Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP QUẢN lý NHÀ nước về THI ĐUA, KHEN THƯỞNG tại PHÒNG nội vụ BÌNH THẠNH, TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.73 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
Trang

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
PHỊNG NỘI VỤ QUẬN BÌNH THẠNH.............................................2
1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Quận Bình Thạnh. 2
1.2. Tổ chức và hoạt động của Phịng Nội vụ Quận Bình Thạnh......3
1.2.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn......................................3
1.2.1.1. Vị trí..............................................................................................3
1.2.1.2. Chức năng....................................................................................3
1.2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn..................................................................4
1.2.2. Tổ chức nhân sự...........................................................................10
1.2.3. Cơ cấu tổ chức..............................................................................11
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI ĐUA,
KHEN THƯỞNG TẠI PHỊNG NỘI VỤ QUẬN BÌNH THẠNH. .12
2.1. Cơ sở pháp lý quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.......12
2.1.1. Khái niệm Thi đua, Khen thưởng...............................................12
2.1.2. Nguyên tắc Thi đua, Khen thưởng.............................................12
2.1.3. Cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen
thưởng......................................................................................................15
2.2. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen
thưởng tại Phịng Nội vụ Bình Thạnh.................................................16
2.2.1. Kết quả thực hiện các hoạt động chuyên môn..........................16
2.2.2. Thực hiện công tác thi đua.........................................................18
2.2.3. Thực hiện công tác khen thưởng................................................19
2.3. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng
tại Phịng Nội vụ Bình Thạnh..............................................................19
2.3.1. Mặt đạt được.................................................................................19



2.3.2. Mặt hạn chế..................................................................................20
2.3.3. Nguyên nhân................................................................................20
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI
ĐUA – KHEN THƯỞNG......................................................................21
3.1. Phương hướng.................................................................................21
3.2. Giải pháp.........................................................................................23
3.2.1. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động quản lý nhà nước
về thi đua, khen thưởng.........................................................................23
3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với cải cách thủ tục hành
chính trong quản lý nhà nước về thi đua – khen thưởng...................23
3.2.1.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sáng kiến khoa
học trong quản lý nhà nước về thi đua - khen thưởng.......................23
3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức..........................................................................................24
3.2.2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động
hiệu lực, hiệu quả...................................................................................24
3.2.2.2. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công
tác thi đua - khen thưởng......................................................................24
3.2.3. Tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với công tác quản
lý nhà nước về thi đua - khen thưởng..................................................24
3.2.3.1. Thực hiện giám sát và tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra
đối với công tác quản lý nhà nước về thi đua – khen thưởng............24
3.2.3.2. Thực hiện khen thưởng và các chế độ khác cho cán bộ, công
chức làm công tác thi đua - khen thưởng............................................25
3.3. Kiến nghị.........................................................................................25
3.3.1. Đối với Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh.............................25
3.3.2. Đối với Ủy ban nhân dân Quận Bình Thạnh............................25
3.3.3. Đối với Phịng Nội vụ Quận Bình Thạnh..................................26



3.4. Đánh giá kết quả bản thân sau quá trình thực tập...................26
3.4.1. Những công việc đã thực hiện....................................................26
3.4.2. Những thuận lợi và khó khăn.....................................................26
3.4.3. Kinh nghiệm thu nhận được.......................................................27
KẾT LUẬN.............................................................................................28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................29


LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các phong trào thi
đua luôn gắn với nhiệm vụ chính trị của cả nước và từng địa phương, cơ quan,
đơn vị góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm an sinh xã hội;
củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia; tích cực, chủ động
hội nhập quốc tế. Trong những năm gần đây, việc phát động phong trào thi đua
và thực hiện công tác khen thưởng đã được các ngành, các cấp hưởng ứng tích
cực, bằng nhiều phong trào thi đua thiết thực, đa dạng có tác động lan tỏa rộng
khắp trên tất cả các lĩnh vực, tiêu biểu là các phong trào "Lao động giỏi, lao
động sáng tạo"; "Dạy tốt, học tốt"; "Dân vận khéo"; trong đó có các phong trào
thi đua trọng tâm như "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", "Doanh
nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển",…Từ trong phong trào thi đua đã xuất
hiện nhiều điển hình tiên tiến, tiêu biểu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội với
nhiều đề tài, sáng kiến, giải pháp hữu ích đem lại nhiều lợi ích thiết thực; nhiều
mơ hình, giải pháp đã được khen thưởng, công nhận và nhân rộng, tác động lan
tỏa trong cả nước, đến mọi tầng lớp nhân dân.
Để thực hiện tốt cả hai cơng tác trên địi hỏi các cơ quan quản lý nhà
nước, nhất là các cán bộ, công chức phải làm việc trách nhiệm, tận tụy, nâng cao
hiệu lực, hiệu quả cơng tác. Quận Bình Thạnh là địa phương có những thành tích
nổi bật trong cơng tác thi đua, khen thưởng. Thơng qua những chương trình, kế
hoạch hành động cụ thể đã hưởng ứng tích cực các phong trào thi đua của Trung

ương và Thành phố phát động, công tác khen thưởng cũng được chú trọng.
Nhận thấy được vai trị của cơng tác thi đua - khen thưởng, sau q trình
thực tập tại Phịng Nội vụ quận Bình Thạnh, em chọn chủ đề “Quản lý nhà
nước về Thi đua - Khen thưởng tại Phịng Nội vụ Bình Thạnh” làm chuyên đề
báo cáo thực tập.

1


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA PHÒNG NỘI VỤ QUẬN BÌNH THẠNH
1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Quận Bình Thạnh
Quận Bình Thạnh nằm về phía Đơng Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, với
diện tích 2076 ha và dân số khoảng 499.000 người, 21 dân tộc, đa số là người
Kinh. Lúc đầu quận Bình Thạnh được chia làm 28 phường (theo số thứ tự), đến
ngày 26/8/1982 thực hiện Quyết định số 147/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng
phân vạch lại địa giới một số phường của quận, hạ số phường xuống còn 26
phường. Ngày 27/8/1988, thực hiện Quyết định số 136/HĐBT của Hội đồng Bộ
trưởng điều chỉnh địa giới một số phường của quận. Từ đó đến nay, quận Bình
Thạnh bao gồm 20 phường: 1, 2, 3, 5, 6, 7, 11, 12, 13, 14, 15, 17, 19, 21, 22, 24,
25, 26, 27 và 28; trong đó Phường 14 là trung tâm của quận.
Ở vị trí thuận lợi là cửa ngõ phía Đơng Bắc thành phố, giáp với nội đô
cùng với sức phát triển của mình, Bình Thạnh sớm được biết đến với vị thế là
trung tâm tỉnh lỵ Gia Định cũ. Điều đó khơng chỉ được thể hiện bởi những cơng
trình kinh tế - văn hố được mở mang mà cịn là nơi nhân dân Bình Hịa- Thạnh
Mỹ Tây đã thể hiện tinh thần yêu nước, cách mạng, đoàn kết, dũng cảm, kiên
cường qua các thời kỳ lịch sử, trong cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân
tộc. Nếu Cầu Sơn, Bình Hịa, Lăng Ông, Bà Chiểu, Thị Nghè là sự minh chứng
cho một thời khai phá vẻ vang của thế kỷ 18, 19 thì mặt trận Thị Nghè, Cầu

Bơng, trận đánh Đồng Ơng Cộ…gắn liền với những chiến cơng oanh liệt của
Bình Thạnh trong thế kỷ 20 hào hùng.
Nhìn chung hơn 30 năm qua, kể từ ngày quận Bình Thạnh chính thức
được thành lập, Đảng bộ và nhân dân trên địa bàn đã nổ lực không ngừng xây
dựng và phát triển quận nhà, để dần trở thành là một trong những quận trung
tâm của Thành phố mang tên Bác. Bình Thạnh ln giữ vững ổn định chính trị,
an ninh trật tự an tồn xã hội trên địa bàn. Hệ thống chính trị được xây dựng
2


vững chắc và thường xuyên củng cố, trụ vững trong lịng dân. Phát triển đơ thị,
đẩy nhanh tốc độ đơ thị hoá là tiền đề thúc đẩy kinh tế quận vươn lên, phù hợp
với xu thế phát triển kinh tế của Thành phố. Các ngành thương mại - dịch vụ
ngày càng rõ thế mạnh hàng đầu và tăng trưởng mạnh. Nhờ tăng trưởng kinh tế,
đời sống của người dân Bình Thạnh được cải thiện, cơ bản khơng cịn hộ đói,
giảm hộ nghèo; hầu hết con em trong độ tuổi đều được đến trường học tập;
100% đường giao thông trong nội bộ khu dân cư được bê tơng hố. Với mức
phát triển kinh tế - xã hội của quận hiện nay chưa thể gọi là cao để thoả nguyện
với mục tiêu dân giàu, nước mạnh song rõ ràng đó là sự phát triển có hiệu quả
trong suốt q trình phấn đấu, nỗ lực không ngừng của Đảng bộ và Nhân dân
quận Bình Thạnh.
1.2. Tổ chức và hoạt động của Phịng Nội vụ Quận Bình Thạnh
1.2.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
1.2.1.1. Vị trí
Phịng Nội vụ quận Bình Thạnh là cơ quan chun mơn thuộc Ủy ban
nhân dân quận; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chấp hành sự
lãnh đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế cơng chức, cơ cấu ngạch
cơng chức và công tác của Ủy ban nhân dân quận, đồng thời chấp hành sự chỉ
đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ Thành phố
Hồ Chí Minh.

1.2.1.2. Chức năng
Phịng Nội vụ quận Bình Thạnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban
nhân dân quận quản lý nhà nước về tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế
cơng chức và cơ cấu ngạch cơng chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà
nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng
người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ,
công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính,
đơn vị sự nghiệp cơng lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa
3


giới hành chính; cán bộ, cơng chức, viên chức; cán bộ, công chức phường và
những người hoạt động không chuyên trách ở phường; hội, tổ chức phi chính
phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng; cơng tác thanh
niên.
1.2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn
Phịng Nội vụ quận Bình Thạnh được giao nhiệm vụ và quyền hạn sau
đây:
Thứ nhất, trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận ban
hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm;
chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà
nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
Thứ hai, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quyết định,
chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi
quản lý được giao.
Thứ ba, về tổ chức bộ máy: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận trình
cấp có thẩm quyền quyết định việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận; thẩm định về nội dung đối với
dự thảo văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các cơ

quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân quận; thẩm
định đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc
thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân quận theo quy định của pháp luật
và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố; tham mưu, giúp Ủy ban nhân
dân quận trong việc trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thành lập, tổ
chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân quận
theo quy định của luật chuyên ngành; thẩm định đề án cho phép thành lập các
trường ngồi cơng lập, các cơ sở bảo trợ xã hội, mái ấm ngồi cơng lập thuộc
thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận; thẩm định việc thành lập, kiện
4


toàn, sáp nhập, giải thể các tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết
định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, về quản lý, sử dụng biên chế công chức, số lượng người làm việc
trong đơn vị sự nghiệp công lập: Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân quận, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân quận kế hoạch biên chế công chức, kế hoạch số lượng
người làm việc hàng năm của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc
thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân quận để Ủy ban nhân dân quận trình
Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
quận giao biên chế công chức, giao số lượng người làm việc trong đơn vị sự
nghiệp công lập sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giúp Ủy ban nhân
dân quận hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế công chức, số
lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp
luật; tổng hợp, báo cáo biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các
cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp cơng lập theo quy định của pháp
luật; giúp Ủy ban nhân dân quận, phối hợp Phịng Tài chính - Kế hoạch tổng hợp
việc thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng
kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước theo quy định của
pháp luật.

Thứ năm, về quản lý vị trí việc làm, cơ cấu chức danh cơng chức, viên
chức: trình Ủy ban nhân dân quận ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ
quan, tổ chức, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân quận quản lý xây dựng đề án vị trí
việc làm, cơ cấu chức danh cơng chức, viên chức hoặc đề án điều chỉnh vị trí
việc làm, cơ cấu chức danh công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và
theo chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân Thành phố; giúp Ủy ban nhân dân
quận đôn đốc, theo dõi, thẩm định, tổng hợp việc xây dựng đề án vị trí việc làm,
cơ cấu chức danh cơng chức, viên chức hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm, cơ
cấu chức danh công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc
thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân quận để trình Ủy ban nhân dân Thành
phố thẩm định; giúp Ủy ban nhân dân quận tổng hợp danh mục vị trí việc
5


làm, cơ cấu chức danh công chức, viên chức của quận để trình Ủy ban nhân dân
Thành phố theo quy định; trình Ủy ban nhân dân quận thực hiện việc sử dụng,
quản lý vị trí việc làm và cơ cấu chức danh công chức, viên chức trong các cơ
quan, tổ chức, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân quận theo quy định, theo phân cấp
hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Thứ sáu, về công tác xây dựng chính quyền: Tham mưu, giúp Ủy ban
nhân dân quận trong việc tổ chức và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Quốc
hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn theo quy định của
pháp luật và hướng dẫn của Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Nội vụ Thành phố;
giúp Ủy ban nhân dân quận trình Hội đồng nhân dân quận bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân
phường theo quy định của pháp luật; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận
phê chuẩn kết quả bầu cử, phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ủy
ban nhân dân phường theo quy định; xây dựng, trình Ủy ban nhân dân quận đề
án liên quan đến việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị
hành chính, đổi tên đơn vị hành chính, phân loại đơn vị hành chính trong địa bàn

để Ủy ban nhân dân quận trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham
mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện các
đề án, văn bản liên quan đến công tác địa giới hành chính, phân loại đơn vị hành
chính sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giúp Ủy ban nhân dân quận
trong việc quản lý hồ sơ, bản đồ địa giới, mốc, địa giới hành chính của quận
theo quy định của pháp luật; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận hướng dẫn,
kiểm tra, tổng hợp, báo cáo việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở các phường, ở
cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, ở doanh nghiệp trên địa bàn và
việc thực hiện cơng tác dân vận của chính quyền theo quy định; tham mưu, trình
Ủy ban nhân dân quận trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sáp nhập và
kiểm tra, tổng hợp, báo cáo về hoạt động của khu phố, ấp, tổ dân phố, tổ nhân
dân trên địa bàn quận theo quy định; thực hiện việc bồi dưỡng công tác cho cấp
trưởng, cấp phó của khu phố, ấp, tổ dân phố, tổ nhân dân theo quy định;
6


Thứ bảy, về cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức phường và
những người hoạt động không chuyên trách ở phường: Trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân quận quyết định việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý vị trí việc làm, điều
động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho từ chức, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng,
kỷ luật, đánh giá, thôi việc, nghỉ hưu, thực hiện chế độ tiền lương, chế độ đãi
ngộ và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc
thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân quận theo quy định của pháp luật và
phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố; thực hiện công tác quản lý hồ sơ,
công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý đối với
cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, công chức phường theo quy định của pháp
luật, theo phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố và hướng dẫn của
Sở Nội vụ Thành phố; giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện việc tuyển dụng,
quản lý công chức phường; thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, cơng
chức phường và những người hoạt động không chuyên trách ở phường theo quy

định; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận cơng nhận Ban Giám hiệu các trường
ngồi cơng lập thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
Thứ tám, về cải cách hành chính, cải cách chế độ cơng vụ, cơng chức:
Trình Ủy ban nhân dân quận lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, đôn đốc, kiểm tra các
cơ quan chuyên môn cùng cấp và Ủy ban nhân dân phường thực hiện cơng tác
cải cách hành chính, cải cách chế độ cơng vụ, cơng chức ở địa phương; trình Ủy
ban nhân dân quận các biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy mạnh cải
cách chế độ cơng vụ, cơng chức trên địa bàn quận; thực hiện công tác tổng hợp,
báo cáo về cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức ở địa
phương theo quy định; trình Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận
quyết định phân công các cơ quan chuyên mơn thuộc Ủy ban nhân dân quận chủ
trì hoặc phối hợp thực hiện các nội dung, công việc của cải cách hành chính, bao
gồm: cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy
hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên
chức, cải cách tài chính cơng, hiện đại hóa nền hành chính; hướng dẫn, đơn đốc,
7


kiểm tra việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, một cửa liên thông
hiện đại tại các cơ quan hành chính nhà nước; hướng dẫn, đơn đốc, kiểm tra các
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận và Ủy ban nhân dân phường
triển khai thực hiện cơng tác cải cách hành chính, cải cách chế độ cơng vụ, cơng
chức theo chương trình, kế hoạch, đề án cải cách hành chính, cải cách chế độ
cơng vụ, cơng chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giúp Ủy ban nhân
dân quận thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của hội, quỹ xã
hội, quỹ từ thiện trên địa bàn theo quy định của pháp luật và theo ủy quyền của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
Thứ chín, về cơng tác văn thư, lưu trữ: Tham mưu, triển khai tổ chức thực
hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về văn thư, lưu
trữ của Nhà nước và của Thành phố đối với các cơ quan, tổ chức ở quận và

phường theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác báo cáo, thống kê về
văn thư, lưu trữ theo quy định của pháp luật; tổ chức lựa chọn và thu thập tài
liệu của các cơ quan, tổ chức cấp quận để giao nộp vào Trung tâm Lưu trữ lịch
sử Thành phố.
Thứ mười, về công tác thi đua, khen thưởng: Tham mưu, đề xuất với Ủy
ban nhân dân quận tổ chức các phong trào thi đua và triển khai thực hiện chính
sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bàn; làm nhiệm vụ thường
trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng quận; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc
việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua, khen thưởng trên địa bàn quận;
xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp
luật.
Mười một, về công tác tôn giáo: giúp Ủy ban nhân dân quận chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về tơn giáo và cơng tác tơn giáo trên địa bàn quận; chủ
trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện nhiệm vụ quản
lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn quận theo phân cấp của Ủy ban nhân dân
Thành phố và theo quy định của pháp luật; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
8


quận giải quyết những vấn đề cụ thể về tôn giáo theo quy định của pháp luật và
theo hướng dẫn của Sở Nội vụ.
Mười hai, về công tác thanh niên: Tổ chức triển khai thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển thanh
niên và công tác thanh niên; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về thanh niên và công tác thanh niên theo quy định; giải quyết những vấn đề
liên quan đến thanh niên, công tác thanh niên theo quy định và theo phân cấp;
chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các tổ chức khác của thanh niên
trong việc thực hiện hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền thực hiện cơ chế, chính
sách đối với thanh niên và công tác thanh niên theo quy định.

Mười ba, trình Ủy ban nhân dân quận ban hành các văn bản hướng dẫn
về công tác nội vụ trên địa bàn; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác
nội vụ đối với các cơ quan, đơn vị thuộc quận và Ủy ban nhân dân phường.
Mười bốn, thực hiện việc kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, xử lý theo
thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm về công tác nội
vụ trong địa bàn quận theo quy định. Thực hiện cơng tác phịng, chống tham
nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật và phân
công của Ủy ban nhân dân quận.
Mười lăm, tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây
dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác
nội vụ trên địa bàn; quản lý vị trí việc làm, biên chế cơng chức, cơ cấu ngạch
cơng chức trong cơ quan Phòng Nội vụ quận theo quy định của pháp luật; quản
lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phịng Nội vụ quận và theo quy
định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân quận; giúp Ủy ban
nhân dân quận quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban
nhân dân phường về công tác nội vụ và các lĩnh vực công tác khác được giao
trên cơ sở quy định của pháp luật và hướng dẫn của Sở Nội vụ.
Ngồi ra, Phịng cịn thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Ủy
ban nhân dân quận hoặc theo quy định của pháp luật.
9


1.2.2. Tổ chức nhân sự
Tổ chức nhân sự tại Phòng Nội vụ Bình Thạnh ngày càng được hịan thiện
để đảm bảo yêu cầu ngày càng cao trong trình độ lý luận và thực tiễn hoạt động
tại đơn vị, cụ thể là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Theo đó,
việc thống kê nhân sự được thực hiện theo các tiêu chí như trình độ chun mơn,
trình độ lý luận chính trị, trình độ ngoại ngữ và tin học (cụ thể tại Bảng 1.1)
Bảng 2.2.1. Thống kê nhân sự Phịng Nội vụ Bình Thạnh
Tiêu chí


Phân loại

Nam

Nữ

Trình độ

Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Cao cấp
Trung cấp
Chưa có bằng cấp
Cao đẳng trở lên
Chứng chỉ (A, B, C)
Chưa có bằng cấp
Trung cấp trở lên
Chứng chỉ (A, B)
Chưa có bằng cấp

07
0
0
02
04
01
0
07

0
01
06
0

11
0
0
02
08
01
0
11
0
01
10
0

chun mơn
Lý luận
chính trị
Ngoại ngữ
Tin học

Tỷ lệ phần
trăm
100%
0%
0%
22,3%

66,6%
11,1%
0%
100%
0%
11,1%
88,9%
0

(Nguồn: Phịng Nội vụ Bình Thạnh)
1.2.3. Cơ cấu tổ chức
Phịng Nội vụ quận Bình Thạnh hiện nay được bố trí, sắp xếp theo đề án
vị trí việc làm với tổng số 18 biên chế, trong đó có 01 Trưởng phịng, 03 Phó
Trưởng phịng và 14 chun viên thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ.
(Cụ thể được thể hiện tại sơ đồ 1.1)

TRƯỞNG PHỊNG

10

PHĨ TRƯỞNG
PHỊNG


PHĨ TRƯỞNG
PHỊNG

Quản lý
tổ chức
và biên

chế

Cải cách
hành
chính

PHĨ TRƯỞNG
PHỊNG

Quản lý
đội ngũ
cơng
chức,
viên chức

Quản lý
thi đua
-khen
thưởng

Hành chính
tổng hợp

Quản lý
chính
Quản lý
quyền địa Quản lý
văn thư phương và tơn giáo
lưu trữ
cơng tác

thanh niên

Kế tốn

Thủ quỹ

Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy của Phịng Nội vụ Bình Thạnh
(Nguồn: Phịng Nội vụ Bình Thạnh)

Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI ĐUA,
KHEN THƯỞNG TẠI PHÒNG NỘI VỤ QUẬN BÌNH THẠNH

11


2.1. Cơ sở pháp lý quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng
2.1.1. Khái niệm Thi đua, Khen thưởng
Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân,
tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tơn vinh cơng trạng và khuyến
khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
2.1.2. Nguyên tắc Thi đua, Khen thưởng
Theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16
tháng 11 năm 2013, hoạt động thi đua phải tuân thủ các nguyên tắc sau: tự
nguyện, tự giác, cơng khai; đồn kết, hợp tác và cùng phát triển. Đối với công
tác khen thưởng phải tuân thủ các nguyên tắc sau: chính xác, cơng khai, cơng

bằng, kịp thời; một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối
tượng; khơng tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; phải bảo
đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng; kết hợp chặt
chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất; bảo đảm nguyên
tắc bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.
Để cụ thể hóa luật, nghị định, Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết
định số 24/2018/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2018 nhằm quy định về công
tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, cơng
tác thi đua, khen thưởng phải tuân thủ một số nguyên tắc sau

Về nguyên tắc thi đua:
Thứ nhất, thi đua thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công khai,
đảm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
12


Thứ hai, việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào
thi đua, thành tích trong các phong trào thi đua. Các cá nhân, tập thể tham gia
phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu thi đua, chỉ
tiêu thi đua; không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, cơng nhận danh hiệu
thi đua; tập thể có cá nhân bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên khơng được xét thi
đua.
Thứ ba, mức độ hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, phạm vi ảnh hưởng của
thành tích là căn cứ để xét công nhận danh hiệu thi đua và xét khen thưởng do
người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương có thẩm quyền khen thưởng quyết
định và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Về nguyên tắc khen thưởng:
Thứ nhất, đối với hình thức khen thưởng cấp thành phố và khen thưởng
cấp Nhà nước: việc đánh giá, công nhận thành tích và đề nghị cấp trên khen
thưởng do người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện và chịu trách

nhiệm trước pháp luật.
Thứ hai, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương có thẩm quyền khen
thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng có trách nhiệm công khai cá nhân, tập
thể được đề nghị khen thưởng Huân chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước, Giải
thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua tồn
quốc” trên phương tiện thơng tin thuộc thẩm quyền quản lý. Việc lấy ý kiến của
nhân dân trên phương tiện thông tin và kết quả xử lý thông tin (kể cả đơn thư
khiếu nại, tố cáo nếu có) phải báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ quan,
đơn vị, địa phương trước khi quyết định khen thưởng hoặc trình cấp trên khen
thưởng.
Thứ ba, căn cứ đối tượng, chức năng, nhiệm vụ được giao và thành tích
đạt được của cá nhân, tập thể để đề nghị cấp trên khen thưởng các hình thức phù
hợp. Quan tâm khen thưởng cá nhân, tập thể từ yếu kém, phấn đấu trở thành
điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua; người dân tộc thiểu số và cá nhân có
nhiều sáng tạo trong lao động, học tập, công tác. Không cộng dồn thành tích đã
13


khen của lần trước để đề nghị nâng mức khen thưởng lần sau. Không nhất thiết
khen thưởng lần sau phải cao hơn lần trước. Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ
và cá nhân là người trực tiếp lao động, sản xuất, học tập, công tác hoặc chiến
đấu, phục vụ chiến đấu (phấn đấu đạt tỷ lệ từ 50% trở lên).
Thứ tư, hình thức khen thưởng theo đợt, chun đề khơng tính làm điều
kiện, tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.
Thứ năm, chưa khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng cá nhân,
tập thể đang trong thời gian xem xét thi hành kỷ luật hoặc đang điều tra, thanh
tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang
được xác minh làm rõ của các cơ quan có thẩm quyền.
Thứ sáu, khơng tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được.
Tập thể, cá nhân đủ tiêu chuẩn tặng hình thức mức hạng nào thì xét, đề nghị cấp

có thẩm quyền tặng thưởng hình thức đó, khơng đề nghị tặng hai loại Huân
chương hoặc tặng Huân chương và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc
Bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố và Bằng khen của Thủ tướng Chính
phủ cho cùng một thành tích.
Thứ bảy, đối với khen thưởng thành tích thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã
hội, khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá
nhân nữ hoặc tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng. Đối với cán
bộ lãnh đạo, quản lý là nữ thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình
cống hiến được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung; trường hợp quy định
tuổi nghỉ hưu cao hơn thì thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình
cống hiến được thực hiện theo quy định chung.
Thứ tám, khi xét khen thưởng cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa
phương phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo, quản lý.
Thứ chín, thời gian trình khen thưởng lần tiếp theo được tính theo thời
gian lập được thành tích ghi trong quyết định khen thưởng lần trước. Đối với
quyết định khen thưởng không ghi thời gian lập được thành tích thì thời gian

14


trình khen thưởng lần sau được tính theo thời gian ban hành quyết định khen
thưởng lần trước
2.1.3. Cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý nhà nước về thi đua,
khen thưởng
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt mang tính quyền lực
nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Trong đó, các chủ thể quản lý nhà
nước sử dụng các công cụ và phương pháp quản lý khác nhau để tác động đến
các đối tượng quản lý mà trong đó cơng cụ chủ yếu nhất là pháp luật, với mục
đích đạt được các mục tiêu đề ra.
Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng là sự tác động có tổ chức và

điều chỉnh của các cơ quan quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng lên đối
tượng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng nhằm đạt được hiệu lực, hiệu
qủa quản lý.
Hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng được thực hiện trên
cơ sở các quy định pháp luật sau: Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19
tháng 6 năm 2015; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6
năm 2015; Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm
2013; Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ
quy định chi tiết Thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Thông tư
số 12/2019/TT-BNV ngày 04 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31
tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Thi đua, Khen thưởng; Quyết định số 24/2018/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm
2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố Ban hành quy định về công tác thi đua,
khen thưởng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

15


2.2. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng
tại Phịng Nội vụ Bình Thạnh
2.2.1. Kết quả thực hiện các hoạt động chuyên môn
Thứ nhất, về công tác tổ chức nhà nước
Thực hiện tốt công tác tổ chức bộ máy và quản lý biên chế: phối hợp với
các phịng ban, đơn vị rà sốt, tham mưu thành lập, kiện toàn, điều chỉnh, bổ
sung nhân sự 257 ban chỉ đạo, đoàn kiểm tra, các hội đồng và các tổ chức phối
hợp trên địa bàn; tham mưu Ủy ban nhân dân quận phê duyệt Đề án vị trí việc
làm với 12/12 phịng chun mơn, 03 đơn vị sự nghiệp tự chủ và 63 trường công
lập; quyết định giao 3956 chỉ tiêu biên chế hành chính – sự nghiệp đối với các

phịng ban chun mơn, đơn vị sự nghiệp công lập, chỉ tiêu biên chế đối với cán
bộ công chức va không chuyên trách phường năm 2019; Kế hoạch sử dụng biên
chế hành chính – sự nghiệp năm 2019; tham mưu thực hiện tinh giản biên chế 02
trường hợp theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP.
Thứ hai, về công tác xây dựng chính quyền
Hướng dẫn các phường thực hiện tốt cơng tác xây dựng chính quyền theo
quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015. Đảm bảo thực hiện
nghiêm túc các chế độ thông tin báo cáo, thực hiện đúng theo quy trình về thủ
tục phê chuẩn, miễn nhiệm kết quả đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên
các Ủy ban nhân dân phường.
Thứ ba, về công tác địa giới hành chính
Thực hiện tốt việc quản lý hồ sơ và bản đồ địa giới hành chính của quận,
hướng dẫn Ủy ban nhân dân phường lưu trữ hồ sơ và bản đồ địa giới hành chính
của phường theo đúng quy định, quản lý tốt các mốc địa giới hành chính. Triển
khai văn bản đề nghị các Ủy ban nhân dân phường rà soát, cung cấp số liệu, vản
bản pháp lý về việc thành lập khu phố, tổ dân phố hiện có của phường; đồng
thời hướng dẫn quy trình việc thành lập mới tổ dân phố theo quy định tại Quyết
định số 24/2017/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân
16


Thành phố ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân
dân, tổ dân phố.
Thứ tư, về quản lý cán bộ, công chức viên chức
Đảm bảo đúng theo quy định; các chế độ chính sách liên quan đến cán bộ,
công chức, cán bộ không chuyên trách được tham mưu thực hiện kịp thời. Trong
năm 2019, đã tham mưu ban hành 03 quyết định bổ nhiệm lại, 25 quyết định bổ
nhiệm, điều động cán bộ lãnh đạo quản lý; tiếp nhận, điều động, chuyển đổi vị
trí công tác đối với 64 cán bộ công chức, viên chức của cơ quan đơn vị thuộc
quận; thành lập 107 hội đồng xét tuyển viên chức các đơn vị sự nghiệp. Thực

hiện đầy đủ, kịp thời và chính xác các chế độ, chính sách như xếp và nâng
lương, phụ cấp, đào tạo, bồi dưỡng, giaỉ quyết nghỉ phép, nghỉ hưu, thơi việc
theo nguyện vọng, đi nước ngồi,…đối với 4452 cán bộ công chức, viên chức,
ngừơi lao động thuộc quận. Tham mưu thực hiện tốt đánh giá, phân loại cán bộ,
công chức, viên chức công tác kê khai minh bạch tài sản, thu nhập; đăng ký 62
trường hợp thi nâng ngạch cơng chức hành chính (trong đó 14 thi chun viên
chính).
Thứ năm, về công tác kê khai minh bạch tài sản, thu nhập
Thực hiện tốt nội dung Nghị định 78/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm
2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập; thông tư số 08/2013/TTTTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ về hướng dẫn thi
hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập; đã hướng dẫn 110/110 cơ
quan đơn vị trực thuộc quận (trong đó có 793/793 cán bộ, cơng chức, viên chức
thuộc diện kê khai) thực hiện công tác kê khai tài sản, thu nhập; có 66 đơn vị
thực hiện cơng khai theo hình thức niêm yết (485 bản), 44 đơn vị cơng khai theo
hình thức cơng bố tại cuộc họp (308 bản kê khai); tất cả các bản kê khai đều
được nộp về Phòng Nội vụ lưu trữ theo quy định.

17


2.2.2. Thực hiện công tác thi đua
Tổ chức tổng kết phong trào thi đua yêu nước 2018 và phát động phong
trào thi đua yêu nước năm 2019; Kế hoạch tổ chức phát động phong trào thi đua
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; các văn bản
chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện phong trào thi đua; tổ chức tập huấn,
quán triệt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua; tham
mưu thực hiện tốt các phong trào thi đua do Trung ương và Thành phố phát
động; thực hiện ký giao ước thi đua giữa các thành viên trong 2 Cụm thi đua
khối quận - huyện thành phố.
Trong năm 2019, đã tiến hành tổ chức thực hiện phong trào thi đua theo

từng giai đoạn:
Từ ngày 01/01/2019 đến ngày 30/06/2019, thực hiện thi đua lập thành tích
“Mừng Đảng, Mừng Xuân”, chào mừng Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm 71 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu
gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2019) và chào mừng các ngày lễ lớn trong
6 tháng đầu năm 2019. Tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước
năm 2018; báo cáo sơ kết phong trào sơ kết 6 tháng đầu năm 2019.
Từ ngày 01/7/2019 đến ngày 31/12/2019 phát động phong trào thi đua lập
thành tích chào mừng Kỷ niệm 74 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2019) và chào mừng các ngày lễ lớn trong 6
tháng cuối năm 2019, đợt thi đua nước rút thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ chính trị và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh
năm 2019.
2.2.3. Thực hiện công tác khen thưởng
- Khen thưởng chuyên đề, đột xuất, cơng trạng và thành tích: Kết quả tỷ lệ
khen thưởng theo cơng trạng và thành tích 25%; khen thưởng chuyên đề, đột
xuất 75%. Tỷ lệ khen thưởng giữa cán bộ lãnh đạo từ cấp phòng trở lên là 20%
và người lao động trực tiếp 80%.
18


- Về khen thưởng cấp Nhà nước: 02 tập thể và 03 cá nhân.
- Về khen thưởng cấp Thành phố:
+ Cờ thi đua xuất sắc đã được trao cho 12 tập thể
+ Tập thể Lao động xuất sắc đã được trao cho 99 tập thể
+ Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố đã được trao cho 59 tập thể
và 116 cá nhân
+ Huy hiệu Thành phố Hồ Chí Minh đã được trao cho 07 cá nhân
+ Giải thưởng sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã được trao cho 02 tập
thể (đạt giải Ba)

+ Công nhận Chiến sĩ thi đua Thành phố cho 18 cá nhân
- Về khen thưởng cấp Quận: 3.337 tập thể và 3.961 cá nhân; trong đó
khen thưởng Chiến sĩ thi đua cơ sở cho 528 cá nhân.
Ngoài ra, tại hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước của thành phố
năm 2018, quận Bình Thạnh đã vinh dự đón nhận Cờ thi đua Thành phố, là đơn
vị xuất sắc dẫn đầu cụm thi đua 2 khối quận, huyện thành phố trong phong trào
thi đua yêu nước năm 2018.
2.3. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại
Phòng Nội vụ Bình Thạnh
2.3.1. Mặt đạt được
Thứ nhất, phong trào thi đua yêu nước từ quận đến cơ sở luôn được sự
quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể;
thường xun quan tâm cơng tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, công
chức, viên chức, người lao động và Nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng
phong trào thi đua do Trung ương, Thành phố và quận phát động. Quận luôn chú
trọng nội dung và phương thức tổ chức phong trào thi đua và bám sát nhiệm vụ
trọng tâm, các lĩnh vực chủ yếu, khó khăn của đơn vị, địa phương phấn đấu hoàn
thành thắng lới nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2019 và kế hoạch 2 năm
(2015 - 2020).
19


Thứ hai, công tác khen thưởng đảm bảo các nguyên tắc, tiêu chuẩn, tỷ lệ
theo qui định; luôn quan tâm cơng tác phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển
hình tiên tiến, nêu gương người tốt việc tốt, những mô hình hay; chú trọng khen
thưởng các tập thể nhỏ, người lao động trực tiếp và Nhân dân trên địa bàn, kịp
thời khen thưởng đột xuất các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trên các
lĩnh vực đời sống xã hội, qua đó đã khích lệ, động viên tinh thần tham gia thi
đua và tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua của quận ngày càng phát triển.
2.3.2. Mặt hạn chế

Thứ nhất, một vài đơn vị chưa thực sự quan tâm đến công tác thi đua,
khen thưởng chưa kịp thời phát hiện các gương điển hình, các mơ hình, sáng
kiến hay để giới thiệu nhân rộng.
Thứ hai, các sáng kiến, giải pháp trong cơng tác cịn mang tính chung
chung, chưa nêu được tính mới, phương pháp thực hiện và hiệu quả đạt được
chưa cao khi thực hiện sáng kiến, giải pháp trong công tác.
Thứ ba, chế độ báo cáo các nội dung công tác thi đua, khen thưởng của
các đơn vị đến Phòng Nội vụ còn chưa kịp thời, thiếu xót và chưa thống nhất.
Nội dung báo cáo kết quả thi đua, đề xuất khen thưởng còn chung chung, chưa
đi vào cụ thể, mất nhiều thời gian cho việc bổ sung hồ sơ, giấy tờ.
2.3.3. Nguyên nhân
Thứ nhất, sự quan tâm của lãnh đạo, trách nhiệm người đứng đầu trong
chỉ đạo, điều hành của một số đơn vị cịn hạn chế nên phong trào thi đua và cơng
tác khen thưởng chưa thực sự hiệu quả và lớn mạnh.
Thứ hai, một số đơn vị trong quá trình thực hiện các tiêu chí thi đua, đề
xuất khen thưởng cịn hình thức, chưa sâu sát thực tế, chưa chủ động trong thực
hiện các phong trào thi đua.
Thứ ba, cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng ở cơ sở đều kiêm nhiệm
và thường xuyên thay đổi, nên gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc tham
mưu xét khen thưởng, chủ yếu là giao công tác thi đua, khen thưởng.
20


Nhìn chung, cơng tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa
bàn quận Bình Thạnh đã đạt được nhiều kết quả tốt, tuy nhiên công tác quản lý
vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Do vậy, để phát huy những ưu điểm đồng
thời điều chỉnh, khắc phục những hạn chế, địi hỏi trong cơng tác quản lý nhà
nước về thi đua, khen thưởng cần phải đề ra những định hướng ngắn hạn và dài
hạn, kết hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp.
Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI ĐUA – KHEN THƯỞNG
3.1. Phương hướng
Đối với tổ chức phong trào thi đua, cần hướng đến các nội dung sau:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 34-CT/BCT về đổi mới công tác thi
đua khen thưởng, theo đó mục tiêu và nội dung thi đua phải sát thực, có tính
tồn diện, đột phá vào những trọng tâm, trọng điểm, những khó khăn hoặc
những mặt cịn yếu kém của cơ quan, địa phương, đơn vị. Các chỉ tiêu thi đua
phải thực tế, phù hợp, được sự đồng thuận, hưởng ứng của các cá nhân, tậpp̣ thể
tham gia phong trào thi đua, tránh trường hợp đăng ký nhưng không thực hiện
được hoặc thực hiện không hiệu quả; mở rộng đối tượng thi đua trong tất cả các
thành phần kinh tế và trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, coi trọng
việc phát triển phong trào thi đua khu vực ngoài nhà nước.
Thứ hai, phong trào thi đua phải được phát động sâu rộng trong quần
chúng nhân dân, quy tụ được mọi nguồn lực xã hội thực hiện mục tiêu chung
của đất nước; xây dựng kế hoạch tổ chức thi đua phải phù hợp với thực tế, gắn
với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng
địa phương, đơn vị và nguyện vọng của nhân dân.

21


Thứ ba, xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát và chế độ trách nhiệm trong
quá trình thực thi nhiệm vụ, đổi mới công tác tuyên truyền, nhân rộng các điển
hình tiên tiến.
Đối với cơng tác khen thưởng, cần tập trung hướng đến các nội dung:
Thứ nhất, tổ chức thực hiện công tác khen thưởng phải bám sát chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ
của từng ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; cơng tác tổ chức xem xét, bình
chọn các gương điển hình để khen thưởng phải được thực hiện nghiêm túc, kịp

thời, cơng bằng, chính xác, dân chủ và khách quan, tiến hành khen thưởng thành
tích tồn diện song song với thành tích từng mặt cơng tác; khen thưởng thành
tích thường xuyên hàng năm và kịp thời khen thưởng thành tích đột xuất.
Thứ hai, chú trọng khen thưởng chủ yếu cho cá nhân, các tập thể nhỏ và
đơn vị cơ sở; tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về khen
thưởng, bảo đảm khen thưởng đúng đối tượng, đúng thành tích, tránh hình thức,
tràn lan, bám sát các tiêu chuẩn theo quy định và tiến hành bình xét một cách
chặt chẽ, công khai, công bằng, đúng quy định.
Thứ ba, gắn công tác khen thưởng trong xu thế cách mạng công nghiệp
4.0; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, dịch vụ công trực tuyến
mức độ 3 trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về khen thưởng.
Đảm bảo thực hiện đúng quy trình ISO 9001:2015, đảm bảo tỷ lệ hồ sơ giải
quyết đúng hạn 100%.
Để thực hiện có hiệu quả các định hướng nêu trên, công tác quản lý nhà
nước về thi đua, khen thưởng cần thiết phải thực hiện các giải pháp

22


×