Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Luận văn - Phân tích tình hình cho vay lĩnh vực ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng Công Thương Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 76 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


SVTH: ðoàn Minh Trang
viii


MỤC LỤC


****




Trang


Chương 1 GIỚI THIỆU... 1


1.1

ðẶT VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU... 1


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU... 2


1.2.1 Mục tiêu chung... 2


1.2.2 Mục tiêu cụ thể... 2


1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU... 2


1.3.1 Không gian... 2


1.3.2 Thời gian ... 2


1.3.3 ðối tượng nghiên cứu... 2



Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU... 3


2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ... 3


2.1.1 Khái niệm tín dụng ... 3


2.1.2 Vai trị tín dụng ... 3


2.1.3 Phân loại tín dụng... 3


2.1.3.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay... 3


2.1.3.2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng ... 4


2.1.3.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn ... 4


2.1.3.4 Căn cứ vào chủ thể tín dụng... 4


2.1.4 Một số chỉ tiêu trong hoạt động tín dụng ... 4


2.1.5 Giới thiệu qui trình cho vay tại ngân hàng Cơng Thương Cần Thơ ... 5


2.1.6 Một số chỉ tiêu ñánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng ... 6


2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 8


2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu... 8


2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ... 8



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

3.1 VÀI NÉT KINH TẾ XÃ HỘI CẦN THƠ ... 9


3.2 GIỚI THIỆU CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦN
THƠ ... 9


3.2.1 Sự hình thành và phát triển ... 9


3.2.2 Các lĩnh vực hoạt ñộng ... 10


3.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy ... 11


3.2.3.1 Sơ ñồ tổ chức... 11


3.2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của mỗi phịng ban ... 13


3.3 Khái qt hoạt động kinh doanh của ngân hàng ... 14


3.4 Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng... 16


3.4.1 Thuận lợi... 16


3.4.2 Khó khăn... 17


Chương 4 PHÂN TÍCH LĨNH VỰC CHO VAY NGỒI QUỐC
DOANH TẠI NGÂN HÀNG CƠNG THƯƠNG CẦN THƠ... 18


4.1 TÌNH HÌNH HUY ðỘNG VỐN ... 18


4.1.1 Vốn huy ñộng... 20



4.1.2 Vốn ñiều chuyển ... 23


4.1.3 Tổng nguồn vốn ... 23


4.2 TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGỒI QUỐC DOANH SO VỚI TÌNH
HÌNH TÍN DỤNG CHUNG TẠI NGÂN HÀNG CƠNG THƯƠNG CẦN
THƠ TỪ 2005-2007 ... 24


4.3 TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGỒI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG
CƠNG THƯƠNG CẦN THƠ TỪ 2005-2007 ... 25


4.3.1 Phân tích doanh số cho vay... 25


4.3.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn ... 26


4.3.1.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế ... 30


4.3.1.3 Doanh số cho vay theo lĩnh vực đầu tư ... 32


4.3.2 Phân tích doanh số thu nợ ... 36


4.3.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn... 36


4.3.1.2 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế ... 38


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


SVTH: ðoàn Minh Trang
x



4.3.3 Phân tích tình hình dư nợ ... 43


4.3.3.1 Dư nợ cho vay theo thời hạn ... 44


4.3.1.2 Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế ... 46


4.3.1.3 Dư nợ cho vay theo lĩnh vực ñầu tư ... 49


4.3.4 Phân tích nợ quá hạn... 52


4.3.3.1 Nợ quá hạn cho vay theo thời hạn ... 52


4.3.1.2 Nợ quá hạn cho vay theo thành phần kinh tế ... 54


4.3.1.3 Nợ quá hạn cho vay theo lĩnh vực đầu tư ... 56


4.3.5 Phân tích chỉ số tài chính ... 59


4.3.5.1 Tỷ lệ vốn huy ñộng trên tổng nguồn vốn (%) ... 59


4.3.5.2 Dư nợ ngoài quốc doanh trên tổng nguồn vốn (%) ... 60


4.3.5.3 Dư nợ ngồi quốc doanh trên vốn huy động (%) ... 60


4.3.5.4 Chỉ tiêu rủi ro tín dụng (%) ... 60


4.3.5.5 Vòng quay vốn tín dụng (vịng)... 61


4.3.5.6 Hệ số thu nợ (%) ... 61



4.3.5.7 Thời gian thu nợ bình quân (ngày) ... 61


Chương 5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ
HIỆU QUẢ HOẠT ðỘNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ... 62


5.1 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN CƠNG TÁC TÍN DỤNG 62
5.1.1 Nhân tố khách quan... 62


5.1.2 Nhân tố chủ quan ... 62


5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ
TÍN DỤNG... 63


5.2.1 Biện pháp huy ñộng vốn ... 63


5.2.2 Xây dựng và nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng... 64


5.2.3 Nâng cao chất lượng tín dụng ... 64


Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ... 66


6.1 KẾT LUẬN ... 66


6.2 KIẾN NGHỊ ... 67


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

DANH MỤC BIỂU BẢNG


*********





Trang


Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ðỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3


NĂM 2005 – 2007... 15


Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG... 19


Bảng 3: CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ðỘNG CỦA NGÂN HÀNG ... 21


Bảng 4: TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM... 25


Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN... 27


Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ... 31


Bảng 7: DOANH SỐ CHO VAY THEO LĨNH VỰC ðẦU TƯ ... 34


Bảng 8: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN... 37


Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHÂN KINH TẾ ... 40


Bảng 10: DOANH SỐ THU NỢ THEO LĨNH VỰC ðẦU TƯ ... 42


Bảng 11: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN... 45


Bảng 12: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ... 48



Bảng 13: DƯ NỢ THEO LĨNH VỰC ðẦU TƯ ... 50


Bảng 14: NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN... 53


Bảng 15: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ... 55


Bảng 16: NỢ QUÁ HẠN THEO LĨNH VỰC ðẦU TƯ ... 57


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


SVTH: ðoàn Minh Trang
xii


DANH MỤC HÌNH


*********


Trang


Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NH Công Thương Cần Thơ... 12


Hình 2: Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng qua ba năm... 15


Hình 3: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng... 19


Hình 4: Cơ cấu nguồn vốn huy ñộng của các ngân hàng ... 21


Hình 5: Tỷ trọng các nguồn vốn qua các năm ... 24


Hình 6: Doanh số cho vay theo thời hạn ... 27



Hình 7: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn ... 28


Hình 8: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế ... 31


Hình 9: Doanh số cho vay theo lĩnh vực ñầu tư... 34


Hình 10: Doanh số thu nợ theo thời hạn... 37


Hình 11: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế... 40


Hình 12: Doanh số thu nợ theo lĩnh vực đầu tư... 42


Hình 13: Dư nợ theo thời hạn ... 45


Hình 14: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế qua ba năm ... 47


Hình 15: Dư nợ theo thành phần kinh tế ... 48


Hình 16: Dư nợ theo lĩnh vực đầu tư... 50


Hình 17: Nợ quá hạn theo thời hạn ... 53


Hình 18: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế ... 55


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

TÓM TẮT NỘI DUNG ðỀ TÀI


*********


Trong quyển sách này, em sẽ ñi vào phân tích tình hình cho vay ngồi



quốc doanh tại Cơng Thương Cần Thơ. Sau ñây em sẽ sơ lược một số phần em sẽ


làm.


Chương 1: Giới thiệu


Trong chương này, em sẽ giới thiệu về sự cần thiết của ñề tài cũng như lý


do tại sao em chọn lĩnh vực này để phân tích. Kế đến em đề ra mục tiêu nghiên


cứu bao gồm mục tiêu chung và cụ thể những gì em sẽ giải quyết trong ñề tài


này. Cuối cùng, em đưa ra phạm vi nghiên cứu trong đó có phạm vi khơng gian,


thời gian và đối tượng nghiên cứu.


Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu


2.1 Phương pháp luận.


Ở phần này em sẽ nêu khái niệm tín dụng, vai trị của tín dụng, phân loại tín


dụng, một số chỉ tiêu trong hoạt động tín dụng, qui trình cho vay tại ngân hàng


Cơng Thương và một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng.


2.2 Phương pháp nghiên cứu


Em sẽ ñề ra phương pháp thu thập số liệu và phương pháp phân tích số liệu.



Chương 3: Giới thiệu khái quát về ngân hàng Công Thương Cần Thơ


Giới thiệu vài nét về quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Cơng


Thương Cần Thơ. Tiếp đó em sẽ giới thiệu về sơ ñồ cơ cấu tổ chức, các lĩnh vực


hoạt ñộng của ngân hàng và khái quát sơ lược về tình hình kinh doanh của ngân


hàng qua 3 năm. Cũng trong chương này, em sẽ trình bày những khó khăn cũng


như thuận lợi của ngân hàng.


Chương 4: Phân tích hoạt động tín dụng ngồi quốc doanh tại ngân


hàng Công Thương Cần Thơ.


ðây là phần quan trọng nhất của bài, em sẽ phân tích các vấn đề chính sau:


+ Tình hình huy động vốn từ năm 2005-2007


+ Doanh số cho vay từ năm 2005-2007


+ Doanh số thu nợ từ năm 2005-2007


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


SVTH: ðoàn Minh Trang
xiv



+ Nợ quá hạn từ năm 2005-2007


+ Các chỉ số tài chính đánh giá hoạt ñộng tín dụng của ngân hàng.


ðối với doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn, em sẽ


phân tích theo hướng thời hạn món vay, theo thành phần kinh tế và theo lĩnh vực


ñầu tư.


Chương 5: Một số biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả cho vay


vốn và các biện pháp tăng doanh số huy động tại ngân hàng Cơng Thương


Cần Thơ


Trong phần này, em sẽ ñề cập đến những nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác


tín dụng của ngân hàng. Sau đó kết hợp với những phân tích trong phần 4 em sẽ


đưa ra các hướng khắc phục các mặt còn hạn chế ñể nâng cao chất lượng của


ngân hàng.


Chương 6: Kiến nghị và kết luận


Về phần này, em sẽ ñúc kết lại những vấn ñề mà em ñã phân tích được


trong các phần trên sau đó em sẽ ñưa ra các kiến nghị ñể ngân hàng hoạt ñộng tốt



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

CHƯƠNG 1


GIỚI THIỆU




1.1 ðẶT VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU


Sau khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO), nền kinh tế Việt Nam


đã có những bước phát triển đáng kể, chứng tỏ nước ta ñã và ñang hội nhập sâu


và rộng hơn vào môi trường kinh tế thế giới. Thuận lợi của việc gia nhập này là


nhân dân ta ñược hưởng các sản phẩm dịch vụ chất lượng tốt với giá cả phải


chăng.


Bên cạnh đó, việc gia nhập WTO cũng mang lại khơng ít những khó khăn,


đó là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ sản xuất nhỏ trong nước sẽ rơi


vào vòng cạnh tranh khốc liệt. Theo nhận định của Chính Phủ, sau khi gia nhập


WTO thì các doanh nghiệp ngồi quốc doanh này sẽ đóng một vai trị rất quan


trọng trong việc chống lại “cuộc xâm lược” của các doanh nghiệp nước ngoài.


Ngoài ra khi hội nhập quốc tế, nhu cầu sử dụng vốn không chỉ của doanh nghiệp



mà cả những thành phần khác trong nền kinh tế cũng đều tăng lên. Vì vậy, trong


thời gian tới ñây, hoạt ñộng của ngân hàng không chỉ phục vụ cho lợi ích của


chính bản thân ngân hàng nữa, mà cịn góp phần quan trọng trong việc ñầu tư


phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát


triển tồn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung.


Ngân hàng Công Thương Cần Thơ là một chi nhánh của ngân hàng Công


Thương Việt Nam - một đơn vị có uy tín lâu đời. Hiện nay, ngân hàng Công


Thương Việt Nam có vai trị quan trọng trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện


đại hóa đất nước, đồng thời góp phần thực thi chính sách tiền tệ của nhà nước


như: kiềm chế, ñẩy lùi lạm phát, thực hiện ổn ñịnh tiền tệ, thúc ñẩy phát triển


kinh tế. Trước đây ngân hàng Cơng Thương cho vay các doanh nghiệp quốc


doanh là chủ yếu. Thế nhưng, trước áp lực cổ phần hóa để hội nhập và áp lực


cạnh tranh ngày càng gay gắt địi hỏi bản thân ngân hàng phải phát huy thế mạnh,


nắm bắt cơ hội để có thể giữ được vị thế kinh doanh và khơng ngừng phát triển.


Thêm vào đó hiện nay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng tăng



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


Trang 2 SVTH: ðồn Minh Trang
có những bước chuyển mình để thích nghi với xu thế mới này. Thể hiện rõ nhất


của sự chuyển biến này là doanh số cho vay lĩnh vực ngoài quốc doanh tại ngân


hàng ngày càng tăng chiếm khoảng 80% trên tổng doanh số cho vay của ngân


hàng. ðiều này chứng tỏ tín dụng ngồi quốc doanh ngày càng đóng vai trị quan


trọng. Vì vậy để hỗ trợ thật hiệu quả cho lĩnh vực ngồi quốc doanh, việc “Phân


tích tình hình cho vay lĩnh vực ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng


Công Thương Cần Thơ” là cần thiết cho sự phát triển loại hình tín dụng này,


nhằm góp phần gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung


Phân tích tình hình cho vay lĩnh vực ngoài quốc doanh tại ngân hàng Công


Thương Cần Thơ qua 3 năm từ 2005 ñến 2007, từ đó đề ra giải pháp nâng cao


hiệu quả hoạt động tín dụng này tại ngân hàng.


1.2.2 Mục tiêu cụ thể



ðề tài em tập trung nghiên cứu những vấn ñề cụ thể sau:


- Khái quát hoạt ñộng kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm từ 2005 đến 2007.


- Phân tích tình hình tín dụng ngoài quốc doanh tại ngân hàng qua 3 năm từ


2005 ñến 2007.


- ðề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt ñộng tín dụng ngồi


quốc doanh tại ngân hàng.


1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU


1.3.1 Không gian


ðề tài em chủ yếu nghiên cứu hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng


Công Thương thành phố Cần Thơ.


1.3.2 Thời gian


Về thời gian nghiên cứu, em chủ yếu phân tích số liệu qua 3 năm 2005, 2006,


và 2007.


1.3.3 ðối tượng nghiên cứu


Hoạt động tín dụng ngân hàng vốn là một hoạt động vơ cùng phức tạp và



phong phú, bao gồm rất nhiều hoạt ñộng và nghiệp vụ khác nhau. Tuy nhiên em


chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình cho vay lĩnh vực ngoài quốc doanh tại ngân


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

CHƯƠNG 2


PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN


2.1.1 Khái niệm tín dụng:


Tín dụng là quan hệ kinh tế ñược biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật


trong đó người ñi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian


nhất ñịnh.


2.1.2 Vai trị tín dụng


- Tín dụng là một trong những cơng cụ để tập trung vốn một cách hữu hiệu


và cịn là cơng cụ thúc đẩy tích tụ vốn cho các tổ chức kinh tế. Nó là cầu nối giữa


tích tụ và đầu tư. Có thể nói trong mọi nền kinh tế xã hội, tín dụng đều phát huy


vai trị của nó, tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ mà khơng một cơng cụ nào có


thể thay thế được.



- Tín dụng cung cấp vốn ñầy ñủ và kịp thời tạo ñiều kiện thuận lợi cho q


trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, đồng thời góp phần đầu tư phát


triển kinh tế.


- Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh tốn góp phần thúc đẩy q


trình lưu thơng hàng hóa, phát triển sản xuất.


- Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá, làm giảm áp lực lạm phát.


Ngồi ra, tín dụng cịn tạo điều kiện để phát triển giao lưu, hợp tác kinh tế với


các nước trong khu vực và trên thế giới.


2.1.3 Phân loại tín dụng


2.1.3.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay:


- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm và thường


ñược sử dụng ñể cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu ñộng và phục vụ


cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân.


- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng từ 1 -5 năm, được cung cấp ñể mua


sắm tài sản cố ñịnh, cải tiến và ñổi mới kỷ thuật, mở rộng và xây dựng các công



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


Trang 4 SVTH: ðồn Minh Trang
- Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, loại tín dụng


này ñược sử dụng ñể cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất


có qui mơ lớn.


2.1.3.2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng:


- Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành nên


vốn lưu ñộng của các tổ chức kinh tế, như cho vay ñể dự trữ hàng hóa, mua


ngun vật liệu để sản xuất…


- Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng ñược sử dụng ñể hình thành nên tài


sản cố ñịnh.


2.1.3.3 Căn cứ vào mục ñích sử dụng vốn tín dụng


- Tín dụng sản xuất và lưu thơng hàng hóa: là loại cấp phát tín dụng cho


các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất hàng hóa


và lưu thơng hàng hóa.



- Tín dụng tiêu dung: là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để ñáp ứng


nhu cầu tiêu dùng: mua nhà cửa, xe cộ, hàng hóa…


2.1.3.4 Căn cứ vào chủ thể tín dụng


- Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp


được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.


- Tín dụng Ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín


dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân.


- Tín dụng Nhà nước: là quan hệ tín dụng mà trong ñó Nhà nước biểu hiện


là người ñi vay.


- Tín dụng quốc tế: là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước đi vay nước


ngồi.


2.1.4 Một số chỉ tiêu trong hoạt động tín dụng


Hoạt ñộng cho vay của ngân hàng làm phát sinh các chỉ tiêu sau:


+Doanh số cho vay (tháng, quí, năm): là chỉ tiêu phản ánh tổng các món nợ


mà ngân hàng ñã cho vay trong khoản thời gian nhất định, khơng kể món nợ đó



đã được thu hồi hay chưa.


+Doanh số thu nợ: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản nợ mà ngân hàng


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

+Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng


hiện cịn cho vay bao nhiêu và đây là khoản tiền mà ngân hàng cần phải thu về.


+Nợ quá hạn: là các khoản nợ ñã ñến hạn trả nhưng chưa được thanh tốn,


khi đó ngân hàng làm thủ tục chuyển sang nợ quá hạn. Nếu tỉ lệ này trong tổng


dư nợ q cao thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng.


2.1.5 Giới thiệu qui trình cho vay tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ


Ngân hàng cơng thương Cần Thơ thực hiện qui trình xét duyệt như sau:


Giải thích sơ đồ:


Bước 1: Khi khách hàng ñặt quan hệ muốn vay vốn Ngân hàng thì cán bộ


tín dụng (CBTD) tại Ngân hàng có sẽ hướng dẫn khách hàng làm thủ thục vay


vốn. CBTD kiểm tra hồ sơ về vấn ñề pháp lý của người vay, thẫm ñịnh kỹ lưỡng


phương án vay vốn, các ñiều kiện về tài sản thế chấp…


Bước 2: Tùy vào các yếu tố pháp lý, phương án kinh doanh, tài sản thế chấp



mà CBTD lập tờ trình thẫm định ghi rõ ý kiến về việc không cho vay hoặc cho


vay, hạn mức tín dụng, thời hạn vay, phương thức giải ngân, kỳ hạn trả nợ và


hoàn tất hồ sơ. Trình trưởng phịng xét duyệt và phải chịu trách nhiệm về sự ñầy


ñủ và pháp lý của hồ sơ.


Bước 3: Kiểm tra, rà sốt lại tồn bộ hồ sơ theo qui định hiện hành. Trình


ban giám ñốc xét duyệt và phải chịu trách nhiệm về sự ñầy ñủ, hợp pháp của hồ


sơ vay và tính trung thực, chính xác của tờ trình thẩm định do CBTD lập.


Bước 4: Ban giám ñốc ra quyết ñịnh phê duyệt bản vay trên cơ sở kiểm tra


lại tồn bộ hồ sơ và tờ trình thẩm định. Nếu khơng đồng ý cho vay phải ghi rõ lý
(4)


(5)
(6)


(7)


(2)
(1)


Thanh lý Ban giám


đốc duyệt


Thu nợ Kế tốn,


Ngân quĩ
Ngân hàng (Cán


bộ tín dụng)


Khách hàng Trưởng phịng


tín dụng


Cán bộ TD
lập hồ sơ
Vấn ñề pháp lý Tài sản thế chấp Phương án kinh doanh


Căn cứ vào các yếu tố sau


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


Trang 6 SVTH: ðoàn Minh Trang
do và gửi trả lại phịng tín dụng để soạn thảo văn bản trả lời khách hàng. Hồ sơ


ñược chấp thuận sẽ ñược chuyển về cho CBTD ñể lập khế ước vay cho khách


hàng.


Bước 5: Sau khi hồn tất thủ tục, gửi đến bộ phận kế tốn để lập phiếu chi


tiền. Sau đó gửi đến bộ phận ngân quĩ ñể giải ngân cho khách hàng.



Bước 6: Bộ phận tín dụng lưu hồ sơ vay và theo dõi quá trình sản xuất kinh


doanh của khách hàng và đơn đốc khách hàng trả nợ vay ñúng hạn.


Bước 7: Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD và bộ phận kế toán ñối chiếu,


kiểm tra ñể tất toán khoản vay. Khi khách hàng trả hết gốc, lãi và phí (nếu có) thì


hợp đồng tín dụng hết hiệu lực. Trong trường hợp ñến ngày ñáo hạn mà khách


hàng không thể trả hết nợ phải làm ñơn xin gia hạn với lý do chính ñáng nếu


không ngân hàng sẽ làm thủ tục chuyển sang nợ quá hạn và tiến hành các biện


pháp cần thiết ñể thu hồi vốn.


2.1.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng
2.1.6.1 Tỷ lệ vốn huy ñộng trên tổng nguồn vốn (%)


Tỷ lệ này cho ta biết ñược mức vốn chúng ta huy ñộng ñược ñáp ứng ñược bao


nhiêu phần trăm nhu cầu cho vay của ngân hàng.


2.1.6.2 Dư nợ trên tổng nguồn vốn (%)


Dựa vào chỉ tiêu này qua các năm ñể ñánh giá mức độ tập trung vốn tín


dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng


càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại thì ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là



trong việc tìm kiếm khách hàng.


2.1.6.3 Chỉ tiêu dư nợ trên nguồn vốn huy ñộng (%)


Tỷ lệ vốn huy ñộng trên tổng nguồn vốn = Vốn huy ñộng


Tổng nguồn vốn


Tổng dư nợ


Nguồn vốn huy ñộng
Tỷ lệ tổng dư nợ trên nguồn vốn =


Dư nợ trên tổng nguồn vốn =


Dư nợ


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Dựa vào chỉ tiêu ñể xác ñịnh hiệu quả ñầu tư của một ñồng vốn huy động.


Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn


vốn huy ñộng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng huy động vốn


của ngân hàng càng thấp, ngược lại chỉ tiêu này càng nhỏ thì ngân hàng sử dụng


vốn huy động khơng hiệu quả.


2.1.6.4 Chỉ tiêu rủi ro tín dụng (%)



Chỉ tiêu này ñánh giá mức ñộ rủi ro của ngân hàng và phản ánh rõ nét kết


quả hoạt ñộng của ngân hàng. Chỉ tiêu này ño lường chất lượng nghiệp vụ tín


dụng của ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất


lượng tín dụng của ngân hàng này cao.


2.1.6.5 Chỉ tiêu hệ số thu nợ (%)


Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thu hồi nợ từ việc cho khách hàng vay hay


thiện chí trả nợ của khách hàng trong thời kỳ nhất ñịnh. Giúp ñánh giá hiệu quả


tín dụng trong việc thu hồi nợ của ngân hàng. Nó phản ánh một thời kỳ nào ñó


với doanh số cho vay nhất ñịnh ngân hàng sẽ thu ñược bao nhiêu ñồng vốn. Tỷ


số này càng cao thì được đánh giá càng tốt.


2.1.6.6 Chỉ tiêu vịng quay vốn tín dụng (vịng)


Vịng quay vốn tín dụng của ngân hàng là chỉ tiêu ño lường tốc ñộ luân


chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn


chứng tỏ vốn quay vòng càng nhanh, ngân hàng hoạt động có hiệu quả và ngược


lại. Trong đó Dư nợ bình qn là:



Nợ quá hạn


Tổng dư nợ
=


Rủi ro tín dụng


Hệ số thu nợ Doanh số thu nợ


Doanh số cho vay
=


Vịng quay vốn tín dụng Doanh số thu nợ


Dư nợ bình quân
=


Dư nợ ñầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ


2
=


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


Trang 8 SVTH: ðoàn Minh Trang
2.1.6.7 Thời gian thu nợ bình quân (ngày)


Thời gian thu nợ bình quân cũng ñánh giá hiệu quả vốn tín dụng, trên cơ sở


phản ánh thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm của ngân hàng trong số tiền mà



ngân hàng ñã phát vay cho khách hàng.


2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:


Dựa vào số liệu của phịng kế tốn tại ngân hàng Cơng Thương Cần Thơ.


Bên cạnh đó theo các số liệu ñã ñược công bố rộng rãi trên các phương tiện


truyền thông như báo, ñài và internet.


2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu:


Dựa vào các phương pháp phân tích thống kê, so sánh sự biến ñộng của các


dãy số qua các năm ñể thấy được thực trạng tín dụng của ngân hàng Công


Thương Cần Thơ. Bên cạnh đó em cịn sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động


tín dụng ngồi quốc doanh tại ngân hàng.


Dư nợ bình quân


Doanh số thu nợ
=


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

CHƯƠNG 3


GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG



CHI NHÁNH CẦN THƠ


3.1 VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI THÀNH PHỐ CẦN


THƠ


Qua 120 năm xây dựng và phát triển, Cần Thơ ñã ñược xác ñịnh là trung


tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật; thương mại dịch vụ lớn của ðồng bằng


sông Cửu Long, là trọng ñiểm phát triển kinh tế khu vực Tây Nam Bộ. ðặc biệt


kể từ năm 2003 Thành phố Cần Thơ ñã trở thành một trong năm thành phố trực


thuộc trung ương (Nghị quyết số 22/2003/QH11)


Kinh tế Cần Thơ tăng trưởng liên tục với tốc ñộ khá cao, tốc độ tăng GDP


bình qn (năm 2006-2007) là 16%. ðời sống nhân dân khơng ngừng được cải


thiện, thu nhập bình qn đầu người năm 2007 là 18,2 triệu ñồng/năm, tương


ñương 1.124 USD, bằng 118% mức bình quân chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế


có sự chuyển dịch ñúng hướng, theo hướng công nghiệp hóa. Giá trị sản xuất


công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh, thể hiện qua tỷ trọng công nghiệp


tăng từ 3.104 tỷ ñồng năm 2006 lên 3.213 tỷ ñồng năm 2007. Các ngành thương



mại, dịch vụ phát triển mạnh theo hướng ña dạng hóa các loại hình, chú trọng


chất lượng và hướng tới những ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, với sự tham


gia của nhiều thành phần kinh tế.


Công tác xây dựng và chỉnh trang đơ thị của thành phố được đẩy mạnh;


trật tự đơ thị được tăng cường, nếp sống văn minh đơ thị từng bước được hình


thành, bộ mặt đơ thị kể cả nội thành và ngoại thành ñang ñổi mới từng ngày. Với


những gì đã làm được trong những năm qua, Cần Thơ ñang vươn lên trở thành


ñô thị loại I trước năm 2010, xứng danh là Thủ phủ miền Tây giàu ñẹp.


3.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
CƠNG THƯƠNG CẦN THƠ


3.2.1 Sự hình thành và phát triển


Ngân Hàng Công Thương Chi nhánh Cần Thơ có tiền thân là ngân hàng


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


Trang 10 SVTH: ðồn Minh Trang
ðến 01/07/1988, Ngân Hàng Cơng Thương Tỉnh Cần Thơ chính thức được thành


lập theo Nghị định 53 của Chắnh phủ và có trụ sở chắnh tại số 09 Phan đình



Phùng Tỉnh Cần Thơ (thuộc Thành phố Cần Thơ hiện nay). Ngân hàng ñược giao


nhiệm vụ huy ñộng nguồn vốn (ñặc biệt là nguồn vốn tại chỗ) ñể ñầu tư cho nền


kinh tế ñịa phương, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của thành phố


Cần Thơ.


ðến nay Ngân Hàng Công Thương Chi nhánh Cần Thơ ñã ñi qua hơn 16


năm hoạt ñộng. Chặng ñường ñi qua tuy gặp không ít khó khăn nhưng Ngân


Hàng Cơng Thương Chi nhánh Cần Thơ đã cố gắng vượt qua thử thách và tìm


mọi cách ñể phát triển mở rộng kinh doanh, ñáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh


doanh của các thành phần kinh tế. ðể tạo ñiều kiện thuận lợi và ñưa vốn đến tận


người có nhu cầu vốn, Ngân Hàng Cơng Thương Chi nhánh Cần Thơ có hệ thống


chi nhánh và các phòng giao dịch như: phòng giao dịch Ninh Kiều, phòng giao


dịch Cái Tắc, phòng giao dịch Phong ðiền, ñiểm giao dịch Xuân Khánh, ñồng


thời cải cách hoạt ñộng ngân hàng với các lĩnh vực: tiền tệ, tín dụng, thanh tốn,


xây dựng tác phong làm việc mới, ñào tạo cán bộ nghiệp vụ có chun mơn sâu


và đầu tư xây dựng mạng lưới thanh tốn điện tử trong tồn hệ thống, hệ thống



rút tiền tự ñộng ATM, tham gia mạng lưới thanh toán quốc tế qua mạng Swiff,


giúp luân chuyển nhanh vốn trong nền kinh tế, ñáp ứng nhu cầu của khách hàng.


3.2.2 Các lĩnh vực hoạt ñộng


a)Huy ñộng vốn:


- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNð và ngoại tệ của các tổ


chức kinh tế và dân cư.


- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: tiết


kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNð và ngoại tệ có dự phịng, tiết kiệm dự


thưởng, tiết kiệm tích luỹ...


- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...


b)Cho vay


- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNð và ngoại tệ.


- Tài trợ xuất - nhập khẩu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

c)Bảo lãnh


- Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh



thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh tốn.


d)Thanh toán và tài trợ thương mại


- Phát hành, thanh tốn thư tín dụng nhập khẩu, thông báo, xác nhận,


thanh tốn thư tín dụng nhập khẩu.


- Nhờ thu xuất nhập khẩu (Collection), nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P)


và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).


- Chuyển tiền trong nước và quốc tế, chuyển tiền nhanh Western Union.


- Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc.


- Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản và qua thẻ ATM.


- Chi trả kiều hối…


e) Thẻ và ngân hàng ñiện tử


- Phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng nội địa, thẻ thanh tốn quốc tế


(VISA, MASTER CARD…).


- Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card).


- Phone banking, SMS Banking.



f) Ngân quỹ


- Mua bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc,


thương phiếu…).


- Mua bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…).


- Thu hộ, chi hộ tiền mặt VND và ngoại tệ.


Ngồi ra cịn một nhiều hoạt động khác.


3.2.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC


3.2.3.1 Sơ ñồ tổ chức


Cơ cấu tổ chức Ngân Hàng Công Thương Chi nhánh Cần Thơ gồm:


- Ban Giám ðốc : gồm 01 giám ñốc và 02 phó giám đốc.


- Các phịng ban: gồm 09 phịng ban tại hội sở chính


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19></div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

3.2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban


+ Giám ðốc: có nhiệm vụ ñiều hành hoạt ñộng của ngân hàng theo chức


năng, nhiệm vụ, phạm vi của đơn vị.


+ Phó Giám ðốc: giải quyết những vấn ñề nảy sinh trong hoạt ñộng kinh



doanh của chi nhánh mà giám đốc giao phó.


+ Phịng Khách hàng doanh nghiệp: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch


với các khách hàng Doanh nghiệp lớn, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá


thể ñể khai thác vốn bằng VNð và ngoại tệ; tổng hợp kế hoạch kinh doanh, báo


cáo thống kê; thẩm ñịnh giá trị tài sản ñảm bảo; thực hiện các nghiệp vụ liên


quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện


hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo,


tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp


lớn, vừa và nhỏ, và khách hàng cá thể.


+ Phòng khách hàng cá nhân: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với


khách hàng cá nhân, thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn dưới hình thức tiền


gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp, kỳ phiếu.


+ Phòng kế toán: thực hiện các nghiệp vụ liên quan ñến quá trình thanh


tốn như: thu tiền theo yêu cầu khách hàng (uỷ nhiệm chi), mở tài khoản cho


khách hàng, kết toán các khoản thu chi trong ngày ñể xác ñịnh lượng vốn hoạt



động của ngân hàng, dùng bút tốn chuyển khoản giữa ngân hàng và ngân hàng


trung ương, mua bán các loại séc cho khách hàng có nhu cầu .


+ Phòng tổ chức hành chánh: thực hiện công tác tổ chức, sắp xếp cán bộ


vào các cơng việc phù hợp, quản lý tồn bộ các hoạt động có liên quan đến cán


bộ cơng nhân viên, hoạt động của ngân hàng, an ninh, an tồn cho hoạt động đó.


+ Phịng kiểm tra nội bộ: có trách nhiệm kiểm tra mọi hoạt ñộng của ngân


hàng nhằm mục đích đảm bảo việc thực hiện các nguyên tắc, chế ñộ một cách


ñúng ñắn, ngăn ngừa những vi phạm có thể xảy ra.


+ Phịng quản lý rủi ro: là phịng có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc chi


nhánh về cơng tác quản lý rủi ro cho chi nhánh. Quản lý giám sát việc thực hiện


danh mục cho vay ñầu tư, đảm bảo tn thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách


hàng, dự án, phương án, ñề nghị cấp tín dụng. Thực hiện các chức năng quản lý,


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


Trang 14 SVTH: ðồn Minh Trang
+ Phịng ngân quỹ: là nơi các khoản thu chi tiền mặt ñược thực hiện khi có



nhu cầu về tiền mặt với sự xác nhận của phịng kế tốn, khách hàng sẽ đến nhận


tại phòng ngân quỹ, ngược lại phòng ngân quỹ sẽ kiểm tra số tiền của ñơn vị nộp


vào tài khoản của ngân hàng.


+ Phịng thơng tin điện tốn: thực hiện cơng tác quản lý, duy trì hệ thống


điện tốn tại chi nhánh. Bảo trì, bảo dưỡng thơng suốt hoạt ñộng cho hệ thống


máy tính của chi nhánh.


+ Tổ thẻ: có nhiệm vụ phát hành thẻ nội ñịa bao gồm: ATM, Pink card…


và thẻ tín dụng quốc tế như Visa card, Master card…


+ Phịng thanh tốn xuất nhập khẩu: kinh doanh ngoại tệ, thực hiện các


khoản cho vay bằng ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động


thanh tốn quốc tế.


+ Các phòng giao dịch: cũng thực hiện các nhiệm vụ giống như tại hội sở


chính như nghiệp vụ tín dụng, huy động vốn, thanh tốn…


3.3 KHÁI QT KẾT QUẢ HOẠT ðỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN


HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦN THƠ



Trong ba năm qua, trước những thách thức và cơ hội, chi nhánh Ngân


hàng Công Thương Cần Thơ với sự nổ lực vượt bậc của mình đã vượt qua khó


khăn hồn thành những nhiệm vụ cấp trên giao phó và đạt được những kết quả


khả quan. ðiều đó được thể hiện trong bảng báo cáo kết quả hoạt ñộng kinh


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ðỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG


QUA 3 NĂM (2005 – 2007)


ðVT: Triệu ñồng


Năm Chênh lệch


2005 2006 2007 2005-2006 2006-2007


Chỉ tiêu


Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị %


Doanh thu 144.059 108.774 121.577 -35.285 -24,49 12.803 11,77


Chi phí 121.360 97.520 82.981 -23.840 -19,64 -14.539 -14,91


Lợi nhuận 22.699 11.254 38.596 -11.445 -50,42 27.342 242,95


(Nguồn: Phịng kinh doanh ngân hàng Cơng Thương Cần Thơ)



0
20.000
40.000
60.000
80.000
100.000
120.000
140.000
160.000


2005 2006 2007


Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận


Hình 2: Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng qua 3 năm.


Nhìn chung, lợi nhuận qua ba năm tăng giảm khơng đều. Cụ thể vào năm


2005, lợi nhuận là 22.699 triệu ñồng. ðến năm 2006, vì năm nay vừa tách thêm


chi nhánh Sóc Trăng và Trà Nóc, hai chi nhánh này hạch tốn độc lập với chi


nhánh Ngân hàng Công Thương Cần Thơ làm giảm quy mô hoạt ñộng của Ngân


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


Trang 16 SVTH: ðoàn Minh Trang
giảm mạnh hơn chi phí nên làm cho lợi nhuận cũng giảm mạnh. Cụ thể doanh



thu giảm so với năm 2005 là 35.285 triệu ñồng, tức là giảm 24,49%. Trong khi


đó chi phí chỉ giảm 23.840 triệu đồng, giảm 19,64% so với năm trước. Chính vì


điều này đã kéo theo sự sụt giảm của lợi nhuận, lợi nhuận năm 2006 giảm hơn


năm trước 11.445 triệu ñồng và giảm 50,42%. Nhưng ñến năm 2007 tình hình lợi


nhuận đã có thay đổi, tăng hơn so với năm 2006. Cụ thể lợi nhuận năm 2007 tăng


27.342 triệu ñồng so với năm trước, tức tăng 242,95%. Nguyên nhân làm cho lợi


nhuận 2007 tăng mạnh là do doanh thu năm này tăng so với năm trước là 11,77%


tức tăng 12.803 triệu đồng trong khi đó chi phí lại giảm 14,91%, giảm 14.539


triệu ñồng. ðiều này chứng tỏ Ngân hàng đã có những chính sách tín dụng hợp lý


phù hợp với sự thay ñổi, nên hoạt ñộng của Ngân hàng ñã ñi vào ổn ñịnh trở lại


và có hiệu quả.


Hiện nay Ngân hàng đang chủ động thực hiện chính sách tín dụng có chọn


lọc nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của vốn ñầu tư, gia tăng lợi nhuận, đảm


bảo an tồn trong hoạt ñộng. Với chính sách này Ngân hàng sẽ sớm khẳng định


được vai trị của mình, góp phần đắc lực vào thành tựu kinh tế tỉnh nhà.



3.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
3.4.1 Thuận lợi


- Là một ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt ñộng lâu ñời cùng với sự


nhạy bén trong công tác chỉ ñạo ñiều hành của ban lãnh ñạo nên ñã tạo được lịng


tin đối với khách hàng, có nhiều doanh nghiệp ñặt quan hệ với chi nhánh ngân


hàng Cần Thơ.


- Ngân hàng hoạt ñộng ln được sự hỗ trợ hiệu quả của hệ thống Ngân


hàng Công Thương Việt Nam cũng như các ban ngành, các cấp ủy…sẵn sàng


hợp tác và tạo ñiều kiện thuận lợi cho hoạt ñộng của Ngân hàng.


- Ngân hàng Công Thương Cần Thơ có trụ sở đặt tại trung tâm thành phố


nên khách hàng dễ giao dịch; có điều kiện thuận lợi để nắm bắt thơng tin về kinh


tế, chính trị, xã hội.


- Ngân hàng có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, có trình độ chun mơn nghiệp
vụ cao, nhiệt tình, tâm huyết trong cơng việc và có một bộ phận cán bộ trẻ năng động,
ham học hỏi, tận tâm trong công việc.


- Ngân hàng có nhiều phịng giao dịch nên thuận lợi trong việc huy động



</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

3.4.2 Khó khăn


- Hiện nay trên ñịa bàn Thành phố Cần Thơ có rất nhiều Ngân hàng thương


mại hoạt động do ñó sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt, muốn tồn tại và phát triển


địi hỏi Ngân hàng phải nỗ lực phấn đấu khơng ngừng trên tất cả các lĩnh vực,


trong đó quan trọng nhất là lĩnh vực huy ñộng vốn và cho vay.


- Do áp lực cạnh tranh địi hỏi lãi suất cho vay phải giảm ñiều này ảnh


hưởng khơng nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.


- Do dịch bệnh, thiên tai nhiều doanh nghiệp thua lỗ, gây khó khăn về thu


hồi vốn cho ngân hàng.


- Do người dân vẫn còn thói quen giữ tiền ở nhà, đồng thời họ chưa có thói


quen sử dụng các tiện ích của Ngân hàng nên gây khơng ít khó khăn trong cơng


tác huy ñộng vốn của Ngân hàng.


- Ngân hàng vẫn chưa có nhiều dịch vụ thu hút khách hàng. ðiển hình như


dịch vụ thẻ ATM hầu nhưng chỉ dừng lại ở việc trả lương qua thẻ và rút tiền mặt,


mua hàng hóa, chuyển khoản, rất ít các dịch vụ hấp dẫn khác.



- Quá trình cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước ñang diễn ra mạnh mẽ.


Trong kế hoạch ñiều hành kinh tế - xã hội những năm tới, Chính phủ đã xác định


phải đẩy nhanh q trình này. Trong năm tới có nhiều khách hàng của Ngân hàng


phải cổ phần hóa, nhưng theo quy ñịnh mới, thành phần tham gia ñịnh giá doanh


nghiệp Nhà nước khơng có NHTM tham gia, nên quyền lợi của Ngân hàng chưa


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


Trang 18 SVTH: ðoàn Minh Trang
CHƯƠNG 4


PHÂN TÍCH HOẠT ðỘNG CHO VAY LĨNH VỰC NGỒI QUỐC


DOANH TẠI NGÂN HÀNG CƠNG THƯƠNG CẦN THƠ


4.1 TÌNH HÌNH HUY ðỘNG VỐN


Trong quá trình hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế thì vốn


ln đóng vai trị chủ đạo mang tính chất quyết ñịnh kết quả hoạt động kinh


doanh của tổ chức đó, nên trước hết một tổ chức nào muốn hoạt động đạt hiệu


quả cao thì yếu tố trước nhất là vốn phải dồi dào. Khi một thành phần kinh tế


thiếu vốn hoạt động, họ sẽ tìm đến các ngân hàng để xin vay vốn. Vì vậy, một



ngân hàng muốn ñứng vững ñược trên thương trường thì điều đầu tiên là ngân


hàng phải có nguồn vốn dồi dào mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận


lợi nhằm ñáp ứng ñược nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Ngồi vốn tự có


trong q trình hoạt động, ngân hàng cịn cần phải mở rộng, nâng cao chất lượng


dịch vụ và đa dạng hóa các hình thức huy động để thu hút tiền nhàn rỗi của dân


cư, hay các doanh nghiệp nhằm ñể phân phối lại cho các khu vực cần vốn kinh


doanh. Nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng vừa tạo ñiều kiện thuận lợi cho


ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng ñược nhu cầu vay vốn của các


thành phần kinh tế và dân cư.


Ngân hàng Công Thương Cần Thơ hoạt động chủ yếu từ hai nguồn đó là:


vốn huy ñộng và vốn vay từ ngân hàng cấp trên (vốn điều hịa).


Nguồn vốn huy động: ngân hàng ñược quyền sử dụng và có trách nhiệm trả


cả gốc lẫn lãi đúng hạn. Có các loại huy động sau: tiền gửi tiết kiệm của dân cư,


tiền gửi doanh nghiệp và vốn huy động từ phát hành cơng cụ nợ.


Nguồn vốn ñiều hòa từ ngân hàng cấp trên: nhằm giải quyết tình trạng



thiếu vốn, nguồn vốn này có chi phí lãi suất cao hơn so với nguồn vốn huy ñộng.


Ta có thể xem nguồn vốn của ngân hàng giai ñoạn từ năm 2005-2007 qua


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

L
u
ận
v
ăn
t

t
n
gh
iệ
p






G
V
H
D
:
T
h


.S
L
ê
L
o
n
g
H
ậu
T
ra
n
g
1
9
S
V
T
H
:
ð
o
àn
M
in
h
T
ra
n
g

B
ản
g
2:
C
Ơ
C

U
N
G
U

N
V

N
C

A
N
G
Â
N
H
À
N


G <sub>ð</sub>V



</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


Trang 20 SVTH: ðoàn Minh Trang
Qua bảng 2 ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng có sự sụt giảm từ năm 2005


qua năm 2006, và tăng nhẹ trong năm 2007. Năm 2005 tổng nguồn vốn là


1.367.684 triệu ñồng, ñến năm 2006 thì tổng nguồn vốn giảm xuống cịn 902.457


triệu đồng, tức giảm 465.227 triệu ñồng, giảm 34,02%.


ðến năm 2007 thì tổng nguồn vốn có tăng lên nhưng khơng ñáng kể. Cụ thể


tổng nguồn vốn năm 2007 là 920.025 triệu ñồng, chỉ tăng lên 17.568 triệu ñồng,


tăng 1,95% so với năm 2006.


ðể thấy rõ hơn nguyên nhân biến ñộng của tổng nguồn vốn, chúng ta phân


tích thêm hai chỉ số: vốn huy động và vốn ñiều hòa.


4.1.1 Vốn huy ñộng


Ngân hàng khi ñi vào hoạt động thì phải có vốn, ngồi vốn tự có trong q


trình hoạt động, ngân hàng cịn phải huy động nhiều nguồn vốn khác nhau từ bên


ngồi. Vốn huy ñộng là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng, nếu ngân hàng thực


hiện tốt các hình thức huy ñộng vốn nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư và



các tổ chức kinh tế thì ngân hàng có thể sử dụng chúng để cho vay lại nhằm thu


về lợi nhuận. Vốn huy động khơng những mang lại cho ngân hàng nguồn vốn với


chi phí thấp để kinh doanh, mà nó cịn giúp cho ngân hàng nắm bắt được thơng


tin, tư liệu chính xác về tình hình tài chính của các tổ chức kinh tế và cá nhân có


quan hệ tín dụng với ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng có căn cứ ñể quy


ñịnh mức vốn ñể ñầu tư cho vay đối với những khách hàng đó.


ðể phân tích một cách khách quan về tình hình huy ñộng vốn tại Ngân


hàng Công Thương Cần Thơ ta xem xét bảng 3 cơ cấu nguồn vốn huy ñộng sau


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28></div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


Trang 22 SVTH: ðoàn Minh Trang
Dựa vào bảng 3 ta thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng năm 2005 sang


2006 có sự tăng nhẹ. Cụ thể tăng 25.151 triệu ñồng, tăng 4,55% . ðến năm 2007


thì tổng vốn huy động lại có xu hướng giảm xuống, cụ thể giảm 47.574 triệu


ñồng, tức là giảm 8,51%. Từ đó cho thấy việc huy động vốn của ngân hàng chưa


thực sự hiệu quả. ðể thấy rõ hơn những biến ñộng trong nguồn vốn huy ñộng ta



xem xét từng khoản mục cụ thể: tiền gửi doanh nghiệp, tiền gửi dân cư, phát


hành công cụ nợ.


Dựa vào bảng trên ta thấy ngân hàng thu hút vốn chủ yếu từ tiền gửi dân


cư. Khoản mục này luôn chiếm khoảng từ 50% ñến 60% tổng nguồn vốn huy


ñộng ñược của ngân hàng. Năm 2006 ngân hàng thu hút ñược tăng hơn so với


năm 2005 là 10.967 triệu ñồng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do ngân


hàng có nhiều chính sách thu hút vốn phù hợp như tăng lãi suất, tặng


thưởng…Bên cạnh đó cịn do người dân ngày càng làm ăn có hiệu quả hơn, họ


có thêm tiền nhàn rỗi để gửi vào ngân hàng. Năm 2007 tình hình thu hút vốn từ


dân cư tiếp tục có hiệu quả thể hiện là sự tiếp tục tăng lên của nguồn vốn này,


tăng 20.902 triệu đồng.


Ngồi ra, một khoản mục cũng không kém phần quan trọng trong việc thu


hút vốn đó là tiền gửi của các doanh nghiệp. Qua hình 4 ta thấy tình hình thu hút


vốn này khơng có sự chênh lệch ñáng kể qua các năm. Nguyên do là vốn các


doanh nghiệp luôn luôn luân chuyển và thường vào cuối kỳ số tiền này ít có biến



động.


Cơng cụ nợ cũng là một phần trong tổng nguồn vốn huy động. Nó chính là


các giấy tờ có giá mà ngân hàng phát hành ra thị trường nhằm thu hút vốn thiếu


hụt trong tạm thời. Các công cụ này gồm có: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu,


thương phiếu… Việc phát hành các loại chứng chỉ này thường có chi phí cao hơn


việc huy động vốn từ tiền gửi. Do đó ngân hàng càng giảm tỷ lệ khoản mục này


xuống càng tốt. Qua bảng số liệu trên ta thấy việc phát hành các chứng chỉ tiền


gửi giảm xuống qua các năm, cụ thể năm 2005 là 94.500 triệu ñồng nhưng đến


2006 thì chỉ tiêu này chỉ cịn 83.546 triệu ñồng, tốc ñộ giảm là 11,59%. ðến năm


2007 thì tốc ñộ giảm mạnh hơn, giảm 79,87% tức giảm 66.727 triệu ñồng làm


cho khoản mục này chỉ còn 16.819 triệu đồng. ðiều này chứng tỏ tình hình huy


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

hàng cũng ngày càng giảm bớt ñược chi phí vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động


của mình.


Qua ba khoản mục ta vừa mới phân tích ở trên có thể thấy được việc giảm


tổng vốn huy ñộng trong năm 2007 là do việc phát hành công cụ nợ giảm xuống.



ðiều này chứng tỏ Ngân hàng ngày càng ít phụ thuộc hơn vào việc phát hành các


công cụ này mà tập trung vào việc huy ñộng từ tiền gửi dân cư và doanh nghiệp.


4.1.2 Vốn ñiều chuyển


Vốn ñiều chuyển là lượng vốn ñược ñiều chuyển từ ngân hàng cấp trên


xuống các chi nhánh khi khả năng huy ñộng vốn của chi nhánh khơng đủ cho


hoạt ñộng. Loại vốn này chủ yếu bổ sung ngắn hạn cho ngân hàng, hơn nữa lại


có lãi suất cao hơn lãi suất huy ñộng ngắn hạn của ngân hàng. Do đó ngân hàng


càng hạn chế lượng vốn ñiều chuyển từ ngân hàng cấp trên càng tốt.


Năm 2005 số vốn điều hịa từ cấp trên xuống là 815.434 triệu ñồng chiếm


tới 60,23%, nghĩa là khả năng huy ñộng vốn của ngân hàng chỉ ñáp ứng hơn 1/3


cho hoạt động của mình phần cịn lại phải nhận điều hịa từ ngân hàng cấp trên.


Như vậy ngân hàng khơng chủ động trong nguồn vốn mà phỉ phụ thuộc phần lớn


vào vốn từ cấp trên. Sang đến năm 2006 tình hình có chuyển biến tích cực hơn,


số vốn điều hịa giảm mạnh xuống còn 343.541 triệu đồng chỉ cịn chiếm


37,87%, tức là giảm 471.893 triệu ñồng, giảm 32,65% so với năm 2005. ðây là



ñiều ñáng mừng vì ngân hàng khơng cịn quá phụ thuộc vào nguồn vốn ñiều


chuyển từ cấp trên mà đã có biện pháp nâng cao khả năng huy động vốn của


mình. ðến năm 2007 vốn điều hịa có xu hướng tăng lên chiếm 44,42% tỷ trọng,


tức là tăng 65.115 triệu ñồng, tốc ñộ tăng 18,95%. Nguyên nhân của sự tăng vốn


ñiều hòa trong năm này là do có sự giảm nhẹ của vốn huy ñộng dẫn ñến thiếu


vốn và phải xin ñiều chuyển vốn. Tuy nhiên, ở ñây vốn điều chuyển vẫn có tỷ


trọng thấp hơn so với vốn huy ñộng chứng tỏ nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng


vẫn là vốn huy ñộng.


4.1.3 Tổng nguồn vốn


Tổng nguồn vốn của ngân hàng bao gồm vốn huy ñộng ñược tại ngân hàng


và vốn điều hịa từ ngân hàng cấp trên. ðể hiểu rõ hơn tổng nguồn vốn của ngân


hàng qua các năm ta sẽ ñi sâu vào tỷ trọng từng khoản mục trong tổng nguồn


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


Trang 24 SVTH: ðoàn Minh Trang
0%


20%


40%
60%
80%
100%


2005 2006 2007


Vốn điều hịa
Vốn huy động


Hình 5: Tỷ trọng các nguồn vốn qua các năm


Qua hình 5 ta thấy cơ cấu tổng nguồn vốn có sự thay đổi qua các năm. Vốn


ñiều chuyển giảm xuống từ năm 2005 sang 2006 trong khi vốn huy ñộng lại


khơng ngừng tăng lên, tuy nhiên đến năm 2007 thì lượng vốn huy động lại giảm


xuống tuy vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với vốn ñiều chuyển. Cụ thể năm 2005,


vốn huy ñộng chiếm tỷ trọng 39,77%, nhưng đến năm 2006 thì tỷ trọng này tăng


lên ñáng kể chiếm 62,13% tổng nguồn vốn. ðến năm 2007 tỷ trọng vốn huy


ñộng lại giảm xuống, tốc ñộ giảm 18,95% nên vốn huy ñộng chỉ còn chiếm tỷ


trọng 55,58% trên tổng nguồn vốn. Mặc dù vẫn còn phải sử dụng lượng vốn ñiều


chuyển từ ngân hàng cấp trên xuống nhưng xu hướng chuyển biến chung của



nguồn vốn rất khả quan, số lượng cũng như tỷ trọng của vốn điều chuyển và phát


hành giấy tờ có giá dần ñược thay thế bằng vốn huy ñộng từ tiền gửi. Từ đó làm


cho cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng ngày càng hợp lý hơn và ngân hàng ngày


càng hoạt động hiệu quả hơn.


4.2 TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGỒI QUỐC DOANH SO VỚI TÌNH HÌNH


TÍN DỤNG CHUNG TẠI NGÂN HÀNG CƠNG THƯƠNG CẦN THƠ TỪ


NĂM 2005 - 2007


Tín dụng là một trong những nghiệp vụ truyền thống và tạo ra thu nhập lớn


nhất cho ngân hàng. ðồng thời, tín dụng ngân hàng là nguồn chính hỗ trợ cho


kinh tế ñịa phương phát triển bằng cách ñáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho doanh


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

ngân hàng Cơng Thương đã nhanh chóng đa dạng hóa khách hàng. Chính vì vậy,


hoạt động cho vay của ngân hàng khơng chỉ góp phần phát triển kinh tế mà cịn


góp phần đẩy mạnh phát triển văn hóa, xã hội và giáo dục của địa phương. ðể


thấy được tình hình tín dụng của ngân hàng ta xem xét bảng số liệu sau:


Bảng 4: TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM



ðvt: Triệu ñồng


Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007


Chỉ tiêu


Giá trị % Giá trị % Giá trị %


Tổng doanh số cho vay 3.227.016 100 2.753.994 100 2.954.140 100


+ Cho vay ngoài quốc doanh 2.687.556 83 2.627.246 95 2.454.906 83


+ Cho vay quốc doanh 539.460 17 126.748 5 499.234 17


Tổng doanh số thu nợ 3.524.208 100 3.336.538 100 3.029.388 100


+ Thu nợ ngoài quốc doanh 2.912.307 83 2.885.930 86 2.528.181 83


+ Thu nợ quốc doanh 611.901 17 450.608 14 501.207 17


Tổng dư nợ 1.293.930 100 711.386 100 636.138 100


+ Dư nợ ngoài quốc doanh 877.896 68 619.212 87 445.937 70


+ Dư nợ quốc doanh 416.034 32 92.174 13 190.201 30


(Nguồn: Phịng kinh doanh ngân hàng Cơng Thương Cần Thơ)


Qua số liệu ở bảng trên ta có thể thấy được doanh số cho vay của ngân



hàng có khoảng trên 80% là cho vay ngồi quốc doanh. Giá trị này có sự thay đổi


qua các năm; tuy nhiên, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của


ngân hàng. Doanh số thu nợ, dư nợ cũng tương tự luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Có


điều này là do hiện nay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng tăng


nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế, thêm vào đó việc các


doanh nghiệp quốc doanh dần dần cổ phần hóa để hội nhập và áp lực cạnh tranh


ngày càng gay gắt địi hỏi ngân hàng phải thích nghi nắm bắt cơ hội để có thể giữ


được vị thế kinh doanh và khơng ngừng phát triển. Từ đó cho thấy hoạt động của


ngân hàng chủ yếu là cho vay ngoài quốc doanh


4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦN THƠ TỪ NĂM 2005 - 2007


4.3.1 Phân tích doanh số cho vay


Hoạt ñộng cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


Trang 26 SVTH: ðồn Minh Trang
để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý



nghĩa đối với nền kinh tế mà cả ñối với bản thân ngân hàng. Bởi vì, nhờ cho vay


mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng để từ đó hồn trả tiền gửi lại


cho khách hàng, bù ñắp lại chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.


Tuy nhiên, hoạt ñộng cho vay là hoạt ñộng tạo ra rủi ro lớn vì vậy cần phải quản


lý các khoản cho vay một cách chặc chẽ thì mới có thể ngăn ngừa và giảm thiểu


rủi ro xảy ra.


4.3.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn


Qua 3 năm, doanh số cho vay của ngân hàng Cơng Thương theo thời gian


được tổng hợp trong bảng 5.


Doanh số cho vay ngoài quốc doanh giai ñoạn 2005-2006 lại giảm xuống


60.310 triệu ñồng. Nguyên nhân giảm sút này là việc tách chi nhánh Sóc Trăng


vào cuối năm 2005 và chi nhánh Trà Nóc năm 2006. Như chúng ta đã biết Trà


Nóc là một trong những khu công nghiệp lớn của Cần Thơ, việc thu hẹp ñịa bàn


này là một tổn thất khá lớn cho ngân hàng và làm cho doanh số sụt giảm. Nhưng


việc tách chi nhánh là một tất yếu, vì khi tách chi nhánh thì cơng tác quản lý từng



địa bàn sẽ ñược thực hiện tốt hơn, cụ thể hơn. ðến năm 2007 thì doanh số cho


vay ngồi quốc doanh lại tiếp tục giảm xuống 172.340 triệu ñồng, tức giảm


6,56% so với 2006. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do tình hình thế giới có


nhiều biến động, giá cả xăng dầu, điện lực liên tục tăng, giá vàng thế giới tăng


mạnh, trong khi giá USD khơng ổn định. ðiều này đã làm ảnh hưởng ñến hoạt


ñộng của các doanh nghiệp nên cũng ảnh hưởng ñến hoạt ñộng của ngân hàng.


Thêm vào đó trong giai ñoạn này trên ñịa bàn Cần Thơ xuất hiện thêm nhiều


ngân hàng mới, nhiều phòng giao dịch của các ngân hàng làm cho sự cạnh tranh


giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Chính vì những lý do trên mà doanh số


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34></div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


Trang 28 SVTH: ðoàn Minh Trang
Doanh số cho vay ngắn hạn: trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Cơng


Thương, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng khá cao qua các năm


(trên 80%) trên tổng doanh số cho vay. Bởi vì nguồn vốn huy động của ngân


hàng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Hơn nữa trên ñịa bàn Cần Thơ tuy nền kinh


tế phát triển ña dạng về ngành nghề, nhưng phần lớn là các ngành nghề này đều



có chu kỳ vốn ngắn. Do đó việc vay vốn ngân hàng thường tập trung vào ngắn


hạn. Mục đích của tín dụng ngắn hạn là ñể bổ sung vốn sản xuất kinh doanh tức


thời, tài trợ xuất nhập khẩu và ñáp ứng tiêu dùng cá nhân. Công tác cho vay vốn


ở ngân hàng Công Thương thường tập trung cho thu mua lương thực thực phẩm,


nông sản chế biến, vật tư nguyên vật liệu cho sản xuất công nghiệp, xây dựng,


cho tiêu dùng cá nhân… Qua 3 năm, doanh số cho vay ở lĩnh vực này ñạt kết quả


như sau: năm 2005 cho vay ñạt 2.184.133 triệu ñồng, ñến năm 2006 doanh số


cho vay sụt giảm lại chỉ cịn 2.103.500 triệu đồng, giảm 80.633 triệu ñồng so với


năm 2005, giảm 3,69%. Nguyên nhân của việc sụt giảm này là do việc tách hai


chi nhánh lớn là Sóc Trăng và Trà Nóc, nơi có có khu cơng nghiệp và chiếm đa


số các thành phần doanh nghiệp. Tuy nhiên việc sụt giảm này cũng khơng đáng


kể. ðến năm 2007, doanh số cho vay lĩnh vực này có xu hướng tăng lên 62.329


triệu ñồng, tốc ñộ tăng là 2,96% so với năm trước. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ,


thủ cơng mỹ nghệ trong giai đoạn này và tới đây ñang ñẩy mạnh sản xuất kinh


doanh xuất khẩu nên nhu cầu vốn vay ngắn hạn tăng lên. Từ đó chúng ta có thể



nhận ra rằng trong những năm sắp ñến doanh số cho vay ngắn hạn sẽ tiếp tục


chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số cho vay ngoài quốc doanh.


Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007




Ngắn hạn Trung và dài hạn


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

Doanh số cho vay trung và dài hạn: mục đích của việc cho vay trung và dài


hạn là cung cấp một lượng vốn lớn ñể cho khách hàng có thể phát triển sản xuất,


xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị mới… Lĩnh vực cho vay này chiếm tỷ


trọng khá thấp (dưới 20%) trong tổng doanh số cho vay ngoài quốc doanh. Cụ


thể: năm 2005 chiếm 18,73% doanh số cho vay ngoài quốc doanh, năm 2006


chiếm 19,94%, năm 2007 chiếm 11,78%. Nguyên nhân chủ yếu của việc này là


do nguồn vốn huy ñộng chủ yếu của ngân hàng hầu hết là nguồn vốn ngắn hạn.


Ngồi ra, đây cũng là một lĩnh vực mang khá nhiều rủi ro như: vốn vay lớn, thời


hạn hoàn vốn dài nên nguy cơ mất vốn rất cao. Từ đó ở loại hình cho vay trung


và dài hạn ngân hàng chú trọng rất kỹ, chỉ cho những doanh nghiệp có uy tín và



kinh doanh trong thời gian lâu dài với ngân hàng. Việc cung cấp tín dụng trung


và dài hạn tại ngân hàng Cơng Thương đạt kết quả sau: năm 2005 doanh số cho


vay ở lĩnh vực này ñạt 503.432 triệu ñồng, năm 2006 doanh số cho vay tăng hơn


so với năm trước ñạt 523.746 triệu ñồng, tăng 20.323 triệu ñồng, tốc độ tăng


khơng đáng kể chỉ tăng 4,04%. Doanh số cho vay giai ñoạn này tăng là do các


khách hàng truyền thống của ngân hàng tăng nhu cầu vốn trung và dài hạn ñể mở


rộng sản xuất kinh doanh. Trong thời gian này ngân hàng cũng chú ý hơn ñến


cho vay trung và dài hạn vì nó mang lại lợi nhuận cao hơn cho vay ngắn hạn.


Chính vì vậy mà doanh số cho vay giai ñoạn này tăng lên. Nhưng do loại hình tín


dụng này chứa đựng nhiều rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân


hàng nên doanh số cho vay trong giai ñoạn này tuy tăng nhưng khơng đáng kể.


ðến năm 2007, doanh số cho vay lĩnh vực này giảm xuống còn 289.077 triệu


ñồng, giảm 234.669 triệu ñồng so với năm 2005, tốc ñộ giảm 44,81%. Trong giai


ñoạn này kinh tế địa phương có nhiều biến động, giá cả nguyên liệu, nhiên liệu


(ñặc biệt xăng dầu, ñiện lực) liên tục tăng, điều này đã ít nhiều làm ảnh hưởng



ảnh hưởng ñến hoạt ñộng của các doanh nghiệp nên ngân hàng cũng giảm dần


loại hình cho vay này. Thêm vào đó một số khách hàng truyền thống của ngân


hàng năm này kinh doanh khởi sắc hơn, ổn ñịnh nên nhu cầu vốn dài hạn khơng


cịn nhiều như trước nữa. Vì vậy doanh số cho vay trong giai ñoạn này giảm ñi


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


Trang 30 SVTH: ðoàn Minh Trang
4.3.1.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế


ðối với doanh số cho vay theo thành phần kinh tế chúng ta có ba dạng:


doanh số cho vay doanh nghiệp và doanh số cho vay cá thể.


Doanh nghiệp: ñây là thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng


doanh số cho vay ngoài quốc doanh. Chỉ tiêu này khơng ổn định qua các năm,


ñặc biệt tăng mạnh trong năm 2006. Trong năm 2005 cho vay lĩnh vực này chiếm


tỷ trọng 64% tổng doanh số cho vay ngoài quốc doanh, ñến 2006 tỷ trọng này


tăng lên là 82,36%, đến 2007 giảm nhẹ xuống cịn 78,61%. Trong giai ñoạn ñầu


từ 2005-2006 doanh số cho vay lĩnh vực này tăng 443.690 triệu ñồng, tốc ñộ tăng



là 25,8%. Có được điều này là do chính sách ưu ñãi phát triển các doanh nghiệp


vừa và nhỏ của thành phố. Tuy không có được quy mơ hoạt ñộng lớn như các


công ty nhà nước, nhưng các thành phần này có lợi thế về quản lý, nhanh chóng


thích nghi mơi trường. Bên cạnh đó, như đã nói trên, các doanh nghiệp này lại


ñược sự hỗ trợ của nhà nước ñể tạo ñiều kiện phát triển, ñể tận dụng những thuận


lợi này các doanh nghiệp mở rộng hơn qui mơ vì vậy làm doanh số cho vay tăng


lên ñáng kể. ðến năm 2007 thì tỷ trọng cho vay lĩnh vực này giảm ñi 233.984


triệu ñồng, tốc ñộ giảm là 10,81%. Trong giai đoạn này trên địa bàn Cần Thơ có


nhiều ngân hàng mới ñược thành lập như: Ngân hàng Kiên Long, Ngân hàng


Nam Việt, Ngân hàng TMCP Sài Gịn…làm cho các doanh nghiệp có thêm nhiều


sự lựa. Từ đó dẫn đến các doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn


chuyển sang hợp tác với các ngân hàng mới này nhằm hưởng những ưu ñãi mà


các ngân hàng này hứa hẹn mang lại. Chính điều này làm cho sự cạnh tranh của


các ngân hàng ngày càng diễn ra quyết liệt làm cho doanh số cho vay của ñối


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38></div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu



Trang 32 SVTH: ðoàn Minh Trang
Cá thể: ðối với doanh số cho vay cá thể chúng ta nhận thấy rằng lĩnh vực


này qua các năm tăng giảm khơng ổn định. Trong năm 2005 tỷ trọng này là 36%,


ñến năm 2006 tỷ trọng này giảm xuống 17,64% và ñến năm 2007 tỷ trọng này lại


tăng lên chiếm 21,39% trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể so với năm 2005


doanh số cho vay năm 2006 giảm 504.000 triệu ñồng, giảm 52,09%. So với năm


2005, doanh số cho vay năm 2007 có xu hướng tăng trở lại, tăng 61.554 triệu


ñồng, tốc ñộ tăng 13,28%. Nguyên nhân của việc giảm doanh số cho vay vào


năm 2006 có 2 nguyên nhân. Thứ nhất là do thị trường bất động sản chưa có dấu


hiệu khởi sắc làm cho người dân chưa tin tưởng khi ñầu tư vào đây. Ngồi ra,


ngân hàng cũng rất thận trọng, xem xét thật kỹ những cá thể vay ñể ñầu tư ñể


tránh tình trạng nợ quá hạn kéo dài do người dân không thu hồi vốn ñược.


Nguyên nhân thứ hai là do sự tách hai chi nhánh mới là Sóc Trăng và Trà Nóc


làm thu hẹp ñịa bàn quản lý từ đó dẫn đến khách hàng khơng cịn nhiều như


trước. Tuy nhiên, ñến thời ñiểm 2007, thị trường nhà đất bắt đầu có những tín


hiệu khả quan do một số động thái khá tích cực của Nhà nước về “kích cầu” thị



trường nhà ñất và một số quy ñịnh trong Nghị định 17 cho phép “phân lơ, bán


nền” ở vùng ngoại thành; Luật Nhà ở cho phép doanh nghiệp có thể huy động


vốn tối đa 70% giá trị hợp ñồng sau khi ñầu tư hạ tầng và Việt kiều ở Việt Nam


trên 6 tháng ñược sở hữu nhà.... Chính vì vậy làm cho doanh số cho vay lĩnh vực


này tăng trở lại, nhưng ñể tránh nguy cơ mất vốn ngân hàng xem xét kỹ các cá


thể vay vì vậy mà doanh số cho vay đã tăng trở lại nhưng vẫn cịn chậm.


4.3.1.3 Doanh số cho vay theo lĩnh vực ñầu tư


Về cho vay sản xuất kinh doanh: ñây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất


qua các năm. Cụ thể năm 2005 doanh số cho vay sản xuất kinh doanh chiếm


55,94% doanh số cho vay ngoài quốc doanh, năm 2006 tỷ trọng này là 46,26%


và năm 2007 là 58,65%. Xét về sự tăng trưởng qua 3 năm chúng ta thấy rằng


doanh số cho vay giảm nhẹ vào giai ñoạn 2005-2006 và tăng trở lại vào giai ñoạn


2006-2007. Trong giai ñoạn ñầu, doanh số cho vay lĩnh vực này giảm 288.066


triệu ñồng, tốc ñộ giảm 19,16%. Như ñã ñề cập ở trên nguyên nhân của sự sụt


giảm doanh số cho vay là do cuối năm 2005 và ñầu năm 2006 Ngân hàng mới



tách thêm chi nhánh Sóc Trăng và chi nhánh Trà Nóc nên qui mô của Ngân hàng


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

tăng là 224.495 triệu ñồng, tăng 18,47%. Chúng ta nhận thấy rằng ñến năm 2007


này thì ngân hàng đã có những chính sách tín dụng thích hợp nên hoạt động của


ngân hàng ñã ñi vào quĩ ñạo ổn ñịnh trở lại. Thêm vào đó đây là năm đầu tiên


Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức WTO vì vậy mà các doanh nghiệp


trong nước có xu hướng chuyển ñộng, tăng vốn sản xuất ñể chuẩn bị cho tiến


trình hội nhập quốc tế. Ngồi ra vì doanh số cho vay các doanh nghiệp sản xuất


kinh doanh ln giữ vị trí hàng đầu trong tỷ trọng cho vay theo lĩnh vực đầu tư,


do đó để ñạt ñược doanh số cho vay tăng hơn so với năm trước là chuyện rất khó


khăn.


Về cho vay ni trồng thủy sản: nhìn chung chúng ta dễ dàng nhận thấy đây


là lĩnh vực ln chiếm tỷ trọng thấp nhất trong số lĩnh vực ñầu tư. Cụ thể năm


2005 doanh số cho vay lĩnh vực này chiếm 4,26%, ñến năm 2006 chiếm 6,13%


và năm 2007 tỷ trọng này là 7,61%. Nhìn chung, doanh số cho vay qua các năm


có xu hướng tăng lên. Giai ñoạn 2005-2006, doanh số cho vay ở lĩnh vực này



tăng mạnh, tăng 46.677 triệu ñồng, tăng 40,81%. ðến năm 2007, thì doanh số


cho vay lĩnh vực này cũng tiếp tục tăng, cụ thể tăng 25.668 triệu ñồng, tốc ñộ


tăng là 15,94%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do từ sau vụ kiện cá bị


nhiễm chất độc vào năm 2005, nơng dân ta đã có kinh nghiệm hơn, do đó người


nơng dân đã biết cách khắc phục được nhược ñiểm. Từ ñó xây dựng sản phẩm


thủy sản ñảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và có nguồn gốc xuất xứ


rõ ràng vẫn tiêu thụ tốt ở tất cả các thị trường quốc tế. Ngoài thị trường quốc tế,


các công ty cũng không quên thị trường nội ñịa - một thị trường thủy sản có sức


mua ngày càng tăng theo mức sống dân cư và tăng trưởng của du lịch. Thêm vào


đó chưa bao giá cả các loại thủy sản lại tăng nhanh như năm 2007. Bên cạnh đó


được ngành ni trồng thủy sản ñược sự quan tâm của tỉnh và Trung Ương tạo


ñiều kiện thuận lợi cho phát triển. Lực lượng lao động tham gia hoạt động ni


trồng thủy sản ngày càng tăng. Nhờ những ñiều kiện thuận lợi này, mà tình hình


ni trồng thủy sản năm sau có vẻ khả quan hơn trước. Và điều này góp phần tạo


điều kiện kích thích người dân mở rộng hơn việc ni trồng thủy sản. Chính vì



</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41></div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

ðối với doanh số cho vay dịch vụ và sản xuất kinh doanh khác: ñây là lĩnh


vực chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong doanh số cho vay ngoài quốc doanh. Cụ


thể, năm 2005 tỷ trọng này là 22,64%, năm 2006 là 24,86% và năm 2006 tỷ


trọng giảm còn 21,09%. Ở lĩnh vực này doanh số cho vay có tăng và cũng có


giảm. Năm 2006, doanh số cho vay tăng hơn so với năm 2005 là 44.744 triệu


ñồng, ñạt tốc ñộ tăng 7,35%. Trong thời gian này các doanh nghiệp có xu hướng


chuyển ñộng, tăng vốn sản xuất ñể chuẩn bị cho tiến trình hội nhập quốc tế.


Nhưng do các doanh nghiệp vẫn còn tâm lý lo sợ do đó doanh số cho vay lĩnh


vực này tăng trong 2006 nhưng vẫn cịn chậm. ðến giai đoạn tiếp theo từ


2006-2007, doanh số cho vay lại giảm xuống. Giai ñoạn này giảm xuống 20,74% so


với năm 2006. Vì đặc điểm của ngành dịch vụ chủ yếu cần vốn ñầu tư ban ñầu;


hơn thế, nữa thời gian này các lĩnh vực dịch vụ ñã ñi vào hoạt ñộng ổn ñịnh, nhu


cầu vốn của các doanh nghiệp đã thành lập khơng cịn nhiều như trước nữa. Do


đó, doanh số cho vay của năm 2007 giảm hơn so với doanh số năm 2006.


ðối với cho vay tiêu dùng: ñây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng khá cao qua 3



năm. Cụ thể năm năm 2005 doanh số lĩnh vực này chiếm 17,16%, năm 2006


chiếm 22,75% và năm 2007 chiếm 12,65% doanh số cho vay ngoài quốc doanh.


Xét theo sự tăng trưởng qua các năm, doanh số cho vay lĩnh vực này tăng giảm


không ổn ñịnh qua các năm. Trong giai ñoạn 2005-2006, doanh số cho vay vẫn


tăng khá ổn ñịnh, ñạt ñà tăng trưởng 29,56%. Có được điều này là do chính phủ


ta ngày một mở của thị trường, cuộc sống của người dân ở nước ta ngày càng


xích lại gần hơn với đời sống của nhân dân các nước tiên tiến. Bên cạnh đó, đây


là năm hội nhập của nước ta vào kinh tế quốc tế, ñiển hình là sự gia nhập AFTA


vào năm 2006 và thực hiện các cam kết giảm thuế một số mặt hàng, do đó nhu


cầu của người dân ngày càng cao, kích thích nhu cầu cho vay tiêu xài cá nhân


tăng cao. ðến giai ñoạn 2006-2007, giai ñoạn này chúng ta nhận thấy tốc ñộ


tăng của doanh số cho vay lĩnh vực này có phần giảm sút mạnh, với tốc độ giảm


lên ñến 48,03%. Cũng như ñã nêu ở phần trên trong năm này trên ñịa bàn Cần


Thơ xuất hiện rất nhiều Ngân hàng mới làm cho thị trường tín dụng ở Cần Thơ


ngày càng bị chia nhỏ hơn. ðặc biệt ñối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng khách



hàng rất dễ bị hấp dẫn bởi những hình thức khuyến mãi hấp dẫn của những Ngân


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


Trang 36 SVTH: ðoàn Minh Trang
nhiều khách hàng có tâm lý lo sợ nên đã hỗn hoặc ngừng các kế hoạch chi tiêu


của mình. Tất cả những yếu tố này đã phần nào làm doanh số cho vay tiêu dùng


giảm ñi ñáng kể.


4.3.2 Phân tích doanh số thu nợ


Hoạt động chính của ngân hàng là ñi vay và cho vay nên vốn của ngân


hàng phải được bảo tồn và làm giàu thêm. Khi các tổ chức kinh tế sử dụng vốn


của ngân hàng thì phải trả lại gốc và lãi cho ngân hàng. Phần lãi này phải ñảm


bảo lớn hơn phần lãi ngân hàng ñi vay người dân và các tổ chức kinh tế khác,


chi phí hoạt động và đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Vì vậy một ngân hàng


hoạt động tốt khơng chỉ chú tâm vào doanh số cho vay mà còn phải chú trọng


vào doanh số thu nợ để đảm bảo đồng vốn mình bỏ ra có hiệu quả, đảm bảo duy


trì việc kinh doanh ổn ñịnh cho ngân hàng và cuối cùng là duy trì lợi nhuận.



Qua bảng 8 ta thấy tổng doanh số thu nợ có chiều hướng giảm dần qua 3


năm. ðể thấy rõ hơn nguyên nhân của sự biến động này ta phân tích doanh số


thu nợ theo các loại hình tín dụng sau:


4.3.2.1 Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn


Doanh số thu nợ ngắn hạn: luôn chiếm tỷ trọng cao của ngân hàng qua


các năm. Cụ thể: năm 2005 chiếm 89,85%, năm 2006 chiếm 79,28% và năm


2007 85,17%. Vì ngân hàng chủ yếu cung cấp vốn tín dụng ngắn hạn nên làm


cho doanh số thu nợ luôn chiếm tỷ trọng lớn. Nhìn chung doanh số thu nợ ngắn


hạn biến ñộng cùng chiều với tổng doanh số thu nợ ngoài quốc doanh của ngân


hàng. Chỉ tiêu này giảm ñều qua các năm, giai ñoạn 2005-2006 doanh số thu nợ


giảm 12,56%, ñến giai ñoạn 2006-2007 giảm 5,88%. Nguyên nhân của sự giảm


sút là do biến ñộng giá cả trên thị trường nguyên vật liệu, nhiên liệu mà các


doanh nghiệp khơng chủ động kịp thời giá đầu ra của sản phẩm ñiều này phần


nào làm ảnh hưởng ñến công việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy doanh


số thu nợ giảm qua các năm nhưng nhìn chung về cơ cấu thu nợ thì thu nợ ngắn



</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44></div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


Trang 38 SVTH: ðoàn Minh Trang
Doanh số thu nợ trung và dài hạn: ðối với doanh số cho vay trung và dài


hạn ta thấy lĩnh vực này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số thu nợ qua các


năm. Cụ thể: năm 2005 doanh số thu nợ này chiếm 10,15% doanh số thu nợ


ngoài quốc doanh, năm 2006 tỷ trọng này thay ñổi thành 20,72%, năm 2007 tỷ


trọng này là 14,83%. Việc doanh số thu nợ này chiếm tỷ trọng thấp qua các năm


nguyên nhân do doanh số cho vay ở lĩnh vực này thấp. Ngồi ra, đối với những


dự án có vốn vay dài hạn thì khả năng thu hồi vốn chậm, khách hàng cần phải có


thời gian để trả nợ cho ngân hàng. Xét về mặt doanh số cho vay qua 3 năm chúng


ta thấy rằng ở lĩnh vực này doanh số thu nợ tăng trong giai ñoạn ñầu từ


2005-2006 và giảm trong giai ñoạn sau 2005-2006-2007. So với năm 2005, doanh số thu nợ


năm 2006 tăng 302.359 triệu ñồng, ñạt tốc ñộ tăng 102,24%. ðến năm 2007,


doanh số thu nợ lại giảm sút xuống 223.269 triệu ñồng, tốc ñộ giảm 37,33%.


Thời gian đầu doanh số thu nợ tăng là do chính sách chuyển đổi cơ cấu sang cho


vay các món nợ trung và dài hạn làm cho thu nhập của ngân hàng tăng lên. Tuy



nhiên, việc tăng này có phần mạo hiểm vì sẽ làm tăng tính rủi ro của món vay.


ðến thời gian sau, doanh số thu nợ giảm sút rõ rệt, nguyên nhân là do trong


khoản thời gian này nền kinh tế có nhiều biến động, giá cả hàng hóa, nguyên


nhiên liệu tăng mạnh, một số doanh nghiệp khơng kịp thời thích ứng với những


thay đổi đó khơng kịp ñiều chỉnh giá sản phẩm của mình nên ảnh hưởng đến


cơng việc làm ăn kéo theo việc trả nợ cho ngân hàng cũng gặp khơng ít khó


khăn. Từ đó kéo theo doanh số thu nợ sụt giảm trong giai ñoạn này.


Nhưng nhìn chung, đạt được kết quả như vậy qua 3 năm cho thấy ñội ngũ


cán bộ tín dụng có rất nhiều thận trọng trong việc lựa chọn khách hàng, trong


công tác thẩm định, theo dõi q trình sử dụng vốn và đơn đốc khách hàng trả nợ


đúng thời hạn nên có thể thu hồi được vốn vay.


4.3.2.2 Phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế


ðối với doanh số thu nợ lĩnh vực doanh nghiệp: chúng ta nhận thấy rằng


doanh số thu nợ chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Cụ thể năm 2005 doanh số thu


nợ này tăng lên 63,62%, ñến năm 2006 là 79,92%, và ñến năm 2007 là 78,76%.



ðối với sự thay ñổi doanh số thu nợ lĩnh vực này qua các năm, chúng ta nhận


thấy doanh số thu nợ tăng giảm khơng ổn định. So với năm 2005 doanh số thu nợ


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

lại có phần giảm xuống, so với năm 2006 thu nợ năm 2007 giảm 315.367 triệu


ñồng, giảm 13,67%. Chúng ta thấy rằng trong giai ñoạn ñầu doanh số thu nợ tăng


là do công tác thu hồi nợ đối loại hình doanh nghiệp này ñược thực hiện tốt.


Thêm vào đó giai đoạn này cũng doanh số cho vay tăng cao nên doanh số thu nợ


cũng vì vậy mà tăng theo. ðến giai đoạn sau doanh số thu nợ giảm xuống trước


hết là do trên ñịa bàn Cần Thơ có thêm nhiều ngân hàng cạnh tranh làm cho


doanh số cho vay giảm xuống kéo theo doanh số thu nợ giảm theo. Tuy nhiên


trong giai ñoạn này doanh số thu nợ doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trên


tổng doanh số thu nợ cho thấy công tác cho vay và công tác thu hồi nợ của ngân


hàng vẫn ñược thực hiện tốt.


Doanh số thu nợ cá thể: chúng ta nhận thấy rằng tỷ trọng này có sự biến


ñộng qua các năm. Cụ thể năm 2005 tỷ trọng của doanh số thu nợ tiêu dùng là


36,38%, năm 2006 tỷ trọng này giảm còn 20,08%, tuy nhiên tăng trở lại vào năm



2007, tỷ trọng này là 21,24%. ðể rõ hơn, chúng ta xem xét về sự tăng giảm của


doanh số thu nợ qua các năm. Xét qua 3 năm chúng ta nhận thấy doanh số thu nợ


cá thể có sự thay ñổi lớn. So với năm 2005 doanh số thu nợ năm 2006 giảm


mạnh 480.094 triệu ñồng, giảm 45,31%. Trong thời gian này do việc tách hai chi


nhánh Sóc Trăng và Trà Nóc đã làm cho doanh số thu nợ giảm sút ñáng kể. Việc


tách chi nhánh ñồng nghĩa với việc chúng ta phải tách ñịa bàn quản lý và cả dư


nợ nữa. Do đó chúng ta khơng thể thu nợ những vùng mà chúng ta cho vay trước


đây. Với tình trạng như vậy ñã làm cho doanh số thu nợ giảm sút. ðến năm 2007


doanh số thu nợ lại tiếp tục giảm 7,31%. Nguyên nhân do của doanh số cho vay


cá thể năm 2006 giảm mạnh so với doanh số cho vay năm 2005, nên làm cho thu


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47></div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

4.3.2.3 Phân tích doanh số thu nợ theo lĩnh vực ñầu tư


Doanh số thu nợ sản xuất kinh doanh: ñây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao


nhất qua các năm. Cụ thể năm 2005 lĩnh vực này chiếm 50,07% doanh số thu nợ,


năm 2006 chiếm 52,51%, năm 2007 chiếm 57,42%. Xét về sự chênh lệch qua các


năm, nhìn chung doanh số thu nợ tăng vào năm 2006 và có phần chựng lại, giảm



vào năm 2007. Giai đoạn ñầu, doanh số thu nợ tăng 57.240 triệu ñồng và ñạt tốc


ñộ tăng 3,93%. Như ñã phân tích phần trên, trong giai ñoạn này các doanh


nghiệp sản xuất kinh doanh đã có những bước tiến trong lĩnh vực sản xuất kinh


doanh. Do đó các doanh nghiệp này ln giữ đúng chữ tín đối với ngân hàng


thơng qua hành ñộng trả nợ đúng hạn. Chính vì vậy mà doanh số thu nợ tăng.


ðến thời gian sau, doanh số thu nợ có phần sụt giảm, về số liệu tuyệt đối thì chỉ


giảm 63.699 triệu so với năm 2006, về số tương ñối chỉ giảm 4,39%. ðến giai


đoạn này các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có phần tăng trưởng chậm lại,


các doanh nghiệp trong thời gian này có tâm lý thăm dị thị trường. Vì thời gian


này là thời gian ñầu Việt Nam thực thi các chính sách khi gia nhập WTO. Chính


vì nguyên nhân trên mà doanh số thu nợ có sự sụt giảm đơi chút trong giai đoạn


này.


Doanh số thu nợ của các dự án nuôi trồng thủy sản: chúng ta thấy rõ rằng


khu vực này tăng trưởng ñều qua các năm. Năm 2006 doanh số thu nợ tăng so


với năm 2005 là 37.983 triệu ñồng và tốc ñộ tăng 34,69%. ðến giai ñoạn sau tình



hình vẫn tiếp diễn theo chiều hướng ñi lên. Doanh số thu nợ tăng với tốc độ


20,68% và 37.520 triệu đồng. Có ñược việc này là do rất nhiều yếu tố ảnh hưởng


đến việc ni cá. Thứ nhất là do người ni thủy sản khơng chỉ quan tâm đến thị


trương quốc tế mà còn quan tâm hơn ñến thị trường trong nước nên sản lượng


thủy sản ñược tiêu thụ trong năm vừa qua tăng ñáng kể. Thêm vào đó tình hình


giá cả các loại thủy sản trong các năm qua liên tục tăng cao người dân làm ăn có


lãi. Chính những điều này đã giúp cho người ni thủy sản có thể thực hiện tốt


nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng vì vậy mà doanh số thu nợ lĩnh vực này qua


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49></div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

Doanh số thu nợ của lĩnh vực dịch vụ và kinh doanh khác: chúng ta dễ dang


nhận ra việc giảm dần của doanh số thu nợ lĩnh vực này qua các năm. Trong thời


gian ñầu, doanh số thu nợ ở lĩnh vực này giảm 178.418 triệu ñồng, ñạt tốc ñộ


giảm là 20,68%.. Giai đoạn 2005-2006 tình hình thu nợ lĩnh vực này có vẻ


chuyển biến giảm là do trong thời gian này các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn


vì Việt Nam mới gia nhập AFTA và chuẩn bị vào WTO, người dân có tâm lý chờ


giá cả xuống rồi mới mua hàng. Từ đó doanh nghiệp bán hàng gặp khó khăn và



khó có khả năng trả nợ. ðến giai ñoạn sau, doanh số thu nợ lại tiếp tục sụt giảm,


giảm hơn năm 2006 là 125.311 triệu ñồng và giảm 22,42% so với năm 2006. ðến


giai ñoạn này doanh số thu nợ lĩnh vực này lại tiếp tục giảm nguyên nhân một


phần là do doanh số cho vay giảm. Một phần là do ñây là năm ñầu tiên nước ta


trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO nên bắt đầu có sự cạnh tranh


giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, một số doanh nghiệp không thích


nghi với hồn cảnh mới gặp khó khăn điều đó làm cho cơng tác trả nợ của doanh


nghiệp cũng gặp khó khăn. Chính những ngun nhân đó làm cho doanh số thu


nợ giai đoạn này có phần giảm sút.


Doanh số thu nợ tiêu dùng: doanh số thu nợ tăng nhanh trong năm 2006 và


giảm vào 2007. Trong thời gian từ năm 2005-2006, doanh số thu nợ tăng 56.818


triệu ñồng về số tuyệt ñối, xét về số tương đối thì doanh số năm 2006 tăng hơn


năm 2005 là 11,79%. Có được điều này là do ngân hàng Cơng Thương có chính


sách cho các cán bộ làm việc trong các cơ quan vay và trừ dần vào lương hàng


kỳ qua các năm cũng đã góp phần nào việc doanh số thu nợ tăng. ðến giai ñoạn



sau, tức năm 2006-2007 doanh số thu nợ lại có phần sụt giảm. Giai ñoạn này


doanh số thu nợ năm 2007 giảm 206.259 triệu ñồng so với năm 2006, với tốc ñộ


giảm 38,27%. Doanh số thu nợ giảm như vậy là do trong thời gian này chỉ số giá


tiêu dùng tăng cao, nên người dân phải bỏ nhiều tiền hơn để chi tiêu, trong khi đó


đại đa số người vay tiền là cán bộ công nhân viên có thu nhập trung bình, do đó


đã làm cơng tác thu nợ gặp nhiều khó khăn.


4.3.3 Phân tích tình hình dư nợ


Dư nợ là những khoản vay qua các năm nhưng khách hàng chưa thanh toán


vào cuối năm (31/12). Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc ñánh giá hiệu quả và


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


Trang 44 SVTH: ðoàn Minh Trang
quả như thế nào ñến thời ñiểm báo cáo và đồng thời nó cho biết số nợ mà ngân


hàng còn phải thu từ khách hàng. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như dài hạn phụ


thuộc vào mức huy ñộng vốn của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì


mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại.



Nhìn chung, qua 3 năm dư nợ cho vay ngoài quốc doanh giảm dần. Trong


giai ñoạn từ năm 2005 ñến năm 2006, dư nợ giảm 258.684 triệu ñồng về số tuyệt


ñối và giảm 29,47% về số liệu tương ñối. ðến thời gian từ năm 2006 ñến năm


2007, dư nợ vẫn tiếp tục giảm, so với năm 2006 thì dư nợ năm 2007 giảm 73.275


triệu đồng và giảm 11,83%. Nguyên nhân của việc giảm này là do doanh số cho


vay qua các giai ñoạn giảm nhanh hơn tốc ñộ thu nợ cùng thời gian. ðể thấy rõ


hơn việc giảm của doanh số thu nợ, ta hãy phân tích các chỉ số thu nợ thành


phần.


4.3.3.1 Dư nợ theo thời gian


Dư nợ ngắn hạn: cũng như doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ


ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao qua 3 năm. Tuy nhiên tỷ trọng này có sự thay


đổi thất thường. Cụ thể: năm 2005 dư nợ ngắn hạn chiếm 58,7% dư nợ ngoài


quốc doanh, ñến năm 2006 tỷ trọng này lại giảm xuống còn 53,45%, sau đó đến


năm 2007 tỷ trọng này lại tăng lên chiếm có 62,91%. ðể thấy rõ hơn sự thay ñổi


này chúng ta cùng xét sự biến ñộng của dư nợ qua các năm. Nhìn chung dư nợ



ngắn hạn qua ba năm có tăng giảm thất thường. So với năm 2005, dư nợ năm


2006 giảm 184.340 triệu ñồng, tốc ñộ giảm 35,77%. Như chúng ta ñã biết, vào


năm 2005 và 2006 việc tách hai chi nhánh Sóc Trăng và Trà Nóc làm cho dư nợ


giảm sút khá nhiều. Khi tách chi nhánh, một phần chi phí ngân hàng ta vẫn phải


chịu tuy nhiên dư nợ thì sẽ bàn giao cho chi nhánh. Chính từ ngun nhân đó mà


dư nợ từ năm 2005 sang năm 2006 giảm mạnh. Tuy nhiên ñến năm 2007, dư nợ


ngắn hạn lại tăng trở lại nhưng mức tăng khơng đáng kể, so với năm 2006 dư nợ


năm này tăng 12.469 triệu ñồng, tốc ñộ tăng 3,77%. Ngân hàng tập trung vào


mục tiêu phát triển kinh tế của ñịa phương, cho vay ñể ñầu tư vào các dự án cần


vốn ngắn hạn. Ngồi ra, tình hình sản xuất kinh doanh của khu vực ta diễn ra sơi


động, bên cạnh nhu cầu vốn ngày càng tăng thì việc trả nợ cũng diễn ra nhanh


chóng. Thêm vào đó tốc độ tăng doanh số cho vay ngắn hạn trong năm này tăng


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52></div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


Trang 46 SVTH: ðồn Minh Trang
Dư nợ dài hạn: đối với dư nợ trung và dài hạn, lĩnh vực này tuy chiếm tỷ


trọng thấp hơn nhưng cũng có sự biến ñộng lớn qua các năm. Cụ thể năm 2005dư



nợ dài hạn chiếm 41,3% tổng dư nợ ngoài quốc doanh. ðến năm 2006 tỷ trọng


này tăng lên chiếm 46,55%, ñến năm 2007 tỷ trọng này giảm xuống chỉ còn


37,09%. Khi xét sự chênh lệch qua các năm chúng ta thấy rằng, dư nợ lĩnh vực


này ñi xuống qua 3 năm. So với năm 2005, dư nợ năm 2006 giảm 74.344 triệu


ñồng, tốc ñộ giảm 20,5%. Một nguyên nhân khách quan, đó chính là sự tách hai


chi nhánh Sóc Trăng va Trà Nóc. Việc tách hai chi nhánh này đồng thời chúng ta


cũng phải chia tách dư nợ thuộc ñịa bàn cho hai chi nhánh này quản lý. Từ đó


kéo dư nợ giảm nhanh chóng như vậy. ðến năm 2007, dư nợ này tiếp tục giảm so


với năm 2006, giảm 85.744 triệu ñồng, tốc ñộ giảm 29,75%. Trong thời gian này


tình hình kinh tế ở khu vực ta có chuyển biến tích cực. Các ban ngành có thẩm


quyền tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất. Từ đó


thúc đẩy các doanh nghiệp mau chóng trả nợ cho ngân hàng. Ngoài ra sự tăng tốc


của doanh số thu nợ so với doanh số cho vay cũng làm cho dư nợ giảm sút. Do


trong năm này một số khách hàng có nợ vay đến hạn và đã thanh tốn cho ngân


hàng nhưng lại khơng có nhu cầu vay thêm làm cho doanh số cho vay giảm mạnh



dẫn ñến dư nợ năm này giảm.


Qua phân tích trên cho thấy cho vay trung và dài hạn chứa ñựng nhiều rủi


ro về khả năng thanh toán, do cho vay thời gian kéo dài trong khi tình hình kinh


tế ln có những biến ñộng bất ngờ. Mặc dù trong năm 2007 dư nợ cho vay trung


và dài hạn có giảm ñi ñáng kể, nhưng trong những năm tới ñây, Ngân hàng sẽ


phải tiếp tục thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ ñặc biệt là các khoản nợ


trung và dài hạn ñể khống chế mức gia tăng nợ quá hạn mới, ñồng thời chỉ ñạo


Cán bộ nghiệp vụ và các Bộ phận liên quan khác xử lý, giám sát và đơn đốc thu


hồi nợ q hạn cũ.


4.3.3.2 Dư nợ theo thành phần kinh tế


Dư nợ doanh nghiệp: chúng ta nhận thấy lĩnh vực này chiếm tỷ trọng khá


cao qua 3 năm và có xu hướng tăng giảm thất thường. Cụ thể trong năm 2005 dư


nợ của lĩnh vực này chiếm 60%, ñến năm 2006 lĩnh vực này chiếm 62% và vào


năm 2007 chiếm 59,09%. Về sự tăng giảm qua các năm, chúng ta nhận thấy dư


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

ñồng, giảm 27,11%. ðến năm 2007 dư nợ lại tiếp tục giảm xuống, so với năm



trước đó thì năm nay giảm 61.341 triệu đồng, giảm 15,98%. ðiều này cũng xuất


phát từ chủ trương của tỉnh Cần Thơ là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ


trong địa bàn thành phố. Chính nhờ chính sách này mà các doanh nghiệp ñược


tạo ñiều kiện thuận lợi trong vay vốn và trong sản xuất kinh doanh. Chính vì điều


này ñã làm cho các doanh nghiệp tư nhân làm ăn có hiệu quả, có khả năng trả nợ


nhanh chóng cho ngân hàng. Ngồi ra chúng ta cịn phải nói ñến sự nỗ lực của


cán bộ tín dụng trong việc thu nợ. Tất cả những yếu tố trên làm cho dư nợ ngày


càng giảm xuống.


Doanh nghiệp Cá thể


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55></div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

Dư nợ lĩnh cá thể: chúng ta nhận thấy dư nợ này chiếm tỷ trọng lớn qua các


năm. Cụ thể năm 2005 tỷ trọng dư nợ của loại hình cho vay này là 40%, sang


năm 2006 tỷ trọng này giảm xuống còn 38% và năm 2007 tỷ trọng này lại tăng


lên ñạt 40,91%. ðế thấy rõ hơn sự thay ñổi của dư nợ cá thể, chúng ta xem xét sự


chênh lệch giữa 3 năm. Nhìn chung dư nợ cá thể cũng như dư nợ ngồi quốc


doanh đều giảm qua các năm. So với năm 2005 dư nợ cá thể năm 2006 giảm



mạnh 115.870 triệu ñồng, giảm 33%.Việc tách chi nhánh như ñã ñề cập trên


chúng ta cũng phải chuyển dư nợ cho các chi nhánh quản lý, ñã làm tổng dư nợ


năm 2006 giảm mạnh kéo theo dư nợ lĩnh vực này cũng giảm theo. ðến năm


2007 dư nợ vẫn giảm, so với năm trước đó giảm 11.934 triệu đồng, tốc độ giảm


5,07%. Việc giảm dư nợ của ngân hàng chứng tỏ cơng tác thu nợ diễn ra rất tốt.


Ngồi ra ở lĩnh vực này, ña số là các khoảng vay ngắn hạn. Vì vậy người mượn


nợ đều cần vốn lưu động để xoay vịng, khi có tiền họ sẽ trả ngay. Những yếu tố


đó kéo theo sự giảm sút của dư nợ lĩnh vực này.


4.3.3.3 Dư nợ theo lĩnh vực ñầu tư


Dư nợ của lĩnh vực sản xuất kinh doanh: như chúng ta thấy dư nợ thành


phần này chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Trong năm 2005 dư nợ chiếm 54,75%.


Sau một năm dư nợ thành phần này giảm sút nghiêm trọng và chiếm 29,18%.


ðến năm 2007 tỷ trọng của dư nợ, tuy có tăng lên nhưng chỉ chiếm 30,93%. Xét


về dư nợ giữa các năm thì dư nợ lĩnh vực này có xu hướng giảm xuống. Cụ thể


trong thời gian năm 2005-2006 dư nợ giảm 300.001 triệu ñồng, giảm 62,41% so



với năm trước. Giai ñoạn tiếp theo 2006-2007, dư nợ vẫn tiếp tục giảm 11.807


triệu ñồng so với năm 2006, giảm 6,53%. Thời gian này, các doanh nghiệp sản


xuất kinh doanh trên ñịa bàn làm ăn có hiệu quả. Từ đó tạo ñiều kiện cho các


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57></div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

Dư nợ thành phần nuôi trồng thủy sản: Về tỷ trọng dư nợ này chỉ chiếm


một phần nhỏ trong dư nợ theo thành phần kinh tế. Xét theo ñà tăng giảm qua các


năm, chúng ta dễ dàng nhận thấy dư nợ liên tục tăng qua các năm. Từ năm 2005


ñến năm 2006, dư nợ tăng 13.598 triệu ñồng tăng 10,23% so với năm 2005. ðến


thời gian sau, vào giai đoạn 2006-2007, tình hình tiếp tục tăng. So với năm 2006


thì dư nợ lại tăng lên 1.746 triệu đồng, tăng 1,19%. Xảy ra tình hình dư nợ tăng


qua các năm như vậy là do doanh số cho vay lĩnh vực này tăng nhanh qua các


năm trong khi đó doanh số thu nợ cũng tăng nhưng chậm hơn nên dư nợ qua các


năm đều tăng nhưng dư nợ này tăng khơng nhiều.


ðối với dư nợ của lĩnh vực dịch vụ và kinh doanh khác: là phần dư nợ


chiếm tỷ trọng khá cao trong dư nợ theo lĩnh vực ñầu tư. Trong năm 2005 dư nợ


chiếm 20,83%, ñến năm 2006 dư nợ tăng lên 24,53% và ñến năm 2007 chiếm



20,29%. Nhìn chung khi so sánh dư nợ giữa các năm ta thấy dư nợ lĩnh vực này


giảm ñều. Trong giai ñoạn 2005-2006 dư nợ này giảm hơn so với năm trước là


30.954 triệu ñồng, giảm 16,93%. ðến thời gian sau, vào giai ñoạn 2006-2007 dư


nợ thành phần sản xuất kinh doanh khác tiếp tục có chiều hướng đi xuống. So với


năm 2006 thì dư nợ giảm 41.124 triệu ñồng về số tuyệt ñối và 27,07% số tương


ñối. Nguyên nhân của sự sụt giảm giai đoạn đầu là do tình hình kinh doanh của


các doanh mghiêp có vẻ tiến triển tốt đẹp hơn. Một phần là do nhu cầu về dịch vụ


tăng cao. Một phần là do các chính sách của thành phố nhằm phát triển ngành


dịch vụ. Từ ñó tạo ñiều kiện cho doanh nghiệp làm ăn hiệu quả. Thúc đẩy q


trình trả nợ sớm cho ngân hàng. Trong khoảng thời gian 2006-2007, do tốc ñộ


tăng của doanh số cho vay thấp hơn tốc ñộ giảm của doanh số thu nợ làm cho dư


nợ giảm.


ðối với dư nợ tiêu dùng, tương tự như tình trạng dư nợ của sản xuất kinh


doanh, dư nợ giảm qua các năm. Trước hết nếu xét về tỷ trọng dư nợ tiêu dùng


luôn chiếm tỷ trọng thấp qua các năm. Năm 2004 chiếm 9,28%, năm 2005 chiếm



9,28% và ñến năm 2006 chiếm 7,22%. Xét ñến tốc ñộ tăng trưởng, ta thấy dư nợ


giảm qua 3 năm. Năm 2005 so với năm 2004 giảm 20.844 triệu ñồng và giảm


20,37% so với năm 2004. ðến giai ñoạn 2005-2006 dư nợ vẫn tiếp tục giảm và


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


Trang 52 SVTH: ðồn Minh Trang
tăng nhưng khơng nhanh bằng tốc ñộ thu nợ. Việc người dân trả nợ qua các năm


trước thời hạn cũng làm cho dư nợ sụt giảm.


4.3.4 Phân tích tình hình nợ q hạn


Theo quy luật chung đã đầu tư phải có rủi ro. Cho nên ở bất kỳ lĩnh vực nào


nếu đầu tư càng nhiều thì rủi ro càng cao. ðể đánh giá rủi ro tín dụng của ngân


hàng, người ta thuờng xem xét tình trạng nợ quá hạn của ngân hàng.


4.3.4.1 Nợ quá hạn theo thời gian


Nợ quá hạn ñối với ngắn hạn: dựa vào bảng ta thấy tỷ trọng nợ q hạn


thành phần này có sự thay đổi qua các năm, cụ thể năm 2005 tỷ trọng này chiếm


55,11% nhưng ñến năm 2006 tỷ trọng này chỉ còn 41,04%, ñến năm 2007 tỷ



trọng này lại tăng lên chiếm 47,16%. Về so sánh nợ quá hạn qua các năm thì nợ


qua hạn ngắn hạn tăng trong giai ñoạn 2005-2006, nhưng giảm mạnh trong giai


ñoạn 2006-2007. Giai ñoạn ñầu dư nợ thành phần này tăng lên 482 triệu ñồng,


tốc ñộ là 11,01%. Nguyên nhân là do khách hàng vay khơng kịp quay vịng vốn


sản xuất nên chưa kịp trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên ñến giai ñoạn sau thì nợ


quá hạn ngắn hạn giảm ñi ñáng kể, cụ thể giảm 1.926 triệu ñồng, tốc ñộ giảm đến


39,63%. Có được điều này là do cán bộ tín dụng đã làm việc hiệu quả, kiểm tra


các khoản vay chặc chẽ. Tuy nhiên trong thời gian tới, chúng ta vẫn cần phải chú


ý ñến nợ quá hạn. Các cán bộ tín dụng cần phải nhắc nợ cho khách hàng thường


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60></div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


Trang 54 SVTH: ðồn Minh Trang
Nợ q hạn đối với cho vay trung và dài hạn: Nhìn chung qua các năm tỷ


trọng nợ quá hạn ñối với thành phần này tăng cao hơn so với tỷ trọng nợ quá hạn


cho vay ngắn hạn. Trong năm 2005 tỷ trọng này chỉ chiếm 44,89%, nhưng ñến


năm 2006 tỷ trọng này lại tăng nhanh chiếm ñến 58,96%, ñến 2007 tỷ trọng này


có giảm đi chút ít nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn nợ quá hạn ñối với cho



vay ngắn hạn. Về số liệu tuyệt ñối giữa các năm ta thấy nợ quá hạn cho vay trung


và dài hạn tăng giảm thất thường qua các năm. Năm 2005 là 3.566 triệu ñồng,


nhưng ñến năm 2006 tăng nhanh lên 6.983 triệu ñồng, tốc ñộ tăng ñến 95,82%.


Nợ quá tăng nhanh chủ yếu là nợ quá hạn trung và dài hạn ña số nằm ở các lĩnh


vực bất ñộng sản do luật bất ñộng sản ñược ban hành ñã làm cho thị trường đóng


băng, người dân khơng thể bán. Từ ñó kéo theo ngân hàng khó thu hồi ñươc vốn


cho vay. Nhưng ñến năm 2007 thì nợ quá hạn ñã giảm ñáng kể, mức giảm là


3.696 triệu ñồng, tốc ñộ giảm là 52,93%. Trong thời gian này, lĩnh vực bất ñộng


sản có nhiều chuyển biến tốt hơn trước. Thêm vào đó cán bộ tín dụng đã làm tốt


cơng tác của mình trong việc thẩm định cho vay cũng như đơn ñốc khách hàng


trả nợ ñúng hạn cho ngân hàng.


4.3.4.2 Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế


Nợ quá hạn ñối với cho vay doanh nghiệp: So sánh giữa các năm thì nợ q


hạn có sự thay ñổi thất thường. Cụ thể năm 2005 nợ quá hạn là 5.000 triệu ñồng,


ñến năm 2006 lên 6.713 triệu ñồng, tỷ lệ tăng nợ quá hạn là 34,26% tức tăng



1.713 triệu ñồng. Nguyên nhân là do nợ một số doanh nghiệp làm ăn khơng hiệu


quả gây ra tình trạng nợ quá hạn, như Nông Trường Sông Hậu. ðến năm 2007


tình hình lại khả quan hơn nợ quá hạn giảm mạnh xuống cịn 1.503 triệu đồng,


tốc độ giảm 77,61% so với trước. Do Ngân hàng đã có nhiều biện pháp hiệu quả


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62></div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


Trang 56 SVTH: ðồn Minh Trang
Nợ q hạn đối với cho vay cá thể: Nhìn chung nợ quá hạn khu vực này


cũng có sự biến động khơng đều qua các năm. Trong giai ñoạn từ năm


2005-2006, nợ quá hạn tăng lên ñáng kể với mức tăng là 2.186 triệu ñồng, về số tương


ñối là 74,25%. Do doanh số cho vay cá thể năm 2005 cao nhất qua ba năm.


Nguyên nhân nợ quá hạn cao do công tác thẩm ñịnh và thu hồi nợ ñối với cho


vay cá thể chưa ñược tốt lắm. Nhưng ñến giai ñoạn từ 2006-2007 tình hình có


khá hơn, nợ quá hạn giảm xuống với số tuyệt ñối là 412 triệu ñồng, số tương ñối


là 8,03%. Trong thời gian này, Ngân hàng tăng cường thu hồi nợ bằng các biện


pháp như: xem xét lại hồ sơ q hạn, phân loại ngun nhân để có biện pháp xử



lý phù hợp, giành nhiều thời gian ñến cơ sở sản xuất của các hộ kinh doanh cá


thể ñể xem xét hoạt ñộng của họ…. Tất cả các hoạt ñộng này nhằm ñể giảm nợ


quá hạn lại.


4.3.4.3 Nợ quá hạn theo lĩnh vực ñầu tư


ðối với nợ quá hạn khu vực sản xuất kinh doanh: nợ quá hạn thay ñổi liên


tục qua các năm. Vào năm 2005 nợ quá hạn ở khu vực này bằng 4.016 triệu


ñồng. Nhưng ñến thời gian sau, vào năm 2006 nợ quá hạn lại tăng lên ñến 4.635


triệu ñồng. Vào thời gian này, các doanh nghiệp quốc doanh ñược cổ phẩn hóa,


do đó một số nợ q hạn ñược chuyển từ quốc doanh sang ngoài quốc doanh. Do


đó nợ q hạn tăng cao. Ngồi ra, các doanh nghiệp kinh doanh bất ñộng sản sau


một thời gian vay tiền của ngân hàng nay ñến hạn trả. Tuy nhiên vào thời gian


này bất động sản vẫn cịn đóng băng. Vốn của cơng ty khó có thể thu hồi ñược.


ðến năm 2007, nợ quá hạn giảm mạnh xuống cịn 1.186 triệu đồng. Có ñược


ñiều nàu là do trong năm này thị trương bất động sản bắt đầu nóng trở lại các


doanh nghiệp bắt ñầu làm ăn tốt hơn. Thêm vào đó cán bộ tín dụng đã làm tốt



nhiệm vụ của mình trong việc cho vay cũng như giám sát việc trả nợ ñúng hạn


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64></div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


Trang 58 SVTH: ðoàn Minh Trang
ðối với lĩnh vực ni trồng thủy sản: tình hình nợ q hạn có vẻ khả quan


hơn. Tuy vẫn có thời gian tăng qua các năm nhưng vẫn có năm khơng tăng. Cụ


thể trong thời gian 2005-2006 nợ q hạn khơng tăng, mà lại giảm 23,51%. Có


ñược ñiều này là do chúng ta đã tìm ra thêm thị trường tiêu thụ mới đó là thị


trường EU. Từ ñó các hộ sản xuất thủy sản sản xuất có lời hơn. Tuy nhiên, ñến


thời gian năm 2006-2007, nợ quá hạn lại tăng lên. So với năm 2006, nợ quá hạn


của năm 2007 tăng hơn 113 triệu ñồng. Nguyên nhân của việc sự gia tăng này là


do trong năm 2007 xảy ra hiện tượng tôm chết hàng loạt ở đơng băng Sơng Cửu


Long dẫn đến khó khăn đối với các hộ ni tơm trong việc trả nợ cho Ngân hàng.


Từ đó dẫn đến nợ q hạn tăng cao.


ðến lĩnh vực dịch vụ và kinh doanh khác: tương tự như trên, nợ quá hạn ở


lĩnh vực này tăng giảm thất thường. Trong năm 2005 ñến năm 2006, nợ quá hạn


tăng nhanh, tốc ñộ tăng lên 107,16%, hay tăng hơn so với năm 2005 về số tuyệt



ñối là 1.077 triệu ñồng. Nguyên nhân tăng ở ñây do thời gian ñầu mới ñi vào


kinh doanh, một số loại hình dịch vụ vẫn chưa tạo được dấu ấn riêng do đó chưa


thu hút được nhiều khách hàng lắm. Ngồi ra lĩnh vực dịch vụ là một lĩnh vực


nhại cảm, dễ thay đổi theo xu hướng. Do đó khi xu hướng thay đổi thì các nhà


đầu tư có nguy cơ mất vốn. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.


ðến thời gian sau, giai ñoạn 2006-2007 nợ quá hạn giảm xuống, tốc ñộ là 25,7%


về số tương ñối và giảm 535 triệu ñồng về số tuyệt ñối. Do trong giai đoạn này,


tình hình kinh tế Cần Thơ có nhiều khả quan, thu nhập của người dân ngày càng


tăng, làm cho nhu cầu tiêu dùng và vui chơi giả trí tăng; bên cạnh đó, chính


quyền địa phương lại thực hiện cải cách hành chính tạo nhiều thuận lợi cho các


doanh nghiệp kinh doanh, do đó làm tăng khả năng trả nợ ñúng hạn.


ðối với lĩnh vực tiêu dùng: chúng ta có thể dễ dàng nhận ra lĩnh vực tiêu


dùng cũng biến ñộng khơng đều qua các năm. Cụ thể, vào năm 2005, nợ quá hạn


là 1.796 triệu ñồng. ðến năm 2006 thì tỷ trọng tăng mạnh lên 4.264 triệu đồng,


tốc ñộ tăng là 137,42%. Nguyên nhân của việc nợ quá hạn tăng cao là do thị



trường nhà ñất trong thời gian này bị ñóng băng. Các món nợ tiêu dùng chủ yếu


là do người dân vay ñể mua bất ñộng sản nhằm ñể bán kiếm lời. Tuy nhiên do


không bán ñược từ đó dẫn đến việc trả nợ khó khăn gây ra nợ quá hạn. Vào năm


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

tốc ñộ giảm là 41,06%. Như nói ở trên thị trường nhà đất đã bắt đầu sơi động trở


lại, người tiêu dùng đầu tư có lời nên có điều kiện thực hiện nghĩa vụ với ngân


hàng ñúng hạn. Thêm vào đó trong năm 2007 ngân hàng cũng có chính sách


giảm doanh số cho vay lĩnh vực này nhằm làm giảm nợ quá hạn. Chính vì những


lý do đó mà nợ q hạn tiêu dùng đã bắt đầu giảm xuống.


4.3.5 Phân tích các chỉ số tài chính


Trên cơ sở “đi vay để cho vay” bất kỳ một ngân hàng nào cũng vậy, hoạt


động cho vay là hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng. Hoạt động này ln


diễn ra thường xuyên liên tục và mang lại hiệu quả cao trong q trình hoạt động.


Hoạt động cho vay này được ñánh giá qua các chỉ số tài chính sau:


Bảng 17: CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH


Chỉ tiêu



ðơn vị


tính 2005 2006 2007


Tổng nguồn vốn Tr.ñ 1.367.684 902.457 920.025


Vốn huy ñộng Tr.ñ 552.250 558.916 511.369


Doanh số cho vay ngồi QD Tr.đ 2.687.556 2.627.246 2.454.906


Doanh số thu nợ ngoài QD Tr.ñ 2.912.307 2.885.930 2.528.181


Dư nợ cuối kỳ ngồi QD Tr.đ 877.896 619.212 545.937


Nợ q hạn ngồi QD Tr.đ 7.944 11.843 6.221


Tổng dư nợ Tr.ñ 1.293.930 711.386 636.138


Vốn Hð/Tổng nguồn vốn % 40,38 61,93 55,58


Dư nợ ngoài QD /Tổng nguồn vốn % 64,19 68,61 59,34


Dư nợ ngoài QD /Vốn Hð % 158,97 110,79 106,76


Nợ quá hạn ngoài QD /Tổng dư nợ % 1,44 2,12 1,22


Hệ số thu nợ % 108,36 109,85 102,98


Vịng quay vốn tín dụng Vòng 2,94 3,86 4,34



Thời gian thu nợ bình quân Ngày 122 107 117


(Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng Công Thương Cần Thơ)


4.3.5.1 Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn (%)


Nhìn vào bảng 17 ta nhận ra nguồn vốn huy ñộng ñã dần ñáp ứng ñược


phần lớn nhu cầu cho vay của ngân hàng. Cụ thể vào năm 2005, tỷ lệ này chỉ


chiếm 40,38%. ðến năm 2006 tỷ lệ này tăng lên ñến 61,93%, cao nhất qua 3


năm. ðến năm 2007 thì tỷ lệ này lại giảm xuống cịn 55,58%. Qua ñó chứng tỏ


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


Trang 60 SVTH: ðoàn Minh Trang
dụng vốn từ ngân hàng mẹ điều chuyển sẽ có lãi suất cao hơn khi sử dụng vốn


này. Trong tương lai, ngân hàng cần phải nâng cao chỉ tiêu này hơn nữa bằng


cách ñưa ra nhiều phương thức khuyến mãi và nâng cao hơn nữa hình ảnh ngân


hàng.


4.3.5.2 Dư nợ ngồi quốc doanh trên tổng nguồn vốn (%)


Chỉ tiêu này cho chúng ta thấy chính sách tín dụng của ngân hàng, phản ánh



hoạt động của ngân hàng có tập trung vào việc cấp tín dụng hay khơng. Trong 3


năm, tỷ số này có xu tăng giảm khơng ổn định. Trong năm 2005, tỷ số này là


64,19%. ðến năm 2006 tỷ số này tỷ số này tăng lên ñạt 68,61%. ðến năm 2007,


thì tỷ số này lại giảm xuống, chỉ cịn chiếm 59,34%. Nguyên nhân của việc giảm


sút này là do ngân hàng dần dần có thêm những hình thức dịch mới. ða dạng hóa


đầu tư, khơng xem cho vay là hoạt động chính nữa.


4.3.5.3 Chỉ tiêu dư nợ ngồi quốc doanh trên nguồn vốn huy động (%)
Nhìn vào bảng 17 chúng ta thấy rằng tỷ trọng này khá lớn, luôn chiếm trên


100%. Cụ thể năm 2005, tỷ số này là 158,97%. ðến năm sau là năm 2006 tỷ số


này giảm nhẹ, giảm còn 110,79%. ðến năm thứ 3 là 2007, tỷ số này thay đổi,


giảm cịn chiếm 106,76%. Từ những tỷ số trên ta thấy rằng nguồn vốn huy ñộng


dần dần trở thành nguồn vốn chính của ngân hàng. Nếu không tận dụng tốt


nguồn vốn này sẽ dẫn ñến việc bỏ ra chi phí vơ ích. Do đó trong thời gian sau


ngân hàng cần phải tăng tỷ số này lên để làm cho nguồn vốn huy động có hiệu


quả hơn.


4.3.5.4 Chỉ tiêu rủi ro tín dụng (%)



Nhìn vào bảng 17 ta dễ dàng nhận ra tỷ lệ này khá thấp, dưới 5%. Cụ thể,


năm 2005 tỷ lệ này chiếm 1,44%. ðến năm 2005, tỷ lệ này bắt ñầu tăng và tăng


ñến 2,12%. ðến giai ñoạn sau nữa, tỷ lệ này giảm xuống còn 1,22%. Tỷ lệ này


qua các năm ở mức là tương ñối tốt. Nhưng tỷ lệ này tăng trong năm 2006 ñã làm


ảnh hưởng ñến hiệu quả hoạt ñộng của ngân hàng. Nhưng trong năm 2007 ngân


hàng ñã có biện pháp khắc phục tình trạng này vì vậy mà tỷ lệ này ñã giảm


xuống đáng kể. Do đó trong thời gian tới cần phải tiếp tục tích cực thu các khoản


nợ quá hạn cũ và phải tăng cường thêm các chính sách giám sát để vốn vay được


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

4.3.5.5 Chỉ tiêu vịng quay vốn tín dụng (vịng)


Nhìn chung qua 3 năm, vịng quay vốn tín dụng có xu hướng tăng cao. Do


đó ta thấy rằng nguồn vốn sử dụng của ngân hàng có hiệu quả. Cụ thể vào năm


2005, vòng quay này là 2,94 vòng. ðến năm 2006 vòng quay này lên ñến 3,86


vòng cho thấy nguồn vốn của ngân hàng ngày càng xoay vòng nhanh. ðến năm


2007, vòng quay vốn của ngân hàng là 4,34 vòng. Qua các năm chúng ta thấy


rằng các vịng quay này khá nhanh. Từ đó chúng ta có thể ñưa ra ý kiến là ngân



hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn. Tuy việc này làm quay vòng vốn nhanh, ít rủi ro


nhưng món vay này có lại lãi suất thấp dẫn ñến thu nhập thấp xuống.


4.3.5.6 Chỉ tiêu hệ số thu nợ (%)


Doanh số cho vay và doanh số thu nợ có sự gia tăng giảm khơng đều qua


các năm. Cụ thể: năm 2005 chỉ số này là 108,36%, năm 2006 chỉ số này tăng lên


thành 109,85%, ñến năm 2007 chỉ số này đã giảm xuống cịn 102,98%. Tỷ lệ này


dều ở mức cao qua các năm, đó là một biểu hiện tốt. ðiều đó chứng tỏ hiệu quả


đầu tư tín dụng ngồi quốc doanh của ngân hàng được thực hiện tốt, đó là do sự


nỗ lực của các cán bộ tín dụng trong việc đơn đốc khách hàng trả nợ, bên cạnh đó


cịn do thiện chí trả nợ của người dân ngày một nâng cao.


4.3.5.7 Chỉ tiêu thời gian thu nợ bình quân (ngày)


Nhìn vào bảng 17 ta thấy rằng, thời gian thu nợ bình qn có tăng và cũng có


giảm xuống. Cụ thể vào năm 2005, thời gian thu nợ là 122 ngày. ðến năm 2006


tỷ lệ này giảm xuống còn 107 ngày. ðến năm 2007 tỷ lệ này lại tăng lên là 117


ngày. ðây là ñiều ñáng mừng, vì việc này góp phần thu lại vốn cho ngân hàng



một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó chỉ số này còn cho ta thấy hoạt động tín


dụng ngày một hiệu quả. ðạt ñược thành quả này là do sự tích cực thu nợ của các


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


Trang 62 SVTH: ðoàn Minh Trang
CHƯƠNG 5


MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ


HOẠT ðỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CƠNG THƯƠNG


5.1 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN CƠNG TÁC TÍN DỤNG


5.1.1. Nhân tố khách quan


Giá cả một số mặt hàng thiết yếu trên thị trường biến ñộng mạnh như xăng,


dầu, gas, vật liệu xây dựng,…ñã tác ñộng lên mặt bằng giá cả chung, tạo sức ép


tăng giá hàng loạt các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ khác. Thêm vào đó giá vàng


và giá USD thường xun có những biến động thất thường. Chính vì những lý do


đó đã tác động trực tiếp ñến tâm lý của các doanh nghiệp cũng như của người


dân, và ñã làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.



Trong thời kỳ này thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp: dịch cúm gia cầm,


dịch lở mồm long móng ở gia súc, rồi đến dịch rầy hại lúa… gây ảnh hưởng lớn


ñến hoạt ñộng kinh doanh của khách hàng, từ đó làm ảnh hưởng ñến khả năng trả


nợ của khách hàng và dẫn ñến là chỉ tiêu thu nợ giảm và làm chỉ tiêu nợ q hạn


tăng, đặc biệt trong 2006.


Tình hình kinh tế ln diễn ra sơi động. Trong một vài năm gần ñây, ñặc


biệt trong năm 2007, trên ñịa bàn Cần Thơ xuất hiện thêm nhiều ngân hàng mới


vì thế sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt hơn làm cho tiến trình


huy động tiền gửi và cho vay của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.


5.1.2. Nhân tố chủ quan


a) Ngân hàng


Doanh số cho vay gần ñây giảm xuống là do ý muốn chủ quan của ngân


hàng. Ta thấy trong năm 2006 nợ quá hạn không ngừng tăng lên là do rủi ro tín


dụng tăng cao. ðể kiểm sốt chặt chẽ hơn chất lượng tín dụng ngân hàng đã chủ


động hạn chế cho vay vốn để những khoản tín dụng cấp ra ít rủi ro. Bên cạnh đó



việc thu hẹp phạm vi cấp tín dụng cịn giúp cho ngân hàng tập trung hơn vào


cơng tác kiểm sốt các khoản nợ quá hạn. Việc giảm xuống doanh số cho vay


ngồi quốc doanh đã phần nào làm ảnh hưởng ñến các chỉ tiêu khác của ngân


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

Cơ cấu đầu tư tín dụng ngồi quốc doanh chưa hợp lý, chỉ tập trung vào


một số thành phần kinh tế và chủ yếu là cho vay ngắn hạn, tín dụng trung và dài


hạn vẫn chiếm tỷ trọng thấp. ðiều này dễ dẫn ñến nguy cơ mất vốn khi xảy ra rủi


ro và cũng sẽ tác ñộng mạnh ñến hiệu quả hoạt ñộng của ngân hàng.


Cơng tác huy động vốn tại ngân hàng mặc dù ñạt kết quả khá tốt nhưng


thực tế số vốn huy ñộng ñược vẫn chưa ñáp ứng ñủ nhu cầu vốn cho hoạt ñộng


tín dụng của ngân hàng, ngân hàng vẫn phải sử dụng vốn ñiều chuyển từ nơi


khác đến với lãi suất cao, làm cho chi phí trả lãi của ngân hàng tăng lên và làm


ảnh hưởng ñến lợi nhuận ñạt ñược của ngân hàng.


Mặc bằng chung về trình độ của cán bộ tín dụng nhìn chung chưa đồng bộ,


thiếu kinh nghiệm cần được tiếp tục đào tạo, đây cũng chính là một trong những


nguyên nhân dẫn ñến khoản vay bị quá hạn.



Ngân hàng chưa quan tâm đến việc quảng bá hình ảnh của mình một cách


rộng rãi trên các phương tiện thơng tin đại chúng.


b) Khách hàng:


Ngun nhân cịn tồn tại là do người dân chưa thấy được lợi trước mắt,vì


cho rằng khi giao dịch với Ngân hàng phải làm thủ tục rườm rà. Về nhận thức,


hiểu biết về của người dân về hoạt ñộng của ngân hàng cịn thấp, người dân lại


chưa có thói quen gửi tiền nhàn rỗi tại ngân hàng mà thích giữ tiền tại nhà. Thêm


vào đó thị trường vàng và thị trường chứng khốn hiện nay đang rất sơi ñộng thu


hút nhiều người ñầu tư vốn của mình vào ñây hơn là gửi tiền vào ngân hàng.


Xảy ra hiện tượng một số khách hàng cố ý sử dụng vốn sai mục đích do sự


biến động của thị trường hàng hóa và tình hình kinh tế xã hội làm nhiều khách


hàng thay ñổi phương án kinh doanh, ñầu tư vào ngành nghề khác so với mục


đích vay vốn ghi trong hợp ñồng tín dụng, có nhiều trường hợp kinh doanh


khơng đạt hiệu quả nên khả năng trả nợ cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn.


5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ



HOẠT ðỘNG TÍN DỤNG NGỒI QUỐC DOANH


5.2.1 Các biện pháp huy động vốn


ðể có thể chủ ñộng hơn trong nguồn vốn và ñể giảm chi phí cho ngân hàng


thì ngân hàng cần phải có những biện pháp hiệu quả để thu hút ngày càng nhiều


nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Ngân hàng phải đa dạng hóa và linh hoạt trong


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


Trang 64 SVTH: ðồn Minh Trang
chung của thị trường. Sau đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy


động vốn:


- Ngân hàng cần có kế hoạch và chiến lược huy ñộng nguồn vốn trung và


dài hạn để đáp ứng nhu cầu đầu tư tín dụng trung và dài hạn vì hiện nay đa số


nguồn vốn chỉ tập trung cho vay ngắn hạn. Ngân hàng cần ñưa ra nhiều chiến


lược như: quảng cáo trên báo, đài, treo băng rơn, biểu ngữ các khu vực trung tâm


tập trung nhiều thành phần kinh tế.


- Bên cạnh việc ñưa ra lãi suất hấp dẫn, các ngân hàng thương mại cũng đưa


ra nhiều hình thức khuyến mại khác nhau khơng những đem lại lợi ích thiết thực



và hấp dẫn cho người gửi tiền mà cịn có thể tăng nguồn vốn huy động cho ngân


hàng, ví dụ như: quay số dự thưởng với phần thưởng hấp dẫn như: ô tô du lịch,


vàng, xe máy, ti vi,…


- Phát triển mạng lưới máy rút tiền tự ñộng - ATM, tạo sự tiện lợi cho chủ


thẻ giao dịch, rút tiền mặt, lĩnh lương, chuyển tiền về gia đình, thanh tốn điện,


nước…vì đa số các doanh nghiệp hiện nay ñều thực hiện chi trả lương cho nhân


viên qua thẻ, làm như vậy vừa thu hút ñược tiền nhàn rỗi vừa tạo mối quan hệ tốt


ñối với các doanh nghiệp khi cần vốn họ sẽ ñến với ngân hàng.


- Cần có chính sách khen thưởng thích đáng nhằm khuyến khích cán bộ,


nhân viên có thành tích tốt trong cơng tác huy động vốn, giới thiệu khách hàng


giao dịch với Ngân hàng.


5.2.2 Xây dựng và nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng


ðây là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên hiệu quả trong cạnh tranh,


tạo cho khách hàng cảm thấy được tơn trọng, được phục vụ tận tình; khi đó ngân


hàng thương mại sẽ thu hút được đơng đảo khách hàng đến với mình.



- đào tạo nhân viên tắn dụng chủ chốt nhằm nâng cao khả năng quản lý.


- Tuyển dụng thêm những cán bộ tín dụng có kinh nghiệm, chun mơn giỏi


ñể mở rộng cho vay và ñầu tư.


- Tuyển chọn nhân viên mới là sinh viên mới ra trường phải có chương trình


đào tạo chun mơn, nghiệp vụ.


5.2.3 Nâng cao chất lượng tín dụng


- Chọn lọc xếp loại khách hàng theo tiêu chí đã quy định trong quy trình tín


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

- Cân bằng tỷ trọng cho vay các thành phần kinh tế khác nhau, không thiên


về thành phần nào. Như vậy vừa có thể thu hút thêm khách hàng mới, vừa có thể


phân tán rủi ro, giảm được nguy cơ mất vốn.


- Ngân hàng cần phải mở rộng thêm lĩnh vực cho vay dài hạn để có ñược lãi


suất cho vay lớn hơn và ñể tăng lợi nhuận cho ngân hàng, nhưng vẫn phải thận


trọng trước khi quyết định cho vay.


- Nâng cao trình ñộ thẩm ñịnh của cán bộ tín dụng, ñặc biệt là thẩm ñịnh tư


cách của khách hàng và tài sản đảm bảo vì ñiều này có ảnh hưởng rất lớn đến



thiện chí cũng như khả năng hồn trả tiền vay của khách hàng. ðể làm ñược ñiều


này, ngân hàng cần thường xuyên mở các lớp ñào tạo, nâng cao trình độ chun


mơn cũng như nghiệp vụ của các cán bộ công nhân viên trong ngân hàng.


- Giám sát chặt chẽ quá trình trước, trong và sau khi cho vay để kịp thời có


biện pháp xử lý nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục ñích.


- Thiết lập bộ phận thường xuyên thu thập và cập nhật thông tin về thị


trường, giá cả, các thiết bị, công nghệ mới trong nước và ngồi nước có thể liên


quan ñến ñối tượng ñầu tư của ngân hàng, xây dựng thành một tập tin ñịnh kỳ


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


Trang 66 SVTH: ðoàn Minh Trang
CHƯƠNG 6


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


6.1 KẾT LUẬN


Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng trong cả nước,


ngân hàng Cơng Thương Việt Nam nói chung và Cơng Thương chi nhánh Cần



Thơ nói riêng đang góp phần vào công cuộc phát triển nền kinh tế nước nhà.


Chính vì vậy, trong những năm qua Ngân hàng Công Thương Cần Thơ ñã thực


sự trở thành chỗ dựa, thành người bạn gần gũi thân thiết của mọi thành phần kinh


tế giúp họ yên tâm phát triển sản xuất và sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả.


Qua phân tích và đánh giá sơ bộ về tình hình hoạt động tín dụng ngồi quốc


doanh tại ngân hàng Cơng Thương Cần Thơ em có một số nhận xét sau:


- ðối với vốn huy ñộng, ñây là nguồn vốn hoạt ñộng chủ yếu của ngân


hàng. Về mặt này, ngân hàng ñã thực hiện khá tốt cơng tác huy động và hoạt


ñộng hiệu quả hơn. ðiều này ñược thể hiện rõ qua sự chuyển biến từ sử dụng vốn


ñiều chuyển từ ngân hàng cấp trên xuống là chủ yếu, sang sử dụng vốn huy ñộng


là chủ yếu. Thêm vào đó, cơ cấu nguồn vốn huy ñộng của ngân hàng ngày càng


hợp lý hơn, số vốn huy ñộng từ tiền gởi tiết kiệm dân cư và doanh nghiệp ngày


càng tăng trong khi vốn huy ñộng từ phát hành công cụ nợ ñã giảm xuống. Tuy


nhiên ngân hàng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của Thành phố. Thành phố ta


là một Thành phố đang phát triển mạnh, có nhiều doanh nghiệp hoạt động, thu



nhập bình qn đầu người ngày càng tăng. Chính vì những điều kiện đó mà ngân


hàng ta phải nâng cao khả năng huy ñộng vốn hơn nữa.


- ðối với hoạt động tín dụng, chúng ta nhận thấy doanh số cho vay vẫn


chưa ñều qua các năm. Bên canh đó, chúng ta cũng nhận thấy rằng doanh số cho


vay vẫn chưa phân bổ ñều giữa các thành phần kinh tế. Cần phải làm tỷ trọng cho


vay các thành phần kinh tế cân bằng nhau, không thiên về thành phần nào. Một


mặt chúng ta vừa có thể thu hút thêm khách hàng mới, mặt khác chúng ta vừa có


thể phân tán rủi ro, giảm được nguy cơ mất vốn. Ngoài ra, Ngân hàng chủ yếu


ñầu tư trong cho vay ngắn hạn, trong khi cho vay trung hạn chỉ chiếm một tỷ


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

lĩnh vực cho vay dài hạn. Tuy nhiên ngân hàng cũng cần phải xem xét thật kỹ


càng khi quyết định cho vay vì loại hình này tuy mang lại lợi nhuận cao nhưng


cũng làm tăng rủi ro, và dễ dàng dẫn ñến mất vốn.


- Về nợ quá hạn, cần phải tránh tình trạng nợ quá hạn tăng cao như trong


năm 2006. ðến năm 2007 tình hình nợ q hạn lại có xu hướng giảm mạnh. ðạt


ñược kết quả trên là nhờ sự phấn ñấu của tập thể cán bộ ngân hàng, cố gắng hồn



thành tốt cơng tác cho vay và thu nợ, ñồng thời chiến lược kinh doanh của ngân


hàng có hiệu quả và áp dụng các biện pháp phịng ngừa tương ñối tốt, nên ñã hạn


chế phần nào rủi ro. Hy vọng với sự quan tâm chỉ ñạo sâu sát của các cấp lãnh


ñạo sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho ngân hàng phát huy vai trò chủ lực của mình đối


với kinh tế của thành phố.


6.2 KIẾN NGHỊ


Thơng qua hoạt động tín dụng tại ngân hàng Cơng Thương Cần Thơ cùng


với sự chỉ dẫn tận tình của các cơ chú, anh chị trong ngân hàng ñã giúp cho em


hiểu biết thêm về lĩnh vực hoạt động tín dụng trong một ngân hàng. Qua phân


tích tình hình cho vay lĩnh vực ngoài quốc doanh tại ngân hàng cho thấy ngân


hàng đã đóng góp khơng nhỏ trong sự nghiệp phát triển kinh tế tại địa phương.


Tuy nhiên, vẫn cịn một số mặt hạn chế như tình hình nợ quá hạn tăng và thu nợ


giảm trong một số lĩnh vực…; và nhằm để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động


tín dụng tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ em xin nêu ra một số kiến nghị


sau:



- Trước khi quyết định cho vay, cán bộ tín dụng cần phải thẩm định khách


hàng thật kỹ, chính xác. Cần phải có sự kết hợp giữa ban lãnh đạo và cán bộ tín


dụng dù món vay lớn hay nhỏ ñể thẩm ñịnh, tái thẩm ñịnh khách hàng nhằm


giảm nợ quá hạn.


- Cần phân bổ ñều tỷ trọng cho vay giữa các thành phần kinh tế khác nhau


ñể phân tán rủi ro.


- Phối hợp tốt với chính quyền địa phương cùng giải quyết khi có rủi ro tín


dụng xảy ra, ñồng thời cung cấp cho các Ngân hàng những thơng tin cần thiết về


khách hàng, để Ngân hàng hiểu rõ về khách hàng, tiếp cận khách hàng, kiểm tra


đơn đốc, giúp đỡ khách hàng tốt hơn.


- Ngân hàng cần xây dựng và ñào tạo ñội ngũ cán bộ chuyên nghiệp hơn,


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Long Hậu


Trang 68 SVTH: ðoàn Minh Trang
- Ngân hàng cần ñưa ra nhiều chiến lược như: quảng cáo trên báo, đài, treo


băng rơn, biểu ngữ các khu vực trung tâm tập trung nhiều thành phần kinh tế.


- Trên ñịa bàn Thành phố Cần Thơ hiện cón ít máy ATM của Ngân hàng



Công Thương, mà hiện nay nhiều khách hàng là doanh nghiệp thực hiện chi trả


lương cho nhân viên qua thẻ ATM. Do đó, ngân hàng nên lắp ñặt thêm một số


máy ở các khu vực đơng người như: trường học, chợ, siêu thị, một số cơng ty


lớn… để huy ñộng ñược nhiều tiền hơn từ dịch vụ này, cũng như tạo mối quan hệ


tốt ñẹp với các doanh nghiệp, cá thể để khách hàng khi có nhu cầu tín dụng sẽ


tìm đến ngân hàng.


- Hiện nay, trên địa bàn Cần Thơ có rất nhiều ngân hàng mới xuất hiện, vì


vậy mà sự cạnh tranh trong hoạt ñộng kinh doanh tiền tệ ngày càng gay gắt. Do


đó, ngân hàng cần quan tâm hơn nữa chiến lược tiếp thị nhằm hỗ trợ cho hoạt


ñộng kinh doanh của ngân hàng như tuyên truyền, quảng cáo, mở thưởng,


khuyến mãi, tặng phẩm… ñối với các loại tiền gởi nhằm tăng lượng vốn huy


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Sổ tay tín dụng Ngân hàng Công Thương Việt Nam, 2006.


2. Ths. Thái Văn ðại (2005), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Tủ sách ðại học


Cần Thơ.



3. Ths. Nguyễn Thanh Nguyệt, Ths. Thái Văn ðại (2004) Giáo trình Quản trị


ngân hàng thương mại, Tủ sách ðại học Cần Thơ.


4. Gs –Ts Lê Văn Tư, Ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính.


5. Tạp chí Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam.


6. Các văn bản quy ñịnh hiện hành của ngân hàng Công Thương Việt Nam.


7. Các website:


www.google.com.vn


www.icb.com.vn


www.cantho.gov.vn


www.vneconomy.vn


</div>

<!--links-->

×