Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BÀI TẬP NHÓM MÔN PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.32 KB, 16 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Tình huống số 1
Nhóm 3 – K2B

Hà Nội – 2016


MỞ ĐẦU
Quyền tác giả là một nội dung quan trọng khơng chỉ đối với luật sở hữu trí
tuệ Việt Nam mà còn đối với pháp luật của các nước trên thế giới. Trong đó, quyền
sử dụng tác phẩm của người khác là một nội dung đặc biệt nhằm để tránh sự lạm
dụng độc quyền của chủ sở hữu tác phẩm và nhằm đảm bảo cho công chúng được
quyền sử dụng khai thác tác phẩm vì mục đích phát triển khoa học, văn học và mục
đích giáo dục, pháp luật trong thời hạn bảo hộ tác phẩm. Pháp luật các nước đều
quy định các trường hợp được sử dụng tác phẩm mà không cần xin phép, không
cần trả tiền bản quyền. Ở Việt Nam cũng có quy định theo hướng như vậy trong
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005. Tuy nhiên, ranh giới giữa những hành vi sử dụng tác
phẩm của người khác được coi là cho phép và không được coi là được cho phép
còn quá mỏng manh dẫn đến nhiều tranh chấp thường xuyên xảy ra. Vụ việc mà
nhóm tìm hiểu dưới đây là một ví dụ điển hình minh họa cho vấn đề này
NỘI DUNG
Tình huống 1:
Năm 2010 và năm 2011 ông Tôn đã in và tái bản quyển “Văn bản Truyện Kiều
– Nghiên cứu và Thảo luận” do ông Tôn đứng tên tác giả. Trong quyển này ông
Tôn đã hợp tuyển 10 bài trong phần 2 (phần Thảo luận) có in 4 bài của ơng Tn
gồm:






Bài “Một vài nhận xét về nghiên cứu Truyện Kiều” của học giả Hoàng Xuân
Hãn.
Bài “Hãy trở lại đúng vấn đề nhận xét việc nghiên cứu Truyện Kiều”.
Bài “Về bài Hoàng Xuân Hãn và việc khôi phục nguyên tác Truyện Kiều”.
Bài trả lời ông Tôn về bài “Nhân một bài nhận xét về việc nghiên cứu Truyện
Kiều”.

Do ông Tôn khi đưa in 4 bài nêu trên của ông Tuân vào trong tác phẩm nghiên
cứu của mình là “Văn bản Truyện Kiều – Nghiên cứu và thảo luận”, ông Tôn đã


không xin phép ông Tuân, nên ông Tuân đã làm đơn khởi kiện ông Tôn về xâm
phạm quyền tác giả, đồng thời địi ơng Tơn bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh
thần. Cịn phía ơng Tơn thừa nhận có việc ông đưa in 4 bài của ông Tuân nhưng
ông không phải xin phép ông Tuân bởi lẽ các bài này của ơng Tn đã được in trên
báo chí, đã được cơng bố. Mục đích ơng đưa 4 bài của ông Tuân vào tác phẩm của
mình nhằm dựng lại trung thành cuộc tranh luận, mang tính nghiên cứu khoa học
chứ khơng nhằm mục đích thương mại và được pháp luật cho phép.
1.

Hãy nêu các hành vi xâm phạm quyền tác giả?

Theo khoản 2 điều 4 Luật SHTT 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009): “Quyền tác
giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở
hữu”. Như vậy, quyền tác giả phát sinh từ sự sáng tạo hoặc tính sở hữu của một chủ
thể nào đó đối với một tác phẩm bất kì.

Quyền tác giả được hiêu là quan hệ pháp luật dân sự. Nên quyền tác giả được
xác định gồm 3 yếu tố chủ thể, khách thể, và nội dung.
a.

Chủ thể của quyền tác giả

Bao gồm tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả
Tác giả là người trực tiếp lao động sáng tạo trong lĩnh vực văn học nghệ thuật,
khoa học để tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm thuộc 1 trong các lĩnh vực đó.
Chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức nắm giữ một số hoặc toàn bộ các
quyền tác giả liên quan đến tác phẩm được được thừa nhận dù họ trực tiếp hoặc
khơng trực tiếp tạo ra tác phẩm đó hay không.
b.

Khách thể của quyền tác giả

Khách thể của quyền tác giả là các tác phẩm văn học nghệ thuật, công trình khoa
học do tác giả sáng tạo ra bằng lao động trí tuệ.
Theo khoản 7 điều 4 Luật SHTT: “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh
vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kì phương tiện hay hình
thức nghệ thuật nào”.


c.

Nội dung quyền tác giả
Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm do
mình sáng tạo.




Quyền nhân thân gồm các quyền: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút
danh trên tác phẩm, nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử
dụng; công bố, phổ biến hoặc cho người khác cơng bố, phổ biến tác phẩm của
mình; bảo vệ sự tồn vẹn của tác phẩm, khơng cho phép người khác sửa chữa, cắt
xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh



dự và uy tín của tác giả.
Quyền tài sản bao gồm các quyền: Làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm
trước công chúng; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao
tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô
tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; cho thuê
bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Xét trên ba yếu tố chủ thể, khách thể và nội dung quyền tác giả có thể thấy rằng
các hành vi xâm phạm quyền tác giả là những hành vi xâm phạm tới quyền tác giả
cũng như quyền nhân thân của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Để xem xét có bị coi là hành vi xâm phạm quyền SHTT thì phải có đủ các căn
cứ sau đây: đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ
quyền SHTT, có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét, người thực hiện
hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền SHTT và không phải là người được
pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của luật SHTT và
hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 28 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung 2009 các hành
vi sau được coi là những hành vi xâm phạm quyền quyền tác giả:


1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

2. Mạo danh tác giả.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
4. Cơng bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác
giả đó.
5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây
phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả,
trừ trường hợp tự sao chép 01 bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy
của cá nhân và sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên
cứu.
7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác
giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp chuyển
tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị.
8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả
tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 quy định về các trường hợp sử dụng tác
phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao của
Luật này.
9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất
khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến
công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được
phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác
giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.


13. Cố ý xố, thay đổi thơng tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác
phẩm.

14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê
thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vơ hiệu các biện pháp kỹ thuật
do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của
mình.
15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của
chủ sở hữu quyền tác giả.
2.

Hãy xác định hành vi của ơng Tơn có phải là hành vi xâm phạm quyền
tác giả của ông Tuân không?

Trong vụ việc trên, ông Tôn khi in 4 bài của ông Tuân vào trong tác phẩm
nghiên cứu của mình là “Văn bản Truyện Kiều – Nghiên cứu và thảo luận”, ông
Tôn đã không xin phép ông Tuân, nên ông Tuân đã làm đơn khởi kiện ông Tôn về
xâm phạm quyền tác giả.
Để có thể xác định hành vi trên của ơng Tơn có phải là hành vi xâm phạm quyền
tác giả của ông Tuân hay không cần làm rõ những nội dung sau:
Thứ nhất, về việc áp dụng pháp luật.
Trước tiên ta cần xem xét đến văn bản pháp luật có hiệu lực để giải quyết vụ
việc. Đối tượng của vụ án là cuốn sách được in và tái bản vào năm 2010 và năm
2011 tức là hành vi của ông Tôn được tiến hành vào năm 2010 và năm 2011 là thời
điểm bộ luật dân sự 2005 và luật sở hữu trí tuệ 2005 đang có hiệu lực. Như vậy, vụ
việc này sẽ được điều chỉnh bởi những quy định của Bộ luật dân sự 2005, Luật sở
hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009) và Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21-92006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ
luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.


Thứ hai, cần xác định hành vi của ông Tôn có thuộc các trường hợp xâm phạm
quyền tác giả quy định tại Điều 28 Luật SHTT 2005 hay không?

“Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả
1.
2.
3.
4.

Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
Mạo danh tác giả.
Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà khơng được phép của đồng

5.

tác giả đó.
Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây

6.

phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác
giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật

7.

này.
Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền
tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường

8.


hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không
trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp

9.

luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật

chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm
đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà
không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
12. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền
tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
13. Cố ý xóa, thay đổi thơng tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong
tác phẩm.
14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho
thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vơ hiệu các biện


pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả
đối với tác phẩm của mình.
15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép
của chủ sở hữu quyền tác giả.”
Dựa vào danh sách các hành vi được nêu ra trong Điều 28 cùng với căn cứ khởi
kiện của ơng Tn đưa ra, có thể đánh giá hành vi của ông Tôn đã vi phạm vào
khoản 8 Điều 28, cụ thể: “Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu

quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy
định của pháp luật”
Tuy nhiên, cũng trong nội dung khoản 8, Điều 28 luật sở hữu trí tuệ cịn đưa ra
trường hợp ngoại lệ “trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này”.
Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009) đề cập đến nhiều hành vi
sử dụng tác phẩm của người khác đã công bố mà không cần xin phép, không phải
trả tiền nhuận bút, thù lao. Như vậy, để có thể khẳng định hành vi của ơng Tơn có
vi phạm quyền tác giả hay khơng thì mục tiêu đưa ra lúc này đó là phải chứng minh
hành vi của ơng Tơn có phải là hành vi sử dụng tác phẩm của người khác đã công
bố mà không cần xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao hay không. Để
được coi là hành vi không cần xin phép và không phải trả thù lao cho tác giả, hành
vi của ông Tôn phải thỏa mãn một số điều kiện:


Hành vi sử dụng phải thuộc một trong những hành vi được liệt kê tại khoản 1 Điều
25. Cụ thể hành vi trích dẫn khơng cần xin phép và trả thù lao cho tác giả là hành vi
liên quan trực tiếp đến vụ kiện này được quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 25
Luật SHTT 2005: “Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình
luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình”. Tuy nhiên liệu hành vi của ơng Tơn
đưa in 4 bài của ông Tuân vào tác phẩm của mình có được coi là trích dẫn hay
khơng?


Theo từ điển tiếng Việt, trích dẫn được hiểu là “dẫn nguyên văn một câu hay
một đoạn văn nào đó”. Hay theo tác giả Lê Nết: “trích dẫn là việc sử dụng một tác
phẩm (không đáng kể) của người khác để nêu bật ý tác giả”. Như vậy, nhìn chung,
“trích dẫn” khơng thể là sử dụng “tồn bộ” tác phẩm của người khác. Tuy nhiên để
có một nhận định đầy đủ, cụ thể liên quan đến nội dung vụ án này, cần phải hiểu
trích dẫn trong văn chương là thế nào? Đây là một nội dung đặc biệt mà cần có sự
linh hoạt trong đánh giá thực tế. Theo nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, ơng đưa ra các

hình thức trích dẫn trong văn chương như sau:
-

Thứ nhất. một bài thơ bài văn (tác phẩm), khi được nghiên cứu hay bình
luận, hay phát biểu, người ta có thể trích dẫn một câu, một đoạn, và phải nói

-

rõ xuất xứ của nó (tác giả, tên tác phẩm, nguồn).
Thứ hai, dẫn ý của tác phẩm, và ghi chú nguồn (ví dụ: xem tác phẩm gì, của

-

ai, ở đâu).
Thứ ba, dẫn nguyên văn tác phẩm để bình luận, nghiên cứu, tranh luận…

Như vậy, hình thức thứ ba dẫn nguyên văn tác phẩm cũng được coi là một hình
thức trích dẫn. Để hiểu rõ hơn về hình thức này, Cũng theo nhà thơ Nguyễn Trọng
Tạo, ông khẳng định rằng từ trước đến nay các nhà bình thơ vẫn thường dẫn
nguyên văn bài thơ ra để bình. Trong khi bình, họ có thể trích từng câu, đoạn để
minh họa cho lời bình. Việc này vẫn thường xuyên xuất hiện trên sách báo nước ta.
Ông cho rằng: “Mục đích dẫn ngun tác phẩm nhằm có lợi cho người đọc nếu họ
khơng có, hoặc chưa đọc tác phẩm ấy. Nhưng điều quan trọng hơn là khi xem (hay
nghe) tác phẩm một cách trực tiếp nguyên văn, người ta mới hình dung được tổng
thể nội dung và hình thức của tác phẩm. Ví dụ một bài thơ cấu trúc hình thoi mà
chỉ trích đoạn thì khơng thể hiệu quả bằng dẫn nguyên tác phẩm.”
Thực tế trong tranh luận văn học, người được trích dẫn (câu, đoạn của tác phẩm)
ra để phê bình thường phản đối người phê bình là trích dẫn bị cắt xén, bóp méo nội
dung để phê bình. Vì thế mà người nghiên cứu, phê bình có khi cần dẫn nguyên tác



phẩm để tác giả và bạn đọc cùng có cách nhìn khách quan, trung thực, cơng bằng
hơn cũng là một nhu cầu dễ hiểu.
Một ví dụ tiêu biểu về Tác phẩm “Từ điển Truyện Kiều” của học giả Đào Duy
Anh tồn tại đến hơm nay và cịn lâu dài là bởi nó dẫn ra tồn bộ Truyện Kiều của
Nguyễn Du để đối chứng nội dung, văn cảnh, khiến người đọc dễ hiểu. việc này
không chỉ làm tăng giá trị tác phẩm mà còn tạo điều kiện để các nhà nghiên cứu
nghiên cứu khoa học một cách dễ dàng, chân thực nhất.
Nhìn vào hành vi của ơng Tơn thì có thể thấy hình thức thứ ba là hình thức mà
ơng Tơn đã sử dụng. Bốn bài của ông Tuân mà ông Tơn hợp tuyển trong tác phẩm
của mình thì ở các bài này đều phản ánh rất rõ đây đều là những bài tranh luận về
phương pháp nghiên cứu văn học Truyện Kiều. Khi nghiên cứu 4 bài của ông Tuân,
để dựng lại trung thực, khách quan toàn bộ cuộc tranh luận nhằm mục đích nghiên
cứu, phổ biến thơng tin và bình luận thì ơng Tơn phải in trọn 4 bài của ông Tuân
một cách đầy đủ để người đọc mới hiểu hết được những nội dung cần tranh luận.
Và tuy hình thức là “in tồn văn” nhưng thực chất ơng Tơn trích dẫn. Như vậy, xét
về tổng thể có thể coi đây là một tác phẩm nghiên cứu khoa học có tính sáng tạo
của ơng Tơn nên khơng thể coi đây là in nguyên tác phẩm của ông Tuân được mà
chỉ có thể hiểu là dẫn ra để nghiên cứu và phê bình.
Ngồi ra, một điểm cần lưu ý đó là việc Trích dẫn “hợp lý” tại điểm b, khoản 1,
Điều 25 Luật SHTT 2005. Trong Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ
2005 khơng có quy định rõ trích dẫn “hợp lý” cụ thể là thế nào, tuy nhiên Điều 24
Nghị Định 100/2006/NĐ-CP có đưa ra những giải thích về vấn đề này như sau:
“Điều 24: Trích dẫn hợp lý và nhập khẩu bản sao tác phẩm


1. Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà khơng làm sai ý tác giả để bình luận hoặc
minh hoạ trong tác phẩm của mình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 của Luật
Sở hữu trí tuệ phải phù hợp với các điều kiện sau:
a. Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ


vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình;
b. Số lượng và thực chất của phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích

dẫn khơng gây phương hại tới quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng
để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được
sử dụng để trích dẫn.”
Theo Điều 24, có thể hiểu trích dẫn hợp lý tác phẩm mà khơng làm sai ý tác giả
để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình nhằm thực hiện việc nghiên
cứu khoa học, sáng tạo ra những tri thức mới, việc viện dẫn các luồng tư tưởng, các
tác phẩm đã có sẵn trước đó để lập luận cho bài nghiên cứu, bài luận… của mình
được rõ ràng, có sức thuyết phục là hồn tồn được phép mà khơng phải trả phí.
Tuy nhiên, người trích dẫn phải đảm bảo rằng trích dẫn ngun văn, khơng được tự
ý làm sai các tư tưởng, quan điểm của tác giả ban đầu. Phần trích dẫn chỉ nhằm
mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm
của mình chứ khơng được sử dụng với mục đích thương mại hay các mục đích
khác. Bên cạnh đó số lượng và thực chất của phần trích dẫn từ tác phẩm được sử
dụng để trích dẫn khơng gây phương hại tới quyền tác giả đối với tác phẩm được sử
dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử
dụng để trích dẫn.
Trở lại nội dung vụ kiện, có thể thấy hành vi của ông Tôn đã đảm bảo các yêu
cầu trong nội dung điều 24. Mục đích trích dẫn của ông Tôn chỉ nhằm bình luận
làm sáng tỏ vấn đề trong tác phẩm của mình. Khi in 4 bài của ông Tuân, Các bài
của ông Tuân không bị cắt xén, nối ghép, xuyên tạc làm ảnh hưởng đến quyền tác


giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn. 4 bài viết của ơng Tn được trích
dẫn trong phần 2 chỉ là một phần thảo luận thêm trong quyển “Văn bản Truyện
Kiều – Nghiên cứu và Thảo luận”, ngồi 4 bài của ơng Tn cịn có 6 bài của các
tác giả khác trong phần này. Có thể thấy, rõ ràng phần bình luận của ơng Tơn mới là

nội dung chính xuyên suốt cuốn sách. Số lượng của phần trích đảm bảo khơng gây
phương hại tới quyền tác giả của ơng Tn.
Như vậy, có thể khẳng định hành vi của ông Tôn thỏa mãn nội dung được quy
định tại điểm b, khoản 1, Điều 25 Luật SHTT 2005: “Trích dẫn hợp lý tác phẩm
mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình”.


Ngồi ra, hành vi này cịn phải đáp ứng những yêu cầu của khoản 2 Điều 25 Luật
SHTT: “2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này
không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, khơng gây
phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về
tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm” . Dựa trên những căn cứ đã đưa ra
ở trên, Các tác phẩm của ông Tuân đều là những tác phẩm đã được công bố, mục
đích của ơng Tơn khi trích dẫn chỉ nhằm bình luận làm sáng tỏ vấn đề trong tác
phẩm của mình. Khi in 4 bài của ơng Tn, Các bài của ông Tuân không bị cắt xén,
xuyên tạc. Như vậy quyền tác giả của ông Tuân đối với 4 tác phẩm của mình đều
khơng bị xâm hại, đáp ứng những điều kiện mà khoản 2 Điều 25 đưa ra. Ngoài ra,
Về tên và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm. Việc ơng Tơn xác nhận có in và nêu
tên 4 bài viết trên trong tác phẩm của mình rõ ràng đã thể hiện ông đưa ra rõ ràng
nguồn gốc của tác phẩm. Yêu cầu này cũng có thể cho là đã được đáp ứng.
Từ những nhận định trên, rõ ràng việc ông Tôn đưa in 4 bài của ông Tuân nhằm
mục đích phê bình trong phần thảo luận là khơng vi phạm bản quyền tác giả. nhóm
cho rằng việc trích dẫn của ơng Tơn là hồn tồn phù hợp.


3.

Nhận xét nhận định của Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm? Nêu
hướng giải quyết của nhóm đối với vụ án trên?


Tòa án cấp sơ thẩm nhận định: Ông Tôn sử dụng 4 bài viết của ông Tuân
không xin phép, không trả thù lao là vi phạm quyền tác giả; buộc ông Tôn phải bồi
thường thiệt hại cho ông Tuân.
Tòa án cấp phúc thẩm nhận định: cần phải khẳng định đây là một tác phẩm
nghiên cứu khoa học, một chỉnh thể sáng tạo của ông Tôn, chứ ông Tôn không phải
đơn thuần chỉ hợp tuyển các bài của nhiều tác giả để in thành sách với mục đích
thương mại. Như vậy, việc ông Tôn đưa in 4 bài của ơng Tn nhằm mục đích phê
bình trong phần thảo luận là không vi phạm bản quyền tác giả; từ đó quyết định:
bác đơn khởi kiện xâm phạm quyền tác giả và bồi thường thiệt hại của ông Tuân
đối với ông Tôn.
Theo Tòa án cấp sơ thẩm, việc ông Tôn thừa nhận in 4 bài của ông Tuân trong
quyển “Văn bản Truyện Kiều – Nghiên cứu và thảo luận” và ông không xin phép,
không trả thù lao cho ông Tuân đã vi phạm quyền tác giả của ông Tuân căn cứ vào
khoản 8, Điều 28 luật SHTT 2005. Có thể hiểu, theo nhận định của tịa sơ thẩm, các
hình thức sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả thù lao quy định
tại điều 25 chỉ là “trích dẫn tác phẩm” chứ khơng phải là in tồn bộ bài của tác giả
vì vậy khơng thể xếp hành vi của ông Tôn vào danh sách các hành vi được quy
định tại khoản 1 Điều 25. Bởi lẽ đó, Vì cho rằng hành vi của ơng Tơn khơng phải là
trích dẫn tác phẩm theo Điều 25 nên những căn cứ mà ông Tôn đưa ra như bài viết
của ông Tuân là tài liệu đã công bố, đã được đăng tải trên báo trí, khơng thuộc tài
liệu cấm sao chụp và ông sử dụng 4 bài này với mục đích dựng lại cuộc tranh luận
về phương pháp nghiên cứu Truyện Kiều, mang tính nghiên cứu khoa học, khơng
nhằm mục đích thương mại đều khơng được tịa cân nhắc đánh giá thêm. Từ những
căn cứ trên, tòa sơ thẩm áp dụng Điều 198, 199, 202 Luật SHTT 2005 áp dụng biện


pháp dân sự buộc bồi thường thiệt hại cho ông Tuân đối với ông Tôn với mức bồi
thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo Điều 205
cùng luật.
Tuy nhiên, nhóm cho rằng trong việc đánh giá chứng cứ, Toà án cấp sơ thẩm đã

có sự sai lầm ở chỗ cho rằng hình thức sử dụng tác phẩm không phải xin phép,
không phải trả thù lao theo khoản 1, điều 25 chỉ là trích dẫn tác phẩm, chứ khơng
phải in tồn bộ bài của tác giả vì vậy tịa án cấp sơ thẩm đã áp dụng khoản 8, Điều
28 quy định về hành vi của ông Tôn là xâm phạm quyền tác giả đồng thời áp dụng
các chế tài quy định tại Điều 198, 199, 202, 205 Luật SHTT 2005, buộc ông Tôn
phải bồi thường thiệt hại cho ông Tuân là không đúng. Quan điểm của nhóm đồng
tình với hướng giải quyết của tịa án cấp phúc thẩm, bởi lẽ như đã khẳng định ở câu
2 việc ông Tôn tập hợp 10 bài trong phần thảo luận, trong đó có 4 bài của ơng Tuân
thì ở các bài này đều phản ánh rất rõ đây đều là những bài tranh luận về phương
pháp nghiên cứu văn học Truyện Kiều. Ơng Tơn đã dựng lại trung thực tồn bộ
cuộc tranh luận nhằm mục đích nghiên cứu, phổ biến thơng tin thì ơng Tơn phải in
trọn 4 bài của ông Tuân một cách đầy đủ để người đọc mới hiểu hết được những
nội dung cần tranh luận. Và tuy hình thức là “in tồn văn” nhưng thực chất mang
tính trích dẫn. Như vậy, cần phải khẳng định đây là một tác phẩm nghiên cứu khoa
học, một chỉnh thể sáng tạo của ông Tôn, chứ không phải đơn thuần chỉ là hợp
tuyển các bài của nhiều tác giả để in thành sách với mục đích thương mại như ơng
Tơn trình bày. Vì lẽ đó, vụ kiện này nên được giải quyết theo hướng của tòa phúc
thẩm, áp dụng điểm b, khoản 1, Điều 25 Luật SHTT 2005 công nhận việc ông Tôn
in 4 bài của ông Tuân nhằm mục đích phê bình trong phần thảo luận là khơng vị
phạm bản quyền tác giả, từ đó quyết định bác đơn khởi kiện xâm phạm quyền tác
giả và bồi thường thiệt hại của ơng Tn đối với ơng Tơn.
Nhìn lại nội dung vụ kiện này, nhóm nhận thấy một số điểm cần phải lưu ý trong
việc đánh giá các yếu tố của trích dẫn. Cụ thể về khía cạnh khai thác bình thường


tác phẩm theo khoản 2 Điều 25, cụ thể: “Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy
định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình
thường tác phẩm, khơng gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả”. Yếu tố khai thác bình thường tác phẩm khơng được giải thích cụ
thể trong luật SHTT cũng như các văn bản pháp luật khác có liên quan, tuy nhiên

Trong vụ việc trên, có thể đưa ra giả thuyết cho rằng việc ơng Tơn đưa tồn bộ tác
phẩm của ơng Tn vào tác phẩm của mình nên dẫn đến người đọc khơng cần tìm
kiếm những tài liệu mà tác phẩm của ông Tuân được công bố. Điều này có thể sẽ
làm giảm khả năng tiêu thụ tác phẩm gốc được in hay xuất bản ở nơi khác. Như vậy
có nghĩa là tác phẩm của ông Tuân phần nào bị ảnh hưởng, khơng được khai thác
bình thường và do đó có thể coi là đã xâm hại đến quyền lợi của ông Tuân hay tổ
chức đã công bố tác phẩm của ông Tuân. Ngoài ra việc quy định “Số lượng và thực
chất của phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn khơng gây phương
hại tới quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn” trong Điều 24,
nghị định 100/2006 còn khá chung chung, khái quát. Số lượng cụ thể là bao nhiêu,
trong những trường hợp nào thì được coi là gây phương hại tới quyền tác giả. Thiết
nghĩ những vấn đề này cần phải được cân nhắc làm rõ hơn để đảm bảo cá nhân, tổ
chức khơng bị rơi vào tình trạng lúng túng trong quá trình thực hiện, áp dụng pháp
luật.

KẾT LUẬN
Việc xác định ranh giới giữa hành vi sử dụng tác phẩm của người khác
không phải xin phép, trả thù lao và hành vi cần sự đồng ý hiện nay vẫn còn khá khó
trong thực tiễn. Trên cơ sở nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ và lợi
ích xã hội, các nhà làm luật cần tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ
ngày càng hiệu quả hơn nhằm tạo ra hành lang pháp lý vững chắc đảm bảo hiệu quả
thực thi pháp luật trên thực tiễn cũng như tạo môi trường thuận lợi cho các cá nhân,


tổ chức tự do nghiên cứu khoa học, nghệ thuật tránh mắc phải những tranh chấp
đáng tiếc trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật SHTT Việt Nam, Nxb. Cơng an

2.
3.
4.
5.

nhân dân, Hà Nội, 2013.
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 (sửa đổi bổ sung 2009)
Lê Nết, Quyền sở hữu trí tuệ, Nxb. Đại học quốc gia tp HCM, 2005
Luật dân sự Việt Nam 2005
Nghị định của Chính phủ số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật
sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan (được sửa đổi, bổ sung

6.

theo Nghị định 85/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011)
Nghị định số 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể một số điều
khoản của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà
nước về sở hữu trí tuệ



×