Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Luận văn - Phân tích tình hình sử dụng phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất nhập tại Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.89 KB, 63 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng vi- - <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh</i>




<b>MỤC LỤC </b>


<b>Trang </b>


Chương 1: GIỚI THIỆU... 1


1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ... 1


1.1.1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu ... 1


1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn... 2


1.1.2.1. Căn cứ khoa học... 2


1.1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn... 2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu ... 3


1.2.1. Mục tiêu chung... 3


1.2.2. Mục tiêu cụ thể... 3


1.3. Phạm vi nghiên cứu ... 3


1.3.1. Giới hạn về thời gian... 3



1.3.2. Giới hạn về không gian ... 3


1.3.3. Đối tượng nghiên cứu... 4


1.3.4. Giới hạn nội dung nghiên cứu ... 4


1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu... 4


Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 6


2.1. Phương pháp luận... 6


2.1.1. Một số khái niệm về Công ty Cổ phần... 6


2.1.1.1. Khái niệm về Công ty Cổ phần ... 6


2.1.1.2. Đặc điểm của Công ty cổ phần... 6


2.1.2. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế ... 9


2.1.2.1. Thanh toán quốc tế là gì? ... 9


2.1.2.2. Các phương thức thanh tốn quốc tế ... 9


2.2. Phương pháp nghiên cứu ... 20


2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ... 20


2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu... 20



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng vii - - <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh</i>


3.1. Giới thiệu công ty Cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long... 22


3.1.1. Cơ cấu tổ chức và lĩnh vực sản xuất kinh doanh ... 22


3.1.1.1. Sự hình thành và cơ cấu tổ chức của Công ty ... 22


3.1.1.2. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh ... 25


3.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ... 26


3.1.3. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới ... 29


Chương 4: PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH
THANH TỐN QUỐC TẾ TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC
PHẨM VĨNH LONG ... 30


4.1. Phân tích tình hình sử dụng phương thức thanh tốn quốc tế ...30


4.1.1. Phân tích tình hình thanh tốn quốc tế theo hàng nhập khẩu, xuất khẩu
và theo quốc gia ... 30


4.1.1.1. Phân tích tình hình thanh toán quốc tế theo hàng nhập khẩu,
xuất khẩu... 30


4.1.1.2. Phân tích tình hình thanh tốn quốc tế theo từng thị trường... 35



4.1.2. Phân tích tình hình thanh tốn quốc tế theo từng phương thức... 39


4.1.2.1. Phân tích tình hình giá trị thanh tốn theo từng phương thức
thanh tốn... 39


4.1.2.2. Phân tích tình hình thực hiện hợp đồng theo phương thức
thanh tốn... 42


4.2. Phân tích các trường hợp thường xảy ra trong phương thức thanh toán...46


4.2.1. Phân tích các trường hợp thường xảy ra trong phương thức
thanh tốn L/C...46


4.2.1.1.Rủi ro từ phía ngân hàng mở L/C ...46


4.2.1.2. Rủi ro từ phía nhà xuất khẩu ...46


4.2.1.3. Rủi ro trong thanh toán ... 47


4.2.1.4. Rủi ro do hãng tàu không tin cậy, do hư hỏng mất mát khi
vận chuyển ... 48


4.2.2. Phân tích các trường hợp thường xảy ra trong phương thức
chuyển tiền... 49


4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tốn quốc tế...49


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>Cơng ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>



GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng viii - - <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh</i>


4.3.2. Chính sách quản lý ngoại hối của nước ta... 50


4.3.3.Chính sách và pháp luật nước ngoài ... 51


Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG THANH
TỐN QUỐC TẾ TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM
VĨNH LONG ... 52


5.1. Linh hoạt áp dụng các phương thức thanh toán cho từng loại khách hàng... 52


5.2. Rút ngắn thời gian hoàn thành các thủ tục giấy tờ hợp lệ ... 53


5.3. Đào tạo đội ngũ cán bộ bên bộ phận xuất khẩu có chun mơn cao ... 53


Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ... 55


6.1. Kết luận... 55


6.2. Kiến nghị... 55


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng ix- - <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh</i>


<b>DANH MỤC BIỂU BẢNG </b>


<b>Trang </b>
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006- 2008 ... 28


Bảng 3.2: Các chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho năm 2009 của Vĩnh Long Food ... 29
Bảng 4.1: Giá trị thanh toán theo hàng xuất khẩu, nhập khẩu của Vĩnh Long Food
giai đoạn 2006- 2008... 31
Bảng 4..2: Giá trị thanh toán quốc tế theo từng thị trường giai đoạn


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng - - x <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh</i>


<b>DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ </b>


<b>Trang </b>


Sơ đồ 2.1: Quy trình giao dịch phương thức chuyển tiền ... 10


Sơ đồ 2.2: Quy trình giao dịch phương thức ghi sổ... 12


Sơ đồ 2.3: Quy trình giao dịch nhờ thu phiếu trơn ... 14


Sơ đồ 2.4: Quy trình giao dịch nhờ thu kèm chứng từ... 15


Sơ đồ 2.5: Quy trình nghiệp vụ CAD... 16


Sơ đồ 2.6: Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ, trường hợp L/C thanh toán tại
ngân hàng phát hành... 19


Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức Cơng ty của Vĩnh Long Food ... 24


Hình 4.1: Giá trị thanh toán hàng xuất - nhập khẩu trong tổng giá trị thanh toán
quốc tế của Vĩnh Long Food giai đoạn 2006- 2008...34



Hình 4.2: Cơ cấu từng thị phần trong các phương thức thanh toán năm 2008 ....45


Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu của từng thị phần trong phương thức L/C năm
2008 ... 28


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng xi- - <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh</i>


<b>TÓM TẮT </b>
<b>*************** </b>


Đề tài: Phân tích tình hình sử dụng phương thức thanh toán quốc tế trong
hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Lương thực Thực Phẩm Vĩnh
Long gồm 6 chương.


Chương 1 là lời giới thiệu sơ lược về lý do hình thành đề tài, sự cần thiết
của đề tài cùng với mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu gồm không gian,
thời gian và đối tượng nghiên cứu của đề tài.


Chương 2 giới thiệu về cách thức tiến hành nghiên cứu các vấn đề trong bài
luận bao gồm phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.


Chương 3 là phần giới thiệu khái quát về công ty Cổ phần Lương thực Thực
phẩm Vĩnh Long về lĩnh vực kinh doanh, cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động
kinh doanh của công ty giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2008.


Chương 4 là phần cốt lõi của đề tài. Phân tích chung về tình hình sử dụng
phương thức thanh tốn quốc tế tại Cơng ty, đồng thời phân tích các yếu tố ảnh


hưởng đến hoạt động thanh tốn quốc tế tại Cơng ty.


Chương 5 là phần đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt đơng thanh
tốn quốc tế của Công ty dựa trên thực trạng và định hướng của công ty.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 1 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


<b>Chương 1 </b>
<b>GIỚI THIỆU </b>


<b>1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu </b>


<b>1.1.1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu </b>


Trong những năm gần đây, hội nhập kinh tế thế giới đang là xu thế chung


của tồn cầu. Hịa mình vào xu hướng chung của thế giới, Việt Nam cũng đã có


những bước chuyển dịch mạnh mẽ để bắt kịp sự phát triển chung của nền kinh tế


thế giới. Nhất là sau khi Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới


(WTO) thì quá trình hội nhập càng diễn ra mạnh mẽ. Đồng hành cùng quá trình


hội nhập là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, nó cũng trở nên nhộn nhịp và


tăng trưởng mạnh trong thời gian gần đây. Quá trình mua bán xuất nhập khẩu



thông qua hoạt động thanh toán quốc tế cũng dần nóng lên, góp phần tăng tỷ


trọng xuất khẩu trong nền kinh tế chung của nước ta.


Tại các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu thì hoạt động thanh tốn quốc


tế đóng vai trị quan trọng trong cơng tác thanh tốn, chiếm phần lớn trong tổng


doanh thu của công ty. Hoạt động thanh toán quốc tế nhằm giải quyết việc thanh


tốn giữa các bên, nó giúp q trình thanh tốn được diễn ra nhanh chóng, đảm


bảo về quyền lợi và giá trị hợp đồng của các bên tham gia mua bán xuất nhập


khẩu. Chính vì vây, việc nắm rõ các qui định về thanh toán quốc tế, làm cách nào


để nâng cao hiệu quả các phương thức thanh toán quốc tế là rất cần thiết. Nó giúp


các cơng ty hạn chế được rủi ro và mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho


công ty.


<i>Do vậy, với mục đích tìm hiểu về hoạt động thanh tốn quốc tế tại Cơng ty </i>


Cổ phần Lương thực- Thực phẩm Vĩnh Long, đánh giá kết quả đạt được trong


các năm qua, từ đó ghi nhận những mặt đạt được và đưa ra các biện pháp khắc


phục mặt chưa đạt. Như vậy sẽ giúp cho cơng ty có thể lựa chọn được phương



thức thanh tốn thích hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho công


ty. Nhất là trong khoảng thời gian này, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 2 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


<b>Xuất phát từ những vấn đề nêu trên nên tôi chọn đề tài :“ Phân tích tình </b>


<b>hình sử dụng phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất nhập </b>
<b>khẩu tại Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long” để làm luận </b>
văn tốt nghiệp.


<b>1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn </b>
<b>1.1.2.1. Căn cứ khoa học </b>


Trong luận văn này tôi đã vận dụng hết những kiến thức từ các môn mà


tôi đã được học tại trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các môn: thanh toán quốc


tế, nghiệp vụ ngoại thương, bảo hiểm ngoại thương… để phân tích các yếu tố ảnh


hưởng đến thanh toán quốc tế và đề ra giải pháp nhằm nâng cao hoạt động thanh


toán quốc tế của Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long


<b>1.1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn </b>


Trong tình hình kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp đang có xu hướng kinh



doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu. Bất kể là kinh doanh mặt hàng xuất nhập


khẩu nào thì vấn đề cần được các doanh nghiệp quan tâm khi giao dịch với nước


ngoài đó chính là vấn đề thanh toán. Ngày nay, thanh toán quốc tế ngày càng


được các công ty quan tâm, đầu tư về kỹ thuật cũng như nhân lực. Thanh tốn


quốc tế được quan tâm khơng chỉ vì doanh thu hay lợi nhuận mà nó cịn thể hiện


uy tín, mức độ tin cậy của doanh nghiệp.


Đề tài thanh toán quốc tế đã được phân tích rất nhiều, nhưng chủ yếu chỉ


phân tích tình hình thanh tốn quốc tế ở các ngân hàng, cịn đề tài phân tích về


thanh tốn quốc tế tại các công ty xuất nhập khẩu thì khơng có nhiều. Ở tỉnh


Vĩnh Long trước giờ cũng khơng có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này, riêng


tại Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long đã có một tiểu luận tốt


nghiệp phân tích về đề tài này, nhưng thời gian nghiên cứu là giai đoạn 1997-


1999. So với hiện tại, đề tài này đã khơng cịn thích hợp với tình hình thanh toán


quốc tế hiện tại của Công ty, khi mà các quy định về thanh toán quốc tế đã có


nhiều thay đổi so với trước đây và nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO, chính



thức bước ra thị trường thế giới, cạnh tranh cơng bằng và bình đẳng. Vì vậy, việc


phân tích tình trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty Cổ phần Lương


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 3 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


bài nghiên cứu này, Cơng ty có thể tham khảo thêm một số giải pháp nhằm hoàn


thiện hơn quy trình thanh tốn quốc tế của mình, góp phần đem lại hiệu quả kinh


doanh tốt nhất trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cho Công ty.
<b>1.2. Mục tiêu nghiên cứu </b>


<b>1.2.1. Mục tiêu chung </b>


Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là phân tích hoạt động thanh toán


quốc tế của Công ty, cũng như các tập quán thống nhất về tín dụng chứng từ do


Phịng Thương mại Quốc tế ban hành để đánh giá hiệu quả hoạt động trong thanh


tốn quốc tế. Tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả của các phương pháp


thanh toán quốc tế và xây dựng chiến lược phát triển bền vững trong hoạt động


thanh toán quốc tế.



<b>1.2.2. Mục tiêu cụ thể </b>


Để thực hiện được mục tiêu chung đã đề ra ở trên, đề tài sẽ tập trung


nghiên cứu chi tiết những vấn đề sau:


- Phân tích thực trạng thanh tốn quốc tế tại Cơng ty Cổ phần Lương thực


thực phẩm Vĩnh Long từ năm 2006 đến năm 2008 và đánh giá kết quả đạt được;


- Đề ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả các phương thức thanh toán


quốc tế và xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho hoạt động thanh toán


quốc tế tại Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long nói riêng và cho


hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu nói chung.


<b>1.3. Phạm vi nghiên cứu </b>


<b>1.3.1. Giới hạn về thời gian </b>


- Các số liệu được sử dụng trong bài luận văn này do Công ty Cổ phần


Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long cung cấp, trong khoảng thời gian là ba năm


từ năm 2006 đến năm 2008.


- Đề tài này được thực hiện từ tháng 2/2009 đến tháng 5/2009
<b>1.3.2. Giới hạn về không gian </b>



Đề tài được thực hiện và nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Lương thực


Thực phẩm Vĩnh Long cùng với sự hướng dẫn của các Thầy Cô khoa Kinh tế -


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 4 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


<b>1.3.3. Đối tượng nghiên cứu </b>


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thanh toán quốc tế và quá trình thực


hiện thanh tốn quốc tế của Cơng ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long


đối với các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty.
<b>1.3.4. Giới hạn nội dung nghiên cứu </b>


Tìm hiểu sâu về các phương thức thanh tốn quốc tế mà Công ty Cổ phần


Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long áp dụng trong các hợp đồng thanh toán xuất


nhập khẩu. Trong từng chương với nội dung nghiên cứu như sau:


* Chương 1 nêu lên tính cấp thiết của đề tài, các mục tiêu và phạm vi


nghiên cứu trong đề tài.


* Chương 2 nêu lên phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu



được sử dụng trong nghiên cứu luận văn.


* Chương 3 giới thiệu tổng quát về Công ty, tiếp theo là phân tích tình hình


kinh doanh của cơng ty trong 3 năm hoạt động gần nhất (ở đây là từ năm 2006


đến 2008).


* Chương 4 đi sâu vào phân tích thực trạng thanh tốn quốc tế và phân tích


các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tốn quốc tế của Cơng ty.


* Chương 5 nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động thanh tốn


quốc tế của Cơng ty.


* Chương 6 nêu lên những kết luận chung và các kiến nghị đối với Công ty.


<b>1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu </b>


Trong quá trình nghiên cứu, đề tài được tham khảo và sử dụng những đề


tài có liên quan sau:


- Tín dụng xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ,


PGS.TS Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí


Minh, năm 2006. Tài liệu này trình bày các cơ chế cơ bản của tín dụng tài trợ



xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Đồng thời tác giả còn


giới thiệu một số vấn đề đang thực hiện tại các nước đang phát triển để người đọc


tham khảo.


- Giáo trình thanh tốn quốc tế, Đinh Xn Trình, Nhà xuất bản Lao động-


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 5 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


cũng như mở rộng sang các lĩnh vực phi thương mại khác. Kết cấu nội dung gồm


ba phần:


+ Phần 1: Nhập mơn thanh tốn quốc tế


+ Phần 2: Các cơng cụ thanh tốn quốc tế


+ Phần 3: Các phương thức thanh toán quốc tế


Bên cạnh việc trình bày những lý thuyết về thanh tốn quốc tế, tác giả cịn lồng


vào những ví dụ thực tế cụ thể, giúp người đọc dễ nắm bắt được vấn đề.


- Chuyên đề tốt nghiệp đề tài “Tình hình sử dụng phương thức thanh tốn


trong hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long”



tác giả Nguyễn Thị Ngọc Điệp sinh viên trường Đại học Dân Lập Đông Đô. Tác


giả phân tích đánh giá tình hình thanh tốn quốc tế trong giai đoạn từ 1997 đến


1999, những mặt đạt được và chưa đạt trong việc thanh toán xuất nhập khẩu của


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 6 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


<b>Chương 2 </b>


<b>PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>


<b>2.1. Phương pháp luận </b>


<b>2.1.1. Một số khái niệm về Công ty Cổ phần </b>
<b>2.1.1.1. Khái niệm về Công ty cổ phần </b>


Công ty cổ phần về căn bản là một công ty nặc danh (công ty hợp vốn).


Do đó trước khi thành lập nhất thiết phải có điều lệ, trên cơ sở đó mà huy động


vốn. Số vốn điều lệ của công ty khi thành lập được chia thành các phần bằng


nhau gọi là cổ phần. Giấy chứng nhận việc góp vốn cổ phần để tạo vốn cho công


ty đồng thời là giấy chứng nhận quyền sở hữu phần vốn và quyền thu nhập từ lợi


nhuận của cơng ty là cổ phiếu. Các thành viên góp vốn theo cổ phần gọi là các cổ



<b>đông và cổ đông chỉ chịu trách nhiệm giới hạn trong phần vốn góp của họ. </b>


Theo Luật Doanh nghiệp, công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó có :


 Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần


 Cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh


nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.


 Cổ đơng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phiếu của mình cho người


khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.


 Cổ đơng có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và


không hạn chế số lượng tối đa.


 Cơng ty cổ phần có quyền phát hành chứng khốn ra cơng chúng theo quy


định của pháp luật về chứng khốn.


<b>2.1.1.2. Đặc điểm của Cơng ty cổ phần </b>


 Vốn điều lệ của Công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau


gọi là cổ phần. Người chủ sở hữu vốn cổ phần gọi là cổ đơng. Mỗi cổ đơng có


thể mua một hoặc nhiều cổ phần.



 Cơng ty có thể phát hành nhiều loại cổ phần, trong đó phải có cổ phần phổ


thơng. Ngồi cổ phần phổ thơng, cơng ty có thể phát hành cổ phần ưu đãi biểu


quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi do Điều


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 7 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


 Cổ đơng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người


khác, trừ trường hợp đó là cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần của cổ đông


sáng lập công ty trong ba năm đầu kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận


kinh doanh. Đặc điểm nay của công ty cổ phần cho phép các nhà đầu tư chuyển


đổi hình thức và mục tiêu đầu tư một cách linh hoạt.


 Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các các nghĩa vụ tài sản khác của


công ty. Đặc điểm này cho thấy các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm pháp lý hữu


hạn đối với phần góp vốn của mình vào cơng ty (khác với tính chịu trách nhiệm


vô hạn của các thành viên hợp doanh trong công ty hợp doanh, chủ doanh nghiệp


tư nhân trong doanh nghiệp tư nhân).



 Công ty được quyền phát hành chứng khốn ra cơng chúng. Đặc điểm này


cho thấy khả năng huy động vốn của công ty rất lớn, rộng rãi trong công chúng.


 Cổ đông công ty cổ phần tối thiểu phải là ba và khơng hạn chế số lượng


tối đa. Trong q trình hoạt động, công ty cổ phần được quyền phát hành chứng


khốn ra cơng chúng và cổ đơng được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của


mình, vì vậy số lượng cổ đông của công ty cổ phần thường là rất đông.


<i><b>*Về ưu điểm </b></i>


So với các loại hình doanh nghiệp khác, cơng ty cổ phần có ưu điểm sau :


 Dễ tập trung vốn: cơng ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh doanh có


tư cách pháp nhân; cơng ty được phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vì vậy công


ty cổ phần dễ dàng huy động được một lượng vốn lớn từ các nhá đầu tư khi cần


đầu tư mở rộng sản xuất, hiện đại hóa trang thiết bị, cải tiến cơng nghệ… từ đó


nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường, đây là ưu điểm nổi bật của


công ty cổ phần trên nền kinh tế thị trường.


 Các cổ đông là những sở hữu công ty không phải chịu trách nhiệm cá



nhân: cổ đông cơng ty góp vốn vào cơng ty và hưởng lãi hoặc chịu lỗ tương ứng


với tỷ lệ vốn góp vào công ty.Cổ đông phải chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ


tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn đã góp. Như vậy, các cổ đông chỉ


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 8 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


 Công ty cổ phần có sự quản lí chun nghiệp: do có nhiều cổ đơng, vì thế


cơng ty có thể tập trung nhiều trí tuệ từ các cổ đơng. Các cổ đơng có thể tự mình


tham gia quản lý cơng ty hoặc cử người tham gia quản lý công ty.


 Cổ phiếu, trái phiếu của công ty cổ phần được tự do chuyển nhượng (trừ


một số trường hợp đặc biệt), vì vậy cho phép nhà đầu tư có thể đễ dàng chuyển


hướng đầu tư. Điều này thể hiện sự đa dạng trong đầu tư, phù hợp với xu hướng


phát triển năng động của kinh tế thị trường.


 Công ty cổ phần với việc phát hành các loại chứng khoán và cùng với việc


chuyển nhượng, mua bán chứng khoán sẽ tạo điều kiện cho sự ra đời của thị


trường chứng khoán.Và khi thị trường chứng khoán ra đời sẽ tạo điều kiện cho



các nhà kinh doanh có thể tìm kiếm các nguồn tài trợ hoạt động đầu tư sản xuất


kinh doanh.


<i><b>*Về nhược điểm </b></i>


 Công ty cổ phần với chế độ trách nhiệm hữu hạn đã đem lại những lợi


nhuận cho cổ đông, nhưng lại chuyển bớt rủi ro cho các chủ nợ. Các chủ nợ sẽ bị


thiệt thòi khi tài sản của công ty cổ phần không đủ để thanh tốn hết các khoản


nợ của cơng ty.


 Công ty cổ phần gồm đông đảo các cổ đông tham gia và thường là không


quen biết nhau, với mức độ tham gia góp vốn vào cơng ty cũng khác nhau. Điều


này có thể dẫn đến việc lợi dụng hoặc nảy sinh tranh chấp và phân hóa lợi ích


giữa các nhóm cổ đơng khác nhau. Vì vậy, việc quản lý, điều hành công ty cổ


phần là hết sức phức tạp.


 Cơ cấu tổ chức và quản lí của cơng ty cổ phần là tương đối phức tạp chi


phi cho việc quản lý là tương đối lớn.


 Tuy nhiên, cơng ty cổ phần là một loại hình tổ chức kinh doanh phù hợp



với quy mô sản xuất lớn, thích ứng được những địi hỏi của nền sản xuất xã hội


hóa cao và sự phát triển của nền kinh tế hiện đại. Hiện nay, công ty cổ phần là


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 9 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


<b>2.1.2. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế </b>
<b>2.1.2.1. Thanh Toán Quốc Tế là gì? </b>


Thanh Tốn Quốc Tế là việc thanh tốn giữa các nước với nhau về những


khoản tiền nợ lẫn nhau phát sinh từ các quan hệ giao dịch về kinh tế, tài


chính, chính trị, văn hóa,...Chủ thể trong Thanh Tốn Quốc Tế có thể là thể


nhân, pháp nhân hoặc chính phủ các nước. Trong giới hạn nghiên cứu của


đề tài này, chúng ta chỉ đề cập đến các quan hệ thanh toán phát sinh trong


lĩnh vực kinh tế và tài chính.


<b>2.1.2.2. Các phương thức Thanh Toán Quốc Tế </b>


<i><b>a) Phương thức chuyển tiền (Remittance) </b></i>









<i><b><sub> Khái niệm </sub></b></i>


Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh tốn, trong đó một khách


hàng (người mua, người nhập khẩu,...) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển


một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu,...) ở một


địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định.


<i>Có hai hình thức chuyển tiền là: </i>


- Chuyển tiền bằng thư – Mail Tranfer (M/T).


- Chuyển tiền bằng điện – Telegraphic Tranfer (T/T).






<i><b><sub> Các bên tham gia </sub></b></i>


-<i> Người chuyển tiền (Remitter): là người mua, nhà nhập khẩu, nhà đầu tư, </i>


người chuyển kiều hối,... Người chuyển tiền hay người trả tiền yêu cầu ngân


hàng phục vụ mình chuyển tiền cho người thụ hưởng ở một nước khác.


-<i> Người thụ hưởng (Beneficiary): là người bán, nhà xuất khẩu, chủ nợ, </i>



người nhận vốn đầu tư, người nhận kiều hối,... Do người chuyển tiền chỉ định và


được nhận số tiền do ngân hàng chuyển đến.


-<i> Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank): là ngân hàng ở nước người </i>


chuyển tiền và thực hiện lệnh chuyển tiền do người này gởi đến.


-<i> Ngân hàng trả tiền (Paying bank): là ngân hàng trả tiền cho người thụ </i>


hưởng và thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng chuyển tiền ở


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 10 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>






<i><b><sub> Quy trình tiến hành </sub></b></i>


<b>Sơ đồ 2.1: Quy trình giao dịch phương thức chuyển tiền </b>


<i>Trong đó: </i>


<i>(1): Căn cứ hợp đồng ngoại thương, nhà xuất khẩu thực hiện việc giao </i>


hàng, đồng thời chuyển giao bộ chứng từ như hóa đơn thương mại, vận đơn bảo



hiểm đơn… cho nhà nhập khẩu.


<i>(2): Nhà nhập khẩu sau khi kiểm tra bộ chứng từ và hàng hóa, nếu quyết </i>


định trả tiền thì viết lệnh chuyển tiền (theo M/T hay T/T) cùng với ủy nhiệm chi


(nếu có tài khoản) gởi ngân hàng phục vụ mình.


<i>(3): Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định, </i>


nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích tài khoản


để chuyển tiền và gởi giấy báo nợ cho nhà nhập khẩu.


<i>(4): Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng M/T hay T/T theo yêu cầu của </i>


người chuyển tiền) cho ngân hàng đại lý trả tiền cho người thụ hưởng.


<i>(5): Ngân hàng đại lý ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng, đồng thời </i>


gởi giấy báo có cho người thụ hưởng.


<b>* Ưu, nhược điểm của phương thức chuyển tiền </b>


<i>- Ưu điểm: Nhanh chóng, an tồn, đơn giản, dễ thực hiện. Hiện nay chi phí </i>


chuyển tiền điện đã giảm khơng cịn cao so với trước đây nên chi phí chuyển tiền


khơng cịn là điều đáng lo ngại đối với khách hàng có nhu cầu chuyển tiền.



<i>- Nhược điểm: </i>


+ Rủi ro rất cao đối với nhà xuất khẩu vì đơn vị xuất khẩu đã giao bộ


chứng từ và hàng hóa cho nhà nhập khẩu, mà trên nguyên tắc người nào nắm giữ
Ngân hàng trả tiền <sub>Ngân hàng chuyển tiền </sub>


Người thụ hưởng
(nhà xuất khẩu)


Người chuyển tiền
(nhà nhập khẩu)


(1)


(2) (3)


(4)


(5)


B


áo




B


áo



n


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<i>Cơng ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 11 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


bộ chứng từ là người có quyền quyết định, do đó dễ xảy ra khả năng nhà nhập


khẩu sẽ không thanh toán tiền theo đúng các điều khoản đã thỏa thuận với nhà


xuất khẩu.


+ Ngân hàng trong phương thức thanh tốn này khơng bị ràng buộc trách


nhiệm vì chỉ đóng vai trị trung gian thu phí dịch vụ chuyển tiền nên khi xảy ra


trường hợp trên thì rất bất lợi cho nhà xuất khẩu vì việc trả tiền phụ thuộc vào


thiện chí của nhà nhập khẩu.


<b>* Những vấn đề cần chú ý khi áp dụng phương thức chuyển tiền </b>


- Phương thức thanh tốn chuyển tiền chưa có quy tắc quốc tế hay quốc


gia điều chỉnh. Mọi tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến việc thanh tốn (nếu có)


giữa các bên tham gia thường được giải quyết trên cơ sở hợp đồng ngoại thương


và luật được dẫn chiếu.



- Chuyển tiền có thể được dùng như một phương thức thanh toán độc lập


hoặc được dùng kết hợp với phương thức thanh toán khác trong một hợp đồng


ngoại thương.


- Chi phí và lệ phí ngân hàng được chia đều cho cả hai bên: người nhập


khẩu và người xuất khẩu theo tập quán quốc tế. Vì vậy, người nhập khẩu phải trả


số tiền nhiều hơn trị hợp đồng do đã bị ngân hàng khấu trừ chi phí. Nếu muốn


phân chia chi phí theo cách khác, các bên phải thỏa thuận và quy định rõ ràng


trong hợp đồng.


<i><b>b) Phương thức ghi sổ (Open Account) </b></i>


Phương thức thanh toán ghi sổ là một phương thức trong đó quy định rằng


người ghi sổ sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ của mình quy định trong hợp đồng


cơ sở sẽ mở một quyển sổ nợ để ghi nợ người được ghi sổ bằng một đơn vị tiền


tệ nhất định và đến từng định kỳ nhất định do hai bên thỏa thuận (tháng, quý, nửa


năm) người được ghi sổ sẽ sử dụng phương thức chuyển tiền để thanh toán cho


người ghi sổ.



Nếu hợp đồng cơ sở là hợp đồng thương mại quốc tế, người ghi sổ là


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 12 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


Nếu hợp đồng cơ sở là loại hợp đồng phi thương mại, người ghi sổ là


người có nghĩa vụ cung ứng một dịch vụ quy định trong hợp đồng, người được


ghi sổ là người nhận các dịch vụ đó.







<i><b><sub> Quy trình tiến hành </sub></b></i>


<b>Sơ đồ 2.2: Quy trình giao dịch phương thức ghi sổ </b>


<i>Trong đó: </i>


(1) Người ghi sổ cung ứng dịch vụ và mở sổ cái ghi nợ người được ghi sổ


(2) Người được ghi sổ yêu cầu ngân hàng chuyển tiền để thanh toán theo


định kỳ


(3) Ghi nợ tài khoản người được ghi sổ



(4) Phát lệnh chuyển tiền cho ngân hàng trung gian (ngân hàng đại lý)


(5) Ngân hàng trung gian báo nợ tài khoản ngân hàng chuyển tiền


(6) Ngân hàng trung gian báo có tài khoản người ghi sổ


<i><b> </b></i> <i><b>c) Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection Of Payment) </b></i>


<i><b> </b></i><i><b><sub> Khái niệm và đặc điểm </sub></b></i>


Nhờ thu là phương thức thanh tốn, trong đó, bên bán (nhà xuất khẩu) sau


khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất


trình bộ chứng từ cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán hay chấp


nhận thanh toán trên cơ sở hối phiếu do nhà xuất khẩu lập ra.


Trong lệnh nhờ thu nói rõ điều kiện trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu


có thể là:


- Thanh tốn đổi bộ chứng từ - thường gọi tắt là điều kiện D/P.
Ngân hàng


nước người ghi sổ


Người ghi sổ



Ngân hàng
nước người được ghi sổ


Người được ghi sổ
6


1


2 3


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 13 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


- Hoặc chấp nhận thanh toán (hối phiếu kỳ hạn đổi bộ chứng từ thường gọi


tắt là điều kiện D/A.






<i><b><sub> Các bên tham gia </sub></b></i>


<i> Người ủy nhiệm nhờ thu (Pricipal, Drawer): là nhà xuất khẩu hàng hóa </i>


hay người cung ứng dịch vụ (gọi chung là bên bán).


<i> Người trả tiền hay người thụ trái (Drawee): nhà nhập khẩu hàng hóa hay </i>


dịch vụ (gọi chung là bên mua). Ngân hàng (ngân hàng xuất trình) xuất trình



chứng từ cho ngân hàng để thanh tốn hay chấp nhận thanh toán.


<i> Ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting bank) hay ngân hàng nhà xuất </i>


<i>khẩu: là ngân hàng theo yêu cầu của người ủy nhiệm, chuyển chứng từ đến một </i>


ngân hàng (ngân hàng thu hộ/ngân hàng xuất trình) ở gần và thuận tiện với người


thụ trái.


<i> Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank): là bất cứ ngân hàng nào (nhưng </i>


không phải là ngân hàng chuyển chứng từ) do người ủy nhiệm chỉ định hay ngân


hàng chuyển chứng từ lựa chọn, thực hiện thu tiền từ người thụ trái.


<i> Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank) hay ngân hàng nhà nhập khẩu: </i>


là ngân hàng nhận chứng từ chuyển đến từ ngân hàng chuyển chứng từ và liên hệ


với người thụ trái để người này thanh toán hay chấp nhận thanh toán trước khi


trao bộ chứng từ nhận hàng.






<i><b><sub>Các loại nhờ thu </sub></b></i>



<i> Nhờ thu phiếu trơn – Clean Collection </i>


Là phương thức thanh tốn trong đó chứng từ gởi đi nhờ thu chỉ bao gồm


chứng từ tài chính (hối phiếu), còn các chứng từ thương mại được gởi trực tiếp


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 14 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>







<i><b><sub> Quy trình nhờ thu phiếu trơn: </sub></b></i>


<b>Sơ đồ 2.3: Quy trình giao dịch nhờ thu phiếu trơn </b>


<i>Trong đó: </i>


(1) Nhà xuất khẩu gởi hàng hóa và bộ chứng từ thương mại trực tiếp cho


nhà nhập khẩu.


(2) Nhà xuất khẩu lập hối phiếu và đơn yêu cầu nhờ thu gởi tới ngân hàng


phục vụ mình để nhờ thu tiền từ nhà nhập khẩu


(3) Ngân hàng nhà xuất khẩu chuyển hối phiếu cùng lệnh nhờ thu tới ngân



hàng nhà nhập khẩu để thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu.


(4) Ngân hàng nhà nhập khẩu thông báo và xuất trình hối phiếu cho nhà


nhập khẩu để thanh toán (đối vơi hối phiếu trả ngay) hay ký chấp nhận thanh


toán hối phiếu (đối với hối phiếu kỳ hạn).


(5) Nhà nhập khẩu trả tiền (đối với hối phiếu trả ngay) hoặc chấp nhận trả


tiền (đối với hối phiếu kỳ hạn)


(6) Ngân hàng nhà nhập khẩu chuyển trả giá trị tiền nhờ thu hay hối phiếu
kỳ hạn đã chấp nhận thanh toán cho ngân hàng nhà xuất khẩu.


<i>(7)<sub> Ngân hàng nhà xuất khẩu chuyển giá trị tiền nhờ thu hay hối phiếu kỳ </sub></i>


<i><b>hạn đã chấp nhận cho nhà xuất khẩu. </b></i>


<i><b> Nhờ thu kèm chứng từ </b></i>


Là phương thức thanh toán, chứng từ gởi đi nhờ thu không chỉ bao gồm


chứng từ tài chính, mà cịn chứng từ thưong mại. Ngân hàng chỉ trao bộ chứng từ
Ngân hàng


nhận nhờ thu


Ngân hàng
được ủy nhiệm nhờ thu



Nhà xuất khẩu Nhà nhập khẩu


(2)


(1)
(3)


(4)
(5)


(6)


(7)


G


hi


n




B


áo


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 15 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>



cho nhà nhập khẩu sau khi người này đã thanh toán hoặc ký chấp nhận thanh


tốn hối phiếu kỳ hạn.







<i><b><sub>Quy trình nhờ thu kèm chứng từ </sub></b></i>


<b>Sơ đồ 2.4: Quy trình giao dịch nhờ thu kèm chứng từ </b>


<i>Trong đó: </i>


(1) Nhà xuất khẩu gởi hàng hóa cho nhà nhập khẩu.


(2) Nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán (bao gồm hối phiếu và các


chứng từ thương mại cùng đơn yêu cầu nhờ thu gởi tới ngân hàng phục vụ mình


để nhờ thu tiền từ nhà nhập khẩu.


(3) Ngân hàng nhà xuất khẩu chuyển bộ chứng từ cùng một lệnh nhờ thu


tới ngân hàng nhà nhập khẩu để thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu.


(4) Ngân hàng nhà nhập khẩu thơng báo và xuất trình hối phiếu cho nhà


nhập khẩu để thanh toán (đối với hối phiếu trả ngay) hoặc ký chấp nhận thanh



toán (đối với hối phiếu kỳ hạn)


(5) Nhà nhập khẩu trả tiền (đối với hối phiếu trả ngay) hoặc chấp nhận trả


tiền (đối với hối phiếu kỳ hạn).


(6) Ngân hàng nhà nhập khẩu trao bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập


khẩu đi nhận hàng.


(7) Ngân hàng nhà nhập khẩu chuyển trả giá trị tiền nhờ thu hay hối phiếu


kỳ hạn đã chấp nhận thanh toán cho ngân hàng nhà xuất khẩu.
Ngân hàng


nhận nhờ thu


Ngân hàng
được ủy nhiệm nhờ thu


Nhà xuất khẩu
(Người đề nghị nhờ thu)


Nhà nhập khẩu
(Người trả tiền)
(2)


(1)
(3)



(4)
(5)


(6)
(7)


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 16 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


(8) Ngân hàng nhà xuất khẩu chuyển trả giá tiền nhờ thu hay hối phiếu kỳ


hạn đã chấp nhận cho nhà xuất khẩu.


<i><b>d) Phương thức thanh toán CAD – Cash Against Document </b></i>


Phương thức CAD là phương thức thanh toán mà trong đó tổ chức nhập


khẩu trên cơ sở hợp đồng mua bán yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở một tài


khoản tín thác để thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu khi nhà xuất khẩu xuất


trình đầy đủ chứng từ theo đúng thỏa thuận.


Tham gia nghiệp vụ CAD thơng thường có ba bên:


- Người nhập khẩu


- Người xuất khẩu



- Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ CAD thường gọi tắt là ngân hàng CAD.


Trong phần lớn trường hợp thanh toán CAD, ngân hàng CAD thường là


ngân hàng của người xuất khẩu, ở nước người xuất khẩu. Nếu ngân hàng


CAD ở nước người nhập khẩu, sẽ có thêm một ngân hàng tham gia nghiệp


vụ thanh toán này.







<i><b><sub> Quy trình nghiệp vụ CAD </sub></b></i>


<b>Sơ đồ 2.5: Quy trình nghiệp vụ CAD </b>


<i>Trong đó: </i>


<i>(1) Nhà nhập khẩu chọn một ngân hàng thực hiện nghiệp vụ CAD. Nhà </i>


nhập khẩu và ngân hàng CAD ký kết với nhau một bản ghi nhớ và ký quỹ 100%


trị giá của thương vụ để ngân hàng mở một tài khoản tín thác thanh tốn tiền cho


nhà xuất khẩu.


(3)


Ngân hàng CAD


Nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu


(1)


(4)


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 17 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


<i>(2) Sau khi khi mở tài khoản tín thác, ngân hàng thơng báo cho nhà xuất </i>


khẩu về sự hoạt động của tài khoản này.


(3) Nhà xuất khẩu giao hàng với sự giám sát của đại diện nhà nhập khẩu,


sau đó lập bộ chứng từ theo quy định xuất trình cho người này.


<i>(4) Đại diện nhà nhập khẩu kiểm tra chứng từ và cấp thư xác nhận, trong </i>


đó xác nhận rằng nhà xuất khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và chỉ thị cho


ngân hàng chi trả số tiền từ tài khoản tín thác theo yêu cầu của nhà xuất khẩu.


<i>(5) Nhà xuất khẩu xuất trình thư xác nhận, B/L gốc, hóa đơn cho ngân hàng. </i>
<i>(6) Ngân hàng trả tiền cho nhà xuất khẩu. Số tiền này sẽ được trả vào tài </i>


khoản của nhà xuất khẩu tại ngân hàng CAD hoặc tại một ngân hàng khác.



Phương thức thanh toán này được tiến hành đơn giản, rất thuận tiện cho


nhà xuất khẩu vì thu được tiền nhanh và được áp dụng khá phổ biến ở Việt Nam


trong những năm gần đây, trong những trường hợp sau:


+ Nhà xuất khẩu bán những mặt hàng khan hiếm hoặc dễ tiêu thụ, có nhu


cầu cao trên thị trường.


+ Nhà nhập khẩu có đại diện ở nước xuất khẩu để giám sát quá trình giao hàng.


+ Nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu có quan hệ tốt với nhau.


<i><b>e) Phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ (Documentary Credit) </b></i>






<i><b><sub> Khái niệm và giải thích thuật ngữ </sub></b></i>


Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh tốn, trong đó theo


yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư - gọi là thư tín


dụng cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này


xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và



điều khoản quy định trong thư tín dụng.


Thực chất L/C là một cam kết bằng văn bản của một ngân hàng (ngân


hàng phát hành L/C), được phát hành theo chỉ thị của người mua (người yêu cầu


mở L/C) cho người bán hưởng (người hưởng L/C) và có thể được thanh toán theo


phương thức trả ngay (At Sight) hay trả kỳ hạn (Usance Payment).


<i>Các bên tham gia: </i>


<i> Người xin mở L/C (aplication for L/C): là người yêu cầu ngân hàng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 18 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


ngân hàng cho người bán theo L/C này.. Tùy hoàn cảnh cụ thể mà người xin mở


L/C có thể có những tên gọi khác nhau như: người mua (Buyer), người nhập


khẩu (Importer), người mở L/C (Opener), người trả tiền (Accountee), người ủy


<b>thác (Pricipal). </b>


<i> Người thụ hưởng L/C (Beneficiary): theo quy định của L/C, là người </i>


được hưởng tiền thanh toán hay thụ hưởng hối phiếu chấp nhận thanh tốn. Tùy



hồn cảnh cụ thể mà người thụ hưởng L/C có thể có những tên gọi khác nhau


như: người bán (Seller), nhà xuất khẩu (Exporter), người ký phát hối phiếu


<b>(Drawer), người thắng thầu (Contractor). </b>


<i> Ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank), hay ngân hàng mở L/C </i>


<i>(Opening Bank): là ngân hàng theo yêu cầu của người mua, phát hành một L/C </i>


cho nggười bán hưởng. Ngân hàng phát hành thường được hai bên mua bán thỏa


<b>thuận trong hợp đồng mua bán. </b>


<i> Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng được ngân hàng </i>


phát hành yêu cầu thông báo L/C cho người thụ hưởng. Ngân hàng thông báo


thường là một ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của ngân hàng phát hành ở


<b>nước nhà xuất khẩu. </b>


<i> Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Trong trường hợp nhà xuất </i>


khẩu muốn có sự đảm bảo chắc chắn của thư tín dụng, thì một ngân hàng có thể


đứng ra xác nhận L/C theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Thông thường ngân


hàng xác nhận là một ngân hàng lớn có uy tín và trong nhiều trường hợp ngân



<b>hàng thông báo được đề nghị là ngân hàng xác nhận L/C </b>


<i> Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): là ngân hàng xác nhận </i>


hoặc bất cứ ngân hàng nào khác được ngân hàng phát hành ủy nhiệm để khi nhận


<b>được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với những quy định trong L/C thì: </b>


- Thanh tốn có người thụ hưởng.


- Chấp nhận hối phiếu kỳ hạn.


- Chiết khấu bộ chứng từ.


- Chịu trách nhiệm trả chậm giá trị của L/C.


<i><b><sub> Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ </sub></b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 19 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


<b>Sơ đồ 2.6: Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ, trường hợp L/C </b>
<b>thanh tốn tại ngân hàng phát hành </b>


<i>Trong đó: </i>


<i>(1): hai bên mua bán ký hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán </i>


theo phương thức L/C.



<i>(2): trên cơ sở các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương nhà </i>


nhập khẩu làm đơn gởi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu phát hành một L/C


cho người xuất khẩu hưởng.


<i>(3): căn cứ vào đơn xin mở L/C, nếu đồng ý, ngân hàng phát hành lập một </i>


L/C và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước nhà xuất khẩu để thơng báo


về việc phát hành L/C và chuyển L/C đến người xuất khẩu.


<i>(4): khi nhận được thông báo L/C, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho </i>


nhà xuất khẩu tồn bộ nội dung thơng báo về việc phát hành L/C và chuyển L/C


đến người xuất khẩu.


<i>(5): nhà xuất khẩu nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, cịn nếu </i>


khơng thì đề nghị người nhập khẩu thông qua ngân hàng phát hành L/C sửa đổi,


bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng ngoại thương.


<i>(6): sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C </i>


và xuất trình thơng qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng phát hành L/C để


thanh toán.



(3)
Ngân hàng


Phát hành L/C


Ngân hàng
Thông báo L/C


Nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu


(1)


(5)


(4)
(6)


(7)
(6)


(7)


(2)
(8)


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 20 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>



<i>(7): ngân hàng phát hành L/C sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù </i>


hợp với L/C do mình phát hành thì tiến hành thanh tốn cho nhà xuất khẩu; nếu


thấy khơng phù hợp thì từ chối thanh tốn và gởi trả lại tồn bộ và ngun vẹn bộ


chứng từ cho nhà xuất khẩu.


<i>(8): ngân hàng phát hành L/C đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng </i>


từ cho nhà nhập khẩu sau khi đã nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.


<i>(9): nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với L/C thì </i>


trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu thấy khơng phù hợp thì có quyền từ chối


trả tiền.


<i>(10): là sự cam kết nhận nợ trừu tượng và có điều kiện (hay nợ tiềm năng). </i>


<b>2.2. Phương pháp nghiên cứu </b>


<b>2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu </b>


- Thu thập số liệu sơ cấp: thu thập bằng cách quan sát thực tế trong Công


ty, phỏng vấn cá nhân (thường là cán bộ nhân viên trong Công ty).


- Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ các báo cáo tình hình thanh tốn



xuất khẩu của Cơng ty, tham khảo các tài liệu có liên quan từ phịng kinh doanh,


thơng tin trên báo chí, Internet...


<b>2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu </b>


Trong q trình nghiên cứu và phân tích, đề tài đã sử dụng chủ yếu là


phương pháp so sánh để so sánh, phân tích các số liệu.


Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động


kinh tế, phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện có tính so sánh


được để xem xét đánh giá và rút ra kết luận về hiện tượng quá trình kinh tế.


Tuỳ theo mục đích, yêu cầu của phân tích, tính chất và nội dung của các


chỉ tiêu kinh tế mà sử dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp. Đối với đề tài này, tôi


đã dùng 2 kỹ thuật so sánh là so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh bằng số tương


đối.


<i><b>So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ </b></i>


phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>



GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 21 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


Công thức: x = x1 – xo


Trong đó: x: Mức biến động tuyệt đối của chỉ tiêu kinh tế x.


x1: Trị số kỳ phân tích.


xo: Trị số kỳ gốc.


Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm


trước của các chỉ tiêu xem có biến động khơng và tìm ra nguyên nhân biến động


của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.


<i><b>So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của </b></i>


kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết


cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.


Cơng thức:


Trong đó: <sub>y: Mức biến động tương đối của chỉ tiêu kinh tế y. </sub>


y1: Trị số kỳ phân tích.


yo: Trị số kỳ gốc.



☺<b> Có 2 cách tính số tương đối: tính theo kỳ gốc liên hồn hoặc cố định, </b>
tuỳ theo mục đích nghiên cứu.


Nếu tính theo kỳ gốc cố định sẽ phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh


tế trong khoảng thời gian dài.


Nếu tính theo kỳ gốc liên hồn (kỳ gốc tuần tự thay đổi và được chọn kề


ngay trước kỳ phân tích) sẽ phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế qua 2 năm


kế tiếp nhau.


Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ


tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa


các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra ngun


nhân và biện pháp khắc phục.
y1


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 22 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


<b>Chương 3 </b>


<b>PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC </b>
<b>THANH TỐN QUỐC TẾ TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN </b>



<b>LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM VĨNH LONG </b>


<b>3.1. Giới thiệu công ty Cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long </b>
<b>3.1.1. Cơ cấu tổ chức và lĩnh vực sản xuất kinh doanh </b>


<b>3.1.1.1. Sự hình thành và cơ cấu tổ chức của Cơng ty </b>


<i><b>a) Sự hình thành </b></i>


 Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực PhẩmVĩnh Long


 Tên giao dịch: Vinh Long Cereal and Food Import Export Joint Stock


Company


 Tên giao dịch viết tắt: Vinh Long Food


 Địa chỉ của Công ty: 38 Đường 2 tháng 9, Thành phố Vĩnh Long, Tỉnh


Vĩnh Long


 Website:<sub> </sub>


Tiền thân của Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long là


Doanh nghiệp nhà nước Công ty Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long, đơn vị


thành viên của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam. Được cổ phần hóa và đi



vào hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần từ ngày 01/01/2007 theo Quyết định


thành lập số 2204/QĐ/BNN-ĐMDN ngày 01/08/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông


nghiệp và Phát triển Nông thôn, với tổng vốn điều lệ 52 tỷ đồng, trong đó vốn


thuộc sở hữu nhà nước 20,8 tỷ đồng, chiếm 40% vốn điều lệ.


<i><b>- Năng lực sản xuất của Công ty: </b></i>


+ Hệ thống kho với sức chứa 90.000 tấn đặt tại Vĩnh Long và các vùng


nguyên liệu trọng điểm ở ĐBSCL như Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp.


+ Với hệ thống máy móc đồng bộ gồm 40 dây chuyền lau bóng với cơng


suất 100 tấn/giờ, hệ thống máy tách màu (color sorter) thế hệ mới của Hàn Quốc,


cùng với hệ thống máy sấy tiêu chuẩn và hệ thống băng tải tự động hàng năm


cơng ty có khả năng sản xuất cung cấp gạo xuất khẩu và nội địa từ 400.000 –


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 23 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


<i><b>- Các chứng nhận Công ty đã đạt được: </b></i>


+ Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường trong nước và nước



ngồi, Cơng ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO


9001:2000 trong sản xuất và kinh doanh, đã được Tổ chức UKAS Vương quốc


Anh cấp giấy chứng từ năm 2001.


+ Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa cho các sản phẩm


gạo thương hiệu VinhLong Food đã được Chi cục đo lường chất lượng – Sở


KH&CN Vĩnh Long tiếp nhận: Hương lài, Jesmin, Gạo trắng Đài Loan, Tấm,


Tấm thơm…


+ Giải vàng chất lượng Việt Nam năm 2004.


<i><b>b) Sơ đồ tổ chức của Công ty (xem sơ đồ trang 25) </b></i>


<i><b>c) Chức năng các phòng ban </b></i>


Công ty đang chuẩn bị xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng


để chứng minh khả năng của công ty cung cấp các sản phẩm đáp ứng ổn định yêu


cầu của khách hàng và các yêu cầu của luật định. Các trách nhiệm, quyền hạn của


mọi cán bộ, công nhân viên, các thủ tục đối với các hoạt động trong công ty đều


phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng mà công ty đang xây dựng.



Công ty tổ chức quản lý theo sơ đồ trên với phương châm gọn nhẹ, nhằm


giúp việc tổ chức, quản lý, điều hành của công ty luôn chặc chẽ, hiệu quả cao.


Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận quản lý như sau:


<b> Phòng Kinh Doanh: </b>


- Lập kế hoạch mua vào, bán ra theo mục tiêu đề ra.


- Dự thảo hợp đồng, thực hiện kinh doanh nội địa và xuất khẩu theo chỉ đạo


của Tổng Giám đốc.


- Thực hiện giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng TP. HCM


- Lập bộ chứng từ và các thủ tục cần thiết đúng yêu cầu nguyên tắc của công


tác xuất nhập khẩu.


<b> Phòng Nhân sự - Hành Chính: </b>


- Lập kế hoạch tuyển dụng lao động.


- Hành chính, quản trị nhân sự, thi đua khen thưởng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 24 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>



- Tiền lương, tiền cơng và các chính sách đối với người lao động.


<b> Phòng Kế hoạch Chiến lược: </b>


- Lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và đưa ra các giải


pháp phù hợp nhằm đạt mục tiêu phát triển cổng ty.


- Lập kế hoạch phát triển thị trường, xây dựng chiến lược marketing...


- Ứng dụng công nghệ thông tin về công tác quản lý nguồn lực của cơng ty.


<b> Phịng Kỹ thuật Dự án: </b>


- Nghiên cứu khảo sát đề xuất phương án đầu tư khả thi.


- Lập các thủ tục và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư.


- Theo dõi quản lý các định mức kinh tế kỹ thuật ở các xí nghiệp.


- Theo dõi, kiểm tra kỹ thuật sản xuất, vận hành, bảo quản máy móc, thiết bị.


<b> Phịng Tài chính- Kế tốn: </b>


- Thực hiện nghiệp vụ chun mơn về tài chính kế tốn.


- Huy động các nguồn cho mục tiêu phát triển doanh nghiệp.


- Quản lý tiền hàng, quản lý công nợ phải thu, quản lý tài sản, sổ sách kế toán



- Lập kế hoạch tài chính cho mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho cơng ty.


Ngồi ra, Cơng ty cịn có thêm 01 chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh và 07 xí


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<i>Cơng ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 25 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


<b>HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ </b>


<b>TỔNG GIÁM ĐỐC </b>


<b>BAN KIỂM SOÁT </b>


<b>PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC </b> <b>PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC </b>


<b>PHỊNG </b>
<b>KINH </b>
<b>DOANH </b>


<b>PHỊNG </b>
<b>NHÂN SỰ - </b>


<b>HÀNH </b>
<b>CHÍNH </b>


<b>PHỊNG </b>
<b>TÀI </b>
<b>CHÍNH – </b>
<b>KẾ TỐN </b>



<b>PHỊNG </b>
<b>KỸ </b>
<b>THUẬT - </b>


<b>DỰ ÁN </b>


<b>PHÒNG </b>
<b>KẾ </b>
<b></b>


<b>HOẠCH-CHIẾN </b>
<b>LƯỢC </b>


<b>HỆ </b>
<b>THỐNG </b>


<b>CÁC XÍ </b>
<b>NGHIỆP </b>


<b>ĐẠI HỘI ĐỒNG </b>


<b>CỔ ĐƠNG </b>


<b>Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức Công ty của Vĩnh Long Food </b>
<b>3.1.1.2. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh </b>


 Mua và bán lương thực- thực phẩm, nông- lâm nguyên liệu, thức uống


không cồn;



 Mua bán phân bón, hố chất sử dụng trong nơng nghiệp;


 Mua bán máy móc nơng ngư cơ, thiết bị máy cơng nghiệp, khai khống,


lâm nghiệp, xây dựng và phụ tùng thay thế;


 Mua bán xe ôtô, xe tải, mô tô xe máy;


 Sản xuất, mua bán: thức ăn gia súc, gia cầm thuỷ sản;


 Nuôi trồng thuỷ sản;


 Chế biến, bảo quản thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản;


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 26 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


 Kinh doanh dịch vụ khách sạn, dịch vụ ăn uống;


 Vận tải hàng hoá bằng đường bộ, đường sơng;


 Dệt bao bì nhựa PP và PR;


 Xay xát thóc lúa, đánh bóng gạo, sản xuất bột thơ;


<b>3.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh </b>


Mặc dù tình hình kinh tế của cả nước có nhiều biến động trong những năm



gần đây, những với nổ lực phấn đấu và sự quyết tâm của cả tập thể cán bộ, trong


ba năm qua (từ năm 2006 đến năm 2008) tình hình hoạt động kinh doanh của


Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long luôn đạt được kết quả khả


quan. Nhất là sau khi Cơng ty chính thức được cổ phần hóa và đi vào hoạt động


với hình thức cơng ty cổ phần vào năm 2007 thì hiệu quả hoạt động kinh doanh


được cải thiện rõ rệt.


Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của Cơng ty trong thời gian


qua phát triển khơng đồng đều. Có năm tăng trưởng quá cao, có năm lại sụt giảm.


Cụ thể, năm 2006 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty là


1.536.853.950.844 đồng, con số này tăng giảm qua các năm những với tỷ lệ ít,


như năm 2007 tăng lên 3,15% (tức là tăng thêm 48.474.899.424 đồng) và năm


2008 lại giảm 2,35% so với 2007, tức là giảm 37.309.522.414. Nếu xét về tỷ lệ


tăng giảm qua từng năm thì các con số này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với khoảng


chênh lệch của khoản khác trong bảng. Cụ thể là tỷ lệ gia tăng của lợi nhuận


thuần, của lợi nhuận sau thuế của Công ty. Lợi nhuận thuần của Công ty năm



2006 đạt 7.399.194.853 đồng, đến năm 2007 lại giảm hơn 60%, chỉ đạt


2.898.901.163 đồng, do những khó khăn của nền kinh tế cả nước nên lợi nhuận


của Công ty bị giảm sút mạnh. Sang năm 2008, tình hình kinh doanh của Cơng ty


khởi sắc trở lại, có những bước tăng trưởng nhảy vọt bất chấp khủng hoảng kinh


tế toàn cầu đang lan rộng. Lợi nhuận thuần của năm này đạt 103.728.225.848


đồng, tăng 3.578,19% tương đương 100.829.324.685 đồng, một con số rất lớn.


Góp phần vào sự gia tăng lợi nhuận thuần của Công ty năm 2008 là do lãi suất cơ


bản trên cổ phiếu tăng (năm 2007 lại suất là 889 đồng, đến năm 2008 lại suất là


19.567 đồng, tăng 18.678 đồng) và giá vốn hàng bán giảm, năm 2007 giá vốn


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<i>Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 27 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


giảm xuống 14,21% cho nên dù doanh thu bán hàng của Công ty năm 2008 có


sụt giảm 2,35% thì cũng không làm giảm lợi nhuận thuần của Công ty so với


năm 2007. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho hoạt động của Công ty. Tuy


nhiên, nếu xét tốc độ tăng chi phí và các khoản giảm trừ với tốc độ tăng doanh



thu thì tốc độ tăng của chi phí và các khoản giảm trừ nhiều hơn. Chi phí tăng do


Cơng ty đầu tư các dây chuyển sản xuất mới, hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả


sản xuất của Cơng ty, ngồi ra Cơng ty còn trang bị thêm các trang thiết bị như :


máy vi tính, máy in… cho các phịng ban trong Công ty. Tuy nhiên cũng không


ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận thuần của Công ty.


Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vĩnh Long Food không những đem lại


lợi nhuận cho Cơng ty mà cịn góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà và


đóng góp cho ngân sách Nhà nước.


Sau đây là bảng tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh của Vĩnh Long


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<i>P</i>
<i>hân </i>
<i>tíc</i>
<i>h </i>
<i>tình</i>
<i> hì</i>
<i>nh</i>
<i> s</i>
<i>ử d</i>
<i>ụng</i>
<i> ph</i>


ư
<i>ơng</i>
<i> th</i>
<i>ức</i>
<i> thanh</i>
<i> tốn</i>
<i> qu</i>
<i>ốc</i>
<i> tế</i>
<i> tr</i>
<i>ong</i>
<i> ho</i>
<i>ạt </i>
độ
<i>ng</i>
<i> x</i>
<i>u</i>
<i>ất </i>
<i>nh</i>
<i>ập</i>
<i> k</i>
<i>h</i>
<i>ẩu </i>
<i>tạ</i>
<i>i </i>
<i>C</i>
<i>ông </i>
<i>ty</i>
<i> C</i>
<i>ổ P</i>

<i>h</i>
<i>ần </i>
<i>L</i>
ư
<i>ơng </i>
<i>T</i>
<i>h</i>
<i>ực</i>
<i> T</i>
<i>h</i>
<i>ực</i>
<i> P</i>
<i>h</i>
<i>ẩm</i>
<i> V</i>
<i>ĩnh </i>
<i>L</i>
<i>ong</i>
<i> </i>
G
V
D
H
: T
h
.s
T
rầ
n
Q

uố
c
D
ũ
ng
28
<i>SV</i>
<i>T</i>
<i>H</i>
<i>: N</i>
<i>guy</i>
<i>ễn </i>
<i>N</i>
<i>g</i>
<i>ọc</i>
<i> H</i>
<i>ồng </i>
<i>Á</i>
<i>nh </i>


<i>(Nguồn: Phịng Kế tốn) </i>


<b>% </b>
<b>97,65 </b>
<b>114.200,42 </b>
<b>97,52 </b>
<b>86,79 </b>
<b>249,28 </b>
675,57
220,11


130,92
251,51
<b>3.578,19 </b>
131,50
786,13
<i>(114,75) </i>
<b>2.200,69 </b>
-
-
<b>2.200,69 </b>
2.201,01
<b>Chênh lệch 2008/2007 </b>


<b>Giá trị </b>
<i><b>(37.309.522.414) </b></i>
<b>1.936.346.862 </b>
<i><b>(39.245.869.276) </b></i>
<i><b>(20.126.169.917) </b></i>
<b>156.277.038.252 </b>
21.004.811.792
32.740.010.328
19.166.982.296
24.545.523.735
<b>100.829.324.685 </b>
747.717.028
4.451.361.681
<i>(3.703.644.653) </i>
<b>97.125.680.032 </b>
-
-


<b>97.125.680.032 </b>
18.678
<b>% </b>
<b>103,15 </b>
<b>3.147,71 </b>
<b>103,15 </b>
<b>103,89 </b>
<b>93,72 </b>
96,70
199,35
93,08
58,23
<b>39,18 </b>
28,35
92,85
22,48
<b>30,67 </b>
-
-
<b>41,49 </b>
-
<b>Chênh lệch 2007/2006 </b>


<b>Giá trị </b>
<b>48.474.899.424 </b>
<b>1.643.141 </b>
<b>48.473.256.283 </b>
<b>55.494.226.723 </b>
<i><b>(7.020.970.440) </b></i>
<i>(124.542.279) </i>


13.585.206.124
<i>(4.607.308.873) </i>
<i>(11.623.116.280) </i>
<i><b>(4.500.293.690) </b></i>
<i>(5.998.719.948) </i>
<i>(49.948.066) </i>
<i>(5.948.771.882) </i>
<i><b>(10.449.065.572) </b></i>
-
-
<i><b>(6.519.904.719) </b></i>
-
<b>Năm 2008 </b>
<b>1.548.019.327.854 </b>
<b>1.938.043.917 </b>
<b>1.546.081.283.937 </b>
<b>1.285.114.735.987 </b>
<b>260.966.547.950 </b>
24.654.185.585
59.998.707.912
<i>50.958.340.862 </i>
81.147.885.474
40.745.914.301
<b>103.728.225.848 </b>
3.121.081.147
5.100.125.079
<i><b>(1.979.043.932) </b></i>
<b>101.749.181.916 </b>
-
-

<b>101.749.181.916 </b>
19.567
<b>Năm 2007 </b>
<b>1.585.328.850.268 </b>
<b>1.697.055 </b>
<b>1.585.327.153.213 </b>
<b>1.480.637.643.515 </b>
<b>104.689.509.698 </b>
3.649.373.793
27.258.697.584
<i>20.880.059.175 </i>
61.980.903.178
16.200.381.566
<b>2.898.901.163 </b>
2.373.364.119
648.763.398
<i><b>1.724.600.721 </b></i>
<b>4.623.501.884 </b>
-
-
<b>4.623.501.884 </b>
889
<b>Năm 2006 </b>
<b>1.536.853.950.844 </b>
<b>53.914 </b>
<b>1.536.853.896.930 </b>
<b>1.425.143.416.792 </b>
<b>111.710.480.138 </b>
3.773.916.072
13.673.491.460

<i>11.715.314.465 </i>
66.588.212.051
27.823.497.846
<b>7.399.194.853 </b>
8.372.084.067
698.711.464
<i><b>7.673.372.603 </b></i>
<b>15.072.567.456 </b>
3.929.160.853
-
<b>11.143.406.603 </b>
-
<b>Chỉ tiêu </b>


1. Doanh thu bán hàng và CCDV


2. Các khoản giảm trừ


3. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV


4. Giá vốn hàng bán


5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV


6. Doanh thu hoạt động tài chính


7. Chi phí hoạt động tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay


8. Chi phí bán hàng



9. Chi phí quản lý doanh nghiệp


10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD


11. Thu nhập khác


12. Chi phí khác


13. Lợi nhuận khác


14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế


15. Chi phí thuế thu nhập hiện hành


16. Chi phí thuế thu nhập hỗn lại


17. Lợi nhuận sau thuế TNDN


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<i>tại Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 29 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


<b> 3.1.3. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới </b>


Trong năm 2009, Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long


quyết định tăng vốn điều lệ của Công ty từ 52 tỷ đồng lên thành 104 tỷ đồng và


đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 với một số chỉ tiêu sau:



<b>Bảng 3.2: Các chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho năm 2009 của Vĩnh Long Food </b>


<b>STT Chỉ tiêu </b> <b>Đvt </b> <b>Năm 2009 </b>


1 Bán ra quy gạo Tấn 250.000


2 Tổng doanh thu Triệu đồng 2.041.700


3 Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 36.000


<i> (Nguồn: Biên bản Đại hội cổ đông thường niên năm 2009) </i>


Bên cạnh đó, Cơng ty cịn đề ra một số phương hướng thực hiện trong năm nay:


 Phát huy kết quả đạt được, khắc phục khó khăn và yếu kém, cố gắng duy


trì thị trường truyền thống, quan hệ mở rộng thị trường mới;


 Tăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả, thực hiện


tiết kiệm hợp lý và giảm chi phí, tận dụng hết năng lực sản xuất hiện có để tăng


lợi nhuận cho công ty;


 Mở rộng kênh phân phối, tiếp tục nâng cấp, cải tiến kỹ thuật, đầu tư vào


các dây chuyền sản xuất để tăng sản lượng và chất lượng gạo xuất khẩu, tăng kim


ngạch xuất khẩu cho doanh nghiệp, đồng thời cũng chủ động được nguồn hàng;



 Đẩy mạnh thu mua, tạo chân hàng thường xuyên để chủ động xuất khẩu;


 Tiếp tục ổn định phát triển sản xuất kinh doanh tại các chi nhánh, các cơ


sở, xí nghiệp;


 Đẩy mạnh cơng tác xuất khẩu gạo trực tiếp, giảm xuất khẩu qua bạn hàng


và thị trường trung gian nhằm tăng thu ngân sách và lợi nhuận cho công ty. Mở


rộng thị trường trong và ngoài nước, lấy thị trường trong nước làm chủ yếu, góp


phần phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hóa;


 Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, đưa hoạt động sản xuất kinh


doanh của công ty vào chiều sâu, tăng sức cạnh tranh của công ty trên thị trường;


 Tiếp tục nâng cao trình độ, nhận thức của cán bộ, công nhân viên, nâng


cao vai trò, trách nhiệm của từng người. Chăm lo cải thiện đời sống cho đội ngũ


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<i>tại Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 30 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


<b>Chương 4 </b>


<b>PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TỐN </b>


<b>QUỐC TẾ TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM </b>


<b>VĨNH LONG </b>


<b>4.1. Phân tích tình hình sử dụng phương thức thanh tốn quốc tế </b>


<b>4.1.1. Phân tích tình hình thanh tốn quốc tế theo hàng nhập khẩu, </b>
<b>xuất khẩu và theo quốc gia </b>


<b>4.1.1.1. Phân tích tình hình thanh tốn quốc tế theo hàng nhập </b>
<b>khẩu, xuất khẩu </b>


Công ty Cổ Phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long là doanh nghiệp


kinh doanh xuất khẩu gạo chủ lực của Tỉnh Vĩnh Long. Song song đó, cơng ty


cịn nhập khẩu phân bón về tiêu thụ trong nước.Trong toàn bộ các hoạt động xuất


nhập khẩu của mình, Cơng ty chỉ sử dụng hai phương thức thanh tốn chủ yếu là


tín dụng chứng từ L/C và chuyển tiền. Sau đây là bảng tổng kết doanh thu thanh


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<i>tíc</i>
<i>h </i>
<i>tình</i>
<i> hì</i>
<i>nh</i>
<i> s</i>
<i>ử d</i>
<i>ụng</i>


<i> ph</i>
ư
<i>ơng</i>
<i> th</i>
<i>ức</i>
<i> thanh</i>
<i> toán</i>
<i> qu</i>
<i>ốc</i>
<i> tế</i>
<i> tr</i>
<i>ong</i>
<i> ho</i>
<i>ạt </i>
độ
<i>ng</i>
<i> x</i>
<i>u</i>
<i>ất </i>
<i>nh</i>
<i>ập</i>
<i> k</i>
<i>h</i>
<i>ẩu </i>
<i>i C</i>
<i>ông </i>
<i>ty</i>
<i> C</i>
<i>ổ P</i>
<i>h</i>

<i>ần </i>
<i>L</i>
ư
<i>ơng</i>
<i> T</i>
<i>h</i>
<i>ực</i>
<i> T</i>
<i>h</i>
<i>ực</i>
<i> P</i>
<i>h</i>
<i>ẩm</i>
<i> V</i>
<i>ĩnh </i>
<i>L</i>
<i>on</i>
<i>g </i>
D
H
: T
h
.s
T
rầ
n
Q
uố
c
D

ũ
ng
31
<i>SV</i>
<i>T</i>
<i>H</i>
<i>: N</i>
<i>guy</i>
<i>ễn </i>
<i>N</i>
<i>g</i>
<i>ọc</i>
<i> H</i>
<i>ồng </i>
<i>Á</i>
<i>nh </i>


<b>Bảng 4.1: Giá trị thanh toán quốc tế theo hàng xuất khẩu, nhập khẩu của Vĩnh Long Food giai đoạn 2006 - 2008 </b>


<i><b>Đvt: 1.000 USD</b></i>


Tốc
độ
phát
triển
(%)
<b>145,80 </b>
147,63
120,80
<b>96,20 </b>


96,19
96,38
<b>128,72 </b>
<b>Chênh lệch </b>
<b>2008/2007 </b>
Giá trị
<b>34.033 </b>
32.981
1.052
<i><b>(1.483) </b></i>
<i>(1.371) </i>
<i>(112) </i>
<b>32.550 </b>
Tốc
độ
phát
triển
(%)
<b>75,27 </b>
74,23
93,22
<b>116,61 </b>
115,49
131,38
<b>85,74 </b>
<b>Chênh lệch </b>
<b>2007/2006 </b>
Giá trị
<i><b>(24.413) </b></i>
<i>(24.045) </i>

<i>(368) </i>
<b>5.561 </b>
4.821
740
<i><b>(18.852) </b></i>
Tỷ
trọng
(%)
<b>74,26 </b>
94,36
5,64
<b>25,74 </b>
92,05
7,95
<b>100 </b>
<b>Năm 2008 </b>
Giá trị
<b>108.340 </b>
102.231
6.109
<b>37.556 </b>
34.570
2.986
<b>145.896 </b>
Tỷ
trọng
(%)
<b>65,56 </b>
93,19
6,81

<b>34,44 </b>
92,06
7,94
<b>100 </b>
<b>Năm 2007 </b>
Giá trị
<b>74.307 </b>
69.250
5.057
<b>39.039 </b>
35.941
3.098
<b>113.346 </b>
Tỷ
trọng
(%)
<b>74,68 </b>
94,50
5,5
<b>25,32 </b>
92,96
7,04
<b>100 </b>
<b>Năm 2006 </b>
Giá trị
<b>98.720 </b>
93.295
5.425
<b>33.478 </b>
31.120

2.358
<b>132.198 </b>
<b>Chỉ tiêu </b>


<b>1. Thanh toán hàng XK</b>


- Giá trị L/C


- Chuyển tiền đến


<b>2. Thanh toán hàng NK</b>


- Giá trị L/C


- Chuyển tiền đi


<b>Tổng giá trị thanh toán </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<i>tại Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 32 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


Nhìn một cách tổng quát, trong ba năm 2006 đến 2008, tổng kim ngạch


xuất nhập khẩu của Công ty tăng giảm không đều. Theo nhận định chung của các


nhà phân tích thì năm 2006 là một năm đầy biến động với ngành gạo Việt Nam,


giá cả tăng vọt và xuất khẩu đạt giá trị cao. Nguyên nhân là do nguồn cung khan



hiếm, phần lớn khách hàng dồn vào mua gạo của Việt Nam do giá gạo của Thái


Lan tăng cao vì dịch bệnh phát triển mạnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản


xuất lúa gạo của Thái Lan. Cùng chung với đà tăng trưởng của cả nước, tổng giá


trị thanh toán hàng xuất khẩu của Vĩnh Long Food năm 2006 đạt được 98.720


ngàn USD, nhưng vẫn không bằng năm 2005 (là 104.949 ngàn USD), do cuối


năm 2006 Chính Phủ ban bố lệnh ngừng xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh


lương thực quốc gia nên ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cả năm của Vĩnh


Long Food . Và giá trị thanh toán hàng nhập khẩu đạt 33.478 ngàn USD (so với


năm 2005 giảm 8,78%). Kéo theo doanh thu thanh toán quốc tế của Vĩnh Long


Food năm 2006 chỉ đạt 132.198 ngàn USD (giảm 9,26% so với năm 2005), trong


đó trị giá xuất khẩu chiếm 74,68% và trị giá nhập khẩu chiếm 25,32% còn lại.


Đến năm 2007, trong khi nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới đang tăng thì nguồn


cung của các nước xuất khẩu lại khan hiếm. Một phần do thiên tai dịch bệnh, một


phần do chính sách hạn chế xuất khẩu của các nước như Ấn Độ, Ai Cập và trong


năm này Việt Nam cũng đã thực hiện việc xuất khẩu gạo theo cơ chế hạn ngạch.



Nên trong năm này, trị giá xuất khẩu của Vĩnh Long Food cũng chỉ đạt 74.307


ngàn USD, giảm 24,73% so với năm 2006. Trong khi đó, giá trị nhập khẩu của


Cơng ty lại tăng 5.561 ngàn USD tức là tăng 16,61% so với năm 2006, đạt tổng


trị giá 39.039 ngàn USD. Mặc dù giá trị nhập khẩu tăng hơn so với năm trước


nhưng tổng doanh thu thanh toán quốc tế năm 2007 chỉ đạt 113.346 ngàn USD,


do giá trị xuất khẩu của năm giảm nhiều, giảm xuống 14,26% so với năm 2006


tức là giảm 18.852 ngàn USD. Trong đó trị giá nhập khẩu chiếm 34,44% và nhập


khẩu chiếm 65,56% trong tổng doanh thu thanh toán quốc tế. Bước sang năm


2008 thị trường gạo trở lại với nhiều biến động hơn nữa, do khủng hoảng kinh tế


và cùng với những lo ngại về khủng hoảng lương thực toàn cầu. Nguyên nhân là


do các nước xuất khẩu gạo chính trên thế giới thực hiện lệnh cấm xuất khẩu


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<i>tại Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 33 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


khẩu vì lo ngại khan hiếm lương thực. Vào những tháng đầu năm, giá gạo tăng


vọt nhưng đến cuối năm lại đồng loạt giảm mạnh do ảnh hưởng của nền kinh tế



Mỹ có dấu hiệu đi xuống. Vì vậy, mặc dù khối lượng xuất khẩu không lớn nhưng


giá trị xuất khẩu lại lớn đạt 108.340 ngàn USD, tăng 45,8% về giá trị, gần gấp


rưỡi năm 2007. Nhưng giá trị nhập khẩu của Công ty năm 2008 lại giảm chỉ đạt


37.556 ngàn USD, thấp hơn năm trước đó 1.483 ngàn USD, tức là giảm khoảng


3,8% về giá trị. Tuy nhiên, xét về tổng doanh thu thanh toán quốc tế thì năm


2008 là năm đạt doanh thu cao nhất trong ba năm 2006- 2007- 2008, tổng doanh


thu của năm đạt 145.896 ngàn USD, tăng 28,72% so với năm 2007 và tăng


10,36% so với năm 2006. Trong đó giá trị xuất khẩu chiếm 74,26% và nhập khẩu


chiếm 25,74% trong tổng doanh thu.


Như đã nói ở trên, Vĩnh Long Food chỉ thực hiện hai phương thức thanh


toán là L/C và chuyển tiền trong việc thanh toán hợp đồng của mình với các


khách hàng. Nên trong tổng giá trị thanh toán hàng xuất khẩu năm 2006 là


98.720 ngàn USD thì các hợp đồng thanh toán bằng phương thức L/C chiếm


94,50% tương đương với 93.295 ngàn USD, cịn lại là thanh tốn bằng chuyển


tiền chiếm 5,50% tổng giá trị thanh toán hàng xuất khẩu. Năm 2007, tỷ lệ thanh



toán bằng L/C chiếm 93,19% trong tổng giá trị thanh toán hàng xuất khẩu, đạt


69.250 ngàn USD, giảm 25,73% so với năm 2006. Lý do của sự sụp giảm này là


do tổng giá trị xuất khẩu cả năm của Công ty giảm kéo theo giá trị thanh toán


theo từng phương thức cũng giảm. Sang năm 2008, giá trị thanh toán bằng cả hai


phương thức đều tăng trở lại, cụ thể là giá trị thanh toán bằng L/C đạt 102.231


ngàn USD, tăng 47,63% trong tổng giá trị thanh toán hàng xuất khẩu của năm là


108.340 ngàn USD. Thanh toán xuất khẩu bằng phương thức chuyển tiền cũng


vậy, giá trị thanh toán đạt 6.109 ngàn USD, tăng 20,80% so với năm 2007. Khác


với năm 2007, giá trị thanh toán giảm do khối lượng hàng xuất khẩu giảm, năm


2008 khối lượng thanh toán tăng không nhiều nhưng giá trị thanh toán lại tăng


lên 45,80%, gần gấp 1,5 lần năm 2007 là do giá xuất khẩu tăng cao, do ảnh


hưởng của cuộc khủng hoảng thế giới.


Thanh toán quốc tế về xuất khẩu chủ yếu là gạo, cịn về nhập khẩu thì là


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<i>tại Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 34 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>



2008 thì khối lượng nhập khẩu phân bón của Cơng ty cũng chịu nhiều biến động.


Nhìn tổng thể, giá trị thanh tốn hàng nhập khẩu năm 2007 là cao nhất trong ba


năm 2006 đến 2008. Tổng giá trị thanh toán đạt 39.039 ngàn USD, so với năm


2006 thì đã tăng 16,61% về giá trị, tương đương 5.561 ngàn USD và chiếm


34,44% tỷ trọng trong tổng giá trị thanh toán hàng xuất nhập khẩu của Công ty,


trong khi con số này của năm 2006 là 25,32%, tăng 9,12% về tỷ trọng. Và năm


2008, giá trị thanh toán hàng nhập khẩu đạt 37.556 ngàn USD, so với năm 2007


thì đã giảm 3,8% về giá trị, tức là giảm 1.483 ngàn USD. Năm 2008, tổng giá trị


thanh toán hàng xuất nhập khẩu tăng cao, những giá trị thanh toán hàng nhập


khẩu lại thấp, kết quả là tỷ trọng thanh toán hàng nhập khẩu giảm, chỉ chiếm


25,74% trong tổng giá trị thanh toán, giảm 8,7% về tỷ trọng so với năm 2007.


Nhìn chung, giá trị phân bón nhập khẩu tỷ lệ nghịch với giá trị xuất khẩu gạo.


Năm nào kim ngạch xuất khẩu gạo nhiều thì giá trị nhập khẩu phân bón năm đó


ít đi và ngược lại. Khối lượng phân bón mà Cơng ty nhập mỗi năm tùy thuộc vào


nhu cầu phân bón chủ yếu là của nông dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long, vào



tình hình dịch hại của các nhà nơng mà biến động ít hay nhiều.


Sau đây là biểu đồ thể hiện giá trị thanh toán của hàng xuất khẩu và hàng


nhập khẩu trong tổng giá trị thanh tốn của Cơng ty giai đoạn 2006- 2008.


<b>37556</b>
<b>108340</b>
<b>98720</b>


<b>74307</b>


<b>33478</b>


<b>39039</b>


<b>0</b>
<b>20000</b>
<b>40000</b>
<b>60000</b>
<b>80000</b>
<b>100000</b>
<b>120000</b>


<b>năm 2006 năm 2007 năm 2008</b>


<b>ngàn USD</b>


<b>Xuất Khẩu</b>
<b>Nhập Khẩu</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<i>tại Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 35 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


<b>4.1.1.2. Phân tích tình hình thanh toán quốc tế theo từng </b>
<b>thị trường </b>


Điểm qua các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu của Công ty, thì


Indonesia là thị trường chiếm thị phần nhiều nhất của Công ty, chiếm


23,45% thị phần năm 2006, đạt giá trị giao dịch là 31.002 ngàn USD, năm


2007 tiếp tục tăng lên là 25,2% và năm 2008 là 22,42% thị phần. Tuy thị


phần của Indonesia tăng giảm mỗi năm mỗi khác nhưng luôn chiếm thị


phần nhiều nhất của Công ty. Một phần là do Indonesia là thị trường xuất


khẩu phân bón chủ lực cho Công ty, cộng thêm thị trường này cũng nhập


khẩu gạo của Công ty rất nhiều. Năm 2006, giá trị giao dịch của hai bên


đạt 31.002 ngàn USD, sang năm 2007 giá trị này giảm xuống còn 28.564


ngàn USD, giảm 2.438 ngàn USD, tương đương với việc giảm 7,86% về


giá trị giao dịch. Tuy nhiên, thị phần của nước này năm 2007 lại tăng



1,75% so với năm 2006. Do tổng giá trị thanh toán xuất nhập khẩu năm


2007 giảm 18.852 ngàn USD, giảm gần 15% so với năm 2006 nhưng việc


giảm giá trị giao dịch giữa hai bên cũng không làm giảm đi thị phần của


Indonesia. Sang năm 2008, giá trị thanh tốn xuất nhập khẩu của Cơng ty


tăng trở lại, đạt 145.896 ngàn USD, tăng 28,72% so với năm 2007 kéo


theo tỷ trọng của từng thị trường cung tăng, Indonesia cũng nằm trong


những số đó. Năm 2008, Indonessia tăng 14,54% giá trị giao dịch tức là


tăng 4.153 ngàn USD so với năm 2007 và chiếm 22,42% thị phần của


Công ty trong năm này.


Song song đó, một thị trường cũng chiếm xấp xỉ 20% thị phần của


Công ty những thấp hơn Indonesia một chút, đó là Nam Phi. Thị trường


này là thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Công ty, giá trị giao dịch


hàng năm cũng rất lớn. Năm 2006, Nam Phi chiếm 20,21% thị phần, giá


trị giao dịch của năm đạt 26.712 ngàn USD, đến năm 2007 theo đà giảm


chung của những thị trường khác thì Nam Phi cũng đã giảm 3.069 ngàn



USD trong tổng giá trị thanh toán trong cả năm và sang năm 2008 cũng


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<i>tại Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 36 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


ngàn USD tăng hơn năm 2007 là 3.862 ngàn USD, gần 16,33% và chiếm


18,85% thị phần của Công ty trong năm này.


Cũng giống như Nam Phi, Nhật bản cũng là thị trường nhập khẩu


gạo chủ yếu của Công ty. Năm 2006, giá trị thanh toán của thị trường này


là 18.873 ngàn USD thấp hơn giá trị giao dịch của Nam Phi 7.839 ngàn


USD, chiếm 14,28% thị phần trong tổng giá trị thanh toán của Công ty.


Sang năm 2007, con số này giảm xuống còn 13,7% thị phần tương đương


với giá trị giao dịch là 15.530 ngàn USD, vì vậy nếu so với năm 2006, giá


trị giao dịch của Nhật Bản đã giảm 3.343 ngàn USD, điều này đồng nghĩa


với việc giảm đi 17,73% giá trị giao dịch so với 2007. Năm 2008, giá trị


thanh toán của Nhật tăng lên 29,81% so với 2007, tức là tăng 4.630 ngàn


USD. Tuy là Nhật Bản có mức tăng trưởng vượt bậc so với năm 2007



nhưng cũng không là tăng thị phần lên bao nhiêu, cụ thể là trong năm


2008 thị phần của nước này chỉ chiếm 13,82%, nếu so với 2007 chỉ tăng


0,12% về thị phần so với tổng giá trị thanh toán theo từng năm. Trong


tương lai, Công ty sẽ tập trung sản xuất những mặt hàng gạo chất lượng


cao để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nhiều hơn, vì đây là thị trường


đầy tiềm năng, tuy khâu kiểm tra hàng có gắt gao nhưng giá cả thì rất hợp


lý.


Ngồi ba thị trường trên, Công ty còn những khách hàng truyền thống


khác ở các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Philippin… tuy thị phần của


các nước này chiếm tỷ trọng không lớn lắm. Tuy nhiên Công ty cho rằng


các nước này là những thị trường đầy tiềm năng và sẽ tập trung phát triển


để mở rộng các thị phần này trong tương lai gần. Như Trung Quốc, năm


2006 giá trị giao dịch đạt 16.838 ngàn USD chiếm 12,74% thị phần. Năm


2007, thị phần của nước này tăng lên 14,99% cao hơn cả thị phần của


Nhật Bản (là 13,7%) trong năm này với giá trị thanh toán là 16.994 ngàn



USD. Sang năm 2008, với giá trị giao dịch là 17.548,7 ngàn USD, Trung


Quốc trở lại xếp sau Nhật Bản về giá trị giao dịch cũng như thị phần, mặc


dù giá trị có tăng lên so với năm 2007. Về giá trị giao dịch tăng 156 ngàn


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<i>tại Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 37 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


2007. Xét về khả năng tiêu thụ, Trung Quốc là nước đông dân nhất thế


giới lại ở sát biên giới với Việt Nam, những điều này tạo nên rất nhều


thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu của hai bên, tuy nhiên theo số liệu hiện


tại thì con số này quá ít so với nhu cầu thực sự của Trung Quốc. Vì thế,


trong thời gian tới, Công ty sẽ tìm thêm đối tác để mở rộng thị phần của


Công ty ở Trung Quốc.


Bên cạnh đó, các nước như Đài loan, Philippin… cũng chiếm tỷ


trọng tương đối trong tổng giá trị thanh tốn của Cơng ty. Như Philippin


tỷ trọng hàng năm chiếm từ 11% - 12% tổng giá trị thanh toán, tương


đương với giá trị 14.000 ngàn đến 16.000 ngàn USD. Cụ thể năm 2006 giá



trị thanh toán của thị trường này đạt 14.881 ngàn USD chiếm 11,26% tổng


giá trị thanh toán. Sang năm 2007, tỷ trọng của thị trường này tăng lên


12,56% tương đương với giá trị thanh toán là 14.239 ngàn USD trong tổng


giá trị thanh toán là 113.346 ngàn USD của cả năm. Sang năm 2008, tỷ


trọng của thị trường này tiếp tục duy trì ở con số 11,4%. Ngồi ra cịn có


hai thị trường mà Công ty mới khai thác đó là Malaysia và Trung Đông,


mặc dù chưa chiếm tới 1% tỷ trọng thanh toán nhưng đây là thị trường


đầy hứa hẹn của Công ty trong tương lai.


Sau đây là bảng tính chi tiết giá trị thanh tốn quốc tế theo từng thị


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<i>tíc</i>
<i>h </i>
<i>tình</i>
<i> hì</i>
<i>nh</i>
<i> s</i>
<i>ử d</i>
<i>ụng</i>
<i> ph</i>
ư
<i>ơng</i>
<i> th</i>


<i>ức</i>
<i> thanh</i>
<i> toán</i>
<i> qu</i>
<i>ốc</i>
<i> tế</i>
<i> tr</i>
<i>ong</i>
<i> ho</i>
<i>ạt </i>
độ
<i>ng</i>
<i> x</i>
<i>u</i>
<i>ất </i>
<i>nh</i>
<i>ập</i>
<i> k</i>
<i>h</i>
<i>ẩu </i>
<i>i C</i>
<i>ông </i>
<i>ty</i>
<i> C</i>
<i>ổ P</i>
<i>h</i>
<i>ần </i>
<i>L</i>
ư
<i>ơng</i>

<i> T</i>
<i>h</i>
<i>ực</i>
<i> T</i>
<i>h</i>
<i>ực</i>
<i> P</i>
<i>h</i>
<i>ẩm</i>
<i> V</i>
<i>ĩnh </i>
<i>L</i>
<i>on</i>
<i>g </i>
D
H
: T
h
.s
T
rầ
n
Q
uố
c
D
ũ
ng
38
<i>SV</i>

<i>T</i>
<i>H</i>
<i>: N</i>
<i>guy</i>
<i>ễn </i>
<i>N</i>
<i>g</i>
<i>ọc</i>
<i> H</i>
<i>ồng </i>
<i>Á</i>
<i>nh </i>
%
114,54
116,33
129,81
103,26
246,34
116,84
198,85
132,28
121,54
<b>128,72 </b>
<b>Chênh lệch </b>
<b>2008/2007 </b>
Giá trị
4.153
3.862
4.630
554,7

11.391,3
2.398,5
5.178,7
235
136,8
<b>32.550 </b>
%
92,14
88,51
82,27
100,93
60,26
95,69
55,27
116,67
72,90
<b>85,74 </b>
<b>Chênh lệch </b>
<b>2007/2006 </b>
Giá trị
<i>(2.438) </i>
<i>(3.069) </i>
<i>(3.343) </i>
156
<i>(5.134) </i>
624
<i>(4.240) </i>
104
<i>(236) </i>
<b>(18.852) </b>

Tỷ
trọng
(%)
22,42
18,85
13,82
12,03
13,14
11,40
7,14
0,67
0,53
<b>100 </b>
<b>Năm 2008 </b>
Giá trị
32.717
27.505
20.160
17.548,7
19.175,3
16.637,5
10.417,7
963
771,8
<b>145.896 </b>
Tỷ
trọng
(%)
25,20
20,86

13,70
14,99
6,87
12,56
4,62
0,64
0,56
<b>100 </b>
<b>Năm 2007 </b>
Giá trị
28.564
23.643
15.530
16.994
7.784
14.239
5.239
728
635
<b>113.346</b>
Tỷ
trọng
(%)
23,45
20,21
14,28
12,74
9,77
11,26
7,17

0,47
0,65
<b>100 </b>
<b>Năm 2006 </b>
Giá trị
31.002
26.712
18.873
16.838
12.918
14.881
9.479
624
871
<b>132.198 </b>
<b>Thị trường </b>
Indonesia
Nam Phi
Nhật Bản
Trung Quốc
Đài Loan
Philippin
Khác
Malaysia
Trung Đông
<b>Tổng </b>


<b>Đvt: 1.000 USD </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<i>tại Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>



GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 39 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


<b>4.1.2. Phân tích tình hình thanh tốn quốc tế theo từng phương thức </b>
<b>4.1.2.1. Phân tích tình hình giá trị thanh tốn theo từng phương </b>
<b>thức thanh toán </b>


Trong hai phương thức thanh tốn quốc tế mà Cơng ty sử dụng để thanh


tốn với khách hàng thì phương thức tín dụng chứng từ (L/C) là phương thức


chiếm tỷ lệ thanh tốn nhiều hơn. Vì phương thức này đảm bảo lợi ích cho khách


hàng và cho chính Công ty. Trong trường hợp xuất khẩu, Công ty đảm bảo nhận


được tiền hàng và khách hàng cũng đảm bảo nhận đúng lô hàng mà họ mua. Và


trong hợp đồng nhập khẩu cũng vậy, Công ty đảm bảo thu được lơ hàng đúng, đủ


chất lượng, cịn khách hàng thì đảm bảo nhận được tiền hàng.


Như đã nói ở trên, phương thức chuyển tiền chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng


giá trị thanh tốn của Cơng ty, vì phương thức này được sử dụng khi giá trị giao


dịch nhỏ hoặc là khách hàng mới lần đầu giao dịch. Công ty sử dụng phương


thức L/C là chủ yếu vừa đảm báo an tồn cho Cơng ty và cho đối tác, mặc dù áp


dụng phương thức này cả hai bên đều phải mất rất nhiều thời gian nhận tiền, phải



ký quỹ và cẩn thận trong việc lập bộ chứng từ.


Công ty rất giữ nguyên tắc trong hoạt động xuất nhập khẩu để đảm bảo


thu được tiền hàng, tránh mọi rủi ro có thể xảy ra từ khâu thanh tốn. Cũng chính


vì sự thận trọng đó mà trong suốt thời gian làm công tác xuất nhập khẩu chưa


từng xảy ra một trường hợp gây tổn thất nào cho Công ty.


Do ảnh hưởng của xuất khẩu gạo cả nước nên giá trị thanh toán quốc tế


của Vĩnh Long Food cũng biến động theo từng năm. Năm 2007 có giá trị thanh


toán thấp nhất, chỉ đạt 113.346 ngàn USD, kéo theo sự giảm sút giá trị thanh toán


của từng phương thức. So với năm 2006 giá trị thanh toán đạt 132.198 ngàn


USD, thì năm 2007 giảm 14,26% về giá trị. Có sự giảm sút này là do năm 2007


dịch bệnh phát triển mạnh, phá hoại rất nhiều diện tích lúa của nông dân, làm


giảm năng suất lúa và kéo theo khối lượng xuất khẩu gạo cũng giảm. Kết quả là


kim ngạch xuất khẩu thấp và giá trị thanh toán của năm cũng thấp theo. Năm


2008, giá trị thanh toán tăng trở lại, đạt 136.801 ngàn USD tăng 28,72% so với


năm 2007. Sự tăng trưởng này chủ yếu là do giá cả hàng hóa tăng cao, khơng



</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<i>tíc</i>
<i>h </i>
<i>tình</i>
<i> hì</i>
<i>nh</i>
<i> s</i>
<i>ử d</i>
<i>ụng</i>
<i> ph</i>
ư
<i>ơng</i>
<i> th</i>
<i>ức</i>
<i> thanh</i>
<i> toán</i>
<i> qu</i>
<i>ốc</i>
<i> tế</i>
<i> tr</i>
<i>ong</i>
<i> ho</i>
<i>ạt </i>
độ
<i>ng</i>
<i> x</i>
<i>u</i>
<i>ất </i>
<i>nh</i>
<i>ập</i>


<i> k</i>
<i>h</i>
<i>ẩu </i>
<i>i C</i>
<i>ông </i>
<i>ty</i>
<i> C</i>
<i>ổ P</i>
<i>h</i>
<i>ần </i>
<i>L</i>
ư
<i>ơng</i>
<i> T</i>
<i>h</i>
<i>ực</i>
<i> T</i>
<i>h</i>
<i>ực</i>
<i> P</i>
<i>h</i>
<i>ẩm</i>
<i> V</i>
<i>ĩnh </i>
<i>L</i>
<i>on</i>
<i>g </i>
D
H
: T

h
.s
T
rầ
n
Q
uố
c
D
ũ
ng
40
<i>SV</i>
<i>T</i>
<i>H</i>
<i>: N</i>
<i>guy</i>
<i>ễn </i>
<i>N</i>
<i>g</i>
<i>ọc</i>
<i> H</i>
<i>ồng </i>
<i>Á</i>
<i>nh </i>


<i>(Nguồn: Phịng kế tốn) </i>


Tốc độ
phát


triển
<i>(%) </i>
130,05
120,80
96,38
<b>128,72 </b>
<b>Chênh lệch </b>
<b>2008/2007 </b>
Giá trị
31.610
1.052
<i>(112) </i>
<b>32.550 </b>
Tốc độ
phát
triển
<i>(%) </i>
84,55
93,22
131,38
<b>85,74 </b>
<b>Chênh lệch </b>
<b>2007/2006 </b>
Giá trị
<i>(19.224) </i>
<i>(368) </i>
740
<b>(18.852) </b>
Tỷ
trọng

(%)
93,77
4,19
2.04
<b>100 </b>
<b>Năm 2008 </b>
Giá trị
136.801
6.109
2.986
<b>145.896 </b>
Tỷ
trọng
(%)
92,81
4,46
2,73
<b>100 </b>
<b>Năm 2007 </b>
Giá trị
105.191
5.057
3.098
<b>113.346 </b>
Tỷ
trọng
(%)
94,11
4,11
1,78

<b>100 </b>
<b>Năm 2006 </b>
Giá trị
124.415
5.425
2.358
<b>132.198 </b>
<b>Chỉ tiêu </b>
L/C


Chuyển tiền đến


Chuyển tiền đi


<b>Tổng </b>


<b>Bảng 4.3: Tổng giá trị thanh toán theo từng phương thức thanh toán giai đoạn 2006- 2008 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<i>tại Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 41 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


Qua những số liệu ở bảng trên, ta có thể thấy rằng giá trị thanh toán bằng


L/C chiếm hơn 90% trong tổng giá trị thanh toán trong ba năm từ 2006 đến 2008.


Cụ thể là năm 2006 chiếm 94.20%, năm 2007 chiếm 92,81%, năm 2008 chiếm


93,77% trong tổng giá trị thanh toán tương ứng theo từng năm. Nếu so với giá trị



thanh toán bằng L/C năm 2006 đạt 124.415 ngàn USD, thì năm 2007 đã giảm


15,45% chỉ đạt 105.191 ngàn USD, và năm 2008 lại tăng trở lại, giá trị thanh


toán đạt 136.801 ngàn USD, tăng 30,05% so với năm 2007. Lý do của sự tăng


giảm không đều này là biến động của thị trường xuất khẩu gạo là chủ yếu, tình


hình dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng xuất khẩu gạo, cộng thêm


các nước các nước xuất khẩu áp dụng xuất khẩu theo hạn ngạch nên tỷ lệ thanh


toán L/C cũng biến động theo tỷ lệ thuận của kim ngạch xuất khẩu gạo theo từng


năm. Bên cạnh việc thanh toán bằng phương thức L/C, Cơng ty cịn áp dụng


thanh toán theo phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện ( T/T), mặc dù


phương thức này chiếm tỷ trọng không lớn lắm trong tổng giá trị thanh tốn xuất


nhập khẩu của Cơng ty. Trong năm 2006 thanh toán bằng T/T chiếm 5,8% tương


ứng với tổng giá trị thanh toán là 7.783 ngàn USD trong thanh toán xuất nhập


khẩu của Công ty, sang năm 2007 tỷ lệ này tăng lên là 4,78% và tiếp tục tăng lên


11,53% về giá trị. Đây cũng là một trong những cố gắng của Công ty để làm


phong phú thêm các phương thức thanh toán xuất nhập khẩu của mình. Đa số các



hợp đồng thanh tốn theo phương thức T/T này đều có giá trị nhỏ, mặc dù tính an


tồn khơng cao nhưng tốc độ thu hồi vốn nhanh về một phần cũng để đáp ứng


được yêu cầu của khách hàng.


Tóm lại, trong ba năm từ 2006 đến 2008, Công ty đã sử dụng thanh toán


theo phương thức L/C là chủ yếu cho các hợp đồng xuất nhập khẩu của mình,


phương thức chuyển tiền bằng điện ( T/T) vẫn được áp dụng nhưng chiếm tỷ lệ


thấp (chưa đến 10% trong tổng giá trị thanh toán quốc tế của Công ty). Điều này


cho ta thấy được tác phong làm việc của Ban lãnh đạo của Công ty, rất chặt chẽ


và thận trọng đề phòng rủi ro, đảm bảo an toàn kinh doanh đối với khách hàng


của Công ty, nhất là đối với những khách hàng lớn, giá trị hợp đồng cao. Công ty


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<i>tại Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 42 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


chế những sai xót có thể xảy ra trong khâu thành lập bộ chứng từ vì phương thức


thanh tốn bằng L/C chủ yếu dựa vào kỹ thuật lập bộ chứng từ hợp lệ.


<b>4.1.2.2. Phân tích tình hình thực hiện hợp đồng theo phương </b>
<b>thức thanh tốn </b>



Tính theo số lượng hợp đồng xuất nhập khẩu theo từng thị trường của


từng năm thì năm 2008 là năm có số lượng hợp đồng cao nhất của Cơng ty với


74 hợp đồng nhiều hơn năm 2006 là 8 hợp đồng và hơn năm 2007 là 14 hợp


đồng, hay nói cách khác, năm 2007 là năm có số lượng hợp đồng ít nhất cũng


như giá trị thanh toán xuất nhập khẩu thấp nhất trong giai đoạn 2006- 2008 của


Công ty.


Đầu tiên cần phải nói đến thị trường Indonesia, thị trường xuất nhập khẩu


lớn nhất của Công ty trong giai đoạn 2006- 2008. Trong năm 2006, với 66 hợp


đồng xuất nhập khẩu thì Indonesia có 14 hợp đồng trong số này, chiếm 21,20%


tổng số hợp đồng Công ty đã thực hiện trong năm 2006. Trong hai năm tiếp theo,


Indonesia tiếp tục chiếm tỷ trọng cao trong tổng số các hợp đồng của Công ty, cụ


thể là năm 2007 có 11 hợp đồng trong tổng số 60 hợp đồng của Công ty, chiếm


18,33% giảm 3 hợp đồng so với năm 2006 và năm 2008 là 16 hợp đồng chiếm


21,62% trong tổng số 74 hợp đồng xuất nhập khẩu Công ty thực hiện trong năm,


tăng 5 hợp đồng so với năm 2007 và 2 hợp đồng so với năm 2006. Xếp thứ hai là



thị trường Nam Phi, với tổng số hợp đồng được thực hiện trong ba năm là 33 hợp


đồng, Nam Phi là thị trường quan trọng của Công ty nếu xét về giá trị thanh toán


hay số lượng hợp đồng. Năm 2006 với 13 hợp đồng chỉ ít hơn Indonesia một hợp


đồng và chiếm 19,7% trong tổng số hợp đồng xuất nhập khẩu của Công ty, sang


năm 2007, Nam Phi mất vị trí thứ hai về tay Nhật Bản với 8 hợp đồng còn Nhật


là 10 hợp đồng, giảm 5 hợp đồng so với năm 2006, chiếm 13,33% trong 60 hợp


đồng xuất nhập mà Công ty thực hiện trong năm. Đến năm 2008 số lượng hợp


đồng tăng trở lại, được 12 hợp đồng hơn năm 2007 là 4 hợp đồng, tăng 50% về


số lượng hợp đồng, chiếm 16,22% tỷ trọng. Sự tăng giảm này khơng phải vì lý


do chủ quan mà là vì năm 2007 nước ta thực hiện việc xuất khẩu theo cơ chế hạn


ngạch nên khối lượng gạo xuất khẩu bị giảm kéo theo số lượng hợp đồng được


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<i>tại Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 43 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


Tiếp theo là Nhật Bản, với tổng số hợp đồng là 32 trong ba năm, bình


quân mỗi năm hai bên thực hiện hơn 10 hợp đồng, tuy giá trị mỗi hợp đồng khác



nhau có những hợp đồng giá trị rất lớn, có những hợp đồng giá trị nhỏ nhưng với


số lượng hơn 10 hợp đồng mỗi năm là một con số không nhỏ. Năm 2006, Nhật


Bản chiếm 15,15% tổng số hợp đồng cả năm, đứng hàng thứ ba trong tổng số các


nước có giao dịch với Cơng ty. Sang năm tiếp theo số hợp đồng hợp được thực


hiện vẫn là 10 trong khi tổng số hợp đồng năm này giảm đi 6 hợp đồng. Đây là


một tín hiệu đáng mừng cho Cơng ty, vì Nhật là một thị trường có tiếng là khó


tính, vậy mà trong năm 2007 khi số lượng hợp đồng giảm đi ở hầu hết các thị


trường mà Nhật vẫn giữ nguyên số hợp đồng với Công ty, chứng tỏ chất lượng


gạo của Công ty đã được các khách hàng thừa nhận. Sang năm 2008, thị trường


bắt đầu sôi động trở lại, và đối tác này đã ký với Công ty 12 hợp đồng, nhưng đa


số chỉ là hợp đồng giá trị nhỏ. Do Nhật bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế


khá nặng nề nên sức tiêu dùng của người dân giảm, nên giá trị và khối lượng


hàng nhập khẩu vào cũng giảm.


Bên cạnh ba nước đứng đầu trên, Cơng ty cịn có các thị trường truyền


thống như Trung Quốc, Đài Loan, hay Philippin… tuy số lượng hợp đồng của



từng nước không nhiều như Indonesia hay Nam Phi, nhưng nếu tính cả nhóm thị


trường này thì chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng số lượng hợp đồng mà


Công ty có được. Đặc biệt, trong nhóm này có những nước mà Cơng ty đang có


kế hoạch để mở rộng thị phần như Malaysia hay các nước Trung Đông, tuy chỉ


chiếm 3% đến 5% tỷ trọng hàng năm những đây là những thị trường đầy tiềm


năng trong tương lai, hiện tại Công ty chỉ mới ký kết một vài hợp đồng để tìm


hiểu, thăm dị. Nếu thấy thích hợp với tiêu chuẩn, định hướng phát triển của


Cơng ty thì trong thời gian ngắn nữa, tỷ trọng của các thị trường này sẽ tăng lên


đáng kể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<i>tíc</i>
<i>h </i>
<i>tình</i>
<i> hì</i>
<i>nh</i>
<i> s</i>
<i>ử d</i>
<i>ụng</i>
<i> ph</i>
ư
<i>ơng</i>


<i> th</i>
<i>ức</i>
<i> thanh</i>
<i> toán</i>
<i> qu</i>
<i>ốc</i>
<i> tế</i>
<i> tr</i>
<i>ong</i>
<i> ho</i>
<i>ạt </i>
độ
<i>ng</i>
<i> x</i>
<i>u</i>
<i>ất </i>
<i>nh</i>
<i>ập</i>
<i> k</i>
<i>h</i>
<i>ẩu </i>
<i>i C</i>
<i>ông </i>
<i>ty</i>
<i> C</i>
<i>ổ P</i>
<i>h</i>
<i>ần </i>
<i>L</i>
ư

<i>ơng</i>
<i> T</i>
<i>h</i>
<i>ực</i>
<i> T</i>
<i>h</i>
<i>ực</i>
<i> P</i>
<i>h</i>
<i>ẩm</i>
<i> V</i>
<i>ĩnh </i>
<i>L</i>
<i>on</i>
<i>g </i>
D
H
: T
h
.s
T
rầ
n
Q
uố
c
D
ũ
ng
44

<i>SV</i>
<i>T</i>
<i>H</i>
<i>: N</i>
<i>guy</i>
<i>ễn </i>
<i>N</i>
<i>g</i>
<i>ọc</i>
<i> H</i>
<i>ồng </i>
<i>Á</i>
<i>nh </i>
%
145,45
150
120
160
75
100
133,33
150
66,67
<b>123,33 </b>
<b>Chênh lệch </b>
<b>2008/2007 </b>
Số
lượng
5
4

2
3
(2)
0
2
1
(1)
<b>14 </b>
%
78,57
61,54
100
71,43
133,3
175
100
66,67
100
<b>90,91 </b>
<b>Chênh lệch </b>
<b>2007/2006 </b>
Số
lượng
(3)
(5)
0
(2)
2
3
0

(1)
0
<b>(6) </b>
Tỷ
trọng
(%)
21,62
16,22
16,22
10,81
8,11
9,46
10,81
4,05
2,70
<b>100 </b>
<b>Năm 2008 </b>
Số
lượng
16
12
12
8
6
7
8
3
2
<b>74 </b>
Tỷ

trọng
(%)
18,33
13,33
16,67
8,33
13,33
11,68
10
3,33
5
<b>100 </b>
<b>Năm 2007 </b>
Số
lượng
11
8
10
5
8
7
6
2
3
<b>60 </b>
Tỷ
trọng
(%)
21,20
19,7

15,15
10,61
9,09
6,06
9,09
4,55
4,55
<b>100 </b>
<b>Năm 2006 </b>
Số
lượng
14
13
10
7
6
4
6
3
3
<b>66 </b>
<b>Thị trường </b>
Indonesia
Nam Phi
Nhật
Trung Quốc
Đài Loan
Philippin
Khác
Malaysia

Trung Đơng
<b>Tổng </b>


<i>(Nguồn: Phịng kế tốn)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<i>tại Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 45 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


<b>2,70%</b>
<b>10,81%</b>


<b>8,11%</b>


<b>4,05%</b>


<b>10,81%</b>


<b>16,22%</b>
<b>9,46%</b>


<b>16,22%</b>


<b>21,62%</b>


<b>Nhật Bản</b>



<b>Nam Phi</b>



<b>Philippin</b>




<b>Indonesia</b>



<b>Trung Quốc</b>



Đ

<b>ài Loan</b>



<b>Khác</b>



<b>Malaysia</b>



<b>Trung Đơng</b>



<b>Hình 4.2: Cơ cấu từng thị phần trong các phương thức thanh toán năm 2008 </b>
Năm 2008, trong tổng số 74 hợp đồng mà Công ty đã thực hiện thì


Indonesia chiếm 21,62% thị phần với 16 hợp đồng, kế đến là Nhật Bản và Nam


Phi cùng có 12 hợp đồng được thực hiện, chiếm 16,22% thị phần, kế đến là


Trung Quốc và nhóm thị trường khác cùng đạt 10,81% về tỷ trọng với số lượng


hợp đồng là 8, tiếp theo là Philippin và Đài Loan lần lượt chiếm 9,46% và 8,11%


tỷ trọng so với tổng số hợp đồng đã thực hiện của Công ty trong năm 2008. Đặc


biệt, có hai thị trường chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các thị trường kể trên, đó là


Malaysia chiếm 4,05% và Trung Đông là 2,7% về tỷ trọng. Tuy chiếm thị phần



nhỏ nhưng lại được tách ra riêng để phân tích càng làm tăng thêm tầm quan trọng


của hai thị trường này. Hai thị trường này có số liệu cụ thể riêng là nhằm để


Công ty tiện việc theo dõi vì đây là hai thị trường mà Công ty sẽ tập trung mở


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<i>tại Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 46 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


<b>4.2. Các trường hợp rủi ro thường xảy ra trong các phương thức thanh toán </b>
<b>4.2.1. Các rủi ro thường xảy ra gây ảnh hưởng đến phương thức </b>
<b>thanh tốn L/C </b>


<b>4.2.1.1.Rủi ro từ phía ngân hàng mở L/C </b>


Ngân hàng này không đảm bảo khả năng thanh toán


<i>Giải pháp : </i>


-Yêu cầu mở L/C tại các ngân hàng uy tín, có tên tuổi


-Ngân hàng xác nhận được chỉ đích danh hay là ngân hàng đại lý


của ngân hàng phát hành L/C tại nước xuất khẩu


Trong trường hợp này Công ty xảy ra lần nào vì khi ký hợp đồng


Công ty đều yêu cầu đối tác chọn các ngân hàng có uy tín và bản thân



Công ty cũng vậy. Như vậy Công ty sẽ tạo được uy tín với khách hàng và


giữ được mối quan hệ kinh doanh lâu dài với đối tác.


<b>4.2.1.2. Rủi ro từ phía nhà xuất khẩu </b>


<b>a) Khơng cung cấp hàng hóa theo đúng quy định của L/C </b>
<b>mặc dù nhà nhập khẩu đã mở L/C đã thực hiện ký quỹ ở ngân hàng </b>


<i>Giải pháp: </i>


+Tìm hiểu kỹ bạn hàng


+ Tham vấn ngân hàng về lịch sử kinh doanh của đối tác


+Quy định rõ ràng điều khoản phạt trong hợp đồng ngoại thương


nếu không thực hiện hợp đồng


+ Hai bên ký quỹ tại ngân hàng


+Yêu cầu những công cụ của ngân hàng như : Thư tín dụng dự


phịng, Performance bond, Bank guarantee…


<b>b) Chậm giao hàng do không thu gom và chuẩn bị kịp </b>


<i>Giải pháp : </i>


+ Ước luợng thời gian chuẩn bị hàng và gom hàng



+ Thời gian đưa hàng lên tàu


+ Thực hiện tu chỉnh L/C nếu thấy khơng thực hiện được


<i>Ví dụ: Trường hợp hợp đồng số 04-07-PTL/KOL ký ngày 16/7/2007 giữa </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<i>tại Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 47 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


Kolon và ngày giao hàng là 20/10/2007. Nhưng đến ngày giao hàng mà


KoLon vẫn chưa đủ số lượng hàng ghi trong hợp đồng để giao cho Công


ty. Do muốn giữ mối quan hệ lâu dài và thuận lợi cho cả hai bên, Công ty


đã chấp nhận tu chỉnh L/C của KoLon đồng ý giao hàng hai lần, lần đầu


giao 70% khối lượng hàng ký trong hợp đồng và ngày giao là 20/10/2007


như ngày đã thỏa thuận trong hợp đồng và 30% còn lại giao vào ngày


20/11/2007. Đến thời gian quy định trong hợp đồng, phía KoLon đã thực


hiện đúng những thỏa thuận. Vấn đề được giải quyết một cách êm thắm,


phía Cơng ty chỉ tốn thêm một khoảng phí chỉnh sửa L/C cho ngân hàng


ngoài ra cũng khơng có thiệt hại gì lớn, nhưng Công ty đã lợi ích xét về



lâu dài và hai bên vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp.


<b>c) Chuyên chở hàng hóa hóa khơng đúng quy định của </b>
<b>L/C dẫn tới chuyển tải hàng hóa: </b>


<i>Giải pháp : </i>


+ Khảo sát tuyến vận tải ngay sau khi ký hợp đồng


+ Thuê tàu chuyến nếu hàng nhiều


+ Chọn hãng tàu có thế mạnh về tuyến vận chuyển đó


+ Tu chỉnh L/C nếu cần


- Trường hợp giao hàng từng phần :


Trước hết phải đọc kỹ để nắm vững yêu cầu của L/C


+ Cho phép giao hàng làm mấy lần


+ Thời gian giao hàng mấy lần


+ Khối luợng hàng giao mấy lần


<i><b>d) Chu</b><b>ẩn bị hàng hóa khơng đúng u cầu của hợp đồng: </b></i>


<i>Giải pháp : </i>



+Đọc kỹ, mua và chuẩn bị hàng đúng yêu cầu của hợp đồng


+Thực hiện tu chỉnh L/C nếu cần


<b>4.2.1.3. Rủi ro trong thanh tốn </b>


<b>a) Do khơng xuất trình đuợc bộ chứng từ theo đúng quy </b>
<b>định của L/C: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<i>tại Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 48 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


+ Bố trí nhân sự giỏi về nghiệp vụ ở khâu lập bộ chứng từ


+ Làm ăn với đối tác có thiện chí


+ Thỏa thuận ngay với nhà nhập khẩu những chứng từ cần xuất


trình ngay khi ký hợp đồng ngoại thuơng


+ Nghiên cứu kỹ những rủi ro sai sót thuờng gặp đối với từng


chứng từ


+ Đọc, nghiên cứu kỹ những quy định của L/C đối với bộ chứng từ


+ Thực hiện tu chỉnh L/C nếu cần


<b>b) Tính pháp lý của bộ chứng từ thanh toán: Chứng từ giả, </b>


<b>không trung thực, nội dung hàng hóa khơng phù hợp với chứng từ </b>


<i>Giải pháp: </i>


+Yêu cầu về nội dung và hình thức của chứng từ phải rõ ràng,


không chung chung


+ Chứng từ phải do các người có thẩm quyền cấp, C/O, I/P, C/Q,


Test Report …


+ Vận đơn do hãng tàu đứng ra lập và khi xếp hàng hóa có đại diện


nhà nhập khẩu kiểm tra giám sát sự phù hợp lịch chạy tàu và vận đơn, B/L


phải ghi rõ hàng đã xếp lên tàu.


+ Đề nghị nhà nhập khẩu gửi ngay 1/3 bộ vận đơn gốc thẳng tới nhà


nhập khẩu để kiểm tra, đối chiếu với L/C và hợp đồng


+ Chứng chỉ chất luợng do các cơ quan uy tín của NXK hay quốc tế


cấp và có sự giám sát, kiểm tra và ký xác nhận của đại diện nhập khẩu


+ Chứng nhận số luợng có sự kiểm tra của đại diện nhà nhập khẩu


hoặc đại diện thuơng mại của Việt Nam



<b>4.2.1.4. Rủi ro do hãng tàu không tin cậy, do hư hỏng mất </b>
<b>mát khi vận chuyển </b>


<i>Giải pháp: </i>


+Giành quyền chủ động thuê tàu


+Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có


văn phịng đại diện tại nước nhà nhập khẩu


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<i>tại Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 49 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


Công ty đã biết trước được những rủi ro có thể xảy ra trong thanh


toán bằng L/C nên đã đưa ra các biện pháp để hạn chế thấp nhất giá trị


thiệt hại. Vì vậy, cho đến thời điểm hiện tại Công ty vẫn chưa từng bị tổn


thất lớn nào về các hợp đồng thực hiện bằng L/C.


<b>4.2.2. Phân tích các trường hợp thường xảy ra trong phương </b>
<b>thức chuyển tiền </b>


Quy trình thực hiện phương thức chuyển tiền thì rất đơn giản nên


rủi ro phát sinh do sai xót chứng từ là khó có thể xảy ra. Với đội ngũ cán



bộ xuất nhập khẩu nhiều kỹ thuật chun mơn thì Vĩnh Long Food chưa


xảy ra sai xót nào do phương thức này gây ra. Vấn đề rủi ro ở đây thường


do nhà nhập khẩu gây nên. Thường là sau khi giao hàng cho nhà nhập


khẩu, sau đó nhà xuất khẩu mới được nhận tiền. Nhưng khi hàng giao


xong tức là các giấy tờ liên quan đến hàng hóa đều do nhà nhập khẩu giữ,


còn việc nhà nhập khẩu có trả tiền hay khơng cịn tùy thuộc vào thiện chí


của họ. Nếu nhà nhập khẩu là một doanh nghiệp uy tín thì nhà xuất khẩu


sẽ chắc chắn nhận được tiền hàng. Còn nếu nhà nhập khẩu đã có ý định


lừa tiền hàng thì lúc này nhà xuất khẩu sẽ chịu rủi ro mất tiền- hàng.
<b>4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế </b>


<b>4.3.1. Những tập quán và thông lệ quốc tế về tín dụng chứng từ </b>
Hiện nay, trong xuất nhập khẩu quốc tế, các nước trên thế giới đều


lấy cơng cụ và quy tắc do phịng thương mại quốc tế ban hành. Trong đó,


sử dụng phổ biến nhất là quy tắc thực hành thống nhất về chứng dụng


chứng từ (UCP) là công cụ được các nước chọn làm căn cứ để thanh toán


cũng như giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra.



Do đó, việc hiểu và vận dụng UCP là rất quan trọng đối với Cơng ty


nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói chung. Trong


những năm vừa qua, đa số các tranh chấp và rủi ro phát sinh đều do chúng


ta chưa có kinh nghiệm xử lý và áp dụng theo UCP.


Bên cạnh quy tắc thực hành thống nhất về chứng dụng chứng từ -


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<i>tại Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 50 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


khác như eUCP nhưng nhìn chung các phương thức đó chỉ nhằm bổ sung


và hoàn thiện cho UCP.


Hiện nay, phòng thương mại quốc tế đã cho ra đời phiên bản mới


nhất của UCP là UCP600. UCP 600 ra đời và có hiệu lực vào ngày


01/7/2007, trong thời gian tới, ICC sẽ có nhiều việc phải làm như cập nhật


eUCP, sửa đổi ISBP cho phù hợp với quy tắc này.


Sự ra đời của các nguyên tắc thanh toán quốc tế, điều này giúp cho


các doanh nghiệp có sự lựa chọn trong việc thanh toán các hợp đồng với



nhau. Doanh nghiệp có thể chọn thực hiện hợp đồng theo các quy định


trong eUCP, UCP 500 hay trong UCP600 là vô cùng quan trọng, các quy


tắc này tương tư nhau nhưng cũng có một số khác biệt. Ví dụ như trong


UCP 600 quy định rõ thời gian cho việc từ chối hay chấp nhận một chứng


từ xuất trình theo L/C là “5 ngày làm việc ngân hàng” thay cho các quy


định không rõ ràng trong UCP 500 là “các ngân hàng có một thời hạn hợp


lý” và phải “không chậm trễ” kiểm tra chứng từ và thông báo chứng từ bất


hợp lệ cho người xuất trình. Vì vậy, các doanh nghiệp phải nêu rõ trong


hợp đồng là áp dụng các điều khoản trong hợp đồng theo quy tắc nào để


tránh xảy ra mâu thuẫn trong q trình thực hiện hợp đồng.


Vì có nhiều quy tắc được đưa ra và tập quán của mỗi nước mỗi khác


nên trước khi ký kết hợp đồng các doanh nghiệp cần phải đọc và phân tích


kỹ những điều khoản trong hợp đồng nhằm tránh được những rủi ro khơng


đáng có khi ký kết và thực hiện hợp đồng. Các ngân hàng và các doanh


nghiệp cũng cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng để áp dụng UCP chính xác và có



hiệu quả.


<b>4.3.2. Chính sách quản lý ngoại hối của nước ta </b>


Tất cả các hoạt động thanh toán quốc tế của doanh nghiệp được


thực hiện tại các ngân hàng nước ta đều chịu sự quản lý của nhà nước


bằng pháp lệnh ngoại hối.


Pháp lệnh ngoại hối được ủy ban thường vụ quốc hội ban hành và


thông qua ngày 13 tháng 12 năm 2005 và bắt đầu có hiệu lực ngày 01


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<i>tại Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 51 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


Theo pháp lệnh ngoại hối quy định chính phủ chịu trách nhiệm


thống nhất quản lý nhà nước về ngoại hối và giao cho ngân hàng nhà nước


chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động


ngoại hối, hướng dẫn và thanh tra, kiểm tra việc chấp hành việc thực hiện


pháp lệnh ngoại hối.


Pháp lệnh ngoại hối quy định chặt chẽ tất cả những hoạt động liên



quan đến tín dung, thanh toán quốc tế, dự trữ ngoại hối,....Do đó, địi hỏi


tất cả các doanh nghiệp phải thực hiện đúng và nghiêm túc.


<b>4.2.3.Chính sách và pháp luật nước ngoài </b>


Trong giao thương quốc tế, việc hiểu và thực hiện đúng chính sách


và luật pháp nước ngoài là một công việc rất quan trọng và cần thiết. Do


đó, giao dịch trong hoạt động thanh tốn quốc tế cũng khơng ngoại lệ.


Ngoài việc thiếu kinh nghiệm và các thông tin liên quan đến tập


quán thanh tốn quốc tế, thì việc các ngân hàng của Việt Nam do khơng


hiểu chính sách và luật pháp nước ngoài cũng là một nguyên nhân gây ra


các tranh chấp và tổn thất cho các ngân hàng và các doanh nghiệp của


Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp muốn ký kết hợp đồng với đối tác


nước ngồi, trước tiên phải tìm hiểu kỹ chính sách kinh tế và các quy định


pháp luật của nước đối tác, nắm rõ các quy định của nước sở tại sẽ giúp


cho các doanh nghiệp thành công hơn trong việc kinh doanh xuất nhập


khẩu, và trong thanh tốn quốc tế. Như vậy có thể tránh được các tổn thất



</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<i>tại Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 52 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


<b>Chương 5 </b>


<b>MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG THANH TỐN </b>
<b>QUỐC TẾ TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM </b>


<b>VĨNH LONG </b>


<b>5.1. Linh hoạt áp dụng các phương thức thanh toán cho từng loại </b>
<b>khách hàng </b>


Hiện tại, Vĩnh Long Food chỉ áp dụng phương thức L/C là chủ yếu


trong việc thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu ( L/C chiếm hơn 90%


giá trị thanh toán quốc tế của Cơng ty). Vì mặt hàng Công ty xuất khẩu


chỉ là gạo các loại đã quen thuộc với thị trường, nên việc áp dụng linh


hoạt cho từng loại khách hàng cho từng phương thức cũng mang lại cho


Công ty hiệu quả kinh tế cao.


Như đã biết, trong tất cả các phương thức thanh tốn thì L/C là


phương thức an toàn nhất cho các nhà xuất khẩu. Nhưng hình thức thanh



tốn này cũng có những hạn chế như tốn chi phí mở L/C, ký quỹ tại ngân


hàng đôi khi phải chịu phí tu chỉnh L/C do phía khách hàng yêu cầu. Vì


vậy, đối với những khách hàng truyền thống đáng tin cậy như ADM,


Ovlas, Novel, Lois,… thì Cơng ty nên chuyển sang dùng phương thức


thanh toán là chuyển tiền bằng điện sẽ đơn giản trong thủ tục thanh toán


và làm tăng độ tin cậy của Công ty với khác hàng. Như vậy sẽ tạo được


mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng và Công ty. Đây là điều cần thiết


cho quan hệ hợp tác trong tương lai.


Còn đối với những khách hàng mới giao dịch lần đầu thì nên áp


dụng L/C khơng hủy ngang có xác nhận hoặc L/C có điều khoản đỏ dù


hợp đồng không lớn để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Cơng ty. Vì khách


hàng mới Cơng ty chưa có thời gian tìm hiểu cũng như chưa có độ tin cậy


lẫn nhau.


Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà Công ty lựa chọn phương thức


thanh tốn thích hợp. Nếu làm tốt công tác này, Công ty sẽ ngày càng



</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<i>tại Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 53 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


sẽ làm tăng độ tin cậy của Công ty trong mắt khách hàng, điều này sẽ


mang lại lợi ích lâu dài cho Công ty. Tuy nhiên, linh hoạt thì linh hoạt


nhưng Công ty cũng nên tìm hiểu kỹ về khách hàng của mình rồi mới


quyết định phương thức thanh tốn. Vì như vậy sẽ tránh được những


trường hợp cố ý gian lận trong thanh tốn và sẽ khơng gây thiệt hại cho


Công ty về mặt tài chính, hạn chế tối đa rủi ro trong việc thanh toán quốc


tế.


<b>5.2. Rút ngắn thời gian hoàn thành các thủ tục giấy tờ hợp lệ </b>


Đối với phương thức thanh toán L/C thì việc hồn thành càng sớm


bộ chứng từ sẽ càng mang lại lợi nhuận cho Công ty, thu hồi được vốn


nhanh làm tăng khả năng lưu chuyển vốn.


Trong thanh toán L/C, công đoạn mất nhiều thời gian nhất là phần


kiểm tra những điều khoản và những sai sót trong hợp đồng. Vì vậy, khi



nhận được L/C bản gốc từ ngân hàng nên photo ra nhiều bảng để nhiều


người cùng kiểm tra, như vậy sẽ nhanh chóng phát hiện ra những sai sót


khơng phù hợp hay những điều khoản đưa vào gây khó khăn cho Cơng ty


khi giao hàng mà kịp thời sửa chữa. Nếu vậy sẽ rút ngắn được thời gian


làm thủ tục giúp Công ty thu hồi được vốn nhanh.


Trước đây bộ chứng từ thường được gởi đi bằng Fax, chuyển phát


nhanh hoặc giao trực tiệp cho đối tác, cách làm này đôi khi tốn rất nhiều


thời gian do chủ quan hoặc khách quan. Những hiện nay, các doanh


nghiệp và ngân hàng đều đưa thông tin lên Internet, các thủ tục cũng được


thực hiện trên Internet nhằm giúp các doanh nghiệp cũng như các ngân


hàng rút ngắn thời gian làm thủ tục giấy tờ. Và trong thanh toán quốc tế


cũng vậy, các ngân hàng đưa ra sẵn những thủ tục giấy tờ chứng nhận cần


thiết, thực hiện thanh toán điện tử, các doanh nghiệp chỉ cần theo đó mà


gởi hồ sơ cho ngân hàng qua Internet và ngân hàng sẽ hoàn tất bộ chứng


từ. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại các doanh nghiệp vẫn e ngại khi



sử dụng dịch vụ này của ngân hàng vì họ cho rằng phương thức này thiếu


an toàn do thiếu chữ ký và con dấu đỏ. Hy vọng rằng trong tương lai gần


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

<i>tại Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 54 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


Công ty rút ngắn thời gian hoàn thành bộ chứng từ và thu hồi được vốn


nhanh. Đây là đều mà các doanh nghiệp kinh doanh đều muốn đạt được.
<b>5.3. Đào tạo đội ngũ cán bộ bên bộ phận xuất khẩu có chun mơn cao </b>


Cơng tác xuất nhập khẩu của Công ty chủ yếu được giao dịch ở Văn


phịng đại diện Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay đội ngũ bên thanh toán


quốc tế ở Văn phòng đại diện vẫn cịn ít. Vào thời gian xuất khẩu cao


điểm thì vẫn thiếu lực nhân viên. Cho nên Cơng ty nên đào tạo thêm nhân


viên bổ sung bằng cách cho nhân viên đi học hoặc nhận thêm sinh viên ra


trường ở các lớp ngoại thương. Bồi dưỡng, nâng cao tay nghề của các


nhân viên đang công tác trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, giúp giảm


thiểu những rủi ro trong xuất nhập khẩu. Với một đội ngũ cán bộ tay nghề


cao thì Cơng ty sẽ hạn chế được những rủi ro sai sót về bộ chứng vì những



yếu tố chủ quan tránh gây tổn thất cho Công ty.


Bên cạnh đó, bản thân đội ngũ nhân viên thanh tốn quốc tế của


Cơng ty cũng nên tự tham khảo, trao dồi thêm kỹ năng thanh tốn của


mình, nghiên cứu kỹ các quy tắc về thanh toán quốc tế đã ban hành để tự


hoàn thiện kiến thức của mình và đem lại hiệu quả thanh tốn tốt nhất cho


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<i>tại Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 55 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


<b>Chương 6 </b>


<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ </b>


<b>6.1. Kết luận </b>


Nền kinh tế Việt Nam được các đối tác trên thế giới thừa nhận là


đang trên đà phát triển rất nhanh và rất có triển vọng. Kim ngạch xuất


khẩu đang tăng, đều này đồng nghĩa với việc thanh toán quốc tế ngày càng


nhiều. Vĩnh Long Food là một trong những công ty xuất khẩu đứng đầu


của Tỉnh. Nhìn chung, trong các năm qua tình hình kinh tế thế giới có



nhiều biến động và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình xuất khẩu của ngành


gạo nói chung và của Công ty Cổ phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh


Long nói riêng. Kéo theo đó là sự tăng giảm trong tổng giá trị thanh toán


quốc tế, điều này ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả kinh doanh của Cơng ty.


Qua phân tích số liệu ba năm cơng tác thanh tốn quốc tế của Cơng


ty, ta nhận thấy rằng Công ty đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ


và được đánh giá là một trong năm doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu


Việt Nam và đứng đầu của Vĩnh Long. Tuy nhiên, mục tiêu của Công ty là


sẽ vượt lên là một trong ba doanh nghiệp xuất khẩu gạo đứng đầu cả nước,


muốn đạt được kết quả như vậy, Ban lãnh đạo cùng đội ngũ nhân viên


phải nỗ lực hơn nữa mới đạt được kết quả như mong đợi.


<b>6.2. Kiến nghị </b>


Bên cạnh những kết quả đạt được, bộ phận thanh toán quốc tế vẫn


còn tồn tại một số hạn chế. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh


tốn quốc tế, Cơng ty nên tham khảo một số kiến nghị sau:



- Công ty phải tiếp tục đảm bảo nguồn cung được ổn định, kiểm tra


kỹ chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng. Tạo sự tin


tưởng cho khách hàng khi giao dịch nhằm đem lại kết quả tốt nhất cho


khách hàng và cho cả Công ty.


- Tiếp tục phấn đấu rút ngắn thêm thời gian hoàn thành thủ tục


chứng từ giúp Công ty thu hồi vốn nhanh và có vồn để thực hiện các hợp


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

<i>tại Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 56 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


- Củng cố thị trường truyền thống của Công ty, bên cạnh đó cũng


cần tập trung tìm cơ hội thâm nhập vào thị trường mới như Châu Phi,


Trung Đông, mở rộng kinh doanh và làm tăng doanh thu thanh toán quốc


tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<i>tại Công ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long </i>


GVDH: Th.s Trần Quốc Dũng 57 <i>SVTH: Nguyễn Ngọc Hồng Ánh </i>


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



<i>1. Dương Hữu Hạnh (1999). Thanh toán quốc tế - Nguyên tắc và thực </i>


<i><b>hành, NXB Tài Chính. </b></i>


<i>2. PGS.TS. Nguyễn Thị Quy (2003). Thanh toán quốc tế bằng L/C - </i>


<i><b>Các tranh chấp thường phát sinh và cách giải quyết, NXB Chính trị quốc </b></i>


gia.


<i><b>3. PGS.TS. Lê Văn Tề (2000). Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, NXB </b></i>


Thống Kê.


<i>4. PGS.TS. Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân (2003). Tín dụng xuất nhập </i>


<i>khẩu, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, NXB Thống Kê Hà Nội. </i>


<i>5. PGS.TS. Lê Văn Tề (1993). Nghiệp vụ tín dụng thanh tốn quốc </i>


<i>tế, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh. </i>


<i>6. Paul R.Kruman, Maurice Obstfeld (1996). Kinh tế học quốc tế - lý </i>


<i>thuyết và chính sách, NXB Chính trị quốc gia. </i>


<i>7. TS. Nguyễn Văn Tiến (2002). Đánh giá và phòng ngừa rủi ro </i>


<i>trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống Kê. </i>



<i>8. PGS. Đinh Xuân Trình (2006). Giáo trình thanh tốn quốc tế trong </i>


<i>ngoại thương, NXB Giáo Dục. </i>


9. TS. Đỗ Linh Hiệp, TS. Ngô Hướng, CN. Hồ Trung Bửu (1999).


<i>Thanh toán quốc tế - Tài trợ ngoại thương và kinh doanh ngoại hối, NXB </i>


</div>

<!--links-->

×