Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

(Khóa luận tốt nghiệp) nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

TÔ THỊ NGÂN
Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ CÂY
BA KÍCH TẠI THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2015 – 2019

Thái Nguyên – năm 2019



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

TÔ THỊ NGÂN
Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ CÂY
BA KÍCH TẠI THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K47 – TT - N01

Khoa

: Nơng học


Khóa học

: 2015 – 2019

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Thị Phương Oanh
: TS. Dương Thị Nguyên

Thái Nguyên – năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hồn thành bài báo cáo
khóa luận tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với
tên đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh
trưởng và bệnh vàng lá thối rễ cây Ba Kích tại Thái Nguyên’’.
Có được kết quả này, lời đầu tiên em xin cảm ơn trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên nơi đào tạo, giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ và chỉ bảo của các thầy giáo, cô
giáo trong khoa Nông học đã truyền đạt cho em những kiến thức về lý thuyết và kỹ
năng trong suốt thời gian học tập ở trường để em có những kiến thức nền tảng phục vụ
cho công việc thực tập, cũng như công việc thực tế của em sau khi ra trường.
Cho phép em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ThS. Nguyễn Thị Phương
Oanh và TS. Dương Thị Nguyên – giảng viên hướng dẫn em trong suốt q trình
thực tập. Các cơ ln giúp đỡ, động viên và hướng dẫn tận tình cho em những kiến
thức lý thuyết, thực tế cũng như các kỹ năng trong thời gian thực tập và viết bài báo

cáo, chỉ cho em những thiếu sót, sai lầm của mình, để em hồn thành bài báo cáo
thực tập tốt nghiệp với kết quả tốt nhất.
Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian, trình độ và
kinh nghiệm nên đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự cảm thơng,
đóng góp ý kiến, chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các bạn để khóa luận tốt nghiệp
được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 06 năm 2019
Sinh viên:

Tô Thị Ngân


ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 2
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ vii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 2
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu ................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ........................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.2. Tình hình nghiên cứu về Ba Kích trên thế giới.......................................... 4
2.2.1. Nhân giống ba kích ................................................................................. 4
2.2.2. Chọn đất và đất trồng ba kích ................................................................. 5
2.2.3. Thời vụ trồng ........................................................................................... 5
2.2.4. Mật độ trồng ba kích ............................................................................... 7
2.2.5. Phân bón cho ba kích .............................................................................. 7
2.2.6. Về bệnh hại ba kích ................................................................................. 8
2.3. Tình hình nghiên cứu về cây ba kích ở Việt Nam ..................................... 9
2.3.1. Điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây ba kích ............................. 10
2.3.2. Biện pháp nhân giống ba kích ............................................................... 10
2.3.3. Đất và kỹ thuật làm đất trồng ba kích ................................................... 11


iii

2.3.4. Thời vụ trồng ba kích ............................................................................ 12
2.3.5. Mật độ và khoảng cách trồng ba kích ................................................... 12
2.3.6. Kỹ thuật trồng cây ba kích .................................................................... 12
2.3.7. Chăm sóc và quản lý đồng ruộng trồng ba kích.................................... 12
2.3.8. Phương pháp bón phân .......................................................................... 12
2.3.9. Chế độ luân canh hoặc xen canh ........................................................... 14
2.3.10. Nghiên cứu về nguyên nhân gây héo vàng cây ba kích ...................... 16
2.3.11. Nghiên cứu về phịng trừ sâu bệnh hại cây ba kích. ........................... 17
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 20
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 20
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 20

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 20
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 20
3.3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu .................................. 20
3.3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 20
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 20
3.3.2.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh
trưởng và bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích ..................................................... 20
3.3.2.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng
và bệnh vàng lá thối rễ cây Ba kích ............................................................... 24
3.3.2.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật
hóa học đến bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích trong điều kiện đồng ruộng. .. 25
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 27
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 28


iv

4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ của
cây Ba kích ...................................................................................................... 28
4.1.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều dài thân
chính cây ba kích ............................................................................................. 28
4.1.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ ra nhánh cấp 1 và cấp 2 của
cây ba kích ....................................................................................................... 30
4.1.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đường kính gốc của cây ba kích ..... 32
4.1.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây ba
kích .................................................................................................................. 34
4.1.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích
......................................................................................................................... 35
4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến q trình sinh trưởng và bệnh vàng lá thối
rễ của cây ba kích ............................................................................................ 37

4.2.1. Ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính
cây ba kích ....................................................................................................... 37
4.2.2. Ảnh hưởng của phân bón đến tốt độ ra nhánh cấp 1 và cấp 2 của cây ba
kích .................................................................................................................. 40
4.2.3. Ảnh hưởng của phân bón đến đường kính gốc của cây ba kích ........... 43
4.2.4. Ảnh hưởng của phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây ba
kích .................................................................................................................. 45
4.2.5. Ảnh hưởng của phân bón đến bệnh vàng lá thối rễ của cây ba kích..... 46
4.3. Hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật hóa học đối với bệnh vàng lá
thối rễ cây ba kích trong điều kiện đồng ruộng .............................................. 48
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 52
5.1. Kết luận .................................................................................................... 52
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 53


v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều dài thân
chính cây ba kích ( Thái Nguyên, 2018) ......................................................... 29
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ ra nhánh cấp 1 và cấp 2
của cây ba kích ( Thái Nguyên, 2018) ............................................................ 31
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái đường kính gốc cây ba
kích (Thái Nguyên, 2018) ............................................................................... 33
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của
cây ba kích (Thái Nguyên, 2018) .................................................................... 34
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ cây ba
kích (Thái Nguyên, 2018) ............................................................................... 36

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều dài thân
chính cây ba kích (Thái Nguyên, 2018) .......................................................... 39
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của phân bón đến tốt độ ra nhánh cấp 1 và cấp 2 của
cây ba kích (Thái Nguyên, 2018) .................................................................... 42
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái đường kính gốc của cây ba
kích (Thái Nguyên, 2018) ............................................................................... 44
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây
ba kích (Thái Nguyên, 2018) .......................................................................... 46
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ của câu ba
kích (Thái Nguyên, 2018) ............................................................................... 47
Bảng 4.11. Hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật hóa học đối với bệnh
vàng lá thối rễ cây ba kích trong điều kiện đồng ruộng (Thái Nguyên, 2018)51


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng chiều dài
thân chính cây ba kích ..................................................................................... 30
Hình 4.2. Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ ra nhánh cấp 1 và
cấp 2 của cây ba kích ...................................................................................... 32
Hình 4.3. Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái đường kính gốc
của cây ba kích ................................................................................................ 33
Hình 4.4. Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ
cây ba kích ....................................................................................................... 36
Hình 4.5. Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều dài
thân chính cây ba kích ..................................................................................... 39
Hình 4.6. Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón đến tốt độ ra nhánh cấp 1 và cấp 2
của cây ba kích ................................................................................................ 42

Hình 4.7. Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón đến động thái đường kính gốc của
cây ba kích ....................................................................................................... 44
Hình 4.8. Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón đến bệnh vàng lá thối rễ cây ba
kích .................................................................................................................. 48


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cs

: Cộng sự.

CT

: Công thức.

Đc

: Đối chứng.

KH&CN

: Khoa học và công nghệ.

NN&PTNN : Nông nghiệp và phát triển nơng thơn.
TB

: Trung bình.


TLB

: Tỷ lệ bệnh.

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn.

TSXL

: Tháng sau xử lý.


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Thái Nguyên là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của
nhiều loại cây dược liệu bản địa có giá trị cao trong y học nói chung và cây ba kích
nói riêng. Qua đó, tỉnh đã có định hướng quy hoạch phát triển vùng dược liệu
nguyên liệu gắn liền với chế biến một cách hiệu quả trong giai đoạn tới, ưu tiên và
tập trung vào bảo tồn và phát triển một số loài cây dược liệu quý bản địa và dần hình
thành các vùng sản xuất với quy mơ cơng nghiệp.
Ba kích là loại cây dược liệu đem lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất.
Do đó, diện tích trồng ba kích của tỉnh đã tăng lên nhanh chóng trong thời gian vừa
qua, chủ yếu tại các huyện Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương và Võ Nhai.
Trong vài năm gần đây, khi cây ba kích được trồng trên diện rộng với mức
đầu tư thâm canh cao, đã xuất hiện một số loại sâu, bệnh hại. Trong đó, bệnh vàng

lá thối rễ bắt đầu xuất hiện từ năm 2014 đã làm cho cây ba kích từ 1-3 tuổi chết
hàng loạt, gây khuyết mật độ, ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của người dân,
cho đến nay vẫn chưa có chiều hướng giảm.
Tính đến thời điểm hiện nay, diện tích ba kích của cả tỉnh Thái Ngun ước
tính chỉ cịn khoảng hơn 100 ha (Theo Báo cáo của Viện Nghiên cứu Phát triển
Nông Lâm nghiệp Miền núi, 2017) [14]. Diện tích bị nhiễm bệnh nặng đã phải thay
thế bằng cây trồng khác. Thực tế sản xuất đang gặp phải nhiều trở ngại về giống, kỹ
thuật canh tác và quản lý dịch hại.
Thái Ngun có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi
cho sâu, bệnh hại phát triển mạnh mẽ. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trên đồng
ruộng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bệnh vàng lá thối rễ trên cây ba
kích, nhất là các biện pháp kỹ thuật về mật độ, phân bón và thuốc hóa học. Việc xác
định được mật độ trồng, liều lượng phân bón và thuốc hóa học hợp lý là điều kiện
để cây ba kích sinh trưởng, phát triển tốt, nâng cao năng suất và tăng sức chống chịu
với sâu, bệnh hại. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:


2

“Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh
vàng lá thối rễ cây ba kích tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được mật độ trồng, lượng phân bón và thuốc hóa học phù hợp tạo
điều kiện cho cây ba kích sinh trưởng tốt, từ đó hạn chế tối đa mức độ gây hại của
bệnh vàng lá thối rễ trên cây ba kích tại Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ
cây ba kích.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối

rễ cây ba kích.
- Nghiên cứu hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật hóa học đối với bệnh
vàng lá thối rễ cây ba kích trong điều kiện đồng ruộng.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thông tin khoa học cơ bản về ảnh
hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học và là tài liệu tham khảo
trong nghiên cứu cây ba kích.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để xác định được mật độ, phân bón và
thuốc hóa học nhằm hạn chế được bệnh vàng lá thối rễ trên cây ba kích, ổn định
năng suất, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các
tỉnh trồng ba kích nói chung.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu cây ba kích.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Biện pháp kỹ thuật trong canh tác cây trồng là yếu tố không thể thiếu để giúp
cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, chống chịu sâu, bệnh hại và
điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Sự sinh trưởng và phát triển của bất cứ cây trồng
nào cũng không thể tách rời các điều kiện bên ngoài như nhiệt độ, nước, ánh sáng…
Song cây trồng khác nhau thì tính thích ứng với điều kiện ngoại cảnh cũng khác
nhau. Vì vậy, việc xác định được một số biện pháp kỹ thuật phù hợp với từng vùng
sinh thái, với từng loại cây trồng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả
năng chống chịu với sâu, bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất lợi.

Mật độ trồng ảnh hưởng tới khoảng khơng gian mà cây trồng có thể sinh
trưởng và phát triển. Mỗi loại cây trồng khác nhau thì mật độ khác nhau. Mật độ
trồng hợp lý thì cây có thể tận dụng tốt ánh sáng, dinh dưỡng để phát triển, tăng khả
năng chống chịu sâu bệnh mà vẫn đảm bảo cho năng suất cao.
Bón phân cho cây là biện pháp cung cấp dinh dưỡng để cây phát triển, vì
dinh dưỡng trong đất vốn có thường khơng đáp ứng đủ cho cây. Bón đủ dinh dưỡng
giúp cây phát triển cân đối và khỏe mạnh, bón thừa hoặc thiếu có thể làm cây phát
triển kém hoặc quá tốt nhưng lại ảnh hưởng đến khả năng chống chịu và năng suất
của cây. Vì vậy, xác định lượng phân bón phù hợp rất quan trọng.
Cây trồng nói chung và cây ba kích nói riêng có thể bị sâu, bệnh phá hại ở
tất cả các bộ phận của cây trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, làm giảm
năng suất, phẩm chất, thậm chí không cho thu hoạch. Thái Nguyên nằm trong khu
vực nhiệt đới gió mùa ẩm với kiểu khí hậu đặc trưng là nóng ẩm, mưa nhiều tạo
điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh hại phát triển. Sâu bệnh làm giảm đáng kể năng suất
và chất lượng của cây trồng nên công tác nghiên cứu sâu, bệnh hại càng phải được chú trọng.
Cây ba kích tại Thái Nguyên cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của một số đối
tượng sâu, bệnh hại, đặc biệt là bệnh vàng lá thối rễ. Vì vậy, việc tiến hành nghiên
cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối


4

rễ trên cây ba kích là rất cần thiết, đáp ứng được yêu cầu cấp bách của sản xuất ba
kích góp phần giảm thiểu tác hại của bệnh hại, đảm bảo năng suất ổn định.
2.2. Tình hình nghiên cứu về Ba Kích trên thế giới
Cây ba kích tím (Morinda officinalis How) thuộc Chi Morinda, họ
Rubiaceae. Chi Monrinda có vài chục loài khác nhau với phần lớn là những cây bụi,
gỗ nhỏ hoặc dây leo, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Đa số các loài thuộc chi này
bắt nguồn từ Borneo, New Guinea, phía Bắc nước Úc và New Caledonia
(Razafimandimbison và cộng sự, 2009) [19]. Ba kích tím có tác dụng làm tăng số

lượng và chất lượng tinh trùng ở nam giới cũng như tăng cường sức dẻo dai, cải
thiện hoạt động sinh dục, điều trị vô sinh cho những nam giới có trạng thái vơ sinh
tương đối và suy nhược thể lực (Cui và cộng sự, 2013; Li và cộng sự, 2015) [18,
16]. Với những tác dụng y dược trên, ba kích tím khơng chỉ được khai thác từ rừng
tự nhiên mà còn được trồng ở một số tỉnh của Trung Quốc bằng cả phương pháp
nuôi cấy mô và nhân hom giống.
Ba kích là thực vật nhiệt đới, cận nhiệt đới, phân bố ở Quảng Đơng, Hải
Nam, phía nam Phúc Kiến, phía tây Quảng Tây…, miền Nam Việt Nam cũng có
phân bố ba kích. Cây thường sống ở cạnh bụi cây sườn đồi hoặc cạnh rừng ở độ cao
300 m so với mực nước biển. Nhiệt độ sống thích hợp: 20 - 25°C, lượng mưa 1.300
~ 1.800 mm, đất phù hợp: đất đỏ thẫm và đỏ gạch. Sống rải rác trong các khu rừng
mưa và rừng thường xanh gió mùa. Cây non thích hợp sống trong bóng mát, cây
trưởng thành cần nhiều ánh sáng.
2.2.1. Nhân giống ba kích
Việc đáp ứng đầy đủ và bền vững nguồn giống ba kích đang là yêu cầu cấp
bách. Sản xuất giống ba kích hiện nay chủ yếu là phương pháp giâm cành có hệ số
nhân giống thấp, chỉ đạt 0,6 lần/năm, chất lượng cây giống lại không cao. Để cải
thiện hệ số nhân giống cây ba kích, một số tác giả đã nghiên cứu sử dụng phương
pháp nuôi cấy mô tế bào. Tuy nhiên kết quả mà các tác giả thu được chưa thực sự
khả quan, khi hiệu quả khử trùng chỉ đạt 32,8% mẫu sạch (He và cs., 2000) [17], hệ
số nhân cao nhất cũng chỉ đạt 6,0 chồi/mẫu cấy (Chen và cs., 2006) [15].


5

Đối với phương pháp nhân giống vơ tính, Zheng (2014) [21] khuyến cáo nên
sử dụng hom giống khỏe mạnh, cắt hom dài khoảng 25 cm có từ 2-3 mắt, sau đó
nhúng vào dung dịch hormone sinh trưởng indole hoặc indole butyric acid đậm đặc
170 mg/l và cắm hom giống vào bầu đất. Sau khi trồng, tưới nước 2 lần/ngày sao
cho độ ẩm khoảng 55-60%, chú ý che nắng cho hom giống để tránh ánh nắng trực

tiếp. Thường gây giống bằng phương pháp sinh sản vơ tính bằng giâm cành, chọn
dây to chắc của cây ba kích 2 năm tuổi, cắt lấy phần giữa dây, phần đầu quá non và
phần đốt dài đều không phù hợp; khi trồng giữ lại hai mầm dài khoảng 15 cm, còn
lại cắt hết lá. Trồng vào mùa xuân, thu, cắm nghiêng cách nhau 10 cm, độ sâu bằng
2/3 cành hom, cắm xong phủ đất lên đè chặt, sau đó đậy cỏ, tưới nước. Đợi mọc
mầm, kịp thời trừ cỏ, quan sát nếu cần thiết phải dựng lều che nắng để duy trì độ ẩm
khoảng 60%. Gây giống khoảng nửa năm đến 1 năm có thể trồng được.
2.2.2. Chọn đất và đất trồng ba kích
Đất vườn ươm thường chọn những nơi có độ dốc thoai thoải hoặc dưới sườn
núi tương đối bằng phẳng. Loại bỏ cỏ dại và cây bụi, giữ lại cây rừng để giữ bóng
mát, làm đất kỹ, để đất phong hóa hồn tồn rồi mới vun thành luống.
Nên chọn đất dốc 20-300, chọn đất hướng Nam hoặc Đông Nam, dưới sườn
núi rừng thưa, nhiều ánh sáng mặt trời, yêu cầu đất cát đỏ, vàng, tầng đất dày, màu
mỡ, nhiều mùn, mới khai hoang. Khơng nên chọn đất mặt sườn phía Bắc, bởi vì
hướng Bắc nhiệt độ khá thấp, dễ tổn thương, chết do sương giá, ảnh hưởng đến tỷ lệ
sống. Mùa Đông làm đất, trừ cỏ dại và cây bụi, giữ lại cây rừng để bóng mát
khoảng 40-60%, làm đất sâu 40 cm, để qua Đơng phong hóa hồn tồn, mùa Xn
năm thứ hai, cày vỡ lại, làm ruộng bậc thang 0,8-1 m, đồng thời làm rãnh thoát
nước. Ở giữa ruộng bậc thang, cứ 0,5m đào một cái hố để bón phân xanh.
2.2.3. Thời vụ trồng
Ở Trung Quốc (1979), ba kích được trồng từ hom thân. Thích nghi đất hồng
thổ, nhiều mùn, tơi xốp, đủ nước, những khoảng rừng gỗ tạp, đốn bớt cây tạo những
khu trồng có độ chiếu sáng 20-30%. Nên trồng vào mùa xuân có mưa nhiều, mỗi hố
một gốc, mỗi mẫu trồng khoảng 3.000 gốc. Thời vụ trồng: Tết thanh minh, cốc vũ


6

(có nhiều mưa). Khoảng cách trồng: cây cách cây: 0,67 m. Phân bón: Tro là chủ
yếu. Thu hoạch: sau 5-10 năm, năng suất 2.000-2.500 gốc/mẫu Trung Quốc đạt

1.000-1.500 kg dược liệu. Bình quân mỗi gốc: 0,5-0,6 kg. Như vậy, trồng ba kích ở
Trung Quốc khơng quan tâm đến chế độ phân bón hoặc phịng trừ sâu bệnh hại,
mang tính quảng canh, đầu tư thấp nên năng suất dược liệu chưa cao. Chăm sóc:
Giai đoạn đầu chú ý tưới nước giữ ẩm, trồng 2-3 năm sau chú ý xới đất, diệt cỏ, xới
đất không nên quá sâu, tránh tổn thương phần rễ, đồng thời chú ý vun đất, tránh hở gốc.
Trồng năm đầu tiên, để cây phát triển to khỏe, khi cây mọc 4-5 lá có thể bón phân
một lần, sau đó khơng cần bón nữa.
Cũng giống như các cây trồng khác, cây dược liệu thường bị nhiều nhóm
sâu, bệnh hại tấn công như côn trùng, nhện hại, nấm, vi khuẩn, tuyến trùng và vi rút.
Việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây dược liệu địi hỏi độ an tồn cao với người sử
dụng, các yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cần phải tuân theo những quy
định khắt khe.
Do sự phân bố địa lý của ba kích tím khá hẹp, số lượng khơng nhiều, nên ít
bị tác động bởi sâu, bệnh hại. Chỉ một số loài sâu, bệnh hại đã được ghi nhận trên
cây ba kích tím ở Hawai như rệp muội, rệp sáp, kiến, nhện, bọ phấn, sên, tuyến
trùng nốt sưng Meloidogyne spp. và bệnh cờ đen do nấm Phytophthora gây ra. Ở
tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây - Trung Quốc, nấm Fusarium oxysporium là tác
nhân làm héo chết cây ba kích tím là một trong những bệnh hại chính, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển cũng như diện tích trồng cây ba kích tím ở
Trung Quốc (Peikun, 1988) [20]. Cần điều tra thường xuyên, xác định sự xuất hiện
và gây hại của bệnh, đặt biệt trong điều kiện thời tiết mưa kéo dài; tiến hành đốn tỉa,
cắt bỏ cành, bộ phận bị bệnh để hạn chế nguồn bệnh lây lan, dọn sạch lá rụng, tàn
dư cây bệnh, tạo điều kiện để cây thơng thống, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và
khoáng chất để cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng đề kháng của cây
đối với bệnh.


7

2.2.4. Mật độ trồng ba kích

Theo Wei Xijin và cộng sự (1992) [22] đã quan sát sự sinh trưởng và phát
triển, so sánh sản lượng, hàm lượng tro và dịch chiết của ba kích ở giai đoạn 2-4
năm tuổi và tiến hành đo sắc ký lớp mỏng. Thí nghiệm với các mật độ trồng 35 x 30
cm, 35 x 50 cm và 35 x 70 cm, kết quả cho thấy với khoảng cách 35 x 50cm, mật độ
2.500-3.500 cây/mẫu, sản lượng trên mỗi đơn vị diện tích tương đối thấp. Khoảng
cách thích hợp nhất để trồng ba kích là 35 x 30 cm, hốc sâu 20 cm, mật độ 4.0005.000 cây/mẫu, không những không ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng của
cây, mà còn tăng sản lượng trên mỗi đơn vị diện tích [22]. Nghiên cứu này đã thơng
qua giám định kỹ thuật quốc gia, góp phần tăng sản lượng ba kích khơ từ 2-3 lần lên
268-354 kg trên mỗi mẫu [23].
Kết quả nghiên cứu của Lan Zikang về kỹ thuật trồng ba kích cao sản (2010)
[26], đánh luống ruộng bậc thang theo đường thủy bình, độ rộng khoảng 1 m [24,
25]. Giữa luống cách 25-30 cm đào một hốc, sâu rộng khoảng 20 cm, nếu trồng trên
đất bằng, khoảng cách giữa các hốc là 50 cm [24, 25]. Trong một vài nghiên cứu
khác, khoảng cách 30-50 cm [26, 27], 70 x 50 cm [28] đào một hốc, mỗi hốc trồng
1-2 cây, nếu cây giống nhiều có thể trồng mỗi hốc 2 cây, tăng tỷ lệ cây sống.
Trong các nghiên cứu của Yao Bigen (2003), Lin Renchang (2012) và Chen
Shunrang (2003) mật độ mỗi mẫu lần lượt khoảng 2.200-2.600 cây [29], 1.7003.400 cây [27, 30], 3.000 cây [25]. Lin Renchang (2012) [27] nghiên cứu kỹ thuật
trồng ba kích cao sản ở huyện Vĩnh Định, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc cho thấy với
mật độ khoảng 2.000 cây/667 m2 sau 5-8 năm cho sản lượng ba kích khơ 250-400
kg.
2.2.5. Phân bón cho ba kích
- Bón lót
Liang Mingguang (1959) [31] nghiên cứu trồng ba kích ở huyện Cao Cần,
Quảng Đơng, sử dụng tro cây cỏ và bùn hun làm phân bón lót, mỗi mẫu 2.5003.000 kg. Wei Xijin và cộng sự (1992) [32] sử dụng 1500 kg phân bón thổ tạp hoặc
tro cây cỏ, 100 kg canxi + mangan + photpho mỗi mẫu làm phân bón lót. Trước khi


8

trồng bón phân xanh, phân ủ, hoặc các loại phân hữu cơ khác làm phân bón lót vào

các hốc đào sẵn [24], mỗi mẫu bón khoảng 1.000 kg [29]. Theo Lin Renchang
(2012) [27] có thể sử dụng 50 kg canxi, 25 kg phân đạm urê bón lót.
- Bón thúc
Wei Xijin và cộng sự (1992) [32] đã quan sát sự sinh trưởng và phát triển, so
sánh sản lượng, hàm lượng tro và dịch chiết của ba kích 2-4 năm, và tiến hành đo
sắc ký lớp mỏng. Thông thường, đến năm thứ hai bắt đầu bón phân, hằng năm vào
tháng 4-5 và tháng 9-10 mỗi mùa bón phân một lần. Kết quả thí nghiệm về phân
bón cho thấy phân bón cho hiệu quả tốt nhất là 1.000 kg “tro âm dương (tro cây cỏ
trộn với vôi bột theo tỷ lệ 2:1)” mỗi mẫu với hàm lượng dinh dưỡng phong phú
canxi, magie, photpho, kali khi so sánh với phân “canxi+magie+photpho”, phân
chuồng, bã lạc, phân hỗn hợp [22].
Theo Chen Shunrang (2003) [25], năm đầu tiên để cây phát triển khỏe mạnh
có thể bón phân một lần khi cây ra 4-5 lá, sau đó khơng cần bón thêm. Trong nghiên
cứu của Lan Zikang về kỹ thuật trồng ba kích cao sản tỉnh Quảng Tây (2010) [24],
khi mầm mọc 1-2 lá mới bắt đầu bón phân, chủ yếu dùng phân bón hữu cơ, như đất
mùn, đất hun, phân lân Superphosphate ủ phân xanh, cây cỏ đốt thành tro, các loại
phân hỗn hợp mỗi mẫu 1.000-2.000 kg (1 mẫu = 667 m2) [24, 26, 27, 30]. Cấm bón
amoni sulfat, amoni clorua, nước tiểu lợn, nước tiểu bị [24, 26, 27, 30]. Nếu nơi đất
trồng quá chua, có thể bón vơi bột, mỗi mẫu 50-60 kg [24, 27, 30].
Theo Yao Bigen (2003) [29], sau khi trồng khoảng 1-2 năm, vào các tháng 4,
6, 9 bón một lần phân bắc ủ với phân xanh, nhằm thúc tua và rễ phát triển. Ba năm
sau chủ yếu bón đất hun và tro cây cỏ, mỗi năm mỗi mẫu (667 m2) bón 700 kg đất
hun, 100 kg tro [29].
2.2.6. Về bệnh hại ba kích
Ở Hawaii, bệnh cờ đen do nấm Phytophthora sp. gây ra là một trong những
bệnh chính đối với ba kích. Bệnh thường gây hại nặng làm cho lá biến màu đen,
héo, chết khô, cuống lá và thân biến màu đen gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và
chất lượng cây ba kích. Biện pháp phịng trừ gồm: (i) kiểm tra định kỳ xác định sự



9

xuất hiện và gây hại của bệnh đặc biệt trong điều kiện thời tiết mưa kéo dài, (ii) đốn
tỉa cắt bỏ cành, bộ phận bị bệnh để hạn chế nguồn bệnh lây lan, dọn sạch là rụng,
tàn dư cây bệnh, tạo điều kiện để cây thơng thống, (iii) cung cấp đầy đủ dinh
dưỡng và khoáng chất để cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng đề kháng
đối với bệnh hại.
Ở Trung Quốc, ba kích thường gặp một số bệnh như: bệnh mục thân, bồ
hóng, đốm vịng…. Bệnh mục thân/thối gốc thân (crown rot): Lúc thời tiết mưa dầm
ẩm ướt lâu ngày, đất thốt nước khơng tốt dễ phát sinh. Biện pháp phòng trừ: Tăng
cường quản lý hệ thống thốt nước đồng ruộng, ngăn ngừa thương tổn vì ngun
nhân bên ngồi. Khi phát sinh dùng hỗn hợp vơi: tro 1:3 xoa lên phần cây bị bệnh
hoặc dùng dung dịch NH3 pha loãng 800 lần, dung dịch dithane Z-78 pha loãng
600-800 lần, hoặc dung dịch thuốc bột thiophanate/Topsin 50% pha loãng 1.500 lần
phun lên phần bị bệnh và đất; Bệnh bồ hóng do nha trùng, ruồi trắng, Scale insects,
sau khi phát bệnh trên thân, lá, quả có màu nâu đen. Phương pháp phịng trừ: phát
hiện có các loại sâu hại như nha trùng, ruồi trắng, scale insect… thì lập tức tiêu diệt.
Sau khi phát bệnh có thể dùng thuốc hỗn hợp vơi sulfur lỗng 0,3-0,5 hoặc dung
dịch dithane Z-78 pha lỗng 800-1.000 lần phun; Bệnh đốm vịng chủ yếu hại lá.
Bệnh xuất hiện trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cao, thơng gió kém, lá cây bệnh bị
đục thủng, khơ héo và rụng. Phương pháp phòng trừ: khi cây mới phát bệnh vặt lá
cây bệnh mang đốt, hoặc dùng dịch CuSO4.xCu(OH)2.yCa(OH)2.zH2O tỷ lệ
1:1:200 hoặc dung dịch dithane Z-78 pha loãng 600-800 lần phun. [24, 25, 27, 33,
34, 35]
2.3. Tình hình nghiên cứu về cây ba kích ở Việt Nam
Cây ba kích (Morinda officinalis How.), thuộc họ cà phê Rubiaceae, là cây
có giá trị y dược và có giá trị kinh tế cao. Củ cây ba kích có tác dụng ơn thận trợ
dương, mạnh gân cốt, chữa phong thấp cước khí, gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi
đau… được sử dụng nhiều trong đơng y. Trên thế giới, cây ba kích được trồng ở các
nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên và Lào (Đỗ Huy Bích và cs., 1998) [3].

Tại Việt Nam ba kích mọc tự nhiên ở các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh Bắc


10

Trung bộ. Do nhu cầu sử dụng dược liệu tăng mạnh ba kích trong tự nhiên đã bị
khai thác quá mức nên đã nhanh chóng cạn kiệt (Nguyễn Chiều, 1995) [6]. Trong
“Sách đỏ Việt Nam” ba kích được đánh giá là “Lồi có số lượng cá thể giảm sút
mạnh, cần bảo vệ và tái sinh, đẩy mạnh trồng trọt tạo nguồn nguyên liệu" (Bộ Khoa
học và Công nghệ, 1996) [4] (Nghị định số 48/2002/NĐ-CP). Để đáp ứng được nhu
cầu sử dụng, ba kích khơng chỉ được khai thác trong tự nhiên mà đã được nghiên
cứu trồng rộng rãi tại các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ninh, từ trồng dưới tán rừng đến
trồng tập trung (Đỗ Tất Lợi, 2006) [8].
2.3.1. Điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây ba kích
Ba kích là cây chịu bóng, nhất là cây dưới 2 năm tuổi và ưa sáng ở giai
đoạn trưởng thành. Cây Ba kích thích ứng rộng với điều kiện sinh thái, cây tồn tại
và phát triển tốt ở điều kiện nhiệt độ từ 22,5-23,1°C, chịu được nhiệt độ tối thấp
tuyệt đối -2,8°C và tối cao tuyệt đối 41,4°C, độ ẩm khơng khí trung bình từ 82-89%.
Lượng mưa bình quân năm từ 1.420,7-2.574,5 mm. Cây ba kích ưa đất feralit đỏ
vàng, đất feralit giàu mùn trên núi và đất thịt ẩm mát. Cây sinh trưởng sau 5-7 năm
mới thu dược liệu, năng suất bình quân 8-12 kg củ tươi/gốc, càng để lâu năm sản
lượng càng cao.
2.3.2. Biện pháp nhân giống ba kích
Tại Việt Nam, mới chỉ nghiên cứu nhân giống cây ba kích bằng nuôi cấy mô
được thực hiện bởi Võ Châu Tuấn và Huỳnh Minh Tư (2010) [12]. Nghiên cứu này
được thực hiện nhằm thiết lập quy trình nhân giống in vitro cây ba kích có nguồn
gốc từ huyện Hồnh Bồ, tỉnh Quảng Ninh, bắt đầu từ khâu vào mẫu cho đến khâu thích
nghi cây ngồi vườn ươm, có hệ số nhân giống cao và chất lượng cây giống tốt.
Môi trường MS + 0,25 mg/l kinetin + 1 mg/l BA thích hợp cho tái sinh chồi
ba kích từ đoạn thân, cho tỷ lệ mẫu cảm ứng tái sinh chồi đạt 96,86% và 2,65

chồi/mẫu sau 30 ngày nuôi cấy. Môi trường MS + 3,0 mg/l BA + 0,2 mg/l IBA +
10,0 mg/l Riboflavin thích hợp cho nhân nhanh chồi ba kích, đạt hệ số nhân 10,13
lần sau 45 ngày nuôi cấy. Môi trường thích hợp để tạo rễ cho chồi cây ba kích là
MS + 0,2 mg/l IBA + 2 g/l than hoạt tính, cho tỷ lệ ra rễ đạt 100%, 3,5 rễ/chồi, chất


11

lượng bộ rễ tốt. Tuổi cây in vitro thích hợp để chuyển cây ra ngoài vườn ươm là 35
ngày tuổi. Giá thể thích hợp để tiếp nhận cây là giá thể hữu cơ (50% bột dừa + 50%
phế liệu sản xuất nấm ăn), cho tỷ lệ cây sống đạt 96,1% sau 60 ngày (Hồng Thị
Thế và cs., 2013) [10].
Các cơng trình nghiên cứu đã đạt được những thành cơng nhất định trong
nhân giống hữu tính, nhân giống vơ tính bằng thân và ni cấy mơ lồi ba kích tím,
từng bước đáp ứng nhu cầu cây giống trong sản xuất tại Quảng Ninh (Đỗ Huy Bích
và cs., 2004; Võ Châu Tuấn và Huỳnh Minh Tư, 2010; Hoàng Thị Thế và cs., 2013)
[3, 12, 10]. Tuy nhiên, giống cây con bằng nuôi cấy mô cho hệ số nhân giống cao
nhưng về năng suất và chất lượng củ vẫn đang trong quá trình đánh giá (Hoàng Thị
Thế và cs., 2013) [10].
2.3.3. Đất và kỹ thuật làm đất trồng ba kích
Cây ba kích phù hợp với tầng đất dày ở vùng đất đồi núi độ cao dưới 600 m
của vùng trung du và miền núi thấp phía Bắc. Đất trồng ba kích phải là đất khơng có
nguy cơ nhiễm các độc tố như hàm lượng kim loại nặng, nitrate, vi sinh vật không
vượt quá mức quy định, do đó cần có phân tích, đánh giá đất trước khi trồng ba
kích. Ngồi ra, cần có biện pháp quản lý đất trồng ba kích và định kỳ đánh giá nền
đất. Cần đánh giá, phân tích nguồn nước tưới cho cây ba kích nhằm đảm bảo khơng
có chứa hàm lượng kim loại nặng, nitrate và vi sinh vật có hại vượt quá ngưỡng cho
phép. Chọn đất feralit đỏ vàng trên núi thấp hoặc đất thịt nhẹ pha cát tơi xốp có tầng
canh tác dày, đất ẩm mát, cao, tốt nhất là đất đồi feralit giàu mùn. Tiến hành vệ sinh
đồng ruộng, thu gom và đốt tiêu hủy tàn dư cây trồng vụ trước và cỏ dại. Tiến hành

làm ải đất từ cuối năm trước, sau khi cày ải xong 5-7 ngày, bừa ải giữ ẩm cho đất.
Đến vụ trồng ba kích, tiến hành bừa lại để đất nhỏ, tơi xốp, nhặt sạch các tạp chất
trên ruộng, lên luống cao 20 cm, mặt luống 60 cm, rãnh luống 20 cm, bổ hốc trên
mặt luống trước khi trồng kích thước 30 × 30 × 20 cm. Đối với đất đồi dốc, trước
khi trồng ít nhất 15 ngày, khơng cày làm đất mà tiến hành cuốc hốc để ải theo hàng
đồng mức cách nhau 1 m, cách hàng 1,5 – 2,0 m, kích thước hố 40 × 40 × 30 cm.
Ngồi ra, cần có biện pháp quản lý đất trồng ba kích và định kỳ đánh giá nền đất


12

cũng như phân tích nguồn nước tưới cho cây ba kích nhằm đảm bảo khơng có chứa
hàm lượng kim loại nặng, nitrate và vi sinh vật có hại vượt quá ngưỡng cho phép
[1].
2.3.4. Thời vụ trồng ba kích
Thời vụ gieo ươm hạt vào tháng 1, và trồng vào tháng 5-7 để đảm bảo điều
kiện thuận lợi cho tỷ lệ cây sống cao, cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi, giảm
được cơng chăm sóc cây con.
2.3.5. Mật độ và khoảng cách trồng ba kích
Bộ rễ cây ba kích phát triển mạnh hay không phụ thuộc vào đất, nếu canh tác
tơi xốp, hệ rễ ba kích phát triển mạnh. Mật độ khoảng cách trồng thường là: 8.500
cây/ha với khoảng cách trồng 1,2 m × 1,0 m. Mật độ 10.000 cây/ha với khoảng cách
1,0 m × 1,0 m.
2.3.6. Kỹ thuật trồng cây ba kích
Đào hố với kích thước 30 cm × 30 cm hoặc 40 cm × 40 cm, sâu từ 20 cm - 30
cm. Cho 2 - 3 kg phân chuồng hoai mục trộn với đất mùn (đất mật) đầy hố (không
được để hố trũng đọng nước làm thối cổ rễ cây khi mưa). Mỗi hố trồng một cây đã
được xé bỏ bầu, lấp đất đầy hố, lèn chặt gốc và tưới nước ngay. Trồng vào ngày trời
râm mát càng tốt.
2.3.7. Chăm sóc và quản lý đồng ruộng trồng ba kích

Sau khi trồng, cắm cây che nắng hoặc làm giàn che nắng ngay và tưới nước
giữ ẩm trong khoảng 7-10 ngày. Tưới nước vào buổi sáng sớm, không tưới vào buổi
chiều. Vào tháng 5 và tháng 8 hàng năm, tiến hành làm cỏ, xới xáo, vun gốc cho cây
ba kích. Kiểm tra định kỳ, vệ sinh đồng ruộng sạch cỏ dại. Cung cấp đủ ẩm cho cây
ba kích, nhất là vào giai đoạn cây con và trong mùa nắng hạn.
2.3.8. Phương pháp bón phân
Lượng phân chuồng hoai mục bón lót dao động từ 15-20 tấn/ha. Trong vòng
ba năm đầu, tưới nước phân chuồng pha loãng (3-5 tấn/ha/năm) hoặc nước phân
đạm urê pha loãng 20% (80 kg/ha/năm) vào tháng 5 sau khi làm cỏ, vun gốc.


13

Theo tài liệu dẫn của Nguyễn Chiều (1995) [6] khi nghiên cứu tác dụng phân
bón hữu cơ và vơ cơ, Nguyễn Thiên Kim (1981) cho biết sử dụng phân bón hữu cơ
cho ba kích, năng suất củ cao nhất, khi ba kích được trồng trên đất cải tạo trắng ở
các độ tán che khác nhau (tán che là phên nứa đan thưa): 0 %; 25 %; 50 %; 75 %,
năng suất củ cao nhất khi độ tán che 50 %; Khối lượng củ cho mỗi bụi 100 g sau 6
năm trồng. Ở đây tác giả chỉ rõ phân hữu cơ là phân chuồng, khoảng cách trồng 1,0
m x 1,0 m nhưng năng suất thật sự quá thấp.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Chiều (1995) [6] cho thấy:
+ Đất trồng trên đồi đất trống, đất feralít đỏ, vàng (tại xã Châu Mộng, huyện
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.)
+ Giống: Cây con mọc tự nhiên bằng hạt, chiều cao trung bình 9 cm, đường
kính cổ rễ: trung bình 0,24 cm, được chuyển vào trồng tại vườn thí nghiệm.
+ Thời vụ trồng: tháng 4 năm 1994. Sau trồng 10 ngày, cây chết 6,9 %.
+ Phân bón: 2 kg phân chuồng/cây tương đương 20 tấn phân chuồng/ha.
+ Sau 2 tháng trồng (tháng 6/1994): 43,7% số cây bị sâu phá hại, số còn lại
độ cao cây trung bình: 26,62 cm (tăng 2,96 lần) đường kính cổ rễ đạt 0,37 cm, tăng
1,5 lần so với khi đánh trồng.

+ Sau 6 tháng trồng (tháng 9/1994); Cây có độ cao trung bình: 107,36 cm
tăng 12 lần, đường kính cổ rễ: 0,5 cm, tăng 2 lần so với khi đánh trồng.
+ Sau 14 tháng trồng (tháng 5/1995) do cây leo quấn khơng đo được chiều
cao cây, đường kính cổ rễ trung bình 0,8 cm tăng 3,3 lần so với khi đánh trồng.
+ Sau 18 tháng trồng (tháng 8/1995) đường kính cổ rễ trung bình 0,9 cm tăng
3,7 lần so với khi đánh trồng, đường kính củ lớn nhất trung bình 0,5 cm.
Như vậy, tác giả sử dụng chủ yếu là phân chuồng bón lót cho ba kích, trong
thời kỳ kiến thiết cơ bản (2 năm đầu) ba kích sinh trưởng phát triển rất mạnh khi độ
chiếu sáng 100% (ở đất trống) trừ 2 tháng đầu mới trồng có che nắng. Tuy nhiên
chưa có điều kiện để tác giả đánh giá năng suất dược liệu cũng như chưa thí ngiệm
khoảng cách mật độ trồng ba kích.
Theo tài liệu hướng dẫn kĩ thuật trồng cây ba kích của Viện Dược liệu (2005) [13] .


14

+ Vùng trồng: Trung du và miền núi thấp.
+ Đất trồng: Đất đồi núi độ cao dưới 600 m, tầng đất dày.
+ Giống: Hạt và hom thân. Sản xuất dược liệu bằng trồng cây giống chủ yếu
từ hạt, thiếu giống mới trồng bằng hom.
+ Thời vụ trồng: Thời vụ ươm hạt vào tháng 1 hàng năm để mùa Xuân năm
sau có cây giống xuất trồng.
+ Phân bón: Bón lót: phân chuồng hoai mục 15-20 tấn/ha. Bón thúc: Ba năm
đầu: mức phân chuồng pha loãng (3-5 tấn/ha/năm) hoặc phân đạm urê pha loãng với
nước nồng độ 20 % (80 kg/ha/năm).
+ Khoảng cách mật độ trồng: Cây cách cây 1,0 m × 1,0 m, mật độ 10.000
cây/ha hoặc cây cách cây: 1,2 m × 1,0 m, mật độ 8.500 cây/ha.
+ Thu hoạch: cây trồng sau 5 năm có thể thu hoạch được. Thời vụ thu hoạch
vào mùa thu.
+ Tài liệu này cho thấy: trồng ba kích chỉ sử dụng phân chuồng là chủ yếu,

tập trung ở thời kì kiến thiết cơ bản (3 năm đầu), khơng có chế độ bón thúc ở thời
kỳ khai thác (từ cây 4 năm tuổi trở đi). Không chỉ ra năng suất dược liệu nhưng đã
khuyến cáo trồng ba kích để thu dược liệu phải là cây giống được ươm từ hạt và
khoảng cách trồng từ 1,0m đến 1,2 m, mật độ 8.500-10.000 cây/ha.
Trên cơ sở các tài liệu đã có, cần thiết hệ thống, chọn lọc và tiếp tục nghiên
cứu xác định rõ liều lượng phân bón, đạm, nghiên cứu xác định khoảng cách mật độ
trồng thích hợp, để có thể sẽ xây dựng được quy trình trồng ba kích có năng suất
chất lượng dược liệu tốt.
2.3.9. Chế độ luân canh hoặc xen canh
Ba kích là cây trồng lâu năm. Nếu sản xuất thâm canh, sau thu hoạch chuyển
sang trồng cây khác như hà thủ ô đỏ, khoai lang, hoài sơn, 2-3 năm sau trồng lại. Có
thể trồng xen canh với cây ăn quả hoặc cây công nghiệp và cây lâm nghiệp dài
ngày. Ở Trung Quốc, thường trồng xen ba kích với sắn, gừng, lạc, khoai sọ, v.v.
Tại Thái Nguyên, những năm trước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có một số
hộ dân thuộc các xã vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo (Đại Từ) trồng cây ba kích.


15

Theo nghiên cứu của Viện Dược liệu (Bộ NN&PTNT), những xã của huyện Đại Từ
nằm ven dãy núi Tam Đảo có địa hình đồi núi thấp, nền đất màu mỡ, khí hậu mát
mẻ nên phù hợp với trồng cây dược liệu. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường với cây ba
kích rất lớn nên việc triển khai, nhân rộng để người dân trồng loại cây dược liệu này
là cần thiết.
Tuy nhiên, việc trồng loại cây dược liệu này mang tính tự phát, diện tích và
quy mơ nhỏ lẻ, manh mún. Mặc dù hiệu quả kinh tế của cây ba kích tương đối cao,
nhưng do thiếu vốn, kỹ thuật, nên năng suất và chất lượng vẫn còn hạn chế. Đầu
năm nay, Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn đã xây dựng dự án “Nhân
rộng mơ hình trồng cây ba kích tại một số xã vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo,
huyện Đại Từ”. Thời gian thực hiện dự án trong 3 năm (từ tháng 01-2013 đến tháng

12-2015), quy mô 15 ha triển khai tại 4 xã, thị trấn: Phú Xuyên, La Bằng, Quân Chu
và thị trấn Quân Chu, với tổng kinh phí nguồn sự nghiệp khoa học cơng nghệ cấp
trên 840 triệu đồng. Theo tính tốn sơ bộ của các hộ thì trồng ba kích tuy chi phí
đầu tư ban đầu lớn (120-130 triệu đồng/ha, bao gồm cả công lao động) nhưng sản
phẩm dễ bán, giá cao. Ba kích sau 3-4 năm trồng cho năng suất bình quân đạt
khoảng 5.000 kg củ tươi/ha, với giá bán trung bình hiện nay là 120.000 đồng/kg củ
tươi tương đương với giá trị thu được là 600 triệu đồng/ha, góp phần khơng nhỏ
trong việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho các hộ, đặc biệt là giúp nông
dân đổi mới tư duy, suy nghĩ trong cách phát triển kinh tế bền vững từ rừng và đất
rừng.
Sau 3 năm thực hiện dự án “Xây dựng mơ hình trồng cây ba kích tại huyện
Định Hóa giai đoạn 2012-2015”, đã ghi nhận phương thức trồng ba kích dưới tán
rừng keo, mỡ vào giai đoạn đầu cây ba kích sinh trưởng, phát triển khá tốt, nhưng từ
năm thứ 2 trở đi cây phát triển chậm hơn so với một số diện tích trồng thâm canh.
Đến năm thứ 3, tỷ lệ ba kích sống đạt trên 80 %, chiều dài củ từ 10-20 cm, đường
kính 5-7 mm; khối lượng củ đạt 0,5-0,8 kg/gốc. Tuy nhiên, một số diện tích trồng
trên đất soi, bãi, vườn… do đất tơi xốp, người dân có điều kiện chăm sóc (trồng
đánh luống, làm dàn cho ba kích leo, làm cỏ, tưới nước…) cây sinh trưởng tốt hơn,


16

số lượng củ trên gốc cao và kích thước củ lớn hơn, có những gốc đạt 1,2-1,5 kg.
Ngồi ra, nhiều mơ hình trồng ba kích dưới tán cây rừng đã được áp dụng thành
công tại nhiều tỉnh khác (Trung tâm Khuyến Nông Quốc gia, 2015) [11].
Như vậy, trồng dưới tán rừng, ba kích có điều kiện phát triển giống như
trong tự nhiên nên chất lượng tốt hơn. Sau khi thu hoạch ba kích, người dân vẫn ổn
định việc thu nhập từ keo và mỡ.
2.3.10. Nghiên cứu về nguyên nhân gây héo vàng cây ba kích
Những năm gần đây, một số nơi trồng ba kích tại Quảng Ninh và Thanh Hóa

đã ghi nhận sự xuất hiện của triệu chứng bệnh héo vàng trên cây ba kích làm chết
hàng loạt cây với tỷ lệ bệnh có nơi lên đến 70 %. Triệu chứng bệnh xuất hiện từ giai
đoạn cây con đến khi cây hình thành củ, nhưng bệnh thường gây hại mạnh nhất ở
giai đoạn cây ba kích được 3-4 năm tuổi. Khi cây bị nhiễm ở giai đoạn cây con, cây
có triệu chứng cịi cọc, kém phát triển sau đó bị chết. Cây trưởng thành bị nhiễm
bệnh, các lá ở gốc biến vàng, ban đầu từ lá dưới gốc của một bên cây, sau đó lan ra
tồn cây, lá héo rũ màu vàng không bị rụng. Vết bệnh ở trên thân sát mặt đất hoặc ở
cổ rễ màu nâu, vết bệnh lớn dần làm khơ tóp cả đoạn thân sát mặt đất. Củ kém phát
triển và bị nứt đen dọc củ, ngồi vỏ củ vẫn cịn tươi nhưng khi bổ dọc mạch dẫn bị
hóa nâu hồn tồn. Sau một thời gian cây trên mặt đất bị chết khơ, thân teo, có màu
nâu (Đặng Thị Hà và cs., 2017) [7].
Đặng Thị Hà và cs. (2017) [7] đã thu thập mẫu triệu chứng trên tại Vân Đồn
và Ba Chẽ thuộc tỉnh Quảng Ninh và tại Thạch Thành thuộc tỉnh Thanh Hóa. Bằng
phương pháp phân lập nấm và lây nhiễm nhân tạo theo chu trình Koch, nhóm tác
giả đã xác định nấm Fusarium oxysporum là tác nhân chính được phân lập từ các
mẫu bệnh thu được từ các cây ba kích có triệu chứng héo vàng.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả chỉ mới phân lập nấm F.
oxysporum, chưa tiến hành phân lập nấm Phytophthora, Pythium hay vi khuẩn, hay
tuyến trùng, những đối tượng vi sinh vật thường tham gia gây hiện tượng vàng lá
thối rễ/củ trên nhiều loai cây trồng khác.


×