Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

(Thảo luận) phân tích tác động của thuế quan đến nhập khẩu của việt nam sử dụng mô hình thuế quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.58 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
------------ ✪🙜-------------

BÀI THẢO LUẬN
Đề Tài: “Phân tích tác động của thuế quan đến nhập khẩu của
Việt Nam. Sử dụng mơ hình thuế quan”

Giảng viên: Nguyễn Bích Thủy
Nhóm: 02
Lớp học phần: 2056FECO1811


Hà Nội – 2020


BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ

STT
1

Họ và tên
Trần Hương Linh

Mã SV
18D260028

Nhiệm vụ

XL

Tác động của ATIGA tới


hoạt động nhập khẩu ơ

2
3
4
5
6

Dương Đình Long
Hồng Thị Hải Ly
Bùi Minh Nam
Nguyễn Thị Ngân
Nguyễn Bích Ngọc

18D260088

tơ từ ASEAN
Lập dàn bài

18D260029
18D260090
18D260032
17D130306

Thuyết trình
Powerpoint
Lý thuyết về thuế quan
Lý thuyết về thuế quan
Tác động của ATIGA đến


7

Phương Hồng Ngọc

18D260034

nhập khẩu VN
Tác động của ATIGA với

8
9

Trần Thị Ngọc
Trần Thị Hồng Nhung

18D260093
18D260036

ngành mía đường
Word
Lý thuyết về ATIGA

Dương Đình Long


MỤC LỤC
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT........................................................1
1. Khái niệm về thuế quan..................................................................................1
2. Mục đích của Thuế quan................................................................................2
3. Phân tích tác động của Thuế quan.................................................................3

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI
TỰ DO ASEAN ĐẾN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VN..........................5
1. Hiệp định thương mại tự do ASEAN ( ATIGA )...........................................5
1.1 Giới thiệu chung về ATIGA..........................................................................5
1.2. Các cam kết về cắt giảm thuế quan............................................................5
1.3. Thực thi của Việt Nam.................................................................................6
2. Tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến xuất nhập khẩu
hàng hóa của Việt Nam với ASEAN...................................................................7
3. Nhập khẩu ô tô từ Asean tăng mạnh nhờ hiệp định thương mại tự do....11
4. Ngành mía đường và thách thức từ hiệp định thương mại tự do.............14


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT.
Với đề tài: “Phân tích tác động của thuế quan đến nhập khẩu của Việt
Nam. Sử dụng mơ hình thuế quan”. Nhóm 2 xin trình bày về tác động của thuế
quan với trường hợp nước nhỏ trong phần tổng quan lý thuyết. Đồng thời thông
qua số liệu thu thập phân tích trường hợp cụ thể về hiệp định thương mại tự do
ASEAN, thơng qua đó Chứng minh tác động của việc giảm thuế tới hoạt động
xuất nhập khẩu nói chung và một số mặt hàng như oto, mía đường nói riêng.
1. Khái niệm về thuế quan.
Thuế xuất nhập khẩu hay thuế xuất-nhập khẩu hoặc thuế quan là tên gọi
chung để gọi hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Đó là thuế nhập
khẩu và thuế xuất khẩu. Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu,
cịn thuế xuất khẩu là thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu. Hiện nay, thuế quan là
một trong những công cụ bảo hộ thương mại được sử dụng rộng rãi nhất, bên
cạnh hạn ngạch xuất nhập khẩu.
Theo đối tượng đánh thuế, thuế quan bao gồm: thuế quan xuất khẩu, thuế
quan nhập khẩu:
- Thuế quan xuất khẩu là loại thuế đánh vào đơn vị hàng hóa xuất khẩu.
Thuế quan nhập khẩu là loại thuế đánh vào đơn vị hàng hóa nhập khẩu.

Theo phương pháp tính thuế, thuế quan bao gồm: thuế quan tính theo giá
trị, thuế quan tính theo số lượng, thuế quan kết hợp:
- Thuế quan tính theo giá trị : là thuế quan tính theo tỷ lệ phần trăm của giá
trị hàng hóa.
- Thuế quan tính theo số lượng- thuế quan tuyệt đối: là loại thuế đánh trên
mỗi đơn vị vật chất của hàng hóa thương mại.
- Thuế quan hỗn hợp: là cách tính hỗn hợp của cả 2 phương pháp trên.
Trong thời cổ đại và trung cổ, thuế xuất-nhập khẩu cịn được các chính
quyền địa phương thu, nhưng hiện nay điều này là rất hiếm và thơng thường nó
được nhà nước giao cho một tổ chức nhà nước chuyên trách về thuế xuất-nhập
1


khẩu là hải quan thực hiện công việc kiểm tra, tính và thu thuế. Về mặt nguyên
tắc, thuế xuất nhập khẩu phải được nộp trước khi thông quan để người xuất khẩu
có thể giao hàng hóa cho người chuyên chở hay người nhập khẩu có thể đưa mặt
hàng nhập khẩu vào lưu thơng trong nội địa, trừ khi có các chính sách ân hạn
thuế hay có bảo lãnh nộp thuế, nên chúng có thể coi là một trong những loại
thuế dễ thu nhất, và chi phí để thu thuế xuất-nhập khẩu là khá nhỏ.
Trong thời đại ngày nay, các chính sách về thương mại, thuế và thuế quan
thường được xếp cùng nhau do ảnh hưởng chung của chúng đối với các chính
sách cơng nghiệp, chính sách nơng nghiệp và chính sách đầu tư. Các khối
thương mại là nhóm các quốc gia liên minh thỏa thuận giảm thiểu hay loại trừ
thuế quan đối với thương mại trong khối, cũng như khả năng áp đặt thuế quan có
hiệu quả lên hàng nhập khẩu từ ngoài khối hay hàng xuất khẩu ra ngoài khối.
Liên minh hải quan của khối thường có biểu thuế quan ngoài chung, và theo các
quy định đã thỏa thuận thì các quốc gia thành viên chia sẻ các khoản thu nhập từ
thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu vào trong khối.
Buôn lậu trong lĩnh vực thương mại quốc tế là hành vi mà một số tổ chức,
cá nhân thực hiện trái luật để trốn thuế xuất-nhập khẩu.

2. Mục đích của Thuế quan.
Thuế nhập khẩu có thể được dùng như công cụ bảo hộ mậu dịch:
* Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt
hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân
thương mại.
* Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt
hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường.
* Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác
đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến
tranh thương mại.

2


* Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nơng nghiệp giống
như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong
Chính sách nơng nghiệp chung của họ.
* Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh
để có thể cạnh tranh sịng phẳng trên thị trường quốc tế.
Thuế xuất khẩu có thể được dùng để:
* Giảm xuất khẩu do nhà nước khơng khuyến khích xuất khẩu các mặt
hàng sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm đang bị cạn kiệt hay các mặt
hàng mà tính chất quan trọng của nó đối với sự an tồn lương thực hay an ninh
quốc gia được đặt lên trên hết.
Thuế xuất nhập khẩu có thể được dùng để tăng thu ngân sách cho nhà
nước.
Tùy từng nhu cầu mà một hay vài mục đích nói trên được đề cao. Khi bị
xác định là có mục đích bảo hộ mậu dịch, thuế nhập khẩu có thể trở thành đối
tượng bị nước ngồi địi cắt giảm.
3. Phân tích tác động của Thuế quan.

Tác động của thuế nhập khẩu đến nền kinh tế:

3


Khi đánh thuế nhập khẩu, người sản xuất hàng trong nước được lợi nhưng
người tiêu dùng bị thiệt hại vì nó làm tăng giá của hàng nhập khẩu từ mức giá
thế giới lên bằng với giá thế giới cộng với thuế nhập khẩu. Đồ thị này chỉ ra tác
động của thuế nhập khẩu:
Khi thực hiện thương mại tự do cân bằng thị trường như sau: người tiêu
dùng muốn mua một số lượng Qd hàng hoá ở mức giá thế giới trong khi những
nhà sản xuất trong nước chỉ sản xuất một số lượng Qs ở mức giá thế giới. Bằng
cách nhập khẩu phần thiếu hụt (chênh lệch giữa Qd và Qs) ở mức giá thế giới,
người tiêu dùng có thể thoả mãn toàn bộ nhu cầu ở mức giá này.
Khi có thuế nhập khẩu cân bằng thị trường như sau: giá hàng hoá trong
nước bị tăng lên đến mức bằng giá thế giới cơng với thuế nhập khẩu kích thích
những nhà sản xuất trong nước sản suất thêm, đẩy sản lượng sản xuất trong
nước từ Qs lên Qs'. Tuy nhiên do giá tăng nên cầu của người tiêu dùng bị kéo từ
Qd xuống Qd'. Rõ ràng việc giá bị đẩy lên cao đã làm cho người tiêu dùng phải
trả thêm một khoản tiền bằng diện tích của hình chữ nhật CEGH để mua số
lượng hàng Qd'. Khoản trả thêm này một phần (bằng diện tích hình BCEF) được
chuyển cho chính phủ dưới dạng thuế nhập khẩu thu được, một phần (bằng diện
tích hình AFGH) được chuyển thành lợi nhuận của nhà sản xuất trong nước do
vậy hai phần này không làm thiệt hại lợi ích tổng thể của quốc gia. Tuy nhiên
phần diện tích hình ABF đã bị mất trắng, đây chính là tổn thất của xã hội để chi
phí cho sự yếu kém của những nhà sản xuất trong nước. Diện tích hình ECD lại
là một tổn thất nữa khi độ thoả dụng của người tiêu dùng bị giảm sút: thay vì có
thể tiêu thụ Qd hàng hố, do có thuế nhập khẩu họ chỉ có thể tiêu dùng Qd' mà
thơi.
Tóm lại, thuế nhập khẩu dẫn đến cả thu nhập chuyển giao từ người tiêu

dùng sang chính phủ và nhà sản xuất trong nước đồng thời gây tổn thất lợi ích
rịng của tồn xã hội. Do những tác động ấy, nó khuyến khích sản xuất phi hiệu
quả trong nước, làm cho người tiêu dùng giảm sút độ thoả dụng do phải tiêu
dùng ít đi nhưng nó tạo ra nguồn thu cho chính phủ.
4


CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI
TỰ DO ASEAN ĐẾN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VN.
1. Hiệp định thương mại tự do ASEAN ( ATIGA ).
1.1 Giới thiệu chung về ATIGA.
Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN ( ATIGA) là một trong những
Hiệp định cơ bản của AEC, được ký vào tháng 2/2009 và có hiệu lực từ ngày
17/5/2010, có tiền thân là Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
(CEPT/AFTA) ký năm 1992.
ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh tồn bộ
thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các
cam kết cắt giảm/loại bỏ thuế quan đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng
các hiệp định, nghị định thư có liên quan. Việt Nam tham gia ASEAN từ năm
1995 và bắt đầu thực hiện CEPT/AFTA từ năm 1996 và sau này tiếp tục thực
hiện ATIGA
Các đặc điểm chính của ATIGA:
Trong ATIGA, các nước ASEAN dành cho nhau mức ưu đãi tương đương
hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong các Thỏa thuận
thương mại tự do (FTA) mà ASEAN ký (các FTA ASEAN+).
Ngoài các cam kết về thuế quan, ATIGA cũng bao gồm nhiều cam kết khác
như: xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan, quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa thương
mại, hải quan, các tiêu chuẩn và sự phù hợp, các biện pháp vệ sinh dịch tễ.
Biểu cam kết cắt giảm thuế quan trong ATIGA của mỗi nước (Phụ lục 2 của
Hiệp định) bao gồm tồn bộ các sản phẩm trong Danh mục hài hóa thuế quan

của ASEAN (AHTN) và lộ trình cắt giảm cụ thể cho từng sản phẩm trong từng
năm. Do đó, so với CEPT, cam kết thuế quan trong ATIGA rất rõ ràng và dễ tra
cứu.
1.2. Các cam kết về cắt giảm thuế quan.
Nguyên tắc cam kết: tất cả các sản phẩm trong Danh mục hài hòa thuế quan
của ASEAN (AHTN) đều được đưa vào trong biểu cam kết thuế quan của từng
5


nước trong ATIGA, bao gồm cả những sản phẩm được cắt giảm thuế và cả
những sản phẩm không phải cắt giảm thuế
Lộ trình cắt giảm thuế quan của các nước ASEAN-6 (Brunei, Indonesia,
Malaysia, Thái Lan, Philippines, Singapore) thường ngắn hơn các nước cịn lại –
nhóm CLMV bao gồm các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam.
Nhằm tiến tới tự do hóa hồn tồn về thuế quan, ASEAN đã thống nhất xóa
bỏ toàn bộ thuế quan, đối với ASEAN 6 (gồm Brunei, Indonesia, Malaysia,
Philippines, Singapore và Thái Lan) vào năm 2010 và với các nước CLMV
(Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam) vào năm 2015 với một số linh hoạt đến
2018 (khoảng 7% tổng số dòng thuế).
Đa số các sản phẩm trong biểu thuế quan sẽ được các nước xóa bỏ hoặc
giảm thuế xuống còn dưới 5%, trừ một số sản phẩm nhạy cảm như: các sản
phẩm nông nghiệp chưa chế biến, các sản phẩm nhạy cảm như súng đạn, thuốc
nổ, rác thải….
Xóa bỏ Hạn ngạch Thuế quan
Trừ khi có quy định khác trong Hiệp định, từng Quốc gia Thành viên cam
kết không áp dụng Hạn ngạch Thuế quan (TRQs) đối với nhập khẩu bất kỳ loại
hàng hóa nào có xuất xứ ở các Quốc gia Thành viên khác hoặc đối với xuất khẩu
bất kỳ hàng hóa nào tới lãnh thổ của các Quốc gia Thành viên khác.
1.3. Thực thi của Việt Nam.
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, thực hiện cam kết ATIGA, tính đến ngày

1/1/2014, Việt Nam đã cắt giảm về 0% đối với 6.897 dòng thuế (chiếm 72%
tổng Biểu thuế nhập khẩu).
Đến ngày 1/1/2015, Việt Nam cắt giảm về 0% thêm 1.706 dòng thuế nữa.
Số còn lại gồm 669 dòng thuế (chiếm 7% Biểu thuế), chủ yếu là những sản
phẩm nhạy cảm trong thương mại giữa Việt Nam và ASEAN, sẽ xuống 0% vào
năm 2018, bao gồm: ô tô, xe máy, phụ tùng linh kiện ô tô xe máy, dầu thực vật,
hoa quả nhiệt đới, đồ điện dân dụng như tủ lạnh, máy điều hòa, sữa và các sản
phẩm sữa…
6


Các sản phẩm khơng phải xóa bỏ thuế nhập khẩu (duy trì thuế suất MFN)
gồm Thuốc lá điếu, lá thuốc lá, các mặt hàng an ninh quốc phòng như thuốc nổ,
súng đạn, pháo hoa, rác thải y tế, lốp cũ…
Theo lộ trình cắt giảm thuế quan của Hiệp định Hàng hóa ASEAN
(ATIGA), Việt Nam đã cắt giảm 6.859 dịng thuế (chiếm 72% tổng Biểu thuế
xuất nhập khẩu) xuống thuế suất 0% đến cuối năm 2014. Từ tháng 1 năm 2015
sẽ có trên 1.700 dịng thuế được cắt giảm xuống 0%, và 687 dòng thuế thuộc
những mặt hàng nhạy cảm sẽ xuống 0% vào năm 2018 (theo cổng thông tin điện
tử Bộ Tài chính). Các nhóm hàng cắt giảm thuế thuộc các ngành nông nghiệp,
gia dụng, nông sản, thực phẩm chế biến, dệt may da giày, thủ công mỹ nghệ,
điện – điện tử. Đậy là những ngành chủ lực của nền kinh tế Việt Nam.
Thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan theo ATIGA giai đoạn 20152018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 165/2014/TT-BTC ngày
14/11/2014 về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam
thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2015-2018.
2. Tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến xuất nhập
khẩu hàng hóa của Việt Nam với ASEAN.
Là một nước có kim ngạch xuất khẩu cao nhưng hiện nay, mỗi năm Việt
Nam cũng đã chi hàng trăm tỷ đô cho việc nhập khẩu các loại hàng hóa, máy
móc, ngun liệu từ nước ngồi.

Với trên 600 triệu người tiêu dùng, tổng GDP trên 1.300 tỷ USD, ASEAN
được xem là khu vực phát triển năng động nhất thế giới và là một trong 4 đối tác
thương mại hàng đầu của Việt Nam. Cùng với quá trình hội nhập, việc giảm thuế
sẽ tạo thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang các nước ASEAN. Tự do
hóa thương mại trong ATIGA đã gây ra nhiều thách thức cho các DN trong
nước.

7


Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019


XNK

34.6

38.2

39.9

42.0

42.0

41.5

49.7

56.7

57.4

XK

13.7

17.4

18.6

19.1


18.2

17.4

21.7

24.9

25.4

NK

20.9

20.8

21.3

22.9

23.8

24.1

28.0

31.8

32.1


CCTM

(7.2)

(3.4)

(2.7)

(3.8)

(5.6)

(6.7)

(6.3)

(6.9)

(6.7)

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN 2011 - 2019
Nhìn vào Bảng trên cho thấy, thâm hụt thương mại của Việt Nam trong nội
khối ASEAN là vấn đề được đặt ra sớm nhất ngay từ khi thực thi đường lối đổi
mới, mở cửa nền kinh tế và luôn thời sự trên các diễn đàn. Trong quan hệ
thương mại với ASEAN, Việt Nam luôn nhập siêu với kim ngạch nhập khẩu
chiếm 55% tổng kim ngạch thương mại. Tuy nhiên, tăng trưởng bình qn xuất
khẩu ln cao hơn tăng trưởng bình quân nhập khẩu (khoảng 3 - 5%), do đó
thâm hụt thương mại cịn trong tình trạng kiểm sốt được và tiến tới cân bằng
giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong tương lai gần.
Hoạt động thương mại giữa Việt Nam và ASEAN giai đoạn 2011 - 2019

ln có sự tăng trưởng và ổn định, đặc biệt giai đoạn 2016 - 2018 có sự biến
động mạnh mẽ do tác động của hiệp định thương mại tự dọ ASEAN.
Nhằm tiến tới tự do hóa hồn tồn về thuế quan, ASEAN đã thống nhất xóa
bỏ tồn bộ thuế quan, đối với ASEAN 6 (gồm Brunei, Indonesia, Malaysia,
Philippines, Singapore và Thái Lan) vào năm 2010 và với các nước CLMV
(Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam) vào năm 2015 với một số linh hoạt đến
2018 (khoảng 7% tổng số dòng thuế). Dựa vào số liệu có thể thấy trước năm
2015 thâm hụt thương mại có xu hướng giảm dần, tuy nhiêm khi VN cắt giảm
phần thuế còn lại theo cam kết, thâm hụt thương mại lại có chiều hướng quay
đầu gia tăng. Thơng qua tiến hành phân tích số liệu cho thấy, mặc dù ATIGA
đem lại lợi ích lớn cho Việt Nam nhưng cũng gây ra nhiều vấn đề. Nếu như nhờ
vào ATIGA xuất khẩu và tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với ASEAN

8


có sự tăng trường mạnh mẽ, thì ở chiều ngược lại nhập khẩu của VN cũng có
dấu hiệu gia tăng và có mức tăng nhanh hơn xuất khẩu. Như vậy hiệp định
thương mại tự do ASEAN giúp Việt Nam mở của thị trường khu vực, người tiêu
dùng được tiếp cận với những hàng hóa rẻ hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng
làm gia tăng nhập khẩu một số loại hàng hóa, tạo áp lực cạnh tranh cho các
doanh nghiệp trong nước.
Thách thức với các doanh Nghiệp Việt Nam:
Nhìn chung, tự do hóa thương mại trong ATIGA đã đem đến nhiều cơ hội
cho các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu nguồn nguyên liệu phong phú với
giá rẻ hơn, nguồn thiết bị máy móc chất lượng tốt hơn sản xuất trong nước. Tuy
nhiên, giai đoạn 2015-2018 sẽ có nhiều tác động mạnh đến hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan càng đến
gần, tính chất tự do hóa kinh doanh thị trường sẽ đậm nét hơn, hàng rào kỹ thuật
càng trở nên đa dạng, phức tạp hơn, cao hơn đối với các doanh nghiệp và hàng

xuất khẩu Việt Nam. Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong nước cần có sự chuẩn
bị chu đáo nhằm cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu có mức giá ngày càng
giảm.
Từ năm 2015, các Hiệp định thương mà Việt Nam cam kết nói chung và
Hiệp định ATIGA nói riêng sẽ bước sang giai đoạn cắt giảm và xóa bỏ thuế quan
sâu. Tới thời điểm năm 2018, thì 7% số dòng thuế trong ATIGA cắt giảm xuống
0% (trừ mặt hàng xăng dầu có lộ trình riêng), những ngành chịu tác động lớn
nhất từ việc xóa bỏ thuế quan cao và sâu rộng bao gồm: ô tô, động cơ phụ tùng ô
tô, xe máy, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa, bánh kẹo, thức ăn gia súc, sản
phẩm nhựa, phơi thép, lốp ơ tơ, máy điều hịa, máy làm lạnh, vô tuyến, tàu
thuyền.
Đáng lưu ý là sức ép từ hội nhập khu vực đã gõ cửa ngành ô tơ trong nước.
Chính phủ đã duy trì mức bảo hộ cao trong nhiều năm qua với chiến lược xây
dựng một ngành cơng nghiệp ơ tơ trong nước có đủ sức cạnh tranh với khu vực.
Thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đã được duy trì ở mức rất cao từ 100 - 150%
9


trong vòng 2 thập kỷ qua để bảo vệ ngành công nghiệp ô tô trong nước. Thực
hiện cam kết ATIGA thuế nhập khẩu ôtô đã bắt đầu cắt giảm từ năm 2012, cắt
giảm xuống 70% vào năm 2012, 50% vào năm 2014 và cắt giảm hoàn toàn
xuống 0% vào năm 2018. Điều đó có nghĩa là ngành cơng nghiệp ơ tô Việt Nam
đang phải cạnh tranh trước sức ép hiện hữu của các dòng xe nhập khẩu từ
ASEAN khi thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc xuống 0%. Đây là một mối
lo thực sự đối với dòng xe lắp ráp trong nước. Ngành cơng nghiệp Việt Nam đã
hình thành được hơn 20 năm nhưng đến nay vẫn chưa thu được thành tựu gì
đáng kể, chính vì vậy giai đoạn 2014-2018 sau khi xóa bỏ thuế suất theo cam kết
ATIGA đã và đang khiến ngành công nghiệp ô tô trong nước khó cạnh tranh về
giá cả và chất lượng sản phẩm với các quốc gia trong khu vực khác.
Bên cạnh đó, ngành lắp ráp điện tử trong nước cũng đối mặt với nhiều khó

khăn, thách thức khi thuế suất ATIGA đối với nhóm hàng này được cắt giảm
xuống 0% từ 2012. Mặt hàng máy tính nguyên chiếc với mẫu mã đẹp, giá thành
thấp từ các nước ASEAN được nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam đã tạo ra ảnh
hưởng không nhỏ đối với các doanh nghiệp trong nước. Phải nhập khẩu linh
kiện, giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp khó có thể ngang
bằng so với sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc. Từ đó, các doanh nghiệp phải
chuyển hướng sản xuất kinh doanh, thu hẹp quy mô sản xuất. Thậm chí một số
doanh nghiệp cịn đứng trước nguy cơ phải ngưng sản xuất. Ngoài ra, do mức
chênh lệch giữa sản xuất lắp ráp trong nước và sản phẩm nhập khẩu nguyên
chiếc từ các nước ASEAN không lớn, một số nhà đầu tư nước ngoài trong ngành
điện tử, CNTT ở Việt Nam đã sử dụng ưu thế này chuyển từ hình thức liên
doanh sang 100% vốn sở hữu, chuyển từ sản xuất sang nhập khẩu và phân phối
sản phẩm.
Ngành dầu thực vật trong nước cũng đang bị hàng ngoại nhập chèn ép
khiến thị phần tiêu thụ giảm mạnh, dẫn đến sản xuất ngưng trệ, gây lãng phí đầu
tư. Điều đó cho thấy, hàng hóa trong nước đang chịu nhiều áp lực cạnh tranh
trước xu hướng hàng ngoại ồ ạt tràn vào. Một trong những nguyên nhân khiến
10


lượng dầu ăn nhập khẩu tăng nhanh là do mức thuế dành cho dầu thực vật tinh
luyện và thô giảm lần lượt từ 5% và 3% xuống còn 0% đối với hàng hóa nhập
khẩu từ các nước ASEAN.
3. Nhập khẩu ô tô từ Asean tăng mạnh nhờ hiệp định thương mại tự
do.
Ngày 26/2/2009, Hiệp định ATIGA được ký tại Hội nghị Cấp cao ASEAN
14 tại Thái Lan và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 17/5/2010. Nhằm tiến tới tự do
hóa hồn tồn về thuế quan, ASEAN đã thống nhất sẽ xóa bỏ tồn bộ thuế quan,
đối với ASEAN 6 (gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và
Thái Lan) vào năm 2010 và với các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar,

Việt Nam) vào năm 2015 với một số linh hoạt đến 2018 (khoảng 7% tổng số
dịng thuế).
160000
140301

140000
125500
120000

112500
97200

100000

81609

80000

74993

71000

60000 54600

55364
46828

40000

35800


34145

27400

38157

24951

20000

0

46563

17146

14294
5126
1840

4302
830

7716
1829

2011

2012


2013

3454

1689
2014

2015

3881
2016

2017

2018

2019

Lượng nhập khẩu ơ tô từ các nước vào Việt Nam giai đoạn 2011-2019

11


Nhìn biểu đồ có thể thấy trong những năm gần đây, việc nhập khẩu ô tô từ
các nước ASEAN vào Việt Nam có xu hướng tăng mạnh, chiếm tỉ trọng cao
( 2017-2019).Trước đây khi chưa ký kết hiệp định thương mại hàng hóa
ASEAN, lượng nhập khẩu ơ tơ của Việt Nam hầu hết có xuất xứ từ Trung Quốc,
từ Nhật Bản, từ Hàn Quốc, Ấn Độ sau đó mới đến Indonesia, Thái Lan. Từ năm
2017, theo Hiệp định thương mại tự do của các nước trong ASEAN, thuế nhập

khẩu ô tô từ khu vực này về Việt Nam giảm theo lộ trình từ 40% xuống 30%.
Lượng nhập khẩu hàng hóa từ các nước Đông Nam Á tăng lên, chiếm hơn 50%
so với tổng lượng nhập khẩu.
Kể từ ngày 1/1/2018, thuế nhập khẩu ô tô từ khu vực các nước ASEAN vào
Việt Nam chính thức về 0%. Lộ trình giảm thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên
chiếc từ các nước Đông Nam Á xuống mức 0% theo nội dung Hiệp định Thương
mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) được áp dụng từ 1/1/2018. Thuế nhập khẩu ôtô
từ các nước ASEAN (chủ yếu từ Thái Lan và Indonesia) vào Việt Nam sẽ giảm
về 0% với điều kiện áp dụng là tỷ lệ nội địa hóa của xe phải đặt từ 40%. Với
cách tính thuế ô tô tại Việt Nam như hiện nay thì việc thuế nhập khẩu giảm tới
30% sẽ khiến giá sau thuế các dòng xe giảm đáng kể.
Năm 2018:
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính chung cả năm 2018 so
với năm 2017, cả nước nhập khẩu 81.609 ô tô, với tổng kim ngạch 1,8 tỷ USD,
giảm 16,1% về số lượng (97.200 ô tô nguyên chiếc năm 2017) và 19,8% về trị
giá (2,237 tỷ USD năm 2017). Trong tổng số xe nhập khẩu, xe ô tô 9 chỗ ngồi
trở xuống chiếm nhiều nhất với 55.258 chiếc, tổng kim ngạch hơn 1 tỷ USD. Xe
ô tô tải đứng thứ 2 với 24.190 chiếc, tổng kim ngạch 501 triệu USD, đứng thứ 3
là các loại xe ô tô khác với 2607 chiếc và xe trên 9 chỗ ngồi các loại đứng thứ 4,
với 810 chiếc, tổng kim ngạch hơn 24 triệu USD
Trong đó, ơ tơ nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia chiếm tới 88,8% tổng
số lượng, 75% tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô cả nước trong năm 2018. Cụ thể,
ô tô nhập khẩu từ Thái Lan đạt 55.364 xe, tổng kim ngạch 1,089 tỷ USD; Từ
12


Indonesia là 17.146 xe, tổng kim ngạch 269 triệu USD. Số lượng ô tô nguyên
chiếc này chiếm gần 89% tổng số ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ nhập khẩu của
Việt Nam trong năm 2018.
Năm 2019:

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, các DN kinh doanh ô tô tại
Việt Nam đã chi gần 3 tỉ USD để nhập khẩu tổng cộng 140.301 ô tô nguyên
chiếc, tăng 69,3% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, ơ tơ du lịch dưới 9 chỗ
ngồi chiếm 102.434 chiếc, tăng 85,4%. Ô tô vận tải chiếm 30.410 chiếc, tăng
25,7% so với năm 2018. Như vậy, trong vòng 5 năm trở lại đây (từ 2015 – 2019)
năm 2019 là năm lập kỷ lục về sản lượng và kim ngạch nhập khẩu ô tơ vào Việt
Nam.
120000

102434

100000
80000

55258

60000
24190

40000
20000

810

0

Ơ




9


ch

trở
ồi
g
n

g
ốn
u
x

Ơ



trê

n

9

ch



30410

2607 6850

607

ồi
ng

Ơ



i
tả
Ơ

Năm 2018




lo

h
ik

ác

Năm 2019

Lượng nhập khẩu ơ tơ nguyên chiếc các trong năm 2018 và năm 29019

Nguồn: Tổng cục hải quan.

Đáng chú ý, trong số 12 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam nhập khẩu ô
tô nguyên chiếc trong năm 2019, lượng xe nhập từ Thái Lan, Indonesia… vẫn
chiếm đa số. Cụ thể, các DN kinh doanh ô tô tại Việt Nam đã nhập gần 75.000 ô
tô các loại từ Thái Lan, gần 47.000 ô tô từ Indonesia. Riêng ô tô sản xuất ở hai
quốc gia này đã chiếm hơn 50% tổng số ô tô nhập về Việt Nam trong năm 2019.

13


Kết luận:
Từ những số liệu thống kê trên đã cho chúng ta thấy được sự tăng trưởng
mạnh mẽ trong việc nhập khẩu ô tô từ ASEAN vào Việt Nam kể từ hiệp định
thương mại hàng hóa tự do ASEAN (ATIGA) có hiệu lực. Qua đó thấy được vai
trị to lớn của việc cắt giảm thuế quan có tác động mạnh mẽ trong việc góp phần
gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu nói chung, ngành ơ tơ nói riêng và xu hướng
dịch chuyển thương mại sang các nước ASEAN của Việt Nam.
4. Ngành mía đường và thách thức từ hiệp định thương mại tự do.
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), trong niên vụ 2018-2019, các
nhà máy đường đã ép được hơn 12,2 triệu tấn mía, sản xuất được hơn 1,17 triệu
tấn đường. Tuy nhiên, lượng tồn kho tại các nhà máy đường đến khi kết thúc vụ
vào khoảng 600.000 tấn - là năm ngành đường có lượng tồn kho cao nhất trong
các năm gần đây. Chưa kể, hiện giá thành sản xuất đường tại Việt Nam đang cao
hơn tại Thái Lan 100.000 - 200.000 đồng/tấn. Đặc biệt, khi Hiệp định Thương
mại hàng hố ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ 1/1/2020, áp lực của doanh
nghiệp ngành mía đường sẽ tăng thêm khi thuế suất nhập khẩu đường về 0%
chính thức có hiệu lực, đường Thái Lan giá rẻ có thể “đường đường chính
chính” vào nước ta, với mức giá chỉ khoảng 8.000 - 9.000 đồng/kg, thấp hơn so
với giá bán của các nhà máy đường trong nước khoảng 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Riêng 22 nhà máy đường có cơng suất dưới 3.000 tấn/ngày có thể đứng trước
nguy cơ phải đóng cửa do khơng thể cạnh tranh.
Khi ATIGA có hiệu lực, giá đường trong nước phải giảm thêm 15 - 20%
mới có thể cạnh tranh được với đường nhập khẩu. Điều này sẽ tác động lớn tới
doanh nghiệp đường trong nước cũng như 33 vạn hộ nơng dân trồng mía. Bên
cạnh đó, dù đã có 15 năm (từ năm 2005) chuẩn bị hội nhập, thế nhưng, khi
ATIGA chính thức có hiệu lực, ngành mía đường Việt Nam vẫn đứng trước
những áp lực về biến động giá và vấn nạn nhập lậu…Cũng theo VSSA, lượng
đường nhập lậu vào Việt Nam từ năm 2018 đến cuối tháng 9/2019 khoảng
800.000 tấn. Thêm vào đó, việc xóa bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường từ
ASEAN theo cam kết trong ATIGA, bắt đầu thực thi, sẽ mở cửa cho sản phẩm
14


đường giá rẻ từ Thái Lan tràn vào thị trường Việt Nam. Đây sẽ là một thách thức
rất lớn đối với doanh nghiệp sản xuất đường trong nước.
Hằng năm, diện tích trồng mía của nước ta được duy trì trên 270.000ha, sản
lượng đường trung bình đạt 1,3-1,5 triệu tấn/năm, giải quyết sinh kế cho trên 35
vạn hộ nông dân. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, ngành mía đường đối diện
nhiều khó khăn, thách thức như năng lực cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp mía
đường chưa cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Giá đường thế giới
và khu vực giảm thấp, tình trạng dư cung kéo dài, nhất là trong 3 niên vụ gần
đây. Vài tháng nay nhiều DN mía đường trong nước hầu như khơng bán được
hàng. Do chịu tác động của đường lậu, thực thi Hiệp định ATIGA, dịch Covid19 nên 1/3 nhà máy đường đã phải đóng cửa và nhiều DN khác đang chực chờ
nguy cơ. Hiện nay, chỉ còn 29 nhà máy đường còn tồn tại, giảm 12 nhà máy so
với năm 2017.
Thống kê từ Bộ Công thương,từ khi bỏ hạn ngạch thuế quan trong ASEAN,
tổng lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng rất nhanh, trong 7 tháng
năm 2020 đạt gần 820.000 tấn, tăng gần 7 lần so với cùng kỳ năm 2019. Trong
đó, lượng đường mía nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam chiếm tỷ lệ chủ yếu,

chiếm gần 92% tổng lượng nhập khẩu vào Việt Nam. Lượng nhập khẩu từ Thái
Lan đạt gần 750.000 tấn trong 7 tháng đầu năm 2020 (trong khi lượng nhập khẩu
bảy tháng đầu năm 2019 chỉ là 104.000 tấn, cả năm 2019 là 300.000 tấn).
Trong khi đó, dù đường khơng bán được nhưng DN trong nước vẫn phải cố
gắng nâng giá mía cho nơng dân để giữ mía sản xuất cho vụ tới. Hiện nhiều DN
đã tăng giá thu mua mía lên 800.000 - 850.000 đồng/tấn, có nơi thậm chí lên
950.000 đồng/tấn nhằm khuyến khích bà con nơng dân giữ mía cho vụ tới.
Như vậy khi ATIGA chính thức có hiệu lực, nguồn đường từ các quốc gia
sẽ được mua bán tự do trên thị trường, mía đường Việt Nam sẽ phải trực tiếp
đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước khác. Do đó, Việt Nam cần tìm
cách kiểm soát chặt chẽ nhằm bảo đảm giá đường ổn định, bảo đảm lợi ích của
người tiêu dùng trong sự cân đối với lợi ích của người trồng mía, doanh nghiệp
và đặc biệt ngăn chặn sự “xâm lăng” của đường nhập khẩu giá rẻ.
15



×