Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Luận văn - Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển loại hình du lịch tham quan chợ nổi Cái Răng- Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 127 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỤC LỤC</b>





<i>Trang </i>


<b>CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...1 </b>


1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...1


1.1.1. Sự cần thiết của đề tài...1


1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn...2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...3


1.2.1. Mục tiêu chung ...3


1.2.2. Mục tiêu cụ thể...3


1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.3
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định...3


1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu...3


1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...4


1.4.1. Thời gian nghiên cứu ... 4


1.4.2. Không gian... 4


1.4.3. Đối tượng nghiên cứu... 4



1.4.4. Giới hạn của đề tài ... 4


1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU...5


<b>CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...7 </b>


2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN...7


2.1.1. Các khái niệm cơ bản ... 7


2.1.2. Tài nguyên du lịch... 8


2.1.3. Sản phẩm du lịch... 8


2.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ... 9


2.1.5. Chất lượng dịch vụ du lịch ... 10


2.1.6. Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng .... 15


2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...15


2.2.1. Phương pháp thu thập sô liệu ... 15


2.2.2. Phương pháp chọn mẫu ... 16


2.2.3. Phương pháp xác định cỡ mẫu... 16


2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu... 17



<b>CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG CỦA DU LỊCH CẦN THƠ ...25 </b>


3.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH CẦN THƠ...25


3.1.1. Vị trí địa lý... 25


3.1.2. Tài nguyên du lịch... 25


3.1.3. Các loại hình du lịch ... 28


3.2. THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH DU LỊCH CẦN THƠ...30


3.2.1. Lượng khách lưu trú... 30


3.2.2. Hoạt động lữ hành ... 31


3.2.3. Công tác xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ du lịch ... 32


3.2.4. Doanh thu của ngành du lịch ... 35


3.2.5. Nguồn nhân lực cho du lịch... 35


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

3.3.2. Khó Khăn... 38


<b>CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA LOẠI HÌNH DU LỊCH THAM </b>
<b>QUAN CHỢ NỔI CÁI RĂNG - CẦN THƠ ...40 </b>


4.1. GIỚI THIỆU CHỢ NỔI CÁI RĂNG - CẦN THƠ...40



4.1.1. Vài nét sơ lược về chợ nổi... 40


4.1.2. Chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ ... 43


4.1.3. Một số tour tham quan chợ nổi ở Cần Thơ ... 44


4.2. THỰC TRẠNG CỦA TOUR DU LỊCH THAM QUAN CHỢ NỔI
CÁI RĂNG - CẦN THƠ...44


4.2.1. Điều kiện phát triển du lịch ... 44


4.2.2. Số lượng khách ... 49


4.2.3. Tỷ lệ quay lại ... 49


4.2.4. Chi tiêu của khách... 50


<b>CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG </b>
<b>CỦA DU KHÁCH VỀ TOUR THAM QUAN CHỢ NỔI </b>
<b>CÁI RĂNG - CẦN THƠ...51 </b>


5.1. ĐÁNH GIÁ THANG ĐO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA TOUR
THAM QUAN CHỢ NỔI CÁI RĂNG THEO MƠ HÌNH SERQUAL...51


5.1.1. Đánh giá thang đo chất lượng dịch vụ theo mơ hình SERVQUAL
bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ... 51


5.1.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA
(exploratory factor analysis)... 52



5.1.3. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo theo mơ hình SERVQUAL ... 55


5.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LỊNG
CỦA DU KHÁCH VỀ CHUYẾN THAM QUAN CHỢ NỔI CÁI RĂNG57
5.2.1. Đánh giá của khách du lịch về chất lượng của tour tham quan
chợ nổi Cái Răng ... 57


5.2.2. Phân tích sự ảnh hưởng của SERVQUAL đến SAT ... 58


5.2.2. Phân tích sự ảnh hưởng của từng thành phần SERVQUAL đến SAT
... 60


5.3. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT...66


5.3.1. Các giả thiết về mối quan hệ giữa sự hài lòng và các thành phần của
SERVQUAL... 66


5.3.2. Các giả thiết về sự khác biệt giữa các thành phần SERVQUAL theo
các biến phân loại ... 67


<b>CHƯƠNG 6: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH THAM </b>
<b>QUAN Ở CHỢ NỔI CÁI RĂNG - CẦN THƠ ...72 </b>


6.1. CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP...72


6.1.1. Từ các định hướng của cơ quan quản lý du lịch... 72


6.1.2. Từ tình hình thực tế... 73


6.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH THAM QUAN


Ở CHỢ NỔI CÁI RĂNG - CẦN THƠ...78


6.2.1. Các giải pháp chung ... 78


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

6.2.3. Đề xuất mơ hình du lịch tham quan kết hợp mua sắm và thưởng thức


ẩm thực tại chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ ... 84


<b>CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...89 </b>


7.1. KẾT LUẬN...89


7.2. KIẾN NGHỊ...90


7.2.1. Đối với cơ quan quản lý du lịch... 90


7.2.2. Đối với chính quyền địa phương ... 91


7.2.3. Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ... 91


7.2.4. Đối với cộng đồng cư dân địa phương... 92


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ...93</b>


<b>PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN...94</b>


<b>PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ...100</b>


<b>PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA..103 </b>



<b>PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MƠ HÌNH HỒI QUY...108 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>DANH MỤC BIỂU BẢNG </b>





<i>Trang </i>


BẢNG 1: MƠ HÌNH SERVQUAL DỰ KIẾN ...14


BẢNG 2: CƠ CẤU KHÁCH QUỐC TẾ VÀ KHÁCH NỘI ĐỊA ĐẾN CẦN THƠ GIAI
ĐOẠN 2006 - 2008 ...17


BẢNG 3: MA TRẬN ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH - ĐIỂM YẾU - CƠ HỘI -NGUY CƠ
(SWOT)...22


BẢNG 4: TÌNH HÌNH DU KHÁCH ĐẾN CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2006-2008 ....30


BẢNG 5: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG LỮ HÀNH CỦA NGÀNH DU LỊCH CẦN THƠ
TỪ NĂM 2006 – 2008...31


BẢNG 6: ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH VỀ VẤN ĐỀ AN TOÀN CỦA PHƯƠNG
TIỆN VẬN CHUYỂN ...46


BẢNG 7: ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH VỀ VẤN ĐỀ VỆ SINH
MÔI TRƯỜNG TẠI CHỢ NỔI ...48


BẢNG 8: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO ...52


BẢNG 9: CÁC THÀNH PHẦN CỦA THANG ĐO SERVQUAL HIỆU CHỈNH ..54



BẢNG 10: ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA- CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ...55


BẢNG 11: ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA THEO TỪNG THÀNH PHẦN
SERVQUAL ...56


BẢNG 12: BẢNG ĐIỂM CẢM NHẬN TRUNG BÌNH CỦA DU KHÁCH VỀ CHẤT
LƯỢNG CỦA CHUYẾN THAM QUAN ...57


BẢNG 13: TÓM TẮT KẾT QUẢ MƠ HÌNH HỒI QUI
SAT = f (ASS, REL, EMP, RES, TAN) ...58


BẢNG 14: TÓM TẮT KẾT QUẢ HỒI QUI – NĂNG LỰC PHỤC VỤ
ASS = f(ASS_1, ASS_2, ASS_3, ASS_4, ASS_5, ASS_6, ASS_7, ASS_8)
...60


BẢNG 15: TÓM TẮT KẾT QUẢ HỒI QUI - YẾU TỐ ĐÁNG TIN CẬY
REL = f(REL_1, REL_2, REL_3, REL_4, REL_5, REL_6)...62


BẢNG 16: TÓM TẮT KẾT QUẢ HỒI QUI – SỰ ĐỒNG CẢM, THẤU HIỂU
EMP = f(EMP_1, EMP_2, EMP_3) ...63


BẢNG 17: TÓM TẮT KẾT QUẢ HỒI QUI – SỰ ĐÁP ỨNG
RES = f(RES_1, RES_2, RES_3) ...64


BẢNG 18: TÓM TẮT KẾT QUẢ HỒI QUI – YẾU TỐ HỮU HÌNH
TAN = f(TAN_1, TAN_2)...65


BẢNG 19: KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT THEO ĐỘ TUỔI...68


BẢNG 20: SỰ KHÁC BIỆT VỀ SỰ HÀI LÒNG THEO ĐỘ TUỔI...69



BẢNG 21: KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT SỰ HÀI LỊNG THEO GIỚI TÍNH...69


BẢNG 22: KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT SỰ HÀI LÒNG THEO QUỐC TỊCH ...69


BẢNG 23: SỰ KHÁC BIỆT VỀ SỰ HÀI LÒNG THEO LOẠI KHÁCH ...69


BẢNG 24: KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT SỰ HÀI LỊNG THEO TRÌNH ĐỘ...70


BẢNG 25: SỰ KHÁC BIỆT VỀ SỰ HÀI LỊNG THEO TRÌNH ĐỘ ...70


BẢNG 26: KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT VỀ SỰ HÀI LÒNG THEO THU NHẬP...70


BẢNG 27: SỰ KHÁC BIỆT VỀ SỰ HÀI LỊNG THEO THU NHẬP ...71


BẢNG 28: BẢNG TĨM TẮT KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH...71


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

BẢNG 30: MỨC ĐỘ PHẢN ỨNG CỦA TOUR THAM QUAN CHỢ NỔI


CÁI RĂNG VỚI CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI ...73
BẢNG 31 : MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH ...74
BẢNG 32: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CHỢ NỔI CÁI RĂNG VÀ CHỢ NỔI


THÁI LAN ...75
BẢNG 33: MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NỘI BỘ CỦA TOUR THAM


QUAN CHỢ NỔI CÁI RĂNG...76
BẢNG 34: MA TRẬN ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH - ĐIỂM YẾU - CƠ HỘI - NGUY


CƠ CỦA TOUR THAM QUAN CHỢ NỔI CÁI RĂNG ...77


BẢNG 35: THỨ TỰ ƯU TIÊN CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO TOUR


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>DANH MỤC HÌNH </b>





<i>Trang </i>


HÌNH 1: MƠ HÌNH SERQUAL VỀ NĂM KHOẢNG CÁCH CỦA CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ ...11
HÌNH 2: MƠ HÌNH LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÀI LỊNG ...14
HÌNH 3: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TP.CẦN THƠ ...25
HÌNH 4: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỶ TRỌNG KHÁCH LỮ HÀNH ĐẾN CẦN THƠ


GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 ...31
HÌNH 5: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH DOANH THU NGÀNH DU LỊCH CẦN


THƠ GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 ...35
HÌNH 6: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU


LỊCH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 ...36
HÌNH 7: SƠ ĐỒ CÁC HƯỚNG TIẾP CẬN CHỢ NỔI CÁI RĂNG...45
HÌNH 8: BIỀU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH KHÁCH ĐẾN CHỢ NỔI CÁI RĂNG


QUA CÁC NĂM...49
HÌNH 9: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỐ LẦN DU KHÁCH ĐẾN THAM QUAN CHỢ NỔI


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT </b>





HDV: Hướng dẫn viên


NVPV: Nhân viên phục vụ


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>TÓM TẮT </b>





Cần Thơ có rất nhiều điều kiện để phát triển du lịch như vừa có tài
nguyên tự nhiên vừa có tài nguyên nhân văn. Tuy kết quả hoạt động kinh doanh
du lịch và dịch vụ của Cần Thơ trong mấy năm qua có những bước tiến đáng kể
nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng mà nó đang sở hữu. Nhất là tour tham quan
chợ nổi Cái Răng, một tour được xem là điểm son của du lịch Cần Thơ nhưng
vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế làm ảnh hưởng đến cảm nhận của du khách như:
vấn đề vệ sinh đang trong tình trạng đáng lo ngại, mức độ an toàn của phương
tiện vận chuyển còn thấp, mức độ đáp ứng các dịch vụ chưa cao, sự yếu kém
trong công tác tổ chức và quản lý… Để Cần Thơ không bị mất khách, du lịch
Cần thơ nói chung và du lịch chợ nổi nói riêng cần phải có những giải pháp chiến
lược nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu
của du khách. Chính vì vậy, đề tài này được ra đời nhằm phân tích thực trạng
khai thác du lịch và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng du lịch và sự hài lòng
của khách du lịch về chuyến tham quan, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để
phát triển loại hình du lịch tham quan chợ nổi ở Cần Thơ.


Trong bài nghiên cứu này, phương pháp phân tích nhân tố được triển
khai để khám phá các nhân tố cấu thành chất lượng dịch vụ du lịch, từ đó tìm ra
nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng dịch vụ của tour tham quan chợ
nổi cũng như sự hài lòng của du khách về chuyến tham quan. Kết quả cuối cùng
cho thấy rằng các thành phần chất lượng dịch vụ theo mơ hình SERVQUAL đều
có tác động dương đến sự hài lịng của khách du lịch. Trong đó, năng lực phục vụ
có tác động lớn nhất đến sự thỏa mãn của du khách, kế đến là ảnh hưởng của yếu
tố đồng cảm, yếu tố hữu hình và sự tin cậy. Cịn riêng có yếu tố đáp ứng thì ảnh
hưởng rất ít đến sự hài lịng của khách.



Bên cạnh đó, phép kiểm định sự khác biệt trong việc đánh giá sự hài lòng
về chất lượng dịch vụ của chuyến tham quan chợ nổi Cái Răng theo các yếu tố
phân loại cũng được tiến hành. Kết quả cho thấy:


 Có sự khác biệt trong việc đánh giá sự hài lòng theo độ tuổi, quốc


tịch (loại khách), trình độ và thu nhập. Trong khi đó thì giới tính khơng có ảnh
hưởng đến sự thỏa mãn của du khách (khơng có sự khác biệt theo giới tính).


 Có sự khác biệt trong việc đánh giá năng lực phục vụ, sự đáp ứng và
yếu tố hữu hình theo tuổi, quốc tịch (loại khách) và thu nhập.


 Chỉ có sự khác biệt trong việc đánh giá sự đáng tin cậy theo tuổi.
 Có sự khác biệt trong việc đánh giá sự đồng cảm theo quốc tịch và


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

 Ngoài ra, phép kiểm định này cũng cho ta thấy được trình độ và giới


tính khơng có ảnh hưởng đến cảm nhận của du khách về chất lượng dịch vụ.
Cuối cùng, đề tài dựa trên cơ sở là các định hướng phát triển du lịch và
tình hình thực tế được phân tích dựa vào ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
(EFE), ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), ma trận hình ảnh cạnh tranh
và ma trận SWOT đề xuất các giải pháp, phương hướng phát triển cho loại hình
du lịch tham quan chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>CHƯƠNG 1 </b>


<b>GIỚI THIỆU </b>







<b>1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU </b>


<b>1.1.1. Sự cần thiết của đề tài </b>


Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành một hiện tượng
phổ biến, là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội.
Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council -
WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt lên cả
ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với một số quốc gia, du
lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương. Tại nhiều quốc gia
khác, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch đã nhanh chóng
trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới.


Hòa vào xu thế chung của thời đại, những năm gần đây, Nhà nước ta đã
và đang có chủ trương tăng tỉ trọng của ngành Du lịch - Dịch vụ, cố gắng đưa du
lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Nhà nước ta cũng chú
trọng phát triển cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông xuyên quốc gia... Đặc
biệt, nước ta là một trong những quốc gia có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích
lịch sử, điều kiện chính trị ổn định... là nơi mà nhiều du khách trong và ngoài
nước lựa chọn làm điểm dừng chân trong hành trình du lịch của họ. Đây chính là
những điều kiện thuận lợi cho kinh tế du lịch cả nước nói chung và TP Cần Thơ
nói riêng ngày càng phát triển.


Cần Thơ, nơi mệnh danh là thủ phủ miền Tây, là trung tâm kinh tế - văn
hóa của vùng ĐBSCL nằm ngay bên bờ sơng Hậu hiền hịa, có địa hình thuộc
dạng đồng bằng phù sa châu thổ thấp, bằng phẳng, có hệ thống sơng ngòi, kênh
rạch chằng chịt, cung cấp một trữ lượng nước khá lớn cho những vườn cây ăn
trái bốn mùa xanh tươi, những cánh đồng lúa bạt ngàn. Con người Cần Thơ chân
thành và hiếu khách, lối sống mộc mạc mang đậm sắc thái văn hóa của vùng
sơng nước…Tất cả những điều đó đã tạo nên bức tranh bình dị nhưng rất đỗi ấn


tượng với khách thập phương khi chỉ một lần ghé thăm Cần Thơ. Từ đây có thể
khẳng định Cần Thơ có lợi thế rất lớn trong việc khai thác các giá trị tự nhiên sẵn
có, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch sinh thái và du lịch sông nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhiều công ty du lịch và các dịch
vụ tư nhân ồ ạt nổi lên nhưng chỉ chú trọng đến lợi nhuận, chạy theo số lượng mà
không quan tâm đến việc nâng cao chất lượng, khơng tìm hiểu nhu cầu của du
khách, từ đó làm mất lịng tin của họ, gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân.
Nghiêm trọng hơn là tình hình vệ sinh nguồn nước, vệ sinh rác thải ở các khu chợ
nổi đang là một vấn đề bức xúc cần được quan tâm giải quyết.


Bên cạnh đó, một vấn đề cũng không kém phần quan trọng được đặt ra là
làm sao có thể tận dụng được những tiềm năng sẵn có, duy trì và phát huy nét
sinh hoạt văn hóa mang đậm bản sắc của nền văn minh sơng nước có từ hàng
trăm năm nay mà khơng để cho nó bị mai một và bị “thương mại hóa”.


Để giải quyết những vấn đề này Cần Thơ cần xây dựng cho mình những
mơ hình du lịch mang nét đặc trưng của mình- du lịch vùng sơng nước và cần có
những định hướng đúng đắn nhằm tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch
sẵn có, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần quan trọng vào
việc phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giữ gìn an ninh, quốc phịng,
<i><b>trật tự an tồn xã hội... Đó là lý do mà tôi chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng và </b></i>
<i><b>đề xuất các giải pháp phát triển loại hình du lịch tham quan chợ nổi Cái </b></i>
<i><b>Răng- Cần Thơ” làm đề tài nghiên cứu của mình, với hy vọng rằng đề tài sau </b></i>
khi hồn thành sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của du lịch Cần Thơ trong
tương lai.


<b>1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn </b>


Du lịch là ngành kinh tế “khơng khói” và được coi là thế mạnh “xuất


khẩu tại chỗ” nên được nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, quan tâm đầu tư
phát triển. Tất cả 63 tỉnh, thành phố trên cả nước hiện nay đều chọn du lịch là
ngành kinh tế mũi nhọn và đầu tư vào đó những món tiền khơng nhỏ.


Với những tiềm năng được thiên nhiên ưu đãi, cộng với sự chủ động vào
cuộc và đặc biệt là khi Cần Thơ đã được đơng đảo du khách trong và ngồi nước
biết đến với tư cách là chủ nhà của năm du lịch quốc gia năm 2008 thì du lịch
Cần Thơ đang có rất nhiều cơ hội để “chuyển mình”.


Thực tế cho thấy, những năm gần đây du lịch Cần Thơ đã có những bước
tiến đáng kể, khách du lịch đến với Cần Thơ ngày càng nhiều, đặc biệt là lượng
khách quốc tế ngày càng tăng. Và một trong những điểm du lịch “hot” nhất tại
Cần Thơ là chợ nổi Cái Răng. “Sản phẩm chợ nổi Cái Răng” không chỉ để lại dấu
ấn trong văn minh thương mại sơng nước mà nó cịn được xem là sản phẩm đặc
thù, là “đặc sản” của thành phố Cần Thơ và sông nước đồng bằng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

ở Cần Thơ. Tuy nhiên, bên cạnh những nguồn lợi do du khách mang lại, khúc
sông khu chợ lại phải đối mặt với vấn đề rác thải, dầu máy tàu và đặc biệt vấn đề
an tồn trên sơng đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại vì đây là những nhân tố
cấu thành nên chất lượng của sản phẩm du lịch. Nó đã và đang làm “mất cảm
tình” khách du lịch khi đến với Cần Thơ. Cho nên vấn đề đặt ra hiện nay là phải
xây dựng được những giải pháp, những định hướng phù hợp để chợ nổi Cái Răng
thực sự trở thành “điểm son” của du lịch Cần Thơ và vẫn giữ được “cái hồn” của
chợ nổi.


<b>1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU </b>


<b>1.2.1. Mục tiêu chung </b>


Phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cũng như


sự hài lòng của du khách đối với tour tham quan chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ để
nhằm đưa ra những giải pháp, phương hướng phát triển cho loại hình du lịch này.


<b>1.2.2. Mục tiêu cụ thể </b>


<i><b>- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng của loại hình du lịch tham quan chợ nổi </b></i>


Cái Răng ở Cần Thơ.


<i><b>- Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của chuyến </b></i>


đi và sự hài lòng của du khách đối với tour tham quan chợ nổi.


<i><b>- Mục tiêu 3: Từ tình hình thực tế đưa ra những giải pháp, phương hướng </b></i>


phát triển cho loại hình du lịch tham quan chợ nổi nhằm nâng cao mức độ hài
lòng của du khách và đưa du lịch chợ nổi trở thành tour tham quan chủ lực của
thành phố, là một điểm đến thực sự thu hút du khách.


<b>1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU </b>


<b>1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định </b>


<i><b>- Giả thuyết 1: Các biến số trong mơ hình SERVQUAL đều có tương </b></i>


<i><b>quan thuận chiều với sự hài lòng của du khách. </b></i>


<i><b>- Giả thuyết 2: Có sự khác biệt trong việc đánh giá sự hài lòng của du </b></i>


<i><b>khách theo độ tuổi, giới tính, quốc tịch (loại khách), trình độ và thu nhập. </b></i>



<i><b>- Giả thuyết 3: Có sự khác biệt trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ của </b></i>


<i><b>du khách theo độ tuổi, giới tính, quốc tịch (loại khách), trình độ và thu nhập. </b></i>
<b>1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu </b>


<b>- Chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ có làm hài lịng du khách hay chưa? </b>


<b>- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng của chuyến đi và sự hài lòng </b>


của du khách đối với chuyến tham quan chợ nổi?


<b>- Các giải pháp nào có thể giúp cho tour tham quan chợ nổi phát triển bền </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU </b>


<b>1.4.1. Thời gian nghiên cứu </b>


Các thông tin số liệu của bài nghiên cứu được thu thập và phân tích từ
02/02/2009 đến 01/05/2009. Trong đó, các số liệu về ngành du lịch Cần Thơ sẽ
được lấy từ năm 2006 đến năm 2008.


<b>1.4.2. Không gian </b>


Việc khảo sát và phỏng vấn được thực hiện tại khu chợ nổi và các khu
vực xung quanh. Đặc biệt là hai bến tàu dọc bến Ninh Kiều, các bến đò đưa đón
khách tham quan tại chợ nổi.


<b>1.4.3. Đối tượng nghiên cứu </b>



<b>- Trong hoạt động du lịch có nhiều loại hình du lịch khác nhau như: du </b>


lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch tôn giáo, du lịch Mice, du lịch khám phá,
nghỉ dưỡng, thể thao, lễ hội, chữa bệnh, mua sắm, ẩm thực và du lịch dã ngoại...
Tuy nhiên, ở Cần Thơ hiện nay, bên cạnh loại hình du lịch Mice đang được chú ý
đầu tư phát triển, chỉ có 3 loại hình du lịch chính là: du lịch sinh thái sơng nước -
du lịch văn hóa truyền thống - du lịch vườn. Trong phạm vi nghiên cứu này ta chỉ
tập trung phân tích một bộ phận nhỏ của du lịch sinh thái sơng nước, đó là loại
hình du lịch tham quan chợ nổi. Và cụ thể ở đây là loại hình du lịch tham quan
chợ nổi Cái Răng, một điểm du lịch được xem là “điểm son” của du lịch Cần Thơ
trong những năm gần đây.


<b>- Ngoài ra, để có cơ sở so sánh và phân tích khi xây dựng các giải pháp </b>


phát triển, đề tài còn nghiên cứu thêm mơ hình du lịch tham quan chợ nổi của
một số tỉnh ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long1 và đặc biệt là mô hình du lịch
tham quan chợ nổi của Thái Lan2 - một mơ hình được đánh giá tương đối cao
trong khu vực và thế giới.


<b>1.4.4. Giới hạn của đề tài </b>


Bất kỳ một mơ hình nào dù nhỏ hay lớn cũng cần phải được phân tích
trong một thời gian dài và người thực hiện cần phải có một khối kiến thức đủ
rộng, thông hiểu nhiều lĩnh vực để có thể đưa ra những nhận định, đánh giá chính
xác. Tuy nhiên ở đây, do hạn chế về thời gian, tài chính, năng lực và trình độ nên
đề tài này đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát
triển cho một điểm du lịch là chợ nổi Cái Răng mà không tiến hành phân tích các
tuyến, điểm du lịch có liên quan.





1


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Ở Cần Thơ có hai khu chợ nổi được nhiều người biết đến là chợ nổi
Phong Điền và chợ nổi Cái Răng. Mặc dù chợ nổi Phong Điền được nhiều người
đánh giá là có sức hấp dẫn khơng thua kém gì chợ nổi Cái Răng nhưng do hạn
chế về điều kiện tiếp cận điểm đến (chợ nổi Phong Điền cách trung tâm TP Cần
Thơ 18km, đường hẹp, cầu yếu khó đi trong khi đó thì chợ nổi Cái Răng chỉ cách
trung tâm TP Cần Thơ 7km và dễ dàng đi ơ tơ đến) cũng như về những đóng góp
trong du lịch (có đến 80% số khách du lịch đến Cần Thơ chỉ đi chợ nổi Cái
Răng) <i>[Nguồn: Báo Cần Thơ] </i>nên bài nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu
chợ nổi Cái Răng mà không xét đến chợ nổi Phong Điền.


<b>1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU </b>


<i><b>- Bài nghiên cứu: “Hệ thống chợ nổi: vai trò phân phối rau quả ở Đồng </b></i>


<i>bằng Sông Cửu Long”, năm 2008, các tác giả: TS. Đỗ Văn Xê, TS. Phan Thị </i>
Giác Tâm, Ths. Nguyễn Hữu Đặng, trường Đại học Cần Thơ. Đề tài tập trung
nghiên cứu vai trò của hệ thống chợ nổi trong vấn đề tiêu thụ nông sản, giải
quyết việc làm, tăng thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo ở Đồng bằng
Sông Cửu Long (ĐBSCL). Đồng thời đề tài cũng đưa ra được các mặt hạn chế
của chợ nổi như là: gây ách tắt giao thông đường thủy, gây ô nhiễm môi trường
nước khu vực chợ nổi và các vùng lân cận…và chỉ ra được nguyên nhân của các
tồn tại này là do: hoạt động tự phát của một số chợ nổi, tập quán sinh hoạt của
người dân, cơng tác tổ chức, quy hoạch…từ đó các tác giả đề xuất các giải pháp
khắc phục các khuyết tật của chợ nổi nhằm đảm bảo cho chợ nổi phát triển bền vững.


<b>- Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 </b>



<i>Đại học Đà Nẵng - 2008: “Hợp nhất đo lường và thiết lập chỉ số ưu tiên cải tiến </i>
<i>chất lượng dịch vụ: nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng”, các tác giả: </i>
Phạm Thị Thanh Thảo, Ths. Lê Văn Huy, trường Đại học Kinh tế. Trên cơ sở
tổng hợp, phân tích và đánh giá các mơ hình đo lường chất lượng dịch vụ, đề tài
đã sử dụng mơ hình SERVQUAL và thang đo của nó, cộng với thêm vào một số
yếu tố cho phù hợp điều kiện thực tiễn Việt Nam để tiến hành đo lường và thiết
lập thứ tự ưu tiên cải tiến chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng đối với
các ngân hàng được khảo sát nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng
thương mại Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

hàng với nhà cung cấp dịch vụ cụ thể là Đại học An Giang. Kết quả nghiên cứu
cho thấy chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của sinh viên nói chung chỉ
vừa trên trung bình, nhưng có sự khác biệt ở các Khoa và Năm học. Và sự hài
lòng của sinh viên chỉ phụ thuộc ba trong số năm thành phần SERVPERF là (1)
Giảng viên, (2) Cơ sở vật chất, (3) mức Tin cậy vào nhà trường.


Như vậy, đã có nhiều nghiên cứu sử dụng thang đo SERVQUAL và biến
thể của nó là SERVPERF và các kết quả đã cho thấy nó có giá trị trong mơ hình
lý thuyết và thực tiễn. Trong đo lường chất lượng dịch vụ du lịch, có nhiều
nghiên cứu cũng đã quan tâm đến việc đánh giá mức độ thỏa mãn của du khách.
Nhưng các nghiên cứu đó chủ yếu là tập trung theo hướng đánh giá sự thoả mãn
về mặt chi phí (Cost) vì nó có thể đo lường được dựa trên sự chênh lệch giữa
mức chi phí mà khách hàng sẵn sàng chi trả (Willingness To Pay - WTP) với
mức thực chi của khách. Tuy nhiên, trong dịch vụ đặc biệt là dịch vụ du lịch, sự
thỏa mãn của khách hàng không chỉ phụ thuộc một cách đơn thuần vào lợi ích
chi phí mà nó cịn chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố. Cho nên khi đánh giá
mức độ thỏa mãn của khách du lịch đối với một điểm hay một tour du lịch nào đó
ta cần phải dựa vào sự chênh lệch giữa những giá trị mà khách hàng thu được
(cảm nhận của du khách đối với các điểm du lịch) với những kỳ vọng mà khách
mong muốn đạt được.



</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>CHƯƠNG 2 </b>



<b>PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>





<b>2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN </b>


<b>2.1.1. Các khái niệm cơ bản </b>


<i><b>2.1.1.1. Du lịch </b></i>


Có rất nhiều định nghĩa về du lịch, sau đây là những định nghĩa về du
lịch tương đối đầy đủ và được sử dụng nhiều nhất.


Hội Liên hiệp Quốc tế về du lịch ở Roma năm 1963 đã đưa ra định
nghĩa: “Du lịch là tổng hòa các mối quan hệ hiện tượng và các hoạt động kinh tế
bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài
nơi ở thường xuyên của họ với mục đích hồ bình. Nơi họ đến lưu trú khơng phải
là nơi làm việc của họ”.


Định nghĩa của hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada
(tháng 6/1991): “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngồi mơi
trường thường xun (nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian
ít hơn thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến
đi không phải để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới
thăm”.


Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam, tại điều 10, thuật ngữ du lịch được
hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngồi nơi cư trú thường xun


của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định”.


Như vậy có thể rõ du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều
thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. hoạt động du lịch
vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, vừa mang đặc điểm của ngành văn hoá- xã
hội.


<i><b>2.1.1.2. Du lịch tham quan </b></i>


Tham quan là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài
nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên
du lịch để nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh.


<i><b>2.1.1.3. Khách du lịch </b></i>


<i><b> Khách du lịch (visitors) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<i><b> Du khách (tourists) </b></i>


Du khách là khách du lịch lưu trú tại một quốc gia khác với nơi ở thường
xuyên trên 24 giờ và nghỉ lại qua đêm tại đó với mục đích như tham quan, giải
trí, nghĩ dưỡng, tham gia hội nhị, tôn giáo, công tác, thể thao hoặc học tập....


<i><b> Khách tham quan (excursionists) </b></i>


Khách tham quan là khách du lịch đến viếng thăm ở một nơi nào đó dưới
24 giờ đồng hồ và không ở lại qua đêm, với lý do kinh doanh, tham viếng hay
làm một việc gì khác.



<b>2.1.2. Tài nguyên du lịch </b>


Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch
sử- văn hố, cơng trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn
khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình
thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Tài nguyên du
lịch gồm có:


<i><b>- Tài nguyên du lịch tự nhiên: địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thế giới động </b></i>


<i>vật. </i>


<i><b>- Tài nguyên du lịch nhân văn: di tích lịch sử văn hoá, các lễ hội, nghề và </b></i>


làng nghề thủ công truyền thống, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các
đối tượng văn hoá, thể thao hay những hoạt động có tính sự kiện.


<b>2.1.3. Sản phẩm du lịch </b>


<i><b>2.1.3.1. Khái niệm sản phẩm du lịch </b></i>


Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được
tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác hợp lý các yếu tố tự nhiên, xã hội với
việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở,
một vùng hay một quốc gia nào đó.


Qua khái niệm trên có thể thấy sản phẩm du lịch bao gồm các yếu tố hữu
hình và các yếu tố vơ hình cấu tạo thành.


<i><b>2.1.3.2. Cơ cấu của sản phẩm du lịch </b></i>



<i><b>- Những thành phần tạo lực hút (lực hấp dẫn đối với du khách): gồm </b></i>


nhóm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.


<i><b>- Cơ sở du lịch (điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch): gồm cơ sở </b></i>


hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất phục vụ du lịch.


<i><b>- Dịch vụ du lịch: đây được xem là bộ phận hạt nhân của sản phẩm du lịch, </b></i>


việc thực hiện nhu cầu chi tiêu du lịch của du khách không tách rời các loại dịch
vụ mà kinh doanh du lịch cung ứng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

thơng qua các hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và
mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng du lịch.


<i><b>2.1.3.3. Những nét đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch </b></i>
<b>- Sản phẩm du lịch mang tính trừu tượng, vơ hình. </b>


<b>- Sản phẩm du lịch được bán cho du khách trước khi họ thấy hoặc hưởng thụ </b>


nó.


<b>- Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản </b>


xuất ra chúng.


<b>- Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm tổng hợp của các ngành kinh doanh </b>



khác như: hàng không, khách sạn, nhà hàng, tụ điểm vui chơi giải trí…
<b>- Các sản phẩm du lịch thường ở xa nơi khách hàng lưu trú. </b>


<b>- Sản phẩm du lịch không thể tồn kho. </b>


<b>- Lượng cung cấp sản phẩm du lịch là cố định, trong một thời gian ngắn </b>


khơng có cách nào gia tăng lượng cung cấp này.


<b>- Sản phẩm du lịch mang tính thời vụ rõ rệt và có chu kỳ sống ngắn bởi vì </b>


nhu cầu của du khách thay đổi nhanh chóng.


<b>- Khách mua sản phẩm du lịch ít trung thành và không trung thành với một </b>


sản phẩm du lịch, một công ty du lịch.


<b>- Nhu cầu của khách hàng dễ bị thay đổi vì sự dao động của tỷ giá tiền tệ, </b>


tình hình kinh tế bất ổn, biến động chính trị…
<b>2.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch </b>


Theo nghĩa rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các
phương tiện vật chất kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác các tài
nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ hàng hoá thỏa mãn nhu cầu
của du khách trong các chuyến hành trình của họ. Bao gồm cả cơ sở vật chất, kỹ
thuật của các ngành khác, của cả nền kinh tế quốc dân tham gia vào việc khai
thác tiềm năng du lịch như: hệ thống đường xá, cầu cống, bưu chính viễn thơng,
điện nước... Những yếu tố này gọi chung là các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng xã hội,
và những yếu tố này là điều kiện đảm bảo cho việc phát triển du lịch với các


ngành khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>2.1.5. Chất lượng dịch vụ du lịch </b>


<i><b>2.1.5.1. Khái niệm </b></i>


<i><b>- Chất lượng dịch vụ: theo TCVN và ISO - 9000, chất lượng dịch vụ là </b></i>


mức phù hợp của sản phẩm dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu đề ra hoặc định trước
<b>của người mua, nhà cung ứng phải định kỳ xem xét lại các yêu cầu chất lượng. </b>


<i><b>- Chất lượng dịch vụ du lịch chính là mức độ phù hợp của dịch vụ của các </b></i>


nhà cung ứng du lịch thỏa mãn các yêu cầu của khách du lịch thuộc thị trường
<b>mục tiêu. </b>


<i><b>2.1.5.2. Đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch </b></i>
<i><b> Các tiêu thức đánh giá chất lượng dịch vụ </b></i>


Để đo lường chất lượng dịch vụ du lịch, người ta thường sử dụng các
phương pháp sau:


<b>- Phương pháp đo lường căn cứ vào đánh giá của người cung cấp. </b>


<b>- Phương pháp đo lường căn cứ vào đánh giá của các chuyên gia. </b>


<b>- Phương pháp đo lường căn cứ vào sự thỏa mãn của khách hàng. </b>


<b>- Các phương pháp khác: so sánh chất lượng dịch vụ của hãng với dịch vụ </b>



của hãng tốt nhất; tham dự các giải thưởng trong nước và quốc tế…


Trên thế giới các phương pháp kể trên vẫn đang được sử dụng, nhưng
phổ biến và đem lại hiệu quả hơn cả là phương pháp đo lường căn cứ vào sự thỏa
mãn khách hàng. Đại diện cho phương pháp này là hai phương pháp Servqual
của A. Parasuraman, Valarie A. Zeithaml, Leonard L. Berry (1998) và phương
pháp của Tomy D. Anderson (1994).


Ở nước ta hiện nay, với rất nhiều lý do khác nhau nên các phương pháp
trên chưa được sử dụng rộng rãi để đo lường chất lượng dịch vụ. Để phù hợp với
điều kiện của nước ta và có thể thực hiện được, chúng ta có thể áp dụng phương
pháp đơn giản hơn nhưng cũng hết sức hiệu quả là phương pháp đo lường chất
lượng dịch vụ căn cứ vào sự thỏa mãn chung của khách hàng và nhà cung ứng
về chất lượng dịch vụ.


Thông thường để đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch người ta dựa vào
một số tiêu thức cơ bản sau:


<b>- Sự đa dạng của các loại hình dịch vụ. </b>


<b>- Chất lượng của các điều kiện thực hiện dịch vụ </b>


<b>- Chất lượng của đội ngũ lao động hay phương hướng thực hiện các dịch vụ. </b>


<i><b> Mơ hình chất lượng dịch vụ </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Đối với sản phẩm dịch vụ nói chung và dịch vụ du lịch nói riêng, chúng
ta khó có thể đo lường chất lượng dịch vụ bằng những tiêu chí định lượng bởi
những đặc điểm riêng biệt của sản phẩm dịch vụ du lịch.



Parasuraman và những cộng sự của ông được xem là những người đầu
tiên nghiên cứu chất lượng dịch vụ một cách cụ thể và chi tiết trong lĩnh vực tiếp
thị với việc đưa ra một cách tiếp cận mới - mô hình Servqual 5 khoảng cách để
đo lường chất lượng dịch vụ một cách gián tiếp.


<b>HÌNH 1: MƠ HÌNH SERQUAL VỀ NĂM KHOẢNG CÁCH </b>
<b>CỦA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ </b>


<i><b>- Khoảng cách 1 (GAP 1): là sai biệt giữa kỳ vọng của khách hàng và cảm </b></i>


nhận của nhà cung cấp dịch vụ về kỳ vọng đó. Sự diễn dịch kỳ vọng của khách
hàng khi không hiểu thấu đáo các đặc trưng chất lượng dịch vụ, đặc trưng khách
hàng tạo ra sai biệt này.


<i><b>- Khoảng cách 2 (GAP2): được tạo ra khi nhà cung cấp gặp các khó khăn, </b></i>


trở ngại khách quan lẫn chủ quan khi chuyển các kỳ vọng được cảm nhận sang
các tiêu chí chất lượng cụ thể và chuyển giao chúng đúng như kỳ vọng. Các tiêu
chí này trở thành các thơng tin tiếp thị đến khách hàng.


Thông tin truyền miệng Nhu cầu cá nhân Kinh nghiệm


Dịch vụ kỳ vọng


Dịch vụ cảm nhận


Dịch vụ chuyển giao


Chuyển đổi cảm nhận của cơng
ty thành tiêu chí chất lượng



Nhận thức của công ty về kỳ
vọng của khách hàng


Thông tin đến
khách hàng


<b>K</b>


<b>H</b>


<b>Á</b>


<b>C</b>


<b>H</b>


<b> HÀNG</b>


<b>N</b>


<b>H</b>


<b>À</b>


<b> C</b>


<b>U</b>


<b>N</b>



<b>G</b>


<b> Ứ</b>


<b>N</b>


<b>G</b>


<b> </b>


<i><b>Khoảng cách 2 </b></i>
<i><b>Khoảng cách 3 </b></i>


<i><b>Khoảng cách 4 </b></i>


<i><b>K</b></i>


<i><b>h</b></i>


<i><b>o</b></i>


<i><b>ản</b></i>


<i><b>g </b></i>


<i><b>các</b></i>


<i><b>h</b></i>



<i><b> 1</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<i><b>- Khoảng cách 3 (GAP 3): hình thành khi nhân viên chuyển giao dịch vụ </b></i>


cho khách hàng khơng đúng các tiêu chí đã định. Vai trò nhân viên giao dịch trực
tiếp rất quan trọng trong việc tạo ra chất lượng dịch vụ.


<i><b>- Khoảng cách 4 (GAP 4): là sai biệt giữa dịch vụ chuyển giao và thông tin </b></i>


mà khách hàng nhận được. Thơng tin này có thể làm tăng kỳ vọng nhưng có thể
làm giảm chất lượng dịch vụ cảm nhận khi khách hàng không nhận đúng những
gì đã cam kết.


<i><b>- Khoảng cách 5 (GAP 5): hình thành từ sự khác biệt giữa chất lượng cảm </b></i>


nhận (P) và chất lương kỳ vọng (E) khi khách hàng tiêu thụ dịch vụ.


Theo mô hình Servqual, Parasuraman cho rằng chất lượng dịch vụ dựa
trên khoảng cách giữa sự mong đợi của khách hàng về dịch vụ và sự cảm nhận
thực tế khách hàng nhận được sau khi tiêu dùng sản phẩm. Khoảng cách này thể
hiện trên GAP 5 của mơ hình, là khoảng cách giữa sự mong đợi và cảm nhận của
khách hàng về chất lượng dịch vụ của nhà cung ứng. Khoảng cách này lại phụ
thuộc vào 4 khoảng cách trước.


<i><b> Thang đo SERVQUAL và biến thể SERVPERF </b></i>


Mơ hình năm khác biệt là mơ hình tổng quát, mang tính chất lý thuyết về
chất lượng dịch vụ. Để có thể thực hành được, Parasuraman và các cộng sự đã cố
gắng xây dựng thang đo dùng để đánh giá chất lượng trong lĩnh vực dịch vụ, theo
ông bất kỳ dịch vụ nào chất lượng cũng được khách hàng cảm nhận dựa vào 10


thành phần: phương tiện hữu hình (tangibles); tin cậy (reliability); đáp ứng
(responseveness); năng lực phục vụ (competence); tiếp cận (assess); lịch sự, ân
cần (polite, courtesy) ; thơng tin (communication); tín nhiệm (credibility); an
toàn (security); thấu hiểu (understanding the customer).


Thang đo này bao quát hầu hết mọi khía cạnh của dịch vụ, tuy nhiên
thang đo cho thấy có sự phức tạp trong đo lường, không đạt giá trị phân biệt
trong một số trường hợp. Do đó, các nhà nghiên cứu này đưa ra thang đo
SERVQUAL gồm 5 thành phần với 20 biến quan sát, cụ thể các thành phần như
sau:


<i>1. Phương tiện hữu hình (Tangibles): sự thể hiện bên ngoài của cơ sở vật </i>
chất, thiết bị, nhân viên vật liệu và công cụ thông tin.


<i>2. Sự đáng tin cậy (Reliability): khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và </i>
chính xác với những gì đa cam kết, hứa hẹn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<i>4. Sự đảm bảo (Assurance): đó là sự đảm bảo về năng lực phục vụ như: </i>
kiến thức, chuyên môn và phong cách lịch lãm của nhân viên phục vụ; khả năng
làm cho khách hàng tin tưởng.


<i>5. Sự đồng cảm (Empathy): thể hiện sự ân cần, quan tâm đến từng cá nhân </i>
khách hàng.


Trên thực tế, đo lường SERVQUAL gồm ba phân đoạn. Hai phân đoạn
đầu, mỗi phân đoạn là 22 biến quan sát đo lường chất lượng dịch vụ mà khách
hàng kỳ vọng và thực tế cảm nhận được. Các biến dùng thang Likert 7 điểm. Sai
biệt (cảm nhận trừ kỳ vọng) của đánh giá biểu thị chất lượng dịch vụ. Mơ hình đo
<i>lường này được gọi là phi khẳng định (disconfirmation model). Phân đoạn thứ ba </i>
yêu cầu khách hàng đánh giá mức độ quan trọng của 5 thành phần.



Sau nhiều nghiên cứu kiểm định cũng như ứng dụng, SERVQUAL được
thừa nhận như một thang đo có giá trị lý thuyết cũng như thực tiễn. Tuy vậy, vẫn
còn nhiều tranh luận, phê phán, đặt vấn đề về thang đo này, nhất là về tính tổng
quát và hiệu lực đo lường chất lượng. Một điều nữa có thể thấy là thủ tục đo
lường SERVQUAL khá dài dòng. Do vậy, đa xuất hiện một biến thể của
SERVQUAL là SERVPERF. Thang đo này được Cronin & Taylor giới thiệu vào
năm 1992 (Thongsamak, 2001), xác định chất lượng dịch vụ bằng cách chỉ đo
lường chất lượng dịch vụ cảm nhận (thay vì đo cả chất lượng cảm nhận lẫn kỳ
vọng như SERVQUAL). Hai ông cho rằng chất lượng dịch vụ được phản ánh tốt
nhất bởi chất lượng cảm nhận mà khơng cần có chất lượng kỳ vọng cũng như
đánh giá trọng số của 5 thành phần. Lưu ý rằng do có xuất xứ từ thang đo
SERVQUAL, các thành phần và biến quan sát của thang đo SERVPERF này giữ
<i>như SERVQUAL. Mơ hình đo lường này được gọi là mơ hình cảm nhận </i>
<i>(perception model). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>HÌNH 2: MƠ HÌNH LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÀI LỊNG </b>


<i><b></b><b>Ứng dụng lí thuyết thang đo SERVQUAL vào đề tài </b></i>
<b>BẢNG 1: MƠ HÌNH SERVQUAL DỰ KIẾN </b>


<b>BIẾN SỐ </b> <b>NHỮNG THUỘC TÍNH DỊCH VỤ </b>


TAN 1 Cảnh quan của chợ nổi đông đúc, hấp dẫn


TAN 2 Hàng hóa, dịch vụ ở chợ nổi đa dạng và phong phú
TAN 3 Điều kiện vệ sinh môi trường của chợ nổi rất tốt
TAN 4 Hệ thống giao thơng tại chợ nổi tốt, có trật tự


<b>TÍNH </b>


<b>HỮU </b>
<b>HÌNH </b>


TAN 5 Hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ (HDV, NVPV) có dáng vẻ
tươm tất (ngoại hình, trang phục..)


REL 1 Cơng ty du lịch, đơn vị vận chuyển thực hiện đúng cam kết theo
hợp đồng ban đầu (về thời gian, lộ trình tham quan, dich vụ…)
REL 2 Điều kiện an ninh, an toàn tốt


<b>SỰ ĐÁNG </b>
<b>TIN CẬY </b>


REL 3 Phương tiện vận chuyển an toàn


RES 1 An toàn vệ sinh thực phẩm được đảm bảo
RES 2 Cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết


RES 3 HDV, NVPV thân thiện, lịch sự, sẵn lòng giúp đỡ và đáp ứng
yêu cầu của du khách


RES 4 Người dân địa phương rất thân thiện


RES 5 Chợ nổi Cái Răng liên kết với nhiều tuyến điểm du lịch khác
RES 6 Chất lượng hàng hóa, dịch vụ tốt


RES 7 Giá cả của các hàng hóa, dịch vụ hợp lý


RES 8 Hàng lưu niệm/sản vật địa phương đa dạng và phong phú
<b>SỰ ĐÁP </b>



<b>ỨNG </b>


RES 9 Các hoạt động giải trí đa dạng


ASS 1 HDV, NVPV có khả năng giao tiếp lưu lốt tiếng nước ngồi
ASS 2 HDV, NVPV có kiến thức chuyên môn vững chắc


<b>SỰ ĐẢM </b>
<b>BẢO </b>


ASS 3 Phục vụ nhanh chóng, kịp thời


EMP 1 HDV, NVPV luôn quan tâm và thông hiểu các nhu cầu của khách


<b>SỰ ĐỒNG </b>


<b>Sự hài </b>
<b>lòng </b>
<b>SAT </b>
<b>Tính hữu hình </b>


<b>TAN </b>


<b>Sự đồng cảm </b>
<b>EMP </b>
<b>Sự đáng tin </b>


<b>cậy REL </b>



<b>Sự đảm bảo </b>
<b>ASS </b>
<b>Sự đáp ứng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>2.1.6. Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng</b>


Sự hài lòng (thỏa mãn) của khách hàng và chất lượng dịch vụ là hai khái
niệm phân biệt nhưng có quan hệ chặt chẻ với nhau trong nghiên cứu về dịch vụ
(Parasuraman và cộng sự, 1988). Chất lượng dịch vụ là khái niệm khách quan,
mang tính lượng giá và nhận thức, trong khi đó, sự hài lòng là sự kết hợp của các
thành phần chủ quan, dựa vào cảm giác và cảm xúc (Shemwell và cộng sự, 1998).


Hiện vẫn chưa có được sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu về các
khái niệm. Một số nhà nghiên cứu như Parasuraman, Zeithaml, Berry, Bitner,
Bolton ủng hộ quan điểm sự hài lòng của khách hàng dẫn đến chất lượng dịch vụ.
Họ cho rằng chất lượng dịch vụ là sự đánh giá tổng thể dài hạn trong khi sự hài
lòng khác hàng chỉ là sự đánh giá một giao dịch cụ thể. Các nhà nghiên cứu khác
như Cronin, Taylor, Spreng, Mackoy và Oliver lại cho rằng chất lượng dịch vụ là
tiền tố cho sự hài lòng khách hàng. Lý do là chất lượng liên quan đến việc cung
cấp dịch vụ, còn sự thỏa mãn chỉ đánh giá được sau khi đã sử dụng dịch vụ đó.
Nếu chất lượng được cải thiện nhưng khơng dựa trên nhu cầu của khách hàng thì
sẽ khơng bao giờ khách hàng thỏa mãn với dịch vụ đó. Do vậy, khi sử dụng dịch
vụ, nếu khách hàng cảm nhận được dịch vụ có chất lượng cao, thì họ sẽ thỏa mãn
với dịch vụ đó. Ngược lại, nếu khách hàng cảm nhận dịch vụ có chất lượng thấp,
thì việc khơng hài lịng sẽ xuất hiện. Quan điểm nào đúng hiện vẫn chưa khẳng
định vì cả hai quan điểm đều có cơ sở lý luận cũng như kết quả nghiên cứu
chứng minh (Thongsamak, 2001).


<b>- Vì thế, một vấn đề đặt ra phải nghiên cứu thêm về mối quan hệ các nhân </b>



tố của chất lượng dịch vụ với mức độ hài lòng khách hàng ứng với một lĩnh vực
cụ thể. Với lý do như thế, giả thuyết được đưa ra là giữa sự hài lòng khách hàng
và các thành phần (dimensions) của chất lượng dịch vụ có mối quan hệ đồng biến
với nhau. Và các giả thuyết này sẽ được kiểm định trong phần nội dung của
<i>nghiên cứu. </i>


<b>2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>


<b>2.2.1. Phương pháp thu thập sô liệu </b>


<i><b>2.2.1.1. Số liệu thứ cấp </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<i><b>2.2.1.2. Số liệu sơ cấp </b></i>


Số liệu sơ cấp cần thiết được lấy bằng cách phỏng vấn trực tiếp khách
tham quan chợ nổi và các chuyên gia trong ngành du lịch.


<b>2.2.2. Phương pháp chọn mẫu </b>


Ở đề tài này, do có hai đối tượng cần phỏng vấn cho nên đối với mỗi đối
tượng ta sử dụng một phương pháp chọn mẫu khác nhau, cụ thể là:


<i><b>- Đối với du khách: sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất theo kiểu </b></i>


<i>ngẫu nhiên phân tầng, là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên trên từng nhóm đối </i>
tượng riêng lẻ của tổng thể. Tất cả các phần tử trong từng nhóm của tổng thể đều
có khả năng (xác suất) được chọn làm mẫu là như nhau, không ưu tiên cho phần
tử nào cả.


Đối tượng phỏng vấn là khách du lịch (khách nội địa và khách quốc tế)


vừa kết thúc tour chợ nổi và những người đã từng đi tham quan chợ nổi Cái
Răng- Cần Thơ. Đây là những người trải nghiệm trực tiếp trong chuyến tham
quan nên họ có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá cũng như mức độ hài lòng
của họ về chợ nổi Cái Răng.


<i><b>- Đối với các chuyên gia: Vì hạn chế về thời gian và khả năng tiếp cận của </b></i>


một sinh viên chưa tốt nghiệp mà đối tượng phỏng vấn là các cán bộ quản lý của
Sở du lịch và các công ty du lịch, hướng dẫn viên du lịch, những người đã và đang
hoạt động bên mảng công tác lữ hành, nhà báo thường viết về mảng văn hóa - du
lịch… đã từng đi chợ nổi Thái Lan. Do chợ nổi Thái Lan ít được đưa vào trong
lịch trình đi Thái của các cơng ty du lịch, doanh nghiệp lữ hành (ngoại trừ những
chuyến đi có mục đích được xác định từ trước) nên trong trường hợp này tôi sử
<i>dụng phương pháp chọn mẫu tích lũy nhanh (phương pháp bắc cầu). Đây là </i>
phương pháp chọn mẫu bắt đầu với những mẫu ngẫu nhiên, sau đó sẽ “tích lũy
nhanh” các mẫu tiếp theo bằng cách nhờ giới thiệu theo kiểu dây chuyền để tiếp
cận với các đối tượng còn lại. Với những kinh nghiệm thực tế của các “chuyên
gia” thì đây là những người có khả năng cung cấp những kiến thức, nhận định có
độ chính xác cao trong việc đánh giá thực trạng của chợ nổi.


<b>2.2.3. Phương pháp xác định cỡ mẫu </b>


Do hạn chế về thời gian và kinh phí cho nên đối với mỗi đối tượng
phỏng vấn cỡ mẫu được xác định như sau:


<i><b>- Đối với du khách: cỡ mẫu là 115 mẫu tương ứng với 115 du khách được </b></i>


phỏng vấn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

khách quốc tế và nội địa đến Cần Thơ trong giai đoạn 2006- 2008 để xác định cơ


cấu mẫu.


<b>BẢNG 2: CƠ CẤU KHÁCH QUỐC TẾ VÀ KHÁCH NỘI ĐỊA ĐẾN </b>


<b>CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 </b>


<i>ĐVT: lượt khách </i>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>
<b>2007 </b>


<b>Năm </b>
<b>2008 </b>


<b>Tổng khách </b>
<b>trong 3 năm </b>


<b>Tỷ lệ </b>
<b>(%) </b>
<b>Tổng số lượt khách </b> 543.650 693.055 817.250 2.053.955 100
<b>Khách Quốc Tế </b> 121.221 155.735 175.094 452.050 22,01
<b>Khách nội địa </b> 422.429 537.320 642.156 1.601.905 77,99


<i>(Nguồn: Phòng Quản lý du lịch – Sở du lịch Cần Thơ năm 2008) </i>


Theo kết quả phân tích ta sẽ lấy 30 mẫu trong nhóm khách quốc tế và 85


mẫu trong nhóm khách nội địa để tiến hành phỏng vấn.


<i><b>- Đối với các chuyên gia: chọn cỡ mẫu là 4 mẫu tương ứng với 4 chuyên </b></i>


gia được phỏng vấn.


<b>2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu </b>


<i><b>- Đối với mục tiêu 1: sử dụng phương pháp phân tích tần số để phân tích </b></i>


thực trạng của loại hình du lịch tham quan chợ nổi Cần Thơ.


<i><b>- Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phần mềm SPSS chạy mơ hình phân tích </b></i>


nhân tố để nhận dạng các thành phần chất lượng dịch vụ. Sau đó, sử dụng mơ
hình hồi quy và tương quan để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
và mức độ hài lòng của du khách về chuyến tham quan chợ nổi.


<i><b>- Đối với mục tiêu 3: </b></i>


Dựa trên kết quả của mục tiêu 2 kết hợp với việc phân tích ma trận đánh
giá các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), ma
trận hình ảnh cạnh tranh và ma trận SWOT để đưa ra cơ sở xây dựng các giải
pháp, phương hướng phát triển cho loại hình du lịch tham quan chợ nổi Cái Răng
- Cần Thơ.


Ngồi ra, ở mục tiêu này cịn áp dụng phương pháp đo lường chất lượng
dịch vụ theo cách tính điểm khoảng cách và điểm tỷ lệ để thiết lập thứ tự ưu tiên
cải tiến chất lượng cho loại hình du lịch tham quan chợ nổi.



<i><b>2.2.4.1. Phương pháp phân tích tần số (frequency distribution) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<i><b>2.2.4.2. Phương pháp phân tích nhân tố </b></i>


Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng
chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu
thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau
và số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta
có thể sử dụng được.


Trong phân tích nhân tố khơng có sự phân biệt biến phụ thuộc và biến
độc lập. Mối quan hệ giữa nhiều biến được xác định và đại diện bởi một vài nhân
tố (hay nói cách khác một nhân tố đại diện cho một số biến). Nếu các biến được
chuẩn hóa thì mơ hình nhân tố được thể hiện bằng phương trình:


Xi = Ai1F1 + Ai2F2 + … + AimFm + ViUi


Trong đó:


<b>- X</b>i : biến thứ i được chuẩn hóa


<b>- A</b>ij: hệ số hồi quy bội chuẩn hóa của nhân tố j đối với biến i


<b>- F: các nhân tố chung </b>


<b>- V</b>i: hệ số hồi quy chuẩn hóa của nhân tố đặc trưng i đối với biến i.


<b>- U</b>i: nhân tố đặc trưng của biến i


<b>- m: số nhân tố chung </b>



Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau và với các nhân tố chung.
Bản thân các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến
tính của các biến quan sát:


Fi = wi1 + wi2x2 + … + wixk


Trong đó:


<b>- F</b>i: ước lượng nhân tố thứ i


<b>- w</b>i: trọng số hay hệ số điểm nhân tố


<b>- k: số biến </b>


<i><b>2.2.4.3. Phương pháp hồi qui và tương quan </b></i>
<i>a/ Khái niệm </i>


Mục đích của phương pháp hồi qui tương quan là ước lượng mức độ liên
hệ (tương quan) giữa các biến độc lập (biến giải thích) đến biến phụ thuộc (biến
được giải thích). Phương trình hồi qui đa biến có dạng:


Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 +…+ βnXn


Trong đó:


<b>- Y là biến phụ thuộc. </b>


<b>- X</b>i là các biến độc lập, i= 1,2,3,…,n



</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

Sau khi thu được kết quả ta chủ yếu dựa vào các thông số R2, R2 điều
chỉnh và giá trị p-value để giải thích mơ hình. Trong đó :


<b>- Hệ số xác định R</b>2 (Multiple coefficient of determination): tỷ lệ % biến
động của Y được giải thích bởi các biến Xi.


<b>- Adjusted R Square: hệ số xác định đã điều chỉnh, dùng để trắc nghiệm </b>


xem có nên thêm vào một biến độc lập nữa không. Khi thêm vào một biến mà R2
tăng lên thì ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi qui.


<b>- P value (probability value): giá trị P là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó </b>


bắt đầu bác bỏ giả thuyết H0.


<i>b/ Các lỗi thường gặp của một mơ hình hồi qui tuyến tính </i>
<b>- Phương sai sai số thay đổi. </b>


<b>- Tự tương quan. </b>


<b>- Đa cộng tuyến. </b>


<b>- Bỏ sót biến. </b>


<i><b>2.2.4.4. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (External Factor </b></i>
<i><b>Evaluation Matrix) </b></i>


Ma trận EFE cho phép các nhà chiến lược đánh giá các yếu tố bên ngồi,
tổng hợp và tóm tắt những cơ hội và nguy cơ chủ yếu của mơi trường bên ngồi
ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp như: các thơng tin kinh tế,


xã hội, văn hóa, nhân khẩu, địa lý, chính trị, chính phủ, luật pháp, cơng nghệ và
cạnh tranh. Qua đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được mức độ phản
ứng của doanh nghiệp với những cơ hội, nguy cơ và đưa ra những nhận định về
các yếu tố tác động bên ngoài là thuận lợi hay khó khăn cho cơng ty. Có năm
bước trong việc phát triển một ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài:


<i><b>- Bước 1: Lập một danh mục từ 10- 20 yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ có vai </b></i>


trị quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp trong ngành/ lĩnh vực kinh
doanh.


<i><b>- Bước 2: Phân loại tầm quan trọng theo thang điểm từ 0,0 (không quan </b></i>


trọng) đến 1.0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố
tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó tới lĩnh vực/ngành nghề mà
doanh nghiệp bạn đang sản xuất/kinh doanh. Mức phân loại có thể được xác định
bằng cách so sánh những nhà cạnh tranh thành công với những nhà cạnh tranh
không thành công hoặc bằng cách thảo luận về yếu tố này và đạt được sự nhất trí
của nhóm. Tổng điểm số tầm quan trọng của tất các các yếu tố phải bằng 1,0.


<i><b>- Bước 3: Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

phản ứng yếu. Các mức này dựa trên hiệu quả của chiến lược ở công ty. Như vậy
sự phân loại này dựa trên công ty, trong khi đó mức phân loại ở bước 2 dựa theo
ngành.


<i><b>- Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác </b></i>


định số điểm về tầm quan trọng của các yếu tố.



<i><b>- Bước 5: Cộng số điểm về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác </b></i>


định tổng số điểm tầm quan trọng của ma trận.
<i><b> Đánh giá: </b></i>


Tổng số điểm của ma trận không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố có
trong ma trận. Tổng số điểm quan trọng cao nhất mà một tổ chức có thể có là 4,0
và thấp nhất là 1,0. Tổng số điểm quan trọng trung bình là 2,5.


+ Nếu tổng số điểm quan trọng là 4 thì cho thấy rằng công ty đang phản
ứng tốt với những cơ hội và nguy cơ hiện tại trong môi trường của họ. Hay nói
cách khác, các chiến lược của cơng ty tận dụng có hiệu quả các cơ hội hiện có và
tối thiểu hóa các ảnh hưởng tiêu cực có thể có của các mối đe dọa bên ngồi.


+ Nếu tổng số điểm là 2,5 công ty đang phản ứng trung bình với những cơ
hội và nguy cơ.


+ Nếu tổng số điểm là 1, công ty đang phản ứng yếu kém với những cơ hội
và nguy cơ. Và điều đó cũng có nghĩa là những chiến lược mà công ty đề ra
không tận dụng được các cơ hội hoặc không tránh được các mối đe dọa bên
ngoài.


<i><b>2.2.4.5. Ma trận hình ảnh cạnh tranh </b></i>


Ma trận hình ảnh cạnh tranh là sự mở rộng của ma trận đánh giá các yếu
tố bên ngoài trong trường hợp các mức độ quan trọng, phân loại và tổng số điểm
quan trọng có cùng ý nghĩa. Thiết lập ma trận này nhằm đưa ra những đánh giá
so sánh công ty với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong cùng ngành, sự so sánh
dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành.
Qua đó nó cho nhà quản trị nhìn nhận được những điểm mạnh và điểm yếu của


công ty với đối thủ cạnh tranh, xác định lợi thế cạnh tranh cho công ty và những
điểm yếu cần được khắc phục. Để xây dựng một ma trận hình ảnh cạnh tranh cần
thực hiện qua 5 bước:


<i><b>- Bước 1: Lập một danh sách khoảng 10 yếu tố chính có ảnh hưởng quan </b></i>


trọng đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành.


<i><b>- Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<i><b>- Bước 3: Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi </b></i>


yếu tố tùy thuộc vào khả năng ứng phó của cơng ty với yếu tố đó. Trong đó 4 là
phản ứng tốt nhất, 3 là trên mức trung bình, 2 là trung bình và 1 là yếu.


<i><b>- Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác </b></i>


định điểm số về tầm quan trọng của các yếu tố.


<i><b>- Bước 5: Cộng số điểm về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác </b></i>


định tổng số điểm tầm quan trọng của ma trận.
<i><b> Đánh giá: </b></i>


So sánh tổng số điểm về tầm quan trọng của công ty với các đối thủ cạnh
tranh chủ yếu trong ngành để đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty.


<i><b>2.2.4.6. Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IEF - Interal Factor </b></i>
<i><b>Evaluation Matrix) </b></i>



Yếu tố nội bộ được xem là rất quan trọng trong mỗi chiến lược kinh
doanh và các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra, sau khi xem xét tới các yếu tố
nội bộ, nhà quản trị chiến lược cần lập ma trận các yếu tố này nhằm xem xét khả
năng năng phản ứng và nhìn nhận những điểm mạnh, điểm yếu. Từ đó giúp
doanh nghiệp tận dụng tối đa điểm mạnh để khai thác và chuẩn bị nội lực đối đầu
với những điểm yếu và tìm ra những phương thức cải tiến điểm yếu này. Để hình
thành một ma trận IEF cần thực hiện qua 5 bước như sau:


<i><b>- Bước 1: Lập danh mục từ 10 - 20 yếu tố, bao gồm những điểm mạnh, </b></i>


điểm yếu cơ bản có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, tới những những mục tiêu mà
doanh nghiệp đã đề ra.


<i><b>- Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất </b></i>


quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của những yếu tố này phụ thuộc
vào mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sự thành công của doanh nghiệp trong
ngành. Tổng số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.


<i><b>- Bước 3: Xác định trọng số cho từng yếu tố theo thang điểm từ 1 tới 4, </b></i>


trong đó 4 là rất mạnh, 3 điểm là khá mạnh, 2 điểm là khá yếu, 1 điểm là rất yếu.
<i><b>- Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác </b></i>


định số điểm quan trọng cho các yếu tố.


<i><b>- Bước 5: Cộng số điểm về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố, để xác </b></i>
định tổng số điểm về tầm quan trọng của ma trận.


 <i><b>Đánh giá:</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

+ Nếu tổng số điểm tổng cộng thấp hơn 2,5 điểm thì cho thấy rằng công ty
yếu về những yếu tố nội bộ.


+ Nếu tổng số điểm trên 2,5 điểm thì điều đó cũng có nghĩa là công ty
<b>mạnh về các yếu tố nội bộ. </b>


<i><b>2.2.4.7. Ma trận điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - nguy cơ (SWOT) </b></i>
SWOT: viết tắt của các chữ: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm
yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ, đe dọa).


Ma trận nguy cơ - cơ hội - điểm yếu - điểm mạnh là một cơng cụ kết hợp
quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển bốn loại chiến lược sau:


<b>- Các chiến lược điểm mạnh - cơ hội (SO): sử dụng những điểm mạnh bên </b>


trong của công ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài.


<b>- Các chiến lược điểm mạnh - nguy cơ (ST): sử dụng các điểm mạnh của </b>


công ty để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa bên ngoài
<b>- Các chiến lược điểm yếu - cơ hội (WO): nhằm cải thiện những điểm yếu </b>


bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài.


<b>- Các chiến lược điểm yếu - nguy cơ (WT): là những chiến thuật phòng thủ </b>


nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa của
mơi trường bên ngồi.



Thơng thường các tổ chức sẽ theo đuổi chiến lược WO, ST hay WT để tổ
chức có thể đứng vào vị trí mà họ có thể áp dụng các chiến lược SO. Khi một
công ty có những điểm yếu lớn thì nó sẽ có gắng vượt qua làm cho chúng trở
thành điểm mạnh. Khi một tổ chức phải đối đầu với những mối đe dọa quan
trọng thì họ sẽ tìm cách tránh chúng để có thể tập trung vào những cơ hội.


<b>BẢNG 3: MA TRẬN ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH - ĐIỂM YẾU </b>
<b>CƠ HỘI -NGUY CƠ (SWOT) </b>


<b>Các cơ hội (O) </b>


1.


2. Liệt kê các cơ hội
3.


….


<b>Các mối đe dọa (T) </b>
1.


2. Liệt kê các mối đe dọa
3.


….


<b>Những điểm mạnh (S) </b>


1.



2. Liệt kê những điểm mạnh
3.


….


<b>Các chiến lược SO </b>


1.


<i>2. Sử dụng các điểm mạnh </i>
<i>3. để tận dụng cơ hội </i>
….


<b>Các chiến lược ST </b>


1.


<i>2. Sử dụng điểm mạnh để </i>
<i>3. tránh các mối đe dọa </i>
….


<b>Những điểm yếu (W) </b>
1.


2. Liệt kê những điểm yếu
3.


….


<b>Các chiến lược WO </b>



<i>1.Vượt qua những điểm </i>
<i>2. yếu bằng cách tận </i>
<i>3. dụng các cơ hội </i>
….


<b>Các chiến lược WT </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<i><b>2.2.4.8. Phương pháp đo lường chất lượng dịch vụ </b></i>


<i><b> Đo lường điểm khoảng cách (tính giá trị tuyệt đối) </b></i>


Bằng việc tính toán điểm khoảng cách giữa các yếu tố có thể đo lường
được chất lượng dịch vụ cho từng biến số, điểm của biến số là điểm trung bình
của từng yếu tố được sử dụng để hình thành nên biến số đó. Đối với mỗi đáp viên
trả lời thì chất lượng dịch vụ đo lường cho mỗi yếu tố và biến số tương ứng được
tính theo cơng thức như sau:


<i>i</i>
<i>i</i>


<i>i</i> <i>CLCN</i> <i>CLMĐ</i>


<i>CLDV</i>  


Hay:


<i>j</i>
<i>n</i>
<i>i</i>

<i>ij</i>
<i>ij</i>
<i>j</i>
<i>n</i>
<i>CLMĐ</i>
<i>CLCN</i>
<i>CLDV</i>
<i>j</i>




 1
Trong đó:


<b>- CLDV</b>i : là chất lượng dịch vụ của yếu tố thành phần thứ i.


<b>- CLDV</b>j: là chất lượng dịch vụ của biến thứ j (được đo lường bởi i yếu tố).


<b>- CLMĐ</b>ij: là chất lượng mong đợi đối với yếu tố thứ i trong biến số thứ j.


<b>- CLCN</b>ij: là chất lượng cảm nhận đối với yếu tố thứ i trong biến số thứ j.


<b>- n</b>j: là số yếu tố của biến số thứ j.


<i><b> Đo lường điểm tỷ lệ (tính giá trị tương đối) </b></i>


Cách tính tỷ lệ giữa điểm số của chất lượng và điểm số của chất lượng
mong đợi của khách hàng được đề xuất bởi Young-pil Kim và cộng sự (2004).
Việc so sánh điểm tỷ lệ cung cấp một cái nhìn tồn diện hơn về chênh lệch giữa
điểm số mong đợi và cảm nhận của khách hàng, cho phép chỉ ra mức chất lượng


sai khác với cùng một khoảng cách điểm như nhau giữa hai hay nhiều trường hợp
khác nhau, khi đó chất lượng dịch vụ cho từng yếu tố và biến số tương ứng thể
hiện qua các công thức sau:


<i>i</i>
<i>i</i>
<i>i</i>
<i>CLM Đ</i>
<i>CLCN</i>
<i>CLDV </i>
Hay:
<i>j</i>
<i>j</i>
<i>n</i>
<i>n</i>
<i>i</i>
<i>ij</i>
<i>ij</i>
<i>j</i>
<i>CLM Đ</i>
<i>CLCN</i>
<i>CLDV</i>
1
1



















<sub></sub>




Theo cách tính tốn này, ta có ba mức cảm nhận cơ bản về chất lượng dịch vụ:
<b>- Chất lượng dịch vụ tốt (CLDV</b>i, CLDVj > 1): dịch vụ cảm nhận vượt


mức trông đợi của khách hàng.


<b>- Chất lượng dịch vụ thỏa mãn (CLDV</b>i, CLDVj = 1): dịch vụ cảm nhận


phù hợp với mức trông đợi của khách hàng.


<b>- Chất lượng dịch vụ tồi (CLDV</b>i, CLDVj < 1): dịch vụ cảm nhận dưới mức


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

Tuy nhiên, trong đề tài này, ta sẽ dựa trên giả định ban đầu là mọi du
khách đều mong muốn nhận được chất lượng dịch vụ tốt nhất (CLMĐ =
CLMĐmax = 5). Khi đó:



<b>- Theo cách tính điểm khoảng cách: chất lượng dịch vụ càng tốt khi các </b>


khoảng cách CLDVi hay CLDVj càng ngắn (CLDVi hay CLDVj tiến dần về 0).


<b>- Theo cách tính điểm tỷ lệ: chất lượng dịch vụ càng tốt khi các tỷ số </b>


CLDVi hay CLDVj càng lớn (CLDVi hay CLDVj tiến dần về 1).


Dựa vào cách tính tốn này, ta có thể tiến hành xếp loại theo điểm số đạt
được để tạo ra một thứ tự ưu tiên cho việc cải thiện chất lượng dịch vụ.


<i><b>2.2.4.9. Phương pháp so sánh </b></i>


<i><b>- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Số tuyệt đối là một chỉ tiêu </b></i>


tổng hợp phản ánh quy mô, khối lượng của sự kiện. Tác dụng của so sánh là phản
ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng.


<i><b>- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: số tương đối là một chỉ tiêu </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<b>CHƯƠNG 3 </b>



<b>KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG CỦA DU LỊCH CẦN THƠ </b>





<b>3.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH CẦN THƠ </b>


<b>3.1.1. Vị trí địa lý </b>


Thành phố Cần Thơ nằm giữa một mạng lưới sơng ngịi kênh rạch vùng


ĐBSCL về phía Tây sông Hậu, nằm trên trục giao thông thuỷ - bộ quan trọng nối
Cần Thơ với các tỉnh ĐBSCL, Đông Nam Bộ và các vùng của cả nước. Cần Thơ
tiếp giáp với 5 tỉnh, trong đó: phía Bắc giáp An Giang, phía Nam giáp Hậu
Giang, phía Tây giáp Kiên Giang, phía Đơng giáp Vĩnh Long và Đồng Tháp.


Thành phố Cần Thơ là đơ thị trực thuộc Trung ương có diện tích tự nhiên
1389,60 km2, có diện tích nội thị là 53 km2. Cần Thơ trải dài 65 km bên bờ
Mêkông với nhiều hệ thống sơng ngịi, kênh rạch như: sơng Hậu, sơng Cần Thơ,
sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No, sông Cái Sắn…Các
tuyến đường lớn chạy qua thành phố là: quốc lộ 1A, quốc lộ 80, quốc lộ 91.


<b>HÌNH 3: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TP.CẦN THƠ </b>


<b>3.1.2. Tài nguyên du lịch </b>


<i><b>3.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên </b></i>
<b> Khí hậu - thời tiết </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b>- Mùa mưa: từ tháng 05 đến tháng 11; gió mùa Tây Nam. Nhiệt độ trung </b>


bình các tháng mùa mưa từ 260- 270C. Mưa tập trung chủ trong các tháng 9 và
tháng 10. Trung bình lượng mưa phổ biến trong tháng từ 220 mm đến 420 mm.
Các tháng cuối mùa gây ngập úng trên diện rộng do lượng mưa lớn và lũ thượng
nguồn đổ về.


<b>- Mùa khơ: từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau; gió mùa Đơng Bắc. Nhiệt </b>


độ trung bình các tháng từ 260- 280C. Có số giờ nắng cao nhất trong năm vào các
tháng 1,2,3. Giờ nắng trung bình trong các tháng này từ 190 giờ đến 240 giờ.



Nếu xét trên góc độ kinh tế du lịch, thì số giờ nắng trong năm chính là
một “lợi thế so sánh” của du lịch Cần Thơ. Điều này thật sự có ý nghĩa khi ta
nhắm vào nhóm khách hàng mục tiêu là những người đến từ xứ lạnh, hay những
du khách có nhu cầu tránh rét trong những ngày đơng giá lạnh.


<b> Địa hình và thổ nhưỡng </b>


Địa hình thành phố Cần Thơ tương đối bằng phẳng và cao dần từ Bắc
xuống Nam. Vùng phía Bắc là vùng trũng nên thường bị ngập úng vào mùa mưa
lũ tháng 9 hàng năm.


Do được bồi đắp thường xuyên của sông Hậu và các sông khác nên đất
đai Cần Thơ tương đối màu mỡ. Diện tích đất phù sa có trên 14,6 vạn ha, chiếm
49,6% diện tích tự nhiên, hình thành một vùng rộng lớn, trải dài từ Thốt Nốt qua
Ơ Mơn đến thành phố Cần Thơ. Ngoài ra Cần Thơ còn một số loại đất khác,
trong đó có đất nhiễm mặn ít, đất nhiễm phèn nhưng không nhiễm mặn. Nhìn
chung, khí hậu và thổ nhưỡng Cần Thơ rất thuận lợi cho việc phát triển một nền
nông nghiệp đa ngành với nhiều loại cây trồng và vật ni. Chính điều này đã
đem lại cho Cần Thơ những tiềm năng to lớn để phát triển du lịch theo hướng du
lịch xanh, sinh thái phát huy ưu thế sông nước, miệt vườn của vùng ĐBSCL.


<b> Sơng ngịi và tài nguyên nước </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<b> Hệ sinh thái </b>


Được thiên nhiên ưu đãi nên hệ sinh thái Cần Thơ rất phong phú và đa
dạng. Thảm thực vật của Cần Thơ tập trung trên vùng đất phù sa ngọt, gồm các
loại cỏ, rong tảo, trâm bầu, sung vả, dừa nước, rau má, rau dền lửa, rau sam và
các loại bèo, lục bình, rong đi chồn... Trên vùng đất phèn chủ yếu có các lồi
tràm, chà là nước, mây nước, bòng bong, bồn bồn, bình bát, điên điển, lúa ma,


sen, bơng súng... Về động vật, trên cạn có các lồi như: gà nước, le le, trích nước,
trăn, rắn, rùa... Dưới nước có các loại cá như cá lóc, cá rơ, cá sặc rằn, cá trê, cá
bống, cá linh, cá ba sa, cá chép, cá đuống, cá mè, cá lăng, tôm càng xanh, tép…


<i><b>3.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn </b></i>


TP. Cần Thơ có các di tích lịch sử, chùa chiền, lễ hội, đờn ca tài tử... là
những sản phẩm văn hóa độc đáo, phản ánh đời sống tinh thần phong phú của các
dân tộc anh em vùng sơng nước. Cần Thơ cịn là trung tâm văn hóa của ĐBSCL,
hàng năm với 4 kỳ hội chợ triển lãm quốc tế và những phiên chợ chuyên đề tại
Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế Cần Thơ đã thu hút đông đảo du khách đến
tham quan, nghiên cứu.


<b> Các di tích lịch sử và kiến trúc </b>


Khi đến với Cần Thơ, có một đặc điểm sẽ làm cho du khách chú ý đó
chính là sự đan xen hài hịa giữa những cơng trình kiến trúc của người Việt,
Khmer, Hoa. Có thể nói, thành phố này là một tập hợp của nhiều sắc thái văn
hóa, trong đó mỗi di tích lịch sử hay cơng trình kiến trúc đều đã góp vào quần thể
một dáng vẻ rất riêng của mình. Nét độc đáo trong cấu trúc xóm làng và cả kiến
trúc nhà ở đã phần nào nói lên lối sống, tập quán và cả những suy nghĩ của người
dân Nam Bộ xưa và nay. Chính điều này đã tơ điểm thêm cho bức tranh thiên
nhiên kỳ vĩ của vùng đất Tây Đô, tạo nên sức thu hút đối với khách thập phương.
Một số di tích lịch sử và kiến trúc thường thu hút du khách tại Cần Thơ như: Bảo
tàng Cần Thơ, Đình Bình Thủy, Nhà cổ Bình Thủy, Chợ cổ Cần Thơ, Chùa Ông,
Chùa Munir Ansây, Mộ nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị, Mộ Thủ khoa Bùi Hữu
Nghĩa, Lộ Vòng Cung….


<b> Các làng nghề </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

Bộ như: các làng đóng ghe xuồng (Ngã bảy- Phụng Hiệp), làng đan lọp Thới
Long (Thới Long- Ơ Mơn), làng đan lưới Thơm Rơm (Thạnh Hưng- Thốt Nốt)…
Ngoài ra, ở Cần Thơ cịn có làng hoa Thới Nhựt thuộc xã An Bình, vườn
lan Bình Thủy, vườn xương rồng (10/6 Nguyễn Thị Minh Khai)… hay các làng
nghề tập trung ở Ơ Mơn – Thốt Nốt như: lò hột vịt lộn, làng làm bánh tráng
Thuận Hưng, xóm chằm lá Thới Long, xóm đắp lị trấu bằng đất sét, trại đóng
ghe, lị đường thủ cơng, làng cá bè, lò nấu cồn, làng đan thúng… cũng là các làng
nghề có sức hấp dẫn đối với nhiều du khách hiện nay.


<b> Văn hóa – lễ hội </b>


Do sự tác động của những điều kiện lịch sử, kinh tế mà lễ hội cổ truyền
của cư dân vùng ĐBSCL có một số nét khác biệt. Do đặc điểm sống chung của 3
dân tộc Việt Khmer - Hoa, Cần Thơ có khá nhiều lễ hội. Số lễ hội này bắt nguồn
từ tập quán cổ truyền hoặc do tín ngưỡng dân gian của mỗi dân tộc tạo nên. Song
song với các sinh hoạt tôn giáo, hầu hết đồng bào có đạo cũng như khơng có đạo
đều giữ tập quán thờ cúng tổ tiên, ông bà, một tín ngưỡng dân gian truyền thống;
một bộ phận khá đông tham gia sinh hoạt lễ hội dân gian chứa đựng những yếu tố
tín ngưỡng. Ở Cần Thơ có một số lễ hội được nhiều người biết đến như: <i>lễ hội </i>
<i>cúng đình Bình Thủy (lễ Hạ Điền, lễ Thượng Điền, lễ Kỳ Yên), lễ hội Chùa Ông, </i>
<i>lễ hội dân tộc Khmer ( lễ CholchnamThmay, lễ Dolta), chợ hoa xuân bến Ninh </i>


<i>Kiều, hội chợ triễn lãm quốc tế Cần Thơ…</i>


Đặc biệt, khi đến Cần Thơ, ngoài việc tham gia vào các lễ hội náo nhiệt,
tận hưởng đặc sản nổi tiếng mang đậm hương vị quê nhà, ăn cơm sốt dẻo nấu
bằng gạo Tài Nguyên thơm phức với mắm cá lóc, kèm bát canh cua đồng nấu với
bông so đũa vàng ươm, du khách không thể quên một nét đẹp văn hoá truyền
thống ít nơi nào có được: đó là đi du thuyền nghe ca nhạc tài tử, một chương
trình mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc gây ấn tượng sâu sắc với du khách trong


và ngoài nước.


<b>3.1.3. Các loại hình du lịch </b>


Cần Thơ có tiềm năng để phát triển du lịch theo hướng du lịch xanh, sinh
thái kết hợp với tham quan các di tích văn hố, lịch sử, nhân văn, phát huy ưu thế
sông nước, miệt vườn của vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, cho đến hiện nay các tour du
lịch tại Cần Thơ chủ yếu là du lịch trên sông nước và các vườn cây ăn trái.


<i><b>3.1.3.1. Du lịch sinh thái miệt vườn </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

trên các tuyến sông Phong Điền và nhiều vườn du lịch gia đình khác ở Ơ Mơn,
Thốt Nốt: vườn cò Bằng Lăng, vườn du lịch Thủy Tiên, Xuân Mai... Nhìn chung,
những miệt vườn ở đây được kết hợp loại hình kinh tế vườn và du lịch đã làm
phong phú thêm tuyến du lịch miền sông nước Cửu Long.


<i><b>3.1.3.2. Du lịch sơng nước </b></i>


Ngồi đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh
trong khu vực ĐBSCL, thành phố Cần Thơ được ví như “đơ thị miền sơng
nước”. Hệ thống sơng ngịi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng
mênh mông. Các cù lao Tân Lộc, cồn Sơn, cồn Khương, cồn Ấu... bồng bềnh
trên sông Hậu hết sức độc đáo để phát triển loại hình du lịch sông nước.


Từ bất kỳ bến sông nào, chúng ta cũng có thể tới được nơi cần đến, từ
phiên chợ nổi nhộn nhịp, ồn ào buổi ban mai đến những khu vườn cây ăn trái,
những cù lao hay những nơng trường... bởi có mối liên hồn đi lại bằng đường
thủy của cư dân thời chưa có đường bộ. Nhiều dòng kênh, con rạch đã trở nên
thân quen với du khách như: Ơ Mơn, Cần Thơ, Cái Răng, Rạch Ngỗng, Rạch Cái
Sơn, Ðầu Sấu, Long Tuyền... Mỗi con rạch, dòng kênh đưa ta đến một vùng đất


lạ với nét sinh thái độc đáo hiếm thấy. Hầu hết những khu vườn du lịch Ba Láng,
Mỹ Khánh, Cát Ðồng, giáo Dương, Phước Thới, Phú An đều nằm cạnh những
dòng kênh, con rạch.


Về Cần Thơ, khơng gì thú vị bằng đi thuyền trên sơng Hậu, khách vừa
giải khát vừa nghe nhạc tài tử, vừa thưởng thức cảnh trời xanh mây nước, nắng
ấm, gió êm vừa ngắm cảnh sinh hoạt bên sông êm đềm trong buổi bình minh và
hồng hơn trên những chiếc xuồng tam bản mọc mạc đến các du thuyền sang
trọng như: du thuyền Lady Hậu (150 chỗ), du thuyền Tây Đô (60 chỗ), du thuyền
Cần Thơ (3 tầng với sức chứa 300 khách), du thuyền Ninh Kiều (50 khách) hay
trên những chiếc Kayak thú vị. Đặc biệt, khi đến Cần Thơ, sau khi bồng bềnh
trên sông uốn khúc, xuồng ghe tấp nập, du khách có thể tham quan các khu chợ
nổi như: chợ nổi Cái Răng, Phong Điền- chợ mua bán trên sông một nét sinh hoạt
đặc trưng văn hóa Nam Bộ.


<i><b>3.1.3.3. Du lịch văn hóa, trưyền thống gắn với các di tích lịch sử </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<i><b>3.1.3.4. Du lịch Mice (Meeting Incentive Conference Event) </b></i>


Là thành phố trung tâm đồng bằng, tại Cần Thơ mỗi năm đều có tổ chức
những cuộc hội thảo, hội nghị quốc tế và khu vực liên quan đến các vấn đề phát
triển nông nghiệp, hải sản, du lịch, mơi trường, giáo dục, văn hóa, xã hội.


Với hệ thống khách sạn lớn, các phòng họp đủ tiêu chuẩn trang bị máy
móc, hiện đại, phù hợp với từng loại hội nghị và đáp ứng số người tham dự từ 50
đến 500 người. Chỗ ăn nghỉ, vui chơi giải trí thuận tiện làm hài lòng khách tham
dự hội nghị, hội thảo trong và ngồi nước. Ngồi ra, Cần Thơ cịn có những hội
trường lớn như hội trường Thành ủy, Đại học Cần Thơ... đủ sức tổ chức những
đại hội lớn.



Trong tương lai Cần thơ có kế hoạch xây dựng khu văn hóa miền Tây tại
phường Hưng Phú, trong đó có những khách khách sạn, hội trường lớn tầm cỡ để
có thể phục vụ ngày càng tốt hơn các cuộc hội nghị, hội thảo quốc tế và khu vực.
Với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông cùng với hệ
thống cơ sở vật chất, hạ tầng tương đối tốt và có hệ thống kinh tế khá phát triển
thì thành phố Cần Thơ rất có cơ hội để phát triển loại hình du lịch MICE - loại
hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen
thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác.


<b>3.2. THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH DU LỊCH CẦN THƠ </b>
<b>3.2.1. Lượng khách lưu trú </b>


<b>BẢNG 4: TÌNH HÌNH DU KHÁCH ĐẾN CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 </b>
<i>Đơn vị tính: lượt khách </i>
<b>Chênh lệch </b>


<b>2007/2006 </b>


<b>Chênh lệch </b>
<b>2008/2007 </b>


<b>Năm </b> <b>2006 </b> <b>2007 </b> <b>2008 </b>


Lượt khách % Lượt khách %
<b>Số khách lưu trú 543.650 693.055 817.250 </b> 149.405 27,48 124.195 17,92
<b>Số khách quốc tế 121.221 155.735 175.094 </b> 34.514 28,50 19.359 12,43
<b>Số khách nội địa 422.429 537.320 642.156 </b> 114.891 27,20 104.836 19,51


<i><b>(Nguồn: Phòng Quản lý du lịch - Sở Du lịch Cần Thơ năm 2008) </b></i>



Nhìn chung số lượng khách đến Cần Thơ tăng khá nhanh qua các năm
nhưng với tốc độ giảm dần và du lịch Cần Thơ chủ yếu phục vụ khách nội địa
đến tham quan, mua sắm và lưu trú (bảng 2).


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

Bên cạnh đó, ở một số nước trong khu vực và thế giới lại xảy ra dịch bệnh, sóng
thần, tình hình chính trị khơng ổn định đã tạo điều kiện cho Việt Nam nói chung
và Cần Thơ nói riêng trở thành điểm đến lý tưởng của du khách.


Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đã có tác động tiêu cực của đối với
ngành du lịch thế giới nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng. Khơng
nằm ngồi tình hình chung đó, ngành du lịch Cần Thơ cũng chịu ảnh hưởng ít
nhiều nên nhịp độ tăng trưởng của khách du lịch đến với Cần Thơ cũng bị suy
giảm và đặc biệt là khách quốc tế.


<b>3.2.2. Hoạt động lữ hành</b>


Sau năm du lịch Quốc gia, hoạt động lữ hành tại Cần Thơ vươn tầm cao
mới khi phục vụ hơn 76.500 lượt khách, tăng 41,84% so với năm 2007.


<b>BẢNG 5: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG LỮ HÀNH CỦA NGÀNH DU LỊCH </b>
<b>CẦN THƠ TỪ NĂM 2006 – 2008 </b>


<i><b>(Nguồn: Phòng Quản lý du lịch - Sở Du lịch Cần Thơ năm 2008) </b></i>


Nhìn chung hoạt động lữ hành của du lịch Cần Thơ đều có xu hướng
tăng qua các năm. Tuy nhiên, khi xét về tỷ trọng của lữ hành quốc tế và lữ hành
nội địa thì chưa đồng đều.


84.49%
77.89%


84.99%
15.51%
15.01%
22.11%


0% 20% 40% 60% 80% 100%


2006
2007
2008
<b>N</b>
<b>ă</b>
<b>m</b>
<b>Tỷ trọng</b>


Lữ hành nội địa


Lữ hành quốc tế


<b>HÌNH 4: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỶ TRỌNG KHÁCH LỮ HÀNH ĐẾN </b>
<b>CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 </b>


<i> Lữ hành quốc tế: chiếm tỷ trọng thấp và có tốc độ tăng trưởng khơng đều. </i>
Trong đó:


 Hoạt động đón khách (Inbound) đã có sự tăng trưởng mạnh vào năm
2007. Sở dĩ có hiện tượng này là do trong năm 2007, hình ảnh của Việt Nam nói


<b>Chênh lệch </b>
<b>2007/2006 </b>



<b>Chênh lệch </b>
<b>2008/2007 </b>


<b>Năm </b> <b>2006 </b> <b>2007 </b> <b>2008 </b>


Lượt


khách %


Lượt


khách %
<b>Lữ hành quốc tế </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

chung và Cần Thơ nói riêng đã được đông đảo du khách biết đến thông qua các
hoạt động xúc tiến quảng bá để chào mừng “Năm du lịch quốc gia 2008”, một sự
kiện có tầm cỡ khu vực mà Cần Thơ là nơi vinh dự được chọn là nơi đăng cai tổ
chức tuần lễ khai mạc năm du lịch quốc gia. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho
tương lai du lịch Cần Thơ, là cơ hội để Cần Thơ thể hiện ưu thế của mình. Và
đến năm 2008 do ảnh hưởng chung của tình hình thế giới và khu vực nên tốc độ
này bị chựng lại và giảm mạnh.


 Hoạt động đưa khách (Outbound): lượng khách được đưa ra nước


ngoài ngày càng tăng, với tốc độ khá nhanh và khá đều trong giai đoạn 2005-
2008. Điều này chứng tỏ mức sống và đời sống của người dân trong nước ngày
càng cao và nó đã kéo theo xu hướng đi du lịch nước ngoài của họ ngày càng
tăng lên.



Tuy hoạt động đưa khách có tăng lên nhưng với tốc độ tăng trưởng
không cao lắm và nó khơng đủ lớn để cân bằng với tốc độ giảm của hoạt động
đón khách nên đã dẫn đến mức âm trong kết quả của hoạt động lữ hành quốc tế
trong giai đoạn 2007- 2008.


<i> Lữ hành nội địa: chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng với tốc độ cao </i>
qua các năm đặc biệt là trong giai đoạn 2007- 2008. Nguyên nhân của sự tăng
trưởng này là do trong năm du lịch quốc gia có rất nhiều sự kiện cũng như nhiều
hoạt động văn hóa nghệ thuật được tổ chức tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước
nên đã thúc đẩy nhu cầu giao lưu văn hóa và hoạt động lữ hành nội địa phát triển.


<b>3.2.3. Công tác xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ du lịch </b>


<i><b>3.2.3.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật </b></i>
<b> Hệ thống giao thông Cần Thơ </b>


Hiện nay ngành Giao thông Vận tải thành phố Cần Thơ đã phát triển
tương đối hoàn chỉnh về cơ cấu, tổ chức quản lý từ bộ máy quản lý nhà nước đến
các chuyên ngành vận tải, xây dựng cầu đường.


<i> Về mạng lưới giao thông đường bộ : </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<i> Mạng lưới giao thơng thủy: </i>


Nhìn chung ít được quan tâm so với giao thông bộ, chủ yếu là tận dụng
ưu thế sẵn có của mạng lưới đường thuỷ để khai thác vận tải, việc mở mới hoặc
nạo vét các sông kênh trước hết để phục vụ mục đích thuỷ lợi, sau đó mới kết
hợp yêu cầu giao thông. Mạng lưới sông kênh tự nhiên cùng với các kênh thuỷ
lợi trong các năm qua đã đáp ứng tốt các yêu cầu vận tải và có thể vẫn cịn đáp
ứng được trong một vài năm tới.



Thành phố đã có kế hoạch đầu tư thoả đáng cho việc giải tỏa chướng
ngại trên luồng lạch, trang bị hệ thống tín hiệu an tồn giao thơng và đầu tư xây
dựng một số bến hàng hoá, hành khách tại các cụm kinh tế - xã hội lớn. Nhìn
chung, mạng lưới giao thơng thủy là một thế mạnh của thành phố Cần Thơ. Các
tuyến sông - kênh - rạch phân bố đều khắp, nối liền các trung tâm kinh tế - xã hội
và đi đến khắp các địa phương, tạo điều kiện cho vận tải thủy phát triển, bao gồm
các hệ thống kênh, rạch đáp ứng cho ghe tàu có trọng tải từ 30- 50 tấn thường
xuyên hoạt động được, có chiều dài tổng cộng là 558,25km.


Cụm cảng trung tâm tại Cần Thơ là cảng chính của khu vực ĐBSCL, bao
gồm các khu cảng Hoàng Diệu, Trà Nóc và Cái Cui, cụm cảng khu vực hạ lưu
vàm Cái Sắn phục vụ trực tiếp cho TP. Cần Thơ và các khu vực lân cận.


<i> Đường hàng không: </i>


Sân bay Trà Nóc đã được bắt đầu đưa vào sử dụng từ ngày 04/01/2009 và
tiếp tục nâng cấp, mở rộng để nối các đường bay trong nước và từng bước mở
thêm đường bay đến các nước Đơng Nam Á và Quốc tế.


<i> Nhìn chung có thể nói thành phố Cần Thơ hiện nay có mạng lưới giao </i>
<i>thơng tương đối thuận tiện, đảm bảo vai trị đầu mối giao thơng cho khu vực về </i>
<i>đường bộ, đường thủy, đường biển cũng như về hàng không trong tương lai. Đặc </i>
<i>biệt là sau khi Cầu Cần Thơ hồn thành và sân bay Trà Nóc xây dựng hoàn thiện </i>
<i>sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của thành phố, đưa Cần Thơ trở </i>
<i>thành trung tâm huyết mạch của khu vực. </i>


<b> Hệ thống điện, nước, viễn thông </b>
<i> Điện: </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<i> Nước: </i>


Thành phố Cần Thơ có hai nhà máy cấp nước sạch có công suất
70.000m3 /ngày đêm và dự kiến xây thêm một số nhà máy để có thể cung cấp
nước sạch 200.000 m3/ngày đêm.


<i> Viễn thông: </i>


Hiện Cần Thơ đang có một bưu điện trung tâm và 4 bưu điện huyện đủ
điều kiện cung cấp thông tin liên lạc giữa Cần Thơ và các nước trên thế giới.


<b>Hệ thống tài chính – ngân hàng, bảo hiểm</b>


Cần Thơ có hệ thống ngân hàng, bảo hiểm đang hoạt động tốt và ngày
càng mở rộng, có khả năng cung ứng đầy đủ cho sự đầu tư và hợp tác quốc tế. Hệ
thống ngân hàng, bảo hiểm, kiểm tốn trong nước và nước ngồi hoạt động hiệu
quả và đồng bộ. Các ngân hàng hiện đang hoạt động gồm có Vietcombank, Ngân
hàng Cơng thương, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Đông Á... và
các chi nhánh bảo hiểm Prudential, Bảo Việt...


<i><b>3.2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch </b></i>


<i><b> Hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí </b></i>


Năm 2008, thành phố Cần Thơ đưa thêm 19 khách sạn đi vào hoạt động,
làm cho số cơ sở lưu trú trên địa bàn tăng lên con số 154 (khách sạn), sức chứa là
3.737 phòng và 5.854 giường với cơng suất bình qn trên 60%; 3 nhà nghỉ, 1
căn hộ kinh doanh du lịch. Trong đó:


<i> Số khách sạn đạt chuẩn từ 1- 4 sao là 31 cơ sở. Ba khách sạn đạt tiêu </i>


chuẩn 4 sao là: khách sạn Victoria (khu bãi cát cồn Cái Khế) với 92 phòng và
125 giường; khách sạn Golf (02 Hai Bà trưng, Quận Ninh Kiều) với 101 phòng
và 202 giường và khách sạn Ninh Kiều 2 (03 Đại lộ Hịa Bình) với 108 phịng.


<i> 92 khách sạn đạt tiêu chuẩn du lịch. </i>


<i> 35 khách sạn chưa xếp hạng. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

250035
20945


335000
30000


420198
35000


0
100000
200000
300000
400000
500000


<b>T</b>


<b>ri</b>


<b>ệu</b>



<b> đ</b>


<b>ồ</b>


<b>n</b>


<b>g</b>


2006 2007 2008


<b>Năm</b>


Đóng góp cho ngân sách
Doanh thu thuần


<b> Doanh nghiệp lữ hành – VP chi nhánh </b>


Tính đến năm 2008, TP. Cần Thơ có khoảng 18 cơng ty hoạt động lữ
hành và một văn phịng chi nhánh Viettravel. Trong đó các đơn vị chủ quản gồm:


<i> 2 Doanh nghiệp nhà nước </i>


<i> 1 Doanh nghiệp tư nhân </i>


<i> 1 công ty đa ngành (Cataco) </i>


<i> 1 công ty du lịch Cần Thơ </i>


<i> 13 công ty TNHH </i>



<b>3.2.4. Doanh thu của ngành du lịch </b>


Nhìn chung, doanh thu ngành du lịch Cần Thơ đều tăng qua các năm, từ
đó làm tăng nguồn thu đáng kể cho ngân sách cho nhà nước. Đặc biệt là trong
giai đoạn 2006 – 2007 doanh thu đạt mức tăng trưởng cao. Khi đó, doanh thu
năm 2007 đạt được là 365 tỷ đồng, tăng 34,7% so với năm 2006 (tức tăng 94,02
tỷ), đạt 111% kế hoạch năm. Đóng góp cho ngân sách nhà nước 30 tỷ, tăng
43,23% so với năm 2006. Đến giai đoạn 2007- 2008 nguồn doanh thu thu được
vẫn tiếp tục tăng mạnh nhưng với tốc độ tăng trưởng thấp hơn. Tốc độ tăng
trưởng giai đoạn này chỉ còn 23,71%, giảm 9,99% so với giai đoạn trước đó.


<b>HÌNH 5: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH DOANH THU NGÀNH DU </b>


<b>LỊCH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 </b>


<b>3.2.5. Nguồn nhân lực cho du lịch </b>


Để phát triển du lịch một cách bền vững thì một trong những yếu tố ưu
tiên và quan trọng hàng đầu là nhân lực có trình độ chun mơn nghiệp vụ. Cần
Thơ nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung đang đứng trước yêu cầu này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

2010 2025


2336


1800
1900
2000
2100
2200


2300
2400


<b>N</b>


<b>g</b>


<b>ư</b>


<b>ờ</b>


<b>i</b>


2006 2007 2008


<b>Năm</b>


trên thực tế, hiện nay du lịch Cần Thơ mới chỉ có khoảng 2.336 lao động thuộc
ngành. Như vậy, ngành du lịch Cần Thơ đang đứng trước tình trạng thiếu trầm
trọng nguồn nhân lực, và đây cũng là một vấn nạn chung của du lịch khu vực và
cả nước.


Số lượng lao động phục vụ trong ngành du lịch Cần Thơ có tăng nhưng
với tốc độ khơng cao và có xu hướng ít dần là do điều kiện tuyển dụng theo yêu
cầu và đòi hỏi ngày càng cao của ngành du lịch mà lực hút nhân lực của các
thành phố lớn mạnh hơn, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh và số cơ sở đào tạo
nghiệp vụ du lịch tại Cần Thơ cịn q ít. Trước mắt thì trên địa bàn TP Cần Thơ
chỉ có một trường Trung cấp du lịch đang hoạt động, trường Cao Đẳng kinh tế kỹ
thuật và trường Đại học Cần Thơ cũng có một số ngành đào tạo liên quan đến du
lịch như: hướng dẫn viên du lịch, quản trị du lịch... nhưng số lượng lao động vẫn


không đủ đáp ứng nhu cầu.


<b>HÌNH 6: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH </b>


<b>DU LỊCH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 </b>


Tuy số lượng lao động cịn ít nhưng nhờ sự quan tâm trong công tác đào
tạo của các cơ quan chức năng nên số lượng lao động tham gia phục vụ ngành
ngày càng tăng (mặc dù với tốc độ không cao lắm). Đặc biệt vào năm 2008, số
lượng lao động tăng lên đáng kể so với năm 2007. Nguyên nhân của sự gia tăng
nhanh chóng nguồn nhân lực vào giai đoạn này là một điều tất yếu phải có để
đảm bảo cho việc Cần Thơ có thể tổ chức thành công lễ khai mạc cũng như
hưởng ứng tốt năm du lịch quốc gia 2008.


<b>3.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH DU LỊCH CẦN THƠ </b>


<b>3.3.1. Thuận lợi </b>


Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của khu vực, là một vùng đất phì nhiêu,
mưa thuận gió hịa, giàu tài ngun du lịch. Do đó, Cần Thơ có đủ điều kiện để
phát triển nhiều loại hình du lịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

giữ được nét văn hóa sinh thái của vùng quê Nam bộ, đây là nét thu hút được
nhiều du khách trong và ngồi nước khi họ có xu hướng muốn tìm đến với thiên
nhiên trong lúc du lịch tại các thành phố lớn đã rơi vào tình trạng quá tải.


Hơn nữa, Cần Thơ lại có hệ thống cơ sở hạ tầng như: sân bay Trà Nóc đã
được đưa vào khai thác và sử dụng; cảng Cần Thơ ngày càng phát triển, cảng Cái
Cui đang trong quá trình hồn thiện; cầu Cần Thơ đang được tiếp tục triển khai
xây dựng và đến cuối năm 2009 sẽ được đưa vào sử dụng, hệ thống bưu chính


viễn thơng phát triển, khu cơng nghiệp và hệ thống ngân hàng khá hiện đại là cơ
sở để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.


Ngồi ra, Cần Thơ cịn có trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế hoạt động
nhiều năm nay, thường xuyên tổ chức các cuộc hội chợ định kỳ và nhiều cuộc
hội nghị, phiên chợ chuyên đề thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước
đến tham quan. Đây cũng là một hoạt động quảng bá về Cần Thơ lan tỏa đến cả
vùng và là nhịp cầu nối vùng châu thổ đến với các nước trong khối ASEAN và
quốc tế. Nhất là khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), AFTA, APEC...


Thêm vào đó, với sự quan tâm, ủng hộ của nhà nước, các cấp chính
quyền, các tổ chức, doanh nghệp và nhân dân địa phương trong việc phát triển du
lịch, du lịch Cần Thơ đã được hổ trợ các kiosk tra cứu thông tin du lịch bằng màn
hình cảm ứng tạo điều kiện cho du khách có thể tìm kiếm, cập nhật thơng tin một
cách nhanh chóng và thuận tiện.


Đặc biệt, trong năm 2008 vừa qua, ngành du lịch Việt Nam đã tập trung
tuyên truyền quảng bá cho hoạt động chính là Năm Du lịch quốc gia Cần Thơ với
nhiều sự kiện hỗ trợ diễn ra trong cả nước. Chính sự kiện này đã tạo nên một
bước tiến mới cho du lịch Cần Thơ, góp phần giới thiệu hình ảnh của du lịch Việt
Nam nói chung và du lịch Cần Thơ nói riêng đến đông đảo du khách trong và
ngoài nước.


Trong năm 2006, Sở du lịch Cần thơ và các tỉnh Kiên Giang, An Giang
đã ký kết chương trình hợp tác phát triển tam giác du lịch (ký kết ngày
18-7-2006), tạo sự hấp dẫn cho các điểm đến và hổ trợ nhau xúc tiến, kêu gọi đầu tư
các dự án du lịch, xây dựng chương trình, sản phẩm du lịch hấp dẫn. Chương
trình hợp tác này giúp cho du lịch Cần Thơ có khả năng cạnh tranh để tham gia
vào “thị trường du lịch”.



</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<b>3.3.2. Khó Khăn </b>


Tuy nhiên, trên thực tế, du lịch Cần Thơ cịn phải đối mặt với những khó
khăn, bất cập như:


Năng lực cạnh tranh của Du lịch Cần Thơ còn kém. Phần lớn các doanh
nghiệp du lịch thuộc loại nhỏ, đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý hạn chế về trình
độ chun mơn, ngoại ngữ, thiếu tính chun nghiệp, cơ sở hạ tầng khơng theo
kịp tốc độ phát triển, chất lượng dịch vụ còn kém, sản phẩm du lịch nghèo nàn…


Tuy có sự quan tâm và tạo điều kiện trong công tác đào tạo lực lượng lao
động phục vụ du lịch nhưng nhìn chung nguồn nhân lực của du lịch Cần Thơ vẫn
ở trong tình trạng bị hạn chế về số lượng và chất lượng.


Các điểm du lịch của Cần Thơ cịn q ít, chủ yếu tập trung ở nội ô thành
phố, chưa liên kết được các điểm du lịch lại với nhau. Hoạt động du lịch còn rất
hạn chế, trùng lắp nhau.


Thông thường, các tour du lịch về ĐBSCL được thực hiện thông qua các
công ty du lịch lữ hành ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng thời gian vận chuyển
từ Thành phố Hồ Chí Minh là quá dài (4 tiếng), lại mất thêm thời gian để qua phà
nên Cần Thơ bất lợi hơn Tiền Giang (chỉ mất một tiếng để di chuyển). Đây là
điểm bất lợi nhất của du lịch Cần Thơ. Tuy nhiên, hạn chế này sẽ đựợc khắc phục
phần nào sau khi cầu Cần Thơ hoàn thành và đưa vào sử dụng.


Du lịch Cần Thơ vẫn chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho mình.
Khách nước ngồi và thậm chí là khách trong nước (các tỉnh miền ngồi) ít biết
đến Cần Thơ. Mặt khác, do cùng nằm trong một khu vực nên du lịch Cần Thơ và
Tiền Giang cũng như các tỉnh ĐBSCL nói chung khơng có sự khác biệt nhiều


lắm do có sự trùng lắp về sản phẩm du lịch của các tỉnh trong vùng (chợ nổi,
cảnh sông nước, du lịch vườn, tham gia tát ao, bắt cá...). Chính những lý do này
đã làm giảm đi sự hấp dẫn của du lịch Cần Thơ đối với du khách khi họ muốn
thưởng thức cái gì đó mới lạ hơn khi đi đến một điểm mới.


Các dịch vụ giải trí ở Cần Thơ cịn q ít, đơn điệu và kém chất lượng.
Đặc biệt là thiếu các dịch vụ về đêm và các dịch vụ cao cấp. Điều này tạo nên
nhiều “thời gian chết” cho du khách tại Cần Thơ. Khó khăn của Cần Thơ nói
riêng và của các tỉnh nói chung là ta khơng biết cách khai thác, tận dụng được
sức mua hàng của du khách, không tạo ra được dịch vụ hấp dẫn để khiến cho du
khách phải tiêu tiền. Khi đến đây, họ khơng biết đi đâu, làm gì, tiêu tiền cho việc
gì và vì thế cuối cùng họ ra về với túi tiền nặng trĩu


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

xem là sản phẩm du lịch chủ lực của TP Cần Thơ lại cũng đang “mất cảm tình”
của du khách cũng từ chuyện môi trường (rác thải, vệ sinh, nguồn nước ơ
nhiễm...)


Tuy có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và lực lượng bảo vệ tại các
khu vực công cộng, các điểm du lịch nhưng vẫn xảy ra một số tệ nạn tiêu cực
như trộm cắp, lừa gạt, móc túi, xin ăn... làm ảnh hưởng ít nhiều đến ấn tượng,
tâm lý của du khách, vẽ mỹ quan và chất lượng phục vụ du lịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<b>CHƯƠNG 4 </b>



<b>PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA LOẠI HÌNH DU LỊCH </b>


<b>THAM QUAN CHỢ NỔI CÁI RĂNG - CẦN THƠ </b>






<b>4.1. GIỚI THIỆU CHỢ NỔI CÁI RĂNG - CẦN THƠ </b>



<b>4.1.1. Vài nét sơ lược về chợ nổi </b>


<i><b>4.1.1.1. Quá trình lịch sử hình thành chợ nổi </b></i>


Giai đoạn khai phá miền Nam của nhà Nguyễn cũng gần thời điểm khi
nhà Thanh bên Trung Quốc lập triều đại mới. Rất nhiều dân Trung Quốc vẫn còn
trung thành với Minh triều đã ly khai và chạy trốn đến các vùng đất khác như Đài
Loan và các vùng đất Đơng Nam Á, trong đó có đất Gia Định thuộc Việt Nam.
Các thương thuyền của người Hoa ra vào buôn bán ở Gia Định vào thời đó khơng
phải là hiếm. Họ đưa thuyền theo biển, đi ngược sông và buôn bán hoặc mãi võ
khắp các sơng rạch vùng Mê-kơng. Vì lý do chính trị nên thành phần người Hoa
(có nguồn gốc Thiên Địa Hội) này không bao giờ ở một chỗ mà ở trên ghe. Đó là
lý do vì sao người dân Gia Định có thói quen “ở trên ghe thuyền”(chứ không
phải di chuyển bằng ghe thuyền), vì một bộ phận trong số họ là dân du mục có
nguồn gốc Trung Hoa.


Tỉ lệ người dân Gia Định có nguồn gốc Trung Hoa nhiều hơn tỉ lệ người
Thăng Long lai Hoa, đây khơng phải là lí do duy nhất nhưng nó cũng góp phần
trong lịch sử hình thành nên văn hóa chợ nổi.


Chợ nổi là tên gọi dùng để chỉ nơi giao dịch các mặt hàng nông sản của
vùng châu thổ Tây Nam bộ, được hình thành trên vùng sông nước. Trở lại lịch sử
khẩn hoang của vùng đồng bằng Nam bộ, kể từ khi Chưởng cơ Lễ thành hầu
Nguyễn Hữu Cảnh đặt sở thuế ở xứ Gia Định (1698), dân cư ở đây đã có khoảng
40 vạn hộ, trong đó bao gồm ba tộc người chính là Việt, Hoa và Khmer. Đối với
người Việt, họ đến từ nhiều địa phương khác nhau nhưng phần lớn là từ các vùng
biển, vì vậy địa hình sơng nước trở nên khá phù hợp với lối sống của họ. Ông bà
ta vẫn thường hay nói: “nhất cận thị, nhị cận giang”, vì vậy, bên cạnh lối sống
quần cư trên đất liền, cịn có một cuộc sống khác trên vùng sông nước.



</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

để trao đổi buôn bán nên họ mua và bán ngay trên thuyền chứ không cần phải lên
cạn, như vậy tiết kiệm rất nhiều cơng sức.


Và có lẽ chợ nổi là cái lõi sau cùng cịn sót lại của một thời kỳ, giai đoạn
mà người ta vẫn thường gọi là văn hóa thời khẩn hoang.


<i><b>4.1.1.2. Chợ nổi - một hình thức sinh hoạt kinh tế văn hóa đặc thù của </b></i>
<i><b>cư dân Nam Bộ: </b></i>


<i><b> Những điều kiện chính để có chợ nổi trên sơng </b></i>


Một câu hỏi mà nhiều du khách đã đặt là: Tại sao chợ nổi chỉ có ở đồng
bằng sơng Mê-kơng mà khơng có ở các nơi khác ở Việt Nam? Ở đây có nhiều
điều kiện dẫn đến hình thành một ngơi chợ nổi:


Điều đầu tiên, chợ nổi trên sông chủ yếu mua, bán trái cây, khoai, rau
quả các loại. ĐBSCL là xứ nhiệt đới gió mùa điển hình, trái cây, khoai, củ, rau
quả rất đa dạng và phong phú cho nên mùa nào cũng có thể đi mua bán những
mặt hàng này được, không món này thì món khác. Từ đó, một số cư dân ở
ĐBSCL vì một lý do nào đó chẳng hạn như họ khơng có ruộng đất để sản xuất,
hay xuất phát từ ý nghĩ mua bán kiếm lời trong lúc nơng nhàn… Rồi từ đó hình
thành nên thói quen một cách tự phát là đi mua bán các loại trái cây, khoai củ,
rau quả lúc nào không hay và nghề này cũng có thể truyền từ đời này sang đời
<i>khác. Vậy, thói quen mua bán trái cây, rau quả trên sơng là điều kiện đầu tiên </i>
<i>hình thành chợ nổi. </i>


Đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt
tạo điều kiện thuận lợi cho xuồng, ghe đi khắp nơi trong đồng bằng. Chính vì
ghe, xuồng có thể lưu thơng tự do khắp nơi trong đồng bằng như vậy nên thương


lái có thể len lỏi mọi ngõ ngách ở đồng bằng tìm mua các loại trái cây, khoai, rau
<i>quả mà nông dân, người làm vườn bán tại vườn với số lượng nhiều, giá rẻ. Vậy, </i>
<i>điều kiện thứ hai để có chợ nổi là ghe, xuồng đi lại tự do khắp nơi trong đồng </i>
<i>bằng. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

năm khác. Khi nào họ cảm thấy không muốn buôn bán trên sông nước nữa thì
giải nghệ.


Những điều kiện trên, các khu vực khác ở Việt Nam không thể có được
cho nên cũng khơng thể có chợ nổi trên sông buôn bán nông sản như vậy. Đồng
bằng sông Hồng, tuy không thể so sánh với ĐBSCL nhưng cũng lớn (15.000km2)
về hệ thống sơng ngịi và bị đê bao quanh sông cái ngăn lũ nên ghe, xuồng không
thể hoạt động, không thể len lỏi khắp nơi trong đồng bằng được. Trái cây ở đồng
bằng sông Hồng cũng không đa dạng bằng. Không ai nghĩ đến việc kiếm sống
như vậy nếu việc bn bán bị gián đoạn, gây khó khăn cho đời sống kinh tế.


<i>Ngoài ra, một câu hỏi khác cũng được đặt ra là: tại sao nơi này có chợ </i>
<i>nổi mà nơi khác lại khơng có? Thật vậy, không phải nơi nào cũng đều có chợ </i>
nổi. Ngồi những yếu tố trên thì địa điểm có chợ nổi phụ thuộc vào những yếu tố,
chẳng hạn như: khúc sông họp chợ không rộng quá mà cũng không hẹp quá.
Khúc sông phải tương đối rộng, không cạn quá mà cũng không sâu quá. Nếu
sơng sâu q, lớn q thì khơng thể neo đậu ghe, xuồng một cách dễ dàng và rất
nguy hiểm. Một điều kiện nữa là chợ nổi thường hình thành nơi mà xung quanh
đó nơng dân làm vườn, trồng nhiều cây ăn quả, rau, củ. Cuối cùng, chợ nổi
thường được họp ở nơi giao nhau giữa các con sông kênh rạch. Ở miền Tây Nam
Bộ có rất nhiều chợ nổi, nhưng lớn và quy mô là chợ nổi Cái Bè - Tiền Giang
(nằm ở đoạn sông giáp ranh hai tỉnh Tiền Giang - Vĩnh Long), chợ nổi Trà Ôn
(Vĩnh Long), chợ nổi Phụng Hiệp - Hậu giang (Ngã Bảy), Phong Điền, Cái Răng
(Cần Thơ), chợ nổi Năm Căn (Cà Mau).



<i><b> Hàng hóa của chợ nổi và phong cách quảng cáo : </b></i>


Hàng hóa mua bán trên sơng chủ yếu là trái cây, rau quả, khoai các loại,
mùa nào thì họ mua bán nông sản nấy. Ngoài ra, ở chợ nổi cịn có bán một số
hàng hóa phụ khác (hàng hóa ăn theo) như gạo, áo quần, kim chỉ, đồ ăn, thức
uống, đồ điện tử... Vào những ngày cuối gần Tết, chợ nổi cịn có thêm mặt hàng
khơng thể thiếu đó là hoa các loại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

cơm tấm bì sườn nướng, bánh xèo... và cịn có cả những mảnh vải đầy sắc màu
treo lên quảng cáo cho dịch vụ may vá thuê trên sông... Các ghe bán họ phải treo
hàng nông sản họ cần bán lên một cây sào gọi là cây bẹo, sản phẩm họ buộc lên
đó giới thiệu gọi là treo bẹo. Đó là điểm giúp ta có thể phân biệt được ghe mua
và ghe bán dễ dàng. Nói tóm lại, khi cần bán hàng gì, người ta cột một cây sào
gần mũi ghe và treo sản phẩm mình muốn bán lên đó. Điều này cũng dễ dàng
được giải thích là do các ghe bán khơng thể rao hàng như trên chợ đất liền được
bởi vì tiếng sóng vỗ ì ập, cùng với tiếng nổ phát ra in ỏi từ ghe, xuồng máy át cả
khu chợ. Vì vậy mà người cần mua chỉ việc láy xuồng, ghe quan sát từ đằng xa là
đến ngay được xuồng họ cần đến giao dịch.


<b>4.1.2. Chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ </b>


Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, chợ nổi Cần Thơ đã trở thành
địa chỉ thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là khách nước ngồi đến tham quan
tìm hiểu về nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của cư dân vùng sông nước Nam bộ.
<i>Người ta thường nói: “Ðến Cần Thơ mà chưa đi chợ nổi Cái Răng, thì kể như </i>
<i>chưa biết về đất Tây Ðô này”. </i>


Chợ Nổi Cái Răng được hình thành một cách tự phát do nhu cầu mua
bán, trao đổi hàng hóa giữa bà con nơng dân trong vùng. Chợ được hình thành
trước năm 1975, trải qua bao năm tháng, chợ vẫn giữ nguyên bản sắc rất mộc


mạc đời thường của bà con mỗi khi thu hoạch hay cần trao đổi mua bán hàng
hóa. Và đến nay, chợ mỗi ngày thêm đông đúc và đầy đủ các mặt hàng nông sản.
Do nhu cầu mua bán ngày càng tăng, một số chủ vựa mua bán rau quả trái cây ở
TPHCM, Đà Lạt... về đây trao đổi hàng hóa. Chính vì vậy đã tạo nên một Chợ
Nổi ngày càng sung túc với vẽ đẹp tự nhiên của vùng sông nước mang đậm bản
sắc của vùng đồng bằng Nam bộ.


Chợ nổi Cái Răng với chiều dài khoảng 1km, số lượng ghe tàu tụ họp về
đây mua bán lúc cao điểm có hơn 400 chiếc, trong đó neo đậu cố định khoảng
<i><b>150 chiếc. Cũng giống như bao chợ nổi khác trong vùng, khi muốn bán sản vật gì </b></i>
thì người ta treo sản vật đó (treo bẹo) lên cây sào (cây bẹo) trên mũi thuyền. Các
<i><b>loại hàng hóa mua bán chủ yếu ở đây bao gồm: </b></i>


 Trái cây theo mùa vụ gồm: cam, bưởi, xoài, ổi, nhãn, dưa hấu, sầu riêng,
chôm chôm, chanh, hạnh...


 Rau: rau thơm, bắp cải, cải xanh, hành, hẹ...


 Củ: khoai tây, khoai môn, củ cải, khoai lang, bí rợ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

ra chợ bán. Ngồi ra, cịn có ghe của thương lái từ vùng trên đổ xuống, miệt dưới
ngược lên đưa hàng của phố thị và đặc sản của miền xa về nhóm họp làm cho
chợ nổi trên sông càng thêm tấp nập. Những ghe bầu lớn thường chuyên thu mua
trái cây để chở đi các nơi, kể cả sang Campuchia và Trung Quốc. Lại cũng có
những ghe bầu chở các mặt hàng khác cung cấp cho bà con miệt vườn: mắm
muối, thuốc tây, bánh kẹo...


Do nhu cầu của người đi chợ nên khơng chỉ có các xuồng trái cây, nơng
sản phẩm mà cịn có nhiều loại dịch vụ khác: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu
nổi... Và hiện nay, trên chợ nổi còn có các dịch vụ mới như: trạm xăng dầu nổi có


sức chứa vài ngàn lít bán cho tàu ghe qua lại, tiệm sửa cân, sửa máy, tiệm may
nổi phục vụ nhanh cho khách hàng... Nói chung, mặt hàng nào ở phố chợ có thì
cũng đều có mặt ở chợ nổi, phục vụ cho những khách hàng mua bán trên sơng…
Các xuồng dịch vụ (có khoảng 10-15 ghe, thường là thuyền nhỏ) len lỏi rất thiện
nghệ áp mạn phục vụ khách đi chợ tận tình và chu đáo, ngay cả khi sóng rập rình.
Sự độc đáo của chợ nổi đã để lại nhiều ấn tượng cho du khách nước ngồi, họ
quay phim chụp ảnh liên tục, đơi khi thích thú reo lên “ơ”, “a” một cách tự nhiên,
thú vị.


<b>4.1.3. Một số tour tham quan chợ nổi ở Cần Thơ </b>


Hiện nay, Cần Thơ đã xây dựng các tour, tuyến tham quan du lịch để thu
hút du khách đến với chợ nổi Cái Răng, tiêu biểu như:


 Ninh Kiều - Cái Răng - Rạch Nhỏ


 Ninh Kiều - Cái Răng - Cái Sơn - Nhà Cổ Bình Thủy
 Ninh kiều - chợ nổi Cái Răng - chợ nổi Phong Điền


 Ninh Kiều - Cái Răng - Phong Điền - Cái Sơn - nhà cổ Bình Thủy


 Ninh Kiều - Cái Răng - rạch Cái Nai - sơng Hậu (cơng trình cầu Cần Thơ)
 Tour cano Cần Thơ - chợ nổi Cái Răng - Bình Thủy


<b>4.2. THỰC TRẠNG CỦA TOUR DU LỊCH THAM QUAN CHỢ NỔI </b>


<b>CÁI RĂNG - CẦN THƠ </b>


<b>4.2.1. Điều kiện phát triển du lịch </b>



<i><b>4.2.1.1. Khả năng tiếp cận điểm đến </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

Chợ Nổi Cái Răng cách cầu Cái Răng khoảng 500m, thuộc khu vực Yên
Thượng, phường Lê Bình quận Cái Răng, cách trung tâm thành phố Cần Thơ
khoảng 7km. Du khách có thể tìm đến chợ nổi Cái Răng một cách dễ dàng bằng
đường bộ lẫn đường thủy với lộ trình xấp xỉ nhau theo nhiều hướng khác nhau.
Tuy nhiên hướng đi chính trong chuyến hành trình của hầu hết du khách là từ
trung tâm thành phố. Tại đây, ta có thể đến chợ nổi bằng 2 cách: đi ô tô dọc theo
đường quốc lộ đến Cầu Cái Răng rồi tiếp tục thuê tàu, xuồng ở đây để đi tham
quan chợ nổi; hoặc ta cũng có thể mua tour của công ty du lịch hay thuê tàu,
xuồng của các chủ tàu du lịch tại bến Ninh Kiều để tiếp cận chợ nổi bằng đường
thủy.


<b>HÌNH 7: SƠ ĐỒ CÁC HƯỚNG TIẾP CẬN CHỢ NỔI CÁI RĂNG </b>


<i><b>4.2.1.2. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch </b></i>


Nhiều năm qua, khi ngành du lịch phát triển, thì chợ nổi Cái Răng, bến
Ninh Kiều là điểm tham quan độc đáo thu hút rất đông du khách, đặc biệt là
khách quốc tế. Và ở Cần Thơ, do đặc thù phát triển chủ yếu là du lịch sông nước
miệt vườn nên các doanh nghiệp tập trung phát triển các phương tiện vận chuyển
đường thuỷ, còn phương tiện vận chuyển đường bộ chủ yếu do các doanh nghiệp
tự trang bị hoặc liên kết với các đơn vị vận chuyển hành khách để khai thác du
lịch.


Theo thống kê của Sở du lịch Tp.Cần Thơ, hiện nay trên địa bàn TP. Cần
Thơ có một số lượng lớn tàu, xuồng tham gia phục vụ du lịch. Chỉ tính riêng tại
khu vực chợ nổi Cái Răng và dọc theo bến Ninh Kiều đã có một đội quân hàng
trăm tàu thuyền (khoảng trên 200 chiếc) của một số doanh nghiệp và người dân



<b>Chợ nổi </b>
<b>Cái Răng </b>


<b>Trung </b>
<b>tâm </b>
<b>TPCT </b>


<b>Cái Sơn </b>
<b>Cái Răng Bé </b>


<b>Phong Điền </b>
<b>Ba Láng </b>


<b>7Km </b>


<b>100m </b>


<b>11Km</b>
<b>500m</b>


<b>700m</b>


<b>Phụng Hiệp </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

tự đứng ra tổ chức đưa đón khách tham quan. Phần lớn các phương tiện này đảm
nhiệm phục vụ khách trong nước du lịch theo kiểu tự túc. Trong đó có:


- 2 thuyền lớn và 56 tàu (ký hợp đồng vận chuyển bên ngoài) chở từ 15 -
40 khách do Trung Tâm Dịch Vụ Lữ Hành Cần Thơ quản lý.



- 3 thuyền 1 thuyền lớn và 2 thuyền nhỏ của VP ĐD Cty Xuyên MeKong.
- 3 Cano và 3 thuyền cây của Công ty Du Lịch Sao Việt.


- 8 thuyền (6 nhỏ, 2 lớn) của Du Lịch Lữ Hành - Vận Chuyển Tư Trang.
- 1 du thuyền của TTDL Lữ Hành CATACO.


- 1 tàu lớn của Công ty tàu khách du lịch Vinashin.


- 1 thuyền và 2 tàu du lịch (30 khách) của Làng DL Mỹ Khánh.


Ngoài ra, còn rất nhiều tàu, xuồng đưa rước khách của các khu du lịch và
các hộ kinh doanh nhỏ lẻ khác.


<i><b>4.2.1.3. Điều kiện an ninh, an toàn trong du lịch </b></i>


Phương tiện vận chuyển cho chuyến tham quan chợ nổi chủ yếu là tàu,
xuồng, đò (chèo tay hoặc có động cơ)... Khác với những chiếc tàu, xuồng du lịch
ở nước ngoài, mức độ an toàn của những phương tiện này ở nước ta thấp hơn.
Các dụng cụ cứu hộ như áo phao, phao cứu hộ... ít được trang bị, hoặc nếu có
cũng chỉ là những chiếc áo phao cũ, rách được treo lên có khi bị buộc chặc vào
vách tàu... Với những dụng cụ cứu hộ được trang bị cho có hình thức như vậy thì
khó có thể đảm bảo an toàn cho khách và thấp hơn nó khó có thể làm cho khách
an tâm được khi càng nhìn càng lo.


Trên thực tế, do lưu lượng ghe xuồng trên sông tương đối nhiều, tình
trạng neo đậu tàu một cách tự phát, lộn xộn cản trở đến giao thông đường thủy
gây ách tắt giao thông, làm cho tàu bè qua lại hết sức chậm chạp và vất vả nên
chuyện va chạm nhẹ là không thể tránh khỏi, thậm chí thường xuyên xảy ra tai
nạn giao thông tại khu vực chợ nổi.



Kết quả khảo sát của 115 mẫu phỏng vấn về mức độ an toàn của phương
tiện vận chuyển được tổng kết như sau:


<b>BẢNG 6: ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH VỀ VẤN ĐỀ AN TOÀN CỦA </b>
<b>PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN </b>


<b>Mức độ an toàn </b> <b>Số mẫu </b> <b>Tỷ lệ (%) </b> <b>Tỷ lệ cộng dồn (%) </b>


Rất an toàn 17 14,8 14,8


An toàn 51 44,4 59,2


Khá an toàn 35 30,4 89,6


Khơng an tồn 12 10,4 100


Rất khơng an tồn 0 0 100


<i>Tổng cộng </i> 115


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

Như vậy mức độ an toàn của phương tiện vận chuyển được du khách
đánh giá ở mức tương đối thấp. Chỉ có 59,2% du khách đánh giá từ mức an toàn
đến mức rất an tồn. Bên cạnh đó cịn có 10,4% du khách khơng hài lịng về mức
độ an tồn của phương tiện vận chuyển và 30,4% du khách cho rằng phương tiện
vận chuyển chưa đạt được tiêu chuẩn an toàn. Nguy hiểm khi đi du lịch sơng
nước là một điều khó có thể tránh khỏi nhưng vấn đề ở đây là cần phải có biện
pháp làm giảm đến mức tối thiểu chỉ tiêu này, chẳng những không chỉ mang lại
tâm lý an tồn mà cịn thực sự an tồn cho khách du lịch.


Bên cạnh đó, tại các bến tàu đưa đón khách như ở bến Ninh Kiều, các


bến đò tại khu chợ nổi nạn “cò” du lịch, đeo bám, tranh giành khách du lịch đã
trở thành vấn nạn nhức nhối làm phiền lòng du khách trong và ngoài nước, làm
mất đi vẻ đẹp, nét văn hoá của đất nước Việt Nam. Đó là chưa kể một số đối
tượng xấu trong “cò” du lịch lợi dụng lừa đảo, nâng giá, “chặt chém” khách.
Đồng hành với tình trạng lộn xộn do tranh giành khách là tình trạng cạnh tranh
không lành mạnh, hàng quán bung ra, hàng rong theo cùng du khách, tệ nạn xã
hội phát triển, vệ sinh môi trường bị xâm hại... làm cho bức tranh du lịch có
khơng ít những “mảng tối”.


<i><b>4.2.1.4. Điều kiện vệ sinh môi trường tại điểm đến </b></i>


Du lịch phát triển góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các
địa phương trong cả nước. Cùng với sự phát triển ấy là vấn nạn ô nhiễm môi
trường tại các khu, điểm du lịch. Nếu khơng có những biện pháp kịp thời chính
sự ơ nhiễm này sẽ làm cho du lịch mất khách.


Ngay tại chợ nổi Cái Răng, thành phố Cần Thơ - một trong những chợ
nổi thuộc hàng nổi tiếng bậc nhất của vùng miệt vườn sông nước Cửu Long hiện
nay cũng hứng chịu tình trạng rác thải lênh loang khắp mặt sông, bờ sông. Rác
thải đủ loại từ túi ny lông, vỏ đồ hộp… thậm chí cả xác súc vật chết nổi lềnh
bềnh trên mặt nước. Thế là tham quan chợ nổi vốn là tour chủ lực của Cần thơ lại
bị mất thiện cảm của du khách trong và ngồi nước vì chuyện mơi trường, nhất là
với khách nước ngoài, đối tượng khách mục tiêu của du lịch Cần Thơ nói riêng
và du lịch cả nước nói chung, những vị khách thuộc loại khách hàng khó tính đặc
biệt là đối với vấn đề vệ sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

thải, chưa có chế tài nào về việc hạn chế những tác động tiêu cực này và do thói
quen của người dân sống trên sông của vùng sông nước nam bộ.


Khi được hỏi về tình hình vệ sinh của Chợ nổi Cần Thơ thì có đến 73,9%


du khách đánh giá ở mức thấp (dưới mức vệ sinh). Trong đó có đến 32,2% du
khách đánh giá cuối cùng là không vệ sinh và 41,7% khách không hài lịng lắm
về tình hình vệ sinh ở đây. Kết quả đánh giá của 115 mẫu phỏng vấn được tổng
kết như sau:


<b>BẢNG 7: ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH VỀ VẤN ĐỀ VỆ SINH </b>
<b>MÔI TRƯỜNG TẠI CHỢ NỔI </b>


<b>Mức độ vệ sinh </b> <b>Số mẫu </b> <b>Tỷ lệ (%) </b> <b>Tỷ lệ cộng dồn (%) </b>


Rất không vệ sinh 7 6,1 6,1


Không vệ sinh 30 26,1 32,2


Khá vệ sinh 48 41,7 73,9


Vệ sinh 25 21,7 95,6


Rất vệ sinh 5 4,4 100


<i>Tổng cộng </i> 115 100


<i>(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ 115 mẫu phỏng vấn năm 2008) </i>


Đó là những lời nhận xét, đánh giá khiến cho ngành du lịch Cần Thơ cần
phải nhìn lại và quan tâm nhiều hơn đến vấn đề vệ sinh trong du lịch để từ đó có
những biện pháp kịp thời nhằm cải thiện tình hình vệ sinh ở các khu, điểm du
lịch nói chung và ở khu chợ nổi nói riêng khi Cần Thơ đã xem chợ nổi là thế
mạnh về du lịch.



<i><b>4.2.1.5. Khả năng liên kết với các điểm du lịch khác trong vùng </b></i>


Cần Thơ nói chung và chợ nổi Cái Răng có điều kiện rất thuận lợi trong
việc phát triển liên kết du lịch vùng. Từ rất lâu TP Cần Thơ đã được ví như “đơ
thị miền sơng nước”, có hệ thống sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt có thể dẫn đến
tận điểm du lịch vì các điểm vườn thường nằm gần các tuyến sông. Tuy cũng
cũng có điểm hạn chế là các dịng sơng thường cạn vào mùa khô gây khó khăn
cho việc lưu thơng những phương tiện lớn nhưng nó có thể được giải quyết bằng
cách sử dụng những chiếc xuồng nhỏ hay kết hợp phương tiện giao thông trên bộ
nên “du lịch sông nước miệt vườn” Cần Thơ đã ngày càng khẳng định vị thế của
mình khi thu hút được ngày càng đơng du khách trong và ngoài nước đến thăm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

7.0%
10.4%


82.6% Lần đầu


Lần 2 -3
Trên 3 lần
<b>4.2.2. Số lượng khách </b>


Tour tham quan chợ nổi Cái Răng luôn được xem là tour chủ lực của du
lịch Cần Thơ. Phần lớn du khách khi đến Cần Thơ đều một lần ghé thăm chợ nổi.
Mỗi ngày chợ nổi Cái Răng thu hút khá đông du khách đến thăm quan, khoảng
300 - 500 khách và tăng gần gấp đôi vào những ngày lễ và những ngày giáp Tết.
Ngoài ra, vào các ngày nghỉ hay thứ bảy, chủ nhật cũng là những thời điểm mà
các chiếc tàu du lịch được sử dụng tối đa công suất của nó.


Do là một bộ phận của du lịch Cần Thơ nên du lịch chợ nổi cũng mang
những đặc điểm và các biến động như ngành du lịch thành phố. Trên thực tế, tour


tham quan này thu hút khoảng trên 95% khách du lịch đến Cần Thơ nên từ số
liệu thống kê của du lịch Cần Thơ, ta có thể ước lượng được tổng số lượt khách
đến chợ nổi hàng năm (hình 9).


<b>HÌNH 8: BIỀU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH KHÁCH ĐẾN </b>
<b>CHỢ NỔI CÁI RĂNG QUA CÁC NĂM </b>


115.160
401.308


147.948
510.454


166.339
610.048


0
200000
400000
600000
800000


<b>L</b>


<b>ư</b>


<b>ợ</b>


<b>t </b>



<b>k</b>


<b>h</b>


<b>á</b>


<b>ch</b>


2006 2007 2008


<b>Năm</b>


Khách quốc tế
Khách nội địa


<b>4.2.3. Tỷ lệ quay lại </b>


Để đánh giá hiệu quả hoạt động của các điểm du lịch chúng ta thường
xem xét mức độ quay lại của du khách đối với điểm du lịch như thế nào. Bởi vì
du khách có hài lịng về điểm du lịch đó thì họ mới thích quay lại nơi đó nhiều
lần. Khảo sát trên 115 mẫu phỏng vấn cho ta kết quả như sau:


<b>HÌNH 9: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỐ LẦN DU KHÁCH ĐẾN THAM QUAN </b>
<b>CHỢ NỔI CÁI RĂNG </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

thì chỉ có 17,4% khách quay lại. Điều này cho thấy tour chợ nổi mặc dù được xác
định là điểm son của du lịch Cần Thơ nhưng nó lại khơng có khả năng giữ chân
du khách.


Trên thực tế thì tour tham quan chợ nổi cũng chỉ là một chuyến “cưỡi


ngựa xem hoa” trong vòng 15- 30 phút (tham quan tại chợ). Vì thời gian tham
quan quá ngắn mà du khách thường chỉ ngồi trên xuồng quan sát, sản phẩm dịch
vụ tại chợ lại quá ít ỏi và bình thường nên hình ảnh chợ nổi cũng như toàn bộ
chuyến tham quan trở chỉ tạo cho họ ấn tượng trong một lúc nào đó thơi. Sau khi
trở lên bờ thì mọi chuyện lại đâu vào đấy, chợ nổi đối với họ trở nên bình thường
và chẳng có gì hấp dẫn nữa sau chuyến đi thực tế đó. Đó là một trong những
nguyên nhân vì sao chợ nổi lại khó có thể kéo khách lại một lần nữa.


<b>4.2.4. Chi tiêu của khách </b>


Đối với tour tham quan chợ nổi, chi phí thực hiện chủ yếu tập trung vào
chi phí dành cho phương tiện vận chuyển, chi phí cho hướng dẫn viên và chi phí
mua hàng ở chợ nổi. Trong đó chi phí cho hướng dẫn viên chủ yếu là dành cho
các đối tượng là khách quốc tế và các đoàn khách lớn từ các công ty du lịch (đa
số khách Việt khơng có hướng dẫn viên đi cùng). Còn chi phí mua hàng thì
thường thấy ở khách Việt (có rất ít khách nước ngoài mua trái cây ở đây). Tuy
nhiên, do hàng hóa ở chợ nổi chủ yếu là các mặt hàng nông sản và đặc thù về
hình thức bán sĩ nên rất khó khai thác được sức mua của khách. Mặc dù, ở chợ
nổi cũng có một số ghe bán trái cây phục vụ cho khách du lịch nhưng vì để thuận
tiện trong việc đi chơi nên khách cũng rất ít mua, nếu mua thì cũng chỉ với số
lượng ít để ăn tại chỗ hoặc đem theo trong chuyến đi (đối với khách đoàn). Cho
nên cuối cùng, nguồn thu chủ yếu của tour tham quan này chủ yếu là từ việc cho
thuê tàu.


Và thực tế cho thấy, một vị khách chỉ chi ra trung bình khoảng 20.000-
30.000 đồng là có thể thực hiện được một chuyến tham quan chợ nổi (với điều
kiện là họ không mua hàng ở chợ nổi). Vì ngồi trái cây và các mặt hàng nơng
sản ra thì hầu như chợ nổi khơng có bán gì nên đa số họ đến đây chỉ tham quan
chợ xong rồi về. Điều đó cho thấy chi phí thực hiện chuyến tham quan không
cao. Đây là một lợi thế nhưng cũng là một điểm yếu của du lịch Cần thơ nói


chung và du lịch chợ nổi nói riêng trong việc khai thác khả năng chi tiêu của
khách du lịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

<b>CHƯƠNG 5 </b>



<b>PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI </b>


<b>LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI TOUR THAM QUAN </b>



<b>CHỢ NỔI CÁI RĂNG - CẦN THƠ </b>





<b>5.1. ĐÁNH GIÁ THANG ĐO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA TOUR </b>


<b>THAM QUAN CHỢ NỔI CÁI RĂNG THEO MƠ HÌNH SERQUAL </b>


Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ. Sản phẩm của ngành du lịch chủ yếu
là dịch vụ, không tồn tại dưới dạng vật thể, không lưu kho lưu bãi, không chuyển
quyền sở hữu khi sử dụng. Do vậy nó cũng mang những đặc tính chung của dịch
vụ. Chính vì thế, trước hết chúng ta cần tìm hiểu và xem xét các nhóm yếu tố cấu
thành nên “chất lượng dịch vụ du lịch”, hay nói cách khác, chúng ta cần phải xác
định một số tiêu thức cơ bản để có thể dựa vào đó mà tiến hành đánh giá chất
lượng của các dịch vụ trong du lịch. Vế lý thuyết, thang đo SERVQUAL là đa
hướng với 5 thành phần: Phương tiện hữu hình (TAN), Tin cậy (REL), Đáp ứng
(RES), Năng lực phục vụ (ASS) và Cảm thông (EMP). Công việc kiểm định
thang đo được thực hiện qua các bước như sau:


(1) Đánh giá độ tin cậy cho từng thành phần SERVQUAL bằng hệ số tin
cậy Cronbach’s Alpha. Các biến có tương quan biến tổng (item total corelation)
< 0,3 được xem là biến rác và bị loại. Thang đo được chấp nhận khi hệ số
Cronbach Alpha >0,6.



(2) Sau đó, tất cả các biến của 5 thành phần sẽ cùng được đưa vào phân
tích nhân tố bằng phương pháp principal axis factoring với phép quay varimax,
để nhận dạng các thành phần chất lượng dịch vụ.


(3) Sau đó, đánh giá lại độ tin cậy bằng Cronbach Alpha cho từng thành
phần vừa tìm được.


Nếu có sự loại biến sẽ lập lại qui trình này đến khi thoả các yêu cầu đã đặt ra.
<b>5.1.1. Đánh giá thang đo chất lượng dịch vụ theo mơ hình SERVQUAL </b>


<b>bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha </b>


Thang đo Likert 5 điểm đo lường Sự hài lòng được kiểm định bằng độ
tin cậy Cronbach Alpha. Kết quả phân tích Cronbach Alpha từ bảng 8, cho thấy
tất cả các biến đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0,3; hệ số Alpha đều lớn hơn
0,6 và Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn Alpha ngoại trừ biến X3 có alpha nếu loại


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<b>BẢNG 8: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO </b>
<b>Trung bình thang </b>


<b>đo nếu loại biến </b>


<b>Tương quan </b>


<b>biến tổng </b>


<b>Alpha nếu </b>


<b>loại biến </b>



<i><b>YẾU TỐ HỮU HÌNH Cronbach’s Alpha=0,675 </b></i>


<b>X1</b> 13,7391 0,497 0,600


<b>X2</b> 14,0957 0,516 0,583


<b>X3</b> 14,8261 0,310 0,679


<b>X4</b> 14,3652 0,518 0,579


<b>X5</b> 13,9652 0,331 0,662


<b>YẾU TỐ TIN CẬY </b> <i><b>Cronbach’s Alpha=0,747 </b></i>


<b>X6</b> 7,5478 0,523 0,723


<b>X7</b> 7,5826 0,603 0,629


<b>X8</b> 7,8609 0,599 0,636


<i><b>YẾU TỐ ĐẢM BẢO Cronbach’s Alpha=0,791 </b></i>


<b>X9</b> 26,6348 0,334 0,788


<b>X10</b> 26,3043 0,380 0,784


<b>X11</b> 25,8087 0,522 0,765


<b>X12</b> 26,8348 0,394 0,782



<b>X13</b> 26,3043 0,491 0,770


<b>X14</b> 26,2522 0,537 0,762


<b>X15</b> 27,1304 0,580 0,755


<b>X16</b> 27,5217 0,546 0,761


<b>X17</b> 25,6087 0,526 0,764


<i><b>YẾU TỐ ĐÁP ỨNG Cronbach’s Alpha=0,762 </b></i>


<b>X18</b> 7,1304 0,542 0,737


<b>X19</b> 7,1565 0,724 0,518


<b>X20</b> 6,9826 0,534 0,746


<i><b>YỀU TỐ ĐỒNG CẢM Cronbach’s Alpha=0,783 </b></i>


<b>X21</b> 3,7565 0,643 .


a


<b>X22</b> 3,6435 0,643 .


a


<i>(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ 115 mẫu phỏng vấn năm 2008) </i>



<b>5.1.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA </b>


<b>(exploratory factor analysis) </b>


<i><b>5.1.2.1. Xây dựng ma trận tương quan </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

X2: Sự đa dạng của hàng hóa dịch vụ


X3: Điều kiện vệ sinh môi trường


X4: Hệ thống giao thông tại chợ nổi


X5: Dáng vẻ của hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ (HDV, NVPV)


X6: Sự cam kết về cung cấp dịch vụ


X7: Điều kiện an ninh, an toàn


X8: Sự an toàn của phương tiện vận chuyển


X9: Chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm (VSATTP)


X10: Việc cung cấp những thông tin cần thiết


X11: Sự thân thiện, lịch sự, sẵn sàng giúp đỡ du khách của HDV, NVPV


X12: Tính liên kết của chợ nổi với các điểm du lịch khác


X13: Chất lượng hàng hóa, dịch vụ



X14: Giá cả hàng hóa, dịch vụ


X15: Sự đa dạng của hàng lưu niệm, sản vật địa phương ở chợ nổi


X16: Sự đa dạng của các hoạt động giải trí


X17: Sự thân thiện của người dân địa phương


X18: Trình độ ngoại ngữ, ngơn ngữ của HDV, NVPV


X19: Kiến thức, trình độ chuyên mơn của HDV, NVPV


X20: Phục vụ nhanh chóng kịp thời


X21: Sự quan tâm và thông hiểu nhu cầu của du khách của HDV, NVPV


X22: Kỹ năng giao tiếp của HDV, NVPV


Bảng 1 – phụ lục 2 cho thấy sự tương quan của các số liệu thu thập được.
Dựa vào ma trận tương quan ở bảng 1- phục lục 1, ta dễ dàng nhận thấy các
nhóm biến có tương quan với nhau như X1,2; X22,11,18,19,21,20; X13,14,17; X15,16 và


một số nhóm tương quan khác. Như vậy, ta có thể dự đốn sự tồn tại của 4 - 5
nhân tố, với mỗi nhân tố chính là tập hợp của một hoặc nhiều hơn một biến có
mối tương quan với nhau.


Mặt khác, kiểm định KMO và Bartlett's trong bảng 2 - phụ lục 2 cho thấy


hệ số KMO = 0,845 (0,5 < KMO < 1) với giá trị kiểm định Sig. = 0,00 <  =


0,05 cho ta kết luận: phương pháp phân tích nhân tố là phương pháp phù hợp để
thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu, từ đó làm cơ sở cho việc tiến hành một phân tích đa
biến tiếp theo mà cụ thể là phép phân tích hồi qui đa biến.


<i><b>5.1.2.2. Xác định số lượng nhân tố </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

thể hóa các thơng tin như: có bao nhiêu biến chứa trong mỗi nhân tố? Chúng là
những nhân tố nào? Và hệ số nhân tố của chúng ra sao?


<i><b>5.1.2.3. Đặt tên và giải thích các nhân tố </b></i>


Dựa vào ma trận nhân tố sau khi xoay trong bảng 5- phụ lục 2, ta có bảng
kết quả điều chỉnh các thành phần của thang đo SERVQUAL như sau:


<b>BẢNG 9: CÁC THÀNH PHẦN CỦA THANG ĐO SERVQUAL HIỆU CHỈNH </b>


<b>NHÂN TỐ </b> <b>CÁC THUỘC TÍNH </b> <b>Tên </b>


<b>biến </b>


<b>ASS_1 </b> Dáng vẻ của hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ (HDV, NVPV) X5


<b>ASS_2 </b> Việc cung cấp những thông tin cần thiết X10


<b>ASS_3 </b> Sự thân thiện, lịch sự, sẵn sàng giúp đỡ du khách của HDV,NVPV X11


<b>ASS_4 </b> Trình độ ngoại ngữ, ngơn ngữ của HDV, NVPV X18


<b>ASS_5 </b> Kiến thức, trình độ chun mơn của HDV, NVPV X19



<b>ASS_6 </b> Sự phục vụ nhanh chóng kịp thời của HDV, NVPV X20


<b>ASS_7 </b> Sự quan tâm và thông hiểu nhu cầu du khách của HDV, NVPV X21


<i><b>F1 – ASS </b></i>


<b>NĂNG LỰC </b>


<b>PHỤC VỤ </b>


<b>(HDV, NVPV) </b>


<b>ASS_8 </b> Kỹ năng giao tiếp của HDV, NVPV X22


<b>REL_1 </b> Điều kiện vệ sinh môi trường X3


<b>REL_2 </b> Hệ thống giao thông tại chợ nổi X4


<b>REL_3 </b> Sự cam kết về cung cấp dịch vụ X6


<b>REL_4 </b> Điều kiện an ninh, an toàn X7


<b>REL_5 </b> Sự an toàn của phương tiện vận chuyển X8


<i><b>F2 - REL</b></i>


<b>SỰ ĐÁNG TIN </b>


<b>CẬY </b>



<b>REL_6 </b> Chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm (VSATTP) X9


<b>EMP_1 </b> Chất lượng hàng hóa, dịch vụ X13


<b>EMP_2 </b> Giá cả hàng hóa, dịch vụ X14


<i><b>F3 – EMP </b></i>


<b>SỰ ĐỒNG CẢM, </b>


<b>THẤU HIỂU </b> <b>EMP_3 </b> Sự thân thiện của người dân địa phương X17


<b>RES_1 </b> Tính liên kết của chợ nổi với các điểm du lịch khác X12


<b>RES_2 </b> Sự đa dạng của hàng lưu niệm, sản vật địa phương ở chợ nổi X15


<i><b>F4 – RES </b></i>


<b>SỰ ĐÁP ỨNG </b>


<b>RES_3 </b> Sự đa dạng của các hoạt động giải trí X16


<b>TAN_1 </b> Tính hấp dẫn của cảnh quan X1


<i><b>F5 – TAN </b></i>


<b>TÍNH HỮU HÌNH </b> <b>TAN_2 </b> Sự đa dạng của hàng hóa, dịch vụ X2


<i><b> Nhân tố F1 - ASS: chứa các yếu tố thể hiện năng lực phục vụ (yếu tố </b></i>
đảm bảo) của HDV, NVPV như kiến thức trình độ, phong cách phục vụ…



<i>F1 = f(X</i>5, X10,X11,X18,X19,X20,X21,X22)


<i><b> Nhân tố F2 - REL: bao gồm các yếu tố thể hiện sự tin cậy, là khả năng </b></i>
cung ứng dịch vụ đúng như đã cam kết, hứa hẹn với khách hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

<i><b> Nhân tố F3 - EMP:</b></i> bao gồm các yếu tố thể hiện sự ân cần, quan tâm
đến từng cá nhân khách hàng và thấu hiểu những gì khách cần. Và ở đây, sự thân
thiện của người dân địa phương cũng là tiêu chí để đánh giá mức độ đồng cảm.
Bởi vì khi rời khỏi nơi ở thường xuyên của mình để đi du lịch đến một nơi hồn
tồn xa lạ thì sự thân thiện, cách cư xử hòa nhã của người dân sở tại cũng được
du khách đặc biệt chú ý và xem xét.


<i>F3 = f(X</i>13, X14,X17)


<i><b> Nhân tố F4 - RES: bao gồm các yếu tố thể hiện sự mong muốn và sẵn </b></i>
sàng đáp ứng nhu cầu của du khách một cách kịp thời, nhanh chóng. Đó là các
nhu cầu về sự đa dạng của các hoạt động giải trí, nhu cầu mua đồ lưu niệm và
thưởng thức các sản vật địa phương cũng như mong muốn được đi đến nhiều nơi,
nhiều điểm du lịch khác nhau trong chuyến du lịch.


<i>F4 = f(X</i>12,X15,X16)


<i><b> Nhân tố F5 - TAN: chứa đựng các yếu tố thể hiện hình ảnh bên ngoài </b></i>
của điểm đến như cảnh quan, sự đa dạng của hàng hóa, dịch vụ.


<i>F5 = f(X</i>1,X2)


Các nhân tố F1, F2, F3, F4, F5 là các yếu tố cấu thành “chất lượng dịch
vụ du lịch”. Hay nói cách khác, chúng là các tiêu thức cơ bản để chúng ta có thể


dựa vào đó mà tiến hành đánh giá chất lượng của các dịch vụ trong du lịch, cũng
như là để đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với các dịch vụ này.


<i><b>5.1.2.4. Nhân số (Factor score) </b></i>


Như vậy, ứng với 5 nhân tố vừa tìm được kết hợp với ma trận hệ số điểm
ta có thể tính tốn cụ thể các giá trị cho từng nhân tố ở mỗi quan sát (từng người
trả lời). Để thực hiện công việc này một cách tự động, chúng ta ra lệnh cho
chương trình SPSS tính tốn các nhân số và lưu các trị số này như những biến
mới trong file dữ liệu dưới dạng dữ liệu đã chuẩn hóa (đơn vị đo lường độ lệch
chuẩn). Trong nghiên cứu này thì chúng ta sẽ có thêm 5 biến mới được thêm vào
file dữ liệu.


<b>5.1.3. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo theo mô hình SERVQUAL </b>
<i><b>5.1.3.1.Đánh giá độ tin cậy của thang đo chất lượng dịch vụ </b></i>


<b>BẢNG 10: ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA – CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ </b>


<b>CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ </b> <b>Trung bình thang </b>
<b>đo nếu loại biến </b>


<b>Tương quan </b>
<b>biến tổng </b>


<b>Alpha nếu </b>
<b>loại biến </b>


<b>F1 - NĂNG LỰC PHỤC VỤ </b> 14,9555 0,617 0,646


<b>F2 –SỰ TIN CẬY </b> 15,1045 0,409 0,733



<b>F3 – SỰ ĐỒNG CẢM </b> 16,3778 0,512 0,692


<b>F4 – SỰ ĐÁP ỨNG </b> 17,1329 0,494 0,700


<b>F5 - TÍNH HỮU HÌNH </b> 17,1565 0,546 0,695


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

Kết quả phân tích ở bảng 10 cho thấy thang đo chất lượng dịch vụ với 5
biến có hệ số Alpha khá cao (Cronbach’s Alpha = 0,738) và các hệ số tương quan
biến tổng vượt đều lớn hơn 0,4 và cách biệt hệ số giữa các biến khơng cao. Do
đó, với 5 biến, thang đo chất lượng dịch vụ được chấp nhận.


<i><b>5.1.3.2. Đánh giá độ tin cậy theo từng thành phần Servqual </b></i>


<b>BẢNG 11: ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA THEO TỪNG THÀNH </b>
<b>PHẦN SERVQUAL </b>


<b>Trung bình thang </b>
<b>đo nếu loại biến </b>


<b>Tương quan </b>
<b>biến tổng </b>


<b>Alpha nếu </b>
<b>loại biến </b>


<b>F1 - NĂNG LỰC PHỤC VỤ </b> <b>Cronbach’s Alpha = 0,874 </b>


<b>ASS_1 </b> 25,5217 0,545 0,867



<b>ASS_2 </b> 25,8087 0,530 0,870


<b>ASS_3 </b> 25,3130 0,618 0,860


<b>ASS_4 </b> 25,8000 0,605 0,861


<b>ASS_5 </b> 25,8261 0,728 0,847


<b>ASS_6 </b> 25,6522 0,618 0,860


<b>ASS_7 </b> 25,6609 0,699 0,851


<b>ASS_8 </b> 25,5478 0,718 0,848


<b>F2 – SỰ ĐÁNG TIN CẬY </b> <b>Cronbach’s Alpha = 0,788 </b>


<b>REL_1 </b> 18,0435 0,450 0,777


<b>REL_2 </b> 17,5826 0,568 0,750


<b>REL_3 </b> 17,0174 0,543 0,755


<b>REL_4 </b> 17,0522 0,601 0,741


<b>REL_5 </b> 17,3304 0,648 0,732


<b>REL_6 </b> 17,8000 0,437 0,779


<b>F3 - SỰ ĐỒNG CẢM </b> <b>Cronbach’s Alpha = 0,781 </b>



<b>EMP_1 </b> 7,7391 0,648 0,682


<b>EMP_2 </b> 7,6870 0,644 0,676


<b>EMP_3 </b> 7,0435 0,576 0,752


<b>F4 - SỰ ĐÁP ỨNG </b> <b>Cronbach’s Alpha = 0,688 </b>


<b>RES_1 </b> 4,9478 0,412 0,700


<b>RES_2 </b> 5,2435 0,487 0,620


<b>RES_3 </b> 5,6348 0,623 0,432


<b>F5 - TÍNH HỮU HÌNH </b> <b>Cronbach’s Alpha = 0,726 </b>


<b>TAN_1 </b> 3,6522 0,577 .a


<b>TAN_2 </b> 4,0087 0,577 .a


<i>(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ 115 mẫu phỏng vấn năm 2008) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

<i> Như vậy, qua đánh giá thang đo SERVQUAL, có các kết quả sau: </i>
 Thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL khi áp dụng trong trường
hợp này tuy vẫn còn giữ 5 thành phần về số lượng, nhưng đã có thay đổi về khái
niệm ở hầu hết các thành phần. Trong thành phần năng lực phục vụ (ASS), các
yếu tố hữu hình (TAN), sự tin cậy (REL), sự đáp ứng (RES) và yếu tố đồng cảm
đều hiện hữu.Và các yếu tố này chủ yếu thuộc về năng lực phục vụ của hướng
dẫn viên, nhân viên phục vụ. Trong thành phần sự tin cậy, có cả yếu tố hữu hình.
Và trong yếu tố đồng cảm cũng có sự hiện diện của yếu tố đáp ứng.



 Các kiểm định cho thấy thang đo 5 thành phần này đạt độ tin cậy và
độ phân biệt cần thiết sẵn sàng để sử dụng cho các phân tích tiếp sau.


<b>5.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG </b>
<b>CỦA DU KHÁCH VỀ CHUYẾN THAM QUAN CHỢ NỔI CÁI RĂNG </b>


Trong du lịch có rất nhiều yếu tố được sử dụng để đánh giá mức độ hài
lòng của du khách về du lịch, ở đề tài này em chỉ giới hạn phân tích mức độ hài
lòng của du khách về các yếu tố cấu thành nên chất lượng du lịch theo mô hình
đánh giá chất lượng dịch vụ SERVQUAL của Parasuraman, đó là: tính hữu hình,
sự đáng tin cậy, sự đáp ứng, sự đảm bảo và sự cảm thông. Và để đo lường mức
độ hài lòng của du khách ta dùng thang đo khoảng (1-5) cho từng yếu tố riêng lẻ,
trong đó: rất khơng hài lịng là 1 đến rất hài lòng là 5.


<b>5.2.1. Đánh giá của khách du lịch về chất lượng của tour tham quan chợ </b>


<b>nổi Cái Răng </b>


Dựa trên giả định rằng mọi du khách đều mong muốn nhận được các
dịch vụ tốt nhất (CLMĐ = CLMĐmax= 5) kết hợp với cách đo lường điểm khoảng


cách và điểm tỷ lệ, ta tính được cảm nhận trung bình của du khách về chất lượng
của chuyến đi như sau:


<b>BẢNG 12: BẢNG ĐIỂM CẢM NHẬN TRUNG BÌNH CỦA DU KHÁCH </b>
<b>VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA CHUYẾN THAM QUAN </b>


<b>Cảm nhận trung bình </b>
<b>Các yếu tố đánh giá chất lượng </b>



<b>Điểm khoảng cách </b> <b>Điểm tỷ lệ (%) </b>


<b>F1 - Năng lực phục vụ </b> - 1,34 71,94


<b>F2 – Sự đáng tin cậy </b> -1,51 67,91


<b>F3 – Sự đồng cảm </b> - 1,26 73,62


<b>F4 – Sự đáp ứng </b> -2,36 50,64


<b>F5 - Tính hữu hình </b> -1,17 76,06


<b>Đánh giá tổng hợp </b> <b>-1,17 </b> <b>76,52 </b>


<i>(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ 115 mẫu phỏng vấn năm 2008) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

Khoảng cách giữa chất lượng cảm nhận và chất lượng mong đợi tương đối ngắn
(-1,17 điểm)và sau khi kết thúc chuyến tham quan này thì 76,52% mong đợi của
du khách đã được đáp ứng.


Sự hấp dẫn cũng như sức hút của chợ nổi Cái Răng đối với khách du lịch
được thể hiện qua việc các yếu tố hữu hình được du khách đánh giá khá cao với
mức chênh lệch giữa cảm nhận và mong đợi về sự hấp dẫn của cảnh quan là
(-1,17) điểm và nó thỏa mãn được 76,06% mong đợi của họ.


Các yếu tố về sự đáp ứng chỉ được du khách đánh giá ở mức xấp xỉ trung
bình với khoảng cách giữa cảm nhận với mong đợi là khá xa, đến (-2,36) điểm và
đa số du khách cảm thấy khơng hài lịng về các yếu tố này vì nó chỉ đáp ứng
được 50,64% mong đợi của họ.



Còn các yếu tố tin cậy tuy được du khách đánh giá trên mức trung bình
nhưng ở mức khơng cao lắm, sự hài lòng chỉ dừng lại ở mức 67,91% và mức
chênh lệch (-1,51) điểm.


Bên cạnh đó, các yếu tố về năng lực phục vụ và sự đồng cảm cũng được
du khách đánh giá ở mức tương đối cao. Với mức chênh lệch không cao lắm giữa
cảm nhận và mong đợi và chúng đáp ứng được phần lớn nhu cầu của họ.


<b>5.2.2. Phân tích sự ảnh hưởng của SERVQUAL đến SAT </b>


Giả thuyết ban đầu đưa ra là: tất cả 5 yếu tố trong mơ hình Servqual đều
có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Tuy nhiên, những yếu tố nào trên
thực tế có ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với chuyến tham quan?
Và mức độ ảnh hưởng của nó như thế nào? Những nghi vấn đó sẽ được tìm hiểu
và giải thích thơng qua phân tích hồi quy, với biến phụ thuộc SAT là sự hài lòng
của du khách đối với chất lượng của chuyến tham quan và các biến độc lập là 05
thành phần Servqual: năng lực phục vụ- ASS (F1); sự tin cậy- REL (F2); sự đồng
cảm, thấu hiểu- EMP (F3), sự đáp ứng- RES (F4) và yếu tố hữu hình- TAN (F5).


<b>BẢNG 13: TĨM TẮT KẾT QUẢ MƠ HÌNH HỒI QUI </b>
<b>SAT = f (ASS, REL, EMP, RES, TAN) </b>


<b>Tên biến </b> <b>Hệ số chưa </b>


<b>chuẩn hóa (B) </b>


<b>Hệ số đã chuẩn </b>
<b>hóa (β) </b>



<b>Giá trị </b>
<b>p-value </b>


<i>Hệ số tự do (Constant)</i> 3,826 0,000


<b>Năng lực phục vụ - ASS </b> 0,376 0,499 0,000


<b>Sự tin cậy - REL </b> 0,178 0,237 0,000


<b>Sự đồng cảm, thấu hiểu - EMP </b> 0,277 0,368 0,000


<b>Sự đáp ứng - RES </b> 0,148 0,197 0,003


<b>Yếu tố hữu hình - TAN </b> 0,186 0,248 0,000


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

Kết quả hồi quy cho thấy tất cả 5 biến độc lập đều đạt có ý nghĩa ở mức
α= 5%. Điều này cũng có nghĩa là cả 5 yếu tố của Servqual đều có ảnh hưởng
đến sự hài lòng của khách du lịch đối với tour tham quan chợ nổi.


Hệ số 2


<i>R</i> = 52% nghĩa là mơ hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng
phù hợp với tập dữ liệu là 52%. Nói cách khác, khoảng 52% khác biệt của mức
độ thỏa mãn quan sát có thể được giải thích bởi sự khác biệt của 5 thành phần
năng lực phục vụ, sự tin cậy, sự đồng cảm, sự đáp ứng và phương tiện hữu hình.


Các kiểm tra khác ở mục 1- phụ lục 3 cho thấy các giả thiết cho phân tích
hồi quy khơng bị vi phạm: không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (VIF =1 <<10)
và tự tương quan (kiểm định Durbin - Watson có giá trị du =1,780 < d = 1,943 <



4 - du = 2,22).


Như vậy, từ kết quả thống kê các thông số của từng biến trong bảng 13,
ta có phương trình hồi quy bội sau đây:


<b>SAT = 3,826 + 0,376*ASS + 0,178*REL + 0,277*EMP + 0,148*RES + </b>


<b>0,186*TAN </b>


<i>Theo phương trình này thì ta có thể thấy rằng, cả 5 yếu tố: năng lực phục </i>
<i>vụ, sự đáng tin cậy, sự đồng cảm, thấu hiểu, sự đáp ứng và yếu tố hữu hình đều </i>
<i>có quan hệ thuận chiều với sự hài lịng, nghĩa là khi khách hàng đánh giá các yếu </i>
tố năng lực phục vụ, sự đáng tin cậy, sự đồng cảm, sự đáp ứng và yếu tố hữu
hình càng cao thì sự hài lòng của họ càng cao. Cụ thể mối quan hệ trên như sau:


<b>- Đối với yếu tố năng lực phục vụ, đây là yếu tố có mức ảnh hưởng mạnh </b>


nhất đối với sự hài lòng của khách du lịch. Khi du khách nhận thấy năng lực
phục vụ của hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ tốt hơn 1 điểm thì mức độ hài
lịng của họ sẽ tăng lên 0,376 điểm.


<b>- Đối với yếu tố sự đáng tin cậy thì với mỗi một điểm tăng thêm trong </b>


đánh giá của du khách sẽ làm cho sự hài lòng của họ tăng lên 0,178 điểm.


<b>- Khi khách du lịch đánh giá mình được quan tâm ân cần, chu đáo (lịng </b>


thơng cảm) hơn 1 điểm thì mức độ hài lịng của họ sẽ tăng lên 0,277 điểm


<b>- Trong khi đó, sự hài lịng của du khách chỉ tăng lên 0,148 điểm khi họ </b>



cảm nhận nhu cầu của họ được đáp ứng tốt hơn 1 điểm.


<b>- Cuối cùng, yếu tố hữu hình được đánh giá cao hơn 1 điểm thì sự hài lịng </b>


của khách tăng lên 0,186 điểm.


Ngồi ra, sự hài lòng của khách du lịch sẽ tăng lên 3,826 điểm khi các
yếu tố khác (khơng đưa vào mơ hình) được họ cảm nhận tốt hơn 1 điểm.


Bên cạnh đó, ta cũng có phương trình hồi quy tuyến tính được trích theo
<i>hệ số Beta (β) chuẩn như sau: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

Từ phương trình này, thì ta cũng thấy được mức độ ảnh hưởng từ cao
đến thấp của các thành phần SERVQUAL đến sự hài lịng của du khách. Trong
<i>đó, hệ số β của thành phần năng lực phục vụ đạt giá trị cao nhất, cho thấy thành </i>
phần năng lực phục vụ có tác động lớn nhất đến sự thỏa mãn của khách du lịch
đối với chất lượng của chuyến tham quan, kế đến là sự ảnh hưởng của yếu tố
đồng cảm, yếu tố hữu hình và sự tin cậy. Cịn riêng có yếu tố đáp ứng thì ảnh
hưởng rất ít đến sự hài lịng của khách.


Đó là kết quả phân tích trên tổng thể 115 mẫu, để làm rõ hơn mức độ hài
lòng của du khách về từng yếu tố riêng biệt của chất lượng dịch vụ, ta tiến hành
đánh giá trên từng yếu tố có liên quan trên.


<b>5.2.2. Phân tích sự ảnh hưởng của từng thành phần SERVQUAL đến SAT </b>


<i><b>5.2.2.1. Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố năng lực phục vụ đến SAT </b></i>
Năng lực phục vụ, đây là yếu tố thuộc về HDV, NVPV- những người
tiếp xúc trực tiếp với khách trong suốt chuyến đi, họ là một phần của dịch vụ


cung cấp nên nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự đánh giá của khách về chất lượng
của chuyến đi. Nếu sự cảm nhận của khách về việc cung cấp dịch vụ càng tốt thì
mức độ thỏa mãn của họ càng cao.


Dựa vào ma trận tương quan và các kiểm định khác ở mục 2 - phụ lục 3,
cho thấy khơng có sự tự tương quan (kiểm định Durbin - Watson cho giá trị du =


1,85 < d = 2,029 < 4-du= 2,15) cũng như khơng có hiện tượng đa cộng tuyến


trong mơ hình (VIF<<10).


Hệ số R2 điều chỉnh = 87,7% và giá trị sig. = 0,000 cho thấy mức giải
thích của các biến độc lập được đưa vào mơ hình là rất cao, chúng giải thích
được đến 87,7% sự biến thiên trong đánh giá của khách về yếu tố năng lực phục
vụ của HDV và NVPV.


<b>BẢNG 14: TÓM TẮT KẾT QUẢ HỒI QUI – NĂNG LỰC PHỤC VỤ </b>
<b>ASS = f(ASS_1, ASS_2, ASS_3, ASS_4, ASS_5, ASS_6, ASS_7, ASS_8) </b>


<b>Tên biến </b> <b>Hệ số chưa </b>
<b>chuẩn hóa (B) </b>


<b>Hệ số đã </b>


<b>chuẩn hóa (β) </b> <b>Giá trị p-value </b>


<i>Hệ số tự do (Constant)</i> - 4,957 0,000


<b>ASS_1 </b> 0,217 0,162 0,000



<b>ASS_2 </b> 0,194 0,193 0,000


<b>ASS_3 </b> 0,020 0,018 0,680


<b>ASS_4 </b> 0,273 0,235 0,000


<b>ASS_5 </b> 0,207 0,208 0,000


<b>ASS_6 </b> 0,044 0,039 0,385


<b>ASS_7 </b> 0,070 0,068 0,158


<b>ASS_8 </b> <sub>0,342 </sub> <sub>0,325 </sub> <sub>0,000 </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

Kết quả hồi quy cho thấy, trong 8 biến độc lập đưa vào mơ hình thì có
đến 5 biến có ý nghĩa ở mức α = 5%. Đó là các biến ASS_1: dáng vẻ của HDV,
NVPV; ASS_2: việc cung cấp những thông tin cần thiết; ASS_4: trình độ ngoại
ngữ,ngơn ngữ của HDV, NVPV; ASS_5: trình độ chuyên môn và ASS_8: kỹ
năng giao tiếp của HDV, NVPV.


<i><b>ASS = - 4,957 + 0,217*ASS_1 + 0,194* ASS_2 + 0,273* ASS_4 + 0,207* ASS_5 + 0,342* ASS_8 </b></i>


Nhìn vào phương trình hồi quy ta thấy các hệ số  đứng trước các biến
độc lập (1, 2, 4, 5, 8) đều mang giá trị dương, điều đó chứng tỏ rằng các biến


độc lập này đều có quan hệ thuận chiều với sự hài lòng của du khách về yếu tố


năng lực phục vụ. Cụ thể là, hệ số 1 = 0,217, có nghĩa là nếu dáng vẻ của HDV,


NVPV được đánh giá cao hơn một điểm thì sự hài lòng của khách về năng lực


phục vụ tăng lên 0,217 điểm (giải thích tương tự đối với các biến cịn lại). Hay
<i>nói cách khác, khi các biến ASS_i (i= 1,2,4,5,8) được du khách đánh giá lần lượt </i>
tăng thêm 1 điểm thì sự hài lịng của họ về yếu tố năng lực phục vụ tăng lên


tương ứng là <i>i</i> điểm.


Tuy nhiên, khi các yếu tố về năng lực phục vụ của HDV, NVPV không
được đáp ứng thì mức độ thỏa mãn của du khách sẽ giảm 4,957 điểm.


<i>Mặc khác, khi dựa vào hệ số  đã chuẩn hóa trong bảng trên ta cũng </i>


thấy được rằng trong các biến đưa vào mơ hình thì biến ASS_8: kỹ năng giao
tiếp có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của khách về yếu tố năng lực phục


vụ ( đã chuẩn hóa = 0,325). Và kế đến là sự ảnh hưởng của ASS_4, ASS_5:
trình độ ngoại ngữ, ngơn ngữ và trình độ chun mơn của HDV, NVPV đứng vị
trí thứ hai và thứ ba. Các biến ASS_1,2 có ảnh hưởng ở mức thấp, cịn các biến
ASS_3,6,7 hầu như là không ảnh hưởng gì hoặc ảnh hưởng khơng đáng kể đến
sự hài lòng của du khách về yếu tố năng lực phục vụ của HDV, NVPV.


<i><b>5.2.2.2. Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đáng tin cậy đến SAT </b></i>
Vì đây là dịch vụ du lịch nên điều quan tâm đầu tiên của du khách khi
bắt đầu cuộc hành trình là liệu họ có được an tồn khi đi đến một nơi nào đó hay
khơng. Họ khơng dại gì mà mạo hiểm tính mạng của mình chỉ vì một chuyến
tham quan (ở đây ta không xét đến loại hình du lịch khám phá mạo hiểm). Với
đặc trưng vốn có của du lịch sơng nước thì vấn đề an tồn ln được du khách
quan tâm và xem xét. Chính vì thế, trong bài nghiên cứu này, ngoài điều kiện vệ
sinh và sự cam kết cung cấp dịch vụ ra thì sự tin cậy chủ yếu được thể hiện thông
qua những đánh giá của du khách đối với các yếu tố thể hiện sự an toàn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

tiện vận chuyển và REL_6: Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm) đưa vào mơ
hình thì đều có ý nghĩa ở mức α = 5%.


<b>BẢNG 15: TÓM TẮT KẾT QUẢ HỒI QUI - YẾU TỐ ĐÁNG TIN CẬY </b>
<b>REL = f(REL_1, REL_2, REL_3, REL_4, REL_5, REL_6) </b>


<b>Tên biến </b> <b>Hệ số chưa </b>
<b>chuẩn hóa (B) </b>


<b>Hệ số đã </b>


<b>chuẩn hóa (β) </b> <b>Giá trị p-value </b>


<i>Hệ số tự do (Constant)</i> <sub>- 5,060 </sub> <sub>0,000 </sub>


<b>REL_1 </b> 0,320 0,304 0,000


<b>REL_2 </b> 0,093 0,097 0,007


<b>REL_3 </b> 0,110 0,102 0,004


<b>REL_4 </b> 0,284 0,257 0,000


<b>REL_5 </b> 0,469 0,404 0,000


<b>REL_6 </b> 0,176 0,153 0,000


<i>(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ 115 mẫu phỏng vấn năm 2008) </i>


Và các biến này giải thích được đến 91% sự biến thiên trong đánh giá



của khách về yếu tố đáng tin cậy (<i>R</i>2= 91% và giá trị sig. = 0,000). Điều đó
chứng tỏ rằng hầu như các yếu tố ảnh hưởng đến sự tin cậy đều đã được đưa vào
mơ hình. Kết hợp với ma trận tương quan và các kiểm định khác ở mục 3- phụ
lục 3 cho thấy không có sự tự tương quan (kiểm định Durbin - Watson cho giá trị
du=1,803 <d = 1,774 < 4-du= 2,197) cũng như khơng có hiện tượng đa cộng


tuyến trong mơ hình (VIF<<10) nên ta có thể nói mơ hình lý thuyết sau hoàn
toàn phù hợp với dữ liệu thị trường.


<i><b>REL = - 5,06 + 0,32* REL_1 + 0,093* REL_2 + 0,11* REL_3 + 0,284* </b></i>
<i><b>REL_4 + 0,469* REL_5 + 0,176* REL_6 </b></i>


Các hệ số i (i=1,6) đứng trước các biến độc lập đều mang giá trị dương,


điều đó chứng tỏ rằng các biến độc lập này đều có quan hệ thuận chiều với sự hài


<i>lịng của du khách về yếu tố sự tin cậy. Cụ thể là, khi các biến REL_i (i=</i>1,6)
được du khách đánh giá lần lượt tăng thêm 1 điểm thì sự hài lịng của họ về yếu


tố tin cậy tăng lên tương ứng là <i>i</i> điểm. Ví dụ như với hệ số 1 = 0,32 thì nếu


điều kiện vệ sinh môi trường được du khách đánh giá cao hơn một điểm thì sự
hài lòng của họ về sự tin cậy tăng lên 0,32 điểm (giải thích tương tự đối với các
biến cịn lại).


Hệ số tự do của phương trình hồi quy bằng (-5,06) nói lên rằng khi các


yếu tố về sự tin cậy khơng được đáp ứng (i=0) thì sự hài lòng của du khách sẽ



giảm đi 5,06 điểm, tức là ở đây sự hài lòng sẽ mang giá trị âm, chứng tỏ yếu tố
tin cậy có ảnh hưởng rất lớn đến cảm nhận của du khách.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

phương tiện vận chuyển có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của du khách


về yếu tố sự tin vậy ( đã chuẩn hóa = 0,404).


Và nếu như sự ảnh hưởng của REL_1: điều kiện vệ sinh môi trường,
REL_4: điều kiện an ninh đứng vị trí thứ hai và thứ ba thì những cam kết trong
việc cung cấp dịch vụ (REL_3) và chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm
(REL_6) cũng có sự ảnh hưởng tương đối đến mức độ hài lòng của du khách về
yếu tố tin cậy.


Cuối cùng, sự biến thiên còn lại trong sự hài lòng của du khách về yếu tố
REL là do tác động của hình ảnh về hệ thống giao thông tại chợ nổi.


<i><b>5.2.2.3. Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đồng cảm đến SAT </b></i>
Dựa vào ma trận tương quan và các kiểm định khác ở mục 4- phụ lục 3
cho thấy khơng có sự tự tương quan (kiểm định Durbin - Watson cho giá trị du =


1,736 < d= 1,740 < 4-du=2,264) cũng như khơng có hiện tượng đa cộng tuyến


trong mô hình (VIF<<10).


<b>BẢNG 16: TĨM TẮT KẾT QUẢ HỒI QUI – SỰ ĐỒNG CẢM, THẤU HIỂU </b>
<b>EMP = f(EMP_1, EMP_2, EMP_3) </b>


<b>Tên biến </b> <b>Hệ số chưa </b>
<b>chuẩn hóa (B) </b>



<b>Hệ số đã </b>


<b>chuẩn hóa (β) </b> <b>Giá trị p-value </b>


<i>Hệ số tự do (Constant)</i> - 4,356 0,000


<b>EMP_1 </b> 0,593 0,487 0,000


<b>EMP_2 </b> 0,402 0,392 0,000


<b>EMP_3 </b> 0,205 0,195 0,000


<i>(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ 115 mẫu phỏng vấn năm 2008) </i>


Kết quả hồi quy cho thấy, trong 3 biến EMP_1 (Chất lượng hàng hóa
dịch vụ), EMP_2 (giá cả của hàng hóa dịch vụ) và biến EMP_3 (Sự thân thiện
của người dân địa phương) đã đưa vào mô hình thì cả 3 biến đều có ý nghĩa ở
mức ý nghĩa α = 5%. Và các biến này giải thích được đến 83,5% sự biến thiên


trong đánh giá của khách về yếu tố sự đồng cảm, thấu hiểu ( 2


<i>R</i> = 83,5% và giá trị
sig. = 0,000). Mức độ giải thích của các biến cho sự đồng cảm được thể hiện
trong phương trình hồi quy sau:


<i><b>EMP = - 4,356 + 0,593* EMP_1 + 0,402* EMP_2 + 0,205* EMP_3 </b></i>
Theo phương trình hồi quy trên, ta thấy rằng các biến độc lập EMP_1,
EMP_2, EMP_3 có quan hệ thuận chiều với sự hài lịng của du khách về yếu tố


<i>đồng cảm, thấu hiểu. Cụ thể là, khi các biến EMP_i (i=</i>1,3) được du khách đánh


giá lần lượt tăng thêm 1 điểm thì sự hài lòng của họ về yếu tố đồng cảm, thấu


hiểu tăng lên tương ứng là <i>i</i> điểm. Chẳng hạn như, hệ số 1 = 0,593 có nghĩa là


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

sự hài lòng của họ về sự đồng cảm, thấu hiểu tăng lên 0,593 điểm (giải thích
tương tự đối với hai biến cịn lại).


Tuy nhiên, khi các yếu tố về sự đồng cảm, thấu hiểu khơng được đáp ứng


(i=0) thì sự hài lòng của du khách về các yếu tố này sẽ giảm 4,356 điểm.


<i>Mặc khác, khi dựa vào hệ số  đã chuẩn hóa trong bảng 16 ta cũng thấy </i>


được rằng trong 3 biến EMP_1, EMP_2, EMP_3 đã đưa vào mơ hình thì biến
EMP_1: Chất lượng của hàng hóa dịch vụ có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài


lòng của du khách về yếu tố sự đồng cảm, thấu hiểu ( đã chuẩn hóa = 0,487) và
kế đến là vai trò quan trọng thứ hai của giá cả hàng hóa, dịch vụ (EMP_2) với hệ


số  đã chuẩn hóa bằng 0,392.


<i><b>5.2.2.4. Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đáp ứng đến SAT </b></i>
Dựa vào ma trận tương quan và các kiểm định khác cho thấy khơng có
sự tự tương quan (kiểm định Durbin - Watson cho giá trị du = 1,736 <d = 1,801 <


4-du= 2,264) cũng như khơng có hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình


(VIF<<10) nên ta có thể xét tiếp mối quan hệ giữa các biến trong phương trình
<b>BẢNG 17: TĨM TẮT KẾT QUẢ HỒI QUI – SỰ ĐÁP ỨNG </b>



<b>RES = f(RES_1, RES_2, RES_3) </b>


<b>Tên biến </b> <b>Hệ số chưa </b>
<b>chuẩn hóa (B) </b>


<b>Hệ số đã </b>


<b>chuẩn hóa (β) </b> <b>Giá trị p-value </b>


<i>Hệ số tự do (Constant)</i> -2,726 0,000


<b>RES_1 </b> 0,373 0,366 0,000


<b>RES_2 </b> 0,201 0,231 0,000


<b>RES_3 </b> 0,475 0,510 0,000


<i>(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ 115 mẫu phỏng vấn năm 2008) </i>


Theo kết quả sau khi xử lý với mức ý nghĩa α = 5% thì ta thấy được cả 3 biến
của sự đáp ứng là: tính liên kết với các điểm du lịch khác (RES_1), sự đa dạng của
hàng lưu niệm và sản vật địa phương (RES_2) và sự đa dạng của hoạt động giải trí
(RES_3) đều được giữ lại trong mơ hình và mối quan hệ của chúng như sau:


<i><b>RES = - 2,726 + 0,373*RES_1 + 0,201*RES_2 + 0,475* RES_3</b></i>


Hệ số 2


<i>R</i> = 78,3% và giá trị sig. = 0,000 có ý nghĩa là 78,3% sự biến thiên trong
đánh giá của khách về sự đáp ứng được giải thích bởi 3 biến độc lập trong mơ hình.



Các hệ số  đứng trước các biến độc lập (1, 2, 3) đều mang giá trị


dương, điều đó chứng tỏ rằng các biến độc lập này đều có quan hệ thuận chiều


với sự hài lịng của du khách về yếu tố đáp ứng. Chẳng hạn như hệ số 1 = 0,373


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

Tuy nhiên nếu các yếu tố về sự đáp ứng không được đáp ứng (i=0) thì


sẽ làm cho sự hài lịng của du khách giảm 2,726 điểm.


<i>Mặt khác, khi dựa vào hệ số  đã chuẩn hóa trong bảng trên ta cũng thấy </i>


được rằng trong 3 biến RES_1, RES_2, RES_3 đã đưa vào mơ hình thì biến
RES_3: sự đa dạng của các hoạt động giải trí có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài


lòng của du khách đối với yếu tố đáp ứng ( đã chuẩn hóa = 0,510) và với hệ số
 đã chuẩn hóa bằng 0,392 thì tính liên kết với các điểm du lịch khác cũng có vai
trị khơng kém phần quan trọng trong sự đánh giá của du khách về sự đáp ứng.


<i><b>5.2.2.5. Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố hữu hình đến SAT </b></i>
Do nhu cầu du lịch là nhu cầu của con người muốn được rời khỏi nơi cư
trú thường xuyên và môi trường sống đầy bận rộn, căng thẳng, nhàm chán hàng
ngày để đến một nơi nào đó thú vị và hấp dẫn hơn. Khách du lịch không bao giờ
muốn tốn thời gian và tiền bạc của mình để thưởng thức những gì quá quen thuộc
và khơng hấp dẫn. Chính vì thế, một khi nhu cầu này được đáp ứng thì họ đương
nhiên là sẽ cảm thấy hài lịng hơn.


<b>BẢNG 18: TĨM TẮT KẾT QUẢ HỒI QUI – YẾU TỐ HỮU HÌNH </b>
<b>TAN = f(TAN_1, TAN_2) </b>



<b>Tên biến </b> <b>Hệ số chưa </b>
<b>chuẩn hóa (B) </b>


<b>Hệ số đã </b>


<b>chuẩn hóa (β) </b> <b>Giá trị p-value </b>


<i>Hệ số tự do (Constant)</i> -3,312 0,000


<b>TAN_1 </b> 0,227 0,174 0,036


<b>TAN_2 </b> 0,658 0,591 0,000


<i>(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ 115 mẫu phỏng vấn năm 2008) </i>


Kết quả hồi quy cho thấy hai biến độc lập trong mơ hình là tính hấp dẫn
của cảnh quan chợ nổi (TAN_1) và sự đa dạng của hàng hóa, dịch vụ (TAN_2)


đều có ý nghĩa ở mức α = 5%. Và với hệ số 2


<i>R</i> = 49% và giá trị sig. = 0,000 thì
hai yếu tố này giải thích được 49% sự biến thiên trong đánh giá của du khách về
yếu tố hữu hình


Dựa vào ma trận tương quan và các kiểm định khác cho thấy khơng có
sự tự tương quan (kiểm định Durbin - Watson cho giá trị du=1,715 < d = 2,010 <


4-du=2,285) và cũng khơng có hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình (VIF<<10)



nên ta có thể xét tiếp mối quan hệ giữa các biến theo phương trình sau:
<i><b>TAN = -3,312 + 0,227*TAN_1 + 0,658*TAN_2 </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

sự đa dạng hàng hóa dịch vụ thêm một điểm thì 0,658 điểm sẽ được thêm vào sự
hài lòng của họ đối với yếu tố hữu hình.


Phương trình cũng cho ta thấy rằng sự hài lòng của du khách sẽ giảm đi


3,312 điểm nếu các yếu tố hữu hình khơng được đáp ứng (i=0).


<i>Bên cạnh đó, nếu dựa vào hệ số  đã chuẩn hóa trong bảng 18 ta cũng </i>


thấy được rằng biến TAN_2: sự đa dạng của hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng
mạnh hơn rất nhiều so với tính hấp dẫn của cảnh quan đối với sự hài lòng của du


khách về yếu tố đáp ứng (2 đã chuẩn hóa = 0,591 > 1 đã chuẩn hóa = 0,174).


<b>5.3. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT </b>


Việc kiểm định các giả thuyết sẽ được bắt đầu bằng mối quan hệ giữa Sự
hài lòng với các thành phần của SERVQUAL. Sau đó là kiểm định khác biệt của
các thành phần và sự hài lòng theo các biến phân loại như: tuổi, giới tính, quốc
tịch, trình độ và thu nhập.


<b>5.3.1. Các giả thiết về mối quan hệ giữa sự hài lòng và các thành phần </b>


<b>của SERVQUAL </b>


Giả thuyết ban đầu đưa ra là: tất cả 5 yếu tố trong SERVQUAL đều có
ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng và cụ thể là:



<i><b>- H</b>1: Khi năng lực phục vụ được khách hàng đánh giá tăng hoặc giảm thì </i>


<i>mức độ hài lịng của khách hàng sẽ tăng hoặc giảm tương ứng. </i>


<i><b>- H</b>2: Khi mức độ tin cậy được khách hàng đánh giá tăng hoặc giảm thì </i>


<i>mức độ hài lịng của khách hàng sẽ tăng hoặc giảm tương ứng. </i>


<i><b>- H</b>3: Khi mức độ đồng cảm được khách hàng đánh giá tăng hoặc giảm thì </i>


<i>mức độ hài lịng của khách hàng sẽ tăng hoặc giảm tương ứng. </i>


<i><b>- H</b>4: Khi mức độ đáp ứng được khách hàng đánh giá tăng hoặc giảm thì </i>


<i>mức độ hài lịng của khách hàng sẽ tăng hoặc giảm tương ứng. </i>


<i><b>- H</b>5: Khi phương tiện hữu hình được khách hàng đánh giá tăng hoặc giảm </i>


<i>thì mức độ hài lịng của khách hàng sẽ tăng hoặc giảm tương ứng. </i>


Theo kết quả hồi quy ở bảng 13 và các phân tích trong mục [5.2.2.1] ta
có thể kết luận rằng sự hài lòng (SAT) đều chịu tác động dương của các thành
phần: yếu tố hữu hình (TAN), mức độ tin cậy (REL), sự đáp ứng (RES), năng lực
phục vụ (ASS) và mức độ đồng cảm, thấu hiểu (EMP). Điều đó cũng có nghĩa là
các giả thiết H1, H2, H3, H4, H5 đều được chấp nhận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

<b>5.3.2. Các giả thiết về sự khác biệt giữa các thành phần SERVQUAL </b>


<b>theo các biến phân loại </b>



Tiếp theo ta sẽ kiểm tra xem có sự khác biệt hay không trong việc đánh
giá các thành phần SERVQUAL theo các biến nhân khẩu học: tuổi, giới tính,
quốc tịch, trình độ và thu nhập. Và các giả thuyết được đặt ra như sau:


<i>Hij: Có sự khác biệt trong sự đánh giá i theo j </i>


Với i là lần lượt là sự hài lòng và 5 thành phần của chất lượng dịch vụ
(năng lực phục vụ, sự đáng tin cậy, sự đồng cảm, sự đáp ứng và yếu tố hữu hình),


có giá trị tương ứng là i= 0,5 và j=1,5 ứng với các biến phân loại tuổi, giới tính,
quốc tịch, trình độ, thu nhập. Chẳng hạn như:


<i><b>- H</b>01: Có sự khác biệt trong việc đánh giá sự hài lịng theo tuổi </i>


<i><b>- H</b>11: Có sự khác biệt trong việc đánh giá năng lực phục vụ theo tuổi </i>


<i><b>- H</b>21: Có sự khác biệt trong việc đánh giá sự đáng tin cậy theo tuổi </i>


<i><b>- H</b>31: Có sự khác biệt trong việc đánh giá mức độ đồng cảm theo tuổi </i>


<i><b>- H</b>41: Có sự khác biệt trong việc đánh giá mức độ đáp ứngtheo tuổi </i>


<i><b>- H</b>51: Có sự khác biệt trong việc đánh giá yếu tố hữu hình theo tuổi </i>


Để kiểm định các giả thuyết này, phân tích ANOVA và T-Test với mức ý
nghĩa α = 5% sẽ được tiến hành. Tuy nhiên, phương pháp kiểm định T-test chỉ
giúp ta so sánh trị trung bình của các biến chỉ có 2 nhóm phân loại như loại
khách (quốc tế, nội địa) và giới tính (nam, nữ), trình độ học vấn (dưới cao đẳng,
đại học và từ cao đẳng, đại học trở lên) còn đối với các biến có từ 3 nhóm trở lên


như tuổi, thu nhập thì phân tích Anova sẽ được áp dụng đối với các mẫu độc lập.
Dưới đây trình bày kết quả của kiểm định từng giả thuyết.


<i><b>5.3.2.1. Phân tích khác biệt sự hài lịng theo độ tuổi </b></i>


Q trình phân tích sự khác biệt sẽ tập trung vào 3 nhóm khách chính:
<i><b>- Nhóm 1: là các trí thức trẻ với độ tuổi từ 18- 25 </b></i>


Nhóm khách này chiếm khoảng 20% trên tổng lượng khách. Họ thường là
các sinh viên trường cao đẳng, đại học vừa mới tốt nghiệp; chưa có nhiều kinh
nghiệm đi du lịch (chi phí du lịch thường do bố mẹ tài trợ) đi du lịch theo các
nhóm nhỏ hoặc đơn lẻ. Lợi nhuận thu được từ nhóm khách này khá thấp. Nhưng
họ lại là những người quảng bá tốt và có một tiềm năng quảng bá khắp thế giới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

cho chuyến đi của họ để được thư giãn và thoát khỏi sự căng thẳng bởi trách nhiệm và
áp lực công việc hằng ngày và từ sự ồn ào và náo nhiệt chốn thành thị.


Đây là “những cấp số nhân” trong việc quảng bá miễn phí cho du lịch Cần Thơ
bởi họ là những người có quan hệ rộng rãi, biết rất nhiều người, nhưng họ cũng có thể
huỷ hoại uy tín của chúng ta nếu họ khơng hài lịng khi đi du lịch vì họ thường mong đợi
những dịch vụ hạng nhất, tính chuyên nghiệp (đặc biệt từ HDVDL), chất lượng cao, sự
trung thực, khơng thích sự ồn ào, ô nhiễm, thiên nhiên trong lành.


<i><b>- Nhóm 3: Là những người đã nghỉ hưu và có thời gian lưu trú dài ngày. </b></i>


Nhóm khách này chỉ chiếm 10% nhỏ nhưng có triển vọng phát triển hơn. Họ là
những người có nhiều thời gian và chỉ thích sống thoải mái.


<b>BẢNG 19: KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT THEO ĐỘ TUỔI </b>
<b>Kiểm định F </b>


<b>Giả thiết </b>


<b>F </b> <b>Sig. </b>


<b>Sự hài lòng </b> H01 4,776 0,010


<b>Năng lực phục vụ </b> H11 3,796 0,025


<b>Sự đáng tin cậy </b> H21 4,422 0,014


<b>Sự đồng cảm, thấu hiểu </b> H31 1,350 0,263


<b>Sự đáp ứng </b> H41 3,148 0,047


<b>Yếu tố hữu hình </b> H51 5,152 0,007


<i>(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ 115 mẫu phỏng vấn năm 2008) </i>


Kết quả kiểm định F, phân tích khác biệt trong việc đánh giá sự hài lịng của du
khách về chất lượng dịch vụ của tour tham quan chợ nổi theo độ tuổi cho thấy ngoài
yếu tố đồng cảm, thấu hiểu ra thì các yếu tố khác đều có sự khác biệt trong cách đánh
giá giữa những người khách có độ tuổi khác nhau. Tức là chỉ có giả thiết H31 là bị bác


bỏ ở mức ý nghĩa α = 5%. Điều này có nghĩa là có sự khác biệt trong việc đánh giá sự
hài lòng, năng lực phục vụ, sự đáng tin cậy, yếu tố đáp ứng và yếu tố hữu hình giữa các
độ tuổi khác nhau. Hay nói cách khác là những người ở nhóm tuổi khác nhau thì mức
độ hài lòng về các yếu tố này cũng khác nhau. Và nhìn chung thì mức độ cảm nhận của
du khách càng cao khi tuổi của họ càng lớn.


<b>BẢNG 20: SỰ KHÁC BIỆT VỀ SỰ HÀI LÒNG THEO ĐỘ TUỔI </b>



<b>Giá trị cảm nhận trung bình </b>
<b>Độ tuổi </b>


<b>Số </b>
<b>quan </b>


<b>sát </b>


<b>Sự hài </b>
<b>lòng </b>


<b>Năng lực </b>
<b>phục vụ </b>


<b>Sự đáng </b>
<b>tin cậy </b>


<b>Sự đáp </b>
<b>ứng </b>


<b>Yếu tố </b>
<b>hữu hình </b>
<b>Từ 18 - dưới 25 </b> 7 3,57 3,57 3,02 2,86 3,64
<b>Từ 25 - dưới 65 </b> 97 3,77 3,59 3,45 2,54 3,74
<b>Từ 65 tuổi trở lên </b> 11 4,45 4,38 4,15 3,33 4,73


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

<i><b>5.3.2.2. Phân tích khác biệt sự hài lịng theo giới tính </b></i>


Kết quả kiểm định t ở bảng 21 bên dưới cho thấy với mức ý nghĩa α= 5%



các giả thiết Hi2 (i= 0,5) đều bị bác bỏ (các giá trị sig. đều lớn hơn α). Điều này


cho thấy rằng khơng có sự khác biệt trong việc đánh giá sự hài lòng của du khách
về chất lượng của chuyến tham quan giữa nam và nữ.


<b>BẢNG 21: KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT SỰ HÀI LỊNG THEO GIỚI TÍNH </b>
<i><b>Kiểm định t </b></i>


<i><b>Giả thiết </b></i>


<b>t </b> <b>Sig. </b>


<b>Sự hài lòng </b> H02 -1,567 0,120


<b>Năng lực phục vụ </b> H12 0,504 0,615


<b>Sự đáng tin cậy </b> H22 -0,437 0,663


<b>Sự đồng cảm, thấu hiểu </b> H32 -1,538 <i><b>0,127 </b></i>


<b>Sự đáp ứng </b> H42 -0,626 0,533


<b>Yếu tố hữu hình </b> H52 -1,343 <i><b>0,182 </b></i>


<i>(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ 115 mẫu phỏng vấn năm 2008) </i>


<i><b>5.3.2.3. Phân tích khác biệt sự hài lịng theo quốc tịch (loại khách) </b></i>
<b>BẢNG 22: KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT SỰ HÀI LÒNG THEO QUỐC TỊCH </b>



<i><b>Kiểm định t </b></i>
<i><b>Giả thiết </b></i>


<b>t </b> <b>Sig. </b>


<b>Sự hài lòng </b> H03 -5,842 0,000


<b>Năng lực phục vụ </b> H13 -3,459 0,001


<b>Sự đáng tin cậy </b> H23 -0,576 0,566


<b>Sự đồng cảm, thấu hiểu </b> H33 -3,137 0,003


<b>Sự đáp ứng </b> H43 -4,916 0,000


<b>Yếu tố hữu hình </b> H53 <i><b>-2,218 </b></i> 0,029


<i>(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ 115 mẫu phỏng vấn năm 2008) </i>


Kết quả phân tích khác biệt trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ của
tour tham quan chợ nổi theo loại khách cho ta kết quả là ngoài yếu tố đáng tin cậy
ra thì các yếu tố khác đều có sự khác biệt trong cách đánh giá giữa khách quốc tế
và khách nội địa. Tức là chỉ có giả thiết H23 là bị bác bỏ ở mức ý nghĩa α= 5%.


<b>BẢNG 23: SỰ KHÁC BIỆT VỀ SỰ HÀI LÒNG THEO LOẠI KHÁCH </b>


<b> </b> <b>Khách nội địa </b> <b>Khách quốc tế </b>


<b>Sự hài lòng </b> 3,61 4,43



<b>Năng lực phục vụ </b> 3,49 4,16


<b>Sự đồng cảm </b> 3,56 4,26


<b>Sự đáp ứng </b> 2,38 3,38


<b>Yếu tố hữu hình </b> 3,64 4,38


<i>(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ 115 mẫu phỏng vấn năm 2008)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

quen và những mong đợi của họ rất khác nhau khi đi du lịch. Do mang phong cách
của người Châu Á, mang đậm tính cộng đồng trong giao tiếp nên người Việt Nam
thường thích đi du lịch theo nhóm lớn, cả gia đình, họ thích cùng nhau đi mua sắm,
cùng nhau tham dự các sự kiện, chương trình TV, thể thao, thích cùng nhau chung
hưởng khơng khí ồn ào vui nhộn… Cịn khách nước ngồi thì thường thích đi du lịch
theo các nhóm nhỏ, đơn lẻ một mình hoặc đi cặp đơi. Họ thích văn hố, thiên nhiên
hoang sơ, khơng gian n tĩnh nên loại hình du lịch sinh thái được họ đánh giá rất cao.


<i><b>5.3.2.4. Phân tích khác biệt theo trình độ </b></i>


<b>BẢNG 24: KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT SỰ HÀI LỊNG THEO TRÌNH ĐỘ </b>
<i><b>Kiểm định t </b></i>


<i><b>Giả thiết </b></i>


<b>t </b> <b>Sig. </b>


<b>Sự hài lòng </b> H04 -1,666 0,098


<b>Năng lực phục vụ </b> H14 -1,017 0,311



<b>Sự đáng tin cậy </b> H24 0,612 0,542


<b>Sự đồng cảm, thấu hiểu </b> H34 1,014 0,313


<b>Sự đáp ứng </b> H44 -1,603 0,112


<b>Yếu tố hữu hình </b> H54 0,082 0,934


<i>(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ 115 mẫu phỏng vấn năm 2008) </i>


Kết quả kiểm định t cho thấy với mức ý nghĩa α = 5% các giả thiết về sự khác
biệt đều bị bác bỏ. Nhưng ở mức ý nghĩa α = 10% thì chỉ có giả thiết H04 cho rằng mức độ


hài lịng về chất lượng dịch vụ chuyến tham quan của những du khách có trình độ khác
nhau là khác nhau được chấp nhận. Tức là ở mức ý nghĩa này, tuy là đối với những người
có trình độ khác nhau có mức độ hài lịng khác nhau đối với chuyến tham quan nhưng
trong việc đánh giá từng thành phần của chất lượng dịch vụ thì họ lại khơng có sự khác
biệt. Và nhìn chung thì những vị khách có trình độ càng cao thì có nhận thức về giá trị của
chợ nổi cao hơn và đương nhiên là họ sẽ cảm thấy hài lòng hơn về những giá trị đó.


<b>BẢNG 25: SỰ KHÁC BIỆT VỀ SỰ HÀI LỊNG THEO TRÌNH ĐỘ </b>


<b>Trình độ </b> <b>Số quan sát </b> <b>Cảm nhận trung bình </b>


<b>Dưới đại học, cao đẳng </b> 34 3,65


<b>Từ đại học, cao đẳng trở lên </b> 81 3,90


<i>(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ 115 mẫu phỏng vấn năm 2008) </i>



<i><b>5.3.2.5. Phân tích khác biệt theo thu nhập</b></i>


<b>BẢNG 26: KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT VỀ SỰ HÀI LÒNG THEO THU NHẬP </b>
<i><b>Kiểm định F </b></i>


<i><b>Giả thiết </b></i>


<b>F </b> <b>Sig. </b>


<b>Sự hài lòng </b> H05 10,368 0,000


<b>Năng lực phục vụ </b> H15 2,579 0,041


<b>Sự đáng tin cậy </b> H25 1,508 0,205


<b>Sự đồng cảm, thấu hiểu </b> H35 2,609 0,039


<b>Sự đáp ứng </b> H45 3,308 0,013


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

Kết quả phân tích khác biệt trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ của
tour tham quan chợ nổi theo thu nhập cho ta kết quả là ngoài yếu tố đáng tin cậy
ra thì các yếu tố khác đều có sự khác biệt trong cách đánh giá giữa những người
có mức thu nhập khác nhau. Tức là chỉ có giả thiết H25 là bị bác bỏ ở mức ý


nghĩa α = 5%. Và nhìn chung thì khi mức thu nhập càng cao thì mức đánh giá
của du khách về chất lượng dịch vụ của chuyến tham quan càng cao.


<b>BẢNG 27: SỰ KHÁC BIỆT VỀ SỰ HÀI LÒNG THEO THU NHẬP </b>
<b>Số </b>



<b>quan sát </b>


<b>Sự </b>
<b>hài lòng </b>


<b>Năng lực </b>
<b>phục vụ </b>


<b>Sự </b>
<b>đồng cảm </b>


<b>Sự </b>
<b>đáp ứng </b>


<b>Yếu tố </b>
<b>hữu hình </b>


<b>Dưới 1,5 triệu </b> 13 3,54 3,34 3,51 2,41 3,69


<b>Từ 1,5 - dưới 3 triệu </b> 37 3,49 3,42 3,51 2,34 3,49
<b>Từ 3 – dưới 4,5 triệu </b> 23 3,61 3,60 3,51 2,38 3,57
<b>Từ 4,5 - dưới 6 triệu </b> 8 4,13 3,66 3,88 2,63 4,00


<b>Trên 6 triệu </b> 34 4,38 4,10 4,22 3,23 4,40


<i>(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ 115 mẫu phỏng vấn năm 2008) </i>


<i><b> Như vậy, việc kiểm định các giả thuyết cho ta các kết quả sau: </b></i>



<i> Giả thuyết 1 được chấp nhận với ý nghĩa cho rằng các biến số trong mơ </i>
hình Serqual đều có tương quan thuận chiều với sự hài lòng của du khách.


<i> Đối với giả thuyết 2, kết quả kiểm định cho ta thấy chỉ có sự khác biệt </i>
trong việc đánh giá sự hài lòng theo độ tuổi, quốc tịch (loại khách), trình độ và
thu nhập cịn giới tính khơng có ảnh hưởng đến sự đánh giá của du khách.


<i> Đối với giả thuyết 3, kiểm định sự khác biệt trong cách đánh giá chất </i>
<i>lượng dịch vụ cho ta kết quả như sau: </i>


 Có sự khác biệt trong việc đánh giá năng lực phục vụ, sự đáp ứng và


yếu tố hữu hình theo tuổi, quốc tịch (loại khách) và thu nhập.


 Chỉ có sự khác biệt trong việc đánh giá sự đáng tin cậy theo tuổi.
 Có sự khác biệt trong việc đánh giá sự đồng cảm theo quốc tịch và thu nhập.
 Ngoài ra, phép kiểm định này cũng cho ta thấy được trình độ và giới
tính khơng có ảnh hưởng đến cảm nhận của du khách về chất lượng dịch vụ.


<b>BẢNG 28: TÓM TẮT KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT </b>


<b>Tuổi </b> <b>Giới </b>
<b>tính </b>


<b>Quốc </b>
<b>tịch </b>


<b>Trình </b>
<b>độ </b>



<b> Thu </b>
<b>nhập </b>


<b>Sự hài lòng - SAT</b>    


<b>Năng lực phục vụ - ASS </b>   


<b>Sự tin cậy - REL </b> 


<b>Sự đồng cảm, thấu hiểu - EMP </b>  


<b>Sự đáp ứng - RES </b>   


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

<b>CHƯƠNG 6 </b>



<b>CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH </b>


<b>THAM QUAN Ở CHỢ NỔI CÁI RĂNG - CẦN THƠ </b>






<b>6.1. CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP </b>


<b>6.1.1. Từ các định hướng của cơ quan quản lý du lịch </b>


<i><b>6.1.1.1. Tầm nhìn du lịch </b></i>


Từ nay đến năm 2010, Cần Thơ tiếp tục đầu tư mọi nguồn lực để thay
đổi nhanh chóng bộ mặt du lịch thành phố, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có
tốc độ phát triển cao và bền vững. Ngành du lịch phải góp phần để thành phố Cần
Thơ đạt tiêu chí đơ thị loại I trước năm 2010.



Đến năm 2020, ngành du lịch Cần Thơ phải phát triển ngang tầm với yêu
cầu của một thành phố đồng bằng cấp quốc gia, văn minh, hiện đại, đáp ứng và
thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, phấn đấu để du lịch thành
phố trở thành: “Điểm đến du lịch lý tưởng - an toàn - thân thiện”, nơi hội tụ “Văn
<i>minh sông nước Mekong”. </i>


<b>BẢNG 28: CÁC CHỈ TIÊU DU LỊCH CHỦ YẾU ĐẾN NĂM 2020 </b>
<b>Các chỉ tiêu </b> <b>Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 </b>
<b>1. Khách lưu trú </b>


<b>- Khách quốc tế </b>
<b>- Khách nội địa </b>


Lượt khách
//
//


1.020.000
220.000
800.000


2.040.000
440.000
1.600.000


3.400.000
800.000
2.600.000
2. Khách không lưu trú Lượt khách 1.000.000 1.200.000 1.400.000


3. Thu nhập du lịch Tỷ đồng 1.072 3.160 8.638
4. Nhu cầu phòng lưu trú Phòng 4.330 10.360 21.430
5. Nhu cầu lao động Người 19.400 46.410 115.780


<i>(Nguồn: Chương trình xây dựng và </i>phát<i> triển du lịch Cần Thơ đến năm 2010 - tầm nhìn 2020) </i>


<i><b>6.1.1.2. Định hướng phát triển du lịch Cần Thơ </b></i>


Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm của khu vực
ĐBSCL, có tiềm năng du lịch tương đối đa dạng và phong phú để phát triển du
lịch. Ngành kinh tế du lịch Cần Thơ có điều kiện phát triển và đóng vai trị quan
trọng trong q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu ngoại tệ và tạo công ăn việc
làm cho người lao động.


Để ngành du lịch Cần Thơ có thể phát triển trong thời gian trước mắt
cũng như lâu dài phải dựa trên những định hướng phát triển chính sau:


 Đa dạng hố các loại hình du lịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

huy truyền thống bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa
nhân loại, tránh du nhập những văn hóa phẩm độc hại...


 Phát triển du lịch phải dựa trên mối liên hệ tương hỗ khăng khít, chặt chẽ
với các ngành kinh tế khác, tạo điều kiện để các ngành kinh tế khác phát triển.


 Phát triển du lịch theo quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải
trí, an dưỡng... của khách du lịch trong nước và ngoài nước.


 Từng bước liên kết kinh doanh du lịch trong vùng và liên vùng nhằm
đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch.



Bên cạnh đó, Cần Thơ sẽ tập trung đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ
tầng, xúc tiến xây dựng nhanh các cơng trình trọng điểm như sân bay Trà Nóc,
cảng biển Cái Cui, cầu Cần Thơ, phát triển hệ thống giao thông nội thành tạo
thuận lợi cho du khách khi đến với Cần Thơ.


Một trong những kế hoạch quan trọng khác của ngành là kết hợp với
Tổng cục Du lịch và Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Trường cao đẳng du lịch
đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành du lịch thành phố. Đến năm 2010
nâng cấp trường trung cấp du lịch thành Trường cao đẳng đào tạo nguồn nhân lực
cho ngành du lịch của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.


Phát huy những tiềm năng hiện có, Cần Thơ đang phát triển thành đô thị
sinh thái sông nước hiện đại với nhiều cơng trình tổ hợp đan xen, hoà quyện
trong cảnh quan thiên nhiên thơ mộng. Hy vọng trong tương lai không xa, Cần
<i>Thơ sẽ trở thành “điểm hẹn sơng nước” của du khách trong và ngồi nước. </i>


<i><b>6.1.2. Từ tình hình thực tế </b></i>


<i><b>6.1.2.1. Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE </b></i>
<b>BẢNG 29: MỨC ĐỘ PHẢN ỨNG CỦA TOUR THAM QUAN </b>


<b>CHỢ NỔI CÁI RĂNG VỚI CÁC YẾU TỐ BÊN NGỒI </b>


<b>Các yếu tố bên ngồi chủ yếu </b>


<b>Tầm </b>
<b>quan </b>
<b>trọng </b>



<b>Trọng </b>
<b>số </b>


<b>Điểm </b>
<b>quan </b>
<b>trọng </b>


1. Thời gian nhàn rỗi của du khách 0,06 2 0,12


2. Mức sống về vật chất và trình độ văn hóa của du khách 0,14 3 0,42
3. Sở thích, xu hướng du lịch của du khách 0,11 3 0,33
4. Khả năng tiếp cận điểm đến (CSVCKT, CSHT) 0,10 3 0,30
5. Sự phát triển của nền kinh tế của điểm đến 0,06 2 0,12
6. Điều kiện an ninh, an toàn, trật tự xã hội 0,13 2 0,26
7. Số lượng các điểm du lịch khác trong vùng/khu vực 0,10 3 0,30


8. Vấn đề vệ sinh, môi trường 0,11 2 0,22


9. Sự thân thiện của người dân địa phương 0,11 3 0,33
10. Chính sách phát triển du lịch của chính phủ/ địa phương 0,08 3 0,24


<i><b>Tổng </b></i> <i><b>1,00 </b></i> <i><b>2,64 </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

Kết quả phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài thu được tổng
số điểm quan trọng là 2,64 cao hơn 2,5 cho thấy tour du lịch tham quan chợ nổi
Cái Răng có mức độ phản ứng khá với những cơ hội và nguy cơ trước mắt. Tuy
nhiên, mức phản ứng này cũng chỉ ở trên mức trung bình một tí. Vì thế, nếu
muốn du lịch chợ nổi phát triển hơn nữa thì ngành du lịch cần có những định
hướng chiến lược để tận dụng có hiệu quả những cơ hội và đồng thời giảm thiểu
được các tác động tiêu cực của những mối đe dọa từ mơi trường bên ngồi.



<i><b>6.1.2.2. Phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh </b></i>


<b>BẢNG 30 : MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH </b>


<b>Chợ nổi </b>
<b>Cái Răng </b>


<b>Chợ nổi </b>
<b>Cái Bè </b>


<b>Chợ nổi </b>
<b>Thái Lan </b>


<b>Các nhân tố đánh giá </b>


<b>Tầm </b>
<b>quan </b>


<b>trọng Trọng</b>
<b>số </b>


<b>Điểm </b>
<b>quan </b>
<b>trọng </b>


<b>Trọng </b>
<b>số </b>


<b>Điểm </b>


<b>quan </b>
<b>trọng </b>


<b>Trọng </b>
<b>số </b>


<b>Điểm </b>
<b>quan </b>
<b>trọng </b>


1. Danh tiếng và sự hấp dẫn của điểm đến 0,12 3 0,36 3 0,24 2 0,24
2. Điều kiện an ninh, an toàn, trật tự xã hội 0,13 2 0,26 3 0,39 4 0,52
3. Tình hình vệ sinh mơi trường 0,14 2 0,28 2 0,28 3 0,42
4. Chính sách phát triển du lịch của chính


phủ/ chính quyền địa phương 0,08 3 0,24 2 0,16 4 0,32
5. Mức độ liên kết, liên thông với các


tuyến, điểm du lịch khác 0,09 2 0,18 2 0,18 3 0,27
6. Sự đa dạng của các loại hình dịch vụ (lưu


trú, ăn uống, vui chơi giải trí) 0,07 2 0,14 2 0,14 3 0,21
7. Chất lượng của các điều kiện thực hiện


dịch vụ (CSVCKT, CSHT) 0,08 2 0,16 2 0,16 3 0,24
8. Chất lượng của đội ngũ lao động 0,13 3 0,39 3 0,39 4 0,52
9. Quầy hàng lưu niệm, sản vật đặc trưng 0,07 1 0,07 1 0,07 4 0,28
10. Chi phí thực hiện chuyến tham quan,


giá cả hàng hóa dịch vụ 0,09 3 0,27 3 0,27 3 0,27



<i><b>Tổng </b></i> <i><b>1,00 </b></i> <i><b>2,35 </b></i> <i><b>2,28 </b></i> <i><b>3,29 </b></i>


<i>(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ 4 mẫu phỏng vấn chuyên gia năm 2008) </i>


Điều kiện vệ sinh môi trường là yếu tố có vai trị quan trọng nhất quyết
định sự thành công đối với ngành du lịch (tầm quan trọng là 0,14) nhưng Chợ nổi
Việt Nam (cả chợ nổi Cái Răng và chợ nổi Cái Bè) lại có mức phản ứng với yếu
tố này ở mức dưới trung bình (mức phản ứng bằng 2) trong khi đó thì chợ nổi
Thái Lan được đánh giá ở mức cao hơn (trên mức trung bình).


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

thấp hơn cả chợ nổi Cái Bè . Vì chợ nổi Cái Răng có quy mơ lớn hơn và có lưu
lượng ghe xuồng qua lại lớn hơn chợ nổi Cái Bè rất nhiều nên có mức độ nguy
hiểm cao hơn.


Sự đáp ứng của chợ nổi Việt Nam về các mặt hàng lưu niệm, sản vật địa
phương được đánh giá ở mức rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với chợ nổi Thái Lan
vì chợ nổi Thái Lan là nơi tập trung hầu hết những đặc trưng của nền văn hóa
Thái.


Bên cạnh đó, các yếu tố đánh giá về chất lượng của các điều kiện thực
hiện dịch vụ, sự đa dạng của các loại hình dịch vụ (lưu trú, ăn uống, vui chơi giải
trí…) và mức độ liên kết, liên thơng với các tuyến, điểm du lịch khác của chợ nổi
Việt Nam cũng chỉ đạt ở mức trung bình so với chợ nổi Thái Lan.


Theo kết quả cuối cùng được rút ra từ các yếu tố ảnh hưởng thì chợ nổi
Thái Lan là đối thủ mạnh nhất của chợ nổi Cái Răng như được biểu hiện tổng số
điểm quan trọng là 3,29. Còn đối với các chợ nổi trong nước thì mặc dù chợ nổi
Cái Răng có quy mô lớn hơn và chợ nổi Cái Bè được đánh giá thấp hơn so với
chợ nổi Cái Răng nhưng do có lợi thế là gần thành phố Hồ Chí Minh hơn nên chợ


nổi Cái Bè cũng có phần cạnh tranh đáng kể với chợ nổi Cái Răng, điều đó được
thể hiện ở chỗ mặc dù tổng điểm quan trọng của chợ nổi Cái Bè thấp hơn nhưng
lại với khoảng cách không cao (-0,07 điểm).


Trên thực tế, các chợ nổi của Việt Nam đều có những nét tương đồng
nên ở đây ta chỉ xét sự khác biệt cũng như lợi thế cạnh tranh của chợ nổi cái
Răng- chợ nổi đại diện cho hệ thống chợ nổi trong nước với đại diện của chợ nổi
trong khu vực là chợ nổi Thái Lan. Kết quả so sánh được tóm tắt trong bảng sau:
<b>BẢNG 31: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CHỢ NỔI CÁI RĂNG VÀ CHỢ NỔI THÁI LAN </b>


<b>CHỈ TIÊU </b> <b>CHỢ NỔI CÁI RĂNG </b>


<b>VIỆT NAM </b> <b>CHỢ NỔI THÁI LAN </b>


1. Xuất xứ Tự nhiên Nhân tạo


2. Thời gian hình thành Đã từ rất lâu, hàng mấy trăm năm
trước


Chỉ được người ta biết đến chỉ
vài chục năm trở lại đây.


3. Mục đích tồn tại Mục đích thương mại. Khai thác du lịch


4. Đối tượng mục tiêu Thương lái Khách du lịch


5. Tính chất mua bán Sỉ và lẻ


Chỉ là những cuộc mua bán
nhỏ, lẻ, trực tiếp với người “bên


ngoài”, khách du lịch.


6. Hình thức tổ chức Hồn tồn dưới sơng


Khai thác cả dưới sông và trên
bờ nhưng chủ yếu mọi hoạt
động đều diễn ra trên bờ.


7. Quy mô Lớn


Chỉ là “khu phố kênh rạch”, là
chợ “nửa nổi”, “phân lô thuê
sạp” trong không gian chật hẹp.
8. Nét đặc trưng, giá


trị văn hóa


“Cây bẹo” là hồn của chợ nổi, văn
minh sơng nước, văn hóa bản địa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

<b>CHỈ TIÊU </b> <b>CHỢ NỔI CÁI RĂNG </b>


<b>VIỆT NAM </b> <b>CHỢ NỔI THÁI LAN </b>


9. Mức độ hấp dẫn Rất hấp dẫn du khách do tính tự
nhiên vốn có của nó.


Tuy mang tính nhân tạo nhưng
cũng hấp dẫn không kém do có
sự chuyên nghiệp trong khai


thác du lịch.


10. Chính sách, hổ trợ
của chính phủ/chính
quyền địa phương


Chủ yếu quan tâm đến việc phát
triển kinh tế.


Tập trung phát triển du lịch, để
thu hút du lịch, Chính phủ Thái
có chính sách hỗ trợ gần 50%
trên giá tour cho mỗi du khách.
11. Khả năng khai thác


du lịch Ở mức thấp. Đạt hiệu quả rất cao.


<i><b>6.1.2.3. Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ – IFE </b></i>


<b>BẢNG 32: MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NỘI BỘ CỦA TOUR </b>
<b>THAM QUAN CHỢ NỔI CÁI RĂNG </b>


<b>Các yếu tố nội bộ chủ yếu </b> <b>Tầm </b>
<b>quan trọng </b>


<b>Trọng </b>
<b>số </b>


<b>Điểm </b>
<b>quan trọng </b>


1. Danh tiếng và sự hấp dẫn của chợ nổi Cần Thơ 0,12 3 0,36
2. Mức độ lien kết với các tuyến, điểm du lịch khác 0,11 3 0,33


3. Tình hình vệ sinh tại chợ nổi <i><b>0,14 </b></i> <i><b>2 </b></i> <i><b>0,28 </b></i>


4. Độ an toàn của phương tiện vận chuyển. <i><b>0,13 </b></i> <i><b>2 </b></i> <i><b>0,26 </b></i>
5. Sự đa dạng của các loại hình dịch vụ 0,09 2 0,18
6. Quầy hàng lưu niệm, sản vật đặc trưng 0,08 1 0,08
7. Trình độ chun mơn của HDV, NV phục vụ 0,09 3 0,27
8. Trình độ ngoại ngữ của HDV, NV phục vụ 0,11 2 0,22
9. Tình hình tổ chức, quản lý tại chợ nổi 0,06 1 0,06
10. Chi phí thực hiện chuyến tham quan 0,07 2 0,14


<i><b>Tổng </b></i> <i><b>1,00 </b></i> <i><b>2,18 </b></i>


<i>(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ 4 mẫu phỏng vấn chuyên gia năm 2008) </i>


Dựa vào kết quả phân tích ở bảng trên, ta có tổng số điểm quan trọng là
2,18 nhỏ hơn 2,5 cho thấy các yếu tố nội tại của loại hình du lịch tham quan chợ
nổi Cái Răng - Cần Thơ còn khá yếu. Điển hình là đối với điều kiện vệ sinh của
chợ nổi và sự an toàn của phương tiện vận chuyển là hai yếu tố có ảnh hưởng rất
lớn đến sự thành công của ngành du lịch nhưng trên thực tế thì chợ nổi Cái Răng
đang rất yếu về hai yếu tố này. Bên cạnh đó, tình hình tổ chức, quản lý chợ nổi
Cái Răng - Cần Thơ còn rất kém và nhu cầu mua sắm hàng lưu niệm, thưởng
thức đặc sản địa phương của du khách vẫn chưa được đáp ứng. Và các yếu khác
thì cũng khơng được đánh giá cao cho lắm.


<i><b>6.1.2.4. Phân tích ma trận SWOT </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

<b>BẢNG 33: MA TRẬN ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH - ĐIỂM YẾU - CƠ HỘI - NGUY </b>


<b>CƠ CỦA TOUR THAM QUAN CHỢ NỔI CÁI RĂNG </b>


<b>CƠ HỘI (O)</b> <b>NGUY CƠ (T)</b>


1. Xu hướng trở về với thiên
nhiên của con người


2. Du khách thường thích tìm
hiểu, khám phá những nét văn
hóa cổ xưa, mang đậm nét đặc
trưng của vùng.


3. Khách thích được thấy cảnh
sinh hoạt của người dân.


4. Khách thích tham gia vào các
hoạt động văn hóa và cùng sinh
hoạt với người dân.


5. Sở thích mua sắm và thói quen
mua quà lưu niệm của khách
quốc tế.


6. Khách thích ăn các món ăn
Việt Nam và đặc sản.


7. Khách thích được đi tàu,
xuồng trên sông.


8. Đã thành lập tam giác du lịch


Cần Thơ- Kiên Giang- An Giang


9. Đã lắp đặt hệ thống kiosk tra
cứu thông tin du lịch bằng màn
hình cảm ứng.


1. Vệ sinh tại chợ
nổi còn quá kém.


2. Lưu lượng ghe
xuồng khá đơng
khó tránh khỏi va
chạm.


3. Cùng với quá
trình đơ thị hóa,
chợ nổi có nguy cơ
<b>mất đi. </b>


<b>ĐIỂM MẠNH (S)</b> <b>CHIẾN LƯỢC SO </b> <b>CHIẾN LƯỢC ST </b>


1. Chợ nổi là nét sinh hoạt văn hóa độc
đáo có từ lâu đời có sức hấp dẫn cao đối
với du khách


2. Chợ nổi Cần Thơ là Chợ nổi có quy mơ
lớn trong vùng (danh tiếng)


3. Giờ khởi hành không quá sớm, thuận
tiện cho khách.



4. Cần Thơ có hệ thống sơng ngịi dày đặt.


5. Các điểm vườn thường nằm ở gần sông,
kênh, rạch (liên kết)


6. Người dân địa phương vốn thân thiện,
hòa đồng, hiếu khách


–<b> S 1,3,4,5 + O1,2,3,7,8: Thành lập </b>
tour liên kết các điểm, tuyến du
lịch.


– S<b>1,2,6 </b> <b>+ O4,5: Tạo điều kiện </b>
cho khách được tiếp xúc và tham
gia mua bán trên sông.


–<b> S1,2 +</b> <b>T1: Giáo </b>
dục ý thức người
dân trong việc giữ
gìn vệ sinh cơng
cộng.


– S<b>1,4 </b> <b>+ T3: Giữ </b>
gìn và phát huy bản
sắc vốn có.


<b>ĐIỂM YẾU (W)</b> <b>CHIẾN LƯỢC WO </b> <b>CHIẾN LƯỢC WT </b>


1. Tỷ lệ du khách quay lại là rất ít.



2. Độ an tồn của phương tiện vận chuyển
cịn thấp.


3. Tổ chức, quản lý kém hiệu quả


4. Hoạt động marketing cịn yếu.


5. Vẫn cịn tình trạng chèo kéo khách tại
các bến tàu đưa đón khách.


6. Chưa kích thích khách chi tiêu tại điểm.


7. Nguồn doanh thu chủ yếu từ việc cho
thuê tàu.


8. Chưa có quầy hàng lưu niệm, sản vật.


– W<b>1,2 + O3,4,7,8: Nâng cấp tàu, </b>
xuồng, trang bị dụng cụ cứu hộ
đảm bảo an toàn cho khách.


– W<b>6,7,8 + O5,6: Cung cấp thêm </b>


nhiều dịch vụ, sản vật đặc trưng,
đặc sản để kích thích thị hiếu và
khả năng chi tiêu của khách.


– W<b>1,3,4 </b> <b>+ O1,2,3,4,6,7,8,9: Tăng </b>
cường hoạt động marketing.



– W<b>3 + T1,2: Quy </b>
hoạch thành từng
khu để dễ quản lý.


–<b> W2,3,5 </b> <b>+ T2: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

<b>6.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH THAM </b>
<b>QUAN Ở CHỢ NỔI CÁI RĂNG - CẦN THƠ </b>


<b>6.2.1. Các giải pháp chung </b>


Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn trên, chúng ta thấy tour tham quan chợ
nổi Cần Thơ có những mặt hạn chế sau:


 Vệ sinh là một vấn đề cấp thiết cần được quan tâm giải quyết.


 Mức độ an tồn của phương tiện vận chuyển cịn thấp.


 Cơng tác quản lý cịn kém hiệu quả nên vẫn cịn tình trạng chèo kéo


và “chặt chém” khách tại các bến tàu đưa đón khách cũng như tại điểm du lịch.


 Nguồn nhân lực còn hạn chế về số lượng và chất lượng.
 Hoạt động marketing còn yếu.


 Các dịch vụ cịn ít, đặc biệt là chưa có các mặt hàng lưu niệm và


sản vật địa phương chưa đa dạng vì thế chưa kích thích được khách chi tiêu tại
điểm.



 Mức độ đầu tư cho du lịch chợ nổi còn bị hạn chế.


Sau đây ta sẽ dựa trên cơ sở sử dụng các thế mạnh nội tại của ngành và
các kết quả đã nghiên cứu để xem xét một số giải pháp nhằm giải quyết các tồn
tại trên.


<i><b>6.2.1.1. Các giải pháp giải quyết tình trạng ơ nhiễm mơi trường </b></i>


Có nhiều giải pháp nhằm hạn chế sự ô nhiễm môi trường du lịch khu vực
chợ nổi như: phát động chương trình hành động “ít xả thải”, thiết lập hệ thống
thu gom rác và phương tiện để du khách bỏ rác trong điểm du lịch và cụ thể là: tổ
chức đội, nhóm thu gom rác trên sơng, tận dụng các vỏ xe cũ để làm các thùng
rác nổi, xây nhà vệ sinh công cộng cho các hộ dân sống trên tàu…


Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp đó, ta cần đánh giá cao việc đầu
tư phát triển du lịch với sự tham gia của cộng đồng, bởi cộng đồng dân cư ln
ln đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nếu muốn giải quyết vấn đề bảo vệ
môi trường du lịch một cách tận gốc, một trong những vấn đề phải được chú
trọng hàng đầu là nâng cao nhận thức cho cộng đồng, giúp cộng đồng hiểu rõ
mối quan hệ hữu cơ giữa mục tiêu bảo vệ mơi trường với mục tiêu xố đói giảm
nghèo, phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

<i><b>6.2.1.2. Các giải pháp về sự an toàn của phương tiện vận chuyển </b></i>


Để giải quyết vấn đề an toàn trong vận chuyển khách ta cần thành lập
một cơ quan quản lý, kiểm soát các điều kiện tham gia của các cá nhân, tổ chức
kinh doanh vận chuyển cũng như điều kiện an toàn của các phương tiện vận
chuyển, không cho đưa vào hoạt động những chiếc xuồng, tàu “không đạt
chuẩn”. Bên cạnh đó là nâng cấp và xây dựng bến tàu an toàn, thuận tiện; nâng


cấp các phương tiện vận chuyển, trang bị đầy đủ các dụng cụ cứu hộ nhằm đảm
bảo an toàn cho du khách khi có tình huống bất ngờ xảy ra.


Ngồi ra, cần tiến hành phân luồng giao thông, trang bị hệ thống phao
tiêu chỉ dẫn giao thông và tăng cường công tác tuần tra đang là một vấn đề cấp
thiết để giải quyết vấn đề ách tắt giao thông và vấn đề an tồn giao thơng thủy
tại chợ nổi hiện nay.


<i><b>6.2.1.3. Các giải pháp về vấn đề an ninh trật tự </b></i>


Để giải quyết tình trạng lộn xộn do tranh giành khách, các tệ nạn xã hội
tại các bến tàu và khu vực chợ nổi ta cần tiến hành phân lô, thành lập Ban quản
lý chợ và tổ chức đội thanh niên xung kích, chuyên lo giữ gìn an ninh trật tự,
phối hợp với ngành du lịch hướng dẫn, tạo tâm lý an tâm, thoải mái và mơi
trường văn hố - du lịch lành mạnh cho khách đến Cần Thơ nói chung và chợ nổi
nói riêng. Đồng thời cũng nên tạo lập một bảng giá chung đối với các dịch vụ và
phổ biến cho du khách tại các bến tàu, điểm đưa đón khách tránh tình trạng nâng
giá, lừa đảo, “chặt chém” khách.


<i><b>6.2.1.4. Các giải pháp trong công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực </b></i>
Thực tế trên cũng cho thấy, công tác quản lý du lịch, chiến lược phát
triển ngành “cơng nghiệp khơng khói” ở nước ta nói chung và Cần Thơ nói riêng
vẫn cịn nhiều bất cập. Quản lý, phát triển du lịch kiểu “mạnh ai nấy làm”, mang
tính mùa vụ, manh mún, chụp giật... vẫn cịn xảy ra. Ngành “cơng nghiệp khơng
khói” đang thiếu hụt nhiều nhân lực ở trình độ cao, nhất là các nhà quản lý và
kinh doanh du lịch chuyên nghiệp. Đó là “bài toán” mà các nhà trường đào tạo
cán bộ, nhân viên du lịch và các cơ sở du lịch đang phải chung tay tìm lời giải
hữu hiệu, rút ngắn khoảng cách giữa học và hành để phục vụ du khách tốt nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

Nam, du lịch Cần Thơ và cụ thể hơn là du lịch chợ nổi - “những điểm đến an


toàn”. Ấn tượng tốt của du khách sẽ là “món quà quý” đối với họ và là cách
quảng bá, “tiếp thị” du lịch hiệu quả, văn minh nhất.


Xúc tiến thành lập các cơ sở đào tạo, các trường nghiệp vụ du lịch nhằm
đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong địa bàn thành phố nói riêng và cho
ĐBSCL nói chung.


Có những chính sách thu hút, giữ chân nhân tài, nhân lực phục vụ ngành
thơng qua các chế độ đãi ngộ, khuyến khích nhân viên như:


 Thay đổi hình ảnh kém hấp dẫn về công việc của người nhân viên làm
du lịch. Cải thiện uy tín của nhân viên làm du lịch bằng những tuyên truyền và
tác động từ nhà trường, các thành viên trong gia đình và những nơi cơng cộng để
có thể thu hút được nguồn lao động trẻ đến với du lịch (biện pháp dài và trung
hạn)


 Tăng lương, thưởng cho các nhân viên làm du lịch (biện pháp ngắn hạn)
 Cho họ thấy sự quan tâm, ủng hộ của ban quản lý, các cấp lãnh đạo, ý
nghĩa phục vụ ngành, cơ hội thăng tiến cũng như các lợi ích và quyền lợi lâu dài
khác.


 Khuyến khích và hỗ trợ các nhân viên hiện đang làm du lịch tham dự
các khoá huấn luyện nghiệp vụ du lịch và đặc biệt là khóa bồi dưỡng và nâng cao
trình độ ngoại ngữ.


<i><b>6.2.1.5. Các giải pháp trong hoạt động marketing </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

Một vấn đề được đặt ra là tại sao chúng ta không tận dụng thế mạnh của
chợ nổi để giới thiệu hình ảnh của miền Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng.
Cần Thơ sẽ là nơi hội tụ nền văn hóa, văn minh Nam Bộ. Tất cả những nét đặc


sắc sẽ được chợ nổi “chào hàng và giới thiệu” một cách đầy ấn tượng ở đây. Điển
hình như khi nhắc đến chợ nổi thì người ta sẽ nghĩ ngay đến “cây bẹo”, hình ảnh
biểu tượng của các khu chợ nổi nói chung, nhưng có sự khác biệt gì giữa cách
treo bẹo ở từng khu chợ nổi? Sự khác biệt đó chính là “hàng hóa” gì sẽ được
“treo” lên “cây bẹo”, và văn hóa, văn minh chính là sản phẩm phân biệt tốt nhất
cho từng tỉnh hay vùng (miền).


Bên cạnh đó, ta cũng cần có những mặt hàng, những sản vật, những món
đặc sản... mà du khách chỉ có thể bắt gặp ở Cần Thơ. Các “đặc sản” của chợ nổi
Cần Thơ sẽ được ký hợp đồng độc quyền với các nhà cung cấp cũng như việc
đăng ký thương hiệu chợ nổi cũng sẽ được thực hiện. Tất cả những điều này sẽ
tạo ra được nét độc đáo riêng và là hình ảnh đặc trưng cho chợ nổi Cần Thơ.


<i><b>6.2.1.6. Các giải pháp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ </b></i>


Để du lịch Cần Thơ có thể níu chân du khách và đồng thời khai thác
được khả năng chi tiêu của khách du lịch ngoài việc liên kết với các điểm du lịch,
khu du lịch khác trong vùng, ta cần mở thêm một số dịch vụ bổ sung khác. Địa
phương cần đầu tư thêm một nhà hàng nổi tại chợ nổi, bình dân hơn là các quán
ăn nổi trên sơng là nơi du khách có thể ăn sáng và ngắm toàn cảnh chợ nổi, điều
đương nhiên là chúng phải sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh. Tạo điều kiện cho du
khách thâm nhập chợ nổi bằng đò chèo nhỏ và mua bán với dân, tạo những cảnh
biểu trưng về sinh hoạt sông nước cho du khách chụp ảnh... Cũng cần xây dựng
thêm quầy bán hàng lưu niệm, ngồi những món q thường thấy ở các điểm du
lịch cần bổ sung thêm các sản phẩm mới lạ, mang nét riêng, đặc trưng cho
chuyến du lịch sông nước, du lịch Cần Thơ như mơ hình chợ nổi, nhà cổ thu nhỏ,
các sản phẩm làm từ những vật liệu đơn giản, các sản phẩm của làng nghề... Nếu
có thêm một số dịch vụ như vậy thì tour chợ nổi của du lịch Cần Thơ mới hấp
dẫn và giữ chân du khách đồng thời cũng tạo thêm được công ăn việc làm cho
người dân cũng như tạo nguồn thu cho ngành du lịch tỉnh nhà.



<i><b>6.2.1.7. Các giải pháp tạo nguồn thu cho ngành du lịch </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

Vì một số hạn chế trong cách tổ chức và quản lý nên ngoài nguồn thu
trong việc cho thuê tàu, xuồng tham quan và một số ít là từ việc khách mua trái
cây tại chợ nổi thì hầu như ngành du lịch Cần Thơ khơng có thêm được khoản
thu nào khác. Chính điều này lại dẫn đến việc “khơng có thu (thu ít) thì làm sao
có chi (chi nhiều)”. Điểm thiếu sót ở đây là ta đã không biết tận dụng cái mà
mình đang sỡ hữu để tạo “nguồn thu” và sử dụng “nguồn thu” này để cải tạo, tu
bổ lại nó mà lại để cho nó trở thành “một vật triễn lãm miễn phí” như thế.


Khi đi du lịch, du khách thường phải bỏ ra một khoản phí vào cổng cũng
như phải trả tiền cho những sản phẩm dịch vụ mà họ đã sử dụng. Đây là một sự
thật hiển nhiên và dễ dàng được chấp nhận. Thế nên ngành du lịch Cần Thơ hồn
tồn có thể thu “phí vào cổng” đối với tour tham quan chợ nổi vì dù sao đây cũng
là một điểm đến của khách du lịch. Ngồi ra, ta cũng có thể áp dụng một số chính
sách khác để làm tăng đáng kể nguồn thu của tour du lịch này như:


 Sử dụng các biện pháp kích cầu như đưa ra các chương trình khuyến
mãi, giảm giá, tăng thêm dịch vụ.... Biện pháp này một mặt là để quảng bá được
hình ảnh du lịch Thành phố mặt khác là có thể thu hút một số lượng lớn khách du
lịch.


 Đánh thuế trên số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra của các doanh nghiệp
kinh doanh du lịch. Đây là cách đánh thuế gián tiếp vào khách du lịch, ưu điểm
của nó là khơng tạo cho người ta cảm giác là bị thu thuế khi mua sản phẩm du
lịch.


 Vận động từ sự sẵn lòng chi trả của du khách (Willingness to pay) để cải
tạo môi trường du lịch. Đây được xem là biện pháp có hiệu quả tương đối cao và


mang tính khả thi vì hầu như khách du lịch nào cũng có mong muốn được sử
dụng những sản phẩm dịch vụ tốt hơn trong lần quay trở lại của mình.


<i><b>6.2.1.8. Các giải pháp khác </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

quan trọng phải chú ý là không nên can thiệp quá sâu, nếu không sẽ làm mất đi
vẻ tự nhiên vốn có của nó.


<b>6.2.2. Thiết lập thứ tự ưu tiên cải tiến chất lượng dịch vụ du lịch </b>


Dựa trên cách tính tốn những chênh lệch giữa cảm nhận và sự mong đợi
của du khách đối với các yếu tố thuộc 5 thành phần SERVQUAL ta có thể xác
định được các điểm yếu và điểm mạnh và khả năng đáp ứng sự mong đợi của du
khách đối với tour tham quan chợ nổi Cái Răng và từ đó thiết lập nên thứ tự ưu
tiên cải tiến chất lượng cho tour tham quan này.


Từ kết quả được trình bày trong bảng 34 đồng thời kết hợp với bảng 12
ta thấy 10 thứ tự ưu tiên cải tiến chất lượng đầu tiên được thiết lập đều chủ yếu
tập trung vào các biến số “đáp ứng”, “sự tin cậy”, “năng lực phục vụ” và “yếu tố
đồng cảm”. Trong số đó, các yếu tố đáp ứng giữ các vị trí ưu tiên cải tiến ở mức
cao nhất và kế đến là các yếu tố tin cậy.


<b>BẢNG 34: THỨ TỰ ƯU TIÊN CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO </b>
<b>TOUR THAM QUAN CHỢ NỔI CÁI RĂNG CẦN THƠ </b>


<b>Cảm nhận trung bình </b>
<b>Các yếu tố đánh giá </b>


<b>chất lượng </b> <b>Điểm khoảng cách Điểm tỷ lệ (%) </b> <b>Thứ tự ưu tiên </b>



<b>ASS_1 </b> - 1,22 75,65 17


<b>ASS_2 </b> - 1,50 73,04 10


<b>ASS_3 </b> - 1,01 79,83 20


<b>ASS_4 </b> -1,50 70,09 9


<b>ASS_5 </b> - 1,52 69,57 7


<b>ASS_6 </b> - 1,35 73,04 15


<b>ASS_7 </b> - 1,36 72,87 14


<b>ASS_8 </b> - 1,24 75,13 16


<b>REL_1 </b> - 2,08 58,43 <b>3 </b>


<b>REL_2 </b> - 1,62 67,65 6


<b>REL_3 </b> - 1,05 78,96 19


<b>REL_4 </b> - 1,09 78,26 18


<b>REL_5 </b> - 1,37 72,70 12


<b>REL_6 </b> - 1,83 63,30 <b>5 </b>


<b>EMP_1 </b> - 1,50 69,91 8



<b>EMP_2 </b> - 1,45 70,96 11


<b>EMP_3 </b> - 0,81 83,83 22


<b>RES_1 </b> - 2,03 59,30 <b>4 </b>


<b>RES_2 </b> - 2,33 53,39 <b>2 </b>


<b>RES_3 </b> - 2,72 45,57 <b>1 </b>


<b>TAN_1 </b> - 0,99 80,17 21


<b>TAN_2 </b> - 1,35 73,04 13


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

<b>6.2.3. Đề xuất mơ hình du lịch tham quan kết hợp mua sắm và thưởng </b>


<b>thức ẩm thực tại chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ </b>


<i><b>6.2.3.1. Mục đích của việc xây dựng mơ hình </b></i>


Tạo ra một sản phẩm mới, một sản phẩm du lịch mang đậm bản chất văn
hóa Việt, văn minh vùng sông nước nhằm đem đến cho du khách những giây
phút trải nghiệm độc đáo, đặc trưng Cần Thơ.


<i><b>6.2.3.2. Đối tượng tham gia đầu tư </b></i>


 Cơ quan quản lý: Sở Văn hóa thể thao và du lịch Cần Thơ là cơ quan
quản lý trực tiếp cao nhất kết hợp với các ban ngành và các cơ quan chức năng
có liên quan.



 Đơn vị kinh doanh du lịch: các đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài nước
(nhà nước, tư nhân, liên doanh…) có nhu cầu tham gia vào một phần hay tồn bộ
mơ hình


<i><b>6.2.3.3. Đối tượng khách: </b></i>


Xu thế phát triển du lịch trên thế giới hiện nay là hướng tới những khu
vực có tiềm năng đặc sắc về mặt thiên nhiên và văn hoá. Khách du lịch và đặc
biệt là du khách nước ngồi thường thích đi du lịch tới những nơi có cảnh quan
cịn hoang sơ, những phong tục tập quán của đồng bào còn được lưu truyền, chưa
mai một trong cuộc sống đương đại. Với những đặc trưng và lợi thế vốn có của
mình, Cần Thơ đã thu hút được rất nhiều khách nội địa và cả khách quốc tế đến
thăm. Tuy nhiên, khách quốc tế sẽ là đối tượng khách mục tiêu mà du lịch Cần
Thơ nói chung và du lịch chợ nổi nói riêng nhắm đến.


<i><b>6.2.3.4. Mùa du lịch: </b></i>


Mặc dù hàng hóa của chợ nổi chịu ảnh hưởng của tính thời vụ trong nơng
nghiệp nhưng với sự tiến bộ của khoa học và kinh nghiệm của người dân làm
vườn để lại, các vườn cây ăn quả có trái quanh năm, lại thêm sự luân chuyển
hàng hóa giữa các tỉnh khác trong khu vực nên khu chợ nổi lúc nào cũng nhộn
nhịp theo cuộc sống người dân. Vì thế, mơ hình này thì có thể áp dụng quanh
năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

Bên cạnh đó, vào các ngày lễ, ngày nghỉ hay thứ bảy, chủ nhật là những thời
điểm mà các chiếc tàu du lịch được sử dụng tối đa cơng suất của nó.


Với việc xác định được mùa khách và các thời gian nóng như vậy các
đơn vị kinh doanh du lịch Cần Thơ sẽ chủ động xây dựng những định hướng
mang tính chất chiến lược trong cơng tác tổ chức và quản lý của mình.



<i><b>6.2.3.5. Giới thiệu mơ hình du lịch tham quan kết hợp mua sắm và </b></i>
<i><b>thưởng thức ẩm thực tại chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ </b></i>


Dựa trên việc phân tích thực trạng và các nhu cầu của khách du lịch kết
hợp với mục tiêu bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc, mơ hình du lịch tham quan kết
hợp mua sắm và thưởng thức ẩm thực ở chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ được xây
dựng theo hướng kết hợp các mảng dịch vụ và phân vùng du lịch. Theo đó thì
chợ nổi sẽ được chia làm nhiều khu: khu tham quan, khu mua sắm, khu ẩm thực,
khu vui chơi giải trí.


<i><b> Khu tham quan: </b></i>


Nét đặc trưng văn hóa, sự tự nhiên trong sinh hoạt là điểm “ăn khách”
nhất của chợ nổi Việt Nam nói chung và chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ nói riêng
đối với khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Cho nên vấn đề đặt ra là mơ hình
khi xây dựng phải hạn chế đến mức tối thiểu sự ảnh hưởng của hoạt động du lịch
đến sự tồn tại và bản chất của chợ nổi.


Chính vì những lý do đó nên trong mơ hình này, khu sinh hoạt chợ nổi cũ
vẫn được giữ nguyên để không làm ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán của
người dân nơi đây và cũng là khu tham quan chính của du khách.


<i><b> Khu thương mại: </b></i>


Do dặc thù của chợ nổi Cái Răng là buôn bán những mặt hàng nông sản
với số lượng lớn (bán sỉ) mà khách du lịch thường có nhu cầu mua lẻ nên ngồi
khu vực chợ nổi cũ cần xây dựng thêm khu vực mua sắm cho khách du lịch. Khu
vực này sẽ có 2 lơ: một lơ được mô phỏng theo mô hình chợ nổi cũ nhưng có
hình thức mua bán nhỏ lẻ nhằm thu hút những người thích có cảm giác đi chợ


trên sông và một lô sẽ được xây dựng dọc theo hai bờ sông, du khách có thể đến
đây bằng đường bộ lẫn đường thủy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao
thương và quản lý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

số mặt hàng mà du khách cứ ngỡ là chỉ ở nơi đó mới có mà giá cả thì lại kêu
“trên trời”.


Để khu mua sắm chợ nổi trở thành nơi mua sắm đáng tin cậy, để cho các
mặt hàng ở đây được nâng cao giá trị và hấp dẫn du khách hơn, khu mua sắm này
sẽ được xây dựng như một “siêu thị đặc sản” với các gian hàng trưng bày và bán
nhiều loại “hàng độc” và các sản vật địa phương, sản phẩm của các làng nghề
truyền thống và những sản phẩm mà chỉ khi đến đây khách du lịch mới có thể tìm
thấy và mua được. Để có được các sản phẩm độc quyền này, đơn vị chủ quản sẽ
tập trung và ký kết hợp đồng độc quyền với các nhà sản xuất, các nghệ nhân
trong và ngoài khu vực. Đồng thời, các sản phẩm được bày bán ở đây cũng sẽ
<i>được đăng ký “thương hiệu Cần Thơ” và có sự quản lý, quy định về giá bán. </i>


Như vậy, bên cạnh việc đáp ứng được nhu cầu của du khách, khu mua
sắm chợ nổi sẽ là nơi giúp du lịch Cần Thơ quảng bá hình ảnh và thương hiệu
cho mình.


<i><b> Khu ẩm thực: </b></i>


Chợ nổi thường nhóm họp khá sớm nên thường ít được ăn sáng trước khi
đi. Ở chợ nổi, ngoài những ghe bán cháo, hủ tiếu, bánh mì, cà phê… phục vụ chủ
yếu cho người dân và một vài thuyền du lịch phục vụ điểm tâm, giải khát tại chỗ
cho khách thì tại chợ nổi hiện nay chưa có nơi cung cấp dịch vụ ăn uống cho du
khách. Nên việc xây dựng những cơ sở phục vụ ăn uống nơi đây là một cơ hội
đầu tư khá hấp dẫn đối với các doanh nghiệp.



Điểm đến lý tưởng của khu vực này là nhà hàng nổi. Đến đây du khách
có thể thưởng thức những món ăn ngon, những đặc sản của vùng sơng nước Nam
Bộ lại vừa được ngắm nhìn và hịa mình vào cuộc sống sinh hoạt của người dân.


Bên cạnh đó cịn có các cơ sở phục phục ăn uống bình dân và những
qn ăn nổi trên sơng. Đến đây, ngồi những món ăn đặc trưng vùng sông nước,
du khách sẽ được phục vụ những món ăn được chế biến theo yêu cầu, các món
hải sản tươi sống được nuôi (chứa) từ những hầm cá bên dưới nhà bè hoặc chính
do du khách câu được.


Ngồi ra, đến đây du khách còn có thể thưởng thức ngay tại chỗ hoặc
mua về những loại trái cây tươi ngon - đặc sản miền tây được trưng bày một cách
bắt mắt và hợp vệ sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

<i><b> Khu vui chơi giải trí: </b></i>


Khu vực này được xây dựng chủ yếu với các trị tiêu khiển trên sơng
như: câu cá, chèo thuyền, đua ghe, bơi lội, chơi bóng dưới sơng…


Ngồi ra, tại khu vực chợ nổi cũng có các cơ sở phục vụ những nhu cầu
khác của du khách như: dịch vụ y tế, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông…. Điều
đương nhiên là các cơ sở này sẽ được xây dựng trên bờ (dọc 2 bên bờ sông) để
tiết kiệm được diện tích quy hoạch. Đặc biệt, để tạo điều kiện cho du khách có
thể tiếp cận và tham gia khám phá cuộc sống người dân vùng sông nước, các cơ
sở cho thuê mướn tàu, xuồng, dịch vụ lưu trú… cũng sẽ phát triển.


<i><b>6.2.3.5. Phân tích những lợi ích và hạn chế của mơ hình </b></i>
<i><b> Đối với ngành du lịch Cần Thơ </b></i>


Từ lâu rồi, Cần Thơ đang thiếu một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh cũng


như thiếu một hình ảnh đặc trưng cho mình. Vì vậy, nếu mơ hình này được xây
dựng thì nó khơng chỉ làm cho sản phẩm du lịch Cần Thơ trở nên đa dạng và
mang đến cho Cần Thơ những lợi ích về mặt kinh tế mà nó cịn có ý nghĩa về mặt
văn hóa, xã hội.


Vì đây là một mơ hình mới, lại có sự tham gia của cộng đồng địa phương
làm du lịch nên nó sẽ có sức hấp dẫn không chỉ khách nội địa mà cả cho khách
quốc tế. Giúp du lịch Cần Thơ tận dụng được nguồn tài ngun sẵn có của mình,
bảo tồn và phát huy giá trị tự nhiên, giá trị văn hóa dân tộc, giới thiệu được hình
ảnh của Cần Thơ đến với đông đảo du khách trong và ngồi nước. Bên cạnh đó,
mơ hình này cũng sẽ góp phần khơi phục lại một số nghề thủ cơng truyền thống
của địa phương như: nghề làm lục bình, làm bánh tráng, làm nem, đan nón lá…


<i><b> Đối với các nhà đầu tư </b></i>


Loại hình du lịch tham quan kết hợp, mua sắm và thưởng thức ẩm thực ở
chợ nổi Cái Răng là một phân khúc thị trường mới, là một cơ hội đầu tư hấp dẫn
của các nhà kinh doanh du lịch. Ngoài những lợi ích kinh tế thu được từ các đồn
khách, các cơng ty cịn có được cơ hội để xây dựng và khẳng định thương hiệu,
vị thế của mình trên thị trường du lịch.


<i><b> Đối với cộng đồng dân cư địa phương </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

Khi ở trong khu quy hoạch du lịch này, họ thật sự khơng bị gị ép vào
một khuôn khổ nào mà họ chỉ cần sống một cách tự nhiên, thỏa mái như cuộc
sống thường nhật của họ vì đây mới là điều quan trọng mà khách du lịch mong
muốn nhìn thấy khi tìm đến với chuyến tham quan.


Mơ hình du lịch này đem lại nhiều lợi ích thiết thực như là tạo ra cơng ăn
việc làm và thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống


vật chất và tinh thần cho người dân. Trước hết, người dân có được nguồn thu trực
tiếp từ các dịch vụ cung cấp cho khách và những nguồn thu này đôi khi lớn hơn
rất nhiều so với sản xuất nông nghiệp hay buôn bán nhỏ lẻ. Tiếp đến là những lợi
ích từ việc phát triển cơ sở hạ tầng. Một khi du lịch được đầu tư phát triển, sẽ thu
hút sự quan tâm của các cấp chính quyền, thu hút các nhà đầu tư phát triển hệ
thống đường sá, hệ thống cấp điện, nước, mạng lưới thông tin, y tế, chỉnh trang
nhà cửa, cảnh quan, môi trường. Đấy là những lợi ích cụ thể chung cho cộng
đồng, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.


Ngoài ra, cịn có những lợi ích thiết thực khác như: vấn đề an ninh, an
toàn, y tế, giáo dục, vệ sinh… sẽ được đầu tư và đảm bảo; các con em trong gia
đình cũng được đào tạo, nâng cao trí thức và có thể trở thành nhân viên của các
đơn vị kinh doanh du lịch; giao lưu văn hoá và đặc biệt là ý thức xã hội về giữ
gìn, bảo tồn và phát huy các nét đẹp văn hoá được nâng cao.


<i>Bên cạnh những lợi ích thu được thì mơ hình này cũng có tồn tại một số </i>
<i>mặt hạn chế như: </i>


 Chợ nổi Cái răng nằm trên tuyến sông huyết mạch của thành phố nên
lưu lượng tàu xuồng lưu thông rất đơng gây khó khăn cho cơng tác quản lý và rất
dễ gây tai nạn và ách tắt giao thông.


 Kinh phí đầu tư cho mơ hình này rất lớn nên cần có sự liên kết đầu tư
của nhiều đơn vị và doanh nghiệp.


 Chợ nổi có thể đứng trước nguy cơ mất đi sự tự nhiên vốn có của nó vì
mục tiêu lợi nhuận của con người.


 Du lịch phát triển có thể gây tác động tiêu cực đến mơi trường, văn hóa
và xã hội: ơ nhiễm mơi trường, tệ nạn xã hội…



</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

<b>CHƯƠNG 7 </b>



<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ </b>





<b>7.1. KẾT LUẬN </b>


Qua quá trình nghiên cứu và phân tích thực trạng của loại hình du lịch
tham quan chợ nổi ta có các kết quả sau:


 Du khách đánh giá khá cao về chất lượng của tour tham quan chợ nổi và
đa số họ cảm thấy hài lòng về chuyến đi này (chuyến tham quan này đã đáp ứng
được 76,52% mong đợi của du khách).


 Sự hài lòng của khách chịu sự tác động của cả 5 yếu tố chất lượng dịch
vụ, đó là: năng lực phục vụ (ASS); sự đáng tin cậy (REL); sự đồng cảm, thấu
hiểu (EMP); sự đáp ứng (RES) và yếu tố hữu hình (TAN). Và cụ thể ở đây là cả
5 thành phần SERVQUAL này đều có quan hệ thuận chiều với mức độ hài lòng
của du khách đối với tour du lịch tham quan chợ nổi. Trong đó, năng lực phục vụ
có tác động lớn nhất đến sự thỏa mãn của khách du lịch đối với chất lượng của
chuyến tham quan, kế đến là ảnh hưởng của yếu tố đồng cảm, yếu tố hữu hình và
sự tin cậy. Cịn riêng có yếu tố đáp ứng thì ảnh hưởng rất ít đến sự hài lịng của
khách.


 Kết quả khảo sát cho ta thấy có sự khác biệt trong việc đánh giá sự hài
lịng theo độ tuổi, quốc tịch (loại khách), trình độ và thu nhập. Trong khi đó thì
giới tính khơng có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của du khách (khơng có sự khác
biệt theo giới tính).



 Bên cạnh đó, kết quả kiểm định sự khác biệt trong cách đánh giá chất
lượng dịch vụ như sau:


 Có sự khác biệt trong việc đánh giá năng lực phục vụ, yếu tố hữu


hình theo tuổi, quốc tịch (loại khách) và thu nhập.


 Chỉ có sự khác biệt trong việc đánh giá sự đáng tin cậy theo tuổi.


 Có sự khác biệt trong việc đánh giá sự đồng cảm theo quốc tịch và


thu nhập.


 Có sự khác biệt trong việc đánh giá sự đáp ứng theo tuổi, quốc tịch


và thu nhập.


 Ngoài ra, phép kiểm định này cũng cho ta thấy được trình độ và giới


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

trong công tác tổ chức và quản lý... Vì thế, ngành du lịch thành phố cần khắc
phục nhanh chóng những vấn đề mà du khách chưa cảm thấy hài lòng để thỏa
mãn tốt hơn những nhu cầu ngày càng khó tính của họ. Đồng thời, tận dụng
những điều kiện sẵn có đưa tour tham quan chợ nổi trở thành sản phẩm chủ lực,
góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển du lịch, ổn định xã hội, tạo
công ăn việc làm cho người dân... mà vẫn bảo tồn được nét sinh hoạt văn hóa
thời khai khẩn thuở nào.


Các giải pháp đề xuất để khắc phục các khuyết tật của loại hình du lịch
tham quan chợ nổi nhằm đảm bảo cho du lịch chợ nổi có thể phát triển bền vững
như:



 Tổ chức đội, nhóm thu gom rác trên sông, trang bị các thùng rác nổi, xây
nhà vệ sinh công cộng cho các hộ dân sống trên tàu, tuyên truyền giáo dục nâng
cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng đồng thời kiên quyết xử lý các
hành vi của cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm môi trường.


 Thành lập một cơ quan quản lý, kiểm soát điều kiện an toàn của các
phương tiện vận chuyển; nâng cấp và xây dựng bến tàu an toàn; nâng cấp các
phương tiện vận chuyển, trang bị các dụng cụ cứu hộ nhằm đảm bảo an tồn cho
du khách. Bên cạnh đó, thành lập Ban quản lý chợ, phân lô chợ, phân luồng giao
thông, trang bị hệ thống phao tiêu chỉ dẫn giao thông và tăng cường công tác tuần
tra giám sát để đảm bảo giải quyết tình trạng ách tắt giao thông thủy.


 Tổ chức đội thanh niên xung kích, chun lo giữ gìn an ninh trật tự, phối
hợp với ngành du lịch hướng dẫn, tạo tâm lý an tâm, thoải mái và môi trường văn
<b>hố du lịch lành mạnh. </b>


 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch.


 Không ngừng, nâng cao, bồi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ,nhân viên
ngành du lịch và nhất là đội ngũ HDVDL, xúc tiến thành lập các cơ sở đào tạo,
các trường nghiệp vụ du lịch đồng thời phải có những chính sách thu hút, giữ
chân nhân tài, nhân lực phục vụ ngành.


 Xây dựng hình ảnh, thương hiệu riêng cho chợ nổi.


 Áp dụng các biện pháp kích cầu, đánh thuế, vận động sự sẵn sàng chi trả
của du khách để tạo ngân quỹ cải tạo và tu bổ chợ nổi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

<b>7.2. KIẾN NGHỊ </b>



<b>7.2.1. Đối với cơ quan quản lý du lịch </b>


Xác định vai trò, thế mạnh của tour tham quan chợ nổi trong chiến lược
phát triển du lịch của thành phố để từ đó có những chính sách hổ trợ kịp thời.


Cần xây dựng một chương trình phát triển du lịch đồng bộ, có quy hoạch
tổng thể chi tiết để q trình tổ chức và quản lý có quy củ và hiệu quả hơn.


Kết hợp với các cơ quan chức năng mở nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền
về công tác bảo vệ môi trường cho người dân địa phương, người tham gia công
tác dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch. Đồng thời chỉ đạo cho các điểm du
lịch trang bị những tấm biển quảng bá, bảng chỉ dẫn và hướng dẫn về bảo vệ mơi
trường. Đó là những lời nhắc nhở và cũng là nét đẹp văn hóa mới ở các điểm du
lịch trong tỉnh.


<b>7.2.2. Đối với chính quyền địa phương</b>


Kết hợp với cơ quan quản lý du lịch có biện pháp để duy trì và phát triển
chợ nổi, giữ gìn nét văn hóa của địa phương, một nét sinh hoạt đặc thù của vùng
sông nước. Đồng thời, tuyên truyền sâu rộng những lợi ích do du lịch đem lại cho
sự phát triển kinh tế của địa phương, có kế hoạch giáo dục cho nhân dân những
kiến thức về cách cư xử với khách du lịch tạo thêm tiền đề để du lịch phát triển
ngày càng mạnh mẽ hơn.


Nước sạch sinh hoạt là một nhu cầu bức xúc của người dân ở ĐBSCL.
Đặc biệt, các thương lái sinh sống hầu hết thời gian trong năm ở các chợ nổi hoặc
trên sơng do đó họ sử dụng nước sơng để đun uống, nấu ăn, cho nên rất mất vệ
sinh dẫn đến nhiều bệnh mà nếu có nước sạch thì họ khơng phải mắc phải. Cho
nên nhà nước, các cấp chính quyền nên giúp đỡ những thương lái có nước sạch


để sinh hoạt, ăn uống tránh những căn bệnh có thể phịng tránh được.


Nếu có thể được thì bằng cách nào đó có một trung tâm thông tin ở chợ
nổi nhằm tạo cầu nối nhu cầu mua bán để giúp cho người mua người bán tìm đến
đúng địa chỉ, khỏi tốn cơng họ lưu ghe, xuồng chờ đợi do khơng bán được hàng
vì thiếu thơng tin. Từ đó dẫn đến việc nhiều thương lái phải đổ hàng xuống sông
do bị hư hại vì khơng biết bán cho ai. Điều này vừa gây ảnh hưởng đến cuộc
sống của họ vừa gây ô nhiễm môi trường.


<b>7.2.3. Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch </b>


<i><b>7.2.3.1. Đối với các doanh nghiệp lữ hành, đơn vị kinh doanh du lịch </b></i>
Để nâng cao sự hài lòng của du khách và thu hút họ quay trở lại vơi
doanh nghiệp mình nhiều hơn các đơn vị kinh doanh cần phải:


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

 Luôn chú trọng đến việc kiểm tra và nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp
ứng nhu cầu của du khách bằng cách mở các cuộc điều tra, thăm dò, đánh giá của
du khách đối với các dịch vụ, cơng ty của mình.


 Khơng ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh công tác nghiên
cứu tạo ra các sản phẩm mới hay làm mới sản phẩm cũ để hấp dẫn du khách.


 Phát huy hiệu quả của các kênh thông tin như khách du lịch (truyền
miệng), internet, sách hướng dẫn du lịch và các phương tiện truyền thông khác.


 Hoạt động theo định hướng chung của ngành, phù hợp với điều kiện của
địa phương và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương


 Thực hiện cạnh tranh lành mạnh, gây ấn tượng tốt với du khách.



 Các đơn vị kinh doanh cần chủ động liên kết với nhau, liên kết trong
vùng và cả với các cơng ty lữ hành ở ngồi khu vực, tạo nên sức mạnh tổng hợp,
và lợi thế cạnh tranh để cùng nhau phát triển trong một thể thống nhất.


– Bên cạnh trách nhiệm với Nhà nước thông qua các loại thuế, các doanh
nghiệp du lịch cịn phải có trách nhiệm đối với chủ nhân của các tài nguyên, tức
cộng đồng dân cư địa phương.


<i><b>7.2.3.2. Đối với các đơn vị vận chuyển hành khách </b></i>


Với trách nhiệm đảm bảo an toàn cho du khách trong chuyến đi, các đơn
vị vận chuyển hành khách cần chú ý đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp,
chấp hành tốt các quy định an toàn trong vận chuyển khách. Đồng thời phải trang
bị đầy đủ các dụng cụ cứu hộ trên phương tiện vừa tạo tâm lý an toàn cho du
khách vừa phát huy được hiệu quả khi có biến cố xảy ra.


Ngoài ra các đơn vị cũng cần chú ý nâng cao chất lượng phục vụ, tránh
sự cạnh tranh không lành mạnh, chồng chéo lên nhau, hay làm ăn theo kiểu chụp
giựt, lừa gạt du khách... bởi vì điều này sẽ gây cho du khách ấn tượng không tốt
về du lịch Cần Thơ, về các công ty lữ hành của địa phương và điều tất yếu là họ
sẽ không quay lại Cần Thơ thêm lần nào nữa.


<b>7.2.4. Đối với cộng đồng cư dân địa phương </b>


Tham gia giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, khơng vì chạy
theo đồng tiền mà làm mất đi bản sắc văn hóa vốn có, tạo ra những điều khơng
hay, khơng thật nhằm kích thích tính tị mị của khách du lịch để kiếm lợi…


Người dân bản địa phải có ý thức, trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch
cho thành phố. Tham gia bảo vệ và giữ gìn vệ sinh cơng cộng cũng như vệ sinh


trong sinh hoạt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>





<i>1. Luật gia Hoàng Anh (2005). Luật Du lịch Việt Nam 2005, NXB Tổng Hợp </i>
Đồng Nai.


<i>2. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hịa (2004). Giáo trình Kinh tế du lịch, </i>
NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội.


<i>3. Th.s Lưu Thanh Đức Hải (2007). Bài giảng nghiên cứu Marketing, Khoa </i>
kinh tế - QTKD, Trường Đại học Cần Thơ.


<i>4. Võ Thị Thanh Lộc (năm 2001). Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh </i>
<i>doanh và kinh tế, NXB Thống Kê. </i>


<i>5. Nguyễn Thành Long (2006). Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá </i>
<i>chất lượng đào tạo Đại học tại trường Đại học An Giang, Khoa Kinh tế - </i>
QTKD, Trường Đại học An Giang.


<i>6. Trương Công Minh, Trần Tuấn Thạc, Trần Thị Tường Như (2006). Khái </i>
<i>luận về quản Trị chiến lược, NXB Thống Kê. </i>


<i>7. Vũ Thống Nhất, Trần Kim Đính (2004). Cần Thơ vùng đất của sự khám </i>
<i>phá mới, Sở Văn Hóa Thơng Tin TP. Cần Thơ. </i>


<i>8. Phạm Thị Thanh Thảo, Ths. Lê Văn Huy (2008). “Hợp nhất đo lường và </i>
thiết lập chỉ số ưu tiên cải tiến chất lượng dịch vụ: nghiên cứu ứng dụng
<i>trong lĩnh vực ngân hàng”, Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên </i>


<i>cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng – 2008. </i>


<i>9. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên </i>
<i>cứu với SPSS, Tập (1,2), Nhà xuất bản Hồng Đức, TP.HCM. </i>


<i>10. Đỗ Văn Xê, Phan Thị Giác Tâm, Nguyễn Hữu Đặng (2008), “Hệ thống </i>
<i>chợ nổi: vai trò phân phối rau quả ở Đồng bằng Sông Cửu Long”, </i>
Trường Đại học Cần Thơ.


11. Các website tham khảo:


<i>- </i>
<i>- </i>


<i>- </i>


<i>- </i>


<i>- </i>


<i>- </i>


<i>- </i>


<i>- </i>


<i>- </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

<b>PHỤ LỤC 1 </b>




<b>BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN DU KHÁCH </b>





<b>THÔNG TIN VỀ ĐÁP VIÊN: </b>


– Họ tên đáp viên: ...


– Giới tính:  Nam  Nữ


– Năm sinh: ...


– Địa chỉ:...


– Trình độ học vấn: ...


– Mẫu phỏng vấn số:...


– Ngày: ...


– Tên PVV: ...
– Địa bàn phỏng vấn:...


...


<b>PHẦN GIỚI THIỆU: </b>


Xin chào anh (chị), tôi tên Đỗ Thị Hồng Đượm, hiện đang là sinh viên
khoa kinh tế, trường Đại học Cần Thơ. Chúng tơi đang tiến hành khảo sát để tìm
hiểu mức độ hài lòng của du khách về loại hình tham quan du lịch chợ nổi ở Cần
Thơ. Anh (chị) vui lòng dành chút thời gian để giúp chúng tôi trả lời một số câu


hỏi liên quan dưới đây. Chúng tôi rất hoan nghênh sự cộng tác và giúp đỡ của
anh (chị). Chúng tôi xin bảo đảm ý kiến trả lời của anh (chị) sẽ được giữ bí mật
tuyệt đối và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu này.


<b>PHẦN NỘI DUNG: </b>


<b>1. Anh (chị) vui lòng cho biết đây là lần thứ mấy anh (chị) đến chợ nổi Cần Thơ? </b>
 Lần đầu  Lần 2-3  Trên 3 lần


<b>2. Anh (chị) biết chợ nổi Cần Thơ qua nguồn thông tin nào? </b>
 Bạn bè, người thân giới thiệu


 Quảng cáo trên tivi, báo đài, internet
 Cẩm nang du lịch, tờ rơi, brochures


 Công ty du lịch
 Nhân viên khách sạn
 Khác ( nêu rõ)…………
<b>3. Anh (chị) đi tham quan chợ nổi theo hình thức nào sau đây? </b>


 Mua tour  tiếp câu 4A  Tự sắp xếp đi  tiếp câu 4B
<b>4. Anh (chị) vui lòng cho biết chi phí mà anh (chị) đã bỏ ra trong chuyến tham </b>


quan chợ nổi là bao nhiêu?


<b>A - Đối với khách mua tour </b> <b>B - Đối với khách tự do </b>
 Chi phí mua tour  Chi phí vận chuyển (thuê tàu, xuồng)
 Chi phí mua hàng tại chợ nổi  Chi phí trả cho HDV


 Chi phí khác  Chi phí mua hàng tại chợ nổi


 Chi phí khác


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

<i><b>5. Anh (chị) vui lòng cho biết mức độ hài lòng của anh (chị) về các yếu tố sau </b></i>
<i><b>khi tham quan chợ nổi ở Cần Thơ? (Đánh giá theo thang điểm 5. Trong đó: </b></i>
1 Rất khơng hài lịng; 2 khơng hài lịng; 3 khá hài lòng; 4 hài lòng;
5 rất hài lòng).


<b>6. Anh (chị) vui lòng cho biết mức thu nhập hàng tháng của anh (chị) là bao </b>
nhiêu?...


<b>7. Anh (chị) có đề nghị gì để phát triển loại hình du lịch tham quan chợ nổi ở </b>
Cần Thơ?...


<i>Xin chân thành cám ơn anh (chị) đã hợp tác và giúp đỡ! </i>
<i>Chúc anh (chị) có một ngày mới vui vẻ, hạnh phúc! </i>


<b>Mức độ hài lịng </b>
<b>Chỉ tiêu </b>


Rất khơng hài lịngRất hài lịng


1. Tính hấp dẫn của cảnh quan chợ nổi 1 2 3 4 5


2. Sự đa dạng của hàng hóa, dịch vụ 1 2 3 4 5


3. Điều kiện vệ sinh môi trường của chợ nổi 1 2 3 4 5
4. Hệ thống giao thông tại chợ nổi (trật tự, nề nếp…) 1 2 3 4 5
5. Dáng vẻ của HDV, NVPV trên tàu (ngoại hình, trang phục..) 1 2 3 4 5
6. Sự cam kết về thời gian, lộ trình tham quan và các dịch vụ



được cung cấp bởi công ty du lịch, đơn vị vận chuyển 1 2 3 4 5
7. Điều kiện an ninh, an toàn ở chợ nổi và bến tàu đưa đón khách 1 2 3 4 5


8. Sự an toàn của phương tiện vận chuyển 1 2 3 4 5


9. Chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm ở chợ nổi 1 2 3 4 5
10. Việc cung cấp những thông tin cần thiết trong chuyến đi 1 2 3 4 5
11. Sự thân thiện, lịch sự, sẵn lòng giúp đỡ và đáp ứng yêu cầu


của du khách của HDV, NVPV trên tàu 1 2 3 4 5


12. Tính liên kết với các điểm du lịch khác của chợ nổi 1 2 3 4 5


13. Chất lượng hàng hóa, dịch vụ 1 2 3 4 5


14. Giá cả hàng hóa, dịch vụ 1 2 3 4 5


15. Sự đa dạng của hàng lưu niệm, sản vật địa phương ở chợ nổi 1 2 3 4 5
16. Sự đa dạng của các hoạt động giải trí ở chợ nổi 1 2 3 4 5
17. Trình độ ngoại ngữ/ngơn ngữ của HDV, NVPV trên tàu 1 2 3 4 5
18. Kiến thức, trình độ chun mơn của HDV, NVPV trên tàu 1 2 3 4 5


19. Phục vụ nhanh chóng, kịp thời 1 2 3 4 5


20. Sự quan tâm và thông hiểu nhu cầu của du khách của HDV,


NVPV vụ trên tàu 1 2 3 4 5


21. Kỹ năng giao tiếp của HDV, NVPV trên tàu 1 2 3 4 5



22. Sự thân thiện của người dân địa phương 1 2 3 4 5


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

Number of the interview: ………
<b>QUESTIONNAIRE </b>


<b>( For International Tourist ) </b>


Thank you for completing this short survey. All of the information will be
held in strictest confidence and used only for our research purposes.


<b> Some information about interviewee: </b>


Full name: ……… Age: ……… Gender: ………
Nationality:………
Profession: ………
Interview date: ………Place: ………...
Interviewer:………


<b> Content </b>


Q1. Please tell us how many times have you visited Cần Thơ Floating Market?
 First time.


 2 – 3 times.


 More than 3 times.


Q2. How can you know about Cần Thơ Floating Market?
 By relatives, friends.



 By advertising in media.


 By tour handbooks, letleafs or brochures.
 By tourism companies.


 By hotel staffs.
 Others.


Q3.What are the ways that you visit Can Tho floating market?
 Buying a package tour.  Q4-A


 Organizing a tour yourself.  Q4-B
Q4. How much do you spend on this tour?


<b>A - For tourists that buy the </b>
<b>package tour </b>


<b>B – For organizing a tour yourself </b>


- Tour fees - Transport fees (hiring boat ...)
- Goods fees in floating market - Fees for tourguide


- The others - Fees of buying goods


- The others


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

Q5: After visiting Can Tho floating market, to what degree do you satisfy with the
following elements? (place number indicating the degree in this table from 1 to 5).


<b>Standards </b> <b>Extremelydissatisfied  </b>



<b>trongly satisfied </b>


1. The scenery’s attraction of Can Tho floating market 1 2 3 4 5


2. Variety of goods, services. 1 2 3 4 5


3. The problems of environmental hygiene of floating market 1 2 3 4 5
4. The traffic systems at floating market 1 2 3 4 5
5. The appearance of tourguide, personnel on the boat.


(physical appearance, costume…) 1 2 3 4 5


6. The agreement about time, route and supplying services


sufficiently in the initial contract of tour 1 2 3 4 5
7. Security conditions in floating market and on the mini port 1 2 3 4 5


8. The safety of means of transport 1 2 3 4 5


9. The food safety standards 1 2 3 4 5


10. Supplying tourists with necessary information 1 2 3 4 5
11. The friendly, polite attitude and the willing help and


meeting a demand of tourists of tourguide, personnel 1 2 3 4 5
12. The connection with the others tourism places 1 2 3 4 5


13. The quality of goods and services 1 2 3 4 5



14. The price of goods and services 1 2 3 4 5


15. The variety of souvenirs/ local specalities 1 2 3 4 5


16. The variety of recreation 1 2 3 4 5


17. The foreign languages level of tourguide 1 2 3 4 5
18. The professional knowledge of tour guide, personnel 1 2 3 4 5


19. Serving quickly and timely 1 2 3 4 5


20. Tour guide’ care and the understanding of tourguide about


tourists’ demand 1 2 3 4 5


21. Communication skills of tourguide, personnel 1 2 3 4 5
22. The friendly attitude of local people 1 2 3 4 5


<b>General evaluation </b> 1 2 3 4 5


Q6. Could you tell me how much is your income? ...USD


Q7. Do you have any suggestion to develop Cần Thơ Floating Market more and
more attractively? ………


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

<b>BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA </b>





<b>THÔNG TIN VỀ CHUYÊN GIA: </b>



– Họ tên: ...


– Giới tính:  Nam Nữ


– Địa chỉ:...


<b>PHẦN GIỚI THIỆU: </b>


Xin chào Ơng (bà), tơi tên Đỗ Thị Hồng Đượm hiện đang là sinh viên khoa kinh tế, trường Đại học Cần Thơ. Chúng tôi đang tiến
hành khảo sát để tìm hiểu mức độ hài lịng của du khách về loại hình du lịch tham quan chợ nổi ở Cần Thơ. Ơng (bà)vui lịng dành chút
thời gian để giúp chúng tôi trả lời một số câu hỏi liên quan dưới đây. Chúng tôi rất hoan nghênh sự cộng tác và giúp đỡ của ông (bà).
Chúng tôi xin bảo đảm ý kiến trả lời của ông (bà) sẽ được giữ bí mật tuyệt đối và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu này.


<b>PHẦN NỘI DUNG: </b>


<b>1. Ông (bà) vui lòng cho biết mức độ ảnh hưởng và mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài sau đối với sự phát triển du lịch của chợ nổi </b>
Cái Răng - Cần Thơ?


<b>Mức độ phản ứng của du lịch </b>
<b>của chợ nổi C. Răng </b>


<b>Các yếu tố bên ngoài chủ yếu </b> <b>Mức độ ảnh hưởng </b>
<b>đối với ngành du </b>


<b>lịch (%) </b> <i><b>Rất yếu T.Bình >TB </b></i> <i><b>Rất tốt </b></i>


1. Thời gian nhàn rỗi của du khách 1 2 3 4


2. Mức sống về vật chất và trình độ văn hóa của du khách 1 2 3 4



3. Sở thích, xu hướng du lịch của du khách 1 2 3 4


4. Khả năng tiếp cận điểm đến (cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng) 1 2 3 4


5. Sự phát triển của nền kinh tế của điểm đến 1 2 3 4


6. Điều kiện an ninh, an toàn, trật tự xã hội 1 2 3 4


7. Số lượng các điểm du lịch khác trong vùng/ khu vực 1 2 3 4


8. Vấn đề vệ sinh, môi trường 1 2 3 4


9. Sự thân thiện của người dân địa phương 1 2 3 4


10. Chính sách phát triển du lịch của chính phủ/ địa phương 1 2 3 4


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

<b>2. Ơng (bà) vui lịng cho biết mức độ ảnh hưởng và mức độ quan trọng của các yếu tố sau đối với sự phát triển du lịch của chợ nổi Cái Răng? </b>
<b>Tầm quan trọng đối với sự phát triển </b>


<b>du lịch CN C.Răng </b>
<b>Các yếu tố bên trong chủ yếu </b>


<b>Mức độ ảnhhưởng đối </b>
<b>với ngành du lịch </b>


<b>(%) </b> <i><b>Rất yếu T.Bình </b></i> <i><b>>TB </b></i> <i><b>Rất tốt </b></i>


1. Danh tiếng và sự hấp dẫn của điểm đến (Chợ nổi Cần Thơ) 1 2 3 4


2. Mức độ liên kết, liên thông với các tuyến, điểm du lịch khác 1 2 3 4



3. Tình hình vệ sinh tại chợ nổi 1 2 3 4


4. Độ an toàn của phương tiện vận chuyển. 1 2 3 4


5. Sự đa dạng của các loại hình dịch vụ 1 2 3 4


6. Quầy hàng lưu niệm, sản vật đặc trưng 1 2 3 4


7. Trình độ chun mơn của HDV, NV phục vụ 1 2 3 4


8. Trình độ ngoại ngữ của HDV, NV phục vụ 1 2 3 4


9. Tình hình tổ chức, quản lý tại chợ nổi 1 2 3 4


10. Chi phí thực hiện chuyến tham quan, giá cả hàng hóa dịch vụ 1 2 3 4
<i><b>100% </b></i>


<b>3. </b> Ơng (bà) vui lịng cho biết mức độ ảnh hưởng và mức độ quan trọng của các yếu tố sau đối với khả năng cạnh tranh về du lịch của chợ nổi
Cái Răng Cần Thơ đối với chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang) và chợ nổi Thái Lan?


<b>4. Ông (bà) có </b>
đề nghị gì để
phát triển loại
hình du lịch
tham quan chợ
nổi ở Cần Thơ?
………
………
………


<b>Khả năng ứng phó </b>


<i><b>Rất yếu (1)</b><b></b><b> Rất tốt (4) </b></i>


<b>Các nhân tố đánh giá </b>


<b>Mức độ ảnh hưởng đối </b>
<b>với ngành du lịch (%) </b>


<b>CN C.Răng CN C.Bè </b> <b>CN T.Lan </b>
1. Danh tiếng và sự hấp dẫn của điểm đến


2. Điều kiện an ninh, an tồn, trật tự xã hội
3. Tình hình vệ sinh mơi trường


4. Chính sách phát triển du lịch của chính phủ/ chính quyền địa phương
5. Mức độ liên kết, liên thông với các tuyến, điểm du lịch khác


6. Sự đa dạng của các loại hình dịch vụ


7. Chất lượng của các điều kiện thực hiện dịch vụ (CSVCKT, CSHT)
8. Chất lượng của đội ngũ lao động (HDV, NV phục vụ)


9. Quầy hàng lưu niệm, sản vật đặc trưng


10. Chi phí thực hiện chuyến tham quan, giá cả hàng hóa dịch vụ


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

<b>PHỤ LỤC 2 </b>



<b>KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ </b>






<b>BẢNG 1: MA TRẬN TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN </b>


X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7 X8 X9 X10 X11 X12 X13 X14 X15 X16 X17 X18 X19 X20 X21 X22


X1 1.000


X2 .577 1.000


X3 .146 .194 1.000


X4 .334 .375 .384 1.000


X5 .294 .265 .112 .275 1.000


X6 .334 .252 .235 .464 .402 1.000


X7 .280 .265 .310 .499 .349 .466 1.000


X8 .058 .095 .384 .399 .257 .460 .567 1.000


X9 .156 .243 .325 .258 .286 .306 .265 .457 1.000


X10 .293 .155 -.005 .347 .359 .419 .214 .274 .219 1.000


X11 .376 .239 .094 .288 .476 .546 .416 .341 .322 .454 1.000


X12 .222 .066 -.003 .184 .145 .191 .095 .099 .130 .242 .222 1.000



X13 .439 .343 .016 .257 .092 .242 .307 .035 .106 .105 .333 .174 1.000


X14 .334 .349 .094 .222 .093 .168 .164 -.125 .162 .097 .291 .277 .611 1.000


X15 .433 .322 .113 .289 .182 .248 .031 -.043 .250 .338 .257 .278 .372 .415 1.000


X16 .189 .238 .125 .178 .284 .245 .070 .082 .327 .248 .271 .451 .211 .297 .540 1.000


X17 .501 .426 .123 .251 .280 .280 .152 -.042 .163 .204 .449 .166 .516 .518 .339 .273 1.000


X18 .338 .240 -.037 .280 .363 .242 .259 .108 .110 .402 .386 .145 .251 .169 .375 .321 .330 1.000


X19 .314 .254 .012 .275 .409 .396 .317 .244 .160 .446 .411 .249 .285 .223 .284 .316 .325 .601 1.000


X20 .421 .323 .072 .365 .352 .527 .271 .248 .145 .370 .470 .260 .351 .347 .329 .383 .509 .349 .588 1.000


X21 .438 .338 .027 .341 .423 .417 .223 .178 .226 .383 .495 .280 .332 .336 .420 .465 .404 .497 .562 .550 1.000


X22 .340 .259 .018 .279 .468 .414 .291 .265 .124 .370 .509 .122 .291 .173 .288 .230 .351 .504 .656 .485 .643 1.000


<b>BẢNG 2. KIỂM ĐỊNH KMO AND BARTLETT’S</b>


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. <sub>.845 </sub>


Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1115.259


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

<b>BẢNG 3. KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LƯỢNG NHÂN TỐ </b>


Component Initial Eigenvalues



Extraction Sums of Squared
Loadings


Rotation Sums of Squared
Loadings


Total


% of
Variance


Cumulative


% Total


% of
Variance


Cumulative
% Total


% of
Variance


Cumulative
%
1 <sub>7.338 </sub> <sub>33.354 </sub> <sub>33.354 </sub> <sub>7.338 </sub> <sub>33.354 </sub> <sub>33.354 </sub> <sub>4.487 </sub> <sub>20.394 </sub> <sub>20.394 </sub>
2 2.304 10.474 43.828 2.304 10.474 43.828 2.984 13.564 33.959
3 <sub>1.783 </sub> <sub>8.103 </sub> <sub>51.931 </sub> <sub>1.783 </sub> <sub>8.103 </sub> <sub>51.931 </sub> <sub>2.813 </sub> <sub>12.785 </sub> <sub>46.744 </sub>
4 1.397 6.350 58.281 1.397 6.350 58.281 2.011 9.140 55.884


5 <sub>1.014 </sub> <sub>4.609 </sub> <sub>62.890 </sub> <sub>1.014 </sub> <sub>4.609 </sub> <sub>62.890 </sub> <sub>1.541 </sub> <sub>7.006 </sub> <sub>62.890 </sub>


6 .891 4.049 66.939


7 .815 3.706 70.645


8 .758 3.447 74.092


9 .716 3.253 77.345


10 .622 2.829 80.174


11 .560 2.547 82.721


12 .535 2.433 85.154


13 .496 2.254 87.408


14 .443 2.015 89.424


15 .395 1.796 91.219


16 .376 1.707 92.926


17 .346 1.574 94.501


18 .312 1.419 95.919


19 .266 1.210 97.129



20 .254 1.156 98.285


21 .204 .926 99.211


22 .174 .789 100.000


<b>BẢNG 4: MA TRẬN NHÂN TỐ TRƯỚC KHI XOAY </b>


Component


<sub>1 </sub> <sub>2 </sub> <sub>3 </sub> <sub>4 </sub> <sub>5 </sub>


X1 <sub>.635 </sub> <sub>-.229 </sub> <sub>.230 </sub> <sub>-.219 </sub> <sub>-.239 </sub>


X2 .540 -.144 .383 -.197 -.419


X3 <sub>.234 </sub> <sub>.433 </sub> <sub>.554 </sub> <sub>.134 </sub> <sub>-.211 </sub>


X4 .583 .309 .288 -.036 -.063


X5 <sub>.583 </sub> <sub>.219 </sub> <sub>-.239 </sub> <sub>-.017 </sub> <sub>-.206 </sub>


X6 .664 .351 .001 -.030 .185


X7 <sub>.523 </sub> <sub>.504 </sub> <sub>.207 </sub> <sub>-.261 </sub> <sub>.214 </sub>


X8 .389 .765 .068 .064 .152


X9 <sub>.415 </sub> <sub>.346 </sub> <sub>.281 </sub> <sub>.400 </sub> <sub>-.143 </sub>



X10 .567 .138 -.332 .152 -.044


X11 <sub>.708 </sub> <sub>.132 </sub> <sub>-.121 </sub> <sub>-.088 </sub> <sub>.206 </sub>


X12 .379 -.168 -.026 .537 .417


X13 <sub>.537 </sub> <sub>-.378 </sub> <sub>.336 </sub> <sub>-.263 </sub> <sub>.327 </sub>


X14 <sub>.490 </sub> <sub>-.486 </sub> <sub>.407 </sub> <sub>-.012 </sub> <sub>.289 </sub>


X15 .563 -.378 .123 .372 -.242


X16 <sub>.528 </sub> <sub>-.215 </sub> <sub>-.013 </sub> <sub>.640 </sub> <sub>-.050 </sub>


X17 .616 -.379 .214 -.222 .023


X18 <sub>.606 </sub> <sub>-.117 </sub> <sub>-.375 </sub> <sub>-.072 </sub> <sub>-.239 </sub>


X19 .696 -.010 -.414 -.090 .017


X20 <sub>.724 </sub> <sub>-.083 </sub> <sub>-.114 </sub> <sub>-.072 </sub> <sub>.176 </sub>


X21 .749 -.146 -.242 .045 -.067


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

<b>BẢNG 5: MA TRẬN NHÂN TỐ SAU KHI XOAY </b>


Component


1 2 3 4 5



X1 <sub>.342 </sub> <sub>.120 </sub> <sub>.461 </sub> <sub>.059 </sub> <sub>.515 </sub>


X2 .190 .191 .348 .033 .692


X3 <sub>-.199 </sub> <sub>.649 </sub> <sub>-.020 </sub> <sub>.117 </sub> <sub>.369 </sub>


X4 .236 .590 .211 .086 .261


X5 <sub>.605 </sub> <sub>.279 </sub> <sub>-.050 </sub> <sub>.087 </sub> <sub>.185 </sub>


X6 .462 .571 .217 .094 -.056


X7 <sub>.265 </sub> <sub>.716 </sub> <sub>.256 </sub> <sub>-.184 </sub> <sub>-.028 </sub>


X8 .227 .822 -.137 -.003 -.147


X9 <sub>.058 </sub> <sub>.561 </sub> <sub>-.071 </sub> <sub>.422 </sub> <sub>.225 </sub>


X10 .607 .199 -.034 .256 -.003


X11 <sub>.576 </sub> <sub>.362 </sub> <sub>.325 </sub> <sub>.101 </sub> <sub>-.068 </sub>


X12 .139 .090 .265 .660 -.318


X13 .142 .083 .827 .048 .080


X14 .018 .014 .790 .294 .116


X15 .258 -.044 .259 .608 .408



X16 .266 .056 .103 .799 .119


X17 .306 .022 .650 .093 .306


X18 .714 -.046 .075 .117 .228


X19 .784 .094 .174 .107 -.002


X20 .575 .195 .426 .173 -.001


X21 .684 .073 .257 .289 .158


X22 .799 .104 .163 -.032 .080


<b>BẢNG 6: HỆ SỐ ĐIỂM NHÂN TỐ</b>


Component


1 2 3 4 5


X1 <sub>.021 </sub> <sub>-.032 </sub> <sub>.086 </sub> <sub>-.091 </sub> <sub>.311 </sub>


X2 -.029 .004 .008 -.089 .487


X3 <sub>-.177 </sub> <sub>.269 </sub> <sub>-.078 </sub> <sub>.065 </sub> <sub>.267 </sub>


X4 -.039 .197 .017 -.024 .118


X5 <sub>.175 </sub> <sub>.023 </sub> <sub>-.166 </sub> <sub>-.025 </sub> <sub>.125 </sub>



X6 <sub>.053 </sub> <sub>.183 </sub> <sub>.058 </sub> <sub>-.025 </sub> <sub>-.158 </sub>


X7 -.012 .273 .134 -.190 -.130


X8 <sub>-.001 </sub> <sub>.327 </sub> <sub>-.073 </sub> <sub>-.017 </sub> <sub>-.162 </sub>


X9 <sub>-.097 </sub> <sub>.204 </sub> <sub>-.146 </sub> <sub>.249 </sub> <sub>.136 </sub>


X10 .169 .001 -.135 .095 -.043


X11 <sub>.105 </sub> <sub>.081 </sub> <sub>.103 </sub> <sub>-.041 </sub> <sub>-.181 </sub>


X12 -.067 .033 .123 .397 -.383


X13 <sub>-.086 </sub> <sub>.012 </sub> <sub>.418 </sub> <sub>-.088 </sub> <sub>-.132 </sub>


X14 <sub>-.146 </sub> <sub>-.008 </sub> <sub>.378 </sub> <sub>.087 </sub> <sub>-.100 </sub>


X15 -.019 -.093 -.055 .306 .245


X16 <sub>-.022 </sub> <sub>-.034 </sub> <sub>-.100 </sub> <sub>.463 </sub> <sub>.014 </sub>


X17 -.005 -.053 .239 -.071 .097


X18 <sub>.234 </sub> <sub>-.131 </sub> <sub>-.126 </sub> <sub>-.030 </sub> <sub>.153 </sub>


X19 .234 -.063 -.028 -.043 -.076


X20 <sub>.102 </sub> <sub>.006 </sub> <sub>.136 </sub> <sub>-.008 </sub> <sub>-.139 </sub>



X21 .163 -.075 -.024 .066 .033


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

<b>PHỤ LỤC 3 </b>



<b>KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA </b>





<b>PHẦN 1: KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO </b>


<b>MỤC 1.1: KIỂM ĐỊNH CRONBACH’ S ALPHA – YẾU TỐ HỮU HÌNH </b>


<b>Reliability Statistics </b>


Cronbach's


Alpha N of Items


.675 5


<b>Item Statistics </b>


Mean Std. Deviation N


X1 <sub>4.0087 </sub> <sub>.76658 </sub> <sub>115 </sub>


X2 3.6522 .89877 115


X3 <sub>2.9217 </sub> <sub>.94728 </sub> <sub>115 </sub>


X4 3.3826 1.04783 115



X5 3.7826 .74672 115


<b>Item-Total Statistics </b>




Scale Mean if
Item Deleted


Scale
Variance if
Item Deleted


Corrected
Item-Total
Correlation


Cronbach's
Alpha if Item


Deleted


X1 <sub>13.7391 </sub> <sub>6.107 </sub> <sub>.497 </sub> <sub>.600 </sub>


X2 14.0957 5.578 .516 .583


X3 <sub>14.8261 </sub> <sub>6.215 </sub> <sub>.310 </sub> <sub>.679 </sub>


X4 14.3652 5.041 .518 .579



X5 <sub>13.9652 </sub> <sub>6.736 </sub> <sub>.331 </sub> <sub>.662 </sub>


<b>MỤC 1.2: KIỂM ĐỊNH CRONBACH’ S ALPHA - SỰ ĐÁNG TIN CẬY </b>


<b>Reliability Statistics </b>


Cronbach's


Alpha N of Items


.747 3


<b>Item Statistics </b>


Mean Std. Deviation N


X6 3.9478 .92569 115


X7 <sub>3.9130 </sub> <sub>.90384 </sub> <sub>115 </sub>


X8 3.6348 .86177 115


<b>Item-Total Statistics </b>




Scale Mean if
Item Deleted



Scale
Variance if
Item Deleted


Corrected
Item-Total
Correlation


Cronbach's
Alpha if Item


Deleted


X6 7.5478 2.443 .523 .723


X7 <sub>7.5826 </sub> <sub>2.333 </sub> <sub>.603 </sub> <sub>.629 </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

<b>MỤC 1.3: KIỂM ĐỊNH CRONBACH’ S ALPHA – SỰ ĐẢM BẢO </b>


<b>Reliability Statistics </b>


Cronbach's


Alpha N of Items


.782 9


<b>Item Statistics </b>


Mean Std. Deviation N



X9 3.1652 .86785 115


X10 <sub>3.4957 </sub> <sub>.99449 </sub> <sub>115 </sub>


X11 3.9913 .88353 115


X12 <sub>2.9652 </sub> <sub>.98168 </sub> <sub>115 </sub>


X13 3.4957 .82050 115


X14 <sub>3.5478 </sub> <sub>.97552 </sub> <sub>115 </sub>


X15 2.6696 1.14495 115


X16 <sub>2.2783 </sub> <sub>1.07236 </sub> <sub>115 </sub>


X17 3.5043 .86221 115


<b>Item-Total Statistics </b>




Scale Mean if
Item Deleted


Scale
Variance if
Item Deleted



Corrected
Item-Total
Correlation


Cronbach's
Alpha if Item


Deleted


X9 <sub>25.9478 </sub> <sub>23.699 </sub> <sub>.330 </sub> <sub>.778 </sub>


X10 25.6174 22.256 .426 .767


X11 <sub>25.1217 </sub> <sub>22.178 </sub> <sub>.515 </sub> <sub>.755 </sub>


X12 26.1478 22.566 .398 .771


X13 <sub>25.6174 </sub> <sub>23.080 </sub> <sub>.442 </sub> <sub>.764 </sub>


X14 <sub>25.5652 </sub> <sub>21.985 </sub> <sub>.471 </sub> <sub>.760 </sub>


X15 26.4435 19.828 .599 .739


X16 26.8348 20.578 .567 .745


X17 <sub>25.6087 </sub> <sub>22.837 </sub> <sub>.444 </sub> <sub>.764 </sub>


<b>MỤC 1.4. KIỂM ĐỊNH CRONBACH’ S ALPHA – SỰ ĐÁP ỨNG </b>


<b>Reliability Statistics </b>



Cronbach's Alpha N of Items


.795 3


<b>Item Statistics </b>


Mean Std. Deviation N


X18 3.4783 1.00305 115


X19 <sub>3.6522 </sub> <sub>.87903 </sub> <sub>115 </sub>


X20 3.6435 .97505 115


<b>Item-Total Statistics </b>




Scale Mean if
Item Deleted


Scale
Variance if
Item Deleted


Corrected
Item-Total
Correlation



Cronbach's
Alpha if Item


Deleted


X18 <sub>7.2957 </sub> <sub>2.666 </sub> <sub>.652 </sub> <sub>.707 </sub>


X19 7.1217 3.055 .644 .719


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

<b>MỤC 1.5: KIỂM ĐỊNH CRONBACH’ S ALPHA – SỰ ĐỒNG CẢM </b>


<b>Reliability Statistics </b>


Cronbach's


Alpha N of Items


.520 2


<b>Item Statistics </b>


Mean Std. Deviation N


X21 3.7565 .95137 115


X22 <sub>4.1913 </sub> <sub>.95418 </sub> <sub>115 </sub>


<b>Item-Total Statistics </b>





Scale Mean if
Item Deleted


Scale
Variance if
Item Deleted


Corrected
Item-Total
Correlation


Cronbach's
Alpha if Item


Deleted


X21 <sub>4.1913 </sub> <sub>.910 </sub> <sub>.351 </sub> <sub>.</sub>a


X22 3.7565 .905 .351 .a


a The value is negative due to a negative average covariance among items. This violates reliability model
assumptions. You may want to check item codings.


<b>PHẦN 2: KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA </b>
<b>SAU KHI PHÂN TÍCH NHÂN TỐ </b>


<b>MỤC 2.1: KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA – CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ </b>
<b>Reliability Statistics </b>



Cronbach's


Alpha N of Items


.738 5


<b>Item Statistics </b>


Mean Std. Deviation N


F1-NANG LUC PV <sub>5.2239 </sub> <sub>.98349 </sub> <sub>115 </sub>


F2-SU TIN CAY 5.0751 .94614 115


F3-SU DONG CAM <sub>3.8040 </sub> <sub>.78154 </sub> <sub>115 </sub>


F4-DAP UNG 3.0911 .95152 115


F5-HUU HINH 3.0253 .60738 115


<b>Item-Total Statistics </b>




Scale Mean if
Item Deleted


Scale
Variance if
Item Deleted



Corrected
Item-Total
Correlation


Cronbach's
Alpha if Item


Deleted


F1-NANG LUC PV <sub>14.9955 </sub> <sub>5.413 </sub> <sub>.606 </sub> <sub>.648 </sub>


F2-SU TIN CAY 15.1443 6.292 .414 .729


F3-SU DONG CAM <sub>16.4154 </sub> <sub>6.488 </sub> <sub>.516 </sub> <sub>.689 </sub>


F4-DAP UNG 17.1283 6.021 .477 .704


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

<b>MỤC 2.2: KIỂM ĐỊNH CRONBACH’ S ALPHA - NĂNG LỰC PHỤC VỤ </b>


<b>Reliability Statistics </b>


Cronbach's Alpha N of Items


.874 8


<b>Item Statistics </b>


Mean Std. Deviation N



ASS_1 3.7826 .74672 115


ASS_2 <sub>3.4957 </sub> <sub>.99449 </sub> <sub>115 </sub>


ASS_3 3.9913 .88353 115


ASS_4 <sub>3.5043 </sub> <sub>.86221 </sub> <sub>115 </sub>


ASS_5 3.4783 1.00305 115


ASS_6 <sub>3.6522 </sub> <sub>.87903 </sub> <sub>115 </sub>


ASS_7 <sub>3.6435 </sub> <sub>.97505 </sub> <sub>115 </sub>


ASS_8 3.7565 .95137 115


<b>Item-Total Statistics </b>




Scale Mean if
Item Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item



Deleted


ASS_1 25.5217 23.936 .545 .867


ASS_2 <sub>25.8087 </sub> <sub>22.489 </sub> <sub>.530 </sub> <sub>.870 </sub>


ASS_3 25.3130 22.515 .618 .860


ASS_4 <sub>25.8000 </sub> <sub>22.758 </sub> <sub>.605 </sub> <sub>.861 </sub>


ASS_5 25.8261 20.812 .728 .847


ASS_6 <sub>25.6522 </sub> <sub>22.545 </sub> <sub>.618 </sub> <sub>.860 </sub>


ASS_7 25.6609 21.244 .699 .851


ASS_8 25.5478 21.267 .718 .848


<b>MỤC 2.3: KIỂM ĐỊNH CRONBACH’ S ALPHA - SỰ ĐÁNG TIN CẬY </b>


<b>Reliability Statistics </b>


Cronbach's Alpha N of Items


.788 6


<b>Item Statistics </b>


Mean Std. Deviation N



REL_1 <sub>2.9217 </sub> <sub>.94728 </sub> <sub>115 </sub>


REL_2 <sub>3.3826 </sub> <sub>1.04783 </sub> <sub>115 </sub>


REL_3 <sub>3.9478 </sub> <sub>.92569 </sub> <sub>115 </sub>


REL_4 3.9130 .90384 115


REL_5 <sub>3.6348 </sub> <sub>.86177 </sub> <sub>115 </sub>


REL_6 3.1652 .86785 115


<b>Item-Total Statistics </b>


Scale Mean if
Item Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item


Deleted


REL_1 <sub>18.0435 </sub> <sub>11.288 </sub> <sub>.450 </sub> <sub>.777 </sub>



REL_2 17.5826 10.158 .568 .750


REL_3 <sub>17.0174 </sub> <sub>10.877 </sub> <sub>.543 </sub> <sub>.755 </sub>


REL_4 17.0522 10.681 .601 .741


REL_5 <sub>17.3304 </sub> <sub>10.662 </sub> <sub>.648 </sub> <sub>.732 </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

<b>MỤC 2.4: KIỂM ĐỊNH CRONBACH’ S ALPHA - SỰ ĐỒNG CẢM</b>
<b>Reliability Statistics </b>


Cronbach's Alpha N of Items


.781 3


<b>Item Statistics </b>


Mean Std. Deviation N


EMP_1 <sub>3.4957 </sub> <sub>.82050 </sub> <sub>115 </sub>


EMP_2 3.5478 .97552 115


EMP_3 <sub>4.1913 </sub> <sub>.95418 </sub> <sub>115 </sub>


<b>Item-Total Statistics </b>




Scale Mean if


Item Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item


Deleted


EMP_1 7.7391 2.826 .648 .682


EMP_2 <sub>7.6870 </sub> <sub>2.392 </sub> <sub>.644 </sub> <sub>.676 </sub>


EMP_3 7.0435 2.603 .576 .752


<b>MỤC 2.5: KIỂM ĐỊNH CRONBACH’ S ALPHA - SỰ ĐÁP ỨNG </b>


<b>Reliability Statistics </b>


Cronbach's Alpha N of Items


.688 3


<b>Item Statistics </b>


Mean Std. Deviation N



RES_1 <sub>2.9652 </sub> <sub>.98168 </sub> <sub>115 </sub>


RES_2 2.6696 1.14495 115


RES_3 <sub>2.2783 </sub> <sub>1.07236 </sub> <sub>115 </sub>


<b>Item-Total Statistics </b>




Scale Mean if
Item Deleted


Scale Variance if
Item Deleted


Corrected
Item-Total Correlation


Cronbach's Alpha if
Item Deleted


RES_1 4.9478 3.787 .412 .700


RES_2 <sub>5.2435 </sub> <sub>3.063 </sub> <sub>.487 </sub> <sub>.620 </sub>


RES_3 <sub>5.6348 </sub> <sub>2.901 </sub> <sub>.623 </sub> <sub>.432 </sub>


<b>MỤC 2.6: KIỂM ĐỊNH CRONBACH’ S ALPHA – YẾU TỐ HỮU HÌNH </b>



<b>Reliability Statistics </b>


Cronbach's


Alpha N of Items


.726 2


<b>Item Statistics </b>


Mean Std. Deviation N


TAN_1 4.0087 .76658 115


TAN_2 <sub>3.6522 </sub> <sub>.89877 </sub> <sub>115 </sub>


<b>Item-Total Statistics </b>


Scale Mean if
Item Deleted


Scale Variance
if Item Deleted


Corrected
Item-Total Correlation


Cronbach's Alpha if
Item Deleted



TAN_1 <sub>3.6522 </sub> <sub>.808 </sub> <sub>.577 </sub> <sub>.</sub>a


TAN_2 4.0087 .588 .577 .a


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

<b>PHỤ LỤC 4 </b>



<b>KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MƠ HÌNH HỒI QUY </b>





<b>MỤC 1: KẾT QUẢ MƠ HÌNH HỒI QUY SAT = f (ASS, REL, EMP, RES, TAN) </b>
<b>Descriptive Statistics </b>


Mean Std. Deviation N


SAT 3.83 .752 115


ASS <sub>.0000000 </sub> <sub>1.00000000 </sub> <sub>115 </sub>


REL .0000000 1.00000000 115


EMP <sub>.0000000 </sub> <sub>1.00000000 </sub> <sub>115 </sub>


RES .0000000 1.00000000 115


TAN <sub>.0000000 </sub> <sub>1.00000000 </sub> <sub>115 </sub>


<b>Correlations </b>


SAT ASS REL EMP RES TAN



Pearson
Correlation


SAT


1.000 .605 .607 .576 .714 .784


ASS .605 1.000 .359 .476 .363 .409


REL <sub>.607 </sub> <sub>.359 </sub> <sub>1.000 </sub> <sub>.454 </sub> <sub>.402 </sub> <sub>.446 </sub>


EMP .576 .476 .454 1.000 .386 .411


RES <sub>.714 </sub> <sub>.363 </sub> <sub>.402 </sub> <sub>.386 </sub> <sub>1.000 </sub> <sub>.601 </sub>


TAN <sub>.784 </sub> <sub>.409 </sub> <sub>.446 </sub> <sub>.411 </sub> <sub>.601 </sub> <sub>1.000 </sub>


Sig. (1-tailed) SAT . .000 .000 .000 .000 .000


ASS <sub>.000 </sub> <sub>. </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub>


REL <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>. </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub>


EMP .000 .000 .000 . .000 .000


RES <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>. </sub> <sub>.000 </sub>


TAN .000 .000 .000 .000 .000 .


<b>Model Summaryb</b>



Change Statistics
Model
R
R
Square
Adjusted R
Square
Std. Error
of the
Estimate
R Square


Change F Change df1 df2


Sig. F
Change



Durbin-Watson


1 <sub>.736</sub>a


.541 .520 .521 .541 25.713 5 109 .000 1.943


a


Predictors: (Constant), ASS, REL, EMP, RES, TAN


b



Dependent Variable: SAT


<b>ANOVAb</b>


Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.


1 Regression 34.918 5 6.984 25.713 .000a


Residual 29.604 109 .272


Total 64.522 114


a


Predictors: (Constant), ASS, REL, EMP, RES, TAN


b


Dependent Variable: SAT


<b>Coefficientsa</b>


Model


Unstandardized
Coefficients


Standardized



Coefficients t Sig. Correlations


B Std. Error Beta Zero-order Partial Part Tolerance VIF


1 (Constant) 3.826 .049 78.730 .000


ASS .376 .049 .499 7.697 .000 .499 .593 .499


REL .178 .049 .237 3.656 .000 .237 .330 .237


EMP .277 .049 .368 5.667 .000 .368 .477 .368


RES .148 .049 .197 3.041 .003 .197 .280 .197


TAN .186 .049 .248 3.821 .000 .248 .344 .248


a


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

<b>MỤC 2: KẾT QUẢ HỒI QUI – NĂNG LỰC PHỤC VỤ </b>


<b>ASS = f(ASS_1, ASS_2, ASS_3, ASS_4, ASS_5, ASS_6, ASS_7, ASS_8) </b>


<b>Descriptive Statistics </b>


Mean Std. Deviation N


ASS .0000000 1.00000000 115


ASS_1 3.78 .747 115



ASS_2 3.50 .994 115


ASS_3 <sub>3.99 </sub> <sub>.884 </sub> <sub>115 </sub>


ASS_4 3.50 .862 115


ASS_5 3.48 1.003 115


ASS_6 3.65 .879 115


ASS_7 3.64 .975 115


ASS_8 3.76 .951 115


<b>Correlations </b>


ASS ASS_1 ASS_2 ASS_3 ASS_4 ASS_5 ASS_6 ASS_7 ASS_8


Pearson Correlation ASS 1.000 .605 .607 .576 .714 .784 .575 .684 .799


ASS_1 <sub>.605 </sub> <sub>1.000 </sub> <sub>.359 </sub> <sub>.476 </sub> <sub>.363 </sub> <sub>.409 </sub> <sub>.352 </sub> <sub>.423 </sub> <sub>.468 </sub>


ASS_2 <sub>.607 </sub> <sub>.359 </sub> <sub>1.000 </sub> <sub>.454 </sub> <sub>.402 </sub> <sub>.446 </sub> <sub>.370 </sub> <sub>.383 </sub> <sub>.370 </sub>


ASS_3 .576 .476 .454 1.000 .386 .411 .470 .495 .509


ASS_4 <sub>.714 </sub> <sub>.363 </sub> <sub>.402 </sub> <sub>.386 </sub> <sub>1.000 </sub> <sub>.601 </sub> <sub>.349 </sub> <sub>.497 </sub> <sub>.504 </sub>


ASS_5 .784 .409 .446 .411 .601 1.000 .588 .562 .656



ASS_6 <sub>.575 </sub> <sub>.352 </sub> <sub>.370 </sub> <sub>.470 </sub> <sub>.349 </sub> <sub>.588 </sub> <sub>1.000 </sub> <sub>.550 </sub> <sub>.485 </sub>


ASS_7 .684 .423 .383 .495 .497 .562 .550 1.000 .643


ASS_8 .799 .468 .370 .509 .504 .656 .485 .643 1.000


Sig. (1-tailed) ASS <sub>. </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub>


ASS_1 <sub>.000 </sub> <sub>. </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub>


ASS_2 .000 .000 . .000 .000 .000 .000 .000 .000


ASS_3 .000 .000 .000 . .000 .000 .000 .000 .000


ASS_4 .000 .000 .000 .000 . .000 .000 .000 .000


ASS_5 <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>. </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub>


ASS_6 .000 .000 .000 .000 .000 .000 . .000 .000


ASS_7 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 . .000


ASS_8 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .


<b>Model Summaryb</b>


Change Statistics
Model
R
R


Square
Adjusted R
Square
Std. Error
of the
Estimate
R Square


Change F Change df1 df2


Sig. F
Change



Durbin-Watson


1 .941a .885 .877 .35139799 .885 102.153 8 106 .000 2.029


a


Predictors: (Constant), ASS_1, ASS_2, ASS_3, ASS_4, ASS_5, ASS_6, ASS_7, ASS_8


b


Dependent Variable: ASS


<b>Coefficientsa</b>


Model



Unstandardized
Coefficients


Standardized


Coefficients t Sig. Correlations
B Std. Error Beta Zero-order Partial Part Tolerance VIF


1 (Constant) -4.957 .205 -24.147 .000


ASS_1 .217 .053 .162 4.066 .000 .605 .367 .134


ASS_2 .194 .040 .193 4.871 .000 .607 .428 .160


ASS_3 .020 .049 .018 .414 .680 .576 .040 .014


ASS_4 <sub>.273 </sub> <sub>.051 </sub> <sub>.235 </sub> <sub>5.394 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.714 </sub> <sub>.464 </sub> <sub>.178 </sub>


ASS_5 .207 .053 .208 3.928 .000 .784 .356 .129


ASS_6 .044 .051 .039 .872 .385 .575 .084 .029


ASS_7 .070 .049 .068 1.421 .158 .684 .137 .047


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

<b>ANOVAb</b>


Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.


1 Regression <sub>100.911 </sub> <sub>8 </sub> <sub>12.614 </sub> <sub>102.153 </sub> <sub>.000</sub>a



Residual 13.089 106 .123


Total <sub>114.000 </sub> <sub>114 </sub> <sub> </sub> <sub> </sub> <sub> </sub>


a


Predictors: (Constant), ASS_1, ASS_2, ASS_3, ASS_4, ASS_5, ASS_6, ASS_7, ASS_8


b


Dependent Variable: ASS


<b>Coefficientsa</b>


Model


Unstandardized
Coefficients


Standardized


Coefficients t Sig. Correlations
B Std. Error Beta Zero-order Partial Part Tolerance VIF


1 (Constant) <sub>-4.957 </sub> <sub>.205 </sub> <sub> </sub> <sub>-24.147 </sub> <sub>.000 </sub> <sub> </sub> <sub> </sub> <sub> </sub>


ASS_1 .217 .053 .162 4.066 .000 .605 .367 .134


ASS_2 <sub>.194 </sub> <sub>.040 </sub> <sub>.193 </sub> <sub>4.871 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.607 </sub> <sub>.428 </sub> <sub>.160 </sub>



ASS_3 .020 .049 .018 .414 .680 .576 .040 .014


ASS_4 <sub>.273 </sub> <sub>.051 </sub> <sub>.235 </sub> <sub>5.394 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.714 </sub> <sub>.464 </sub> <sub>.178 </sub>


ASS_5 .207 .053 .208 3.928 .000 .784 .356 .129


ASS_6 <sub>.044 </sub> <sub>.051 </sub> <sub>.039 </sub> <sub>.872 </sub> <sub>.385 </sub> <sub>.575 </sub> <sub>.084 </sub> <sub>.029 </sub>


ASS_7 .070 .049 .068 1.421 .158 .684 .137 .047


<sub>ASS_8 </sub> <sub>.342 </sub> <sub>.053 </sub> <sub>.325 </sub> <sub>6.425 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.799 </sub> <sub>.529 </sub> <sub>.211 </sub>


a


Dependent Variable: ASS


<b>MỤC 3: KẾT QUẢ HỒI QUI - YẾU TỐ ĐÁNG TIN CẬY </b>


<b>REL = f(REL_1, REL_2, REL_3, REL_4, REL_5, REL_6) </b>


<b>Descriptive Statistics </b>


Mean Std. Deviation N


REL .0000000 1.00000000 115


REL_1 <sub>2.92 </sub> <sub>.947 </sub> <sub>115 </sub>


REL_2 3.38 1.048 115



REL_3 <sub>3.95 </sub> <sub>.926 </sub> <sub>115 </sub>


REL_4 3.91 .904 115


REL_5 <sub>3.63 </sub> <sub>.862 </sub> <sub>115 </sub>


REL_6 3.17 .868 115


<b>Correlations </b>


REL REL_1 REL_2 REL_3 REL_4 REL_5 REL_6
Pearson Correlation REL <sub>1.000 </sub> <sub>.649 </sub> <sub>.590 </sub> <sub>.571 </sub> <sub>.716 </sub> <sub>.822 </sub> <sub>.561 </sub>


REL_1 <sub>.649 </sub> <sub>1.000 </sub> <sub>.384 </sub> <sub>.235 </sub> <sub>.310 </sub> <sub>.384 </sub> <sub>.325 </sub>


REL_2 <sub>.590 </sub> <sub>.384 </sub> <sub>1.000 </sub> <sub>.464 </sub> <sub>.499 </sub> <sub>.399 </sub> <sub>.258 </sub>


REL_3 .571 .235 .464 1.000 .466 .460 .306


REL_4 <sub>.716 </sub> <sub>.310 </sub> <sub>.499 </sub> <sub>.466 1.000 </sub> <sub>.567 </sub> <sub>.265 </sub>


REL_5 .822 .384 .399 .460 .567 1.000 .457


REL_6 <sub>.561 </sub> <sub>.325 </sub> <sub>.258 </sub> <sub>.306 </sub> <sub>.265 </sub> <sub>.457 1.000 </sub>


Sig. (1-tailed) REL . .000 .000 .000 .000 .000 .000


REL_1 <sub>.000 </sub> <sub>. </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.006 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub>


REL_2 <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>. </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.003 </sub>



REL_3 <sub>.000 </sub> <sub>.006 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>. </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub>


REL_4 .000 .000 .000 .000 . .000 .002


REL_5 <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>. </sub> <sub>.000 </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

<b>Model Summaryb</b>


Change Statistics


Model


R R Square


Adjusted R
Square


Std. Error of
the Estimate


R
Square


Change F Change df1 df2


Sig. F
Change




Durbin-Watson


1 .956a .915 .910 .29996878 .915 193.155 6 108 .000 1.774


a


Predictors: (Constant), REL_1, REL_2, REL_3, REL_4, REL_5, REL_6


b


Dependent Variable: REL


<b>ANOVAb </b>


Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.


1 Regression 104.282 6 17.380 193.155 .000a


Residual 9.718 108 .090


Total 114.000 114


a


Predictors: (Constant), REL_1, REL_2, REL_3, REL_4, REL_5, REL_6


b


<b> Dependent Variable: REL </b>



<b>Coefficientsa</b>


Model


Unstandardized
Coefficients


Standardized


Coefficients t Sig. Correlations


B Std. Error Beta Zero-order Partial Part Tolerance VIF


1 (Constant) -5.060 .159 -31.750 .000


REL_1 .320 .034 .304 9.455 .000 .649 .673 .266


REL_2 .093 .034 .097 2.755 .007 .590 .256 .077


REL_3 <sub>.110 </sub> <sub>.037 </sub> <sub>.102 </sub> <sub>2.967 </sub> <sub>.004 </sub> <sub>.571 </sub> <sub>.275 </sub> <sub>.083 </sub>


REL_4 .284 .041 .257 6.895 .000 .716 .553 .194


REL_5 <sub>.469 </sub> <sub>.045 </sub> <sub>.404 </sub> <sub>10.529 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.822 </sub> <sub>.712 </sub> <sub>.296 </sub>


REL_6 .176 .037 .153 4.728 .000 .561 .414 .133


a


Dependent Variable: REL



<b>MỤC 4: KẾT QUẢ HỒI QUI – SỰ ĐỒNG CẢM, THẤU HIỂU </b>


<b>EMP = f(EMP_1, EMP_2, EMP_3) </b>
<b>Descriptive Statistics </b>


Mean Std. Deviation N


EMP .0000000 1.00000000 115


EMP_1 <sub>3.50 </sub> <sub>.821 </sub> <sub>115 </sub>


EMP_2 3.55 .976 115


EMP_3 <sub>4.19 </sub> <sub>.954 </sub> <sub>115 </sub>


<b>Correlations </b>


EMP EMP_1 EMP_2 EMP_3


Pearson Correlation EMP 1.000 .827 .790 .650


EMP_1 .827 1.000 .611 .516


EMP_2 .790 .611 1.000 .518


EMP_3 .650 .516 .518 1.000


Sig. (1-tailed) EMP . .000 .000 .000



EMP_1 .000 . .000 .000


EMP_2 .000 .000 . .000


EMP_3 .000 .000 .000 .


<b>Model Summaryb</b>


Change Statistics
Model


R R Square


Adjusted
R
Square


Std. Error of


the Estimate R Square <sub>Change F Change </sub> <sub>df1 </sub> <sub>df2 </sub> <sub>Change </sub>Sig. F



Durbin-Watson


1 <sub>.916</sub>a


.839 .835 .40650329 .839 192.962 3 111 .000 1.740


a



Predictors: (Constant), EMP_1, EMP_2, EMP_3


b


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

<b>ANOVAb</b>


Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.


1 Regression 95.658 3 31.886 192.962 .000a


Residual 18.342 111 .165


Total 114.000 114


a


Predictors: (Constant), EMP_1, EMP_2, EMP_3


b


Dependent Variable: EMP


<b>Coefficientsa</b>


Model


Unstandardized
Coefficients


Standardized



Coefficients t Sig. Correlations
B Std. Error Beta Zero-order Partial Part Tolerance VIF


1 (Constant) -4.356 .194 -22.433 .000


EMP_1 <sub>.593 </sub> <sub>.061 </sub> <sub>.487 </sub> <sub>9.665 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.827 </sub> <sub>.676 </sub> <sub>.368 </sub>


EMP_2 .402 .052 .392 7.775 .000 .790 .594 .296


EMP_3 .205 .049 .195 4.194 .000 .650 .370 .160


a


Dependent Variable: EMP


<b>MỤC 5: KẾT QUẢ HỒI QUI – SỰ ĐÁP ỨNG RES = f(RES_1, RES_2, RES_3) </b>


<b>Descriptive Statistics </b>


Mean Std. Deviation N


RES .0000000 1.00000000 115


RES_1 <sub>2.97 </sub> <sub>.982 </sub> <sub>115 </sub>


RES_2 2.67 1.145 115


RES_3 2.28 1.072 115



<b>Correlations </b>


RES RES_1 RES_2 RES_3


Pearson Correlation RES 1.000 .660 .608 .799


RES_1 .660 1.000 .278 .451


RES_2 .608 .278 1.000 .540


RES_3 .799 .451 .540 1.000


Sig. (1-tailed) RES . .000 .000 .000


RES_1 .000 . .001 .000


RES_2 <sub>.000 </sub> <sub>.001 </sub> <sub>. </sub> <sub>.000 </sub>


RES_3 .000 .000 .000 .


<b>Model Summaryb</b>


Change Statistics
Model


R R Square


Adjusted R
Square



Std. Error of


the Estimate R Square Change F Change df1 df2


Sig. F
Change



Durbin-Watson


1 .888a .789 .783 .46538509 .789 138.452 3 111 .000 1.801


a


Predictors: (Constant), RES_1, RES_2, RES_3


b


Dependent Variable: RES


<b>ANOVAb </b>


Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.


1 Regression 89.959 3 29.986 138.452 .000a


Residual 24.041 111 .217


Total 114.000 114



a


Predictors: (Constant), RES_1, RES_2, RES_3


b


Dependent Variable: RES


<b>Coefficientsa</b>


Model


Unstandardized
Coefficients


Standardized


Coefficients t Sig. Correlations
B Std. Error Beta Zero-order Partial Part Tolerance VIF


1 (Constant) -2.726 .154 -17.665 .000


RES_1 .373 .050 .366 7.492 .000 .660 .580 .327


RES_2 .201 .045 .231 4.447 .000 .608 .389 .194


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

<b>MỤC 6:KẾT QUẢ HỒI QUI – YẾU TỐ HỮU HÌNH TAN = f(TAN_1, TAN_2) </b>
<b>Descriptive Statistics </b>


Mean Std. Deviation N



TAN .0000000 1.00000000 115


TAN_1 4.01 .767 115


TAN_2 3.65 .899 115


<b>Correlations </b>


TAN TAN_1 TAN_2


Pearson Correlation TAN 1.000 .515 .692


TAN_1 <sub>.515 </sub> <sub>1.000 </sub> <sub>.577 </sub>


TAN_2 .692 .577 1.000


Sig. (1-tailed) TAN <sub>. </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.000 </sub>


TAN_1 .000 . .000


TAN_2 .000 .000 .


<b>Model Summaryb</b>


Change Statistics


Model


R



R
Square


Adjusted
R
Square


Std. Error
of the
Estimate


R
Square
Change


F


Change df1 df2


Sig. F
Change



Durbin-Watson


1


.706a .499 .490 .71440444 .499 55.68<sub>3 </sub> 2 112 .000 2.010



a


Predictors: (Constant), TAN_1, TAN_2


b


Dependent Variable: TAN


<b>ANOVAb</b>


Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.


1 Regression 56.838 2 28.419 55.683 .000a


Residual <sub>57.162 </sub> <sub>112 </sub> <sub>.510 </sub> <sub> </sub> <sub> </sub>


Total 114.000 114


a


Predictors: (Constant), TAN_1, TAN_2


b


Dependent Variable: TAN


<b>Coefficientsa</b>


Model



Unstandardized
Coefficients


Standardized


Coefficients t Sig. Correlations


B Std. Error Beta Zero-order Partial Part Tolerance VIF


1 (Constant) <sub>-2.726 </sub> <sub>.154 </sub> <sub> </sub> <sub>-17.665 </sub> <sub>.000 </sub> <sub> </sub> <sub> </sub> <sub> </sub>


TAN_1 <sub>.373 </sub> <sub>.050 </sub> <sub>.366 </sub> <sub>7.492 </sub> <sub>.000 </sub> <sub>.660 </sub> <sub>.580 </sub> <sub>.327 </sub>


TAN_2 .201 .045 .231 4.447 .000 .608 .389 .194


a


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

<b>PHỤ LỤC 5 </b>



<b>KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT </b>





<b>MỤC 1: KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT THEO TUỔI</b>
<b>Descriptives </b>


95% Confidence Interval
for Mean


N Mean Std.



Deviation Std. Error


Lower Upper


SAT 2 7 3.57 .976 .369 2.67 4.47


3 97 3.77 .729 .074 3.63 3.92


4 11 4.45 .522 .157 4.10 4.81


Total 115 3.83 .752 .070 3.69 3.97


ASS 2 7 -.2792220 1.31839277 .49830563 -1.4985320 .9400879


3 97 -.0655062 .95589002 .09705593 -.2581607 .1271483


4 <sub>11 </sub> <sub>.7553321 </sub> <sub>.92820216 </sub> <sub>.27986348 </sub> <sub>.1317574 </sub> <sub>1.3789068 </sub>


Total 115 .0000000 1.00000000 .09325048 -.1847285 .1847285
REL 2 7 -.7254197 1.31705907 .49780154 -1.9434961 .4926568


3 97 -.0211145 .96815050 .09830079 -.2162400 .1740111


4 <sub>11 </sub> <sub>.6478219 </sub> <sub>.72571129 </sub> <sub>.21881019 </sub> <sub>.1602825 </sub> <sub>1.1353614 </sub>


Total <sub>115 </sub> <sub>.0000000 </sub> <sub>1.00000000 </sub> <sub>.09325048 </sub> <sub>-.1847285 </sub> <sub>.1847285 </sub>
EMP 2 7 .4797212 .66242393 .25037271 -.1329188 1.0923611
3 <sub>97 </sub> <sub>-.0629695 </sub> <sub>1.03941479 </sub> <sub>.10553658 </sub> <sub>-.2724580 </sub> <sub>.1465189 </sub>


4 11 .2499998 .70479372 .21250330 -.2234871 .7234866



Total 115 .0000000 1.00000000 .09325048 -.1847285 .1847285


RES 2 7 .4203234 .41311769 .15614381 .0382532 .8023935


3 97 -.0978728 .96874360 .09836101 -.2931179 .0973722


4 <sub>11 </sub> <sub>.5955818 </sub> <sub>1.29675272 </sub> <sub>.39098566 </sub> <sub>-.2755886 </sub> <sub>1.4667521 </sub>
Total 115 .0000000 1.00000000 .09325048 -.1847285 .1847285
TAN 2 7 -.2526958 .98505587 .37231612 -1.1637205 .6583290


3 97 -.0815263 .97201657 .09869333 -.2774310 .1143784


4 <sub>11 </sub> <sub>.8797204 </sub> <sub>.88718343 </sub> <sub>.26749587 </sub> <sub>.2837025 </sub> <sub>1.4757383 </sub>


Total 115 .0000000 1.00000000 .09325048 -.1847285 .1847285


<b>ANOVA </b>


Sum of Squares df Mean Square F Sig.


SAT Between Groups <sub>5.070 </sub> <sub>2 </sub> <sub>2.535 </sub> <sub>4.776 </sub> <sub>.010 </sub>


Within Groups 59.452 112 .531


Total 64.522 114


ASS Between Groups 7.238 2 3.619 3.796 .025


Within Groups <sub>106.762 </sub> <sub>112 </sub> <sub>.953 </sub> <sub> </sub> <sub> </sub>



Total 114.000 114


REL Between Groups <sub>8.343 </sub> <sub>2 </sub> <sub>4.172 </sub> <sub>4.422 </sub> <sub>.014 </sub>


Within Groups 105.657 112 .943


Total 114.000 114


EMP Between Groups <sub>2.683 </sub> <sub>2 </sub> <sub>1.342 </sub> <sub>1.350 </sub> <sub>.263 </sub>


Within Groups 111.317 112 .994


Total 114.000 114


RES Between Groups 6.068 2 3.034 3.148 .047


Within Groups 107.932 112 .964


Total 114.000 114


TAN Between Groups 9.605 2 4.802 5.152 .007


Within Groups 104.395 112 .932


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

<b>MỤC 2: KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT THEO GIỚI TÍNH </b>
<b>Group Statistics </b>


Gioitinh N Mean Std. Deviation



Std. Error
Mean


Nu 68 3.74 .683 .083


SAT


Nam <sub>47 </sub> <sub>3.96 </sub> <sub>.833 </sub> <sub>.121 </sub>


Nu 68 .0391916 1.06420954 .12905436


ASS


Nam 47 -.0567028 .90726690 .13233848
Nu <sub>68 </sub> <sub>-.0340065 </sub> <sub>1.08377474 </sub> <sub>.13142699 </sub>
REL


Nam 47 .0492009 .87366734 .12743748


Nu <sub>68 </sub> <sub>-.1185608 </sub> <sub>.94137324 </sub> <sub>.11415827 </sub>


EMP


Nam 47 .1715348 1.06614819 .15551370


Nu <sub>68 </sub> <sub>-.0486444 </sub> <sub>.95113501 </sub> <sub>.11534206 </sub>


RES


Nam 47 .0703791 1.07333509 .15656201



Nu <sub>68 </sub> <sub>-.1037665 </sub> <sub>.97280142 </sub> <sub>.11796950 </sub>


TAN


Nam 47 .1501302 1.03002237 .15024420


<b>Independent Samples Test </b>


Levene's Test
for Equality of
Variances


t-test for Equality of Means


95% Confidence
Interval of the


Difference





F Sig. t df


Sig.

(2-Tail
ed)


Mean
Difference
Std.
Error
Differen


ce Lower Upper


SAT Equal variances


assumed .139 .710 -1.567 113 .120 -.222 .142 -.503 .059


Equal variances


not assumed -1.511 85.925 .134 -.222 .147 -.514 .070


ASS Equal variances


assumed 1.476 .227 .504 113 .615 .09589442 .19031429 -.28115251 .47294136


Equal variances


not assumed .519108.02<sub>0 </sub> .605 .09589442 .18484724 -.27050409 .46229293


REL Equal variances


assumed 3.151 .079 -.437 113 .663 -.08320745 .19036711 -.46035903 .29394414


Equal variances



not assumed -.455 110.25<sub>5 </sub> .650 -.08320745 .18306656 -.44599305 .27957816


EMP Equal variances


assumed .069 .793 -1.538 113 .127 -.29009561 .18856343 -.66367379 .08348256


Equal variances


not assumed -1.504 90.825 .136 -.29009561 .19291610 -.67330967 .09311844


RES Equal variances


assumed .384 .537 -.626 113 .533 -.11902354 .19019868 -.49584143 .25779436


Equal variances


not assumed -.612 91.066 .542 -.11902354 .19446196 -.50529457 .26724750


TAN Equal variances


assumed .361 .549 -1.343 113 .182 -.25389673 .18902495 -.62838926 .12059580


Equal variances


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

<b>MỤC 3: KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT THEO QUỐC TỊCH </b>


<b>Group Statistics </b>


QUOC TICH N Mean Std. Deviation



Std. Error
Mean


SAT Noi dia <sub>85 </sub> <sub>3.61 </sub> <sub>.692 </sub> <sub>.075 </sub>


Quoc te 30 4.43 .568 .104


ASS Noi dia <sub>85 </sub> <sub>-.1830370 </sub> <sub>.91033064 </sub> <sub>.09873922 </sub>


Quoc te <sub>30 </sub> <sub>.5186048 </sub> <sub>1.07435303 </sub> <sub>.19614913 </sub>


REL Noi dia 85 -.0320055 1.06223963 .11521607


Quoc te 30 .0906822 .80696486 .14733095


EMP Noi dia <sub>85 </sub> <sub>-.1468230 </sub> <sub>1.03473996 </sub> <sub>.11223331 </sub>


Quoc te 30 .4159984 .76650405 .13994385


RES Noi dia <sub>85 </sub> <sub>-.2482884 </sub> <sub>.86031527 </sub> <sub>.09331429 </sub>


Quoc te 30 .7034837 1.04619767 .19100869


TAN Noi dia <sub>85 </sub> <sub>-.1208071 </sub> <sub>.95378266 </sub> <sub>.10345225 </sub>


Quoc te 30 .3422868 1.06398338 .19425590


<b>Independent Samples Test </b>


Levene's Test


for Equality of
Variances


t-test for Equality of Means


95% Confidence
Interval of the


Difference





F Sig. t df


Sig.

(2-Tailed)


Mean
Differen


ce


Std. Error
Differenc


e



Lower Upper


SAT Equal variances


assumed .612 .436 -5.842 113 .000 -.822 .141 -1.100 -.543


Equal variances


not assumed -6.416 61.450 .000 -.822 .128 -1.078 -.566


ASS Equal variances


assumed .457 .500 -3.459 113 .001 -.70164178.20283118 -1.10348694 -.29979662


Equal variances


not assumed -3.195 44.571 .003 -.70164178.21959944 -1.14405522 -.25922835


REL Equal variances


assumed 3.546 .062 -.576 113 .566 -.12268775.21298810 -.54465559 .29928009


Equal variances


not assumed -.656 66.704 .514 -.12268775.18703249 -.49603664 .25066114


EMP Equal variances


assumed 4.291 .041 -2.724 113 .007 -.56282138.20662498 -.97218272 -.15346003



Equal variances


not assumed -3.137 68.516 .003 -.56282138.17938951 -.92073876 -.20490400


RES Equal variances


assumed .524 .471 -4.916 113 .000 -.95177205.19359904 -1.33532667 -.56821744


Equal variances


not assumed -4.477 43.636 .000 -.95177205.21258381 -1.38030743 -.52323667


TAN Equal variances


assumed .783 .378 -2.218 113 .029 -.46309391.20880445 -.87677318 -.04941465


Equal variances


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

<b>MỤC 4: KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT THEO TRÌNH ĐỘ </b>


<b>Group Statistics </b>


TRINH DO


N Mean Std. Deviation


Std. Error
Mean


SAT Duoi ĐH, CĐ 34 3.65 .774 .133



Tu ĐH, CĐ tro len 81 3.90 .735 .082


ASS Duoi ĐH, CĐ 34 -.1463501 .99460461 .17057328
Tu ĐH, CĐ tro len 81 .0614309 1.00200572 .11133397
REL Duoi ĐH, CĐ 34 .0883505 1.07672945 .18465758
Tu ĐH, CĐ tro len 81 -.0370854 .97059758 .10784418
EMP Duoi ĐH, CĐ 34 .1458611 .91460876 .15685411
Tu ĐH, CĐ tro len 81 -.0612256 1.03300652 .11477850
RES Duoi ĐH, CĐ 34 -.2290896 .86037960 .14755388
Tu ĐH, CĐ tro len 81 .0961611 1.04306193 .11589577
TAN Duoi ĐH, CĐ 34 .0119119 1.12248774 .19250506
Tu ĐH, CĐ tro len 81 -.0050000 .95140589 .10571177


<b>Independent Samples Test </b>


Levene's Test
for Equality of
Variances


t-test for Equality of Means


95% Confidence
Interval of the


Difference






F Sig. t df


Sig.

(2-Tailed)


Mean
Difference


Std. Error
Difference


Lower Upper


SAT Equal variances


assumed .548 .461 -1.666 113 .098 -.254 .153 -.556 .048


Equal variances


not assumed -1.631 59.212 .108 -.254 .156 -.566 .058


ASS Equal variances


assumed .022 .882 -1.017 113 .311 -.20778108 .20431573 -.61256738 .19700523


Equal variances


not assumed -1.020 62.433 .312 -.20778108 .20369216 -.61489978 .19933762



REL Equal variances


assumed .150 .699 .612 113 .542 .12543585 .20490910 -.28052603 .53139773


Equal variances


not assumed .587 56.633 .560 .12543585 .21384290 -.30283736 .55370906


EMP Equal variances


assumed 1.156 .284 1.014 113 .313 .20708670 .20432197 -.19771197 .61188537


Equal variances


not assumed 1.065 69.574 .290 .20708670 .19436387 -.18060159 .59477499


RES Equal variances


assumed .445 .506 -1.603 113 .112 -.32525071 .20295517 -.72734151 .07684008


Equal variances


not assumed -1.733 74.570 .087 -.32525071 .18762723 -.69905868 .04855725


TAN Equal variances


assumed 2.316 .131 .082 113 .934 .01691193 .20524241 -.38971031 .42353416


Equal variances



</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

<b>MỤC 5: KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT THEO THU NHẬP </b>
<b>Descriptives </b>


95% Confidence Interval for Mean


N Mean Std. Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound


SAT 1 13 3.54 .967 .268 2.95 4.12


2 37 3.49 .692 .114 3.26 3.72


3 23 3.61 .499 .104 3.39 3.82


4 8 4.13 .641 .227 3.59 4.66


5 34 4.38 .551 .095 4.19 4.57


Total 115 3.83 .752 .070 3.69 3.97


F1 <1,5 tr 13 -.3718829 .74357132 .20622958 -.8212185 .0774528
Từ 1,5 - < 3 tr 37 -.2186588 1.03898175 .17080755 -.5650726 .1277550
<sub>Từ 3 - < 4,5 tr </sub> <sub>23 </sub> <sub>-.0327009 </sub> <sub>.92644173 </sub> <sub>.19317646 </sub> <sub>-.4333244 </sub> <sub>.3679225 </sub>
<sub>Từ 4,5 - < 6 tr </sub> <sub>8 </sub> <sub>-.0925097 </sub> <sub>.60519249 </sub> <sub>.21396786 </sub> <sub>-.5984633 </sub> <sub>.4134439 </sub>


> 6 tr 34 .4240310 1.06293365 .18229162 .0531559 .7949060


Total 115 .0000000 1.00000000 .09325048 -.1847285 .1847285


F2 <1,5 tr 13 -.2391324 1.52370809 .42260059 -1.1598999 .6816352


Từ 1,5 - < 3 tr 37 -.2623971 1.01563607 .16696954 -.6010270 .0762328
<sub>Từ 3 - < 4,5 tr </sub> <sub>23 </sub> <sub>.1754633 </sub> <sub>.77550357 </sub> <sub>.16170367 </sub> <sub>-.1598895 </sub> <sub>.5108162 </sub>
<sub>Từ 4,5 - < 6 tr </sub> <sub>8 </sub> <sub>.3042211 </sub> <sub>.67811924 </sub> <sub>.23975135 </sub> <sub>-.2627008 </sub> <sub>.8711430 </sub>


> 6 tr 34 .1867055 .89832627 .15406168 -.1267354 .5001464


Total 115 .0000000 1.00000000 .09325048 -.1847285 .1847285


F3 <1,5 tr 13 -.2589265 1.03055602 .28582481 -.8816853 .3638323
<sub>Từ 1,5 - < 3 tr </sub> <sub>37 </sub> <sub>-.2123573 </sub> <sub>.94716708 </sub> <sub>.15571331 </sub> <sub>-.5281585 </sub> <sub>.1034440 </sub>
Từ 3 - < 4,5 tr 23 -.1904341 1.05223436 .21940603 -.6454544 .2645861
<sub>Từ 4,5 - < 6 tr </sub> <sub>8 </sub> <sub>.1037104 </sub> <sub>1.21945664 </sub> <sub>.43114303 </sub> <sub>-.9157809 </sub> <sub>1.1232017 </sub>


> 6 tr 34 .4345166 .85831893 .14720048 .1350350 .7339982


Total 115 .0000000 1.00000000 .09325048 -.1847285 .1847285


F4 <1,5 tr 13 -.1834990 .60770655 .16854747 -.5507324 .1837344
Từ 1,5 - < 3 tr 37 -.2071788 .82733904 .13601370 -.4830273 .0686698
Từ 3 - < 4,5 tr 23 -.2654548 .81142102 .16919298 -.6163395 .0854300
<sub>Từ 4,5 - < 6 tr </sub> <sub>8 </sub> <sub>-.1060737 </sub> <sub>1.16223307 </sub> <sub>.41091144 </sub> <sub>-1.0777249 </sub> <sub>.8655774 </sub>


> 6 tr 34 .5001515 1.21536268 .20843298 .0760914 .9242116


Total 115 .0000000 1.00000000 .09325048 -.1847285 .1847285


F5 <1,5 tr 13 .2214697 1.19935753 .33264193 -.5032948 .9462342
Từ 1,5 - < 3 tr 37 -.3026933 .94944370 .15608758 -.6192535 .0138670
Từ 3 - < 4,5 tr 23 -.2491266 .66888722 .13947263 -.5383751 .0401219
<sub>Từ 4,5 - < 6 tr </sub> <sub>8 </sub> <sub>.2349207 </sub> <sub>1.12005522 </sub> <sub>.39599932 </sub> <sub>-.7014689 </sub> <sub>1.1713103 </sub>


> 6 tr 34 .3579732 1.03584626 .17764617 -.0034506 .7193971


Total 115 .0000000 1.00000000 .09325048 -.1847285 .1847285


<b>ANOVA </b>


Sum of Squares df Mean Square F Sig.


SAT Between Groups 17.665 4 4.416 10.368 .000


Within Groups 46.857 110 .426


Total 64.522 114


ASS Between Groups 9.773 4 2.443 2.579 .041


Within Groups 104.227 110 .948


Total 114.000 114


REL Between Groups 5.925 4 1.481 1.508 .205


Within Groups 108.075 110 .983


Total 114.000 114


EMP Between Groups 9.880 4 2.470 2.609 .039


Within Groups 104.120 110 .947



Total 114.000 114


RES Between Groups 12.242 4 3.060 3.308 .013


Within Groups 101.758 110 .925


Total 114.000 114


TAN Between Groups 10.254 4 2.563 2.718 .033


Within Groups 103.746 110 .943


</div>

<!--links-->

×