Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

(Đề tài thảo luận) nội dung hoạt động marketing tại điểm đến du lịch đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.64 KB, 32 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh thị trường du lịch ngày càng đa dạng và phát triển, các điểm đến du lịch
có xu hướng bị bão hịa và lu mờ, khơng có những điểm nhấn để phân biệt và thu hút
khách du lịch so với các đối thủ khác. Cuộc cạnh tranh giành khách du lịch đang dần tập
trung vào làm nổi bật linh hồn và bản sắc của điểm đến. Do đó, marketing điểm đến du
lịch trở thành cơng cụ quan trọng làm nổi bật những điểm khác biệt, lợi thế cạnh tranh
của một điểm đến, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và đưa ra lựa chọn. Từ đó xây dựng
nên bản sắc riêng, khiến khách hàng có thể dễ dàng nhận biết các sản phẩm du lịch của
điểm đến đó. Nhận thấy được tầm quan trọng đó, nhà nước cũng như các ban ngành liên
quan đã có những kế hoạch, biện pháp để truyền thông, quảng bá du lịch Đà Nẵng, phát
triển hơn du lịch Đà Nẵng, muốn đưa du lịch nơi đây trở thành một vùng du lịch đáng
đến, giống như cái tên “thành phố đáng sống” của nó vậy.


2

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI ĐIỂM ĐẾN
DU LỊCH
1.1 Khái niệm điểm đến du lịch, marketing tại điểm đến du lịch
1.1.1 Khái niệm điểm đến du lịch
Các cách tiếp cận điểm đến du lịch
- Tiếp cận điểm đến du lịch trên phương diện địa lý: Điểm đến du lịch được xác định theo
phạm vi không gian lãnh thổ. Điểm đến du lịch là một vị trí địa lí mà một du khách đang
thực hiện hành trình đến đó nhằm thỏa mãn nhu cầu theo mục đích chuyến đi của người
đó. Với quan niệm này, điểm đến du lịch vẫn chưa định rõ còn mang tính chung chung,
nó chỉ xác định vị trí địa lí phụ thuộc vào nhu cầu của khách du lịch, chưa xác định được
các yếu tố nào tạo nên điểm đến du lịch.
- Tiếp cận điểm đến du lịch dưới góc độ kinh tế: Xem xét trong mối quan hệ kinh tế du
lịch, điểm đến du lịch được hiểu là yếu tố cung du lịch. Sở dĩ như vậy là do chức năng


của điểm đến chính là thõa mãn nhu cầu mang tính tổng hợp của khách du lịch.Từ góc độ
cung du lịch, điểm đến du lịch là sự tập trung các tiện nghi và dịch vụ được thiết kế để
đáp ứng nhu cầu của du khách.
- Tiếp cận điểm đến du lịch dưới góc độ tổng hợp: Khi nói đến hoạt động du lịch tức là
nói đến hoạt động rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một nơi khác nhằm thỏa mãn
nhu cầu theo những mục đích khác nhau. Địa điểm mà khách du lịch lựa chọn trong
chuyến đi có thể là một địa danh cụ thể, một khu vực, một vùng lãnh thổ, một quốc gia,
thậm chí là châu lục. Trong các tài liệu khoa học về du lịch, các địa điểm này được gọi
chung là điểm đến du lịch.
- Khái niệm chung về điểm đến du lịch: ĐĐDL được hiểu là một vị trí địa lý, có tài
nguyên du lịch hấp dẫn, được quy hoạch, quản lý và thiết kế các tiện nghi, dịch vụ nhằm
thu hút và đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
1.1.2 Khái niệm marketing tại điểm đến du lịch
- Theo Borges (2003): Marketing điểm đến du lịch là quá trình quản lý để tạo ra mối liên
hệ giữa điểm đến và du khách bằng việc dự báo và đáp ứng các nhu cầu của họ đối với
điểm đến và khả năng thông tin của nó.
- Theo Tiến sĩ Karl Albrecht: Marketing điểm đến du lịch là cách thức tiếp cận với sự
phát triển kinh tế và văn hóa của một khu vực một cách chủ động chiến lược và tập trung


3

vào con người , đồng thời giúp cân bằng và hòa nhập lợi ích của khách du lịch , các nhà
cung cấp dịch vụ và cộng đồng tại đó.
- Theo Tổ chức Marketing điểm đến đô thị Canada: marketing điểm đến du lịch là quá
trình liên hệ với những du khách tiềm năng để gây ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến
tới ý đinh du lịch của họ và hơn hết là điểm đến và sản phẩm du lịch cuối cùng mà họ lựa
chọn.
- Theo Nguyễn Văn Đảng (2010): Marketing điểm đến du lịch là quá trình quản trị cho
phép tổ chức marketing tạo dựng duy trì mối quan hệ giữa điểm đến du lịch và khách du

lịch( khách du lịch hiện tại và tiềm năng),thông qua việc dự báo và đáp ứng nhu cầu của
khách du lịch đối với điểm đến và có khả năng dễ dàng giao tiếp liên hệ với điểm đến du
lịch.
- Tổng hợp: Marketing điểm đến du lịch là một tổ hợp những chiến lược nhằm phát triển,
khuếch trương những thế mạnh sẵn có của một điểm đến từ đó tạo ra các kênh thông tin
đa chiều tác động tích cực đến hình ảnh điểm đến trong tâm trí khách du lịch hiện tại và
tiềm năng, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch và đem lại những lợi
ích hài hòa giữa khách du lịch, doanh nghiệp và người dân tại điểm đến đó.
1.1.3. Vai trị của Marketing điểm đến du lịch:
* Vai trò đối với điểm đến du lịch :
- Làm nổi bật những điểm khác biệt và tạo lợi thế cạnh tranh cho điểm đến
- Giúp điểm đến kết nối với khách hàng dễ dàng hơn
- Tạo sự kết nối chặt chẽ, đồng bộ giữa các lĩnh vực, các ban ngành, các chủ thể trong
phát triển điểm đến
- Cung cấp thông tin chính xác về điểm đến cho du khách
- Thu hút sự chú ý và đầu tư từ bên ngồi cho điểm đến
* Vai trị đối với khách du lịch:
- Giúp khách hàng dễ dành tiếp cận thông tin mong muốn về điểm đến
- Tạo cơ hội cho khách hàng được sử dụng các sản phẩm dịch vụ du lịch chất lượng hơn
- Thể hiện được “phong cách” của khách hàng
* Vai trò đối với doanh nghiệp du lịch:
- Tăng hiệu quả các chiến lược marketing của doanh nghiệp


4

- Định hương sản phẩm marketing của doanh nghiệp
1.2 Nội dung hoạt động marketing tại điểm đến du lịch
1.2.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường
- Nghiên cứu thị trường là hoạt động thu thập thông tin về thị trường và phân tích các dữ

liệu thu được nhằm đưa ra những câu trả lời cho những vấn đề phát sinh trong kinh
doanh.
- Phân loại nghiên cứu thị trường: định tính, định lượng.
- Phương pháp nghiên cứu thị trường: Phương pháp nghiên cứu tại bàn; Phương pháp
điều tra, khảo sát; Phương pháp thảo luận nhóm; Phương pháp quan sát hành vi,Phương
pháp thử nghiệm trọng điểm.
- Chọn mẫu và quy mô mẫu: Chọn mẫu (chọn ngẫu nhiên, qui định số lượng, chọn mẫu
theo mục đích); Quy mô mẫu (Lý thuyết dung lượng mẫu có thể sử dụng để xác định
đúng sốlượng mẫu cần thiết).
- Ứng dụng của nghiên cứu thị trường: Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục
tiêu; Thực hiện các hoạt động marketing
- Quy trình nghiên cứu thị trường
Bước 1: Xác định mục tiêu
Bước 2: Lựa chọn phương pháp nghiên cứu
Bước 3: Chọn mẫu và thiết kế bảng hỏi
Bước 4: Thu thập thông tin thị trường
Bước 5: Tổng hợp và phân tích dữ liệu
Bước 6: Đánh giá thực trạng thị trường, nhận định xu hướng thị trường
1.2.2 Xác định thị trường mục tiêu
*Phân đoạn thị trường
- Phân đoạn thị trường thực chất là việc chia thị trường thành các nhóm, mỗi nhóm có đặc
trưng chung. Một đoạn thị trường là một nhóm hợp thành xác định được trong thị trường
chung mà điểm đến có những đặc điểm có thể hấp dẫn và thu hút đối với họ.
- Ý nghĩa
+ Giúp tiết kiệm được chi phí marketing thu hút khách hàng thực sự quan tâm đến điểm
đến.


5


+ Nhận biết được đặc điểm của từng nhóm khách hàng để triển khai hiệu quả các chương
trình marketing.
- Căn cứ: Mục đích chuyến đi; khu vực địa lý; đặc điểm nhân khẩu học.
*Lựa chọn thị trường mục tiêu
- Thị trường mục tiêu là một phân đoạn thị trường được điểm đến chọn để tập trung nỗ
lực marketing có hiệu quả.
*Nội dung
+ Đánh giá các đoạn thị trường: mục đích, căn cứ.
+ Phương án lựa chọn thị trường mục tiêu: Tập trung vào một đoạn thị trường; Chun
mơn hóa chọn lọc; Chun mơn hóa sản phẩm; Tồn bộ thị trường .
1.2.3 Triển khai các hoạt động marketing tại điểm đến du lịch
- Phát triển sản phẩm: Thực chất là việc phát triển các loại hình du lịch dựa trên tài
nguyên du lịch sẵn có; khai thác tốt các giá trị tài nguyên độc đáo, đặc sắc của ĐĐ, tạo
được khác biệt và phù hợp nhu cầu của khách.
- Nội dung:
+ Mời chuyên gia tư vấn; doanh nghiệp du lịch lên ý tưởng phát triển các loại hình du
lịch.
+ Mời gọi các nhà đầu tư, tạo điều kiện chính sách thu hút nhà cung cấp tham gia hình
thành chuỗi giá trị sản phẩm du lịch phù hợp.
- Thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng cáo: Thiết kế website, ấn phẩm quảng cáo:
quảng cáo, tuyên truyền, quan hệ công chúng.
- Hoạt động phân phối có thể cấp phép cho một, một số doanh nghiệp du lịch khai thác,
đưa đón khách đến điểm đến; hoặc cho phép mọi doanh nghiệp du lịch đủ điều kiện khai
thác điểm đến theo định hướng loại hình du lịch đã xây dựng.


6

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI ĐIỂM ĐẾN DU
LỊCH ĐÀ NẴNG

2.1 Giới thiệu chung về tình hình du lịch ở Đà Nẵng
2.1.1. Khái quát về điểm đến Đà Nẵng
2.1.1.1. Kinh tế xã hội:
+ Năm 2019, GRDP Đà Nẵng đạt mức tăng 6,47%. Đây là mức tăng thấp nhất trong 7
năm trở lại đây (từ 2013 đến nay). Với mức tăng này, Đà Nẵng là địa phương có tốc độ
tăng GRDP thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Tỷ lệ vốn đầu tư trên
GRDP đang dần thu hẹp, năm 2019 đạt 36,4%, thấp nhất trong giai đoạn 2016 - 2019.
+ Trong bối cảnh kinh tế cả nước chịu áp lực lớn do ảnh hưởng của dịch Covid - 19, và là
thành phố du lịch - dịch vụ, kinh tế Đà Nẵng cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Tổng sản
phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 96,39% so với cùng kỳ năm
trước. Như vậy, đây là lần đầu tiên kinh tế Đà Nẵng tăng trưởng âm
(-3,61%) kể từ
khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (tháng 1/1997).
2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên:
+ Vị trí địa lý: Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến
108°20' Đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng
Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km về phía
Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách kinh đô thời cận đại của
Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc.
+ Địa hình: Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi.
Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra
biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc lớn (>400),
là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của
thành phố.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập
trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức
năng của thành phố.
+ Khí hậu: Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và
ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền

Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt:


7

mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh
thoảng có những đợt rét mùa đơng nhưng khơng đậm và không kéo dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình
28-30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23 °C. Riêng vùng rừng núi Bà
Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 °C.
Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 85,6787,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình 76,67-77,33%.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10,
11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình 23-40
mm/tháng.
Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình
từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng.
2.1.1.3. Đặc điểm tài nguyên, loại hình du lịch
- Danh lam thắng cảnh
+ Ngũ Hành Sơn (còn gọi là Non Nước) nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về
hướng Đông Nam. Ngũ Hành Sơn bao gồm 6 ngọn núi: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn,
Dương Hỏa Sơn, Âm Hoả Sơn và Thổ Sơn tượng trưng cho 5 yếu tố của vũ trụ (Ngũ
hành). Trong lịng núi có nhiều hang động đẹp, có rất nhiều chim yến sinh sống và nhiều
chùa chiền cổ. Dưới chân núi cịn có làng nghề đá Non Nước nổi tiếng.
+ Bên cạnh là bãi biển Non Nước còn khá hoang sơ. Bà Nà - Núi Chúa là một khu nghỉ
mát cách trung tâm thành phố 40 km về phía Tây Nam. Được ví như Đà Lạt của miền
Trung, và cũng như Đà Lạt, Bà Nà - Núi Chúa được xây dựng thành nơi nghỉ ngơi cho
các quan chức người Pháp trong thời kì Pháp cịn đơ hộ Việt Nam. Sau khi thực dân Pháp
rút khỏi Đông Dương, khu này bị bỏ hoang và bị tàn phá nhiều bởi chiến tranh và thời
gian. Gần đây, thành phố Đà Nẵng cho tái tạo lại và hi vọng trong tương lai Bà Nà - Núi
Chúa sẽ lại trở thành một khu nghỉ dưỡng cao cấp. Năm 2009, thành phố đưa vào hoạt

động hệ thống cáp treo hiện đại lên đỉnh Bà Nà với 2 kỉ lục Thế giới: tuyến cáp treo một
dây dài nhất (5.042 m) và có cao độ chênh lệch giữa ga trên và ga dưới lớn nhất (1.291
m).
+ Bán đảo Sơn Trà còn được người Mỹ gọi là Núi Khỉ (Monkey Mountain), là nơi mà
Đà Nẵng vươn ra biển Đông xa nhất. Nơi đây là khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều động
thực vật quý hiếm. Dưới chân bán đảo Sơn Trà là khu du lịch Suối Đá và nhiều bãi biển
đẹp như: Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi Nồm.
+ Đèo Hải Vân (được mệnh danh là "Thiên hạ Đệ nhất Hùng quan") là nơi dãy Trường
Sơn nhô ra biển. Cheo leo và hiểm trở, đèo Hải Vân không chỉ là ranh giới giữa hai miền
Nam - Bắc mà còn là một chứng tích hùng hồn cho thời kỳ "mang gươm đi mở cõi" của


8

người Việt. Ngày nay, hầm Hải Vân xuyên qua lòng núi giúp cho giao thông giữa hai
miền tiện lợi hơn bao giờ hết. Đường hầm dài nhất Đông Nam Á này đã phần nào đặt dấu
chấm hết cho tầm quan trọng của con đèo đã đi vào huyền thoại. Tuy vậy, đường đèo Hải
Vân vẫn được khách du lịch ưa thích vì cảnh sắc thiên nhiên rất kỳ thú.
- Khu di tích lịch sử
+ Thành Điện Hải là nơi để lại dấu tích hào hùng về một thời chống thực dân Pháp của
nhân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương. Đây cũng là đồn lũy quan
trọng góp phần đánh bại cuộc tấn cơng của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858
- 1860. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây,
để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của thành phố.bảo tàng nghệ thuật điêu khắc
chăm-pa (thường gọi là Cổ viện Chàm) là nơi lưu giữ cả một nền văn hóa Chăm rực rỡ
với những pho tượng cổ, những linh vật của Vương quốc Chăm - pa hùng mạnh một thời.
Đây là bảo tàng độc đáo và duy nhất của thế giới về nền văn hóa Chăm.
+ Đình Hải Châu nằm tại kiệt 42, đường Phan Chu Trinh, thuộc Tổ 6, phường Hải Châu
1, quận Hải Châu, là đình cổ nhất tại Đà Nẵng. Trong đình thờ 42 bài vị của 42 tộc họ. 42
tộc họ này đều từ thôn Hiếu Hiền, xã Hải Châu, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh

Hóa, theo vua Lê Thánh Tôn vào Nam từ năm Tân Mão (1471). Năm 1719, Chúa Nguyễn
Phúc Chu trong 1 chuyến tuần du phương Nam đã ghé qua và nghỉ lại ở đình này. Sau
này, khi chúa băng hà, người dân trong vùng đã lập bài vị thờ chúa tại đây. Đình được Bộ
văn hóa thơng tích cơng nhận là di tích lịch sử vào ngày 12/7/2001.
- Khu du lịch nghỉ dưỡng
Thành phố Đà Nẵng là một điểm dừng chân lý tưởng, du khách có thể thưởng thức
những giây phút tuyệt vời trên đỉnh núi, trong rừng sâu hay bên bờ sông, bờ biển; cũng
có thể hưởng thụ những dịch vụ với chất lượng quốc tế khi nghỉ ngơi tại các khu du lịch
của thành phố. Đà Nẵng, với định hướng là một trung tâm dịch vụ, du lịch của miền
Trung, của cả nước và xa hơn nữa là khu vực, quốc tế. Hàng loạt khu du lịch đã và đang
được xây dựng, hài hịa với thiên nhiên nhưng cũng khơng kém phần hiện đại. Từ những
khu nghỉ dưỡng cực kỳ sang trọng mang tiêu chuẩn 4 ☆- 5☆ như Furama, SliverShore
Hoàng Đạt, Olalani, Sandy Beach, Sơn Trà Resort & Spa... hay những khu du lịch sinh
thái trong lành như Bà Nà Hills Mountain Resort, Suối Lương, Sơn Trà, Non Nước...
Tính đến giữa năm 2010, trên địa bàn Đà Nẵng có 55 dự án du lịch được UBND TP có
chủ trương cho phép đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 54 nghìn tỷ đồng. Trong đó có 38
dự án trong nước với tổng vốn đầu tư trên 20.000 tỷ đồng và 17 dự án nước ngoài với
tổng vốn gần 2 tỷ USD, thu hút nhiều tập đoàn lớn như VinaCapital, Indochina Capital…
đầu tư vào các sân golf, khách sạn, resort cao cấp. Các cơ sở du lịch lớn mới được đưa
vào sử dụng như: Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ, SliverShore Hoàng Đạt, Xuân Thiều
Resort, Olalani Resort, Khu du lịch bán đảo Sơn Trà, nâng cấp khu danh thắng Ngũ Hành
Sơn, bãi tắm du lịch kiểu mẫu Mỹ Khê và T18….


9

Tài nguyên du lịch nhân văn: Điều làm Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn hiện nay
chính là nơi tập trung nhiều lễ hội truyền thống và hiện đại được tổ chức thường niên với
loại hình đa dạng thể hiện được nét đẹp văn hóa của người Đà Nẵng, thu hút đông du
khách thập phương đến tham gia và thưởng ngoạn như: Lễ hội pháo hoa quốc tế, Lễ hội

Quán Thế Âm, các lễ hội đình làng… Các làng nghề truyền thống như làng đá mỹ nghệ
Non nước làng nghề nước mắm Nam Ô, làng nghề bánh tráng Túy Loan, làng chiếu Cẩm
Nê, làng đan lát Yến Nê, … mặc dù có quy mơ nhỏ nhưng vẫn được duy trì nhằm bảo tồn
giá trị văn hóa, lịch sử và tạo sự đa dạng đối với các sản phẩm du lịch của thành phố.
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh

2018

Chỉ tiêu

2019

Khách nội địa

Khách quốc tế

Khách nội địa

Khách quốc tế

Số lượng
khách

4.875.000 lượt

2.785.000 lượt

5,46 triệu lượt

3,52 triệu lượt


Doanh thu

24.060 tỷ đồng

hơn 30.971 tỷ
đồng

Đóng góp bao
nhiêu % vào
GDP

25.97%

31,4%

-

Biểu đồ cơ cấu khách du lịch của Đà Nẵng trong 2 năm 2018 và 2019.


10
-

Nhận xét:

+ Trong vòng một năm từ 2018 đến 2019, số lượng khách du lịch đến Đà Nẵng đã
tăng một lượng đáng kể từ 7.660.000 lượt lên tới hơn 8.980.000 lượt, tương ứng với
đó tổng doanh thu cũng chứng kiến một sự gia tương đối từ 24.060 tỉ lên 30.971 tỉ
VNĐ

+ Lượng khách du lịch cả nội địa và quốc tế đều tăng đều với xấp xỉ 1 triệu lượt. Tuy
nhiên, tỉ trọng khách du lịch quốc tế đang có xu hướng chiểm tỉ trọng lớn hơn trong
tổng lượng khách đến Đà Nẵng.
+ Ngành du lịch Đà Nẵng nói chung đang đóng góp, và giữ một vai trị quan trọng
hơn vào tổng GDP của toàn thành phố với chỉ 25,97% năm 2018 lên tới 31,4% năm
2019.
⇨ Ngành du lịch Đà Nẵng đã có được một số thành cơng khi tiến những bước đi tuy

không quá nhanh nhưng rất vững chắc trong chặng đường ngắn từ năm 2018 đến
2019.

2.2 Thực trạng hoạt động marketing tại điểm đến du lịch Đà Nẵng
2.2.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường tại điểm đến du lịch Đà Nẵng
Nghiên cứu hệ thống lý luận về du lịch và ứng dụng Marketing trong du lịch tại trung
tâm Xúc tiến du lịch Thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó phân tích thực trạng hoạt động
Marketing du lịch, xác định giá trị cốt lõi và Thị trường mục tiêu của du lịch Thành phố
Đà Nẵng. Từ đó đề xuất những giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch Đà Nẵng đến
năm 2020. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch, Marketing du lịch và xây dựng mô hình
các giải pháp Marketing du lịch.Đánh giá nguồn lực phát triển du lịch Đà Nẵng và thực
trạng Marketing du lịch Đà Nẵng để xác định giá trị và thị trường mục tiêu du lịch của
Thành phố Đà Nẵng. Đề xuất các giải pháp Marketing đến năm 2020 để phát triển du lịch
Thành phố Đà Nẵng. Xây dựng nền tảng lý thuyết về du lịch và các khái niệm liên quan
đến Marketing du lịch địa phương gắn với du lịch thành phố Đà Nẵng. Đánh giá thực
trạng du lịch tại thành phố và là cơ sở để đề xuất các giải pháp về Marketing du lịch
thành phố Đà Nẵng. Kiểm định và làm rõ hơn các vấn đề quan trọng được rút ra từ việc
phân tích và xử lý thông tin thứ cấp thông qua việc điều tra cảm nhận và đánh giá của du


11


khách về các dịch vụ du lịch thành phố Đà Nẵng. Sự nhìn nhận từ phía khách hàng là yếu
tố quan trọng nhất cho các chiến lược và giải pháp Marketing.
Cuối năm 2019, Trung tâm Xúc tiến du lịch Thành phố Đà Nẵng đã xây dựng một bảng
câu hỏi điều tra để lấy thông tin từ khách du lịch đến Đà Nẵng. Trung tâm đã tiến hành
điều tra bằng phiếu khảo sát trên mạng internet. Mẫu khảo sát là khách du lịch trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng. Quy mô mẫu là 1000 khách.
Phiếu khảo sát gôm 11 câu hỏi được liệt kê để khách có thể chọn các đáp án và một vài
câu là câu hỏi mở khách sẽ phải tự điền thông tin vào.
Phương pháp phân tích dữ liệu: Nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp thống kê đối
với từng nhóm chỉ tiêu thu được từ cuộc khảo sát bằng phần mềm SPSS
Nội dung phiếu khảo sát:
Phiếu khảo sát thị trường khách tại Thành Phố Đà Nẵng

Câu 1: Giới tính của bạn:
Nam
● Nữ
Câu 2: Bạn là người nước nào: ………
Câu 3: Bạn nằm trong độ tuổi nào
● Dưới 25
● 25-45
● 45-60
● Trên 60
Câu 4: Bạn đã từng đến Đà Nẵng mấy lần:.....
● Lần đầu tiên
● Trên 1 lần
Câu 5: Bạn biết đến Đà Nẵng từ nguồn nào:
● Trên mạng internet
● Sách hướng dẫn du lịch
● Từ bạn bè, người thân
● Nguồn khác

Câu 6: Lý do bạn chọn Đà Nẵng làm điểm đến:
● Muốn đi tham quan du lịch
● Cơng việc
● Q cảnh
● Có người thân ở đây
Câu 7: Hình thức đi du lịch



12

Theo tour
● Tự túc
Câu 8: Các dịch vụ bạn sử dụng khi ở đây
● Lưu trú ăn uống
● Vui chơi giải trí
● Mua sắm
● Ngân hàng, viễn thông
● Khác
Câu 9: Bạn đánh giá chất lượng dịch vụ ở đây như thế nào ( chấm theo thang điểm: 5: Rất
tốt ; 4: Tốt ; 3: Bình thường ; 2: Kém ; 1: Rất kém )


1
● 2
● 3
● 4
● 5
Câu 10: Bạn đánh giá thái độ nhân viên phục vụ như thế nào
● 1

● 2
● 3
● 4
● 5
Câu 11: Bạn sẽ quay lại Đà Nẵng chứ
● Chắc chắn rồi
● Phân vân
● Không


Phiếu điều tra này sẽ được gửi đến các công ty lữ hành và doanh nghiệp khách sạn để bên
đó hỗ trợ trợ giúp gửi phiếu đến khách du lịch.
Kết quả thu được của phiếu điều tra như sau: Mẫu lựa chọn là 1000 khách thu được 1000
khách tham khảo sát. Cụ thể kết quả khảo sát như biểu đồ dưới đây


13

Khách đến Đà Nẵng chia theo giới tính có tỷ số khá ngang nhau không lệch nhau quá
nhiều. Con số này nói lên sự cân bằng trong giới tính của khách.

Năm 2019 khách đến Đà Nẵng chủ yếu là khách nội địa, khách nội địa lớn hơn gần gấp 2
lần so với khách quốc tế, cho thấy sự tiềm năng của khách nội địa đổi với điểm đến Đà
Nẵng.


14

Trong số khách quốc tế đến Đà Nẵng thì khách thuộc khu vực Đông Nam Á vẫn chiếm tỷ
lệ cao nhất, cao hơn hẳn so với các khu vực còn lại.


Theo kết quả thu được, khách đến du lịch Đà Nẵng ở nhóm tuổi 25-45 tuổi chiếm tỷ lệ
cao nhất, Ở độ tuổi này người ta thường lựa chọn loại hình du lịch là tham quan nghỉ
dưỡng, một số ít thám hiểm vui chơi giải trí, Tiếp theo đến là độ tuổi dưới 25 và từ 45-60
chiếm tỷ trọng ngang nhau, Nếu năm 2018, độ tuổi 45-60 thấp hơn 5% so với độ tuổi
dưới 25 thì đến năm 2019, tỷ lệ này đã bằng nhau.


15

Trong số khách được khảo sát thì số khách đến Đà Nẵng lần đầu tiên chủ yếu là khách
nước ngoài và khách đi Đà Nẵng trên 1 lần là khách nội địa.


16


17


18

Kết quả nhận thấy khách đến Đà Nẵng chủ yếu là để tham quan, vui chơi và nghỉ dưỡng
và ở độ tuổi trung niên là chủ yếu. Thế nên Đà Nẵng cần có những giải pháp marketing
hiệu quả để quảng bá hơn về loại hình du lịch này, ngoài ra cần có những biện pháp để
giới thiệu và truyền thơng về các điểm có sự lựa chọn ít để khách không tập trung vào
một địa điểm dẫn đến quá tải khách.


19


2.2.2 Xác định thị trường mục tiêu tại điểm đến du lịch Đà Nẵng
- Khách nội địa: Năm 2019 khách nội địa ước đạt 5.169.493 lượt, tăng 8% so với cùng kỳ
2018. Chiếm tỉ trọng khá lớn trong thị trường khách đến Đà Nẵng. Khách chủ yếu là:
Công chức, viên chức, người lao động sử dụng thời gian nghỉ phép, nghỉ lễ, vào các ngày
cuối tuần để đi du lịch. Vì sử dụng thời gian nghỉ lễ, nghỉ phép nên thường có tính mùa
vụ, tập trung đơng tại một thời điểm nhất định. Họ đến đây du lịch chủ yếu sử dụng sản
phẩm du lịch: Du lịch biển đảo, du lịch mua sắm, văn hóa, ẩm thực.
2019

Chênh lệch 2019/2018

Khách nội địa

5.169.493

+

8%

Khách quốc tế

3.522.928

+

22,5%

- Khách quốc tế: Sở Du lịch Đà Nẵng tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về môi trường du
lịch, môi trường an ninh y tế của điểm đến Đà Nẵng đến các thị trường khách quốc tế; tập

trung xúc tiến thị trường khách Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Nga, Thái Lan, Singapore,
Malaysia để thu hút du khách đến với Đà Nẵng. Một số các giải pháp trọng điểm được
triển khai như: Đa dạng hoá cả về sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ và xây dựng cơ
chế phát triển du lịch bền vững; Tăng cường xúc tiến mở các đường bay trực tiếp từ các
thị trường Tây Âu, Mỹ, Úc, Ấn Độ nhằm thu hút và tiếp cận dòng khách quốc tế đến Đà
Nẵng.
* Thị trường châu Á:
+ Hàn Quốc, Nhật Bản: từ năm 2013, thị trường khách Hàn Quốc có sự tăng trưởng đột
phá với lượng khách tăng gấp đôi theo từng năm và tăng gấp 30 lần (từ 55.000 lượt năm
2013 lên hơn 1,6 triệu lượt năm 2018). Tuy nhiên khách Hàn Quốc lại có xu hướng du
lịch theo phong trào nên có thể sẽ có sự thối trào của dịng khách này vào thời điểm nào
đó. Thị trường khách Nhật Bản có sự tăng trưởng tốt.
Khách du lịch : Công chức ở độ tuổi 30-40, trung niên, người cao tuổi.
Sản phẩm du lịch mà họ lựa chọn: Du lịch gắn với các giá trị văn hóa truyền thống và
thiên nhiên, sản phẩm vui chơi giải trí đi kèm các sản phẩm mua sắm, chơi gôn,...
+ Trung Quốc, Đài Loan: Việc phụ thuộc vào hai thị trường Trung Quốc và Đài Loan có
thể dẫn đến những rủi ro nhất định, vì Trung Quốc là thị trường khách có sự ổn định
khơng cao do các biến động chính trị. Bên cạnh đó, hiệu quả khai thác khách Trung Quốc


20

cũng chưa cao do chưa kiểm soát tốt các tour giá rẻ và việc thanh tốn dịch vụ khơng
dùng tiền mặt của khách có thể gây thất thu thuế.
Khách du lịch chủ yếu của thị trường này là: Thanh niên, trung niên, thương gia. Họ chủ
yếu sử dụng sản phẩm du lịch: Du lịch tàu biển, du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, sản phẩm
du lịch tham quan, khám phá thành phố và ẩm thực, du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng cao cấp.
+ Các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Malayxia, Singapore, Indonexia,..): Các thị trường
khách như Thái Lan, Malaysia, Singapore thường xuyên có mặt trong top 10 thị trường
khách quốc tế đến Đà Nẵng. Trong năm qua, lượng khách Malaysia và Thái Lan có sự

tăng trưởng mạnh. Cụ thể, năm 2018, khách Thái Lan đến Đà Nẵng tăng 2,4 lần so với
2017; khách Malaysia tăng 1,69 lần so với năm 2017.

Khách du lịch là: Khách trung niên, thanh niên và người cao tuổi, khách đi với mục đích
công vụ, đi theo nhóm bạn bè. Họ lựa chọn sản phẩm du lịch: Du lịch nghỉ dưỡng biển,
trải nghiệm văn hóa, đời sống địa phương, các sản phẩm du lịch gắn với các điểm du lịch
khác trên tuyến hành lang Đông- Tây, sản phẩm du lịch MICE.Các thị trường Đông Nam
Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia dù thuận lợi khai thác về nhiều mặt, nhưng Đà
Nẵng chưa thu hút hiệu quả, hiện cũng được xác định là thị trường trọng điểm cho kế
hoạch quảng bá hằng năm.
* Thị trường Châu Âu
+ Các thị trường Tây Âu, Mỹ, Úc đến Đà Nẵng có tiềm năng lớn, nhưng chiếm tỷ trọng
rất thấp trong các thị trường khách hiện nay.Tây Âu (Anh, Đức, Pháp,..) khách du lịch
chủ yếu: Khách cao tuổi, thanh niên, sinh viên, khách đi theo đôi, theo gia đình. Sản
phẩm du lịch: du lịch nghỉ dưỡng biển đảo cao cấp, du lịch thăm thân, du lịch tham quan
thành phố, du lịch sinh thái.
+Bắc Âu chiếm tỉ lệ nhỏ, họ chủ y là khách đi gia đình, khách cao tuổi, sinh viên; với sản
phẩm du lịch: du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử.
* Thị trường Châu Mỹ:
+ Bắc Mỹ (MỸ và Ca-na-da) Khách đi theo gia đình, khách trung niên. Sản phẩm du lịch:
Văn hóa và du lịch tham quan thành phố.


21

2.2.3 Triển khai các hoạt động marketing tại điểm đến du lịch
2.2.3.1. Triển khai phát triển sản phẩm
Hiện nay, Đà Nẵng đang phát triển các sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng hóa các
sản phẩm du lịch. Theo đó, Đà Nẵng ưu tiên phát triển các nhóm sản phẩm du lịch chính
như du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp; du lịch mua sắm, hội nghị hội thảo (MICE); du

lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, sinh thái, làng quê, làng nghề và du lịch đô thị (City
Break) gắn với thành phố trung tâm (Hub City) của cả khu vực; đa dạng hóa các sản
phẩm bổ trợ như du lịch ẩm thực, du lịch chữa bệnh, làm đẹp...
- Đối với du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp: Đà Nẵng phát triển các hoạt động thể thao
giải trí biển tiêu chuẩn quốc tế (lặn ngắm san hô, vịnh phao nổi, đi bộ dưới biển, ván bay,
tàu lặn…); nghiên cứu phương án thiết kế cảnh quan và chiếu sáng nghệ thuật ven biển
tại các tuyến đường ven biển Hoàng Sa-Võ Nguyên Giáp-Trường Sa và Nguyễn Tất
Thành. Cùng với đó, Đà Nẵng phát triển du lịch sinh thái phía Tây thành phố và Khu Du
lịch quốc gia bán đảo Sơn Trà; đầu tư phát triển các điểm đến dọc các tuyến đường thủy
nội địa của thành phố. Đối với du lịch mua sắm, vui chơi giải trí, thành phố triển khai đầu
tư các các công viên giải trí đẳng cấp quốc tế, khu trị chơi giải trí dành cho người nước
ngồi, trình diễn nghệ thuật đặc sắc, mang đậm dấu ấn Đà Nẵng; nâng cấp các điểm, khu
du lịch hiện có như Cơng viên Châu Á, Bà Nà Hills…..
- Về du lịch hội nghị hội thảo M.I.C.E: Đà Nẵng khuyến khích xây dựng các khách sạn
tiêu chuẩn 4-5 sao có phịng hội nghị quy mô lớn, đảm bảo phục vụ các hội nghị, hội thảo
quốc tế; đấu thầu, thu hút đăng cai các hội nghị, sự kiện mang tầm thế giới, đem lại giá trị
thương hiệu, hiệu quả cao. Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng Nguyễn Xuân Bình cho
biết, thành phố đã tổ chức thành công nhiều lễ hội mang tầm cỡ quốc tế như lễ hội pháo
hoa quốc tế, Hội chợ Du lịch quốc tế về nghỉ dưỡng biển và M.I.C.E, Lễ hội Cocofest
2016, Cuộc thi Marathon quốc tế, Cuộc đua thuyền buồm quốc tế Clipper Race, Cuộc thi
Iron Man 70.3 Việt Nam... Qua đó, thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng từng bước
được khẳng định.
- Liên quan đến du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh: thành phố ưu tiên đầu tư nâng cấp các
di tích quốc gia như Hải Vân Quan, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, Thành Điện Hải,
Khu căn cứ cách mạng K20, Bảo tàng Đà Nẵng...; gắn kết bổ sung dịch vụ tại Bảo tàng
Chăm (trình diễn nghệ thuật Chăm, tổ chức học múa Chăm, tái hiện khung cảnh của


22


người Chăm...) với tôn tạo phế tích tháp Chăm tại làng Phong Lệ, hình thành chuỗi tham
quan tìm hiểu về văn hóa Chăm tại Đà Nẵng.... Để phát triển du lịch đô thị, Đà Nẵng đẩy
mạnh phát triển tuyến du lịch đi bộ (walking tour) tại trung tâm thành phố, kết hợp khám
phá các địa điểm văn hóa - lịch sử (Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng điêu khắc Chăm, Nhà
thờ Chính tịa, Sơng Hàn), mua sắm tại Chợ Hàn và thưởng thức ẩm thực tại khu vực
trung tâm quận Hải Châu, hình thành phố đi bộ đêm và dịch vụ dọc hai bên sông Hàn,
đường Trần Phú…
- Bên cạnh đó, nhiều khu, điểm tham quan du lịch được bổ sung phục vụ du khách như
Khu làng Pháp, Fantasy Park của Khu du lịch Bà Nà Hills; suối khống nóng núi Thần
Tài, khu giải trí Helio Center... Trong các năm qua, thành phố Đà Nẵng đã tăng cường
thực hiện các chính sách ưu đãi và đẩy mạnh kêu gọi đầu tư các doanh nghiệp trong và
ngoài nước; thực hiện kết nối doanh nghiệp- hộ dân thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển
DLCĐ. Quan tâm đầu tư mạnh vào khách sạn, resort, dịch vụ vui chơi giải trí, góp phần
vào sự phát triển các sản phẩm du lịch Đà Nẵng.

Đoàn khách MICE châu Á tham quan thành phố bằng xích

2.2.3.2 Hoạt động xúc tiến quảng cáo
- Quảng bá hình ảnh: Trong 9 tháng đầu năm 2019, tổng lượt khách tham quan, du lịch
đến Đà Nẵng ước đạt 7,17 triệu lượt, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 87,6% kế
hoạch 2019. Các số liệu đều đã cho thấy Đà Nẵng đã và đang trở thành điểm đến du lịch


23

lí tưởng đối với du khách. Để có thể đạt được điều đó thời gian qua Sở Du lịch Đà Nẵng
và các cơ quan liên ngành đã rất nỗ lực đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá với hình ảnh trẻ
trung, năng động và ngày một phát triển để vươn tới những thành tựu mới.
- Tổ chức các hội chợ trong nước và quốc tế: nhờ vậy Đà Nẵng đã tạo được nhiều dấu ấn
thu hút khách du lịch. Khi tham gia xúc tiến, các doanh nghiệp (DN) thường giới thiệu về

những sản phẩm mình có và những hoạt động thường xuyên của DN dànhcho khách
hàng. Như tại Cocobay, đó là những hoạt động, lễ hội được tổ chức một cách thường
xun cho khách…, từ đó, thu hút khơng chỉ khách hàng ở các thị trường cũ (châu Á) mà
cả những khách hàng ở các thị trường mới như: châu Úc, Mỹ…; giúp họ thấy được
những tiềm năng của Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung để kết nối hợp tác lâu
dài.
Các doanh nghiệp khi tham gia đều có tiêu chí về khách hàng mình hướng đến, nên khi
tham gia hội chợ, bên cạnh những sản phẩm truyền thống doanh nghiệp vẫn phải giới
thiệu được những sản phẩm nổi bật của địa phương đó, làm điểm nhấn thu hút khách du
lịch. Từ ngày 6 đến 8-9-2018, Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng với vai trò là đơn vị
chủ trì phối hợp với tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế cùng 15 doanh nghiệp kinh
doanh du lịch tại Đà Nẵng tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh
(ITE Thành phố Hồ Chí Minh). Hội chợ này thu hút 35.000 khách tham quan thương mại
và 450 người bán là các hãng hàng không, khách sạn và khu nghỉ dưỡng, các công ty lữ
hành, các tập đoàn lớn trong và ngoài nước.
- Liên kết các đường bay: Sở Du lịch tập trung triển khai hiệu quả kế hoạch phát triển thị
trường khách du lịch nội địa, đa dạng hóa thị trường khách du lịch quốc tế giai đoạn 2019
– 2021; liên kết với các đơn vị du lịch, hãng hàng không trong nước và quốc tế xúc tiến
một số đường bay trực tiếp, đẩy mạnh chương trình quảng bá du lịch ở các thị trường
trọng điểm và tiềm năng.
- Sở du lịch cũng đã tăng cường triển khai các chương trình, hoạt động quảng bá điểm
đến du lịch Đà Nẵng thông qua các trang mạng xã hội, ấn phẩm, các sự kiện lớn mang
tầm quốc gia và quốc tế. Đặc biệt, công tác liên kết 3 địa phương Huế - Đà Nẵng –
Quảng Nam được mở rộng, phát huy hiệu quả cao, góp phần thu hút và tăng lượng du
khách đến 3 địa phương.Công tác truyền thơng du lịch trực tuyến cũng đã có nhiều bước
tiến nổi bật, đổi mới về phương thức và nội dung truyền tải. Việc ký kết, phối hợp với các
doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch và công nghệ thông tin đã tạo nên định hướng mới,


24


tăng cường khả năng tương tác cũng như mang lại nhiều kết quả khả quan và phản hồi
tích cực từ cộng đồng mạng. Điển hình là việc đưa vào thử nghiệm mô hình bán vé trực
tuyến trên website cung cấp dịch vụ điện tử danangticket.com với đầy đủ các tính năng
đặt vé trực tuyến dành cho du khách. Website tương thích trên tất cả các thiết bị di động
và đáp ứng các quy trình thanh toán online (thẻ tín dụng Quốc tế, thẻ nội địa ATM); tạo
chiến dịch #hellodanang trên nền tảng ứng dụng Tik Tok và Fayfay.com. Chiến dịch đã
thu về được 86,59 triệu lượt xem chỉ trong vòng 02 tháng (tháng 06 và 07/2019)..
- Tập trung phát triển thị trường nội địa: Theo Kế hoạch xúc tiến du lịch Đà Nẵng năm
2020, sở Du lịch tiếp tục tập trung phát triển thị trường nội địa: chú trọng các khu vực
Tây Nguyên, Đông Bắc Bộ và Tây Nam Bộ; đa dạng hóa thị trường quốc tế, duy trì nhóm
thị trường truyền thống (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đông Nam Á), mở rộng khai
thác các thị trường quốc tế tiềm năng (Tây Âu, Nga, Úc, Bắc Mỹ và Ấn Độ); tăng cường
công tác xúc tiến phát triển đường bay quốc tế, nghiên cứu chuyên sâu về các thị trường
khách quốc tế; đầu tư và tiếp tục triển khai hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong công tác
xúc tiến, quảng bá, phát triển du lịch Đà Nẵng theo chủ đề ẩm thực du lịch, ấn phẩm du
lịch về đêm và sản phẩm du lịch đám cưới hướng đến thị trường quốc tế.
- Sản xuất phim du lịch: Đặc biệt trong năm 2020, để thu hút khách du lịch, ngành du lịch
Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam sẽ bắt tay vào triển khai sản xuất phim du lịch,
tham quan, trải nghiệm điểm đến du lịch tại 3 địa phương này. Kinh phí dự trù cho công
việc này là 600.000.000 đồng.
2.2.3.3 Hoạt động phân phối
- Đà Nẵng tăng cường hoạt động phân phối qua internet: Theo số liệu của Tổng cục
Thống kê, hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng internet, trong đó, ở các
thành phố lớn, người dân sử dụng internet chiếm tỷ trọng 90%. Internet và các dịch vụ
trên nền tảng internet đã trở thành một phần không thể thiếu đối với các cơ quan và
doanh nghiệp, cũng như đông đảo người dân.
- Đà Nẵng là một trong những thành phố phát triển mạnh về du lịch, là địa điểm du lịch
lý tưởng cho các tổ chức, cá nhân, gia đình. Các công ty du lịch tại Đà Nẵng cũng ngày
càng nở rộ (hơn 150 công ty du lịch) không ngừng nâng cao chất lượng để đem đến

những chuyến đi trọn vẹn cho khách hàng. Hơn một thập kỷ qua, du lịch Đà Nẵng đã có
những bước tiến vượt trội, cơ sở hạ tầng đạt tầm quốc tế với những công trình nghỉ


25

dưỡng đẳng cấp do các nhà đầu tư lớn (như: Sun Group, Vingroup…) đầu tư xây dựng,
kinh doanh. Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, năm 2018, tổng lượng khách tham quan, du lịch
đến Đà Nẵng đạt 7,6 triệu lượt khách, tăng 15,5% so với năm 2017. Trong đó, khách
quốc tế đạt 2.875.000 lượt; nội địa đạt 4,7 triệu lượt khách, tăng 11,2%. Tổng thu từ du
lịch đạt 24.060 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2017.
- Với sự phát triển mạnh mẽ của internet như hiện nay thì việc chọn tour du lịch tự thiết
kế, đặt chỗ qua mạng; tự lựa chọn dịch vụ, khơng đi theo tour trọn gói đã trở nên phổ
biến. Do vậy, sản phẩm du lịch phải thay đổi để tạo sự hài lòng và thoải mái cho khách.
Theo thống kê, khoảng 6% chuyến du lịch hiện nay được tìm, mua bán thông qua trực
tuyến, 96% du khách sẽ tìm hiểu trên internet. Tuy nhiên theo nghiên cứu, hầu hết các
công ty du lịch trên địa bàn Đà Nẵng vẫn chưa có một chiến lược marketing trực tuyến rõ
ràng. Các hoạt động marketing triển khai trên cơng cụ điện tử cịn rời rạc và chưa được
tính toán trên cơ sở phân tích đầy đủ đối tượng khách hàng và môi trường kinh doanh
thời kỹ thuật số hiện nay, cụ thể:
+ Các công ty chưa xác định được mục tiêu cũng như các đoạn thị trường mục tiêu cần
chinh phục trên môi trường ảo, nên chưa định hình được kế hoạch marketing trực tuyến
với đối tượng cụ thể.
+ Các công cụ marketing trực tuyến được sử dụng khá đa dạng nhưng rời rạc và tiềm ẩn
nhiều rủi ro.
+ Đặc thù liên tục cập nhật của ngành công nghệ thơng tin gây khó khăn trong quản lý và
điều hành du lịch.
+ Vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, xâm phạm tự do cá nhân trên mạng (như spam, tiết
lộ thông tin…) đã tạo tâm lý e ngại đối mới người tiêu dùng.
+ Bên cạnh việc kiểm soát an ninh mạng thì hệ thống quảng bá và xúc tiến hỗ trợ kinh

doanh nhờ ứng dụng marketing điện tử của hầu hết các doanh nghiệp du lịch cũng chưa
đạt được hiệu quả cao. Về tổng quan, hệ thống quảng bá doanh nghiệp hiện nay cịn yếu
và thiếu, thơng tin dàn trải và chưa có sự tập trung, liên kết giữa các tổ chức và doanh
nghiệp với nhau.
+ Các doanh nghiệp chưa thật sự nắm bắt được hết lợi ích từ các giải pháp công nghệ
thông tin. Đội ngũ kỹ thuật viên, chuyên viên chuyên trách về công nghệ thông tin còn
thiếu và yếu, phần lớn các doanh nghiệp đều phải th cơng ty thiết kế web bên ngồi
quản lý và hỗ trợ


×