bị chiếu sáng, cũng còn nhiều hạn chế trong sử
dụng. Nhiều thiết bị công suất lớn, cho độ sáng vượt quá
mức cần sử dụng.
Việc cung cấp nước nóng trong các tịa nhà chủ yếu được
thực hiện bằng các bình đun nước cục bộ sử dụng trực tiếp
nước lạnh thông thường, việc này gây ra tiêu tốn điện năng
rất lớn để đun và duy trì nhiệt độ nước nóng trong cả ngày.
Bên cạnh đó, các thang máy thường làm việc với mức
tải thực tế quá thấp so với mức hoạt tải quy định, gây lãng
phí điện năng rất nhiều.
2.4.2. Điện sử dụng cho chiếu sáng công cộng
Việc sử dụng điện chiếu sáng công cộng ở nước ta vẫn
cịn chưa hợp lý và lãng phí. Nhiều đường phố, điện chiếu
sáng sử dụng suốt đêm với độ sáng quá mức cần thiết.
Tại nhiều địa phương, đèn quảng cáo bố trí và đèn mắc
ở đầu ngõ xóm q dày và phần lớn dùng bóng đèn trịn sợi
đốt nóng sáng 100-300W. Các loại đèn này có hiệu suất
chiếu sáng thấp, ánh sáng không đều, chỗ sáng chỗ tối. Do

vậy, mặc dù đã tiêu hao nhiều năng lượng nhưng an tồn vẫn
khơng được đảm bảo, gây ra sự lãng phí điện khơng nhỏ.
3. Chính sách của Nhà nước về tăng cường tiết kiệm
điện trong giai đoạn hiện nay
3.1. Đề án Tiết kiệm điện giai đoạn 2016-2020 [3]
Theo số liệu của Bộ Công thương, trong giai đoạn từ


Bùi Nữ Thanh Hà

8

năm 2011 đến năm 2015, cả nước đã tiết kiệm được
11,88 tỷ kWh điện, góp phần tiết kiệm chi phí hoạt động
của tồn nền kinh tế lên đến 17.808 tỷ đồng.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng nói
chung, sử dụng điện nói riêng, ngày 11/7/2016, Hội đồng
thành viên EVN đã ban hành Nghị quyết số 184/NQ-HĐTV,
phê duyệt Đề án Tiết kiệm điện giai đoạn 2016 - 2020.
Trong đó, Tập đồn tiếp tục tập trung thực hiện các
chương trình trọng tâm như: Giờ Trái đất; Gia đình tiết
kiệm điện; Tiết kiệm điện trong trường học...
3.2. Nội dung cơ bản của Chính sách về Tăng cường tiết
kiệm điện của Thủ tướng Chính phủ năm 2017 [4]
Ngày 07/8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Chỉ thị số 34/CT-TTg nhằm yêu cầu các tổ chức, cá nhân
thực hiện nghiêm việc tiết kiệm điện với các nội dung
trọng tâm sau:
- Các đơn vị cần xây dựng và ban hành quy định về sử
dụng điện, thay thế, sửa chữa các trang thiết bị điện theo

quy định hiện hành.
- Đưa nội dung tiết kiệm điện vào chỉ tiêu đánh giá mức
độ hoàn thành nhiệm vụ, chấp hành kỷ luật nội bộ và thi
đua khen thưởng hàng năm.
- Tiếp tục áp dụng các giải pháp quản lý, quy chuẩn,
tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành trong chiếu sáng công cộng;
thực hiện tự động hóa các tuyến chiếu sáng cơng cộng xây
mới để giảm lượng ánh sáng theo khung thời gian, bảo đảm
giảm cường độ chiếu sáng khi không cần thiết.
- Các cơ quan tận dụng tối đa ánh sáng và thơng gió tự
nhiên, tắt đèn chiếu sáng và các thiết bị điện khi khơng có
nhu cầu sử dụng, chỉ sử dụng điều hịa nhiệt độ khi cần thiết.
- Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát, áp dụng chế
tài xử phạt đối với các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức
không thực hiện nghiêm các quy định về sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả nói chung và sử dụng điện tiết
kiệm nói riêng.
3.3. Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017-2020 [5]
Chương trình được ban hành kèm theo Quyết định số
3780/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2017 của UBND
thành phố Đà Nẵng, với mục tiêu cụ thể như sau:
* Tiết kiệm điện trong khâu phân phối và sử dụng điện
- Phấn đấu đến năm 2020 giảm tổn thất điện năng lưới
điện phân phối xuống còn 3,3%;
- Phấn đấu tiết kiệm ít nhất 1,5% điện thương phẩm
hàng năm;
* Tiết kiệm điện trong chiếu sáng công cộng
- Đến năm 2020, chấm dứt sử dụng đèn cao áp phóng
điện và chuyển sang sử dụng đèn chiếu sáng bằng công

nghệ LED trong thay thế, đầu tư xây dựng mới hệ thống
điện chiếu sáng cơng cộng;
- Triển khai thực hiện hồn thành đề án Thí điểm thay
thế hệ thống điện chiếu sáng cơng cộng bằng đèn LED với
quy mô thay thế 5% đèn cao áp phóng điện hiện trạng, góp
phần tiết kiệm điện năng khoảng 01 triệu kWh/năm; Từng
bước thực hiện thay thế đèn cao áp phóng điện hiện trạng

bằng đèn LED trong chiếu sáng công cộng, phấn đấu đến
năm 2020 sẽ thực hiện thay thế được ít nhất 10% đèn cao
áp phóng điện hiện trạng trên toàn địa bàn thành phố.
* Theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ việc triển khai đầu tư xây
dựng các nhà máy điện mặt trời. Phấn đấu đến năm 2020
có ít nhất 02 nhà máy điện mặt trời đi vào hoạt động.
Bảng 2. Ma trận SWOT đối với chương trình sử dụng điện
tiết kiệm và hiệu quả tại thành phố Đà Nẵng
O
Cơ hội

T
Thách thức

- Có Ban Xúc tiến và Hỗ trợ - Tiến bộ của khoa học kỹ
đầu tư xây dựng nhà máy thuật làm cho nhu cầu sử
phát điện năng lượng tái tạo. dụng điện ngày càng tăng
- Sự kiện APEC 2017 là cao trong nhiều lĩnh vực.
động lực cho tồn ngành Điều này địi hỏi Cơng ty
S
điện đã tập trung đầu tư cải TNHH MTV Điện lực Đà
Điểm tạo, phát triển lưới điện cho Nẵng và các cơ quan chức

mạnh thành phố.
năng nỗ lực hơn nữa trong
- Có sự tiếp sức từ Chính việc tăng cường tiết kiệm
phủ thông qua Chỉ thị số điện.
34/CT-TTg về việc tăng
cường tiết kiệm điện.
- Đặc thù địa lý có thời tiết
W diễn biến bất thường, xảy ra
bão, lũ hàng năm gây thiệt
Điểm hại nặng nề về nguồn, lưới
yếu điện và làm gián đoạn cung
cấp điện.

- Tình hình kinh tế đất nước
vẫn trong giai đoạn khó
khăn về tài chính, hạn chế
việc các hộ sử dụng điện
đầu tư các thiết bị sử dụng
điện tiết kiệm và hiệu quả.

Từ bảng ma trận SWOT trên, có thể thấy Chương trình
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng giai đoạn 2017-2020 là những chính sách vơ
cùng quan trọng và đúng đắn. Tuy nhiên để thực hiện được
chương trình này cần có sự nỗ lực của các cấp Lãnh đạo và
tất cả các hộ sử dụng điện.
4. Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần tăng cường tiết
kiệm điện trên phạm vi toàn quốc và thành phố Đà Nẵng
Bên cạnh những giải pháp được đề cập trong Chính
sách tăng cường tiết kiệm điện của Thủ tướng Chính phủ

trong năm 2017 và Chương trình sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn
2017-2020, bài báo này đề xuất thêm một số ý kiến nhằm
góp phần tăng cường thực hiện tiết kiệm điện trong giai
đoạn hiện nay:
4.1. Giải pháp tiết kiệm điện trong thiết kế, lựa chọn thiết
bị và khai thác sử dụng các cơng trình xây dựng
- Nghiên cứu thiết kế các phương án kiến trúc theo xu
hướng “cơng trình xanh” nhằm góp phần tăng cường tiết
kiệm năng lượng nói chung và tiết kiệm điện nói riêng.
- Thay thế máy điều hịa khơng khí cục bộ hiệu suất
thấp bằng các máy điều hồ khơng khí hiện đại, sử dụng
cơng nghệ biến tần, điều khiển công suất động cơ theo nhu
cầu thực tế mỗi lúc sử dụng.
- Lắp đặt rèm che, các tấm dán kính hoặc sử dụng kính
cách nhiệt để giảm lượng sức nóng ngồi trời xâm nhập
vào tịa nhà qua các kết cấu tường, trần; Thay thế hệ thống
chiếu sáng hiệu suất thấp bằng các thiết bị chiếu sáng tiết
kiệm điện hiện đang bán phổ biến trên thị trường.


ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 10(119).2017

- Điều khiển tắt bật các thiết bị chiếu sáng ngoài trời,
sử dụng chế độ tự động theo thời gian, theo độ sáng của
môi trường. Sử dụng đèn chiếu sáng sử dụng năng lượng
mặt trời.
- Cần thay thế việc sử dụng các bình đun nước nóng cục
bộ bằng việc sử dụng các trung tâm cấp nước nóng cho tồn
bộ tồ nhà. Sử dụng các bình nước nóng năng lượng mặt

trời, có thể sử dụng trực tiếp hoặc để gia nhiệt nước cấp
cho các bình đun nước nóng.
- Cần tính tốn lựa chọn cơng suất của các thiết bị điện
phù hợp với đặc tính sử dụng của tòa nhà. Sử dụng thiết bị
kết hợp biến tần để điều chỉnh công suất thiết bị phù hợp
theo nhu cầu thực tế.
4.2. Nâng cao nhận thức và tăng cường thực hành tiết
kiệm điện trong mỗi người dân, mỗi cán bộ công nhân
viên
Mỗi người dân cần nhận thức rõ tầm quan trọng và ý
nghĩa to lớn của việc tiết kiệm điện trong từng hoạt động
hàng ngày của mình. Bên cạnh các giải pháp tiết kiệm điện
được công ty điện lực tại các tỉnh thành vận động đến từng
hộ sử dụng điện, sau đây là các giải pháp đơn giản nhưng
hiệu quả trong việc tiết kiệm điện:
- Khi sử dụng máy điều hòa nhiệt độ, nên sử dụng ở
nhiệt độ cao kèm theo quạt tốc độ thấp để tăng hệ số tản
nhiệt. Nhờ vậy dù điều hòa chạy ở nhiệt độ cao, người sử
dụng vẫn cảm thấy mát. Với cách này, có thể tiết kiệm
được từ 10% - 15% điện năng so với cách dùng không
kèm theo quạt.
- Sau giờ làm việc, các cán bộ viên chức nên rút dây
nguồn ra khỏi ổ cắm hoặc cắt cầu dao điện vào phòng để
ngắt điện tuyệt đối, tránh tình trạng hao phí năng lượng
điện do dòng điện bị rò rỉ.
4.3. Đề xuất các hàm ý chính sách
- Cần xây dựng định mức về tiêu thụ điện cho từng
lĩnh vực công tác, từng ngành nghề trong toàn quốc. Đối
với các đơn vị sử dụng điện vượt quá định mức cho phép


9

sẽ bị tính giá điện ngồi định mức hay cịn gọi là giá
“phạt”. Giá phạt phải cao hơn rất nhiều lần so với giá điện
trong định mức.
Trái lại, đối với những đơn vị sử dụng điện thấp hơn
mức hao phí định mức thì có thể được hồn thuế hoặc miễn
giảm thuế.
- Tăng cường cơng tác tuyên truyền, vận động các chủ
hộ sử dụng điện sẵn sàng tiếp cận với các công nghệ và các
giải pháp tiết kiệm năng lượng.
- Áp dụng cơ chế mềm dẻo hơn đối với các chính sách
tín dụng ưu đãi nhằm giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp
cận với các dự án tiết kiệm năng lượng.
- Áp dụng cơ chế kiểm toán năng lượng, tăng cường
thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp trong việc thực hiện
các quy định của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả.
5. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy, để góp phần tăng
cường tiết kiệm điện trên phạm vi toàn quốc và trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng, mỗi người dân cần nhận thức được ý
nghĩa to lớn của việc tiết kiệm điện.
Tiết kiệm điện sẽ góp phần quan trọng vào việc đẩy
mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
Góp phần cải thiện mơi trường sống của tồn xã hội theo
xu hướng “Xanh và Bền vững”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Niên giám Thống kê thành phố Đà Nẵng 2016.
[2] Kế hoạch Sản suất kinh doanh và Đầu tư của Công ty TNHH MTV

Điện lực Đà Nẵng.
[3] Đề án Tiết kiệm điện giai đoạn 2016-2020.
[4] Chỉ thị số 34/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 07/8/2017 về
Tăng cường tiết kiệm điện.
[5] Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017-2020.

(BBT nhận bài: 09/10/2017, hoàn tất thủ tục phản biện: 25/10/2017)



×