Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Lợi ích từ thua lỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.84 KB, 6 trang )

Lợi ích từ thua lỗ

Cách đây chưa lâu, người ta thường tìm cách rũ bỏ những doanh nghiệp thua lỗ,
không hiếm khi còn trả thêm tiền cho người mua lại doanh nghiệp – chỉ để sao cho nó
khỏi bị phá sản. Còn hiện hay, đây chính chính là một tài sản hữu ích. Nhờ có nó mà
doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thuế lợi tức tới 1/3.
Vì sao những công ty phát đạt lại cần những khoản lỗ trong hạch toán, về
nguyên tắc, không có gì là bí mật. Bất cứ nhân viên tập sự nào trong lĩnh vực tài chính
cũng đều biết rõ khái niệm: “Lá bùa thuế” (tax shield), hay còn gọi là “tài sản thuế”
(theo như cách gọi của những chuyên viên kiểm toán). Về bản chất, “là bùa” chính là
bất cứ khoản chi hay ưu đãi nào có thể làm giảm đi tiền lãi thuộc diện bị đánh thuế,
còn có nghĩa là giảm đi khoản thuế lợi tức mà doanh nghiệp phải trả. Giá trị ban đầu
của “lá bùa thuế” chính bằng khoản tiết kiệm thuế. Còn trên thực tế, giá của là bùa còn
tính đến yếu tố khấu hao.
Một trong những lá bùa hay được sử dụng trong thực tiễn tài chính thế giới là
quyền chuyển những khoản lỗ (doanh nghiệp có khoản lỗ từ năm trước được phép
khấu trừ vào phần lãi chịu thuế của năm hiện tại). Ở Nga đã từng có những quy định
tương tự, nhưng đã bị bỏ đi trong luật thế lợi tức từ năm ngoái. Nó đã được sử dụng rất
thuận tiện, ví dụ như trong việc tổng hợp các dòng tiền trong doanh nghiệp: thu nhập
của một Holding đổ dồn vào một công ty thua lỗ cũng thuộc tập đoàn đó, và như vậy,
làm giảm được mức lợi nhuận cũng như thuế lợi tức mà cả tập đoàn phải trả.
Để đạt được những mục đích trên, có thể mua lại những “vỏ bọc lỗ” của người
khác. Tuy nhiên, chuyển hoạt động kinh doanh từ một công ty này sang một công ty
khác không phải lúc nào cũng dể dàng, hơn nữa cũng có khi không thể thực hiện được,
đặc biệt, nếu như việc kinh doanh liên quan đến bất động sản và những tài sản có giá
trị hay liên quan giấy phép hoạt động. Nhiều khi, việc “trao đổi” các dòng tiền lại
“lẹm” nhiều vào phần tiết kiệm được. Cũng vì lẽ đó mà “nhu cầu” đối với các doanh
nghiệp thua lỗ hầu như không có.
Những khả năng mới.
Tất cả đã thay đổi trong năm trước. Hiện nay, để thay thế cho việc chuyển đổi
kinh doanh một cách phức tạp vào “vỏ bọc lỗ”, có thể sử dụng thủ tục đơn giản hơn


nhiều là: tái hợp doanh nghiệp, có nghĩa là sát nhập “vỏ bọc lỗ” vào một tập đoàn
nhiều lợi nhuận.
Kết quả thu được cũng sẽ tương tự - mua lại những khoản lỗ có thể khấu trừ.
Một nhà sản xuất bia của Nga mua lại một nhà máy luyện kim cũ ở đâu đó vùng Uran.
Nếu cho rằng, người làm bia bằng cách đó muốn phát triển kinh doanh cho mình thì
hơi ngộ nghĩnh. Việc chuyển đổi hoạt động không hề được nói đến. Hợp đồng sát nhập
(
M&A) này chỉ có mục đích liên quan đến khoản lỗ 200 triệu USD do nhà máy có
nhiều vấn đề liên quan đến bán hàng và sử dụng thiết bị máy móc cũ. Khoản tiền lỗ
này, theo những số liệu không chính thức, “đủ dùng” cho người làm bia trong nhiều
năm. Về lý thuyết, phương án sử dụng lá bùa thuế này đã được sử dụng cho đến trước
năm ngoái. Nhưng đó chỉ là lý thuyết. Trong các điều luật, những điều này không hề
được nhắc trực tiếp đến, và mức độ mạo hiểm cho kết quả tài chính của việc làm tương
tự là rất lớn.
Từ năm 2002, cùng với việc thi hành chương 25 Bộ luật thuế (điều 283, khoản
5), luật pháp quy định trực tiếp đến việc cho phép khấu trừ đi những thua lỗ của cả hai
doanh nghiệp trước khi tái hợp vào khoản tiền lãi chịu thuế trong năm hiện tại.
Tuy nhiên, đồng thời cũng có một loạt các quy định hạn chế. Ví dụ, khoản lỗ
không thể làm giảm lãi chịu thuế đi quá 30% cho một năm (trước đây có thể khấu trừ
đi tới 50%, nhưng bằng cách tổng hợp tất cả các ưu đãi, bao gồm cả khoản đầu tư rất
lớn). Tuy nhiên, khả năng giảm thuế suất lợi tức tới 1/3 (từ 24% xuống còn 16,8%) rất
hấp dẫn. Thêm vào đó, phụ thuộc vào tổng số lợi nhuận và thua lỗ, điều này có thể làm
trong vòng 10 năm (trước đây là 5 năm).
Rất thú vị khi thấy rằng, “sơ đồ lỗ” có thể thực hiện cho tất cả các bên. Không
chỉ những doanh nghiệp có lợi nhuận chú ý tới việc mua những “vỏ bọc lỗ” để làm
giảm thuế, mà những doanh nghiệp thua lỗ cũng có thể mua những doanh nghiệp phát
đạt – để thâm nhập vào lĩnh vực kinh doanh phát đạt với ưu thế cạnh tranh là ‘lá bùa
thuế” của chính mình.
Như vậy, bây giờ có thể kiếm tiền từ chính những khoản thua lỗ của mình một
cách an toàn và hoàn toàn hợp pháp. Theo như lời đại diện của Tổng cục thuế LB Nga:

“Nếu như luật pháp đã quy định rằng, doanh nghiệp sau khi tái hợp có quyền khấu trừ
những khoản lỗ có trước khi sát nhập thì chúng tôi không có gì để phản đối. Bộ luật
thuế, đó là những quy định trực tiếp, còn chúng tôi thực hiện. Tất nhiên, tổng số thua
lỗ do doanh nghiệp đưa ra sẽ được nghiên cứu cặn kẽ. Cụ thể là, sẽ kiểm tra sát sao
việc thực hiện những hạn chế và quy định về việc chuyển lỗ, trong đó có quy định về
việc lưu trữ giấy tờ trong vòng 10 năm, ngay cả trong trường hợp nếu như doanh
nghiệp đã bị xóa tên trong danh sách của phòng thuế.
Bây giờ chỉ còn lại việc tìm người mua sao cho thích hợp. Hiện tại thì các bên
vẫn phải tự đi tìm. Thế nhưng có lẽ đó chỉ là những khó khăn tạm thời. Những tay thạo
việc đã bắt đầu hấp hé mở ra những trung tâm môi giới mua bán các doanh nghiệp
thua lỗ.
Tuy nhiên, các chuyên viên trong ngành thuế sẽ không chịu ngồi im.Trong kho
tàng của cơ quan thuế ở các nước với hệ thống thuế phát triển có sẵn những phương
tiện đấu tranh với những kẻ chuyên đi săn tìm “lá bùa thuế”. Ví dụ như cơ quan thuế
vụ của Mỹ (Internal Revenue Service), dựa vào nguyên tắc lợi coi trọng bản chất hơn
hình thức (substance over form principle), có thể bác bỏ việc khấu trừ lỗ vào khoản
thuế phải trả nếu như doanh nghiệp không chứng minh được rằng, việc sát nhập được
thực hiện với các mục đích kinh doanh hợp lý, chứ không phải là vì để nhận được
những lợi ích về thuế.
Các cơ quan thuế vụ ở Nga tạm thời không theo dõi những mục đích của việc
sát nhập. Một mặt, họ không có quyền làm như vậy – về hình thức, việc làm những
người trả thuế khi thực hiện việc tái hợp doanh nghiệp theo “sơ đồ lỗ” là hoàn toàn
hợp pháp. Hơn nữa, theo dõi mục đích của việc sát nhập và xử phạt là những việc làm
mà pháp luật hiện hành không cho phép.
Evgenhi Timofeev, chuyên viên các vấn đề về thuế của văn phòng
Ernst&Young Moscow cho rằng “Khi chưa có những quy định thuế để đánh giá tính
hiện thực của hợp đồng này hay hợp đồng khác của các doanh nghiệp, các cơ quan
thuế vụ đôi khi sử dụng đến nhưng quy định của luật dân sự”
Tuy nhiên, về mặt đối trọng thì những quy định về mặt luật pháp lại không phù
hợp. “Bằng chứng là phán xét của trọng tài kinh tế Liên bang vùng Tây Bắc liên quan

đến việc INCOMBANK kiện Cơ sở kỹ thuật của đội tàu vùng Arkhangensk và
SERGEOSINTES ngày 25 tháng 12 năm 2002 – tòa chỉ ra rằng, việc ‘chứng minh ý
định của các bên không phải là để thực hiện hợp đồng mà là để nhận các ưu đãi về
thuế’ không phải là cơ sở để cho rằng hợp đồng là không hợp pháp”.
Mặt khác, người làm thuế hiện thời chưa đi vào những chi tiết như vậy – họ còn
phải giải quyết những vấn đề có thể thực hiện được và đơn giản (như là tiến hành
thanh tra thuế) hơn là đào bới vào cấu trúc và thực tế những khoản lỗ của các doanh
nghiệp khi sát nhập.
Constantin Mosiakin, trưởng phòng quản lý công tác của Cục thanh tra thuế
Liên bang Nga cho biết: “Đến bây giờ, trên thực tế thì chúng tôi còn chưa động chạm
đến sơ đồ tối ưu thuế bằng cách sát nhập các doanh nghiệp thua lỗ. Để thực hiện việc
giảm mức thuế, có thể vận dụng theo quy định của chương 25 Bộ luật thuế. Nhưng bởi
vì không có sự vi phạm pháp luật, vì vậy vấn để này không phải là của chúng tôi mà là
của các đồng nghiệp ở Tổng cục thuế. Tuy nhiên, nếu tính đến yếu tố rằng, Bộ luật vừa
có hiệu lực và Tổng cục thuế còn liên tục góp ý, những nhận xét chỉ có thể được đưa ra
theo kết quả cuối năm, khi hình thành lãi năm. Tuy nhiên, bây giờ tôi có thể nói rằng,
chúng tôi cũng như cơ quan bảo vệ pháp luật, trong tình hình này rất lưu ý sự thua lỗ
thực tế. Để hiểu được động lực của việc “găm” những khoản nợ vào mình, cần tiến
hành phân tích cấu trúc của các khoản lỗ và tài sản của doanh nghiệp bị mua. Nếu như
việc thua lỗ bị “thổi phồng” thì đó là trốn thuế. Và như vậy sẽ có những hậu quả tất
yếu của nó”.
Tuy nhiên, trước khi các cơ quan thuế vụ tiến hành kiểm tra thì những bên liên
quan đến hợp đồng
M&A đã tự mình kiểm tra rất kỹ.
Giá trị thua lỗ.
Những doanh nghiệp được đem ra bán trước đây đã từng hoạt động một thời
gian, vì vậy người mua thường muốn phải kiểm tra lại tính trong sáng của doanh
nghiệp này. Vì sao vậy? Ít ra là để không phải nhận những “món quà” trong tương lai,
như là: sự đòi hòi bất ngờ của các chủ nợ, trong số đó, đôi khi lại là nhà nước. Thông
thường, chính những người bán cũng chú ý đến việc kiểm tra như vậy: mức mạo hiểm

của hàng hóa cao bao nhiêu thì giá trị của nó thấp bấy nhiêu. Trong thực tiễn quốc tế
thì trước khi thực hiện mua bán doanh nghiệp, cần tiến hành thủ tục kiểm tra đặc biệt
với sự trợ giúp của các công ty luật hoặc kiểm toán (due diligence).
Nhưng tốt nhất đối với người bán là trước khi đem bán, ngoài due diligence nên
thực hiện việc thanh tra thuế để chứng minh rằng, mọi việc đã được thanh toán xong
với “thế giới bên ngoài” và cả với nhà nước. Đánh tiếng cho việc này không khó – cơ
quan thuế vụ rất “hào hứng” kiểm tra doanh nghiệp trước khi đem bán, bởi vì xử phạt
những người chủ mới vì những lỗi lầm cũ của doanh nghiệp là điều không thể.
Khi chưa tìm được người mua, người bán cần bảo quản hàng hóa của mình cho
tốt, cụ thể là trả báo cáo tài chính không có nợ nần và tạo điều kiện cho cơ quan thuế
vụ tiếp xúc với doanh nghiệp. Nếu không, “linh hồn chết” sẽ bị bắt buộc giải thể do
liên tục vi phạm luật (điều 61 Bộ luật dân sự) hoặc vì không có “con nợ” (điều 177
Luật phá sản doanh nghiệp). Và tất nhiên để không đánh mất “giá trị thua lỗ”, chủ
doanh nghiệp cần phải đăng ký lại ở phòng thuế (điều 26 luật “Về việc đăng ký các
pháp nhân”) trước ngày 01.01.2003.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×