Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ điện máy tại thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.22 KB, 94 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÝ TRẦN CƯƠNG

ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP BÁN LẺ ĐIỆN MÁY TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI - 2020


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÝ TRẦN CƯƠNG

ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP BÁN LẺ ĐIỆN MÁY TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8.34.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐẶNG THÁI BÌNH

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân
tơi, các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn này là hồn tồn hợp
lệ có nguồn gốc, trích dẫn rõ ràng.
Tơi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về đề tài nghiên cứu của mình.
Tác giả

Lý Trần Cương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ...................... 11
1.1. Một số khái niệm về thương mại điện tử.................................................................. 11
1.2. Lợi ích của thương mại điện tử.................................................................................... 15
1.3. Hạn chế của thương mại điện tử.................................................................................. 23
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp 24

1.5. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển thương mại điện tử...................................... 27
1.6. Nghiên cứu trường hợp điển hình: Thành cơng trong ứng dụng TMĐT
của Điện Máy Xanh.................................................................................................................. 29
Chương 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ ĐIỆN MÁY TẠI THÀNH PHỐ
HÀ NỘI................................................................................................................................................. 33
2.1. Tổng quan về thị trường thương mại điện tử Việt Nam...................................... 33
2.2. Cơ sở phát triển thương mại điện tử........................................................................... 35
2.3. Tổng quan về các doanh nghiệp bán lẻ điện máy trên địa bàn Hà Nội.........38
2.4. Thực trạng ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp bán lẻ điện máy
tại thành phố Hà Nội................................................................................................................. 40
Chương 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN

TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ ĐIỆN MÁY TẠI HÀ NỘI ........57
3.1. Xu hướng phát triển thị trường TMĐT..................................................................... 57
3.2. Phương hướng thúc đẩy ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp bán
lẻ điện máy tại Hà Nội............................................................................................................. 58
3.3. Giải pháp thúc đẩy ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp bán lẻ
điện máy tại Hà Nội.................................................................................................................. 63
KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................ 74


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

AOL

America Online

Công ty cung cấp dich vu
internet của Hoa Kỳ

ASEAN

Association of Southeast
Asian Nations

Hiêp hôi các quốc gia Đông

Nam Á

B2B

Business to Business

Doanh nghiêp đến doanh
nghiêp

B2C

Business to customer

Doanh nghiêp tới khách
hàng

C2C

Customer to customer

Khách hàng đến khách hàng

CAGR

Compounded Annual
Growth rate

Tốc độ tăng trưởng hằng
năm kép


CEO

Chief Executive Officer

Giám đốc điều hành

CNTT

Information Technology

Công nghê thông tin

COD

Cash on Delivery

Thanh toán khi giao hàng

CRM

Customer Relationship
Management

Quản lý quan hê khách hàng

D2C

Direct – to – Customer

Trưc tiếp tới khách hàng


DN

Business

Doanh nghiêp

DNNVV

Small and Medium
Enterprises

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

EMS

Tổng công ty chuyển phát
nhanh bưu điện

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trưc tiếp nước ngoài



GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GHN

Giao hàng nhanh

GHTK

Giao hàng tiết kiêm

IP

Internet Protocol

Địa chỉ giao thức của
internet

KPI

Key Performance Indicator

Chỉ số đánh giá thực hiện
công việc


OECD

Organization for Economic
Cooperation and

Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế

Development
P2P

Peer to Peer

Ngang hàng

SWOT

Strengths, Weaknesses,
Opportunities, Threats

Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ
hội, Thách thức

TMĐT

Electronic Commerce

Thương mai điên tử

TNHH


Limited liability

Trách nhiêm hữu han

TOE

Technology - Organization Environment

Công nghệ - Tổ chức - Môi
trường

USD

United States dollar

Đồng đô la Mỹ

VECOM

Vietnam E-Commerce
Association

Hiệp hội Thương mại Điện
tử Việt Nam

VNNIC

Vietnam Internet Network
Information Center


Trung tâm Internet Việt
Nam

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thị trường TMĐT B2C Việt Nam.................................................. 34
Bảng 2.2: Mức độ quan trọng của các yếu tố cản trở việc ứng dụng TMĐT
ở doanh nghiệp....................................................................................50
Bảng 2.3: Mức độ quan trọng các biến quan sát trong yếu tố Công nghệ......51
Bảng 2.4: Mức độ quan trọng các biến quan sát trong yếu tố Tổ chức...........52
Bảng 2.5: Mức độ quan trọng các biến quan sát trong yếu tố Môi trường......53


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Doanh thu TMĐT B2C Việt Nam giai đoạn 2015- 2019...........34
Biểu đồ 2.2: Phân loại doanh nghiệp theo loại hình hoạt động......................40
Biểu đồ 2.3: Mục đích sử dụng email trong doanh nghiệp.............................41
Biểu đồ 2. 4: Các nền tảng công nghệ được sử dụng để phục vụ...................43
Biểu đồ 2.5: Tần suất cập nhật thông tin trên các nền tảng công nghệ...........44
Biểu đồ 2.6: Các phương thức quảng cáo của doanh nghiệp..........................45
Biểu đồ 2.7: Sử dụng các phần mềm quản lý trong doanh nghiệp..................46
Biểu đồ 2.8: Quản lý đặt hàng qua các công cụ, phương tiện.........................46
Biểu đồ 2.9: Quản lý chuỗi cung ứng qua các công cụ, phương tiện.............47

Biểu đồ 2. 10: Đánh giá hiệu quả của hoạt động quảng cáo...........................48
Biểu đồ 2.11: Đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh...........................49


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thương mại điện tử đã được ứng dụng rộng rãi vào đời sống xã hội nói
chung và doanh nghiệp nói riêng. Đối với doanh nghiệp, thương mại điện tử
góp phần hình thành những mơ hình kinh doanh mới, tăng doanh thu, giảm
chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và mở ra một thị trường rộng lớn với
mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.
Đối với người tiêu dùng, thương mại điện tử giúp người mua chỉ ngồi
tại nhà mà vẫn có thể lựa chọn hàng hóa, dịch vụ trên các thị trường ở mọi nơi
trên thế giới bằng một vài động tác kích chuột. Thương mại điện tử là một
trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, là nhân tố
chính đẩy nhanh q trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới. Nhờ ứng
dụng thương mại điện tử mà bất kỳ doanh nghiệp nào, thậm chí ở một nước
nghèo nhất, một vùng xa xơi hẻo lánh trên địa cầu, cũng có thể dễ dàng tiếp
cận với các thị trường rộng lớn thông qua mạng Internet.
Thương mại điện tử đã làm cho hoạt động thương mại của các doanh
nghiệp vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành hoạt động mang tính tồn
cầu. Ngày 08/8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1563/QĐTTg về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn
2016-2020.
Trong đó xác định “Thương mại điện tử được sử dụng phổ biến và đạt
mức tiên tiến trong các nước thuộc hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á
(ASEAN), góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực
cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Thương mại điện tử giúp đẩy nhanh tốc độ kinh doanh, giảm thiểu chi
phí, khắc phục được các trở ngại về khơng gian, thời gian. Vì thế, việc phát

triển thương mại điện tử trong các hoạt động doanh nghiệp bán lẻ điện máy tại
Hà Nội là tất yếu trong bối cảnh hiện nay.
1


Thương mại điện tử vào Việt Nam từ khoảng năm 2000, phát triển với
tốc độ nhanh, đặc biệt là trong các doanh nghiệp dịch vụ. Mặc dù vậy, việc
ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các
doanh nghiệp bán lẻ điện máy tại Hà Nội nói riêng phát triển chưa mạnh mẽ
như mong muốn. Sự phức tạp về mặt công nghệ, sự đầu tư thiếu đồng bộ về
cơ sở hạ tầng, sự thiếu chuyên nghiệp của đội ngũ nguồn nhân lực, trình độ
kinh doanh, ngoại ngữ… đang là rào cản, làm cho việc triển khai thương mại
điện tử gặp nhiều khó khăn.
Làm thế nào để tháo gỡ những vấn đề còn tồn tại trong việc phát triển
thương mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ điện máy tại Hà Nội hiện
nay? Những nhân tố nào tác động đến sự phát triển thương mại điện tử trong
các doanh nghiệp bán lẻ điện máy? Làm thế nào để các doanh nghiệp bán lẻ
điện máy tại Hà Nội quan tâm hơn nữa đến việc phát triển thương mại điện tử
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của mình?
Việc nghiên cứu phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệp
bán lẻ điện máy tại Hà Nội sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện các chính
sách phát triển kinh tế của đất nước. Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề
tài: “Ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ điện máy tại
thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ. Thông qua đề
tài này, tác giả hi vọng có thể đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển
thương mại điện tử cho các doanh nghiệp bán lẻ điện máy tại Hà Nội.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 đã tạo ra một môi trường và không gian rộng lớn để cung cấp
thông tin, chia sẻ kiến thức, và kết nối mọi người, tạo cơ sở cho việc phát

triển của mạng lưới Internet và thương mại điện tử (TMĐT) trên phạm vi toàn
cầu. Internet và TMĐT đang ngày càng lan rộng ra toàn cầu và đưa các nước

2


gần lại với nhau thành một nền kinh tế mạng toàn cầu (Gibbs & Kraemer,
2004). TMĐT đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành xu thế phát
triển của tất cả các quốc gia trên thế giới bởi những lợi ích mà nó mang lại
(Sonia, 2017).
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, TMĐT đem lại nhiều lợi thế cho các
doanh nghiệp như giảm chi phí quản lý, chi phí sản xuất, chi phí giao dịch và
tiết kiệm thời gian giao nhận hàng (Rahayu & Day, 2015), (Dai, Nguyen;
Binh, 2017). Ngoài ra, phân tích “An analysis of the factors affecting the
adoption of electronic commerce by SMEs: Evidence from an emerging
market” của tác giả Kaynak, Tatoglu, & Kula (2005) chỉ ra rằng TMĐT giúp
tạo các mối liên kết trực tiếp giữa doanh nghiệp với khách hàng, và nhà phân
phối, tạo thuận lợi trong việc kinh doanh thông qua chuyển giao thông tin một
cách tiện lợi. Tác giả Holley & Hunton (1996) trong nghiên cứu “Doing
Business on the Internet” đánh giá TMĐT mang lại cơ hội cho các doanh
nghiệp giao dịch các sản phẩm của họ trên tồn thế giới mà khơng cần liên hệ
trực tiếp với khách hàng hoặc quảng cáo ở các nơi khác trên thế giới. Ngồi
ra, TMĐT có thể cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng bằng cách cung cấp thơng
tin đầy đủ về tính khả dụng của sản phẩm, mức tồn kho, tình trạng lơ hàng và
u cầu sản xuất (Radstaak, Ben G & Ketelaar, Mark H & Hastings, 1998).
Thực hiện các giao dịch trực tuyến hiệu quả sẽ tạo uy tín cho DN trong thị
trường quốc tế và giúp các DN mở rộng thị trường quốc tế (UNIDO, 2018).
TMĐT có khả năng giúp các doanh nghiệp tăng năng suất đáng kể
(OECD, 2000), Oye, D Mazleena, S. Noorminshah (2012) và Franco &
Bulomine (2016) đã chỉ ra một số lợi ích của TMĐT mang lại cho các DN

như: cho phép doanh nghiệp hoạt động với thời gian và địa điểm linh hoạt;
tiết kiệm thời gian; rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp với khách hàng
và nhà cung cấp; thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới kinh tế quốc

3


tế; tạo ra nhiều việc làm thông qua việc đổi mới mơ hình kinh doanh. Thơng
qua các ứng dụng TMĐT, các công ty trong chuỗi cung ứng và phân phối có
thể thiết lập liên hệ trực tiếp với nhau (Zhu và Kraemer, 2002), TMĐT giúp
cải thiện lưu lượng thông tin, giảm chi phí giao dịch và các chi phí khơng hiệu
quả khác.
TMĐT mang lại những lợi ích đáng kể cho sự phát triển của doanh
nghiệp, tuy nhiên, việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh còn gặp
phải nhiều rào cản. Nghiên cứu “Barriers to Adopting ICT and e-commerce
with SMEs in Developing Countries: An Exploratory study in Sri Lanka” của
Kapurubandara và Lawson (2006) đưa ra kết luận các vấn đề mà DN phải đối
mặt ở các nước phát triển có thể hoàn toàn khác với những vấn đề của DN ở
các nước đang phát triển phải đối mặt.
Tại các nước đang phát triển, rào cản ứng dụng TMĐT của các
DNNVV bao gồm: thiếu cơ sở hạ tầng viễn thong; thiếu nhân viên chuyên
trách TMĐT; hệ thống thanh toán kém phát triển; thiếu hệ thống giao nhận và
phân phối đáng tin cậy; thiếu kĩ năng cần thiết để sử dụng Internet; thu nhập
của người tiêu dùng thấp; phí truy cập internet cao (Almousa, 2013;
Kapurubandara và Lawson, 2006). Nghiên cứu “The Impact of E-commerce in
Vietnamese SMEs”, của hai tác giả Huu Phuoc Dai Nguyen, Thai Binh Dang
(2017) nghiên cứu việc ứng dụng TMĐT ở doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ ra
các khó khăn bao gồm: khó khăn về mặt kỹ thuật khi sử dụng các trang web
TMĐT; mức độ tin cậy khi sử dụng dịch vụ; chất lượng dịch vụ Internet kém;
người chịu trách nhiệm về dịch vụ; thanh toán khi sử dụng TMĐT; và vấn đề

về bảo mật thông tin và quyền riêng tư của khách hàng Nghiên cứu “Nghiên
cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh
tế trọng điểm miền Trung” của tác giả Nguyễn Xuân Thủy, (2016) chỉ ra rằng
vấn đề bảo mật thông tin là rào cản lớn nhất trong việc phát triển TMĐT trong

4


DNNVV ở Việt Nam. Trong khi đó, tại Ấn Độ, nghiên cứu “Barriers to
Adopting E-business in SMEs in India: An Exploratory Study” của tác giả
Poorja Sharma (2014) chỉ ra rằng mức độ sẵn sàng của nhân viên trong việc
tiếp cận và sử dụng một hệ thống mới là rào cản lớn nhất trong việc ứng dụng
TMĐT của các DNNVV. Bên cạnh đó là các yếu tố khác như trình độ giáo
dục; thiếu hiểu biết về lợi ích của TMĐT; mức độ người dùng thấp và số
lượng nhà cung cấp ít cũng là nguyên nhân cản trở các DNNVV áp dụng
TMĐT.
Trong khi đó, các rào cản ứng dụng TMĐT ở các nước đang phát triển
được các nhà nghiên cứu nhắc tới như rào cản về mặt pháp lý, tiêu chuẩn công
nghệ, vấn đề bảo mật. Tác giả Meglena Kuneva (2009) thực hiện nghiên cứu
“Barriers to eCommerce in the EU” chỉ ra răng các doanh nghiệp ở EU gặp
phải một số rào cản trong ứng dụng TMĐT như: vấn đề về ngôn ngữ; logistic;
thanh toán và những rào cản pháp lý. Trong khi đó, tại thị trường Đài Loan,
nghiên cứu “Entry to the E-Commerce Markets of China and Taiwan: An
Application of Content Analysis” tác giả Huang (2007) cho rằng những cản
trở lớn nhất của ứng dụng TMĐT tại đây là hệ thống pháp lý; hệ thống thanh
toán và cơ sở hạ tầng. Một nghiên cứu khác tại Úc về các rào cản đối với việc
ứng dụng TMĐT của các DN bao gồm 2 yếu tố bên ngoài và 5 yếu tố bên
trong (Rosemary S. and C. Standing, 2004). Các yếu tố bên ngồi bao gồm:
(i) thiếu một tiêu chuẩn cơng nghệ chung; (ii) thiếu hiểu biết về nhu cầu của
người tiêu dùng. Các yếu tố bên trong bao gồm: (i) thiếu hiểu biết về mơi

trường TMĐT; (ii) xác định các lợi ích; (iii) kinh doanh tồn cầu; (iv) hạn chế
tài chính; (v) hội nhập vào chuỗi cung ứng. Tại Thụy Điển, nghiên cứu tiến
hành tại các doanh nghiệp nhỏ chỉ ra rằng vấn đề bảo mật liên quan đến
TMĐT là một trong những trở ngại chính trong cả giai đoạn trước và sau khi
áp dụng TMĐT (Sultana et al., 2011).

5


Bên cạnh các nghiên cứu về rào cản đối với việc ứng dụng TMĐT tại
các doanh nghiệp thì nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến các yếu tố ảnh
hưởng đến thành công trong việc áp dụng TMĐT của DN. Nghiên cứu
“Business-to-Business Electronic Commerce” của tác giả Mayer-Guell (2001)
chỉ ra rằng TMĐT sẽ không phát huy hết tiềm năng và hiệu quả của nó nếu
các nhân viên của tổ chức khơng thể thích nghi và đáp ứng được những thay
đổi trong q trình áp dụng TMĐT, văn hóa tổ chức đóng vai trị quan trọng.
Bên cạnh đó, để tránh các rủi ro liên quan tới các hợp đồng, pháp lý liên quan
tới TMĐT, doanh nghiệp cần có những hiểu biết, tư vấn pháp lý về các vấn đề
liên quan đến hoạt động TMĐT, đây được xác định là một trong những yếu tố
quyết định sự thành công của TMĐT trong các DN (Sairamesh et al. 2002) và
Freeman et al., 2001).
Trên cơ sở phân tích những nghiên cứu của các nhà khoa học về những
vấn đề liên quan tới ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp, là cơ sở cho luận
văn xây dựng một cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu của mình. Nghiên cứu tập
trung vào việc phân tích ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp bán lẻ điện
máy, đây là một đối tượng nghiên cứu cụ thể, có những thế mạnh cũng như
điểm yếu, cơ hội và thách thức rõ ràng trong việc ứng dụng TMĐT vào nâng
cao hiệu quả kinh doanh. Góp phần bổ sung vào hệ thống cơ sở lý thuyết về
và thực tiễn ứng dụng TMĐT vào hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, luận
văn “Ứng dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp bán lẻ điện máy

trên địa bàn Hà Nội” vừa mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu mức độ ứng dụng TMĐT; hiệu quả của việc ứng dụng TMĐT;
những rào cản và yếu tố tác động tới thành công của việc ứng dụng TMĐT
trong các doanh nghiệp bán lẻ điện máy tại thành phố Hà Nội.
6


Đề xuất giải pháp thúc đẩy việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp bán lẻ điện máy tại Hà Nội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ của luận văn
gồm:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về TMĐT: khái niệm về TMĐT; lợi ích của
TMĐT; hạn chế của TMĐT; các yếu tố ảnh hưởng tới TMĐT; các tiêu chí
đánh giá sự phát triển TMĐT.
- Phân tích thực trạng ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp bán lẻ điện
máy tại Hà Nội thơng qua phân tích tổng quan thị trường TMĐT ở Việt Nam;
cơ sở phát triển TMĐT ở Việt Nam; tổng quan về các doanh nghiệp bán lẻ
điện máy; nghiên cứu trường hợp thành cơng điển hình trong việc ứng dụng
TMĐT; và thực trạng ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp bán lẻ điện máy
tại Hà Nội thông qua phân tích kết quả khảo sát.
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp thúc
đẩy việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp bán
lẻ điện máy tại Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
việc ứng dụng, phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ

điện máy tại thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Trên cơ sở lý thuyết về sự phát triển, thương mại
điện tử, doanh nghiệp bán lẻ điện máy, các thông tin, số liệu liên quan đến
thành phố Hà Nội để phân tích, đánh giá mức độ ứng dụng thương mại điện tử
của doanh nghiệp bán lẻ điện máy trong địa bàn nghiên cứu. Xây dựng mô

7


hình nghiên cứu, từ đó thực hiện việc khảo sát, đánh giá thực trạng cũng như
khảo sát các số liệu thứ cấp, sơ cấp, luận giải, nhận diện các nhân tố ảnh
hưởng đến sự phát triển của thương mại điện tử tại thành phố Hà Nội, để từ đó
đề xuất các giải pháp, chính sách, kiến nghị có tính khả thi nhằm phát triển
thương mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ điện máy tại thành phố Hà
Nội đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2030.
Phạm vi về khơng gian: Nghiên cứu sự phát triển thương mại điện tử
trong các doanh nghiệp bán lẻ điện máy tại thành phố Hà Nội.
Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu chủ yếu vào giai đoạn
2010- 2019 và giải pháp định hướng đến năm 2021, tầm nhìn 2030. Các
nghiên cứu và kết quả công bố được tiến hành từ năm 2010 đến năm 2019.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo
phân tích thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam nói chung, và trên địa bàn
Hà Nội nói riêng. Trên cơ sở đó, phân tích một cách tổng quát thị trường phát
triển TMĐT và những yếu tố ảnh hưởng tác động tới việc ứng dụng TMĐT ở
các doanh nghiệp bán lẻ điện máy trên địa bàn Hà Nội.
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: dữ liệu nghiên cứu, phân tích
trong bài được thu thập từ phiếu điều tra (Phụ lục 1). Với 300 phiếu được phát
ra, sau khi loại bỏ những phiếu không hợp lệ, số phiếu được sử dụng để phân

tích trong bài là 275 phiếu.
Phương pháp phân tích định tính:
Trên cơ sở dữ liệu thu thập từ bảng hỏi, nghiên cứu sử dụng các
phương pháp phân tích thống kê để đánh giá cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực
TMĐT của các doanh nghiệp bán lẻ điện máy Hà Nội, mức độ ứng dụng, hiệu
quả ứng dụng, các yếu tố cản trở việc ứng dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến
việc ứng dụng TMĐT ở các doanh nghiệp bán lẻ điện máy Hà Nội

8


Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để tính mức độ quan trọng của các
yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMĐT ở các doanh nghiệp bán lẻ điện
máy Hà Nội. Những biến quan sát thuộc các nhân tố được tính như sau:
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5-1)/5 = 0,8
Việc xác định mức độ ảnh hưởng theo các mức sau:
1. Có giá trị từ 1,00 – 1,80 Hồn tồn khơng quan trọng
2. Có giá trị từ 1,81 – 2,60 Khơng quan trọng
3. Có giá trị từ 2,61 – 3,40 Bình thường
4. Có giá trị từ 3,41 – 4,20 Quan trọng
5. Có giá trị từ 4,21 – 5,00 Rất Quan trọng
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về thương mại điện tử cũng như phát
triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ. Làm nổi bật đặc
điểm, vai trị, lợi ích và thế mạnh của thương mại điện tử đối với quá trình
phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ tại thành phố Hà Nội.
- Vận dụng mơ hình lý thuy ết TOE (Technology - Organization Environment) vào việc đi sâu nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong
các doanh nghiệp bán lẻ điện máy tại thành phố Hà Nội.
- Chỉ rõ tiềm năng, thế mạnh của các doanh nghiệp bán lẻ điện máy
trong việc ứng dụng thương mại điện tử.

- Phân tích, đánh giá tồn diện thực trạng phát triển thương mại điện tử
trong các doanh nghiệp bán lẻ điện máy tại thành phố Hà Nội. Từ đó, nêu lên
những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế, những nguyên nhân và các
vấn đề đặt ra cần được giải quyết trong phát triển thương mại điện tử.
- Luận văn đã đi sâu nghiên cứu một trường hợp điển hình về ứng dụng
thương mại điện tử cho các doanh nghiệp bán lẻ điện máy lưu trú ở thành phố
Hà Nội. Kết quả nghiên cứu thực tiễn này đã bổ sung và làm phong phú thêm
về lý thuyết phát triển thương mại điện tử và là nguồn tư liệu tham khảo hữu
9


ích cho các doanh nghiệp bán lẻ điện máy muốn áp dụng thương mại điện tử
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng lợi
nhuận và phát triển bền vững.
- Luận văn đã xác định được các nhân tố và mức độ tác động của từng

nhân tố đến sự phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ
điện máy, đó là: các nền tảng chính sách kinh tế xã hội; nhân lực liên quan
đến thương mại điện tử; công nghệ; môi trường pháp lý; hình thức thanh tốn;
bảo mật và chuyển phát hàng hóa. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa thiết
thực không chỉ đối với các nhà quản lý doanh nghiệp bán lẻ mà còn đối với
các nhà hoạch định chính sách để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.
- Luận văn đã xác định được các phương hướng, mục tiêu và đề xuất
chính sách, giải pháp mang tính khả thi, có tính khoa học nhằm phát triển thương
mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ điện máy tại thành phố Hà Nội.

7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng
biểu, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3
chương như sau:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CÁC
DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ ĐIỆN MÁY TẠI THÀNH PHỐ
HÀ NỘI
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ ĐIỆN MÁY TẠI HÀ NỘI

10


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ CHO CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ
1.1. Một số khái niệm về thương mại điện tử
1.1.1. Các khái niệm về thương mại điện tử
1.1.1.1. Khái niệm về thương mại
Thương mại là hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ...
giữa hai hay nhiều đối tác có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thơng
qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại
hàng đổi hàng. Trong quá trình này, người bán là người cung cấp hàng hóa,
dịch vụ cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá
trị tương đương nào đó. Thương mại cũng tồn tại giữa các khu vực là do sự
khác biệt giữa các khu vực này đem lại lợi thế so sánh hay lợi thế tuyệt đối
trong q trình sản xuất ra các hàng hóa hay dịch vụ có tính thương mại hoặc
do sự khác biệt trong các kích thước của khu vực cho phép thu được lợi thế
trong sản xuất hàng loạt. Vì thế “Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải
theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính
chất thương mại dù có hay khơng có hợp đồng”. Các quan hệ mang tính
thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: Bất cứ giao dịch nào về thương

mại cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại
diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng
các cơng trình; tư vấn; kỹ thuật cơng trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo
hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tơ nhượng; liên doanh các hình thức khác về
hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khác
bằng đường biển, đường khơng, đường sắt hoặc đường bộ”.
1.1.1.2. Khái niệm về thương mại điện tử
Thương mại điện tử là một khái niệm tương đối rộng, được biết đến với
nhiều tên gọi khác nhau. Hiện nay có một số tên gọi phổ biến như: thương
11


mại trực tuyến (online trade), thương mại không giấy tờ (paperless commerce)
hoặc kinh doanh điện tử (e-business). Tuy nhiên, tên gọi thương mại điện tử
(e-commerce) được sử dụng nhiều nhất, được biết đến nhiều nhất và gần như
được coi là quy ước chung để gọi hình thức thương mại giao dịch là mạng
Internet. Hiện nay, định nghĩa thương mại điện tử được rất nhiều tổ chức quốc
tế đưa ra song chưa có một định nghĩa thống nhất về thương mại điện tử.
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử thể hiện qua việc các doanh nghiệp sử
dụng các phương tiện điện tử và mạng Internet để mua bán hàng hóa, dịch vụ của
doanh nghiệp mình. Các giao dịch có thể giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
(B2B) như mơ hình của trang web www.alibaba.com, giữa doanh nghiệp với
khách hàng cá nhân (B2C) như mơ hình của trang www.amazon.com hoặc giữa
các cá nhân với nhau (C2C) trên www.eBay.com.

Theo nghĩa rộng, đã có nhiều tổ chức đưa ra khái niệm về thương mại
điện tử, như:
Quan niệm của Liên minh Châu Âu (EU): Thương mại điện tử bao gồm
các giao dịch thương mại thông qua các mạng viễn thông và sử dụng các
phương tiện điện tử. Bao gồm Thương mại điện tử gián tiếp (trao đổi hàng

hóa hữu hình) và TMĐT trực tiếp (trao đổi hàng hóa vơ hình).
Quan niệm của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), năm
1997: Thương mại điện tử gồm các giao dịch thương mại liên quan đến các tổ
chức và cá nhân dựa trên việc xử lý và truyền đi các dữ kiện đã được số hóa
thơng qua các mạng mở (như internet) hoặc các mạng đóng có cổng thơng với
mạng mở (như AOL). Trong đó hành hóa và các dịch vụ được đặt hàng qua
mạng như thanh tốn và phân phối thì có thể thực hiện ngay trên hoặc không.
Theo Luật mẫu về thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về
Luật Thương mại quốc tế, năm 1996, thuật ngữ “thương mại” (commerce) cần
được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan
hệ mang tính chất thương mại dù có hay khơng có hợp đồng. Các quan
12


hệ mang tính thương mai bao gồm, nhưng khơng chỉ bao gồm, các giao dịch
sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch
vụ: thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng
(factoring), cho thuê dài hạn (leasinh), xây dựng các cơng trình; tư vấn, kỹ
cơng trình (engineering); đầu tư, cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận
khai thác hoặc tơ nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp
hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển,
đường khơng, đường sắt hoặc đường bộ. Với quan điểm này, Liên hợp quốc
đã đưa ra định nghĩa về thương mại điện tử theo chiều ngang như sau:
Thương mại điện tử là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm:
marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán. Khái niệm này đã đề cập đến
toàn bộ các hoạt động kinh doanh chứ không chỉ giới hạn riêng hoạt động
mua và bán, toàn bộ các hoạt động kinh doanh này được thực hiện thông qua
các phương tiện điện tử. Như vậy đối với doanh nghiệp khi sử dụng các
phương tiện điện tử và mạng vào trong các hoạt động kinh doanh cơ bản như
marketing, bán hàng, phân phối, thanh tốn thì được coi làm tham gia thương

mại điện tử.
Ở Việt Nam, chúng ta hiểu “Thương mại điện tử là việc tiến hành một
phần hay toàn bộ hoạt động thương mại sử dụng thơng điệp dữ liệu”, trong đó
“Thơng điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được
lưu trữ bằng các phương tiện điện tử” và “Phương tiện điện tử là phương tiện
hoạt động dựa trên cơng nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn
không dây, quan học, điện tử hoặc công nghệ tương tự”. Như vậy, về bản
chất, thương mại điện tử là hoạt động thương mại nó chỉ khác duy nhất đối
với thương mại truyền thống là nó sử dụng các phương tiện điện tử vào trong
hoạt động thương mại.
Tóm lại, mặc dù trên thế giới có nhiều cách hiểu khác nhau về thương
mại điện tử nhưng nhìn chung, đều thống nhất ở quan điểm cho rằng thương
13


mại điện tử là việc sử dụng các phương tiện điện tử để làm thương mại. Nói
chính xác hơn: thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thơng
qua các phương tiện điện tử mà nói chung ta không cần phải in ra giấy trong
bất cứ công đoạn nào của tồn bộ q trình giao dịch. Các phương tiện điện tử
nói đến ở đây chính là các phương tiện kỹ thuật được sử dụng với mục đích
tạo thuận tiện, hỗ trợ cho các hoạt động trong thương mại điện tử, bao gồm
điện thoại, máy fax, truyền hình, thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử, mạng nội
bộ và mạng liên nội bộ, internet và web.
1.1.1.3. Khái niệm về ứng dụng thương mại điện tử
Ứng dụng thương mại điện tử là việc thực hiện các giao dịch kinh tế
thông qua các phương tiện điện tử, internet và các mạng thông tin khác ở
trong một lĩnh vực hay một ngành nào đó. Phạm vi ứng dụng thương mại điện
tử rất rộng, bao gồm mọi giao dịch được thực hiện nhờ cơng cụ số hóa thơng
qua internet, các mạng riêng để trao đổi các thơng tin kinh doanh và thanh
tốn. Như vậy, ứng dụng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp bán lẻ điện

máy là việc thực hiện mua bán, giao dịch hàng hóa và dịch vụ trong các doanh
nghiệp bán lẻ điện máy thông qua các phương tiện điện tử trên nền tảng cơng
nghệ thơng tin. Quy trình này tất yếu dựa trên thành quả của công nghệ thơng
tin và chính sự bùng nổ, phát triển của CNTT đã làm cho việc ứng dụng
thương mại điện tử trở nên phổ biến dần thay thế cho thương mại truyền
thống. Mức độ ứng dụng thương mại điện tử được hiểu là tính thường
xun/khơng thường xun của hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ thơng
qua mạng internet cũng như tính thường xun/khơng thường xun của việc
thanh tốn giao dịch bằng hệ thống mạng mà doanh nghiệp thực hiện.
1.1.2. Đặc điểm của thương mại điện tử
1.1.2.1. Đánh giá tức thời
Các khách hàng thương mại điện tử có thể sẽ nhận được sản phẩm mà
họ đặt mua trong ngày. Một nhược điểm chính của thương mại điện tử doanh
14


nghiệp người tiêu dùng (B2C) là khách hàng trên mạng phải mất một số ngày
mới nhận được hàng đặt mua. Các khách hàng đã quen đi mua hàng và có thể
mang luôn hàng về cùng họ. Họ xem xét, họ mua và họ mang chúng về nhà.
Hầu hết những hàng hóa bán qua thương mại điện tử sau khi khách hàng chọn
sản phẩm, các site thương mại điện tử sẽ gửi yêu cầu của người mua tới
những cửa hàng gần nhất với nhà hoặc cơ quan của họ. Các site thương mại
điện tử khác sẽ giao hàng từ một chi nhành địa phương ngay trong ngày hơm
đó. Giải pháp này giải quyết được 2 vấn đề đặt ra đối với khách hàng, đó là:
Giá vận chuyển cao và thời gian vận chuyển lâu.
1.1.2.2. Giá cả linh hoạt
Giá hàng hóa trên các site thương mại điện tử sẽ rất năng động. Mỗi khách
hàng sẽ trả một giá khác nhau căn cứ trên nhiều nhân tố: Khách hàng đã mua bao
nhiêu sản phẩm của công ty trước đây? Khách hàng đã xem bao nhiêu quảng cáo
đặt trên trang web của công ty? Khách hàng đặt hàng từ đâu? Khách hàng có thể

giới thiệu trang web của công ty với bao nhiêu người bạn của mình? Mức độ sẵn
sang tiết lộ thơng tin cá nhân của khách hàng với công ty?

1.1.2.3. Đáp ứng mọi nơi, mọi lúc
Khách hàng sẽ có thể mua hàng ở mọi nơi, mọi lúc. Bỏ khả năng dự đoán
về những mơ hình mua. Bỏ qua yếu tố về địa điểm và thời gian, xu hướng này sẽ
được thực hiện thông qua các thiết bị truy cập internet di động. Các thiết bị
thương mại điện tử di động như những chiếc điện thoại di động đời mới nhất có
khả năng truy nhập được mạng internet được sử dụng hết sức rộng rãi.

1.2. Lợi ích của thương mại điện tử
Hiện nay thương mại điện tử ngày càng đóng vai trị quan trọng trong
thương mại quốc tế vì đó là phương thức giao dịch nhanh nhất, hiệu quả nhất,
cung cấp thông tin cập nhật nhất, tận dụng được tối đa các nguồn lực và đem
lại sự tiện dụng nhất cho các bên tham gia. Thương mại điện tử giúp người
tham gia nhanh chóng tiếp cận những thơng tin phong phú về thị trường, đối
15


tác, đối tượng, giảm chi phí trong kinh doanh, rút ngắn chu kỳ sản xuất. Từ
đó, thương mại điện tử giúp các nề kinh tế hoạt động và phát triển.
1.2.1. Lợi ích của thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp
1.2.1.1. Mở rộng thị trường
Theo hình thức bán hàng truyền thống, chủ cửa hàng phải đầu tư một
số vốn lớn và đáng kể cả về sức người và sức của để dựng nên một cửa hàng
tạp hóa với nhiều loại hình sản phẩm khác nhau khiến giá sản phẩm tăng lên.
Thương mại điện tử còn tạo thị trường cho người bán và người mua gặp nhau
trên phạm vi toàn cầu, đảm bảo tính thường xuyên cho người cung cấp và sự
lựa chọn toàn cầu cho người tiêu dùng. Nhà cung cấp nhỏ hay lớn đều có cơ
hội được biết đến như nhau. Thương mại điện tử ngày càng thể hiện tính ưu

việc của mình bằng việc cho phép tiến hành các thương vụ mọi lúc mọi nơi
một cách thuận tiện.
1.2.1.2. Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
Việc áp dụng thương mại điện tử giúp doanh nghiệp giảm rất nhiều chi
phí, cụ thể bao gồm:
Giảm chi phí thuê cửa hàng
Cửa hàng trên Internet của doanh nghiệp được mở ngay tại nhà cửa
khách hàng trước màn hình máy tính mà khơng phải thuê cửa hàng cố định ở
bên ngoài. Khi doanh nghiệp thiết lập một trang web, nó hiện hữu trên các
máy tính nối mạng internet, khi người sử dụng truy cập vào địa chỉ trang web
đó, người cung cấp và người tiêu dùng gặp nhau trực tuyến chứ không cần
phải trực tiếp. Hiện nay, đặc điểm này còn được thực hiện cách dễ dàng hơn
nhờ những thiết bị mới như điện thoại di động kết nối internet.
Giảm chi phí bán hàng và marketing
Thơng qua internet, nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với nhiều
khách hàng trong một khoảng thời gian ngắn hơn trước kia, Catalogue điện tử
trên web phong phú hơn nhiều và thường xuyên cập nhật so với
16


catalogue dạng ấn phẩm bị hạn chế về số lượng, không gian và thời gian.
Thông thường lượng khách hàng tăng lên, lực lượng bán hàng cũng phải tăng
lên kèm theo nó là lương, bảo hiểm… Với thương mại điện tử, khi doanh
nghiệp kinh doanh trên mạng internet thì chỉ mất rất ít chi phí hoặc khơng mất
thêm bất cứ chi phí nào khi số lượng khách hàng tăng lên bởi chi phí mà họ
bỏ ra khơng đo bằng thời gian mạng hoạt động (24h/ngày, 7 ngày/tuần). Cùng
một lúc, một người bán hàng có thể giao dịch với nhiều khách hàng nên hao
phí là khơng đáng kể, nếu khơng tính các lý do chủ quan khác thì năng lực
bán hàng của doanh nghiệp sẽ chỉ bị giới hạn do tốc độ xử lý, chất lượng
đường truyền.

Giảm chi phí trong giao dịch
Trong các doanh nghiệp, mỗi giao dịch đều gây phát sinh chi phí, dần
dần số chi phí đó sẽ tăng lên theo tốc độ phát triển của doanh nghiệp, nhất là
chi phí văn phịng, giấy tờ. Thương mại điện tử qua internet có thể giúp doanh
nghiệp thực hiện một cách nhanh chóng các hoạt động giao dịch với dung
lượng khơng hạn chế và chi phí thấp nhất.
Ngồi ra, quảng cáo qua internet là hình thức quảng cáo kinh tế nhất,
thơng qua trang web, doanh nghiệp có thể tự giới thiệu về mình trên quy mơ
tồn cầu mà khơng cần thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng và phải
trả chi phí dịch vụ rất cao.
1.2.1.3. Giảm lượng hàng tồn kho
Hàng tồn kho của một cơng ty càng lớn thì chi phí vận hành của cơng ty
đó càng tăng và lợi nhuận vì vậy sẽ giảm xuống. Giảm hàng tồn kho cũng
đồng nghĩa với việc năng suất được tận dụng hiệu quả hơn. Điều này lại giúp
giảm sức ép phải đầu tư bổ sung vào trang thiết bị sản xuất, qua đó góp phần
giảm chi phí cho doanh nghiệp. Việc trao đổi thông tin qua hệ thống mạng
điện tử giữa các nhà máy, bộ phận marketing và bộ phận thu mua đã giúp đẩy
nhanh q trình tiêu thụ hàng hóa trong kho và phòng kế hoạch sản xuất sẽ
17


×