Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Quản trị ngoại thương - Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.84 KB, 14 trang )

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
MÔN: QU Ả N TR Ị NGOẠ I THƯƠ NG.
(Khoa TM-DL).
C 6
1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
a. Về bản chất là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau.
Trong đó qui định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên: bên bán phải cung
cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ liên quan, bên mua phải thanh toán
và nhận hàng.
b. Sự thỏa thuận đạt được giữa hai bên hay nhiều bên đương sự nhằm mục
đích tạo ra, thay đổi hoặc triệt tiêu quan hệ giữa các bên.
c. Thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu..về việc thực hiện công việc sản xuất, trao
đổi hàng hóa…..và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với quy
định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của
mình.
d. Sự thỏa thuận giữa các chủ thề nhằm xác lập, thực hiện và chấm dứt các
quan hệ trao đổi hàng hóa.
Đáp án: a
2. Hợp đồng tạm nhập tái xuất là:
a. Hợp đồng mua hàng của nước ngoài rồi để đưa hàng đó vào nước mình
nhằm phục vụ cho sản xuất, chế biến, tiêu dùng trong nước.
b. Hợp đồng xuất khẩu hàng hóa mà trước kia đã nhập từ nước ngoài, không
qua tái chế biến hay sản xuất gì ở trong nước mình.
c. Hợp đồng mua hàng của nước ngoài rồi xuất khẩu hàng hóa đó.
d. Tất cả đều sai.
Đáp án: b
3. Hợp đồng tạm xuất tái nhập là:
a. Hợp đồng mua hàng của nước ngoài rồi để đưa hàng đó vào nước mình
nhằm phục vụ cho sản xuất, chế biến, tiêu dùng trong nước.
b. Hợp đồng mua những hàng hóa do nước mình sản xuất mà trước kia đã bán
ra nước ngoài, chưa qua chế biến gì ở nước ngoài.


c. Hợp đồng xuất khẩu hàng hóa mà trước kia đã nhập từ nước ngoài, không
qua tái chế biến hay sản xuất gì ở trong nước mình.
d. Tất cả đều sai.
Đáp án: b
4. Hợp đồng chuyển khẩu là:
a. Hợp đồng xuất khẩu hàng hóa mà trước kia đã nhập từ nước ngoài, không
qua tái chế biến hay sản xuất gì ở trong nước mình.
b. Hợp đồng mua hàng hóa từ một nước để bán sang một nước khác mà không
làm thủ tục nhập vào và thủ tục xuất khẩu ra khỏi nước (người mua) chuyển
khẩu.
c. Hợp đồng mua hàng của nước ngoài rồi để bán sang một nước khác nhằm
phục vụ cho sản xuất, chế biến, tiêu dùng trong nước.
d. Hợp đồng mua những hàng hóa do nước mình sản xuất mà trước kia để bán
cho nước thứ ba, chưa qua chế biến gì ở nước ngoài.
Đáp án: b
5. …: Về bản chất là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau.
Trong đó qui định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên: bên bán phải cung cấp hàng
hóa, chuyển giao các chứng từ liên quan, bên mua phải thanh toán và nhận hàng.
a. Hợp đồng mua bán hàng hóa.
b. Hợp đồng kinh tế.
c. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
d. Cả 3 đều đúng.
Đáp án: c
6. …: Hợp đồng xuất khẩu hàng hóa mà trước kia đã nhập từ nước ngoài, không qua
tái chế biến hay sản xuất gì ở trong nước mình. Hợp đồng …
a. Tạm nhập tái xuất
b. Tạm xuất tái nhập
c. Chuyển khẩu
a. Cả 3 đều đúng.
Đáp án: a

7. …: Hợp đồng mua những hàng hóa do nước mình sản xuất mà trước kia đã bán ra
nước ngoài, chưa qua chế biến gì ở nước ngoài. Hợp đồng …
a. Tạm nhập tái xuất
b. Tạm xuất tái nhập
c. Chuyển khẩu
a. Cả 3 đều đúng.
Đáp án: b
8. Phương pháp xác định phẩm chất của hàng hoá dựa vào mẫu hàng, cách tiến hành:
a. Người bán giao mẫu cho nguời mua để kiểm tra, nếu người mua đồng ý thì
người bán lập 3 mẫu : 1 giao cho người mua, 1 cho trung gian & 1 người
bán giữ để đối chiếu & giải quyết tranh chấp (nếu có ) sau này.
b. Hoặc mẫu do người mua đưa cho người bán, trên cơ sở đó người bán sản
xuất 1 mẫu đối & ký hợp đồng sẽ dựa trên mẫu đối đó.
c. Cả 2 đều đúng.
d. Cả 2 đều sai.
Đáp án: c
9. Phương pháp xác định phẩm chất của hàng hoá dựa vào mẫu hàng, yêu cầu :
a. Mẫu đươc rút ra từ chính lô hàng.
b. Mẫu phải có phẩm chất trung bình.
c. Mẫu đươc rút ra ngẫu nhiên từ chính lô hàng.
d. Cả a và b.
Đáp án: d
10. Phương pháp xác định phẩm chất của hàng hoá dựa vào tiêu chuẩn hàng hoá :
a. Cần hiểu rõ nội dung của tiêu chuẩn: tiêu chuẩn có thể do Nhà nước, ngành
hoặc cơ quan sản xuất ban hành nên phải ghi rõ người, nơi, năm ban hành
tiêu chuẩn.
b. Có thể sửa đổi một số chỉ tiêu trong tiêu chuẩn nếu thấy cần thiết.
c. Cần ghi rõ tiêu chuẩn, không mập mờ.
d. Cả 3 đều đúng.
Đáp án: d

11. Phương pháp xác định phẩm chất của hàng hoá dựa vào hàm lượng của 1 chất nào
đó trong sản phẩm:
a. Hàm lượng chất có ích: quy định hàm lượng ( %) min.
b. Hàm lượng chất không có ích: quy định hàm lượng (%) max
c. Cả 2 đều đúng.
d. Cả 2 đều sai.
Đáp án: c
12. Phương pháp xác định phẩm chất của hàng hoá dựa vào trọng lượng riêng của hàng
hoá (natrural weight):
a. Dựa vào trọng lượng riêng của hàng hoá
b. Chỉ tiêu này phản ánh độ chắc của hàng.
c. Cả 2 đều đúng.
d. Cả 2 đều sai.
Đáp án: c
13. Phương pháp xác định phẩm chất của hàng hoá dựa vào nhãn hiệu hàng hoá:
a. Những kí hiệu, hình vẽ, chữ… để phân biệt hàng hoá của cơ sở sản xuất
này với cơ sở sản xuất khác.
b. Chỉ tiêu phản ánh độ chắc của hàng.
c. Những hướng dẫn vận hành & lắp ráp…
d. Cả 3 đều sai.
Đáp án: a
14. Phương pháp xác định phẩm chất của hàng hoá dựa vào tài liệu kĩ thuật:
a. Bảng thuyết minh, hướng dẫn vận hành & lắp ráp…
b. Những kí hiệu, hình vẽ, chữ… để phân biệt hàng hoá của cơ sở sản xuất
này với cơ sở sản xuất khác.
c. Chỉ tiêu phản ánh độ chắc của hàng.
d. Cả 3 đều sai.
Đáp án: a
15. Phương pháp xác định phẩm chất của hàng hoá dựa vào xem hàng trước ( còn gọi
là đã xem và đồng ý – Inspected and approved) :

a. Người bán giao sản phẩm, không chịu trách nhiệm về phẩm chất của sản
phẩm.
b. Theo phương pháp này thì HĐ đã được kí nhưng phải có người mua xem
hàng & đồng ý thì HĐ mới có hiệu lực. Nếu người mua không đến xem
hàng trong thời gia qui định thì quá thời gian đó coi như đồng ý.
c. Áp dụng được cho mọi sản phẩm có khả năng mô tả được ( hình dạng, màu
sắc, kích cỡ, công dụng…của sản phẩm).
d. Cả 3 đều sai.
Đáp án: b
16. Phương pháp xác định phẩm chất của hàng hoá dựa vào hiện trạng của hàng hoá :
a. Người bán giao sản phẩm, không chịu trách nhiệm về phẩm chất của sản
phẩm. Đặc điểm của phương pháp này là gía bán không cao.
b. Theo phương pháp này thì HĐ đã được kí nhưng phải có người mua xem
hàng & đồng ý thì HĐ mới có hiệu lực. Nếu người mua không đến xem
hàng trong thời gia qui định thì quá thời gian đó coi như đồng ý.
c. Áp dụng được cho mọi sản phẩm có khả năng mô tả được ( hình dạng, màu
sắc, kích cỡ, công dụng…của sản phẩm).
d. Cả 3 đều sai.
Đáp án: a
17. Phương pháp xác định phẩm chất của hàng hoá dựa vào sự mô tả :
a. Người bán giao sản phẩm, không chịu trách nhiệm về phẩm chất của sản
phẩm. Đặc điểm của phương pháp này là gía bán không cao.
b. Theo phương pháp này thì HĐ đã được kí nhưng phải có người mua xem
hàng & đồng ý thì HĐ mới có hiệu lực. Nếu người mua không đến xem
hàng trong thời gia qui định thì quá thời gian đó coi như đồng ý.
c. Áp dụng được cho mọi sản phẩm có khả năng mô tả được ( hình dạng, màu
sắc, kích cỡ, công dụng…của sản phẩm).
d. Cả 3 đều sai.
Đáp án: c
18. Phương pháp qui định số lượng hàng hóa:

a. Phương pháp qui định phỏng chừng
b. Phương pháp qui định dứt khoát số lượng
c. Cả 2 đều đúng.
d. Cả 2 đều sai.
Đáp án: c
19. Phương pháp qui định số lượng hàng hóa phỏng chừng áp dụng khi:
a. Hàng hóa có khối lượng lớn, khó đếm được
b. Hàng hóa có khối lượng lớn, đếm được
c. Hàng hóa có tiêu chuẩn rõ ràng
d. Cả 3 đều sai.
Đáp án: a
20. Phương pháp qui định số lượng hàng hóa dứt khóat áp dụng khi:
a. Hàng hóa có khối lượng lớn, khó đếm được
b. Hàng hóa có khối lượng lớn, đếm được
c. Hàng hóa có tiêu chuẩn rõ ràng
d. Cả 3 đều sai.
Đáp án: b
21. Phương pháp qui định trọng lượng tịnh áp dụng khi:
a. Hàng hóa có khối lượng lớn, khó đếm được
b. Hàng hóa có khối lượng lớn, đếm được
c. Hàng hóa có tiêu chuẩn rõ ràng
d. Cả 3 đều sai.
Đáp án: b
22. Phương pháp qui định trọng lượng cả bì áp dụng khi:
a. Hàng hóa có khối lượng lớn, khó đếm được
b. Hàng hóa có khối lượng lớn, đếm được
c. Hàng hóa có tiêu chuẩn rõ ràng
d. Cả 3 đều sai.
Đáp án: b
23. Thời hạn giao hàng: (Shipment/Delivery): là thời hạn mà người bán phải hoàn

thành nghĩa vụ giao hàng. Có 3 kiểu quy định thời hạn giao hàng trong buôn bán
quốc tế:

×