Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Luận văn - Hoàn thiện thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công Ty Kiểm Toán và Dịch Vụ Phần Mềm TDK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.09 KB, 81 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i>Luận văn tốt nghiệp Thủ tụ c phân tích áp dụng trong kiểm toán BCTC</i>


<b>MỤC LỤC</b>



<b></b>



Trang


<b>CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...1</b>


1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ...1


1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu...1


1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn ...2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu ... 2


1.2.1. Mục tiêu chung... 2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể ... 2


1.3. Phạm vi nghiên cứu... 3


1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu ...3


<b>CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN</b>
<b>CỨU...5</b>


2.1. Phương pháp nghiên cứu ...5



2.1.1. Phương pháp đánh giá chung ...5


2.1.2. Phương pháp phân tích số liệu ...5


2.2. Khái niệm, nội dung và các yếu tố của thủ tục phân tích ...5


2.2.1. Khái niệm ...5


2.2.2. Các yếu tố của thủ tục phân tích ...7


2.3. Các phương pháp phân tích: ...9


2.3.1. Phương pháp xu hướng ...9


2.3.2. Phân tích tỷ số ... 10


2.3.3. Phân tích dự báo... 11


2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của thủ tục phân tích ... 12


2.4.1. Bản chất của từng khoản mục ...12


2.4.2.Bản chất của cơ sở dẫn liệu... ...12


2.4.3. Độ tin cậy của thông tin độc lập...12


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Luận văn tốt nghiệp Thủ tụ c phân tích áp dụng trong kiểm tốn BCTC</i>


2.4.5. Thời gian thực hiện thủ tục phân tích...13



2.4.6. Mức độ hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ...13


2.4.7. Mức trọng yếu của khoản mục... ...13


2.5. Quy trình thực hiện một thủ tục phân tich... ...14


2.5.1. Xác định số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng cần kiểm tra...14


2.5.2. Xác định mức độ sai sót cho phép... ...14


2.5.3. Xác định các tài khoản có sự chênh lệch lớn hơn sai sót cho phép...15


2.5.4. Xem xét và giải thích tính hợp lý của chênh lệch...15


2.5.5. Đánh giá kết quả kiểm tra...15


2.5.6. Lập tài liệu cho những khoản mục vừa phân tích...15


2.6. Ưu khuyết điểm của thủ tục phân tích...16


2.6.1. Ưu điểm của thủ tục phân tích...16


2.6.2. Khuyết điểm của thủ tục phân tích...16


2.7. Những lỗi thường gặp khi áp dụng thủ tục phân tích...16


2.8. Các chuẩn mực kiểm tốn về thủ tục phân tích...1 8
2.8.1. Chuẩn mực kiểm tốn quốc tế về thủ tục phân tích (ISA 520)...18


2.8.1.1. Định nghĩa... ...18



2.8.1.2. Tính chất và đối tượng của thủ tục phân tích...18


2.8.1.3. Mục đích của việc sử dụng thủ tục phân tích...19


2.8.1.4. Phạm vi áp dụng thủ tục phân tích...19


2.8.1.5. Mức độ tin cậy của các thủ tục phân tích...21


2.8.1.6. Khảo sát các yếu tố bất thường...22


2.8.2. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về quy trình phân tích...23


2.8.2.1. Định nghĩa...23


2.8.2.2. Nội dung và mục đích của quy trình phân tích ...23


2.8.2.3. Quy trình phân tích được sử dụng cho các mục đích... 23


2.8.2.4. Phạm vi áp dụng thủ tục phân tích...24


2.8.2.5. Mức độ tin cậy của quy trình phân tích ...25


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>Luận văn tốt nghiệp Thủ tụ c phân tích áp dụng trong kiểm tốn BCTC</i>


<b>CHƯƠNG 3:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠNG TY KIỂM TỐN VÀ DỊCH</b>


<b>VỤ PHẦN MỀM TDK... 27</b>


Giới thiệu về cơng ty kiểm tốn TD K...27



3.1. Quá trình hình thành và phát triển ... 27


3.2. Lĩnh vực hoạt động ...28


3.3. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động ... 31


3.4. Cơ cấu tổ chức ... 32


<b>CHƯƠNG 4: THỦ TỤC PHÂN TÍCH ÁP DỤNG TRONG KIỂM TỐN</b>
<b>BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ PHẦN</b>
<b>MỀM TDK ...35</b>


4.1. Giai đoạn lập kế hoạch...35


4.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán ...35


4.1.2. Tìm hiểu các vấn đề chung về khách hàng ...36


4.1.3. Phân tích tổng thể các khoản mục... 37


4.1.4. Phương pháp tiếp cận và đánh giá rủi ro kiểm toán ...39


4.1.5. Xác định mức trọng yếu kế hoạch ... 39


4.2. Giai đoạn thực hiện kiểm tốn ...41


4.2.1. Thủ tục phân tích áp dụng trong chương trình kiểm tốn hàng tồn kho và
giá vốn hàng bán ...42



4.2.2. Thủ tục phân tích áp dụng cho chương trình kiểm tốn doanh thu bán hàng
và các khoản phải thu... 47


4.2.3. Thủ tục phân tích áp dụng trong chương trình kiểm tốn tài sản cố định và
chi phí khấu hao ...52


4.2.4. Thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm tốn khoản mục thu nhập và chi
phí...57


4.2.5. Thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán nợ phải trả và nguồn vốn chủ
sở hữu.. ...62


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>Luận văn tốt nghiệp Thủ tụ c phân tích áp dụng trong kiểm tốn BCTC</i>


4.3. Giai đoạn hồn thành kiểm toán ...69


<b>CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC ÁP DỤNG</b>
<b>THỦ TỤC PHÂN TÍCH TẠI CƠNG TY KIỂM TỐN VÀ DỊCH VỤ PHẦN</b>
<b>MỀM TDK ...73</b>


5.1. Đánh giá quy trình thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm tốn BCTC trong
cơng ty kiểm tốn và dịch vụ phần mềm TDK ...73


5.1.1. Việc áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch và giai đoạn
hồn thành kiểm tốn ... 73


5.1.2. Việc áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm tốn ...73


5.2. Các ưu điểm và nhược điểm ...74



5.2.1. Ưu điểm...74


5.2.2. Nhược điểm... 74


5.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm
tốn báo cáo tài chính tài cơng ty kiểm tốn và dịch vụ phần mềm TDK ...74


<b>CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...76</b>


6.1. Kết luận ...76


6.2. Một số kiến nghị cùng cơng ty kiểm tốn và dịch vụ phần mềm TDK ...76
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO... ...</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Chương 1</b>



<b>GIỚI THIỆU</b>



<b>1. 1. Đặt vấn đề nghiên cứu:</b>


<b>1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu:</b>


- Việt Nam với nền kinh tế thị tr ường đang trên đà phát triển mạnh và trở


thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới – WTO. Do yêu cầu của nền


kinh tế nên hoạt động kiểm toán Việt Nam ra đời v à đang có những bước tiến


đáng kể cũng như nổ lực không ngừng để theo kịp với kiểm toán quốc tế. Việc ra
đời các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam v à được khuyến khích của Chính Phủ về



hoạt động kiểm tốn. V ì thế, hoạt động kiểm tốn có rất nhiều thuận lợi trên con


đường phát triển.


- Tuy nhiên trên đà phát tri ển đó hoạt động kiểm toán Việt Nam c òn gặp


một số vấn đề là các cơng ty kiểm tốn Việt Nam chưa tích lũy đủ kinh nghiệm


để đáp ứng các đòi hỏi của nghành kiểm tốn và cịn chưa thể cạnh tranh được


với các công ty kiểm tốn n ước ngồi tại Việt Nam. Chính vì thế, các cơng ty


kiểm tốn Việt Nam buộc phải tận dụng ưu thế, đầu tư nghiên cứu và liên kết với


các cơng ty kiểm tốn quốc tế...để có thế tích góp cho m ình nhiều kinh nghiệm


và bắt kịp với các kỹ thuật kiểm toán hiện đại, khoa học để có thể cạnh tranh v à


chiếm ưu thế trên đất nước của mình.


- Và trong các kỹ thuật kiểm toán, kỹ thuật phân tích có thể đ ược xem là


một kỹ thuật kiểm tốn có nhiều ưu điểm và hiệu quả, đóng vai trị quan trọng


trong việc nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm tốn.


- Vì thế, việc vận dụng phù hợp các thủ tục phân tích nhằm nâng cao hiệu


quả kiểm tốn trong thực tế l à rất quan trọng và rất cần thiết đối với các cơng ty



kiểm tốn Việt Nam. Nó góp phần l àm cho hoạt động kiểm toán ngày càng đứng


vững trên thị trường của chính mình và xa hơn nữa là có thể cạnh tranh và theo


kịp được trình độ hoạt động kiểm toán khu vực v à thế giới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

tầm quan trọng của các thủ tục phân tích trong các hợp đồng kiểm tốn n ên em


quyết định chọn đề tại: “ Hồn thiện thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán


báo cáo tài chính tại Cơng Ty Kiểm Tốn và Dịch Vụ Phần Mềm TDK”.


<b>1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn:</b>


- Dựa trên các chuẩn mực kiểm toán, kế toán Việt Nam hiện hành, các quyết


định cũng như thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán của Bộ tài chính.


- Thơng qua việc thu thập số liệu thực tế từ các file hồ sơ kiểm tốn tại cơng


ty kiểm toán và dịch vụ phần mềm TDK để minh họa cho quy trình thủ tục phân


tích áp dụng trong kiểm tốn báo cáo tài chính.


<b>1.2. Mục tiêu nghiên cứu:</b>


<b> 1.2.1. Mục tiêu chung:</b>


Áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm tốn BCTC được Cơng ty TNHH



kiểm tốn và dịch vụ phần mềm TDK thiết kế để tiến hành kiểm toán tại “Cơng


ty TNHH PKT”. Và từ đó đưa ra nhận xét và đánh giá tính hữu hiệu của việc áp
dụng thủ tục phân tích nhằm giúp cơng ty kiểm tốn hồn thiện thủ tục phân tích
của mình.


<b>1.2.2. Mục tiêu cụ thể:</b>


- Đưa ra cơ sở lý luận cho thủ tục phân tích áp dụng trong q trình kiểm


tốn


- Đánh giá thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn lập kế hoạch l à tìm


hiểu sơ bộ về đơn vị được kiểm tốn. Cịn trong giai đoạn thực hiện kiểm toán,


thủ tục phân tích áp dụng đối với các khoản mục để xem xét tính hợp lý của


chúng. Trong giai đoạn hồn thành kiểm tốn là để xem xét tính hợ lý tổng thể


của BCTC.


- Đi vào tìm hiểu việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm tốn báo cáo tài


chính tại các đơn vị mà cơng ty kiểm tốn TDK áp dụng với các đơn vị được


kiểm toán.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Đề ra một số kiến nghị và giải pháp cho cơng ty kiểm tốn để cơng ty có



thể hồn thiện hơn quy trình thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm tốn báo cáo


tài chính


<b>1.3. Phạm vi nghiên cứu:</b>


- Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu là thủ tục phân tích áp dụng trong


kiểm tốn báo cáo tài chính tại Cơng ty Kiểm Tốn v à Dịch Vụ Phần Mềm


TDK.


- Đề tài này được thực hiện từ ngày 02/02 đến 25/04/2009


<b>1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu:</b>


- “Thủ tục phân tích tại cơng ty kiểm tốn PricewaterhouseCoopers ”


<i>SVTH: Mạc Tú Lâm (Kế tốn 13 – Khóa 38)</i>


<i> GVHD: Ths. Võ Anh Dũng</i>


<i>Nội dung: thủ tục phân tích ngày càng đóng vai trị quan trọng trong cơng</i>


cuộc kiểm tốn. Thủ tục phân tích dóng vai trị quan trọng trong giai đoạn lập kế


hoạch kiểm tốn và giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán. Cịn trong giai
đoạn thực hiện kế hoạch kiểm tốn thì thủ tục phân tích được sử dụng kết hợp



với các thử nghiệm cơ bản. Thủ tục phân tích được kiểm tốn viên tại


PricewaterhouseCoopers s ử dụng một cách phổ biến, giúp kiểm toán viên tối ưu


hóa thời gian và chi phí cho cuộc kiểm tốn. Qua thời gian thực tập tại cơng ty
đã giúp hiểu rõ hơn về chi tiết thủ tục phân tích được áp dụng trong kiểm tốn


từng khoản mục của BCTC. Bên cạnh đó, đưa ra những nhận xét và kiến nghị


cùng công ty kiểm tốn PricewaterhouseCoopers.


- “ Vận dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm tốn BCTC tại cơng ty


kiểm tốn Việt Nam (VACO)”


<i>SVTH: Nguyễn Hà Thạch</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i>Nội dung: trong nền kinh tế thi trường, kiểm toán đã trở thành nhu cầu tất yếu</i>


nhằm nâng cao chất lượng quản lý của các doanh nghiệp. Các cơng ty kiểm tốn


độc lập những năm vừa qua đã chứng minh cho sự cần thiết của hoạt động này.


Một trong những nghiệp vụ chủ yếu của các cơng ty kiểm tốn cung cấp cho các


doanh nghiệp là kiểm tốn BCTC, đó là để xác minh về tính minh bạch của


BCTC của đơn vị. Do đó, các cơng ty kiểm tốn cần ngày càng nâng cao chất


lượng các dịch vụ kiểm toán để các doanh nghiệp tin tưởng vào dịch vụ cơng ty



kiểm tốn cung cấp. Để giải quyết vấn đề này các cơng ty phải khơng ngừng


hồn thiện và xây dựng phương pháp kiểm toán. Một trong những phương pháp
kỹ thuật tiên tiến và đạt hiệu quả cao trong kiểm tốn BCTC là thủ tục phân tích.


Trong các chuẩn mực được Bộ tài chính ban hành có chuẩn mực 520 – các thủ


tục phân tích trong kiểm toán BCTC là là một trong những phương pháp kiểm
toán quan trọng mang tính chất quyết định đối với chất lượng của cuộc kiểm
tốn. Qua việc thu thập và tìm hiểu thực tế cơng tác kiểm tốn tại cơng ty kiểm
toán càng nhận thức được tầm quan trọng của thủ tục phân tích. Tập trung đánh


giá thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC nhằm đưa ra các kiến nghị và giải


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>Chương 2</b>



<b>PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP</b>



<b> NGHIÊN CỨU</b>



<b>2.1. Phương pháp nghiên cứu</b>


<i>2.1.1. Phương pháp đánh giá chung:</i>


- Đề tài sử dụng phương pháp phân tích t ừ tổng thể đến cụ thể từng t ài


khoản. Nghiên cứu cách công ty kiểm tốn áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm


tốn báo cáo tài chính t ại các đơn vị. Qua việc thu thập dữ liệu để nghi ên cứu



một cách cụ thể các khoản mục khi sử dụng thủ tục phân tích, để từ đó có những


biện pháp để ngày càng nâng cao tính hi ệu quả của thủ tục phân tích trong kiểm


tốn báo cáo kiểm tốn.


<i>2.1.2. Phương pháp phân tích s ố liệu:</i>


- Phương pháp so sánh: là phương pháp nghiên c ứu số liệu dựa trên căn


cứ số liệu qua các năm, tiến h ành so sánh định lượng để đưa ra sự khác biệt,


những thay đổi chủ yếu đó l à sự so sánh số dư các tài khoản liên quan qua các


kỳ kế tốn.


- Phương pháp phân tích bi ến động: là phương pháp nghiên c ứu mà đối


tượng nghiên cứu sau khi đã được so sánh sẽ đưa ra những biến động cả về số


tương đối lẫn số tuyệt đối từ đó sẽ đ ưa ra nhận định, xem xét nguy ên nhân của


những biến động đó.


<b>2.2.Khái niệm, nội dung và các yếu tố của thủ tục phân tích:</b>


<i><b>2.2.1. Khái niệm:</b></i>


- Trong các cuộc kiểm toán, kiểm toán vi ên phải thu thập đầy đủ bằng



chứng để làm cơ sở ý kiến của mình cho báo cáo tài chính c ủa đơn vị. Kiểm tốn


viên có thể sử dụng nhiều biện pháp để thu thập đ ược các bằng chứng một cách


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

rãi trong các cuộc kiểm toán hiện nay v à trở thành một kỹ thuật thu thập bằng


chứng cần thiết.


- Theo đoạn 20 VSA 500 “ kiểm toán vi ên thu thập bằng chứng kiểm toán


bằng các phương pháp sau: kiểm tra, quan sát, xác nhận, tính tốn v à quy trình


phân tích. Việc thực hiện các phương pháp này một phần tùy thuộc vào thời gian


thu thập được các bằng chứng kiểm toán”. Qua ý kiến tr ên càng cho thấy tầm


quan trọng của thủ tục phân tích trong kiểm tốn b áo cáo tài chính


- Thủ tục phân tích là việc so sánh các thơng tin t ài chính giữa các kỳ, các


niên độ, hoặc so sánh thông tin t ài chính của đơn vị với thông tin trong ng ành
tương tự. Mọi biến động và quan hệ bất thường được phát hiện khi thực hiện thủ


tục phân tích đều phải đ ược tìm hiểu và giải thích nguyên nhân. Như vậy, thủ tục


phân tích dựa trên sự hợp lý chứ khơng dựa tr ên sự chính xác.


- Thủ tục phân tích bao gồm việc áp dụng các kỹ thuật kiểm toán để phân



tích và tiên đốn các m ối quan hệ giữa dữ liệu tài chính và dữ liệu hoạt động.


Kiểm toán viên thường thiết lập các giả thiết về các dữ liệu v à ước tính số liệu


sau đó kiểm tra so sánh với số liệu của đ ơn vị để tìm ra xem có biến động bất
thường nào khơng.


- Thủ tục phân tích được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của quy tr ình


kiểm tốn:


+ Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, phân tích giúp xác định nội dung,


thời gian, phạm vi của các thủ tục kiểm toán; đồng thời h ướng dấn sự chú ý của


kiểm toán viên đến những bộ phận cần phải điều tra đặc biệt.


+ Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, phân tích l à một loại thử nghiệm


cơ bản, nó cung cấp bằng chứng về sự hợp lý của những khoản mục tr ên báo cáo


tài chính hoặc các thơng tin tài chính riêng biệt.


+ Trong giai đoạn hồn thành kiểm tốn, phân tích được sử dụng để xem


xét lại tổng quát lại lần cuối về to àn bộ số liệu đã được kiểm toán nhằm cũng cố


thêm cho kết luận đã được đề ra, hoặc giúp nhận thấy những vấn đề cần phải tiến


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Thủ tục phân tích được đánh giá là một thủ tục kiểm tốn có hiệu quả v ì



thời gian ít, chi phí thấp, m à lại có thể cung cấp những bằng chứng về sự đồng


bộ, hợp lý chung về các số liệu kế toán; đồng thời giúp đánh giá được những nét


tổng thể và không sa vào các nghi ệp vụ cụ thể.


- Các thủ tục phân tích được sử dụng để:


+ Trợ giúp trong việc lập kế hoạch kiểm toán, nhận ra đ ược cơ sở dẫn liệu


quan trọng


+ Thu thập bằng chứng kiểm toán một cách hợp lý và hiệu lực


+ Trợ giúp trong việc xem xét lại v à xử lý các phát hiện trong kiểm toán


+ Trợ giúp trong việc xây dựng các thông tin hữu ích trong các báo cáo


gửi cho khách hàng


<i><b>2.2.2. Các yếu tố của thủ tục phân tích:</b></i>


Thủ tục phân tích gồm 3 yếu tố: dự đoán, so sánh và đánh giá


- Dự đoán bao gồm các bước sau:


+ Đưa ra một mơ hình để dự đốn


+ Xác định những biến tài chính và những biến hoạt động cùng với mối



quan hệ giữa hai loại biến này. Việc xác định được bản chất mối quan hệ của các


biến tài chính và các biến hoạt động có liên quan là rất quan trọng trong việc xây


dựng nên một mơ hình dự đốn.


+ Trong một vài trường hợp, việc xác định cho đ ược mối quan hệ giữa


các dữ liệu khơng phải là đơn giản, nó đời hỏi một sự sáng tạo, biết lựa chọn v à


xây dựng các giả định của ng ười phân tích.


+ Xây dựng một mơ hình để kết hợp những thơng tin:


 Thường khi đã xác định được mối quan hệ giữa chúng, ta cố gắng


biến đổi mối quan hệ đó thành một quan hệ số học (một cơng thức, một mơ h ình)


 Khi một biến chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố th ì ta phải đảm bảo


đưa vào mơ hình tất cả các nhân tố này hoặc ít ra những ảnh hưởng quan trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

 Tổng số liệu thể hiện một sự kết hợp những ảnh h ưởng và kết quả


của khá nhiều những mối li ên hệ và những sự kiện về hoạt động v à tài chính. Thủ


tục này càng áp dụng chi tiết bao nhiêu thì những mối quan hệ cà những sự kiện


này càng ít phức tạp hơn bấy nhiêu và thủ tục này càng có khả năng cung cấp một



dự đốn đúng và chính xác hơn.


+ Dự đốn vào mơ hình đã xây dựng:


 Bổ sung và mơ hình các biến số thu thập được để tìm ra một kết quả


dự đốn theo mơ hình đã xây dựng


- So sánh gồm các bước sau:


+ Xác định mức sai lệch cho phép


+ Việc sử dụng một mô h ình để dự đốn chắc chắn l à sẽ có những sai số


do:


 Bản thân các hệ số được sử dụng trong mơ h ình chưa phản ánh đầy


đủ thực sự các nhân tố có ảnh h ưởng


 Thu thập các số liệu thế vào các biến số chưa chính xác, nghĩa là bản


thân các số liệu đóng vai trị biến số được thu thập là chưa chính xác.


+ Do đó, trước khi so sánh số liệu dự đoán với số liệu khách h àng cung


cấp, ta cần xác định một ng ưỡng (mức) sai lệch cho phép v à nếu việc so sánh


cho một kết quả vượt quá ngưỡng này được coi là chênh lệch đáng kể và có sự



chưa hợp lý trong số liệu khách h àng cung cấp.


+ So sáng số liệu dự đoán với số liệu khách h àng


+ Trình bày với khách hàng về những chênh lệch và u cầu giải thích


+ Qua trình bày cho khách hàng về những chênh lệch, khách hàng có thể


có nhiều giải thích mà kiểm toán viên cần phải thận trọng tr ước những lời giải


thích này và tìm ra cho được lời giải thích phù hợp nhất. Để xác định được lời


giải thích phù hợp, kiểm tốn viên cần chứng thực những lời giải thích. Việc n ày


có thể thực hiện bằng cách phỏng vấn với nhiều h ơn một nhân viên và xem xét


đến tính nhất quán của chúng hoặc có thể bằng những bằng chứng khácm à khách


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Đánh giá:


+ Ở bước này rất cần đến sự linh hoạt của kiểm toán vi ên. Đánh giá ở đây


không chỉ đơn thuần dựa trên những so sánh toán học m à cịn dựa trên sự xét


đốn nghề nghiệp của kiểm tốn vi ên


+ Với những giải thích được chấp nhận (nếu có) cho những ch ênh lệch mà


kết qủa của sự so sánh:



 Vẫn có những bất hợp lý (những ch êng lệch cịn đáng kể) thì có nghĩa


là kiểm tốn viên đã không thu thập được một bằng chứng kiểm toán và kiểm


tốn viên nên cân nhắc xem có nên tiến hành những thủ tục khác thay thế, hoặc


trong một vài trường hợp, kiểm toán vi ên nên xem xét đến khả năng hồn thiện


hơn mơ hình dự đốn để chính xác h ơn và là cho chệnh lệch có thể giảm xuống.


Nếu vẫn khơng giải thích đ ược thì chênh lệch này sẽ được đưa vào bảng tóm tắt


về những chênh lệch chưa điều chỉnh.


+ Đã ở mức hợp lý: tùy theo tính chất trọng yếu của khoản mục để quyết


định xem có nên:


 Chấp nhận nó như một bằng chứng kiểm tốn


 Thận trọng hơn: hồn thiện hơn nữa dự đốn của chúng ta về kết quả


so sánh chính xác hơn.


 Thận trọng hơn nữa: tiến hành kiểm tra chi tiết


<i><b>2.3. Các phương pháp phân tích:</b></i>


<b>2.3.1. Phân tích xu hướng: là xem xét xu hư ớng biến động của số liệu theo</b>



thời gian và phát hiện ra xu hướng bất thường (tăng hoặc giảm đột ngột) m à


khơng có lý do rõ ràng.


- Việc đánh giá một xu hướng là bất thường được xem xét trong mối quan hệ


với các thơng tin khác: tính chu kỳ, tính thời vụ, tác nhân ảnh h ưởng bất


thường...


- Các kỹ thuật được sử dụng trong phân tích xu h ướng:


<i>+ Đồ thị: số liệu được đưa ra trên đồ thị giúp ta có thể đánh giá đúng về xu</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

trên đồ thị có thể cho ta một dự đoán về mộ t xu hướng phát triển của đối t ượng


phân tích và ta có thể so sánh và ta có thể so sánh dự đốn này với thực tế.


<i>+ Các tính tốn đơn giản: dựa theo các xu hướng trong quá khứ, ta có thể</i>


áp dụng xu hướng đó để dự dốn cho hiện tại, kỹ thuật n ày áp dụng cho trường


hợp khơng có những tác động lớn đáng kể đối với đối t ượng phân tích.


<i>+ Các tính tốn phức tạp: được sử dụng trong trường hợp xu hướng biến</i>


động là phức tạp, việc đưa ra các phép tính ph ức tạp nhằm loại trừ ảnh h ưởng của


các nhân tố phụ.



 Lưu ý:


- Phân tích xu hướng tiến hành phân tích về những thay đổi ở số d ư tài


khoản, một khoản mục hoặc một nhân tố nhất định trong suốt những thời kỳ kế


toán đã qua (theo năm hoặc tháng). Do đó, khi phân tích xu h ướng ta phải luôn


nhận thức được rằng những xu hướng trước kia có thể khơng có li ên quan gì đến


xu hướng hiện tại và trong thực tế có thể chúng làm cho ta mắc sai sót.


- Phân tích xu hướng chỉ được xem xét khi chúng ta đánh giá rằng nhữn g xu


hướng trước kia thật sự có những liên quan tới hiện tại.


<b>2.3.2. Phân tích tỷ số: là việc tính các tỷ số kỳ hiện tại rồi đối chiếu với các tỷ</b>


số của các kỳ trước, các tỷ số trong cùng ngành...để tìm hiểu tình hình biến động


của đơn vị cũng như đánh giá những sự thay đổi.


- Trong phân tích tỷ số, điểm cần lưu ý là chúng ta phải tìm những tỷ số có ý


nghĩa kinh tế, bản thân nó có tính chất, khó thay đổi theo thời gian hoặc giữa các


công ty trong cùng ngành. Chúng ta có th ể sử dụng tỷ số:


+ Giữa những số dư tài khoản



+ Giữa số dư tài khoản với số liệu hoạt động


 Lưu ý:


- Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ta cũng phải xem xét đến những tỷ số đặc th ù


của một ngành kinh doanh then ch ốt và những biểu hiện chính về rủi ro kinh


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

đều xem xét mà phải lựa chọn những tỷ số đặc th ù nhất để việc phân tích đạt
được hiệu quả.


- Thường khi phân tích tỷ số chúng ta cũng phải xem xét tới những xu


hướng cho tỷ số đó.


2.3.3. Phân tích dự báo: là việc dựa trên những dữ liệu sẳn có (cả dữ liệu t ài


chính và dữ liệu hoạt động) để ước tính ra số liệu cần phân tích v à đối chiếu với


số liệu khách hàng cung cấp để nhận dạng và giải thích cho những khác biệt bất


thường.


- Phân tích dự báo bao gồm các bước:


+ Đưa ra một công thức ước tính số liệu cần kiểm tra


+ Ước tính và so sánh với số liệu cần kiểm tra



+ Giải thích những biến động, những ch ênh lệch bất thường


- Trong đó việc đưa ra một cơng thức ước tính được xem là bước quyết định


nhất và cũng đòi hỏi khả năng của người phân tích nhất. Việc đ ưa ra một cơng


thức ước tính phù hợp sẽ cho một kết quả dự báo chính xác v à ngược lại sẽ cho


một kết quả dự báo thiếu chính xác v à dẫn đến những đánh giá sai lầm về số liệu


kiểm tra.


 Như vậy nhìn chung các thủ tục phân tích:


- Có thể sử dụng được đối với bất kỳ khoản mục nào nhưng xét về hiệu


quả thì thủ tục phân tích có hiệu quả h ơn đối với các khoản mục tr ên báo cáo kết


quả hoạt động kinh doanh h ơn là các khoản mục trên bảng cân đối kế tốn.


- Phân tích xu hướng và phân tích dự báo được sử dụng nhiều do những ưu


điểm của nó.


- Mức độ tin cậy của phân tích dự báo l à cao nhất vì nó kết hợp các thơng


tin tài chính và các dữ liệu hoạt động. Phân tích tỷ số đ ược dựa trên mối quan hệ


của các báo cáo tài chính khác nhau nhưng có liên quan đ ến nhau nên cũng cung



cấp các thơng tin có giá trị. Phân tích xu h ướng được xem là cung cấp các dữ liệu


có mức độ tin cậy thấp nhất v ì nó dựa nhiều vào việc xem xét các dữ liệu năm


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Có thể tóm lược về phương pháp sử dụng ba loại thủ tục phân tích nh ư


sau:


<b>Loại thủ tục phân tích</b> <b>1 kỳ</b> <b>Nhiều kỳ</b>


1 tài khoản Phân tích dự báo Phân tích xu hướng


Nhiều tài khoản Phân tích tỷ só Phân tích xu hướng của tỷ số


<b>2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của thủ tục phân tích</b>


<i><b>2.4.1. Bản chất của từng khoản mục :</b></i>


- Trong Báo cáo tài chính, các khoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động


kinh doanh có hiệu quả khi áp dụng thủ tục phân tích h ơn là các khoản mục trên


bảng cân đối kế toán


- Các khoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả trực


tiếp từ hoạt động kinh doanh trong kỳ nên có thể có những ước tính dễ dàng hơn.


- Các khoản mục trên bảng cân đối kế toán chịu ảnh h ưởng của nhiều nhân



tố mà trong đó có cả cách hoạch toán của kế toán n ên kiểm toán viên khó ước


đốn hơn.


<i><b>2.4.2. Bản chất của cơ sở dẫn liệu:</b></i>


- Thủ tục phân tích có thể có hiệu quả h ơn các thủ tục khác đối với một c ơ


sở dẫn liệu này lại kém hiệu quả hơn đối với một cơ sở dẫn liệu khác.


- Đối với cơ sở dẫn liệu “ sự đầy đủ” th ì thủ tục phân tích tỏ ra có hiệu quả


hơn các thử nghiệm chi tiết, còn đối với cơ sở dẫn liệu “ sự tồn tại v à phát sinh”


thì ngược lại, thủ tục phân tích có hiệu quả hạn chế h ơn các thủ tục khác.


<i><b>2.4.3. Độ tin cậy của thông tin độ c lập:</b></i>


- Các thông tin độc lập mà kiểm toán viên thu thập nhằm làm cơ sở để dự


đoán và đối chiếu với một số liệu nào đó của khách hàng. Nếu các thơng tin này


là thiếu chính xác thì sẽ dẫn đến kết quả dự đoán của kiểm toán vi ên thiếu độ


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<i><b>2.4.4. Tính độc lập với các thủ tục phân tích:</b></i>


- Để làm tăng tính hiệu quả của thủ tục phân tích chúng ta n ên tránh sự trùng


lắp giữa các thủ tục phân tích cũng nh ư các thủ tục kiểm toán khác về c ùng một



mục đích hoặc những mục đích t ương tự nhau.


- Việc áp dụng nhiều thủ tục kiểm toán khơng cần thiết đơi khi cịn gây phức


tạp do những kết quả thu đ ược khác nhau và làm cho kiểm tốn viên mất nhièu


thời gian giải thích cho những ch ênh lệch để đảm bảo một sự hợp lý thống nhất.


Nhiều bằng chứng kiểm toán cho một vấn đề đ ương nhiên là có hiệu lực hơn tuy


nhiên sẽ khơng hiệu quả nếu nh ư kiểm tốn viên cảm thấy đã có được một bằng


chứng kiểm tốn đáng tin cậy.


<i><b>2.4.5. Thời gian thực hiện thủ tục phân tích :</b></i>


- Thủ tục phân thích có hiệu quả nhất nếu nh ư áp dụng cho toàn niên độ


kiểm toán. Trong trường hợp áp dụng thủ tục phâ n tích cho một phần của niên độ,


vaitrị của thủ tục phân tích là giúp cho kiểm tốn viên hiểu biết về tình hình kinh


doanh và phân tích rủi ro hơn là cung cấp một bằng chứng kiểm toán cho các cở


sở dẫn liệu trên Báo cáo tài chính.


<i><b>2.4.6. Mức độ hữu hiệu của hệ th ống kiểm soát nội bộ:</b></i>


- Với một hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém, việc chỉ đ ơn thuần áp dụng



thủ tục phân tích, cho d ù đối với một khoản mục không trọng yếu, để đi đến kết


luận ngay thì rủi ro rất cao. Do đó, đối với một hệ thống kiểm soát nội bộ yếu


kém thì thủ tục phân tích khơng thể là thủ tục chính mà các thử nghiệm chi tiết sẽ


là trọng tâm, thủ tục phân tích trong tr ường hợp này chỉ có giá trị định hướng,


xem xét tính hợp lý tổng thể của các khoản mục


<i><b>2.4.7. Mức độ trọng yếu của khoản mục :</b></i>


- Đối với những khoản mục trọng yếu, việc kết hợp giữa thủ tục phân tích


với các thử nghiệm chi tiết đ ược xem là cần thiết để tránh rủi ro.


- Trong trường hợp này không phải là phủ nhận tính hiệu quả của thủ tục


phân tích mà cần nhận thức được rằng thủ tục phân tích ở đâ y sẽ có tác dụng to


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

chế nên việc thực hiện các thử nghiệm chi tiết phải đ ược xem xét đến và ở chừng


mực nào là do kết quả của thủ tục phân tích quyết định.


- Cịn đối với những khoản mục không trọng yếu, nếu nhận thấy thủ tục


phân tích đã đủ đảm bảo mức độ tin cậy th ì kiểm tốn viên có thể khơng cần bổ


sung thêm các thử nghiệm chi tiết. Vấn đề này là tùy thuộc vào sự xét đoán nghề



nghiệp của kiểm toán viên.


<b>2.5. Quy trình thực hiện một thủ tục phân tích</b>


Thực hiện được một thủ tục phân tích kiểm tốn vi ên cần thực hiện hồn chình


các bước sau:


<i><b>2.5.1. Xác định số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng cần kiểm tra:</b></i>


- Đây là mục tiêu của thủ tục phân tích v à là cơ sở để lựa chọn một thủ tục


phân tích phù hợp cũng như thực hiện các thao tác phục vụ cho việc ước tính.


- Để xác định số dư các tài khoản cũng như các sai sót tiềm tàng cần kiểm


tra thì kiểm tốn viên phải có những xét đốn ri êng mang tính nghề nghiệp để cho


khi thực hiện thủ tục phân tích có thể đạt được hiệu quả mong muốn.


<i><b>2.5.2. Xác định mức độ sai sót cho phép :</b></i>


- Việc xác định mức độ sai sót cho phép dựa v ào sự xét đoán của kiểm tốn


viên là chủ yếu. Trong một vài trường hợp thì việc xác định mức độ sai sót cho


phép dựa vào định lượng thì dễ dàng hơn nhưng cịn những khoản mục trọng yếu


mang tính định tính thì việc xác định mức độ sai sót cho phép l à khơng dễ dàng
và khơng có cơ sở rõ ràng.



- Vì thế, kiểm tốn viên thường xác định mức độ sai sót cho phép dựa v ào:


+ Độ lớn của khoản mục kiểm toán


+ Mức trọng yếu


+ Mức độ rủi ro tài khoản


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<i><b>2.5.3. Xác định các tài khoản có sự chệnh lệch lớn h ơn sai sót cho phép:</b></i>


- Về nguyên tắc ta chỉ xem xét các t ài khoản nào có sự chênh lệch giữa số


liệu ước tính với số liệu của khách h àng lớn hơn mức sai sót cho phép mà kiểm


tốn viên đã xác định


<i><b>2.5.4. Xem xét và giải thích tính hợp lý của sự ch ênh lệch:</b></i>


- Tìm ra giải thích cho sự chênh lệch: để tìm ra những lý giải hợp lý cho sự


chênh lệch


<i><b>2.5.5. Đánh giá kết quả kiểm tra:</b></i>


- Đánh giá về mức độ đảm bảo hợp lý đạt đ ược: việc đi tìm lời giải thích


hợp lý cho sự chênh lệch khơng phải lúc nào cũng mang lại một kết quả là chênh


lệch đã được điều chỉnh lại và phù hợp với mức cho phép. Đối với những t ài



khoản mà sau khi thu thập được thêm thơng tin và có thể cho thấy rằng nó có số


dư hợp lý thì xem như kiểm toán viên đã thu thập được một bằng chứng kiểm


toán và thủ tục phân tích đã đạt được mục tiêu của nó.


- Xem xét và đánh giá các khác bi ệt không thể giải thích đ ược: khi không


xác định được nguyên nhân gây ra chênh lệch hoặc mức chênh lệch sau khi điều


chỉnh vẫn còn lớn hơn mức sai sót cho phép, kiểm tốn vi ên đã khơng thu được


bằng chứng kiểm tố n theo dự tính và kiểm tốn viên cần phải cân nhắc có n ên


tiến hành một thủ tục khác thay thế không, kiểm toán vi ên sẽ nghi ngờ về khả


năng xảy ra sai sót, gian lận ở khoản mục này và tập trung nhiều hơn vào các thử


nghiệm chi tiết.


<i><b>2.5.6. Lập tài liệu cho những khoản mục vừa phân tích: là việc trình bày lại</b></i>


một cách hệ thống và mang tính nghiệp vụ trong hồ sơ kiểm toán để cấp trên khi


đọc vào hồ sơ kiểm tốn có thể đánh giá đ ược cơng việc của kiểm toán vi ên.


- Giấy tờ làm việc cho thấy những cơng v iệc gì đã được thực hiện, người


thực hiện, thời gian và kết luận gì được rút ra. Ngồi ra đối với một thủ tục phân



tích thì giấy làm việc cần có thêm các nội dung:


- Các mô tả về giả định để đưa ra dự đoán


- Các số liệu mốc được sử dụng cho dự đoán đ ã được thu thập và được


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

- Những giải thích thu được cho sự chênh lệch và những kiểm tra của kiểm


tốn viên


- Kiểm tốn viên đã tính tốn các số liệu như thế nào, căn cứ phương thức


nào, tài liệu nào...


<b>2.6. Ưu khuyết điểm của thủ tục phân tích:</b>


<i>2.6.1. Ưu điểm của thủ tục phân tích:</i>


+ Thủ tục phân tích cung cấp các bằng chứng về sự đồng bộ, chính xác v à


có giá trị về số liệu kế tốn


+ Thủ tục phân tích giúp đánh giá đ ược những nét tổng thể v à không bị sa


vào các nghiệp vụ cụ thể


+ Thủ tục phân tích chỉ cần ít thời gian v à chi phí


+ Thủ tục phân tích có thể sử dụng đối với tất cả các khoản mục



+ Thủ tục phân tích được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của quy t ình


kiểm tốn


<i>2.6.1. Khuyết điểm của thủ tục phân tích:</i>


+ Thủ tục phân tích cho bằng chứng có độ tin cậy khơng cao


+ Thủ tục phân tích khơng phát hiện đ ược các sai sót có giá trị nhỏ hoặc các


những sai sót lớn nhưng vận động ngược chiều nhau, bù trừ lẫn nhau.


+ Thủ tục phân tích phải dựa tr ên mối quan hệ bản chất giữa các chỉ tiêu


được so sánh


+ Thủ tục phân tích chỉ sử dụng một m ình khi khoản mục khơng trọng yếu,


rủi ro thấp. Do đó, thường phải kết hợp thủ tục phân tích với thử nghiệm chi tiết


+ Hệ thống kiểm soát nội bộ phải t ương đối tốt vì nếu áp dụng thủ tục phân


tích với hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém sẽ có rủi ra cao.


<i><b>2.7. Những lỗi thường gặp khi áp dụng thủ tục phân tích:</b></i>


<i>- Thiếu sự hiểu biết đặc th ù về ngành kinh doanh đó:</i>


+ Nếu thiếu sự hiểu biết đặc th ù về ngành kinh doanh đó kiểm toán viên sẽ



</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

viên hiểu biết rõ về những đặc thù của ngành kinh doanh của khách hàng thì mới


có thể dự đốn số liệu một cách hợp lý v à có thể đánh giá chính xác đ ược những


số liêu trên Báo cáo tài chính của khách hàng, mà những số liệu này có thể được


đánh giá và nhìn nhận một cách có thể ho àn tồn khác hẳn đối với những người


khơng hiểu rõ về ngành kinh doanh đó.


<i>- Mơ hình dự đốn chưa được xây dựng phù hợp:</i>


+ Kiểm tốn viên đưa ra mơ hình dự đốn chưa phù hợp với mục tiêu hoặc


chưa kết hợp được những biến có ảnh h ưởng quan trọng làm cho dự đốn thiếu


chính xác, kiểm tốn viên vẫn có xu hướng lựa chọn xây dựng một mơ h ình đơn


giản trong khi biết rằng một mơ h ình phức tạp hơn và hoàn chỉnh hơn sẽ phù hợp


hơn. Cũng có thể do kiểm tốn vi ên thiếu kinh nghiệm nên áp dụng thủ tục phân


tích khơng phù hợp dẫn đến kết quả ước tính khơng đảm bảo mục ti êu.


<i>- Chỉ “xem lướt” để phát hiện các bất th ường:</i>


+ Kiểm toán viên thường có xu hướng xem lướt qua các số liệu, chọn ra


những số liệu bất thường (có biến động lớn h ơn rất nhiều so với số liệu khác ) để



giải thích. Việc làm này là đúng để phát hiện những điểm bất th ường một cách


nhanh chóng, tuy nhiên như th ế là chưa đầy đủ bởi có những số liệu ở những thời
điểm có biến động lớn l à hợp lý và cũng có những số liệu khác khơng biến động


nhiều so với các số liệu khác nh ưng lại bất thường. Dó đó, kiểm tốn vi ên cần


chủ động trong dự đoán các số liệu ở những thời điểm khác nhau qua ước tính rồi


đối chiếu với số liệu sổ sách. Từ đó, phát hiện các số liệu cần giải thích l àm rõ


<i>- Mục tiêu khơng rõ ràng:</i>


+ Có nhiều trường hợp kiểm toán vi ên thực hiện thủ tục phân tích theo


chương trình hoặc theo thói quen mà khơng xác định rõ mục tiêu là tại sao phải


tiến hành nó. Qua đó ta thấy kiểm tốn viên đã chưa xác định được mục tiêu một


cách rõ ràng trước khi thực hiện thủ tục phân tích v à điều đó dẫn đến thủ tục phân


tích có thể khơng đạt được mục tiêu hoặc hiệu quả mong đợi.


<i>- Thơng tin chưa thích h ợp:</i>


+ Đây là lỗi mà kiểm toán viên đưa ra thơng tin thu th ập được khơng thích


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

toán viên đã chưa kiểm tra lại hoặc các thông tin ch ưa phù hợp gây khó khăn



trong việc tính tốn.


<i>- Chưa nắm đầy đủ các mối quan hệ bản chất:</i>


+ Do kiểm toán viên chưa nắm được các mói quan hệ giữa các yếu tố n ên


không nắm được những biến đổi qua tác động của các yếu tố phụ thuộc n hau,


không lường trước được yếu tố nào sẽ biến đổi và có xu hướng đi giải thích cho


những biến đổi, chưa tìm hiểu tại sao có những yếu tố không biến đổi. Ngo ài ra


việc không nắm được mối quan hệ giữa các chỉ ti êu được so sánh trong khi chúng


có mối quan hệ khá lõng lẽo cũng làm việc phân tích trở nên vơ nghĩa


<i>- Chưa lường hết các khả năng:</i>


+ Đây là lối của kiểm toán viên sau khi phát hiện những bất thường mà


nhất thời chưa có được giải thích hợp lý đ ã vội vã đi vào kết luận ngay trong khi


vẫn chưa lường hết được các khả năng có thể xảy ra.


<b>2.8.</b><i><b>Các chuẩn mực kiểm tốn về thủ tục phân tích</b></i>


<b> 2.8.1. Chuẩn mực kiểm tốn quốc tế về thủ tục phân tích (ISA 520)</b>
<i>2.8.1.1. Định nghĩa:</i>


- Theo ISA 110 định nghĩa về thủ tục phân tích “ các thủ tục phân tích



bao gồm việc phân tích các tỷ số v à xu hướng quan trọng như việc đánh giá kết


quả của những dao động v à các mối quan hệ mâu thuẫn với những thông tin xác


thực khác, hoặc phân tích sự sai lệch từ những số liệu có thế dự đốn tr ước”


<i>2.8.1.2. Tính chất và đối tượng của các thủ tục phân tích :</i>


- Thủ tục phân tích bao gồm việc so sánh các thơng tin trong Báo cáo t ài


chính với:


- Các thơng tin tương ứng trong những niên độ trước


- Các số liệu dự kiến của đơn vị, như ngân sách hoặc dự trù, hoặc các số


liệu ước tính của chun gia kiểm tốn, chẳng hạn như chi phí khấu hao ước tính


- Các thông tin của lĩnh vực hoạt động t ương ứng, ví dụ như so sánh tỉ


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

vực hoạt động hoặc của các đ ơn vị khác có tầm vóc tương ứng hoạt động trong


cùng lĩnh vực.


- Thủ tục phân tích cũng bao gồm việc kiểm tra các so sánh:


+ Giữa các yếu tố thông tin t ài chính khác nhau mà ta cho r ằng chúng


sẽ phù hợp với một mẫu dự kiến căn cứ tr ên kinh nghiệm của đơn vị, ví dụ như tỉ



lệ lãi gộp


+ Giữa các thơng tin tài chính và các thơng tin phi tài chính tương ứng,


ví dụ như mối liên hệ chi phí nhân sự và số lượng nhân lực


- Nhiều phương pháp có thể sử dụng thực hiện các thủ tục n êu trên. Ta có


thể đi từ các phương pháp so sánh đơn gi ản đến những phân tích phức tạp trong


đó sử dụng những kỹ thuật thống k ê tinh vi. Các thủ tục phân tích có thể đ ược áp


dụng cho báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tài chính của các đơn vị phụ thuộc


(như các công ty con, các b ộ phận) và cho các thành phần khác nhau của thơng


tin tài chính. Việc chọn thủ tục phương pháp và mức áp dụng tùy thuộc vào đánh


giá của chuyên gia kiểm tốn.


<i>2.8.1.3. Mục đích của việc sử dụng các thủ tục phân tích :</i>


- Các thủ tục phân tích được sử dụng vào các mục đích sau:


- Giúp đỡ chuyên gia kiểm tốn trong việc xác định tính chất, lịch tr ình và


phạm vi của các thủ tục kiểm tốn khác


- Như một thủ tục kiểm tra các yếu tố cụ thể trong tr ường hợp các kiểm



tra phân tích này hiệu quả hơn các kiểm tra chi tiết trong việc giảm rủi ro phát


hiện liên quan đến các cơ sở dẫn liệu lập Báo cáo t ài chính


- Như một phương tiện để kiểm tra lại tính hợp lý của to àn bộ báo cáo tài


chính trong khâu kiểm tốn cuối cùng


<i>2.8.1.4. Phạm vi áp dụng các thủ tục p hân tích:</i>


- Thủ tục phân tích áp dụng trong việc lập kế hoạch kiểm toán:


+ Chuyên gia kiểm toán phải áp dụng thủ tục phân tích khi tiến h ành


lập kế hoạch kiểm toán để hiểu r õ hơn hoạt động của đơn vị và xác định những


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

khía cạnh mà chun gia kiểm tốn chưa ý thức được và do đó giúp đỡ chuyên


gia kiểm tốn trong việc xác định tính chất, lịch tr ình và phạm vi của các thủ tục


kiểm toán khác.


+ Thủ tục phân tích áp dụng trong bước lên kế hoạch dựa trên các dữ


liệu tài chính và phi tài chính, ví d ụ như mối liên hệ giữa doanh thu và diện tích


cửa hàng tính theo mét vuông ho ặc theo số lượng hàng bán ra.


- Thủ tục phân tích đươc sử dụng trong giai đoạn thực hiện cuộc kiểm



toán:


+ Chuyên gia kiểm tốn có thể tin tưởng vào thủ tục để giảm các rủi ro


phát hiện liên quan đến các cơ sở dẫn liệu lập báo cáo t ài chính bằng cách sử


dụng kiểm tra chi tiết, kiểm tra phân tích hoặc kết hợp cả hai loại kiểm tra. Để


xác định thủ tục cho một mục tiêu kiểm toán nào đó, chun gia kiểm tốn đánh


giá tính hiệu quả phỏng đoán của các thủ tục hiện h ành trong việc giảm rủi ro


phát hiện liên quan đến các cơ sở dẫn liệu lập báo cáo t ài chính


+ Nhìn chung, chun gia ki ểm toán sẽ yêu cầu ban giám đốc của khách


hàng cho biết về tính sẵn có và độ tin cậy của các thông tin cần thiết để áp dụng


thủ tục phân tích và tất cả các thủ tục khác có c ùng tính chất đã được đơn vị áp


dụng. Có thể sẽ có hiệu quả h ơn nếu chuyên gia kiểm tốn sử dụng các dữ liệu


phân tích sẵn có của đơn vị thiết lập với điều kiện l à chuyên gia kiểm toán phải


chắc chắn rằng những dữ liệu n ày được lập một cách đúng đắn.


- Trường hợp chuyên gia kiểm toán muốn thủ tục phân tích trong phần


kiểm tra chi tiết, chuyên gia kiểm tốn phải tính đến một số nhân tố sau:



+ Mục tiêu của các thủ tục phân tích v à mức độ tin cậy của các kết quả


thu được


+ Đặc điểm của đơn vị và khả năng sử dụng các thông tin từng phần. Ví


dụ, thủ tục phân tích có thể l à hiẹu quả khi được áp dụng đối với các t hơng tin tài


chính của một bộ phận hay đối với các báo cáo t ài chính của đơn vị cấp dưới hơn


là khi áp dụng cho báo cáo tài chính của tồn bộ đơn vị.


+ Khả năng sẳn có của thơng tin, kể cả t ài chính (kế hoạch, dự trù lẫn


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

+ Độ tin cậy của các thơng tin sẳn có, chẳng hạn nh ư xác định xem kế


hoạch có được lập một cách kỹ lưỡng hay khơng.


+ Tính thích đáng của các thơng tin sẳn có, ví dụ nh ư biết được các kế


hoạch phản ánh kết quả dự kiến hay phản ánh mục t iêu muốn đạt đến.


+ Nguồn của các thông tin sẳn có, ví dụ nh ư các nguồn thơng tin độc lập


với đơn vị thường là tin cậy hơn các nguồn thông tin trong nội bộ đ ơn vị.


+ Tính so sánh của các thơng tin sẳn có, ví dụ nh ư thu thập trước dữ liệu


tổng hợp của lĩnh vực hoạt động để so sánh với các dữ liệu của một đ ơn vị sản



xuất và kinh doanh các sản phẩm đặc biệt.


+ Những hiểu biết có được trong quá trình kiểm tốn các năm tr ước,


cũng như hiểu biết của chuyên gia kiểm toán về sự hiêu quả của hệ thống kế toán


và kiểm soát nội bộ và những vấn đề đã đến phải điều chỉnh kế toán trong những


niên độ trước.


- Thủ tục phân tích được sử dụng trong giai đoạn ho àn thành kiểm toán:


+ Chuyên gia kiểm toán phải áp dụng thủ tục phân tích khi gần đến hoặc


ở khâu kiểm tốn cuối c ùng để có được kết luận chung về tính hợp lý của to àn bộ
các báo cáo tài chính, căn c ứ trên những hiểu biết của mình về hoạt động của đơn


vị. Các kết luận rút ra từ kết quả của những thủ tục n ày xác minh những kết luận


mà chuyên gia kiểm toán đã có được trong suốt q trình kiểm tra các tài khoản


hay các khoản mục trong báo cáo t ài chính và từ đó có thể hỗ trợ tính hợp lý của


báo cáo tài chính. Tuy nhiên, các th ủ tục này cũng nhằm xác định những lĩnh


vực cần phải được thực hiện những thủ tục kiểm tra bổ su ng.


<i>2.8.1.5. Mức độ tin cậy của các thủ tục phân tích :</i>



- Việc áp dụng các thủ tục phân tích dựa tr ên giả thuyết rằng có tồn tại


những mối liên hệ giữa các dữ liệu với nhau v à rằng những mối liên hệ này được


giữ nguyên trừ phi có bằng chứng ng ược lại. Sự tồn tại của những mối liên hệ


này cung cấp các bằng chứng về tính đầy đủ, tính chính xác v à tính hợp thức của


các dữ liệu do hệ thống kế toán tạo ra. Tuy nhi ên, độ tin cậy của các thủ tục phân


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

không thể hiện được những biến đổi quan trọng trong khi có sự tồn tại của một


sai phạm trọng yếu


- Mức độ tin cậy mà chuyên gia kiểm toán đánh giá đối với kết quả của


các thủ tục phân tích phụ thuộc v ào các nhân tố sau:


+ Tính trọng yếu của các yếu tố có liên quan. Ví dụ như trong mục hàng


tồn kho có mức độ trọng yếu


+ Có thủ tục kiểm toán khác nhắm đến c ùng một mục tiêu kiểm tốn


+ Độ chính xác có thể dự kiếm đ ược của các thủ tục phân tích


+ Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát


- Chuyên gia kiểm toán cũng phải xem xét kiểm tra các thủ tục kiểm soát



được thựa hiện trong khi lập các thơng tin sử dụng trong thủ tục phân tích. Trong
trường hợp các thủ tục kiểm sốt n ày có hiệu quả, chun gia kiểm tốn có thể tin
tưởng vào kết quả của thủ tục phân tích. Các thủ tục kiểm sốt các thơng tin phi


tài chính có thể đươc thực hiện cùng với các thủ tục kiểm soát kế toán


<i>2.8.1.6. Khảo sát các yếu tố bất th ường:</i>


- Trong trường hợp thủ tục phân tích thể hiện r õ được những chênh lệch


trọng yếu hay mối liên hệ không hợp lý với các thông tin t ương ứng khác, hoặc


chênh lệch với giá trị dự kiến tr ước, chuyên gia kiểm tốn phải thực hiện điều tra


để có được giải thích và bằng chứng thỏa đáng.


- Điều tra về những khoản ch ênh lệch hoặc những mối liên hệ không hợp


lý thường bắt đầu bằng việc y êu cầu thơng tin ở ban giám đốc sau đó:


+ Kiểm tra các câu trả lời của ban giám đốc, ví dụ bằng cách đối chiếu


với những hiểu biết của chuy ên gia kiểm toán về hoạt động của đ ơn vị hoặc với


các bằng chứng khác có được khi thực hiện kiểm tốn


+ Đánh giá xem có cần thực hiện các thủ tục kiểm tốn khác khơng nếu


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>2.8.2. Chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam về quy trình phân tích (VSA 520)</b>



(Ban hành theo quyết định số 219/2000/QĐ -BCT ngày 29/12/2000 c ủa Bộ


trưởng bộ tài chính)


<i>2.8.2.1. Định nghĩa:</i>


- Quy trình phân tích: “ là vi ệc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất


qua trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ


có mâu thuẫn với các thơng tin li ên quan khác hay có s ự chênh lệch lớn so với giá


trị đã dự kiến”


<i>2.8.2.2. Nội dung và mục đích của quy trình phân tích:</i>


- Quy trình phân tích bao g ồm việc so sánh các thơng tin tài chính sau:


+ So sánh thơng tin tương ứng giữa kỳ này với kỳ trước


+ So sánh giữa thực tế với kế hoạch của đ ơn vị


+ So sánh giữa thực tế với ước tính của kiểm tốn vi ên


+ So sánh giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành có


cùng quy mơ hoạt động hoặc với số lượng thống kê, định mức cùng ngành


- Quy trình phân tích cũng bao gồm việc xem xét các quan hệ:



+ Giữa các thơng tin tài chính với nhau


+ Giữa các thơng tin tài chính với các thơng tin phi tài chính


- Trong q trình thực hiện quy trình phân tích, kiểm tốn viên được phép


sử dụng nhiều phương pháp khác nhau t ừ việc so sánh đơn giản đến đến những


phân tích phức tạp địi hỏi phải sử dụng các kỹ thuật thống k ê tiên tiến. Quy trình


phân tích cũng được áp dụng đối với Báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tài


chính của đơn vị thành viên hay từng thông tin riêng lẻ của các báo cáo tài chính.


- Việc lựa chọn quy trình phân tích, phương pháp và mức độ áp dụng tùy


thuộc vào sự xét đoán chun mơn của kiểm tốn viên.


<i>2.8.2.3. Quy trình phân tích được sử dụng cho các mục đích :</i>


- Giúp kiểm tốn viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

- Quy trình phân tích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi


việc sử dụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm


bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo t ài chính.


- Quy trình phân tích để kiểm tra tồn bộ báo cáo tài chính trong khâu sốt



xét cuối cùng của cuộc kiểm toán.


<i>2.8.2.4. Phạm vi áp dụng thủ tục phâ n tích:</i>


- Quy trình phân tích áp dụng khi lập kế hoạch kiểm toán:


+ Kiểm toán viên phải áp dụng quy trình phân tích trong q trình l ập


kế hoạch kiểm toán để t ìm hiểu tình hình kinh doanh c ủa đơn vị và xác định


những vùng có thể có rủi ro.


+ Quy trình phân tích giúp kiểm tốn viên xác định nội dung, lịch trình


và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác


+ Quy trinh phân tích áp d ụng trong khi lập kế hoạch kiểm toán đ ược


dựa trên thơng tin tài chính và thơng tin phi tài chính.


- Quy trình phân tích trong giai đoạn thực hiện kế hoạch:


+ Trong quy trình kiểm tốn, nhằm giảm bớt rủi ro phát hiện li ên quan


đến cơ sở dẫn liệu của Báo cáo t ài chính, kiểm tốn viên phải thực hiện quy trình


phân tích hoặc kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai. Nhằn xá c định thủ tục kiểm


tốn thích hợp cho một mục tiêu kiểm toán cụ thể, kiểm toán vi ên phải xét đoán



hiệu quả của từng thủ tục kiểm toán


+ Kiểm toán viên phải thảo luận với ban giám đốc, kế toán tr ưởng hoặc


người đại diện của đơn vị được kiểm tốn về khả năng cung cấp thơng tin v à độ


tin cậy của các thông tin cần thiết cho việc áp dụng quy tr ình phân tích, kể cả kết


quả phân tích mà đơn vị đã thực hiện. Kiểm toán vi ên được sử dụng các dữ liệu


phân tích của đơn vị nếu tin tưởng vào các dữ liệu này


- Quy trình phân tích áp dụng trong giai đoạn ho àn thành kiểm toán:


+ Trong giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán, kiểm toán vi ên phải


áp dụng quy trình phân tích để có kết luận tổng quát về sự phù hợp trên các khía


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

kinh doanh của đơn vị quy trình phân tích giúp kiểm toán viên khẳng định lại


những kết luận có được trong suốt quá trình kiểm tra các tài khoản hoặc các


khoản mục trên báo cáo tài chính. Trên cơ s ở đó giúp kiểm tốn viên đưa ra kết


luận tổng quát về tính trung thực hợp lý của to àn bộ báo cáo tài chính. Tuy nhiên,


quy trình phân tích cũng chỉ ra u cầu kiểm tốn viên phải thực hiện cơng việc


kiểm tốn bổ sung.



<i>2.8.2.5. Mức độ tin cậy của quy trình phân tích:</i>


- Mức độ tin cậy của quy tr ình phân tích phụ thuộc vào sự đánh giá của


kiểm toán viên về rủi ro mà quy trình phân tích khơng phát hi ện được (ví dụ: kết


quả phân tích khơng thể hiện sự biến động hoặc ch ênh lệch lớn nhưng trong thực


tế vẫn có sai sót trọng yếu)


- Mức độ tin cậy vào kết quả của quy trình phân tích phụ thuộc vào các


nhân tố sau:


+ Tính trọng yếu của các tài khoản hoặc loại nghiệp vụ


+ Các thủ tục kiểm tốn khác có c ùng một mục tiêu kiểm tốn


+ Độ chính xác có thể dự kiến của quy trình phân tích


+ Đánh giá rủi ro tiềm tàng hoặc rủi ro kiểm soát


- Kiểm toán viên phải kiểm tra lại các thủ tục kiểm sốt để tạo ra các thơng


tin sử dụng trong quy trình phân tích


<i>2.8.2.6. Điều tra các yếu tố bất th ường:</i>


- Trong trường hợp quy trình phân tích phát hiện được những chênh lệch



trọng yếu và mối liên hệ không hợp lý giữa các thông tin tương ứng, khơng có


chênh lệch lớn với dự tính, kiểm toán vi ên phải thực hiện các thủ tục điều tra để


thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp.


- Điều tra các khoản chênh lệch trọng yếu hoặc mối liên hệ không hợp lý


thường bắt đầu bằng việc y êu cầu giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

- Kiểm tra lại những câu trả lời của giám đốc (hoặc ng ười đứng đầu) bằng


cách đối chứng với những bằng chứng kiểm toán khác đ ã thu thập được trong q


trình kiểm tốn


- Xem xét, thực hiện các thủ tục kiểm toán khác nếu giám đốc (hoặc ng ười


đứng đầu) vẫn không thể giải thích đ ược hoặc giải thích khơng thỏa đáng


<i> Nhận xét:</i>


- Như vậy, về cơ bản thì VSA 520 về quy trình phân tích là khá phù h ợp


và thống nhất với ISA 520 về thủ tục phân tích:


+ Quy trình phân tích và th ủ tục phân tích là thống nhất về định nghĩa


+ Chuyên gia kiểm toán và kiểm toán viên được hiểu là như nhau



+ Đều bắt buộc áp dụng thủ tục phân tích ở hai giai đoạn l à lập kế


hoạch và soát xét tổng thể cuộc kiểm toán.


+ Thủ tục phân tích cũng có thể đ ược áp dụng trong giai đoạn thực


hiện kiểm toán


+ Các nguyên tắc cơ bản và những hướng dẫn khác để phù hợp hơn


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<b>Chương 3</b>



<b>GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠNG TY KIỂM TỐN V À DỊCH</b>



<b>VỤ PHẦN MỀM TDK</b>



<b> Giới Thiệu Cơng ty TDK</b>


<b>3.1. Q trình hình thành và phát tri ển</b>


- Trong xu thế hội nhập quốc tế, c ùng với sự đổi mới, phát triển của nền


kinh tế quốc gia, Công ty kiểm toán v à dịch vụ phần mềm TDK đ ược thành lập


ngày 28/02/2002 theo lu ật doanh nghiệp của n ước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa


Việt Nam. Là một trong những cơng ty kiểm tốn đầu tiên ở Việt Nam thành lập,


ra đời theo nghị định 105/2004/NĐ -CP của chính phủ về kiểm toán độc lập v à
thông tư 64/2004/TT-BTC hướng dẫn nghị định 105/2004/NĐ -CP.



- Cơng ty TNHH Kiểm Tốn & Dịch Vụ Phần Mềm TDK l à cơng ty có tư


cách pháp nhân tại thành phố Hồ Chí Minh hoạt động chuy ên về các lĩnh vực Kế


Toán, Kiểm Toán, Thuế, Tư vấn Pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu mọi loại h ình


doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.


Là tổ chức tư vấn, kiểm tốn độc lập hợp pháp có q ui mơ hoạt động trên tồn lãnh


thổ Việt Nam.


- Cơng ty TNHH Kiểm Toán & dịch vụ phần mềm TDK đ ược thành lập


ngày 28/02/2002,giấy phép đăng kí số: 4102008644 ng ày 28/02/2002 do Sở Kế


Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp. Ng ày 28/02/2002 cơng ty chính


thức đi vào hoạt động .


Tên giao dịch : TDK Auditing & Software Service Company


Tên viết tắt : TDK


Số điện thoại : ( 08 ) 9142228


Số Fax : ( 08 ) 9142158


Email : <i><b></b></i>



Website : <i><b>www.tdkaco.com</b></i>


Trụ sở đặt tại : 84 Nguyễn Công Trứ, Q1, Tp.HCM


Và đến đầu năm 2005 công ty đ ã dời về địa chỉ mới


Trụ sở đặt tại : C14 Quang Trung , Q. G ò Vấp, Tp.HCM


Điện thoại : (08) 5897462 – (08) 5897463


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

Tài khoản Ngân hàng : 4311.00.30.01.1371 t ại ngân hàng Thương Mại-Cổ Phần


Đông Á chi nhánh Quận I. Thành Phố Hồ Chí Minh


Mã số thuế: 0302544969


 Hình thức sở hữu vốn : Tư Nhân


 Hình thức hoạt động : Trách Nhiệm Hữu Hạn


Ngành nghề kinh doanh : Dịch vụ Kiểm Toán, Kế Toán, T ư vấn Tài Chính (trừ


xuất bản phần mềm).


Hội đồng thành viên (5 thành viên):


- Chủ Tịch Hội Đồng thành viên kiêm Giám Đốc phụ trách nghiệp vụ


Kiểm Toán, Tài Chính.



- Giám Đốc phụ trách đối ngoại.


- Phó Giám Đốc phụ trách về nghiệp vụ phần mềm vi tính.


- Kế Tốn Trưởng.


- Trưởng phịng Kiểm Tốn phụ trách các nghiệp vụ kiểm tốn.


- TDK quy tụ nhiều người có tài năng, có kinh nghiệm lâu năm. Nhân viên


trong cơng ty gồm Luật Sư, Kiểm Toán, Kế toán, chuy ên viên phần mềm máy


tính.


- TDK đã và sẽ không ngừng mở rộng qui mô, phạm vi hoạt động, nâng


cao chất lượng công việc cũng nh ư ngày càng được sự tín nhiệm của khách h àng


nhờ vào đội ngũ nhân viên nhạy bén, năng động, ham học hỏi v à có tinh thần cầu


tiến cao. Cụ thể năm 2002 TDK có 50 khách h àng, năm 2003 TDK có 80 khách


hàng, năm 2004 cơng ty có 150 khách hàng và trong năm 2005 s ố lượng khách


hàng công ty có là 230 khách hàng, tro ng năm 2006 số lượng khách hàng tăng lên


đến 154 khách hàng (trong đó có 138 khách hàng là nh ững doanh nghiệp 100%


vốn đầu tư nước ngoài).



<b>3.2. Lĩnh vực hoạt động</b>


 Kiểm tốn báo cáo tài chính.


 Kiểm tốn quyết tốn cơng tr ình xây dựng cơ bản để lập Báo cáo Quyết


tốn cơng trình và Báo cáo th ực hiện vốn đầu tư.


 Dịch vụ kế toán hướng dẫn đơn vị mở sổ kế toán và lập Báo Cáo Tài


Chính tháng, quý và n ăm. Hoặc nhập dữ liệu in sổ sách kế toán v à lập Báo Cáo


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

 Thiết kế và cài đặt các phần mềm về kế toán, quản trị nhân sự cho ph ù


hợp với yêu cầu quản lý của Doanh Nghiệp.


 Cung cấp các văn bản có liên quan về Tài Chính, Kế Tốn và Thuế


hướng dẫn đơn vị thực hiện tốt các qui định trong các văn bản t rên.


 Các dịch vụ tư vấn liên quan đến Tài chính – Kế Tốn – Thuế tại đơn


vị.


 Phần lớn các dịch vụ mà TDK cung cấp chịu thuế giá trị gia tăng 10%,


dịnh vụ cài đặt phần mềm không chịu thuế VAT (chiếm khoản 7.27% tr ên tổng


doanh thu năm 2003).


<b> Dịch vụ kiểm toán.</b>


 Kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp.


 Giám định tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp cho việc li ên


doanh, liên kết hoặc các vụ kiện tranh chấp, thanh lý giải thể được thực hiện đúng


qui định.


 Thẩm định giá trị quyết tốn cơng tr ình giúp cho thanh lý các hợp đồng


xây dựng.


 Thẩm định dự án thi cơng v à lập dự tốn cho việc tham gia gọi thầu v à


đấu thầu.


 Thâm định giá trị tài sản và góp vốn của các bên tham gia liên doanh.


 Xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá hoặc phá sản theo luật


định.


<b> Dịch vụ phần mềm kế toán.</b>


 Tư vấn về việc lựa chọn thiết bị tin học, c ài đặt các phần mềm xử lý


thông tin trong quản trị kinh doanh sao cho tiện lợi v à có hiệu quả nhất.



 Thiết kế và cài đặt chương trình phần mềm: kế tốn, sản xuất, quản lý


bán hàng, quản lý tài sản cố định, quản lý nhân sự, quản lý hợp đồng, quản lý tiền


tệ, quản lý tiền lương… theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.


 Tư vấn về việc sử dụng các phần mềm tin học v à cung cấp các phần


mềm quản lý như: Quản trị kinh doanh, kế toán doanh nghiệ p, kế toán thương


mại, thuế, quản lý cơng tr ình xây dựng cơ bản ….


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

 In tờ khai thuế và bảng kê thuế GTGT hàng tháng nộp cho cục thuế.
 In báo cáo tài chính theo tháng, quí, năm.


 Theo dõi chi tiết công nợ từng khách h àng.


 Theo dõi doanh thu và chi phí t ừng tháng của từng hoạt động .
 In các sổ sách kế toán theo qui định của nh à nước Việt Nam.
 Theo dõi tiền mặt, ngân hàng, nguyên liệu, thành phẩm, cơng nợ…


<b> Dịch vụ kế tốn.</b>


 Kiểm kê tồn bộ tài sản theo quý hoặc 6 tháng v à cuối năm, điều chỉnh sổ


sách kế toán cho đúng với thực tế.


 Hỗ trợ hồ sơ đăng kí chế độ kế toán.


 Hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán – tài chính – thống kê – thuế theo luật



định.


 Tư vấn cải tổ hệ thống kế toán và quản trị kinh doanh, mơi tr ường kiểm sốt


nội bộ.


 Hướng dẫn và thực hiện lập sổ sách kế toán, báo cáo t ài chính – kế toán


thống kê, báo cáo thuế cho doanh nghiệp đúng qui định của nh à nước Việt Nam về kế


toán tài chính khi bộ máy kế tốn của đơn vị chưa ổn định hoặc cơng ty mới th ành lập


chưa có kế toán.


<b> Dịch vụ Tư Vấn Quản Lý – Tài Chính – Thuế - Đầu Tư.</b>


 Tư vấn về tuyển chọn và sử dụng nguồn nhân lực tại thị tr ường Việt


Nam.


 Tư vấn soạn thảo các phương án đầu tư, đăng ký kinh doanh và thành


lập doanh nghiệp mới.


 Tư vấn công tác tổ chức quản lý trong doanh nghiệp.


 Tư vấn việc thiết lập và tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ.


 Tư vấn kiểm kê thẩm định giá trị tài sản.



 Hướng dẫn các dịch vụ cổ phần hóa doanh nghiệp, tham gia thị tr ường


chứng khốn.


 Phân tích tình hình tài chính và th ẩm định các dự án đầu t ư của doanh


nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

 Kê khai và quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
 Kê khai và quyết toán thuế thu nhập Doanh nghiệp.


 Kê khai thuế GTGT hàng tháng và quy ết toán thuế GTGT năm.
 Lập hồ sơ xin hoàn thuế GTGT.


 Hướng dẫn các thủ tục kê khai thành lập và giải thể Doanh nghiệp.


 Tư vấn về các loại thuế và cung cấp các văn bản có liên quan.


 Tư vấn nhằm thu hút đầu t ư nước ngoài vào Việt Nam và kể cả môi


trường kinh doanh ở Việt nam.


 Tư vấn cho kế toán đơn vị cách sắp xếp, quản lý các chứng từ sổ sách


kế toán một cách khoa học dễ t ìm kiếm khi cần thiết.


 Lập kế hoạch kê thuế và các khoản phải nộp giúp các doanh nghiệp


chấp hành tốt luật thuế. Tư vấn quyết toán vốn đầu t ư cho doanh nghiệp theo luật



đầu tư nước ngoài tại Việt Nam


<b>3.3. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động.</b>


<b> Mục tiêu hoạt động.</b>


- “Mục tiêu chủ yếu của TDK là chất lượng công việc và là bạn đồng hành


cùng với sự phát triển của doanh ng hiệp”


- Hoạt động của TDK góp phần giúp các doanh nghiệp, các đ ơn vị kinh tế


thực hiện tốt công tác kế tốn -tài chính theo đúng qui đ ịnh và pháp luật nhà nước


Việt Nam và các nguyên tắc chuẩn mực kế toán quốc tế đ ược chấp nhận. Đảm


bảo số liệu kế toán phản ánh đúng đắn thực trạng của quá tr ình hoạt động và kết


quả kinh doanh của doanh nghiệp. Góp phần giúp cho các doanh nghiệp, các đ ơn


vị kinh tế kịp thời phát hiện v à chấn chỉnh sai sót, phịng ngừa những rủi ro thiệt


hại có thể gây ra trong quá tr ình hoạt động kinh doanh của m ình.


- Giúp các doanh nghiệp trong nước và những doanh nghiệp có vốn đầu t ư


nước ngồi, các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam nắm bắt kịp thời các qui
định của nhà nước Việt Nam về Kế Tốn –Tài Chính –Thuế - Phần mềm kế tốn
– quản lý, tổ chức tốt hệ thống kế toán của doanh nghiệp.



- Giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi,đạt


hiệu quả cao, giúp nhà đầu tư tin tưởng và mạnh dạn hơn trong việc đầu tư vào


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

- Giúp các đơn vị quản lý cấp trên có số liệu trung thực, chính xác hợp lý để


thực hiện tốt chức năng kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh trong nền kinh


tế .Trên cơ sở đó xác định và đánh giá đúng đắn nghĩa vụ và trách nhiệm của


doanh nghiệp về các khoản đóng góp v ào ngân sách nhà nư ớc và quyền lợi của


doanh nghiệp được hưởng. Phát huy vai trò chủ đạo vào việc tổ chức giữ vững kỷ


cương, trật tự trong công tác kế tốn, t ài chính phù hợp với chuẩn mực kế toán


Việt Nam và kế toán quốc tế được chấp nhận.


<b> Nguyên tắc hoạt động.</b>


- Công Ty TDK hoạt động theo nguyên tắc: độc lập, khách quan, chính


trực, bảo vệ quyền lợi v à bí mật của khách hàng cũng như quyền lợi của chính


bản thân mình, trên cơ sở tn thủ pháp luật.


- Hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu vi phạm pháp luật v à có khả năng bồi


thường nếu gây thiệt hại cho khách h àng theo các điều khoản quy định trong hợp


đồng.


<b>- Hoạt động của TDK nhằm góp phần giúp doanh nghiệp trong n ước và</b>


doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức nước ngoài hoạt động tại


Việt Nam nắm bắt kịp thờ i và áp dụng đúng các qui định pháp luật của nh à nước


Việt Nam.


- TDK tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Kiểm Toán quốc tế,


chuẩn mực kế toán Việt Nam ,Luật kế tốn, thơng t ư hướng dẫn mới nhất, luật


đầu tư nước ngồi. Các chính sách Thuế ln được TDK cập nhật thường xuyên
để áp dụng.


- TDK hoạt động theo qui định của Bộ T ài Chính.


- Đạo đức nghề nghiệp, chất l ượng dịch vụ và chữ tín là những chuẩn mực


hàng đầu mà mọi nhân viên TDK luôn tuân thủ.


<b>3.4. Cơ cấu tổ chức.</b>


<i>Công ty TNHH kiểm tốn và dịch vụ phần mềm TDK có các bộ phận:</i>


- Bộ phận kiểm toán Báo Cáo T ài Chính và Tư Vấn.


- Bộ phận kiểm tốn quyết tốn cơng tr ình xây dựng cơ bản.



- Bộ phận cài đặt phần mềm.


- Bộ phận kế toán – tổ chức hành chánh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

Về mặt nhân sự, cơng ty kiểm kốn v à dịch vụ phần mềm TDK quy tụ các


Kiểm Toán Viên, các chuyên viên, K ỹ Sư Phần Mềm kế toán, các Luật S ư và các


Kế Toán Trưởng lâu năm, lành nghề với số lượng 17 nhân viên đang làm việc


chính thức và một đội ngũ cộng tác vi ên hơn 28 người. Đây là đội ngũ nhân viên


đã từng làm việc nhiều năm kinh nghiệm tr ên các lĩnh vực: sản xuất, thương mại


và dịch vụ …, ngày càng nhận được sự tín nhiệm của khách hàng.


 Phương hướng hoạt động năm 2009


- Ngày càng nâng cao chất lượng kiểm toán nhằm nâng cao quy tín của cơng


ty trên thị trường thu hút được nhiều khách hàng lớn.


- Nâng cao trình độ của các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán qua các buổi


đào tạo và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.


- Ngày càng mở rộng quy mô của công ty, mở nhiều chi nhánh ở tất cả các


tỉnh



- Nâng cao công ty lên 1 trình độ cao hơn để đủ điều kiện và khả năng kiểm


tốn các cơng ty lên sàn chứng khoán


- Tăng doanh thu, thu hút được nhiều khách hàng mới và thắt chặt hơn mối


quan hệ với các khách hàng cũ.


 Những ưu điểm của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty:


- Công ty được chia thành nhiều bộ phận mỗi bộ phận chuyên sâu vào một


lĩnh vực, điều này làm cho mọi người trong công ty hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau


khi có những thắt mắc về một lĩnh vực nào đó.


- Cơng ty có bộ phận lập trình phần mềm giúp cơng ty thiết kế được phần


mềm thích hợp và chun dụng chỉ dành cho cơng ty mình và trong q trình sử


dụng phần mềm tự lập trình đó có gặp khó khăn gì cũng có người biết rõ mọi
khúc mắc đó và có thể sữa chữa khi xảy ra lỗi phần mềm


- Bộ phận kế toán là nguồn thu nhập thường xuyên và đều đặn trong suốt cả


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty</b>



<i>Nguồn thu: Phịng kiểm tốn của Cơng Ty Kiểm Tốn và Dich Vụ Phần Mềm</i>
<i>TDK</i>



<b>GIÁM ĐỐC</b>


<b>TRƯỞNG PHỊNG KIỂM TỐN DOANH NGHIỆP</b>


<i><b>BỘ</b></i>
<i><b>PHẬN</b></i>
<i><b>KIỂM</b></i>
<i><b>TỐN</b></i>
<i><b>BÁO</b></i>
<i><b>CÁO</b></i>
<i><b>TÀI</b></i>
<i><b>CHÍNH</b></i>
<i><b>BỘ</b></i>
<i><b>PHẬN</b></i>
<i><b>KIỂM</b></i>
<i><b>TỐN</b></i>
<i><b>CƠNG</b></i>
<i><b>TRÌNH</b></i>
<i><b>XÂY</b></i>
<i><b>DỰNG</b></i>
<i><b>CƠ</b></i>
<i><b>BẢN</b></i>
<i><b>BỘ</b></i>
<i><b>PHẬN</b></i>
<i><b>TƯ</b></i>
<i><b>VẤN</b></i>
<i><b>KẾ</b></i>
<i><b>TỐN</b></i>
<i><b>THUẾ</b></i>


<i><b>BỘ</b></i>
<i><b>PHẬN</b></i>
<i><b>LẬP</b></i>
<i><b>TRÌNH</b></i>
<i><b>PHẦN</b></i>
<i><b>MỀM</b></i>
<i><b>KẾ</b></i>
<i><b>TỐN</b></i>
<i><b>BỘ</b></i>
<i><b>PHẬN</b></i>
<i><b>KẾ</b></i>
<i><b>TỐN</b></i>
<i><b>CƠNG</b></i>
<i><b>TY</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<b>Chương 4</b>



<b>THỦ TỤC PHÂN TÍCH ÁP DỤNG TRONG KIỂM TỐN BÁO</b>



<b>CÁO TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY KIỂM TOÁN V À DỊCH VỤ</b>



<b>PHẦN MỀM TDK</b>



<b>4.1. Giai đoạn lập kế hoạch:</b>
<i>4.1.1. Lập kế hoạch kiểm tốn:</i>


- Theo chương trình kiểm tốn tại cơng ty kiểm tốn và dịch vụ phần mềm


TDK, lập kế hoạch kiểm toán được thể hiện qua bảng “ K ế hoạch kiểm tốn”.



Bảng này gồm các nội dung sau:


+ Tình hình kinh doanh hi ện tại của khách hàng (Update of the client’s


Business)


+ Phạm vi kiểm toán (Audit Scope)


+ Phân tích tổng thể các khoản mục (Overall Analytical Review)


+ Các vấn đề kế toán và kiểm toán quan trọng (Significant Accounting


and Auditing Issues)


+ Đánh giá mơi trường kiểm sốt (Assessment of control environment)


+ Phương pháp tiếp cận kiểm toán (Audit Approach)


+ Mức trọng yếu kế hoạch (Planninng Materiality)


+ Thời gian và nhân sự cho cuộc kiểm toán (Timing and Audit team)


- Trong các nội dung trên thì nội dung “phân tích tổng thế các khoản mục”


là một nội dung không thể thiếu m à cơng ty kiểm tốn và dịch vụ phần mềm


TDK đã áp dụng theo đúng chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 520. VSA 520
quy định:


+ Kiểm toán viên phải áp dụng quy trình phân tích trong q trình l ập



kế hoạch kiểm tốn để t ìm hiểu tình hình kinh doanh c ủa đơn vị và xác định


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

+ Quy trình phân tích giúp ki ểm tốn viên xác định nội dung, lịch trình


và phạm vi của các thủ tục kiểm tốn khác.


+ Quy trình phân tích áp d ụng trong quá trình lập kế hoạch kiểm tốn


được dựa trên các thơng tin tài chính và thơng tin phi tài chính


<i>4.1.2. Tìm hiểu các vấn đề chung về khách h àng:</i>


- Giấy phép đầu tư, quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh, đăng ký chế


độ kế tốn, điều lệ cơng ty


- Biên bản quyết tốn vốn đầu t ư hay biên bản bàn giao vốn


- Các công văn và quy ết định chi phối đến hoạt động sản xuất kinh doanh


của đơn vị, các biên bản họp đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, v à ban giám đốc


- BCTC chưa được kiểm toán (đã có đầy đủ chữ ký và đóng dấu), các loại


báo cáo của thanh tra kiểm tra của năm hiện h ành và của vài năm trước, các nội


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

4.1.3. Phân tích tổng thể các khoản mục:


<i><b>Bảng 1: PHÂN TÍCH TỔNG THỂ CÁC KHOẢN MỤC</b></i>



Đơn vị tính: đồng


<b>TÀI SẢN</b> <b> Số đầu năm</b> <b> Số cuối năm</b> <b>Chênh lệch</b> <b>%</b>


<b>A.</b>


<b>TÀI SẢN LƯU ĐỘNG & ĐẦU TƯ</b>


<b>NGẮN HẠN</b> <b>26.184.835.751</b> <b>37.294.968.882</b> <b>11.110.133.131</b> <b>42,43</b>


<b>I.</b> <b>Tiền</b> <b>5.886.562.454</b> <b>4.681.603.193</b> <b>(1.204.959.261)</b> <b>-20,47</b>


1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 781.027.678 940.341.621 159.313.943 20,4


2. Tiền gửi ngân hàng 5.105.534.776 3.741.261.572 (1.364.273.204) -26,72
<b>II.</b> <b>Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn</b> <b>0</b> <b>0</b> <b>0</b>


1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn


<b>III.</b> <b>Các khoản phải thu</b> <b>9.705,311.785</b> <b>19.262.589.416</b> <b>9.557.277.631</b> <b>98,47</b>


1. Phải thu khách hàng 7.976.100.038 17.480.102.540 9.504.002.502 119,16


2. Trả trước cho người bán 1.031.141.237 348.977.632 (682.163.605) -66,16


3. Thuế GTGT được khấu trừ


6. Các khoản phải thu khác 698.070.510 1.433.509.244 735.438.734 105,35
<b>IV.</b> <b>Hàng tồn kho</b> <b>10.592.961.512</b> <b>13.350.776.273</b> <b>2.757.814.761</b> <b>26,03</b>



2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 7.714.197.866 10.335.656.314 2.621.458.444 33,98


3. Công cụ, dụng cụ trong kho 97.752.816 86.848.794 (10.904.022) -11,15


4. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 502.857.309 383.259.990 (119.597.319) -23,78


5. Thành phẩm tồn kho 2.278.153.521 2.545.011.175 266.857.654 11,71


<b>V.</b> <b>Tài sản lưu động khác</b> <b>0</b> <b>0</b> <b>0</b>


1. Tạm ứng


<b>B.</b>


<b>TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ</b>


<b>DÀI HẠN</b> <b>28.212.280.702</b> <b>24.379.656.522</b> <b>(3.832.624.180)</b> <b>-13,58</b>


<b>I.</b> <b>Tài sản cố định</b> <b>25.325.948.786</b> <b>24.379.656.522</b> <b>(946.292.264)</b> <b>-3,74</b>


1 Tài sản cố định hữu hình <b>25.325.948.786</b> <b>24.379.656.522</b> <b>(946.292.264)</b> <b>-3,74</b>


- Nguyên giá 33.725.122.290 33.858.472.290 133.350.000 0,04


- Giá trị hao mòn lũy kế (8.399.173.504) (9.478.815.768) (3.597.330.588) -61,16
<b>II.</b> <b>Các khoản đầu tư tài chính dài hạn</b> <b>0</b> <b>0</b> <b>0</b>


1. Đầu tư chứng khốn dài hạn



<b>III</b> <b>Chi phí xây dựng cơ bản dở dang</b> <b>2.886.331.916</b> <b>0</b> <b>(2.886.331.916)</b> <b>-100</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<b>NGUỒN VỐN</b> <b>Số đầu năm</b> <b>Số cuối năm</b> <b>Chênh lệch</b> <b>%</b>


<b>A.</b> <b>NỢ PHẢI TRẢ</b> <b>10.077.851.513</b> <b>11.656.254.400</b> <b>1.578.402.887</b> <b>15,66</b>


<b>I.</b> <b>Nợ ngắn hạn</b> <b>9.992.174.193</b> <b>11.596.008.454</b> <b>1.603.834.261</b> <b>16,01</b>


1. Vay ngắn hạn 1.694.285.990 1.046.379.102 (647.906.888) -38,24


3. Phải trả cho người bán 5.153.003.152 8.309.050.348 3.156.047.196 61,25


4. Người mua trả tiền trước 2.815.358.351 1.080.284.644 (1.735.073.707) -61,63


6. Phải trả công nhân viên 225.210.700 697.555.000 472.344.300 209,73


8. Các khoản phải trả, phải nộp khác 104.316.000 462.739.360 358.423.360 343,59
<b>III.</b> <b>Nợ khác</b> <b>85.677.320</b> <b>60.245.946</b> <b>(25.431.374)</b> <b>-29,68</b>


1. Chi phí phải trả 85.677.320 60.245.946 (25.431.374) -29,68
<b>B.</b> <b>NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU</b> <b>44.319.264.940</b> <b>50.018.371.004</b> <b>5.699.106.064</b> <b>12,86</b>


<b>I.</b> <b>Nguồn vốn - quỹ</b> <b>43.833.234.341</b> <b>49.414.838.486</b> <b>5.581.604.145</b> <b>12,73</b>


1. Nguồn vốn kinh doanh 41.879.158.114 44.707.612.567 2.828.454.453 6,75


4. Quỹ đầu tư phát triển 904.572.486 2.046.487.191 1.141.914.705 126,24


5. Quỹ dự phịng tài chính 375.154.226 574.572.004 199.417.778 53,16



6. Lợi nhuận chưa phân phối 674.349.515 2.086,166.724 1.411.817.209 209,36
<b>II.</b> <b>Nguồn kinh phí, quỹ khác</b> <b>486.030.599</b> <b>603.532.518</b> <b>117.501.919</b> <b>24,18</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<b>Báo cáo lãi lỗ</b> <b><sub>Số đàu năm</sub></b> <b><sub>Số cuối năm</sub></b> <b><sub>Chênh lệch</sub></b> <b><sub>%</sub></b>
<b>Doanh thu bán hàng và cung c ấp dịch vụ</b> <b>31.997.537.391</b> <b>102.497.543.275</b> <b>70.500.005.884</b> <b>220,33</b>


<b>Các khoản giảm trừ (03=04+05+06+07)</b>


<b>1.</b>


<b>Doanh thu thuần bán hàng và cung</b>


<b>cấp dịch vụ</b> <b>31.997.537.391</b> <b>102.497.543.275</b> <b>70.500.005.884</b> <b>220,33</b>


<b>2.</b> <b>Giá vốn hàng bán</b> <b>25.227.929.928</b> <b>88.937.742.475</b> <b>63.707.812.547</b> <b>252,53</b>


<b>3.</b>


<b>Lợi nhuận gộp bán hàng và cung</b>


<b>cấp dịch vụ</b> <b>5.106.214.473</b> <b>12.775.308.410</b> <b>7.669.093.937</b> <b>150,19</b>


4. Doanh thu hoạt động tài chính 218.143.745 194.635.805 (23.507.940) -10,78


5. Chi phí tài chính 101.169.805 145.206.005 44.036.200 43,53
<i>Trong đó: Chi phí lãi vay</i>


6. Chi phí bán hàng 1.841.013.987 4.895.206.176 3.054.192.189 165.9


7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.167.247.306 2.957.405.040 808.157.734 37,29



<b>8.</b>


<b>Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh</b>


<b>doanh</b> <b>1.214.927.120</b> <b>4.972.126.994</b> <b>3.757.199.874</b> <b>309,25</b>


9. Thu nhập khác 1.189.406.164 1.889.741.672 700.335.508 58,88


10. Chi phí khác 409.604.988 357.829.693 (51.775.295) -12,64
<b>11.</b> <b>Lợi nhuận khác (40=31-32)</b> <b>779.801.184</b> <b>1.531.911.979</b> <b>752.110.795</b> <b>96,45</b>


<b>12.</b>


<b>Tổng lợi nhuận trước thuế</b>


<b>(50=30+40)</b> <b>1.994.728.304</b> <b>6.504.181.973</b> <b>4.509.453.669</b> <b>226,07</b>


13. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp


<b>14.</b> <b>Lợi nhuận sau thuế (60-50-51)</b> <b>1.994.728.304</b> <b>6.504.181.973</b> <b>4.509.453.669</b> <b>226,07</b>


<i>Nguồn thu: Phịng kế tốn Cơng ty TNHH PKT</i>


<i><b>Nhận xét tổng thể báo cáo t ài chính:</b></i>


- So với năm 2007 thì doanh thu của đơn vị đã tăng lên 70.500.005.884 đồng


với tỉ lệ 220,33% trong khi đó giá v ốn hàng bán tăng lên 63.707.812.547 đồng



với tỉ lệ 252,53%. Ta thấy giá vốn hàng bán tăng cao mức tăng của doanh thu.


Chính đều này đã làm cho tỷ lệ lãi gộp giảm từ 15,96% xuống 12,46%. Do đó


kiểm tốn viên cần phải làm rõ vấn đề này qua việc xem xét tình hình doanh thu


qua từng tháng và giá vốn hàng bán có hợp lý hay khơng.


- Sự gia tăng của doanh thu v à giá vốn hàng bán làm cho các kho ản mục trên


bảng cân đối kế toán cũng gia tăng một cách đáng kể cụ thể l à:


+ Các khoản phải thu tăng mạnh m à nhất là ở khoản mục phải thu củ a


khách hàng tăng lên 9.504.002.502 đồng với tỉ lệ 119,16%. Điều này phù hợp


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

+ Bên cạnh đó hàng tồn kho của đơn vị cũng tăng lên mà nguyên vật liệu


chính là khoản gia tăng nhất 2.621.458.444 đồng với tỷ lệ 33,98% đơn vị cho


biết do trong năm đơn vị mở rộng qui mô sản xuất nên làm nguyên vật liệu tăng


lên.


+ Phải trả công nhân viên cũng tăng lên với tỉ lệ khá lớn 209,73%. Tìm hiểu


qua bảng lương của đơn vị và việc chi trả lương cho công nhân. Nh ận thấy rằng


khoản này tăng là do lương tháng 12 c ủa công nhân đơn vị chưa chi trả.



+ Lợi nhuận chưa phân phối cũng tăng với tỷ lệ 209 ,36%. Kiểm tốn viên


cần tìm hiểu xem lợi nhuận năm tr ước đã được chia trong năm nay ch ưa.


<i><b>Như vậy: qua xem xét tổng thể báo cáo tài chính của đơn vị cho thấy các khoản</b></i>


mục tương đối hợp lý so với tình hình hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên kiểm


toán viên cần phải thực hiện các thủ tục kiểm toán c ơ bản cho từng khoản mục.


<i>4.1.4. Phương pháp tiếp cận và đánh giá rủi ro kiểm toán:</i>


<i>- Bảng cân đối kế toán:</i>


+ Các khoản mục trên bảng cân đối kế toán k iểm toán viên xác định


những vùng mà có rủi ro cao tiến hành các thử nghiệm chi tiết để thu thập bằng


chứng để chứng minh nó l à trung thực và hợp lý ở khía cạnh trọng yếu


+ Tài sản: tiền, chi phí sản xuất kinh doanh dở dan g, phải thu của khách


hàng, hàng tồn kho


+ Nguồn vốn: các khoản phải trả (phải trả ng ười bán, phải trả khác),


nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản phải nộp nh à nước


<i>- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:</i>



+ Doanh thu, giá vốn hàng bán


<i>4.1.5. Xác định mức trọng yếu kế hoạch:</i>


- Xác định mức trọng yếu kế hoạch trách nhiệm thuộc về kiểm tốn vi ên


chính. Để xác định mức trọng yếu kiểm toán vi ên dựa vào sự đánh giá hệ thống


kiểm soát nội bộ của đ ơn vị và tình hình hoạt động kinh doanh của khách h àng hay


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

- Mức trọng yếu được xác định là 1% trên tổng doanh thu


<b>Khoản mục</b> <b>Số tiền (VND)</b>


Tổng doanh thu 102.497.543.275


Mức trọng yếu kế hoạch (PM=1% tổng
doanh thu)


1.024.975.432


Tổng sai sót các tài khoản chủ yếu
(TE=50%PM)


512.487.716


<i><b>Nhận xét:</b></i>


Qua phân tích tổng thể báo cáo tài chính, so sánh số liệu giữa kỳ này và kỳ trước



kiểm tốn viên có thể xác định được:


- Hiểu biết về tình hình kinh doanh của đơn vị, khả năng tài chính của đơn vị


và những biến động lớn bất th ường mà khả năng xảy ra sai sót ở khu vực đó l à khá


cao khi mà những thông tin ban đầu ch ưa chứng minh được hoặc chưa giúp kiểm


toán viên thấy được những biến động đó l à hợp lý do đó kiểm toán vi ên sẽ tập


trung vào khu vực này.


- Những khoản mục mà thủ tục phân tích cho thấy là hợp lý thì kiểm tốn


viên có thể giảm bớt các thử nghiệm chi tiết để tập trung v ào các khoản mục khác


<b>4.2. Giai đoạn thực hiện kiểm tốn:</b>


<b>- Hồn thành giai đoạn lập kế hoạch kiểm tốn, nhóm kiểm tốn tiến h ành đi</b>


vào các thủ tục kiểm toán cần thiết để thu thập các bằng chứng để chứng minh


các khoản trên báo cáo tài chính là trung th ực và hợp lý.


- Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán thủ tục phân tích đ ược sử dụng để


tìm hiểu sâu hơn các khoản rên báo cáo chính để tìm ra khoản mục có sai sót


trọng yếu và cần tiến hành thêm những thủ tục kiểm tốn để giải thích cho sự hợp



lý của khoản mục đó.


- Các khoản mục trên báo cáo tài chính áp d ụng thủ tục phân tích bao


gồm:


+ Khoản mục tiền


+ Doanh thu bán hàng và các kho ản phải thu


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

+ Tài sản cố định và chi phí khấu hao


+ Thu nhập và chi phí


+ Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.


<i><b>4.2.1. Thủ tục phân tích áp dụng trong ch ương trình kiểm tốn hàng</b></i>
<i><b>tồn kho và giá vốn hàng bán:</b></i>


<i>- Đặc điểm khoản mục hàng tồn kho và giá vốn hàng bán: giữa hàng tồn</i>


kho và giá vốn hàng bán có mối liên hệ trực tiếp và rất mật thiết. Mối quan hệ


này khiến cho kiểm toán hàng tốn kho thường được tiến hành đồng thời với kiểm


toán giá vốn hàng bán. Khi thu thập được bằng chứng đầy đủ và thích hợp để xác


minh về sự trung thực và hợp lý của việc trình bày khoản mục hàng tồn kho trên


Bảng cân đối kế toán, kiểm toán vi ên cũng đồng thời có được những cơ sở hợp lý



để rút ra kết luận về sự trung thực v à hợp lý của giá vốn hàng bán trên báo cáo


kết quả hoạt động kinh doanh. Hàng tồn kho thường được đánh giá là một khoản


mục trọng yếu và có rủi ro tiềm tàng rất cao:


+ Hàng tồn kho thường có giá trị lớn và chiếm một tỷ trọng đáng kể


trong tài sản lưu động của đơn vị. Những sai phạm trên khoản mục hàng tồn kho


thường dẫn đến những sai sót trọng yếu về chi phí v à kết quả kinh doanh.


+ Số lượng và chủng loại hàng tồn kho rất phong phú, số l ượng nghiệp


vụ phát sinh trong kỳ rất nhiều với giá trị lớn.


+ Hàng tồn kho thường có khả năng giảm giá trị so với giá trị sổ sách


do hoa mịn hữu hình và hao mịn vơ hình.


+ Hàng tồn kho được tổ chức tồn trữ ở nhiều địa điểm khác nhau . Điều


này làm cho thử nghiệm kiểm tra tài liệu hay theo dõi sự lưu chuyển dữ liệu liên


quan đến hàng tồn kho của kiểm toán viên gặp nhiều khó khăn.


+ Việc khóa sổ hàng tồn kho đảm bảo rằng đ ã chia cắt niên độ đúng


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<i>- Các kiểm toán viên thường thực hiện các thủ tục phân tích sau:</i>



+ So sánh số dư hàng tồn kho kỳ này với kỳ trước nếu giá trị hàng tồn


kho cuối kỳ có sự biến động bất th ường so với đầu kỳ, kiểm toán vi ên sẽ mở rộng


các thử nghiệm chi tiết để đảm bảo h àng tồn kho không bị khai khống. B ên cạnh


đó cần chú ý đến lượng của các loại hàng tồn kho chủ yếu. Kiểm toán viên cũng


cần chú ý loại trừ do ảnh h ưởng giá khi so sánh số d ư hàng tồn kho giữa các kỳ,


nếu khi đã loại trừ mà vẫn có biến động bất th ường thì kiểm tốn viên cần tiến


hành tìm hiểu ngun nhân của nó.


+ So sánh số vòng quay hàng tồn kho năm hiện hành với năm trước. Sự


biến động bất thường của chỉ tiêu này có thể chỉ ra các dấu hiệu của sai phạm.


Một số trường hợp mà số vòng quay hàng tồn kho sụt giảm như:


Hàng tồn kho kém phẩm chất, lỗi thời, chậm luân chuyển…..kiểm


toán viên cần tìm ra mặt hàng này để yêu cầu đơn vị lập dự phịng thích hợp


Có xảy ra sai sót trong số liệu h àng tồn kho và giá vốn hàng bán, thí


dụ như kiểm kê khơng chính xác, khóa s ổ không đúng niên độ, áp dụng phương


pháp đánh giá hàng tồn kho không nhất quán



+ So sánh tỷ lệ lãi gộp của năm hiện hành với năm trước và chỉ tiêu


trung bình ngành.


+ So sánh tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực


tiếp và chi phí sản xuất chung trong tổng chi phí sản xuất của năm hiện hành với


năm trước. Điều tra những biến động bất th ường hay những biến động dự kiến
nhưng không xảy ra.


+ So sánh tỷ lệ hàng tồn kho theo từng loại sản phẩm với số l ượng bán ra


hoặc tỷ kệ hàng tồn kho tiêu dùng giữa năm nay với năm tr ước.


+ So sánh giá vốn hàng bán với số kế hoạch và số năm trước, điều tra


các biến động bất thường, biến động lớn hoặc các biến động dự kiến tr ước nhưng


không xảy ra.


+ So sánh báo cáo sản xuất với phiếu nhập kho th ành phẩm đã được ghi


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

+ Ước tính giá vốn hàng bán theo tỷ lệ lãi gộp:


Theo tài liệu hồ sơ kiểm toán:


Tỷ lệ lãi gộp ước tính là: 12%



GVHB ước tính = 102.497.543.275 *(1-12%) = 90.197.838.082 đồng


HTK cuối kỳ ước tính = 10.452.873.051 + 92.849.343.237- 90.197.838.082


= 13.104.378.206 đồng


- Kiểm toán viên cũng kiểm tra sự hợp lý của khoản mục thông qua bảng


phân tích hàng tồn kho và giá vốn hàng bán:


<b>Khách hàng</b> Công ty PKT Tên Ngày <i><b>Mã soá:</b></i>


<i>Nội dung</i> <i>HÀNG TỒN KHO</i> <i><b><sub>Người TH</sub></b></i> <i><b><sub>H</sub></b></i> <i><b><sub>2/3/09</sub></b></i>


<b>Năm tài chính kết thúc</b> <i>31/12/2008</i> <i><b>Người KT</b></i> <i><b>V</b></i> <i><b>6/3/09</b></i> <i><b>Trang ……...</b></i>


<i>Đvt: đồng</i>


<i><b>Bảng 2: PHÂN TÍCH HÀNG TỒN KHO VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁN</b></i>


<b>Diễn giải</b> <b>Năm 2008</b> <b>Năm 2007</b> <b>Chênh lệch</b> <b>%</b>


Doanh thu thuần 102.497.543.275 31.997.537.391 70.500.005.884 220,33


Giá vốn hàng bán 88.937.742.475 25.227.929.928 63.709.812.547 252,54


Lãi gộp 12.775.308.410 5.106.214.473 7.669.093.937 150,19


Tỷ lệ lãi gộp 12,46% 15,96%



Số dư HTK vào


31/12 13.104.378.206 10.452.873.051 2.651.505.155 25,37


<i><b>Nhận xét: từ bảng phân tích hàng tồn kho và giá vốn hàng bán ta thấy GVHB là</b></i>


252,54% trong khi đó doanh thu thuần là 220,33%, GVHB tăng cao hơn doanh


thu thuần làm cho tỷ lệ lãi gộp giảm từ 15,96% xuống còn 12,46%. Số dư hàng


tồn kho tăng 25,37%. Vì thế kiểm tốn viên cần kiểm tra từng tài khoản trong


khoản mục hàng tồn kho để xem xét số dư hàng tồn kho và giá vốn hàng bán có


hợp lý khơng.


GVHB ước tính = Doanh thu * (1 – tỷ lệ lãi gộp ước tính)


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<i><b>Bảng 3: TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM HÀNG TỒN KHO</b></i>


<i>Đơn vị tính: đồng</i>


<b>Tài</b>


<b>khoản</b> <b>Diễn giải</b> <b>31/12/08</b> <b>31/12/07</b> <b>Tăng (giảm)</b> <b>%</b>


<b>152</b>


<i><b>1521</b></i> <i>Nguyên vật liệu chính</i> 4.578.240.163 2.265.100.358 2.313.139.805 102,12



<i><b>1522</b></i> <i>Vật liệu phụ</i> 4.385.104.763 4.220.461.395 164.643.368 3,9


<i><b>1523</b></i> <i>Nhiên liệu</i> 236.945.206 217.473.559 19.471.647 8,9


<i><b>1524</b></i> <i>Phụ tùng thay thế</i> 31.480.000 27.596.710 3.883.290 14,07


<i><b>1527</b></i> <i>Bao bì</i> 875.941.604 870.395.164 5.546.440 0,64


<b>Cộng</b>


<b>152</b> <i><b>Nguyên vật liệu</b></i> <b>10.107.711.736</b> <b>7.601.027.186</b> <b>2.506.684.544</b> <b>32,98</b>
<b>153</b> <i><b>Công cụ lao động</b></i> <b>68.395.305</b> <b>70.835.035</b> <b>(2.439.730)</b> <b>-3,44</b>
<b>154</b>


<i><b>Chi phí SXKD dở</b></i>


<i><b>dang</b></i> <b>383.259.990</b> <b>502.857.309</b> <b>(119.597.319)</b> <b>-23,78</b>
<b>155</b> <i><b>Thành phẩm</b></i> <b>2.545.011.175</b> <b>2.278.153.521</b> <b>266.857.654</b> <b>11,17</b>


<i><b>Nhận xét: dựa vào bảng phân tích tình hình tăng giảm hàng tồn kho trên ta thấy</b></i>
khoản mục hàng tồn kho là tăng đáng kể nhất. Điều này là hợp lý vì trong năm
này đơn vị mở rộng sản xuất nên cần nhiều nguyên vật liệu phục vụ cho quy trình
sản xuất


Thành phẩm của đơn vị đã tăng 11,17% trong khi đó GVHB cũng tăng lên
đây là biểu hiện bất thường.


Điều này đã được giải thích như sau: thành phẩm của đơn vị bao gồm 2


phần:



+ Thành phẩm của đơn vị: 2.024.875.206 đồng


+ Thành phẩm gia công: 520.135. 969 đồng


<i><b>Kết luận: qua việc áp dụng thủ tục phân tích cho khoản mục hàng tồn kho ta thấy</b></i>
khoản mục này đã được trình bày hợp lý và khơng có sai sót trọng yếu. Nhưng


kiểm tốn viên cần góp ý với đơn vị về việc sắp xếp hàng trong kho, thành phẩm


của đơn vị và thành phẩm gia công không được sắp xếp phân biệt mà lại sắp


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<b>Khách hàng</b> Coâng ty PKT Tên Ngày <i><b>Mã số:</b></i>


<i>Nội dung</i> <i>GIÁ VỐN HÀNG BÁN</i> <i><b>Người TH</b></i> <i><b>H</b></i> <i><b>5/4/09</b></i>


<b>Năm tài chính kết thúc</b> <i>31/12/2008</i> <i><b>Người KT</b></i> <i><b>V</b></i> <i><b>7/4/09</b></i> <i><b>Trang ……...</b></i>


Bảng 4: BIỂU ƯỚC TÍNH CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG


Đvt: đồng


Điều kiện
làm việc


Số CN


bình qn


Số giờ lao



động trong
năm


Đơn giá bình qn


tiền lương/giờ


CP nhân cơng


trực tiếp ước tính


Trong giờ


Tăng ca


417,4


80,7


2.920


700


5.500


6.500


6.703,.44.000



367.185.000


Cộng (a) (b) (c) 7.070.629.000


1.202.006.930
CPBHXH & BHYT (17%)


Tổng CPNCTT ở phân xưởng AA ước tính <sub>8.272.635.930</sub>


<i><b>Nhận xét:</b></i>


Theo số liệu của đơn vị:


Số lượng sản phẩm AA sản xuất trong kỳ là: 920.173 sản phẩm


Đơn giá tiền lương trực tiếp của sản phẩm AA là: 9.000 đồng


Tổng CPNCTT để sản xuất sản phẩm AA theo sổ sách đơn vị là:


8.281.557.000 đồng


Số liệu ước tính của kiểm tốn viên là: 8.272.635.930 đồng


Chênh lệch: 8.921.070 đồng


Tuy số liệu của đơn vì và số liệu ước tính của kiểm tốn viên có chênh lệch


nhưng khơng trọng yếu ở khoản mục chi phí nhân cơng trực tiếp (sản phẩm AA)


<i>Chú thích:</i>



(a) dựa vào danh sách công nhân lao động được lập hàng tháng


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

(c) từ bảng lương của đơn vị lập hàng tháng và kiểm toán cũng đã chọn mẫu


để đối chiếu với một số hợp đồng lao động


<i><b>Kết luận: khoản mục giá vốn hàng bán của đơn vị đã được trình bày trung thực</b></i>
và hợp lý.


<i><b>4.2.2. Thủ tục phân tích áp dụng cho ch ương trình kiểm tốn doanh thu</b></i>
<i><b>bán hàng và các khoản phải thu:</b></i>


- Giữa khoản nợ phải thu khách h àng và doanh thu bán hàng có m ối quan


hệ khá gắn bó với nhau, do đó kiểm tốn vi ên có thể xem xét tính hợp lý chung


của chúng quá so sánh tỷ số:


<i>- Đặc điểm của nợ phải thu khách h àng: nợ phải thu khách hàng là một</i>


loại tài sản khá nhạy cảm với những gian lận nh ư bị nhân viên chiếm dụng hoặc


tham ô, là khoản mục có liên quan mật thiết đến kết quả kinh doanh, đó dó l à đối


tượng để sử dụng các thủ thuật thổi phồng doanh thu v à lợi nhuận của đơn vị. Nợ


phải thi khách hàng phải được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện đ ược,


thường dựa vào sự ước tính của nhà quản lý nên có nhiều khả năng sai sót và khó



kiểm tra.


<i>- Thủ tục phân tích đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng:</i>


+ So sánh tỷ lệ Nợ phải thu / Tổng doanh thu theo từng nội dung (ng ành


hàng, khu vực…) năm nay và năm trước


+ So sánh số dự phịng phải thu khó địi theo tỷ lệ % của tài khoản phải


thu và doanh thu giữa năm nay


+ So sánh bảng tính tuổi nợ của các khoản phải thu với kỳ tr ước và ghi


nhận những thay đổi đáng kể nh ư: thay đổi khách hàng chính, tỷ lệ số dự nợ quá


hạn của các khách hàng chính trên tổng số dư nợ quá hạn, tỉ lệ các khách h àng có


số dư có…


+ So sánh việc thu tiền sau ngày kết thúc niên độ với số dư vào ngày kết


thúc niên độ


Số vòng quay
khoản phải thu =


Doanh thu thuaàn



</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

+ So sánh tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu và tỷ lệ của ngành hoặc của năm.


Sự biến động trong tỷ lệ lãi gộp có thể xuất phát từ hoạt động kinh doanh của đ ơn


vị hoặc có thể xuất phát từ các sai sót trong số liệu kế toán.


+ So sánh tỷ số chi phí dự phịng trên số dư nợ phải thu với tỷ số của


năm trước. Việc so sánh này giúp kiểm toán viên đánh giá sự hợp lý của việc dự


phòng nợ phải thu khó địi.


+ Kiểm tra các phát sinh có sau ng ày kết thúc niên độ có liên quan đến


doanh thu bán hàng trư ớc ngày kết thúc niên độ hay khơng


<i>- Thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu bán h àng:</i>


+ So sánh doanh thu bán hàng kỳ thực tế với kỳ kế hoạch v à kỳ trước


theo từng loại sản phẩm và từng vùng.


+ So sánh sự biến động doanh thu qua các thời điểm với tính thời vụ của


sản phẩm kinh doanh


+ So sánh các tỷ lệ lãi gộp của kỳ này với kỳ trước theo từng loại sản


phẩm hay theo vùng



+ So sánh doạnh thu trong nhiều ng ày trước và sau khi khóa sổ với


doanh số bình qn một ngày trong năm


+ Xem xét doanh số bán hàng so với năng lực sản xuất kinh doanh của


đơn vị (công suất máy móc thiết bị,…)


Áp dụng thủ tục phân tích cho khoản mục nợ phải thu và doanh thu bán hàng t ại


cơng ty PKT:


<i><b>Các tỷ số:</b></i>


Số vịng quay Doanh thu


nợ phải thu (2008) Các khoản phải thu bình quân


Số vòng quay Doanh thu


nợ phải thu (2007) Các khoản phải thu bình quân


365
Số ngày bình qn vịng quay


khoản phải thu (2008) Vòng quay các kho ản phải thu


=


=



</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

365
Số ngày bình qn vịng quay


khoản phải thu (2007) Vòng quay các kho ản phải thu


<b>Khách hàng</b> Coâng ty PKT Tên Ngày <i><b><sub>Mã số:</sub></b></i>


<i>Nội dung</i> <i>NỢ PHẢI THU</i> <i><b>Người TH</b></i> <i><b>H</b></i> <i><b>2/3/09</b></i>


<b>Năm tài chính kết thúc</b> <i>31/12/2008</i> <i><b>Người KT</b></i> <i><b>V</b></i> <i><b>6/3/09</b></i> <i><b>Trang ……...</b></i>


<i><b>Bảng 5: PHÂN TÍCH NỢ PHẢI THU – DOANH THU</b></i>


<i><b>Đvt: đồng</b></i>


<b>Diễn giải</b> <b>31/12/2008</b> <b>31/12/2007</b> <b>Chênh lệch</b> <b>%</b>


Doanh thu bán hàng và


cung cấp dịch vụ 102.497.543.275 31.997.537.391
Các khoản làm giảm


doanh thu 0 0


Doanh thu thuần 102.497.543.275 31.997.537.391 70.500.005.884 220,33
Nợ phải thu bình qn 12.728.101.289 6.846.901.141 9.267.335.985 135,35
Số vịng quay khoản


phải thu (vịng) 8,1 4,7 3,4 72,34



Số ngày bình quân vòng
quay khoản phải thu


(ngày) 57 78 -21 -26,92


<i><b>Nhận xét: số dư cuối kỳ khoản phải thu tăng 135,35% là do đơn vị mở rộng sản</b></i>


xuất tiêu thụ trong năm.


Số vòng quay khoản phải thu năm 2008 lớn hơn số vịng quay khoản phải thu


năm 2007 khơng lớn 4,7 vịng cho thấy chính sách bán hàng của đơn vị hoạt động
có hiệu quả. Và số vịng quay năm 2008 khơng có biến động bất thường so với
năm 2007.


Số vòng quay nợ phải thu tăng lên là do doanh thu tăng lên m ột cách đáng


kể. Doanh thu tăng lên là do 2 nguyên nhân: khối lượng hàng hóa bán ra với khối


lượng lớn và gián bán hàng hóa tăng lên. Tuy tăng giá bán nhưng khối lượng


hàng bán ra không bị ảnh hưởng cho thấy đơn vị đã có một chính sách bán hàng
khá hiệu quả và hợp lý.


- Để có thể hiểu rõ hơn về các chính sách bán hàng của đơn vị kiểm tốn


viên cần lập Bảng phân tích số dư theo tuổi nợ để có thể tìm hiểu chính sách trích


lập dự phịng của đơn vị đối với các khoản nợ quá hạn. Kiểm tốn viên ước tính



</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

khoản nợ khó địi cần trích lập dự phòng của đơn vị và sau đó đối chiếu với số


liệu mà đơn vị đã trích lập xem có hợp lý khơng.


<i><b>Bảng 6: PHÂN TÍCH SỐ DƯ THEO TUỔI NỢ:</b></i> <i>Đvt: đồng</i>


S


T


T


Khách


hàng


Nợ trong


hạn


Nợ quá hạn


1- 30 ngày


NQH


30-60


ngày



NQH 61


– 90 ngày


NQH 90 ngày


trở lên


Số dư nợ


1
2
3
4


Cộng


Đơn vị đã khơng trích lập nợ phải thu khó địi: u cầu đơn vị trích lập dự
phịng khó địi cho các khoản nợ khó địi đã trình bài ở báo cáo kiểm tốn năm


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<b>Khách hàng</b> Công ty PKT Tên Ngày <i><b>Mã số:</b></i>


<i>Nội dung</i> <i>DOANH THU</i> <i><b>Người TH</b></i> <i><b>H</b></i> <i><b>2/3/09</b></i>


<b>Năm tài chính kết thúc</b> <i>31/12/2008</i> <i><b>Người KT</b></i> <i><b>V</b></i> <i><b>6/3/09</b></i> <i><b>Trang ……...</b></i>


Tham khảo tài liệu về phân tích doanh thu bán h àng qua 12 tháng:


<i><b>Bảng 7: PHÂN TÍCH DOANH THU BÁN HÀNG 12 THÁNG</b></i>



<i><b>Đơn vị tính: đồng</b></i>


<b>Tháng</b> <b>Doanh thu</b>


<b>% qua</b>
<b>từng</b>


<b>tháng</b>


<b>Giá vốn hàng</b>
<b>bán</b>


<b>% qua</b>
<b>từng</b>


<b>tháng</b> <b>Lãi gộp</b>


<b>Tỉ lệ</b>
<b>lãi</b>
<b>gộp</b>


<b>1</b> 16.718.765.866 14.224.974.752 2.493.791.114 15
<b>2</b> 14.074.224.750 84,18 12.198.246.537 87,42 1.875.978.213 13
<b>3</b> 6.114.237.243 43,44 5.395.110.216 41,71 818.127.027 13
<b>4</b> 5.661.705.405 92,6 4.707.965.554 88,89 953.739.851 17
<b>5</b> 7.234.597.379 127,78 6.632.076.113 140,87 602.521.266 8
<b>6</b> 6.210.535.475 85,84 5.634.408.044 78,93 976.127.431 16
<b>7</b> 4.296.217.378 69,18 3.841.997.911 67,67 754.219.467 18
<b>8</b> 6.736.074.555 156,79 6.052.146.050 170,87 683.928.505 10


<b>9</b> 8.498.376.452 126,16 6.862.724.841 113,39 1.635.651.611 19
<b>10</b> 7.102.235.123 83,57 6.403.887.373 93,31 698.347.750 10
<b>11</b> 6.281.215.271 88,44 5.409.557.052 84,47 871.658.219 14
<b>12</b> 13.569.358.378 216,03 11.574.648.032 213,97 1.994.710.346 15
<b>Cộng</b> <b>102.497.543.275</b> <b>88.937.742.475</b> <b>12.775.308.410</b> <b>12</b>


<i><b>Nhận xét:</b></i>


- Doanh thu tháng 1 và tháng 2 tăng cao là do gần tết nguyên đán nên hàng


bán được với số lượng lớn và ta cũng thấy tỉ lệ lãi gộp vẫn ở mức cao vừa phải.


- Doanh thu tháng 12 cũng tăng cao theo giải thích của đơn vị là do vào mùa


giáng sinh nên hàng bán chạy hơn.


- Riêng tháng 8 và tháng 10 tỉ lệ lãi gộp ở mức thấp là do việc giảm giá hàng


bán được đơn vị áp dụng để cạnh tranh trên thị trường (theo giải thích của đơn vị)


- Còn những tháng còn lại ta thấy tỉ lệ lãi gộp đều tăng ở mức ổn định.


<i><b>Kết luận: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là hợp lý và trung thực. Và</b></i>
cũng qua việc áp dụng thủ tục phân tích để phân tích doanh thu qua các tháng
giúp kiểm toán viên hiểu thêm về tình hình hoạt động của đơn vị, các chính sách


chiến lược của đơn vị...qua đó giúp kiểm toán viên xác định được các khoản


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<i><b>4.2.3. Thủ tục phân tích áp dụng trong ch ương trình kiểm tốn tài sản cố</b></i>



<i><b>định và chi phí khấu hao:</b></i>


<i>- Đặc điểm khoản mục tài sản cố định: là một khoản mục lớn có giá trị</i>


lớn, thường chiếm tỷ trọng đáng kể so với tổng t ài sản trên Bảng cân đối kế toán.


Đặc biệt trong các doanh nghiệp sản xuất thuộc lĩnh vực cơng nghiệp nặng, dầu


khí, giá trị khoản mục này chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng t ài sản. Tuy nhiên,


kiểm tốn tài sản cố định thường khơng chiếm nhiều thời gian vì:


+ Số lượng tài sản thường khơng nhiều và từng đối tượng có giá trị lớn


+ Số lượng nghiệp vụ tăng, giảm tài sản cố định trong năm thường ít


phát sinh


+ Vấn đề khóa sổ cuối năm không phức tạp như tài sản lưu động do


khả năng xảy ra nhầm lẫn trong ghi nhận các nghiệp vụ về tài sản cố định giữa
các niên độ thường không cao.


<i>- Thủ tục phân tích đối với tài sản cố định:</i>


+ Tỷ trọng của từng loại tài sản cố định so với tổng số


Giá trị từng loại tài sản cố định


Tổng giá trị tài sản cố định



+ Tỷ suất giữa tổng giá trị tài sản cố định với doanh thu thuần


Doanh thu thuần


Giá trị tài sản cố định bình quân


+ Tỷ suất giữa tổng giá trị tài sản cố định với giá vốn hàng bán


Giá vốn hàng bán


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

+ Tỷ suất hoàn vốn của tài sản cố định


Lợi nhuận thuần


Giá trị tài sản cố định bình quân


<i>- Một số thủ tục phân tích khác:</i>


+ So sánh giữa chi phí sữa chửa, bảo trì với doanh thu thuần


+ So sánh giữa cho phí sửa chữa, bảo trì của từng tháng với cùng kỳ


năm trước


+ So sánh giá trị của các tài sản mua trong năm với năm trước


+ So sánh giá trị của các tài sản giảm trong năm với năm trước


+ Nếu các tỷ số tính tốn và kết quả so sánh nằm trong mức hợp lý,



chúng sẽ cung cấp bằng chứng để thoản mãn các mục tiêu kiểm toán như hiện


hữu, đầy đủ, đánh giá, ghi chép chính xác. Ngược lại, các biến động hoặc quan hệ


bất thường sẽ là những chỉ dẫn cho việc điều tra sâu hơn. Thí dụ sự gia tăng quá


lớn trong chi phí sửa chữa, bảo trì so với doanh thu thuần có thể là chỉ dẫn về


việc đã ghi sai tài khoản.


<i>- Đặc điểm khoản mục chi phí khấu hao:</i>


+ Chi phí khấu hao là một khoản ước tính kế tốn, chứ khơng phải là


chi phí thực tế phát sinh. Ta biết rằng mức khấu hao phụ thuộc vào ba nhân tố là


nguyên giá, giá trị thanh lý ước tính và thời gian sử dụng hữu ích; trong đó


ngun giá là một nhân tố khách quan, còn giá trị thanh lý và thời gian sử dụng


hữu ích thì căn cứ theo sự ước tính của đơn vị. Vì vậy, việc kiểm tra chi phí khấu


hao mang tính chất của việc kiểm tra một khoản ước tính kế tốn hơn là một chi


phí phát sinh thực tế, nghĩa là không thể dựa vào các chứng từ, tài liệu để tính
tốn chính xác.


+ Chi phí khấu hao là một sự phân bổ có hệ thống các nguyên giá sau



khi trừ giá trị thanh lý ước tính nên sự hợp lý của nó cịn phụ thuộc vào phương


pháp khấu hao được sử dụng. Vì vây, kiểm tốn chi phí khấu hao cịn mang tính


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<i>- Thủ tục phân tích đối với chi phí khấu hao:</i>


+ Tính tỷ lệ khấu hao bình qn bằng tỷ số giữa chi phí khấu hao với


tổng nguyên giá tài sản cố định. Một sự thay đổi đột ngột trong tỷ số này giúp


kiểm toán viên lưu ý đến những thay đổi trong chính sách khấu hao của đơn vị,


trong cơ cấu tài sản cố đinh hoặc có khả năng sai sót trong việc tính tốn khấu


hao. Tỷ lệ này cần tính cho từng loại tài sản cố định (nhà xưởng, máy móc, thiết


bị....) vì giúp sẽ loại được ảnh hưởng của cơ cấu tài sản cố định.


+ So sánh chi phí khấu hao kỳ này với kỳ trước, chi phí khấu hao với


giá thành sản phẩm nhập kho... những biến động bất thường điều cần được tìm


hiểu và giải thích ngun nhân.


+ Việc ước tính chi phí khấu hao trong kỳ có thể dựa trên các cơng


thức ước tính như sau:


<i>Phương pháp 1:</i>



<i>Phương pháp 2</i>


- Ngồi ra cịn có thể ước tính chi phí khấu hao t ài sản cố định kỳ này dựa


vào chi phí khấu hao tài sản cố định kỳ trước và ước tính cho những điểu chỉnh


(chênh lệch) phát sinh trong kỳ n ày so với kỳ trước.


- Xem xét hồ sơ kiểm toán về khoản mục t ài sản cố định và chi phí khấu


hao:


Chi phí
Khấu hao
TSCĐ
trong kỳ


=



Ngun


giá TSCĐ
bình qn


từng nhóm

*



Tỷ lệ


khấu hao



của nhóm


Ngun giá
TSCĐ bình
qn nhóm


=


NG TSCĐ nhómĐK + NG TSCĐ nhómCK


2


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<b>Khách hàng</b> Công ty PKT Tên Ngày <i><b>Mã số:</b></i>


<i>Nội dung</i> <i>TÀI SẢN CỐ ĐỊNH</i> <i><b>Người TH</b></i> <i><b>S</b></i> <i><b>15/3/09</b></i>


<b>Năm tài chính kết thúc</b> <i>31/12/2008</i> <i><b>Người KT</b></i> <i><b>T</b></i> <i><b>17/3/09</b></i> <i><b>Trang ……...</b></i>


<i><b>Bảng 8: BẢNG KÊ TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM TSCĐ VÀ</b></i>


<i><b> CHI PHÍ KHẤU HAO</b></i>


<i>Đơn vị tính: đồng</i>


<b>Diễn giải</b>


<b>Nhà cửa, vật</b>
<b>kiến trúc</b>



<b>MMTB sản</b>
<b>xuất</b>


<b>Dcụ đo</b>
<b>lường TN</b>


<b>TBị Ptiện</b>


<b>vận tải</b> <b>Cộng TSCĐHH</b>


<b>A-Nguyên giá</b>


SDĐK 23.958.669.718 9.160.033.971 535.888.600 70.530.001 33.725.122.290
SDCK 24.092.019.718 9.160.033.971 535.888.600 70.530.001 33.858.472.290


<b>B-Giá trị hao</b>
<b>mòn</b>


SDĐK 4.376.398.317 4.754.922.991 255.844.013 38.008.183 (8.399.173.504)
SDCK 5.186.081.225 3.940.443.407 305.158.777 47.132.359 (9.478.815.768)


<b>C-Giá trị còn</b>
<b>lại</b>


SDĐK 20.597.487.401 6.394.044.733 271.338.495 38.521.818 27.843.637.110
SDCK 18.905.938.493 5.219.590.564 230.729.823 23.397.642 24.379.656.522


Do tình hình tăng giảm TSCĐ của đơn vị biến động ít nên kiểm tốn viên có


thể ước tính chi phí khấu hao bằng cách lấy số khấu hao năm tr ước đã được kiểm



</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

<i><b>Bảng 9: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM TSCĐ</b></i>


<i>Đơn vị tính: đồng</i>


<b>Nguyên giá</b>


<b>Tỷ lệ %</b>
<b>KH</b>


<b>Số tháng</b>
<b>khấu hao</b>


<b>Điều chỉnh khấu</b>
<b>hao năm 2008 theo</b>


<b>2007</b>
<b>Diễn giải</b>


(1) (2) (3) (4)
Năm 2007


<b>TSCĐ tăng</b>


- Xe ô tô 750.000.000 10 4 50.000.000
- Máy lạnh




--90.000.000 20 4 12.000.000



- 1 tổ trạm biến thế 3.850.000.000 10 2 320.833.333
- 4 máy định hình


giày 4.975.052.894 10 3 373.128.967
-1máy sử lý đế và


máy đóng đinh đế 57.356.909 10 5 3.345.820


- 5 máy gò mũi 2.674.094.229 10 6 133.704.712


-20 bộ máy dập 3.794.461.376 10 7 284.584.603
<b>TSCĐ giảm</b>


- Máy photo 410.456.820 10 3 (10.261.420)
Năm 2008


<b>TSCĐ tăng</b>


- Hệ thông sử lý


nước


133.350.000 10 12 13.335.000


<b>Cộng</b> <b>1.180.671.015</b>


Chi phí khấu hao tài sản cố định năm 2007 đ ã kiểm toán: 8.399.173.504 đ


Chi phí khấu hao điều chỉnh 1.180.671.015 đ



Chi phí khấu hao ước tính của kiểm tốn viên: 9.579.844.519 đ


Chi phí khấu hao kế hoạch của khách hàng: 9.478.815.768 đ


Chênh lệch 101.028.751 đ


Chệnh lệch không trọng yếu


Kết luận: Tài sản cố định và chi phí khấu hao của đơn vị đã được trình bày trung


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<i><b>4.2.4. Thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm tốn khoản mục thu nhập và</b></i>
<i><b>chi phí:</b></i>


- Thủ tục phân tích áp dụng cho khoản mục th u nhập và chi phí có hiệu


quả rất cao vì các tài khoản có liên quan chặt chẽ đến nhau và là kết quả trực tiếp


từ kết quả hoạt động trong kỳ của doanh nghiệp


- Thu nhập của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu bán h àng và cung cấp


dịch vụ, thu nhập hoạt động t ài chính và thu nhập khác


- Chi phí trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm: Giá vốn h àng bán, chi phí


bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động t ài chính, chi phí khác.


- Phần doanh thu bán hàng và cung c ấp dịch vụ sẽ không tr ình bày lại vì



đã trình bày trong thủ tục áp phân tích áp dụng cho khoản mục “doanh thu v à các


khoản phải thu” và giá vốn hàng bán cũng đã được trình bày trong thủ tục phân


tích áp dụng cho khoản mục “h àng tồn kho và giá vốn hàng bán”.


<i>- Thủ tục phân tích áp dụng đối với k hoản mục thu nhập hoạt động t ài</i>


<i>chính:</i>


<i>+ Đặc điểm: là những khoản doanh thu về tiền l ãi, tiền bản quyền, cổ</i>


tức, lợi nhuận được chia và các khoản doanh thu tài chính khác của doanh


nghiệp. Như vậy, doanh thu hoạt động tài chính rất đa dạng cả về chủng loại và


phương pháp xử lý kế toán: thời điểm ghi nhận, giá trị ghi nhận… mặt khác, đối


với nhiều đơn vị, doanh thu này khơng gắn với mục đích kinh doanh chủ yếu của


đơn vị mà chỉ phát sinh trong một số tình huống nhất định.


<i>+ Thủ tục phân tích áp dụng đối với thu nhập hoạt động tài chính:</i>


Kiểm toán viên thường phân loại các thu nhập và liệt kê thành từng tháng để


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

<b>Tháng</b> <b>Lãi tiền</b>


<b>gởi</b>



<b>Chênh</b>
<b>lệch tỷ giá</b>


<b>TN từ góp</b>
<b>vốn liên</b>


<b>doanh</b>


<b>TN từ cho</b>
<b>thuê tài</b>


<b>sản</b>


<b>Lãi cho</b>


<b>vay vốn</b>


<b>Cộng</b>


<b>1</b>
<b>2</b>
<b>3</b>


<b>…</b>


<b>11</b>
<b>12</b>
<b>Cộng</b>


Lập bảng phân tích số dư các thu nhập hoạt động tài chính và so sánh với năm



trước để phát hiện những biến động lớn và giải thích.


<b>Khoản mục</b> <b>31/12/08</b> <b>31/12/07</b> <b>Chênh lệch</b> <b>%</b>


Lãi tiền gởi


Chênh lệch tỷ giá


TN từ góp vốn liên doanh
TN từ cho thuê tài sản


Lãi cho vay vốn


<i>- Thủ tục phân tích đối với thu nhập khác và chi phí khác:</i>


+ Đặc điểm: những khoản mục thu nhập khác là tính đa dạng, khơng


thường xun, và khó dự đốn được. Mọi nghiệp vụ phát sinh trong hoạt động


liên quan đến thu nhập khác và chi phí khác dù lãi hay lỗ điều khơng tốt vì đó là


khoản bất thường ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.


+ Thủ tục phân tích đối với thu nhập khác và chi phí khác:


Tất cả các biến động liên quan đến khoản mục thu nhập khác và chi phí


khác điều khơng tốt. Do đó, kiểm tốn viên cần kiểm tra từng nghiệp vụ phát sinh
và thủ tục phân tích trong trường hợp này ít được sử dụng thay vào đó là kiểm tra



chi tiết.


Theo dõi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, thu nhập hoạt động tài


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<b>Khách hàng</b> Công ty PKT Tên Ngày <i><b>Mã số:</b></i>
<i>Nội dung</i> <i>TN KHÁC & CP KHÁC</i> <i><b>Người TH</b></i> <i><b>S</b></i> <i><b>12/4/09</b></i>


<b>Năm tài chính kết thúc</b> <i>31/12/2008</i> <i><b>Người KT</b></i> <i><b>V</b></i> <i><b>14/4/09</b></i> <i><b>Trang ……...</b></i>


<i>Đơn vị tính: đồng</i>


<i><b>Bảng 10: BẢNG KÊ THU NHẬP</b></i>


<b>Tháng</b> <b>511</b> <b>515</b> <b>711</b>


<b>1</b> 16.718.765.866 3.182.360 59.968.603
<b>2</b> 14.074.224.750 2.629.997 52.369.556
<b>3</b> 6.114.237.243 243.040 771.501.649
<b>4</b> 5.661.705.405 1.169.176 51.410.159
<b>5</b> 7.234.597.379 60.167.480 59.561.885
<b>6</b> 6.210.535.475 72.966.171 360.392.165
<b>7</b> 4.296.217.378 47.383.759 67.840.557
<b>8</b> 6.736.074.555 230.867 70.073.914
<b>9</b> 8.498.376.452 441.528 63.492.651
<b>10</b> 7.102.235.123 4.299.635 51.082.853
<b>11</b> 6.281.215.271 746.052 276.937.876
<b>12</b> 13.569.358.378 1.175.740 5.109.804
<b>Cộng</b> <b>102.497.543.275</b> <b>194.635.805</b> <b>1.889.741.672</b>



<b>Tỷ trọng</b> 97,97% 0,19% 1,84%


<i><b>Nhận xét:</b></i>


Số liệu của năm trước:


Thu nhập hoạt động tài chính: 218.143.745 đồng


Thu nhập khác: 1.189.406. 164 đồng


Tỷ trọng thu nhập khác trên tổng thu nhập của doanh nghiệp khá cao và tăng lên


so với năm trước. Do đó kiểm tốn viên cần tiến hành thêm các thử nghiệm chi


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

<i><b>Bảng 11:SO SÁNH CHI PHÍ KHÁC NĂM NAY VỚI NĂM TRƯỚC:</b></i>


<i>Đơn vị tính: đồng</i>


<i>Trong đó: năm 2008 bao gồm khoản trả tiền thuê kho hộ và tiền còn lại của tài</i>
sản thanh lý.


<i>- Thủ tục phân tích đối với khoản mục chi phí bán hàng và quản lý doanh</i>


<i>nghiệp:</i>


+ Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có cách áp dụng


thủ tục phân tích tương tự nhau. Nhưng nếu xét về chi phí hợp lý thì chi phí bán
hàng có mối quan hệ khá chặt chẽ với doanh thu bán hàng hơn chi phí quản lý



doanh nghiệp.


+ So sánh tỷ lệ chi phí trên doanh thu giữa các năm giúp phát hiện các


biến động bất thường


<b>Khách hàng</b> Công ty PKT Tên Ngày <i><b>Mã số:</b></i>


<i>Nội dung</i> <i>CHI PHÍ</i> <i><b>Người TH</b></i> <i><b>T</b></i> <i><b>15/4/09</b></i>


<b>Năm tài chính kết thúc</b> <i>31/12/2008</i> <i><b>Người KT</b></i> <i><b>T</b></i> <i><b>15/4/09</b></i> <i><b>Trang ……...</b></i>


<i>Đơn vị tính: đồng</i>


<i><b>Bảng 12: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ VỚI KỲ TRƯỚC</b></i>


<b>Khoản mục chi phí</b> <b>2008</b> <b>2007</b> <b>Chênh lệch</b> <b>%</b>


Doanh thu thuần 102.497.543.275 31.997.537.391 70.500.005.884 220,33
GVHB 88.937.742.475 25.227.929.928 63.709.812.547 252,54


Lợi tức gộp/Dthu


Chi phí bán hàng 4.895.206.176 1.841.013.987 3.054.192.189 165,9


Tỷ lệ CPBH/Dthu 4,78% 5,75% -0,97%


Chi phí quản lý DN 3.094.489.450 2.167.247.306 927.242.144 42,78


Tỷ lệ CPQL/Dthu 3,02% 6,77% -3,75%



<i><b>Nhận xét: tỷ lệ CPBH/Dthu và tỷ lệ CPQL/Dthu giảm 1 lượng 0,97% và 3,75%</b></i>
là do cuối năm kế toán hạch toán tiền lương của bộ phận quản lý và bộ phận bán
hàng vào giá vốn hàng bán.


<b>2008</b> <b>2007</b> <b>Chênh lệch</b> <b>%</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

- Ngồi ra kiểm tốn viên cịn có thể liệt kê chi tiết chi phí bán hàng và chi


phí quản lý doanh nghiệp qua 12 tháng để phát hiện những biến động bất thường:


<i>Đơn vị tính: đồng</i>


<i><b>Bảng 13: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ</b></i>


<b>Tháng</b> <b>641</b> <b>642</b>


<b>1</b> 809.108.627 384.935.071
<b>2</b> 616.413.105 254.502.942
<b>3</b> 596.108.627 207.653.063
<b>4</b> 143.101.375 270.912.868
<b>5</b> 280.870.922 209.072.353
<b>6</b> 277.280.899 225.508.597
<b>7</b> 220.371.349 323.058.134
<b>8</b> 406.413.103 213.899.657
<b>9</b> 286.866.886 260.616.269
<b>10</b> 446.593.580 224.791.619
<b>11</b> 350.500.773 287.897.597
<b>12</b> 461.576.930 231.561.280
<b>Cộng</b> <b>4.895.206.176</b> <b>3.094.489.450</b>



<i><b>Nhận xét: chi phí bán hàng tháng 1 tăng cao so với các tháng còn lại là do đơn vị</b></i>


sử dụng chính sách khuyến mãi và chi phí hỗ trợ vận chuyển cho các đại lý của


đơn vị tăng khá cao.


- Thủ tục phân tích đối với chi phí tài chính:


<i><b>Bảng 14: SO SÁNH CHI PHÍ TÀI CHÍNH</b></i>


<i>Đơn vị tính: đồng</i>


<b>2008</b> <b>2007</b> <b>Chênh lệch</b> <b>%</b>


745.206.005 701.169.805 44.036.200 43,53


<i><b>Nhận xét: chi phí tài chính tăng 43,53% do tăng c hi phí lãi vay (vay để mở rộng</b></i>


sản xuất).


<i><b>Kết luận: thủ tục phân tích và các thử nghiệm chi tiết cho thấy khoản mục thu</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

<i><b>4.2.5. Thủ tục phân tích cho khoản mục nợ phải trả v à nguồn vốn chủ sở</b></i>
<i><b>hữu:</b></i>


<i>- Đặc điểm khoản mục nợ phải trả: là một khoản mục trên báo cáo tài</i>


chính đối với những đơn vị sử dụng nguồn tài trợ ngoài vốn chủ sở hữu. Những



sai lệch về nợ phải trả có thể gây ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính về


các mặt:


+ Tình hình tài chính: các tỷ số quan trọng trong việc đánh giá tình


hình tài chính thường liên quan đến nợ phải trả như: tỷ số nợ, hệ số thanh toán


hiện đại


+ Kết quả hoạt động kinh doanh: nợ phải trả có mối quan hệ mật thiết


với chi phí sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp như: việc ghi thiếu một chi


phí chưa thanh tốn sẽ ảnh hưởng đồng thời đến chi phí trong kỳ và nợ phải trả


cuối kỳ.


<i>- Thủ tục phân tích áp dụng cho khoản mục nợ phải trả:</i>


+ Để đảm bảo tính hợp lý chung của nợ phải trả người bán, kiểm tốn


viên có thể tính một số chỉ tiêu dưới đây và so sánh với năm trước để nhận dạng


các biến động bất thường và tìm hiểu nguyên nhân:


Tỷ lệ nợ phải trả người bán trên tổng giá trị hàng mua trong kỳ


Tỷ lệ nợ phải trả người bán trên tổng nợ ngắn hạn



+ Kiểm tốn viên cũng có thể kiểm tra chi tiết từng nghiệp vụ nợ phải


trả để phát hiện những biến động bất thường


+ Lập bảng chi tiết các khoản nợ phải trả để phân tích số liệu năm nay


so với năm trước.


=


Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng
gái trị hàng mua trong kỳ


Nợ phải trả trong kỳ


Tổng giá trị hàng mua trong kỳ


=


Tỷ lệ nợ phải
trả quá hạn


Nợ phải trả quá hạn trong kỳ


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<b>Khách hàng</b> Coâng ty PKT Tên Ngày <i><b>Mã số:</b></i>


<i>Nội dung</i> <i><b>NỢ PHẢI TRẢ Người TH</b></i> <i><b>L</b></i> <i><b>1</b><b>8/4/09</b></i>


<b>Năm tài chính kết thúc</b> <i>31/12/2008</i> <i><b>Người KT</b></i> <i><b>H</b></i> <i><b>2</b><b>0/4/09</b></i> <i><b>Trang ……...</b></i>



<i><b>Bảng 15: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG SỐ DƯ CUỐI KỲ</b></i>


<i>Đơn vị tính: đồng</i>


<b>31/12/08</b> <b>31/12/07</b> <b>Tăng (giảm)</b> <b>%</b>


331 8.309.050.348 5.153.003.152 3.156.047.196 (1) 61,25


334 697.555.000 225.210.700 472.344.300 (2) 209,73


335 60.245.946 85.677.320 (25.431.374) (3) -29,68


338 462.739.360 104.316.000 358.423.360 (4) 343,59


<i><b>Nhận xét:</b></i>


(1) do đơn vị mở rộng sản xuất để tăng sản lượng trên thị trường nên các khoản


phục vụ cho quá trình sản xuất gia tăng.


(2) tiền lương tháng 12 chưa trả cho công nhân


(3) do đơn vị giảm doanh thu chưa thực hiện


(4) tích lũy các khoản phải trả, phải nộp và dự phòng trợ cấp mất việc


+ So sánh số dư nợ phải trả kỳ này với kỳ trước


+ So sánh số mua hàng bình quân trong tài khoản phải trả với năm trước



+ Đối với các khoản phải trả phải nộp cho ngân sách nhà nước kiểm tốn


viên thực hiện thủ tục phân tích trên giá trị tính thuế và thuế suất tương ứng. Cụ


thể:


Đối với VAT đầu ra (hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt hàng bán ra) thì ước
tính:


Tổng số thuế phải nộp = (DTBH loại hàng chịu thuế suất i% * i%)


+ Đối chiếu các kết quả ước tính trên các tờ khai và trên sổ sách


+ So sánh chi phí lãi vay năm nay với năm trước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

<b>Khách hàng</b> Coâng ty PKT Tên Ngày <i><b>Mã số:</b></i>


<i>Nội dung</i> <i>NỢ VAY</i> <i><b>Người TH</b></i> <i><b>L</b></i> <i><b>21/4/09</b></i>


<b>Năm tài chính kết thúc</b> <i>31/12/2008</i> <i><b>Người KT</b></i> <i><b>H</b></i> <i><b>21/4/09</b></i> <i><b>Trang ……...</b></i>


Bảng 16: SO SÁNH KHOẢN VAY NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN NĂM 2008


Đơn vị tính: đồng


<b>Đầu năm</b>


<b>2008</b>


<b>Cuối năm</b>


<b>2008</b>


<b>Chênh lệch</b> <b>%</b>


Vay ngắn hạn 1.694.285.990 1.046.379.102 -647.906.888 -38,24


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<i><b>-Bảng 17: BẢNG ƯỚC TÍNH LÃI VAY</b></i>


<i>Vay ngắn hạn</i>


<i>Đơn vị tính: đồng</i>
<b>Vay ngắn hạn ngân hàng (3111)</b>


<b>Tháng</b>


<b>Nợ</b> <b>Có</b> <b>SDCK</b>


<b>SDĐK</b> <b>1.694.285.990</b>


<b>1</b>


<b>2</b>


<b>3</b>


<b>4</b> 1.694.285.990 1.709.521.141
<b>5</b>


<b>6</b>



<b>7</b>


<b>8</b>


<b>9</b>


<b>10</b> 1.709.521.141
<b>11</b>


<b>12</b> 1.568.934.256 1.568.934.256
<b>Cộng</b>


<b>PS</b> <b>4.972.741.387</b> <b>3.278.455.397</b>


<b>Ước tính lãi vay ngân hàng</b>


Số dư bình quân tháng: 1.563.008.213


Lãi suất bình quân tháng: 0,8%


Ước tính lãi 2008: 57.024.645


Lãi thực tế: 65.367.190


Chênh lệch: (8.342.545)


% chênh lệch: 12,76


<i><b>Nhận xét: lãi vay ngân hàng có xảy ra chênh lệch một khoảng là (8.342.545)</b></i>
nhưng không trọng yếu.



<i><b>Kết luận: chi phí lãi vay đã được trình bày hợp lý.</b></i>


Vay dài hạn: trong năm đơn vị đã không có phát sinh nghiệp vụ vay dài hạn.


<i>- Đặc điểm của khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu: các tài khoản của nguồn</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

nghiệp của nó thường rất lớn. Tính chất quan trọng của các nghiệp vụ do liên


quan đến nguồn vốn chủ sở hữu, vì rằng việc tăng giảm vốn liên quan đến lợi


nhuận.


<i>- Thủ tục phân tích áp dụng cho khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu:</i>


+ Lập bảng kê chi tiết từng loại nguồn vốn của năm hiện tại và năm


trước của các lại nguồn vốn nhằm phát hiện những biến động bất thường của


chúng để làm rõ nguyên nhân, giải thích cho những bất thường đó.


<i><b>Bảng 18: BẢNG KÊ CHI TIẾT TỪNG LOẠI NGUỒN VỐN CỦA NĂM NAY</b></i>


<i><b>VÀ NĂM TRƯỚC</b></i>


<i>Đơn vị tính: đồng</i>


<b>TK</b> <b>Diễn giải</b> <b>31/12/08</b> <b>31/12/07</b> <b>Tăng (giảm)</b> <b>%</b>


<b>411</b> Vốn kinh doanh 44.707.612.567 41.879.158.114 (2.828.454.453) -6,75


<b>414</b> Qũy phát triển kinh doanh 2.046.487.191 904.572.486 1.141.914.705 126,24
<b>415</b> Qũy dự phịng tài chính 574.572.004 375.154.226 199.417.778 53,16
<b>431</b> Qũy phúc lợi, khen thưởng 603.532.518 486.030.599 117.501.919 24,18
<b>421</b> Lợi nhuận chưa phân phối 2.086.166.724 674.349.515 1.411.817.209 209,36


<i><b>Nhận xét: điều chỉnh lại kết chuyển quỹ phát triển kinh doanh từ lợi nhuận</b></i>


Nợ 4212 (25.085.341)


Có 414 (25.085.341)


<i><b>Kết luận: Ngồi điều chỉnh trên thì các khoản mục cịn lại đã được đơn vị trình</b></i>
bày hợp lý và trung thực


<i><b>4.2.6. Thủ tục phân tích áp dụng cho khoản mục tiền :</b></i>


<i>- Đặc điểm khoản mục: tiền là một khoản mục thường được sử dụng để</i>


phân tích khả năng thanh toán của một doanh nghiệp n ên đây là khoản có thể bị


cố tình trình bày sai lệch. Bên cạnh đó tiền là tài sản rất nhạy cảm nên khả năng


xảy ra gian lận, biển thủ cao h ơn các tài sản khác. Các thủ thuật gian lận rất đa


dạng và thường được che giấu tinh vi để hệ thống kiểm soát nội bộ v à các thủ tục


kiểm tốn khơng ngăn chặn hay phát hiện đ ược.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

+ So sánh số dư tài khoản tiền năm hiện h ành với năm trước, giải thích



các biến động số dư tiền mặt


+ So sánh số tiền dùng để hoạt động kinh doanh, các khoản đầu t ư và


hoạt động tài chính của năm hiện đang kiểm toán với các năm tr ước. Thông qua


các dữ liệu thu thập kiểm toán vi ên biết được tiền của doanh nghiệp đ ược sử


dụng đầu tư vào mục đích gì và có hợp lý hay khơng


+ Kiểm tra các khoản thu và chi của doanh nghiệp trong từng tháng.


Đảm bảo các nghiệp vụ chi tiết ph ù hợp với số dư mỗi tháng. Đồng thời giải thích


cho những biến động bất thường.


<b>Khách hàng</b> Coâng ty PKT Tên Ngày <i><b>Mã số:</b></i>


<i>Nội dung</i> <i>TIỀN</i> <i><b>Người TH</b></i> <i><b>H</b></i> <i><b>7</b><b>/4/09</b></i>


<b>Năm tài chính kết thúc</b> <i>31/12/2008</i> <i><b>Người KT</b></i> <i><b>V</b></i> <i><b>9</b><b>/4/09</b></i> <i><b>Trang ……...</b></i>


<i><b>Bảng 19: BẢNG KIỂM KÊ KHOẢN MỤC TIỀN TẠI CÔNG TY PKT</b></i>


<i>Đơn vị tính:đồng</i>
<b>Chênh lệch</b>


<b>TK</b> <b>31/12/2007</b> <b>31/12/2008</b>


<b>Tiền</b> <b>%</b>



111 771.305.495 210.541.834 -560.763.661 -72,7
112 4.994.749.137 2.404.797.698 -2.589.951.439 -51,85
<b>Cộng</b> <b>5.766.054.632</b> <b>2.615.339.532</b> <b>-3.150.715.100</b> <b>-54,64</b>


<i><b>Nhận xét: theo bảng thống kê ta thấy lượng tiền mặt và tiền ngân hàng đã giảm</b></i>


xuống 54,64% đây là biểu hiện tốt của đơn vị vì đơn vị đã giảm lượng tiền mặt


tồn quỹ tại đơn vị. Mặt dù có những biểu hiện tốt đó nhưng chúng ta cũng phải


xem xét lượng phát sinh tiền hàng tháng để coi chúng có hợp lý hay khơng.


+ Phân tích bảng kê chi tiết của tài khoản tiền và đối chiếu với số dư trên sổ


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

<b>Khách hàng</b> Coâng ty PKT Tên Ngày <i><b>Mã số:</b></i>


<i>Nội dung</i> <i>TIỀN</i> <i><b>Người TH</b></i> <i><b>H</b></i> <i><b>7</b><b>/4/09</b></i>


<b>Năm tài chính kết thúc</b> <i>31/12/2008</i> <i><b>Người KT</b></i> <i><b>V</b></i> <i><b>9</b><b>/4/09</b></i> <i><b>Trang ……...</b></i>


<i>Đơn vị tính: đồng</i>


<i><b>Bảng 20: BẢNG KÊ CHI TIẾT SPS TÀI KHOẢN TIỀN</b></i>


<b>111</b> <b>112</b>


<b>Tháng</b>


<b>Nợ</b> <b>Có</b> <b>Nợ</b> <b>Có</b>



<b>Đầu năm</b> <b>771.305.495</b> <b>4.994.749.137</b>


<b>1</b> 1.934.248.300 2.298.062.433 6.146.687.320 5.746.779.210
<b>2</b> 2.274.328.200 2.201.677.825 7.101.935.412 10.222.074.485
<b>3</b> 1.639.862.100 1.787.597.772 9.932.247.374 7.594.133.457
<b>4</b> 1.759.935.700 1.686.576.071 6.521.111.859 7.166.740.200
<b>5</b> 2.333.683.000 2.257.533.202 6.131.754.208 6.082.019.858
<b>6</b> 1.902.167.100 1.902.858.638 11.815.788.587 13.842.225.980
<b>7</b> 1.691.189.100 1.641.671.306 7.218.486.297 5.994.117.185
<b>8</b> 2.138.180.500 2.583.210.086 7.475.655.472 10.731.713.291
<b>9</b> 1.558.455.600 1.358.732.148 15.359.725.809 13.074.848.973
<b>10</b> 805.299.400 855.809.332 5.687.747.922 5.675.252.599
<b>11</b> 985.033.200 1.156.129.015 15.253.427.246 12.270.755.401
<b>12</b> 1.355.101.000 1.208.389.033 18.074.926.375 20.908.784.681
<b>Cộng PS</b> <b>20.377.483.200</b> <b>20.938.246.861</b> <b>116.719.493.881</b> <b>119.309.445.320</b>


<b>Cuối năm</b> <b>210.541.834</b> <b>2.404.797.698</b>


<i><b>Nhận xét: qua bảng kê chi tiết trên ta thấy khoản mục tiền biến động tương đối</b></i>
ổn định qua từng tháng. Riêng tiền gởi ngân hàng tháng 12 phát sinh lớn hơn so


với các tháng khác do việc doanh nghiệp chi trả tiền để chuẩn bị cho việc tung


hàng hóa bán vào dịp tết và thu được được tiền trả nợ của khách hàng qua ngân
hàng.


Thủ tục phân tích được áp dụng kết hợp với các thử nghiệm chi tiết đ ã


phát hiện sai sót về hạch toán ch ênh lệch tỷ giá. Kiểm toán vi ên đề nghị điều



chỉnh:


Nợ 413 4.937.195


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<i><b>Kết luận: ngồi bút tốn điều chỉnh thì thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết áp</b></i>
dụng cho khoản mục tiền cho thấy các khoản thu – chi tiền đều được ghi nhận
đầy đủ, hợp lý.


<b>4.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm tốn:</b>


- Giai đoạn hồn thành kiểm toán là giai đoạn tổng hợp và rà soát lại về


những bằng chứng đã thu thập được để kiểm toán viên hình thành ý kiến nhận xét


trên báo cáo kiểm tốn. Xem xét tính hợp lý Báo cáo tài chính của đơn vị.


- Thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn này cũng nhằm mục đích xác


định được những khu vực cần thực hiện những thủ tục kiểm tra bổ sung và chú ý
đến tính hoạt động liên tục của khách hàng.


- Thủ tục phân tích sử dụng trong giai đoạn hồn thành kiểm tốn được thể


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

<i><b>Bảng 21: PHÂN TÍCH TỔNG THỂ CÁC KHOẢN MỤC</b></i>


<b>TÀI SẢN</b> <b> Số đầu năm</b> <b> Số cuối năm</b> <b>Chênh lệch</b> <b>%</b>


<b>A.</b>



<b>TÀI SẢN LƯU ĐỘNG & ĐẦU TƯ</b>


<b>NGẮN HẠN</b> <b>26.184.835.751</b> <b>37.290.031.687</b> <b>11.110.133.131</b> <b>42,43</b>


<b>I.</b> <b>Tiền</b> <b>5.886.562.454</b> <b>4.676.665.998</b> <b>(1.204.959.261)</b> <b>-20,47</b>


1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 781.027.678 940.341.621 159.313.943 20,4


2. Tiền gửi ngân hàng 5.105.534.776 3.736.324.377 (1.369.210.399) -26,82
<b>II.</b> <b>Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn</b> <b>0</b> <b>0</b> <b>0</b>


1. Đầu tư chứng khốn ngắn hạn


<b>III.</b> <b>Các khoản phải thu</b> <b>9.705.311.785</b> <b>19.262.589.416</b> <b>9.557.277.631</b> <b>98,47</b>


1. Phải thu khách hàng 7.976.100.038 17.480.102.540 9.504.002.502 119,16


2. Trả trước cho người bán 1.031.141.237 348.977.632 (682.163.605) -66,16


3. Thuế GTGT được khấu trừ


6. Các khoản phải thu khác 698.070.510 1.433.509.244 735.438.734 105,35
<b>IV.</b> <b>Hàng tồn kho</b> <b>10.592.961.512</b> <b>13.350.776.273</b> <b>2.757.814.761</b> <b>26,03</b>


2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 7.714.197.866 10.335.656.314 2.621.458.444 33,98


3. Công cụ, dụng cụ trong kho 97.752.816 86.848.794 (10.904.022) -11,15


4. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 502.857.309 383.259.990 (119.597.319) -23,78



5. Thành phẩm tồn kho 2.278.153.521 2.545.011.175 266.857.654 11,71


<b>V.</b> <b>Tài sản lưu động khác</b> <b>0</b> <b>0</b> <b>0</b>


1. Tạm ứng


<b>B.</b>


<b>TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ</b>


<b>DÀI HẠN</b> <b>28.212.280.702</b> <b>24.379.656.522</b> <b>(3.832.624.180)</b> <b>-13,58</b>


<b>I.</b> <b>Tài sản cố định</b> <b>25.325.948.786</b> <b>24.379.656.522</b> <b>(946.292.264)</b> <b>-3,74</b>


1 Tài sản cố định hữu hình <b>25.325.948.786</b> <b>24.379.656.522</b> <b>(946.292.264)</b> <b>-3,74</b>


- Nguyên giá 33.725.122.290 33.858.472.290 133.350.000 0,04


- Giá trị hao mòn lũy kế (8.399.173.504) (9.478.815.768) (3.597.330.588) -61,16
<b>II.</b> <b>Các khoản đầu tư tài chính dài hạn</b> <b>0</b> <b>0</b> <b>0</b>


1. Đầu tư chứng khoán dài hạn


<b>III</b> <b>Chi phí xây dựng cơ bản dở dang</b> <b>2.886.331.916</b> <b>0</b> <b>(2.886.331.916)</b> <b>-100</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

<b>NGUỒN VỐN</b> <b>Số đầu năm</b> <b>Số cuối năm</b> <b>Chênh lệch</b> <b>%</b>


<b>A.</b> <b>NỢ PHẢI TRẢ</b> <b>10.077.851.513</b> <b>11.651.317.205</b> <b>1.578.402.887</b> <b>15,66</b>


<b>I.</b> <b>Nợ ngắn hạn</b> <b>9.992.174.193</b> <b>11.591.071.259</b> <b>1.603.834.261</b> <b>16,01</b>



1. Vay ngắn hạn 1.694.285.990 1.046.379.102 (647.906.888) -38,24


3. Phải trả cho người bán 5.153.003.152 8.304.113.153 3.156.047.196 61,25


4. Người mua trả tiền trước 2.815.358.351 1.080.284.644 (1.735.073.707) -61,63


6. Phải trả công nhân viên 225.210.700 697.555.000 472.344.300 209,73


8. Các khoản phải trả, phải nộp khác 104.316.000 462.739.360 358.423.360 343,59
<b>III.</b> <b>Nợ khác</b> <b>85.677.320</b> <b>60.245.946</b> <b>(25.431.374)</b> <b>-29,68</b>


1. Chi phí phải trả 85.677.320 60.245.946 (25.431.374) -29,68
<b>B.</b> <b>NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU</b> <b>44.319.264.940</b> <b>50.018.371.004</b> <b>5.699.106.064</b> <b>12,86</b>


<b>I.</b> <b>Nguồn vốn - quỹ</b> <b>43.833.234.341</b> <b>49.414.838.486</b> <b>5.581.604.145</b> <b>12,73</b>


1. Nguồn vốn kinh doanh 41.879.158.114 44.707.612.567 2.828.454.453 6,75


4. Quỹ đầu tư phát triển 904.572.486 2.071.572.532 1.141.914.705 126,24


5. Quỹ dự phịng tài chính 375.154.226 574.572.004 199.417.778 53,16


6. Lợi nhuận chưa phân phối 674.349.515 2.061.081.383 1.411.817.209 209,36
<b>II.</b> <b>Nguồn kinh phí, quỹ khác</b> <b>486.030.599</b> <b>603.532.518</b> <b>117.501.919</b> <b>24,18</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

<b>Báo cáo lãi lỗ</b> <b><sub>Số đầu năm</sub></b> <b><sub>Số cuối năm</sub></b> <b><sub>Chênh lệch</sub></b> <b><sub>%</sub></b>
<b>Doanh thu bán hàng và cung c ấp dịch</b>


<b>vụ</b> <b>31.997.537.391</b> <b>102.497.543.275</b> <b>70.500.005.884</b> <b>220,33</b>



<b>Các khoản giảm trừ (03=04+05+06+07)</b>


<b>1.</b>


<b>Doanh thu thuần bán hàng và</b>


<b>cung cấp dịch vụ</b> <b>31.997.537.391</b> <b>102.497.543.275</b> <b>70.500.005.884</b> <b>220,33</b>


<b>2.</b> <b>Giá vốn hàng bán</b> <b>25.227.929.928</b> <b>88.937.742.475</b> <b>63.707.812.547</b> <b>252,53</b>


<b>3.</b>


<b>Lợi nhuận gộp bán hàng và cung</b>


<b>cấp dịch vụ</b> <b>5.106.214.473</b> <b>12.775.308.410</b> <b>7.669.093.937</b> <b>150,19</b>


4. Doanh thu hoạt động tài chính 218.143.745 194.635.805 (23.507.940) -10,78


5. Chi phí tài chính 101.169.805 145.206.005 44.036.200 43,53
<i>Trong đó: Chi phí lãi vay</i>


6. Chi phí bán hàng 1.841.013.987 4.895.206.176 3.054.192.189 165,9


7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.167.247.306 2.957.405.040 808.157.734 37,29


<b>8.</b>


<b>Lợi nhuận thuần từ hoạt động</b>



<b>kinh doanh</b> <b>1.214.927.120</b> <b>4.972.126.994</b> <b>3.757.199.874</b> <b>309,25</b>


9. Thu nhập khác 1.189.406.164 1.889.741.672 700.335.508 58,88


10. Chi phí khác 409.604.988 357.829.693 (51.775.295) -12,64
<b>11.</b> <b>Lợi nhuận khác (40=31-32)</b> <b>779.801.184</b> <b>1.531.911.979</b> <b>752.110.795</b> <b>96,45</b>


<b>12.</b>


<b>Tổng lợi nhuận trước thuế</b>


<b>(50=30+40)</b> <b>1.994.728.304</b> <b>6.504.181.973</b> <b>4.509.453.669</b> <b>226,07</b>


13.


Thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp


<b>14.</b> <b>Lợi nhuận sau thuế (60-50-51)</b> <b>1.994.728.304</b> <b>6.504.181.973</b> <b>4.509.453.669</b> <b>226,07</b>


 Ý kiến của kiểm toán viên về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm


tốn:


- Theo ý kiến của chúng tơi thì các khoản mục trên báo cáo tài chính ngày


31/12/2008 của công ty PKT đã phản ánh trung thực và hợp lý trên khía cạnh


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

<b>Chương 5</b>




<b>MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC ÁP DỤNG</b>



<b>THỦ TỤC PHÂN TÍCH TẠI CƠNG TY KIỂM TỐN VÀ DỊCH</b>



<b>VỤ PHẦN MỀM TDK</b>



<b>5.1. Đánh giá quy trình thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm tốn báo cáo</b>


<b>tài chính trong Cơng Ty Kiểm Tốn và Dịch Vụ Phần Mềm TDK:</b>


<i>5.1.1. Việc áp dụng thủ tục phân tích trong g iai đoạn lập kế hoạch và giai</i>
<i>đoạn hồn thành kiểm tốn:</i>


- Xem xét các file hồ sơ kiểm tốn tại cơng ty kiểm tốn, tất cả đều được lập


kế hoạch qua bảng kế hoạch kiểm toán trước khi đi đến kiểm toán một doanh


nghiệp, đơn vị.


- Thủ tục phân tích sử dụng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm tốn vẫn cịn


những hạn chế nhất định như: chưa thể đi sâu nghiên cứu các chỉ số tài chính để


đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, đơn vị được kiểm tốn, chưa xác
định được những khoản mục chủ yếu cần quan tâm, chưa đánh giá được những


thơng tin trên báo cáo tài chính về mức độ hợp lý của những khoản mục, cũng


như chưa nhận dạng được các rủi ro một cách rõ ràng hơn. Vì thế, thủ tục phân
tích sử dụng trong giai đoạn này vẫn chưa mang lại hiệu quả cao.



- Trong giai đoạn hoàn thành kiểm tốn, kiểm tốn viên có thể giải thích đầy


đủ rõ ràng hơn về các số liệu sau khi kiểm toán, tính hợp lý của nó mặt dù so với
kỳ năm trước nó có những biến động bất thường.


<i>5.1.2. Việc áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán:</i>


- Qua việc xem xét các file hồ sơ kiểm toán, ta thấy các thủ tục phân tích


trong thử nghiệm cơ bản còn được sử dụng ở mức độ thấp và thực hiện chủ yếu là


thử nghiệm chi tiết.


- Thủ tục phân tích được thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán đối


với các khoản mục trên Báo cáo tài chính nhằm đánh giá tính hợp lý tổng thể của


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

- Loại thủ tục phân tích thường được sử dụng là phân tích xu hướng và phân


tích dự báo. Các phân tích cũng chỉ giới hạn ở những phân tích đơn giản. Vì thế,


việc áp dụng thủ tục phân tích vẫn chưa đạt được hiệu quả cao nhất.


<b>5.2. Các ưu điểm và nhược điểm của việc áp dụng thủ tục phân tích trong</b>
<b>kiểm tốn BCTC của cơng ty kiểm tốn TDK:</b>


<i>5.2.1. Ưu điểm:</i>


- Thơng qua các file hồ sơ kiểm tốn tại cơng ty kiểm toán ta thấy được các



kiểm toán viên đã tuân thủ các chuẩn mực VSA 520 và ISA 520 hiện hành trong


q trình áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm tốn báo cáo tài chính.


<i>5.2.2. Nhược điểm:</i>


- Chúng ta gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập các số liệu ngành và các


số liệu để so sánh chưa có nhiều và độ chính xác của chúng chưa cao. Đồng thời


khi muốn sử dụng các số liệu đó kiểm tốn viên phải thơng qua q trình kiểm tra


chúng, mất rất nhiều thời gian và chi phí cho q trình đó.


- Các thủ tục phân tích địi hỏi ở người kiểm tốn viên sự linh hoạt và nhạy


bén trong các xét đoán mang tính nghiệp vụ khi sử dụng.


- Bên cạnh dó do yếu tố tâm lý của kiểm toán viên do đã quen với việc sử


dụng các thử nghiệm chi tiết nên các kiểm tốn viên cũng ít khi sử dụng thủ tục


phân tích ngay cả khi có điều kiện để đảm bảo hiệu quả về thời gian và chi phí.


- Chưa có được một phần mềm chuyên dụng cho các tính tốn phức tạp của


thủ tục phân tích nên thủ tục phân tích cũng chỉ dừng lại ở việc tính tốn đơn giản
mà thơi như: so sánh, tính các tỷ số,....



<b>5.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao việc áp dụng thủ tục phân tích trong</b>
<b>kiểm tốn báo cáo tài chính tại Cơng Ty Kiểm Tốn và Dịch Vụ Phần Mềm</b>
<b>TDK:</b>


- Trong giai đoạn tiếp xúc với khách hàng, kiểm tốn viên nên áp dụng thủ tục


phân tích để tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng và đánh giá rủi ro


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

- Cơng ty cần có những thủ tục để đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của


đơn vị hoạt động hiệu quả hay yếu kém để kiểm tốn viên có thể sử dụng các số


liệu, dữ liệu mà đơn vị cung cấp để phân tích. Vì đặc điểm của thủ tục phân tích


là các thơng tin, dữ liệu phải đáng tin cậy thì việc sử dụng thủ tục phân tích mới
có ý nghĩa


- Giúp kiểm tốn viên và trợ lý kiểm toán thấy được các ưu điểm của các thủ


tục phân tích phức tạp để có thể áp dụng vào kiểm toán tại các đơn vị


- Cần có một phần mềm chuyên dụng giúp đỡ cho các kiểm tốn viên trong


việc tính tốn phức tạp của thủ tục phân tích.


- Trong cuộc kiểm tốn xác định các khoản mục thiết yếu và xem xét kích


cỡ và tính phức tạp của các nghiệp vụ để áp dụng thủ tục phân tích cho thích hợp


- Phân tích các tỉ số tài chính của đơn vị để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt



động của đơn vị, nhận dạng được các rủi ro. Đối với các khoản mục có khả năng


sai sót cao thì kiểm tốn viên cần thực hiện phân tích dự báo trước về tính hợp lý


chung của khoản mục


- Do thủ tục phân tích là thủ tục khơng đi sâu vào từng nghiệp vụ cụ thể mà


chỉ có tác dụng ở mức độ tổng thể nên khi đưa ra một kết luận rút ra từ thủ tục


phân tích được thực hiện kiểm tốn viên cần dựa trên các bằng chứng có đầy đủ


cơ sở.


- Để thủ tục phân tích đạt hiệu quả cao thì các thơng tin sử dụng cho thủ tục


phân tích phải có mức độ chính xác cao. Đối với các thông tin mà đơn vị được


kiểm toán cũng cấp cho kiểm tốn thì kiểm tốn viên nên thu thập các thơng tin


nhưng nên đứng trên gốc độ là độc lập với các thông tin của đơn vị.


- Cần thường xuyên nâng cao nghiệp vụ kiểm toán cho các kiểm toán vi ên


và cho họ thấy được các lợi ích của thủ tục phân tích.


- Khi kiểm tốn viên muốn kiểm tra các thông tin dữ liệu sử dụng cho thủ


tục phân tích nên kết hợp cả hai kỹ thuật quan sát v à phỏng vấn vì chúng có thể



giúp ích cho kiểm tốn viên tìm kiếm được các thơng tin chính xác nếu kiểm tốn


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<b>Chương 6</b>



<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ</b>



<b>6.1. Kết luận:</b>


- Công ty kiểm toán và dịch vụ phần mềm TDK sử dụng thủ tục phân tích


trong kiểm tốn báo cáo tài chính chỉ ở một mức độ nhất định.


- Các thủ tục phân tích của cơng ty thiết kế còn quá chung chung chưa rõ ràng


để kiểm tốn viên có thể vận dụng thủ tục phân tích đạt hiệu quả cao nhất.


- Cần giúp kiểm tốn viên thấy được hiệu quả và lợi ích của việc áp dụng thủ


tục phân tích trong kiểm tốn BCTC.


- Thủ tục phân tích là thủ tục kiểm tốn hiện đại, mang tính khoa học giúp tiết


kiệm được thời gian và chi phí ở mức tối ưu. Đồng thời, trong thời kỳ ngành


kiểm toán Việt Nam đang trên đà phát triển cạnh tranh với nhau nên việc áp dụng


thủ tục phân tích rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của cuộc


kiểm toán.



- Sự thành thạo và kinh nghiệm của nhân viên kế toán của đơn vị được kiểm


toán cũng ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc kiểm toán nếu kiểm toán vi ên ít


kinh nghiệm hơn trong nghiệp vụ kế tốn cũng khó phát hiện đ ược các gian lận


nếu kế toán của đơn vị cố ý che đậy.


<b>6.2. Một số kiến nghị cùng công ty kiểm toán và dịch vụ phần mềm</b>


<b>TDK:</b>


- Trong giai đoạn sắp tới, Việt Nam mở cửa hội nhập quốc tế ngành nghề


kiểm toán trở thành nhu cầu quan trọng. Khi đó, phạm vi sử dụng báo cáo kiểm


tốn ngày càng mở rộng ảnh hưởng đến nhiều nhà đầu tư sử dụng báo cáo kiểm
tốn đó. Do đó, trách nhiệm của các cơng ty kiểm tốn ngày càng cao. Chính vì


thế, các cơng ty kiểm tốn ngày càng phải nâng cao nghiệp vụ của mình thì việc


sử dụng thủ tục phân tích càng quan trọng hơn.


- Các kiểm tốn viên cần chủ động trong việc tư vấn cho khách hàng về hệ


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

kiểm tốn hoạt động có hiệu quả. Điều đó cũng có nghĩa các kiểm tốn viên sẽ có


điều kiện làm việc dễ dàng hơn và rủi ro kiểm toán cũng được giảm xuống.



- Trong tương lai TDK cịn phát triển rất nhiều, để có thể cạnh tranh và khẳng


định mình trên thị trường thì địi hỏi TDK cần có một đội ngũ nhân viên am hiểu
chuyên mơn hơn. Do đó, cần phải tổ chức các buổi training để giúp các nhân viên


nhất là những kiểm tốn mới có thể học hỏi được những kinh nghiệm từ những


kiểm tốn có kinh nghiệm trong ngành nghề, và giúp học nắm bắt được cách thức


để thực hiện một cuộc kiểm toán. Các buổi training này cũng giúp họ có thể nhìn


nhận, tìm hiểu, đánh giá khả năng xảy ra gian lận và sai sót.


- Trong khoảng thời gian “hết mùa kiểm tốn” lãnh đạo cơng ty cần khuyến


khích các nhân viên kiểm toán cập nhật thường xuyên kiến thức và các phương
pháp kỹ thuật kiểm toán hiện đại mà nhất là kỹ thuật phân tích, nó đóng góp một


phần quan trọng giúp cho cuộc kiểm toán hiệu quả hơn.


- Các kiểm toán viên cũng cần phải thường xuyên cập nhật kịp thời các


thông tin kinh tế, pháp luật, các chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm tốn, các


thơng tư, quyết định...


- Kiểm tốn viên cũng cần phân tích các tỷ số tài chính để thấy được tình


hình tài chính của đơn vị. Đối với các khoản mục có khả năng xảy ra sai sót cao



kiểm tốn viên nên thực hiện phân tích dự báo để xem xét tính hợp lý của chúng.


- Cung cấp phần mềm chuyên dụng hỗ trợ cho các thủ tục phân tích, có


hướng dẫn cụ thể hơn về các thủ tục phân tích, tránh tình trạng các thủ tục phân


tích q chung chung làm kiểm tốn viên khơng hình dung ra được những cơng


việc mà mình phải làm.


<b>-</b>Cũng cần tổ chức các buổi trao đổi giữa những nhân viên kiểm tốn trong


cơng ty để mọi người có thể trình bày những khó khăn gặp phải trong q trình


kiểm tốn. Mọi người cùng thảo luận đưa ra cách giải quyết tốt nhất cho khó


khăn đó. Và trong các buổi nói chuyện này giúp các nhân viên trao đổi được kinh


nghiệm, nhất là những kiểm toán viên mới có thể học hỏi được rất nhiều kinh


nghiệm từ các nhân viên kiểm toán viên lâu năm. Đây cũng là cách để các nhân


</div>

<!--links-->
<a href=''>tdkaco.com</a>

×