Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Thị trường đầu ra cho sản phẩm thuỷ sản thực trạng và tiềm năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.4 KB, 31 trang )



…………..o0o…………..
















Tiểu luận

Thị trường đầu ra cho sản phẩm thuỷ sản thực trạng
và tiềm năng



Thị trường đầu ra cho sản phẩm thuỷ sản
thực trạng và tiềm năng

LỜI MỞ ĐẦU
Thuỷ sản là một ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế quốc


dân, sản phẩm thuỷ sản là một mặt hàng vô cùng thân thuộc không chỉ đối
với người dân Việt Nam mà còn là một phần tất yếu trong mỗi bữa ăn của
người dân các nước khác trên thế giới. Chính vì vậy mà việc làm thế nào
để phát triển ngành thuỷ sản không chỉ là công việc của những nhà nghiên
cứu kinh tế mà còn là mối quan tâm chung của c
ả cộng đồng.
Người ta nói rằng, thị trường đầu ra của sản phẩm chính là bộ mặt, là
thước đo đánh giá trình độ phát triển của ngành hàng nói riêng và của toàn
bộ nền kinh tế nói chung. Vậy, để đánh giá đúng vị trí của ngành thuỷ sản
trong nền kinh tế quốc dân, ta phải tìm hiểu và phân tích thật tỉ mỉ về thị
trường đầu ra cho sản phẩm của nó.
Ở Việ
t Nam, tuy ngành thuỷ sản xuất hiện từ rất sớm nhưng việc
phân phối sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng còn nhiều bất cập. Không
phải bất cứ người dân nào cũng được dùng những sản phẩm thuỷ sản tươi,
ngon, bổ, phù hợp với túi tiền của mình, trong khi đó người sản xuất, đôi
khi lại không tiêu thụ được sản phẩm mình làm ra, để nó bị hư h
ỏng một
cách rất lãng phí. Giải pháp hiệu quả của vấn đề này, đó là làm thế nào để
khai thác và mở rộng thị trường tiêu thụ một cách hợp lý nhất từ đó đưa ra
những biện pháp phù hợp giúp ngành thuỷ sản phát triển góp phần nâng
cao tiềm lực kinh tế của cả nước.
Đó cũng là lý do vì sao em chọn cho mình đề tài của Đề án chuyên
ngành là:"Thị trường đầu ra cho sản phẩ
m thuỷ sản - thực trạng và tiềm
năng"
Kết cấu đề tài gồm ba chương.
Chương I : Lý luận chung về thị trường.



Chương II : Cơ cấu chức năng và đặc điểm của thị trường thuỷ sản.
Chương III: Thị trường sản phẩm thuỷ sản – thực trạng và tiềm năng.



CHƯƠNG I:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG BẢN CHẤT,
CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG.

1- Bản chất của thị trường.
Về bản chất thị trường là lĩnh vực trao đổi mà thông qua đó người
bán và người mua có thể trao đổi sản phẩm, dịch vụ cho nhau tuân theo các
quy luật kinh tế hàng hóa.
Như vậy, ta có thể hiểu thị trường được biểu hiện trên ba nét lớn
sau:
- Thị trường là lĩnh vực trao đổi được tổ chức theo quy luật kinh tế
hàng hoá như: quy lu
ật giá trị; quy luật cạnh tranh....
- Thị trường là sự trao đổi ngang giá và tự do đối với sản phẩm làm ra;
gắn sản xuất với tiêu dùng, buộc sản xuất phải phục tùng nhu cầu tiêu
dùng.
- Một thị trường cân đối thì giá cả của nó phải phản ánh chí phí sản
xuất xã hội trung bình, do đó buộc người sản xuất phải giảm chi phí, tiết
kiệm nguồn lực, nâng cao năng suất và chấ
t lượng sản phẩm.
2- Chức năng của thị trường.
a- Cơ cấu của thị trường.
Cơ cấu tổ chức của thị trường gồm các nhóm chủ thể kinh tế với
chức năng riêng biệt của nó trong hệ thống thị trường.

Các nhóm chủ thể kinh tế này có quan hệ với nhau thông qua dây
chuyền Marketinh sau:
Người sản xuất - Người bán buôn - Người chế
biến - Người bán lẻ -
Người tiêu dùng.
Mỗi mắt xích hay mỗi nhóm chủ thể trong dây chuyền Marketinh
trên có một chức năng riêng biệt trong hệ thống thị trường:
+ Người sản xuất: Người sản xuất bao gồm các doanh nghiệp, công ty
sản xuất, hợp tác xã, hộ gia đình, trang trại có chức năng tạo ra sản phẩm


trên cơ sở sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất, tạo ra giá trị mới bổ
sung vào giá trị cũ được chuyển từ các yếu tố đầu vào.
+
Người bán buôn: Người bán buôn gồm các doanh nghiệp thương
mại, hợp tác xã thương mại, hộ gia đình có chức năng đưa sản phẩm từ
người sản xuất đến người chế biến và do phải thu gom, bảo quản, sơ
chế...nên tạo thêm giá trị mới bổ sung vào sản phẩm làm tăng giá trị sản
phẩm.
+ Người chế biến: Người chế biến cũng bao gồm các doanh nghiệ
p,
hợp tác xã, hộ gia đình có chức năng chế biến sản phẩm từ dạng thô sang
sản phẩm có tính công nghiệp làm chất lượng sản phẩm tăng thêm và tăng
khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Do phải chi phí cho chế biến làm cho
giá trị sản phẩm tăng thêm.
+ Người bán lẻ: Người bán lẻ bao gồm các doanh nghiệp, đơn vị tập
thể, tư nhân có chức năng đưa s
ản phẩm từ nơi chế biến đến người tiêu
dùng cuối cùng. Do phải chi phí cho hoạt động thương mại do đó làm cho
giá trị sản phẩm tăng thêm.

+ Người tiêu dùng: Người tiêu dùng là tất cả các thành viên trong xã
hội có chức năng hoàn trả toàn bộ chi phí từ khâu sản xuất đến khâu dịch
vụ cuối cùng của quá trình sản xuất và tiêu dùng.
• Qua cơ cấu trên, người ta có thể phân loại thị trường thành: thị
tr
ường các yếu tố đầu vào hay còn gọi là thị trường tư liệu sản xuất và thị
trường sản phẩm hay còn gọi là thị trường hàng tiêu dùng.
b- Chức năng của thị trường.
Bản chất của thị trường còn thể hiện ở những chức năng của nó.Với
tính cách là một phạm trù kinh tế, thị trường có các chức năng cơ bản sau:
¾ Chức n
ăng thừa nhận.
Mọi yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất hàng hoá đều thực
hiện được việc bán, tức là chuyển quyền sở hữu nó với những giá nhất
định, thông qua một loạt thảo thuận về giá cả, chất lượng, số lượng,
phương thức giao hàng, nhận hàng...trên thị trường.Chức năng thừa nhận
của thị trường thể hiệ
n ở chỗ người mua chấp nhận mua hàng hoá, dịch vụ


của người bán và do vậy hàng hoá đã bán được. Thực hiện chức năng này
nghĩa là thừa nhận các hoạt động sản xuất hàng hoá và mua bán chúng theo
yêu cầu các quy luật của kinh tế thị trường.
¾ Chức năng thực hiện.
Hoạt động mua và bán là hoạt động lớn nhất, bao trùm nhất của thị
trường. Trong nền kinh tế thị trường phát triển, mọi yếu tố đầu vào cho s
ản
xuất và đầu ra sản phẩm chủ yếu đều được tiền tệ hoá thì hoạt động mua và
bán là cơ sở quan trọng quyết định các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ
thể kinh tế. Chức năng thực hiện của thị trường thể hiện ở chỗ, thị trường

thực hiện hành vi trao đổi , thực hiện cân bằng cung cầu từng loại sản
ph
ẩm hàng hoá, hình thành giá cả và thực hiện giá trị của các sản phẩm
hàng hoá.
¾ Chức năng điều tiết kích thích.
Nhu cầu thị trường là mục đích đáp ứng của mọi quá trình hoạt động
sản xuất – kinh doanh. Thị trường vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc
đẩy các chủ thể kinh tế. Đây chính là cơ sơ khách quan để thực hiện chức
năng điều ti
ết kích thích của thị trường. Thực hiện chức năng này, thị
trường có vai trò quan trọng trong việc phân bổ và sử dụng hợp lý các
nguồn lực khan hiếm của đất nước cho quá trình sản xuất kinh doanh sản
phẩm.
¾ Chức năng thông tin.
Có nhiều kênh thông tin kinh tế, trong đó thông tin thị trường là rất
quan trọng. Chức năng thông tin thị trường bao gồm: Tổng cung, tổng cầu
hàng hoá, dịch vụ, cơ c
ấu cung cầu các loại sản phẩm hàng hoá trên thị
trường, chất lượng, giá cả hàng hoá, thậm chí cả thị hiếu, cách thức, phong
tục tiêu dùng của người dân...Những thông tin thị trường chính xác là cơ sở
quan trọng cho việc ra các quyết định.
Các chức năng trên của thị trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
làm cho thị trường thể hiện đầy đủ vai trò bản chất của mình. Chức năng
thừa nhận là quan trọng nhất, có tính quyết định. Chừng nào chức năng này
được thực hiện thì các chức năng khác mới phát huy tác dụng. Nếu chức


năng thừa nhận đã được thực hiện mà các chức năng khác không thể hiện
ra thì chắc chắn đã có những yếu tố phi kinh tế nào đó can thiệp vào thị
trường làm cho nó biến dạng đi.

3- Vai trò của thị trường.
Thị trường có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển
nền kinh tế thị trường . Thị trường là lĩnh vực trao đổi hàng hoá và dịch vụ
thông qua các quy luậ
t của kinh tế hàng hoá, do đó nó là điều kiện cần và
buộc phải có để kết thúc một chu trình sản xuất kinh doanh, thực hiện lợi
nhuận cho nhà đầu tư. Thông qua thị trường, tất cả các chủ thể kinh tế đều
có thể tự do mua những gì mình cần, bán những gì khách hàng muốn cũng
như mình có thể đáp ứng, nhằm thu lợi nhuận. Giá cả thị trường được xác
định bởi s
ự cân bằng cung – cầu, do đó bí quyết để thành công trong kinh
doanh là phải làm sao chiếm được lòng tin của khách hàng, mở rộng thị
trường, thị phần cho sản phẩm của mình. Ngoài vai trò thực hiện lợi nhuận
cho người kinh doanh, thị trường còn có vai trò trong việc phân bổ những
nguồn lực khan hiếm đều cho các ngành, các lĩnh vực và các chủ thể kinh
tế thông qua giá cả thị trường.
Qua những vai trò trên, hơn ai hết những người làm kinh tế và
nh
ững người nghiên cứu kinh tế phải đánh giá đúng tầm quan trọng của thị
trường, từ đó có những giải pháp để tìm kiếm và phát triển thị trường cho
sản phẩm của mình một cách phù hợp. Nắm được bí quyết để tiêu thụ tốt,
nhiều sản phẩm trên thị trường là một trong những thành công lớn mà bất
cứ người làm kinh tế nào cũng mong đạt được. Nhưng để
đạt được thành
công đó không phải là vấn đề đơn giản, mà là cả một quá trình nghiên cứu,
tìm tòi cũng như chấp nhận mạo hiểm, rủi ro trong kinh doanh do chính thị
trường mang lại.
Việt Nam, từ khi xác định phát triển nền kinh tế theo hướng kinh tế thị
trường lấy việc tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật làm nền tảng,
đã đưa nền kinh tế nước ta tiến được một bước ti

ến đáng kể so với cơ chế
kế hoạch hóa tập trung trước đây. Trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tất cả các thành viên trong xã hội có đủ điều


kiện kinh doanh theo luật doanh nghiệp Việt Nam đều được kinh doanh các
mặt hàng mà nhà nước không cấm. Các thông tin thị trường luôn là những
thông tin mở, nắm bắt nó một cách nhanh chóng, nhạy cảm sẽ đem lại
những thành công lớn cho người làm kinh tế, qua đó góp phần quan trọng
trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, rút ngắn khoảng cách với các
nước công nghiệp hiện đại trên thế giới.


CHƯƠNG II
CƠ CẤU, CHỨC NĂNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ
TRƯỜNG THUỶ SẢN
I- CƠ CẤU, CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN.
Cũng giống như cơ cấu của thị trường, cơ cấu của thị trường thuỷ
sản gồm các nhóm chủ thể kinh tế với những chức năng nhất định có mối
liên hệ với nhau thông qua hệ thống dây chuyền Marketinh:
Người sản xuất - Người bán buôn - Người chế biến - Người bán lẻ -
Người tiêu dùng.
Mỗi mắt xích hay mỗi nhóm chủ thể kinh tế trong hệ
thống dây
chuyền Marketinh trên có một chức năng riêng trong hệ thống chức năng
chung của thị trường:
• Người sản xuất.
Người sản xuất sản phẩm thuỷ sản là những người làm công việc đánh
bắt cá, tôm, hải sản các loại từ môi trường nội đồng, biển khơi và cả nhóm
người nuôi trồng hải sản để kinh doanh. Người sản xuất thuỷ s

ản có thể là
những doanh nghiệp lớn với những hạm tầu khai thác cá ở ngoài biển khơi,
có thể là trang trại gia đình nuôi trồng thuỷ sản và cũng có thể là những hộ
gia đình cá thể đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ...Những người này
có chức năng cung cấp sản phẩm thuỷ, hải sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu...

Người bán buôn.


Người bán buôn sản phẩm thuỷ sản có thể là các doanh nghiệp
thương mại, các hộ gia đình và các chủ thể nhỏ lẻ..Những người này đảm
nhiệm công việc thu gom sản phẩm thuỷ sản từ các ngư trường hoặc các
đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ trong cả nước để cung cấp trực tiếp cho các đơn
vị chế biến hoặc những người bản lẻ ở
các chợ hàng.
• Người chế biến.
Người chế biến thuỷ sản bao gồm các doanh nghiệp, các đơn vị tập
thể, các hộ gia đình cá thể. Họ thực hiện công việc mua gom sản phẩm
thuỷ sản sơ chế từ những người bán buôn, sau đó đem chế biến sản phẩm
thuỷ sản này thành những sản phẩm có tính công nghiệp phục vụ cho nhu
cầu ngày càng cao và
đa dạng của con người,
• Người bán lẻ.
Người bán lẻ ở đây gồm các đơn vị tập thể, hộ gia đình cá thể có
nhiệm vụ cung cấp hàng tiêu dùng thuỷ sản từ những đơn vị chế biến hoặc
các đại lý tới tay người tiêu dùng cuối cùng.
• Người tiêu dùng.
Người tiêu dùng là tất cả các thành viên trong xã hội có nhu cầu tiêu
dùng sản phẩm thuỷ sản. Họ có trách nhi

ệm thanh toán tất cả các chi phí từ
khi khai thác, chế biến, lưu thông hay nói khác đi là từ khâu sản xuất tới
lúc tiêu dùng.
Các quá trình trên được diễn ra liên tiếp để đảm bảo quá trình sản
xuất được khép kín, đồng vốn được quay vòng nhanh đem lại hiệu quả
kinh doanh cho người sản xuất thuỷ sản. Qua mỗi một mắt xích, sản phẩm
thuỷ sản lại được tăng thêm giá trị cho đến khi tới tay người tiêu dùng cuố
i
cùng nó trở thành một sản phẩm hoàn hảo, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu
của người tiêu dùng. Mỗi một nhóm chủ thể kinh tế trong dây chuyền
Marketinh trên, tuy có chức năng khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ
mật thiết, gắn bó với nhau, sản phẩm của mắt xích này là nguyên liệu đầu
vào của mắt xích tiếp theo. Vì vậy, tất cả các quá trình lưu thông hàng hoá
qua các mắt xích trong dây chuyền Marketinh có diễn ra thông suốt thì mới
đảm bảo cho th
ị trường sản phẩm thuỷ sản được ổn định và phát triển,


II- ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN.
Do đặc điểm của sản xuất, chế biến và tiêu dùng hàng thuỷ sản, thị
trường đầu ra cho sản phẩm thuỷ sản là một thị trường đa cấp. Việc tìm
hiểu, phân tích thị trường sản phẩm đầu ra cho thuỷ sản là phân tích trạng
thái cân bằng ở mỗi cấp thị trường.
Mỗi một loại sản phẩm thuỷ sản ( sản phẩm tươi, s
ản phẩm chế
biến, sản phẩm khô...) đáp ứng đòi hỏi của thị trường về tất cả các mặt như:
thời gian, không gian, chất lượng, giá cả, số lượng...Do vậy, chủ thể kinh tế
tham gia trên dây chuyền marketinh cần bỏ ra những chi phí nhất định để
đáp ứng những đòi hỏi nói trên của thị trường. Những chi phí này sẽ được
phản ánh vào giá cả. Khi thị

trường chấp nhận giá, gồm giá sản phẩm thuỷ
sản thô cộng với chi phí chế biến, chi phí marketinh thì chênh lệch giữa giá
đó với giá ở cấp thị trường trước đó được gọi là độ cận biên thị trường.Từ
những lý luận trên, để thấy được trạng thái cân bằng của mỗi cấp thị
trường, ta đi tìm hiểu về độ cận biên thị trường qua giá cả
của sản phẩm.
1- Độ cận biên thị trường và giá cả sản phẩm thuỷ sản.
Độ cận biên thị trường sản phẩm thuỷ sản là một khái niệm thể hiện
giá trị dôi ra ở mỗi mắt xích nào đó trên dây chuyền marketinh sản phẩm.
Chẳng hạn, người ta xem xét độ cận biên giá bán lẻ và giá bán buôn hoặc
độ cận biên giữa giá bán buôn và giá bán lẻ . Như vậy là người ta có thể
xem xét
độ cận biên thị trường sản phẩm thuỷ sản giữa bất kỳ hai cấp thị
trường nào đã định giá.
Chúng ta tiếp cận ở phía người tiêu dùng thủy sản từ hai khía cạnh
của quá trình.
Thứ nhất là với trình độ phát triển hiện nay của nền kinh tế nói
chung và của ngành thuỷ sản nói riêng, người tiêu dùng các lượng sản
phẩm thuỷ sản chế biến chưa nhiều, nh
ưng ở nông thôn người nông dân sử
dụng sản phẩm thuỷ sản thô do mình tự đánh bắt hoặc nuôi trồng lấy nhiều
hơn, còn ở thành phố thì người tiêu dùng các sản phẩm đã qua chế biến với
số lượng lớn hơn. Điều đó chỉ ra rằng những người tiêu dùng khác nhau có


những nhu cầu khác nhau về qui cách, mức chất lượng và dịch vụ cung cấp
hàng hoá khác nhau.
Thứ hai là xét về lâu dài, khi thu nhập và mức sống tăng lên cùng
với sự phát triển cao hơn của nền kinh tế, nhu cầu của người tiêu dùng ở cả
thành thị và nông thôn đều tăng lên đối với các dịch vụ làm tăng giá trị của

sản phẩm thuỷ sản. Kết quả là trong cơ cấu giá mua hàng thuỷ s
ản của
người tiêu dùng, phần trả cho cho các dịch vụ có chiều hướng tăng lên, còn
trả cho sản phẩm thô, sơ chế có chiều hướng giảm xuống. Cùng với sự phát
triển kinh tế, độ cận biên thị trường sẽ tăng lên. Độ cận biên thị trường
giữa giá bán lẻ và giá tại các cơ sơ đánh bắt ( ngư trường, trang trại nuôi
cá, hộ gia đình...) là sự chênh lệch giữa giá bán l
ẻ cuối cùng cho người tiêu
dùng cuối cùng và giá mà người sản xuất thuỷ sản nhận được khi bán sản
phẩm thuỷ sản sơ chế.
Có thể coi nhu cầu ở cấp thị trường bán lẻ bao gồm hai phần: Nhu
cầu đối với sản phẩm thuỷ sản chưa qua chế biến và nhu cầu đối với một
loạt các dịch vụ. Nhu cầu đối với sản phẩm thu
ỷ sản chưa qua chế biến gọi
là nhu cầu phái sinh, xuất phát từ nhu cầu ban đầu ở cấp bán lẻ có kết hợp
cả sản phẩm thuỷ sản thô và dịch vụ. Đường cầu này được tạo ra khi đem
mỗi điểm trên đường cầu ban đầu trừ đi giá trị về các dịch vụ. Tương tự
như vậy, đường cung phái sinh cũng được tạo ra khi đ
em các giá trị trên
đường cung ban đầu cộng với các giá trị về các dịch vụ mà người tiêu dùng
yêu cầu đối với người sản xuất. Giao điểm của các đường cung và cầu này
sẽ tạo nên giá cả của sản phẩm thuỷ sản trên thị trường.
Khi người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cho độ thoả dụng mà hệ thống
thị trường tạo ra về thời gian, không gian, hình thức sản phẩm...thì ở
đây
độ cận biên thị trường phản ánh mức chuẩn bị đầy đủ thoả dụng đó cho
người tiêu dùng. Mức độ và các loại chi phí cho sự “ chuẩn bị “ này hoàn
toàn tuỳ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường
Muốn phân tích đầy đủ và cụ thể ta phải đi xét hai trường hợp cụ thể
đó là:



Trường hợp độ cận biên thị trường không thay đổi ( trong thời gian
ngắn) và trường hợp độ cận biên thị trường thay đổi ( xét trong khoảng thời
gian dài).
2- Sự hình thành giá cả theo thời vụ.
Ngành nông nghiệp nói chung và thuỷ sản nói riêng là một ngành sản
xuất vật chất có nhiều đặc điểm riêng, trong đó tình thời vụ khá cao là nét
đặc trưng nhất. Tình thời vụ của sản xuất thuỷ
sản thể hiện rõ ở sự biến
động của giá cả thị trường theo thời vụ, đặc biệt là tính không ổn định của
giá cả thị trường đầu ra. ở đây, việc phân tích thị trường đầu ra cho sản
phẩm thuỷ sản tập trung vào sự hình thành giá cả thị trường theo thời gian.
Do đặc của ngành thuỷ sản, việc sản xuất kinh doanh phải dựa trên
các qui luật sinh h
ọc động thực vật thuỷ sinh nên tính mùa vụ của ngành
thuỷ sản là khá cao. Vào đúng mùa vụ, người sản xuất cung ứng sản phẩm
theo nhu cầu của người tiêu dùng và do đó giá cả được hình thành dựa trên
quan hệ cung cầu. Nhưng vào lúc trái vụ, trong khi nhu cầu của người tiêu
dùng là không thay đổi thì người sản xuất lại không có sản phẩm để bán
hoặc do chi phí để dự trữ sản phẩm thuỷ sản là quá lớn làm cho giá c
ả của
sản phẩm trên thị trường tăng lên, và ta dễ dàng nhận thấy là mức tăng lên
của giá phải lớn hơn chi phí mà người cung ứng bỏ ra để dự trữ sản phẩm(
ở đây ta phải hiểu là sản phẩm thuỷ sản rất khó dự trữ vì đặc tính mau
ươn, chóng hỏng của nó..)
Qua những phân tích trên ta thấy rằng tính mùa vụ trong sản xuất
thuỷ sản đã làm cho giá cả
của sản phẩm thuỷ sản thay đổi rất lớn theo thời
gian. Người sản xuất, cung ứng sản phẩm cần nắm rõ đặc điểm này để có

chiến lược kinh doanh phù hợp sao cho mức lợi nhuận từ hoạt động đầu tư
của mình là lớn nhất.
3- Tính độc quyền của thị trường thuỷ sản.
Trên thị trường thuỷ sản ta thấ
y thường chỉ tồn tại dạng độc quyền
nhất thời. Tính chất độc quyền này do trình độ sản xuất của ngành thuỷ sản
chưa cao mang lại,thêm vào đó ngành thuỷ sản lại là ngành sản xuất phân

×