Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Luận văn - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Sóc Trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 81 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỤC LỤC </b>



<b>CHƯƠNG 1 </b>


<b>GIỚI THIỆU ...1 </b>


1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...2


1.2.1. Mục tiêu chung... 2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể ... 2


1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU... 2


1.3.1. Không gian ... 2


1.3.2. Thời gian ...2


1.3.3. Đối tượng ...2


<b>CHƯƠNG 2 </b>
<b>PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 3 </b>


2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ... 3


2.1.1. Khái niệm tín dụng ... 3


2.1.1.1. Khái niệm ... 3



2.1.1.2. Phân loại tín dụng ... 3


2.1.1.3. Chức năng của tín dụng ... 4


2.1.1.4. Vai trị của tín dụng ... 5


2.1.1.5. Ý nghĩa của tín dụng... 5


2.1.2. Nguồn vốn trong hoạt dộng ngân hàng ... 6


2.1.2.1. Khái niệm ... 6


2.1.2.2. Giới thiệu các loại nguồn vốn của ngân hàng ... 6


2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động ngân hàng ...8


2.1.3.1. Hệ số thu nợ ... 8


2.1.3.2. Các chỉ tiêu phân tích nghiệp vụ cho vay ... 9


2.1.3.3. Các chỉ tiêu phân tích nguồn vốn ... 10


2.3.1.4. Lãi suất bình quân đầu vào ... 10


2.3.1.5. Hệ số doanh lợi... 10


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2.3.1.7. Chỉ tiêu đánh giá rủi ro ... 10


2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 11



2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu... 11


2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ... 11


<b>CHƯƠNG 3 </b>
<b>KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN </b>
<b>NƠNG THƠN CHI NHÁNH TỈNH SĨC TRĂNG... 13 </b>


3.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
TRONG NĂM 2008 ... 13


3.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng... 13


3.1.2. Hoạt đồng tín dụng của ngân hàng trong năm 2008 ... 14


3.2. KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH SĨC TRĂNG ... 15


3.2.1. Lịch sử hình thành ... 15


3.2.2. Quá trình phát triển... 16


3.2.3. Định hướng tương lai... 17


3.2.4. Cơ cấu tổ chức và điều hành ... 17


3.2.4.1 Sơ đồ tổ chức... 17


3.2.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận... 19



3.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG QUA 3 NĂM 2006, 2007 VÀ 2008... 22


3.4. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2009 ... 24


3.4.1. Mục tiêu tổng quát... 24


3.4.2. Mục tiêu cụ thể ... 25


<b>CHƯƠNG 4 </b>
<b>PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CHO VAY TẠI </b>
<b>NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN </b>
<b>CHI NHÁNH TỈNH SĨC TRĂNG ... 26 </b>


4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN ... 26


4.1.1. Cơ cấu nguồn vốn... 26


4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn... 28


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN ... 33


4.2.1. Phân tích doanh số cho vay... 33


4.2.1.1. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn... 33


4.2.1.2. Phân tích doanh số cho vay theo đối tượng ... 37


4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ ... 40



4.2.2.1. Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn... 40


4.2.2.2. Phân tích doanh số thu nợ theo đối tượng ... 44


4.2.2.3. Hệ số thu nợ ... 47


4.2.3. Phân tích doanh số dư nợ... 47


4.2.3.1. Phân tích doanh số dư nợ theo thời hạn... 48


4.2.3.2. Phân tích dư nợ theo đối tượng ... 50


4.2.4. Phân tích nợ xấu theo thời hạn ... 53


4.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH... 56


4.3.1. Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn... 56


4.3.2. Tổng dư nợ trên vốn huy động... 56


4.3.3. Vòng quay vốn tín dụng... 57


4.3.4. Hệ số rủi ro tín dụng ... 58


4.3.5. Hệ số doanh lợi... 59


4.3.6. Hệ số ROA ... 60


<b>CHƯƠNG 5 </b>
<b>BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI </b>


<b>NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN </b>
<b>CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG ... 61 </b>


5.1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2008 ... 61


5.1.1. Những mặt làm được ... 61


5.1.2. Những mặt còn hạn chế ... 62


5.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ... 63


5.2.1. Về công tác huy động vốn ... 63


5.2.2. Về cơng tác tín dụng... 63


5.2.3. Về cơng tác tài chính ... 64


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>CHƯƠNG 6 </b>


<b>KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ... 65 </b>


6.1. KẾT LUẬN... 65


6.2 KIẾN NGHỊ ... 66


6.2.1. Đối với Ngân hàng ... 66


6.2.2. Đối với địa phương... 66


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>DANH MỤC BIỂU BẢNG </b>




BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ... 22


BẢNG 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG... 26


BẢNG 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG... 29


BẢNG 4: CHI PHÍ LÃI SUẤT BÌNH QUÂN ... 32


BẢNG 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG ... 34


BẢNG 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO ĐỐI TƯỢNG CỦA NGÂN HÀNG 37
BẢNG 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG ... 41


BẢNG 8: DOANH SỐ THU NỢ THEO ĐỐI TƯỢNG CỦA NGÂN HÀNG ... 44


BẢNG 9: HỆ SỐ THU NỢ ... 47


BẢNG 10: DOANH SỐ DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG... 48


BẢNG 11: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO ĐỐI TƯỢNG CỦA NGÂN HÀNG.... 51


BẢNG 12: NỢ XẤU THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG... 54


BẢNG 13: TỔNG DƯ NỢ TRÊN TỎNG NGUỒN VỐN ... 56


BẢNG 14: TỔNG DƯ NỢ TRÊN VỐN HUY ĐỘNG ... 57


BẢNG 15: VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG... 58



BẢNG 16: NỢ XẤU TRÊN TỔNG DƯ NỢ ... 59


BẢNG 17: HỆ SỐ DOANH LỢI... 59


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>DANH MỤC HÌNH </b>



HÌNH 1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG... 18


HÌNH 2: SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH ... 19


HÌNH 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG... 23


HÌNH 4: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG ... 27


HÌNH 5: SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA VỐN HUY ĐỘNG ... 30


HÌNH 6: SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA DOANH SỐ CHO VAY
THEO THỜI HẠN ... 35


HÌNH 7: TỶ TRỌNG DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN... 35


HÌNH 8: SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA DOANH SỐ CHO VAY
THEO ĐỐI TƯỢNG ... 38


HÌNH 9: TỶ TRỌNG CỦA ĐỐI TƯỢNG CHO VAY... 38


HÌNH 10: SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA DOANH SỐ THU NỢ
THEO THỜI HẠN ... 42


HÌNH 11: TỶ TRỌNG CỦA CÁC KHOẢN THU NỢ


THEO THỜI HẠN ... 42


HÌNH 12: SỰ TĂNG TRƯỞNG DOANH SỐ THU NỢ
THEO ĐỐI TƯỢNG ... 45


HÌNH 13: TỶ TRỌNG DOANH SỐ THU NỢ
THEO ĐỐI TƯỢNG ... 45


HÌNH 14: SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA DOANH SỐ DƯ NỢ
THEO THỜI HẠN ... 49


HÌNH 15: TỶ TRỌNG DOANH SỐ DƯ NỢ
THEO THỜI HẠN ... 49


HÌNH 16: SỰ TĂNG TRƯỞNG DƯ NỢ
THEO ĐỐI TƯỢNG ... 52


HÌNH 17: TỶ TRỌNG TỪNG KHOẢN MỤC DƯ NỢ
THEO ĐỐI TƯỢNG ... 52


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7></div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>



NHNN: Ngân hàng Nhà Nước


NHNo&PTNT (AGRIBANK): Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển


Nông thôn


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>CHƯƠNG 1 </b>

<b>GIỚI THIỆU </b>




<b>1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU </b>


Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn
cầu đã kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ.
Nguyên nhân của cơn địa chấn tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và
nhà đất tại Mỹ.


Việt Nam đã hội nhập và phát triển cùng nền kinh tế thế giới nên cũng
khơng thể tránh khỏi cơn bão tài chính. Nền kinh tế Việt Nam không những phải
đối mặt với những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới, mà cịn phải đối mặt
với nhiều khó khăn nội tại: Lạm phát tăng mạnh, thâm hụt cán cân thương mại
cũng đạt mức kỷ lục (hơn 14% GDP), thị trường chứng khốn liên tục sụt giảm.
Trước tình hình phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam đã có những phản ứng kịp thời, sử dụng đồng bộ và quyết liệt về
điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát có hiệu quả và ổn
định kinh tế vĩ mô. Các cơng cụ chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt để
hút tiền từ lưu thông nhưng vẫn đảm bảo tính thanh khoản cho nền kinh tế thị
trường, điều hành linh hoạt tỷ giá theo tín hiệu thị trường, tăng cường công tác
thanh tra, giám sát hoạt động của thị trường ngoại hối và của các tổ chức tín
dụng, hạn chế tăng trưởng tín dụng q nóng. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước đã
chỉ đạo các Ngân hàng Thương mại điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, cơ cấu tín
dụng phù hợp với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà
nước, của ngành đi đơi với kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng: ưu tiên vốn
cho các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, các dự
án đầu tư có hiệu quả… Đảm bảo đáp ứng hiệu quả các nhu cầu vốn phục vụ
mục tiêu tăng trưởng hợp lý, ngăn chận suy giảm kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Nơng thơn chi nhánh tỉnh Sóc Trăng, tơi chọn đề tài “PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN


NÔNG THƠN CHI NHÁNH TỈNH SĨC TRĂNG” để làm rõ vấn đề nêu trên.
<b>1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU </b>


<b> 1.2.1. Mục tiêu chung </b>


Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn để cho vay của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn chi nhánh tỉnh Sóc Trăng, qua đó đề ra một
số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, khả năng cạnh tranh với các
ngân hàng khác trên cùng địa bàn.


<b> 1.2.2. Mục tiêu cụ thể </b>


 Đánh giá tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ xấu của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn qua 3 năm 2006, 2007, 2008.


 Đánh giá các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử
dụng nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn qua 3 năm
2006, 2007, 2008.


 Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn qua 3 năm 2006, 2007, 2008.
<b>1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU </b>


<b> 1.3.1. Không gian </b>


Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nơng thơn chi nhánh tỉnh Sóc Trăng.


<b> 1.3.2. Thời gian </b>



Đề tài chỉ nghiên cứu số liệu 3 năm 2006, 2007, 2008 của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn chi nhánh tỉnh Sóc Trăng.


Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 2/2/2009 đến ngày 24/2/2009.
<b> 1.3.3. Đối tượng </b>


Đề tài tập trung nghiên cứu một số chỉ tiêu sau đây
 Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, và nợ xấu


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>CHƯƠNG 2 </b>


<b>PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>



<b>2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN </b>
<b> 2.1.1. Khái niệm tín dụng </b>
<b> 2.1.1.1. Khái niệm </b>


<b> Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái </b>
kinh tế - xã hội. Ngày nay, tín dụng được hiểu là quan hệ kinh tế được biểu hiện
dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho
vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định.


Khái niệm tín dụng được thể hiện ở ba khía cạnh:


 Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người sở
hữu sang người sử dụng .


 Sự chuyển giao này chỉ mang tính chất tạm thời.


 Khi sự hoàn trả lại giá trị chuyển giao kèm theo một lượng giá trị dôi


thêm gọi là lợi tức.


Tín dụng Ngân hàng là mối quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng, các tổ
chức tín dụng với doanh nghiệp, cá nhân: là sự cho vay hay ứng trước tiền do
Ngân hàng thực hiện, mà giá cả giao dịch này do Ngân hàng ấn định cho khách
hàng khi đi vay được gọi là lãi suất tín dụng, hay tiền hoa hồng mà khách hàng
<b>phải trả trong suốt thời gian tồn tại khoản tiền cho vay hay ứng trước đó. </b>


<b> 2.1.1.2. Phân loại tín dụng </b>


<b> Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong </b>
phú. Tùy theo tiêu thức phân loại mà tín dụng được phân thành nhiều loại khác
nhau:


<b> a. Căn cứ vào thời hạn tín dụng. </b>


Tín dụng ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
Đây là khoản vay để bổ sung thiếu hụt vốn tạm thời như mua sắm nguyên vật
<b>liệu, vật tư phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Tín dụng dài hạn các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở
lên. Được sử dụng để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ bản, các chương trình có quy
<b>mơ lớn. </b>


<b> b. Căn cứ vào đối tượng tín dụng </b>


Tín dụng vốn lưu động là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình thành
<b>vốn lưu động của doanh nghiệp. </b>


Tín dụng vốn cố định là loại tín dụng được cung cấp để hình thành vốn


<b>cố định của doanh nghiệp. </b>


<b> c. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn </b>


Tín dụng sản xuất và lưu thơng hàng hố là loại tín dụng cấp vốn cho các
<b>doanh nghiệp, cá nhân để tiến hành sản xuất kinh doanh. </b>


<b> Tín dụng tiêu dùng là loại tín dụng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân. </b>


<b> d. Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng </b>


Tín dụng Ngân hàng là hình thức tín dụng thể hiện quan hệ giữa các tổ
<b>chức tín dụng với các doanh nghiệp và các cá nhân. </b>


<b> 2.1.1.3. Chức năng của tín dụng </b>


Trong nền kinh tế thị trường tín dụng có hai chức năng sau: thứ
nhất-chức năng phân phối lại tài nguyên; thứ hai-nhất-chức năng thúc đẩy lưu thông hàng
hoá và phát triển sản xuất.


<b>a. Chức năng phân phối lại tài nguyên </b>


<b> Tín dụng là sự chuyển nhượng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. </b>
Thông qua sự chuyển nhượng này tín dụng góp phần phân phối lại tài nguyên,
thể hiện ở chỗ:


 Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến, thơng qua
tín dụng, số tài ngun đó được phân phối lại cho người đi vay.


 Ngược lại, người đi vay cũng thơng qua quan hệ tín dụng nhận được


phần tài nguyên được phân phối lại.


<b>b. Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển sản xuất </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b> 2.1.1.4. Vai trị của tín dụng </b>


<b> Tín dụng cung ứng vốn đầy đủ và kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho </b>
quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, đồng thời góp phần đầu tư
phát triển kinh tế. Tín dụng là một trong những công cụ để tập trung vốn một
cách hữu hiệu và còn là cơng cụ thúc đẩy tích tụ vốn cho các tổ chức kinh tế. Nó
là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Có thể nói trong mọi nền kinh tế xã hội, tín
dụng đều phát huy vai trị to lớn của nó, tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ mà
khơng một cơng cụ nào có thể thay thế được.


Tín dụng thúc đẩy q trình lưu thơng hàng hóa phát triển sản xuất. Thật
vậy, trong thời kỳ đầu, tiền tệ lưu thơng là hóa tệ cho đến khi tín dụng phát triển,
các giấy nợ đã thay thế cho một bộ phận tiền trong lưu thông. Ngày nay, Ngân
hàng cung cấp tiền cho lưu thông chủ yếu thực hiện qua con đường tín dụng. Đây
là cơ sở đảm bảo cho lưu thông tiền tệ được ổn định, tạo ra nhiều cơ hội việc
làm, thu hút nhiều lực lượng sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn
định xã hội. Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá, làm giảm áp lực lạm
phát. Ngồi ra, tín dụng cịn tạo điều kiện để phát triển kinh tế với các nước trong
khu vực và trên thế giới, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế.


<b> 2.1.1.5. Ý nghĩa của tín dụng </b>


Trong nền kinh tế thị trường, cung cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ
bản của ngân hàng. Đối với hầu hết các ngân hàng, dư nợ tín dụng thường chiếm
tới hơn ½ tổng tài sản có và thu nhập từ tín dụng chiếm khoảng từ ½ đến 2/3 tổng



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b> </b>


<b> 2.1.2. Nguồn vốn trong hoạt dộng ngân hàng </b>
<b> 2.1.2.1. Khái niệm </b>


<b> Nguồn vốn của Ngân hàng là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà Ngân hàng </b>
tạo lập và huy động được để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.


<b> 2.1.2.2. Giới thiệu các loại nguồn vốn của ngân hàng </b>


<i><b> a. Vốn tự có </b></i>


Vốn tự có hay còn gọi là vốn chủ sở hữu của Ngân hàng bao gồm giá trị
thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số nguồn vốn khác của Ngân hàng
theo quy định của Ngân hàng Trung ương. Vốn tự có của Ngân hàng bao gồm:


 Vốn điều lệ


Vốn điều lệ là số vốn được ghi trong điều lệ hoạt động của các
Ngân hàng thương mại. Vốn điều lệ của Ngân hàng là do các chủ sở hữu của
Ngân hàng đóng góp. Mức vốn điều lệ và phương thức đóng góp vốn điều
lệ của mỗi Ngân hàng được ghi trong điều lệ hoạt động của từng Ngân
hàng và được Ngân hàng Trung Ương phê duyệt.


Mức vốn điều lệ của mỗi Ngân hàng phụ thuộc vào mức góp vốn của các
chủ sở hữu Ngân hàng, song nhìn chung không được thấp hơn mức vốn pháp
định mà chính phủ quy định. Trong quá trình hoạt động, các Ngân hàng thương
mại có thể tăng thêm vốn điều lệ của mình nhưng phải được sự chấp thuận của
Ngân hàng Trung Ương.



Mặc dù vốn điều lệ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt
động của Ngân hàng, nhưng nó có ý nghĩa rất lớn, là căn cứ pháp lý để thành lập
Ngân hàng, là một chỉ tiêu phản ánh quy mô cũng như năng lực hoạt động của
Ngân hàng thương mại.


 Các quỹ dự trữ


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

 Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% trên
lợi nhuận ròng. Mức tối đa của quỹ do chính phủ quy định.


 Các quỹ khác: Quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ phát triển nghiệp vụ
Ngân hàng. Các quỹ này cũng được trích lập và sử dụng theo quy định của pháp
luật.


Các quỹ dự trữ sau khi đã được trích lập, các Ngân hàng thương mại
được sử dụng theo mục đích lập quỹ. Tuy nhiên, khi số tiền của quỹ chưa sử
dụng đến thì các Ngân hàng thương mại có thể tạm thời huy động theo
nguyên tắc hoàn trả làm nguồn vốn kinh doanh.


 Các nguồn vốn khác


Một số nguồn vốn khác được coi như vốn tự có của Ngân hàng bao
gồm:lợi nhuận giữ lại, khấu hao tài sản cố định, thu nhập lớn hơn chi phí. Trong
q trình hoạt động, các Ngân hàng thương mại được quyền sử dụng
nguồn vốn này làm vốn kinh doanh.


<i><b> b. Vốn huy động </b></i>


 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế



Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh
trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ được gửi tại Ngân hàng.


Các tổ chức kinh tế thường gửi tiền vào Ngân hàng dưới các hình thức
sau:


 Tiền gửi không kỳ hạn: là loại tiền gửi mà khi gửi vào, khách hàng gửi
tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không phải báo trước cho Ngân hàng, và
Ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng.


 Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào có sự
thoả thuận về thời gian rút ra giữa Ngân hàng và khách hàng.


Về nguyên tắc: người gửi tiền chỉ có thể rút tiền ra theo thời hạn đã thỏa
thuận. Tuy nhiên trên thực tế, do yếu tố cạnh tranh, để thu hút tiền gửi,
các Ngân hàng thường cho phép khách hàng được rút tiền ra trước thời
hạn nhưng không được hưởng lãi suất hoặc chỉ được hưởng một mức lãi suất
thấp hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Tiền gửi của dân cư là một bộ phận thu nhập bằng tiền của dân cư gửi tại
Ngân hàng. Tiền gửi của dân cư bao gồm:


 Tiền gửi tiết kiệm: Trong hình thức huy động này, người gửi tiền được
cấp một sổ tiết kiệm. Sổ này được coi như giấy chứng nhận có tiền gửi vào quỹ
tiết kiệm của Ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư cũng được chia thành hai
loại: tiết kiệm có thời hạn và tiết kiệm không kỳ hạn.


 Tài khoản tiền gửi cá nhân: Ngày nay, khi đời sống vật chất của mọi
người được nâng lên thì ngày càng có nhiều cá nhân mở tài khoản tiền gửi tại


Ngân hàng và thực hiện các giao dịch, thanh toán qua Ngân hàng. Vì vậy, tài
khoản tiền gửi cá nhân cũng góp phần tăng trưởng nguồn vốn cho các Ngân
hàng.


 Tiền gửi khác: Ngoài hai loại tiền gửi trên, tại Ngân hàng cịn có các
khoản tiền gửi sau: tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi của các tổ chức tín dụng
khác, tiền gửi của kho bạc Nhà nước.


 Vốn huy động thông qua các chứng từ có giá


Đây chính là việc các Ngân hàng thương mại phát hành các chứng từ có
giá như kỳ phiếu Ngân hàng có mục đích và trái phiếu Ngân hàng để huy
động vốn. Trong những hình thức huy động này, Ngân hàng chủ động đứng ra
thu gom vốn trong xã hội bằng việc phát hành các chứng từ có giá nhằm bổ sung
nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng.


<i><b> c. Vốn vay và nguồn vốn khác </b></i>


Nguồn vốn vay của Ngân hàng là nguồn vốn được hình thành bởi các
mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau hoặc giữa các tổ chức tín dụng
với Ngân hàng Nhà nước. Nguồn vốn đi vay bao gồm:


 Nguồn vốn vay của các tổ chúc tín dụng khác.
 Nguồn vốn vay của Ngân hàng Trung Ương.
 Nguồn vốn trong thanh toán.


 Các nguồn vốn khác.


<b> 2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động ngân hàng </b>
<b> 2.1.3.1. Hệ số thu nợ </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Tổng doanh số cho vay


Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của Ngân hàng hay khả năng trả
nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền mà Ngân hàng thu được trong
một thời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số thu nợ
càng lớn thì càng được đánh giá tốt, cho thấy cơng tác thu hồi vốn của Ngân hàng
càng hiệu quả và ngược lại.


<b> 2.1.3.2. Các chỉ tiêu phân tích nghiệp vụ cho vay </b>
<b> a. Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động </b>


Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn huy động của Ngân
hàng. Nó giúp so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động
được.


Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều khơng tốt, bởi vì nếu chỉ tiêu này
q lớn sẽ cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp. Ngược lại, nếu
chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy Ngân hàng đã sử dụng vốn huy động ngày càng
khơng có hiệu quả.


<b> b. Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn (%) </b>


Đây là chỉ số đánh giá diệu quả của một đồng vốn. Ngoài ra chỉ số này
cịn giúp nhà phân tích xác định quy mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.


<i><b> c. Nợ xấu trên tổng dư nợ </b></i>


Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân
hàng. Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng


của Ngân hàng này cao


<b> d. Dư nợ ngắn (trung, dài) trên tổng dư nợ </b>


Chỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời hạn. Từ đó giúp
nhà phân tích đánh giá được cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý hay chưa và có giải
pháp điều chỉnh kịp thời.


<b> e. Vịng quay vốn tín dụng </b>


<b> Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi </b>
nợ vay nhanh hay chậm


<b> 2.1.3.3. Các chỉ tiêu phân tích nguồn vốn </b>


<i><b> a.Tỷ lệ % từng khoản nguồn vốn </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Tỷ lệ % = x 100%
từng khoản nguồn vốn Tổng nguồn vốn


Chỉ số này sẽ giúp nhà phân tích biết được cơ cấu nguồn vốn của Ngân
hàng. Mỗi một khoản nguồn vốn đều có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính
thanh khoản, thời hạn hồn trả khác nhau. Do đó, Ngân hàng cần phải quan sát,
đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy
động tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định.


<b> b.Tỷ lệ % từng loại tiền gửi </b>


Số dư từng loại tiền gửi



Tỷ lệ % từng loại tiền gửi = x 100%
Tổng vốn huy động


Đây là chỉ số xác định cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng. Mỗi loại tiền
gửi có những yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản,...do đó, việc xác định
rõ cơ cấu vốn huy động sẽ giúp Ngân hàng hạn chế những rủi ro có thể gặp phải
và tối thiểu hóa chi phí đầu vào cho Ngân hàng.


<b> 2.3.1.4. Lãi suất bình quân đầu vào </b>


Tổng chi phí trả lãi


Lãi suất bình qn đầu vào = x 100 %
Tổng vốn huy động


Chi phí trả lãi tiền gửi là khoản chi phí chiếm tỷ lệ lớn nhất, nó là yếu tố
quyết định để hoạch định lãi suất cho vay. Vì vậy cần phải phân tích cụ thể chỉ
tiêu lãi suất bình quân đầu vào để thấy được ảnh hưởng của nó đối với hiệu quả
kinh doanh của Ngân hàng.


<b> 2.3.1.5. Hệ số doanh lợi </b>


<b> Tỷ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuân ròng và doanh thu nhằm </b>
cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận


<b> 2.3.1.6. Hệ số ROA </b>


Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) đo lường khả năng sinh lợi
trên mỗi đồng tài sản của Ngân hàng.



<b> 2.3.1.7. Chỉ tiêu đánh giá rủi ro </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

bất ngờ và hiệu quả của Ngân hàng bị sút giảm một cách nhanh chóng. Do
vậy, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại luôn chứa đựng những rủi
ro “tiềm ẩn”, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào.


Rủi ro là sự kiện xảy ra ngoài ý muốn và ảnh hưởng xấu đến hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường, hầu như hoạt
động nào của Ngân hàng cũng đều có thể có rủi ro. Rủi ro thường dẫn đến thiệt
hại và thua lỗ. Do vậy, nhận thức rõ rủi ro và đề ra những biện pháp phòng chống
hữu hiệu, hạn chế thấp nhất rủi ro luôn là vấn đề cấp bách của mỗi Ngân hàng.
Có 4 hình thức rủi ro cơ bản nhưng phạm vi nghiên cứu chỉ tìm hiểu 1
hình thức rủi ro là rủi ro tín dụng.


 Rủi ro tín dụng:


Nợ xấu
Mức độ rủi ro tín dụng =


Tổng dư nợ


Rủi ro tín dụng là trường hợp khách hàng đi vay khơng có khả năng trả
được lãi hoặc gốc hay cả hai khi đáo hạn. Trường hợp này xảy ra do bị ảnh
hưởng từ nhiều phía: Ngân hàng, khách hàng hoặc môi trường kinh tế. Việc
khách hàng đi vay trả nợ phụ thuộc rất lớn vào kết quả hoạt động kinh doanh của
họ. Tuy nhiên cũng có một số khách hàng không muốn trả nợ do phá sản hay
kinh doanh thua lỗ làm cho Ngân hàng không thu được nợ. Trường hợp này xảy
ra thường xuyên tại một Ngân hàng tất yếu kết quả hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng ngày càng xấu đi, có thể dẫn đến rủi ro phá sản.



Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng nói
chung và đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói riêng một cách rõ nét. Chỉ
tiêu này càng cao cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng kém và
<b>ngược lại. </b>


<b>2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>
<b> 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

thời bài viết còn sử dụng số liệu từ các nguồn khác như: sách chuyên ngành, tạp
chí kinh tế, tạp chí ngân hàng…


<b> 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>CHƯƠNG 3 </b>


<b>KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP </b>



<b>VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN </b>



<b>CHI NHÁNH TỈNH SĨC TRĂNG </b>



<b>3.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN </b>
<b>HÀNG TRONG NĂM 2008 </b>


<b> 3.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng </b>


Năm 2008, nền kinh tế nước ta diễn ra phức tạp, khó lường do ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, bắt nguồn từ khủng hoảng kinh tế tài
chính tại Mỹ dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái; tình hình thiên tai dịch
bệnh liên tiếp xảy ra, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao gây thiệt hại lớn cho sản xuất


và dời sống nhân dân. Trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ có chủ trương
đúng và chỉ đạo kịp thời 8 nhóm giải pháp ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô, đẩm bảo an sinh xã hội, phát triển bền vững những tháng đầu năm
và 5 nhóm giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó
khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, duy trì tăng trưởng kinh tế đảm bảo an sinh
xã hội những tháng cuối năm. Vì vậy, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng tình
hình kinh tế - của tỉnh Sóc Trăng đã thu được một số kết quả như sau:


 Tổng sản phẩm trong tỉnh (theo giá cố định năm 1994) đạt 9.489,8 tỷ
đồng, bằng 96,72% kế hoạch, tăng 10,25% so với năm trước (chỉ tiêu 14%);
trong đó khu vực I tăng 7,22% (chỉ tiêu 5,66%), khu vực II tăng 10,28% (chỉ tiêu
21,77%), khu vực III tăng 17,15% (chỉ tiêu 25,95%). GDP bình quân đầu người
theo giá hiện hành đạt 730 USD (chỉ tiêu là 711 USD), theo giá cố dịnh đạt 671
USD (chỉ tiêu 679 USD).


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

91,83% kế hoạch, giảm 7,75%). Chế biến thủy sản 57.430 tấn, trong đó tơm đơng
42.281 tấn (đạt 86,29% kế hoạch, giảm 5,21%).


 Giá trị sản xuất công nghiệp 6.250 tỷ đồng (đạt 89,29% kế hoạch, tăng
3,44%). Kim ngạch xuất khẩu 365 triệu USD (đạt 84,88% kế hoạch, tăng 0,61%),
trong đó xuất khẩu thủy sản 363 trệu USD (đạt 86,43% kế hoạch, tăng 1,96%).


 Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội
18.715,8 tỷ đồng (đạt 110% kế hoạch, tăng 35,4%), trong đó tổng mức bán lẻ
hàng hóa đạt 12.335 tỷ đồng (tăng 35,7%).


<i>(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) </i>


<b> 3.1.2. Hoạt đồng tín dụng của ngân hàng trong năm 2008 </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23></div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>3.2. KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN </b>
<b>NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG </b>


<b> 3.2.1. Lịch sử hình thành </b>


Theo Quyết định số 53/NH của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, ngày
14/07/1989 Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp Tỉnh Hậu Giang đã được thành
lập, thời gian đó Ngân hàng nơng nghiệp Tỉnh Sóc Trăng chỉ là một chi nhánh
Thị xã của Ngân hàng nông nghiệp Tỉnh Hậu Giang.


Sau khi Tỉnh Hậu Giang được tách thành hai Tỉnh Cần Thơ và Sóc
Trăng. Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nơng thơn Tỉnh Sóc
Trăng chính thức thành lập và đi vào hoạt động ngày 01/04/1992 với cơ cấu tổ
chức là một Ngân hàng Thương Mại Quốc Doanh Tỉnh.


Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Tỉnh Sóc Trăng ln bám sát định hướng phát triển của ngành, mục tiêu
phát triển kinh tế địa phương, từng bước đi vào hoạt động một cách có hiệu quả,
Ngân hàng mở rộng ra lĩnh vực hoạt động không những trong lĩnh vực nơng
nghiệp mà cịn phát triển kinh tế xã hội và hiện nay Ngân hàng đã mở rộng lĩnh
vực hoạt động với nhiều hình thức đa dạng. Ngân hàng đã hướng các hoạt động
của mình vào xu thế hội nhập và phát triển chung của cả nước, góp phần thúc đẩy
sự phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Hiện nay mạng lưới hoạt động
của Ngân hàng trong tồn tỉnh có 14 chi nhánh đặt ở trung tâm của các huyện,
các cụm đơng dân cư và 2 phịng giao dịch lớn trên địa bàn thị xã Sóc Trăng nay
là thành phố Sóc Trăng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Ngân hàng cũng khơng ngừng phát triển mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng
hóa các hình thức huy động vốn, cho vay, sản phẩm dịch vụ, chất lượng phục vụ
nhằm từng bước nâng cao vị thế, uy tín, thương hiệu của NHNo&PTNT chi


nhánh tỉnh Sóc Trăng. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nguồn lực với 3 nội dung
chính là con người, cơng nghệ và tài chính; đặc biệt quan tâm đến khâu đào tạo
lực lượng cán bộ trẻ có kiến thức… quyết tâm đưa NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh
Sóc Trăng ngày càng vững mạnh, có nguồn vốn ổn định và vững chắc để phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh.


<b> 3.2.2. Quá trình phát triển </b>


Trong những ngày đầu thành lập, nguồn vốn huy động của Agribank Sóc
Trăng chỉ đạt 14.914 triệu đồng, tổng dư nợ bàn giao: 21.689 triệu, trong đó nợ
quá hạn chưa khoanh được và nợ khê đọng khó thu hồi chiếm đến 80,9% tổng dư
nợ.


Thực hiện định hướng của NHNo VN về mở rộng mạng lưới hoạt động ở
những nơi có mơi trường kinh doanh, trước hết là ưu tiên các vùng dân cư ở tập
trung, các cụm kinh tế - kỹ thuật trên địa bàn nơng thơn. Trong thời gian ngắn
Agribank Sóc Trăng đã mở thêm 05 chi nhánh trực thuộc tỉnh gồm:


Phòng giao dịch số 01 đảm nhận 6 phường của Thị xã Sóc Trăng, Phòng
giao dịch số 02 đảm nhận 05 xã của huyện Mỹ Tú trực thuộc NHNo&PTNT
tỉnh; 2 Ngân hàng cấp III gồm: chi nhánh ngư cảng Trần Đề trực thuộc NHNo
trực thuộc Chi nhánh huyện Long Phú, đảm nhận 04 xã ven biển của huyện: An
Thạnh 3, Lịch Hội Thượng, Liêu Tú và Trung Bình, Chi nhánh An Lạc Thơn trực
thuộc Chi nhánh huyện Kế Sách, phục vụ địa bàn 04 xã ven sông Hậu là An Lạc
Thôn, Phong Nẫm, Xuân Hòa và Ba Trinh;


Việc mở thêm mạng lưới chi nhánh chân rết ở địa bàn nông thôn đã
mang lại những lợi ích thiết thực khơng chỉ đối với bản thân Ngân hàng mà đặc
biệt người được hưởng lợi nhiều nhất là bà con nông dân - những khách hàng cần
sự hỗ trợ vốn cùng các dịch vụ Ngân hàng khác kịp thời và hiệu quả nhất.



</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

50% so tổng nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay của các Ngân hàng thương
mại và các Quỹ tín dụng trên địa bàn.


Hiện nay với mạng lưới Chi nhánh rộng khắp toàn tỉnh (bao gồm Hội sở
và 18 Chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc) cùng với đội ngũ nhân viên được
đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và hệ thống máy móc ngân hàng hiện đại
Agribank Sóc Trăng sẽ phục vụ tốt nhất các nhu cầu đa dạng của khách hàng.
<b> 3.2.3. Định hướng tương lai </b>


Phấn đấu để Agribank Sóc Trăng thực sự đóng vai trị chủ lực trong việc
cung cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế trong tỉnh, đặc


biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và nơng thơn phù hợp với chính sách, mục tiêu
của Đảng, Nhà nước.


Từng bước mở rộng hoạt động một cách vững chắc, an toàn, cung cấp
các dịch vụ và tiện ích thuận lợi đến mọi loại hình doanh nghiệp và


dân cư, nâng cao và duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh, chú ý phát triển và
bồi dưỡng nguồn nhân lực để có sức cạnh tranh và thích ứng


nhanh chóng với mọi diễn biến của tình hình kinh tế - xã hội.


Quan tâm và tăng cường công cụ kiểm tra, kiểm toán nội bộ, kịp thời
phát hiện những sai sót trong hoạt động kinh doanh, có biện pháp


chấn chỉnh phù hợp nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro trong hoạt động.
<b> 3.2.4. Cơ cấu tổ chức và điều hành </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<i>(Nguồn: Phịng kế hoạch kinh doanh) </i>


<b>HÌNH 1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG </b>
PHÓ GIÁM ĐỐC


PHỤ TRÁCH KINH
DOANH


PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ
TRÁCH KẾ TỐN


NGÂN QUỸ


PHỊNG
THẨM


ĐỊNH


PHỊNG
TÍN
DỤNG


PHỊNG KẾ
HOẠCH
TỔNG HỢP


PHĨ GIÁM ĐỐC
PHỤ TRÁCH KIỂM


TRA



PHÒNG TỔ
CHỨC CÁN
BỘ ĐÀO TẠO


PHỊNG
KT-KT
NỘI BỘ


PHỊNG
VI
TÍNH


PHỊNG
HÀNH
CHÍNH


PHỊNG KẾ
TỐN
NGÂN QUỸ
PHỊNG KDNT


THANH TỐN
QUỐC TẾ


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<i>(Nguồn: Phịng kế hoạch kinh doanh) </i>


<b>HÌNH 2: SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH </b>


<b> 3.2.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận </b>


<b> a. Giám đốc </b>


Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo nghiệp vụ kinh doanh nói chung và
hoạt động cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi quyền hạn.


Công việc cụ thể liên quan đến họat động tín dụng bao gồm:


 Xem xét nội dung thẩm định và hồ sơ tín dụng do phịng tín dụng và
phịng thẩm định trình lên để quyết định cho vay hay không và chịu trách nhiệm
về quyết định của mình.


 Ký hợp đồng tín dụng và các hồ sơ tín dụng do Ngân hàng và khách hàng
cùng lập.


 Quyết định các biện pháp xử lí nợ, cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả
nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lí đối với khách hàng.


HỘI SỞ TỈNH


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<b>b. Phó giám đốc </b>


<i> Hổ trợ cho giám đốc trong việc giám sát hoạt động của Ngân hàng. </i>
Đôn đốc các bộ phận cấp dưới thực hiện các công việc đã đề ra.


<b>c. Phòng thẩm định </b>


Chịu trách nhiệm trong việc thu thập, điều tra và quản lí những thơng tin
nhằm thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng, thẩm định các khoản vay theo
quy định, tổ chức thẩm tra công tác thẩm định của các chi nhánh trực thuộc; tập
huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định, thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo


quy định.


<b> d. Phịng tín dụng </b>


Nghiên cứu xây dụng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách
hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở
rộng quy mơ, gắn tín dụng với sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.


Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách
<i>hàng, lựa chọn biện pháp hiệu quả cho vay và đạt hiệu quả cao. </i>


<i> Thẩm định và đề xuất cho vay các đề án tín dụng phân theo cấp ủy </i>


quyền.


<i> Thẩm định các dự án, hồn thiện hồ sơ trình giám đốc ký duyệt. </i>


<i> Tiếp nhận thực hiện các trương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, </i>


ngoài nước, trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ ngành
khác và tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.


Theo dõi, hướng dẫn, nhắc nhở khách hàng hoàn thiện thủ tục vay vốn,
sử dụng vốn đúng mục đích, cũng như trả nợ đúng hạn.


Thường xuyên phân loại dư nợ, nợ quá hạn, tìm ra nguyên nhân và đề ra
phương hướng khắc phục.


<b> e. Phòng kế hoạch tổng hợp và nguồn vốn </b>



Có chức năng thực hiện xây dựng các chiến lược Marketing trong việc
huy động vốn.


Duyệt kế hoạch kinh doanh cho các chi nhánh


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b> f. Phịng hành chính </b>


Dưới sự quản lí trực tiếp của phó giám đốc phụ trách Kế toán – Ngân
quỹ với chức năng xây dựng và đơn đốc thực hiện trương trình cơng tác đầu tư
mới, giao tiếp với khách hàng đến quan hệ làm việc.


Giữ gìn trật tự mỹ quan cơ quan, thực hiện quản lí tài sản, kho, ấn chỉ lưu
trữ tài liệu, văn thư tổ chức điều hành mọi công tác theo yêu cầu của cấp trên.
<b> g. Phòng kế toán ngân quỹ </b>


Quản lý vốn và tài sản, tham mưu cho giám đốc về việc quản lý tài
chính, thực hiện chế độ Kế tốn – tài chính, ngân quỹ.


Tham gia giao dịch thị trường nội tệ.


Chỉ đạo điều hành vốn thanh toán theo kế hoạnh kinh doanh đã được
duyệt trong toàn hệ thống NHNo&PTNT VIỆT NAM.


<b> h. Phịng kinh doanh đối ngoại và thanh tốn quốc tế </b>


Khai thác, huy động các nguồn vốn ngoại tệ, phát hành các chứng từ có
giá, kinh doanh ngoại tệ.


Thực hiện tín dụng vay, bảo lãnh, cầm cố chiết khấu và tái chiết khấu
chứng từ có giá trị bằng ngoại tệ. Đối với các thành phần kinh tế, các Doanh


nghiệp thực hiện tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, thực hiện các dịch vụ
Ngân hàng, chi trả kiều hối, tư vấn, ngân quỹ, làm đại lí mua bán chứng khốn…
<b> i. Phòng tổ chức cán bộ đào tạo </b>


Thuộc sự điều hành trực tiếp của giám đốc. Có chức năng tổ chức công
tác nhân sự, mạng lưới phát triển nguồn nhân lực. tăng năng xuất lao đông. Lập
kế hoạch tiền lương, kế hoạch đào tạo cán bộ nhân viên của Ngân hàng và các
chi nhánh phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng nhà nước cũng như toàn
hệ thống Ngân hàng Việt Nam.


<b> k. Phịng kiểm tra, kiểm tốn nội bộ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31></div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<b> l. Phịng vi tính </b>


Với chức năng cập nhật các thông tin trên máy vi tính, bảo quản lưu
truyền dữ liệu giao dịch.


Đảm bảo cho hệ thống mạng trong Ngân hàng hoạt động thơng suốt.
<b>3.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN </b>
<b>HÀNG QUA 3 NĂM 2006, 2007 VÀ 2008 </b>


Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có một nguồn vốn dồi
dào và biết sử dụng nguồn vốn thật hiệu quả nhằm tạo ra một lợi nhuận tối ưu với
mức rủi ro thấp nhất. Lợi nhuận là một trong số nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
kinh doanh của Ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh trong nền
kinh tế thị trường nói chung. Các Ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề là thực
hiện tốt mục tiêu kế hoạch đề ra, mục tiêu kế hoạch chung của ngành và mục
đích cuối cùng là đạt được lợi nhuận tối ưu với rủi ro thấp nhất. Đây cũng là mục
tiêu hàng đầu của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng trong suốt q trình
hoạt động kinh doanh của mình. Để có thể thấy rõ được tình hình kinh doanh của


Ngân hàng ta sẽ xem xét bảng số liệu sau:


<b>BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG </b>


<i>Đơn vị tính: triệu đồng </i>


Chênh lệch
2007 so với


2006


2008 so với
2007
Chỉ tiêu 2006 2007 2008


Số tiền


Tỷ lệ
tăng
giảm
(%)


Số tiền


Tỷ lệ
tăng
giảm
(%)
Thu nhập 461.264 499.066 899.118 37.802 8,2 400.052 80,16
Chi phí 413.188 438.581 841.757 25.393 6,15 403.176 91,93


Lợi nhuận 48.076 60.485 57.361 12.409 25,81 -3.124 -5,16


<i>(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
700,000
800,000
900,000
1,000,000


2006 2007 2008


<b>NĂM</b>


<b>T</b>


<b>R</b>


<b>IỆ</b>


<b>U</b>


<b> Đ</b>



<b>Ồ</b>


<b>N</b>


<b>G</b>


Thu nhập


Chi phí


Lợi nhuận


tỷ lệ tăng 25,81%. Sang năm 2008, lợi nhuận của ngân hàng giảm nhưng không
đáng kể, giảm 3.124 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 5,16% so với cùng kỳ năm trước.
Xét từng khoản mục thu nhập, chi phí và lơi nhuận qua biểu đồ sau:


<b>HÌNH 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

kiềm chế lạm phát của NHNN đã ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân
hàng, ngân hàng phải nâng lãi suất để huy động vốn. Đến cuối năm 2008, ngân
hàng lại giảm lãi suất cho vay do chính sách nới lỏng tiền tệ để chống suy giảm
kinh tế của NHNN, lãi suất cơ bản giảm liên tục còn 8,5%/năm. Chính vì vậy,
ngân hàng chịu gánh nặng chi phí trả lãi cho khách hàng, chịu rủi ro lãi suất. làm
cho lợi nhuận năm 2008 giảm đi 5,16% so với năm trước.


Tóm lại, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả tốt. Ngân
hàng cần chú trọng đến việc giảm chi phí thấp nhất có thể. Trước tình hình kinh
tế thế giới và trong nước khó khăn, biến động khơng lường trước được thì việc
giảm chi phí cũng góp phần làm tăng lợi nhuận. Ngân hàng cần phát huy hơn nữa
những mặt mạnh để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.



<b>3.4. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2009 </b>
<b> 3.4.1. Mục tiêu tổng quát </b>


Năm 2009, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Sóc
Trăng sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi, nhưng đồng thời cũng gặp một số khó khăn
thách thức. Để tiếp tục phát triển một cách bền vững, ban lãnh đạo Ngân hàng đã
đề ra những mục tiêu tổng quát sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b> 3.4.2. Mục tiêu cụ thể </b>
<b> a. Huy động vốn </b>


Nội tệ tăng tối thiểu 20% so với năm 2008. Trong đó, tiền gửi dân cư
chiếm 83%/tổng nguồn vốn huy động nội tệ.


Ngoại tệ tăng tối thiểu 25% so với năm 2008. Trong đó, tiền gửi dân cư
chiếm tối thiểu 90%/tổng nguồn vốn ngoại tệ.


<b> b. Dư nợ </b>


Nội tệ: Tổng dư nợ thông thường tăng 6,2% so với năm 2008. Trong đó,
tỷ lệ dư nợ trung dài hạn chiếm tối đa 22%/tổng dư nợ. Tỷ lệ cho vay nông
nghiệp – nông thôn chiếm tỷ lệ tối thiểu 85%/tổng dư nợ.


Ngoại tệ: Tổng dư nợ thông thường cố gắng giữ mức năm 2008. Trong
đó: tỷ lệ dư nợ trung dài hạn chiếm tối đa 8%/tổng dư nợ.


<b> c. Nợ xấu </b>


Tỷ lệ nợ xấu chiếm tối đa 3%/tổng dư nợ (nội tệ và ngoại tệ)



<b> d. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro: theo chế độ quy định (hoặc theo kế </b>
hoạch Trụ Sở Chính giao)


<b> e. Tài chính </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<b>CHƯƠNG 4 </b>


<b>PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CHO VAY </b>



<b>TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP </b>



<b>VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN </b>



<b>CHI NHÁNH TỈNH SĨC TRĂNG </b>



<b>4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN </b>
<b> 4.1.1. Cơ cấu nguồn vốn </b>


<b> Mỗi ngân hàng đều có cơ cấu nguồn vốn khác nhau. Đối với </b>
NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng thì nguồn vốn được hình thành chủ yếu
từ 2 nguồn quan trọng, đó là vốn huy động và vốn điều chuyển từ trụ sở chính.
Mỗi khoản mục nguồn vốn của ngân hàng đều có chi phí sử dụng khác nhau, tính
thanh khoản và thời gian hồn trả cũng khác nhau. Vì thế, ngân hàng cần quan
sát, đánh giá chính xác từng loại khoản mục nguồn vốn để kịp thời có những
chiến lược huy động vốn tốt nhất trong từng giai đoạn. Bảng số liệu sau sẽ làm rõ
hơn về nguồn hình thành tài sản của ngân hàng


<b> </b>



<b>BẢNG 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG </b>


<i>Đơn vị: triệu đồng </i>


Chênh lệch


2007 so với 2006 2008 so với 2007
Chỉ tiêu 2006 2007 2008


Số tiền


Tỷ lệ
tăng
giảm
(%)


Số tiền


Tỷ lệ
tăng
giảm
(%)
VHĐ 1.486.938 1.852.139 2.004.439 365.201 24,56 152.300 8,22
VĐC 1.678.729 2.745.191 2.299.007 1.066.462 63,53 -446.184 -16,25
Tổng 3.165.667 4.597.330 4.303.446 1.431.663 45,22 -293.884 -6,39


<i>(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) </i>
<i>(VHĐ: vốn huy động; VĐC: vốn điều chuyển) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

0%


20%
40%
60%
80%
100%


2006 2007 2008


<b>NĂM</b>


<b>T</b>


<b>Ỷ</b>


<b> T</b>


<b>R</b>


<b>Ọ</b>


<b>N</b>


<b>G</b> Vốn điều


chuyển


Vốn huy động


cách đáng kể, tăng 45,22% tương đương 1.431.663 triệu đồng. Sang năm 2008,
tổng nguồn vốn của ngân hàng có giảm nhưng không nhiều, giảm 6,39% tương


đương 239.884 triệu đồng so với năm trước. Xét từng khoản mục nguồn vốn qua
biểu đồ sau:


<b>HÌNH 4: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG </b>


Qua biểu đồ trên ta thấy nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn
vốn là vốn điều chuyển. Vốn điều chuyển trong năm 2006 là 1.678.729 triệu
đồng chiếm 53,03% trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2007, vốn điều chuyển
tăng 63,53%, tương đương 1.066.462 triệu đồng, nhưng tỷ trọng của vốn điều
chuyển trong năm 2007 không tăng, vẫn ở mức 53,03% trong tổng nguồn vốn.
Đến năm 2008, vốn điều chuyển giảm 16,25%, tương đương giảm 446.184 triệu
đồng, tỷ trọng vốn điều chuyển trong năm này cũng co giảm đôi chút, vốn điều
chuyển chiếm 53% trong tổng nguồn vốn. Đều này cho thấy ngân hàng còn phụ
thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển để đảm bảo cho hoạt động tín dụng của
mình. Điều này khơng tốt cho hoạt động tìn dụng của ngân hàng vì loại vốn này
tuy có thể xin điều chuyển bất cứ lúc nào nhưng khồn phí điều hịa cao hơn so
với lãi suất huy động trên cùng địa bàn. Nhìn chung, vốn điều chuyển tuy có tăng
giảm qua các năm nhưng nó ln chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn
của ngân hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

46,97% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2008, vốn huy động tăng 8,22%, tương
đương 152.300 triệu đồng, so với năm trước. Vốn huy động năm 2008 chiếm
47% trong tổng nguồn vốn. Đạt được kết quả như vậy là do trong những năm
qua, ngân hàng luôn mở rộng mạng lưởi hoạt động của mình, tăng cường cơng
tác huy động vốn, tạo nguồn vốn cho đầu tư tín dụng. Cơng tác huy động vốn
luôn được chú trọng, đa dạng hóa thời hạn cũng như khung lãi suất cho khách
hàng lựa chọn, thực hiện chi trả lãi tiền gửi linh hoạt. NHNo&PTNT chi nhánh
tỉnh Sóc Trăng ln được sự tín nhiệm của đơng đảo khách hàng, chiếm trên
50% thị phần trong tỉnh, nên công tác huy động vốn rất thuận lợi.



Tuy vốn huy động tăng qua các năm nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu
của ngân hàng trong việc đầu tư tín dụng. Ngân hàng cần chú trọng cơng tác huy
động vốn nhiều hơn nữa, giảm bớt việc sử dụng vốn điều chuyển để giảm chi phí
để ngân hàng có lợi nhuận cao hơn.


<b> 4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn </b>


<b> Huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu trong hoạt </b>
động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn huy động càng dồi dào càng giúp
cho Ngân hàng có thể tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, mở rộng
quy mơ tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế. Là
một Ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiêp, hộ sản xuất,
doanh nghiệp thương mại và dịch vụ nhỏ nên trong công tác huy động vốn Ngân
hàng chú ý nhiều đến các nguồn vốn lớn và rẻ, bởi vì khi huy động được nguồn
vốn rẻ giúp Ngân hàng tiết kiệm được chi phí trả lãi, mạnh dạn đầu tư làm tăng
lợi nhuận và rủi ro Ngân hàng cũng được giảm thiểu, đây là điều mà bất kỳ Ngân
hàng nào hoạt động vì mục đích lợi nhuận cũng muốn đạt được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

GVHD: Võ Thị Lang Trang 45 SVTH: Hồ Duy Mỹ
<b>BẢNG 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG </b>


<i>Đơn vị tính: triệu đồng </i>


Chênh lệch


2006 2007 2008


2007 so với 2006 2008 so với 2007
Chỉ tiêu



Số tiền


Tỷ
trọng


(%)


Số tiền


Tỷ
trọng


(%)


Số tiền


Tỷ
trọng


(%)


Số tiền


Tỷ lệ
tăng/giảm


(%)


Số tiền



Tỷ lệ
tăng/giảm


(%)
Tiền gửi kho bạc 164.042 11,03 102.221 5,52 99.451 4,96 -61.821 -37,69 -2.770 -2,71
Tiền gửi dân cư 963.089 64,77 1.331.449 71,89 1.569.545 78,30 368.360 38,25 238.096 17,88
Tiền gửi tổ chức


tín dụng 16.955 1,14 13.772 0,74 12.212 0,61 -3.183 -18,77 -1.560 -11,33
Tiền gửi các tổ


chức kinh tế 342.852 23,06 404.697 21,85 323.231 16,13 61.845 18,04 -81.466 -20,13
Tổng 1.486.938 100,00 1.852.139 100,00 2.004.439 100,00 365.201 24,56 152.300 8,22


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

0
500,000
1,000,000
1,500,000
2,000,000
2,500,000


2006 2007 2008


<b>NĂM</b>


<b>T</b>


<b>R</b>


<b>IỆ</b>



<b>U</b>


<b> Đ</b>


<b>Ồ</b>


<b>N</b>


<b>G</b>


Tiền gửi kho
bạc


Tiền gửi dân cư


Tiền gửi tổ chức
tín dụng


Tiền gửi các tổ
chức kinh tế


Tổng


Qua bảng số liệu trên ta thấy công tác huy động vốn của ngân hàng trong
3 năm qua rất tôt, đều này thể hiện qua tổng nguồn vốn huy động đều tăng qua
các năm. Năm 2006, tổng vốn huy động là 1.486.938 triệu đồng, Sang năm 2007,
tổng vốn huy động tăng 24,56%, tương đương 365.201 triệu đồng. Đến năm
2008, vốn huy động tăng 8,22% so với năm trước, tương đương 152.300 triệu
đồng. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thể hiện trong biểu dồ sau:



<b>HÌNH 5: SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA VỐN HUY ĐỘNG </b>


Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn huy động là tiền gửi dân cư,
chiếm trên 64% tổng vốn huy động. Năm 2006, tiền gửi dân cư 963.089 triệu
đồng, chiếm 64,77% trong tổng vốn huy động. Sang năm 2007, loại tiền gửi này
tăng 38,25%, tương đương 368.360 triệu đồng, chiếm 71,89% vốn huy động.
Đến năm 2008, tiền gửi dân cư tăng thêm 17,88%, tương đương 238.096 triệu
đồng, chiếm 78,30% trong tổng vốn huy động. Đạt được kết quả khả quan như
vậy là do trong 3 năm qua, ngân hàng đã xây dựng cụ thể phương án huy động
vốn, chú trọng đối tượng dân cư. Ngân hàng luôn quan tâm và thực hiện tốt hoạt
động chăm sóc đối với khách hàng, bao gồm phong cách, tác phong giao tiếp,
thăm hỏi, tư vấn và dự thưởng khuyến mãi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

trong tổng nguồn vốn huy động. Sang năm 2007, loại tiền gửi này tăng 18,04%
so với năm trước, tương đương 61.845 triệu đồng, chiếm 21,85% trong tổng vốn
huy động. Đến năm 2008, tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm 20,13% so với
cùng kỳ, tương đương 81.466 triệu đồng, chiếm 16,13% trong tổng vốn huy
động. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chủ yếu là tiền gửi thanh tốn, có chi phí
sử dụng tương đối thấp, nhưng tính ổn định khơng cao, duy trì tỷ trọng như hiện
nay tương đối hơp lý vì loại tiền gửi này sẽ ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của
ngân hàng. Nhìn chung, khoản mục tiền gửi của các tổ chức kinh tế qua 3 năm có
giảm nhưng khơng ảnh hưởng đến tổng nguồn vốn huy động vì thực tế là nguồn
vốn huy động đều tăng qua 3 năm. Đây cũng là nỗ lực rất lớn của cán bộ ngân
hàng trong công tác huy động vốn trước tình hình khủng hoảng tài chính hiện
nay.


Hai khoản mục còn lại của vốn huy động là tiền gửi của các tổ chức tín
dụng và tiền gửi của kho bạc nhà nước. Đối với tiền gửi kho bạc, loại tiền gửi
này giảm trong 3 năm qua, giảm 37,69% vào năm 2007 và giảm 2,71% vào năm


2008. Tiền gửi kho bạc chủ yếu dùng cho việc thực hiện giao dịch và thanh toán
giữa ngân hàng và kho bạc. Đối với tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác, loại
tiền gửi này giảm trong 3 năm qua, giảm 18,77% vào năm 2007 và giảm 11,33%
vào năm 2008. Loại tiền gửi này chủ yếu được dùng trong thanh toán giao dịch
giữa ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác.


Tổng nguồn vốn huy động tăng đều qua 3 năm, điều này cho thấy ngân
hàng có nhiều nỗ lực đáng kể trong công tác huy động vốn, một số giải pháp
ngân hàng đã thực hiện trong thời gian qua:


 Từ hội sở tỉnh đến các đơn vị phụ thuộc xây dựng cụ thể phương án huy
động vốn., thực hiện đa dạng hình thức, phương thức huy động


 Áp dụng linh hoạt lãi suất huy động trong từng thời điểm.
 Thực hiện tốt chiến lược marketing


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<b>4.1.3. Phân tích chi phí của ngân hàng </b>


Ngân hàng phân tích chi phí dựa trên phương pháp chi phí lịch sử. Đây là
phương pháp phổ biến nhất đẻ tính chi phí sử dụng vốn của ngân hàng. Phương
pháp này chú trọng vào cơ cấu hỗn hợp các nguồn vốn mà ngân hàng đã huy
động và vay trong quá khứ và xem xét cẩn thận mức lãi suất mà thị trường đòi
hỏi ngân hàng phải trả cho mỗi loại nguồn vốn huy động và vay. Chi phí của
nguồn vốn chính là chi phí bình quân gia quyền, tức bằng tổng chi phí lãi suất
phải trả chia cho tổng mức vốn huy động và vay trong quá khứ. Cách tính này co
ưu điểm: Đối với ngân hàng trong việc theo dõi động thái của chi phí nguồn vốn
theo thời gian và mức chi phí lãi suất bình quân cung cấp một chuẩn mực tương
đối cho việc ra quyết định nên cho vay và đầu tư vào lĩnh vực nào để có hiệu quả.


Tổng chi phí trả lãi



Chi phí lãi suất bình qn = x 100 %
Tổng vốn huy động


<b>BẢNG 4: CHI PHÍ LÃI SUẤT BÌNH QN </b>


<i>Đơn vị: Triệu đồng </i>


Chênh lệch
2007 so với


2006


2008 so với
2007
Chỉ tiêu 2006 2007 2008


Số tiền Tỷ lệ


% Số tiền


Tỷ lệ
%
Chi trả lãi 68.170 82.850 322.648 14.680 21,53 239.798 74,32
Tổng VHĐ 1.486.938 1.852.139 2.004.439 365.201 24,56 152.300 7,60
CPLSBQ (%) 4.58 4,47 16,10 -0,11 -2,43 11,62 72,21


<i>(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) </i>
<i>( VHĐ: vốn huy đơng, CPLSBQ: chi phí lãi suất bình quân) </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

So sánh giữa mức chi trả lãi và tổng vốn huy động trong 3 năm ta thấy
tốc độ tăng chi trả lãi nhanh hơn tốc độ vốn huy động. Năm 2007, tốc độ chi trả
lãi tăng 21,53%, trong khi tốc độ vốn huy động tăng 24,56% so với năm 2006.
Đến năm 2008, tốc độ chi trả lãi tăng 74,32%, trong khi tốc độ vốn huy động chỉ
tăng 7,60% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tế nước ta,
lãi suất tiết kiệm đã bị thực âm kéo dài suốt từ năm 2004 (lạm phát 9,5% so với
lãi suất 8%), năm 2005 (lạm phát 8,4% so với lãi suất 8%), năm 2006 lãi suất
thực dương một chút (lạm phát 6,6% so với lãi suất 8%), năm 2007 (lạm phát
12,63% so với lãi suất khoảng 9%), năm 2008 (lạm phát 24% so với lãi suất
11%), người gửi tiền không muốn gửi vào ngân hàng nên vốn huy động của ngân
hàng tăng không nhiều. Vì thế, để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh, ngoài việc
ngân hàng thực hiện các chính sách do Trụ sở chính đề ra, ngân hàng cần phải
tăng cường hơn trong công tác huy động vốn, đặc biệt ngân hàng cần khai thác
nguồn vốn giá rẻ để giảm chi phí lãi suất nhằm nâng cao lợi nhuận cho ngân
hàng.


<b>4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN </b>
<b> 4.2.1. Phân tích doanh số cho vay </b>


<b> Cho vay là hoạt động tín dụng sinh lời chủ yếu của NHNo&PTNT chi </b>
nhánh tỉnh Sóc Trăng. Trong hoạt động tín dụng, mục tiêu chủ yếu của ngân
hàng la kiếm được lợi nhuận trên cơ sở phục vụ nhu cầu tín dụng của cộng đồng.
Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện qui mô hoạt động của ngân hàng.
Do bản chất của hoạt động tín dụng là “đi vay để cho vay”, vì thế khi huy động
được nguồn vốn ngân hàng phải lập tức tìm kênh đầu tư, tránh tình tràng ứ động
vốn. Trong 3 năm qua hoạt động tín dụng của ngân hàng có nhiều chuyển biến
<b>tích cực. </b>


<b> 4.2.1.1. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

GVHD: Võ Thị Lang Trang 50 SVTH: Hồ Duy Mỹ
<b>BẢNG 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG </b>


<i>Đơn vị: Triệu đồng </i>


Chênh lệch


2006 2007 2008


2007 so với 2006 2008 so với 2007
Chỉ tiêu


Số tiền Tỷ trọng


(%) Số tiền


Tỷ trọng


(%) Số tiền


Tỷ trọng


(%) Số tiền


Tỷ lệ
tăng/giảm


(%)


Số tiền



Tỷ lệ
tăng/giảm


(%)
Ngắn hạn 5.355.903 92,63 9.171.134 93,33 13.456.461 92,43 3.815.231 71,23 4.285.327 46,73
Trung hạn 425.006 7,35 653.282 6,65 1.099.795 7,55 228.276 53,71 446.513 68,35


Dài hạn 856 0,01 1.925 0,02 2.195 0,02 1.069 124,88 270 14,03


Tổng 5.781.765 100,00 9.826.341 100,00 14.558.451 100,00 4.044.576 69,95 4.732.110 48,16


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

0%
20%
40%
60%
80%
100%


2006 2007 2008


<b>NĂM</b>
<b>T</b>
<b>Ỷ</b>
<b> T</b>
<b>R</b>
<b>Ọ</b>
<b>N</b>
<b>G</b>
Dài hạn


Trung hạn
Ngắn hạn


Qua bảng số liệu trên ta thấy qui mơ hoạt động tín dụng của ngân hàng
ngày càng được mở rộng hơn, điều này thể hiện qua doanh số cho vay không
ngừng tăng qua 3 năm. Đây là kết quả của sự nỗ lực hết mình cùng với việc thực
hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cải thiện những thủ tục xin vay vốn cũng
như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng. Năm 2006, doanh số cho vay là
5.781.765 triệu đồng. Sang năm 2007, doanh số cho vay tăng mạnh, tăng đến
69,95% so với năm 2006, tương đương 4.044.576 triệu đồng. Đến năm 2008,
doanh số cho vay tiếp tục tăng mạnh, tăng 48,16% so với cùng kỳ năm trước,
tương đương 4.732.110 triệu đồng. Sự tăng trưởng theo thời hạn của hoạt động
tín dụng được thể hiện qua biểu đồ sau.


<b>HÌNH 6: SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA DOANH SỐ CHO VAY </b>
<b>THEO THỜI HẠN </b>


Tỷ trọng doanh số cho vay theo thời hạn được thể hiện qua biểu đồ sau.


<b>HÌNH 7: TỶ TRỌNG DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN </b>
0
2000000
4000000
6000000
8000000
10000000
12000000
14000000
16000000



2006 2007 2008


<b>NĂM</b>
<b>T</b>
<b>R</b>
<b>IỆ</b>
<b>U</b>
<b> Đ</b>
<b>Ồ</b>
<b>N</b>


<b>G</b> <sub>Ngắn hạn</sub>


Trung hạn


Dài hạn


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46></div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

Xét từng khoản mục trong doanh số cho vay ta thấy chiếm tỷ trọng cao
nhất là khoản mục cho vay ngắn hạn. Điều này cho thấy tín dụng ngắn hạn đang
đóng vai trị chủ yếu trong q trình sử dụng vốn của ngân hàng. Năm 2006, cho
vay ngắn hạn là 5.355.903 triệu đồng, chiếm đến 92,63% trong doanh số cho vay.
Sang năm 2007, khoản mục này tăng 71,23% so với năm trước, tương đương
3.815.231 triệu đồng, chiếm 93,33% doanh số cho vay. Đến năm 2008, khoản
mục này tăng thêm 46,73% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 4.285.327
triệu, chiếm 92,43% doanh số cho vay. Việc ưu tiên cho vay ngắn hạn với tỷ
trọng cao chiến lược đúng đắn. nó giúp ngân hàng có lợi nhuận cao và giảm thiểu
rủi ro và xoay nhanh đồng vốn. Hơn nữa với tình hình kinh tế có nhiều biến động
khó lường, thì việc cho vay ngắn hạn sẽ giúp cho ngân hàng giảm thiểu rủi ro về
lãi suất.



Hai khoản mục chiếm tỷ trọng thấp còn lại là cho vay trung và dài hạn.
Đối với cho vay trung hạn, năm 2006 là 425.006 triệu đồng, chiếm 7,35%; sang
năm 2007, cho vay trung hạn tăng 53,71% so với năm trước, tương đương
228.276 triệu đồng, chiếm 6,65%; đến năm 2008, cho vay trung hạn tăng 68,35%
so với cùng kỳ năm trước, tương đương 446.513 triệu đồng, chiếm 7,55%. Đối
với cho vay dài hạn, năm 2006 là 856 triệu đồng, chiếm 0,01%; sang năm 2007,
cho vay dài hạn tăng 124,88% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 1.069
triệu đồng, chiếm 0,02%; đến năm 2008, khoản mục này tăng 14,03% so với năm
2007, tương đương 270 triệu đồng, chiếm 0,02%. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng
của 2 khoản mục này nhanh chậm khác nhau, nhưng tương đồi cao, đều này sẽ
làm tăng rủi ro lãi suất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

GVHD: Võ Thị Lang Trang 54 SVTH: Hồ Duy Mỹ
<b> 4.2.1.2. Phân tích doanh số cho vay theo đối tượng </b>


Tình hình cho vay theo đối tượng của ngân hàng được thể hiện qua bảng số liệu sau


<b>BẢNG 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO ĐỐI TƯỢNG CỦA NGÂN HÀNG </b>


<i>Đơn vị: Triệu đồng </i>


Chênh lệch


2006 2007 2008


2007 so với 2006 2008 so với 2007
Chỉ tiêu


Số tiền



Tỷ
trọng


(%)


Số tiền


Tỷ
trọng


(%)


Số tiền


Tỷ
trọng


(%)


Số tiền


Tỷ lệ
tăng/giảm


(%)


Số tiền


Tỷ lệ


tăng/giảm


(%)
Doanh nghiệp nhà


nước 101.253 1,75 62.086 0,63 138.075 0,95 -39.167 -38,68 75.989 122,39
Doanh nghiệp


ngoài quốc doanh 3.914.748 67,71 7.043.653 71,68 9.707.957 66,68 3.128.905 79,93 2.664.304 37,83
Hộ sản xuất 1.651.514 28,56 2.640.782 26,87 4.584.683 31,49 989.268 59,90 1.943.901 73,61
Khác 114.250 1,98 79.820 0,81 127.736 0,88 -34.430 -30,14 47.916 60,03
Tổng 5.781.765 100,00 9.826.341 100,00 14.558.451 100,00 4.044.576 69,95 4.732.110 48,16


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%


2006 2007 2008


<b>NĂM</b>
<b>T</b>
<b>Ỷ</b>


<b> T</b>
<b>R</b>
<b>Ọ</b>
<b>N</b>
<b>G</b>
Khác


Hộ s ản xuất


Doanh nghiệp
ngoài quốc doanh


Doanh nghiệp nhà
nước


Sự tăng trưởng của doanh số cho vay theo đối tượng được thể hiện qua
biểu đồ sau


<b>HÌNH 8: SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA DOANH SỐ CHO VAY </b>
<b>THEO ĐỐI TƯỢNG </b>


Tỷ trọng của các đối tượng cho vay được thể hiện qua biểu đồ sau.


<b>HÌNH 9: TỶ TRỌNG CỦA ĐỐI TƯỢNG CHO VAY </b>


Phân tích doanh số cho vay theo đối tượng nhằm xem xét trong tất cả các
đối tượng vay thì nhóm đối tượng nào đạt doanh số cho vay cao nhất để từ đó
Ngân hàng có những chính sách phát triển phù hợp. Đối tượng cho vay chủ yếu
của ngân hàng là doanh nghiệp nhà nước. doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ



0
2000000
4000000
6000000
8000000
10000000
12000000
14000000
16000000


2006 2007 2008


<b>NĂM</b>
<b>T</b>
<b>R</b>
<b>IỆ</b>
<b>U</b>
<b> Đ</b>
<b>Ồ</b>
<b>N</b>
<b>G</b>


Doanh nghiệp nhà nước


Doanh nghiệp ngoài quốc
doanh


Hộ sản xuất


Khác



</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

sản xuất và cho vay khác (các dự án). Nhìn chung, doanh số cho vay của ngân
hàng tăng qua các năm, chiếm tỷ trọng cao nhất là cho vay doanh nghiệp ngoài
quốc doanh, kế đến là cho vay đối với hộ sản xuất, sau cùng là cho vay doanh
nghiệp nhà nước và các dự án. Cụ thể:


Đối với cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 2006, cho vay
là 3.914.748 triệu đồng, chiếm 67,71%. Sang năm 2007, cho vay doanh nghiệp
tăng 79,93% so với năm trước, tương đương 3.128.905 triệu đồng, chiếm
71,68%. Đến năm 2008, khoản cho vay này tăng thêm 37,83% so với cùng kỳ,
tương đương 2.664.304 triệu đồng, chiếm 66,68%. Nhìn chung, doanh nghiệp
ngoài quốc doanh là đối tượng chủ yếu của ngân hàng, khoản cho vay này tăng
qua các năm cho thấy qui mô hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn ngày
càng được mở rộng. Bên cạnh đó, do chính sách khuyến khích đầu tư ( thuế, phí,
vốn kỹ thuật…), ưu tiên phát triển mở rộng sản xuất cho các doanh nghiệp của
tỉnh đã thu hút các doanh nghiệp mạnh dạn đàu tư và xuất hiện thêm nhiều doanh
nghiệp mới đã làm cho nhu cầu vốn tăng nhanh.


Đối với cho vay hộ sản xuất. Năm 2006, cho vay là 1.651.514 triệu đồng,
chiếm 28,56%. Sang năm 2007, khoản cho vay này tăng 59,90% so với năm
trước, tương đương 989.268 triệu đồng, chiếm 26,87%. Đến năm 2008, cho vay
hộ sản xuất tăng 73,61% so với cùng kỳ, tương đương 1.943.901 triệu đồng,
chiếm 31,49%. Cho vay hộ sản xuất chủ yếu là cho vay nuôi trồng thủy sản,
trồng lúa..với mục đích là để hộ nông dân mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật. Doanh số cho vay hộ sản xuất tăng nhanh là do trong hoạt động nuôi
tơm cá có chiều hướng tăng lên vì kỹ thuật canh tác, kỹ thuật nuôi được cải thiện
và đầu tư đúng mức nhu cầu nguyên liệu tôm để sản xuất sản phẩm đông lạnh
không ngừng tăng, các sản phẩm nơng nghiệp có thêm thị trường tiêu thụ nên đã
làm tăng nhu cầu vốn của hô sản xuất.



</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

Khoản mục còn lại là cho vay khác, chiếm tỷ trong rất nhỏ. Khoản mục
này chủ yếu là cho vay các dự án của tỉnh. Năm 2006, cho vay khác là 114.250
triệu đồng, chiếm 1,98%. Sang năm 2007, khoản mục này giảm 30,14% so với
năm trước, tương đương 34.430 triệu đồng, chiếm 0,81%. Đến năm 2008, khoản
mục này tăng trở lại, tăng 60,03%, tương đương 47.916 triệu đồng, chiếm 0,88%.
Nhìn chung cho vay hộ sản xuất và cho vay đầu tư các dự án có sự tăng
giảm qua các năm, tỷ trọng lại có xu hướng giảm nhưng khơng ảnh hưởng đến
hoạt động cho vay của ngân hàng vì doanh số cho vay vẫn tăng qua các năm.
<b> 4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ </b>


<b> Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà Ngân hàng đã thu hồi từ các khoản đã </b>
giải ngân trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, việc thu nợ được xem là
công tác khá quan trọng trong hoạt động tín dụng, góp phần tái đầu tư tín dụng và
<b>đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu thơng. </b>


<b> 4.2.2.1. Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

GVHD: Võ Thị Lang Trang 58 SVTH: Hồ Duy Mỹ
<b>BẢNG 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG </b>


<i>Đơn vị: Triệu đồng </i>


Chênh lệch


2006 2007 2008


2007 so với 2006 2008 so với 2007
Chỉ tiêu


Số tiền Tỷ trọng



(%) Số tiền


Tỷ trọng


(%) Số tiền


Tỷ trọng


(%) Số tiền


Tỷ lệ
tăng/giảm


(%)


Số tiền


Tỷ lệ
tăng/giảm


(%)
Ngắn hạn 4.936.562 93,77 7.903.500 94,04 13.777.850 91,98 2.966.938 60,10 5.874.350 74,33
Trung hạn 321.271 6,10 494.950 5,89 1.191.114 7,95 173.679 54,06 696.164 140,65
Dài hạn 6.523 0,12 5.752 0,07 9.796 0,07 -771 -11,82 4.044 70,31
Tổng 5.264.356 100,00 8.404.202 100,00 14.978.760 100,00 3.139.846 59,64 6.574.558 78,23


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

0
5000000
10000000


15000000
20000000


2006 2007 2008
<b>NĂM</b>
<b>T</b>
<b>R</b>
<b>IỆ</b>
<b>U</b>
<b> Đ</b>
<b>Ồ</b>
<b>N</b>


<b>G</b> <sub>Ngắn hạn</sub>


Trung hạn
Dài hạn
Tổng
0%
20%
40%
60%
80%
100%


2006 2007 2008


<b>NĂM</b>
<b>T</b>
<b>Ỷ</b>


<b> T</b>
<b>R</b>
<b>Ọ</b>
<b>N</b>
<b>G</b>
Dài hạn
Trung hạn
Ngắn hạn


Sự tăng trưởng của doanh số thu nợ theo thời hạn được thể hiện qua biểu đồ
sau


<b>HÌNH 10: SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA DOANH SỐ THU NỢ </b>
<b>THEO THỜI HẠN </b>


Tỷ trọng của các khoản thu nợ theo thời hạn được thể hiện qua biểu đồ
sau


<b>HÌNH 11: TỶ TRỌNG CỦA CÁC KHOẢN THU NỢ </b>
<b>THEO THỜI HẠN </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

Xét từng khoản mục trong doanh số thu nợ ta thấy chiếm tỷ trọng cao
nhất là thu nợ ngắn hạn. Năm 2006, thu nợ ngắn hạn đạt 4.936.562 triệu đồng,
chiếm 93,77%. Sang năm 2007, thu nợ ngắn hạn tăng 60,10% so với năm trước,
tương đương 2.966.938 triệu đồng, chiếm 94,04%. Đến năm 2008, thu nợ ngắn
hạn tăng 74,33% so với cùng kỳ, tương đương 5.874.350 triệu đồng, chiếm
91,98%. Thực tế doanh số thu nợ phù hợp với doanh số cho vay hằng năm tại
Ngân hàng. Trong doanh số cho vay thì cho vay ngắn hạn ln chiếm tỷ lệ cao
qua các năm, điều này đã làm cho doanh số thu nợ cao và thu nợ ngắn hạn chiếm
phần lớn trong tổng thu nợ.



Khoản mục thu nợ trung hạn tăng dần qua các năm. Năm 2006, thu nợ
trung hạn là 321.271 triệu đồng, chiếm 6,10%. Sang năm 2007, thu nợ trung hạn
tăng 54,06% so với năm trước, tương đương 173.679 triệu đồng, chiếm 5,89%.
Đến năm 2008, thu nợ trung hạn tăng thêm 140,65% so với cùng kỳ, tương
đương 696.164 triệu đồng, chiếm 7,95%.


Khoản mục còn lại là thu nợ dài hạn. Năm 2006, thu nợ dài hạn đạt 6.523
triệu đồng, chiếm 0,12%. Sang năm 2007, thu nợ dài hạn giảm 11,82% so với
năm trước, tương đương 771 triệu đồng, chiếm 0,07%. Đến năm 2008, thu nợ dài
hạn tăng mạnh, tăng 70,31% so với cùng kỳ, tương đương 4.044 triệu đồng,
chiếm 0,07%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

GVHD: Võ Thị Lang Trang 61 SVTH: Hồ Duy Mỹ
<b> 4.2.2.2. Phân tích doanh số thu nợ theo đối tượng </b>


Tình hình thu nợ của ngân hàng theo đối tượng được thể hiện qua bảng số liệu sau.


<b>BẢNG 8: DOANH SỐ THU NỢ THEO ĐỐI TƯỢNG CỦA NGÂN HÀNG </b>


<i>Đơn vị: Triệu đồng </i>


Chênh lệch


2006 2007 2008


2007 so với 2006 2008 so với 2007
Chỉ tiêu


Số tiền



Tỷ
trọng


(%)


Số tiền


Tỷ
trọng


(%)


Số tiền


Tỷ
trọng


(%)


Số tiền


Tỷ lệ
tăng/giảm


(%)


Số tiền


Tỷ lệ


tăng/giảm


(%)
Doanh nghiệp nhà


nước 101.906 1,94 51.041 0,61 127.635 0,85 -50.865 -49,91 76.594 150,06
Doanh nghiệp


ngoài quốc doanh 3.530.468 67,06 5.947.648 70,77 10.263.913 68,52 2.417.180 68,47 4.316.265 72,57
Hộ sản xuất 1.576.136 29,94 2.321.516 27,62 4.442.138 29,66 745.380 47,29 2.120.622 91,35
Khác 55.846 1,06 83.997 1,00 145.074 0,97 28.151 50,41 61.077 72,71
Tổng 5.264.356 100,00 8.404.202 100,00 14.978.760 100,00 3.139.846 59,64 6.574.558 78,23


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

0
2000000
4000000
6000000
8000000
10000000
12000000
14000000
16000000


2006 2007 2008


<b>NĂM</b>
<b>T</b>
<b>R</b>
<b>IỆ</b>
<b>U</b>


<b> Đ</b>
<b>Ồ</b>
<b>N</b>
<b>G</b>


Doanh nghiệp nhà
nước


Doanh nghiệp ngoài
quốc doanh


Hộ sản xuất


Khác
Tổng
0%
20%
40%
60%
80%
100%


2006 2007 2008


<b>NĂM</b>
<b>T</b>
<b>Ỷ</b>
<b> T</b>
<b>R</b>
<b>Ọ</b>


<b>N</b>
<b>G</b>
Khác


Hộ sản xuất


Doanh nghiệp ngoài
quốc doanh


Doanh nghiệp nhà
nước


Sự tăng trưởng của doanh số thu nợ theo đối tượng được thể hiện qua sơ
đồ sau.


<b>HÌNH 12: SỰ TĂNG TRƯỞNG DOANH SỐ THU NỢ </b>
<b>THEO ĐỐI TƯỢNG </b>


Tỷ trọng từng khoản mục thu nợ được thể hiệ qua sơ đồ sau


<b>HÌNH 13: TỶ TRỌNG DOANH SỐ THU NỢ </b>
<b>THEO ĐỐI TƯỢNG </b>


Qua bảng số liệu trên ta thấy đối tượng thu nợ nhiều nhất là các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, cả về tốc độ và tỷ trọng, kế đến là hộ sản xuất và
chiếm tỷ trọng thấp còn lại là đối tượng các doanh nghiệp quốc doanh và đối
tượng khác. Cụ thể:


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

tăng thêm 72,57% so với cùng kỳ, tương đương 4.316.265 triệu đồng, chiếm
68,52%..



Đối với hộ sản xuất., tình hình thu nợ rất tốt. Năm 2006, doanh số thu nợ
đạt 1.576.136 triệu đồng, chiếm 29,94%. Sang năm 2007, doanh số thu nợ tăng
47,29% so với năm trước, tương đương 745.380 triệu đồng, chiếm 27,62. Đến
năm 2008, doanh số thu nợ tiếp tục tăng cao, tăng 91,35% so với cùng kỳ, tương
đương 2.120.622 triệu đồng, chiếm 29,66%.


Đối với các doanh nghiệp nhà nước, tình hình thu nợ chua được khả
quan. Năm 2006, doanh số thu nợ đạt 101.906 triệu đồng, chiếm 1,94%. Sang
năm 2007, doanh số thu nợ giảm 49,91% so với năm trước, tương đương 50.865
triệu đồng, chiếm 0,61%. Đến năm 2008, doanh số thu nợ tăng mạnh, tăng
150,06% so với cùng kỳ, tương đương 76.594 triệu đồng, chiếm 0,85%.


Đối tượng phân tích sau cùng là đối tượng thu nợ khác, đối tượng này
bao gồm các dự án, nhìn chung doanh số thu nợ đối với đối tượng này diễn ra
khá thuận lợi, Năm 2006, doanh số thu nợ đạt 55.846 triệu đồng, chiếm 1,06%.
Sang năm 2007, doanh số thu nợ tăng 50,41% so với năm trước, chiếm 1,00%.
Đến năm 2008, doanh số thu nợ tiếp tục tăng thêm 72,71% so với cùng kỳ, tương
đương 61.077 triệu đồng, chiếm 0,97%. Tuy tỷ trọng hàng năm có giảm nhưng
tốc độ tăng trưởng thì tăng đều qua các năm, đây không phải là đối tượng cho
vay chủ yếu của ngân hàng nên tình hình thu nợ như thế là rất hợp lý, khơng ảnh
hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<b> 4.2.2.3. Hệ số thu nợ </b>


<b> Để đánh giá tình hình thu nợ của Ngân hàng, ta xem xét thêm hệ số thu </b>
nợ. Hệ số thu nợ được tính bằng tỷ số giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay.
Hệ số thu nợ cho biết số tiền Ngân hàng sẽ thu hồi được từ một đồng doanh số
cho vay trong một thời kỳ nhất định. Hệ số thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm
được thể hiện qua bảng số liệu sau.



<b>BẢNG 9: HỆ SỐ THU NỢ </b>


<i> </i> <i>Đơn vị: Triệu đồng </i>


Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Doanh số thu nợ 5.264.356 8.404.202 14.978.760
Doanh số cho vay 5.781.765 9.826.341 14.558.451
Hệ số thu nợ (%) 91,05 85,53 102,89
<i>(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) </i>


Qua bảng số liệu trên ta thấy hệ số thu nợ của ngân hàng có sự tăng giảm
qua các năm nhưng nhìn chung thì hệ số thu nợ rất cao. Điều này cho thấy công
tác thẩm định và công tác thu nợ của Ngân hàng luôn được chú trọng đúng mức.
Cụ thể;


Năm 2006, hệ số thu nợ đạt 91,05% điều này cho thấy cứ 100 đồng cho
vay thì ngân hàng thu về được 91 đồng nợ.


Sang năm 2007, hệ số thu nợ đạt 85,53%, thấp hơn so với năm trước, là
do trong năm 2007, tốc độ cho vay tăng nhanh hơn tốc độ thu nợ, vì thế, mặc dù
thu nợ có tăng cao nhưng hệ số thu nợ bị giảm xuống.


Đến năm 2008, hệ số thu nợ đạt 102,89%, tăng cao hơn mức bình
thường. Điều này là do tốc độ tăng doanh số thu nợ tăng nhanh hơn hơn doanh số
cho vay. Thêm vào đó, số dư nợ trong năm 2006 và 2007 chưa kịp thu hồi thì
trong năm 2008 đã thu hồi được.


<b> 4.2.3. Phân tích doanh số dư nợ </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

GVHD: Võ Thị Lang Trang 65 SVTH: Hồ Duy Mỹ
<b> 4.2.3.1. Phân tích doanh số dư nợ theo thời hạn </b>


Tình hinh dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm được thể hiện qua bảng số liệu sau


<b>BẢNG 10: DOANH SỐ DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG </b>


<i>Đơn vị: Triệu đồng </i>


Chênh lệch


2006 2007 2008


2007 so với 2006 2008 so với 2007
Chỉ tiêu


Số tiền Tỷ trọng


(%) Số tiền


Tỷ trọng


(%) Số tiền


Tỷ trọng


(%) Số tiền


Tỷ lệ
tăng/giảm



(%)


Số tiền


Tỷ lệ
tăng/giảm


(%)
Ngắn hạn 2.227.171 72,05 3.494.805 77,44 3.173.416 77,54 1.267.634 56.92 -321.389 -9,20
Trung hạn 800.144 25,89 958.476 21,24 867.157 21,19 158.332 19.79 -91.319 -9,53
Dài hạn 63.665 2,06 59.838 1,33 52.237 1,28 -3.827 -6.01 -7.601 -12,70
Tổng 3.090.980 100,00 4.513.119 100,00 4.092.810 100,00 1.422.139 46.01 -420.309 -9,31


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

0
1000000
2000000
3000000
4000000
5000000


2006 2007 2008


<b>NĂM</b>
<b>T</b>
<b>R</b>
<b>IỆ</b>
<b>U</b>
<b> Đ</b>
<b>Ồ</b>


<b>N</b>


<b>G</b> <sub>Ngắn hạn</sub>


Trung hạn
Dài hạn
Tổng
0%
20%
40%
60%
80%
100%


2006 2007 2008


<b>NĂM</b>
<b>T</b>
<b>Ỷ</b>
<b> T</b>
<b>R</b>
<b>Ọ</b>
<b>N</b>
<b>G</b>
Dài hạn
Trung hạn
Ngắn hạn


Sự tăng trưởng của các khoản dư nợ theo thời hạn được thể hiện qua biểu đồ
sau



<b>HÌNH 14: SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA DOANH SỐ DƯ NỢ </b>


<b>THEO THỜI HẠN </b>


Tỷ trọng của các khoản dư nợ theo thời hạn được thể hiện qua biểu đồ sau


<b>HÌNH 15: TỶ TRỌNG DOANH SỐ DƯ NỢ </b>


<b>THEO THỜI HẠN </b>


Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình dư nợ của ngân hàng có sự tăng
giảm qua các năm nhưng nhìn chung thì vẫn tăng, vì tốc độ tăng cao hơn tốc độ
giảm. Tổng dư nợ năm 2006 là 3.090.980 triệu đồng. Sang năm 2007, tổng dư nợ
tăng 46.01% so với năm trước, tương đương 1.422.139 triệu đồng. Đến năm
2008, tổng dư nợ có giảm nhưng khơng nhiều, giảm 9,31% so với cùng kỳ, tương
đương 420.309 triệu đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

trọng cao trong tổng cho vay, mặt khác tuy Ngân hàng có chuyển đổi cơ cấu cho
vay nhưng do nhu cầu vay dài hạn không cao nên Ngân hàng vẫn cho vay ngắn
hạn là chủ yếu.


Đối với dư nợ trung hạn. Năm 2006, dư nợ là 800.144 triệu đồng, chiếm
25,89%. Sang năm 2007, dư nợ tăng 19.79% so với năm trước, tương đương
158.332 triệu đồng, chiếm 21,24%. Đến năm 2008, dư nợ giảm 9,53% so với
cùng kỳ, tương đương 91.319 triệu đồng, chiếm 21,19%. Tuy qua 3 năm có sự
tăng giảm nhưng nhìn chung thì dư nợ trnng hạn vẫn tăng nhưng khơng đáng kể,
vì nhu cầu vốn trung hạn ít hơn nhiều so với nhu cầu vốn ngắn hạn trên địa bàn.
Thêm vào đó, cho vay trong hạn co rủi ro cao, nên ngân hàng chú trọng cho vay
đối với đối tượng có tài sản đảm bảo có khả năng trả nợ tốt đồng thời duy trì


khách hàng truyền thống của ngân hàng, không cho vay theo số lượng tiến tới
sang lọc kỹ khách hàng nhằm giảm thiểu rủi roc ho ngân hàng.


Đối với dư nợ dài hạn giảm dần qua 3 năm. Năm 2006, dư nợ là 63.665
triệu đồng, chiếm 2,06%. Sang năm 2007, dư nợ giảm 6.01% so với năm trước,
tương đương 3.827 triệu đồng, chiếm 1,33%. Đến năm 2008, dư nợ giảm 12,70%
so với cùng kỳ, tương đương 7.601 triệu đồng, chiếm 1,28%. Tốc độ thu nợ dài
hạn tăng cao hơn tốc độ cho vay dài hạn nên dư nợ dài hạn có phần giảm đi.
Nhìn chung dư nợ của ngân hàng thỉ tăng. Do ngân hàng chuyển dịch cơ
cấu tín dụng từ ngắn hạn sang trung và dài hạn, một mặt có thể sử dụng hiệu quả
nguồn vốn huy động trung hạn, mặt khác làm tăng lợi nhuận của ngân hàng. Hơn
nữa, do chiến lược mở rộng tín dụng của ngân hàng, chính sách phát triển kinh tế
của địa phương, tăng dư nợ để thúc đẩy và phát triển kinh tế.


<b> 4.2.3.2. Phân tích dư nợ theo đối tượng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

GVHD: Võ Thị Lang Trang 68 SVTH: Hồ Duy Mỹ


<b>BẢNG 11: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO ĐỐI TƯỢNG CỦA NGÂN HÀNG </b>


<i>Đơn vị: Triệu đồng </i>


Chênh lệch


2006 2007 2008


2007 so với 2006 2008 so với 2007
Chỉ tiêu


Số tiền



Tỷ
trọng


(%)


Số tiền Tỷ trọng


(%) Số tiền


Tỷ trọng


(%) Số tiền


Tỷ lệ
tăng/giảm


(%)


Số tiền


Tỷ lệ
tăng/giảm


(%)
Doanh nghiệp nhà


nước 75.510 2,44 86.555 1,92 96.995 2,37 11.045 14,63 10.440 12,06
Doanh nghiệp ngoài



quốc doanh 1.236.322 40,00 2.332.327 51,68 1.776.371 43,40 1.096.005 88,65 -555.956 -23,84
Hộ sản xuất 1.680.386 54,36 1.999.652 44,31 2.142.197 52,34 319.266 19,00 142.545 7,13
Khác 98.762 3,20 94.585 2,10 77.247 1,89 -4.177 -4,23 -17.338 -18,33
Tổng 3.090.980 100,00 4.513.119 100,00 4.092.810 100,00 1.422.139 46,01 -420.309 -9,31


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

0
1000000
2000000
3000000
4000000
5000000


2006 2007 2008


<b>NĂM</b>
<b>T</b>
<b>R</b>
<b>IỆ</b>
<b>U</b>
<b> Đ</b>
<b>Ồ</b>
<b>N</b>
<b>G</b>


Doanh nghiệp nhà
nước


Doanh nghiệp ngoài
quốc doanh
Hộ sản xuất



Khác
Tổng
0%
20%
40%
60%
80%
100%


2006 2007 2008


<b>NĂM</b>
<b>T</b>
<b>Ỷ</b>
<b> T</b>
<b>R</b>
<b>Ọ</b>
<b>N</b>
<b>G</b>
Khác


Hộ sản xuất


Doanh nghiệp
ngoài quốc
doanh


Doanh nghiệp
nhà nước


Sự tăng trưởng dư nợ theo đối tượng được thể qua biểu đồ sau


<b>HÌNH 16: SỰ TĂNG TRƯỞNG DƯ NỢ </b>


<b>THEO ĐỐI TƯỢNG </b>


Tỷ trọng từng khoản mục dư nợ được thể hiện qua biểu đồ sau


<b>HÌNH 17: TỶ TRỌNG TỪNG KHOẢN MỤC DƯ NỢ </b>


<b>THEO ĐỐI TƯỢNG </b>


Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ của các đối tượng tăng giảm không đều qua
các năm, tỷ trọng cũng cao thấp khác nhau. Cụ thể:


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

43,40%. Do chính sách khuyến khích mở rộng đầu tư của địa phương nên các
doanh nghiệp mở rộng sản xuất nên nhu cầu vốn tăng, cộng thêm việc kinh
doanh có phần thuận lợi nên họ mạnh dạn đàu tư tiếp vào năm sau nên dư nợ đối
với đối tượng này tăng lên.


Đối với hộ sản xuất, dư nợ có phần tăng nhẹ. Năm 2006, dư nợ là
1.680.386 triệu đồng, chiếm 54,36%. Sang năm 2007, dư nợ tăng 19,00% so với
năm trước, tương đương 319.266 triệu đồng, chiếm 44,31%. Đến năm 2008, dư
nợ tăng thêm 7,13% so với cùng kỳ, tương đương 142.545 triệu đồng, chiếm
52,34%. Hộ sản xuất gồm hộ gia đình và cá thể, dư nợ tăng cao là do đối tượng
này có số lượng lớn, doanh số này luôn tăng qua ba năm là do nhu cầu vay vốn
của người dân địa phương luôn cao đặc biệt là những hộ nuôi tôm luôn cần vốn
nhiều, việc thu nợ của đối tượng này tuy năm nào cũng tăng nhưng tăng chậm
hơn tốc độ vay vốn nên dư nợ của đối tượng này cao.



Đối với doanh nghiệp nhà nước, dư nợ hàng năm vẫn tăng, nhưng do tỷ
trọng thấp nên cũng tăng không nhiều. Năm 2006, dư nợ là 75.510 triệu đồng,
chiếm 2,44%. Sang năm 2007, dư nợ tăng 14,63% so với năm trước, tương
đương 11.045 triệu đồng, chiếm 1,92%. Đến năm 2008, dư nợ tăng thêm 12,06%,
tương đương 10.440 triệu đồng, chiếm 2,37%.


Đối với dư nợ khác thì đối tượng này giảm dần qua 3 năm. Năm 2007
giảm 4,23%, năm 2008 giảm 18,33%. Vì chiếm tỷ trọng thấp và đối tượng này
chủ yếu là các dự án, tuy có giảm nhưng khơng nhiều.


Tóm lại, trong những năm qua do nhu cầu đầu tư tăng cao đã làm cho
doanh số cho vay cũng như dư nợ của Ngân hàng tăng theo. Đây là một thuận
lợi, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của Ngân hàng trong những năm qua.
Song, Ngân hàng cần xem xét các rủi ro có thể phát sinh và chất lượng tín dụng
trước khi quyết định có nên tăng trưởng dư nợ hay khơng.


<b>4.2.4. Phân tích nợ xấu theo thời hạn</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
350000


2006 2007 2008


<b>NĂM</b>



<b>T</b>


<b>R</b>


<b>IỆ</b>


<b>U</b>


<b> Đ</b>


<b>Ồ</b>


<b>N</b>


<b>G</b> Ngắn hạn


Trung và dài
hạn


Tổng


nợ xấu cũng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng của Ngân
hàng.


Tình hình nợ xấu theo thời hạn của ngân hàng được thể hiện qua bảng số liệu
sau:


<b>BẢNG 12: NỢ XẤU THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG </b>



<i>Đơn vị: triệu đồng </i>


Chênh lệch


2007 so với 2006 2008 so với 2007
Chỉ tiêu 2006 2007 2008


Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
Ngắn hạn 62.477 250.248 142.238 187.771 300,54 -108.010 -43.16
Trung và


dài hạn 3.265 51.512 119.331 48.247 1477,70 67.819 131.66
Tổng 65.742 301.760 261.569 236.018 359.01 -40.191 -13.32


<i>(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) </i>


Sự tăng trưởng nợ xấu được thể hiện qua biểu đồ sau


<b>HÌNH 18: SỰ TĂNG TRƯỞNG NỢ XẤU </b>


<b>THEO THỜI HẠN </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

Ngân hàng phải cơ cấu lại nợ xấu theo quyết định của NHNN số
18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 và có hiệu lực vào ngày 10 tháng 5 năm 2007.
Nên có những khoản nợ gia hạn trước đây chuyển vào các nhóm nợ 3, 4, 5 làm tỷ
lệ nợ xấu tăng lên. Mặt khác, do tình hình khách quan bên ngồi ngân hàng, tình
hình dịch bệnh, thiên tai tuy được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong
việc khôi phục sản xuất nhưng thiệt hại quá lớn nên nhiều món nợ đến hạn vẫn
chưa thu hồi được, để tạo điều kiện cho việc khôi phục sản xuất Ngân hàng gia
hạn thêm thời hạn trả nợ của các món vay đã làm cho nợ xấu tăng lên.



Đối với nợ xấu ngắn hạn. Năm 2006 là 62.477 triệu dồng. Sang năm
2007, nợ xấu tăng đáng kể, tăng đến 300,54% so với năm trước, tương đương
187.771 triệu đồng. Đến năm 2008, nợ xấu có phần giảm đi, giảm 43.16% so với
cùng kỳ, tương đương 108.010 triệu đồng. Nợ xấu ngắn hạn tăng nhanh là do
trong công tác thẩm định cho vay ngắn hạn còn chủ quan, cán bộ tín dụng thẩm
định chưa đánh giá tính tốn chính xác nguồn thu nhập trả nợ của khách hàng,
chưa quan tâm nhiều đến việc kiểm tra sau khi cho vay để đánh giá tình hình tài
chính, tình hình thực hiện phương án sản xuất kinh doanh và khả năng đảm bảo
trả nợ của khách hàng nhằm giúp khách hàng tháo gỡ khó khăn. Mặt khác,bên
cạnh một số khách hàng cố tình, có nguồn trả nợ nhưng khơng có thiện chí trả
nợ; đa phần các hộ vay trả nợ gốc và lãi không đúng hạn là do nguyên nhân bất
khả kháng như năng suất đạt không cao, ốm đau đột xuất, giá cả thấp, chi phí đầu
vào cao, hoặc bán chưa thu hồi được tiền, do đó đã ảnh hưởng đến kế hoạch trả
nợ, làm tỷ lệ nợ xấu trong năm tăng cao.


Đối với nợ xấu trung và dài hạn, tăng qua các năm, tăng mạnh nhất vào
năm 2007, tăng 1477,70 % so với năm 2006, tương đương 48.247 triệu đồng, đến
năm 2008, nợ xấu tiếp tục tăng thêm 131.66% so với cùng kỳ, tương đương
67.819 triệu đồng. Các khoản nợ trung và dài có rủi ro cao nên nợ xấu ngắn hạn
tăng nhanh là điều không thể tránh khỏi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67></div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

<b>4.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH </b>


<b>4.3.1. Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn </b>


Đây là chỉ số tính tốn khả năng sử dụng vốn cho vay trên tổng nguồn
vốn. Chỉ số cho thấy trung bình một đồng vốn Ngân hàng đã cho vay được bao
nhiêu đồng. Chỉ số này càng cao thì chứng tỏ khả năng cho vay của Ngân hàng
càng tốt, nhưng nếu cao quá thì sẽ tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán. Nếu


chỉ số này thấp chứng tỏ Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả, bởi vì cịn rất
nhiều khoản tồn động khơng sinh lãi. Ngồi ra chỉ số này cịn xác định quy mơ
Ngân hàng. Ta xem xét bảng số liệu sau:


<b>BẢNG 13: TỔNG DƯ NỢ TRÊN TỎNG NGUỒN VỐN </b>


<i>Đơn vị: Triệu đồng </i>


Chỉ tiêu 2006 2007 2008


Tổng dư nợ 3.090.980 4.513.119 4.092.810
Tổng nguồn vốn 3.165.667 4.597.330 4.303.446
Tổng dư nợ/ Tổng nguồn vốn (Lần) 0,98 0,98 0,95


<i>(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) </i>


Qua bảng số liệu trên ta thấy ngân hàng đã khai thác triệt để nguồn vốn của
mình. Năm 2006 và 2007, chỉ số này là 0,98, tức cứ 100 đồng vốn thì ngân hàng sử
dụng 98 đồng đẻ cho vay. Năm 2008, chỉ số này là 0,95, có giảm so với năm trước, diều
này khơng có nghĩa là ngân hàng chưa khai thác triệt đẻ nguồn vốn của mình.


Tóm lại, chỉ tiêu này của ngân hàng qua 3 năm rất cao, ta thấy khả năng cho
vay của Ngân hàng rất tốt, Ngân hàng đã sử dụng gần như toàn bộ tiền vốn để
cho vay, đây là sự thành công của Ngân hàng trong công tác sử dụng vốn, cũng
như sự nổ lực rất lớn của Ngân hàng trong quá trình cân đối giữa nguồn vốn và
sử dụng vốn.


<b>4.3.2. Tổng dư nợ trên vốn huy động </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<b>BẢNG 14: TỔNG DƯ NỢ TRÊN VỐN HUY ĐỘNG </b>



<i>Đơn vị: Triệu đồng </i>


Chỉ tiêu 2006 2007 2008


Tổng dư nợ 3.090.980 4.513.119 4.092.810
Vốn huy động 1.486.938 1.852.139 2.004.439
Tổng dư nợ/ Vốn huy động (lần) 2,08 2,44 2,04


<i>(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) </i>


Qua bảng số liệu trên ta thấy ngân hàng huy động và sử dụng vốn khá
tốt, tuy chỉ số này khơng ổn định nhưng có xu hướng giảm dần, chỉ số này càng
gần 1 càng tốt. Cụ thể


Năm 2006, chỉ số này là 2,08, tức là trong 208 đồng cho vay thì có sự
tham gia của 100 đồng vốn huy động.


Năm 2007, chỉ số này là 2,44, tức trong 244 đồng cho vay thì có 100
đồng vốn huy động. Chỉ tiêu này cao hơn năm trước là do nhu cầu vốn của khách
hàng tăng mạnh làm cho dư nợ vượt kế hoạch, vốn huy động tăng nhưng không
kịp nên làm cho chỉ số này cao.


Năm 2008, chỉ số này là 2,04, tức trong 204 đồng cho vay thì có 100
đồng vốn huy động. Chỉ số này thấp hơn năm trước do Ngân hàng đã chủ động
hơn trong việc sử dụng vốn tại Ngân hàng.


Tóm lại, chỉ số này qua 3 năm có phần giảm, điều này cho thấy Ngân
hàng đã thực hiện tốt công tác huy động vốn và sử dụng vốn. vì sử dụng vốn điều
chuyển không hiệu quả bằng vốn huy động do chi phí cao. Ngân hàng cần mở


rộng nhiều hình thức huy động vốn mới để thu hút mạnh hơn nguồn vốn nhàn
rỗi trong dân cư, đầu tư tín dụng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng
như mang lại lợi nhuận và gia tăng tính tự chủ của Ngân hàng trong hoạt động
kinh doanh, giảm bớt phụ thuộc từ nguồn vốn điều chuyển của Ngân hàng cấp
trên.


<b> 4.3.3. Vịng quay vốn tín dụng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<b>BẢNG 15: VỊNG QUAY VỐN TÍN DỤNG </b>


<i>Đơn vị: Triệu đồng </i>


Chỉ tiêu 2006 2007 2008


Doanh số thu nợ 5.264.356 8.404.202 14.978.760
Dư nợ bình quân 2.832.276 3.802.050 4.302.964,4
Vịng quay vốn tín dụng (vịng) 1,86 2,21 3,48


<i>(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) </i>


Qua bảng số liệu trên ta thấy vịng quay vốn tín dụng diễn ra rất tốt. Năm
2006, đạt 1,86 vòng. Sang năm 2007, đồng vốn của ngân hàng quay nhanh hơn
năm trước, đạt 2,21 vòng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh số thu nợ nhanh
hơn so với dư nợ bình qn, điều này bắt nguồn từ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng doanh số cho vay và cả doanh số thu nợ. Đến năm 2008,
vòng quay vốn của ngân hàng tiếp tục tăng nhanh so với cùng kỳ, đạt 3,48 vịng.
Tóm lại, chỉ số này tăng qua ba năm cho thấy công tác thu hồi vốn năm
sau cao hơn năm trước và khả năng sinh lời vốn của Ngân hàng tăng. Vòng quay
vốn của Ngân hàng luôn lớn hơn 1 cho thấy vốn của Ngân hàng được sử dụng có
hiệu quả, có khả năng sinh lời. Ngân hàng khơng bị rơi vào tình trạng ứ động về


vốn. Trong định hướng sắp tới, Ngân hàng cần quan tâm thu những món nợ đã
đáo hạn mà khách hàng khơng có nhu cầu vay tiếp, giúp gia tăng doanh số thu
nợ, đẩy nhanh tốc độ quay vịng vốn tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động và chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng.


<b> 4.3.4. Hệ số rủi ro tín dụng </b>


Đây là chỉ số quan trọng đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của
Ngân hàng. Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín
<b>dụng của Ngân hàng này cao. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<b>BẢNG 16: NỢ XẤU TRÊN TỔNG DƯ NỢ </b>


<i>Đon vị: Triệu đồng </i>


Chỉ tiêu 2006 2007 2008


Nợ xấu 65.742 301.760 261.569


Tổng dư nợ 3.090.980 4.513.119 4.092.810
Nợ xấu/ Tổng dư nợ (%) 2,13 6,69 6,39


<i>(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) </i>


Qua bảng số liệu trên ta thấy hệ số này có xu hướng tăng. Năm 2006, hệ
số này là 2,13. Sang năm 2007, hệ số này là 6,69. Đến năm 2008, hệ số này là
6,39. Tuy hệ số rủi ro tín dụng của ngân hàng vượt mức 5% theo qui định của
ngân hàng nhà nước, nhưng chưa vượt mức 7% theo kế hoach của ngân hàng,
nên có thể nói Ngân hàng vẫn kiểm sốt được hoạt động của mình. Trong thời
gian sắp tới Ngân hàng cần phải giải quyết nợ xấu, hạ hệ số rủi ro tín dụng xuống


dưới mức 5% theo qui định nhằm đảm bảo tính an tồn và góp phần làm tăng lợi
nhuận của Ngân hàng.


<b> 4.3.5. Hệ số doanh lợi </b>


<b> Tỷ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuân ròng và doanh thu nhằm </b>
cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Ta xem xét
bảng số liệu sau.


<b>BẢNG 17: HỆ SỐ DOANH LỢI </b>


<i>Đơn vị: Triệu đồng </i>


Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Lợi nhuận ròng 48.076 60.485 57.361
Doanh thu 461.264 499.066 899.118
Hệ số doanh lợi (%) 10,42 12,12 6,38
<i>(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

ngột, giảm xuống còn 6,38%, tức trong 100 đồng doanh thu thì chỉ mang về cho
Ngân hàng 6,38 đồng. Trong năm 2008, do ảnh hưởng của chính sách thắt chặt
tiền tệ vào đầu năm và chính sách nới lỏng tiền tệ vào cuối năm của Ngân hàng
nhà nước nên Ngân hàng chịu rủi ro lãi suất, ảnh hưởng đến hoạt động. Mặc dù
vậy, trong năm 2008, Ngân hàng vẫn hoạt động có hiệu quả, vì lợi nhuận rịng so
với năm 2006 thì vẫn tăng.


<b> 4.3.6. Hệ số ROA </b>


Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) đo lường khả năng sinh lợi
trên mỗi đồng tái sản của Ngân hàng. Ta xem xét hệ số ROA của Ngân hàng qua


3 năm được thể hiện qua bảng số liệu sau.


<b>BẢNG 18: HỆ SỐ ROA </b>


<i> </i> <i>Đơn vị: Triệu đồng </i>


Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Lợi nhuận ròng 48.076 60.485 57.361
Tổng tài sản 3.165.667 4.597.330 4.303.446


ROA (%) 1,52 1,32 1,33


<i> </i> <i>(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<b>CHƯƠNG 5 </b>


<b>BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN </b>



<b>TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP </b>



<b>VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN </b>



<b>CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG </b>



<b>5.1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2008 </b>
<b> 5.1.1. Những mặt làm được </b>


Thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo điều hành kế hoạch kinh doanh
của NHNo&PTNT VIỆT NAM qui định; Bám sát các mục tiêu, định hướng kinh
doanh của NHNo&PTNT VIỆT NAM; Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Tổng


Giám Đốc về điều hành lãi suất huy động vốn và cho vay.


Các chi nhánh, phòng giao dịch phụ thuộc đã bám sát các chỉ tiêu kế
hoạch được giao và những chỉ đạo của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng
để điều hành kế hoạch kinh doanh đúng theo định hướng của NHNo&PTNT
VIỆT NAM.


Cân đối nguồn vốn để phân phối tạm ứng kịp thời cho các chi nhánh,
phịng giao dịch có nhu cầu giải ngân cho các đối tượng nông nghiệp, nông thôn.
Chi nhánh có nguồn vốn huy động nội tệ tăng so với đầu năm và vượt so
với kế hoạch được giao như: Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Long Phú, Ngã Năm, Thạnh
Trị, Thạnh Phú, Cù Lao Dung và Ba Xuyên; Các chi nhánh cịn lại tuy có nguồn
vốn huy động chưa đạt so với kế hoạch được giao nhưng có tăng so với đầu năm.


Thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng tín dụng, cho vay có chọn lọc,
tập trung vốn cho vay hộ nông dân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đơn vị thu
mua lương thực và nông sản xuất khẩu, các đợn vị chế biến nông, lâm, thủy hải
sản xuất khẩu để tiêu dùng và xuất khẩu.


Ban lãnh đạo NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng tăng cường cơng
tác chỉ đạo kịp thời các chi nhánh, phòng giao dịch phụ thuộc trong việc thực
hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được giao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

Mặc dù ngay từ đầu năm 2008 tình hình kinh tế có nhiều yếu tố khơng
thuận lợi, lạm phát và giá cả tiêu dùng tăng cao nhưng nguồn vốn huy động nội
tệ đến cuối năm vẫn tăng so với đầu năm và vượt so với kế hoạch được giao.


Sự đoàn kết tốt nội bộ từ NHNo&PTNT tỉnh đến các chi nhánh, phòng
giao dịch phụ thuộc đá tạo nên sức mạnh, vượt qua khó khăn thách thức và nỗ
lực đạt được các chỉ tiêu của NHNo&PTNT VIỆT NAM giao.



Mặc dù năm 2008 có những khó khăn về kinh tế như đã được nêu trên
làm ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu của chi nhánh. Tuy nhiên, đến cuối
năm 2008, chi nhánh cũng đã phấn đấu đạt được hệ số lương theo qui định và
đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên để yên tâm công tác.


Công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu, khuyến mãi, chất lượng
phục vụ khách hàng luôn được ban lãnh đạo NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Sóc
Trăng quan tâm, chú trọng.


<b> 5.1.2. Những mặt cịn hạn chế </b>


Tình hình kinh tế tiếp tục cịn nhiều yếu tố khơng thuận lợi, tình hình
cạnh tranh giữa các tố chức tín dụng vẫn ngày càng gay gắt, tỷ giá VND/USD
vẫn tăng cao đã làm cho nguồn vốn huy động ngoại tệ không những không đạt so
với kế hoạch được giao mà còn giảm so với đầu năm 2008. Toàn tỉnh giảm so với
đầu năm là 223.731 USD, tỷ lệ giảm 5,03% và chỉ đạt 86,04% kế hoạch
NHNo&PTNT VIỆT NAM giao.


Tình hình chất lượng tín dụng vẫn chậm được cái thiện, công tác xử lý
thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro tiến triển chậm, nợ xấu chiếm 5,19%/tổng dư nợ,
giảm so với đầu năm 1,49%. Có 11/14 chi nhánh có nợ xấu cao hơn kế hoạch
được giao. Cụ thể như sau: TP Sóc Trăng 2,61% (kế hoạch giao 1%), Thuận Hịa
3,81% (KH 3%), Thạnh Phú 52,05% (KH 5%), Mỹ Xuyên 6,98% (KH 3%), Mỹ
Tú 9,07% (KH 5%), Vĩnh Châu 23,65% (KH 5%), Ngã Năm 3,49% (KH 3%),
PGD Khánh Hưng 10,07% (KH 1%), Trần Đề 15,89% (KH 5%), Ba Xuyên
2,89% (KH 1%), và Cù Lao Dung 12,19% (KH 5%).


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

hệ số lương là Thạnh Phú và Trần Đề; Có 4 đơn vị khơng đạt được hệ số 1 như:
Vĩnh Châu (0,92), Kế Sách (0,63), Long Phú (0,46), và Cù Lao Dung (0,07).


<b>5.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN </b>
<b> 5.2.1. Về công tác huy động vốn </b>


Ngân hàng cần mở rộng, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với
nhiều kỳ hạn, lãi suất phù hợp, áp dụng lãi suất bậc thang, rút vốn linh hoạt, chú
trọng nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn mang tính ổn định và vững chắc; từ đó tạo
được thế chủ động trong hoạt động kinh doanh và tăng nhanh nguồn vốn huy
động của Ngân hàng.


Ngân hàng cần nhanh chóng nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới
về huy động vốn tạo ra sự khác biệt để thu hút khách hàng.


Ngân hàng nên sắp xếp đội ngũ cán bộ cơng nhân viên có khả năng giao
tiếp tốt, có trình độ chun mơn. Một mặt, có thể huy động được nhiều vốn, một
mặt có thể tạo được cảm giác thoả mái, hài lòng và một ấn tượng về một Ngân
hàng chuyên nghiệp trong lòng khách hàng không chỉ lần gửi tiền này mà còn
cho những lần gửi tiền sau.


Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động tìm kiếm
khách hàng và thực hiện các chính sách đối với khách hàng như cải tiến và nâng
cao hiệu quả cơng tác thanh tốn hoặc giảm chi phí mở tài khoản để qua đó Ngân
hàng có thêm một nguồn vốn do yêu cầu dự trữ để duy trì tài khoản.


Xây dựng Ngân hàng khang trang nhằm tạo ra lòng tin nơi khách hàng
bằng cách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi
cho khách hàng trong việc đi lại, gửi và rút tiền; vì đây là yếu tố đầu tiên đập vào
mắt khách hàng, họ biết phần nào về ngân hàng mình: có vốn lớn, mức độ an
toàn cao và yên tâm hơn khi gửi tiền vào.


<b> 5.2.2. Về công tác tín dụng </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

Các chi nhánh, phòng giao dịch phụ thuộc phải chủ động cân đối nguồn
vốn đầu tư, tiếp tục tái cơ cấu dư nợ nhằm đáp ứng một cách có hiệu quả các nhu
cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, cải thiện chất lượng tín dụng đạt hiệu quả cao
nhất.


Thường xun có chính sách gửi cán bộ tín dụng đi đào tạo huấn luyện
để nâng cao thêm trình độ thẩm định cho họ nhằm hạn chế đến mức tối đa những
sai phạm của cán bộ tín dụng trong hoạt động phân tích đánh giá khách hàng.
Đặc biệt là thẩm định tư cách của khách hàng. Vì điều này có ảnh hưởng rất lớn
đến thiện chí hồn trả tiền vay của khách hàng.


<b> 5.2.3. Về cơng tác tài chính </b>


Tập trung thu hồi mọi nguồn: lãi dự thu, lãi tồn động, lãi đến trong hạn,
các khoản thi hành án, đặc biệt là nợ đã xử lý rủi ro.


Khai thác triệt để các nguồn thu ngồi tín dụng, phối hợp chặt chẽ trong
chuyển tiền cùng hệ thống, triển khai các dịch vụ tổng hợp và hợp tác với các đối
tác để hỗ trợ mở rộng qui mô hoạt động, gia tăng nguồn thu.. Đồng thời triệt để
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi hoạt động.


<b> 5.2.4. Về chất lượng tín dụng </b>


Đa dạng hóa các đối tượng cho vay, chú trọng cho vay các doanh nghiệp
nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế, phục vụ cho sản xuất nông lâm ngư
nghiệp và thủy sản…


Thực hiện tốt việc phân loại khách hàng, đánh giá, xếp hạng chặt chẽ
khách hàng khi tiếp cận và trước khi cho vay.



Hạn chế cho vay đối với những khách hàng khơng có đảm bảo hay đối
với dự án sản xuất mà thị trường chưa ổn định.


Đối với các món đã cho vay Ngân hàng nên theo dõi thường xuyên, xem
họ có sử dụng vốn vay đúng mục đích vay vốn đã thỏa thuận trong hợp đồng
khơng để có biện pháp thu hồi nợ thích hợp và chọn lọc khách hàng cho Ngân
hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77></div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

<b>CHƯƠNG 6 </b>


<b>KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ </b>



<b>6.1. KẾT LUẬN </b>


Cùng với sự phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam, Ngân hàng nông nghệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh
Sóc Trăng ngày càng phát triển và tự khẳng định mình đối với nền kinh tế địa
phương. Là một Ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động chủ yếu trong lĩnh
vực nông nghiệp, mục đích kinh doanh khơng chỉ vì lợi nhuận mà còn chú trọng
quan tâm đến mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, mở rộng tín dụng, cung
cấp vốn cho khách hàng mở rộng sản xuất, chuyển dich cơ cấu kinh tế, tiếp thu
và ứng dụng khoa học kỹ thuật, từ đó thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà phát triển.
Qua phân tích ta thấy hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là huy động vốn
và cung cấp tín dụng. Cung cấp vốn hỗ trợ cho dân cư, các doanh nghiệp trong và
ngoài quốc doanh, thu hút và sử dụng có hiệu quả lượng tiền nhàn rỗi trong dân
cư.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

ro vốn chủ sở hữu vẫn nằm trong mức an toàn. Về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu của Ngân hàng, tuy có giảm qua từng năm


nhưng không ảnh hưởng đến lợi nhuận.


Từ những thành quả đạt được làm cho lợi nhuận của Ngân hàng luôn đạt
ở mức cao và cũng có tăng trưởng. Điều này cho thấy hoạt động của Ngân hàng
đặc biệt là cấp tín dụng ngày càng tiến triển tốt đẹp mặc dù gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh những mặt tích cực do nghiệp vụ tín dụng mang lại, Ngân hàng cần
quan tâm hơn nữa đến công tác huy động vốn nhằm tạo sự cân đối giữa đầu vào
và đầu ra để có thể chủ động hơn về nguồn vốn trong việc cấp tín dụng của Ngân
hàng, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác thu nợ giảm thiểu nợ xấu.


<b>6.2 KIẾN NGHỊ </b>


<b> 6.2.1. Đối với Ngân hàng </b>


Thực hiện chuyển đổi cơ cấu đầu tư phù hợp với mục tiêu phát triển kinh
tế xã hội của tỉnh.


Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hiện có và mở rộng
thêm một số hình thức huy động vốn mới đang được nhiều khách hàng hiện nay
quan tâm, chú ý.


Thực hiện nghiêm khắc việc phân loại nợ, kiên quyết xử lý thu hồi nợ
xấu, nâng cao năng lực thẩm định, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay
của khách hàng, nâng cao chất lượng tín dụng.


Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực cán bộ để quản lý
sâu sát vốn vay, giảm tối thiểu rủi ro. Phát động thi đua trong công tác huy động
vốn, chất lượng và tăng trưởng tín dụng, hiệu quả hoạt động tài chính.


<b> 6.2.2. Đối với địa phương </b>



Các ngành, các địa phương tiếp tục đôn đốc bà con sử dụng vốn vay
đúng cam kết nhằm tạo vốn đầu tư quay vịng, góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà
phát triển. Lãnh đạo các huyện ủy, UBND các huyện và các địa phương quan tâm
hơn nữa, hỗ trợ hơn nữa trong công tác thu nợ của Ngân hàng giúp Ngân hàng
giảm tỷ lệ nợ xấu góp phần tăng trưởng tín dụng


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80></div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



1. Các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thonn chi nhánh tỉnh Sóc Trăng năm 2006, 2007 và 2008.


<i>2. Nguyễn Thanh Nguyệt, Thái Văn Đại, năm 2007, Quản trị Ngân hàng </i>


<i>thương mại, Tủ sách trường Đại học Cần Thơ. </i>


</div>

<!--links-->

×