Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Luận văn - Đánh giá quy trình kiểm toán doanh thu và chi phí của Công ty Kiểm toán SGN và giải pháp hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.92 KB, 91 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỤC LỤC</b>


<b>CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ... ... ... 1</b>


<b>1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU... ... .. 1</b>


<b>1.1.1 Lý do chọn đề tài ... ... ... 1</b>


<b>1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn... ... 2</b>


<b>1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ... ... ... 3</b>


<b>1.2.1 Mục tiêu chung ... ... ... 3</b>


<b>1.2.2 Mục tiêu cụ thể ... ... ... 3</b>


<b>1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU... ... ... 3</b>


<b>1.3.1 Không gian ... ... ... 3</b>


<b>1.3.2 Thời gian ... ... ... 3</b>


<b>1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ... ... ... 3</b>


<b>1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN</b>
<b>CỨU ... ... ... ... 4</b>


<b>CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP L UẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU</b>
<b>... ... ... ... 6</b>


<b>2.1 PHƯƠNG PHÁP LU ẬN ... ... ... 6</b>



<b>2.1.1 Một số khái niệm và định nghĩa liên quan đến kiểm toán ... 6</b>


<b>2.1.2 Nội dung và đặc điểm của khoản mục doanh thu – chi phí ... 9</b>


<b>2.1.3 Mục tiêu kiểm tốn doanh thu và chi phí ... ....13</b>


<b>2.1.4 Quy trình kiểm tốn doanh thu và chi phí của SGN... 14</b>


<b>2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU ... ... 29</b>


<b>2.2.1 Phương pháp thu th ập số liệu ... ... 29</b>


<b>2.2.2 Phương pháp phân tích s ố liệu... ... 29</b>


<b>CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN V À TƯ</b>
<b>VẤN TÀI CHÍNH KẾ TỐN SGN ... ... 31</b>


<b>3.1 GIỚI THIỆU CƠNG TY KIỂM TOÁN SGN ... ...31</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>3.2.1 Thuận lợi ... ... ... 36</b>


<b>3.2.2 Khó khăn ... ... ... 37</b>


<b>3.3 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI ... 37</b>


<b>3.3.1 Về khách hàng ... ... ... 37</b>


<b>3.3.2 Về dịch vụ ... ... ... 38</b>



<b>3.3.3 Về doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh ... 38</b>


<b>3.3.4 Tuyển dụng và đào tạo nhân viên ... ... 38</b>


<b>CHƯƠNG 4: THỰC HIỆN QUY TR ÌNH KIỂM TỐN DOANH THU V À</b>
<b>CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT GIÀY DA XUẤT KHẨU</b>
<b>PHƯƠNG NAM ... ... ... 39</b>


<b>4.1 CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN ... ... ...39</b>


<b>4.1.1 Khái quát về công ty TNHH Sản xuất Giày da xuất khẩu Phương</b>
<b>Nam... ... ... ... 38</b>


<b>4.1.2 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ v à đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm</b>
<b>soát ... ... ... ... 44</b>


<b>4.1.3 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát v à đánh giá lại rủi ro kiểm soát</b>
<b>... ... ... ... 53</b>


<b>4.1.4 Mức độ trọng yếu kế hoạch ... ... 57</b>


<b>4.2 THỰC HIỆN KIỂM TOÁN DOANH THU ... ...59</b>


<b>4.2.1 Biểu chỉ đạo ... ... ... 59</b>


<b>4.2.2 Bảng Tổng hợp lỗi ... ... ...59</b>


<b>4.2.3 Chương trình kiểm tốn doanh thu ... ...60</b>


<b>4.2.4 Áp dụng thủ tục phân tích ... ... 62</b>



<b>4.2.5 Thực hiện các thử nghiệm chi tiết ... ... 63</b>


<b>4.3 THỰC HIỆN KIỂM TỐN CHI PHÍ ... ... ... 66</b>


<b>4.3.1 Chương trình kiểm tốn chi phí ... ... 66</b>


<b>4.3.2 Áp dụng thủ tục phân tích ... ... 67</b>


<b>4.3.3 Thực hiện các thử nghiệm chi tiết ... ... 68</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>4.4.3 Một số kiến nghị ... ... ...71</b>


<b>4.5 HỒN THÀNH KIỂM TỐN ... ... 71</b>


<b>CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHO QUY</b>
<b>TRÌNH KIỂM TỐN CỦA CƠNG TY KIỂM TỐN SGN ... 74</b>


<b>5.1 SO SÁNH QUY TRÌNH KI ỂM TỐN CỦA SGN VỚI LÝ THUYẾT ĐÃ</b>
<b>HỌC ... ... ... ... 74</b>


<b>5.1.1 Giống nhau... ... ... 74</b>


<b>5.1.2 Khác nhau ... ... ... 74</b>


<b>5.2 ĐÁNH GIÁ QUY TR ÌNH KIỂM TỐN DOANH THU-CHI PHÍ CỦA</b>
<b>SGN ... ... ... ... 76</b>


<b>5.2.1 Về ưu điểm ... ... ... 76</b>



<b>5.2.2 Về nhược điểm ... ... ... 77</b>


<b>5.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN... ... ...79</b>


<b>5.4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ... ... ...80</b>


<b>CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... ... 83</b>


<b>6.1 KẾT LUẬN ... ... ... 83</b>


<b>6.2 KIẾN NGHỊ ... ... ... 84</b>


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO... ... ... 86</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT</b>
<b>Tiếng Việt</b>


TT Thông tư


BTC Bộ Tài chính


QĐ Quyết định


TNHH Trách nhiệm hữu hạn


Cty Cơng ty


DN Doanh nghiệp


BCTC Báo cáo tài chính



BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh


BCĐKT Bảng cân đối kế toán


HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ


KTV Kiểm toán viên


TSCĐ Tài sản cố định


HĐTC Hoạt động tài chính


TNDN Thu nhập doanh nghiệp


HĐGTGT Hóa đơn giá trị gia tăng


PC Phiếu chi


ĐBSCL Đồng bằng Sơng Cửu Long


TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh


<b>Tiếng Anh</b>


CR Control risk (Rủi ro kiểm soát)


AR Audit risk (Rủi ro kiểm toán)


DR Detection risk (Rủi ro phát hiện)



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU BẢNG</b>


<b>Hình 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CƠNG TY KIỂM TỐN SG N ...33</b>


<b>Hình 2: LƯU ĐỒ BÁN HÀNG – THU TIỀN ... ... 48</b>


<b>Hình 3: LƯU ĐỒ MUA NGUYÊN VẬT LIỆU – TRẢ TIỀN ... 50</b>


<b>Bảng 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ V À CÁC KHOẢN MỤC TRÊN</b>
<b>BCĐKT ... ... ... ...13</b>


<b>Bảng 2: ĐÁNH GIÁ PM DỰA VÀO CÁC KHOẢN MỤC ... 19</b>


<b>Bảng 3: ĐÁNH GIÁ PM D ỰA VÀO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP ...19</b>


<b>Bảng 4: MA TRẬN XÁC ĐỊNH RỦI RO PHÁT HIỆN ... 20</b>


<b>Bảng 5: ĐÁNH GIÁ SỰ HỮU HIỆU CỦA THỦ TỤC KIỂM SOÁT NỘI BỘ</b>
<b>... ... ... ... 21</b>


<b>Bảng 6: CƠ CẤU VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY PH ƯƠNG NAM</b>
<b>... ... ... ... 40</b>


<b>Bảng 7: BẢNG THỜI GIAN K HẤU HAO ƯỚC TÍNH CHO MỘT SỐ</b>
<b>TSCĐ ... ... ... ... 41</b>


<b>Bảng 8: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ... 43</b>


<b>Bảng 9: BẢNG CÂU HỎI MƠ TẢ VỀ HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ</b>


<b>... ... ... ... 45</b>


<b>Bảng 10: BẢNG LIỆT KÊ CÁC CHỨNG TỪ CHI ... ...55</b>


<b>Bảng 11: BẢNG LIỆT KÊ CÁC CHỨNG TỪ THU ... ....56</b>


<b>Bảng 12: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TỐN DOANH THU ... 60</b>


<b>Bảng 13: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG DOANH THU... ....62</b>


<b>Bảng 14: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TỐN CHI PHÍ ... .66</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>CHƯƠNG 1</b>


<b> GIỚI THIỆU</b>


<b>1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU</b>


<b>1.1.1 Lý do chọn đề tài</b>


Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp có thể đ ược rất nhiều người sử dụng,


và dĩ nhiên người sử dụng cần có được những thông tin đáng tin cậy nhằm giúp


họ đánh giá về thực trạng t ài chính của doanh nghiệp để ra các quyết định kinh


tế. Thế nhưng, do nền kinh tế thế giới ng ày càng phát triển đã tạo nên hệ quả là


khả năng nhận được những thông tin tài chính kém tin cậy cũng sẽ gia tăng. Rủi



ro về thông tin gia tăng xuất phát từ nhiều ngu yên nhân khác nhau như: s ự khó


khăn trong việc tiếp cận nguồn thông tin, động c ơ của người cung cấp thơng tin


thường có xu hướng trình bày thơng tin theo chi ều hướng thuận lợi nhất cho


Cơng ty mình hay khi mà hoạt động kinh doanh ng ày càng đa dạng, quy mô của


các tổ chức ngày càng lớn làm cho lượng thông tin phải xử lý v à mức độ phức


tạp của các nghiệp vụ ng ày càng gia tăng…Chính v ì vậy, cần có những giải pháp


để làm giảm các rủi ro và việc bắt buộc Báo cáo tài chính của các Cơng ty phải


được kiểm tốn bởi các kiểm toán viên độc lập được xem là giải pháp hiệu quả


nhất.


Ngày nay, kiểm toán độc lập được xem là một hoạt động không thể thiếu


trong nền kinh tế thị trường phát triển với vai trò mang lại độ tin cậy cho các


thơng tin tài chính, là cơ s ở cho các bên tiến hành các giao dịch kinh tế. Ngoài ra,


kiểm tốn độc lập là hoạt động dịch vụ có tính pháp lý cao, góp phần quan trọng


làm lành mạnh hố mơi trường đầu tư ở Việt Nam và cơng khai, minh bạch nền


tài chính quốc gia với tốc độ phát triển cao , đã và đang trong xu thế hội nhập.



Người sử dụng kết quả kiểm toán phải đ ược đảm bảo rằng những thông tin họ


được cung cấp là khách quan, có độ tin cậy cao để đưa ra các quyết định theo


trách nhiệm của mình liên quan đến việc mua, bán tài sản, đầu tư vốn, cho vay,


đồng thời giúp tiết kiệm chi phí kiểm tra cho ng ười sử dụng. Đứng ở góc độ xã


hội, hoạt động kiểm tốn độc lập đối với B áo cáo tài chính, khi đư ợc pháp luật


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

nghiệp và cịn có thể giúp doanh nghiệp hạn chế đ ược khả năng xảy ra các sai


phạm về kế tốn, tài chính.


Q trình kiểm tốn chủ yếu là việc thu thập và đánh giá các bằng chứng dựa


trên chương trình kiểm tốn được thiết lập cho từng phần h ành thông qua việc


thực hiện các thủ tục kiểm tốn thích hợp. Như ta đã biết, Báo cáo kết quả hoạt


động kinh doanh giữ một vai tr ò quan trọng trong hệ thống Báo cáo t ài chính của


bất kì doanh nghiệp hay đơn vị sản xuất kinh doanh nào. Trong khi B ảng cân đối


kế toán cho biết về tình hình tài chính của doanh nghiệp, Báo cáo k ết quả hoạt


động kinh doanh lại cho biết kết quả của ni ên độ, từ đó giúp người sử dụng đánh


giá khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh th u và chi phí là những



khoản mục chủ yếu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Thông qua hai


chỉ tiêu này, người sử dụng có thể đánh giá về t ình hình hoạt động và quy mô


kinh doanh của doanh nghiệp, cũng nh ư khả năng phát triển trong tương lai. Do


đó, hai khoản mục này thường là đối tượng của nhiều sai phạm dẫn đến Báo cáo


tài chính bị sai lệch trọng yếu và quy trình kiểm tốn doanh thu và chi phí là một


phần tất yếu trong kiểm toán Báo cáo t ài chính.


<b>1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn</b>


Để thực hiện đề tài nghiên cứu, người viết chủ yếu vận dụng những kiến thức


đã được học trong suốt 4 năm đại học về những vấn đề li ên quan đến lĩnh vực kế


toán – kiểm toán, đồng thời nghi ên cứu những tài liệu là hồ sơ kiểm tốn của


Cơng ty Kiểm tốn SGN, các Thông t ư, Quyết định do Bộ Tài chính ban hành


liên quan đến lĩnh vực kế toán – kiểm toán, các Chuẩn mực kiểm toán liên


quan…vận dụng vào thực tiễn để thực hiện kiểm tốn, phân tích, đánh giá quy


trình kiểm tốn doanh thu và chi phí của cơng ty.


Ngồi ra, với sự phát triển khơng ngừng của nền kinh tế thị tr ường hiện nay,



hoạt động kiểm toán cũng ng ày càng phát triển hơn để đáp ứng nhu cầu ng ày


càng cao về chất lượng. Cơng ty Kiểm tốn SGN với mong muốn phát huy h ơn


nữa lợi thế vốn có đồng thời t ìm hiểu và khắc phục những hạn chế để có thể cung


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>cứu đề tài “Đánh giá quy trình kiểm tốn doanh thu và chi phí của Cơng ty</b>


<b>Kiểm tốn SGN và giải pháp hồn thiện” để phân tích, đánh giá và có thể đóng</b>
góp ý kiến nhằm giúp Cơng ty ngày càng hồn thiện hơn quy trình kiểm tốn.


<b>1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU</b>
<b>1.2.1 Mục tiêu chung</b>


Nghiên cứu quy trình kiểm tốn doanh thu v à chi phí của Cơng ty Kiểm tốn


SGN, đồng thời vận dụng kiến thức v à tài liệu có được để thực hiện kiểm tốn


thực tế. Từ đó có thể nắm vững hơn lý thuyết, rút ra các kinh nghiệm thực tiễn


trong quá trình kiểm tốn, những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện kiểm tốn


doanh thu và chi phí, đồng thời đóng góp ý kiến cho quy trình kiểm tốn doanh


thu - chi phí của Cơng ty Kiểm tốn SGN ngày càng hoàn thiện hơn.


<b>1.2.2 Mục tiêu cụ thể</b>


- Thực hiện quy trình kiểm tốn khoản mục doanh thu v à chi phí tại Cơng ty



TNHH Sản xuất Giày Da Xuất khẩu Phương Nam.


- Phân tích quy trình kiểm tốn doanh thu và chi phí của Cơng ty Kiểm tốn


SGN. Qua đó, đánh giá ưu - nhược điểm cho quy trình kiểm tốn của SGN và so


sánh giữa thực tế với lý thuyết đã học, các Chuẩn mực kiểm toán có liên quan.


- Đề xuất giải pháp để ng ày càng hoàn thiện hơn quy trình kiểm tốn của


SGN.


<b>1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU</b>
<b>1.3.1 Về khơng gian</b>


Đề tài tập trung nghiên cứu quy trình kiểm tốn khoản mục doanh thu v à chi


phí tại Cơng ty kiểm toán SGN.


<b>1.3.2 Về thời gian</b>


Đề tài được thực hiện từ ngày 02/02/2009 đến ngày 25/04/2009.


Số liệu được căn cứ vào 02 năm 2007-2008.


<b>1.3.3 Về đối tượng nghiên cứu</b>


Do thời gian thực tập tai Cơng ty l à có hạn nên đề tài chỉ tập trung đi sâu vào


phân tích quy trình kiểm tốn khoản mục doanh thu v à chi phí. Ngồi ra, do đ ặc



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN</b>
<b>CỨU</b>


Trước khi thực hiện đề tài, người viết đã được tham khảo một số đề t ài nghiên


cứu của luận văn thuộc các khóa tr ước khóa 31. Sau đây, tơi xin được tóm lược


nội dung và một số kết quả đạt được cũng như hạn chế của đề tài như sau:


 “Quy trình kiểm tốn chi phí tại cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm tốn


và Tư vấn Tài chính Kế toán SGN” của tác giả Nguyễn Văn Minh, lớp Kế toán


K30, năm 2008.


<b>Về mục tiêu nghiên cứu:</b>


Đề tài đã tìm hiểu quy trình kiểm tốn chi phí tại Cơng ty Kiểm tốn SGN


nhằm xác định và đánh giá ưu - nhược điểm của quy trình, những thuận lợi và


khó khăn khi thực hiện kiểm tốn quy tr ình chi phí. Từ đó đưa ra giải pháp giúp


phát huy thuận lợi, khắc phục hạn chế của quy tr ình kiểm tốn chi phí.


<b>Về phương pháp thực hiện:</b>


Đề tài đã thực hiện thu thập và tổng hợp các thông tin, số liệu tại Công ty



Kiểm tốn SGN và tại Cơng ty Cổ phần X i măng nhập khẩu Cần Thơ để nghiên


cứu, phân tích quy trình kiểm tốn chi phí của SGN v à thực hiện kiểm tốn cho


khoản mục chi phí của Cơng ty Cổ phần xi măng nhập khẩu Cần Th ơ. Đồng thời,


để đánh giá ưu điểm và hạn chế của quy trình, đề tài cũng dựa trên cơ sở so sánh


với các Chuẩn mực kiểm toán hiện hành và các thơng lệ quốc tế.


<b>Về các nội dung được trình bày trong đề tài:</b>


Đề tài đã trình bày khá chi tiết về các vấn đề liên quan đến chi phí và phần


đánh giá ưu nhược điểm cũng như đề xuất giải pháp khá cụ thể. Thông qua đề t ài


này, tơi có được cái nhìn khái qt về cách thức thực hiện nghi ên cứu và đánh giá


cho quy trình kiểm toán.


Tuy nhiên, đề tài chỉ nêu khái quát các bước trong quy trình kiểm tốn, chưa


đưa ra một số bước quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán nh ư: chiến


lược kiểm toán cho khoản mục chi phí, tính mức trọng yếu đối với từng khoản


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

một cuộc kiểm toán cụ thể từ khi tiếp nhận khách h àng đến khâu hoàn tất và phát


hành báo cáo kiểm toán được thực hiện như thế nào.



Trong phần chuẩn bị kiểm tốn, khi t ìm hiểu về HTKSNB tại công ty khách


hàng, đề tài chỉ đưa ra bảng kiểm tra hoạt động kinh doanh theo mẫu của SGN


mà khơng thiết kế Bảng câu hỏi t ìm hiểu về HTKSNB cũng nh ư thực hiện việc


phỏng vấn các nhà quản lý, các nhân viên kế toán, kiểm tra các loại t ài liệu và sổ


sách kết hợp với việc quan sát các h oạt động kiểm sốt và vận hành của chúng


trong thực tiễn để có thể hiểu r õ hơn kiểm soát nội bộ của công ty khách h àng.


Đây là bước quan trọng để đánh giá về HTKSNB của công ty khách h àng nhằm


xác định những vùng kiểm tốn có thể có rủi ro, thiết kế các th ử nghiệm kiểm


soát và thử nghiệm cơ bản dự kiến thực hiện.


Ngoài ra, việc thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát ch ưa được kết


luận cụ thể cho từng thử nghiệm v à chưa thực hiện lưu lại kết quả của thử


nghiệm kiểm soát. Điều này làm cho việc đánh giá lại rủi ro kiểm soát thiếu c ơ sở


và tính thuyết phục khơng cao.


Trong phần thực hiện kiểm tốn, ng ười viết đã trình bày trên các trang gi ấy


làm việc theo mẫu của công ty SGN. Điều n ày khiến cho người đọc khó tiếp cận



được cách thức tiến hành tuần tự việc thu thập bằng chứng kiểm tốn trong thực


tế. Bên cạnh đó, đề tài chỉ đưa các test kiểm tra vào mà không nêu lên các m ục


tiêu của thử nghiệm làm cho người đọc khó biết được thử nghiệm nhằm mục đích


gì, thỏa mãn được mục tiêu kiểm tốn nào (?). Ngồi ra, đề tài chưa thực hiện


việc so sánh giữa thực tiễn với lý thuyết đã học để nêu bật vấn đề.


Với mong muốn trình bày rõ hơn các bước thực hiện tuần tự của một cuộc


kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung cũng như khoản mục doanh thu – chi phí


nói riêng trong thực tế, đồng thời giúp người đọc có thể tiếp cận với cơng việc


thu thập bằng chứng trong kiểm tốn với đầy đủ nội dung, công việc, mục ti êu và


dựa trên cơ sở vững chắc, thuyết phục h ơn. Ngoài ra, người viết lựa chọn việc


thực hiện nghiên cứu quy trình kiểm tốn khoản mục doanh thu – chi phí của


SGN để thơng qua đó, đánh giá điểm mạnh v à hạn chế của quy trình, so sánh


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>CHƯƠNG 2</b>


<b>PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU</b>


<b>2.1 PHƯƠNG PHÁP LU ẬN</b>



<b>2.1.1 Một số khái niệm và định nghĩa liên quan đến kiểm toán</b>
<b>2.1.1.1 Định nghĩa về kiểm toán</b>


Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông


tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những


thơng tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Q trình kiểm tốn phải được


thực hiện bởi các kiểm toán vi ên (KTV) đủ năng lực và độc lập.


<b>2.1.1.2 Các thuật ngữ liên quan</b>


<i><b>* Chuẩn mực kiểm toán: là quy định và hướng dẫn về các nguyên tắc và</b></i>
thủ tục kiểm toán làm cơ sở để KTV và doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm


toán và làm cơ sở kiểm soát chất lượng kiểm tốn.


<i>* Bằng chứng kiểm tốn: là các thơng tin để chứng minh cho ý kiến nhận</i>


xét của KTV. Đó có thể là các tài liệu kế toán của đơn vị, hoặc các chứng cứ


riêng của KTV như thư xác nhận nợ phải thu, kết quả chứng kiến kiểm k ê hàng


tồn kho… Và quá trình kiểm toán bao gồm việc thu thập các bằng chứng cần


thiết và đánh giá chúng xem có đ ầy đủ và thích hợp cho việc đưa ra ý kiến trên


báo cáo kiểm toán hay chưa. Kiểm tốn viên có thể thu thập bằng chứng kiểm



toán bằng các phương pháp như: kiểm tra, quan sát, điều tra, xác nhận, tính tốn


và quy trình phân tích.


<i>* Báo cáo kiểm tốn: là văn bản trình bày ý kiến của KTV về sự phù hợp</i>


giữa thông tin được kiểm tra và chuẩn mực đã được thiết lập. Nội dung v à hình


thức báo cáo phụ thuộc v ào mục đích của từng loại kiểm toán.


<i>* Các loại báo cáo kiểm toán về BCTC: căn cứ vào kết quả kiểm tốn,</i>


KTV có thể đưa ra một trong các loại ý kiến sau:


- Ý kiến chấp nhận tồn phần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i>* Kiểm tốn viên phải có đủ năng lực và độc lập để có thể thực hiện cuộc</i>


kiểm toán đảm bảo chất lượng. Năng lực của KTV l à trình độ nghiệp vụ được


hình thành qua đào tạo và tích lũy kinh nghiệm, giúp cho KTV có khả năng xét


đốn cơng việc trong từng trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó, KTV phải có đ ược sự


độc lập với đơn vị được kiểm tốn, vì đó là u cầu cần thiết để duy trì sự khách


quan của KTV và tạo được sự tin cậy của người sử dụng kết quả kiểm toán.


<i>* Kiểm sốt nội bộ: là một q trình do người quản lý, Hội đồng quản trị</i>



và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một s ự bảo


đảm hợp lý nhằm thực hiện 3 mục ti êu: báo cáo tài chính (BCTC) đáng tin cậy;


các luật lệ và quy định được tuân thủ; hoạt động hữu hiệu v à hiệu quả;


<i>* Mức trọng yếu: là số tiền sai lệch tối đa có thể chấp nhận đ ược của</i>


thông tin, nghĩa là nếu sai lệch vượt khỏi số tiền đó sẽ l àm người đọc hiểu sai về


thông tin. Mức trọng yếu cần được xem xét ở mức độ tổng thể BCTC (PM) và


mức độ từng khoản mục (TE).


<i>* Rủi ro kiểm toán (AR): là rủi ro do KTV và cơng ty kiểm tốn đưa ra ý</i>


kiến nhận xét khơng thích hợp kh i BCTC đã được kiểm tốn cịn có những sai sót


trọng yếu.


<i>* Rủi ro kiểm soát (CR): là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng</i>


nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính ri êng rẽ hoặc tính gộp mà hệ


thống kế toán và HTKSNB không ngăn ng ừa hết hoặc không phát hiện và sửa


chữa kịp thời.


<i>* Rủi ro phát hiện (DR): là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng</i>



nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính ri êng rẽ hoặc tính gộp mà trong


q trình kiểm tốn KTV và cơng ty kiểm tốn đã không phát hiện được.


<i>* Rủi ro tiềm tàng (IR): là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp</i>


vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính ri êng rẽ


hoặc tính gộp mặc dù có hay khơng có HTKSNB.


<b>2.1.1.3 Chương trình kiểm tốn</b>


<i>* Khái niệm: là tồn bộ những chỉ dẫn cho KTV và trợ lý kiểm toán tham</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm tốn cụ thể


và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần h ành.


Các thủ tục kiểm toán được thiết kế trong chương trình kiểm tốn bao


gồm 2 loại: thử nghiệm kiểm soát v à thử nghiệm cơ bản.


<i>* Thử nghiệm kiểm soát: là những thử nghiệm dùng để thu thập bằng</i>


chứng kiểm toán về sự hữu hiệu trong thiết kế v à vận hành của hệ thống kiểm


soát nội bộ (HTKSNB). Những thử nghiệm kiểm soát đ ược sử dụng để kiểm tra


sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ gồm:



+ Phỏng vấn.


+ Kiểm tra tài liệu.


+ Quan sát việc áp dụng các thủ tục kiểm soát.


+ Thực hiện lại các thủ tục kiểm soát.


<i>* Thử nghiệm cơ bản: là thử nghiệm dùng để thu thập bằng chứng về</i>


những sai lệch trọng yếu trong BCTC. Nó bao gồm 2 loại thử nghiệm l à: thủ tục


phân tích và thử nghiệm chi tiết.


- Thủ tục phân tích: là việc so sánh các thơng tin t ài chính, các chỉ số, các


tỷ lệ, để phát hiện và nghiên cứu về các trường hợp bất thường. Thủ tục phân tích


bao gồm:


+ So sánh thơng tin tài chính gi ữa các kì, các niên độ, hoặc so sánh thơng


tin tài chính của đơn vị với thơng tin trong ng ành tương tự.


+ Nghiên cứu những mối quan hệ giữa các yếu tố của thơng tin t ài chính,


giữa thơng tin tài chính và thơng tin phi tài chính.


- Thử nghiệm chi tiết: là việc kiểm tra trực tiếp các nghiệp vụ hay các số



dư, gồm có:


+ Kiểm tra nghiệp vụ: là kiểm tra một số ít hay to àn bộ nghiệp vụ phát


sinh để xem xét về mức độ trung thực của các khoản mục. Loại kiểm tra n ày


được sử dụng khi số phát sinh của t ài khoản ít, các tài khoản khơng có số dư hay


trong trường hợp bất thường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<i>* Mục tiêu kiểm toán : việc thiết kế và thực hiện các thử nghiệm c ơ bản</i>


đòi hỏi phải lựa chọn những thủ tục ph ù hợp với mục tiêu kiểm toán và xác định


nội dung, thời gian và phạm vi của chúng để đảm bảo thu thập đầy đủ bằng


chứng thích hợp. Các mục tiêu kiểm tốn có thể áp dụng gồm: hiện hữu v à phát


sinh; quyền và nghĩa vụ; đầy đủ; đánh giá; ghi chép chính xác; tr ình bày và công


bố.


<b>2.1.2 Nội dung và đặc điểm của khoản mục doanh thu – chi phí</b>
<b>2.1.2.1 Nội dung và đặc điểm của doanh thu</b>


<i> * Doanh thu bán hàng và cung c ấp dịch vụ (511): là tổng giá trị các lợi ích</i>


kinh tế doanh nghiệp thu đ ược trong kì kế tốn, phát sinh từ các hoạt động sản


xuất kinh doanh (SXKD) thông th ường của doanh nghiệp, góp phần l àm tăng vốn



chủ sở hữu.


Doanh thu phát sinh t ừ giao dịch, sự kiện đ ược xác định bởi thỏa thuận


giữa doanh nghiệp với b ên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng


giá trị hợp lý của các khoản đ ã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản


giảm trừ như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.


<i>Doanh thu thuần: là khoản chênh lệch giữa doanh thu bán h àng và các</i>


khoản giảm trừ doanh thu, bao gồm:


<i>- Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết</i>


cho khách hàng mua hàng v ới khối lượng lớn.


<i>- Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do toàn bộ hay</i>


một phần hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.


<i>- Giá trị hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là</i>


tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán do các nguy ên nhân như: vi


phạm cam kết; vi phạm hợp đồng kinh tế; h àng bị mất, kém phẩm chất; không


đúng chủng loại, quy cách.



<i>Doanh thu bán hàng đư ợc ghi nhận khi đồng thời thỏa m ãn cả 5 điều kiện</i>


<i>sau: (Theo chuẩn mực số 14, QĐ số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 c ủa Bộ</i>


<i>Trưởng Bộ Tài Chính)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- Doanh nghiệp khơng cịn nắm giữ quyền quản lý h àng hóa như người sở


hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm sốt hàng hóa.


- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.


- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch


bán hàng.


- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.


Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một khoản mục trọng yếu tr ên


BCTC vì đó là cơ sở để người sử dụng đánh giá về t ình hình hoạt động và quy


mơ kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, khoản mục n ày là đối tượng của nhiều


sai phạm dẫn đến BCTC bị sai lệch trọng yếu v ì những lý do sau:


- Trong nhiều trường hợp, việc xác định thời điểm thích hợp v à số tiền để


ghi nhận doanh thu đòi hỏi sự xét đốn, ví dụ đối với doanh thu của hợp đồng



xây dựng hoặc cung cấp dịch vụ có li ên quan đến nhiều niên độ.


- Doanh thu có quan h ệ mật thiết với kết quả lãi lỗ. Do đó, những sai lệch


về doanh thu thường dẫn đến lãi lỗ bị trình bày khơng trung th ực và không hợp


lý.


- Tại nhiều đơn vị, doanh thu còn là cơ sở để đánh giá kết quả hoặc th ành


tích, nên chúng có khả năng bị thổi phồng cao h ơn thực tế.


- Do doanh thu có quan hệ chặt chẽ với thuế giá trị gia tăng đầu ra n ên


cũng có khả năng bị khai thấp h ơn thực tế để trốn thuế hay tránh né thuế.


<i>* Doanh thu hoạt động tài chính (515): là toàn bộ các khoản doanh thu</i>


tiền lãi, tiền bản quyền,cổ tức v à lợi nhuận được chia và các hoạt động tài chính


khác được coi là thực hiện trong kì, khơng phân biệt các khoản doanh thu đó thực


tế đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền, bao gồm:


- Tiền lãi: Lãi cho vay; lãi tiền gửi; lãi bán hàng trả chậm, trả góp; lãi đầu


tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán đ ược hưởng do mua hàng hóa, dịch


vụ; lãi cho th tài chính;…



- Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản (Bằng sáng


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Thu nhập về các hoạt động đầu t ư khác.


- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ; khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ.


- Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn;…


Doanh thu hoạt động tài chính rất đa dạng cả về chủng loại v à phương


pháp xử lý kế toán: thời điểm ghi nhận, giá trị ghi nhận…Mặt khác, đối với nhiều


đơn vị, doanh thu này không gắn với mục đích kinh doanh chủ yếu của đơn vị mà


chỉ phát sinh trong một số t ình huống nhất định. Do đó, ln tồn tại khả năng


việc ghi chép các khoản n ày không phù hợp với yêu cầu của chuẩn mực và chế


độ kế toán, hoặc chúng bị phân loại sai.


<i>* Thu nhập khác (711): là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự</i>


tính trước được hoặc có dự tính đến nh ưng ít có khả năng thực hiện, hoặc l à


những khoản thu không mang tính th ường xuyên, bao gồm:


- Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.


- Thu do khách hàng vi phạm hợp đồng.



- Thu các khoản nợ khó địi đã xử lý xóa sổ.


- Các khoản thuế được ngân sách Nhà nước hoàn lại.


- Thu các khoản nợ phải trả không xác định đ ược chủ.


- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa,


sản phẩm, dịch vụ khơng tính trong doanh thu (nế u có).


- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân


tặng cho doanh nghiệp.


- Các khoản thu nhập kinh doanh từ các năm tr ước bị bỏ sót hay qn ghi


sổ kế tốn, năm nay mới phát hiện ra,…


Khoản thu nhập khác có tính đa dạng, khơng thường xun và khó dự


đốn được. Vì vậy, nhiều đơn vị khơng phản ánh các thu nhập n ày khi nghiệp vụ


phát sinh, mà họ chỉ ghi nhận khi thực thu tiền. Sai sót n ày sẽ khơng gây ảnh


hưởng trọng yếu nếu số tiền nhỏ v à các nghiệp vụ ít xảy ra. Tuy nhi ên, nếu số


tiền lớn thì vấn đề có thể trở nên nghiêm trọng, khi thực hiện kiểm toán cần chú ý


kiểm tra.



</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

liên quan đến hoạt động cho các b ên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản


quyền,…Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương


tiền bao gồm:


- Chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính.


- Chi phí cho vay và đi vay v ốn.


- Chi phí góp vốn liên doanh.


- Lỗ chuyển nhượng chứng khốn ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng


khốn,…


- Khoản lập và hồn nhập dự phịng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư


khác.


- Khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ,…


<i>* Chi phí bán hàng: là tồn bộ các chi phí có liên quan đến việc tiêu thụ</i>


sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp, bao gồm:


- Chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển.


- Chi phí chào hàng, giới thiệu, quảng cáo.



- Chi phí hoa hồng đại lý.


- Chi phí bảo hành sản phẩm;…


<i>* Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các chi phí có liên quan chung t ới toàn</i>


bộ hoạt động quản lý, điều h ành chung của doanh nghiệp, bao gồm:


- Chi phí hành chính.


- Chi phí tổ chức.


- Chi phí văn phịng;…


<i>* Chi phí khác: là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ ri êng</i>


biệt với hoạt động thông th ường của doanh nghiệp gây ra; cũng có thể l à các


khoản chi phí bị bỏ sót từ những năm tr ước, bao gồm:


- Chi phí thanh lý, nh ượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh


lý, nhượng bán (nếu có).


- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>Bảng 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ VÀ CÁC KHOẢN MỤC</b>
<b>TRÊN BCĐKT</b>



Vì mối quan hệ trên và cũng do chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả l ãi


lỗ của doanh nghiệp. Chi phí có thể bị khai thiếu nh ằm giúp cho doanh nghiệp


tăng lãi giả tạo hoặc có thể bị khai khống nhằm giảm l ãi hay bị lỗ giả tạo với mục


đích trốn thuế…làm cho BCKQKD bị sai lệch trọng yếu.


Một số trường hợp cần xác định các khoản chi phí khơng đ ược tính vào


chi phí hợp lý, hợp lệ:


- Các khoản chi khơng có đầy đủ hóa đ ơn, chứng từ theo quy định hoặc


hóa đơn chứng từ không hợp pháp.


- Các khoản chi không liên quan đến việc tạo ra doanh thu, thu nhập chịu


thuế trong kì tính thuế.


- Các khoản chi do nguồn kinh phí khác đ ài thọ.


<b>2.1.3 Mục tiêu kiểm tốn doanh thu và chi phí</b>


<i><b>- Phát sinh: các nghiệp vụ doanh thu và chi phí được ghi nhận thì phát</b></i>
sinh trong thực tế và thuộc về đơn vị.


<i>- Đầy đủ: mọi nghiệp vụ doanh thu và chi phí đều được ghi nhận.</i>


<i>- Ghi chép chính xác: doanh thu và chi phí được tính tốn chính xác và</i>



thống nhất giữa sổ chi tiết v à sổ cái.
Các khoản mục trên


BCĐKT


Các khoản chi phí


Nợ phải thu Chi phí dự phịng nợ phải thu khó địi


Hàng tồn kho Chi phí mua nguyên vật liệu và giá vốn hàng bán


Dự phòng giảm giá hàng tồn kho


Tài sản cố định Chi phí khấu hao và sửa chữa TSCĐ


Nợ phải trả Chi phí lãi vay, điện, nước, thuê tài sản,…


Lương, bảo hiểm xã


hội, y tế…phải trả


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<i>- Trình bày và cơng bố: doanh thu và chi phí được trình bày đúng đắn và</i>


khai báo đầy đủ.


Trong kiểm toán doanh thu và chi phí thì mục tiêu phát sinh và đầy đủ


được xem là quan trọng nhất, do KTV thường quan tâm đến khả năng doanh



nghiệp đã khai khống doanh thu và khai thiếu chi phí để làm tăng lợi nhuận, đồng


thời ghi nhận sai các khoản doanh thu ch ưa đủ điều kiện ghi nhận hay ghi nhận


các khoản chi phí khơng hợp lý, hợp lệ.


<b>2.1.4 Quy trình kiểm tốn Báo cáo tài chính của Cơng ty Kiểm toán SGN</b>
<b>2.1.4.1 Các bước thực hiện kiểm toán</b>


Một cuộc kiểm toán được thực hiện theo 12 b ước và chia làm 3 giai đoạn như


sau:


<b>*Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán gồm:</b>


a) BƯỚC 1: Tiếp nhận khách hàng, khảo sát yêu cầu và thu thập thông tin


tổng quát về khách hàng


- Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng bằng điện thoại, fax; bằng th ư mời;


tiếp xúc trực tiếp.


- Khảo sát yêu cầu và thu thập thông tin tổng quát về kh ách hàng. Công


việc này sẽ giúp Công ty thu thập đầy đủ các thông tin theo Mẫu khảo sát chung


và các thông tin khác căn c ứ vào đặc điểm và yêu cầu riêng của khách hàng. Từ


đó, đánh giá chung về hồ sơ, sổ sách của khách hàng (mức độ phức tạp, rõ ràng,



tổ chức và vai trị của HTKSNB).


- Các thơng tin quan tr ọng như: khách hàng đang bị kiện tụng, khách hàng


có nguy cơ bị phá sản, tranh chấp nội bộ…KTV cần phải đặc biệt chú ý v à ghi


nhận vào mẫu khảo sát.


b) BƯỚC 2: Gửi thư báo giá


- Đối với khách hàng mới: Phòng kế hoạch – tài vụ sẽ căn cứ vào báo cáo


khảo sát đã có ý kiến phê duyệt của Giám đốc tiến h ành soạn thảo Thư báo giá.


Thư báo giá cần đảm bảo nội dung sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

+ Giá phí đề nghị.


- Đối với khách hàng thường xuyên: Ngay sau khi phát hành báo cáo ki ểm


tốn năm trước, căn cứ vào cơng việc thực tế đã thực hiện năm trước và dự đoán


những thay đổi của năm nay, KTV lập báo cáo tr ình Giám đốc, nêu rõ những


thay đổi khối lượng công việc, mức độ phức tạp…so với năm tr ước, đề nghị giá


phí và các vấn đề khác có liên quan.


c) BƯỚC 3: Nhận hồi báo và lập hợp đồng kiểm tốn



d) BƯỚC 4: Phân cơng nhóm kiểm t oán


Nhân sự thực hiện kiểm toán BCTC bao gồm:


- Ban Giám đốc: phê duyệt kế hoạch kiểm toán.


- Trưởng phịng: kiểm tra kế hoạch kiểm tốn, giám sát v à điều hành cơng


việc kiểm tốn, kiểm tra hồ s ơ kiểm toán và bản dự thảo BCTC đã kiểm tốn.


- Nhóm thực hiện kiểm tốn trực tiếp: KTV chính, KTV v à trợ lý kiểm


toán.


e) BƯỚC 5: Lập kế hoạch kiểm tốn


KTV chính có trách nhi ệm lập kế hoạch kiểm toán, đối với những khách


hàng được xác định là trọng điểm, quan trọng, phải bổ sung th êm các trắc nghiệm


vào chương trình mẫu của Công ty cho ph ù hợp với tình hình cụ thể của khách


hàng. Kế hoạch kiểm toán phải đ ược Trưởng phịng kiểm tốn và Giám đốc


duyệt trước khi thực hiện kiểm toán.


<b>*Giai đoạn thực hiện kiểm toán gồm:</b>


f) BƯỚC 6: Thực hiện kiểm tốn tại văn ph ịng khách hàng



Tùy theo loại hình khách hàng, KTV chính, Tr ưởng phịng kiểm tốn hoặc


Ban Giám đốc sẽ có buổi họp đầu ti ên với Ban Giám đốc của khách h àng để nêu


rõ phương pháp làm vi ệc và các vấn đề yêu cầu hỗ trợ từ phía khách h àng. KTV


chính có trách nhiệm phân công và giám sát toàn b ộ cơng việc của nhóm vi ên


theo kế hoạch kiểm tốn đã được duyệt.


<b>*Giai đoạn hồn thành kiểm tốn gồm:</b>


g) BƯỚC 7: Hồn tất hồ sơ tại văn phịng


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Để việc kiểm tốn đáp ứng đ ược u cầu về thời gian, KTV chính có trách


nhiệm soạn thảo thư (lần 1) đề nghị các bút toán điều chỉnh hoặc đề nghị giải


thích, cung cấp thêm hồ sơ (nếu cần).


h) BƯỚC 8: Sốt xét hồ sơ kiểm tốn do Trưởng phịng kiểm tốn/Phó Giám


đốc kiểm tốn thực hiện, bao gồm:


- Chất lượng và hình thức các file hồ sơ;


- Cách hành văn trong báo cáo ki ểm toán để người đọc dễ hiểu;


- Việc tuân thủ các quy định tổ chức hồ s ơ kiểm toán;



- Các kỹ thuật kiểm toán quan trọng đối với từng phần hành trong hồ sơ;


- Chế độ kế toán được áp dụng so với các Chế độ kế toán và Chuẩn mực


kế toán đã được Bộ Tài chính ban hành.


- Hình thức, cách trình bày tất cả các biểu mẫu trong BCTC.


Trưởng phịng kiểm tốn/Phó Giám đốc kiểm tốn chỉ đạo KTV chính bổ


sung, sửa đổi các nội dung cần thiết trong hồ s ơ kiểm toán trước khi gởi hồ sơ


cho Trưởng phịng kiểm/Phó Giám đốc kiểm toán xem lần cuối để tr ình Giám


đốc phê duyệt.


Căn cứ vào hồ sơ kiểm tốn do Trưởng phịng kiểm tốn/Phó Giám đốc kiểm


tốn trình, Giám đốc sẽ kiểm tra và phê duyệt toàn bộ dự thảo các BCTC đ ã được


kiểm tốn và chuyển lại cho Trưởng phịng kiểm tốn/Phó Giám đốc kiểm tốn


để hồn chỉnh, trong trường hợp xét thấy có những vấn đề cầ n đề nghị thêm với


khách hàng, KTV chính có trách nhi ệm lập thư đề nghị điều chỉnh lần thứ 2.


i) BƯỚC 9: Gởi bản dự thảo để lấy ý kiến khách hàng


Sau khi khách hàng có ý ki ến đối với các đề nghị được nêu trong thư, dự



thảo BCTC đã được kiểm toán sau khi đã được điều chỉnh lại (nếu có) sẽ đ ược


gởi cho khách hàng để lấy ý kiến.


j) BƯỚC 10: Hoàn chỉnh báo cáo kiểm tốn lần cuối


Báo cáo tài chính đã được kiểm toán phải bao gồm đầy đủ các báo biểu


theo quy định của Nhà nước sẽ được xem xét và soạn thảo chính thức để ký phát


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Căn cứ Báo cáo do Trưởng phịng trình và có ý kiến của Phó Giám đốc


kiểm tốn, Giám đốc cơng ty sẽ phê duyệt báo cáo kiểm tốn chính thức. Báo cáo


tài chính đã được kiểm tốn thơng th ường được phát hành 06 bộ, trong đó có 1


bộ được lưu trong hồ sơ kiểm toán.


l) BƯỚC 12: Theo dõi các vấn đề phát sinh sau báo cáo


Sau khi được phát hành có thể có những thơng tin có li ên quan đến BCTC


đã được kiểm toán. Về nguy ên tắc, mọi người trong công ty khi nhận đ ược thông


tin rủi ro khi kiểm toán, cần thông báo ngay cho Tr ưởng phịng kiểm tốn và


nhóm kiểm tốn để báo cáo ngay cho Ban Giám đ ốc.


<b>2.1.4.2 Lập kế hoạch kiểm toán</b>



Trước khi thực hiện kiểm tốn BCTC th ì việc lập kế hoạch kiểm tốn


được xem là khơng thể thiếu. Để có thể xây dựng, thực hiện kế hoạch v à thiết kế


chương trình kiểm toán hữu hiệu và hiệu quả, kiểm toán viên phải hiểu biết đầy


đủ về khách hàng, chủ yếu là về tình hình kinh doanh và h ệ thống kiểm soát nội


bộ của khách hàng. Việc lập kế hoạch kiểm tốn một cách thích hợp nhằm đảm


bảo bao qt hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm tốn; phát hiện gia n lận,


rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn, giúp cho nhóm kiểm tốn định hướng và xác định


rõ nội dung, thời gian và mức độ thủ tục kiểm toán nhờ vào hiểu biết về doanh


nghiệp được kiểm toán.


Kế hoạch kiểm toán gồm ba bộ phận:


+ Kế hoạch chiến lược: là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm v à


phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa tr ên


hiểu biết về tình hình hoạt động và mơi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm


tốn.


+ Kế hoạch kiểm toán tổng thể: l à việc cụ thể hóa kế hoạch c hiến lược và



phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch tr ình và phạm vi dự kiến của các


thủ tục kiểm toán. Mục ti êu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể l à để có thể


thực hiện cơng việc kiểm toán một cách có hiệu quả v à theo đúng thời gian dự


kiến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>* Nội dung kế hoạch kiểm toán gồm:</b>


Trước hết, KTV cần hiểu biết về hoạt động của doanh nghiệp thông qua


việc thu thập, nghiên cứu thơng tin về tình hình kinh doanh. KTV cũng có thể


tham quan văn phịng, nhà xưởng để tiếp cận và quan sát về sự vận hành của


HTKSNB, đồng thời quan sát thực tế các ph ương tiện kinh doanh, cách bố trí v à


sử dụng chúng, qua đó b ước đầu hình dung về hoạt động của các phân x ưởng,


cửa hàng, sản phẩm dở dang, về thiết bị …Bên cạnh đó, KTV cũng thực hiện việc


phỏng vấn những người có thẩm quyền của đ ơn vị trình bày về tình hình của đơn


vị, HTKSNB, chính sách kinh doanh, c ơ cấu tổ chức...; trực tiếp trao đổi với


những cán bộ chủ chốt của các bộ phận; phỏng vấn nhân vi ên bán hàng về hình


thức bán hàng – thu tiền; hỏi thủ kho về thủ tục nhập xuất kho; kiểm tra các loại



tài liệu và sổ sách kết hợp với việc quan sát các hoạt động kiểm soát v à vận hành


của chúng trong thực tiễn. Sau đó, KTV tiến hành phân tích sơ bộ bằng việc so


sánh những thơng tin khác nhau, nhằm đánh giá về các mối quan hệ v à xu hướng


phát triển, giúp KTV phát hiện những biến động bất th ường, cũng như dự đoán


chiều hướng sai phạm, nhằm xác định những v ùng kiểm toán có thể có rủi ro.


Mục đích của việc nghi ên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ nhằm giúp


KTV xác định các sai sót tiềm tàng, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến các rủi ro,


thiết kế các thử nghiệm c ơ bản. Ngoài ra, nó cũng giúp cho việc tìm hiểu các loại


nghiệp vụ chính trong đơn vị, đồng thời xem xét việc x ử lý các nghiệp vụ, tìm


hiểu về các hoạt động kiểm sốt v à về hệ thống giám sát.


Để có được sự hiểu biết về hệ thống kế toán v à HTKSNB, KTV có thể


dựa vào kinh nghiệm kiểm tốn trước đây tại đơn vị. KTV cũng cần tìm hiểu các


chính sách kế tốn mà doanh nghiệp áp dụng, những thay đổi trong các chính


sách đó so với năm trước, ảnh hưởng của các chính sách mới về kế tốn v à kiểm


tốn. KTV cũng có thể nắm được những điểm quan trọng m à KTV dự kiến thực



hiện trong thử nghiệm kiểm soát v à thử nghiệm cơ bản.


Một nội dung quan trọng trong kế hoạch kiểm toán l à xác định mức trọng


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>Bảng 2: ĐÁNH GIÁ PM DỰA VÀO CÁC KHOẢN MỤC</b>


<i>Nguồn: Cty Kiểm toán SGN</i>


<b>Bảng 3: ĐÁNH GIÁ PM DỰA VÀO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP</b>


<i>Nguồn: Cty Kiểm tốn SGN</i>


KTV dựa vào kinh nghiệm và sự xét đoán nghề nghiệp để chọn tỷ lệ %TE,


nếu TE càng nhỏ thì địi hỏi KTV thật chặt chẽ khơng cho sai sót. Do đó, đối với


những khoản mục khó xảy ra sai sót cho TE lớn, những khoản mục dễ xảy r a sai


sót cho TE nhỏ.


Trong thực tế, các doanh nghiệp th ường tính:


TE = 50% x PM


Nếu 50% x PM >= Số dư khoản mục thì TE = 10% x Số dư khoản mục


Sau khi xác định mức trọng yếu, KTV tiến h ành xác định các vùng kiểm


toán trọng yếu có khả năng xảy ra nhiề u rủi ro. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro



được thiết lập như sau:


<b>Khoản mục</b> <b>PM (%)</b>


Doanh thu 0,5


Lãi gộp 2,0


Lợi nhuận trước thuế 5,0


Tổng tài sản 0,5


<b>Loại hình</b> <b>Hướng dẫn PM</b>


Doanh nghiệp thương mại 1% Doanh thu


Doanh nghiệp sản xuất 2% Tổng tài sản


Tổ chức phi lợi nhuận 1% Tổng thu hoặc Chi phí


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>Bảng 4: MA TRẬN XÁC ĐỊNH RỦI RO PHÁT HIỆN</b>


<i>Nguồn: Theo VSA 400</i>


<b>AR = IR x CR x DR</b>
AR: Rủi ro kiểm toán


IR: Rủi ro tiềm tàng



CR: Rủi ro kiểm soát


DR: Rủi ro phát hiện


<b>2.1.4.3 Thực hiện các thủ tục kiểm soát v à đánh giá rủi ro kiểm soát</b>
Để đánh giá về rủi ro kiểm sốt, KTV phải tìm hiểu về HTKSNB. Đối với


doanh nghiệp nhỏ, KTV thường soạn bảng tường thuật, còn đối với doanh nghiệp


lớn, họ thường sử dụng lưu đồ để mô tả cơ cấu KSNB hiện hành. Để thiết lập,


KTV thường dựa vào việc phỏng vấn, quan sát v à sử dụng bảng câu hỏi về


KSNB. Sau đó, dựa trên các tài liệu có được, KTV tiến hành vẽ sơ đồ mô tả, thiết


kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát v à đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm sốt.


KTV chỉ có thể đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát đối với một c ơ sở dẫn liệu


nào đó là thấp hơn mức tối đa khi cho rằng các thủ tục kiểm sốt có li ên quan


được thiết kế và thực hiện hữu hiệu. Đây l à cơ sở giúp KTV giới hạn phạm vi của


các thử nghiệm cơ bản phải tiến hành. Ngược lại, nếu mức rủi ro kiểm soát đ ược


đánh giá là tối đa và xét thấy khơng có khả năng giảm được trong thực tế, KTV


khơng thực hiện các thử nghiệm kiểm sốt, m à chỉ thực hiện các thử nghiệm c ơ


bản ở mức độ phù hợp.



Rủi ro kiểm sốt (CR)


Cao Trung bình Thấp


Cao <b>Tối thiểu</b> <b>Thấp</b> <b>Trung bình</b>


Trung bình <b>Thấp</b> <b>Trung bình</b> <b>Cao</b>


Rủi ro tiềm


tàng (IR)


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>Bảng 5: ĐÁNH GIÁ SỰ HỮU HIỆU CỦA THỦ TỤC KIỂM SOÁT</b>
<b>NỘI BỘ</b>


<b>Mức độ tin cậy dự kiến v ào thủ</b>
<b>tục kiểm soát nội bộ</b>


<b>Mức độ sai phạm có thể bỏ qua</b>


Cao 2% - 7%


Trung bình 6% - 12%


Thấp 11% - 20%


Khơng dựa vào Không kiểm tra


Nếu tỷ lệ sai phạm thấp h ơn hoặc bằng mức có thể bỏ qua  Thủ tục



kiểm soát hữu hiệu.


Nếu tỷ lệ sai phạm cao h ơn mức có thể bỏ qua  Thủ tục kiểm sốt


khơng hữu hiệu.


KTV cần thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập bằng


chứng kiểm toán về sự hữu hiệu trong thiết kế v à vận hành của HTKSNB. Kết


quả của thử nghiệm kiểm soát chỉ có thể cho biết về thiết kế v à vận hành của


HTKSNB hơn là tính xác thực của số liệu trên BCTC.


Khi thiết kế những thử nghiệm kiểm soát cần thực hiện, KTV cần cân


nhắc giữa loại bằng chứng cần thu thập v à chi phí để thực hiện các thử nghiệm


kiểm soát.


Kết quả của thử nghiệm kiểm soát giúp KTV biết đ ược mức rủi ro kiểm


sốt thực tế có giống như mức đánh giá sơ bộ ban đầu hay khơng. Qua đó, KTV


sẽ điều chỉnh thời gian v à phạm vi của các thử nghiệm c ơ bản đã dự kiến trong


chương trình kiểm toán. Khi kết quả của các thử nghiệm kiểm soát cho thấy rủi


ro kiểm soát thấp như mức đánh giá sơ bộ, KTV có quyền giữ nguy ên kế hoạch



ban đầu của mình về các thử nghiệm cơ bản. Khi rủi ro kiểm soát cao h ơn, KTV


cần tăng các thử nghiệm c ơ bản hoặc mở rộng phạm vi thực hiện chúng.


Bên cạnh đó, KTV cũng thực hiện các thủ tục phân tích giúp hạn chế được


các rủi ro, tiết kiệm được chi phí, giải quyết các vấn đề trong quá tr ình thực hiện


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>2.1.4.4 Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán</b>


<b>- Kiểm tra vật chất: kiểm kê hoặc tham gia kiểm kê tài sản thực tế về</b>
hàng hóa, vật tư tồn kho, máy móc thiết bị, nh à xưởng, tiền mặt tồn quỹ…


<b>- Kiểm tra tài liệu: bao gồm việc xem xét, đối chiếu các t ài liệu, văn bản,</b>
sổ sách, chứng từ có liên quan.


<b>- Phỏng vấn: KTV thu thập thông tin thông qua việc trao đổi với những</b>
người trong đơn vị. Đây là bằng chứng có độ tin cậy khơng cao, do đó cần phải


ghi chép và đối chiếu với các loại bằng chứng khác.


<b>- Tính tốn: KTV kiểm tra lại những phép tính số học của các thông tin</b>
do đơn vị cung cấp, của các sổ sách kế toán của đ ơn vị. KTV cũng tính tốn độc


lập đối với chi phí khấu hao, dự ph ịng nợ khó địi…


<b>- Xác nhận: bản xác nhận là một văn bản, thường do KTV lập, do bên thứ</b>
3 hồn tất và sau đó gửi lại trực tiếp cho KTV nh ư: xác nhận của Ngân hàng về



số dư tài khoản của đơn vị, xác nhận nợ của chủ nợ…Các bằng chứng thu thập


được bằng thủ tục xác nhận có độ tin cậy rất cao do thơng tin đ ược xác nhận theo


yêu cầu của KTV, sự xác nhận đ ược thực hiện bằng văn bản, sự độc lập của


người cung cấp xác nhận với đơn vị và KTV có thể kiểm sốt được tồn bộ q


trình thu thập thư xác nhận.


<b>- Quan sát: là việc quan sát và xem xét đối với các hoạt động của đ ơn vị</b>
hoặc các tài sản vật chất của đơn vị. Chất lượng của bằng chứng quan sát, xem


xét phụ thuộc vào bản chất của đối tượng được quan sát và trình độ, kinh nghiệm


của người quan sát.


<b>- Phân tích: là sự xem xét các số liệu, thông tin của đ ơn vị thông qua việc</b>
so sánh và nghiên cứu mối quan hệ giữa các thơng tin t ài chính với nhau, và giữa


thơng tin tài chính với thơng tin phi tài chính.


Bên cạnh các kỹ thuật trên, KTV cũng có thể sử dụng ph ương pháp


Scanning. Scanning là một thủ tục quan sát ít tập trung v ào chi tiết nhưng chú ý


vào những khoản mục bất th ường hay trọng yếu nhằm phát hiện ra cá c sai sót.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

khách quan hay thiếu kinh phí nên kiểm tốn nội bộ hoạt động không hiệu quả



hoặc kiểm tốn nội bộ đã khơng thiết kế những thủ tục ri êng để kiểm tra nghiệp


vụ ít thường xuyên phát sinh. Vì vậy, kiểm tốn cần thiết quan tâm kiểm tra


nghiệp vụ bất thường.


<b>2.1.4.5 Phương pháp lựa chọn các phần tử thử nghiệm và lấy mẫu</b>


<b>kiểm tốn</b>


- Chọn tồn bộ (kiểm tra 100%): đạt đ ược hiệu quả trong thử nghiệm c ơ


bản, ít được thực hiện trong thử nghiệm kiểm sốt v à thích hợp trong các trường


hợp:


+ Tổng thể có ít phần tử nh ưng giá trị của các phần tử lớn.


+ Khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều rất cao v à các phương pháp


khác không thể cung cấp bằng chứng đầy đủ v à thích hợp.


+ Khi các quy trình tính tốn được thực hiện bởi các hệ thống thơng tin


máy tính.


- Lựa chọn các phần tử đặc biệt:


+ Các phần tử có giá trị lớn hoặc quan trọng.



+ Tất cả các phần tử có giá trị từ một số tiền n ào đó trở lên.


+ Các phần tử thích hợp cho mục đích thu thập thơng tin.


+ Các phần tử thích hợp cho mục đích thu thập các khoản mục.


- Lấy mẫu kiểm toán: là áp dụng các thủ tục kiểm toán tr ên số phần tử ít


hơn 100% tổng số phần tử của một số d ư tài khoản hay một loại nghiệp vụ sao


cho mọi phần tử đều có cơ hội được lựa chọn. Lấy mẫu có thể đ ược tiến hành


theo phương pháp thống kê và phi thống kê.


+ Lấy mẫu thống kê: là phương pháp lấy mẫu dựa vào lý thuyết thống kê


để đánh giá kết quả mẫu. Lấy mẫu thống k ê đòi hỏi các phần tử được lựa chọn


vào mẫu một cách tự nhiên.


+ Lấy mẫu phi thống kê: là phương pháp lấy mẫu dựa trên sự xét đốn của


KTV nên cịn gọi là lấy mẫu xét đoán. Lấy mẫu phi thống k ê khơng địi hỏi phải


lựa chọn các phần tử v ào mẫu một cách ngẫu nhiên. Các ý kiến đánh giá về bằng


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<b>2.1.4.6 Kiểm toán doanh thu</b>


<b>a) Doanh thu bán hàng và cung c ấp dịch vụ</b>
<b>* Áp dụng các thủ tục phân tích</b>



- Lập bảng phân tích doanh thu theo từng tháng, từng đ ơn vị trực


thuộc,…và xem xét các trường hợp tăng hay giảm bất th ường.


- So sánh doanh thu của kì này với kì trước theo từng tháng. Các biến


động bất thường cần được giải thích nguyên nhân.


- Tính tỷ lệ lãi gộp của từng mặt hàng, loại hình dịch vụ chủ yếu và so


sánh với năm trước. Phát hiện và giải thích mọi thay đổi quan trọng.


<b>* Thực hiện các thử nghiệm chi tiết</b>


- Kiểm tra sự có thực của các khoản doanh thu bán h àng và cung cấp dịch


vụ đã được ghi chép. Thử nghiệm n ày giúp phát hiện các nghiệp vụ bán h àng


hoặc cung cấp dịch vụ không xảy ra nhưng lại được ghi trên sổ nhật ký bán hàng.


KTV thực hiện các thủ tục sau:


+ Đối chiếu các khoản doanh thu bán h àng đã được ghi chép trên nhật ký


bán hàng với các chứng từ gốc li ên quan (Đơn đặt hàng, Hợp đồng kinh tế, lệnh


bán hàng, phiếu xuất kho, vận đơn, hóa đơn…)


+ Lấy mẫu các nghiệp vụ bán h àng và xem xét quá trình thu ti ền.



+ Tìm hiểu việc ghi nhận doanh thu xem có ph ù hợp với các chuẩn mực


và chế độ kế tốn hiện hành hay khơng.


- Kiểm tra sự ghi chép đầy đủ về các khoản doanh thu bán h àng và cung


cấp dịch vụ. Mục tiêu của thủ tục này nhằm phát hiện các nghiệp vụ bán h àng


hoặc cung cấp dịch vụ không đ ược ghi trên sổ kế toán. Xuất phát từ những chứng


từ gốc để kiểm tra việc ghi chép các nghiệp vụ tr ên nhật ký bán hàng.


- Kiểm tra sự chính xác của số tiền ghi nhận doanh thu bán h àng và cung


cấp dịch vụ. Đối với các hoạt động bán h àng và cung cấp dịch vụ thơng th ường,


mục đích của thử nghiệm nhằm đánh giá các nghiệp vụ n ày được tính giá đúng.


KTV có thể tiến hành so sánh, đối chiếu, kiểm tra với các chứng từ gốc liên quan


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

+ Doanh thu bán chịu và doanh thu thu tiền ngay.


+ Doanh thu bán hàng, cung c ấp dịch vụ và các khoản doanh thu hoạt


động tài chính.


+ Các loại doanh thu là đối tượng của các loại thuế khác nhau (thuế


GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt…) có thuế suất khác nhau hoặc khác nhau về c ơ sở



xác định doanh thu chịu thuế. Loại sai phạm n ày sẽ dẫn đến việc tính thuế khơng


đúng.


- Kiểm tra chứng từ gốc của những khoản hạch toán giảm doanh thu v à


thu nhập.


- Kiểm tra việc khóa sổ đối vớ i các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch


vụ. Việc ghi nhận các nghiệp vụ bán h àng và cung cấp dịch vụ không đúng ni ên


độ sẽ dẫn đến những sai lệch trong doanh thu v à lãi lỗ. KTV sẽ lựa chọn một số


nghiệp vụ xảy ra trước và sau thời điểm khóa sổ để kiểm tr a chứng từ gốc, so


sánh giữa ngày ghi trên vận đơn và hóa đơn, nhật ký bán hàng và các sổ chi tiết.


<b>b) Doanh thu hoạt động tài chính</b>


- Kiểm tra về thời điểm ghi nhận doanh thu xem có ph ù hợp với chuẩn


mực và chế độ kế tốn hiện hành khơng, đáp ứng mục tiêu phát sinh và đầy đủ


của doanh thu.


- Đối với mỗi nghiệp vụ phát sinh m à doanh thu đã được xác định, KTV


kiểm tra số tiền đã được hạch toán để thỏa mãn mục tiêu đánh giá của doanh thu.



+ Nếu doanh thu tiền lãi được tính trên cơ sở phân bổ doanh thu ch ưa thực


hiện. KTV phải xem xét ph ương pháp tính tốn c ủa đơn vị có nhất quán và phù


hợp với chuẩn mực và chế độ kế tốn hay khơng.


+ Đối với hoạt động mua bán chứng khoán hay ngoại tệ, đ ơn vị chỉ được


hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính về phần chênh lệch giữa giá bán với


giá gốc của các loại chứng khoán hay ngoại tệ. Đối với hoạt động kinh doanh bất


động sản, doanh thu là toàn bộ số tiền thu được khi bán chúng.


+ Tiền lãi được hưởng từ trái phiếu, cổ phiếu chỉ đ ược ghi nhận vào doanh


thu về phần phát sinh trong thời kỳ doanh nghiệp đ ã mua chứng khoán. Riêng


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

+ Đối với các khoản lợi nhuận đ ược chia từ hoạt động li ên doanh thì đơn


vị được hạch tốn vào doanh thu. Đơn v ị khơng được tính vào doanh thu hoạt


động tài chính về các khoản thu hồi vốn góp , thanh tốn vãng lai v ới các đối tác,


chênh lệch do đánh giá tài sản góp vốn liên doanh.


- Đối với các khoản doanh thu có tính chất định kỳ, KTV cần lập bảng kê


doanh thu từng tháng để phát hiện những khoản ch ưa được ghi chép, để xác minh



về mục tiêu đầy đủ của doanh thu hoạt động t ài chính.


<b>c) Thu nhập khác</b>


- Kiểm tra các khoản thu nhập khác đ ã được ghi nhận


+ KTV cần xen xét các khoản thu nhập đ ã đủ điều kiện để ghi nhận hay


chưa để thỏa mãn mục tiêu phát sinh của thu nhập.


+ Kiểm tra xem các khoản thu nhập có đ ược xác định đúng đắn hay


không, thủ tục kiểm tra này nhằm phục vụ cho mục ti êu đánh giá thu nhập.


- Tìm kiếm các khoản thu nhập khác khơng được ghi chép.


+ Xem xét các nghiệp vụ ghi giảm chi phí trong kỳ.


+ Xem xét các nghiệp vụ thu tiền bất th ường hoặc có nội dung khơng r õ


ràng.


+ Xem xét các khoản phải trả khác trong kỳ.


<b>2.1.4.7 Kiểm tốn chi phí</b>


Phần Chi phí giá vốn h àng bán được kết hợp tiến hành đồng thời khi kiểm


toán Hàng tồn kho vì Hàng tồn kho và giá vốn hàng bán có mối liên hệ trực tiếp



và rất mật thiết, do đó cơng việc kiểm toán được thực hiện thuận lợi v à nhanh


chóng hơn. Khi thu thập được bằng chứng đầy đủ v à thích hợp để xác minh về sự


trung thực và hợp lý của việc trình bày khoản mục Hàng tồn kho trên BCĐKT,


KTV cũng đồng thời có được những cơ sở hợp lý để rút ra kết luận về sự trung


thực và hợp lý của Giá vốn hàng bán trên BCKQKD. Tương tự như vậy, phần chi


phí khấu hao TSCĐ được thực hiện kiểm toán hết hợp với kiểm tốn TSCĐ v à


phần kiểm tốn chi phí tiền l ương cũng được thực hiện khi kiểm toán các khoản


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<b>* Áp dụng thủ tục phân tích</b>


<b>- Lập bảng so sánh giữa báo cáo KQHĐKD k ì này và kì trước, kết hợp với</b>
số liệu bình quân trong ngành, qua đó đánh giá tổng quát về sự thay đổi của chi


phí và tỷ trọng chi phí trên doanh thu bán hàng và cung c ấp dịch vụ


- So sánh chi phí thực tế với chi phí dự tốn, chi phí kỳ n ày với chi phí kỳ


trước, giúp KTV nhận diện được các biến động bất thường và tìm hiểu nguyên


nhân.


- Điều tra về những khác biệt quan trọng hay bất th ường.



<b>* Thực hiện các thử nghiệm chi tiết</b>


<b>a) Chi phí bán hàng và chi phí qu ản lý doanh nghiệp</b>
<b> Kiểm tra một số chi phí đặc biệt</b>


- KTV cần lựa chọn một số chi phí đặc biệt để phân tích v à kiểm tra chi


tiết. KTV thường chọn những loại chi phí có tỷ trọng đáng kể, hoặc khi chúng dễ


bị sai phạm như các chi phí về hoa hồng, quảng cáo, tiếp khách…


- KTV kiểm tra chứng từ gốc của các loại chi phí đặc biệt này để xem xét


chúng có thực sự xảy ra khơng. KTV ưu tiên chọn các nghiệp vụ có số tiền lớn,


có nội dung khơng rõ ràng, có liên hệ đến các bên liên quan, hoặc xảy ra vào


những tháng có lợi nhuận tăng giảm bất th ường.


<b> Kiểm tra các khoản giảm phí</b>


- Mọi khoản giảm phí trong kỳ đều cần đ ược kiểm tra chi tiết để xem


chúng có thật sự xảy ra và có được ghi chép phù hợp với yêu cầu của chuẩn mực


và chế độ kế toán hay khơng.


<b>b) Chi phí tài chính</b>


- KTV kiểm tra các chi phí tài chính phát sinh trong k ỳ bằng cách xem xét



các chứng từ gốc, xác định tỷ giá ngoại tệ để biết đ ược các khoản lỗ chênh lệch


tỷ giá (nếu có), để đảm bảo chi phí t ài chính là thực sự phát sinh và được phân


loại đúng.


<b>c) Chi phí khác</b>


- KTV tập trung kiểm tra vào các chi phí khác đã được ghi nhận bằng cách


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<b>2.1.4.8 Những sai sót có khả năng xảy ra trong kiểm tốn doanh thu –</b>
<b>chi phí</b>


<b>a) Doanh thu</b>


- Chưa ghi nhận doanh thu đối với cơng tr ình/hạng mục xây lắp đã hoàn


thành và nghiệm thu.


- Ghi nhận doanh thu và giá vốn đối với cơng trình/hạng mục chưa được


bên A nghiệm thu.


- Ghi nhận vào doanh thu năm 2008 giá tr ị các lô hàng thủy sản thực xuất


khẩu trong tháng 01/2009.


- Hàng bán bị trả lại trong năm 2008 nh ưng đến năm 2009 mới về nhập



kho, doanh nghiệp ghi sổ năm 2009.


- Hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán khơng có hồ sơ đầy đủ.


- Đơn vị ghi nhận doanh thu đối với các hàng hóa chuyển trong nội bộ hay


ký gửi cho nhà phân phối.


- Hai công ty có liên quan s ẽ trao đổi các dịch vụ hay h àng hóa chỉ nhằm


mục đích khai tăng doanh thu.


- Ghi nhận khoản thu từ bán ph ế liệu, phế phẩm vào quỹ phúc lợi.


- Doanh thu xuất khẩu không thanh toán qua ngân h àng, do vậy đơn vị


khơng tính thuế GTGT đầu vào đối với hàng xuất khẩu được khấu trừ.


- Các khoản thu nhập về tiền hỗ trợ bán h àng và chiết khấu mua hàng


tháng 12/2008 nhưng thực thu năm 2009 và đơn vị ghi nhận vào doanh thu hoạt


động tài chính năm 2009.


- Các hợp đồng kinh tế ký gần ng ày kết thúc niên độ để ghi nhận doanh


thu, giá vốn nhằm tăng lợi nhuận (có thể do trong năm không đạt kế hoạch). Sang


năm sau không thực hiện và trả lại hàng để hủy bỏ hợp đồng.



<b>b) Chi phí</b>


- Đơn vị trích trước chi phí đăng ký sản phẩm mới v ào chi phí bán hàng.


- Chi thưởng tết và chi thưởng hoàn thành sáng kiến cải tiến kỹ thuật v à


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

- Chi phí quản lý, bán hàng: chi phí khốn ti ền xăng, tiền điện thoại, chi


phí trang phục và chi phí thuê nhà khơng có hóa đơn, ch ứng từ theo chế độ quy


định.


- Hạch tốn chi phí xây dựng nh à tình thương cho hộ nghèo theo chỉ đạo


của UBND Tỉnh vào chi phí trong kỳ.


- Chi phí quảng cáo, khuyến mãi tiếp thị vượt mức khống chế 10% tổng


chi phí hợp lý (theo quy định tại Thông t ư số 134/2007/TT-BTC).


- Chi thưởng từ nguồn tiết kiệm nguy ên liệu (chênh lệch thực tế thấp hơn


định mức) cho người lao động theo hướng dẫn tại Thông tư số 33/2005/TT-BTC.


- Trích trước chi phí bán hàng, chi phí quản lý.


<b>2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU</b>


<b>2.2.1 Phương pháp thu th ập số liệu</b>



- Thu thập số liệu thứ cấp từ cơng ty kiểm tốn SGN và 1 cơng ty khách


hàng, cụ thể là Công ty TNHH S ản xuất Giày Da Xuất khẩu Phương Nam. Do


đặc thù của ngành kiểm toán phải bảo mật cũng nh ư giữ bí mật thơng tin số liệu


khách hàng nên tồn tại những hạn chế trong việc thu thập, tr ình bày số liệu, bằng


chứng kiểm tốn khi thực hiện phần h ành.


- Quan sát thực tế công tác kiểm toán v à thực hiện cơng việc kiểm tốn


cho khoản mục doanh thu – chi phí tại cơng ty khách hàng.


- Phỏng vấn Ban Giám đốc, các nhân vi ên trong cơng ty kiểm tốn SGN


và nhân viên kế tốn tại cơng ty khách h àng về các bước thực hiện quy trình


kiểm tốn Báo cáo tài chính, các thủ tục kiểm toán cho phần h ành doanh thu –


chi phí, các thủ tục kiểm sốt tại cơng ty v à vận hành của hệ thống kiểm soát nội


bộ chu trình bán hàng – thu tiền, mua nguyên vật liệu – trả tiền của Cty Phương


Nam…


<b>2.2.2 Phương pháp phân tích s ố liệu</b>


<b>- Đối với mục tiêu 1: Áp dụng các thử nghiệm kiểm soát v à thử nghiệm</b>
cơ bản vào số liệu cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán cho khoản mục



doanh thu – chi phí. Ngồi ra, đề tài còn sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

- Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp phân tích định tính nhằm hiểu


biết sâu hơn vấn đề, từ đó làm cơ sở phân tích cho quy trình kiểm tốn. Đồng


thời, dựa trên cơ sở so sánh, đối chiếu giữa quy tr ình kiểm toán của SGN với lý


thuyết đã học và các chuẩn mực kiểm tốn có li ên quan.


- Đối với mục tiêu 3: Tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu được để đánh


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<b>CHƯƠNG 3</b>


<b>GIỚI THIỆU VỀ CƠNG TY TNHH KIỂM TỐN V À TƯ VẤN TÀI</b>
<b>CHÍNH KẾ TỐN SGN</b>


<b>3.1 GIỚI THIỆU VỀ CƠNG TY KIỂM TỐN SGN</b>
<b>3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển</b>


Với xu thế phát triển của hoạt đ ộng kiểm toán độc lập đáp ứng với y êu cầu


của nền kinh tế chuyển đổi theo c ơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, Cơng ty


Hợp danh Kiểm tốn v à Tư vấn Tài chính Kế tốn SGN (tên giao dịch là Cơng ty


Kiểm tốn SGN) được thành lập và đi vào hoạt động kể từ ngày 17/05/2004 và là


Công ty Kiểm toán đầu tiên ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long . Sau thời gian



hoạt động dưới hình thức cơng ty Hợp danh, Công ty đ ã chính thức hoạt động


dưới hình thức Công ty TNHH hai th ành viên trở lên kể từ ngày 24/10/2007 với


tên gọi Công ty TNHH Kiểm tốn và Tư vấn Tài chính Kế tốn SGN. Cơng ty


được thành lập theo Nghị định số 105/2004/NĐ -CP ngày 30/03/2004 và Nghị


định số 133/2005/NĐ-CP ngày 30/10/2005 của Chính phủ về kiểm toán độc lập


Địa chỉ 137, Trần Hưng Đạo, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.


Điện thoại: (0710) 3765 999 – 252145 Fax: (0710) 3765766


E-mail:


Với phong cách phục vụ chuy ên nghiệp, công ty mong muốn mang lại dịch


vụ tốt nhất cho khách h àng và hy vọng luôn được sự ủng hộ và tín nhiệm ngày


càng cao của đơng đảo khách hàng, tạo được chỗ đứng vững chắc tr ên thị trường


Kiểm tốn và tư vấn tài chính kế tốn tại Việt Nam.


<b>3.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức</b>


Đội ngũ nhân viên của Công ty kiểm toán SGN bao gồm các Kiểm tốn


viên, nhân viên kiểm tốn có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán v à đã



từng nắm giữ các chức vụ quan trọng trong một số Cơng ty Kiểm tốn tại Việt


Nam. Đồng thời, các KTV thường xuyên được đào tạo, cập nhật kiến thức


chuyên ngành thông qua các chương tr ình huấn luyện nội bộ, chương trình cập


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

Cán bộ công nhân viên Cơng ty Kiểm tốn SGN không ngừng phấn đấu


đảm bảo các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp: độc lập, khách qua n, bí mật số liệu


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>Hình 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CƠNG TY KIỂM TỐN SGN</b>


PHỊNG KIỂM TỐN 2
PHỊNG KẾ TỐN TÀI


CHÍNH VÀ HÀNH
CHÁNH- QUẢN TRỊ


<b>PHỊNG GIÁM ĐỐC</b>


PHỊNG PHĨ GIÁM ĐỐC
(NGHIỆP VỤ)


PHỊNG KIỂM TỐN 1


KIỂM TOÁN VIÊN VÀ
CÁC TRỢ LÝ KIỂM TOÁN


KIỂM TOÁN VIÊN VÀ


CÁC TRỢ LÝ KIỂM TỐN


NHĨM TRƯỞNG NHĨM TRƯỞNG


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<b>* Nh</b>


Công ty đã tổ chức các bộ phận v à phòng ban trực thuộc khá đơn giản, gọn nhẹ


nhưng chặt chẽ, phù hợp với quy mô hiện tại của công ty. Giữa các ph ịng đều có mối


liên hệ, phân cấp rõ ràng. Ban Giám đốc dễ dàng kiểm soát, bao quát và đơn đốc cơng


việc do khơng có q nhiều sự phân chia, tổ chức r ườm rà.


<b>3.1.3 Tình hình hoạt động</b>


Là một cơng ty kiểm tốn độc lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và do Bộ


Tài Chính quản lý về mặt nghề nghiệp tai Việt Nam. Sau nhiều năm hoạt động, Cơng


ty Kiểm tốn SGN đã và đang phục vụ hơn 300 khách hàng ho ạt động trong nhiều lĩnh


vực, ngành nghề khác nhau như chế biến thủy sản, xây dựng, du lịch, sổ xố, lương


thực, dầu khí, giày da… Thành quả đạt được xuất phát từ những nỗ lực phấn đấu


không ngừng của tập thể công nhân vi ên cơng ty, nhất là xây dựng lịng tin và sự hài


lòng của khách hàng qua các hợp đồng dịch vụ đã thực hiện.



Hiện nay, hoạt động kinh doanh của Công ty đang dần ổn định, tốc độ tăng


trưởng về doanh thu khá cao. Nh ìn chung, khách hàng c ủa cơng ty tương đối ổn định.


Đến nay, cơng ty hiện có tr ên 70 khách hàng ký hợp đồng thường xuyên với công ty.


Các khách hàng của công ty bao gồm các Công ty Cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu


hạn, Doanh nghiệp Nhà nước.


<b>* Chính sách tuyển dụng và đào tạo của công ty</b>


Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh, công ty tuyển dụng nhân vi ên chủ yếu từ các


sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, có học lực từ loại khá trở l ên, có trình độ C


ngoại ngữ và trình độ B tin học.


Việc thi tuyển trải qua 3 v òng:


- Sơ tuyển


- Thi tuyển


- Phỏng vấn


Hàng năm cơng ty đ ều có kế hoạch, chương trình đào tạo cho nhân viên theo


từng mức độ: trợ lý 1, 2, 3; thời gian đ ào tạo cho mỗi cấp từ 50 – 70 tiết, cuối khóa đào



</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

cơng ty đều tổ chức cho nhân vi ên nghiên cứu, trau dồi, cập nhật kiến thức th ường


xuyên.


Đi đôi với việc nâng cao trình độ, nghiệp vụ…, cơng ty cũng có kế hoạch


khuyến khích nhân viên theo học các lớp sau đại học.


<b>3.1.4 Các dịch vụ cung cấp</b>


Cơng ty Kiểm tốn SGN có chức năng cung cấp các dịch vụ sau:


- Kiểm toán Báo cáo tài chính;


- Kiểm tốn BCTC vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế;


- Kiểm toán hoạt động;


- Kiểm toán tuân thủ;


- Kiểm toán nội bộ;


- Kiểm toán báo cáo quyết tốn vốn đầu t ư hồn thành;


- Kiểm tốn báo cáo quyết tốn dự án;


- Kiểm tốn thơng tin tài chính;


- Kiểm tra thơng tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước;



- Tư vấn tài chính; Tư vấn thuế;


- Tư vấn nguồn nhân lực;


- Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin;


- Tư vấn quản lý;


- Dịch vụ kế toán;


- Dịch vụ định giá tài sản;


- Dịch vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức t ài chính, kế tốn, kiểm tốn;


- Các dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế tốn, thuế theo quy định của pháp


luật.


- Dịch vụ sốt xét báo cáo t ài chính.


Cơng ty SGN hồn tồn có đ ủ năng lực cung cấp cho khách h àng các dịch vụ


chuyên ngành với chất lượng và hiệu quả cao nhất, đáp ứng nhanh chóng và kịp thời


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>3.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG THU ẬN LỢI – KHĨ KHĂN CỦA CƠNG TY</b>


<b>3.2.1 Thuận lợi</b>


Ngày nay, với tốc độ phát triển nhanh chóng của thị tr ường, xu thế hội nhập và



chuyển đổi hình thức sở hữu từ Nhà nước sang công ty Cổ phần. Do đó, ngày càng


nhiều nhu cầu của người sử dụng BCTC cũng nh ư bản thân các doanh nghiệp mong


muốn minh bạch và cơng khai tình hình tài chính nh ằm tạo dựng lịng tin nơi các Cổ


đơng và cũng nhằm thu hút đầu tư ngày càng nhiều. Chính vì vậy mà hoạt động kiểm


tốn ngày càng phát triển, mở rộng hơn nữa thị trường cũng như các đối tượng khách


hàng để phục vụ.


Công ty kiểm toán SGN với ưu thế là cơng ty kiểm tốn đầu tiên tại khu vực


Đồng Bằng Sông Cửu Long, qua nhiều năm hoạt động, bằng năng lực chuy ên môn cao


và khả năng cung cấp các dịch vụ chuy ên ngành với chất lượng và hiệu quả cao đã tạo


dựng được uy tín, lịng tin cũng như nhiều mối quan hệ hợp tác, ký kết các hợp đồng


giao dịch với nhiều doanh nghiệp trong khu vực. Bên cạnh đó, cơng ty cũng có khả


năng cạnh tranh cao với các cơng ty kiểm tốn hiện có tron g khu vực bằng giá phí hợp


lý, hiệu quả làm việc cao và chất lượng.


Ngồi ra, do thị trường khu vực ĐBSCL l à một thị trường rộng lớn mà các công


ty kiểm toán khu vực TPHCM ch ưa khai thác hết. Vì vậy, khả năng mở rộng thị



trường của công ty là vô cùng thuận lợi. Với số lượng các hợp đồng ngày càng gia


tăng qua các năm, doanh thu năm sau cao hơn năm trư ớc, tạo cơ sở vững chắc cho việc


mở rộng quy mô cũng như cung cấp được nhiều dịch vụ chuy ên ngành.


Nhìn chung, các khách hàng c ủa công ty đều là những khách hàng quen thuộc


trong một số lĩnh vực (chế biến thủy sản, xây dựng, du lịch, xổ số, l ương thực…), đã


từng ký hợp đồng kiểm tốn v à cơng tác kế toán cũng như tổ chức thực hiện lưu trữ,


sắp xếp hồ sơ, chứng từ khá hoàn thiện nên việc thực hiện công việc tại công ty kh ách


hàng diễn ra khá thuận lợi, nhanh chóng. Tạo điều kiện cho các KTV thu thập đ ược


các thông tin, dữ liệu cần thiết khá hiệu q uả.


Bên cạnh đó, với chính sách tuyển dụng v à đào tạo nhân viên khá hiệu quả cùng


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

tất để phát hành báo cáo kiểm tốn vì có rất nhiều khách hàng cần cơng bố kết quả


kiểm tốn trong cùng một khoảng thời gian.


Thêm vào đó, mối quan hệ giữa Ban l ãnh đạo và các nhân viên trong công ty


khá gần gũi và thân thiện, tạo khơng khí làm việc nghiêm túc nhưng gắn bó, hỗ trợ tốt


cho nhau.



<b>3.2.2 Khó khăn</b>


Bên cạnh những thuận lợi có được, cơng ty cũng cịn gặp phải một số khó khăn


nhất định.


Khó khăn chính đối với cơng ty là thỏa thuận về thời gian, lịch tr ình làm việc và


thời hạn hồn tất để phát hành báo cáo kiểm toán khá gấp rút. V ì vậy, cơng việc tiến


hành phải giản lược một số thủ tục để có thể hồn thành đúng thời gian quy định.


Công ty chủ yếu nhờ vào năng lực của các KTV có nhiều kinh nghiệm xét đốn để đ ưa


ra các đánh giá khái quát v ề khách hàng, thay thế cho việc thực hiện từng b ước nhỏ


trong quy trình nhằm tiết kiệm thời gian.


Lĩnh vực kiểm tốn cũng cịn khá mới mẻ nên nhiều doanh nghiệp còn chưa am


hiểu hết, họ tỏ ra e dè và thiếu tinh thần hợp tác, gây khơng ít khó khăn cho việc thực


hiện kiểm tốn. Ngồi ra, tuy có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác kế toán nh ưng một


số kế toán còn thụ động trong việc cập nhật kiến thức, thông tin mới cũng nh ư ứng


dụng công nghệ thông tin, phần mềm kế toán n ên việc hạch tốn khơng tránh khỏi


nhiều sai sót, việc truy suất các thơng tin kế tốn cũng gặp nhiều khó khăn, gây trở



ngại cho các KTV.


Ngoài ra, do quy mô hiện tại của công ty t ương đối nhỏ, số lượng công việc


ngày càng gia tăng nên t ình trạng thiếu nhân lực là khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, cơng


ty cũng cịn thiếu một số điều kiện để thực hiện kiểm toán các cơng ty có ni êm yết trên


thị trường chứng khốn làm cho lượng khách hàng của cơng ty bị hạn chế đáng kể.


<b>3.3 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG T ƯƠNG LAI</b>
<b>3.3.1 Về khách hàng</b>


Mở rộng địa bàn hoạt động, tăng cường mạng lưới khách hàng trong các lĩnh


vực chưa được khai thác. Phát triển dịch vụ kiểm toán trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

lương thực…Mục tiêu của công ty là đến năm 2010 số lượng khách hàng của công ty


là trên 120 khách hàng thư ờng xuyên.


<b>3.3.2 Về dịch vụ</b>


Nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán v à quản lý, xúc tiến tiếp xúc với các tập


đoàn quốc tế, chuẩn bị các điều kiện để trở th ành thành viên của các tập đoàn kiểm


toán.


Phát triển dịch vụ tư vấn và đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất, thực hiện li ên kết



với các tổ chức đào tạo trong và ngoài nước để tổ chức các lớp đ ào tạo chuyên sâu về


quản lý, tài chính, kế tốn, kiểm tốn… Theo đó, đến năm 2010 dịch vụ t ư vấn chiếm


tỷ trọng 20% - 40% của doanh thu.


<b>3.3.3 Về doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh</b>


Mục tiêu của công ty kiểm tốn SGN l à tốc độ tăng trưởng bình qn mỗi năm


20% - 40% doanh thu và 20% - 30% lợi nhuận. Đến năm 2010, thu nhập b ình quân


trên 7 triệu đồng/người/tháng. Tỷ lệ lợi nhuận tr ên vốn chủ sở hữu đạt 20%.


<b>3.3.4 Tuyển dụng và đào tạo nhân viên</b>


Đến năm 2010, bình quân hàng năm số lượng nhân viên tăng 20%, tạo điều


kiện tiếp xúc với sinh viên các trường thông qua việc tiếp nhận sinh vi ên các đợt thực


tập, kiến tập, các cuộc thi sinh vi ên giỏi chuyên ngành kế toán – kiểm toán, và cấp học


bổng cho sinh viên khá giỏi, có hồn cảnh khó khăn để đầu t ư nguồn nhân lực lâu dài.


Mặt khác, tạo điều kiện cho nhân viên theo học các khóa về kế tốn trong v à ngoài


nước…để bổ sung nguồn nhân lực có khả năng v à trình độ, tiếp cận, hội nhập với khu


vực và quốc tế.



Đến năm 2010, số nhân vi ên là trên 25 người, trong đó 10 KTV có chứng chỉ


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<b>CHƯƠNG 4</b>


<b>THỰC HIỆN QUY TRÌNH KIỂM TỐN DOANH THU V À CHI PHÍ</b>
<b>CỦA CƠNG TY KIỂM TỐN SGN TẠI CƠNG TY TNHH SẢN XUẤT</b>


<b>GIÀY DA XUẤT KHẨU PHƯƠNG NAM</b>


Do giới hạn của đề tài khơng thể trình bày q chi tiết và cụ thể tất cả các cơng


việc trong quy trình kiểm tốn nên người viết chỉ trình bày việc thực hiện những b ước


quan trọng trong q trình kiểm tốn nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu nghiên cứu và nội


dung trọng yếu của đề tài.


<b>4.1 CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN</b>


Khi đã nhận lời kiểm toán cho cô ng ty khách hàng, Công ty SGN s ẽ cử một


KTV có kinh nghiệm xuống khảo sát tại cơng ty khách h àng và tổng hợp kết quả trên


Báo cáo khảo sát. Báo cáo khảo sát tr ình bày về các thông tin tổng quát của khách


hàng, nhu cầu của họ, đánh giá về khả năng cung cấp dịch vụ kiểm toán của SGN v à


kết luận của người khảo sát cùng với ý kiến của Giám đốc.



Ngoài ra, KTV trong giai đo ạn này cũng phải tìm hiểu thơng tin về tình hình


kinh doanh và tổ chức của khách hàng có liên quan đến q trình kiểm tốn năm hiện


hành thơng qua Bảng câu hỏi về hoạt động kinh doanh. Công việc n ày giúp KTV có


thể xác định những thay đổi và phát triển trọng yếu liên quan đến đơn vị được kiểm


toán trong năm hiện hành và cung cấp đầy đủ các thơng tin có li ên quan đến hoạt động


kinh doanh và tổ chức của đơn vị được kiểm toán để lập kế hoạch kiểm toán cho năm


<b>hiện hành. (Xem chi tiết tại phần Phụ lục 01).</b>


<b>4.1.1 Khái quát về công ty TNHH Sản xuất Giày Da Xuất khẩu Phương Nam</b>
<b>a) Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp</b>


- Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sản xuất Giày Da Xuất khẩu Phương Nam


được thành lập theo Quyết định số 001540/QĐ.CT -UB ngày 21 tháng 12 năm 1999 do


Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Th ành Phố Cần Thơ cấp.


- Hình thức sở hữu vốn: Liên doanh trong nước.


- Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, v ốn kinh doanh của công ty là


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<b>Bảng 6: CƠ CẤU VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY PH ƯƠNG NAM</b>


Tên công ty Số tiền



(VND)


Tỷ lệ (%)


1.Cty Nông sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Th ơ 3.702.297.543 51


2.Cty TNHH Giày Quốc Hùng 3.557.109.403 49


Tổng 7.259.406.946 100


<i>Nguồn: Số liệu trên Thuyết minh BCTC năm 2008 của Cty Ph ương Nam</i>


- Trụ sở hoạt động: Số 95B, Đ ường Lê Hồng Phong, Q.Bình Thủy, TP Cần


Thơ.


- Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất


- Ngành nghề kinh doanh:


+ Sản xuất các mặt hàng tiêu dùng bằng da để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.


+ Kinh doanh máy móc thi ết bị và vật tư nguyên vật liệu chuyên ngành giày.


+ Kinh doanh hàng tư li ệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất.


Hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty đến thời điểm n ày chỉ bao gồm sản xuất


các mặt hàng tiêu dùng bằng da để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.



<b>b) Kỳ kế toán – Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán</b>


- Kỳ kế toán năm 2008 được bắt đầu từ ngày 01/01/2008 và kết thúc vào ngày


31/12/2008.


- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồn g Việt Nam (VND).


<b>c) Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng</b>


- Cty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban h ành kèm theo Quyết định số


15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 c ủa Bộ Trưởng Bộ Tài Chính.


- Hình thức kế tốn áp dụng: Chứng từ ghi sổ.


<b>d) Các chính sách kế tốn áp dụng</b>
<b>- Ngun tắc xác định các khoản tiền</b>


+ Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân h àng,


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

+ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ bằng ngoại tệ đ ược chuyển đổi


thành VND theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá


giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nư ớc


Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế.



Cuối niên độ kế toán, số dư của các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân h àng, nợ phải


thu và phải trả có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá b ình quân trên thị trường


tiền tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nư ớc Việt Nam công bố tại ng ày 31/12/2008


(Đối với USD) hoặc tỷ giá giao dịch tại thời điểm cuối năm của các Ngân h àng thương


mại (Đối với ngoại tệ khác).


<b>- Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho</b>


+ Phương pháp đánh giá hàng t ồn kho: Kiểm kê thực tế.


+ Phương pháp ghi nh ận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được ghi nhận trên cơ sở


giá gốc.


+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền.


+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.


+ Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Dự phòng giảm giá hàng


tồn kho được lập khi giá gốc lớn h ơn giá trị thuần có thể thực hiện đ ược (cuối năm).


<b>- Nguyên tắc khấu hao TSCĐ:</b>


+ Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu



hao TSCĐ căn cứ vào khung thời gian sử dụng quy định tại Phụ lục 1 ban h ành kèm


theo Quyết định số 206/2003/QĐ – BTC ngày 12/12/2003 c ủa Bộ Trưởng Bộ Tài


Chính.


<b>Bảng 7: BẢNG THỜI GIAN KHẤ U HAO ƯỚC TÍNH CHO MỘT SỐ TSCĐ</b>


<b>Nhóm TSCĐ</b> <b>Thời gian khấu hao ước tính</b>


Nhà cửa, vật kiến trúc 05 năm


Máy móc, thiết bị 03-08 năm


Phương tiện vận tải 05 năm


Thiết bị, dụng cụ quản lý 03-05 năm


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

liên quan trực tiếp đến việc đầu t ư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị tính đến thời


điểm đưa TSCĐ đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng sản xuất tài sản dở dang có thời


gian đủ dài (trên 12 tháng) sẽ được tính vào giá trị của tài sản đó (vốn hóa). Việc vốn


hóa chi phí đi vay này s ẽ chấm dứt khi TSCĐ ho àn thành đưa vào sử dụng hoặc tài sản


dở dang đã được bán.


<b>- Nguyên tắc ghi nhận các khoản chi phí trả tr ước dài hạn: Việc tính và</b>
phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí SXKD từng kỳ kế toán được căn cứ vào



phương pháp đường thẳng.


<b>- Nguyên tắc ghi nhận chi phí tiền l ương: Cty trích quỹ tiền lương tính vào</b>
chi phí theo mức lương cơ bản theo quy định Nhà nước và các khoản phụ cấp trên cơ


sở mức lương khoán hàng tháng.


<b>- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Chi phí phải trả như chi phí lãi vay,</b>
chi phí vận chuyển…được ghi nhận dựa trên các ước tính hợp lý về số tiền phải trả cho


hàng hóa, dịch vụ đã sử dụng trong kỳ.


<b>- Nguyên tắc ghi nhận quỹ dự ph òng về trợ cấp mất việc làm: Quỹ dự</b>
phòng về trợ cấp mất việc làm được ghi nhận theo Thông t ư số 82/2003/TT – BTC


ngày 14/8/2003 của Bộ Tài Chính.


<b>- Nguyên tắc ghi nhận nguồn vốn chủ sở hữu: Vốn đầu tư của chủ sở hữu</b>
được ghi nhận theo số thực góp của Chủ sở hữu. Cty phân phối lợi nhuận sau thuế theo


Quyết định của Hội đồng th ành viên.


<b>- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Doanh thu được ghi nhận căn cứ theo H óa</b>
đơn GTGT đã lập khi hàng hóa, dịch vụ đã được cung cấp. Riêng đối với hàng xuất


khẩu, doanh thu được ghi nhận căn cứ trên tờ khai hàng xuất khẩu và khi hàng hóa đã


thực xuất.



<b>- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng tại Cty là 20%. Mức</b>
thuế suất này được áp dụng trong 10 năm kể từ khi Cty bắt đầu đi v ào hoạt động. Sau


thời hạn được hưởng mức thuế suất ưu đãi nêu trên, Cty phải nộp thuế thu nhập doanh


nghiệp theo mức thuế suất l à 28%. Năm 2008 là năm cu ối cùng Cty áp dụng thuế suất


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<b>Bảng 8: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH</b>


<i><b>Năm 2008</b></i> <i><b>Năm 2007</b></i> <i><b>Biến động</b></i>


<i><b>Chỉ tiêu</b></i> <i><b>Số tiền</b></i>


<i><b>(VND)</b></i>


<i><b>Số tiền</b></i>


<i><b>(VND)</b></i>


<i><b>Số tiền</b></i>


<i><b>(VND)</b></i> <i><b>(%)</b></i>


1. Doanh thu bán hàng và


cung cấp dịch vụ 85.435.012.495 80.283.641.012 5.151.371.482 6,42
2. Các khoản giảm trừ


doanh thu 458.390.671 (458.390.671) (100)



3. Doanh thu thuần về bán


hàng và cung cấp dịch vụ 85.435.012.495 79.825.250.341 5.609.762.154 7,03
4. Giá vốn hàng bán 72.963.029.557 70.297.200.122 2.665.829.436 3,79
5. Lợi nhuận gộp về bán


hàng và cung cấp dịch vụ 12.471.982.938 9.528.050.220 2.943.932.718 30,90
6. Doanh thu hoạt động


tài chính 1.502.904.553 899.197.454 603.707.099 67,14
7. Chi phí tài chính 1.308.864.392 2.187.522.094 (878.657.702) (40,17)


Trong đó : Chi phí


lãi vay 1.076.302.319 1.077.008.392 (706.072) (0,07)
8. Chi phí bán hàng 7.151.769.073 4.052.022.884 3.099.746.189 76,50
9. Chi phí quản lý doanh


nghiệp 4.180.045.043 2.653.596.402 1.526.448.641 57,52
10. Lợi nhuận thuần từ


hoạt động kinh doanh 1.334.208.983 1.534.106.295 (199.897.312) (13,03)
11. Thu nhập khác 73.496.412 69.429.521 4.066.891 5,86
12. Chi phí khác 73.195.342 28.627.919 44.567.423 155,68
13. Lợi nhuận khác 301.070 40.801.602 (40.500.532) (99,26)
14. Tổng lợi nhuận kế


toán trước thuế 1.334.510.053 1.574.907.896 (240.397.843) (15,26)
15. Chi phí thuế TNDN



hiện hành 278.782.010 326.861.579 (48.079.569) (14,71)
16. Chi phí thuế TNDN


hỗn lại


17. Lợi nhuận sau thuế


TNDN 1.055.728.043 1.248.046.317 (192.318.274) (15,41)
18. Lãi cơ bản trên cổ


phiếu


<i>Nguồn: Số liệu trên BCKQKD năm 2008 c ủa Cty Phương Nam.</i>


<b>* Doanh thu</b>


- Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 tăng


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

- Kiểm tra việc ghi nhận doanh thu – giá vốn có đầy đủ chưa?


- Doanh thu HĐTC tăng 603.707.099 VND và Thu nhập khác đều tăng


4.066.891VND lần lượt tương ứng với 67,14%; 5,86%. KTV cần k iểm tra chứng từ


gốc của các khoản thu nhập này.


<b>* Chi phí</b>


- Phân tích biến động chi phí năm nay so với năm tr ước và tìm hiểu nguyên



nhân của biến động này.


- Nhìn chung, các khoản chi phí của đơn vị trong năm đều tăng. Cụ thể, chi phí


bán hàng tăng đáng kể 3.099.746.189 VND, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng


1.526.448.641 VND, đặc biệt là chi phí khác cũng tăng cao bất thường 44.567.423


VND tương ứng với các tỷ lệ 76, 5%; 57,52%; 155,68%. KTV c ần lưu ý kiểm tra chi


tiết các khoản tăng này xem có phát hiện nghiệp vụ bất thường hay khơng? Ngồi ra,


chi phí HĐTC giảm đáng kể 878.657.702 VND tương ứng 40,17%, KTV cũng cần t ìm


hiểu và giải thích ngun nhân của biến động này.


- Phân tích biến động chi phí các tháng trong năm và tìm hiểu nguyên nhân của


biến động này.


- Chọn mẫu và kiểm tra mẫu chứng từ các chi phí phát sinh trong kỳ , đối chiếu


chứng từ gốc.


- Kiểm tra khóa sổ chi phí, cần phải l ưu ý hàng hóa, dịch vụ khách hàng đã sử


dụng trong năm nào thì hạch tốn vào chi phí của năm đó. (KTV kiểm tra chứng từ,


kết hợp với trao đổi khách h àng).



<b>f) Phân tích tổng thể ban đầu</b>
Cơ cấu tổ chức của kiểm sốt nội bộ:


Cơng ty khơng có bộ phận kiểm toán nội bộ. KTV cần thu thập quyết định


thành lập và giấy phép hoạt động kinh doanh, các tỷ lệ định mức chi phí đ ược duyệt và


các văn bản có liên quan khác.


<b>4.1.2 Tìm hiểu hệ thống kiểm sốt nội bộ v à đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm sốt</b>
Để tìm hiểu HTKSNB tại đơn vị, tơi đã thực hiện việc phỏng vấn Ban Giám đốc,


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<b>Bảng 9: BẢNG CÂU HỎI MÔ TẢ VỀ HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ</b>
Trả lời
Yếu kém
Câu hỏi
Khơng
áp


dụng Có Khơng Quan
trọng


Thứ
yếu


Ghi
chú


1. Doanh nghiệp có phân chia
trách nhiệm giữa thủ quỹ và kế


tốn, thủ kho và bộ phận mua
hàng khơng?




2. Doanh nghiệp có sự phân
cơng giữa các chức năng xét
duyệt nghiệp vụ; ghi chép v ào
sổ sách kế toán; bảo quản tiền;
kiểm kê; đối chiếu số liệu trên
sổ quỹ với số thực tế khơng?




3.Người phụ trách kế tốn có
độc lập với chức năng phê duyệt
thanh tốn hay khơng?


 


4. Các phiếu thu và phiếu chi có
được đánh số liên tục trước khi
đưa vào sử dụng không?




5. Định kỳ, bộ phận kế tốn v à
thủ quỹ có đối chiếu số tiền thu
được với hóa đơn thu tiền hay
khơng?





6.Tất cả các lệnh bán hàng có
được phê duyệt bởi thủ trưởng
đơn vị hay khơng?




7.Các chứng từ ( hóa đơn bán
hàng, phiếu xuất kho…) có
được lập và ký ngay khi nghiệp
vụ xảy ra không?




8. Bộ phận kế tốn có đối chiếu
giữa đơn đặt hàng, lệnh bán
hàng, phiếu xuất kho, hóa đơn
bán hàng, bảng giá được duyệt
trước khi ghi sổ hay khơng?




9. Hàng hóa gửi đi có được theo


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

10.Các nghiệp vụ thu – chi có
được ghi nhận đầy đủ ngay khi


phát sinh nghiệp vụ hay khơng? 



11. Doanh nghiệp có thường
thực hiện các khoản chi chủ yếu
qua ngân hàng khơng?




12. Doanh nghiệp có mức quy
định tối đa về khoản cơng tác
phí, chi phí tiếp khách hay
khơng?




13.Các trường hợp bán chịu có
được cấp thẩm quyền phê duyệt


hay khơng? 


14.Có quy định về số tiền thanh
tốn tối đa mà một người có
trách nhiệm được quyền phê
duyệt khơng?


 


15. Trước khi chấp nhận thanh
tốn có đối chiếu với các chứng


từ có liên quan hay khơng? 



16. Hóa đơn đã thanh tốn có
được đánh dấu “Đã thanh tốn”
khơng?




17.Việc thu tiền bán hàng có
phát hành biên lai hoặc phiếu
thu tiền cho khách hàng khơng?




18. Doanh nghiệp có thực hiện
thường xuyên việc đối chiếu
công nợ với khách hàng không?


 


Cuối
mỗi
quý


19. Các hóa đơn, séc bị hư hay
mất hiệu lực có được đơn vị
đóng dấu hủy bỏ và lưu trữ đầy
đủ khơng?





20.Bộ phận giao hàng có độc lập
với bộ phận kho và bên đi mua
hay không?




21.Bộ phận xét duyệt đơn đặt
hàng có kiểm tra hàng tồn kho


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

22. Tất cả các đơn đặt hàng có
được phê chuẩn bởi Trưởng bộ
phận mua hàng hay khơng?




23.Doanh nghiệp có lập dự tốn


cho các khoản chi phí khơng?  


24.Khi nhân viên nghỉ việc, bộ
phận nhân sự hay bộ phận lao
động có gửi thơng báo cho bộ
phận tính lương hay khơng?




25. Có phân chia trách nhi ệm
giữa các bộ phận theo dõi nhân
sự, theo dõi thời gian và khối
lượng lao động, lập bảng thanh


tốn lương và ghi chép tính
lương hay khơng?




26.Cơng ty có mức quy định về
tỷ lệ hoa hồng, chiết khấu, hạn


mức bán chịu hay khơng? 


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<b> Phịng kinh doanh</b>

<b> Bộ phận Kho Bộ phận kế toán</b>

<b>Thủ quỹ</b>



N


Lập Vận Đơn,


kèm LBH, ĐĐH


LBH
4
LBH
3
LBH
2
Vận đơn
1
LBH
4
4
KH


ĐĐH
2
Bộ phận
vận tải
1
Vận đơn
4
Lập
HĐBH
ĐĐH
1
LBH
2
Vận đơn
4
HĐBH
3
HĐBH
2
HĐBH
1
N
KH
Séc
BKNS
Séc
BKNS
2


Ghi sổ NKBH,


Sổ CTKH
ĐĐH
1
LBH
2
Vận đơn
4
HĐBH
3
N
Nhận séc,
Lập BKNS
Cập nhật
NKTQ, Sổ
CTKH
Séc
BKNS
Lập Bkê
nộp séc


Bkê nộp séc


2


KH Bắt đầu


Đơn đặt hàng


2 4



3
2


Xét duyệt ĐĐH,
lập bản sao ĐĐH


lập LBH


LBH
1


ĐĐH


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<b>Chú thích:</b>
KH: Khách hàng


ĐĐH: Đơn đặt hàng


LBH: Lệnh bán hàng


HĐBH: Hóa đơn bán hàng


NKBH: Nhật ký bán hàng


CTKH: Chi tiết khách hàng


NKTQ: Nhật ký thu quỹ


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

Xét
duyệt


RR
3
PO
3
PR 2
2
PO 3
D
RR
2
RR
1
PO
4
Theo
người
bán
PO
4
Theo
số PR
B
5
5
4
4
3
3
2
2

PO 1
Gửi


người


bán


PR 3


PO 5


5


PR
1
C


PR 3


PR
3
PO 5
5


C


PR 1
PO 2


Theo


Ng.bán
PR 1
PO
2
Từ
người
bán
Hóa đơn
Hóa đơn
RR
1
F
2
RR
1
PO 2
RR 2


2


RR


Các chứng từ
thanh toán
Theo


số PO
1


2


PR 3


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<b>Chú thích:</b>


PR: Phiếu Đề nghị mua hàng


PO: Đơn đặt hàng


RR: Báo cáo nhận hàng


A: Lập Phiếu Đề nghị mua h àng


B: Lập Đơn đặt hàng


C: Đính kèm PR với PO


D: Nhận hàng, đếm và lập RR (3 liên) trên cơ sở PO và đếm thực tế


E: Đối chiếu PO, PR, RR v à hóa đơn


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<b>* Đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty:</b>


Để đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm sốt, tơi đã thực hiện những cơng việc sau:


- Thu thập và nghiên cứu thơng tin từ tình hình hoạt động sản xuất kinh


doanh.


- Phỏng vấn các cá nhân có trách nhiệm trong việc quản l ý theo dõi kế



tốn doanh thu, chi phí, công n ợ như các nhân viên kế toán tổng hợp, kế toán


kho, thủ quỹ,…


- Quan sát hoạt động sản xuất kinh d oanh của công ty, nghiên cứu quy


trình bán hàng và thu ti ền để xem xét việc phân chia trách nhiệm, tổ chức quản lý


cũng như việc ghi chép phản ánh trong sổ sách, chứng từ khi có các nghiệp vụ


liên quan đến việc phát sinh các khoản mục tiền.


Sau khi tìm hiểu về đơn vị và thông qua việc trao đổi, phỏng vấn các nhân


viên, người đứng đầu đơn vị, đối chiếu với các tài liệu liên quan, kết hợp với việc


quan sát các hoạt động và nghiệp vụ của đơn vị, từ đó tôi minh họa bằng lưu đồ


và bảng câu hỏi về HTKSNB. Bảng câu hỏi gồm 26 câu, trong đó có 22 câ u trả


lời Có, 4 câu trả lời Không (3 câu quan trọng v à 1 câu là thứ yếu). Sau đó tơi


thực hiện thử nghiệm Walk -through bằng cách chọn mẫu các nghiệp vụ từ sổ bán


hàng, xác định các loại chứng từ có li ên quan đến các nghiệp vụ đã chọn và dò


theo dòng luân chuyển của các chứng từ dựa tr ên cơ sở của lưu đồ quy trình bán


hàng – thu tiền, mua nguyên vật liệu – trả tiền. Tôi nhận thấy HTKSNB của đơn



vị tương đối hữu hiệu, khá chặt chẽ, do đó việc ngăn chặn các sai phạm xảy ra l à


tương đối cao, rủi ro kiểm soát là tương đối thấp. Dòng luân chuyển của các


chứng từ có liên quan trong q trình bán hàng – thu tiền, mua nguyên vật liệu –


trả tiền của doanh nghiệp khá chặt chẽ, ở mỗi ph òng ban có trách nhiệm đã thực


hiện tốt việc lưu trữ và luân chuyển liên tục các chứng từ. Doanh nghiệp đã thiết


kế tương đối tốt và vận hành khá chặt chẽ những thủ tục kiểm soát đối với khoản


mục doanh thu – chi phí.


Căn cứ vào bảng câu hỏi và lưu đồ về quá trình lưu chuyển chứng từ, tơi


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

phí là chỉ tiêu chủ yếu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, nhạy cảm với


gian lận do nó liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp n ên rất dễ bị


điều chỉnh theo ý muốn của nh à quản lý và khả năng doanh thu - chi phí bị trình


bày khơng trung thực và khơng hợp lý rất cao. Do đó, rủi ro tiềm tàng của khoản


mục này được đánh giá là cao (IR = 75%).


Vì dựa trên tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chun mơn cùng với kinh


nghiệm kiểm tốn khá tốt của nhóm kiểm tốn thực hiện quy tr ình kiểm tốn, khả



năng sốt xét, đánh giá và nh ìn nhận vấn đề khá chặt chẽ cũng nh ư việc thiết kế


và thực hiện các thử nghiệm khá ho àn chỉnh thì khả năng có rủi ro trong việc đ ưa


ra ý kiến không hợp lý về báo cáo t ài chính là rất thấp. Do đó, nhóm kiểm toán


viên chấp nhận mức rủi ro kiểm toán là thấp (AR = 5%) .


Căn cứ theo công thức sau:


AR= DR x IR x CR


Từ đó, tơi tính được mức rủi ro phát hiện (DR) có thể chấp nhận đ ược là:


DR = = 16,67%


<b>4.1.3 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát v à đánh giá lại rủi ro kiểm soát</b>
KTV thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát n hằm thu thập đầy đủ


bằng chứng về tính hiệu quả của hệ thống kế tốn v à HTKSNB trên các phương


diện:


+ Xem xét đơn vị có thiết kế hệ thống kế tốn v à HTKSNB có đủ khả năng


ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu;


+ Kiểm tra xem hệ thống kế toán v à HTKSNB có tồn tại và hoạt động một


cách hữu hiệu trong suốt thời k ì xem xét hay khơng.



Trên thực tế, các KTV thường không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát


riêng biệt mà các thử nghiệm này được thực hiện lồng vào trong các thử nghiệm


chi tiết và chủ yếu là việc kiểm tra tính liên tục của chứng từ, chữ ký xét duyệt,


tính tổng cộng trên hóa đơn. Ở đây, để có thể trình bày rõ ràng, đầy đủ và chi tiết
AR


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

đây cũng là cơ sở cho việc đánh giá lại rủi ro kiểm sốt có cơ sở và mang tính


thuyết phục hơn.


<b>Thử nghiệm 1:</b>
Mục tiêu:


Đánh giá khả năng tự kiểm tra về độ chính xác đối với các phép tính cộng


trên sổ chi tiết doanh thu – chi phí và sổ cái, cũng như việc chuyển sổ từ chi tiết


vào sổ cái.


Công việc:


- Từ sổ chi tiết, kiểm toán viên so sánh số tổng cộng của các tài khoản


doanh thu bán hàng và cung c ấp dịch vụ, doanh thu hoạt động t ài chính, thu nhập


khác và các chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí hoạt động t ài chính, chi phí



khác trên sổ cái.


Kết luận:


Qua việc kiểm tra, đối chiếu, tôi nhận thấy các số d ư được ghi chép và


chuyển sổ chính xác.


<b>Thử nghiệm 2:</b>
Mục tiêu:


Kiểm tra việc áp dụng nguy ên tắc bất kiêm nhiệm của công ty nhằm đánh


giá việc phân chia giữa các bộ phận chức năng của công ty có đúng nguy ên tắc


hay khơng. Đồng thời kiểm tra các hóa đ ơn chứng từ có được đánh số thứ tự liên


tục và có đầy đủ chữ ký hay không.


Công việc:


- Chọn mẫu 10 nghiệp vụ phát sinh để ki ểm tra các hóa đơn, chứng từ thu


chi trong đơn vị về số thứ tự, các chữ ký của các nhân vi ên có thẩm quyền, việc


tổng cộng tiền trên hóa đơn.


- Quan sát việc luân chuyển chứng từ , từ việc ghi chép, kiểm tra, đối chiếu.



Kết luận:


Cơng ty có thực hiện phân cơng giữa các chức năng lập phiếu, thu tiền, kiểm


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

<b>Thử nghiệm 3:</b>
Mục tiêu:


Xem xét các khoản chi có được ghi chép chính xác trong nhật ký chi tiề n và


khớp đúng với tài khoản phải trả, các chứng từ có li ên quan.


Công việc:


- Chọn mẫu 10 khoản chi trên nhật ký và đối chiếu ngược với các chứng từ


như đơn đặt hàng, báo cáo nhận hàng, hóa đơn, các séc chi tr ả. Đồng thời kiểm


tra nội dung, việc xét duyệt trên các chứng từ.


<b>Bảng 10: BẢNG LIỆT KÊ CÁC CHỨNG TỪ CHI</b>


ĐVT: VND


Số CTỪ Ngày Nội dung Số tiền


PCTM0036 19/01/2008 Chi tiền chi phí cơng tác TPHCM 2.464.000<i></i>£


PCTM0042 22/01/2008 Chi tiền sửa chữa máy nén trục vít
nhỏ



8.000.000<i></i>£


PCTM0070 31/02/2008 Chi tiền nộp thuế nhập khẩu 16.139.217<i></i>£
PCTM0124 15/04/2008 Chi trả tiền vật tư & phụ liệu 15.772.380<i></i>£
PCTM0263 20/07/2008 Chi tiền cước phí chuyển phát nhanh 12.791.593<i></i>£
PCTM0003 02/11/2008 Chi tiền mua vật tư làm cơng trình 6.290.000<i></i>£


PCTM0013 21/11/2008 Chi tiền chi phí xuất nhập h àng


TPHCM 10.000.000<i></i>£


PCTM0097 30/11/2008 Chi tiền xe đưa rước công nhân T11 4.080.000<i></i>£
PCTM0022 05/12/2008 Chi tiền mua xăng phục vụ sản xuất 12.051.003<i></i>£
PCTM0092 31/12/2008 Thanh toán tiền cước vận chuyển 30.000.000<i></i>£


<i></i>: Đã đối chiếu với hóa đơn, chứng từ, hợp đồng.


£: Có đầy đủ chữ kí xét duyệt.


Kết luận:


Các khoản chi được ghi chép chính xác v à khớp đúng với sổ sách, chứng từ.


Các chứng từ có đầy đủ nội dung, chữ ký xét duyệt.


<b>Thử nghiệm 4:</b>
Mục tiêu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

- Chọn mẫu 10 khoản thu trên nhật ký và đối chiếu ngược với hóa đơn bán



hàng, phiếu thu. Đồng thời kiểm tra nội dung, chữ ký của những người có liên


quan.


<b>Bảng 11: BẢNG LIỆT KÊ CÁC CHỨNG TỪ THU</b>


ĐVT: VND


Số CTỪ Ngày Nội dung Số tiền


PTTM0067 12/02/2008 Thu tiền khấu hao tủ bếp Gas T2 2.000.000
PTTM0001 12/03/2008 Thu tiền vay ngân hàng 50.000.000
PTTM0002 12/06/2008 Thu tiền vay ngân hàng 50.000.000
PTTM0108 20/08/2008 Thu tiền vay ngân hàng 150.000.000
PTTM0115 04/09/2008 Thu hoàn tạm ứng 6.500.000
PTTM0004 12/10/2008 Thu hoàn tạm ứng 75.000.000
PTTM0012 27/12/2008 Thu tiền BHXH T12 13.160.025
PTTM0017 31/12/2008 Thu tiền vay T12 2.294.465
PTTM0018 31/12/2008 Thu tiền bán phế liệu 14.400.000
PTTM0021 31/12/2008 Thu tiền bán phế liệu 2.754.000


 Đã đối chiếu với hóa đơn, chứng từ. Có đầy đủ chữ ký xét duyệt.
Kết luận:


Các khoản thu được ghi chép chính xác v à khớp đúng với sổ sách, chứng từ.


Các chứng từ có đầy đủ chữ ký, nội dung ph ù hợp.


<b>Thử nghiệm 5:</b>
Mục tiêu:



- Xem xét sự có thực của các nghiệp vụ, quá trình thực hiện nghiệp vụ đã tuân


thủ đúng các quy định nội bộ của đ ơn vị.


- Chứng minh rằng hóa đơn được tính giá chính xác v à việc kiểm tra chúng


trước khi gửi đi được thực hiện một cách hữu hiệu.


- Thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát li ên quan đến


việc ghi chép đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ bán hàng trên sổ sách kế tốn.


Cơng việc:


- Chọn mẫu trong các hóa đ ơn phát hành trong kì sau đó lần lượt thực hiện việc:


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

+ Xem xét tổng cộng của từng loại h àng, tổng cộng từng hóa đơn, so sánh


giá trên hóa đơn với bảng giá được duyệt tại mỗi thời điểm.


+ Lần theo các hóa đơn để kiểm tra việc ghi chép chúng tr ên sổ sách kế


toán.


Kết luận:


Các nghiệp vụ đều thực sự phát sinh, tuân thủ đúng quy định của đ ơn vị và được


ghi chép đầy đủ, chính xác trên sổ sách.



<b>Thử nghiệm 6:</b>
Mục tiêu:


Bảo đảm các hóa đơn được lập chính xác trên cơ sở số hàng được giao và sự


liên tục của các chứng từ.


Công việc:


- Chọn mẫu đối chiếu giữa chứng từ chuyển h àng với những hóa đơn liên


quan, nhằm so sánh giữa hóa đơn với đơn đặt hàng,


Kết luận:


Các hóa đơn được lập chính xác và được đánh số liên tục.


<b>Thử nghiệm 7:</b>
Mục tiêu:


Xem xét sự xét duyệt của hàng bán bị trả lại hay bị hư hỏng.


Công việc:


Đọc lướt trên sổ chi tiết để tìm các nghiệp vụ hàng bán bị trả lại (nếu có).


Kết luận:


Trong năm, Cty khơng phát sinh nghi ệp vụ hàng bán bị trả lại. Một số hàng bị lỗi



đã được Cty thỏa thuận giảm giá cho khách h àng theo quy định và có sự xét


duyệt.


<b>Đánh giá lại rủi ro kiểm soát</b>


Sau khi thực hiện các thử nghiệm kiểm sốt, tơi nhận thấy cơng ty có thực


hiện khá đầy đủ và chặt chẽ các ngun tắc về kiểm sốt nội bộ. V ì vậy, mức rủi


ro kiểm soát được giữ nguyên như ban đầu (CR=40%). Mức rủi ro tiềm t àng là


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<b>4.1.4 Mức độ trọng yếu kế hoạch</b>


Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh do anh của công ty và đây cũng là


công ty TNHH được thành lập khá lâu, có giá trị tài sản lớn nên tôi chọn xác định


mức trọng yếu của báo cáo tài chính của cơng ty dựa trên Tổng tài sản.


PM = 1% x Tổng tài sản.


= 1% x 22.421.188.144 = 224.211.881 đồng.


Mức trọng yếu cho từng khoản mục bằng 50% mức trọng yếu cho to àn bộ


báo cáo tài chính nhưng không vư ợt quá số dư 10% giá trị của khoản mục.


 Tổng mức TE = 50% x PM = 50% x 224.211.881 = 112.105.941 đồng.


 10% x Số dư cuối kỳ của tài khoản chi phí hoạt động tài chính:


= 10% x 1.308.864.392 = 130.886.439 đồng  TE (635) = 112.105.941 đồng.


 10% x Số dư cuối kỳ của tài khoản chi phí bán hàng:


= 10% x 7.151.769.073 = 715.176.907 đồng  TE (641) = 112.105.941 đồng.


 10% x Số dư cuối kỳ của tài khoản chi phí quản lý:


= 10% x 4.180.045.043 = 418.004.504 đồng  TE (642) = 112.105.941 đồng.


 10% x Số dư cuối kỳ của tài khoản chi phí khác:


= 10% x 73.195.342 = 7.319.534 đồng  TE (811) = 7.319.534 đồng.


 10% x Số dư cuối kỳ tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:


= 10% x 85.435.012.495 = 8.543.501.249,5 đồng  TE (511) = 112.105.941


đồng.


 10% x Số dư cuối kỳ tài khoản doanh thu hoạt động tài chính:


= 10% x 1.502.904.553 = 150.290.455 đồng  TE (515) = 112.105.941 đồng.


 10% x Số dư cuối kỳ tài khoản thu nhập khác:


= 10% x 73.496.412 = 7.349.641 đồng  TE (711) = 7.349.641 đồng.



Do chỉ thực hiện kiểm toán cho 2 khoản mục n ên tôi chọn cách tính TE


như trên để có thể xác định cụ thể giá trị sai sót có thể bỏ qua cho từng t ài khoản


thuộc doanh thu, chi phí. Việc tính theo cách trên là quá chi tiết và mất nhiều thời


gian nếu kiểm toán toàn bộ BCTC nên trên thực tế, để đơn giản và có thể tiến


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

<b>4.2 Thực hiện kiểm toán doanh thu</b>


<b>4.2.1 Biểu chỉ đạo (Đánh số: Doanh thu – U1; Chi phí – X1) - Xem chi tiết</b>
<b>tại Phụ lục 02.</b>


Biểu này thể hiện các số tổng của các khoản mục m à KTV sẽ thực hiện kiểm


toán trong phần hành của mình, giúp KTV thực hiện phân tích các khoản mục


trên BCTC theo các tài kho ản, tiểu khoản. Biểu n ày bao gồm cột các số liệu chưa


kiểm tốn của năm tài chính hiện hành, cột số liệu điều chỉnh (thể hiện ch ênh


lệch giữa số chưa kiểm toán và số sau kiểm toán; nếu có), cột số liệu đ ã kiểm


toán của năm hiện hành và cột số liệu đầu năm đã được kiểm toán (nếu có).


<b>4.2.2 Bảng Tổng hợp lỗi (Đánh số: Doanh thu – U2; Chi phí – X2) - Xem</b>
<b>chi tiết tại Phụ lục 02.</b>


Sau khi thực hiện kiểm toán các ph ần hành, nếu KTV phát hiện thấy các sai



sót trọng yếu cần điều chỉnh, KTV sẽ tổng hợp các lỗi n ày trên Bảng Tổng hợp


lỗi và đánh số tham chiếu tới các trang test thể hiện lỗi cùng với các bút toán đề


nghị điều chỉnh.


 Cách đánh dấu tham chiếu tới số liệu gi ữa các trang giấy làm việc được quy


ước như sau:


- Tham chiếu tới ở những trang kế tiếp: M ã số của trang giấy tham chiếu tới


được đánh bên trái của số liệu.


- Tham chiếu lui ở những trang phía tr ước: Mã số của trang giấy tham chiếu lui


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

<b>4.2.3 Chương trình kiểm tốn doanh thu (U3)</b>


<b>Bảng 12 : CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TỐN DOANH THU</b>


<i><b>Chương trình</b></i> <i><b>Ký hiệu</b></i>


<i><b>trênWP</b></i>


<i><b>Kiểm tốn</b></i>
<i><b>viên ký tên</b></i>


1. Đối chiếu số liệu các loại doanh thu v à thu nhập


(Doanh thu bán hàng, doanh thu d ịch vụ, doanh thu khá c,



thu nhập HĐTC, thu nhập bất th ường) trên sổ chi tiết với


Sổ cái, Bảng cân đối t ài khoản, Báo cáo kết quả kinh


doanh.


... ...


2. So sánh giá trị và tỷ lệ các loại doanh thu v à thu nhập


năm nay với năm trước xem có sự thay đổi bất thường


nào (nếu có) tìm hiểu nguyên nhân của sự thay đổi này. ... ...


3. Tìm hiểu qui trình bán hàng (photo mẫu những chứng


từ có liên quan và mơ tả);


- Tìm hiểu về thị trường, khách hàng chính của đơn vị;


giữa các khách hàng này và đơn vị có ký kết hợp đồng,


văn kiện .... ràng buộc các nghĩa vụ (Thời điểm giao


hàng, chất lượng hàng, số lượng ..) giữa hai bên?


- Đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch doanh số của


khách hàng (qua việc thu thập số liệu doanh số đến thời



điểm kiểm toán và các hợp đồng đã ký chưa giao hàng,


các hợp đồng có khả năng ký ...)


- Đánh giá tính hợp lý của hàng tồn kho và khả năng


tiêu thụ thành phẩm tồn kho.


... ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

toán.


- Đánh giá việc lưu hồ sơ, chứng từ xuất hàng có


thuận tiện cho việc kiểm tra doanh thu ghi nhận?


- Kết hợp việc kiểm tra chéo doanh thu với nợ phải


thu của những đối tượng có liên quan.


... ...


5. Kiểm tra phương pháp hạch tốn tỷ giá của doanh thu


tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ xem có ph ù hợp với quy


định hay khơng?


... ...



6. Kiểm tra chứng từ gốc các khoản hạch toán giảm


doanh thu và thu nhập có giá trị lớn (giảm giá hàng bán,


chiết khấu, hàng bán bị trả lại ....) trong năm ?


... ...


7. Kiểm tra nghiệp vụ ghi nhận doanh thu tr ước và sau


…. ngày kết thúc niên độ, xem xét các tài khoản liên quan


đến doanh thu (tiền, công n ợ phải thu ...) để đảm bảo rằng


việc khóa sổ tiến hành đúng.


... ...


8. Kiểm tra việc chấp hành chế độ sử dụng hóa đơn bán


hàng có đúng quy định hay khơng (hóa đơn có được đánh


số liên tục, có được viết đầy đủ các liên, có đầy đủ các


chữ ký của những người có trách nhiệm ...)


... ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<b>4.2.4 Áp dụng thủ tục phân tích</b>



<b>Mục tiêu: Kiểm tra tính hợp lý chung của các loại doanh thu , xem xét các biến</b>
động bất thường và giải thích nguyên nhân của các biến động đó. Nếu các biến


động tính tốn được có kết quả nằm trong mức hợp lý, chúng sẽ cung cấp bằng


chứng thoả mãn được mục tiêu kiểm toán như: hiện hữu, đầy đủ, đánh giá, ghi


chép, chính xác. Ngược lại, các biến động hoặc quan hệ không hợp lý sẽ chỉ dẫn


cho việc điều tra sâu hơn.


<b>Bảng 13: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG DOANH THU</b>


ĐVT: VND


<i>Nguồn: Số liệu trên Báo cáo Kết quả kinh doanh năm 2008 của Cty Phương Nam</i>


<b>Nhận xét:</b>


Nhìn chung doanh thu bán hàng và cung c ấp dịch vụ và thu nhập khác tăng


không đáng kể; năm 2008 đơn vị không phát sinh các khoản giảm trừ. Doanh thu


từ hoạt động tài chính tăng khá nhiều (67,12%).


<b>Giải thích các biến động:</b>


Thơng qua việc phỏng phấn kế tốn tr ưởng kết hợp với xem xét sổ cái tổng



hợp để tìm ngun nhân ban đầu, sau đó sẽ đi vào kiểm tra chi tiết ở những thử


nghiệm sau để xem xét sự ph ù hợp của các biến động.


&: Khơng có biến động đáng kể.


<b>Khoản mục</b> <b>Năm 2008</b> <b>Năm 2007</b> <b>Biến động</b> <b>Tỷ lệ</b>


<b>(%)</b>
Doanh thu bán hàng và


cung cấp dịch vụ 85.435.012.495 80.283.641.012 5.151.371.482 6,42 &


Các khoản giảm trừ <b>-</b> 458.390.671 (458.390.671) (100) #
Doanh thu hoạt động


tài chính 1.502.904.553 899.197.454 603.707.099 67,12 @


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

@: Do hàng công ty ch ủ yếu xuất khẩu sang thị tr ường Australia là chủ yếu,


đồng Đôla Úc tỷ giá tăng mạnh trong năm 2008 n ên lãi chênh lệch tỷ giá tăng.


<b>4.2.5 Thực hiện các thử nghiệm ch i tiết</b>
<b>Thử nghiệm:</b>


Kiểm tra chi tiết, đảm bảo tính hợp lý và đầy đủ của các loại doanh thu. Phân tích


biến động các loại doanh thu.


<b>Mục tiêu:</b>



Kiểm tra sự có thực của các khoản doanh thu đ ã được ghi chép.


Kiểm tra sự ghi chép đầy đủ của các khoản do anh thu.


Kiểm tra xem doanh thu có đ ược ghi chép chính xác.


Đảm bảo doanh thu được phân loại, trình bày trung thực và hợp lý.


<b>Cơng việc:</b>


Tìm hiểu và mơ tả quy trình bán hàng của đơn vị.


Từ sổ cái tổng hợp các t ài khoản 511, 515, 711, liệt kê doanh thu theo từng


tháng, phân tích đối ứng nợ - có của các tài khoản trên.


Xem xét và giải thích các biến động bất th ường.


Chọn một số nghiệp vụ từ sổ kế toán chi tiết đối chiếu với các chứng từ gốc


liên quan.


Xem xét quá trình thu ti ền và tìm hiểu việc ghi nhận doanh thu xem có đủ


điều kiện ghi nhận hay khơng.


Đồng thời tính tốn để kiểm tra sự chính xác của số tiền tr ên các hóa đơn, đối


chiếu với bảng giá được duyệt, hợp đồng…



Liệt kê doanh thu phát sinh theo t ờ khai thuế hàng tháng.


Chọn 02 tháng phát sinh doanh thu có giá trị lớn trong năm và tiến hành kiểm


tra chi tiết chứng từ.


Kiểm tra chứng từ gốc của doanh thu hoạt động t ài chính và thu nhập khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<b>U4-3 Qua kiểm tra, đơn vị đã tính khoản lãi do đánh giá lại Chênh lệch tỷ giá số</b>
tiền 311.022.874 VND v ào thu nhập để tính thuế TNDN. KTV đề nghị loại trừ


khoản lãi này ra khi tính thuế TNDN


<b>Kết luận: Doanh thu được trình bày trung thực và hợp lý, ngoại trừ lỗi nêu trên.</b>
<b>Ghi chú:</b>


Do phần doanh thu bán chịu đã được kiểm tra trong phần kiểm toán nợ phải


thu, nên trong phần kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ KTV chỉ


kiểm tra doanh thu phát sinh bằng tiền.


KTV phân tích đối ứng của từng loại doanh thu theo từng tháng nhằm xem


xét các định khoản bất thường, tiến hành kiểm tra và giải thích sự phù hợp của


các bút tốn đó. Số tổng cộng sẽ được tham chiếu với số liệu trên Bảng phân tích


biến động doanh thu. Công việc này giúp KTV nhanh chóng xác đ ịnh được



những bút tốn có khả năng bị sai sót dựa trên đối ứng tổng hợp, vì việc kiểm tra


chi tiết vào các định khoản là rất mất thời gian và tốn nhiều cơng sức. Việc phân


tích đối ứng cho phép KTV thấy rất r õ những trường hợp bất thường khi nó đối


ứng với những tài khoản mà theo tính chất thì rất ít xảy ra và có khả năng chứa


đựng các sai sót, gian lận. Công việc n ày đòi hỏi KTV phải giỏi chuy ên mơn,


nghiệp vụ và có kinh nghiệm trong xét đoán.


Khi liệt kê doanh thu phát sinh theo t ờ khai thuế hàng tháng giúp cho KTV


phát hiện chênh lệch giữa doanh thu kê khai và doanh thu đư ợc hạch toán trên sổ


sách. Từ đó, KTV hỏi kế tốn, kiểm tra chi tiết, t ìm ra nguyên nhân và gi ải thích


các chênh lệch (nếu có), đồng thời chọn ra các tháng có doanh thu lớn bất th ường


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<b>Thử nghiệm: Kiểm tra việc cut – off (khóa sổ) doanh thu.</b>
<b>Mục tiêu:</b>


Đảm bảo doanh thu được khóa sổ đúng niên độ.


<b>Công việc:</b>


Chọn các nghiệp vụ xảy ra trước và sau thời điểm khóa sổ.



Kiểm tra chứng từ gốc, so sánh giữa ng ày ghi trên vận đơn với hóa đơn, sổ


nhật ký bán hàng và sổ chi tiết.


<b>Kết quả: Xem chi tiết tại U5-1 phần Phụ lục 02.</b>


Trước và sau 5 ngày khóa sổ, tại đơn vị chỉ phát sinh 2 nghiệp vụ xuất


khẩu hàng để bán.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<b>4.3 THỰC HIỆN KIỂM TỐN CHI PHÍ</b>
<b>4.3.1 Chương trình kiểm tốn chi phí</b>


<b>Bảng 14: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TỐN CHI PHÍ</b>


<i><b>Chương trình</b></i>


<i><b>Ký hiệu</b></i>
<i><b>trênWP</b></i>


<i><b>Kiểm</b></i>
<i><b>tốn viên</b></i>


<i><b>ký tên</b></i>


1. Đối chiếu số liệu các khoản chi phí (Chi phí bán h àng, chi


phí quản lý doanh nghiệp) tr ên Sổ chi tiết với Sổ cái, Bảng


cân đối số phát sinh tài khoản, Báo cáo kết quả kinh



doanh,các tài khoản có liên quan (Số dư đầu kỳ, số phát sinh


trong kỳ, số dư cuối kỳ).


... ...


2. Lập bảng kê chi phí theo từng khoản mục của từng t ài


khoản chi phí: Sản xuất chung, bán h àng, quản lý, tài chính,


bất thường (Chi tiết tối đa có thể thực hiện đ ược và theo từng


loại chi phí cần quản lý). So sánh tỷ lệ chi phí với doanh thu,


So sánh tỷ lệ chi phí với giá th ành xem có sự thay đổi bất


thường hay khơng (nếu có) tìm hiểu ngun nhân của những


thay đổi này. So sánh theo khoản mục chi phí năm nay với


năm trước, tính tỷ lệ của từng khoản mục với tổng chi phí, so


sánh các tỷ lệ này giữa năm trước và năm nay, giải thích lý


do.


... ...


3. Kiểm tra chứng từ gốc tr ên cơ sở chọn mẫu một số nghiệp



vụ phát sinh có giá trị lớn hơn ... đồng. Cho ý kiến cụ thể


về tính hợp lý của hóa đ ơn, chứng từ đính kèm; nhận xét về


trình tự, phân cấp có thẩm quyền xét duyệt chi. Việc quản lý


chi (có kế hoạch, có dự tốn ... khơng?). Tr ường hợp thanh


toán bằng ngoại tệ phải kiểm tra việc quy đổi tỷ giá do đ ơn vị


áp dụng có phù hợp với quy định hay không? Kiểm tra việc


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

5. Kiểm tra việc hạch tốn chi phí tr ước và sau ...ngày lập


bảng cân đối kế tốn. ... ...


<i>Nguồn: Cơng ty Kiểm tốn SGN</i>
<b>4.3.2 Áp dụng thủ tục phân tích</b>


<b>Mục tiêu: Kiểm tra tính hợp lý chung của các loại chi phí, xem xét các biến động</b>
bất thường và giải thích ngun nhân của các biến động đó.


<b>Bảng 15: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ</b>


ĐVT: VND


<b>Năm 2008</b> <b>Năm 2007</b> <b>Biến động</b> <b>Tỷ lệ</b>


<b>(%)</b>


Chi phí tài chính <sub>1.308.864.392</sub> <sub>2.187.522.094</sub> <sub>(878.657.702)</sub> <sub>(40,17)</sub>
Chi phí bán hàng <sub>7.151.769.073</sub> <sub>4.052.022.884</sub> <sub>3.099.746.189</sub> <sub>76,5</sub>
Chi phí quản lý


doanh nghiệp 4.180.045.043 2.653.596.402 1.526.448.641 57,5
Chi phí khác <sub>73.195.342</sub> <sub>28.627.919</sub> <sub>44.567.423</sub> <sub>155,68</sub>
Chi phí thuế TNDN


hiện hành 278.782.010 326.861.579 (48.079.569) (14,71)


<i>Nguồn: Số liệu trên Báo cáo KQKD năm 2008 của Cty Phương Nam</i>


<b>Nhận xét:</b>


Qua bảng phân tích trên ta có thể thấy được các khoản chi phí trong năm


2008 của doanh nghiệp tăng đáng kể. Cụ thể, chi phí bán h àng và chi phí quản lý


doanh nghiệp tăng lần lượt 76,5%; 57,5%, trong khi doanh thu bán hàng và cung


cấp dịch vụ chỉ tăng 6,42%, KTV cần tìm hiểu nguyên nhân tăng này và kiểm tra


chi tiết. Ngoài ra, chi phí khác cũng tăng lên khá mạnh (155,68%) trong khi thu


nhập khác chỉ tăng 5,86% , điều này là khá bất thường, do đó, KTV cũng tiến


hành tìm hiểu nguyên nhân tăng này và ki ểm tra chi tiết chứng từ. B ên cạnh đó,


chi phí tài chính lại giảm đi 40,17% trong khi doanh thu ho ạt động tài chính lại



</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

giảm khơng đáng kể 14,71%. Tuy nhi ên KTV cũng tìm hiểu các biến động này


và xem xét tính phù hợp của chúng ở các thử nghiệm chi tiết phía sau.


<b>Giải thích biến động:</b>


Chi phí tài chính giảm là do trong năm 2008 doanh nghi ệp đã tất toán một


số khoản vay.


Chi phí bán hàng và qu ản lý doanh nghiệp tăng l à do chi phí lương nhân


viên tăng lên theo hệ số. KTV đã trao đổi với trợ lý kiểm toán thực hiện phần


hành Nợ phải trả để xem xét việc thu thập các qu yết định nâng lương và tính hợp


lý của khoản chi phí này thông qua Bảng lương được duyệt, danh sách nhận


lương có chữ ký.


Chi phí khác tăng khá m ạnh là do xử lý thành phẩm giày thiếu. KTV tiến


hành kiểm tra các bút tốn kết chuyển v à các chứng từ có xét duyệt của cấp trên.


Sau khi tìm hiểu nguyên nhân các biến động, KTV tiến hành liệt kê từng


chi phí theo chi tiết từng loại và tính tổng cộng, đối chiếu với số liệu tr ên Bảng


phân tích biến động. KTV cũng lập Bảng so sánh giữa chi phí đ ược ghi nhận trên



KQKD với số liệu trên Sổ Cái, xem xét sự khớp đúng v à giải thích chênh lệch


(nếu có).


<b>4.3.3 Thực hiện các thử nghiệm chi tiết</b>
<b>Thử nghiệm 1: Kiểm tra chi phí năm 2008.</b>


<b>Mục tiêu:</b>


Các chi phí đều thực sự phát sinh và được ghi chép chính xác.


Các chi phí đều được đánh giá trung thực và hợp lý.


<b>Công việc:</b>


Từ sổ cái tổng hợp tài khoản, lập bảng phân tích đối ứng các t ài khoản 635,


641, 642, 811, 821.


Xem xét các bút tốn đ ịnh khoản có gì bất thường hay khơng. Giải thích các


nghiệp vụ bất thường (nếu có).


Chọn mẫu các chứng từ để kiểm c hi tiết, đồng thời xem xét các khoản chi có


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

<b>X4-3</b> Trong kỳ đơn vị đã hạch toán nhầm khoản lãi chênh lệch tỷ giá vào bên
Có tài khoản chi phí tài chính. KTV đề nghị đơn vị điều chỉnh lại cho đúng.


Nợ TK 635 8.887.852



Có TK 515 8.887.852


<b>X4-5/6 Trong kỳ, đơn vị phát sinh nghiệp vụ thu nhập từ tiền bán phế liệu</b>
nhưng khơng tính thuế VAT phải nộp cho khoản thu nhập n ày, KTV đề nghị tính


thuế phải nộp bổ sung.


Nợ TK 642 1.886.940


Có TK 3331 1.886.940


<b>X4-5/6 Trong kỳ, đơn vị đã hạch toán khoản thu nhập từ tiền bán phế liệu v ào</b>
bên Có TK 6429, KTV đ ề nghị đơn vị điều chỉnh lại cho đúng:


Nợ TK 642 18.869.400


Có TK 711 18.869.400


<b>Kết luận: Chi phí là trung thực và hợp lý, ngoại trừ lỗi nêu trên.</b>


<b>Nhận xét:</b>


Việc kiểm tra chi phí đ ược thực hiện dựa trên quy định của chuẩn mực kế


toán hiện hành và Thông tư 134/2007/TT -BTC hướng dẫn xác định các khoản


chi phí được phép tính và khơng được phép tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ. Ngồi


ra, tất cả các khoản giảm phí đều phải đ ược tìm hiểu và kiểm tra chứng từ gốc.



<b>Thử nghiệm 2: Kiểm tra cut – off chi phí.</b>
<b>Mục tiêu:</b>


Đảm bảo chi phí được khóa sổ đúng niên độ.


<b>Cơng việc:</b>


Từ sổ chi tiết các tài khoản chi phí, liệt kê các nghiệp vụ phát sinh trước


và sau thời điểm khóa sổ 5 ngày.


Tiến hành kiểm tra các chứng từ gốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

<b>Nhận xét:</b>


KTV thực hiện kiểm tra cut – off nhằm đảm bảo rằng khơng có khoả n chi


phí nào của năm nay bị ghi nhận vào niên độ kế toán sau nhằm làm giảm chi phí


và lợi nhuận bị khai tăng, cũng nh ư khơng có khoản chi phí nào phát sinh ở niên


độ sau bị ghi vào năm nay để làm giảm lợi nhuận, với mục đích l àm cho lợi


nhuận điều chỉnh theo ý muốn của nh à quản lý nhằm trốn thuế.


<b>4.4 ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT GIÀY DA XUẤT KHẨU</b>
<b>PHƯƠNG NAM</b>


Sau khi thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu – chi phí tại Cty TNHH



Sản xuất Giày Da Xuất khẩu Phương Nam, ngoài các vấn đề nêu trong Thư quản


lý gửi kèm theo Báo cáo kiểm tốn, tơi có một số nhận xét và ý kiến đóng góp


Q Cơng ty cần xem xét để có thể thực hiện nhằm giúp cho hệ thống kiể m sốt


nội bộ của Cơng ty ng ày càng hoàn thiện hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi cho


việc kiểm tra, kết hợp hoạt động giữa các bộ phận trong công ty ngày càng h ữu


hiệu, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các sai phạm.


<b>4.4.1 Về ưu điểm</b>


<b>- Công ty tổ chức các bộ phận thực hiện các chức năng khá chặt chẽ v à</b>
khoa học, thực hiện tốt việc phân công, phân nhiệm, tách biệt các chức năng


trong việc giải quyết các nghiệp vụ. Điều n ày giúp cho công tác qu ản lý tốt hơn


nhờ vào sự kiểm soát lẫn nhau giữa các nhân vi ên và nếu có sai sót xảy ra sẽ phát


hiện được nhanh chóng hơn, đồng thời giảm khả năng nhân vi ên gây ra và che


giấu các sai phạm. Và do đó góp phần khơng nhỏ vào tình hình kinh doanh và xu


hướng phát triển của Công ty ng ày càng trở nên thuận lợi hơn.


- Công ty tổ chức lập và kiểm soát hệ thống chứng từ, sổ sách khá đầy đủ


và an toàn. Các chứng từ đều được lưu trữ khoa học và đánh số thứ tự liên tục



giúp cho việc kiểm soát và truy cập khá dễ dàng. Việc tổ chức luân chuyển chứng


từ khá tốt và kịp thời.


- Cơng ty có thực hiện việc phê chuẩn chung trong các chính sách về các


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

- Ngồi ra, Cty áp dụng phần mềm kế toán khá tốt giúp cho việc lập v à ghi


chép các nghiệp vụ dễ dàng, sổ sách khá chi tiết và đầy đủ giúp quản lý cơng tác


kế tốn tốt và chặt chẽ hơn.


<b>4.4.2 Về nhược điểm</b>


- Cơng ty chưa thiết kế quy trình kiểm tra nội bộ đối với sự ghi sổ tất cả


các hóa đơn bán hàng vào s ổ nhật ký bán hàng. Điều này có thể xảy ra việc bỏ


quên vô ý hoặc cố ý hoặc ghi 2 lần các hóa đ ơn bán hàng. Ngồi ra, m ột số các


chứng từ không được lập ngay khi nghiệp vụ xảy ra có thể sự chậm trễ này là do


nghiệp vụ phát sinh quá nhiều trong c ùng một thời điểm.


- Bộ phận kế toán theo dõi nợ phải trả chưa chặt chẽ đối với các hóa đ ơn


mua chịu và các khoản vay đến hạn làm cho phát sinh các kho ản chi phí bị phạt


do chậm trả đồng thời làm giảm uy tín của Cty đối với ng ười bán và người cho



vay.


- Chi phí sản xuất kinh doanh c òn khá cao do Cty chưa lập kế hoạch chi


phí cũng như lập dự tốn cho các khoản chi phí trong năm vì vậy rất khó kiểm


sốt được chi phí phát sinh.


<b>4.4.3 Một số kiến nghị</b>


- Thiết lập một quy trình kiểm tra nội bộ đối với việc ghi sổ tất cả các hóa


đơn bán hàng vào sổ nhật ký bán hàng. Kế toán nên cố gắng ghi sổ các hóa đ ơn


theo thứ tự liên tục trong sổ nhật ký bán h àng, thận trọng tìm kiếm sự bỏ sót và


sự ghi làm 2 lần. Bên cạnh đó, các chứng từ phải đ ược lập ngay khi nghiệp vụ


xảy ra giúp dễ kiểm sốt v à tránh ghi thiếu sót. Cơng ty có thể lập các hóa đơn


bán hàng có đánh số trước làm nhiều bản vào lúc nhận được đơn đặt hàng của


khách. Các bản sao của hóa đơn bán hàng này được dùng để phê chuẩn phương


thức bán chịu, cho phép vận chuyển, v ào sổ số lượng vận chuyển và tính tiền với


khách hàng.


- Kế toán theo dõi nợ phải trả cuối mỗi tháng nên rà soát và lập thành bảng



kế hoạch chi trả cho các hóa đ ơn mua hàng sắp đến hạn và các khoản vay đến kỳ


đáo hạn nhằm tránh làm giảm uy tín của Cty và làm giảm chi phí tài chính phát


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

hành đối chiếu giữa chi phí thực tế với chi phí dự tốn nhằm xác định các chênh


lệch (nếu có), sau đó lập báo cáo gửi cho các nh à quản trị cấp cao và giải thích


các chênh lệch.


<b>4.5 HỒN THÀNH KIỂM TOÁN</b>


Vào thời điểm vừa kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán tại khách hàng,


các KTV từng phần hành tổng hợp các kết quả thực hiện và trao đổi, thảo luận


với nhau vì giữa các phần hành ln có mối liên hệ mật thiết, để một lần nữa xem


xét lại tính hợp lý của những bằng chứng m ình đã thu thập được. Từ đó kiểm


toán viên từng phần hành đưa ra ý kiến nhận xét của mình đồng thời tiến hành


tổng hợp lại các tài liệu, ghi tham chiếu lên giấy làm việc. Trên cơ sở đó KTV


chính tập hợp tất cả các sai sót, v ướng mắc thảo luận với các kiểm toán vi ên từng


phần hành để đưa ra ý kiến thống nhất và soạn thảo thư đề nghị các bút toán điều


chỉnh (lần 1) gởi cho khách hàng để lấy ý kiến, đồng thời, KTV chính cũng lập



bản dự thảo BCTC đã kiểm tốn tại Văn phòng Cty.


Kế tiếp là việc rà soát lại hồ sơ kiểm tốn. Cơng việc này thường được


tiến hành qua 3 cấp: KTV chính kiểm tra hồ sơ của các trợ lý kiểm tốn; Trưởng


phịng kiểm tốn kiểm tra cơng việc của KTV chính, chỉ đạo việc bổ sung, sửa


đổi các nội dung cần thiết trong hồ s ơ kiểm tốn; cuối cùng, Trưởng phịng kiểm


tốn xem lại và trình lên Ban Giám đốc để kiểm tra và phê duyệt tồn bộ dự thảo


BCTC đã được kiểm tốn.


Sau khi khách hàng có ý ki ến đối với các đề nghị đ ược nêu trong thư, dự


thảo BCTC đã được kiểm toán sau khi đ ã được điều chỉnh lại được gởi cho khách


hàng để lấy ý kiến. Sau đó, căn cứ Báo cáo do Tr ưởng phịng trình, có ý kiến của


Phó Giám đốc, Giám đốc Cty phê duyệt phát hành BCKT chính thức. Báo cáo


chính thức bao gồm: Báo cáo kiểm toán, BCTC đ ã được kiểm tốn và Thư quản


lý.


Tóm lại, quy trình thực hiện kiểm tốn BCTC nói chung v à khoản mục


doanh thu – chi phí nói riêng là kết quả công việc thu thập v à đánh giá sự thích



</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

cuộc kiểm tốn, tn thủ quy định của các Chuẩn mực đ ã được thiết lập. Báo cáo


kiểm toán thể hiện ý kiến của KTV về t ình hình tài chính của Cơng ty Phương


Nam đã được trình bày trung thực và hợp lý trên khía cạnh trọng yếu. Bên cạnh


Thư quản lý gửi kèm theo Báo cáo kiểm toán, nhóm kiểm tốn cũng đóng góp ý


kiến cho HTKSNB của Cơng ty Ph ương Nam để Cty có thể xem xét v à thiết lập


bổ sung các thủ tục kiểm soát giúp phát hiện, ngăn chặn kịp thời các sai sót, giảm


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

<b>CHƯƠNG 5</b>


<b>ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHO QUY TRÌNH</b>


<b>KIỂM TỐN CỦA CƠNG TY KIỂM TỐN SGN</b>


<b>5.1 SO SÁNH QUY TRÌNH KI ỂM TỐN CỦA SGN VỚI LÝ THUYẾT Đ Ã</b>
<b>HỌC</b>


<b>5.1.1 Giống nhau</b>


Quy trình kiểm toán tại SGN đã thực hiện các bước cơ bản của một cuộc


kiểm toán BCTC và bao gồm nhiều điểm tương đồng với lý thuyết từ giai đoạn


chuẩn bị kiểm toán đến khi ho àn tất phát hành Báo cáo kiểm toán. Hầu hết các



bước thực hiện trong quy trình được cơng ty quy định khá chi tiết, r õ ràng và


ngắn gọn. Các vấn đề c ơ bản đã được trình bày trong lý thuyết và thực hiện trong


thực tế như: tìm hiểu khách hàng, phân cơng nhóm ki ểm tốn, thỏa thuận s ơ bộ


với khách hàng, ký kết hợp đồng, lập kế hoạch kiểm tốn, thiết kế ch ương trình


kiểm tốn, thực hiện kiểm tốn, trao đổi, đóng góp ý kiến cho khách hàng về hệ


thống kế toán và KSNB, phát hành Thư quản lý cùng với Báo cáo kiểm toán.


<b>5.1.2 Khác nhau</b>


Bên cạnh những điểm tương đồng thì giữa thực tế và lý thuyết bao giờ


cũng có một khoảng cách v à những điểm khác biệt nhất định. Khác biệt đó l à do


nhiều yếu tố chi phối và cũng là để thuận tiện hơn cho cả khách hàng được kiểm


toán lẫn Cty kiểm toán, cân bằng giữa yếu tố thời gian, hiệu quả, chi phí v à lợi


nhuận. Sau đây, tôi xin n êu lên một số điểm khác biệt nổi bật giữa quá tr ình kiểm


toán thực tế của SGN và lý thuyết đã được học.


<i>*Giai đoạn chuẩn bị kiểm tốn:</i>


- SGN tìm hiểu và đánh giá sơ bộ HTKSNB của khách h àng trong giai



đoạn khảo sát khách hàng và kết quả khảo sát được trình bày trong Báo cáo kh ảo


sát, cơng việc này do một KTV có kinh nghiệm thực hiện. C ùng với số liệu ban


đầu của khách hàng, BCTC và Báo cáo khảo sát là cơ sở để KTV chính lập chiến


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

hành. Nguyên nhân là do việc thực hiện các công việc tr ên tốn nhiều thời gian và


chi phí.


- Việc đánh giá rủi ro kiểm tốn khơng đ ược thực hiện mà chủ yếu khi


thực hiện kiểm toán, mỗi KTV dựa v ào kinh nghiệm, khả năng chun mơn và sự


xét đốn của mình để mở rộng hay thu hẹp cỡ mẫu đ ược chọn, phạm vi của các


thủ tục kiểm toán.


<i>* Giai đoạn thực hiện kiểm tốn:</i>


- Các KTV thường khơng thực hiện các thử nghiệm kiểm soát ri êng biệt để


làm cơ sở đánh giá HTKS và quyết định chọn mẫu nh ư trong lý thuyết. Trong


thực tế, các KTV lồng các thử nghiệm n ày vào khi thực hiện các thử nghiệm chi


tiết nhằm tiết kiệm thời gian, gia tăng độ tin cậy cho số liệu kiểm toán v à dễ dàng


điều chỉnh cỡ mẫu ph ù hợp với thực tế khi kiểm toán phần h ành riêng biệt của



từng người. Tuy nhiên, theo tơi, phương pháp này chỉ phù hợp và có hiệu quả khi


thực hiện kiểm tốn tại các Cty có quy mô nhỏ, nghiệp vụ phát sinh t ương đối ít


và khơng phức tạp. Nếu khi thực hiện kiểm tốn tại Cty có quy mơ lớn, nghiệp


vụ phát sinh quá nhiều, nếu KTV trước khi thực hiện các thử nghiệm c ơ bản, họ


thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát v à dựa trên cơ sở đó đánh giá cho


HTKS tại đơn vị, mức độ tin cậy vào các số liệu khách hàng cung cấp để từ đó


tăng hoặc giảm cỡ mẫu được chọn, giảm bớt hay bổ sung thêm các thử nghiệm


chi tiết thì sẽ làm cho cuộc kiểm tốn đi theo c ùng hướng, chặt chẽ và cũng có


thể tiết kiệm khá nhiều thời gian cho từng phần h ành.


- KTV thường không thực hiện thủ tục chọn mẫu chứng từ gốc để đối


chiếu lên sổ nhằm kiểm tra việc ghi nhận đầy đủ nghiệp vụ tr ên sổ sách của đơn


vị được kiểm tốn. Có thể thấy, các thử nghiệm chủ yếu trong từng phần h ành


của SGN gồm: phân tích biến động, kiểm tra số phát sinh v à nghiệp vụ bất


thường thông qua phân tích đối ứng t ài khoản, khóa sổ nghiệp vụ (cut-off).


- Phương pháp chọn mẫu của SGN chủ yếu là lựa chọn các nghiệp vụ có



giá trị lớn hơn một số tiền nào đó trở lên đối với các nghiệp vụ phát sinh nhiều


nhưng số tiền phát sinh ít, các nghiệp vụ có số tiền lớn bất th ường, hay chọn theo


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

xác định. Còn phương pháp lấy mẫu phi thống kê chỉ hạn chế ở những KTV có


kinh nghiệm và khả năng xét đốn thực hiện.


<i>* Giai đoạn hồn thành kiểm tốn:</i>


- Cơng ty Kiểm tốn trước khi phát hành Báo cáo kiểm toán thường bỏ qua


việc xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến. Ngoài ra, việc xem xét các sự


kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế tốn lập BCTC v à xem xét về giả định hoạt động


liên tục của khách hàng khơng được ghi nhận, trình bày trong hồ sơ và Báo cáo


kiểm toán. Đây là các sự kiện có thể ảnh hưởng đến BCTC của đ ơn vị và nếu


không được trình bày trong phần thuyết minh BCTC th ì có thể ảnh hưởng đến


quyết định kinh tế của ng ười sử dụng kết quả kiểm tốn.


<b>5.2 ĐÁNH GIÁ QUY TR ÌNH KIỂM TỐN DOANH THU – CHI PHÍ CỦA</b>


<b>SGN</b>


<b>5.2.1 Về ưu điểm</b>



<i>*Giai đoạn chuẩn bị kiểm tốn: (Từ bước 1 đến bước 5)</i>


- Cơng việc khảo sát khách hàng để thu thập thông tin, đánh giá s ơ bộ


khách hàng trước khi ký kết hợp đồng do một KTV chính d ày dặn kinh nghiệm


và giỏi về chuyên môn thực hiện. Q trình này được thực hiện khá nhanh chóng,


thơng tin thu thập được có độ tin cậy, chính xác và khá hồn thiện.


- Cơng ty ln xây d ựng kế hoạch và chiến lược kiểm toán cụ thể, chi tiết


đối với từng phần hành, quy định rõ công việc và phạm vi của các thủ tục kiểm


toán cần thực hiện giúp các KTV v à Trợ lý kiểm toán nắm bắt công việc dễ dàng,


đồng thời tạo phong cách l àm việc chuyên nghiệp. Vì rằng, các KTV đã thực


hiện kiểm toán dựa tr ên quá trình chuẩn bị kỹ càng, giúp thực hiện cơng việc


nhanh chóng, chính xác và hi ệu quả.


<i>* Giai đoạn thực hiện kiểm toán: (Bước 6)</i>


- Cơng việc kiểm tốn tại cơng ty khách h àng có sự phân công, phân


nhiệm rõ ràng, cụ thể. Mỗi KTV và Trợ lý kiểm toán đảm trách một hay nhiều


phần hành không trùng lắp nhau, tùy thuộc vào trình độ chun mơn, kinh



</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

quan với nhau để giúp công việc tiến h ành nhanh chóng, thu th ập được các bằng


chứng cần thiết, đầy đủ, tránh sự trùng lắp.


- Trong suốt q trình kiểm tra chi tiết, trưởng nhóm kiểm tốn luôn theo


sát, hướng dẫn và kiểm tra lại giúp phối hợp, giúp đỡ các Trợ lý kiểm tốn thực


hiện cơng việc tốt hơn. Đồng thời, các sai sót phát hiện đ ược luôn được các KTV


của SGN xem xét, cân nhắc thận trọng giúp giảm thiểu rủi ro kiểm toán xuống


mức thấp nhất, đảm bảo chất l ượng của cuộc kiểm toán.


- KTV thực hiện phối hợp song song giữa thử nghiệm kiểm soát v à thử


nghiệm cơ bản nhằm linh hoạt, chủ động tr ong việc điều chỉnh cỡ mẫu v à phạm


vi của thử nghiệm chi tiết. Do đó, tiết kiệm được chi phí và khơng phải thu thập


q nhiều bằng chứng khơng cần thiết.


<i>* Giai đoạn hồn thành kiểm tốn: (Từ bước 7 đến bước 12)</i>


- Cơng tác soát xét lại trước khi phát hành Báo cáo kiểm tốn ln được


SGN thực hiện rà soát, kiểm tra kỹ lưỡng qua 3 cấp để có sự điều chỉnh, bổ sung


kịp thời. Điều này thể hiện sự thận trọng cần có trong kiểm toán v à tinh thần



trách nhiệm cao đối với kết quả kiểm toán cũng nh ư tạo dựng niềm tin, sự hài


lòng nơi khách hàng và người sử dụng Báo cáo kiểm tốn.


- Cơng ty có quy định chặt chẽ trong việc sắp xếp, tr ình bày giấy làm việc,


hồ sơ theo thứ tự và có hệ thống. Các hồ sơ được lưu trữ một cách khoa học v à


cẩn thận, giúp cho việc kiểm tra hay tìm hiểu lại phục vụ cho cơng tác kiểm tốn


ở những năm tiếp theo dễ d àng và thuận tiện hơn.


<b>5.2.2 Về nhược điểm</b>


<i>*Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán: (Từ bước 1 đến bước 5)</i>


- Công ty chưa thực hiện lưu hồ sơ kết quả khảo sát được tại chính hồ sơ


kiểm toán nên các KTV khác và Trợ lý kiểm toán khó nắm bắt đ ược tình hình cụ


thể tại Cty khách hàng vì họ khơng được trực tiếp khảo sát. Do đó, đến giai đoạn


thực hiện kiểm tốn họ phải t ìm hiểu lại, gây mất thời gian v à có thể làm chậm


q trình thu thập bằng chứng.


- Do giới hạn về thời gian và chi phí của cuộc kiểm tốn nên việc tìm hiểu


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

hoạch định các thủ tục kiểm toán ch ưa thật sự phù hợp với đặc điểm thực tế tại



đơn vị.


- Công ty thiết kế và thực hiện một chương trình kiểm tốn chung cho tất


cả các loại hình doanh nghiệp. Điều này có thể gây khó khăn và hạn chế đối với


việc thực hiện các thử nghiệm để thu thập bằng chứng kiểm tốn v ì mỗi lĩnh vực


khác nhau sẽ có những thủ tục không ph ù hợp cần được thay đổi hoặc các lĩnh


vực có tính đặc thù ngành nghề, loại hình, quy mơ thì cần phải bổ sung thêm các


thủ tục khác phù hợp hơn.


<i>* Giai đoạn thực hiện kiểm toán : (Bước 6)</i>


- Tại SGN chưa có quy định cụ thể việc sử dụng các cơng cụ để t ìm hiểu


và đánh giá HTKSNB c ủa đơn vị được kiểm toán. Do vậy, tr ước khi thực hiện


kiểm toán, KTV chưa kết hợp được với hiệu quả của hệ thống nội kiểm tại đ ơn vị


để có thể điều chỉnh các thử nghiệm chi tiết v à phạm vi kiểm tra cho ph ù hợp.


Điều này làm cho quá trình thu th ập bằng chứng phải thực hiện nhiều thủ tục


hơn, gây mất nhiều thời gian và công sức. Nguyên nhân là do chủ yếu các khách


hàng của Cty phần lớn là những Cty vừa và nhỏ nên HTKSNB ít được chú trọng



hay do KTV cũng chưa thật sự đánh giá cao hiệu quả của KSNB tại đ ơn vị và


hầu hết các đơn vị dè dặt tiết lộ thông tin, phối hợp ch ưa thật tốt với KTV.


- Việc chọn mẫu nghiệp vụ để kiểm tra chứng từ gốc đ ược thực hiện chủ


yếu theo phương pháp lựa chọn phần tử đặc biệt (các phần tử lớn hoặc quan


trọng, các phần tử có giá trị từ một khoản tiền n ào đó trở lên) hoặc phần lớn dựa


vào kinh nghiệm xét đoán của KTV. Điều này có thể làm xuất hiện rủi ro khi bỏ


qua các sai sót nhỏ, mà tổng hợp của những sai sót đó có thể v ượt qua mức trọng


yếu.


- Trong quá trình thực hiện kiểm tốn, đơi khi các thủ tục c òn thực hiện


khá thủ cơng do cịn hạn chế về trang thiết bị v à khả năng ứng dụng tin học, phần


mềm của các Trợ lý kiểm toán. Điều n ày gây hạn chế tiến trình thực hiện kiểm


tốn và lãng phí khá nhi ều thời gian.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

kiểm toán. Đây cũng l à một hạn chế có thể gây ảnh h ưởng đến thông tin cần


được trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính, người sử dụng kết quả kiểm


toán cũng cần cập nhật những thông tin quan trọng n ày để cân nhắc việc ra các



quyết định đầu tư.


<b>5.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN</b>


Sau khi nghiên cứu các ưu và nhược điểm của quy trình kiểm tốn doanh


thu – chi phí tại SGN, sau đây em xin đề xuất một số giải pháp nhằm đóng góp ý


kiến để ngày càng hồn thiện hơn quy trình này, mang lại hiệu quả cao hơn cho


cuộc kiểm toán.


<i>*Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán:</i>


- Kết quả khảo sát thu thập thông t in về khách hàng cần được Công ty lưu


lại trong hồ sơ chính giúp cho các KTV khác và Tr ợ lý kiểm toán nắm bắt đ ược


thơng tin nhanh chóng, giúp ti ết kiệm thời gian cho cuộc kiểm toán.


- Cần mở rộng thu thập th êm thông tin liên quan đ ến đơn vị được kiểm


toán từ các bên thứ ba và các doanh nghiệp khác cùng ngành, cùng lĩnh vực. Việc


tìm hiểu kỹ hơn về khách hàng giúp KTV xác định khu vực có rủi ro cao để có


những biện pháp thích hợp, đồng thời giúp cho việc xét đốn về sự ph ù hợp của


các chính sách kế tốn và đánh giá về sự đầy đủ, thích hợp của bằng chứng kiểm



tốn


- Cơng ty nên thiết kế thêm các chương trình kiểm tốn riêng, có thể phân


loại theo từng nhóm ngành (sản xuất, thương mại, dịch vụ…), từng lĩnh vực hoạt


động (thủy sản, du lịch, xây dựng, xổ số… ) hoặc theo hình thức sở hữu (Cty Cổ


phần, Cty TNHH, Nhà nước…), để có thể mở rộng th êm đối tượng khách hàng


được phục vụ đồng thời nâng cao h ơn nữa chất lượng, hiệu quả của dịch vụ kiểm


toán.


<i>* Giai đoạn thực hiện kiểm toán:</i>


- Việc thiết lập Bảng câu hỏ i để tìm hiểu về HTKSNB kết hợp sử dụng


các công cụ như lưu đồ, bảng tường thuật… để minh họa, cần đ ược Cty quy định


thống nhất và được tài liệu hóa trong hồ sơ nhằm tận dụng hiệu quả của


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

+ Nếu HTKSNB hoạt động hữu hiệu, KTV có thể thiết kế các thử


nghiệm cơ bản phù hợp để tiết kiệm thời gian v à chi phí đồng thời vẫn đảm bảo


kết quả kiểm toán.


+ Nếu HTKSNB khơng hiệu quả, KTV có thể mở rộng thử nghiệm c ơ



bản để thu thập thêm bằng chứng nhằm làm giảm mức rủi ro kiểm tốn đồng thời


đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn cho HTKSNB tại đơn vị cũng là giúp cho


công tác kiểm tốn sau này được thuận lợi và ít rủi ro hơn.


- Cty cần kết hợp giữa ph ương pháp chọn mẫu hiện tại của Cty với


phương pháp chọn mẫu thống kê trên máy tính giúp lư ợng hóa được rủi ro, tối ưu


hóa cỡ mẫu được chọn và ít mang tính chủ quan, đồng thời cũng làm giảm thời


gian và chi phí trong việc thu thập bằng chứng, kiểm tra chi tiết.


- Trong thời gian tới, Cty cần trang bị th êm các thiết bị cần thiết, cập nhật


và tổ chức huấn luyện cho nhân viên kỹ năng sử dụng cơng nghệ trong tính tốn,


chọn mẫu, phân tích…, giúp cơng việc kiểm tốn tiến h ành nhanh chóng, chính


xác, hiệu quả đồng thời nâng cao h ơn nữa trình độ nghiệp vụ của các KTV.


<i>* Giai đoạn hồn thành kiểm tốn:</i>


- Để cơng việc hồn thành kiểm tốn được hồn chỉnh, thơng tin được


trình bày rõ ràng, dễ hiểu hơn, giúp cho người sử dụng đánh giá đúng các thông


tin về doanh nghiệp và đưa ra những quyết định kinh tế . KTV và Cty kiểm toán



nên thực hiện việc ghi nhận cho vấn đề xem xét về những khoản công nợ ngo ài


dự kiến, các sự kiện xảy ra sau ng ày kết thúc niên độ và giả thuyết về hoạt động


liên tục của đơn vị được kiểm toán.


<b>5.4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN</b>


Trên cơ sở các ý kiến đóng góp để ho àn thiện hơn quy trình kiểm tốn


doanh thu – chi phí tại Cty SGN và xuất phát từ tình hình phát triển thực tế hiện


nay của hoạt động kiểm toán độc lập. Sau đây, ng ười viết xin đề xuất một vài ý


kiến để Cty có thể xem xét v à tổ chức thực hiện một số hoạt động nhằm giúp Cty


nâng cao hơn nữa vị thế, uy tín cũng như khả năng cung cấp dịch vụ ng ày càng


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

tổ chức thêm các cuộc thảo luận để các KTV trao đổi, chia sẻ v à hệ thống lại các


sai sót, khó khăn, các v ấn đề thường gặp trong suốt quá trình kiểm tốn, cũng


như tìm ra hướng giải quyết để có thể rút ra kinh nghiệm ch o những lần kiểm


toán về sau, nhất là đối với các Trợ lý kiểm toán c òn ít kinh nghiệm.


Về phía dịch vụ cung cấp, b ên cạnh dịch vụ kiểm toán hiện nay , Cty có thể


cung cấp các dịch vụ khác như tái cơ cấu doanh nghiệp, dịch vụ đánh giá t ư vấn



tài chính, quản trị rủi ro, xây dựng hệ thống kiểm sốt, xốt sét tính tn thủ.


Kiểm tốn viên nên tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu


cầu của các doanh nghiệp vừa v à nhỏ; các dịch vụ nhằ m phát hiện và ngăn chặn


gian lận; và các dịch vụ tư vấn do sự thay đổi của các quy định trong chuẩn mực


kế toán, thuế. Trong thực tế những năm gần đây, một số công ty kiểm toán đ ã


cung cấp thêm một số loại dịch vụ mới: kiểm toán v à định giá; tư vấn tái cấu trúc


DN; xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ; t ư vấn sát nhập và giải thể DN…


Như vậy, để tăng cường năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, các


DN kiểm toán Việt Nam nói chung và Cty SGN nói riêng phải tạo lập được lợi


thế so sánh với đối tác của m ình thơng qua việc đa dạng hố các loại hình dịch vụ


cung cấp. Tơi cho rằng, việc áp dụng chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt, có


tính sáng tạo và mang lại giá trị mới tăng th êm cho người tiêu dùng sẽ phù hợp


hơn chiến lược giành lợi thế cạnh tranh bằng việc cung cấp các sản phẩm v à dịch


vụ với chi phí thấp trong t hời đại hội nhập. Nhờ lợi thế n ày, Cty có thể thoả mãn


tốt hơn các địi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng



của đối tác cạnh tranh đến từ các khu vực khác cũng như các nước trên thế giới.


Ta có thể dễ dàng nhận thấy, việc hạ phí hiện nay không chỉ ở các công ty


mới thành lập, mà ở cả các Cty kiểm tốn nước ngồi. Điều này là do quan điểm,


chiến lược của mỗi Cty. Với các Cty kiểm tốn nhỏ trong nước, mới thành lập,


hạ phí là do nhu cầu tồn tại trước mắt (có hợp đồng để có cơng ăn việ c làm). Cịn


đối với các Cty nước ngoài lớn, họ muốn tận dụng lợi thế hiện tại để tranh thủ


chiếm lĩnh thị trường trước khi thị trường dịch vụ tài chính (trong đó có ki ểm


tốn, kế tốn) mở cửa hồn tồn theo lộ trình mà Việt Nam cam kết khi gia nhập


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

thiểu để thực hiện đầy đủ các quy tr ình kiểm tốn, đảm bảo chất lượng kiểm toán,


đồng thời Cty phải đồng ý tuân thủ đầy đủ các quy định về kiểm toán để đảm bảo


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

<b>CHƯƠNG 6</b>


<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ</b>


<b>6.1 KẾT LUẬN</b>


Hoạt động kiểm tốn là cơng cụ của nền kinh tế thị tr ường và ngày càng


trở nên quan trọng, cần thiết nhằm cung cấp thơng tin, số liệu có độ tin cậy cao



phục vụ các nhà quản lý, điều hành cũng như phục vụ việc hoạch định chính


sách. Khi trình độ quản lý được nâng cao thì hoạt động kiểm tốn sẽ kéo theo để


đáp ứng yêu cầu phát triển. Thật vậy, qua hơn 15 năm hoạt động và phát triển,


kiểm toán độc lập đã và đang khẳng định vai trò quan trọng này của mình bên


cạnh mang lại độ tin cậy cho các thơng tin t ài chính, giúp cho ngư ời sử dụng kết


quả kiểm toán đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn, đồng thời kiểm toán độc


lập cũng giúp cho các doanh nghiệp gia tăng giá trị của các BTCT đ ược cơng


khai. Thêm vào đó, ho ạt động kiểm tốn khơng những góp phần quan trọng l àm


lành mạnh hóa mơi trường đầu tư ở Việt Nam mà cịn góp phần to lớn giúp nền


kinh tế tăng trưởng, mở cửa và hội nhập với thế giới.


Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị tr ường hiện nay, ngày càng


nhiều các doanh nghiệp đ ược thành lập và đặc biệt là sự chuyển đổi hình thức sở


hữu Nhà nước sang các Cty Cổ phần đ ã làm gia tăng nhu cầu kiểm toán độc lập.


Đáp ứng nhu cầu tất yếu đó, ng ày càng nhiều các Cty kiểm tốn ra đời đã tạo nên


mơi trường cạnh tranh gay gắt nh ưng lành mạnh để cùng nhau tiến bộ, phát triển.



Để có thể hoạt động hiệu quả, tạo dựng uy tín v à niềm tin với khách hàng


và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành kiểm toán, tập thể nhân vi ên, KTV


Cty SGN đã không ngừng phát huy những thế mạnh , ưu điểm vốn có, đồng thời


cũng kiên quyết nhìn nhận và hạn chế các khuyết điểm của mình. Quy trình kiểm


toán BCTC đã được Cty thiết lập và thực hiện khá chặt chẽ, ho àn thiện mà cụ thể


là 2 khoản mục doanh thu và chi phí. Quy trình đã đáp ứng được yêu cầu về chất


lượng và luôn tuân theo các Chuẩn mực kế toán - kiểm toán Việt Nam hiện hành.


Qua quá trình tìm hi ểu và thực hiện quy trình kiểm toán 2 khoản mục


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

hơn lý thuyết đã học, học tập thêm nhiều kiến thức và cũng có thể rút ra kinh


nghiệm thực tiễn trong quá tr ình kiểm tốn.


<b>6.2 KIẾN NGHỊ</b>


Trong thời gian qua, Quốc hội v à các Bộ, Ngành đã ban hành và hoàn


thiện một cách căn bản hệ thống văn bản pháp luật về kế toán, kiểm t oán. Luật


Kế toán, các Nghị định về kiểm toán độc lập, Hệ thống C huẩn mực kế tốn và


kiểm tốn… đã hình thành hành lang pháp lý cho ho ạt động kiểm toán ở Việt



Nam, đồng thời tạo tiền đề cần thiết cho hội nhập khu vực v à quốc tế trong lĩnh


vực kiểm tốn.


Chính sách phát triển hoạt động kiểm tốn độc lập đ ã được Chính phủ chỉ


đạo nhất qn với lộ trình cụ thể. Nhờ đó, kiểm tốn độc lập ở Việt Nam sớm trở


thành một nghề nghiệp quan trọng v à phát triển nhanh, vững chắc trong những


năm gần đây. Sự hỗ trợ của C hính phủ, Bộ Tài chính thể hiện trong việc ban


hành các văn bản pháp quy cho hoạt động kiểm toán, phát triển thị tr ường kiểm


toán và định hướng cho các cơ quan Nhà nước sử dụng kết quả kiểm tốn nh ư


một cơng cụ hữu hiệu trong công tác quản lý.


Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các Cty kiểm toán Việt Nam (li ên


quan đến nhóm các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài), người viết nhận thấy rằng trong


thời gian tới cần tiếp tục ho àn thiện cơ sở pháp lý về kế tốn, kiểm tốn v à đẩy


mạnh vai trị của hội nghề nghiệp trong việc đào tạo, bồi dưỡng cho KTV và tăng


cường kiểm soát chất lượng hành nghề kiểm tốn.


Ngồi ra, hoạt động kiểm tốn khơng chỉ cần thiết trong việc minh bạch



các thơng tin kế tốn, tài chính của các Cty Cổ phần niêm yết mà là cho tất cả các


Cty Cổ phần nói chung. Vì vậy, trong thời gian trước mắt, bên cạnh việc kiểm


soát chặt chẽ chất lượng kiểm toán các Cty cổ phần niêm yết, Nhà nước và các


Bộ, Ngành liên quan nên quy đ ịnh tất cả các Cty Cổ phần phải được kiểm tốn


mà khơng xem xét đến yếu tố ngành nghề hoạt động và quy mô của Cty. Nếu đưa


ra quy định này, thì với trên 300 Cty niêm yết, gần 100 Cty chứng khoán, quỹ


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

toán báo cáo tài chính các t ổ chức niêm yết trên thị trường chứng khốn nói


riêng.


Những cơng việc trước mắt và lâu dài về hoàn thiện cơ sở pháp lý liên


quan bao gồm: hoàn thiện nội dung của các C huẩn mực kế toán - kiểm toán đã


ban hành: ban hành và hư ớng dẫn "Quy chế kiểm soát chất l ượng dịch vụ kế


toán, kiểm toán" áp dụng cho các DN cung cấp dị ch vụ kế toán, kiểm toán và các


cá nhân hành nghề nhằm nâng cao chất l ượng dịch vụ kế toán, kinh doanh kiểm


toán. Đây được coi là nhiệm vụ cấp bách trong thời gian tới.


Việc nghiên cứu soạn thảo và ban hành Luật kiểm toán độc lập sẽ có tác



động tích cực đến các cơng ty kiểm tốn độc lập Việt Nam, nâng cao tính cạnh


tranh trong quá trình h ội nhập khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, việc liên kết, tổ


chức lại các Cty kiểm tốn nhỏ sẽ trở th ành xu hướng tích cực nhằm tăng c ường


năng lực tài chính, năng lực quản trị và điều hành cũng như chuẩn hố quy trình,


cơng nghệ kiểm toán (cải thiện các yếu tố nội tại trong DN) .


Thêm vào đó, trong các Nghị định đã ban hành cũng chưa có quy định


những nội dung liên quan đến hoạt động kiểm toán nh ư: bắt buộc hồ sơ kiểm


toán phải qua 3 cấp soát xét, kiểm tra chất l ượng hoạt động kiểm toán của từng


Cty kiểm toán … Một trong những vấn đề rất quan trọng l à tiêu chí xác định


điểm ngoại trừ và không ngoại trừ cũng chưa được quy định.


Việc chậm trễ ban hành Quy chế kiểm soát chất lượng hành nghề kế tốn,


kiểm tốn cũng gây khó khăn cho c ơ quan chức năng và hội nghề nghiệp trong


quản lý chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán.


Trên đây là một số ý kiến và nhận định đối với hoạt động kiểm toán độc


lập ở nước ta hiện nay. Các kiến nghị nêu ra ở trên mong sẽ góp một phần nào đó



vào cơng cuộc đẩy mạnh phát triển trong lĩnh vực kiểm toán tại Việt Nam với sự


phối hợp, giúp đỡ của các Cơ quan Nhà nước, các Bộ, Ban ngành nói chung và


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


1. Alvin A Arens, James K. Loebbecke d ịch và biên soạn bởi Đặng Kim


<i>Cương, Phạm Văn Dược, (2000). Kiểm toán, NXB Thống Kê Hà Nội.</i>


2. <i>TS. Phan Đức Dũng, (2008). Kế toán tài chính, NXB Thống kê.</i>


3. ThS. La Xuân Đào chủ biên, Đại học Quốc Gia TPHCM, Khoa K inh tế,


<i>Bộ mơn kế tốn – kiểm tốn, (2006). Thực hành kiểm toán, NXB Đại học Quốc</i>


Gia TPHCM.


4. TS. Vũ Hữu Đức và ThS. Võ Anh Dũng chủ biên, Trường Đại học Kinh tế


<i>TPHCM, Khoa Kế toán – Kiểm tốn, Bộ mơn Kiểm toán, (2007). Kiểm toán,</i>


NXB Lao động xã hội.


5. <i>John Dunn do TS. Vũ Trọng Huỳnh dịch, (2003). Kiểm toán – Lý thuyết và</i>


<i>Thực hành, NXB Thống Kê Hà Nội.</i>


6. <i>Nguyễn Văn Minh, (2008). Quy trình kiểm tốn chi phí tại Cơng ty Trách</i>



<i>nhiệm hữu hạn kiểm toán v à tư vấn tài chính – kế toán SGN, Khoa Kinh tế &</i>


Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ.


</div>

<!--links-->

×