Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Sinh lý hệ nội tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 89 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i><b>Chương IX</b></i>



<b>SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT</b>



ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT



Mọi chức năng của cơ thể được điều hòa bởi hai cơ chế: thần kinh và thể
dịch. Cơ chế thể dịch điều hòa chức năng cơ thể được thực hiện chủ yếu bởi các
chất hố học có trong máu và các dịch thể, như nồng độ các ion, phân áp các chất
khí, đặc biệt là các nội tiết tố (hormon) do hệ nội tiết bài tiết ra. Do vậy, cơ chế
điều hòa thể dịch còn được gọi là điều hòa bởi hệ nội tiết.


Chức năng tổng quát của hệ nội tiết là duy trì cân bằng nội môi của cơ thể
thơng qua việc điều hịa các q trình chuyển hố khác nhau diễn ra trong tế bào,
quá trình vận chuyển vật chất qua màng tế bào, hay các dạng hoạt động khác của
tế bào như phát triển và bài tiết.


Hệ thần kinh và hệ nội tiết có mối liên quan tác động qua lại lẫn nhau. Vùng
dưới đồi, thông qua các hormon giải phóng và ức chế mà ảnh hưởng lên sự bài
tiết của tuyến yên và qua đó ảnh hưởng lên hoạt động của nhiều tuyến nội tiết
khác. Các sợi thần kinh giao cảm tiền hạch điều chỉnh hoạt động của tủy thượng
thận. Nồng độ hormon các tuyến nội tiết khác lại điều hòa sự bài tiết hormon
tuyến yên và vùng dưới đồi.


<b>1. Khái niệm về hệ nội tiết. </b>


Theo quan niệm hiện nay, hệ nội tiết bao gồm các tuyến nội tiết và các nhóm
tế bào thuộc các cơ quan khác nhau có chức năng nội tiết.


Tuyến nội tiết là những tuyến khơng có ống dẫn, chất bài tiết được đổ trực
tiếp vào máu rồi theo máu đến các cơ quan, các mô trong cơ thể mà gây ra tác


dụng; nó khác với tuyến ngoại tiết là những tuyến có ống dẫn, chất bài tiết được
đổ vào cơ quan nào đó qua ống dẫn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

xem là bộ phận chỉ huy cao nhất của hệ nội tiết), ống tiêu hoá, thận, tâm nhĩ và
một số loại tế bào không nằm tập trung ở một cơ quan nhất định mà nằm rải rác
khắp cơ thể.


<i>Hình 9.1: Vị trí các tuyến nội tiết trong cơ thể. </i>


<b>2. Hormon. </b>


<i><b>2.1. Định nghĩa hormon: </b></i>


Theo quan niệm trước đây, hormon là chất hoá học có hoạt tính sinh học cao
do các tuyến nội tiết bài tiết trực tiếp vào máu đến tác dụng ở các cơ quan xa nơi
bài tiết. Ngày nay, quan niệm về hormon được mở rộng, ngoài tuyến nội tiết, các
hormon còn do một nhóm tế bào hay một loại tế bào bài tiết vào máu, vào dịch
cơ thể và gây tác dụng lên các tế bào hoặc các mô khác của cơ thể.


<i><b>2.2. Phân loại hormon: </b></i>


Có nhiều cách phân loại hormon theo các căn cứ khác nhau.


<b>2.2.1. Căn cứ vào nơi bài tiết và nơi tác dụng của hormon: </b>


Dựa vào nơi bài tiết và nơi tác dụng mà người ta chia các hormon thành hai
loại là: hormon chung (general hormon) và hormon địa phương (hormon tại
chỗ-local hormon).


+ Hormon chung: là hormon của các tuyến nội tiết được đổ vào máu rồi theo



Tuyến yên Tuyến tùng


Tuyến cận giáp
Tuyến giáp


Tuyến ức


Tuyến thượng thận
Tuyến tụy nội tiết


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

máu đến các cơ quan, các mô ở xa mà gây tác dụng ở đó. Các hormon chính của
các tuyến nội tiết gồm có:


- Vùng dưới đồi: bài tiết các hormon giải phóng (releasing hormon: RH) và
các hormon ức chế (inhibiting hormon: IH), cùng hai hormon đưa đến dự trữ ở
thùy sau tuyến yên là vasopressin và oxytocin.


- Tuyến yên: thùy trước bài tiết các hormon có tác dụng kích thích sự phát triển và
hoạt động của các tuyến nội tiết khác, đó là somato tropin hormon (STH) hay growth
hormon (GH), adreno cortico trophic hormon (ACTH), thyreoid stimulating hormon
(TSH), follicle stimulating hormon (FSH), luteinizing hormon (LH), và prolactin.


- Tuyến giáp: bài tiết các hormon T3, T4 (thyroxin) và calcitonin.
- Tuyến cận giáp: bài tiết parathormon (PTH).


- Tuyến vỏ thượng thận: tiết glucocorticoid, mineralocorticoid và androgen.


- Tuyến tủy thượng thận: tiết adrenalin (epinephrin) và noradrenalin
(norepinephrin).



- Tuyến tụy nội tiết: tiết insulin, glucagon, somatostatin và pancreatic
polypeptid.


- Tuyến sinh dục nam (tinh hòan) tiết testosteron.


- Tuyến sinh dục nữ (buồng trứng) tiết estrogen, progesteron.


- Rau thai: tiết human chorionic gonadotropin (HCG), estrogen, progesteron,
human chorionic somatomammotropin (HCS), relaxin.


Một số hormon chung tác động đến hầu hết các tế bào của cơ thể như hormon
phát triển GH của tuyến yên; T3, T4 của tuyến giáp; insulin của tuyến tụy nội tiết;
cortisol của tuyến vỏ thượng thận...


Một số hormon khác chỉ tác dụng lên một số tổ chức hay một cơ quan đặc
hiệu, gọi là cơ quan đích hay tế bào đích. Chẳng hạn, hormon ACTH của tuyến
yên chỉ tác dụng lên tế bào tuyến vỏ thượng thận, còn hormon TSH chỉ tác dụng
lên tế bào nang tuyến giáp.


+ Hormon địa phương:


Hormon địa phương là những hormon do một loại tế bào hoặc một nhóm tế
bào bài tiết vào máu hoặc dịch cơ thể và tác dụng lên các tế bào khác ở gần nơi
hormon được bài tiết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Gastrin do tế bào G ở vùng hang-môn vị bài tiết vào máu và đến kích thích
các tế bào tuyến dạ dày bài tiết dịch vị nhiều acid HCl và enzym pepsin.


- Secretin do tế bào S ở niêm mạc tá tràng bài tiết vào máu, tới kích thích


tuyến tụy tiết dịch tụy lỗng.


- Cholecystokinin được bài tiết từ tế bào nội tiết ở niêm mạc ruột non rồi theo
máu đến kích thích co bóp túi mật và đến tuyến tụy làm tăng bài tiết dịch tụy có
nhiều enzym.


- Histamin và prostaglandin được bài tiết từ hầu hết các mô trong cơ thể, có
tác dụng giãn mạch và tăng tính thấm thành mao mạch tại nơi tạo ra nó.


<b>2.2.2. Theo bản chất hoá học của hormon: </b>


Theo bản chất hoá học, người ta chia hormon ra 3 loại:


+ Hormon protein, peptid hay amino acid: đó là các hormon của vùng dưới
đồi, của tuyến yên, của tuyến cận giáp, nhiều hormon thần kinh (neurohormon)
và hầu hết các hormon địa phương.


+ Các hormon là dẫn xuất của acid amin tyrosin: có 2 nhóm hormon là dẫn
xuất của acid amin tyrosin đó là hormon tuyến giáp có gắn iod (T3, T4) và nhóm
khơng gắn iod gồm hormon của tuyến tủy thượng thận (adrenalin và noradrenalin)
cùng một số hormon địa phương như serotonin, dopamin...


+ Hormon steroid: gồm các hormon của vỏ thượng thận, của tuyến sinh dục
nam và tuyến sinh dục nữ; chúng đều được tổng hợp từ cholesterol, có cấu trúc
hố học cơ bản là nhân steroid.


<b>2.2.3. Các cách phân loại khác: </b>


+ Theo nguồn gốc: người ta chia loại hormon theo cơ quan bài tiết ra nó. Ví
dụ: hormon tuyến n, hormon tuyến giáp, hormon rau thai, hormon tiêu hoá...



+ Theo tác dụng: người ta chia ra các loại hormon phát triển, hormon chuyển
hoá, hormon sinh dục...


<i><b>2.3. Dự trữ và bài tiết hormon: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

ở đây chúng được cắt nhỏ hơn nữa để tạo thành hormon cuối cùng hoạt
động. Bộ Golgi thường chứa hormon vào các túi nhỏ gọi là các t úi bài t i ế t
hay các hạt bài tiết. Các túi này được dự trữ trong bào tương của tế bào
tuyến. Khi có kích thích đặc hiệu (tín hiệu thần kinh hay thể dịch) các
hormon sẽ được bài tiết vào máu.


+ Các hormon của tuyến giáp và tủy thượng thận: Các hormon của hai
tuyến này đều được tổng hợp từ tyrosin, nhưng dưới tác dụng của các hệ
thống enzym khác nhau có trong tế bào mỗi tuyến và cách dự trữ, bài tiết
các hormon của chúng cũng không giống nhau.


Hai hormon adrenalin và noradrenalin của tủy thượng thận, sau khi được tổng
hợp, chúng được chứa trong các túi nhỏ cho đến khi được bài tiết vào máu.


Các hormon T3, T4 của tuyến giáp, sau khi tổng hợp chúng được đưa
vào lòng nang tuyến giáp, rồi gắn với phân tử protein lớn là thyroglobulin
và được dự trữ ở đó. Khi hormon giáp được bài tiết, hệ thống enzym đặc
hiệu trong tế bào nang giáp sẽ phân cắt phần thyroglobulin và giải phóng
T3, T4 vào máu.


+ Các hormon steroid: được tổng hợp trong tế bào vỏ thượng t hận, t i nh
hoàn và buồng trứng, thường chỉ được dự trữ một lượng rất nhỏ dưới dạng
hormon, mà phần lớn là các tiền chất (như cholesterol và các dạng trung
gian giữa cholesterol và sản phẩm hormon cuối cùng). Khi có các kích


thích đặc hiệu, các enzym trong tế bào sẽ chuyển các tiền chất này thành
dạng hormon cuối cùng và bài tiết chúng vào máu.


Do cách dự trữ và bài tiết các hormon không giống nhau, nên thời gian
bài tiết hormon sau kích thích và thời gian xuất hiện tác dụng đ ầu t i ê n c ủa
các hormon cũng khác nhau. Một số hormon như adrenalin, noradrenalin
được bài tiết vào máu chỉ sau vài giây khi có kích thích và chúng phát huy
tác dụng đầy đủ trong vài chục giây đến vài phút. Một số hormon khác, như
T3 và T4 của tuyến giáp, hay hormon GH của tuyến yên, sau khi bài tiết
vào máu cần vài giờ, thậm chí vài ngày mới phát huy tác dụng đầu tiên và
phải sau vài tuần đến vài tháng mới thể hiện tác dụng đầy đủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>Bảng 9.1: Thời gian bán thải (t</i>1/2<i>) của một số hormon. </i>


<b>Tên hormon </b> <b>t1/2</b> <b>Tên hormon </b> <b>t1/2</b>


Adrenalin


Noradrenalin
ADH và oxytocin
Insulin


T3


T4


10 giây
15 giây
<1 phút
7 phút


1 ngày
7 ngày


Prolactin


ACTH


LH


FSH


Aldosteron


Cortisol


12 phút


15-25 phút


15-45 phút
180 phút


30 phút
90-100 phút


<i><b>2.4. Chất tiếp nhận hormon (receptor): </b></i>


Các chất hormon dù bản chất gì đều có đặc điểm là khơng tham gia trực tiếp
vào các phản ứng hoá học ở bên trong tế bào, mà ảnh hưởng lên tế bào đích bằng
cách gắn vào chất tiếp nhận (receptor cũng thường gọi là thụ thể) ở bề mặt hoặc ở


bên trong tế bào. Khi phức hợp hormon-receptor được tạo thành sẽ hoạt hoá các
hệ enzym đặc hiệu và phát động một chuỗi phản ứng hoá học ở bên trong tế bào,
mà phản ứng sau bao giờ cũng mạnh hơn phản ứng trước. Điều đó làm cho một
kích thích của hormon ban đầu rất nhỏ cũng gây được hiệu quả cuối cùng rất lớn.


Mỗi tế bào có hàng ngàn receptor, chúng đều là những phân tử protein có trọng
lượng phân tử lớn. Như các protein khác, các receptor liên tục bị thoái hoá, bất
hoạt rồi được tổng hợp hoặc hoạt hoá trở lại, nghĩa là nồng độ và hoạt tính của
receptor có thể được điều hòa (tăng, giảm) bởi sự kết hợp của hormon với
receptor.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

LH và FSH của tuyến yên.


Do vậy, ngày nay, người ta áp dụng kỹ thuật xác định tình trạng các thụ thể
hormon trong chẩn đoán và theo dõi điều trị các bệnh nội tiết.


Mỗi receptor thường có tính đặc hiệu cao với một hormon. Như vậy, hormon có tác
dụng đặc hiệu lên mơ đích là do mơ đích chứa receptor đặc hiệu tiếp nhận hormon đó.


+ Các receptor ở tế bào đích tiếp nhận hormon có thể nằm ở các vị trí sau:
- Trên bề mặt hoặc trong màng tế bào có các receptor đặc hiệu với hormon có
bản chất protein, peptid và catecholamin.


- Ở trong bào tương có các receptor đặc hiệu với các hormon steroid.


- Ở trong nhân tế bào có các receptor đặc hiệu với hormon T3, T4 của tuyến
giáp. Các receptor này có thể liên kết với một hay nhiều nhiễm sắc thể khác nhau
trong nhân tế bào đích.


<i><b>2.5. Cơ chế tác dụng của hormon: </b></i>



Receptor đóng vai trị chính trong cơ chế tác dụng của hormon. Khi hormon
gắn vào receptor đặc hiệu ở tế bào đích sẽ làm cho receptor được hoạt hố và tự nó
thay đổi cấu trúc và chức năng. Từ đây dẫn đến nhiều thay đổi khác nhau trong tế
bào, như thay đổi tính thấm màng tế bào, hoạt hoá hệ enzym trong tế bào, hay hoạt
hoá hệ gen trong nhân tế bào tùy thuộc vào vị trí mà hormon gắn vào receptor.


Cơ chế tác dụng của hormon là những quá trình sinh lý rất phức tạp, còn
nhiều vấn đề chưa được biết rõ. Đến nay, đa số các nhà khoa học thừa nhận có
hai cơ chế tác dụng chủ yếu của hormon lên tế bào đích: tác dụng qua chất truyền
tin thứ hai và tác dụng thơng qua hoạt hố hệ gen trong tế bào.


<b>2.5.1. Cơ chế tác dụng của hormon qua chất truyền tin thứ hai: </b>


Cơ chế tác dụng của hormon thông qua chất truyền tin thứ hai được Sutherland
nêu ra từ năm 1965, sau đó được nhiều tác giả khác thừa nhận và phát triển.


Theo cơ chế này, hormon đến gắn vào receptor đặc hiệu trên màng tế bào đích,
từ đó mà tạo ra AMP vịng (AMPc) trong tế bào. AMPc là chất truyền tin thứ hai,
sau khi được tạo thành sẽ gây ra tất cả các tác dụng của hormon trong tế bào. Do
vậy mà người ta thường gọi cơ chế này là cơ chế tác dụng của hormon qua AMPc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

GMPc, Ca++<sub>-calmodulin và các “mảnh” phospholipid màng cũng đóng vai trị </sub>
của chất truyền tin thứ hai.


Hầu hết các hormon có bản chất protein, peptid và amino acid (trừ hormon
tuyến giáp) tác dụng theo cơ chế này.


+ Chất truyền tin thứ hai là AMPc.



- Sau khi hormon gắn vào receptor ở màng tế bào đích, phức hợp này làm
hoạt hố protein G. Đến lượt mình, protein G gây hoạt hố enzym adenylcyclase
(vốn có sẵn ở màng tế bào dưới dạng không hoạt động). Adenylcyclase xúc tác
phản ứng chuyển ATP thành AMPc (cyclic 3’<sub>-5</sub>’ <sub>adenosine monophosphate) ở </sub>
trong bào tương, với sự có mặt của ion Mg++. Ngay sau khi được tạo nên, AMPc
lại hoạt hoá enzym proteinkinase A (đây là một loại proteinkinase phụ thuộc
AMPc). Enzym này làm hoạt hoá một chuỗi các hệ enzym khác nhau theo kiểu
dây chuyền: enzym đầu được hoạt hố, nó lại hoạt hố enzym thứ hai, enzym này
lại hoạt hoá enzym thứ ba..., dẫn đến thay đổi chuyển hoá trong tế bào mà gây ra
<i>các đáp ứng sinh học (hình 9.2). </i>


<i><b>Hình 9.2: Sơ đồ minh họa sự hình thành và tác dụng của AMPc. </b></i>


Chính tác dụng theo kiểu dây chuyền như vậy, mà chỉ có một lượng hormon rất
nhỏ (một lượng thông tin rất nhỏ) tác động lên receptor trên bề mặt tế bào đích, cũng
gây được sự hoạt hố mạnh (khuếch đại thơng tin lớn) trong tế bào đích.


Như vậy, những biến đổi trong tế bào theo tác dụng của hormon chính do
<i>AMPc gây ra. Do đó, người ta gọi các hormon là chất truyền tin thứ nhất (first </i>


<i>messenger), còn AMPc là chất truyền tin thứ hai (second messenger). </i>


Đáp ứng do AMPc gây ra tại tế bào đích phụ thuộc vào bản chất và số lượng các
Hormon


kích thích


ATP


3'-5'- AMPc



Phosphodíesterase
5'- AMP


Đáp ứng sinh học:
- Hoạt hóa enzym


- Thay đổi tính thấm màng
tế bào


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

hệ enyzm trong tế bào đích. Một tế bào có hệ thống enzym này, nhưng tế bào khác
lại có hệ thống enzym khác. Vì vậy mà ở mỗi tế bào khác nhau có đáp ứng đặc hiệu
khác nhau, có thể là tổng hợp các hố chất đặc hiệu, thay đổi tính thấm màng tế bào
và màng các bào quan, co - giãn cơ, bài tiết dịch, bài tiết enzym hoặc hormon...


Ví dụ: AMPc được tạo nên ở tuyến giáp dưới tác dụng của TSH thì gây tổng
hợp T3 và T4; còn AMPc ở tế bào vỏ thượng thận được tạo nên dưới tác dụng của
ACTH lại gây tổng hợp cortisol.


Sau khi gây tác dụng, AMPc bị phân giải thành 5’-AMP mạch thẳng (bất
hoạt) dưới tác dụng của enzym phosphodiesterase.


Các hormon tác dụng thông qua tạo AMPc bao gồm: các hormon tuyến yên,
hormon cận giáp, hormon tuyến tủy thượng thận, hầu hết hormon giải phóng của
<b>vùng dưới đồi, nhiều hormon địa phương và các peptid thần kinh. </b>


+ Chất truyền tin thứ hai là GMPc.


Ở một số tế bào, khi hormon gắn vào receptor đặc hiệu làm protein G hoạt
động, dẫn đến sự hoạt hoá enzym guanylcyclase. Giống như adenylcyclase, sau


khi được hoạt hoá guanylcyclase sẽ thúc đẩy quá trình tạo thành 3’-5’GMPc từ
GTP với sự có mặt của các ion Mg++<sub>, Mn</sub>++<sub> và Ca</sub>++ <sub>. </sub>


GMPc có tác dụng hoạt hố enzym proteinkinase G là enzym phụ t huộ c
GMPc. Đến lượt mình, mỗi khi proteinkinase G được hoạt hoá sẽ làm
phosphor yl hoá các protein khác trong tế bào để gây ra các đáp ứng sinh
học của tế bào theo tác dụng của hormon, tương tự như hình thức hoạt động
của AMPc.


Sau khi gây tác dụng, 3’-5’GMPc cũng được chuyển thành 5’-GMP mạch
thẳng bất hoạt dưới tác dụng của enzym phosphodiesterase đặc hiệu, khác với
phosphodiesterase gây bất hoạt AMPc.


Người ta đã tìm thấy các receptor-guanylcyclase ở một số tế bào niêm mạc
ruột, thận, tim, mạch máu và não.


+ Chất truyền tin thứ hai là ion Ca++<sub> và calmodulin. </sub>


Gần đây, người ta đã xác định rằng, ion Ca++<sub> nội bào khơng chỉ có vai trị </sub>
quan trọng đối với sự co cơ, mà cùng với protein vận chuyển Ca++, chúng gây ra
nhiều tác dụng sinh học khác nhau trong tế bào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Bình thường, ion Ca++<sub> trong tế bào được chứa trong các ty lạp thể và lưới nội </sub>
nguyên sinh. Nồng độ Ca++<sub> tự do trong bào tương rất thấp, vào khoảng 10</sub>-8<sub>- </sub>
10-7mol/l (thấp hơn ngoài tế bào khoảng 10000 lần), khơng đủ để hoạt hố
calmodulin.


Khi có kích thích làm thay đổi điện thế màng tế bào (hay màn g lướ i nộ i
nguyên sinh), hoặc hormon gắn vào receptor ở màng tế bào đích, thơng qua
sự hoạt động của protein G đặc hiệu làm mở các kênh Ca++<sub>. Ion C a</sub>+ +<sub> đ ư ợ c </sub>


vận chuyển vào trong tế bào, hoặc giải phóng từ lưới nội nguyên sinh, từ t y
lạp thể làm tăng nồng độ Ca++<sub> nội bào tới 10</sub>- 6<sub>- 10</sub>- 5<sub> m o l / l, đ ủ đ ể ho ạt ho á </sub>
calmodulin.


Tại bào tương, ion Ca++<sub> gắn với calmodulin. Phức hợp calmodulin-Ca</sub>+ +
có thể tương tác với nhiều loại enzym nội bào (các enzym phụ thuộc c anxi ,
mà đại diện là proteinkinase C) và hoạt hoá chúng, gây ra một chuỗi phản
ứng sinh học trong tế bào tương tự tác dụng của AMPc (hình 9.3).


Ca++
Hormon


Ca++<sub> Ca</sub>++<sub> </sub> <sub> + Calmodulin </sub>


Calci - Calmodulin


Nội bào Tăng hoặc giảm hoạt tính của enzym


phụ thuộc calci


Tăng hoặc giảm quá trình chuyển hóa các chất


<i>Hình 9.3: Sơ đồ minh họa cơ chế hình thành và tác dụng của </i>


phức hợp "Ca++<sub>- calmodulin". </sub>


Một trong những tác dụng đặc hiệu của phức hợp calmodulin-Ca++<sub> là làm </sub>
hoạt hoá enzym myosinkinase, là enzym xúc tác cho sự phosphoryl hoá myosin
của cơ trơn làm co cơ trơn. Calmodulin-Ca++<sub> cũng có vai trò quan trọng trong </sub>
việc phân chia tế bào.



+ Chất truyền tin thứ hai là các "mảnh" phospholipi d màng.


Một số hormon khi gắn với receptor xuyên màng trên màng tế bào đíc h,
Lưới nội nguyên


sinh chất
Chất thụ
cảm đặc hiệu


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

thông qua hoạt động của protein G đặc hiệu, làm hoạt hoá enzym
phospholipase C có ở phần trong của thụ thể. Enzym này xúc tác cho sự
biến đổi một số phospholipid màng thành các phân tử nhỏ hơn c ó t ác dụng
như chất truyền tin thứ hai.


Các “mảnh” phospholipid màng quan trọng nhất đó là phosphatidyl - inositol
4,5 - biphosphat (PIP2). Dưới tác dụng của phospholipase C, PIP2 bị thủy phân
thành inositol 1, 4, 5 - triphosphat (IP3) và diacylglycerol (DAG) là hai sản phẩm
quan trọng nhất đóng vai trị của chất truyền tin thứ hai (hình 9.4).


<i>Hình 9.4: Sơ đồ minh họa sự hình thành và tác dụng của các "mảnh " </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

PIP2 - phosphatidylinositol 4,5 biphosphat; IP3 -
Inositoltriphosphat.


DAG - diacylglycerol; PLC - Phospholipase C; PKC - Proteinkinase
C;


<i>CaBP - calcibinding protein; ER- endoplasmic reticulum. </i>



Inositoltriphosphat có tác dụng làm giải phóng ion Ca++<sub> từ lưới nội nguyên </sub>
sinh và ty lạp thể. Ion Ca++<sub> gắn với calmodulin và phát huy tác dụng của chất </sub>
truyền tin thứ hai (như đã nêu trên).


Diacylglycerol sau khi được tạo thành sẽ làm hoạt hoá proteinkinase C.
Enzym này thuộc loại các enzym phosphoryl hoá phụ thuộc Ca++. Do đó Ca++
được giải phóng từ lưới nội nguyên sinh và ty lạp thể dưới tác dụng của
inositoltriphosphat càng làm tăng hoạt hoá proteinkinase C. Proteinkinase C có
trong nhiều tế bào của các tổ chức khác nhau, có vai trị quan trọng phosphoryl
hoá các protein (enzym) nội bào mà gây ra nhiều đáp ứng sinh học của tế bào.


Nói chung, tác dụng của DAG và IP3 có tính chất hợp lực.


Một số hormon tác dụng qua trung gian thông tin thứ hai là DAG và IP3 như
TRH, GnRH, TSH, angiotensin II.


<b>2.5.2. Cơ chế tác dụng của hormon hoạt hoá hệ gen trong nhân tế bào: </b>


Cơ chế tác dụng của các hormon làm hoạt hoá hệ gen trong nhân tế bào (hay
cơ chế tác dụng lên sinh tổng hợp protein) được Karlson nêu ra đầu tiên vào năm
1963, sau đó được nhiều tác giả khác thừa nhận và bổ sung.


Theo thuyết này, các hormon có bản chất steroid và hormon tuyến giáp T3, T4 dễ
tan trong lipid, chúng khuếch tán qua màng tế bào, vào bào tương. Sau đó tùy loại
hormon mà chúng gắn vào receptor đặc hiệu ở bào tương hoặc ở trong nhân tế bào.


+ Cơ chế tác dụng của hormon steroid:


Sau khi vào trong tế bào, các hormon steroid gắn vào receptor ở bào tương
tạo thành phức hợp hormon-receptor. Tiếp sau đó, phức hợp hormon- receptor


(H-R) sẽ qua màng nhân vào nhân tế bào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

các protein enzym tham gia vào các quá trình chuyển hoá nội bào và tạo ra đáp
<i>ứng sinh học đặc hiệu của hormon (hình 9.5). </i>


+ Cơ chế tác dụng của
hormon tuyến giáp T3 và T4:


T3 và T4 sau khi khuếch
tán vào bào tương, rồi vào
nhân tế bào. Hai hormon này
gắn trực tiếp lên phân tử
receptor đặc hiệu liên kết với
ADN của nhiễm sắc thể. Khi
đó một đoạn gen trên ADN
được hoạt hố nó sẽ thúc đẩy
sự sao chép gen, dẫn đến
thúc đẩy sự tổng hợp nhiều
loại protein enzym trong tế
bào đích.


Các enzym mới được tạo thành này chủ yếu là enzym thúc đẩy q trình
chuyển hố của hầu hết các tế bào của cơ thể.


Mỗi hormon đặc hiệu với một phần tử nhạy cảm với hormon trên ADN khác
nhau, do đó nó sẽ gây cảm ứng tổng hợp nên các ARNm khác nhau.


Do cách thức tác động như nêu trên, các hormon tác dụng theo cơ chế
hoạt hoá hệ gen trong tế bào gây hiệu quả chậm hơn so với các ho r mo n c ó
cơ chế tác dụng thông qua chất truyền tin thứ hai, nhưng tác dụng của


chúng được duy trì kéo dài.


Ví dụ: tác dụng của các steroid xuất hiện thường chậm sau 45 phút hoặc vài
giờ và tác dụng của chúng có thể kéo dài trong nhiều giờ.


<b>3. Cơ chế điều hòa bài tiết hormon. </b>


Hoạt động bài tiết hormon của các tuyến nội tiết được điều hòa bởi nhiều yếu
tố, thực hiện theo cơ chế thần kinh-thể dịch, gồm cơ chế điều hịa xi (cơ chế
điều khiển từ vùng dưới đồi tới tuyến chỉ huy, tới tuyến đích) và cơ chế điều hịa
ngược (feedback) bởi nồng độ hormon tuyến đích lên tuyến chỉ huy và vùng dưới


<i>Hình 9.5: Sơ đồ cơ chế tác dụng của hormon </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

nhạy, duy trì nồng độ hormon hằng định và đảm bảo sự thích ứng của cơ thể
trong mơi trường sống ln thay đổi.


Ngồi ra, sự bài tiết hormon còn chịu sự điều hòa theo nhịp sinh học: nhịp
ngày - đêm, nhịp theo mùa, theo chu kỳ kinh nguyệt.


<i><b>3.1. Điều hòa theo hệ thống dưới đồi - tuyến yên - tuyến đích: </b></i>


Vùng dưới đồi (hypothalamus) là một cấu trúc thần kinh nằm ở não trung
gian, có vai trị rất quan trọng đối với nhiều chức năng của cơ thể. Vùng dưới đồi
có các nhóm nhận đặc hiệu có khả năng bài tiết các chất hormon giải phóng
(Releasing hormon- RH) và hormon ức chế (Inhibiting hormon- IH). Các RH và
IH có tác dụng điều hòa sự bài tiết các hormon tương ứng của thùy trước tuyến
yên. Các hormon này của tuyến n lại có tác dụng kích thích trực tiếp sự bài tiết
các hormon tuyến đích (như tuyến giáp, tuyến thượng thận...).



Do cách điều hòa như vậy, tuyến yên được gọi là tuyến chỉ huy, còn vùng
dưới đồi được xem là “người điều nhịp” của hệ nội tiết. Những yếu tố của môi
<b>trường bên trong (nội mơi) và từ mơi trường bên ngồi (ngoại mơi) tác động vào </b>
cơ thể trước hết được hệ thần kinh tiếp nhận và phản ứng. Từ các phần khác nhau
của não bộ, kể cả từ vỏ não thông tin được truyền tới vùng dưới đồi, qua đây mà
<b>ảnh hưởng lên sự hoạt động của hệ nội tiết. </b>


<i><b>3.2. Cơ chế điều hòa ngược: </b></i>


Điều hòa ngược sự bài tiết của các tuyến nội tiết nghĩa là khi nồng độ của
hormon tuyến đích tăng hay giảm, sẽ tác động làm giảm hay tăng tiết hormon
tuyến chỉ huy. Có cơ chế điều hịa ngược âm tính và điều hịa ngược dương tính.


<b>3.2.1. Điều hịa ngược âm tính: </b>


Điều hịa ngược âm tính là khi nồng độ hormon tuyến đích giảm, sẽ kích
thích tuyến chỉ huy tăng tiết nhiều hormon, do đó mà tuyến đích tăng hoạt động
trở lại bình thường. Ngược lại, khi nồng độ hormon tuyến đích tăng lại có tác
dụng ức chế tuyến chỉ huy, làm giảm bài tiết hormon của mình, do đó mà tuyến
đích lại giảm hoạt động trở về mức bình thường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

25
cũng giảm tiết T3, T4 về mức bình thường.


Khi rối loạn cơ chế điều hịa ngược âm tính dẫn đến rối loạn hoạt động của
toàn hệ nội tiết.


Điều hịa ngược âm tính cũng là kiểu điều hòa thường gặp trong cơ chế tự
điều hịa hoạt động của nhiều q trình sinh lý diễn ra ở mức tế bào, cơ quan và
hệ thống cơ quan trong cơ thể.



<b>3.2.2. Điều hịa ngược dương tính: </b>


Điều hịa ngược dương tính là kiểu điều hịa khi nồng độ hormon tuyến đích
tăng lại kích thích tăng hoạt động bài tiết hormon tuyến chỉ huy, do đó mà làm
cho nồng độ hormon tuyến đích càng tăng mạnh. Trong điều kiện bình thường,
kiểu điều hịa ngược dương tính ít gặp, nó chỉ xảy ra trong những thời điểm ngắn
nhất định, sau đó lại trở về kiểu điều hịa ngược âm tính.


Ví dụ: Ở cuối giai đoạn tăng sinh của chu kỳ kinh nguyệt, dưới tác dụng của
FSH và LH của tuyến yên, các nang trứng phát triển mạnh và bài tiết estrogen.
Vào thời điểm khoảng 2 ngày trước khi rụng trứng, nồng độ estrogen tăng cao đã
gây tác dụng điều hòa ngược dương tính đối với tuyến yên, làm tuyến này tăng
tiết mạnh cả FSH và LH. Đặc biệt, sự bài tiết LH tăng mạnh đột ngột đã gây ra
sự phóng nỗn (rụng trứng). Nhưng sau đó ở giai đoạn bài tiết của chu kỳ kinh
nguyệt, sự tăng cao nồng độ estrogen lại có tác dụng điều hịa ngược âm tính tới
tuyến yên, làm giảm bài tiết hormon LH.


Hoặc trong trạng thái stress, trục dưới đồi -tuyến yên-tuyến thượ ng t hận
được hoạt hoá làm nồng độ hormon cortisol tăng cao, lại kí c h t hí c h t uyế n
yên tăng tiết ACTH và do đó kích thích tuyến thượng thận tăng tiết cortisol
thêm mạnh. Chính cortisol tăng lúc này là cần thiết cho việc huy đ ộ ng c ác
q trình chuyển hố vật chất và các phản ứng chống trả lại tác động bất lợi
của các yếu tố gây stress.


Sự điều hòa ngược của nồng độ hormon tuyến đích thực hiện theo ba mức
<i>khác nhau (hình 9.6): </i>


Kích thích



Môi trường Đại não - Vỏ não
(3)
Hypothalamus


(2)


(2)
+ Nồng độ hormon tuyến


đích thay đổi tác động lên thùy
trước tuyến yên và vùng dưới
đồi, làm thay đổi sự bài tiết các
hormon của chúng gọi là điều
hoà ngược vòng dài (long
feedback)(1).


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Tuyến yên
(1)


Tuyến đích


Hàm lượng hormon
trong máu


<i> Hình 9.6: Sơ đồ các vòng điều hòa ngược</i>.


+ Khi thay đổi nồng độ các RH hoặc IH sẽ tác động trực tiếp lên chính tế bào
thần kinh thuộc vùng dưới đồi sản xuất ra nó, làm thay đổi hoạt động bài tiết của
các tế bào này, gọi là điều hòa ngược vòng cực ngắn (ultrashort feedback)(3).



<b>4. Phương pháp nghiên cứu hoạt động của hệ nội tiết. </b>


+ Trên động vật, có nhiều phương pháp nghiên cứu hoạt động của hệ nội tiết,
trong đó có các phương pháp chính sau đây:


- Cắt bỏ một tuyến nội tiết nào đó, hoặc ghép thêm tuyến nội tiết mới, rồi
theo dõi sự thay đổi chức năng của cơ thể.


- So sánh hoạt tính sinh học của máu đi tới tuyến và rời khỏi tuyến.


- Tiêm tinh chất của tuyến nội tiết sau khi cắt bỏ tuyến đó.


+ Trên người, việc nghiên cứu hoạt động các tuyến nội tiết gặp nhiều khó
khăn, trước đây chủ yếu dựa vào quan sát các rối loạn chức năng trên lâm sàng
do các tuyến nội tiết gây ra. Ngày nay, người ta đã xây dựng được phương pháp
định lượng hormon, nhờ các kỹ thuật có độ nhạy cao, cho số liệu khách quan có
giá trị cao trong nghiên cứu hoạt động của hệ nội tiết. Dưới đây chúng tôi xin
giới thiệu nguyên lý một số phương pháp định lượng hormon thông dụng hiện
nay.


<i><b>4.1. Phương pháp định lượng sinh học (bioassay): </b></i>


Sử dụng những phản ứng sinh học của hormon như một biện pháp phát hiện
và định lượng hormon đó. Tuy nhiên phương pháp này có độ chính xác thấp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<i>Hình 9.7: </i>Đường cong chuẩn để
định lượng aldosteron bằng RIA.
3 giờ.


<i><b>4.2. Phương pháp định lượng miễn dịch phóng xạ (RIA): </b></i>



Phương pháp định lượng miễn dịch phóng xạ (RIA: radio immuno assay)
cũng như phương pháp định lượng miễn dịch enzym (EIA) đều dựa trên nguyên
tắc phương pháp miễn dịch cạnh tranh của phản ứng giữa hormon tự nhiên
(hormon trong máu cần định lượng) là kháng nguyên không ghi dấu (antigen:
Ago<sub>) và hormon ghi dấu phóng xạ (Ag</sub>*<sub>) với kháng thể đặc hiệu (anticorps: Ac). </sub>


Cho Ag*<sub> tác dụng với Ac ta có phức hợp kháng nguyên ghi dấu-kháng thể: </sub>


Ac + Ag*<sub>  Ac - Ag</sub>*


Cho thêm vào phức hợp Ac-Ag*<sub> một </sub>
mẫu cần định lượng (có kháng ngun
khơng ghi dấu Ago), kháng nguyên này sẽ
đẩy kháng nguyên ghi dấu ra khỏi kháng
thể:


Ago<sub> + Ac - Ag</sub>*<sub>  Ac - Ag</sub>o<sub> + Ag</sub>*


Tỷ lệ giữa phức hợp kháng thể-kháng
nguyên ghi dấu và phức hợp kháng
thể-kháng nguyên không ghi dấu (hormon)
phụ thuộc vào nồng độ ban đầu hai kháng
nguyên đó. Đo phức hợp hormon ghi
dấu-kháng thể (Ac-Ag*) bằng máy đếm phóng


xạ, rồi dựa vào đường cong chuẩn có thể tính được hàm lượng hormon trong mẫu
<i>thử. Ví dụ: hình 9.7 dưới đây giới thiệu đường cong chuẩn để định lượng </i>
<b>aldosteron bằng phương pháp RIA. </b>



<i><b>4.3. Phương pháp định lượng miễn dịch enzym (EIA): </b></i>


+ Phương pháp định lượng miễn dịch enzym (EIA: enzym immuno assay) có
2 loại:


- Phương pháp cạnh tranh, có nguyên lý tương tự phương pháp RIA, nhưng
chất chỉ điểm của phương pháp này là enzym thay cho chất hormon phóng xạ
trong xét nghiệm miễn dịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Ag + Aco<sub> + Ac</sub>*<sub>  Ac</sub>o<sub> - Ag - Ac</sub>*


Nồng độ phức hợp ghi dấu sau phản ứng tỉ lệ với lượng kháng nguyên có mặt
trong mẫu cần định lượng.


Kỹ thuật sử dụng nhiều nhất của phương pháp này là "định lượng hấp phụ
miễn dịch gắn enzym” (enzym linked immunosorbent assay - ELISA).


+ Cần lưu ý là lượng hormon trong máu chưa phản ánh đầy đủ hoạt động bài
tiết của một tuyến nào đó, vì nó là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố:


- Sự bài tiết hormon.


- Sự thoái hoá hormon (bởi gan, thận và các mô khác).


- Sự bài xuất hormon khỏi cơ thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

CHỨC NĂNG NỘI TIẾT VÙNG DƯỚI ĐỒI



<b>1. Đặc điểm vùng dưới đồi. </b>



Vùng dưới đồi (hypothalamus) là một cấu trúc thuộc não trung gian, được
cấu tạo từ các tế bào thần kinh và thần kinh - nội tiết. Vùng dưới đồi là nơi quy tụ
tất cả các con đường cảm giác khác nhau. Vì vậy, tất cả các tác nhân kích thích từ
bên trong và bên ngoài cơ thể (kể cả những tác động tâm lý) đều có thể ảnh
hưởng lên vùng dưới đồi.


Hypothalamus không đơn thuần là nhận các luồng xung động thần kinh từ nơi
khác đến mà cịn nhận kích thích trực tiếp của các yếu tố thể dịch và có nhiều mối
liên hệ với các cấu trúc thuộc hệ thần kinh trung ương (như hệ limbic, đồi não, thể
lưới và vỏ não). Nhờ có đặc điểm này mà Grashenkov (1978) coi hypothalamus
như là môt radar sinh học của cơ thể và hoạt động theo cơ chế tự điều hòa.


Tế bào vùng dưới đồi vừa có chức năng là tế bào thần kinh lại vừa có chức
năng là tế bào nội tiết, chúng cấu tạo thành các nhóm nhân. Có rất nhiều cách
chia các nhóm nhân vùng dưới đồi như: nhóm nhân trước (nhân bụng), nhóm nhân
ở đường giữa, nhóm nhân bên và nhóm nhân sau. Vì tính chất chức năng phức tạp
của các nhân hypothalamus cho nên đơn giản nhất là người ta chia thành các nhóm
nhân đặc hiệu (liên quan với chức năng nội tiết là sản xuất ra các neurohormon)
và các nhóm nhân không đặc hiệu (liên quan với các chức năng khác).


Hypothalamus có những chức năng cơ bản sau đây:
+ Trung khu thần kinh thực vật cao cấp dưới vỏ:


Phần trước là trung khu phó giao cảm; phần sau là trung khu giao cảm; các
nhóm nhân ở giữa là trung khu dinh dưỡng, chuyển hoá và điều nhiệt.


+Trung khu thức và ngủ:


Phần dưới cùng với tổ chức lưới đảm bảo trạng thái thức tỉnh của vỏ não, thơng
qua cơ chế hoạt hố. Phần trên cùng với phần trước thị (preopticus) đảm bảo trạng


thái ngủ, thông qua cơ chế ức chế (ngắt mạch) đối với xung động hoạt hoá vỏ não.


+ Trung khu hành vi và cảm xúc bản năng:


Vùng dưới đồi cùng với thể lưới và hệ limbic tạo ra đường vòng khép kín
Pepez tham gia vào sự hình thành cảm xúc cấp thấp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

cảm), có khu vực là trung khu cảm xúc âm tính (khó chịu).
+ Trung khu thần kinh nội tiết:


Vùng dưới đồi có chức năng nội tiết là sản xuất ra neurohormon. Nội dung
được đề cập tới ở phần này là chức năng nội tiết của vùng dưới đồi. Các chức năng
khác chúng ta sẽ đề cập tới ở phần chức năng của hệ thần kinh trung ương.


<b>2. Các hormon vùng dưới đồi. </b>


<i><b>2.1. Các tế bào thần kinh - nội tiết vùng dưới đồi: </b></i>


Các tế bào thần kinh-nội tiết vùng dưới đồi được sắp xếp thành những nhóm
<i>nhân. Mỗi nhóm này sản xuất ra một hormon khác nhau (hình 9.8). </i>


<i>Hình 9.8: Sơ đồ các nhóm nhân sản xuất hormon vùng dưới đồi. </i>


Các tế bào thần kinh-nội tiết vùng dưới đồi được phát triển từ các tế bào màng
ống nội tủy (ependyma). Do có q trình phân chia các tế bào màng ống nội tủy rồi
biệt hoá, phát triển để thực hiện chức năng chế tiết hormon mà quá trình này đã phải
trải qua nhiều giai đoạn và cứ sau mỗi chu kỳ hoạt động hoặc khi bị kích thích hoạt
động quá mạnh, các tế bào thần kinh-nội tiết sẽ ngừng hoạt động và bị thoái hoá.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<i><b>2.2. Các hormon giải phóng và ức chế vùng dưới đồi: </b></i>



Các tế bào thần kinh - nội tiết vùng dưới đồi có thân nằm trong các nhóm
nhân khác nhau, cịn tận cùng các tế bào này ở vùng lồi giữa (median eminence),
phần thấp của vùng dưới đồi, có khả năng chế tiết các hormon giải phóng RH
(releasing hormon) và các hormon ức chế (inhibiting hormon). Các RH và IH
được sản xuất ở thân tế bào rồi được vận chuyển tới vùng lồi giữa. Tại đây, các
RH và IH ngấm trực tiếp vào máu hệ mao mạch thứ nhất. Hệ mao mạch này trở
ra bề mặt tập trung lại thành một mạch. Mạch này chạy dọc theo cuống yên rồi
lại toả ra thành hệ mao mạch thứ hai để cấp máu cho tuyến yên trước (hệ mạch
gánh vùng dưới đồi - tuyến yên). Chính các RH và IH theo máu đã kích thích
hay ức chế sự hoạt động của các tế bào nội tiết thùy trước tuyến yên.


Để đơn giản cách đọc và viết, người ta thêm tiếp đi ngữ “liberin” cho các
hormon giải phóng và “statin” cho các hormon ức chế. Ví dụ: CRH (corticotropin
releasing hormon) được gọi là corticoliberin; GIH (somatotropin inhibiting
hormon) được gọi là somatostatin.


+ Hormon giải phóng GH (STH): GRH (somatotropin releasing hormon hay
somatoliberin).


- Nguồn gốc: do nhân ventromedialis sản xuất.


- Bản chất hoá học là polypeptid có 44 acid amin.


- Tác dụng: kích thích tế bào thùy trước tuyến yên tăng tổng hợp và tăng bài
tiết GH vào hệ tuần hoàn.


+ Hormon giải phóng ACTH: CRH (corticotropin releasing hormon hay
corticoliberin).



- Nguồn gốc: do nhân ventromedialis sản xuất.


- Bản chất hố học là polypeptid có 41 acid amin.


- Tác dụng: kích thích tế bào thùy trước tuyến yên tăng tổng hợp và tăng bài
tiết ACTH vào hệ tuần hoàn.


+ Hormon giải phóng TSH: TRH (thyreotropin releasing hormon hay thyroliberin).


- Nguồn gốc: do nhân suprachiasmatis, ventromedialis, arcuatis, paraventricularis
và supraopticus sản xuất.


- Bản chất hoá học là tripeptid (glu – his - pro).


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

+ Hormon giải phóng MSH: MRH (melanotropin releasing hormon hay
melanoliberin).


- Nguồn gốc: do nhân supraopticus sản xuất.


- Bản chất hoá học là peptid có 5 acid amin.


- Tác dụng: kích thích tế bào thùy giữa tuyến yên tăng tổng hợp và tăng bài
tiết MSH vào hệ tuần hoàn.


+ Hormon giải phóng FSH và LH: GnRH (gonadotropin releasing hormon
hay gonadoliberin).


- Nguồn gốc: do nhân ventromedialis, arcuatis, suprachiasmatis và ventrome -
diodorsalis sản xuất.



- Bản chất hoá học là peptid có 10 acid amin.


- Tác dụng: kích thích tế bào thùy trước tuyến yên tăng tổng hợp và tăng bài
tiết FSH và LH vào hệ tuần hoàn. GnRH bài tiết theo nhịp khoảng 2- 3 giờ một
lần và mỗi lần kéo dài hàng giờ. Tuy nhiên, người ta cũng nhận thấy sự bài tiết
GnRH liên quan tới sự bài tiết LH hơn là FSH.


+ Hormon giải phóng prolactin: PRH (prolactin releasing hormon hay
prolactoliberin).


- Nguồn gốc: do nhân suprachiasmatis và preopticus sản xuất.


- Bản chất hố học: chưa rõ, có thể là polypeptid.


- Tác dụng: kích thích tế bào thùy trước tuyến yên tăng tổng hợp và tăng bài
tiết prolactin vào hệ tuần hoàn.


+ Hormon ức chế GH: GIH (somatotropin inhibiting hormon hay somatostatin).


- Nguồn gốc: do nhân supraopticus, paraventricularis và mediobasalis sản xuất.


- Bản chất hoá học là polypeptid có 44 acid amin.


- Tác dụng: ức chế tế bào thùy trước tuyến yên giảm tổng hợp và giảm bài
tiết GH vào hệ tuần hoàn.


+ Hormon ức chế MSH: MIH (melanotropin inhibiting hormon hay melanostatin).


- Nguồn gốc: do nhân paraventricularis sản xuất.



- Bản chất hoá học là tripeptid.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

+ Hormon ức chế prolactin: PIH (prolactin inhibiting hormon hay
prolactostalin).


- Nguồn gốc: do phần bên nhân preopticus sản xuất.


- Bản chất hoá học: chưa rõ, có thể là polypeptid.


- Tác dụng: ức chế tế bào thùy trước tuyến yên giảm tổng hợp và giảm bài
tiết prolactin vào hệ tuần hồn.


<i><b>2.3. Điều hịa bài tiết các hormon giải phóng và ức chế: </b></i>


Các hormon giải phóng và ức chế của vùng dưới đồi được điều hòa bài tiết
theo cơ chế thần kinh và thần kinh - thể dịch.


+ Cơ chế thần kinh:


Hệ TKTƯ


Các RH và IH vùng dưới đồi


Các hormon thùy trước tuyến yên


Hormon của các tuyến đích


<i> </i>


<i> Hình 9.9: Sự điều hịa bài tiết RH, IH. </i>



hịa ngược (âm tính và dương tính) vòng dài và vòng ngắn. Đồng thời, người ta
cũng nhận thấy có cơ chế điều hịa ngược vịng cực ngắn do chính nồng độ
hormon RH và IH vùng dưới đồi tự điều hòa chúng. Tuy vậy, cơ chế này mới chỉ
<i>tìm thấy ở các hormon GnRH và TRH (hình 9.9). </i>


<i><b>2.4. Các hormon khác: </b></i>


Ngồi các RH và IH, vùng dưới đồi cịn bài tiết 2 hormon là ADH (còn gọi là
vasopressin) và oxytocin.


Hai hormon này được tổng hợp ở thân tế bào thần kinh - nội tiết vùng
dưới đồi, rồi được vận chuyển theo sợi trục thần kinh đến dự trữ ở thùy s au


Các luồng xung động thần
kinh hướng tâm từ các thụ cảm
thể cảm giác, các luồng xung
động thần kinh từ các cấu trúc
thần kinh khác nhau chủ yếu từ
hệ limbic, thể lưới, vỏ não
vùng trán...đều có thể tăng
cường hay ức chế sự bài tiết
RH và IH vùng dưới đồi.


+ Cơ chế thần kinh-thể
dịch.


Nồng độ hormon của tuyến
đích hoặc tuyến n điều hồ
(kích thích hoặc ức chế) các


RH và IH vùng dưới đồi. Đây
là cơ chế điều hoà chủ yếu, cơ
chế điều


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

tuyến yên. Vì vậy, khi nghiên cứu, người ta thường xếp chúng vào các
hormon thùy sau tuyến yên.


<b>3. Sự liên hệ giữa vùng dưới đồi và tuyến yên. </b>


Vùng dưới đồi liên quan mật thiết với tuyến yên thông qua đường thể dịch và
<i>đường thần kinh (hình 9.10). </i>


<i>Hình 9.10: Sự liên hệ giữa vùng dưới đồi và tuyến yên. </i>


+ Đường thể dịch:


Các RH và IH được bài tiết ở tận cùng các tế bào thần kinh-nội tiết nằm ở
vùng lồi giữa mà thân tế bào nằm ở các nhân khác nhau của vùng dưới đồi, theo
hệ thống mạch gánh dưới đồi-tuyến yên (hệ mạch gánh Popa-Fielding) để kích
thích hay ức chế sự tổng hợp và bài tiết các hormon thùy trước tuyến yên.


+ Đường thần kinh:


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

trục và dự trữ ở thùy sau tuyến yên. Khi có luồng xung động kích thích tới vùng
dưới đồi hoặc thùy sau tuyến yên thì đều làm tăng bài tiết hormon của chúng.


Bằng hai con đường trên, vùng dưới đồi - tuyến yên tạo thành một hệ


thống cấu trúc-chức năng có vai trị vơ cùng quan trọng trong sự điều hòa


hoạt động của hệ thống nội tiết. Trong điều khiển học, vùng dưới đồi là bộ


phát (generator), còn tuyến yên là bộ khuếch (amplifier).




TUYẾN YÊN



<b>1. Đặc điểm giải phẫu và mô học. </b>


Tuyến yên (hypophyse hay pituitary gland) là một tuyến nhỏ, có ở tất cả các
động vật có xương sống. Ở người, tuyến yên nằm trong hố yên của xương bướm
thuộc nền sọ, có trọng lượng 0,5 - 1g. Tuyến yên nối với đáy não thất III bằng
cuống yên. Tuyến yên được chia làm 3 thùy: trước, giữa và sau. Ở người, thùy
giữa quá nhỏ nên thường được xếp vào thùy trước.


Toàn bộ thùy trước tuyến yên là một tổ chức tuyến điển hình và có nguồn gốc
phơi thai từ túi Rathke, vốn là một nhánh nội bì tiêu hố. Thùy sau tuyến n là
một tổ chức thần kinh, có nguồn gốc phơi thai từ ngoại bì. Hai thùy tuyến n có
cấu trúc và chức năng khác nhau nên thùy trước còn được gọi là tuyến yên trước
và thùy sau còn được gọi là tuyến yên sau.


Tuyến yên sau khơng có gì đặc biệt vì chỉ là nơi dự trữ hai hormon ADH và
oxytocin của vùng dưới đồi, cịn tuyến n trước có cấu trúc mô học khá phức tạp.
Các tế bào thùy trước tuyến yên có khả năng chế tiết, sản xuất ra hormon. Người ta
thường chia 3 loại tế bào khác nhau của thùy trước tuyến yên là anpha, beta và
gamma. Tế bào alpha (ưa acid) chiếm khoảng 30 - 40%, chế tiết GH và prolactin. Tế
bào beta (ưa kiềm) chiếm khoảng 5 - 10%, chế tiết ACTH, TSH, LH, FSH và
beta-lipotropin. Tế bào gamma (không ưa màu), chiếm 55 - 60%, khơng chế tiết hormon.
<b>Có người cho rằng, chúng là các tế bào tiền thân của các tế bào ưa màu. </b>


<b>2. Các hormon thùy trước tuyến yên. </b>


<i><b>2.1. Hormon phát triển cơ thể </b></i>(human growth hormon - hGH, GH, hay còn
<i>gọi là STH somato tropin hormon): </i>



<b>2.1.1. Nguồn gốc và bản chất hoá học: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

+ Bản chất hoá học: là protein, gồm 191 acid amin, PTL 22.000 (chiếm 90%)
và PTL 20.000 (chiếm 10%). Cấu trúc của GH gần giống prolactin và HCS
(human chorionic somatomammotropin).


<b>2.1.2. Tác dụng: </b>


+ Tác dụng lên sự phát triển cơ thể:


- GH khơng có tuyến đích hay cơ quan đích cụ thể mà nó tác động lên toàn
bộ các mơ của cơ thể, làm tăng kích thước tế bào, tăng phân chia tế bào làm tăng
số lượng tế bào. Vì vậy cơ thể lớn lên, tăng khối lượng và trọng lượng (sự phát
triển trong trường hợp này chủ yếu là về lượng - tăng trưởng).


- GH có ảnh hưởng rõ rệt trên xương và sụn: GH có tác dụng làm tăng
chuyển hoá calci, phosphat và protein của xương và sụn. GH làm phát triển sụn
liên hợp, làm chậm cốt hoá sụn này và tăng tạo xương nên làm cho các xương
được dài ra (như xương đùi, xương cẳng chân, xương cánh tay, xương cẳng
tay...).


Do GH làm tăng tạo xương, dày màng xương nên làm cho xương dày hơn,
khoẻ và chắc hơn, đặc biệt đối với các xương dẹt như xương sọ, xương hàm,
xương sườn và các xương nhỏ của bàn tay, bàn chân.


- Trong cơ thể toàn vẹn, GH phối hợp tác dụng phát triển cơ thể với các hormon
như T3, T4 và các hormon sinh dục, làm cho cơ thể phát triển hài hòa, cân đối.


- Tác dụng của GH lên sự phát triển cơ thể phụ thuộc vào tác dụng qua lại


giữa GH và somatomedin - một protein có tác dụng là một yếu tố phát triển cơ
thể. Somatomedin được tiết ra ở gan và một số cơ quan khác khi đáp ứng lại với
tác dụng kích thích của GH. Somatomedin kích thích sự tập trung sulfat trong
sụn, kích thích tạo xương và kích thích sự hình thành collagen. Nhiều tác dụng
của somatomedin giống tác dụng của insulin nên còn gọi nó là “yếu tố phát triển
giống insulin” (IGF). Somatomedin do được tiết ra ở nhiều cơ quan khác nhau,
nên có tên khác nhau. Ví dụ: NGF (nerve growth factor), EGF (epidermal growth
factor), OGF (ovarin growth factor), FGF (fibroblast growth factor), PDGF
(platelet derived growth factor). Cơ chế tác dụng lên sự phát triển cơ thể của GH
là thông qua somatomedin và cũng có thể sự tạo thành somatomedin chỉ là một
trong những biểu hiện của GH trong chức năng làm phát triển cơ thể.


+ Tác dụng lên sự chuyển hoá:
- Chuyển hoá protein:


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

. Tăng vận chuyển acid amin qua màng vào trong tế bào, tăng nồng độ acid
amin nội bào, làm thuận lợi cho tổng hợp protein.


. Tăng quá trình sao chép ADN trong nhân tế bào, vì vậy tăng tổng hợp
ARNm và làm tăng tổng hợp protein ở ribosom.


. Tăng quá trình dịch mã của ARNm cũng làm tăng tổng hợp protein (ngay cả
khi nồng độ acid amin nội bào khơng tăng).


- Chuyển hố glucid:


GH làm giảm vận chuyển glucose qua màng vào trong tế bào, giảm quá trình
thoái biến glucose cho năng lượng, tăng tổng hợp và dự trữ glycogen trong tế bào
đến mức bão hòa. Tăng glucose máu do ức chế hexokinase.



Nếu nồng độ GH tăng cao thì có thể gây ra đái tháo đường do tuyến yên. GH
cũng có thể trực tiếp kích thích tế bào beta của tụy đảo sản xuất insulin và làm
giảm tính nhạy cảm của insulin mặc dù insulin tăng mà hàm lượng glucose máu
vẫn không giảm. Nhiều trường hợp do sự kích thích của GH lên tế bào beta của
tụy đảo và do nồng độ glucose cao trong máu đã làm mất chức năng của tế bào
beta, hậu quả là gây ra đái tháo đường do tuyến tụy.


- Chuyển hoá lipid:


GH làm tăng thoái biến lipid ở các mơ mỡ dự trữ, vì vậy làm tăng acid béo
trong máu. GH làm tăng chuyển hoá acid béo thành acetyl - CoA ở mơ để cho
năng lượng. Vì nồng độ acetyl - CoA tăng cao nên đã ức chế q trình thối biến
glucose cho năng lượng (cơ chế điều hịa ngược). Do đó, dưới tác dụng của GH,
lipid được sử dụng cho năng lượng nhiều hơn, nên tiết kiệm protein cho quá trình
phát triển cơ thể. Khi GH tăng cao, q trình chuyển hố lipid tăng khá mạnh,
cho nên có thể có ceton tăng và có ứ đọng lipid ở gan.


+ Những tác dụng khác:


GH làm tăng quá trình chuyển hoá calci và phosphat (quá trình tạo xương),
kích thích tủy xương sinh hồng cầu, tăng khả năng hấp thu calci ở ruột và khi
thừa GH thì sự bài xuất acid amin 4.hydroxyprolin cũng tăng lên.


<b>2.1.3. Điều hịa bài tiết: </b>


+ Bình thường, nồng độ GH máu thay đổi theo tuổi:


<b>Tuổi </b> <b>Nồng độ </b>


1 - 5 9,3  4,0 ng/ml



11 - 16 7,3  3,1 ng/ml


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

+ Trong máu, GH kết hợp rất lỏng lẻo với một protein để vận chuyển. Thời
gian bán hủy của GH là 20 phút, của somatomedin là 20 giờ.


+ GH được điều hòa chủ yếu bởi GRH và GIH của vùng dưới đồi.


+ Một số yếu tố thần kinh và thể dịch tham gia vào điều hòa bài tiết GH như
nồng độ glucose máu thấp kích thích bài tiết GH thông qua hoạt hoá receptor
glucose vùng dưới đồi.


+ Ban ngày lao động và tập luyện nặng cũng như ban đêm trong pha ngủ
chậm nồng độ GH thường rất cao.


+ Khi bị đói, bị suy dinh dưỡng kéo dài, nồng độ acid béo tự do huyết tương
giảm, đặc biệt trong các trường hợp bị stress cũng làm tăng bài tiết GH.


<i><b>2.2. Hormon kích thích tuyến giáp</b><b> (</b></i>thyroid stimulating hormon-TSH):


<b>2.2.1. Nguồn gốc và bản chất hoá học: </b>


+ Nguồn gốc: do tế bào ưa kiềm thùy trước tuyến yên sản xuất.


+ Bản chất hoá học là một glycoprotein, PTL 28000, có hai chuỗi alpha và
beta (chuỗi beta mang đặc tính sinh học).


<b>2.2.2. Tác dụng: </b>


+ Tác dụng lên tuyến đích là tuyến giáp:



- TSH tăng số lượng và kích thước tế bào các nang giáp. Tăng hoạt hoá tế
bào nang giáp làm cho chúng trở nên hoạt động mạnh, chuyển tế bào dạng khối
(yên nghỉ) thành dạng trụ (bài tiết). Tăng phát triển hệ thống mạch máu ở tuyến
giáp.


- Tăng khả năng bắt giữ iod của tế bào nang tuyến làm cho nồng độ iod nội
bào rất cao (có khi cao tới 8 lần so với bình thường). Tăng khả năng gắn iod vào
tyrosin để tham gia tổng hợp hormon giáp. Tăng sự phân giải thyroglobulin
(dạng dự trữ hormon giáp trong các nang tuyến) để đưa hormon giáp vào máu.


+ Có thể gây lồi mắt vì chất gây lồi mắt (exophthalmos producing substance -
EPS) nằm trong cấu trúc TSH. Chất này gây giữ nước ở mô đệm sau nhãn cầu.


+ Có thể sử dụng TSH để làm nghiệm pháp chẩn đoán phân biệt nhược
năng tuyến giáp nguyên phát hay thứ phát nhờ định lượng T3, T4 sau khi
tiêm TSH vào cơ thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<b>2.2.3. Điều hòa bài tiết: </b>


+ Bình thường, người Việt Nam trưởng thành có nồng độ TSH là 3,9  2,0
IU/ml (theo Mai Trọng Khoa và CS, 1995).


Trong máu, TSH được vận chuyển dưới dạng liên kết với gamma-globulin.
+ TSH được điều hòa bài tiết bởi TRH từ vùng dưới đồi và sự điều hòa
ngược của T3, T4 từ tuyến giáp. Ngoài ra, hormon sinh dục cũng có khả năng ức
chế bài tiết TSH.


<i><b>2.3. Hormon kích thích vỏ thượng thận (adrenocorticotropin hormon- ACTH): </b></i>



<b>2.3.1. Nguồn gốc và bản chất hoá học: </b>


+ Nguồn gốc: do tế bào ưa kiềm thùy trước tuyến yên sản xuất.


+ Bản chất hoá học: là một polypeptid có 39 acid amin, PTL 5000. Trong cấu
trúc ACTH, người ta thấy trình tự 23 acid amin đầu chuỗi giống nhau ở tất cả các
loài (chuỗi này có tác dụng sinh học), các acid amin từ 24 đến 39 của ACTH là
khác nhau tùy lồi (chuỗi này ít có tác dụng sinh học).


<b>2.3.2. Tác dụng: </b>


+ Tác dụng lên tuyến đích là vỏ thượng thận.


- ACTH làm tăng sinh tế bào, tăng kích thước tế bào vỏ thượng thận (đặc biệt
là lớp bó và lớp lưới, lớp bài tiết glucocorticoid và androgen).


- ACTH làm tăng quá trình tổng hợp, bài tiết hormon vỏ thượng thận. Cơ chế
tác dụng của ACTH là thông qua chất truyền tin thứ hai AMP vịng trong q
trình thúc đẩy phản ứng chuyển cholesterol thành pregnenolon, chất quan trọng
để tổng hợp cortisol và androgen.


+ Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương (đặc biệt là não) giúp cho q trình
học tập và trí nhớ được dễ dàng.


<b>+ Trong cấu trúc của ACTH có chứa chuỗi anpha - MSH cho nên ACTH cịn </b>
có tác dụng giống MSH. Trên người, thùy giữa tuyến yên không phát triển nên
MSH được bài tiết quá ít, ACTH thay thế cho MSH trong chức năng kích thích tế
bào sắc tố chuyển hoá sắc tố melanin và phân tán melanin trong tế bào biểu bì,
làm cho da có màu sẫm.



</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>2.3.3. Điều hịa bài tiết: </b>


+ Bình thường ACTH có hàm lượng thay đổi trong ngày (nhịp sinh học), cao
nhất vào lúc 7 - 8 giờ (112 - 116 pg/ml) và thấp nhất vào lúc 20 giờ (13 - 22
pg/ml).


+ ACTH được điều hòa bởi CRH của vùng dưới đồi và glucocorticoid của vỏ
thượng thận. Bài tiết ACTH có liên quan chặt chẽ với trạng thái stress. Khi cơ thể
bị kích thích mạnh, nồng độ ACTH có thể tăng lên, đạt tới 600 pg/ml.


<i><b>2.4. Hormon kích thích chuyển hố melanin (melanocyte stimulating </b></i>


<i>hormon- MSH, còn gọi là intermedin): </i>


<b>2.4.1. Nguồn gốc và bản chất hoá học: </b>


+ Nguồn gốc: do tế bào biểu mô (epithelium) thùy giữa tuyến yên sản xuất.
Trên động vật, thùy giữa tuyến yên rất phát triển, còn ở người thùy này không
phát triển nên MSH được xếp vào hormon thùy trước tuyến yên.


+ Bản chất hoá học: MSH là một peptid có hai chuỗi alpha và beta. Chuỗi
alpha có 13 acid amin, PTL 1823; chuỗi beta có 22 acid amin, PTL 2734.


<b>2.4.2. Tác dụng: </b>


Tác dụng quan trọng nhất của MSH là tăng quá trình nhiễm sắc của da do sự
phân tán của melanin trong các tế bào sắc tố (melanocyte). Đồng thời MSH cịn
có tác dụng chuyển tế bào chuyển hoá sắc tố melanin chưa trưởng thành
(melanoblaste) thành tế bào chuyển hoá sắc tố melanin trưởng thành (melanocyte).
Có hai loại melanin là eumelanin (đen và nâu) và pheomelanin (vàng và đỏ).


Trên người, ACTH giữ tác dụng trên thay cho MSH. Song MSH mặc dù ít có
tác dụng sinh lý nhưng nó lại liên quan tới q trình nhiễm sắc bệnh lý.


<b>2.4.3. Điều hòa bài tiết: </b>


MSH được điều hòa bởi MRH và MIH của vùng dưới đồi.


<i><b>2.5. Hormon kích thích nang trứng</b></i>(follicle stimulating hormon- FSH):


<b>2.5.1. Nguồn gốc và bản chất hoá học: </b>


+ Nguồn gốc: do tế bào ưa kiềm thùy trước tuyến yên sản xuất.


+ Bản chất hoá học: là một glycoprotein có 236 acid amin, PTL 32 200. Có
hai loại FSH là alpha FSH và beta FSH.


<b>2.5.2. Tác dụng: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

dịch nang và estrogen. FSH phối hợp với LH làm cho nang trứng chín và kích
thích tế bào hạt bài tiết nhiều estrogen.


+ Trên cơ thể nam, FSH tác động lên tế bào biểu mô ống sinh tinh, tăng
cường sinh sản tinh trùng. FSH kích thích tế bào Sertoli phát triển và bài tiết các
chất tham gia vào quá trình sinh sản tinh trùng. Do FSH làm phát triển ống sinh
tinh nên làm tăng trọng lượng và kích thước tinh hồn.


<b>2.5.3. Điều hịa bài tiết: </b>


+ FSH được bắt đầu bài tiết ở trẻ em 9 - 10 tuổi, tăng dần và cao nhất ở tuổi
<b>dậy thì. Bình thường, nồng độ ở nam giới là 4,60  1,91 IU/l, ở nữ giới thì thay </b>


đổi theo chu kỳ kinh nguyệt (CKKN).


Giai đoạn 1 của CKKN: 1,45 - 2,33 IU/l.
Nồng độ đỉnh: 8,87 - 11,43 IU/l.


Ngày xuất hiện đỉnh: 16,06  2,89 (theo CKKN).
Giai đoạn 2 của CKKN: 0,43 - 0,84 IU/l.


(theo Nguyễn Cận, Vũ Thục Nga và CS, 1995).


+ FSH được điều hòa bởi GnRH của vùng dưới đồi, nhưng chủ yếu là
do cơ chế điều hòa ngược của các hormon sinh dục: estrogen, proge st eron,
inhibin và testosteron.


<i><b>2.6. Hormon kích thích hồng thể (luteinizing hormon- LH): </b></i>


<b>2.6.1. Nguồn gốc và bản chất hoá học: </b>


+ Nguồn gốc: do tế bào ưa kiềm thùy trước tuyến yên sản xuất.


+ Bản chất hố học: là một glycoprotein có 215 acid amin, PTL 30000, có hai
loại LH là alpha LH và beta LH.


<b>2.6.2. Tác dụng: </b>


+ Trên cơ thể nữ, LH phối hợp với FSH làm cho nang trứng phát triển, chín
và chín hịan tồn, làm vỡ nang trứng gây ra hiện tượng rụng trứng (phóng nỗn).
LH kích thích (làm lutein hố) tế bào hạt và lớp vỏ còn lại của nang trứng trên
buồng trứng tạo thành hoàng thể; kích thích hồng thể tồn tại, phát triển và bài
tiết progesteron và estrogen.



</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<b>2.6.3. Điều hòa bài tiết: </b>


+ LH được bắt đầu bài tiết ở trẻ em 9 - 10 tuổi, tăng dần và cao nhất ở tuổi
dậy thì. Bình thường, nồng độ LH trên nam giới là 4,90  2,12 IU/l, trên nữ giới
thì thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt:


Giai đoạn 1 của CKKN: 3,94 – 7,66 IU/l.
Nồng độ đỉnh: 44,12 – 59,61 IU/l.


Ngày xuất hiện đỉnh: 16,54  3,86 (theo CKKN).
Giai đoạn 2 của CKKN: 2,44 – 4,90 IU/l.


(theo Nguyễn Cận, Vũ Thục Nga và CS,1995)


+ LH được điều hòa bởi GnRH của vùng dưới đồi, nhưng chủ yếu do cơ chế
điều hòa ngược của các hormon sinh dục: estrogen, progesteron và testosteron.


<i><b>2.7. Hormon kích thích bài tiết sữa</b><b>(prolactin): </b></i>
<b>2.7.1. Nguồn gốc và bản chất hoá học: </b>


+ Nguồn gốc: do tế bào ưa acid thùy trước tuyến yên sản xuất.
+ Bản chất hố học: là một protein có 198 acid amin, PTL 22500.


<b>2.7.2. Tác dụng: </b>


+ Trên cơ thể nữ:


- Prolactin có tác dụng kích thích bài tiết sữa trên cơ sở tuyến sữa đã được
chuẩn bị trước bởi tác dụng của estrogen và progesteron. Tác dụng của prolactin


là tăng hoạt tính của ARNm và tăng sản xuất casein và lactobumin. Prolactin bị
ức chế bởi estrogen và progesteron, nên bình thường nồng độ prolactin trong
huyết tương là rất thấp: 8ng/l, do vậy đương nhiên là không có bài tiết sữa.


Khi mang thai, nồng độ prolactin tăng rất cao tới 300 g/l nhưng lúc này
nồng độ estrogen và progesteron cũng tăng rất cao nên tác dụng của prolactin bị
ức chế (trung bình chỉ vài ml sữa một ngày). Sau đẻ, nồng độ estrogen và
progesteron của người mẹ giảm đột ngột (vì khơng cịn rau thai), do đó tác dụng
bài tiết sữa của prolactin được thể hiện.


- Ở đầu kỳ mang thai, prolactin còn phối hợp với LH kích thích tăng bài tiết
progesteron để làm an thai.


+ Trên cơ thể nam:


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<b>2.7.3. Điều hòa bài tiết: </b>


+ Prolactin được điều hòa bởi PRH (prolactin releasing hormon) và PIH
(prolactin inhibiting hormon) của vùng dưới đồi. Ngồi ra, người ta cịn thấy nó
bị ức chế bởi dopamin và bị kích thích bởi TSH.


+ Prolactin cũng được bài tiết theo cơ chế phản xạ thần kinh do kích thích
vào đầu vú (trẻ bú).


<i><b>2.8. Beta - lipotropin: </b></i>


Beta - lipotropin là một peptid và là tiền chất để tổng hợp ACTH, MSH và
các morphin nội sinh: endorphin, encephalin.


<b>3. Các hormon thùy sau tuyến yên: </b>



<i><b>3.1. ADH hay vasopressin: </b></i>


<b>3.1.1. Nguồn gốc và bản chất hoá học: </b>


+ Nguồn gốc: ADH (antidiuretic hormon) còn gọi là vasopressin do nhân
trên thị (n.supraopticus) vùng dưới đồi sản xuất. Nó được vận chuyển theo sợi
trục thần kinh tới dự trữ ở thùy sau tuyến yên. ADH vào máu theo nhu cầu cơ thể
thông qua phản xạ thần kinh và thần kinh-thể dịch.


+ Bản chất hố học: vasopressin là một peptid có 9 acid amin:
Cys-Tyr-Phe-Glu-Asp-Cys-Pro-Arg-Gly-NH2.


<b>3.1.2. Tác dụng: </b>


+ ADH làm tăng cường sự tái hấp thu nước, đặc biệt ở ống lượn xa và ống
góp của thận nên có tên là “ hormon chống lợi niệu”. Ngoài ra, ADH cũng làm
tăng hấp thu nước ở đoạn cuối hồi tràng. Cơ chế tác dụng của ADH lên tế bào
ống lượn xa và ống góp là thơng qua chất truyền tin thứ hai AMP vòng. Một
trong những hệ thống enzym nội bào được hoạt hoá là hyaluronidase. Enzym này
sẽ thủy phân acid hyaluronic làm mở rộng vi lỗ trên màng tế bào nên làm tăng
tính thấm đối với nước. Thiếu ADH gây ra bệnh đái tháo nhạt: nước tiểu nhiều,
nhược trương và khơng có đường.


+ Khi nồng độ ADH trong máu cao thì gây co các tiểu động mạch làm tăng
huyết áp (trong cơ chế stress); vì vậy ADH cịn được gọi là vasopressin.


+ Đối với hệ thần kinh trung ương, ở liều thấp ADH làm tăng cường phản
ứng tự vệ, phục hồi và tăng cường trí nhớ, hịan thiện kỹ năng lao động, giúp cho
quá trình học tập được dễ dàng.



<b>3.1.3. Điều hòa bài tiết: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

tuyến yên sau. Ngược lại, khi nồng độ Na+<sub> thấp (làm áp suất thẩm thấu dịch </sub>
ngoại bào giảm) khơng kích thích các thụ cảm thể thẩm thấu ngoại vi và trung
ương nên không gây bài tiết ADH vùng dưới đồi và tuyến yên sau.


Khi thể tích dịch ngoại bào tăng và lưu lượng máu qua tâm nhĩ phải tăng thì
ADH bị ức chế bài tiết ở vùng dưới đồi và tuyến yên sau, khi thể tích dịch ngoại
bào giảm và lưu lượng máu qua tâm nhĩ phải giảm thì ADH lại được bài tiết ở
vùng dưới đồi và tuyến yên sau.


<i><b>3.2. Oxytocin: </b></i>


<b>3.2.1. Nguồn gốc và bản chất hoá học: </b>


+ Nguồn gốc: oxytocin được nhân cạnh thất (n.paraventricularis) vùng dưới
đồi sản xuất, theo sợi trục thần kinh vận chuyển tới dự trữ ở thùy sau tuyến yên,
vào máu theo nhu cầu cơ thể thông qua cơ chế phản xạ thần kinh.


+ Bản chất hoá học: oxytocin là một peptid có 9 acid amin (khác ADH ở chỗ:
acid amin thứ 8 được thay bằng leucin).


<b>3.2.2. Tác dụng: </b>


+ Tác dụng trên cơ tử cung: oxytocin làm tăng cường co cơ tử cung, đặc biệt
là thời gian gần cuối kỳ mang thai, do đó đã khởi phát và thúc đẩy quá trình sổ
thai. Vì vậy, có người gọi oxytocin là yếu tố thúc đẻ, mặc dù trong cơ chế này ở
người oxytocin không phải là yếu tố quyết định.



+ Tác dụng bài xuất sữa: oxytocin làm co các tế bào biểu mô - cơ bao quanh
nang tuyến, đã ép vào nang gây nên áp lực rất cao 10 - 20 mmHg, có tác dụng
chuyển sữa từ nang tuyến vào ống tuyến.


+ Giống ADH, oxytocin như là một chất dẫn truyền và điều biến xung thần
kinh nên khi giảm nó thì có tác dụng xấu cho quá trình học tập và ghi nhớ.


<b>3.2.3. Điều hịa bài tiết: </b>


Bình thường oxytocin huyết tương là 1 - 4pmol/l. Trong thời gian nuôi con
bằng sữa mẹ bằng cách cho bú trực tiếp, chính tác động mút núm vú của trẻ là tác
nhân kích thích, xung động hưng phấn được truyền lên nhân cạnh thất vùng dưới
đồi và thùy sau tuyến yên gây bài tiết oxytocin.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

Những kích thích về mặt tâm lý có liên quan đến cảm xúc tác động vào vùng
dưới đồi đều làm bài tiết oxytocin. Người ta nhận thấy những cảm xúc âm tính
hoặc dương tính quá mạnh làm ức chế bài tiết oxytocin.


<b>4. Rối loạn chức năng tuyến yên: </b>


<i><b>4.1. Bệnh lùn tuyến yên: </b></i>


Bệnh lùn tuyến yên là tình trạng suy giảm chức năng tuyến yên toàn bộ làm
giảm bài tiết tất cả các hormon tuyến yên (chủ yếu là hormon tuyến yên trước) ở
thời kỳ niên thiếu (trước tuổi dậy thì). Nhìn chung cơ thể cân đối nhưng không
phát triển, rất nhỏ bé và nhi tính. Người lùn tuyến n khơng có thời kỳ dậy thì vì
suy giảm tồn bộ các hormon hướng sinh dục.


Cũng có thể có một số trường hợp, lùn tuyến yên là do thiếu hụt GH, các
hormon khác có giảm nhưng khơng nhiều, cho nên vẫn có thể có khả năng sinh sản.



<i><b>4.2. Bệnh gầy Simmonds: </b></i>


Bệnh gầy Simmonds cũng là tình trạng suy giảm chức năng tuyến yên toàn
bộ nhưng ở người trưởng thành. Bệnh xuất hiện do u chèn ép tuyến yên, hoặc u
tế bào kỵ màu của tuyến yên gây chèn ép các tế bào ưa màu thùy trước tuyến
yên, hoặc tắc mạch yên (tai biến sản khoa). Bệnh có kèm theo suy giảm chức
năng tuyến giáp, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục. Người bệnh rất gầy, rụng
lông, tóc, móng, mất chức năng sinh dục.


<i><b>4.3. Bệnh khổng lồ: </b></i>


Bệnh xuất hiện do có sự bài tiết GH quá nhiều hoặc u tế bào ưa acid của thùy
trước tuyến yên trước tuổi dậy thì. Biểu hiện là cơ thể phát triển nhanh và quá
mức của tất cả các mô (hệ thống cơ - xương và phủ tạng) dẫn đến cao và to quá
mức nên được gọi là bệnh khổng lồ. Do nồng độ GH cao nên có kèm theo tăng
đường huyết và đái tháo đường tuyến yên. Người bệnh thường chết sớm vì u phát
triển nhanh gây chèn ép tuyến yên và gây suy giảm chức năng tuyến yên toàn bộ.


<i><b>4.4. Bệnh to đầu chi (to đầu ngón): </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

chân), cột sống có thể phát triển quá mức làm cho gù, lệch, vẹo. Người bệnh có
đái tháo đường do tuyến yên, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường tụy.


<i><b>4.5. Bệnh đái tháo nhạt: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

TUYẾN GIÁP


<b> </b>


Tuyến giáp (Thyroid gland) nằm ngay dưới thanh quản, ở phía trước và hai


bên khí quản, nó bài tiết hai hormon quan trọng là tetraiodothyronin (thyroxin) và
triiodothyronin, (còn gọi là T4 và T3). Hai hormon này có tác dụng lên chuyển
hoá và nhiều chức năng khác của cơ thể. Tuyến giáp còn bài tiết calcitonin, là
hormon điều hòa chuyển hoá calci trong cơ thể. Khoảng 93% hormon được tuyến
giáp bài tiết là thyroxin (T4) và 7% là triiodothyronin (T3). Tuy nhiên phần lớn
thyroxin khi đến mô thường được chuyển thành triiodothyronin. Chức năng của
T3, T4 là giống nhau, chỉ khác


nhau về cường độ và thời gian
tác dụng. Triiodothyronin
tác dụng mạnh hơn thyroxin
khoảng 4 lần, nhưng nó có
mặt trong máu với số lượng
nhỏ hơn nhiều, và tác dụng
trong thời gian ngắn hơn
nhiều so với thyroxin.


<b>1. Đặc điểm giải phẫu </b>
<b>và mô học. </b>


Trong số các tuyến nội
tiết của động vật có xương
sống, tuyến giáp là tuyến to
nhất, được hiểu biết về nó
rõ nhất. Tuyến giáp có 2
thùy (phải và trái), nối với
nhau bởi eo giáp, đơi khi có
<i>thêm thùy tháp (hình 9.11). </i>
Tuyến giáp ở người trưởng
thành nặng 20 - 25 gam.



Đơn vị cấu tạo tuyến giáp được gọi là nang giáp, có đường kính khoảng 100 -
300 micromet. Những nang này chứa đầy các chất bài tiết được gọi là các chất
keo (colloid) trong lòng nang. Thành của nang gồm những tế bào biểu mô hình
trụ, chúng bài tiết 2 hormon là T3, T4<i> vào lòng nang (hình 9.12). Những hormon </i>
này có nhiều chức năng quan trọng, đặc biệt là chức năng chuyển hoá. Chất keo


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

hormon giáp trong phân tử. Đáy tế
bào tuyến tiếp xúc với mao mạch,
đỉnh tiếp xúc với lòng nang. Chất tiết
của tế bào được bài tiết vào lòng
nang, rồi hormon phải được hấp thụ
trở lại qua tế bào biểu mô của nang
vào máu đi phân phối khắp cơ thể.


Ngoài ra, bên cạnh các nang giáp
cịn có các tế bào cạnh nang bài tiết
calcitonin là hormon tham gia vào
chuyển hoá calci.


Tuyến giáp là nơi rất giàu hệ
thống mao mạch, trong mỗi phút
lượng máu đến tuyến giáp lớn gấp 5
lần trọng lượng của tuyến, đây là nơi
được cung cấp nhiều máu nhất so với
các cơ quan khác trong cơ thể.


<b>2. Sinh tổng hợp và bài tiết hormon tuyến giáp. </b>


Các hormon tuyến giáp được tổng hợp tại tế bào của nang giáp. Quá trình


tổng hợp hormon trải qua các giai đoạn chính sau:


<i><b>2.1. Sự vận chuyển iod từ máu vào tuyến giáp: </b></i>


Iod là nguyên liệu cần thiết cho việc tổng hợp hormon tuyến giáp. Tuyến giáp
có một trữ lượng iod khá lớn, chiếm chừng 1/3 tổng lượng iod có trong cơ thể.
Trữ lượng này thay đổi tùy theo lứa tuổi, giới, chế độ ăn uống và địa dư.


Iod của thức ăn sau khi hấp thu vào máu, được máu đưa đến tuyến giáp.
Màng đáy tế bào nang giáp có khả năng đặc biệt bắt giữ iod từ máu vào tế bào
bằng cơ chế vận chuyển tích cực, đó là bơm iod.


Nhờ cơ chế bắt giữ iod mà nồng độ iod trong tuyến giáp có thể cao gấp 30
lần nồng độ của nó trong máu. Khi tuyến giáp hoạt động ở mức tối đa, nồng độ
iod trong các tế bào nang giáp có thể cao hơn trong máu tới 250 lần.


Việc giữ iod trong tuyến giáp được tăng cường là nhờ TSH của tiền yên và bị
ức chế bởi thyocianat, peclorat.


<i><b>2.2. Sự tạo thành các hormon tuyến giáp: </b></i>


Sự tạo thành hai loại hormon tuyến giáp chính là T3 và T4 gồm các bước: oxy


<i>Hình 9.12: C</i>ấu tạo tuyến giáp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

hoá ion iod thành dạng oxy hoá của nguyên tử iod và sau đó gắn chất này với
<b>acid amin tyrosin. </b>


<b>2.2.1. Oxy hoá iod thành dạng oxy hoá: </b>



Phản ứng chuyển ion iod thành dạng oxy hoá của nguyên tử iod (I0) hoặc I
-3
được thúc đẩy nhờ enzym peroxydase và chất phối hợp với enzym này là
hydrogen peroxid. Quá trình này diễn ra ở sát màng đỉnh của tế bào nang giáp
nơi tiếp xúc với lòng nang, chính là nơi có các phân tử lớn thyroglobulin để nó
có thể gắn ngay với hormon giáp sau khi được tổng hợp. Thyroglobulin do bộ
Golgi của tế bào tuyến giáp tổng hợp, mỗi phân tử chứa 70 acid amin.


Khi hệ thống men peroxydase bị ức chế hoặc thiếu enzym peroxydase bẩm
sinh thì hormon T3 và T4 không được tạo thành.


Các thuốc kháng giáp thông thường loại thioure như methylthiouracil ức chế
enzym peroxydase nên ức chế tổng hợp hormon T3 và T4.


<b>2.2.2. Gắn iod nguyên tử dạng oxy hoá vào tyrosin để tạo thành hormon: </b>


Trong tế bào nang giáp, iod ở dạng oxy hoá gắn với tyrosin nhờ xúc tác của
enzym iodinase, quá trình xảy ra rất nhanh trong vài giây đến vài phút để tạo
thành 2 tiền chất là monoiodotyrosin (MIT) và diiodotyrosin (DIT).






Sau đó vài phút hoặc hàng giờ, thậm chí hàng ngày hai tiền chất hormon MIT và
DIT sẽ trùng hợp với nhau để tạo thành hai loại hormon tuyến giáp. Nếu một phân
tử MIT trùng hợp với một phân tử DIT sẽ tạo nên triiodothyronin (T3). Nếu 2 phân
tử DIT trùng hợp với nhau sẽ tạo nên tetraiodothyronin (T4), hay còn gọi là thyroxin.
Các giai đoạn gắn iod vào tyrosin, cũng như kết hợp các iodotyrosin lại từng
đôi được tiến hành thuận lợi dưới tác dụng của TSH. Sự trùng hợp các


iodotyrosintừng đôi nhờ hệ thống enzym, người ta giả thiết đó là enzym
tyrosin-iodinase. Chỉ có 1/4 hàm lượng MIT và DIT trở thành hormon T3, T4.


2+ HO


I - -CH - CHNH - COOH<sub>2</sub> <sub>2</sub> iodinase HO CH<sub>2</sub>- CHNH<sub>2</sub>-COOH
I


I


HO CH2-CHNH2 -COOH


I


Tyrosin Diiodotyrosin ( DIT)


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

- o -


H O <sub>- </sub> - C H C H N H -C2 O O H


I <sub>I </sub>


I


M I T + DIT <sub>2</sub>


3,5,3 Triiodothyronin


DIT + DIT -



-I


I


-


-I


I


CH2-CHNH2-COOH


HO O


Tetraiodothyronin (Thyroxin)


Ngay sau khi được tạo thành, cả MIT, DIT, T3, T4 đều có trong phân tử
thyroglobulin và được vận chuyển qua màng đỉnh tế bào nang giáp vào lòng
nang, dự trữ ở đó dưới dạng keo. Mỗi phân tử thyroglobulin chứa từ 1 đến 3 phân
tử tyrosin và trung bình có 1 phân tử triiodothyronin thì có 14 phân tử thyroxin.


Lượng hormon dự trữ trong tuyến giáp đủ dùng theo yêu cầu bình thường trong
thời gian từ 2 đến 3 tháng. Vì vậy khi ngừng trệ quá trình sinh tổng hợp hormon T3,
T4 thì vài tháng sau mới thấy biểu hiện bệnh lý của thiếu hormon tuyến giáp.


<i><b>2.3. Giải phóng hormon tuyến giáp vào máu: </b></i>


Thyroxin và triiodothyronin được cắt rời khỏi phân tử thyroglobulin, rồi các
hormon tự do này được giải phóng vào máu. Quá trình xảy ra như sau: màng đỉnh
của tế bào nang giáp thò ra



những tua như chân giả bao lấy
các giọt keo và hình thành các
túi ẩm bào rồi đưa chúng vào tế
bào.


Ngay sau đó các lysosom
tiếp xúc và hòa màng với các túi
ẩm bào, các enzym tiêu hoá từ
lysosom trộn lẫn với chất keo để
tạo thành các túi tiêu hoá. Các
enzym phân giải protein là
proteinase sẽ phân giải phân tử
thyroglobulin trong chất keo và
giải phóng T3 và T4 ở dạng tự
do. T3 và T4 sẽ khuếch tán qua


màng đáy của tế bào nang giáp để vào các mao mạch nằm quanh nang.


Các phân tử MIT và DIT sau khi được tạo thành cũng gắn với thyroglobulin
và được tích trữ trong lịng nang giáp. Trong quá trình phân giải thyroglobulin


<i> Hình 9.13: Sinh t</i>ổng hợp và giải phóng T3 và
T4.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

trong tế bào nang giáp để tách hormon T3 và T4<i> giải phóng vào máu (hình 9.13). </i>
Hai phân tử tiền chất của chúng cũng được tách khỏi thyroglobulin để thành
MIT và DIT tự do nhưng không được bài tiết vào máu. Phần iod của chúng được
tách ra dưới tác dụng của enzym deiodinase và được tế bào tuyến giáp sử dụng
lại để tiếp tục tổng hợp hormon tuyến giáp. Như vậy, chỉ có 1/4 lượng MIT và


DIT trở thành hormon giáp T3 và T4, còn 3/4 lượng các tiền chất này là dạng dự
trữ iod của tế bào nang giáp. Nếu thiếu men deiodinase bẩm sinh sẽ gây tình
trạng thiếu iod vì mất quá trình tái sử dụng iod.


TSH tăng cường quá trình thủy phân thyrogloblin giúp cho việc giải phóng
hormon giáp vào máu. Iod liều cao có tác dụng ức chế TSH.


<b>3. Vận chuyển và chuyển hoá hormon tuyến giáp. </b>


Khi giải phóng vào máu, hormon tuyến giáp có 93% là T4, chỉ có 7% là T3.
Song T3 là dạng hoạt động của hormon tuyến giáp ở tế bào, chỉ sau vài ngày hầu
hết T4 sẽ dần dần bị mất một nguyên tử iod để trở thành T3. Mỗi ngày có khoảng
35g T3 được sử dụng ở các mô.


Ở trong máu, gần như toàn bộ T3 và T4 kết hợp ngay với protẹin huyết tương,
chỉ có khoảng 0,05% T4 và 0,5% T3 ở dạng tự do. Chúng kết hợp chủ yếu với
globulin (thyroxin binding globulin - TBG), số còn lại kết hợp với prealbumin
(thyroxin binding prealbumin - TBPA) và albumin. Protein huyết tương có ái lực
cao với hormon tuyến giáp, đặc biệt với thyroxin, nên chúng được giải phóng vào
các tế bào của mơ rất chậm. Một nửa thyroxin được giải phóng từ máu vào tế bào
khoảng 6 ngày, còn triiodothyronin có ái lực với protein thấp hơn, nên một nửa
T3 được giải phóng vào tế bào chỉ trong 1 ngày, do vậy T3 có tác dụng nhanh hơn
T4 khoảng 4 lần.


Khi vào trong tế bào, cả hai hormon này lại gắn với protein trong tế bào,
chúng được dự trữ lại và giải phóng dần dần để gây tác dụng cho tế bào. Do đó
tác dụng của thyroxin tại tế bào có thời gian tiềm tàng kéo dài và tác dụng trong
thời gian dài, khác với nhiều hormon khác có thời gian tác dụng ngắn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

acid glucuronic và sulphat rồi được bài xuất qua đường mật vào ruột, thải


ra ngoài theo phân, chỉ một lượng nhỏ được thải qua đường nước tiểu.
Nồng độ T3, T4 trong máu người Việt Nam ở các lứa tuổi khác nhau được
trình bày trong bảng 9.2.


<i>Bảng 9.2. Nồng độ T</i>3 và T4 của người Việt Nam.


<b>Tuổi </b> <b>n </b> <b>T4 (nmol/l) </b> <b>T3 (nmol/l) </b>


Sơ sinh 31 130,87  22,54 0,79  0,28


1 - 5 22 122,60  23,66 2,49  0,36


6 - 10 30 119,14  26,25 2,34  0,52


11 - 15 30 112,14  23,54 2,13  0,43


16 - 60 149 106,54  22,19


 107,71  20,54


2,11  0,39
 1,88  0,50


61 - 88 22 94,31  16,94 1,5  0,37


<b>4. Nhu cầu iod và phân bố iod trong tuyến giáp. </b>


+ Iod của tuyến giáp và của cơ thể nói chung được cung cấp từ thức ăn. Mỗi
tuần, một người trưởng thành cần 1mg iod để tạo hormon tuyến giáp. Trẻ em và
phụ nữ có thai, nhu cầu iod cao hơn. Để phòng ngừa thiếu iod, trong muối ăn có


thể cho thêm một lượng iod theo tỷ lệ: một phần natriiodur với 100.000 phần
natriclorur (NaI/NaCl là 1/100.000).


+ Iod ăn vào được hấp thu qua ống tiêu hoá, vào máu theo phương thức
giống ion Cl-. Bình thường, phần lớn iod này được bài xuất nhanh qua đường
nước tiểu. Chỉ khoảng 1/5 lượng iod ăn vào được vận chuyển từ máu vào tế bào
nang giáp để tổng hợp hormon tuyến giáp.


+ Tổng lượng iod được chứa trong tuyến giáp khoảng 10 mg, bao gồm: 95%
lượng iod được dự trữ dưới dạng chất keo trong lòng nang giáp và 5% lượng iod
còn lại nằm trong tế bào nang giáp.


+ Phần iod ở chất keo trong lịng nang thì:


- 3/4 ở dạng iodotyrosin chưa hoạt động ( MIT và DIT).


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

Tỷ lệ giữa T3/T4 từ 1/9 đến 1/10.


<b>5. Tác dụng của hormon tuyến giáp. </b>


Tác dụng chung của hormon tuyến giáp T3 và T4 là làm sao chép một lượng
lớn gen trong hầu khắp các tế bào của cơ thể. Do đó gây tổng hợp một lượng lớn
các protein enzym, protein cấu trúc, protein vận chuyển trong tế bào. Kết quả là
làm tăng hoạt động của toàn bộ cơ thể.


<i><b>5.1. Tác dụng lên sự phát triển cơ thể: </b></i>


+ Hormon tuyến giáp có tác dụng đặc biệt trên sự phát triển và hòan thiện
chức năng cơ thể. Thí nghiệm kinh điển chứng minh tác dụng này là ni nịng
nọc trong nước có thyroxin thì nịng nọc mất đuôi để trở thành ếch sống trên cạn


nhanh hơn bình thường.


Nếu ni nịng nọc trong nước có chất kháng hormon tuyến giáp thì chúng
khơng thể biến hình để trở thành con ếch được.


+ Ở người, tác dụng của hormon tuyến giáp lên sự phát triển cơ thể chủ yếu
trong thời kỳ đang lớn ở trẻ em, thể hiện ở các mặt sau:


- Làm tăng tốc độ phát triển, đặc biệt kích thích phát triển hệ thống xương dài,
tổ chức thần kinh và tổ chức cơ. Ở đứa trẻ bị ưu năng tuyến giáp, sự phát triển
xương, cơ và các cơ quan nhanh hơn, nên chúng cao lớn sớm hơn so với tuổi,
nhưng đồng thời sụn liên hợp cũng cốt hoá sớm hơn, kết quả là làm cho thời kỳ
trưởng thành của đứa trẻ ngắn lại, còn chiều cao cũng khơng hơn bình thường.


- Hormon giáp phối hợp với hormon GH và các hormon khác điều hòa sự
phát triển cân đối, hài hòa của các cơ quan và cơ thể.


Ở những trẻ em bị nhược năng tuyến giáp, mức phát triển sẽ chậm hẳn đi,
nếu không được phát hiện và điều trị sớm, đứa trẻ sẽ bị lùn không cân đối, chức
năng hầu hết các cơ quan đều bị suy giảm.


- Tác dụng quan trọng của hormon tuyến giáp là làm phát triển bộ não trong
thời kỳ bào thai và trong những năm đầu sau khi sinh. Nếu trong thời kỳ bào thai
lượng hormon tuyến giáp không được bài tiết đầy đủ thì sự phát triển và trưởng
thành của não sẽ chậm lại, não của đứa trẻ nhỏ hơn bình thường, trí tuệ sẽ khơng
phát triển. Còn những đứa trẻ bị nhược năng tuyến giáp thì sẽ bị đần độn.


<i><b>5.2. Tác dụng lên chuyển hoá năng lượng: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

đến 100% trên mức bình thường nếu hormon tuyến giáp được bài tiết nhiều.


+ T3 và T4 làm tăng số lượng và kích thước các ty lạp thể, do đó làm tăng
tổng hợp ATP để cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.


+ Khi nồng độ các hormon tuyến giáp quá cao, các ty lạp thể phồng to sẽ gây
ra tình trạng mất cân xứng giữa quá trình oxy hoá và phosphoryl hoá, nên số lớn
năng lượng không được tổng hợp dưới dạng ATP, mà sẽ thải ra dưới dạng nhiệt
làm tăng nhiệt độ cơ thể.


+ Người ta vẫn chưa xác định được với nồng độ hormon tuyến giáp là bao
nhiêu thì gây ra tình trạng ngộ độc giáp nêu trên, dĩ nhiên là cịn phụ thuộc vào
tình trạng của mỗi cá thể.


+ Tăng vận chuyển ion qua màng tế bào: hormon tuyến giáp có tác dụng hoạt
hố men Na+<sub>,</sub><sub>K</sub>+<sub>-ATPase, do đó làm tăng vận chuyển ion Na</sub>+<sub> và K</sub>+<sub> qua màng tế </sub>
bào của một số mô. Vì quá trình này cần sử dụng năng lượng và tăng sinh nhiệt,
nên người ta cho rằng đây chính là một trong những cơ chế làm tăng mức chuyển
hoá cơ thể của hormon tuyến giáp.


<i><b>5.3. Tác dụng lên chuyển hoá glucid: </b></i>


+ Hormon tuyến giáp tác dụng lên hầu hết các dạng của q trình chuyển hố
glucid, bao gồm:


- Tăng cường thoái hoá glucose ở các tế bào.


- Tăng phân giải glycogen thành glucose.


- Tăng tân tạo đường từ acid béo và acid amin.


- Tăng hấp thu glucose ở ruột.



- Tăng bài tiết insulin do đường máu tăng.


+ Tất cả các tác dụng trên là do hormon tuyến giáp làm tăng hoạt hoá các
enzym chuyển hoá glucid trong tế bào.


+ Do những tác dụng trên nên hormon tuyến giáp làm tăng nhẹ nồng độ glucose
trong máu.


<i><b>5.4. Tác dụng lên chuyển hoá lipid: </b></i>


Hormon tuyến giáp làm tăng thoái hoá lipid ở các mơ mỡ dự trữ, do đó làm
tăng nồng độ acid béo tự do trong máu, làm tăng oxy hoá acid béo trong tế bào
để tạo ra năng lượng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

huyết tương, mặc dù nó làm tăng acid béo tự do. Khi suy chức năng tuyến giáp,
nồng độ cholesterol, phospholipid, triglycerid trong huyết tương tăng.


Sự giảm nồng độ cholesterol máu là do hormon tuyến giáp làm tăng tốc độ
bài xuất cholesterol qua mật, rồi thải ra ngoài theo phân. Mặt khác hormon tuyến
giáp làm tăng số lượng các receptor gắn đặc hiệu với lipoprotein tỷ trọng thấp
trên tế bào gan, do đó làm tăng quá trình lấy cholesterol ra khỏi máu. Vì vậy,
người suy chức năng tuyến giáp kéo dài, gan dự trữ nhiều lipid là điều kiện gây
ra tình trạng xơ vữa động mạch.


<i><b>5.5. Tác dụng lên chuyển hoá protein: </b></i>


Hormon tuyến giáp vừa làm tăng tổng hợp protein vừa làm tăng thoái hoá
protein. Trong thời kỳ cơ thể đang phát triển, hormon tuyến giáp có tác dụng tăng
tổng hợp protein mạnh hơn do tăng sự sao chép ở nhân tế bào. Khi hormon


tuyến giáp gắn với thụ thể thích hợp trên gen của ADN thì các thụ thể được hoạt
hoá và khởi đầu quá trình sao chép. Từ đó một số lớn các loại ARN thông tin
được tạo thành, sau đó ít phút hay hàng giờ diễn ra quá trình dịch mã ARN ở
ribosom của mạng nội bào tương để taọ thành hàng trăm loại protein khác nhau
trong tế bào. Đó là các protein enzym, protein cấu trúc, protein vận chuyển. Kết
quả là hoạt động của tế bào tăng và cơ thể phát triển.


Ngược lại, khi hormon tuyến giáp được bài tiết quá nhiều thì các kho dự trữ
protein bị huy động, phân giải và giải phóng acid amin vào máu, cơ thể bị gày sút.


<i><b>5.6. Tác dụng lên chuyển hố vitamin: </b></i>


Vì hormon tuyến giáp làm tăng tổng hợp các protein enzym, mà vitamin
lại là thành phần cơ bản để cấu tạo enzym hoặc coenzym, nên khi nồng độ
hormon tuyến giáp tăng sẽ làm tăng nhu cầu tiêu thụ vitamin gây ra thiếu
tương đối các loại vitamin.


<i><b>5.7. Tác dụng lên hệ thống tim mạch: </b></i>


+ Tác dụng lên mạch máu và lưu lượng tim:


Hormon tuyến giáp làm tăng chuyển hoá trên hầu hết các tế bào, do đó làm
tăng mức tiêu thụ oxy, đồng thời tăng giải phóng các sản phẩm chuyển hố.
Những sản phẩm này có tác dụng làm giãn mạch ở hầu hết các mô trong cơ thể,
do vậy làm tăng lượng máu đến cơ quan, đặc biệt lượng máu dưới da tăng thì có
tác dụng thải nhiệt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

thể giảm 50%.


+ Tác dụng lên nhịp tim:



Hormon tuyến giáp làm tăng nhịp tim rất rõ rệt. Tác dụng này là do hormon
tuyến giáp kích thích trực tiếp lên tim và nó cịn tác dụng gián tiếp qua hệ giao
cảm, do vậy làm cho tim đập nhanh và mạnh. Theo dõi nhịp tim là chỉ số quan
trọng để đánh giá hoạt động bài tiết hormon của tuyến giáp.


+ Tác dụng lên huyết áp:


Dưới tác dụng của hormon tuyến giáp, huyết áp trung bình khơng thay đổi.
Tuy nhiên ở những người bị ưu năng tuyến giáp do tim đập nhanh và mạnh nên
huyết áp tâm thu tăng từ 10 - 15 mmHg, ngược lại huyết áp tâm trương lại giảm
do giãn mạch.


<i><b>5.8. Tác dụng lên hệ thống thần kinh - cơ: </b></i>


+ Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương: hormon tuyến giáp có tác dụng lên
sự phát triển về kích thước, chức năng của não bộ và hệ thần kinh nói chung.


Người nhược năng tuyến giáp có q trình tư duy chậm chạp. Nếu nhược giáp
xảy ra sau khi sinh, hoặc lúc ít tuổi thì dẫn đến trí tuệ phát triển kém, đần độn.


Người ưu năng tuyến giáp thì thần kinh ở trạng thái hưng phấn quá mức, luôn
lo lắng, thậm chí bị hoang tưởng. Do thần kinh luôn ở trạng thái hưng phấn nên
người ưu năng tuyến giáp rất khó ngủ, vì vậy họ rất mệt mỏi. Ngược lại, người
nhược năng tuyến giáp lại ngủ nhiều, có thể ngủ 12 - 14 giờ trong một ngày.


+ Tác dụng lên chức năng cơ:


Tăng nhẹ hormon tuyến giáp làm cho cơ tăng phản ứng, nhưng khi lượng
hormon bài tiết q nhiều, cơ trở nên yếu vì tăng thối hố protein của cơ. Người


bị suy tuyến giáp, đáp ứng của cơ trở nên chậm, yếu, thời gian giãn cơ rất chậm
sau khi co cơ.


Trong ưu năng tuyến giáp, một dấu hiệu đặc trưng là run cơ nhanh nhưng nhẹ
với tần số 10 - 15 lần/giây và thời gian phản xạ gân-xương rút ngắn. Có hiện
tượng này là do sự hoạt hoá quá mức các synap thuộc cung phản xạ điều hòa
trương lực cơ ở tủy sống. Khác với kiểu run biên độ lớn trong hội chứng
Parkinson, run cơ do tuyến giáp có thể thấy rõ bằng cách đặt một tờ giấy trên các
ngón tay và quan sát mức độ rung của tờ giấy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<i><b>5.9. Tác dụng lên chức năng sinh dục: </b></i>


+ Tuyến giáp hoạt động bình thường thì cơ quan sinh dục phát triển và hoạt
động bình thường.


+ Ở nam giới thiếu hormon tuyến giáp có thể mất khả năng tình dục hịan
tồn, nhưng hormon tuyến giáp bài tiết quá nhiều lại gây ra bất lực sinh dục.


+ Ở nữ giới thiếu hormon tuyến giáp thường gây rong kinh, đa kinh, nhưng
thừa hormon tuyến giáp lại gây ra thiểu kinh hoặc vơ kinh và giảm dục tính.


<i><b>5.10. Tác dụng lên các tuyến nội tiết khác: </b></i>


Hormon tuyến giáp làm tăng mức bài tiết của phần lớn các tuyến nội tiết
khác. Ví dụ: ưu năng tuyến giáp làm tăng mức chuyển hố glucose trong cơ thể,
do đó cũng làm tăng nhu cầu bài tiết insulin của tuyến tụy.


Hormon tuyến giáp làm tăng chuyển hoá hormon vỏ thượng thận ở gan nên
lại làm tăng cơ chế điều hòa ngược để tăng sản xuất ACTH từ tuyến yên và kết
quả là vỏ thượng thận tăng bài tiết corticoid.



<i><b>5.11. Một số tác dụng khác: </b></i>


+ Tác dụng lên hô hấp: vì hormon tuyến giáp làm tăng chuyển hố nên sự sử
dụng oxy tăng và tạo ra nhiều CO2. CO2 có tác dụng làm tăng nhịp và độ sâu của
hô hấp, thông qua các trung tâm điều hịa hơ hấp và các thụ cảm thể hoá học ở
động mạch.


+ Hormon tuyến giáp làm tăng phân ly HbO2, do nó làm tăng chuyển hoá
glucose nên tạo ra nhiều chất 2,3 DPG. Chất này có tác dụng làm tăng phân ly
HbO2 để cung cấp oxy cho mô.


+ Hormon tuyến giáp làm tăng mức bài tiết các dịch tiêu hoá và tăng vận
động của đường tiêu hố, nhu động ruột tăng có thể gây ra tiêu chảy. Do vậy nếu
thiếu hormon tuyến giáp thường gây táo bón.


<b>6. Điều hịa bài tiết hormon tuyến giáp. </b>


Hormon tuyến giáp được điều hòa bởi những cơ chế sau:


+ Do nồng độ TSH của tuyến yên: TSH kích thích tuyến giáp bài tiết T3 và
T4, còn TRH vùng dưới đồi lại điều hòa bài tiết TSH của tuyến yên. Do vậy nếu
TRH tăng tiết thì TSH tăng tiết, T3 và T4 sẽ được bài tiết nhiều, ngược lại nếu
TRH giảm, dẫn đến TSH giảm , T3 và T4 sẽ bài tiết ít.


+ Cơ chế tự điều hịa:


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

tổng hợp T3 và T4.


+ Khi bị lạnh hoặc stress sẽ gây giải phóng nhiều TRH và TSH làm T3 và T4


<b>được bài tiết nhiều. </b>


<b>7. Các chất kháng giáp. </b>


Có một số chất ức chế sự bài tiết hormon của tuyến giáp được gọi là các chất
kháng giáp như: thiocyanat, propylthiouracil, nồng độ cao iod vô cơ. Cơ chế tác
dụng của chúng như sau:


+ Hoạt động của bơm iod vào trong tế bào tuyến giáp, cũng có thể bơm ion
thiocyanat vào trong tế bào nang giáp. Do đó nếu cho ion thiocyanat với nồng độ
cao sẽ gây ức chế cạnh tranh, nó bơm ion thiocyanat và giảm bắt giữ iod của
tuyến. Do thiếu hormon tuyến giáp nên tuyến yên sẽ tiết nhiều TSH, TSH kích
thích tuyến giáp nở to thành bướu.


+ Propylthiouracil làm giảm sự tạo thành hormon tuyến giáp: chất này ức chế
peroxydase là enzym cần cho sự iod hoá tyrosin; nó cịn ức chế sự trùng hợp
tyrosin iod hoá để tạo nên T3 và T4. Thiếu hormon tuyến giáp làm tăng tiết TSH
và làm tuyến giáp nở to.


+ Iod làm giảm hoạt động của tuyến giáp: khi iod có nồng độ cao trong máu
gấp 100 lần so với bình thường thì hoạt động của tuyến giáp bị giảm nhưng chỉ
giảm trong vài tuần lễ. Nó làm giảm mức bắt giữ iod và cả tyrosin đã iod hoá; ức
chế sự chuyển chất keo từ lòng nang giáp vào tế bào tuyến giáp và như vậy
hormon tuyến giáp không được giải phóng vào máu.


<b>8. Rối loạn hoạt động của tuyến giáp. </b>


<i><b>8.1. Ưu năng tuyến giáp: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

tiết hormon (5 - 15 lần). Hormon tuyến giáp tăng cao, có tác dụng ức chế tuyến


yên giảm bài tiết TSH. Các kháng thể này sinh ra theo kiểu tự miễn dịch. Vì vậy,
bệnh Basedow được coi là bệnh tự miễn.


+ Khoảng 1/3 số bệnh nhân bị cường giáp có triệu chứng lồi mắt, nên người
ta còn gọi là bệnh bướu độc lồi mắt. Nguyên nhân gây lồi mắt là do sự phù nề ở
mô sau hốc mắt và giảm sản cơ ngồi ổ mắt, vì vậy đẩy nhãn cầu lồi ra trước.
Người ta cho rằng hiện tượng này do tác dụng của chất gây lồi mắt (EPS:
exophtalmos producing substance) do tuyến yên tiết ra và có nhiều globulin miễn
dịch trong máu có phản ứng với cơ mắt. Nồng độ các globulin miễn dịch này tương
ứng với nồng độ TSI. Vậy có thể tin rằng lồi mắt cũng như cường giáp là một quá
trình tự miễn.


Khác với bệnh Basedow, u tuyến giáp (adenoma) là do có khối u phát triển
tại tuyến giáp nên hormon tuyến giáp được bài tiết quá nhiều. Nồng độ hormon
cao đã ức chế tuyến yên bài tiết TSH, nên phần tuyến giáp khơng có khối u
khơng hoạt động - khơng có hormon tuyến giáp.


+ Biểu hiện của hội chứng cường giáp là bướu cổ, tăng sản nhiệt, khơng chịu
được nóng, chuyển hoá cơ sở tăng cao, độ tập trung I131<sub> cao, nhịp tim nhanh, hồi </sub>
hộp lo lắng, khó ngủ, sút cân, yếu cơ, người mệt mỏi, tay run, thời gian phản xạ
gân gót giảm, nồng độ T3 và T4 tăng, nồng độ TSH giảm, nồng độ TSI tăng.


<i><b>8.2. Nhược năng tuyến giáp: </b></i>


+ Nhược năng tuyến giáp hay suy giáp cũng là quá trình tự miễn giống như
cường giáp, nhưng trong suy giáp thì tuyến giáp bị phá hủy chứ không bị kích
thích. Bệnh thường bắt đầu bằng viêm tuyến giáp, sau đó tuyến giáp dần dần bị
xơ hoá, kết quả là ngừng bài tiết hormon tuyến giáp.


Ngoài nguyên nhân tự miễn, suy tuyến giáp có thể gặp sau phẫu thuật cắt bỏ


tuyến giáp, sau điều trị tuyến giáp bằng phóng xạ.


+ Bệnh nhân bị suy giáp thường chậm chạp, người mệt mỏi, buồn ngủ và ngủ
nhiều, cơ yếu, nhịp tim chậm, giảm lưu lượng tim, giảm thể tích máu, tăng trọng,
táo bón, chuyển hoá cơ sở giảm, tinh thần chậm chạp, giảm chức năng dinh
dưỡng như rụng tóc, da có vẩy và có phù.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

thuộc loại phù cứng, ấn không lõm.


Người suy giáp có thể bị xơ vữa động mạch do thiếu T3 và T4 nên làm tăng
nồng độ cholesterol trong máu, đặc biệt hay gặp ở bệnh nhân bị suy giáp thể
Myxoedema (thiếu toàn bộ chức năng tuyến giáp).


<i><b>8.3. Bệnh đần độn: </b></i>


Bệnh đần độn là tình trạng bệnh lý do suy tuyến giáp từ thời kỳ bào thai, lúc
sơ sinh và tuổi ấu thơ. Do thiếu hormon tuyến giáp nên cơ thể không phát triển
được cả về thể chất và trí tuệ.


Nếu được điều trị, đứa trẻ có thể sẽ phát triển về thể chất bình thường cịn về
trí tuệ vẫn chậm phát triển. Các neuron của hệ thần kinh trung ương chậm phân
nhánh và myelin hoá.


Bệnh nhân thường bị lùn không cân đối do mô mềm phát triển mạnh hơn
khung xương, người béo, lưỡi dày to gây khó nuốt, khó nói.


<b>9. Hormon calcitonin. </b>


<i><b>9.1. Nguồn gốc, bản chất hoá học: </b></i>



Calcitonin do các tế bào cạnh nang của tuyến giáp sản xuất, (còn gọi là tế bào
C). Những tế bào này chỉ chiếm khoảng 0,1% tuyến giáp, chúng nằm ở mô kẽ
xen giữa các nang giáp.


Calcitonin là một polypeptid có 32 acid amin, trọng lượng phân tử 3400.


<i><b>9.2. Tác dụng của calcitonin: </b></i>


+ Calcitonin là hormon có tác dụng làm giảm nồng độ ion Ca++<sub> trong huyết </sub>
tương do các tác dụng sau:


- Làm giảm hoạt động của tế bào hủy xương và làm giảm quá trình hình
thành tế bào hủy xương mới.


- Đồng thời tăng sự lắng đọng các muối calci ở xương. Tác dụng này rất quan
trọng ở những động vật còn non và ở trẻ em, vì lứa tuổi này quá trình thay đổi
trong xương (giữa tiêu hủy và lắng đọng) thường diễn ra nhanh chóng.


- Điều hịa tái hấp thu ion Ca++<sub> ở ống thận và hấp thu ion Ca</sub>++<sub> ở ruột, ngược </sub>
với tác dụng của parathormon tuyến cận giáp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

+ Khi giảm nồng độ ion Ca++<sub> huyết tương, đã kích thích mạnh lên tuyến cận </sub>
giáp bài tiết parathormon - hormon làm tăng ion Ca++<sub> máu. </sub>


<i><b>9.3. Điều hòa bài tiết calcitonin: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

TUYẾN CẬN GIÁP



<b>1. Đặc điểm giải phẫu và mơ học. </b>



Ở người có bốn tuyến cận
giáp (parathyroid gland),
chúng nằm ngay sau tuyến
giáp, hai tuyến nằm ở cực trên
và hai tuyến nằm ở cực dưới
tuyến giáp. Mỗi tuyến cận
giáp có kích thước rất nhỏ,
khoảng chừng 632 mm. Bởi
vậy, khi phẫu thuật cắt bỏ
tuyến giáp thường rất khó phân
biệt giữa tuyến giáp và tuyến
cận giáp vì nó chỉ như một
thùy nhỏ của tuyến giáp. Do đó
khi cắt tuyến giáp, phải tách được tuyến cận giáp riêng ra. Tuy nhiên, nếu cắt bỏ
phần lớn tuyến cận giáp, chỉ cịn lại phần nhỏ của tuyến thì phần này sẽ tăng sinh
tế bào để đảm bảo chức năng của toàn bộ tuyến.


Tuyến cận giáp ở người trưởng thành có 2 loại tế bào là tế bào chính và tế
<i>bào ưa oxy (hình 9.14). Tế bào chính là thành phần cấu tạo chủ yếu của tuyến </i>
cận giáp, chúng bài tiết parathormon- là hormon có tính sinh mạng. Tế bào ưa
oxy chỉ có ở người trưởng thành, hiện chưa rõ chức năng, ở động vật và người trẻ
không thấy loại tế bào này.


<b>2. Bản chất hoá học của parathormon. </b>


Parathorrmon (PTH) được tổng hợp đầu tiên ở ribosom dưới dạng
preprohormon là một protein có 110 acid amin. Sau đó nó được cắt nhỏ ra thành
prohormon có 90 acid amin, rồi lại được cắt bớt chỉ còn 84 acid amin, tại lưới nội
bào tương và bộ Golgi. Cuối cùng nó được bao bọc trong hạt bài tiết trong bào
tương để chờ giải phóng vào máu tuần hoàn.



Parathormon dạng hoạt động trong máu tuần hòan là một polypeptid có 84
acid amin với trọng lượng phân tử là 95.000. Chuỗi polypeptid nhỏ hơn có 34
acid amin nằm ở phía nhóm -NH2 cũng có hoạt tính sinh học như phân tử có 84
acid amin.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<b>3. Tác dụng của parathormon. </b>


PTH đóng vai trị rất quan trọng trong điều hòa nồng độ ion calci và ion
phosphat của huyết tương. Dưới tác dụng của PTH, nồng độ ion calci tăng lên,
nhưng nồng độ ion phosphat lại giảm đi.


Sự tăng nồng độ ion calci là do PTH làm tăng huy động ion calci và
phosphat từ xương vào máu và làm giảm bài xuất calci qua thận. Sự giảm nồng
độ phosphat máu là do tăng đào thải phosphat qua thận.


Tác dụng nêu trên của PTH là do nó ảnh hưởng trên xương, trên thận và
ruột.


<i><b>3.1. Tác dụng của PTH trên xương: </b></i>


PTH làm tăng mức giải phóng calci từ xương vào máu bằng cách tác dụng
lên sự biệt hoá và hoạt động của các tế bào xương (osteocyt), tế bào tạo xương và
tế bào hủy xương (osteoclast). Các tế bào này phân bố ở xương như sau: tế bào
xương và tế bào tạo xương liên hệ với nhau tạo thành một hệ thống tế bào tiếp
nối nhau trải khắp xương và bề mặt xương, trừ vùng tiếp giáp với tế bào hủy
<i>xương (hình 9.15). Hệ thống này </i>
được gọi là hệ thống màng tế bào
xương, ngăn cách các bản xương với
dịch ngoại bào. Giữa hệ thống màng


tế bào xương và các bản xương có
chất dịch gọi là dịch xương đơn thuần.
+ Tác dụng lên tế bào xương và
tế bào tạo xương:


PTH đến mô xương thì gắn với
receptor trên màng tế bào xương và
tế bào tạo xương. Phức hợp
PTH-receptor sẽ hoạt hoá “bơm calci” làm
chuyển ion Ca++<sub> từ dịch xương ra </sub>
dịch ngoại bào rồi vào máu làm cho
nồng độ ion calci của dịch xương chỉ bằng 1/3 nồng độ dịch ngoại bào. Khi bơm
hoạt động quá mạnh, làm nồng độ ion calci của dịch xương giảm thấp và muối
phosphat calci bị huy động ra khỏi bản xương. Tác dụng này gọi là sự tiêu
xương, nó khơng ảnh hưởng đến chất khuôn xương. Ngược lại khi bơm không
hoạt động, thì nồng độ ion calci của dịch xương tăng lên cao và muối phosphat
calci lại lắng đọng vào khuôn xương.


+ Tác dụng lên tế bào hủy xương:


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

Hủy cốt bào là một loại đại thực bào, có nhiều nhân. Nguồn gốc của chúng là
monocyt được sản xuất trong tủy xương. Hủy cốt bào thường nằm trên bề mặt
bản xương, tiết ra các men tiêu protein từ các lysosom trong bào tương, có tác
dụng tiêu chất khuôn hữu cơ của sụn và xương. Chúng còn giải phóng một số
acid như acid citric, acid lactic... từ ti lạp thể, có tác dụng làm tan muối xương
lắng đọng trong khuôn xương.


Trên màng tế bào hủy xương không có receptor tiếp nhận PTH, vì vậy tế bào
hủy xương không chịu tác dụng kích thích trực tiếp của PTH mà phải thông qua
"thông tin" từ tế bào xương và tế bào tạo xương chuyển đến. Do vậy tác dụng


trên tế bào hủy xương của PTH xảy ra chậm hơn.


Tác dụng của PTH trên tế bào hủy xương như sau:


- Hoạt hoá ngay các tế bào hủy xương có sẵn, làm tăng quá trình hủy xương
để giải phóng ion calci vào dịch xương. Tiếp đó, ion calci được “bơm” từ dịch
xương vào dịch gian bào, rồi vào máu.


- Tăng quá trình hình thành tế bào hủy xương mới: dưới tác dụng của PTH,
số lượng tế bào hủy xương tăng lên. Tác dụng này có thể kéo dài vài tháng. Do
sự hủy xương mạnh làm cho xương rỗ, yếu xương, nên lại kích thích sản sinh và
hoạt động của tế bào tạo xương để làm nhiệm vụ bù đắp chỗ xương bị mất. Như
vậy PTH đã làm tăng cả quá trình hủy xương và tạo xương. Tuy nhiên dưới tác
dụng của PTH tác dụng hủy xương thường mạnh hơn quá trình tạo xương. Do đó
khi cường tuyến cận giáp gây tăng hủy xương, trong xương có các hốc lớn chứa
đầy các hủy cốt bào.


<i><b>3.2. Tác dụng của PTH trên thận: </b></i>


+ Làm giảm bài xuất ion calci ở thận.


+ Làm tăng tái hấp thu ion Ca++<sub> và Mg</sub>++<sub> ở ống lượn xa và ống góp. </sub>


+ Làm giảm tái hấp thu ion phosphat ở ống lượn gần, do đó làm tăng đào thải
ion phosphat ra nước tiểu.


Người cường chức năng tuyến cận giáp có ion calci máu tăng và ion calci nước
tiểu cũng tăng, còn ion phosphat máu giảm, ion phosphat nước tiểu tăng. Điều này
do phosphat bị thải qua thận nhiều, nên phosphat máu giảm, cơ thể phải huy động
phosphat từ xương vào máu để giữ cân bằng nội mơi. Nhưng huy động phosphat thì


kèm theo cả calci, nên calci máu tăng và calci thải qua nước tiểu cũng tăng.


<i><b>3.3. Tác dụng của PTH trên ruột: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

PTH phối hợp với 1,25 dihydroxycholecalciferol thì calci và phosphat được
hấp thu mạnh ở ruột. Nếu thiếu 1,25 dihydroxycholecalciferol thì dù có PTH,
calci và phosphat được hấp thu ở ruột rất kém.


Tác dụng phối hợp của PTH nêu trên cũng xảy ra trên xương.


Đồng thời PTH cịn kích thích sự tạo enzym ATPase, chất tải ion calci,
enzym phosphatase kiềm ở tế bào niêm mạc ruột.


Do những tác dụng trên mà PTH làm tăng hấp thu ion calci và phosphat ở ruột.
<b>4. Điều hòa bài tiết PTH. </b>


Nồng độ PTH bình thường trong máu vào khoảng 50pg/ml. PTH được bài
tiết nhiều hay ít là tùy thuộc vào nồng độ ion calci và phosphat trong máu. Chỉ
cần giảm nhẹ nồng độ ion calci trong máu thì tuyến cận giáp đã tăng tiết PTH.
Nếu nồng độ ion calci giảm kéo dài thì tuyến cận giáp sẽ nở to, có thể tới 5 lần
hoặc hơn nữa. Tuyến cận giáp cũng có thể to ra ở phụ nữ có thai hay khi cho con
bú, vì calci cần dùng để tạo sữa. Ngược lại nếu nồng độ ion calci trong máu tăng
trên mức bình thường thì kích thước của tuyến cận giáp giảm và giảm tiết PTH.


<b>5. Rối loạn chức năng tuyến cận giáp. </b>


<i><b>5.1. Nhược năng tuyến cận giáp: </b></i>


+ Khi chức năng tuyến cận giáp bị suy, lượng PTH được bài tiết không đủ
cho nhu cầu cơ thể sẽ dẫn đến giảm nồng độ ion calci trong máu do tế bào hủy


xương không hoạt động, sự hấp thu và trao đổi calci giảm.


+ Người bị suy tuyến cận giáp có những dấu hiệu lâm sàng sau:


<i><b>- Tăng đáp ứng thần kinh - cơ, các dấu hiệu co giật phát triển. Cơ chế là do </b></i>
nồng độ ion calci trong máu giảm, ngưỡng kích thích của sợi thần kinh giảm,
nghĩa là sợi thần kinh dễ bị hưng phấn hơn (kể cả sợi thần kinh cảm giác và vận
động), có thể có cả co cơ tự phát.


- Nếu suy tuyến cận giáp nhẹ, người ta thường dùng nghiệm pháp Chovostek
và Trousseau để phát hiện dấu hiệu co cơ.


• Nghiệm pháp Chovostek:


Gõ vào điểm giữa của đường nối ống tai ngồi với góc mép, nếu nồng độ ion calci
trong máu hạ do thiếu PTH sẽ thấy cơ mặt co làm cho mép, môi bị kéo lên phía trên.


• Nghiệm pháp Trousseau, hay nghiệm pháp bàn tay người đỡ đẻ:


Đặt garô ở cánh tay sẽ gây ra co cơ tạo ra bàn tay giống như bàn tay người đỡ
đẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

66


Đặc biệt nguy hiểm là cơ thanh quản co thắt gây ngừng thở, nếu không cấp cứu
<i><b>kịp thời bệnh nhân sẽ chết, vì vậy tuyến cận giáp là tuyến sinh mạng. </b></i>


Trường hợp trên, làm xét nghiệm sẽ thấy nồng độ PTH huyết tương giảm,
nồng độ ion calci huyết tương giảm, nồng độ phosphat huyết tương tăng, nồng độ
ion calci và phosphat nước tiểu giảm.



<i><b>5.2. Ưu năng tuyến cận giáp: </b></i>


Cường tuyến cận giáp thường do có khối u trong số các tuyến cận giáp, hay
gặp ở nữ giới, vì thời kỳ có thai hoặc cho con bú gây kích thích mạnh tuyến cận
giáp, đây là điều kiện hình thành và phát triển khối u.


Cường tuyến cận giáp sẽ làm tăng hoạt động hủy cốt bào gây tiêu xương
mạnh dẫn tới tăng nồng độ ion calci trong máu, giảm nồng độ ion phosphat máu,
do tăng đào thải phosphat qua thận.


Tiêu xương mạnh do hủy cốt bào tăng cường hoạt động nên xương bị rỗng và
dễ gãy, chấn thương nhẹ cũng có thể làm gãy nhiều xương ngắn.


PTH tăng có thể làm nồng độ calci huyết tương tăng tới 12 - 15 mg/dl (bình
thường: 9,4 - 10,6 mg/dl) gây nên ức chế thần kinh trung ương và ngoại vi, gây yếu
cơ, táo bón, dễ viêm loét dạ dày, chán ăn, sự giãn tim trong thì tâm trương bị ức chế.
Khi PTH được bài tiết quá nhiều dẫn đến tạo tinh thể calci phosphat
(CaHPO4) quá nhiều, thận đào thải không hết sẽ lắng đọng ở phế nang, ống thận,
tuyến giáp, niêm mạc vùng tạo acid ở dạ dày, thành mạch. Sự lắng đọng
calciphosphat ở thận sẽ gây ra sỏi thận.


CHỨC NĂNG TUYẾN TỤY NỘI TIẾT



Tuyến tụy nội tiết là các tiểu đảo Langerhans (Islet of Langerhans). Có
khoảng 1 đến 2 triệu tiểu đảo, chỉ chiếm chừng 1% trọng lượng tuyến tụy, song
các hormon của nó có vai trị rất quan trọng đối với các quá trình chuyển hố
trong cơ thể, đặc biệt đối với chuyển


hoá glucid.



<b>1. Đặc điểm cấu tạo. </b>


Tụy đảo có bốn loại tế bào: tế bào
alpha (tế bào A), tế bào beta (tế bào B),
tế bào delta (tế bào D) và tế bào gamma
<i>(tế bào PP hay tế bào F) (hình 9.16). </i>


+ Tế bào alpha chiếm 25%, bài


Tế bào
delta


Tiểu đảo
Langerhans


Nang
tuyến tụy


Tế bào
hồng cầu
Tế bào beta


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

tiết glucagon.


+ Tế bào beta chiếm 60 - 65%, bài tiết insulin.


+ Tế bào delta chiếm khoảng 10%, bài tiết somatostatin.


+ Tế bào gamma có số lượng rất ít, bài tiết chất pancreatic polypeptid.



Các tế bào này được phân biệt bằng hình thái và tính chất bắt màu khi
nhuộm.


<b>2. Insulin. </b>


<i><b>2.1. Bản chất hóa học của insulin: </b></i>


Lần đầu tiên vào năm 1922, Banting và Best đã tách chiết được từ tuyến tụy
một chất có bản chất protein, có tác dụng làm giảm đường máu và gọi là insulin.


Đến 1955, Sanger (giải thưởng Nobel, 1958) đã xác định được trọng lượng
phân tử của insulin là 5808 Dalton và cấu trúc hóa học gồm 2 chuỗi peptid: A và
B. Chuỗi A gồm 21 acid amin và chuỗi B gồm 30 acid amin. Hai chuỗi này nối
với nhau bởi hai cầu nối disulfua (-S-S-) ở vị trí cys7A-cys7B và cys20A-cys19B.
Riêng chuỗi A có một liên kết disulfua giữa cys6 và cys11. Các cầu disulfua bị cắt
<i>đứt thì insulin bị mất hoạt tính (hình 9.17). </i>


Đến năm 1968, Seiner, Lacy và một số tác giả khác đã phát hiện ra tiền chất
của insulin là proinsulin. Proinsulin ngồi 2 chuỗi A và B cịn có chuỗi peptid C
(connecting segment, hay C-peptid) là đoạn nối 2 chuỗi A và B.


<i><b>2.2. SInh tổng hợp, giải phóng và chuyển hóa insulin: </b></i>


+ Q trình sinh tổng hợp insulin có thể tóm tắt qua các bước sau:


- Đầu tiên, ở ribosom tổng hợp chất preproinsulin có trọng lượng phân tử
khoảng 11.500 Dalton, có chứa một chuỗi gồm 23 acid amin ở đầu N-tận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

- Chất preproinsulin được chuyển đến lưới nội nguyên sinh và chuyển


thành proinsulin gồm 86 acid amin (có đoạn peptid C) có trọng lượng phân tử
khoảng 9000 Dalton.


- Tiếp đó, phần lớn chất proinsulin được chuyển đến bộ Golgi để tách
đoạn peptid C và tạo thành insulin. Sau đó insulin được chứa trong các túi bài
tiết.


Khi có các kích thích vào tế bào beta, dưới tác dụng của ion Ca++, các túi bài
tiết được chuyển đến sát màng tế bào và insulin được giải phóng dần vào máu
bởi quá trình bài xuất ngoại bào (exocytose). Có khoảng 1/6 sản phẩm được bài
tiết dưới dạng proinsulin.


+ Trong máu, insulin chủ yếu ở dạng tự do, phần nhỏ ở dạng kết hợp với
protein kiềm ( và -globulin). Dạng tự do là dạng hoạt động, dạng kết hợp và
proinsulin là dạng khơng hoạt động. Do đó trong một số trường hợp dạng kết hợp
của insulin có nồng độ bình thường, nhưng dạng insulin tự do giảm vẫn gây ra
bệnh đái tháo đường.


- Với mức glucose máu 80 - 90 mg/dl (4,4 - 5,0 mmol/l) insulin được bài
tiết khoảng 25 ng/phút/kg thể trọng. Nồng độ insulin trong máu đạt khoảng
20 - 150 µU/1ml.


Khoảng 80% insulin bị bất hoạt ở gan và thận do các men insulinase và
hepatic glutathion insulin transhydrogenase (HGIT).


Thời gian bán hủy của insulin là 5 - 6 phút. Nói chung, insulin bị loại khỏi
máu sau 10 - 15 phút.


<i><b>2.3. Tác dụng của insulin: </b></i>



Insulin là hormon duy nhất của cơ thể có tác dụng làm hạ đường máu. Hiệu
quả này do tác dụng của insulin lên các q trình chuyển hố glucid, lipid và protein.


<b>2.3.1. Tác dụng của insulin lên chuyển hoá glucid: </b>


Insulin làm tăng thu nhập, sử dụng và dự trữ glucid ở hầu hết các mô của cơ
thể, đặc biệt ở cơ, gan và mô mỡ.


+ Tác dụng tăng dự trữ glycogen và thối hố glucose ở cơ:


- Bình thường cơ có tính thấm yếu với glucose, dưới tác động của insulin tính
thấm này tăng lên rất mạnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

Nếu cơ không hoạt động, phần lớn glucose được chuyển sang dự trữ dưới
dạng glycogen. Chất này sau đó sẽ được sử dụng để cung cấp năng lượng cho
hoạt động cơ, đặc biệt trong điều kiện yếm khí.


Khi cơ hoạt động, insulin gây hoạt hoá các enzym của q trình đường phân,
tăng oxy hố glucose để giải phóng năng lượng.


+ Tác dụng tăng thu nhập, dự trữ và sử dụng glucose ở gan:


- Một trong những tác dụng quan trọng nhất của insulin là chuyển phần lớn
glucose về gan sau khi ăn, sang dạng glycogen để dự trữ. Khi hàm lượng glucose
máu giảm, sự tiết insulin bị ức chế, glycogen lại được phân ly để giải phóng
glucose đưa vào máu.


Cơ chế của quá trình này như sau:


• Sau khi ăn, hàm lượng glucose máu tăng sẽ kích thích tế bào beta tăng tiết


insulin. Insulin gây ức chế enzym phosphorylase, là enzym thoái hoá glycogen,
do đó làm giảm phân giải glycogen.


• Insulin làm tăng hoạt tính enzym glucokinase và hexokinase, là hai enzym
gây phosphoryl hoá glucose, do đó làm tăng thâm nhập glucose vào tế bào.


• Insulin làm tăng hoạt tính enzym glycogen synthetase, là enzym thúc đẩy sự
trùng hợp các monosaccarid, dẫn đến tăng tổng hợp glycogen.


Dưới ảnh hưởng của insulin, lượng glycogen gan được tăng tổng hợp, có thể
đạt tới 6% trọng lượng của gan, tương đương 100 g.


• Trong thời gian giữa các bữa ăn hoặc khi cơ thể hoạt động mạnh hàm lượng
glucose máu giảm, glycogen sẽ phân ly để giải phóng glucose vào máu đáp ứng
cho nhu cầu năng lượng của các mô và cơ quan . Tác dụng này do:


Khi giảm nồng độ glucose máu sẽ làm giảm tiết insulin từ tế bào beta của tụy
đảo, dẫn đến giảm thu nhập glucose vào tế bào, giảm hoạt tính enzym tổng hợp
glycogen.


Enzym phosphorylase được hoạt hoá, làm chuyển glycogen thành glucose
phosphat và enzym glucose 6 - phosphatase sẽ chuyển glucose 6 - phosphat thành
glucose để đưa vào máu.


Theo con đường trên khoảng 60% lượng glucose từ thức ăn được dự trữ ở
gan, sau đó được đưa vào máu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

- Insulin còn ức chế quá trình tân tạo đường do làm giảm hàm lượng và hoạt
tính các enzym tham gia vào quá trình này, làm giảm huy động acid amin từ cơ
và tổ chức ngoài gan, là nguồn nguyên liệu cho tân tạo đường.



- Insulin không ảnh hưởng lên sự xâm nhập và sử dụng glucose ở tế bào não.
Tế bào não có tính thấm cao với glucose mà không cần tác động của chất trung
gian là insulin. Đồng thời tế bào não thường chỉ sử dụng năng lượng từ glucose.
Do đó khi mức đường máu giảm thấp < 50mg/dl sẽ gây sốc hạ đường máu, biểu
hiện bằng kích thích thần kinh, co giật, hôn mê.


<b>2.3.2. Tác dụng lên chuyển hoá lipid: </b>


+ Insulin tăng tổng hợp acid béo từ glucid và vận chuyển chúng tới mô mỡ.


- Khi lượng glycogen gan đạt khoảng 5 - 6% sẽ tự ức chế quá trình tổng hợp
glycogen và đưa toàn bộ lượng glucose "dư thừa” chuyển sang tổng hợp acid
béo.


Đầu tiên glucose được chuyển thành acid pyruvic, rồi thành acetyl-CoA là cơ
chất tổng hợp acid béo. Các citrat dư thừa sẽ tác động làm hoạt hoá men
acetyl-CoA carboxylase để chuyển carboxylat acetyl-acetyl-CoA thành malonyl-acetyl-CoA (giai
đoạn đầu của quá trình tổng hợp acid béo).


- Phần lớn acid béo sau khi tổng hợp sẽ được sử dụng để tổng hợp triglycerid
ở gan, rồi đưa vào máu dưới dạng lipoprotein để chuyển đến tổ chức mỡ.


- Ở tổ chức mỡ, insulin hoạt hoá men lipoproteinlipase ở thành mao mạch
làm phân giải triglycerid, giải phóng acid béo và chúng được chuyển vào mô mỡ.
Insulin tăng sử dụng glucose trong hầu hết các mô, do đó làm "tiết kiệm" lipid.


+ Tăng tổng hợp triglycerid để dự trữ ở mô mỡ:


- Insulin làm tăng vận chuyển glucose vào tế bào mỡ. Trong tế bào một phần


nhỏ glucose được chuyển sang tổng hợp acid béo, phần quan trọng hơn tạo
-glycerophosphat. Chất này cung cấp glycerol để liên kết với acid béo, tạo
triglycerid dự trữ.


- Insulin còn ức chế enzym lipase nhạy cảm với hormon, do đó làm giảm q
trình thối hố triglycerid ở mơ mỡ, giảm giải phóng acid béo vào máu.


+ Hậu quả chuyển hoá lipid khi thiếu insulin.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

nhập vào tế bào ít, acid béo tự do trở thành nguồn năng lượng chính cho mơ. Sự
oxy hố mạnh mẽ và không tới cùng các acid béo dẫn đến tăng các sản phẩm
cetonic trong cơ thể, có thể gây toan máu.


- Do hàm lượng acid béo tự do trong máu cao chúng sẽ được tăng chuyển vào
tế bào gan để tổng hợp phospholipid và cholesterol. Hai chất này cùng triglycerid
được tổng hợp thành lipoprotein và đưa vào máu làm tăng hàm lượng lipoprotein
máu, có thể gấp 3 lần bình thường. Nồng độ lipid máu tăng, đặc biệt tăng
cholesterol sẽ làm phát triển tình trạng vữa xơ động mạch ở bệnh nhân bị bệnh
đái tháo đường do tụy.


<b>2.3.3. Tác dụng lên chuyển hoá protein và sự phát triển: </b>


+ Insulin làm tăng tổng hợp và dự trữ protein ở hầu khắp các tế bào của cơ
<i>thể, do các tác dụng chính sau đây: </i>


- Insulin làm tăng vận chuyển tích cực acid amin vào tế bào, đặc biệt các acid
amin valin, leucin, isoleucin, tyrosin, phenylalanin. Tác dụng này của insulin có
phối hợp với GH của tiền yên.


- Insulin có tác dụng trực tiếp lên ribosom trong việc dịch mã ARN thông tin


làm tổng hợp protein. Khi thiếu insulin, ribosom có thể ngừng làm việc.


- Insulin còn làm tăng sự sao chép chọn lọc các đoạn ADN để tạo ARN thông
tin, dẫn đến tăng tổng hợp protein mới, đặc biệt là các protein enzym cần thiết
cho tổng hợp lipid và protein.


- Insulin ức chế sự phân giải protein, giảm mức giải phóng acid amin từ tế
bào, đặc biệt từ tế bào cơ.


- Ở gan, insulin làm giảm mức tân tạo đường do giảm hoạt tính các enzym
tham gia vào q trình này, đồng thời giảm giải phóng acid amin vào máu (nguồn
nguyên liệu tạo đường mới), dành cho tổng hợp protein.


+ Tác dụng của insulin lên sự phát triển:


Insulin phới hợp với GH tiền yên làm tăng vận chuyển acid amin vào tế bào,
tăng tổng hợp protein làm phát triển cơ thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

72


<i><b>2.4. Cơ chế tác dụng của insulin: </b></i>


+ Insulin tác động lên tế bào đích bằng cách gắn vào và hoạt hoá receptor
insulin trên màng tế bào.


Receptor của insulin là một glucoprotein có 4 tiểu đơn vị: 2 tiểu đơn vị 
và 2 tiểu đơn vị . Hai tiểu đơn vị  giống nhau, có trọng lượng phân tử
135.000 Dalton, có phần đầu nhô ra khỏi mặt ngoài của màng, là phần tiếp
nhận insulin. Hai tiểu đơn vị  giống nhau, có trọng lượng phân tử 95.000
Dalton, là tiểu đơn vị xúc tác, chúng nằm xuyên qua màng và nhô vào mặt


trong của màng tế bào phía bào tương. Phần này có hoạt tính của enzym
<i>tyrosin kinase (hình 9.18). </i>


- Khi insulin gắn vào tiểu đơn vị , sẽ làm
hoạt hoá các tiểu đơn vị . Lúc này ở tiểu đơn vị
 xuất hiện phản ứng tự phosphoryl hoá (auto
phosphorylation) gốc tyrosin, tiểu đơn vị  trở
nên có hoạt tính của enzym tyrosin kinase.
Enzym này sẽ làm hoạt hoá một loạt enzym nội
bào, gây ra các đáp ứng sinh học trong tế bào.
Các tác dụng cuối cùng của insulin ở tế bào đích
như sau:


- Insulin gắn lên receptor đặc hiệu ở màng tế
bào, chỉ trong vài giây một tín hiệu được phát ra


trong tế bào tới các nang kín chứa protein vận chuyển glucose ở bào tương. Các
nang này được gắn với màng tế bào và diễn ra sự hòa màng, làm hoạt hoá các
protein vận chuyển glucose. Glucose được vận chuyển nhanh vào tế bào và được
phosphoryl hoá ngay, rồi đưa vào các q trình chuyển hố glucid trong tế bào.
Khi nồng độ glucose trong tế bào tăng cao sẽ thúc đẩy insulin tách khỏi receptor,
những protein vận chuyển glucose lại được thu hồi vào những nang kín và tách
<i>khỏi màng tế bào vào bào tương (hình 9.19). </i>


Hình 9.18. Mơ hình cấu trúc
receptor insulin.


1. Insulin; 2. Nhánh hydrocacbon
1 1 2 2






 


<b>I </b> <b>R </b>


<b>8 </b>


<b>b </b>


<b>a </b> <b>Nội bào </b>


<b>7 </b>
<b>3 </b>
<b>5 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<i> Hình 9.19: Sơ đồ minh họa tác dụng </i>


của insulin lên sự vận chuyển glucose
vào trong tế bào.


I. Insulin, R. Receptor,
a) Protein vận chuyển glucose.
b) Các nang kín chứa protein vận
chuyển glucose.


1: Insulin gắn lên receptor


2: Truyền thông tin từ phức hợp


insulin-receptor.


3-4: Các nang kín được gắn với màng tế
bào.


5- 6: Hòa màng và vận chuyển 7:
Insulin tách khỏi receptor


8: Các protein vận chuyển glucose thu hồi
vào nang kín.


+ Ngồi ra, dưới tác dụng của insulin màng tế bào cịn tăng tính thấm đối với
một số chất khác như các acid amin, ion kali, ion magie, ion phosphat. Chậm
hơn, sau khoảng 10 - 15 phút insulin làm thay đổi hoạt tính nhiều hệ enzym, chủ
yếu do sự phosphoryl hoá các enzym, thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp các chất
khác nhau trong tế bào.


Muộn hơn nữa, sau vài giờ, thậm chí hàng ngày dưới tác dụng của insulin
còn làm thay đổi mức sao chép của ADN và dịch mã của ARNm ở ribosom dẫn
đến sự tổng hợp các protein enzym mới cho các q trình chuyển hố.


Khi thiếu hụt receptor insulin, cũng như khi rối loạn cấu trúc - chức năng của
receptor insulin ở màng tế bào, insulin không gắn được lên receptor và không
gây được tác dụng với tế bào, cơ thể sẽ bị rối loạn chuyển hoá như trong trường
<b>hợp thiếu insulin. </b>


<i><b> 2.5. Điều hòa bài tiết insulin: </b></i>


Điều hòa bài tiết insulin trong cơ thể chủ yếu do nồng độ glucose máu. Ngoài
ra một số acid amin, các hormon và hệ thần kinh thực vật cũng có ảnh hưởng lên


sự bài tiết insulin.


<b>2.5.1. Ảnh hưởng của nồng độ glucose máu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

<i>Hình 9.20: Đồ thị biểu diễn sự biến đổi hàm lượng </i>


insulin máu khi tăng glucose máu.


+ Pha thứ nhất: trong vòng 3 - 5 phút sau khi tăng nồng độ glucose máu,
nồng độ insulin tăng lên nhanh tới 10 lần cao hơn mức cơ sở, tạo nên đỉnh sớm
(early peak) của insulin. Kết quả này là do tăng giải phóng insulin đã được tổng
hợp từ trước chứa trong các túi bài tiết ở tế bào  của tụy đảo.


Tiếp đó mức insulin lại giảm xuống chỉ còn bằng 1/2 đỉnh sớm trong vòng
5 - 10 phút.


+ Pha thứ hai sau khoảng 15 phút tiếp theo, mức insulin lại tăng lên (lần thứ
2) đạt mức đỉnh sớm, rồi cao hơn mức đỉnh sớm, có thể tăng gấp 20 lần mức cơ
sở và duy trì kéo dài trong vòng 2 - 3 giờ. Kết quả này do sự giải phóng insulin
từ proinsulin và sự tổng hợp insulin mới.


Sự đáp ứng tăng bài tiết insulin với nồng độ glucose tăng nhanh và tăng đột
ngột là một cơ chế feedback rất quan trọng trong điều hòa nồng độ glucose máu.
Glucose máu tăng cao kích thích tăng tiết insulin, chất này lại làm tăng vận
chuyển glucose vào tế bào gan, cơ và các mơ khác, do đó mà nồng độ glucose
máu trở về bình thường.


Ở những người tế bào  của tụy đảo bị rối loạn thì tiếp nhận glucose (bệnh
đái tháo đường type I) sẽ mất đỉnh sớm của insulin, hoặc đỉnh sớm xuất hiện
<i><b>muộn hơn so với ở người bình thường. </b></i>



<b>2.5.2. Các yếu tố khác: </b>


+ Tăng nồng độ acid amin: khi tăng nồng độ một số acid amin trong máu,
nhất là arginin, lysin cũng có tác dụng kích thích nhẹ sự bài tiết insulin. Tuy


in


su


lin


m


áu


(




U


/m


l)


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

nhiên, nếu chỉ tăng acid amin thì chỉ gây tăng bài tiết insulin yếu hơn nhiều so
với tăng glucose hoặc phối hợp với tăng glucose máu.


+ Vai trò của một số hormon:



- Một số hormon tiêu hóa như gastrin, secretin, CCK, GIP cũng có tác dụng
gây tăng tiết insulin vừa phải. Các hormon này được bài tiết trong và sau khi ăn,
là lúc glucose và các acid amin được hấp thu vào máu, chúng kích thích tăng tiết
insulin để vận chuyển glucose và acid amin vào tế bào.


- Một số hormon của các tuyến nội tiết như glucagon, GH, cortisol, progesteron,
estrogen cũng có tác dụng kích thích nhẹ sự bài tiết insulin.


+ Vai trị của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm:


Khi kích thích dây thần kinh giao cảm hoặc dây phó giao cảm chi phối tuyến
tụy cũng có thể làm tăng tiết nhẹ insulin. Trong đó adrenalin là chất quan trọng có
tác dụng làm tăng phân giải gycogen gây tăng đường máu, do đó mà kích thích tăng
tiết insulin.


<b>3. Glucagon. </b>


<i><b>3.1. Bản chất hoá học: </b></i>


Glucagon là một polypeptid gồm 29 acid amin, trọng lượng phân tử 3485
Dalton, được sản xuất từ tế bào alpha của tụy đảo.


Khi nồng độ glucose máu là 90mg/dl, hàm lượng glucagon máu là 0,3g/l.


<i><b>3.2. Tác dụng: </b></i>


<b>3.2.1. Tác dụng lên chuyển hoá glucid: </b>


+ Glucagon là một hormon gây tăng đường máu. Hiệu quả gây tăng đường


máu của glucagon do hai tác dụng chính: tăng phân giải glycogen và tăng tân tạo
glucid ở gan.


- Tác dụng gây tăng phân giải glycogen ở gan của glucagon là do chất này
làm hoạt hoá enzym phosphorylase, thơng qua kích thích tạo AMPc trong tế bào
gan (tương tự tác dụng của adrenalin). Enzym phosphorylase xúc tác phản ứng
phân giải glycogen thành glucose - 1 phosphat. Sau đó chất này được đồng phân
hoá, rồi khử phosphoryl hố, tách glucose và giải phóng vào máu.


- Tác dụng tân tạo glucid của glucagon do làm hoạt hoá phức hợp enzym
tham gia vào quá trình tân tạo đường, đặc biệt hệ men chuyển acid pyruvic thành
phosphoenolpyruvic - bước định hướng cho quá trình tân tạo đường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

chuyển sang tân tạo glucose.


<b>3.2.2. Các tác dụng khác: </b>


+ Glucagon hoạt hoá enzym lipase ở tổ chức mỡ, làm phân giải triglycerid
giải phóng acid béo tự do từ mô mỡ vào máu, giảm dự trữ triglycerid, tăng oxy
hoá lipid để cung cấp năng lượng và chuyển lipid sang tân tạo đường.


+ Ngoài ra, nồng độ cao glucagon làm tăng hoạt động tim, kích thích tăng bài
tiết mật, ức chế bài tiết acid dịch vị.


Tuy nhiên, các tác dụng này khơng có vai trò quan trọng đối với cơ thể trong
<b>điều kiện bình thường. </b>


<i><b>3.3. Điều hịa bài tiết: </b></i>


+ Yếu tố chính điều hịa bài tiết glucagon từ tế bào alpha của tụy đảo


Langerhans là hàm lượng glucose máu, ngoài ra nồng độ acid amin và một số
yếu tố khác cũng có ảnh hưởng tới sự bài tiết glucagon.


+ Ngược với ảnh hưởng lên sự bài tiết insulin, khi nồng độ glucose máu cao
sẽ ức chế bài tiết glucagon; còn khi nồng độ glucose máu giảm sẽ kích tích tăng
tiết chất này.


+ Một yếu tố có tác dụng yếu hơn lên sự điều hòa bài tiết glucagon là nồng
độ acid amin máu. Khi nồng độ acid amin máu cao (chẳng hạn sau khi ăn nhiều
protid), đặc biệt acid amin alanin và arginin, sẽ kích thích tăng tiết glucagon. Sự
tăng tiết glucagon lúc này là để đẩy mạnh việc sinh đường mới từ acid amin.


+ Khi lao động lượng glucagon được bài tiết có thể tăng gấp 4 - 5 lần bình
thường. Điều này có ý nghĩa phịng ngừa sự giảm glucose máu do lao động.


<b>4. Somatostatin. </b>


<i><b>4.1. Bản chất hoá học và tác dụng: </b></i>


+ Lúc đầu somatostatin được tìm thấy ở vùng dưới đồi (hypothalamus) có tác
dụng ức chế sự tổng hợp và giải phóng GH của tiền yên. Sau đó người ta tìm thấy
chất này có ở nhiều cơ quan khác trong cơ thể, trong đó có ở tuyến tụy nội tiết,
dạ dày, ruột non và ruột già. Ở các tiểu đảo Langerhans, somatostatin được bài
tiết từ tế bào delta, nó là một polypeptid gồm 14 acid amin.


+ Somatostatin của tuyến tụy chỉ tác dụng tại chỗ, là hormon địa phương có
tác dụng ức chế mạnh và rộng đối với hệ tiêu hoá. Các tác dụng chính của
somatostatin gồm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

- Ức chế bài tiết nhiều hormon kích thích của hệ tiêu hoá như secretin,


CCK-PZ, VIP, motilin, gastrin, glucagon ruột...


- Ức chế vận động dạ dày - ruột và túi mật.


Nói chung, somatostatin có tác dụng làm kéo dài thời gian chuyển các chất
dinh dưỡng từ ống tiêu hố vào máu. Nó có tác dụng ức chế cả hoạt động nội tiết
và ngoại tiết của tuyến tụy và dạ dày, nên người ta thường dùng somatostatin để
điều trị viêm tụy, viêm loét dạ dày - tá tràng, u tế bào tiết gastrin (gastrinome), u
tế bào tiết insulin (insulinome).


<i><b>4.2. Điều hòa bài tiết: </b></i>


+ Nồng độ glucose máu hoặc nồng độ acid amin máu tăng có tác dụng kích
thích tế bào delta của tụy đảo tăng tiết somatostatin.


+ Các hormon tiêu hoá gastrin, cholecystokinin (CCK), secretin cũng có tác
dụng kích thích tăng tiết somatostatin. Nói chung, tất cả các yếu tố liên quan đến
tăng tiêu hoá thức ăn đều kích thích bài tiết somatostatin. Do đó thường thấy
somatostatin tăng tiết sau khi ăn.


<b>5. Pancreatic polypeptid. </b>


<i><b>5.1. Bản chất hoá học và tác dụng: </b></i>


Pancreatic polypeptid (PP) do tế bào gamma của tiểu đảo Langerhans bài tiết,
nó là một polypeptid gồm 36 acid amin. Đây là hormon có tác dụng tương đối
rộng đối với hệ tiêu hoá theo hướng ức chế.


Các tác dụng chính của PP gồm:
+ Ức chế bài tiết HCl ở dạ dày.



+ Giảm tiết dịch tụy cơ sở (chủ yếu là giảm khối lượng dịch), cũng như giảm
dịch tụy do secretin và CCK kích thích.


+ Giảm co bóp túi mật có tác dụng dự trữ mật ở túi mật, nhưng lại làm tăng
vận động hang vị, ruột non và đại tràng.


<i><b>5.2. Điều hịa bài tiết: </b></i>


+ Thức ăn giàu đạm kích thích mạnh sự bài tiết PP.


+ Nồng độ đường máu giảm có tác dụng kích thích tăng tiết PP, ngược lại khi
nồng độ đường máu tăng sự bài tiết PP lại giảm xuống.


+ Các hormon secretin, CCK kích thích tăng tiết PP; còn somatostatin và
STH lại làm giảm tiết hormon này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

<b>6. Rối loạn hoạt động tuyến tụy nội tiết. </b>


<i><b>6.1. Giảm tiết insulin và bệnh đái tháo đường: </b></i>


Bệnh đái tháo đường do tụy chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh nội tiết và có
xu hướng ngày càng tăng, với nhiều biến chứng nặng nề.


<b>6.1.1. Nguyên nhân: </b>


Người ta chia đái tháo đường tụy làm 2 type, có nguyên nhân khác nhau.
+ Bệnh đái tháo đường type I là bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin, do
giảm bài tiết insulin, mà phần lớn do khiếm khuyết gen chịu trách nhiệm tổng
hợp insulin. Đôi khi do tế bào beta nhạy cảm với virus, hoặc phát triển tự kháng


thể chống lại tế bào beta. Thiếu insulin các tế bào của cơ thể không thu nạp và sử
dụng được glucose, dẫn đến glucose tăng cao trong máu, khi tăng quá ngưỡng
thận (>180mg/dl) glucose sẽ bị đào thải ra ngoài theo nước tiểu.


+ Bệnh đái tháo đường type II là bệnh đái tháo đường không phụ thuộc
insulin, thường do rối loạn cấu trúc - chức năng các receptor insulin ở màng tế
bào; bệnh béo bệu cũng làm giảm số lượng và tính nhạy cảm của receptor
insulin. Do vậy, insulin khơng có tác dụng với tế bào, mặc dù lượng insulin bài
tiết trong đa số trường hợp không bị giảm. Như vậy, tế bào cũng không thu nạp
và sử dụng được glucose như trong trường hợp cơ thể bị thiếu insulin.


<b>6.1.2. Cơ chế bệnh sinh: </b>


Khi thiếu insulin gây ra các hậu quả sau:


+ Glucose không được tế bào sử dụng sẽ tăng lên trong máu, có thể tăng tới
mức 300 - 1000mg/dl và nó sẽ bị đào thải qua nước tiểu, mỗi ngày có thể mất tới
100g glucose. Sự tăng glucose máu gây ưu trương ngoại bào, làm mất nước tế
bào. Sự tăng glucose niệu gây lợi tiểu thẩm thấu, như vậy làm cơ thể bị mất nước
cả nội bào và ngoại bào, nên bệnh nhân rất khát nước và uống nhiều nước.


+ Tế bào không thu nạp được glucose, thiếu glucose để oxy hoá tạo năng
lượng, nên phải sử dụng nguồn năng lượng từ oxy hóa lipid và protein gây tình
trạng gầy sút, giảm trọng lượng cơ thể nhanh chóng. Bệnh nhân lúc nào cũng
cảm thấy đói nên ăn nhiều. Lâm sàng thường dựa vào hội chứng "bốn nhiều": ăn
nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy sút nhiều để chẩn đoán bệnh đái tháo đường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

toan máu, bệnh nhân khó thở kiểu nhanh và sâu (thở kiểu Kussmaul, hơi thở có
mùi ceton. Khi nhiễm toan nặng (pH<7,0) có thể gây hơn mê, nguy hiểm đến tính
mạng.



+ Rối loạn chuyển hoá lipid, sẽ gây lắng đọng cholesterol cũng như rối loạn
chuyển hố nói chung dẫn đến phát triển vữa xơ động mạch, rối loạn chức năng
mạch máu (như rối loạn màng nền mạch máu, tăng sinh các gốc tự do...), rối loạn
kết tập tiểu cầu, rối loạn vi mạch... gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các cơ quan
<b>chịu ảnh hưởng lớn nhất của các rối loạn này là cầu thận, võng mạc, hệ thần kinh. </b>


<i><b>6.2. Tăng tiết insulin và hạ đường huyết: </b></i>


Tăng tiết insulin thường do u tụy đảo (bệnh hiếm gặp), làm tăng chuyển
glucose vào tế bào, gây giảm đường huyết, bệnh nhân có những cơn hạ đường
huyết. Tùy mức độ hạ đường huyết mà có các triệu chứng khác nhau: khi nồng
độ glucose máu giảm đến 50 - 70mg/dl thì hệ thần kinh trung ương bị kích thích,
biểu hiện tốt mồ hôi lạnh, run rẩy, bủn rủn chân tay. Khi nồng độ glucose máu
giảm < 50mg/dl sẽ bị co giật, hôn mê hạ đường huyết.


Điều trị tình trạng hạ đường huyết (cấp cứu) bằng cách tiêm tĩnh mạch
glucose ưu trương, bệnh nhân có thể thốt khỏi cơn hôn mê sau tiêm 1-2 phút.


CHỨC NĂNG TUYẾN THƯỢNG THẬN



Có hai tuyến thượng thận (adrenal gland) nằm đè lên cực trên của hai thận.
Mỗi tuyến thượng thận nặng khoảng 4g, gồm hai phần có nguồn gốc phơi thai,
cấu trúc - chức năng khác nhau, chúng khác nhau cả tính chất hoạt động và bài
tiết hormon - đó là vỏ thượng thận và tủy thượng thận.


Vỏ thượng thận bọc phía ngồi của tuyến thượng thận, có nguồn gốc phôi
thai từ lá trung bì và chiếm khoảng 80% khối lượng tuyến. Tủy thượng thận có
nguồn gốc với hệ thần kinh giao cảm, chiếm khoảng 20% khối lượng tuyến, nằm
ở phần trung tâm.



</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

động mạch chủ bụng. Vỏ thượng thận khơng có thần kinh chi phối, còn tới tủy
thượng thận có các sợi thần kinh giao cảm tiền hạch. Hormon tủy thượng thận
được giải phóng khi có xung động theo các sợi thần kinh giao cảm truyền tới
tuyến.


Các thí nghiệm trên động vật cho thấy vỏ thượng thận có nhiều chức năng
quan trọng có tính chất sinh mạng.


Khi phá hủy cả hai vỏ thượng thận, còn để nguyên hai tủy thượng thận sẽ gây
hậu quả như trường hợp cắt bỏ hịan tồn cả hai tuyến thượng thận. Chỉ vài giờ
sau cắt bỏ tuyến, con vật xuất hiện trạng thái vơ lực. Tiếp sau đó là rối loạn tiêu
hố, bỏ ăn, nơn, đi lỏng, rối loạn chuyển hoá nhất là chuyển hoá muối - nước,
giảm glucose máu, giảm thể trọng nhanh chóng, rối loạn thần kinh như co giật,
co cứng. Cuối giai đoạn có hiện tượng hạ thân nhiệt, tụt huyết áp, giảm sức đề
kháng. Sau vài ngày con vật chết trong tình trạng trụy tim mạch.


Trái lại, cắt bỏ hai tủy thượng thận, còn để lại nguyên vẹn hai vỏ thượng thận
hầu như khơng gây rối loạn gì, ngồi hiện tượng hạ glucose máu thoáng qua.


<b>1. Vỏ thượng thận (adrenal cortex): </b>


<i><b>1.1. Đặc điểm cấu tạo: </b></i>


+ Cấu tạo vỏ thượng thận có 3 lớp, tính từ ngồi vào trong, đó là:


- Lớp cầu (zona glomerulosa) chiếm khoảng 15% khối lượng toàn tuyến, gồm
các tế bào nhỏ hình khối hoặc hình trứng, bài tiết các corticoid khoáng.


- Lớp bó (zona fasciculata) chiếm khối lượng lớn nhất, hơn 50%, gồm các tế


bào xếp song song thành từng bó, chúng bài tiết chủ yếu các corticoid đường.


- Lớp lưới (zona reticularis) chỉ chiếm khoảng 7% khối lượng toàn tuyến,
gồm các tế bào nối với nhau thành mạng lưới xen giữa các mao mạch xoắn. Các
tế bào của lớp này bài tiết chủ yếu nhóm hormon sinh dục nam.


+ Các tế bào của tuyến vỏ thượng thận chứa một lượng lớn lipid, chủ yếu là
cholesteroleste (tiền chất của hormon) và acid ascorbic (chất cung cấp H+<sub> cho </sub>
quá trình sinh tổng hợp các corticoid).


<i><b>1.2. Hormon vỏ thượng thận: </b></i>


<b>1.2.1. Phân loại hormon vỏ thượng thận: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

+ Nhân steran có gắn thêm một hay
nhiều nhóm OH thì được gọi là sterol.
Dẫn xuất của sterol gọi là steroid, nghĩa
là ngồi nhóm OH cịn có thêm hoặc
bớt một số nguyên tố nào đó. Vì vậy
các corticoid vỏ thượng thận cũng gọi
là corticosteroid. Nhân cơ bản của
steroid vỏ thượng thận, cũng giống như
cholesterol - chất tiền thân của chúng
có hai gốc methyl (-CH3): một gốc
-CH3 (C19) đính ở góc C10 và một gốc
-CH3 (C18) đính ở góc C13 .


+ Dựa vào cấu tạo và tác dụng chính, người ta chia hormon vỏ thượng thận
thành 3 nhóm:



- Nhóm corticoid đường (glucocorticoid) là loại steroid 21 carbon (21C), có
một mạch ngang gồm 2 carbon ở vị trí C17 và nhóm OH ở vị trí C11, nên nhóm
này cịn được gọi là 11- hydroxycorticoid. Chất cortisol (hay hydrocortison - hợp
chất F) là loại hormon có tác dụng mạnh nhất của nhóm này, trong cấu trúc cịn
có thêm nhóm OH ở vị trí C17. Ngồi cortisol, trong nhóm cịn có một lượng nhỏ
các chất corticosteron (hay hợp chất B) và cortison (hay hợp chất E).


- Nhóm corticoid khoáng (mineralocorticoid): chất chủ yếu là aldosteron, nó
là một steroid có 21C, trong phân tử cũng có mạch ngang ở vị trí C17 và nhóm
OH ở vị trí C11, nhưng ở góc C13 có đính chức aldehyd -CHO (C18). Chính gốc
này quyết định tác dụng sinh học của aldosteron. Ngoài ra, nhóm này cịn có chất
deoxycorticosteron.


- Nhóm corticoid sinh dục, chủ yếu là các hormon sinh dục nam (androgen),
là loại steroid 19C, khơng có nhóm OH ở vị trí C11, ở vị trí C17 khơng có mạch
ngang mà có chức ceton -C=O, nên cịn được gọi là 17-cetosteroid. Nhóm này có
3 chất là androsteron, androstendion và dehydroepiandrosteron. Androsteron là
tiền chất của testosteron.


Vỏ thượng thận còn bài tiết một lượng nhỏ hormon sinh dục nữ estrogen và
progesteron.


<i>Dưới đây là cấu trúc của cortisol và aldosteron (hình 9.22). </i>


<b>1.2.2. Sinh tổng hợp hormon vỏ thượng thận: </b>


Tất cả các corticosteroid đều được tế bào vỏ thượng thận tổng hợp từ tiền


<i>Hình 9.21: C</i>ấu trúc nhân



</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

chất là cholesterol, chủ yếu do các lipoprotein có tỷ trọng thấp (LDL: low density
lipoprotein) của tuần hòan đưa tới. Một phần nhỏ cholesterol được tổng hợp tại tế
bào vỏ thượng thận từ các phân tử acetyl coenzym A.


<i>Hình 9.22: Cấu trúc của cortisol và aldosteron. </i>


+ Các bước tổng hợp corticoid trong các tế bào tuyến vỏ thượng thận được
thực hiện ở hai bào quan: ty lạp thể và lưới nội bào tương có các hệ enzym đặc
hiệu xúc tác.


- Ở tế bào lớp bó, sau khi cholesterol tự do được giải phóng từ
cholesteroleste, chúng được đưa vào ty lạp thể và biến đổi thành dạng trung gian
pregnenolon. Sau đó chất này được chuyển đến lưới nội bào tương để chuyển
thành progesteron, rồi được hydroxyl hố ở vị trí C17 và C21. Cuối cùng các chất
này lại được đưa trở lại ty lạp thể và tiếp tục hydroxyl hố ở vị trí C11 để tạo nên
corticosteron và cortisol.


- Ở tế bào thuộc lớp cầu dưới sự xúc tác của enzym đặc hiệu corticosteron bị
oxy hố nhóm metyl (C18) ở góc C13 thành chức aldehyd (-CHO), tạo nên
aldosteron.


- Ở các tế bào thuộc lớp lưới, sau khi hydroxyl hoá các chất progesteron và
pregnenolon ở vị trí C17, dưới tác dụng xúc tác của các enzym cắt nhánh, chúng
chuyển thành dehydroepiandrosteron và androstenedion (là hormon sinh dục
nam của vỏ thượng thận). Các chất này sau đó có thể được biến đổi thành
testosteron.


<i>Q trình trên có thể được tóm tắt qua sơ đồ dưới đây (hình 9.23). </i>


<b>1.2.3. Sự vận chuyển và thoái hoá các corticoid: </b>



<i>+ Trong máu các corticoid được vận chuyển dưới dạng liên kết với protein, </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

chủ yếu với -globulin và được gọi là transcortin (cũng gọi là corticosteroid
binding globulin: CBG).


- Trong nhóm corticoid đường, cortisol là chất có hàm lượng nhiều nhất và
có hoạt tính mạnh nhất, chiếm tới 95% hoạt tính chung của nhóm. Nồng độ bình
thường cortisol trong máu là 12g/dl và mức bài tiết là 15-20mg/24 giờ. Trong
máu 94% cortisol ở dạng kết hợp, chủ yếu với globulin và một phần với albumin.
Còn khoảng 6% cortisol ở dạng tự do.




Acetat (2C)


Cholesterol (27C)


5-pregnenolon (21C)


Progesteron (21C) 17-hydroxylase 17-OH pregnenolon (21C)


17,20-lyase
17-OH progesteron (21C)


21-hydroxylase Androstenedion (19C)
11-hydroxylase


Corticosteron



Cortisol (21C) Testosteron (19C)
Aldosteron (21C)


<i>Hình 9.23: Sơ đồ quá trình tổng hợp các corticoid </i>


ở tế bào của tuyến vỏ thượng thận.


Corticosteron chỉ chiếm khoảng 4% trong nhóm và hoạt tính yếu hơn nhiều
so với cortisol.


- Với các corticoid khống thì aldosteron đảm bảo tới 90% hoạt tính của
nhóm. Nồng độ aldosteron trong máu là 6ng/dl và bài tiết trong ngày là 15 -
20g. Trong máu chỉ khoảng 50% chất này kết hợp lỏng lẻo với protein, còn
50% ở dạng tự do.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

+ Các corticoid bị bất hoạt chủ yếu ở gan, qua phản ứng liên hợp, phần lớn với
acid glucuronic và một phần nhỏ liên hợp dưới dạng sulfat tạo thành 17 -
cetosteroid.


Khoảng 25% chất 17 - cetosteroid bài xuất theo đường mật, 75% bài xuất qua
nước tiểu. Có khoảng 1% cortisol và cortison bài xuất nguyên dạng qua nước tiểu.
ở nam giới, lượng 17-cetosteroid niệu khoảng 15mg/24 giờ, trong đó 2/3 có nguồn
gốc từ corticosteroid và 1/3 có nguồn gốc từ tinh hồn. Ở nữ giới lượng chất này
trong nước tiểu khoảng 10mg/24 giờ và 100% có nguồn gốc từ corticosteroid.


<i>Bảng 9.4. Hàm lượng một số chất corticoid trong máu. </i>


<b>Hormon </b> <b>Tên gọi khác </b>


<b>Nồng độ trung bình </b>


<b>trong huyết tương </b>


<b>( g/dl) </b>


<b>Tổng lượng bài tiết </b>
<b>(mg/24h) </b>


Cortisol


Corticosteron


Aldosteron


Deoxycorticosteron


Dehydro epiandrosteron


Hydrocortison


Hợp chất F
Hợp chất B


DOC


DEA


13,9


0,4



0,006


0,006


175,0


20 (15-30)


3 (2-5)


0,05-0,2


0,2


20 (15-30)


<i><b>1.3. Tác dụng và điều hòa bài tiết mineralocorticoid - aldosteron: </b></i>


Mất toàn bộ hormon vỏ thượng thận sẽ dẫn tới chết trong vòng 3 ngày đến 2
tuần. Khơng có hormon chuyển hoá muối nước của vỏ thượng thận, dịch ngoại
bào có nồng độ K+<sub> tăng, cịn nồng độ Na</sub>+<sub> và Cl</sub>-<sub> lại giảm do cơ thể bị mất nhiều </sub>
NaCl. Điều đó làm thể tích dịch ngoại bào và thể tích máu giảm mạnh, giảm lưu
lượng tim, dẫn tới tình trạng sốc tuần hịan và chết. Vì vậy aldosteron được coi là
hormon có tính "sinh mạng”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

<b>1.3.1. Tác dụng của aldosteron lên tái hấp thu Na+<sub> và bài tiết K</sub>+<sub> ở ống thận </sub></b>


Aldosteron có tác dụng làm tái hấp thu Na+<sub> và bài tiết K</sub>+<sub> ở tế bào ống lượn </sub>
xa và phần đầu ống góp. Dưới tác dụng của aldosteron, Na+<sub> được tái hấp thu tích </sub>
cực từ lịng ống thận vào tế bào rồi vào dịch kẽ.



+ Cơ chế tác dụng của aldosteron lên tế bào ống thận như sau:


- Aldosteron thấm qua màng tế bào ống thận và kết hợp với receptor đặc hiệu
trong bào tương tế bào tạo thành phức hợp "aldosteron-receptor”. Phức hợp này
khuếch tán qua màng nhân vào nhân tế bào.


- Ở trong nhân tế bào phức hợp aldosteron-receptor gắn lên phần tử gen nhạy
cảm với aldosteron, làm mở ra một đoạn ADN đặc hiệu, dẫn đến sao chép ARN
thông tin (ARNm).


- ARNm khuếch tán ra bào tương, tới ribosome để tổng hợp các protein: có
thể là các protein enzym, protein receptor hay protein chất tải.


+ Một trong các enzym được tăng cường tổng hợp dưới tác dụng của
aldosteron là Na+<sub>-K</sub>+<sub>-ATPase (thành phần chính của bơm natri-kali khu trú ở </sub>
màng bên và màng đáy của tế bào ống thận).


+ Một loại protein khác cũng rất quan trọng là các protein xuyên màng từ
phía màng đỉnh của tế bào ống thận, tạo nên các kênh vận chuyển ion Na+<sub> từ lòng </sub>
ống thận vào tế bào. Do đó mà aldosteron làm tăng tái hấp thu Na+<sub> và bài tiết K</sub>+<sub>. </sub>


Như vậy, aldosteron không trực tiếp vận chuyển ion Na+, mà tác động lên sự
hình thành các chất nội bào cần thiết cho sự vận chuyển Na+. Người ta thấy sau
30 phút đưa aldosteron vào cơ thể, lượng ARNm trong tế bào ống thận mới tăng
lên và sau khoảng 45 phút sự vận chuyển Na+<sub> mới được tăng cường. Sự vận </sub>
chuyển này đạt mức tối đa sau khoảng 1 giờ.


+ Nồng độ aldosteron trong máu cao có thể làm giảm đào thải Na+<sub> qua nước </sub>
tiểu, đồng thời tăng đào thải K+<sub>. </sub>



+ Khi thiếu aldosteron có thể làm mất khoảng 10g đến 20 g Na+<sub> qua nước </sub>
tiểu trong một ngày (tương đương 1/10 đến 1/15 tổng lượng Na+<sub> trong cơ thể), </sub>
trong khi đó K+<sub> lại được tích tụ. </sub>


<b>1.3.2. Tác dụng của aldos teron lên thể tích dịch ngoại bào và huyế t áp độ ng </b>
<b>mạch: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

rất ít, cịn thể tích dịch ngoại bào lại tăng lên.


Khi tăng tiết aldosteron mạnh và kéo dài, thể tích dịch ngoại bào có thể tăng
1015% so với bình thường và làm cho huyết áp động mạch tăng tới 15
-20mmHg. Đồng thời sẽ làm mất K+<sub> theo nước tiểu, dẫn tới giảm mạnh nồng độ </sub>
K+<sub> huyết tương, có thể chỉ cịn 1-2mEq/lít (bình thường 4,5 mEq/lít). Tình trạng </sub>
này gọi là hypokalemia. Khi nồng độ K+<sub> máu giảm còn khoảng một nửa so với </sub>
mức bình thường sẽ gây ra tình trạng nhược cơ, do khi giảm K+<sub> làm thay đổi đặc </sub>
tính điện của màng tế bào thần kinh-cơ, ngăn cản sự truyền điện thế động.


+ Trong trường hợp ngược lại, khi aldosteron giảm bài tiết gần tới mức bằng
không, một lượng lớn Na+<sub> bị mất qua nước tiểu và kéo theo nước. Kết quả là </sub>
không chỉ làm giảm lượng NaCl ở dịch ngoại bào, mà giảm cả thể tích dịch ngoại
bào và kéo theo đó là giảm thể tích máu lưu hành, có thể dẫn tới sốc. Đây là
nguyên nhân trực tiếp gây tử vong sau vài ngày bị ngừng đột ngột bài tiết
aldosteron từ vỏ thượng thận.


Mặt khác, giảm aldosteron dẫn đến nồng độ K+<sub> dịch ngoại bào tăng cao hơn </sub>
bình thường, gọi là hyperkalemia. Lúc này nồng độ K+<sub> máu có thể tăng hơn </sub>
60-100% so với mức bình thường, sẽ dẫn đến nhiễm độc cơ tim nghiêm trọng: giảm
sức co bóp, loạn nhịp, mức độ nặng có thể gây ngừng tim.



<b>1.3.3. Tác dụng của aldosteron lên s ự bài tiết ion H+<sub> ở ống thận: </sub></b>


Aldosteron chủ yếu có tác dụng tăng bài tiết ion K+<sub> vào ống thận trao đổi với </sub>
tái hấp thu ion Na+. Song với mức độ yếu hơn, aldosteron cũng gây tăng bài tiết
ion H+<sub> trao đổi với tái hấp thu ion Na</sub>+. Giảm bài tiết aldosteron hoặc trong
trường hợp suy thận, giảm đáp ứng với aldosteron có thể dẫn đến sự tích tụ ion
H+<sub> và nhiễm toan chuyển hoá. </sub>


<b>1.3.4. Tác dụng của aldosteron lên tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi và sự hấp thu ở </b>
<b>ruột: </b>


+ Aldosteron có tác dụng làm tăng tái hấp thu NaCl, tăng thải K+<sub> và bicarbonat </sub>
ở các ống tuyến mồ hôi và nước bọt. Tác dụng này lên tuyến mồ hôi là rất quan
trọng để giữ ion Na+<sub> cho cơ thể, đặc biệt trong điều kiện mơi trường nóng. </sub>


+ Aldosteron làm tăng khá mạnh sự hấp thu ion Na+<sub> ở ruột, đặc biệt là ở đại </sub>
tràng, ngăn chặn sự mất muối Na+<sub> theo phân. Khi thiếu aldosteron, ion Na</sub>+<sub> được </sub>
hấp thu ở ruột ít kéo theo giảm hấp thu các anion và nước, sẽ gây ra ỉa chảy làm
<b>mất muối và nước của cơ thể. </b>


<b>1.3.5. Điều hòa bài tiết aldosteron: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

kali, nồng độ muối natri và thể tích dịch ngoại bào, hệ RAA, ACTH.


+ Nồng độ ion K+<sub> dịch ngoại bào: khi nồng độ ion K</sub>+<sub> dịch ngoại bào tăng sẽ </sub>
kích thích trực tiếp các tế bào vỏ thượng thận tăng tiết aldosteron. Chỉ cần tăng
một lượng rất nhỏ ion K+<sub> đã làm tăng bài tiết aldosteron lên vài lần. </sub>


<i>+ Vai trò hệ RAA: hệ renin angiotensin có vai trị quan trọng điều hịa bài tiết </i>
aldosteron, qua đó mà tham gia điều hịa huyết áp động mạch. Mỗi khi huyết áp ở


động mạch thận giảm sẽ kích thích tế bào cận tiểu cầu tăng tiết renin, chất này
thúc đẩy quá trình tạo thành chất angiotensin II. Angiotensin II vừa có tác dụng
gây co mạch, vừa kích thích tăng tiết aldosteron và hiệu quả cuối cùng là tăng
huyết áp.


+ Vai trò của nồng độ ion Na+<sub> và thể tích dịch ngoại bào: </sub>


Khi nồng độ ion Na+<sub> ngoại bào giảm, sẽ tác động trực tiếp vào tế bào vỏ </sub>
thượng thận, gây tăng tiết aldosteron. Khi nồng độ ion Na+<sub> ở ống lượn xa tăng </sub>
cũng gây phản xạ tăng tiết aldosteron. Khi thể tích dịch ngoại bào giảm (có thể
do giảm nồng độ muối natri) sẽ làm tăng tiết aldosteron qua phản xạ từ thụ cảm
thể thể tích. Ngược lại, khi thể tích dịch ngoại bào tăng, sẽ gây phản xạ giảm tiết
nhẹ aldosteron.


+ ACTH: bình thường ACTH ít ảnh hưởng lên sự sản xuất aldosteron, nhưng
nó duy trì mức bài tiết cơ sở chất này. Khi tiêm ACTH có thể làm tăng sự giải
phóng nhẹ aldosteron ở động vật bình thường và ngăn chặn được sự giảm
aldosteron ở động vật bị cắt bỏ tuyến yên.


Trong trường hợp cơ thể bị stress, ACTH được bài tiết nhiều cũng gây tăng
tiết aldosteron mạnh ở giai đoạn muộn của pha thích nghi, có vai trị nâng cao
huyết áp bị tụt và lập lại cân bằng muối nước.


<i><b>1.4. Tác dụng và điều hịa bài tiết glucocorticoid (cortisol): </b></i>


Trong nhóm glucocorticoid, cortisol là chất có hàm lượng lớn nhất và tác dụng
mạnh nhất, nó chiếm tới 95% hoạt tính sinh học của nhóm. Corticosteron có hàm
lượng ít hơn (đạt khoảng 4%) và hoạt tính yếu hơn nhiều so với cortisol. Các chất
glucocorticoid khác có hàm lượng khơng đáng kể. Vì vậy, cortisol là chất đại diện
<b>của nhóm glucocorticoid, trong phần này chủ yếu trình bày tác dụng của cortisol. </b>



<b>1.4.1. Tác dụng của cortisol lên chuyển hoá glucid: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

+ Kích thích tân tạo glucid:


Cortisol kích thích tân tạo đường từ protein và một số chất khác, chủ yếu ở
gan. Dưới tác dụng của cortisol mức tăng tân tạo đường có thể đạt 6 - 10 lần cao
hơn mức bình thường, đặc biệt trong trường hợp stress và vận cơ kéo dài. Kết
quả này chủ yếu do 2 tác dụng của cortisol:


- Thứ nhất, làm tăng hoạt tính và số lượng các enzym chuyển amin và enzym
cần thiết cho sự biến đổi acid amin thành glucose và glycogen trong tế bào gan,
như gluco-6-phosphastase; 1-6-diphosphastase.


- Thứ hai, cortisol huy động acid amin từ tổ chức ngoài gan, chủ yếu từ cơ, làm
tăng lượng acid amin máu vận chuyển về gan và tăng nhanh sự tạo glucose ở gan.


Cortisol cũng làm tăng quá trình chuyển acid lactic (đặc biệt từ cơ đưa tới)
thành glucose và glycogen ở gan.


Các tác dụng trên đưa đến kết quả chủ yếu là tăng lượng dự trữ glycogen ở
gan.


+ Giảm sử dụng glucose ở tế bào:


Cortisol làm giảm vừa phải mức sử dụng glucose ở tế bào của tất cả các cơ
quan. Cơ chế chính xác của vấn đề này chưa được rõ, song một số tác giả cho
rằng, cortisol kìm chế sự oxy hoá NADH thành NAD+, gây nên ức chế ngược quá
trình đường phân.



Do hai tác dụng: tăng tân tạo glucid và giảm sử dụng glucose ở tế bào, nên
cortisol gây tăng đường máu nhẹ. Tuy nhiên khi vỏ thượng thận bài tiết nhiều
glucocorticoid, đường huyết có thể tăng 50% so với bình thường và gây ra tình
trạng đái tháo đường thượng thận (adrenal diabetes).


Glucocorticoid tác dụng đối kháng với insulin, hiệp đồng với thyroxin và
adrenalin trong chuyển hoá glucid.


Trong trường hợp đái tháo đường thượng thận, insulin cũng có hiệu quả làm
giảm đường huyết, tốt hơn so với tình trạng đái tháo đường do tuyến yên.


<b>1.4.2. Tác dụng của cortisol lên chuyển hoá protein: </b>


Glucocorticoid, đặc biệt là cortisol làm giảm dự trữ protein ở tế bào tất cả các
cơ quan ngoài gan, tăng tổng hợp protein ở gan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

thoái hoá protein ở các cơ quan ngoài gan, đặc biệt ở cơ và hệ bạch huyết.


Ở người bài tiết quá nhiều cortisol, cơ có thể bị yếu, chức năng miễn dịch của
hệ bạch huyết bị giảm.


+ Cortisol làm tăng vận chuyển acid amin từ máu vào tế bào gan, tăng tổng
hợp các enzym cần thiết cho sinh tổng hợp protein ở tế bào gan. Đồng thời
cortisol tăng chuyển hoá acid amin sang tân tạo glucose ở gan.


Do các tác dụng trên, khi dùng liều cao corticoid trong điều trị, người ta thấy
tăng men chuyển amin và hàm lượng acid amin trong máu, tăng urê niệu, cân
<b>bằng nitơ âm, lympho máu giảm. </b>


<b>1.4.3. Tác dụng của cortisol lên chuyển hoá lipid: </b>



Cortisol làm tăng huy động mỡ ở gan và các mô mỡ, nên gây tăng nồng độ
acid béo tự do trong máu; tăng oxy hoá acid béo ở tế bào, làm phân bố lại mỡ
trong cơ thể.


Cơ chế của tác dụng trên còn chưa rõ, có lẽ do cortisol làm hạn chế vận
chuyển glucose vào tế bào và ức chế sự oxy hố chúng, do đó tế bào tăng cường
oxy hoá acid béo như là nguồn năng lượng thay thế. Cũng do tăng oxy hoá acid
béo trên cơ sở giảm oxy hoá glucose cho nên cortisol có thể gây tình trạng nhiễm
cetonic.


Tuy nhiên khi tăng bài tiết nhiều cortisol, như trong hội chứng Cushing lại làm
rối loạn sự phân bố mỡ trong cơ thể, gây ứ mỡ dưới da, chủ yếu ở mặt, cổ, bụng.


<b>1.4.4. Tác dụng chống viêm của cortisol: </b>


+ Cortisol có tác dụng chống viêm mạnh, được dùng phổ biến trong lâm
sàng. Cortisol làm giảm tất cả các giai đoạn của viêm, đặc biệt ức chế các giai
đoạn sớm của quá trình này. Nếu viêm đã phát triển, cortisol làm giải toả
nhanh chóng ổ viêm.


+ Hiệu quả chống viêm của cortisol có thể do các tác dụng sau:


- Cortisol làm ổn định màng lysosom, do đó làm giảm sự giải phóng các
enzym phân giải protein được dự trữ trong lysosom.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

chất do các bạch cầu tiết ra, có tác dụng lên trung tâm điều nhiệt ở hypothalamus
làm giảm sự tăng nhiệt độ, do đó giảm hiện tượng giãn mạch.


- Một số tác giả cịn cho rằng cortisol có khả năng dung giải nguyên nhân gây


viêm và làm bất hoạt hay loại trừ các sản phẩm của q trình viêm tạo nên.


+ Cortisol cịn làm tăng nhanh quá trình phục hồi tổ chức bị viêm, tăng huy
động acid amin dùng để sửa chữa các mô bị tổn thương; làm tăng sinh đường
<i><b>mới, tăng lượng acid béo cho các quá trình chuyển hố. </b></i>


<b>1.4.5. Tác dụng chống dị ứng của cortisol: </b>


Phản ứng dị ứng cơ bản là phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể. Khi có
dị nguyên (là các kháng nguyên) xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ kết hợp với các
kháng thể đặc hiệu (thường là IgE). Phức hợp kháng nguyên-kháng thể sẽ gắn
vào dưỡng bào (mastocyte) hoặc bạch cầu ái toan, làm các tế bào này vỡ ra giải
phóng các chất hố học gây giãn mạch, tăng tính thấm (gây hiện tượng dị ứng).


Cortisol không ức chế phản ứng kết hợp kháng nguyên- kháng thể, nhưng ức
chế sản sinh ra các chất hoá học gây hiện tượng dị ứng như histamin, serotonin,
<i>leucotrien... từ bạch cầu hay dưỡng bào tiết ra (hình 9.24). Do đó trong lâm sàng </i>
cortisol được dùng để chống dị ứng và sốc phản vệ.


Phosphatidyl-inositol biphosphat




(+) Phospholipase C (-) Cortisol




Diacyl-glycerol Inositol triphosphat


Kích thích tế bào giải phóng histamin, serotonin, leucotrien.



<i>Hình 9.24: Sơ đồ minh họa tác dụng chống dị ứng của cortisol. </i>


<b>1.4.6. Tác dụng chống stress của cortisol: </b>


Stress là trạng thái cơ thể bị tác động mạnh của nhiều loại tác nhân (các yếu
tố gây stress) như đau, chấn thương, nhiễm khuẩn, bỏng, đau, buồn hay căng
thẳng thần kinh, cảm xúc quá mức...


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

Cơ chế chống stress của cortisol và glucocorticoid còn chưa được rõ. Người
ta cho rằng có lẽ do chúng làm tăng thoái hoá protid và lipid, huy động nhanh
chóng acid amin và acid béo dự trữ để cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho
tổng hợp glucose, cũng như các thành phần khác nhau của tế bào; tổng hợp các
vật chất cần thiết cho quá trình tái tạo tế bào bị tổn thương.


Một giả thiết khác cho rằng cortisol làm tăng nhanh sự vận chuyển dịch vào
hệ tuần hịan giúp cơ thể chống lại tình trạng sốc.


<b>1.4.7. Các tác dụng khác của cortisol: </b>


+ Tác dụng lên chuyển hố muối - nước:


Cortisol có tác dụng tái hấp thu Na+<sub> ở ống thận kém aldosteron khoảng 400 </sub>
<i>lần, nhưng về số lượng chất này lại nhiều gấp 80 lần (bảng 9.5). Khi dùng liều </i>
cao kéo dài các corticoid có thể gây tích lũy Na+<sub> và giữ nước dẫn đến phù nhẹ và </sub>
tăng huyết áp.


<i>Bảng 9.5. so sánh tác dụng chuyển hoá của các corticosteroid so với cortisol (theo Ganong, </i>


1989).



<b>Hormon </b> <b>Chuyển hoá glucid </b> <b>Chuyển hoá muối-nước </b>


Cortisol 1,0 1,0


Cortisone 0,7 1,0


Corticosterone 0,3 15,0


Aldosterone 0,3 3000,0


Deoxycorticosterone 0,2 100,0


Prednisolone 4,0 0,8


Dexamethasone 25,0  0


+ Tác dụng lên tế bào máu và hệ miễn dịch:


- Với liều thấp cortisol làm tăng sinh kháng thể và tăng bạch cầu đa nhân
trung tính, do đó tăng khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Nhưng dùng
corticoid liều cao và dùng kéo dài sẽ làm giảm bạch cầu ái toan và bạch cầu
lympho trong máu. Tác dụng này bắt đầu trong vài phút sau khi tiêm cortisol và
duy trì kéo dài trong vài giờ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

Liều cao cortisol gây thoái hoá hệ bạch huyết của cơ thể, dẫn đến giảm
lympho T và sự sản xuất kháng thể. Đáp ứng miễn dịch của cơ thể với đa số vi
khuẩn bị giảm, cơ thể dễ bị bội nhiễm, nhất là bội nhiễm đường hô hấp.


Mặt khác, khả năng làm giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể của cortisol lại


có lợi trong việc ngăn chặn phản ứng thải loại mảnh ghép. Do đó các corticoid
được dùng để ức chế miễn dịch trong các trường hợp ghép cơ quan như ghép tim,
thận.. Cortisol cịn ảnh hưởng lên q trình tạo máu. Khi tăng tiết cortisol
kéo dài thường gây tăng hồng cầu, ngược lại giảm tiết cortisol dẫn tới thiếu máu.
+ Với hệ cơ xương: cortisol làm tăng khả năng sử dụng năng lượng, tăng dự
trữ glycogen ở cơ, tăng thoái biến protid (theo hướng giải phóng năng lượng) có
tác dụng chống lại hiện tượng vô lực.


+ Với hệ tiêu hố: cortisol làm tăng tiết HCl dịch vị và kích thích niêm mạc
dạ dày, gây rối loạn hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày. Do đó với người có biểu
hiện viêm dạ dày thì khơng dùng corticoid. Còn trong trạng thái stress các
glucocorticoid được bài tiết một cách ồ ạt dẫn đến rối loạn bài tiết dịch vị và
hàng rào bảo vệ, gây loét rải rác ở niêm mạc dạ dày, đây là tổn thương đặc trưng
trong bệnh lý stress.


Ngồi ra, cortisol cịn ức chế tiết MSH, do đó có tác dụng chống sự tụ sắc
<b>dưới da. </b>


<b>1.4.8. Điều hòa bài tiết glucocorticoid: </b>


Glucocorticoid được điều hòa bài tiết theo trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến
thượng thận và bởi nồng độ corticoid máu theo cơ chế điều hòa ngược (feed
back). CRH của vùng dưới đồi kích thích tuyến yên trước bài tiết ACTH và
ACTH lại kích thích bài tiết các hormon vỏ thượng thận, đặc biệt là hormon
thuộc lớp bó và lớp lưới.


Sự tăng hay giảm nồng độ cortisol máu là tác nhân gây điều hòa ngược vùng
dưới đồi và tuyến yên bài tiết CRH và ACTH. Khi cortisol máu tăng sẽ ức chế tiết
CRH và ACTH, do đó mà cortisol cũng giảm bài tiết; ngược lại khi cortisol máu
giảm sẽ kích thích tăng tiết CRH và ACTH, thì sự bài tiết cortisol lại tăng lên.



Đây là một vòng tự điều hòa có tính tự động cao nhằm duy trì nồng độ
cortisol máu được hằng định.


Khi dùng ACTH kéo dài có thể làm phì đại và tăng sinh các tế bào vỏ thượng
<b>thận, đặc biệt thuộc lớp bó và lớp lưới. </b>


<i><b>1.5. Tác dụng của nhóm androgen: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

và dihydrotestosteron.


- Ở nam giới: khi chức năng tuyến sinh dục nam bình thường thì các hormon
này của vỏ thượng thận không thể hiện rõ tác dụng. Khi bài tiết quá mức
androgen ở nam trưởng thành không gây ra biểu hiện lâm sàng, song ở trẻ nhỏ sẽ
làm phát triển các dấu hiệu giới tính phụ của nam giới trước tuổi dậy thì.


- Ở nữ giới: khi chức năng tuyến sinh dục và tuyến thượng thận bình thường
thì các androgen không biểu hiện tác dụng gì. Nhưng nếu bài tiết quá nhiều
androgen ở người trẻ sẽ gây ái nam giả, ở người lớn sẽ gây nam hố.


+ Ngồi ra vỏ thượng thận còn bài tiết một lượng nhỏ progesteron và
estrogen nhưng vai trò của chúng không đáng kể.


<i><b>1.6. Rối loạn chức năng vỏ thượng thận: </b></i>


<b>1.6.1. Nhược năng vỏ thượng thận: </b>


Suy giảm chức năng vỏ thượng thận có thể nguyên phát hay thứ phát do
nhược năng tiền yên hoặc vùng dưới đồi. Tình trạng bệnh lý thường gặp do
nhược năng vỏ thượng thận là các bệnh sau:



+ Bệnh Addison (bệnh da đen): là bệnh nhược năng vỏ thượng thận mạn
tính nguyên phát, mà 80% là do tác nhân tự miễn, một phần do lao tuyến
thượng thận và ung thư.


- Do giảm glucocorticoid nên bệnh nhân mệt mỏi, vô lực, giảm glycogen dự
trữ và glucose máu, giảm các q trình chuyển hố vật chất và năng lượng nói
chung, giảm khả năng đề kháng, dễ bị nhiễm trùng, nhiễm độc.


- Do giảm mineralocorticoid nên cơ thể bị mất muối Na+<sub>, Cl</sub>-<sub> và nước dẫn đến </sub>
da khô nhăn nheo, huyết áp giảm, Na+<sub> máu giảm, K</sub>+<sub> máu tăng, máu cô. </sub>


- Do giảm corticoid nên kích thích tuyến yên tăng tiết ACTH, mà chất này có
phần tác dụng của MSH, do đó kích thích phát triển sắc tố gây tình trạng đen
xạm da, nhất là phần da của cơ thể bị hở.


Các bệnh nhân Addison dễ bị tác động của các yếu tố gây stress.
+ Suy tuyến thượng thận cấp:


Thường là do người bị bệnh Addison gặp trạng thái stress sẽ lâm vào tình
trạng sốc: huyết áp giảm, nơn, mất nước, trụy mạch, giảm thân nhiệt, trạng thái lơ
mơ và dễ bị nhiễm trùng cơ hội.


+ Bệnh Simmond:


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

giáp, gầy, da khô nhăn nheo (gầy kiểu già).


<b>1.6.2. Cường năng vỏ thượng thận: </b>


Cường năng vỏ thượng thận có thể nguyên phát hoặc thứ phát do ưu năng


tuyến yên hoặc vùng dưới đồi, có thể tăng tiết một nhóm hoặc hai, ba nhóm
corticoid mà có các biểu hiện bệnh lý khác nhau. Các bệnh thường gặp là:


+ Bệnh Cushing (pituitary basophilism) và hội chứng Cushing
(adrenocortical hyperfunction):


Bệnh Cushing là do ưu năng tuyến yên (có thể do tăng CRH từ
hypothalamus) làm ưu năng vỏ thượng thận thứ phát; còn hội chứng
Cushing là do ưu năng vỏ thượng thận nguyên phát. Cả hai loại bệnh này
đều có các biểu hiện như nhau, gồm: da khơ, mỏng, thối hố, đơi khi có
vết rạn nứt, có vạch đỏ ở nách, ở mặt trong đùi, cánh tay (do tăng thoái ho á
protein), có thể xạm da. Rối loạn phân bố mỡ, ứ mỡ dưới da nhất là cổ,
thân mình, mặt căng trịn, chân tay gầy, rối loạn tiêu hố, có thể loét dạ dày
- hành tá tràng. Tăng đường máu có thể gây đái tháo đường nhẹ , huyết áp
<b>tăng, cơ mềm, rối loạn kinh nguyệt. </b>


+ Bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh (congenital adrenal hyperplasia: CAH):
Bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh còn được gọi là hội chứng sinh dục-
thượng thận. Nguyên nhân do khuyết tật gen gây nên thiếu một số enzym tham
gia quá trình tổng hợp hormon vỏ thượng thận. Hay gặp nhất là thiếu enzym
21-hydroxylase nên không tổng hợp được cortisol và aldosteron. Nồng độ
cortisol thấp kích thích tuyến yên tăng tiết ACTH. ACTH lại kích thích vỏ
thượng thận tăng sinh và tổng hợp hormon, nhưng không tổng hợp được cortisol
mà lại tăng tổng hợp androgen.


Hậu quả là ở trẻ trai sẽ gây lớn nhanh, phát triển giới tính phụ sớm; ở trẻ gái
gây ái nam giả, cịn ở nữ đã trưởng thành gây tình trạng nam hoá.


<b>2. Tủy thượng thận (adrenal medulla). </b>



<i><b>2.1. Đặc điểm cấu tạo: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

pheochromocytes). Thần kinh chi phối tủy thượng thận là các sợi gi ao c ảm
tiền hạch. Tủy thượng thận bài tiết các hormon giống các chất trung gian
hoá học của hệ thần kinh giao cảm, đó l à adrenalin (epinephrin) và
noradrenalin (norepinephrin), gọi chung là catecholamin, nên ngườ i t a c o i
nó như một hạch giao cảm khổng lồ.


<i><b>2.2. Sinh tổng hợp, bài tiết và chuyển hoá hormon tủy thượng thận: </b></i>


<b>2.2.1. Sinh tổng hợp catecholamin: </b>


Các chất catecholamin là những hợp chất được tạo thành từ nhân catechol và
chuỗi bên có chưá nhóm amin (-NH2). Nguồn gốc của catecholamin là acid amin
phenylalanin hoặc từ tyrosin.


Đầu tiên phenylalanin bị hydroxyl hoá thành tyrosin. Tiếp theo tyrosin bị
hydroxyl hoá thành DOPA, rồi DOPA bị khử carboxyl tạo nên dopamin. Sau
đó dopamin bị oxy hố thành noradrenalin. Noradrenalin được chuyển từ
lưới nội nguyên sinh vào ty lạp thể và ở đó 80% chất này được methyl hoá
<i>để tạo thành adrenalin (hình 9.25). Quá trình này có sự xúc tác của men </i>
phenylethanolamin N-methyl transferase (PNMT), men này có nhiều ở tế bào
tủy thượng thận và não. Như vậy adrenalin và noradrenalin khác nhau ở chỗ,
adrenalin có nhóm methyl (-CH3), cịn noradrenalin thì khơng có nhóm này.


<b>2.2.2. Dự trữ và giải phóng catecholamin: </b>


Sau khi tổng hợp, các catecholamin không được bài tiết ngay vào máu, mà dự
trữ ở trong các nang của tế bào tủy thượng thận gắn với ATP và protein đặc hiệu.
Chúng được giải phóng vào máu dưới tác dụng của các xung động thần kinh theo


các sợi thần kinh giao cảm tiền hạch truyền tới tuyến. Lúc đó các acetylcholin
gây khử cực màng, làm ion Ca++<sub> thâm nhập vào tế bào, dẫn đến tăng tính thấm </sub>
các nang chứa và giải phóng catecholamin dưới dạng lượng tử qua màng tế bào
vào mạch máu.


<b>2.2.3. Chuyển hoá catecholamin: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

tranferase).




<i>Hình 9.25: Sơ đồ sinh tổng hợp catecholamin từ L-tyrosin. </i>


Men COMT có nhiều ở các mô, ở màng sau synap của sợi thần kinh giao cảm
hậu hạch, có tác dụng chuyển hố catecholamin trong máu và các mơ, đặc biệt ở
gan. Men MAO có nhiều trong ty lạp thể của tế bào tủy thượng thận và ở tận
cùng của sợi thần kinh giao cảm hậu hạch. Nó làm chuyển hoá các catecholamin
tự do ở bào tương của tế bào tủy thượng thận hoặc ở tận cùng sợi thần kinh giao
cảm hậu hạch.


Sản phẩm thoái hoá cuối cùng của adrenalin và noradrenalin là vanillyl
mandelic acid (VMA) và được đào thải qua nước tiểu. Có khoảng 2%
catecholamin đào thải nguyên dạng (không biến đổi).


Người ta thường định lượng VMA niệu để đánh giá tình trạng hoạt động bài
<b>tiết của tủy thượng thận. Hàm lượng VMA niệu là < 5mg/ngày(< 25mol/ngày). </b>


<i><b>2.3. Tác dụng của hormon tủy thượng thận: </b></i>


Catecholamin của thần kinh giao cảm chỉ tác dụng lên các mơ đích mà nó chi


phối trực tiếp, còn catecholamin của tủy thượng thận theo dịng máu đến khắp cơ
thể, do đó chúng có ảnh hưởng rộng hơn, tác dụng lên nhiều cơ quan, nhiều quá
trình, đặc biệt với q trình chuyển hố chất ở tế bào.


<b>2.3.1. Với hệ tim - mạch: </b>


Các catecholamin của tủy thượng thận ảnh hưởng lên hoạt động của hệ
tim-mạch giống như khi kích thích hệ thần kinh giao cảm. Chúng làm tăng hoạt động
tim trên các mặt: tăng tần số, tăng tính hưng phấn, tính dẫn truyền, tăng sức co
bóp cơ tim. Kết qủa là tăng thể tích tâm thu và lưu lượng tim. Ngồi ra adrenalin
còn làm giãn mạch vành, tăng chuyển glycogen thành glucose ở cơ tim nên có


(Tyrosin) <sub>hydroxylase </sub>Tyrosin decarboxylase <sub>Dopamin </sub>


Dopamin
hydroxylase


(Noradrenalin)
(Adrenalin)


Phenylethanolamin
N methyltransferase


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

tác dụng dinh dưỡng cơ tim.


Adrenalin làm co mạch máu nói chung, co mạch ngoại vi, nhưng làm giãn
mạch vành, mạch não, mạch gan, mạch cơ. Do đó chất này làm tăng sức bóp cơ
tim, mà hầu như không tăng sức cản ngoại vi, nên chỉ làm tăng huyết áp tối đa là
chính, cịn huyết áp tối thiểu chỉ tăng nhẹ.



Khác với adrenalin, noradrenalin làm co hầu hết các mạch máu nhỏ của cơ
thể, nên làm tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng cả huyết áp tối đa và tối thiểu.


<b>2.3.2. Với hệ cơ: </b>


+ Với cơ vân: catecholamin, đặc biệt là adrenalin có tác dụng tăng trương lực
cơ vân , đồng thời gây giãn mạch cơ nên có tác dụng tăng cường dinh dưỡng.


+ Với cơ trơn: adrenalin và noradrenalin kích thích cơ vịng mơn vị, cơ thắt
hậu môn, cơ thắt cổ bàng quang, co cơ tia gây giãn đồng tử. Ngược lại, adrenalin
có tác dụng gây giãn cơ trơn thành dạ dày-ruột làm giảm nhu động ống tiêu hoá;
giãn cơ reissessen làm giãn phế quản gây dễ thở.


<b>2.3.3. Với chuyển hoá: </b>


+ Adrenalin gây tăng chuyển hoá glucid, tăng phân giải glycogen (đặc biệt ở
gan) làm tăng đường máu, tác dụng này là do adrenalin hoạt hoá hệ enzym
phosphorylase.


+ Catecholamin tăng huy động acid béo, tăng phân giải triglycerid ở mô mỡ.
Adrenalin làm tăng tiêu thụ oxy ở mô, tăng chuyển hoá cơ sở, tăng sản nhiệt.
Điều này liên quan tới hiện tượng giảm oxy ở cơ tim trong điều kiện tăng tiết
catecholamin kéo dài.


+ Adrenalin còn ức chế bài tiết insulin, tác dụng này biểu hiện rõ rệt khi vận
cơ mạnh, dẫn đến tăng phân giải lipid, cung cấp vật chất năng lượng (acid béo)
cho cơ hoạt động.


+ Tác dụng của noradrenalin lên mạch máu mạnh hơn adrenalin, còn các tác
dụng lên tim, lên cơ trơn, cơ vân và đặc biệt lên chuyển hố thì yếu hơn adrenalin.



<b>2.3.4. Với các tuyến nội tiết và hệ thần kinh trung ương: </b>


+ Adrenalin có tác dụng kích thích tuyến tiền yên tiết ACTH, TSH, FSH và
do đó ảnh hưởng lên sự bài tiết thyroxin và corticoid. Adrenalin tác dụng đồng
hướng với thyroxin lên chuyển hoá glucid và chuyển hoá cơ sở.


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

thuộc hypothalamus.


<b>2.3.5. Cơ chế tác dụng của catecholamin: </b>


Các catecholamin tác dụng lên tế bào đích thông qua cơ chế tạo nên chất
truyền tin thứ hai AMP vòng. Các receptor ở màng tế bào đích gắn với các
catecholamin được gọi là adrenoreceptor.


Người ta đã phát hiện hai loại adrenoreceptor là  và . Trong -receptor lại
có hai loại 1 và 2. Có một vài tác giả còn chia -receptor thành 1 và 2, song


đa số tác giả chỉ cơng nhận có các , 1và 2-receptor.

-receptor có khả năng
kết hợp với nhóm amin (-NH2) của chuỗi alkyl, cịn -receptor có khả năng kết
hợp với nhóm metyl (-CH3) của chuỗi alkyl.


Trong phân tử noradrenalin có nhóm chức amin, nên noradrenalin hầu như
chỉ tác động lên -receptor. Adrenalin, trong phân tử có cả nhóm amin và nhóm
metyl, nên gắn được cả với  và -receptor .


Khi các catecholamin gắn vào  và 1-receptor sẽ gây hiện tượng khử cực
(depolarization) - tức hưng phấn; còn kết hợp với 2-receptor sẽ gây tăng phân
cực (hyperpolarization) - tức ức chế.



Chính vì vậy, tác dụng của catecholamin lên hệ cơ và mạch máu có hiệu quả
<i>khác nhau là do ở các mơ này có các loại adrenoreceptor khác nhau (bảng 9.6). </i>


<i>Bảng 9.6. Tác dụng của noradrenalin và adrenalin lên các  và -receptor ở một </i>


số cơ quan.


Noradrenalin Adrenalin


<b>-receptor </b> <b>1-receptor </b> <b> 2-receptor </b>


Gây khử cực = hưng phấn Tăng phân cực = ức chế


- Mạch ngoại vi: co


- Cơ tia: giãn đồng tử


- Cơ chân lông: co


- Tuyến mồ hôi: tiết


- Cơ thắt môn vị: co


- Nút xoang, nút nhĩ thất: tăng nhịp.


- Cơ tim: tăng co bóp


- Bộ máy cận tiểu cầu tiết renin (?)


- Thối hố glycogen ở gan và lipid


ở mơ mỡ.


- Mạch vành, não, gan: giãn.


- Cơ reissessen, cơ trơn ống


ntiêu hoá: giãn


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

<i><b>2.4. Điều hòa bài tiết catecholamin: </b></i>


Bình thường nồng độ cơ sở adrenalin trong máu là 25 - 50pg/ml. Các
catecholamin được bài tiết nhiều hay ít, tùy thuộc vào trạng thái của cơ thể, trong
đó vùng dưới đồi có vai trò lớn.


Vùng dưới đồi là trung khu thực vật cao cấp dưới vỏ, trong đó phần trước
vùng dưới đồi là trung khu phó giao cảm; phần sau vùng dưới đồi là trung khu
giao cảm. Khi cơ thể trong trạng thái stress, như mất máu, lạnh, đau, cảm xúc quá
mức... vùng dưới đồi bị kích thích, xung động theo các sợi giao cảm chi phối
tuyến tủy thượng thận làm tăng hưng phấn hệ thần kinh giao cảm và tăng hoạt
động của tủy thượng thận. Khi vận cơ, khi giảm đường máu cũng gây hưng phấn
hệ thần kinh giao cảm từ đó làm tăng tiết catecholamin.


Ví dụ: nồng độ adrenalin có thể đạt 230pg/ml khi giảm đường máu và đạt
<b>500pg/ml khi nhiễm ceton do đái tháo đường. </b>


<i><b>2.5. Rối loạn chức năng tủy thượng thận: </b></i>


+ Cường năng tủy thượng thận (pheochromocytoma): do u tế bào ưa chrom
của tủy thượng thận, đây là u lành tính làm tăng tiết catecholamin gây tăng huyết
áp từng cơn, tăng chuyển hoá cơ sở dẫn đến tăng thân nhiệt, tăng đường máu.



</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×