Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Xây dựng sổ tay chuyển giao công nghệ phục vụ nông thôn miền núi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.95 KB, 28 trang )

LỜI NÓI ĐẦU

Trong khuôn khổ của dự án: “Xây dựng sổ tay chuyển giao công nghệ phục vụ nông
thôn miền núi do Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển
Vùng thực hiện, có tổ chức các cuộc hội thảo với 8 vùng sinh thái ở 4 cụm vùng.
Nhiều đồng chí lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ đại diện một số Viện, Trường ở
khu vực, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Khuyến nông, Khuyến lâm đã
tham gia hội thảo “Xây dựng sổ tay chuyển giao công nghệ” trong khoảng thời gian từ tháng
11/2006 đến tháng 3 năm 2007.
Tại hội thảo các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu được biên tập trong cuốn
“tập hợp ý kiến phát biểu tại Hội thảo xây dựng sổ tay chuyển giao công nghệ”
Thay mặt Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng, chúng tôi xin cảm ơn ý kiến đóng
góp của đại biểu. Những ý kiến của các đồng chí và các bạn sẽ được chúng tôi nghiêm túc tiếp
thu để chỉnh sửa và hoàn thiện trong quá trình xây dựng cuốn sổ tay.
Chúng tôi thành thật xin lôi các đồng chí và các bạn nếu có thiếu sót khi biên tậo những
ý kiến của đại biểu.

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng
1
VẤN ĐỀ LÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Tòng Tú Uyên
PGĐ Sở KH&CN Điện Biên
Điện Biên là 1 tỉnh miền núi Tây Bắc. Điện Biên có lợi thế về lịch sử văn hóa bởi vì nói
đến Điện Biên không chỉ trong nước mà cả thế giới đều biết đến Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm
châu, chấn động địa cầu”. Về kinh tế Điện Biên có cánh đồng lòng chảo Mường Thanh với gạo
IR64 nổi tiếng mà bây giờ đã thành thương hiệu “gạo Điện Biên”, ở Điện Biên còn có cửa khẩu
quốc tế Tây Trang nối thông sang Bắc Lào và xa hơn là vùng Tây Nam của Trung Quốc.
Tuy vậy, Điện Biên cũng còn nhiều khó khăn. Theo Quyết định 186/CP của Chính Phủ,
Điện Biên là 1 trong 6 tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn, có huyện tỷ lệ đói nghèo chiếm 65%
như Điện Biên Đông, Mường Nhé,... Để thoát ra khỏi khó khăn và đói nghèo phải có nhiều


biện pháp giúp cho đồng bào các dân tộc biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện
thâm canh cây trồng, vật nuôi. Vì thế việc biên tập và cho phổ biến kỹ thuật đối với một số cây
trồng vật nuôi rất cần thiết đáp ứng yêu cầu của sản xuất và của bà con dân tộc ở tỉnh chúng tôi.
Những vấn đề kỹ thuật được nêu trong dự thảo cuốn sổ tay chuyển giao công nghệ là phù hợp
đối với cán bộ cơ sở ở địa phương, tất nhiên đối với người dân lại là người dân vùng dân tộc,
trình độ học vấn có hạn thì các vấn đề kỹ thuật hướng dẫn cho họ cần ngắn, dễ hiểu, nên in chữ
to và có tranh vẽ minh họa. Chúng tôi hiểu điều này không thuộc phạm vi của cuốn sở tay
chuyển giao công nghệ.
Vấn đề quan trọng là phương pháp luận về chuyển giao công nghệ. Bấy lâu nay, cán bộ
chúng tôi vẫn thường xuyên xuống cở sở, tuyên truyền phổ biến kỹ thuật, và tham gia xây dựng
mô hình để triển khai chương trình nông thôn, miền núi... Nhưng việc triển khai đó là làm theo
kinh nghiệm của bản thân chưa có bài bản, không có lý luận về phương pháp nên đôi khi lúng
túng và đạt hiệu quả chưa cao. Cho nên chúng tôi đánh giá cao và nhất trí với nội dung của
phương pháp luận chuyển giao công nghệ được trình bày trong phần dự thảo của tác giả. Hy
vọng rằng trong công tác nghiệp vụ của mình, cán bộ của cơ sở chúng tôi sẽ có thể khai thác
những điều bồ ích trong cuốn sổ tay để lựa chọn những phương pháp chuyển giao công nghệ
phù hợp với điều kiện của tỉnh Điện Biên.
Cũng cần nói thêm rằng, ở tỉnh Điện Biên của chúng tôi rất bí khâu tiêu thụ sản phẩm,
hàng hóa tuy chưa có nhiều nhưng sản phẩm đã có bán không có nơi mua. Ví dụ đến mùa nhãn,
ở chợ Điện Biên giá chỉ xoay quanh 1000 đến 1500đ/1kg trong lúc đó tại thời điểm ở dưới xuôi
2
giá 7000 - 8000đ/1kg. Như thế chúng tôi rất cần có kỹ thuật hướng dẫn chế biến, bảo quản
nông sản làm thế nào hàng hóa, đặc biệt là hoa quả giữ được lâu, vận chuyển được xa để nâng
cao giá trị nông sản, tăng thu nhập cho người nông dân.
CẦN TRANG BỊ THÊM KIẾN THỨC VỀ THỊ TRƯỜNG
Nguyễn Ngọc Hồng
Nguyên GĐ Sở KH&CN Hoà Bình
Hoà Bình là 1 trong 4 tỉnh miền núi vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, Hoà Bình như cửa ngõ
của Tây Bắc. Phía Đông, Nam của tỉnh tiếp giáp với vùng trung du và Đồng bằng sông Hồng
nên trong sản xuất nông nghiệp có nhiều cây trồng, vật nuôi mang tính chuyển tiếp giữa hai

vùng sinh thái đồng bằng và miền núi.
Vì vậy, nên chăng khi đề cập đến việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cần đề cập tới điều
kiện tự nhiên của vùng. Vấn đề này khá quan trọng vì nó chi phối chế độ canh tác cũng như
mùa vụ khi áp dụng.
Việc tổng kết chương trình xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi giai đoạn 1998-2002 được gọi là phần I nên toàn diện hơn,
nêu rõ cái được, cái mất. Trong đó, đặc biệt phải đánh giá nghiêm túc cái mất để làm bài học
khi thực hiện xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ của phần II. Tất nhiên vần đề này giao cho
3
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng thực hiện thì quá nặng cần phải có sự phối hợp giữa
Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ nông nghiệp và PTNT.
Đối với tài liệu trong Hội thảo xây dựng sổ tay chuyển giao công nghệ đối với các tỉnh
vùng Đông Bắc và Tây Bắc, chúng tôi nhất trí kết cấu như tài liệu dự thảo là hợp lý nhưng vấn
đề cần xác định cho rõ đây là tài liệu hướng dẫn hay sổ tay? Nếu là sổ tay thì nên cô đọng để dễ
nhớ hơn. Tuy nhiên là sổ tay sẽ có giới hạn trong việc cung cấp những lý luận và kiến thức cần
thiết để bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ ở cơ sở.
Ở các tỉnh miền núi, có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, phong tục tập
quán, bản sắc văn hoá của các dân tộc vì vậy nên chăng có tài liệu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
nông lâm nghiệp sử dụng chung cho các tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có thể chia theo các
tiểu vùng: Đông Bắc, Tây Bắc hoặc tiểu vùng núi rét, tiểu vùng núi ấm….
Chúng ta là những nhà kỹ thuật nhưng lại đào tạo chuyên ngành khi xuống nông thôn
người dân họ không phân biệt anh là kỹ thuật ngành này hay ngành kia mà họ chỉ nghĩ mình là
cán bộ kỹ thuật thì hẳn là mọi việc đều biết. Vì vậy cần có một tài liệu giúp cho cán bộ tham
gia mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hiểu biết phương pháp luận khi chuyển giao công
nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật là rất cần thiết và cũng cần có hiểu biết kỹ thuật một số cây
trồng, vật nuôi chủ yếu để khi ở cơ sở đỡ bị lúng túng khi triển khai công việc.
Cũng cần nói rằng vấn đề thị trường sẽ quyết định sản xuất và quyết định việc áp dụng
tiến bộ kỹ thuật của người dân. Nhưng hiểu và nắm vấn đề thị trường lại là khâu yếu của cán bộ
kỹ thuật. Sau này, nếu có điều kiện cũng nên trang bị thêm kiến thức về thị trường cho anh em
kỹ thuật nhất là anh em làm cán bộ phong trào ở cơ sở.

4
PHẢI LÀ NHÀ KHOA HỌC TÂM HUYẾT
MỚI CÓ THỂ CÓ KẾT QUẢ CUỐN SỔ TAY NÀY
Nguyễn Thế Dũng
PGĐ Sở KH&CN Hà Giang
Hà Giang là một tỉnh miền núi địa đầu nước ta. Nhiều người nói vui đến Hà Giang thấy
ngay nét đặc trưng là đá tai mèo nhọn hoắt và đồng bào H’Mông. Điều đó đã nói lên Hà Giang
là 1 trong 6 tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn theo Quyế định 189/CP của Chính Phủ. Cho nên
đồng bào các dân tộc rất mong muốn được tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật để phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội.
Vì thế, chúng tôi hoan nghênh việc biên soạn cuốn sổ tay chuyển giao công nghệ phục
vụ phát triển nông thôn, miền núi. Việc dùng thuật ngữ cuốn sổ tay cũng được, nhưng nên giới
hạn và để cho sát với nội dung của chương trình nông thôn, miền núi thì nên gọi là sổ tay
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp.
Với nội dung dự thảo xây dựng cuốn sổ tay này gồm 3 phần: những kinh nghiệm khi
chuyển giao công nghệ, phương pháp luận chuyển giao công nghệ và phần kỹ thuật. Đây là
những nội dung rất phong phú và cần thiết đối với cán bộ khoa học kỹ thuật tỉnh Hà Giang.
Nếu không phải là nhà khoa học tâm huyết thì không thể có kết quả này. Sở Khoa học và công
nghệ Hà Giang đánh giá cao sự lao động nghiêm túc của nhóm nghiên cứu khi biên tập cuốn sổ
tay.
Tuy nhiên không nên đưa phần I vào sổ tay vì vấn đề này đã được tổng kết khi thực hiện
chương trình nông thôn miền núi giai đoạn 1998-2002. Thay vào đó phần I nên giới thiệu tóm
tắt điều kiện kinh tế tự nhiên của vùng và nên hướng việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong
vùng vào vấn đề gì?
Phần thứ II, được coi như là phần cơ bản hết sức cần thiết đối với nghiệp vụ công tác
của cán bộ kỹ thuật. Khi xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho đồng
bào các dân tộc, nhất là ở Hà Giang, đồng bào H’Mông chiếm tới 31% dân số toàn tỉnh thì vần
đề lựa chọn phương pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho phù hợp là rất cần thiết để nâng cao
hiệu quả của việc chuyển giao.
5

Phần kỹ thuật cần cho người sản xuất bởi vì ở Hà Giang không phải ở đâu cũng có điều
kiện tiếp cận với cán bộ kỹ thuật ở tỉnh, ở Trung ương. Cho nên cán bộ kỹ thuật ở huyện và cơ
sở rất thiếu thông tin. Trong hoàn cảnh đó, sách là người bạn có thể giúp họ những điều cần
thiết khi tập huấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho người sản xuất.
Tóm lại, chúng tôi cho rằng Bộ nên cho in ấn cuốn sổ tay này để cung cấp cho các tỉnh
miền núi. Đó sẽ là tài liệu quý giá khi tiến hành xây dựng mô hình chuyển giao kỹ thuật phục
vụ chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, miền núi.
ĐỂ THƯƠNG MẠI HÓA KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
RẤT CẦN PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN GIAO
Bùi Thị Ngọc Vân
GĐ Sở KH&CN Tuyên Quang

Cũng như các tỉnh, chúng tôi quan tâm đến phương pháp luận chuyển giao công nghệ.
Đây là công nghệ mà bấy lâu nay anh em kỹ thuật của Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên
Quang vẫn làm nhưng không có tổng kết nâng lên thành cơ sở lý luận để sau này áp dụng 1
cách bài bản.
6
Trong 8 phương pháp thực hiện chuyển giao công nghệ có phương pháp chương trình,
dự án mà tất cả các mô hình chương trình nông thôn miền núi đều áp dụng. Tuy nhiên khi triển
khai anh em cho rằng xây dựng mô hình mới là phương pháp để chuyển giao công nghệ. Đúng
là có sự nhầm lẫn giữa phương pháp chuyển giao công nghệ và phương pháp tiếp cận công
nghệ mà ở tài liệu dự thảo cuốn sổ tay chuyển giao công nghệ đã giúp cho cán bộ kỹ thuật hiểu
được rất rõ.
Vì vậy, chúng tôi rất quan tâm đến phần phương pháp luận chuyển giao công nghệ và
cho rằng phần này là rất cần thiết không chỉ đối với cán bộ trong ngành chúng ta mà cả đối với
cán bộ các ngành khác có liên quan, nhất là anh em cán bộ khuyến nông, khuyến lâm ở Tuyên
Quang.
Điều chúng tôi phân vân là có nên gọi là quy trình kỹ thuật đối với cây trồng, vật nuôi
chủ yếu ở phần III của cuốn sổ tay hay chỉ gọi là kỹ thuật đối với cây trồng vật nuôi chủ yếu.
Nếu xác định là quy trình thì có tính bắt buộc hơn nhưng đó là phạm vi của ngành Nông nghiệp

quản lý và ban hành. Gọi là vấn đề kỹ thuật nhưng nội dung hàm chứa quy trình để tránh việc
đá lấn sân tôi cho cũng được vì đây là vấn đề nhạy cảm. Còn sổ tay có phải là cẩm nang hay
không thì còn phải bàn vì cẩm nang mang tính chất tồn tại không lâu.
Có lẽ cũng không cần và không nên đi sâu lắm phần I của dự thảo cuốn sổ tay này vì nó
thuộc phạm vi đã tổng kết chương trình nông thôn miền núi giai đoạn 1998 - 2002. Cái mà
chúng tôi cần nêu được đề cập thêm vấn đề môi trường mặc dầu phạm vi này do ngành Tài
nguyên và Môi trường quản lý và hình như rừng chưa được đề cập thỏa đáng, phải chăng đây là
vấn đề còn nhiều nan giải?
Tóm lại, khoa học công nghệ không thể tách rời cuộc sống của chúng ta và để khoa học
công nghệ được thương mại hóa thì rất cần đến phương pháp chuyển giao công nghệ.
ĐÃ NÊN XÂY DỰNG
SỔ TAY CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ HAY CHƯA?
Trần Đăng Khôi
PGĐ Sở KH&CN Phú Thọ
Bộ giao cho Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng thực hiện dự án “Xây dựng sổ
tay chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông thôn miền núi”, có lẽ xuất phát từ tổng kết
chương trình xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn
miền núi giai đoạn 1998-2002 đã đặt ra vấn đề làm thế nào để duy trì tính bền vững của mô
hình chuyển giao công nghệ và cần phải thống nhất phương pháp luận chuyển giao công nghệ
để phát huy tính hiệu quả khi xây dựng mô hình.
Vì thế, chúng tôi chia sẻ với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng về những khó
khăn khi thực hiện đề tài này. Đây là một vấn đề có khối lượng công việc tương đối lớn, phức
tạp và cũng còn nhiều ý kiến nên được bàn.
Trước hết không nên gọi là sổ tay chuyển giao công nghệ bởi vì thuật ngữ sổ tay cần
phải xác định cho phù hợp với nội dung cần đề cập. Sổ tay vừa được coi như từ điển để giúp
7
cho người sử dụng tra cứu lại vừa như một cuốn “Át Lát” giới thiệu một cách tổng quan những
kiến thức cần thiết về kỹ thuật đối với người sử dụng.
Việc chuyển giao cũng có nhiều điều phải bàn: chuyển như thế nào? giao như thế nào?
quản lý việc chuyển giao ra sao? Hiện nay trên lĩnh vực nông lâm nghiệp đôi khi việc chuyển

giao công nghệ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vượt khỏi tầm kiểm soát, quản lý của
các cơ quan Nông nghiệp và cơ quan Khoa học ở địa phương. Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân
họ chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi đến thẳng cơ sở theo kiểu “áo gấm đi đêm” chỉ khi
xảy ra thất bát do những giống nhận của họ như: ngô không có bắp, lúa bị lép nhiều hoặc trỗ
không đồng đều thì tỉnh mới biết. Tóm lại, chúng ta đã có luật khoa học công nghệ nhưng chưa
có luật chuyển giao công nghệ nên trong công tác này còn có nhiều lộn xộn.
Cũng cần nói thêm kỹ thuật, xã hội, nhân văn luôn luôn thay đổi. Do vậy khó có một
cuốn sổ tay kỹ thuật có thể thích ứng với sự thay đổi đó. Trong khuôn khổ của của cuốn sổ tay
này sợ rằng hơi quá sức.
Việc biên soạn một cuốn sổ tay chuyển giao công nghệ cần phải thực hiện liên ngành,
liên Bộ, có thời gian, có kinh phí tương đối lớn để thực hiện. Khi đó mới có thể đáp ứng được
yêu cầu của chúng ta. Cho nên theo ý chúng tôi chưa nên cho ra đời cuốn sổ tay chuyển giao
công nghệ. Trước mắt là một đề tài sau khi nghiệm thu có thể công bố như một tài liệu chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật đối với nông thôn, miền núi để tham khảo, vận dụng trong công tác
chuyên môn của cán bộ kỹ thuật.
8
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CẦN CÓ TIẾN BỘ KỸ THUẬT
Nguyễn Quang Bản
Phó Giám đốc Sở KH&CN Yên Bái
Yên Bái là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc. Từ ngày tái lập tỉnh đến nay, kinh
tế – xã hội của tỉnh có bước phát triển khá. Đặc biệt trong sản xuất nông lâm nghiệp có bước
chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn miền núi ở các huyện trong tỉnh có bước khởi sắc, đời
sống của đồng bào các dân tộc đã có cải thiện. Tỷ lệ hộ đói nghèo mỗi năm giảm được 2-3%.
Trong những nguyên nhân của sự tăng trưởng đó có đóng góp của khoa học và công
nghệ. Vai trò của khoa học công nghệ đối với sản xuất nông nghiệp là tương đối rõ.
Yên Bái đã tiếp nhận công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai F1 được tiến hành ở trại lúa
Đông Cuông, năng suất ban đầu chỉ đạt 700-800kg/ ha với tổ hợp Sán ưu 63. Sau hơn 10 năm
kiên trì sản xuất, hoàn thiện công nghệ đến nay năng suất hạt giống lúa lai F1 đã đạt 2,2-2,5 tấn
/ha với tổ hợp Nhị ưu 838. Diện tích lúa lai đại trà hàng năm đạt từ 13.000 -15.000 ha cả hai vụ
xuân mùa. Điều này cũng đồng nghĩa với sản lượng lúa hàng năm tăng 15.000 -20.000 tấn do

khai thác ưu thế lai của giống. Người dân H’ Mông Mù Cang Chải được chuyển giao công
nghệ làm mạ ném để thâm canh lúa ruộng, năng suất đạt 4-5 tấn/ha. Đồng bào Tày thực hiện
nuôi cá ruộng lần đầu tiên cho năng suất khá…
Tuy nhiên hiện nay, trong sản xuất vẫn có nhiều vấn đề kỹ thuật đặt ra cần được giải
quyết. Ví dụ: cây cà phê, chè có trồng được ở Yên Bái hay không? thổ nhưỡng phù hợp với cây
cà phê như thế nào? Đã có một vài Bí thư ở xã bị cách chức vì không trồng cà phê. Trong khi
đó măng trồng ở đâu cũng được lại không được đặt đúng vị trí của nó. Cây bưởi Đại Minh
huyện Trấn Yên, cam Lục yên là những cây ăn quả có tiếng ở Yên Bái nhưng lại bị bệnh vàng
lá chưa khắc phục được. Bệnh tật đối với lợn và đối với ngự, cũng cần quan tâm tiêm Vắc – xin
cho cả ngựa. Nhiều đề tài khoa học của Trung ương và của tỉnh thực hiện trên địa bàn phải tổng
kết và vận dụng vào sản xuất, sau hậu nghiên cứu như thế nào vẫn còn là vấn đề tồn tại.
Từ những vấn đề trên đây, Yên Bái rất nhất trí với Bộ Khoa học và Công nghệ cho xây
dựng sổ tay chuyển giao công nghệ để địa phương có tài liệu sử dụng vào các lớp tập huấn
cũng như áp dụng trong việc xây dựng mô hình. Tuy nhiên để sát hợp với nội dung đã được
trình bày tại hội thảo này chúng tôi đề nghị nên gọi là sổ tay chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông
lâm nghiệp vùng miền núi phía Bắc.
SỔ TAY CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ LÀ CẦN
Trần Ngọc Ngoạn
Hiệu phó Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên
Thay mặt Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cảm ơn Bộ Khoa học và Công nghệ
đã mời chúng tôi tham dự Hội thảo xây dựng sổ tay chuyển giao công nghệ cho vùng Đông Bắc
9
và Tây Bắc. Dưới đây chúng tôi xin đóng góp một vài ý kiến hy vọng là sự tham khảo đối với
tác giả khi xây dựng cuốn sổ tay này.
Về tên gọi của tác phẩm chúng tôi cho rằng để như dự thảo cũng được nhưng tốt hơn
nên gọi là sổ tay chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông thôn miền núi phía Bắc.
Một cuốn sổ tay như vậy có cần không? câu trả lời ngắn gọn của chúng ta là cần và rất
cần. Vấn đề là nên biên soạn như thế nào? Chúng tôi đánh giá cao sự cố gắng của tác giả khi
trình bày phương pháp luận chuyển giao công nghệ và tập hợp các vấn đề kỹ thuật cây trồng
vật nuôi chủ yếu. Đó là việc làm chỉ có thể có được đối với nhà khoa học có đầy kinh nghiệm

và đầy tâm huyết.
Tuy nhiên chúng tôi đề nghị nếu được không nên có phần đánh giá kết quả và bài học
kinh nghiệm từ việc triển khai chương trình nông thôn miền núi giai đoạn 1998-2002. Phần này
vừa quá đơn giản vừa không đầy đủ lại không cần thiết.
Đổi mới phương pháp luận nếu giới thiệu chung thì không hiệu quả phải làm sao cho
người ta nhận biết được sự khác biệt giữa miền núi và đồng bằng. Vì thế, việc chuyển giao
công nghệ cũng có sự khác nhau hay không? Trên cơ sở đó, sẽ giúp cho cán bộ kỹ thuật lựa
chọn phương pháp chuyển giao thích hợp cũng như việc lựa chọn loại hình tiến bộ kỹ thuật
thích hợp, lựa chọn giống cây gì? con gì thích hợp? Và như thế, rõ ràng đối với cán bộ kỹ thuật
thì phương pháp luận chuyển giao công nghệ như một hướng dẫn hết sức cơ bản để xác định
con đường tốt nhất đưa khoa học đến với nông dân.
Phần kỹ thuật có thể nhẹ hơn đối với cán bộ cán bộ kỹ thuật nhưng lại rất cần thiết và
nặng hơn đối với người sản xuất để họ áp dụng. Vậy thì tốt nhất nên tách ra làm hai ấn phẩm:
một tập là phương pháp luận chuyển giao công nghệ và một tập là kỹ thuật đối với cây trồng,
vật nuôi chủ yếu. Nếu gộp cả hai phần làm một sợ rằng tập tài liệu sẽ dày quá.
Trên đây là một vài ý kiến có thể còn phiến diện song chúng tôi mạnh dạn nêu lên như
một sự tham khảo đối với tác giả.
NHẤN MẠNH YẾU TỐ THỊ TRƯỜNG
TRONG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Nguyễn Minh Tân
Trưởng Phòng QLKH Sở KH&CN Bắc Ninh
Chương trình xây dựng mô hình chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội nông thôn miền núi giai đoạn 1998 - 2002 có đạt được nhiều kết quả, nhưng xét
lấy mục tiêu là diện chưa đạt. Các mô hình thiếu tính bền vững khi kết thúc dự án thì mô hình
cũng xẹp luôn, nghĩa là có tiền hỗ trợ, có người chỉ giúp thì nông dân làm theo, hết người, hết
tiền cũng hết luôn mô hình, điển hình.
Vấn đề này có nhiều nguyên nhân, ví dụ như chưa lựa chọn chính xác kỹ thuật để
chuyển giao, không xác định rõ đối tượng triển khai dự án, thiếu sự phối hợp với ngành nông
nghiệp, có đến 3/4 số mô hình liên quan đến cấp huyện nhưng sự phối hợp với huyện lại yếu,
tính bảo thủ của người dân khi còn sản xuất nhỏ, việc tổng kết hậu chương trình, dự án làm

chưa tốt,... Đó là bài học hay những kinh nghiệm khi chuyển giao kỹ thuật mà tác giả đã đưa
vào phần 2 của dự thảo cuốn sổ tay chuyển giao kỹ thuật, Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Ninh
hoàn toàn nhất trí. Tuy nhiên điều chúng tôi cần là phương pháp luận của việc chuyển giao
10
công nghệ. Vì thế điều này chỉ cần nhắc lại 1 vài kinh nghiệm chính một cách tóm tắt để giành
dung lượng cho các phần sau.
Ở đây cần nhấn mạnh đến yếu tố thị trường đối với việc tạo lập sự bền vững của
chuyển giao và tiếp nhận công nghệ, nhất là Bắc Ninh gần Hà Nội và khu kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ thì yếu tố thị trường rất mạnh mẽ. Người sản xuất họ chỉ tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật nếu
như kỹ thuật ấy giúp cho họ đẩy mạnh năng suất chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ. Đây
là cơ sở để lựa chọn kỹ thuật, lựa chọn địa bàn để chuyển giao công nghệ cho phù hợp.
Thực ra, đối với địa phương yêu cầu những vấn đề kinh nghiệm, về phương pháp, về kỹ
thuật phải rất cụ thể thậm chí phải mô tả về đặc tính cần có của người được tiếp nhận kỹ thuật
cần phải bảo đảm những gì. Nếu 1 vài tài liệu đáp ứng được như vậy thì nó sẽ trở thành người
bạn không thể thiếu đối với cán bộ kỹ thuật ở tỉnh chúng tôi.
Trong các phương pháp chuyển giao công nghệ cũng xuất phát từ tình hình thực tế ở
nước ta cũng như việc đã thực hiện trong giai đoạn 1998 - 2002 của chương trình Nông thôn
miền núi nhấn mạnh đến phương pháp có người dân tham gia và phương pháp mô hình, dự án.
Được như vậy tính thiết thực của tài liệu này sẽ tăng lên rất nhiều.
TRÁCH NHIỆM CÁN BỘ KỸ THUẬT VỚI
SỰ BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH
Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên

Trước hết cần khẳng định ở Hưng Yên, cán bộ khoa học công nghệ của chúng tôi cần có
cuốn sổ tay chuyển giao công nghệ. Đó là cẩm nang không phải chỉ cho cán bộ trong ngành mà
cán bộ ngoài ngành, cán bộ cơ sở, các chủ trang trại cũng rất cần nó.
Chúng tôi nhất trí có 10 vấn đề đảm bảo tính bền vững của chuyển giao khoa học công
nghệ nhưng tại sao khi hết tiền hỗ trợ là hết thực hiện? Phải chăng ở đây có vấn đề cần phải
trang bị kiến thức cho người nông dân, trang bị kiến thức cho cán bộ cơ sở và tăng cường năng
lực cho cán bộ kỹ thuật của ngành. Có lẽ cũng nên nói rõ thêm trách nhiệm của cán bộ kỹ thuật

phải làm gì để tạo nên sự bền vững của tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cũng như sự bền vững
của mô hình sau dự án.
Về phương pháp luận chuyển giao khoa học công nghệ, khi xây dựng mô hình thuộc
chương trình nông thôn miền núi ở Hưng Yên ngoài phương pháp chương trình dự án còn được
kết hợp bổ sung các phương pháp có người dân tham gia, phương pháp huấn luyện – tham quan
và phương pháp theo ngành cũng là một phần nội dung liên kết “4 nhà”. Như vậy cũng nên
tổng kết khi thực hiện các phương pháp này để rút ra những điểm mạnh và điểm yếu của từng
phương pháp để bổ sung, hoàn thiện cách vận dụng từng phương pháp cho nhuần nhuyễn và
đạt hiệu quả.
Hiện nay, vùng Đồng bằng sông Hồng đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo
hướng sản xuất hàng hoá, vấn đề kỹ thuật cũng theo hướng đó nhưng phải thích ứng kịp thời,
tập trung hướng dẫn cho những cây trồng vật nuôi có nông sản, hàng hoá. Trong đó các biện
pháp kỹ thuật cần hướng vào việc nâng cao chất lượng nông sản và giống cây trồng vật nuôi có
chất lượng cao, tăng cường phân hữu cơ hoặc phân vi sinh để hạn chế sử dụng một phần phân
hoá học, sử dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) để hạn chế sử dụng hoá chất bảo
11

×