Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Sứ mạng hay lợi nhuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.92 KB, 2 trang )

Sứ mạng hay lợi nhuận
Cơ hội kinh doanh mở ra ngày càng nhiều đã đặt các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt trước sự lựa chọn: theo đuổi sứ
mạng kinh doanh hay chạy theo lợi nhuận?
Trước bối cảnh hội nhập kinh tế, cơ hội kinh doanh xuất hiện ào ạt và liên tục, nhiều ngành nghề mới được hình thành. Thế giới ngày
càng "phẳng" hơn, mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp với thị trường liên thông từ trong nước đến quốc tế, đồng thời mở ra
một vấn đề mới cho các nhà lãnh đạo, đó là theo đuổi những giá trị kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp (còn gọi là sư mạng) hay
nhang cơ hội mới ập đến với mức lợi nhuận hấp dẫn. Điều đơn giản đầu tiên là lợi nhuận chỉ mang tính ngắn hạn trong khi sư mạng
chính là mục đích cuối cùng.
Sự thay đổi môi trường kinh doanh
Trước đây, doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần chú trọng quản lý thật tốt khách hàng, sản phẩm, nguồn nhân lực, tài sản... là đã hoàn
thành mục tiêu. Nhưng hiện nay, khi quá trình dân chủ hóa thông tin, tri thức diễn ra hàng ngày trên toàn thế giới thì những công
nghệ, ưng dụng mới nhất, xu hướng ngành cũng như thông tin về thị trường, đối thủ... không còn là của riêng ban lãnh đạo doanh
nghiệp hoặc bất kỳ ai. Mọi người đều có thể lấy thông tin bàng cách truy cập Internet.
Việc dân chú hóa thông tin và tri thức cũng cho phép ban lãnh đạo doanh nghiệp đào sâu tìm hiểu kiến thức về những ngành liên
quan hoặc lĩnh vực mà họ quan tâm. Chính những kiến thức này sẽ là động cơ thúc đẩy lãnh đạo doanh nghiệp hướng Công ty mình
thực hiện những hoạt động mới, tạo ra lợi nhuận và bành trướng doanh nghiệp nhưng lại dần xa rời sứ mạng doanh nghiệp.
Hiện có rất nhiều doanh nghiệp đi theo chiều hướng này. Ví dụ, ngành bất động sản cụ thể là xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê
đang rất "sốt", đem lại lợi nhuận cao, thế là hàng loạt doanh nghiệp đổ xô vào đầu tư và quên mất sứ mạng chính của mình. Như
một Công ty chuyên sản xuất cà phê nhận thấy thị trường phân phối sản phẩm tiêu dùng đang có tiềm năng, họ quyết định đổ hàng
ngàn tỉ đồng thiết lập hệ thống phân phối bán lẻ trải dài cả nước. Lời lỗ của những dự án trên chưa biết thế nào nhưng trước mất là
nguồn lực của họ đã bị dàn trải khiến lợi thế cạnh tranh đang dần suy yếu.
Kênh phân phối kia sẽ tồn tại như thế nào khi xu hướng người tiêu dùng đang dần chuyển sự tập trung vào siêu thị. Nghiên cứu về
hành vi người tiêu dùng 2007 của báo Sài Gòn Tiếp Thị ở 4 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ cho thấy, người
tiêu dùng đang xem siêu thị là kênh mua sắm chủ yếu ở các mặt hàng tiêu dừng và gia dụng.
Tương tự như khi doanh nghiệp của bạn dễ dàng nắm bất thông tin của các ngành khác thì những Công ty ngoài ngành công không
quá khó khăn để có thông tin về ngành hoạt động của bạn, thậm chí là cả thông tin về thị trường, xu hướng ngành, phát minh công
nghệ... mà bạn đang có. Điều này sẽ thôi thúc những đối thủ tiềm năng nhảy vào, đối thù trực tiếp sẽ cạnh tranh gay gắt hơn. Và
đây cũng là một động lực thúc đẩy các nhà lãnh đạo phát triển những định hướng kinh doanh mới, tạo ra lợi nhuận cao nhằm giảm
thiểu rủi ro về ngành cũng như áp lực cạnh tranh.
Những vấn đề trên là thực tế cửa không ít doanh nghiệp lớn, được xem là hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Vậy nhà lãnh đạo phải
làm thế nào, theo đuổi sứ mạng hay lợi nhuận?


Sứ mạng hay lợi nhuận
Một Tiến sĩ kinh tế học có tiếng ở Việt Nam nói rằng, vấn đề đơn giản hay phức tạp phụ thuộc phần lớn vào cách ta đặt vấn đề. Cũng
giống như ngày xưa khi bao vây thành trì, vị tướng lĩnh chỉ nhìn thấy công thành là phương pháp duy nhất mà bỏ qua những phương
pháp về ngoại giao, chính tri, kinh tế vì ông bị bó hẹp trong chính quan điểm của mình. Không thể trách vị tướng đó kém cỏi vì ông
ta được đào tạo để chinh phạt. Giá trị để chứng tỏ bản thân ông là nhũng trận chiến, số lượng thành trì và tù binh chiếm được.
Tương tự với nhà lãnh đạo doanh nghiệp, không thể trách khi họ rời bỏ những giá trị cốt lõi để chạy theo lợi nhuận. Đương kim CEO
của Motorola, Eo Zander là nhà quản ly xuất thân từ ngành tài chính, sau khi tại vị, ông đã tiến hành cắt giảm nhân sự tại Mỹ hàng
loạt, chuyển các bộ phận hỗ trợ sang Malaysia và Philippines. Một sớm thực dậy, các nhà quản lý cấp trung của Motorola đến văn
phòng không còn nhận được lời chào buổi sáng từ cô thư ký xinh đẹp mà thay vào đó là cuộc gọi từ Malaysla báo về lịch làm việc
trong ngày, một email tư Philippines cung cấp các hồ sơ chuẩn bị cho cuộc họp quan trọng. Những thay đổi của vị CEO này đã vấp
phải sự phản đối rất lớn từ nhân viên, Chính quyền vì đã làm mất việc làm của hàng ngàn người Mỹ và chuyển một bộ phận doanh số
không nhỏ của Motorola ra nước ngoài. Nhưng trong báo cáo tổng kết cuối năm 2005, lợi nhuận và tăng trưởng của Motorola lại cao
hơn những gì người tiền nhiệm làm được.
Trở lại Việt Nam, rất nhiêu nhà lãnh đạo đang băn khoan liệu nên tập trung vào lợi nhuận hay sứ mạng cốt lõi của doanh nghiệp. Khó
khăn của họ là đã đặt hai phạm trù lợi nhuận và sứ mạng ở hai khía cạnh đối nghịch nhau. Trong triết học duy vật biện chứng, C.Mác
và Ph.Ăngghen nói rằng, bên trong mâu thuẫn có sự thống nhất với nhau, mâu thuẫn là tiền đề đề phát triển tiến bộ xã hội. Sự phủ
định của những mâu thuẫn này mang tính biện chứng, tức chúng không phủ định hoàn toàn mà chi phủ định những mặt gây hạn
chế, kìm hãm sự phát triển của nhau. Khi loại bỏ những yếu tố này thì những yếu tố mâu thuẫn sẽ kết hợp với nhau, tạo nên bước
nhảy cho xa hội.
Nên áp dụng quy luật trên vào hai phạm trù sư mạng và lợi nhuận, xem lợi nhuận như một công cụ để duy trì mục tiêu sứ mạng của
doanh nghiệp. Khi đó, mục tiêu hàng đầu trong hoạch định chiến lược kinh doanh là xây dựng sức mạnh nội tại của doanh nghiệp, lợi
nhuận chỉ là công cụ thực hiện. Quan điểm này còn thể hiện ở khía cạnh các doanh nghiệp mở rộng lĩnh vực kinh doanh có liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp đến lĩnh vực, thế mạnh, lợi thế hiện tại của mình. Khi áp dụng quan điểm này, họ sẽ được những chiến lược
kinh doanh nhất quán, khai thác triệt để sức mạnh nền tảng của doanh nghiệp mà không làm giảm suất sinh lợi và tăng trưởng.
FPT là một ví dụ tốt cho nhận định trên. FPT đang theo đuổi rất nhiều lĩnh vực như sản xuất gia công phân mém, phân phối thiết bị
tin học, cung cấp phần mềm hỗ trợ quản trị doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc, lắp ráp máy tính và đào tạo tin học.
Nhưng họ chưa bao giờ xa rời triết lý kinh doanh của mình, đó là "Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ". Tất cả những hoạt
động con của Công ty dù mới xuất hiện hay tồn tại từ lâu đều tập trung vào mục đích phát triển công nghệ. Và bản thân những
ngành con này đều có suất sinh lợi rất cao (lợi nhuận và tăng trưởng hàng năm của FPT đều đạt trên 30%).(Theo bản cáo bạch của
Công ty FPT).

Với doanh nghiệp cà phê ở trên, vẫn là xây dựng kênh phân phối nhưng tại sao là hàng tiêu dùng mà không phải là hàng nông sản
hoa quả tươi, nông sản chế biến? Trong khi khai thác và chế biến cà phê đang là thế mạnh của họ và tình hình phân phối nông sản
hoa quả tươi Việt Nam hiện rất thiếu những kênh phân phối trọng yếu. Một mảng nhỏ thị trường đã vào siêu thị và các cửa hàng
cung cấp nông sản tươi sống, đại đa số còn lại là những cửa hàng manh mún. Bên cạnh đó, người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn
đến nguồn gốc cũng như sự đảm bảo chất lượng của nông sản cùng với tính an toàn khi sử dụng chúng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×