Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Phương pháp tổ chức kho sách phù hợp với quy mô thư viện trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.97 KB, 16 trang )

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC KHO SÁCH
PHÙ HỢP VỚI QUY MÔ THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC

I-

ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
Căn cứ Pháp lệnh Thư viện được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khố X

thơng qua ngày 28/12/2000 và Nghị định 72/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện;
Căn cứ Quy định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐTcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo
về tiêu chuẩn Thư viện trường phổ thông ban hành ngày 02/01/2003 và Quyết
định số 01/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/01/2004 về sửa đổi, bổ sung Quyết
định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT;
Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã ban hành về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,
giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp;
Căn cứ vào công văn 318/SGDĐT-GDCN&TX nagỳ 17/3/2016 của Sở
Giáo dục và Đào tạo về việc báo cáo thực trạng thư viện trường học và tình
hình đọc sách;
Căn cứ cơng văn số 121/PGD-THCS ngày 21/03/2016 về việc báo cáo
thực trạng thư viện và tình hình đọc sách;
Căn cứ cơng văn số 396/SGDĐT-GDCN&GDTX ngày 05/4/2016 về việc
tổ chức Ngày Sách Việt Nam Lần thứ 3.
Hiện nay, Thư viện có vai trị quan trọng trong mỗi trường học. Thư viện
không chỉ là nơi lưu trữ sách, báo, tạp chí và các loại tài liệu, các văn bản chỉ
đạo của Đảng, Nhà nước, các cấp các ngành… mà cịn là trung tâm sinh hoạt
văn hố trong nhà trường góp phần thúc đẩy phong trào giảng dạy và học tập
của đông đảo giáo viên và học sinh, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu
1


1


trong học sinh và xây dựng nếp sống văn hoá mới cho mỗi thành viên trong nhà
trường. Những hoạt động đó là nền tảng cho sự sáng tạo của học sinh, đồng thời
là cơ sở cho giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học mới như dạy học theo
dự án, học theo nhóm,… Vì vậy, thư viện phải hoạt động tích cực cụ thể thoả
mãn phần nào nhu cầu ngày càng lớn về sách và tài liệu tham khảo phục vụ cho
công tác phục vụ giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh nhằm đáp ứng
nhu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa hiện nay.
Với thực trạng chung của các thư viện hiện nay là vốn tài liệu còn nghèo
nàn, thiếu về chất lượng và cả về số lượng. Nguồn kinh phí cịn eo hẹp thì việc
xây dựng vốn tài liệu để dần đưa thư viện đi vào hoạt động là vấn đề làm cho
cán bộ thư viện băn khoăn, trăn trở. Từ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn đó, dựa
trên những việc đã làm được và cũng chính là lí do tôi chọn đề tài: Phương
pháp tổ chức kho sách phù hợp với quy mơ thư viện trường học.
I.

MƠ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT:

II.1. Mô tả giải pháp kỹ thuật trước khi tạo ra sáng kiến :
Thư viện trường THCS Tô Hiệu được thành lập vào năm 1990. Vốn tài liệu
ban đầu chỉ có vài chục đầu sách. Kho sách sắp xếp chưa khoa học, tài liệu, tài
liệu chưa được cập nhật theo dõi do đó hiệu quả thư viện mang lại chưa cao.
II.2. Mô tả giải pháp kỹ thuật sau khi có sáng kiến:
1. Đặc điểm tình hình:

Được sự quan tâm đầu tư xây dựng của Ủy ban Nhân dân thành phố Nam
Định, Phòng Giáo dục thành phố Nam Định, các ban ngành có liên quan, đến
nay Thư viện Trường THCS Tơ Hiệu đã có phịng riêng với tổng diện tích gần

80m2 và được trang bị khá đầy đủ về cơ sở vật chất.

2

2


DANH MỤC CÁC THIẾT BỊ VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT
THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU – TP NAM ĐỊNH
STT

3

SỐ LƯỢNG
(Chiếc)

TÊN THIẾT BỊ

1

Máy tính kết nối mạng

01

2

Máy in

01


3

Tủ mục lục

01

4

Bàn thủ thư

02

5

Ghế thủ thư

02

6

Tủ trưng bày tạp chí

03

7

Bàn đọc 4 chỗ ngồi có vách ngăn

10


8

Ghế ngồi đọc

40

9

Giá sách

04

10

Panơ khẩu hiệu

07

11

Ảnh Bác ngồi đọc sách

01

12

Nội quy thư viện

01


13

Bảng phân loại Thu viện

01

14

Lịch làm việc của Thư viện

01

15

Bóng Tp đơi

12

16

Quạt thơng gió

03

17

Quạt trần

07
3


GHI CHÚ


Đến nay, thư viện đã có vốn tài liệu cơ bản để đi vào hoạt động : cụ thể
sách nghiệp vụ của giáo viên là 592 quyển, sách tham khảo cho học sinh là 434
quyển và sách giáo khoa là 986 quyển, bố trí một cán bộ thư viện chuyên trách.
Năm 2015 Thư viện được công nhận là Thư viện chuẩn.
Đội ngũ giáo viên có tuổi đời, tuổi nghề cao, có kinh nhiệm giảng dạy nhiệt
tình, u ngành mến nghề, qua nhiều năm hoạt động và phát triển đến nay
trường hiện có 26 Cán bộ giáo viên nhân viên và 208 học sinh, cơ sở hạ tầng
khá khang trang và được công nhận là Trường chuẩn Quốc gia vào năm 2015.
Khi được nhận nhiệm vụ về công tác tại Trường THCS Tô Hiệu , tôi luôn
suy nghĩ, trăn trở phải làm sao cho thư viện hoạt động đúng nghĩa của thư viện
chứ không phải là “ nơi chứa sách” như lâu nay.
2. Những vấn đề đặt ra :
Vấn đề thứ 1 : Phải làm sao để tăng vốn tài liệu cho thư viện.
Vấn đề thứ 2 : Tạo thói quen tự đọc cho học sinh
Vấn đề thứ 3: Kỹ thuật tổ chức kho sách phù hợp với tình hình thực tế kho
sách và đặc điểm đối tượng bạn đọc của thư viện để công tác phục vụ đạt hiệu
quả cao nhất.
Tổ chức kho sách phù hợp với nguồn lực Thư viện và phù hợp với đặc điểm
nhu cầu của bạn đọc.
3. Giải pháp :
3. 1. Xây dựng vốn tài liệu hạt nhân cho thư viện :
Bổ sung tài liệu khởi đầu được áp dụng đối với thư viện ít tài liệu nhằm từng
bước ổn định và đi vào hoạt động phục vụ đông đảo bạn đọc. Bổ sung tài liệu
cũng là công đoạn đầu tiên và rất quan trọng trong qui trình nghiệp vụ thư viện.
Nếu bổ sung tài liệu khơng hợp lý sẽ dần đến tình trạng sách bị chết hoặc bị
lãng qun trong thư viện vì khơng phù hợp với chương trình của giáo viên

cũng như khơng phù hợp với lứa tuổi và bậc học của học sinh. Việc xây dựng
vốn tài liệu có thể tiến hành bằng nhiều cách khác nhau nhưng dù bổ sung bằng
4

4


cách nào thì việc phải tuân thủ đúng theo danh mục và sách tham khảo dùng
cho thư viện trường phổ thông do Bộ giáo dục và đào tạo qui định
Để xây dựng được vốn tài liệu hạt nhân ban đầu cho thư viện khi nhà trường
chưa có kinh phí hỗ trợ, tôi đã áp dụng các phương pháp sau :
3.2. Vận động giáo viên và học sinh quyên góp sách cho Thư viện :
Đây là một trong những nguồn sách, báo tài liệu lớn và rất quan trọng giúp
cho việc xây dựng kho sách hạt nhân của thư viện ngày càng phong phú hơn.
Việc vận động quyên góp sách thuộc phạm vi công tác tư tưởng, công tác vận
động quần chúng, do đó khi tiến hành cần có những biện pháp cụ thể và thích
hợp đối với từng đối tượng.


Đối với giáo viên :

Tham mưu và tranh thủ sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, cơng đồn nhà
trường trong phiên họp hội đồng và họp cơng đồn đầu năm, cán bộ thư viện
vận động, thuyết phục mỗi giáo viên góp từ 1 đến 3 cuốn sách cho thư viện.


Đối với học sinh :

Cán bộ thư viện tổ chức tuyên truyền “ Góp một cuốn sách để đọc nhiều
cuốn sách hay và thú vị hơn “. Vận động các em góp truyện tranh, truyện thiếu

nhi, sách tham khảo và các loại sách có nội dung và hình thức phù hợp với lứa
tuổi và bậc học của các em. Cụ thể : Em nào góp từ 5 cuốn trở lên sẽ được
tuyên dương trước cờ vào sáng thứ 2 hàng tuần, em nào góp từ 10 cuốn trở lên
sẽ được tuyên dương trước cờ và được cấp thẻ thư viện.
Riêng đối với học sinh khối 9 sắp ra trường, cán bộ thư viện vận động các
em trước khi ra trường góp lại những cuốn sách đã học mà các em không cần
thiết sử dụng nữa đóng góp vào cho thư viện nhà trường. Những học sinh có
đóng góp tích cực phong trào quyên góp sách cho thư viện sẽ được tuyên dương
và ghi tên trong sổ truyền thống của nhà trường.
3.3. Tổ chức tủ sách vệ tinh bên cạnh kho sách thư viện.
5

5


Trong giáo viên và học sinh có rất nhiều người có tủ sách cá nhân có nhiều
sách, truyện hay. Bằng cách của mình, cán bộ thư viện vận động giáo viên và
học sinh cho thư viện mượn tạm thời để giúp nhiều người có cơ hội đọc những
cuốn sách hay mà họ chưa được đọc. Cán bộ thư viện tiến hành làm mục lục
giới thiệu những cuốn sách đó và mượn hộ bạn đọc theo yêu cầu. Bằng cách
này, thư viện đã có một số sách đáng kể.
Sau một thời gian tuyên truyền, vận động và được sự ủng hộ to lớn của Ban
giám hiệu, giáo viên và học sinh trong nhà trường, việc quyên góp sách ủng hộ
cho thư viện đã thu được kết quả không nhỏ. Từ việc làm đó đến cuối học 2014
- 2015 thư viện trường THCS Tô Hiệu đã trở thành một thư viện cấn thiết theo
đúng nghĩa của nó và được cơng nhận Thư viện chuẩn.
3.4. Kỹ thuật tổ chức kho sách phù hợp với tình hình thực tế kho sách và
đặc điểm đối tượng bạn đọc của thư viện để công tác phục vụ đạt hiệu quả
cao nhất.
3.4.1. Căn cứ vào tình hình thực tế thư việc trường học:

- Số lượng sách không nhiều, thường chỉ có 1000 - 5000 bản;
- Diện tích kho sách trung bình 20m2, giá tủ có hạn;
- Cán bộ phụ trách chỉ có 01 người chuyên trách và lại phải đảm nhiệm
cơng tác văn phịng nhà trường
Tơi đã chọn phương án tổ chức kho sách phù hợp nhất là: Chỉ tổ chức
một kho duy nhất, trong đó bao gồm 3 bộ phận: Sách Giáo khoa; Sách Tham
khảo; Sách Nghiệp vụ được đăng ký riêng và xếp giá như là ba bộ phận của kho
sánh thư viện.
Kho sách này thực hiện cả hai chức năng: phục vụ đọc tại thư viện và cho
mượn về nhà.
Riêng kho báo và tạp chí được tổ chức riêng ngay tại phịng đọc để bạn
đọc tiện sử dụng. Kho báo, tạp chí xếp theo tên báo kết hợp thời gian.
6

6


3.4.2.Đối tượng phục vụ của thư viện trường học là cán bộ giáo viên và
học sinh. Mỗi loại bạn đọc có nhu cầu thiết yếu riêng, nhưng nói chung đều rất
ít thời gian dành cho sinh hoạt thư viện. Vì vậy, thư viện phải tổ chức kho sách
sao cho bạn đọc tìm sách nhanh nhất, đầy đủ nhất, thuận lợi nhất.
Thực tế kho sách của thư viện trường học phổ thơng phần lớn là khơng
nhiều, trung bình 2000 đến 5000 bản/ thư viện. Tình hình bổ sung trong thực tế
nhiều năm qua thường chỉ 100 đến 200 bản sách/ năm. Vấn đề đạt ra là tổ chức
kỹ thuật kho sách sao cho phù hợp thực tế kho sách, đồng thời có tính đến bổ
sung trong 10 - 15 năm tới.
3.4.3. Từ thực tế trên, chúng tơi đã chọn hình thức kho mở để bạn đọc tự
do trực tiếp chọn sách trong kho, tạo điều kiện cho bạn đọc tìm sách nhanh,
đồng thời qua trực quan tạo hứng thú với sách cùng nội dung có trong kho...
Phương pháp xếp sách trên giá trong kho mở tối ưu nhất hiện nay là xếp

theo ký hiệu phân loại kết hợp ký hiệu tên sách.
Do diện tích kho sách cịn hạn chế, chúng tơi tổ chức ba kho sách trong
cùng một kho sách, nhưng xếp riêng từng khu vực để tiết kiệm diện tích kho và
phù hợp thực tế cơ sở vật chất của thư viện. Mỗi kho có ký hiệu riêng. Ví dụ:
Kho sách tham khảo ký hiệu là TK, kho sách giáo khoa ký hiệu là GK...
Trong từng kho sách được xếp theo ký hiệu phân loại kết hợp ký hiệu chữ
cái tên sách. Phương pháp xếp giá này có ưu điểm tập hợp tất cả sách có cùng
nội dung vào một khu vực trên giá sách (do ký hiệu phân loại giống nhau) giúp
bạn đọc khơng mất thời gian lục tìm như ở cách xếp giá theo số đăng ký cá biệt
phân tán sách cùng nội dung ở nhiều vị trí khác nhau do thời gian bổ sung khác
nhau.
Trong từng khu vực sách cùng nội dung (cùng ký hiệu phân loại), sách lại
được xếp theo ký hiệu tên sách, giúp bạn đọc dễ dàng xác định vị trí của sách
cần tìm, tiết kiệm thời gian.
7

7


Ví dụ: Truyện trong Tác phẩm văn học Việt Nam sau 1945 có ký hiệu là
V23 tập hợp tất cả truyện, tiểu thuyết Việt Nam sau 1945 vào cùng một khu vực
trên giá sách dưới tiêu đề V23. Trong V23 lại xếp theo thứ tự ký hiệu tên sách.
Chẳng hạn: Hòn đất: Tiểu thuyết của Anh Đức ký hiệu là V23/H430Đ sẽ được
xếp trước cuốn Ổ rơm: Tiểu thuyết của Trần Quốc Tiến ký hiệu là V23/Ô450R
3.4.4. Đăng ký sách: Đăng tổng quát và đăng ký cá biệt, theo quy định
chung làm cơ sở quản lý thư viện và thay thế mục lục sách.
3.4.5. Phân loại: Thư viện sử dụng bảng phân loại 19 môn loại do Bộ
Giáo dục và Đào tạo thống nhất. (17 lớp chính của Bảng phân loại xem hình
minh họa kèm theo).
BẢNG PHÂN LOẠI

0
1
2
3K.
3
4
5
5A
61
6
63
7
7A
8
9
91
V

8

Tổng loại
Triết học - Tâm lý học - Lơgích học
Chủ nghĩa vơ thần – Tơn giáo
Chủ nghĩa Mác - Lênin
Xã hội chính trị
Ngơn ngữ học
Khoa học tự nhiên và toán học
Nhân chủng học - Giải phẫu học và sinh lý học người
Y học - Y tế
Kỹ thuật

Nông nghiệp
Nghệ thuật
Thể dục thể thao
Nghiên cứu văn học
Lịch sử
Địa lý
Tác phẩm văn học
Sách thiếu nhi
8


Qua thực tế công tác, chúng tôi nhận thấy, do kho sách nhỏ (dưới 5000
bản) lại sử dụng đúng như ký hiệu của hơn một vạn đề mục trong bảng phân
loại sẽ làm cho kho sách quá nhiều tiêu đề rối mắt, khó tìm sách, ký hiệu phân
loại q dài khơng cần thiết. Vì thế chúng tơi quyết định chỉ sử dụng Bảng phân
loại đến 2, 3 hoặc 4 chữ số tùy theo số sách thực tế có trong kho nhiều hay ít và
có tính đến tương lại trong 1- 15 năm tới.
Sự ứng dụng như trên làm cho kho sách ít tiêu đề, tạo sự thơng thống dễ
nhận biết, dễ tìm sách, tiết kiệm thời gian, phù hợp với trình độ sử dụng thư
viện của bạn đọc hiện nay.
(Xem hình minh họa kho sách)
3.4.6. Hướng dẫn bạn đọc:
Giúp bạn đọc nắm được cơ cấu kho sách và biết cách tìm sách nhanh,
chúng tơi tổ chức giới thiệu hướng dẫn cách sử dụng kho sách qua các buổi giao
lưu với bạn đọc. Tại thư viện có các bảng hưỡng dân như: Bảng phân loại,
Hướng dẫn tìm sách, v.v... Đây là công tác thiết thực giúp cho việc phục vụ cảu
cán bộ thư viện thuận lợi và bạn đọc tra tìm sách nhanh, tiết kiệm thời gian.
Tóm lại: Tổ chức kho sách phù hợp thực tế thư viện (nhiệm vụ chức năng
thư viện trường học, cơ sở vật chất, nguồn lực) và đặc điểm trình độ, nhu cầu
bạn đọc là việc làm đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác phục vụ của thư

viện.
4. Kết quả.
Bảng thống kê số lượng sách hiện có trong Thư viện
Kho
Mơn loại

Nghiệp vụ Giáo khoa
(NV)
123
52
188

Chính trị xã hôi (1, 2, 3, 3K, 9)
Ngôn ngữ (4)
Khoa học + Toán (5 + 5A)
9

Kho

9

Kho

Tổng

Tham

cộng

(GK)


khảo (TK)
78
238
121
2
397
6

439
175
591


Y học (61)
Nông nghiệp (63)
Kỹ thuật (6)
Nghệ thuật, thể thao (7, 7A)
Nghiên cứu văn học (8)
Địa lý (91)
Tổng loại (0)
Văn học
Sách thiếu nhi
Cộng

0
0
29
35
133

32
0
0
0
592

0
0
34
14
198
131
0
0
0
986

9
1
34
0
10
6
2
105
21
434

Thống kê các loại báo, tạp chí
- Báo Nhân dân

- Báo Nam Định
- Tạp chí Giáo dục Nam Định
- Báo Giáo dục và thời đại
- Tạp chí Tài hoa trẻ
- Tạp chí Tốn học tuổi thơ
Khi xây dựng được vốn tài liệu hạt nhân cho Thư viện, việc tiếp theo cần
phải làm đó là : Làm thế nào để thu hút được giáo viên và học sinh đến với Thư
viện trong khi họ chưa có thói sử dụng thư viện và cũng chưa hình dung được
thư viện sẽ mở cửa phục vụ bằng cách nào ? Với giáo viên, họ chỉ quen đọc và
nghiên cứu ở nhà còn với học sinh thì thói quen đọc sách đang có nguy cơ mất
dần vì các phương tiện nghe nhìn hầu như chiếm hết thời gian và sự say mê của
các em khiến các em chỉ thích nghe, xem mà khơng thích đọc. Để khắc phục
điều này, thư viện trường THCS Tơ Hiệu đã có một số biện pháp cụ thể nhằm
thu hút giáo viên và học sinh đến với thư viện :
10

10

9
1
97
49
341
169
2
105
21
1999



4.1 .Tổ chức hoạt động và tăng cường công tác quản lý :

Để đánh giá được một thư viện hoạt động có hiệu quả hay khơng người ta
khơng chỉ căn cứ vào số vốn tài liệu, cơ sở vật chất được trang bị mà còn căn cứ
chủ yếu vào số lượng bạn đọc đến với thư viện nhiều hay ít. Để tăng số lượng
bạn đọc thì hoạt động giới thiệu sách góp một phần rất quan trọng. Trên cơ sở
xác định nhiệm vụ của thư viện ln gắn bó mật thiết với nhiệm vụ dạy và học
trong nhà trường, thư viện đã cụ thể hố những hoạt động của mình bằng các
hình thức.
a. Giới thiệu sách :

Để giới thiệu một cuốn sách mới, có giá trị đến với bạn đọc, cán bộ thư
viện có thể sử dụng hình thức giới thiệu ứng dụng chương trình PowerPoint.
Đây là hình thức trực quan sinh động sẽ kích thích trí tị mị, thích tìm hiểu của
người đọc nhờ đó sẽ lơi cuốn người đọc đến với thư viện đông đảo hơn.
Giới thiệu sách mới cịn được áp dụng dưới hình thức bản tin thư viện,
sách được thông báo dưới dạng bản tin thư viện, hình thức này giúp cho thư
viện giới thiệu sách báo một cách nhanh nhất phục vụ cho việc giảng dạy, học
tập, góp phần tuyên truyền chủ đề năm học nhân các ngày lễ lớn trong năm,
hình thức này được thư viện áp dụng cho từng đối tượng khác nhau.
b. Đối với giáo viên :

Tranh thủ các buổi họp hội đồng sư phạm, cán bộ thư viện giới thiệu
những cuốn sách mới có liên quan đến chun mơn nghiệp vụ mà giáo viên
quan tâm như : Các sách bồi dưỡng, phương pháp giãng dạy, các sách tham
khảo mới xuất bản hay những cuốn truyện hay của các nhà văn nổi tiếng thế
giới… Ngồi ra, cán bộ thư viện có thể sử dụng hình thức giới thiệu thơng qua
các bản thư mục để giáo viên và học sinh biết và tìm đọc,
c. Đối với học sinh :


Giới thiệu bằng nhiều hình thức :
11

11


- Qua chương trình phát thanh măng non vào sáng thứ 5 và thứ 7 hàng
tuần tuyên truyền cách tìm đọc và đọc sách trong thư viện. Giới thiệu một số
sách mới và trích đọc và đoạn hay trong nội dung sách qua mục “ tủ sách vàng “
hay mục em tìm đọc, giới thiệu các em những bài thơ hay, những gương người
tốt việc tốt để các em tìm đọc.
4.2 Tổ chức tốt việc đọc và mượn sách :
- Đây là công việc giúp cho thư viện đi vào hoạt động một cách chủ động
có nề nếp và hiệu quả hơn. Để làm được điều đó, địi hỏi người cán bộ thư viện
phải có óc quan sát thực tế tại thư viện mình, việc sắp xếp tài liệu sao cho hợp
lý và dễ nhìn, dễ quản lý và dễ dàng trong việc lấy tài liệu phục vụ bạn đọc là
một việc rất cần thiết, đối với sắp xếp này giúp thư viện tiết kiệm được diện tích
kho giá, khơng tốn mấy thời gian sắp xếp chuyển tài liệu khi bổ sung tài liệu
mới.
- Phân chia lịch đọc rỏ ràng cho từng khối lớp để thu hút đông đảo bạn
đọc đến với thư viện.
Buổi sáng
THỨ

2

3

4


5

6

LỚP

6A1- 9A1

6A2-9A2

6A1- 9A1

6A2-9A2

6A1 – 9A1

Buổi chiều
THỨ

2

3

4

5

6

LỚP


7A1- 8A1

7A2-782

7A1-8A1

7A2-8A2

7A1-8A1

Thư viện luôn đảm bảo được không gian yên tĩnh, thống mát, với thái đơ ân
12

12


cần khi phục vụ, chúng tôi đã tạo nên một mơi trường văn hố để giáo viên và
học sinh có thể nghiên cứu, học tập và giải trí một cách lành mạnh và thuận
tiện.
Bằng cách áp dụng các hình thức trên, thư viện trường THCS Tô Hiệu đã
thu được kết quả như sau : Qua thực tế quan sát, thời gian đầu tiên, số lượng
giáo viên và học sinh đến thư viện rất thưa thớt vì chưa hình thành được thói
quen tự đọc, tự học, tự nghiên cứu tại thư viện. Đối với học sinh, không phải
đến thư viện đọc sách mà vì trí tị mị…
Sau một thời gian bằng nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau đến nay,
giáo viên và học sinh thường xuyên đến thư viện, và việc tự đọc, tự nghiên cứu
đã trở thành thói quen.
Theo điều tra cho thấy :
Tỉ lệ bạn đọc

Bạn đọc
Giáo viên
Học sinh

Học kì I
50 %
20%

Học kì II
100%
75%

Thư viện đi vào hoạt động địi hỏi việc quản lý cũng phảo chặc chẽ hơn,
vì đây là công tác nghiệp vụ quan trọng để giữ gìn và bảo quản tài liệu nhằm
hạn chế tình trạng mất mát và hư hỏng tài sản có trong thư viện.
4.3 Tăng cường cơng tác quản lí :
Là một cán bộ chuyên trách nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm nên trước
hết tơi ln học hỏi, trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để chọn
và xử lý kỹ thuật chính xác những tài liệu được bổ sung vào thư viện đồng thời
tham mưu với Ban giám hiệu thành lập tổ cộng tác viên thư viện.
Chủ động lập kế hoạch cho từng tháng và từng năm học.

13

13


Thường xuyên cập nhật các loại sách báo và lập danh mục các loại sách
nhập vào Thư viện.
Có đầy đủ các loại sổ sách theo dõi hoạt động của thư viện như : Nhật kí

thư viện, sổ theo dõi mượn trả của giáo viên và học sinh, sổ đăng kí tổng quát,
đăng kí cá biệt…
4.4 Bài học rút ra :
Tuy tơi vào ngành chưa lâu, nhưng với lịng u nghề, tận tuỵ với công
việc, thường xuyên học hỏi và trau dồi kiến thức thì hiệu quả cơng việc sẽ được
nâng cao. Ln lắng nghe các ý kiến đóng góp bổ ích của đồng nghiệp và lãnh
đạo để từ đó rút ra được những việc đã và chưa làm được mà bổ sung và phát
huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm,
4.5 Những đề nghị :
Đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư hơn nữa kinh phí và vốn tài
liệu bổ sung cho thư viện.
Hàng năm Công ty Sách thiết bị trường học cung cấp cho nhà trường
danh mục các sách mới xuất bản để thư viện tham khảo ý kiến của giáo viên và
đề xuất Ban giám hiệu nhà trường cho mua bổ xung.
Cần tổ chức các buổi tập huấn về công tác thư viện nhiều hơn nữa.
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANG LẠI :
III.1. Hiệu quả kinh tế (Giá trị làm lợi thành tiền)
III.2. Hiệu quả về mặt xã hội( Giá trị làm lợi khơng tính thành tiền).
Qua việc thực hiện tổng hợp các hình thức tổng hợp trên, thư viện đã xây
dựng được vốn sách báo cơ bản đầu tiên và thu hút được 100% giáo viên và 70
% học sinh đến với sách, tìm và đọc sách tại thư viện. Thư viện đã thực hiện tốt
nhiệm vụ cung cấp sách báo phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của giáo
viên và học sinh trong nhà trường, đảm bảo được các hoạt động định kì cũng
như hổ trợ tốt việc hỗ trợ tìm sách.
14

14


Những biện pháp mà thư viện trường THCS Tô Hiệu thực hiện có lẽ chưa

phải là mới đối với các thư viện khác, nhưng với thư viện trường THCS Tô
Hiệu thì đây là biện pháp rất hiệu quả và đơn giản, bằng cách làm trên thư viện
trường tôi đã xây dựng được vốn tài liệu cần có ban đầu và thúc đẩy phong trào
đọc sách báo, tài liệu hỗ trợ đắc lực cho việc giảng dạy và học tập trong nhà
trường.
Những kết quả đạt được chưa phải là cao nhưng đã đưa thư viện dần đi vào
hoạt động, tôi sẽ khơng ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chun môn cũng
như những sáng kiến kinh nghiệm của thư viện bạn, vận dụng sáng tạo trong
cơng tác mình, quyết tâm đặc ra là : Thư viện là trung tâm văn hoá giáo dục
trong nhà trường, là nơi cung cấp nhiều kiến thức căn bản, bổ ích và thú vị cho
giáo viên và học sinh, là nơi rèn luyện thói quen tự học,tự nghiên cứu, tạo hứng
thú cho cả thầy và trò vươn lên tầm cao của tri thức và nhân cách, điều mà tơi
ln mong muốn đó là: Thư viện thật sự trở thành người bạn thân thiết của giáo
viên và học sinh trong nhà trường.
IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN:
Trên đây là những suy nghĩ, những giải pháp trong phạm vi nhỏ về Phương
pháp tổ chức kho sách phù hợp với quy mô thư viện trường học được đúc rút từ
kinh nghiệm trong quá trình cơng tác của tơi tại trường THCS Tơ Hiệu không
sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường,
sự đóng góp ý kiến quý giá của các thầy cơ giàu kinh nghiệm đã giúp tơi hồn
thành và áp dụng có hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
15

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
15



ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
………………………………………………
………………………………………………
………………………………………………
………………………………………………
……………………………………………..

16

16

Trần Bùi Kim Hường



×