Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

tiểu luận triết học về việc áp dụng ba quy luật cơ bản của phép duy vật biện chứng trong việc phát triển bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.02 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
PHẦN MỞ ĐẦU

Trang
2

PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Nội dung, cơ sở lý luận của ba quy luật
1. Quy luật mâu thuẫn

3

2. Quy luật lượng - chất

4

3. Quy luật phủ định

4

Chương II: Ứng dụng ba quy luật vào việc phát triển bản thân

5

1. Ứng dụng quy luật mâu thuẫn để phát triển bản thân

5

2. Ứng dụng quy luật lượng - chất để phát triển bản thân


7

3. Ứng dụng quy luật phủ định để phát triển bản thân

9

Chương III: Kinh nghiệm, trải nghiệm của bản thân trong việc áp dụng ba quy luật
vào quá trình phát triển

10

PHẦN KẾT LUẬN

12


PHẦN MỞ ĐẦU
Phép biện chứng duy vật là một bộ phận lý luận cơ bản hợp thành thế giới quan và
phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin, được xây dựng trên cơ sở một hệ thống
những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh hiện thực khách
quan. Trong đó, ba quy luật của phép biện chứng duy vật bao gồm: quy luật mâu thuẫn, quy
luật lượng – chất và quy luật phủ định, là ba quy luật cơ bản và đóng vai trị xương sống khi
xem xét, kiến giải sự vật, hiện tượng. Đồng thời, ba quy luật cơ bản này còn là ba quy luật cốt
lõi của nguyên tắc phát triển.
Từ ba quy luật đó chúng ta áp dụng vào cuộc sống để phát triển bản thân, xã hội và đất
nước.
Bài tiểu luận này sẽ nêu lên nội dung và cơ sở của ba quy luật của phép biện chứng duy
vật, đồng thời vận dụng ba quy luật này vào việc phát triển, hoàn thiện bản thân và đưa ra kinh
nghiệm của bản thân trong việc áp dụng ba quy luật này trong quá trình phát triển.
Kết cấu bài tiểu luận sẽ được trình bày trong ba phần chính đó là chương I, II và III,

trong đó:
Chương I: Trình bày nội dung, cơ sở lý luận của ba quy luật.
Chương II: Ứng dụng ba quy luật vào việc phát triển bản thân.
Chương III: Kinh nghiệm, trải nghiệm của bản thân trong việc áp dụng ba quy luật vào
quá trình phát triển.


PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Nội dung, cơ sở lý luận của ba quy luật
1. Quy luật mâu thuẫn
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn
là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhất của
phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin, là hạt nhân của phép biện chứng. Quy
luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, theo đó nguồn gốc của sự
phát triển chính là mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật,
hiện tượng.
Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định
một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển. Lúc
đầu mâu thuẫn mới xuất hiện mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh
hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó càng ngày càng phát triển đi đến đối lập. Khi hai mặt
đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải
quyết. Nhờ đó thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật
mới ra đời thay thế.
Tuy nhiên, khơng có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng khơng có đấu tranh giữa
chúng. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời nhau trong mâu thuẫn
biện chứng. Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính
thay đổi. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi
của sự vật. Khi mâu thuẫn đã được giải quyết thì sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời lại bao hàm
mâu thuẫn mới, mâu thuẫn mới lại được triển khai, phát triển và lại được giải quyết làm cho sự
vật mới luôn luôn xuất hiện thay thế sự vật cũ. Do vậy, chính sự đấu tranh của các mặt đối lập

dẫn đến sự chuyển hóa của các mặt đối lập (giải quyết mâu thuẫn) là nguồn gốc, động lực của
sự vận động, phát triển. Nếu mâu thuẫn không được giải quyết (các mặt đối lập không chuyển
hóa) thì khơng có sự phát triển.


2. Quy luật lượng – chất
Quy luật lượng - chất hay cịn gọi là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng
thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện
chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin, chỉ cách thức của sự vận động, phát triển, theo đó sự
phát triển được tiến hành theo cách thức thay đổi lượng trong mỗi sự vật dẫn đến chuyển hóa
về chất của sự vật và đưa sự vật sang một trạng thái phát triển tiếp theo.
Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất bao gồm chất và lượng nhất định, trong đó
chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi. Sự biến đổi này tạo ra mâu thuẫn
giữa lượng và chất. Lượng biến đổi đến một mức độ nhất định và trong những điều kiện nhất
định thì lượng phá vỡ chất cũ, mâu thuẫn giữa lượng và chất được giải quyết, chất mới được
hình thành với lượng mới, nhưng lượng mới lại biến đổi và phá vỡ chất đang kìm hãm nó. Q
trình tác động lẫn nhau giữa hai mặt: chất và lượng tạo nên sự vận động liên tục, từ biến đổi
dần dần đến nhảy vọt, rồi lại biến đổi dần để chuẩn bị cho bước nhảy vọt tiếp theo. Cứ căn cứ
thế, quá trình động biện chứng giữa chất và lượng tạo nên cách thức vận động, phát triển của sự
vật.
Nói ngắn gọn hơn, bất cứ sự vật nào trong quá trình phát triển đều là quá trình biến đổi
về lượng dẫn đến biến đổi về chất. Biến đổi về lượng đến một mức nhất định sẽ dẫn đến biến
đổi về chất, sản sinh chất mới. Rồi trên nền tảng của chất mới lại bắt đầu biến đổi về lượng.
Biến đổi về lượng là nền tảng và chuẩn bị tất yếu của biến đổi về chất. Biến đổi về chất là kết
quả tất yếu của biến đổi về lượng. Quy luật biến đổi về chất và lượng cho thấy trạng thái và quá
trình phát triển của sự vật.
3. Quy luật phủ định
Quy luật phủ định hay quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản
của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin, chỉ ra khuynh hướng của sự phát
triển, theo đó sự phát triển của sự vật, hiện tượng có xu hướng, khuynh hướng lặp lại giai đoạn

đầu nhưng ở trình độ cao hơn, phát triển theo hình xoắn trơn ốc.


Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn trong
bản thân sự vật quyết định. Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hoá giữa các mặt
đối lập trong bản thân sự vật - giữa mặt khẳng định và mặt phủ định. Sự phủ định lần thứ nhất
diễn ra làm cho sự vật cũ chuyển thành cái đối lập với cái khẳng định ban đầu. Sự phủ định lần
thứ hai, sự vật mới với tư cách là cái phủ định của phủ định đối lập với cái phủ định và trở lại
cái ban đầu nhưng không giống nguyên vẹn như cái cũ mà trên cơ sở cao hơn, tốt hơn.
Phủ định của phủ định là sự thống nhất biện chứng của cái khẳng định và phủ định, là
kết quả của sự tổng hợp tất cả nhân tố tích cực của cái khẳng định ban đầu và cái phủ định lần
thứ nhất, cũng như các giai đoạn trước đó. Cái tổng hợp này là sự lọc bỏ những giai đoạn đã
qua, vì vậy, nó có nội dung phong phú hơn, toàn diện hơn. Kết quả của sự phủ định của phủ
định là điểm kết thúc của một chu kỳ phát triển và cũng là điểm khởi đầu cho kỳ phát triển tiếp
theo. Sự vật lại tiếp tục biện chứng chính mình để phát triển. Cứ như vậy sự vật mới ngày càng
mới hơn. Theo triết học Mác-Lênin thì quy luật phủ định của phủ định là quy luật phổ biến của
sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Chương II: Ứng dụng ba quy luật vào việc phát triển bản thân
1. Ứng dụng quy luật mâu thuẫn để phát triển bản thân
Quá trình phát triển bản thân ta luôn gặp phải những mâu thuẫn, chỉ khi giải quyết được
những mâu thuẫn này thì bản thân mới có thể thay đổi, hồn thiện hơn.
Ngủ sớm và dậy sớm mang lại rất nhiều lợi ích cho bản thân. Khi dậy sớm, ta có thêm
thời gian để tập thể dục, tăng cường tập trung, tăng năng suất làm việc, giảm stress, hơn nữa
người ngủ sớm dậy sớm thường có cảm giác ngày dài hơn so với người ngủ muộn dậy muộn,
do đó làm được nhiều việc hơn. Tuy nhiên, khi chúng ta tập dậy sớm, ngủ sớm thường có
những mâu thuẫn xuất hiện. Nếu chúng ta ngủ sớm, chúng ta sẽ có sức khỏe tốt hơn, buổi sáng
dậy khỏe mạnh hơn …, nhưng nếu ta lướt Facebook, xem phim, đọc truyện lại cảm thấy rất
thích thú, thời gian cứ thế trôi đi, cuối cùng dẫn đến việc ngủ muộn. Nếu dậy sớm, ta có nhiều
thời gian cho những việc khác hơn, có thời gian tập thể dục, nâng cao sức khỏe bản thân,



nhưng những khi dậy sớm bản thân hay có cảm giác buồn ngủ, muốn ngủ nướng thêm, hay vào
những ngày thời tiết lạnh giá nằm trong chăn ấm không muốn rời khỏi giường và ngủ tiếp, kết
quả là dậy muộn. Ngủ sớm và dậy sớm là để thay đổi bản thân, ngủ muộn và dậy muộn lại là
thỏa mãn bản thân. Thay đổi và thỏa mãn hình thành một cặp đối lập mâu thuẫn. Chỉ khi ta
khắc phục được điều này, quyết tâm thay đổi, hành động dứt khốt, khơng tiếp tục thỏa mãn
bản thân mới có thể nâng cao sự trưởng thành của bản thân.
Hay trong quá trình học tập, chúng ta cũng gặp phải vô vàn cám dỗ. Việc học mang lại
cho ta kiến thức, nâng cao kĩ năng, trình độ nhưng đơi khi lại mang lại cảm giác căng thẳng,
stress. Nhưng nếu ta đi chơi game, đọc truyện, xem phim, lướt web lại cảm thấy thư thái, thoải
mái, bị cuốn hút vào những việc này. Những khi bản thân muốn học nhưng bạn bè rủ chơi
game, lướt Facebook thấy những bài đăng thú vị hay đang đọc dở tập truyện, xem dở bộ phim,
ta sẽ trở nên lưỡng lự và thường sẽ tiếp tục thỏa mãn bản thân là chơi game cùng bạn bè, xem
tiếp phim, tiếp tục lướt web… Điều này làm xao nhãng việc học, khơng hồn thành bài tập,
nhiệm vụ được phân cơng, tạo thói quen xấu cho bản thân. Học tập và chơi game, xem phim,
lướt web… trở thành hai mặt của mâu thuẫn. Chỉ khi ta quyết tâm học tập, quyết tâm thay đổi,
không tiếp tục thỏa mãn bản thân nữa mới có thể thay đổi, phát triển bản thân, mâu thuẫn mới
được giải quyết và bản thân mới có thể trưởng thành được.
Thói quen đọc sách cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho bản thân. Đọc sách giúp nâng
cao kiến thức, cải thiện sự tập trung, khả năng tư duy phân tích, mở rộng vốn từ, hình thành
nên những ý tưởng mới, cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng… Tuy nhiên, khi đọc sách, ta đôi
khi cảm thấy nhàm chán khi nhìn vào chỉ thấy chữ, trong khi đó việc chơi game lại mang lại
cảm giác thích thú hơn, tiền mua sách có thể dùng để mua quần áo, đi ăn uống, hay chỉ đơn
giản là bản thân ta không muốn bị coi như “con mọt sách” nên ta không coi trọng việc đọc
sách. Chơi game, mua sắm là để thỏa mãn bản thân. Đọc sách là để phát triển, thay đổi bản
thân, tránh những thói quen xấu như: lười biếng, nghiện game, nghiện smartphone, mạng xã
hội, tư duy thụ động,… Chỉ khi giải quyết được mâu thuẫn này, bản thân mới xây dựng được
thói quen mới lành mạnh, bổ ích hơn, tránh xa những thói quen xấu, từ đó dần hoàn thiện, phát
triển bản thân.



2. Ứng dụng quy luật lượng - chất để phát triển bản thân
Quy luật lượng – chất phản ánh trạng thái và quá trình phát triển của bản thân. Sự thay
đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất mà cụ thể là sự thay đổi của bản thân thành một bản
thân khác hoàn hảo hơn, tốt hơn.
Học một ngoại ngữ mới được ví như sống thêm một cuộc sống mới, tiếp thu tinh hoa
văn hóa của một nước khác bởi vì nó mang lại vơ vàn lợi ích. Có thêm một thứ tiếng ta có thể
giao tiếp tốt hơn, tăng khả năng ghi nhớ, bản thân tự tin hơn, phong cách sống da dạng, thú vị
hơn, tạo lập được mối quan hệ rộng lớn, hỗ trợ cho công việc… Tuy nhiên việc học một ngôn
ngữ mới không phải chuyện một sớm một chiều. Để làm chủ một thứ tiếng mới, ta cần không
ngừng trau dồi kiến thức ngữ pháp, học từ vựng, rèn luyện khả năng nói, viết, nghe, đọc. Để mà
một ngày học và ghi nhớ 50 hay 100 từ mới, bản thân sẽ cảm thấy khó học, chán nản nhưng
nếu mỗi ngày học và ghi nhớ 10 từ, sau 1 năm ta học thêm được 3650 từ, sau 3 năm học được
khoảng 10000 từ. Mỗi ngày chạy ra cơng viên, bờ hồ nói chuyện với người nước ngồi, một
thời gian sau khả năng nói và nghe của bản thân sẽ cải thiện đáng trông thấy. Mỗi ngày ta lại
dành 1 tiếng để luyện nghe thứ tiếng đấy, đọc 1 bài viết bằng thứ tiếng đấy, sau một thời gian sẽ
cảm thấy trình độ bản thân được cải thiện rõ rệt. Thực hiện đúng và đủ những điều này, sau 1
năm học tập, rèn luyện, tích lũy về lượng, bản thân từ một người khơng biết gì về ngoại ngữ
này trở thành một người có thể sơ bộ nắm rõ ngoại ngữ đấy, có thể giao tiếp, viết lách đơn giản
bằng thứ tiếng đấy, đó là sự thay đổi về chất. Lại khơng ngừng tích lũy kiến thức, rèn luyện các
kĩ năng, ngữ pháp, sau vài năm ta có thể làm chủ thứ ngơn ngữ đó, có thể trị chuyện thoải mái
với người nước ngồi, tham gia những hội thảo, đọc hiểu những bài báo, bản tin viết bằng tiếng
đó, đây lại là một sự thay đổi về chất nữa. Muốn phát triển bản thân bằng việc học thêm một
thứ tiếng ta cần khơng ngừng tích lũy về lượng đó là kiến thức, kĩ năng mới dẫn tới sự thay đổi
về chất, về trình độ ngoại ngữ của bản thân.
Để có một thể hình đẹp, sức khỏe tốt, chúng ta cũng cần thường xuyên tập luyện, tạo
thói quen tập luyện thường xuyên cho bản thân. Từ một người bụng mỡ, mặt béo, hay gầy gò,
ốm yếu, nhẹ cân, thấp lùn muốn có một thân hình đẹp, chiều cao lí tưởng, cơ thể khỏe mạnh, ta



cần phải nỗ lực tập luyện thể hình, thể thao. Một người bụng mỡ hay gầy gò, ốm yếu muốn có
thân hình đẹp phải tập luyện mỗi ngày, kết hợp tạo dựng thói quen ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi
điều độ, không thể tập một ngày hai ngày, một tuần hai tuần hay một tháng hai tháng là đẹp
ngay được. Khơng ngừng tập luyện, khơng ngừng tạo thói quen ăn uống nghỉ ngơi hợp lí, sau
một thời gian cơ thể sẽ có chuyển biến rõ rệt. Q trình tập luyện là q trình tích lũy về lượng,
sự chuyển biến của cơ thể từ một người béo phì hay gầy gị trở thành một người có thân hình
cân đối, khỏe mạnh là sự thay đổi về chất. Hay nếu muốn trở nên chun nghiệp trong một bộ
mơn thể thao nào đó, không thể chỉ dựa vào mỗi tài năng là sẽ chơi giỏi mà cịn cần cả một q
trình trau dồi kĩ năng, quan sát, học tập và rèn luyện dài, tham gia các giải đấu, khơng ngừng
tích lũy về lượng mới có thể trở nên chuyên nghiệp, đạt được nhiều thành tựu trong bộ mơn thể
thao đó, đây là sự biến đổi về chất. Chỉ có khơng ngừng tích lũy về lượng, khơng ngừng rèn
luyện mới có thể dẫn tới sự thay đổi về chất, đó là từ một người gầy gị, ốm yếu hay béo phì,
chơi thể thao dở thành một người sở hữu một thân hình đẹp, cơ thể khỏe mạnh, chơi thể thao
tốt.
Khả năng nói trước đám đơng được coi là chìa khóa của thành cơng. Tuy nhiên, theo
thống kê, trên thế giới có khoảng 70% người sợ nói trước đám đơng, khơng phải ai sinh ra cũng
đã dám nói ra những suy nghĩ của mình trước mặt nhiều người. Vì vậy cần phải khơng ngừng
trau dồi khả năng nói, phát biểu trước lớp, trước tồn trường, nhận vai trị MC dẫn chương
trình, dám nói trước đám đơng. Có thể mới đầu cịn lúng túng, ấp úng, ngượng ngùng khiến
giọng có thể hơi run, nhưng sau một thời gian khơng ngừng tích lũy về lượng, làm quen với
việc nói trước đám đơng, khả năng nói trước đám đơng được cải thiện, ta có thể tự tin nói trước
nhiều người, trình bày suy nghĩ của mình cho người khác, đó là sự biến đổi về chất.
Sự tự tin cũng là một kỹ năng mang lại cho ta nhiều cơ hội để thành cơng hơn. Người có
lịng tự tin sẽ dám nghĩ dám làm và thể hiện được năng lực, giá trị của bản thân và được người
khác công nhận. Sự tự tin cũng phải được nuôi dưỡng hằng ngày, khơng phải dễ dàng ngày một
ngày hai mà có kết quả được. Cần phải không ngừng làm những việc trước giờ chưa từng, chưa
dám làm, luôn đặt niềm tin vào bản thân. Mới đầu có thể khó khăn và sợ hãi nhưng sau một
thời gian làm quen, tích lũy đủ về lượng, bản thân sẽ khơng cịn sợ hãi và ngày một tự tin hơn.



Cho đến lúc ta có thể tự tin thể hiện mình dù ở bất cứ đâu, khi đó sự biến đổi về lượng đã dẫn
tới sự biến đổi về chất.
Và còn nhiều ứng dụng khác của quy luật lượng chất vào việc phát triển bản thân ta, chỉ
cần không ngừng nỗ lực, khơng ngừng tích lũy về lượng, đến một mức nào đó sẽ dẫn tới sự
thay đổi về chất mà thể hiện rõ nét thông qua sự thay đổi, hoàn thiện của bản thân ta.
3. Ứng dụng quy luật phủ định để phát triển bản thân
Bản thân chúng ta luôn áp dụng quy luật phủ định vào cuộc sống, không ngừng nâng
tầm, phát triển bản thân.
Trong học tập, ta phải khơng ngừng nhìn lên những người giỏi hơn mình mà học tập,
phấn đấu. Bản thân đạt giải nhì trong kì thi học sinh giỏi tỉnh đã là giỏi trong mắt người khác,
nhưng so với những bạn đạt giải nhất thì bản thân mình vẫn cịn kém họ. Vì vậy, ta tiếp tục phủ
định bản thân mình vẫn là chưa giỏi, tiếp tục học tập rèn luyện. Đến khi ta bằng trình độ của
những bạn nhất tỉnh lại nhìn lên những bạn đạt giải nhất quốc gia, tiếp tục phủ định bản thân,
tiếp tục học tập và đi lên đến khi bằng các bạn nhất quốc gia lại nhìn lên các bạn nhất quốc tế,
và cứ thế liên tục phủ định bản thân, liên tục học tập, dần dần, bản thân sẽ thay đổi, hồn thiện
hơn trơng thấy.
Hay trong q trình học tập, ta cảm thấy học trên lớp thơi chưa đủ, phải tự học ở nhà thì
mới giỏi hơn được, ta phủ định cách học của trước kia, thay đổi cách học mới, phù hợp hơn với
giai đoạn, trình độ học vấn. Một thời gian sau khi học càng lên cao, ta lại cảm thấy chỉ thêm tự
học thôi chưa đủ, cịn phải chia sẻ những gì mình học được với người khác mới khiến mình
hiểu sâu hơn những gì vừa được học, phủ định cách học của bản thân lúc trước, thay đổi cách
học khác.
Ngoại hình của bản thân qua thời gian cũng dần khác nhau. Ban đầu cảm thấy ngoại
hình thế nào cũng được, quan trọng là đầu óc tư duy thơng minh. Sau này lại nhận thấy suy
nghĩ của mình khơng đúng, người khác thường đánh giá con người ta qua ngoại hình, lại phủ
định bản thân của trước kia, thay đổi thành một bản thân khác biết chăm chút ngoại hình hơn.
Hay lúc nhỏ thì muốn mình to béo, nhìn trơng khỏe khoắn, lúc lớn thêm lại cảm thấy béo nhìn


xấu, phủ định bản thân của trước kia, muốn mình có cơ bắp cuồn cuộn, sau này lại cảm thấy

bản thân chỉ cần thân hình cân đối, khơng q béo, không quá gầy, tiếp tục phủ định bản thân
của trước kia.
Tính cách của bản thân cũng dần thay đổi qua các thời kì. Hồi nhỏ thì hiền lành, ăn nói
nhẹ nhàng. Giai đoạn dậy thì lại cảm thấy bản thân là con trai phải ăn to nói lớn, hung dữ, phủ
định bản thân của trước kia để trở thành một bản thân mới phát triển, phù hợp với gia đoạn
hơn. Qua giai đoạn dậy thì, khi trưởng thành lại cảm thấy cần phải điềm tĩnh, nói chuyện lưu
lốt, rõ rang, đối phương nghe hiểu là đủ, tiếp tục phủ định bản thân của trước kia, thay đổi để
trở thành một bản thân mới.
Chương III: Kinh nghiệm, trải nghiệm của bản thân trong việc áp dụng ba quy luật vào
quá trình phát triển
Bản thân em đã từng áp dụng ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật vào quá
trình phát triển của mình.
Từng là một đứa nghiện game, những lúc học bài có bạn bè rủ chơi game, em thường
lưỡng lự giữa việc tiếp tục học hay chơi game cùng bạn bè và quyết định cuối cùng là đi chơi
game, vừa thoải mái sau khoảng thời gian học tập căng thẳng trước đó, vừa giải trí, xả stress.
Nhưng bản thân vẫn chưa học bài xong, bài tập chưa làm, lại bị lơi cuốn vào những trị chơi vơ
bổ, mất thời gian, thỏa mãn bản thân. Dần nhận ra được vấn đề, những lần sau em quyết tâm
không nhận lời mời, học bài cẩn thận, không chọn thỏa mãn bản thân mà chọn thay đổi bản
thân, thành tích dần được cải thiện. Đây là một trải nghiệm về quy luật mâu thuẫn trong việc
phát triển bản thân.
Bản thân em cũng áp dụng quy luật lượng – chất trong quá trình hồn thiện sở thích.
Việc bản thân chuyển từ một người nghiện game thành một người không chơi game hoặc chơi
rất ít khơng phải một sớm một chiều có thể thực hiện được. Lúc đầu em thường dành mỗi ngày
3 tiếng vào việc chơi game, đơi khi cịn nhiều hơn vậy. Từ khi quyết tâm muốn cai nghiện
game, bản thân đã tự vạch ra lộ trình một tháng. Một tuần đầu chơi ít đi nửa tiếng, tuần sau lại


ít đi nửa tiếng, tuần sau nữa ít đi một tiếng, sau khi tích lũy đủ về lượng đã dẫn đến sự biến đổi
về chất, cuối cùng khơng cịn cảm giác muốn chơi game nữa. Bản thân từ đó có nhiều thời gian
cho việc khác hơn: tham gia chơi thể thao nhiều hơn, nói chuyện với mọi người, tạo dựng nhiều

mối quan hệ hơn, thành tích học tập được cải thiện… Từ đó bản thân lại thích được trị chuyện
cùng bạn bè, thích chơi thể thao.
Q trình học Tiếng Anh của em cũng đã áp dụng quy luật lượng – chất. Bản thân em là
một người học tốt Tiếng Anh, nhưng chỉ là kiến thức trên sách vở, kiến thức ngữ pháp, còn kém
hơn về những kĩ năng khác như kĩ năng nói, viết. Vì vậy em đã quyết tâm thay đổi, mỗi ngày
dành ra 1 tiếng để luyện nói Tiếng Anh, hoặc xem một bộ phim phụ đề bằng Tiếng Anh. Mỗi
tuần đọc 3 bài báo, bài viết bằng Tiếng Anh, học thêm từ vựng trong những bài báo đấy. Đồng
thời tìm một bạn cùng học để hai đứa có thể trao đổi, nói chuyện với nhau bằng Tiếng Anh,
chia sẻ những cái mình vừa học. Sau một thời gian dài học tập, tích lũy đủ về lượng, cuối cùng,
bản thân đã có thể giao tiếp trơi chảy, lưu loát, viết lách bằng Tiếng Anh, dần biến đổi về chất.
Từ một đứa chỉ giỏi kiến thức ngữ pháp thì nay đã có thể nói và viết.
Trong q trình học tập, bản thân cũng dần phát triển theo quy luật phủ định. Trình độ
mơn Tiếng Anh ở cấp tiểu học không đủ để học tập ở cấp trung học cơ sở, phủ định bản thân để
nâng cao trình độ Tiếng Anh. Đến cấp trung học phổ thông, kiến thức về Tiếng Anh lại không
đủ để phục vụ cho việc học, lại tiếp tục phủ định bản thân, học tập cải thiện vốn Tiếng Anh của
mình. Đến đại học, Tiếng Anh của bản thân lại không phù hợp nữa, cần phải tìm trung tâm cải
thiện trình độ, phục vụ cho quá trình học tập tại đại học.


PHẦN KẾT LUẬN
Ba quy luật cơ bản của triết học gắn liền với sự vận động phát triển bản thân của mỗi
chúng ta. Quy luật mâu thuẫn chỉ ra nguồn gốc của quá trình phát triển. Quy luật lượng – chất
chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển. Quy luật phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự
phát triển. Ba quy luật cịn có ý nghĩa trong nhận thức và hành động. Những kết luận về
phương pháp luận của nó khơng những được coi là “kim chỉ nam” cho hoạt động cách mạng
mà cịn cho q trình phát triển bản thân của mỗi người chúng ta.
Do mới làm lần đầu, chưa có kinh nghiệm cũng như hạn chế về kiến thức, bài tiểu luần
của em không tránh khỏi có những sơ sót. Rất mong nhận được sự đánh giá, nhận xét, phê bình
từ phía cơ để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.




×