Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tại sao headhunter không gọi cho tôi?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.53 KB, 6 trang )

Tại sao headhunter không gọi cho tôi?

Chiều thứ sáu, trên tầng 5 một toà cao ốc văn phòng ở trung tâm Sài gòn,
Nguyễn Khánh Vân, phó phòng Marketing công ty S. (tên trong bài đã được đổi theo
yêu cầu của các nhân vật) vừa bước vào thang máy thì một cô bạn đồng nghiệp tên
Mai Ly chạy theo với bộ mặt đỏ bừng vì phấn khích. Mai Ly cho Vân biết mình vừa
nhận điện thoại từ headhunter, thuộc một công ty săn đầu người nổi tiếng. Không đi
vào chi tiết, Ly chỉ nói anh ta muốn thảo luận với cô về một cơ hội "hiếm hoi" có thể
giúp cô tăng thu nhập và phát triển nghề nghiệp theo một hướng mới rất hứa hẹn. Họ
sẽ bàn thêm chuyện đó ngay cuối tuần này, và có thể cả về buổi phỏng vấn cho vị trí
mới trong hai ba tuần nữa.
Sự phấn khích của cô bạn đồng nghiệp rất thành thật. Và Mai Ly bắt Vân hứa
không được cho bất cứ đồng nghiệp nào, nhất là không thể để sếp phong thanh nghe
được. Khi kể lại cho tôi nghe tin tức đó, Vân khong giấu nổi băn khoăn: "Tại sao
không có headhunter nào gọi cho tôi nhỉ?". Rõ ràng, lúc ở trường Vân học xuất sắc
hơn, cô vào công ty trước, và về địa vị cô còn hơn Mai Ly một bậc. Nhưng Vân không
nhớ ra là lúc còn đi học, Mai Ly đã viết bài cho các báo, làm gia sư và điều tra thị
trường cho công ty mỹ phẩm, ra trường có thời gian làm bảo hiểm cho Manulife, sau
đó làm PR cho một công ty nước ngoài. Bởi thế, chỉ về làm phòng Marketing cho công
ty này chưa được 2 năm nhưng bề bày và sự năng động của Ly trội hơn hẳn.
Các headhunter là những tay tinh quái. Họ chỉ chăm chăm nhắm vào những
"ngôi sao đang lên" trong các doanh nghiệp. Vì thế, nếu bạn không xuất sắc trong vị trí
của mình, và nổi bật lên giữa các đồng nghiệp, chắc chắn, bạn không có cơ hội nhận
được cú phone của headhunter.

Trò chơi săn đầu người
Thuật ngữ "headhunter" (săn đầu người) nói đến một mảng kinh doanh của
những công ty tuyển mộ và cung ứng nhân lực. Bạn đừng nhầm với một công việc
khác là Executive Search: khi có một công ty yêu cầu cung cấp những ứng viên cho
một vị trí nào đó đang còn trống, các công ty này có nhiệm vụ tập hợp một số lượng
những cá nhân gây ấn tượng tốt trong quá trình tìm kiếm, và trình cho khách hàng


những ứng cử viên ưu tú nhất. Mục đích là cung cấp một danh sách những ứng viên
sao cho khách hàng thật khó quyết định xem nên chọn người nào.
Bên cạnh cung cấp những ứng viên theo yêu cầu, đôi khi, họ được các công ty
trả tiền để thay mặt họ thuyết phục những ứng viên cụ thể, thích hợp và có tiềm năng
cho những vị trí, công việc đặc biệt. Đó mới chính là cái mà người ta gọi là "săn đầu
người". Đối tượng tìm kiếm lắm lúc chính là những tài năng nằm trong các công ty đối
thủ. Với chiến thuật đòi hỏi sự tế nhị và bí mật cao đến nỗi đôi lúc headhunter phải sử
dụng bí danh để liên lạc với những ứng viên tiềm năng của mình, và những cuộc gặp
gỡ diễn ra ở những nơi kín đáo để bảo đảm cho sự cẩn mật.
Nếu bạn ghé thăm trang web của Net Viet, một trong những công ty săn đầu
người đầu tiên của Việt nam, bạn sẽ thấy lời mời gọi gửi đến các khách hàng là các
doanh nghiệp giới thiệu về dịch vụ headhunting: "Trong lĩnh vực kinh doanh của
mình, có thể bạn cần một tài năng để lấp vào khoảng trống trong bộ máy công ty. Điều
đó không bao giờ dễ dàng! Tất cả những gì bạn cần làm là cho chúng tôi biết tên người
mà bạn muốn, và chúng tôi sẽ lo phần còn lại cho tới khi bạn có được anh ta. Bằng
cách đó, bạn và công ty của bạn sẽ luôn luôn đi trước các đối thủ, và dĩ nhiên, sẽ gặt
hái ngày càng nhiều hơn những thành quả lớn trong kinh doanh."
Bao nhiêu một cái đầu?
Cũng trên trang web này, bạn sẽ thấy một List of Stars (Danh sách các ngôi
sao) với những ứng viên sau:
Mã số 854: sinh năm 1978, nữ, độc thân, người nước ngoài. Trình độ học vấn:
Chứng chỉ kinh doanh quốc tế (Mỹ), Chứng chỉ Marketing (Mỹ), Nhiều khoá huẩn
luyện về Tiếp thị quốc tế, lập kế hoạch tiếp thị.... Kinh nghiệm: điều phối viên
Logistics. Mức lương mong muốn: 1000 USD. Mã số 829: sinh năm 1970, đã có gia
đình. Học vấn: Cử nhân ngoại ngữ, tham dự nhiều khoá học khác như
Sales&Marketing Management, Advance Brand Communication... Kinh nghiệm: Kế
toán trưởng, account supervisor cho một công ty nước ngoài, trợ lý giám đốc nhãn
hiệu, rồi giám đốc nhãn hiệu cho công ty trên... Mức lương mong muốn 1100 USD trở
lên.
Còn đây là nhu cầu tuyển dụng từ các công ty khách hàng của NetViet: GĐ chi

nhánh Hà Nội. Công ty quảng cáo nổi tiếng của Việt Nam. Tốt nghiệp ĐH chuyên
ngành Marketing hay QTKD. Mức lương đưa ra là 600-800 USD. Account Manager
của một công ty quảng cáo quốc tế nổi tiếng với mức lương 600-1000USD/tháng. Một
công ty nước ngoài cũng thông báo tuyển GĐ nhãn hiệu với mức lương 14-16
triệu/tháng. Trong khi đó, vị trí phó GĐ của một ngân hàng lớn tại Việt Nam, với các
yêu cầu tương tự chỉ đưa ra mức khoảng 5 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, đó chưa phải là giá cuối cùng của những cái đầu được săn. Một vài
nhân sự
cao cấp có thể thay đổi chỗ làm thông qua headhunter với mức lương lên đến
2000 USD/tháng/ Và công ty khách hàng phải trả cho headhunter một khoản phí gọi là
"professional fee", dao động trong một khoảng rộng từ 30-200% mức lương khởi điểm
của ứng viên. Đối với những công ty nước ngoài, mức phí này có thể rất cao. Riêng
đối với các công ty cung ứng nhân lực trong nước như Net Viet, Sinh Minh, L&A...
mức phí này thấp hơn, và còn tuỳ thuộc vào vị trí người được tuyển.
Đừng chờ đợi headhunter!
Có hai điểm quan trọng cần nhớ về cách làm việc của headhunter. Trước hết, họ
đại diện cho khách hàng, những người trả tiền cho họ. Chính vì vậy, cho dù họ nâng
niu, và tốt với bạn như thế nào thì đó cũng là lòng trung thành với khách hàng của họ
chứ không phải với bạn. Họ lo lắng quan tâm đến những sở thích và những thăng tiến
nghề nghiệp của bạn chẳng qua chỉ để xác định rõ xem chúng có phù hợp với yêu cầu
tìm người của khách hàng hay không. Rõ ràng, headhunter không hề là những người
cố vấn nghề nghiệp. Nhiều người không nhận ra headhunter thực chất chỉ làm việc cho
khách hàng của họ, có khi chính là đối thủ của công ty mà bạn đang làm việc. Đành
rằng sự thay đổi chỗ làm của bạn sẽ được trả giá bằng mức lương cao hơn, nhiều đãi
ngộ hơn, nhưng không có nghĩa là headhunter chân tình giúp bạn.
Hiện nay, cuộc tranh giành nhân tài đang diễn ra ngấm ngầm mà khốc liệt giữa
các công ty trong và ngoài nước. Những ngôi sao đang lên luôn là đích nhắm của các
ban giám đốc và các headhunter. Dưới bề ngoài phẳng lặng của những vị trí tưởng như
đã rất ổn định với mức lương cao, môi trường làm việc tốt, con đường thăng tiến rộng
rãi, một số người nổi bật trong các lĩnh vực khác nhau vẫn đang là đối tượng giằng co

giữa các đối thủ thông qua những "ngón nghề" của các headhunter. Một vài người
khác, như cô bạn Khánh Vân của tôi, nhìn thấy sự xuất hiện của headhunter ở ngay
bên cạnh đã tỏ ra sốt ruột, và xem đó như một chiếc bánh lớn cần phải giành lấy. Cô
quyết định mở rộng quan hệ, thậm chí cố làm quen với một headhunter và nhờ anh ta
giới thiệu mình với một công ty mà cô vẫn ưa thích. Việc làm của cô đúng hay sai lại
là đề tài cho một bài báo khác. Chỉ xin nhắc lại lời khuyên của một nhà tư vấn nhân sự
chuyên nghiệp: "Cách tốt nhất để được một headhunter săn đuổi là... đừng thèm săn
đuổi anh ta".

×