Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mười lỗi mà người tìm việc thường mắc phải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.42 KB, 5 trang )

Mười lỗi mà người tìm việc thường
mắc phải
Mỗi một người tìm việc đều là một trường hợp, hay hoàn cảnh duy nhất vì
tất cả chúng ta không ai có chung ngành nghề hay mục tiêu cá nhân trong
tương lai giống với người khác. Tuy nhiên, ít ai nhận ra được điều này, do
đó dẫn đến những sai lầm trong thư giới thiệu và resume. Sau đây sẽ là mười
lỗi thông thường nhất mà người tìm việc thường mắc phải

1. "Chèn công việc vào đây":
Hầu hết tất cả những người tìm việc đều tìm kiếm tất cả các vị trí phù hợp
với sự quan tâm và kỹ năng của mình. Vì thế, họ thường gửi đi các resume
không định hướng, và thậm chí tệ hơn nữa, các thư tự giới thiệu chỉ khác
nhau ở tên của vị trí cho tất cả các công ty. Hãy bỏ ra vài phút để nghiên cứu
về công ty bạn dự định nộp đơn và tạo nét riêng biệt cho resume, đơn xin
việc nhằm giúp bạn trở thành một ứng viên đặc biệt.
2. Đọc và làm theo hướng dẫn:
Mẫu đăng tuyến có yêu cầu vật mẫu hay mức lương trước đây không? Họ
yêu cầu gửi đơn qua bưu điện hay qua mạng? Hãy đọc và làm theo các yêu
cầu của họ.
3. Suy nghĩ về thông điệp bạn gửi đi:
Đọc lại những thông tin bạn định gửi đi bằng voice mail. Địa chỉ e-mail có
chính xác không? Cảm nghĩ khi đọc lại thông điệp? ... Tất cả những nhân tố
này sẽ góp phần tạo nên ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng.
4. Resume không hấp dẫn:
Có quá nhiều resume bị bỏ lại trên bàn và cuối cùng kết thúc chuyến hành
trình của nó ở một xó nào đó. Chỉ những resume thật sự hiệu quả mới có thể
gây sự chú ý và tò mò muốn đọc của người khác. Một resume bình thường
chỉ liệt kê các nhiệm vụ và kỹ năng hơn là các thành tựu và kết quả. Đừng
viết về các sở thích của bạn, hãy nói về những thay đổi bạn có thể mang đến
cho công ty.
5. Kiểm tra lỗi chính tả:


Lỗi chính tả là điều gây phản cảm nhiều nhất. Ngoài ra, cũng đừng quên
nhìn lướt qua các tiêu đề, địa chỉ và thậm chí tên của bạn.
6. Mơ ước có cơ sở:
Nếu nhà tuyển dụng nhận thấy resume của bạn nằm ngoài phạm vi yêu cầu ,
họ sẽ không nghĩ bạn thật sự quan tâm hay phù hợp với công việc. Dĩ nhiên,
bạn có thể chuyển hướng lên vị trí cao hơn, tuy nhiên hãy luôn biết tự lượng
sức mình nhé!!
7. Biết được yếu điểm của chính mình:
Không có bất kỳ ứng viên nào có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu. Nhà tuyển
dụng có khuynh hướng cân nhắn những người không hoàn hảo nhưng tin
rằng họ sẽ làm tốt công việc . Nếu bạn thiếu một số kỹ năng quan trọng hay
vài năm kinh nghiệm, hãy tập trung mô tả các kỹ năng và kinh nghiệm khác
có thể giúp bạn bù đắp cho các khiếm khuyết này.
8. Thiếu sự tò mò với công việc:
Nhà tuyển dụng thường cảm thấy thất vọng nếu ứng viên không nêu lên bất
kỳ câu hỏi nào cho công ty. Nếu bạn không tò mò về vị trí của mình, họ sẽ
bắt đầu xem xét liệu bạn có phải là người thích hợp không. (Lưu ý: không kể
các câu hỏi về lương và trợ cấp.)
9. Viết thư cảm ơn
Lá thư cảm ơn là cơ hội tuyệt vời để gợi nhắc cho người phỏng vấn vì sao
nên tuyển dụng bạn. Lời lẽ của bạn phải thật chuyên nghiệp, không được
bộc lộ sự buồn phiền hay thất vọng, chỉ đơn giản cảm ơn người phỏng vấn vì
đã dành thời gian trò chuyện với bạn. Nhờ đó, họ sẽ cảm thấy có mối liên hệ
với bạn, và các cơ hội của bạn cũng sẽ tăng lên.
10. Tiếp thu ý kiến của người khác
Gửi resume đến cho bạn bè, đồng nghiệp, người có kinh nghiệm hay chuyên
viên để xin ý kiến đóng góp. Hầu hết những người tìm việc đều có những
tình huống nghề nghiệp rất đáng tự hào, tuy nhiên, lại không được trình bày
rõ ràng trong resume. Cặp mắt của người ngoài cuộc sẽ giúp soi rọi những
điểm mạnh và điểm yếu trong resume của bạn.


×