Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Luận văn - Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.97 KB, 62 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỤC LỤC </b>



<b>CHƯƠNG I </b>


<b>GIỚI THIỆU </b> ...1


1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...1


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...1


1.2.1 Mục tiêu chung...1


1.2.2 Mục tiêu cụ thể...2


1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...2


1.3.1 Không gian...2


1.3.2 Thời gian ...2


1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...2


<b>CHƯƠNG II </b>
<b>PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...3 </b>


2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ...3


2.1.1 Khái niệm tín dụng và phân loại tín dụng ...3


2.1.1.1 Khái niệm tín dụng ...3



2.1.1.2 Phân loại tín dụng ...3


<b> 2.1.2 Chức năng của tín dụng...4 </b>


<b> 2.1.3 Đảm bảo tín dụng ...4 </b>


2.1.4 Khái quát về tín dụng ngắn hạn ...6


2.1.4.1 Khái niệm tín dụng ngắn hạn ...6


2.1.4.2 Nguyên tắc cho vay ...6


2.1.4.3 Điều kiện cho vay ...7


2.1.4.4 Đối tượng cho vay ...8


2.1.4.5 Thời hạn cho vay ...8


2.1.4.6 Lãi suất cho vay ...9


2.1.4.7 Mức cho vay...9


2.1.4.8 Phương thức cho vay ...9


2.1.5 Quy trình cho vay ... 11


2.1.6 Rủi ro tín dụng ... 18


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2.1.8 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng ngắn hạn ... 20



<b> 2.1.8.1 Doanh số cho vay ... 20 </b>


2.1.8.2 Doanh số thu nợ ... 20


2.1.8.3 Dư nợ tín dụng... 20


2.1.8.4 Nợ xấu ... 20


2.1.8.5 Vịng quay vốn tín dụng... 20


2.1.8.6 Hệ số thu nợ ... 21


2.1.8.7 Tỷ lệ nợ xấu ... 21


2.1.8.8 Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động ... 21


2.2 Phương pháp nghiên cứu ... 21


2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu... 21


2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ... 22


<b>CHƯƠNG III </b>
<b>GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT </b>
<b>NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ </b> <b> 23 </b>
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ... 23


3.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam ... 23


3.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ ... 24



3.2 CƠ CẤU VÀ SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC ... 25


3.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức ... 25


3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban ... 25


3.2.3 Tình hình nhân sự ... 27


3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG
HẢI VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 .. 27


3.4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NĂM 2009 ... 30


<b>CHƯƠNG IV </b>
<b>PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP </b>
<b>HÀNG HẢI VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ </b> <b>... 32 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng ... 35


4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008
... 38


4.2.1 Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn trong tổng cơ cấu cho vay... 39


4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn ... 39


4.2.1.2 Doanh số thu nợ theo thời hạn ... 40



4.2.1.3 Tình hình dư nợ theo thời hạn ... 42


4.2.1.4 Tình hình nợ xấu theo thời hạn ... 44


4.2.2 Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế ... 45


4.2.2.1 Doanh số cho vay ngắn hạn ... 45


4.2.2.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn ... 47


4.2.2.3 Tình hình dư nợ ngắn hạn ... 49


4.2.2.4 Tình hình nợ xấu ngắn hạn ... 51


4.2.3 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn thơng qua một số chỉ tiêu ... 52


4.2.3.1 Dư nợ trên tổng vốn huy động ... 52


4.2.3.2 Hệ số thu nợ ... 53


4.2.3.3 Tỷ lệ nợ xấu ... 53


4.2.3.4 Vịng quay vốn tín dụng ngắn hạn ... 54


<b>CHƯƠNG V </b>
<b>NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG </b>
<b>NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH </b>
<b>CẦN THƠ </b> <b> 55 </b>
5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG ... 55



5.1.1 Thuận lợi ... 55


5.1.2 Khó khăn ... 55


5.2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN
TẠI NGÂN HÀNG ... 56


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

5.2.2 Đối với công tác cho vay ... 56
5.2.3 Đối với công tác thẩm định kiểm tra và hạn chế rủi ro tín dụng ... 56


<b>CHƯƠNG VI </b>


<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 57 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>CHƯƠNG I </b>


<b>GIỚI THIỆU </b>


<b>1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU </b>


Cùng với sự phát triển của đất nước thì hệ thống Ngân hàng cũng có những
chuyển biến mạnh mẽ nhất là về lĩnh vực huy động vốn và cho vay. Cho vay là lĩnh
vực hoạt động chính của Ngân hàng, làm thế nào để bổ sung nguồn vốn cho nền kinh
tế và sử dụng hiệu quả nguồn vốn là điều mà các Ngân hàng quan tâm, đồng thời Ngân
hàng cũng đóng vai trị trong việc thực hiện các chức năng xã hội trong nền kinh tế.


Trong quá trình phát triển thì giữa hai mặt chất và lượng ln có tác động lẫn
nhau, tăng trưởng và chất lượng tín dụng cũng khơng ngoại lệ. Trước yêu cầu cần đáp
ứng nhu cầu đầu tư, trong những năm qua, hệ thống Ngân hàng đã luôn cố gắng tăng
khối lượng cho vay mà một trong những hình thức cho vay chủ yếu đó là tín dụng


ngắn hạn vì tín dụng ngắn hạn có tác dụng làm cho nguồn vốn của Ngân hàng được
quay vòng nhanh hơn nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Trong những năm qua,
hoạt động tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động tín dụng của
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Tín dụng ngắn hạn cung cấp nguồn vốn nhằm
hỗ trợ cho nhu cầu vốn để đầu tư vào những lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của
dân cư, các thành phần kinh tế, cũng như hỗ trợ tích cực cho sự phát triển kinh tế của
địa phương. Đồng thời cũng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư của Ngân hàng. Việc
nâng cao hiệu quả tín dụng thật sự là cần thiết, quan trọng đối với Ngân hàng, nền kinh
<b>tế. Chính vì thế, nên em quyết định chọn đề tài “ Phân tích tình hình tín dụng ngắn </b>


<b>hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Cần </b>


<b>Thơ”</b> làm luận văn tốt nghiệp.


<b>1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: </b>


<b>1.2.1 Mục tiêu chung: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>1.2.2 Mục tiêu cụ thể: </b>


Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2006 – 2008.
Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng để thấy được khả năng huy
động vốn có hiệu quả hay khơng.


Phân tích tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu để thấy được các mặt mạnh,
mặt yếu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.


Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và giảm thiểu rủi
ro trong việc cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh
Cần Thơ.



<b>1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU: </b>


<b>1.3.1 Không gian: </b>


Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Cần
Thơ


<b>1.3.2 Thời gian: </b>


Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 02.02.2009 đến ngày 25.04.2009 và chỉ tập
trung vào việc phân tích tình hình cho vay ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Hàng Hải
Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2006 – 2008.


<b>1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>CHƯƠNG II </b>


<b>PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>


<b>2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN: </b>


<b>2.1.1 Khái niệm tín dụng và phân loại tín dụng: </b>


<b>2.1.1.1 Khái niệm tín dụng: </b>


Tín dụng là quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể được biểu hiện dưới hình thái
tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau
một thời gian nhất định và quan hệ tín dụng này được ràng buộc trên cơ sở pháp luật
hiện hành.



<b>2.1.1.2 Phân loại tín dụng: </b>


<b>a. Dựa vào mục đích tín dụng: </b>


- Cho vay bất động sản là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và hình
thành bất động sản.


- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp là loại cho vay để
bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại
và dịch vụ.


- Cho vay tiêu dùng là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng.


<b>b. Dựa vào thời hạn tín dụng: </b>


- Tín dụng ngắn hạn: là những khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng nhằm để
bổ sung và vốn lưu động tạm thời thiếu hụt của khách hàng.


- Tín dụng trung hạn: là những khoản cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 60
tháng và chủ yếu được sử dụng để mua sắm đầu tư tài sản cố định.


- Tín dụng dài hạn: là những khoản cho vay có thời hạn trên 5 năm và thường
được sử dụng cho việc đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng
quy mô sản xuất.


<b>c. Dựa vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

năng tài chính mạnh, quản trị có hiệu quả,… thì Ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa


vào uy tín của bản thân khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung.


- Cho vay có đảm bảo là loại cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảo như thế chấp,
cầm cố hoặc bằng sự bảo lãnh của bên thứ ba. Loại cho vay này áp dụng đối với những
khách hàng khơng có uy tín cao đối với Ngân hàng.


<b>d. Căn cứ vào đối tượng cho vay vốn tín dụng: </b>


- Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn lưu
động như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên liệu cho sản xuất.


- Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng cung cấp để hình thành vốn cố định.
Loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn. Tín dụng
vốn cố định thường được cấp phát phục vụ cho việc đầu tư mua sắm tài sản cố định,
cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và cơng trình
mới.


<b>2.1.2 Chức năng của tín dụng: </b>


<b>2.1.2.1 Chức năng phân phối lại tài ngun: </b>


Tín dụng góp phần phân phối lại nguồn tài nguyên thể hiện ở chỗ:


- Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến, thơng qua tín
dụng số tài ngun đó được phân phối lại cho người đi vay.


- Ngược lại người đi vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận được phần tài
nguyên được phân phối lại.


<b>2.1.2.2 Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất: </b>



- Tín dụng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh được thực
hiện bình thường, liên tục và phát triển.


- Tín dụng tạo nguồn vốn để đầu tư mở rộng phạm vi và quy mô sản xuất.
- Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh tốn góp phần thúc đẩy lưu
<b>thơng hàng hóa bằng việc tạo ra tín tệ và bút tệ. </b>


<b>2.1.3 Đảm bảo tín dụng: </b>


<b>2.1.3.1. Khái niệm: </b>


Bảo đảm tín dụng là việc bảo vệ quyền lợi của người cho vay dựa trên cơ sở thế
chấp, cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người đi vay hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Tài sản đảm bảo phải có sẵn thị trường tiêu thụ.


- Tài sản đảm bảo có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền ưu tiên
về xử lý tài sản.


<b>2.1.3.3. Các hình thức đảm bảo tín dụng: </b>


<b>a. Cầm cố tài sản: </b>


Là việc bên đi vay giao tài sản là động sản thuộc quyền sở hữu của mình cho
Ngân hàng để đảm bảo chắc chắn nguồn thu nợ thứ hai. Tài sản cầm cố thường là động
sản dể di chuyển nên ngoài việc Ngân hàng nắm giữ lấy chủ quyền, Ngân hàng cịn
phải nắm giữ ln tài sản đó. Khi khách hàng vay không trả nợ đúng hạn theo hợp
đồng tín dụng, Ngân hàng được quyền bán tài sản cầm cố để thu nợ.



<b>b. Thế chấp tài sản: </b>


Là việc bên đi vay dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình hoặc giá
trị quyền sử dụng đất hợp pháp để bảo đảm thưc hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay.


Căn cứ pháp lý, thế chấp đươc chia là hai loại:


- Thế chấp pháp lý hay thế chấp sang nhượng chủ quyền, là phương thức thế
chấp mà khách hàng lập sẵn một giấy sang nhượng chủ quyền để khi khơng có tiền trả
nợ, Ngân hàng có quyền bán tài sản để thu nợ hay quản lý tài sản đó nếu là tài sản cho
thuê.


- Thế chấp công bằng là các Ngân hàng chỉ giữ bản chính giấy chứng nhận
quyền sở hữu tài sản đảm bảo cho khoản vay. Như vậy, khi khách hàng khơng trả được
nợ, Ngân hàng phải đưa ra tịa án mới phát mãi tài sản theo phán quyết của tịa án.


Căn cứ vào thế chấp cho nhiều món nợ, người ta phân biệt thế chấp thành:
- Thế chấp thứ nhất là tài sản đang thế chấp cho món nợ thứ nhất.


- Thế chấp thứ hai là tài sản đang thế chấp cho món nợ thứ nhất, nhưng giá trị
thế chấp còn thừa ra, khách hàng đem thế chấp cho Ngân hàng khác để vay thêm một
món nợ nữa. Tất nhiên trong việc này phải có sự thỏa thuận của hai Ngân hàng vì chỉ
có một bản chính quyền sở hữu tài sản. Tuy nhiên thế chấp nhiều lần thường dùng
trong phương thức cho vay đồng tài trợ, nhiều Ngân hàng cùng nhau cho vay một
khách hàng để phân tán rủi ro.


Căn cứ vào tài sản đem thế chấp:


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Thế chấp gián tiếp là hình thức thế chấp mà trong đó tài sản thế chấp và tài
sản dùng vốn vay để mua là hai tài sản khác nhau.



<b>c. Bảo lãnh bằng tài sản: </b>


Tài sản của bên thứ ba dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Tài sản
mà khách hàng vay, bên bảo lãnh dùng để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh vay vốn tại
các tổ chức tín dụng phải có đủ các điều kiện sau:


- Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng, quản lý của
khách hàng.


- Tài sản được phép giao dịch là tài sản mà pháp luật cho phép hoặc không cấm
mua, bán, tặng, chuyển đổi, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và các giao dịch khác.


- Tài sản khơng có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng.


<b>2.1.4 Khái quát về tín dụng ngắn hạn: </b>


<b>2.1.4.1 Khái niệm tín dụng ngắn hạn: </b>


Tín dụng ngắn hạn là loại hình tín dụng căn cứ vào thời hạn cho vay, có thời
hạn đến 12 tháng, được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh
<b>nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. </b>


<b>2.1.4.2 Nguyên tắc cho vay: </b>


Khách hàng vay vốn của Ngân hàng phải đảm bảo hai nguyên tắc cơ bản sau:


<b>Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng </b>


tín dụng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>Nguyên tắc 2: Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong </b>


hợp đồng tín dụng.


Hồn trả nợ gốc và lãi vốn là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động
cho vay. Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất tín dụng là giao dịch cung cầu về vốn,
tín dụng chỉ là giao dịch chuyển quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định.
Trong khoản thời gian cam kết giao dịch, Ngân hàng và bên vay thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng rằng Ngân hàng sẽ chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị nhất
định cho bên vay. Khi kết thúc kỳ hạn, bên vay phải hoàn trả quyền này cho Ngân
hàng với một khoản chi phí nhất định cho việc sử dụng vốn vay.


Nguyên tắc này là nguyên tắc về tính bảo tồn của tín dụng. Tiền vay phải được
đảm bảo không bị giảm giá, tiền vay phải được đảm bảo thu hồi đầy đủ và có sinh lời.
Tuân thủ nguyên tắc này là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển kinh tế, xã hội được ổn
định, các mối quan hệ của Ngân hàng được phát triển theo xu thế an toàn và năng
động.


<b>2.1.4.3 Điều kiện cho vay: </b>


Khách hàng muốn vay được vốn Ngân hàng phải có những điều kiện sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật. Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân Việt
Nam:


+ Pháp nhân phải có pháp luật dân sự.


+ Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật hành vi
dân sự.



+ Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật hành vi dân sự.


+ Thành viên hợp doanh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật
hành vi dân sự.


Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực
pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp
nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là cơng dân.


- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu
quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy
định của pháp luật.


- Thực hiện quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ và
hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


Các điều kiện cho vay có thể được từng Ngân hàng cụ thể hóa tùy thuộc vào
đặc điểm hoạt động của từng khách hàng, đặc điểm của từng khoản vay, tùy thuộc vào
môi trường kinh doanh…


<b>2.1.4.4 Đối tượng cho vay: </b>


Đối tượng cho vay của Ngân hàng là phần thiếu hụt trong tổng giá trị cấu thành
tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí cho quá trình sản xuất kinh
doanh của khách hàng trong một thời kỳ nhất định.


Ngân hàng cho vay các đối tượng sau:



- Giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng
thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát triển.


- Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn giao
và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn và dài hạn để đầu tư tài
sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó.


Ngân hàng khơng cho vay các đối tượng sau:


- Số tiền thuế phải nộp ( trừ số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu ).
- Số tiền để trả nợ gốc và lãi cho các tổ chức tín dụng khác.
- Số tiền vay trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn.


<b>2.1.4.5 Thời hạn cho vay: </b>


Thời hạn cho vay là khoảng thời gian mà bên vay được quyền sử dụng vốn vay.
Thời hạn cho vay được tính từ khi Ngân hàng cho rút khoản tiền vay đầu tiên đến khi
thu hồi hết nợ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>2.1.4.6 Lãi suất cho vay: </b>


Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với số
vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ xác định. Thông thường lãi suất tính cho tháng,
quý, năm.


Lãi suất là cơ sở để tính giá trị thu hồi được của vốn vay sau một thời gian nhất
định. Vì vậy việc định giá lãi suất cho vay là vấn đề quan trọng mà Ngân hang cần
quan tâm thực hiện và việc định giá lãi suất phải phù hợp với mặt bằng chung về lãi
suất cho vay của các Ngân hàng thương mại và quy định của Ngân hang trung ương.



Tùy theo từng phương pháp cho vay và cách trả lãi, Ngân hang có thể sử dụng
hai cách tính lãi là:


- Lãi đơn: lãi tính độc lập, khơng nhập lãi vào vốn gốc mà chỉ tính một lần vào
cuối kỳ hạn.


- Lãi kép: lãi tính theo cách nhập lãi vào vốn gốc từng kỳ để tăng vốn.


<b>2.1.4.7 Mức cho vay: </b>


Ngân hàng không được cho vay vượt quá các giới hạn sau:


- Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn
tự có của Ngân hàng.


- Tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng khơng được vượt q
25% vốn tự có của Ngân hàng.


- Tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan khơng được
vượt quá 50% vốn tự có của Ngân hàng.


- Tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một nhóm khách hàng có liên quan
khơng được vượt q 60% vốn tự có của Ngân hàng.


<b>2.1.4.8 Phương thức cho vay: </b>


Theo quy chế cho vay của NHNN, các tổ chức tín dụng được phép thỏa thuận
với khách hàng về việc áp dụng các phương thức cho vay như sau:



- Cho vay từng lần ( cho vay theo món ): Là phương thức cho vay mà mỗi lần
vay vốn, khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết
hợp đồng tín dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- Cho vay theo dự án đầu tư: Đây là phương thức cho vay trung và dài hạn,
Ngân hàng phải thẩm định dự án trước khi cho vay. Tuy nhiên, trong cho vay ngắn hạn
Ngân hàng vận dụng bổ sung phương thức cho vay theo dự án sản xuất, kinh doanh,
dich vụ và các dự án phục vụ đời sống.


- Cho vay hợp vốn ( đồng tài trợ, ủy thác ): Một nhóm tổ chức tín dụng cùng
cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó
có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác.
Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định của quy chế cho vay và quy chế đồng
tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thông đốc NHNN ban hành.


- Cho vay trả góp: Khi vay vốn thì Ngân hàng và khách hàng sẽ xác định và
thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số vốn gốc được chia ra để trả theo nhiều
kỳ hạn trong thời hạn cho vay.


- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phịng: Đây là phương thức cho vay theo
hạn mức tín dụng, nhưng Ngân hàng sẽ cam kết dành cho khách hàng số hạn mức tín
dụng đã định, khơng vì tình hình thiếu vốn để từ chối cho vay. Vì Ngân hàng phải bớt
các món vay của khách hàng khác để giữ cam kết về hạn mức tín dụng nên khách hàng
phải trả một mức chi phí cho việc duy trì hạn mức dự phịng. Đó là số chênh lệch giữa
hạn mức tín dụng với số thực vay.


- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà Ngân hàng thỏa thuận
bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh tốn
của khách hàng phù hợp với các quy định của chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt
động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.



- Cho vay tiêu dùng và các phương thức cho vay khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>2.1.5 Quy trình cho vay: </b>




<b> </b>


<b>SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY TẠI MARITIME BANK CẦN THƠ </b>
<b>CBTD TD & QLKH </b>


Tiếp nhận, phong tỏa,
quản lý tài sản bảo đảm
Hồn chỉnh hồ sơ tín dụng


<b>CBTD GS & HTTD </b>


Hướng dẫn, tiếp nhận,
kiểm tra hồ sơ vay vốn


Thẩm định các điều kiện
vay vốn và hồ sơ tín dụng


- Lập tờ trình tín dụng.
- Tạo và lập hợp đồng tín
dụng


Kiểm tra sau cho vay



Phát hiện dấu hiệu bất
thường


Phối hợp với cán bộ GS &
HTTD phân tích, đề xuất


biện pháp giải quyết


Đôn đốc thu hồi gốc và lãi


Giải tỏa tài sản đảm bảo
tiền vay


Lưu trữ hồ sơ tín dụng
Tất tốn khoản vay


Thơng qua biện pháp xử
lý hoặc báo cáo về trụ sở


chính


Giải ngân và hạch tốn
khoản vay
Cập nhật hồ sơ tín dụng
<b>Phê duyệt </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>TỔNG QUÁT VỀ QUY TRÌNH CHO VAY </b>


<b>2.1.5.1 Thẩm định phương án, dự án vay vốn và trả nợ </b>



- Khi khách hàng đến Ngân hàng u cầu vay vốn thì nhân viên tín dụng hướng
dẫn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ tín dụng, thủ tục và các điều kiện vay vốn ban đầu của
khách hàng. Phỏng vấn khách hàng để thu thập và tập trung những thông tin tài chính
và phi tài chính cần thiết cho việc phân tích và thẩm định và lập tờ trình tín dụng. Nếu
hồ sơ chưa đủ thì phải hướng dẫn khách hàng hoàn thành và bổ sung đầy đủ.


- Cán bộ tín dụng kiểm tra trên hồ sơ và thực tế, đánh giá năng lực pháp lý của
khách hàng, bao gồm: Địa vị pháp lý, người đại diện theo pháp luật, năng lực pháp luật
dân sự và hành vi dân sự của người đại diện, thời gian hoạt động còn lại của khách
hàng theo giấy phép đăng ký hoạt động,…


- Kiểm tra, xác định và đánh giá năng lực và uy tín của khách hàng trong hoạt
động bao gồm:


+ Xu hướng phát triển của ngành nghề mà khách hàng xin cấp tín dụng.


+ Cách thức quản lý, trình độ, kinh nghiệm của tổ chức, điều hành trong hoạt
động kinh doanh.


+ Về quan hệ tín dụng với các Ngân hàng và tổ chức tín dụng khác (thơng qua
khách hàng cung cấp hoặc khai thác nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng
(CIC) )


+ Về tình hình cơ sở vật chất như: trụ sở giao dịch, nhà xưởng, cửa hàng, máy
móc,…


+ Về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tiêu thụ hiện tại và trong tương
lai của sản phẩm dịch vụ.


+ Uy tín và lợi thế kinh doanh.



- Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng: về thực trạng tài chính, tình hình
vốn, tài sản, cơng nợ, kết quả kinh doanh hiện tại và triển vọng tài chính của khách
hàng.


- Thẩm định tính khả thi của phương án kinh doanh như: thời gian thực hiện
phương án, số vốn khách hàng tự có, doanh thu, chi phí, lợi nhuận,… của phương án.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

- Khả năng trả nợ từ nguồn thu chính của khách hàng, đảm bảo khả năng trả hết
nợ và lãi vay đúng hạn.


- Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng với Ngân hàng thì có thể sử dụng
kết quả thẩm định gần nhất trước đó nhưng phải bổ sung các nội dung có thêm hay sửa
đổi đến ngày thẩm định.


<b>2.1.5.2 Thẩm định về tài sản đảm bảo </b>


- Xác định biện pháp đảm bảo tiền vay đối với các khoản vay, bao gồm: ký quỹ,
cầm cố, thế chấp bằng tài sản ( của khách hàng hoặc của bên thứ ba ), bảo lãnh ( của
bên thứ ba), tính hợp pháp, hợp lệ của tài sản đảm bảo.


- Giá trị và chất lượng của tài sản đảm bảo, mức cho vay so với giá trị của tài sản
làm đảm bảo, khả năng chuyển đổi thành tiền, khả năng và biện pháp quản lý tài sản
nhận thế chấp, cầm cố…


- Thẩm định về tính pháp lý, quyền sở hữu và định giá tài sản đảm bảo.


- Xác định hạn mức cho vay đối với giá trị tài sản đảm bảo và lập biên bản định
giá tài sản đảm bảo tiền vay ( có sự phê duyệt của thành viên tổ định giá MSB Cần
Thơ). Mức giá của MSB Cần Thơ được định theo quy định dựa trên hai yếu tố giá, đó


là giá theo khung giá quy định của UBNN thành phố và mức giá trên thị trường tại
thời điểm thẩm định.


+ Mức cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo ( theo giá trị định giá )
được quy định như sau:


 Tiền mặt ký quỹ, số dư trên tài khoản tiền gửi, thẻ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi
hay giấy tờ có giá khác do MSB phát hành: 100%.


 Số dư trên tài khoản tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá
của tổ chức tín dụng khác, tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ: 90%.


 Hối phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá của các tổ chức
khác, vàng, bạc, bạch kim, kim cương, đá quý,…: 80%.


 Nhà ở, quyền sử dụng đất, tài sản khác gắn liền với đất, tàu biển, tàu bay, hàng
hóa: 70%.


 Ơ tơ, phương tiện vận tải khác: 60%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>2.1.5.3 Báo cáo kết quả thẩm định </b>


Khi đã có đầy đủ thông tin cần thiết, người thẩm định sẽ lập tờ trình tín dụng
đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án; phân tích, đánh giá dự án, phương án vay
vốn và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng, cùng một số điều kiện khác để đưa
ra quyết định cho vay.


- Trong tờ trình cần nêu rõ các vấn đề sau:


+ Đối với cá nhân: Tư cách pháp lý của khách hàng, số tiền khách hàng yêu cầu


vay, phương thức vay, thời hạn vay, mục đích vay, nguồn trả nợ, tài sản thế chấp hay
cầm cố, phương án vay, thời gian trả nợ, giá trị định giá tài sản đảm bảo, số tiền MSB
Cần Thơ đồng ý cho vay, lãi suất, thời hạn, hình thức trả lãi và nợ vay, quan hệ tín
dụng đã và đang có tại các tổ chức tín dụng khac,… Biện pháp quản lý hoạt động,
nguồn trả nợ và tài sản đảm bảo tiền vay, hiệu quả của khoản tín dụng đối với Ngân
hàng,…


+ Đối với doanh nghiệp: Ngoài việc nêu rõ tư cách pháp nhân của doanh
nghiệp, số tiền vay, phương thức vay, mục đích vay,… thì cán bộ tín dụng cịn phải
trình bày về tình hình tài chính hiện tại, hoạt động kinh doanh hiện tại, triển vọng phát
triển của khách hàng, đánh giá tính khả thi của phương án kinh doanh, hạn mức tín
dụng (nếu có) và các vấn đề cần phải phân tích và đánh giá được u cầu theo mẫu của
tờ trình tín dụng doanh nghiệp…


- Và cuối cùng cán bộ tín dụng đề xuất cho vay hay từ chối và giải trình lý do cụ
thể và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.


- Thời hạn hoàn thành báo cáo thẩm định:


+ Đối với MSB Cần Thơ: Trong thời hạn không quá 7 ngày đối với khoản vay
ngắn hạn và không quá 20 ngày đối với khoản vay trung và dài hạn kể từ ngày nhận
được đầy đủ thơng tin và hồ sơ tín dụng hợp lệ theo quy định tại điều 9 của quy chế
này, chi nhánh phải quyết định cho vay hay không và thông báo cho khách hàng biết (
nếu thuộc mức phê duyệt ) hoặc trình lên cấp trên ( nếu vượt mức phê duyệt ).


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>2.1.5.4 Quyết định tín dụng </b>


- Sau khi đã thẩm định xong thì cán bộ tín dụng sẽ trình cho trưởng phịng xét
duyệt cho vay, sau đó trình lên Giám đốc phê duyệt cho vay. Tài liệu cung cấp để phê
duyệt khoản vay bao gồm: tờ trình tín dụng và các tài liệu có liên quan khác trong hồ


sơ tín dụng theo quy định của MSB. Trường hợp vượt thẩm quyền phê duyệt, Giám
đốc chi nhánh sẽ lập tờ trình đề nghị phê duyệt khoản cho vay trình trụ sở chính và
kèm theo các tài liệu cần thiết. Thời gian phê duyệt tối đa 1 ngày đối với khoản cho
vay ngắn hạn và 3 ngày đối với khoản cho vay trung và dài hạn kể từ ngày nhận đủ bộ
hồ sơ, nếu không đồng ý cho vay phải nêu rõ căn cứ trên tờ trình.


- Nếu khoản vay khơng được chấp nhận thì khách hàng được nhận lại bộ hồ sơ
vay vốn sau khi cán bộ nghiệp vụ đã sao chụp và ghi nhận hồ sơ không được phê
duyệt. Trường hợp hồ sơ bị từ chối của các cấp có thẩm quyền thì chi nhánh gửi cho
khách hàng thơng báo từ chối, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối, đồng thời lưu trữ hồ sơ
khoản vay bị từ chối 12 tháng nhằm phục vụ việc giải quyết khiếu nại (nếu có) của
khách hàng.


- Việc thẩm định và quyết định cho vay được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo
tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm
định và quyết định cho vay nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn và hiệu quả hoạt động
kinh doanh của khách hàng.


<b>2.1.5.5 Hồn thiện hồ sơ tín dụng </b>


Sau khi có quyết định cho vay hoặc phê duyệt khoản vay, nếu duyệt thì cán bộ tín
dụng hồn thiện thủ tục cho vay gồm:


- Bổ sung hồ sơ còn thiếu theo yêu cầu tại văn bản phê duyệt cho vay ( lập hợp
đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm tiền vay và hoàn thiện thủ tục đảm bảo tiền vay).


- Lập, đàm phán và ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm tiền vay với khách
hàng ( công chứng nếu cần thiết ).


- Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc thông báo cho cơ quan quản lý về


việc phong tỏa tài sản đảm bảo tiền vay ( nếu là giấy tờ có giá ).


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

thế chấp, cầm cố mới nhập để quản lý. Các chứng từ gốc như hợp đồng thương mại,
hóa đơn,… sau khi được photo kèm vào hồ sơ vay được gửi trả lại cho khách hàng.


<b>2.1.5.6 Giải ngân </b>


- Ngân hàng chỉ được giải ngân sau khi đã hoàn thành thủ tục đảm bảo tiền vay
và chứng từ giải ngân. Giám đốc Ngân hàng được quyền quyết định và tự chịu trách
nhiệm trong trường hợp giải ngân tại thời điểm chưa hoàn thiện các thủ tục công
chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo và các điều kiện khác đối với khách hàng.


- Chứng từ là căn cứ giải ngân gồm:
+ Khế ước nhận nợ, hợp đồng tín dụng.


+ Chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay
+ Giấy lĩnh tiền mặt, hoặc ủy nhiệm chi, lệnh chi tiền.
+ Chứng minh thư hoặc hộ chiếu của người giao dịch.
+ Giấy tờ cần thiết có liên quan khác.


- Việc giải ngân phải căn cứ vào mục đích sử dụng tiền vay đã được xác định
trong hợp đồng tín dụng theo quy định tại MSB.


<b>2.1.5.7 Giám sát khoản vay </b>


Cán bộ tín dụng kiểm tra sự khớp đúng giữa hồ sơ khách hàng trên chương trình
tín dụng máy tính và bằng văn bản ( bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính ) và hồ sơ
khoản vay về các vấn đề trong và sau khi giải ngân. Đồng thời lập hồ sơ theo dõi
khoản vay và ghi chép các phát sinh trong quá trình thực hiện quản lý khoản vay.



Cán bộ tín dụng quản lý hồ sơ khách hàng và hồ sơ khoản vay bằng văn bản ( bao
gồm cả bản sao hồ sơ đảm bảo tiền vay ) tại phịng tín dụng trong đó hồ sơ khách hàng
được lưu trữ theo từng khách hàng vay vốn; hồ sơ khoản vay và bản sao hồ sơ đảm
bảo tiền vay cũng được lưu giữ theo từng khoản vay của khách hàng đó theo trật tự
thời gian phát sinh.


- Kiểm soát và xử lý khoản vay:


+ Sau khi phát vay, cán bộ tín dụng thương xuyên giám sát quản lý khoản vay
để nắm bắt được tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài sản đảm bảo, tình hình sản
xuất kinh doanh, nguồn thu và khả năng trả nợ, các vấn đề khác,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, trừ các trường hợp được quy định
trong mục 2, điều 66 của quy chế cho vay.


+ Kiểm tra định kỳ theo quy định (3 tháng/1 lần) đối với cho vay theo hạn mức,
cho vay trung và dài hạn.


+ Kiểm tra đột xuất, phát hiện bất kỳ thơng tin nào có ảnh hưởng đến hoạt động
và khả năng trả nợ của khách hàng.


+ Sau mỗi lần kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra, báo cáo trưởng phịng tín
dụng và lưu vào hồ sơ khoản vay.


- Thu hồi nợ gốc, lãi và phí cho vay:


+ Thu lãi hàng tháng và thu vốn vay tùy theo thỏa thuận giữa khách hàng và
Ngân hàng: Cuối mỗi tháng, lập phiếu tính lãi cho từng khoản vay, khách hàng có thể
nộp bằng tiền mặt, hoặc u cầu trích tài khoản tiền gửi.



+ Trước mỗi kỳ đến hạn trả nợ ( ít nhất 5 ngày làm việc ) gửi thông báo đến
khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ trước khi đến thời hạn trả nợ.


+ Đến hạn trả nợ mà chưa trả được thì khách hàng làm đơn xin điều chỉnh kỳ
hạn trả nợ, gia hạn nợ và nêu rõ lý do đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ và
gửi đến Ngân hàng trước 7 ngày làm việc. Căn cứ vào đơn xin điều chỉnh và gia hạn
nợ, cán bộ tín dụng tiến hàng thẩm đinh lại và trình trưởng phịng tín dụng và Giám
đốc ký quyết định. Nếu được sự đồng ý của giám đốc thì cán bộ tín dụng làm thủ tục
điều chỉnh kỳ hạn, gia hạn nợ cho khách hàng.


- Gia hạn và điều chỉnh hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm.
- Phân loại nợ và xử lý nợ vay.


<b>2.1.5.8 Tất toán khoản vay </b>


- Khi khách hàng hoàn trả hết nợ gốc và lãi cùng các nghĩa vụ khác, cán bộ tín
dụng kiểm tra, đối chiếu với số liệu của bộ phân dịch vụ để chắc chắn khoản vay đã
được hoàn trả đầy đủ.


- Cập nhật thơng tin tất tốn khoản vay và tổng kết khoản vay vào hồ sơ nghiệp
vụ và trên máy tính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>2.1.6 Rủi ro tín dụng: </b>


Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng khơng thực hiện
được các nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng. Hay nói cách khác, rủi ro tín dụng là
rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ
quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng một cách đầy
đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động của Ngân hàng và có
thể làm cho Ngân hàng bị phá sản.



Những rủi ro của Ngân hàng thương mại chủ yếu tập trung vào những dạng sau
đây:


- Rủi ro tín dụng: rủi ro xảy ra khi cho vay mà Ngân hàng thương mại không
thu hồi được hoặc thu hồi không đầy đủ cả gốc và lãi sau khi đáo hạn.


- Rủi ro lãi suất: rủi ro gắn liền với sự biến động của lãi suất trên thị trường.
Đây là loại rủi ro quan trọng đối với các Ngân hàng thương mại.


- Rủi ro về tỷ giá: rủi ro gắn liền với sự biến động của tỷ giá hối đoái.


- Rủi ro về thanh toán: khi ngân hàng thiếu khả năng thanh tốn, nếu khơng
được giải quyết kịp thời, có thể dẫn đến mất khả năng thanh tốn.


Trong bốn loại rủi ro chủ yếu trên thì rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất và gắn
liền với hoạt động của Ngân hàng thương mại vì nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ quan
trọng của Ngân hàng thương mại và luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số đầu tư của
Ngân hàng.


<b>2.1.7 Nợ xấu: </b>


<b>2.1.5.1 Khái niệm: </b>


Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 theo quy định của Ngân hàng
<b>Nhà nước về phân loại nợ. </b>


<b>2.1.5.2 Phân loại nợ: </b>


<b>Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm: </b>



- Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi
đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định ( khoản 2 điều 6 QĐ
18/2007/QĐ-NHNN).


<b>Nhóm 2: Nợ cần chú ý, bao gồm: </b>


- Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.


- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu ( đối với khách hàng là doanh
nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả
nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng hạn được điều chỉnh lần đầu).


- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định ( khoản 2 điều 6 QĐ
<b>18/2007/QĐ-NHNN). </b>


<b>Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm: </b>


- Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày.


- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày, trừ các
khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại vào nhóm 2 theo quy định.


- Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi
đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.


- Các khoản nợ được phân loại và nhóm 3 theo quy định ( khoản 2 điều 6 QĐ
18/2007/QĐ-NHNN).



<b>Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm: </b>


- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.


- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.


- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.


- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định ( khoản 2 điều 6 QĐ
<b>18/2007/QĐ-NHNN). </b>


<b>Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm: </b>


- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.


- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.


- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả
nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.


- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định ( khoản 2 điều 6 QĐ
<b>18/2007/QĐ-NHNN). </b>


<b>2.1.8 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn: </b>



Trong hoạt động của Ngân hàng, mục tiêu chính là làm thế nào để nâng cao
hiệu quả hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lương tín dụng cũng
khơng kém phần quan trọng, vì thế để đánh giá hiệu quả chất lượng tín dụng ta dựa
vào các chỉ tiêu sau:


<b>2.1.8.1 Doanh số cho vay: </b>


Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng
phát vay trong một khoản thời gian nào đó khơng kể món vay đó đã thu hồi hay chưa
trong một thời gian nhất định, thường là theo tháng, quý hoặc năm.


<b>2.1.8.2 Doanh số thu nợ: </b>


Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về được khi
đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.


<b>2.1.8.3 Dư nợ tín dụng: </b>


Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một
thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu
doanh số cho vay và doanh số thu nợ.


<b>2.1.8.4 Nợ xấu: </b>


Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng
trả nợ cho Ngân hàng. Các khoản nợ này nằm trong nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 trong
bảng phân loại nợ.


<b>2.1.8.5 Vịng quay vốn tín dụng: (vịng). </b>



Vịng quay vốn tín dụng =


Chỉ tiêu này phản ánh tình hình luân chuyển vốn cho vay, thời gian thu hồi nợ
nhanh hay chậm. Tỷ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.


Doanh số thu nợ ngắn hạn


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>2.1.8.6 Hệ số thu nợ: ( %). </b>


Hệ số thu nợ ngắn hạn = x 100%


Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của Ngân hàng trong một thời kỳ kinh
doanh nhất định. Hệ số này càng cao càng tốt, chứng tỏ công tác thu hồi vốn của Ngân
hàng có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh trong một
kỳ kinh doanh nào đó, một đồng vốn cho vay của Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu
đồng lời.


<b>2.1.8.7 Tỷ lệ nợ xấu: </b>


Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn = x100%


Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng, đồng thời phản ánh
mức độ rủi ro tín dụng mà Ngân hàng phải gánh chịu. Tỷ lệ này càng thấp cho thấy
chất lượng tín dụng của Ngân hàng đó cao, rủi ro tín dụng thấp và ngược lại. Do đó,
<b>hầu hết các Ngân hàng đều cố gắng kéo tỷ lệ này xuống mức thấp nhất. </b>


<b>2.1.8.8 Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động: </b>


Phản ánh lượng vốn huy động được có đủ đảm bảo cho hoạt động cho vay của
Ngân hàng không.



Tỷ lệ < 1: Lượng vốn huy động được dồi dào, đảm bảo cho hoạt động cho vay,
ngoài ra cịn có thể sử dụng cho hoạt động khác.


Tỷ lệ = 1: Vốn huy động đủ đáp ứng cho hoạt động cho vay.


Tỷ lệ > 1: Vốn huy động không đủ để cho vay, Ngân hàng phải bổ sung bằng
<b>nguồn khác. </b>


<b>2.2 Phương pháp nghiên cứu: </b>


<b>2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu: </b>


Số liệu đề tài được thu thập từ số liệu thứ cấp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải
chi nhánh Cần Thơ thông qua các báo cáo thống kê, báo cáo tổng kết hoạt động cụ thể
như bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2006,
2007, 2008 và các tài liệu khác có liên quan được thu thập từ sách, báo, tạp chí, từ
mạng internet có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.


Doanh số thu nợ ngắn hạn


Doanh số cho vay ngắn hạn


Nợ xấu ngắn hạn


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>CHƯƠNG III </b>


<b>GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT </b>



<b>NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ </b>


<b>3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG </b>


<b>3.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam: </b>


- Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam.
- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Maritime Commercial Join Stock Bank.
- Tên viết tắt: Maririme Bank – MSB.


<b>3.1.1.1 Sự hình thành: </b>


- Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) là Ngân hàng TMCP
được thành lập theo giấy phép số 001/NH-GP ngày 08/06/1991 của NHNN Việt Nam,
thời hạn hoạt động theo giấy phép thành lập của Ngân hàng là 25 năm. Tuy nhiên, theo
điều lệ sữa đổi của Ngân hàng đã được NHNN phê duyệt tại quyết định số
719/QĐ-NHNN ngày 07/07/2003, thời hạn hoạt động của Ngân hàng là 99 năm.


- Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam là Ngân hàng TMCP đầu tiên ở Việt
Nam chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 12/07/1991 tại TP Cảng Hải
Phòng. Với bề dày kinh nghiệm gần 18 năm hoạt động trong lĩnh vực Tài chính –
Ngân hàng và có cổ đơng chiến lược là Tập đồn Viễn thơng Việt Nam, Tổng cơng ty
Hàng hải, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam
(Bảo Việt),…, Maritime Bank sở hữu nhiều tiềm năng to lớn để bứt phá và lớn mạnh
trong thời kỳ hội nhập.


<b>3.1.1.2 Chức năng: </b>


Với chức năng là một Ngân hàng thương mại nên các nghiệp vụ của Maritime


Bank cũng giống như các Ngân hàng thương mại khác, bao gồm:


- Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn.
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển.
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn.


- Chiết khấu chứng từ có giá.


- Góp vốn tham gia vào các tổ chức kinh tế.


- Cung cấp dịch vụ thanh tốn trong và ngồi nước.
- Kinh doanh ngoại hối.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

- Các dịch vụ Ngân hàng khác.


<b>3.1.1.3 Sự phát triển và mạng lưới sản phẩm: </b>


- Maritime Bank đã được Ngân hàng Thế giới lựa chọn là một trong 6 Ngân hàng


Thương mại Việt Nam tham gia Dự án Hiện đại hoá ngân hàng và Hệ thống thanh tốn.


Maritime Bank đã triển khai thành cơng Dự án này và được World Bank tài trợ cho giai đoạn


2 của dự án trên. Kết thúc giai đoạn này, Maritime Bank sẽ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống


Ngân hàng điện tử (e-bank) đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng


sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.


- Maritime Bank có mạng lưới giao dịch từ Bắc tới Nam với hệ thống các chi nhánh,



phòng giao dịch tại những đầu mối kinh tế quan trọng của cả nước như Hà Nội, Hải Phòng,


Quảng Ninh, Đà Nẵng, Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh và TP. Cần Thơ. Maritime Bank đã thiết


lập quan hệ với hơn 200 Ngân hàng và chi nhánh Ngân hàng ở nhiều nước trên thế giới nhằm


thúc đẩy tốc độ hoạt động thanh toán quốc tế. Hiện tại, Maritime Bank đã là thành viên của


nhiều tổ chức liên Ngân hàng trong nước và thế giới như Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp


hội Ngân hàng Châu Á, tổ chức thanh tốn tồn cầu SWIFT, đại lý chuyển tiền nhanh toàn


cầu Money Gram,… với mục đích nâng cao vị thế của Maritime Bank trong thị trường tài


chính Việt Nam và hội nhập kinh tế thế giới.


<b>3.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ: </b>


- Tên chi nhánh: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ.


- Tên viết tắt: MSB Cần Thơ.


- Địa chỉ: Số 40 - đường Phan Đình Phùng - quận Ninh Kiều – TP. Cần Thơ.


- Điện thoại: 07103.820.214 – Fax: 07103.829.529.


- Website: www.msb.com.vn


- MSB Cần Thơ là một trong các chi nhánh cấp 1 của hệ thống Ngân hàng TMCP Hàng



Hải Việt Nam. MSB Cần Thơ được thành lập vào Ngày 15/11/1993, sau 16 năm hoạt động


MSB Cần Thơ vẫn là một trong các chi nhánh hoạt động kinh doanh có hiệu quả của hệ thống


Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, phần nào cũng đã đóng góp vào sự lớn mạnh chung


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<b>3.2 CƠ CẤU VÀ SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC: </b>


<b>3.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức: </b>


<b>SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA MSB CẦN THƠ </b>


<b>3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban: </b>


<b>3.2.2.1 Giám đốc </b>


- Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ , phạm vi hoạt
động của chi nhánh.


- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thơng tin phản hồi từ các
phịng ban.


- Quyết định việc đầu tư, bảo lãnh trong phạm vi được Tổng Giám đốc ủy quyền.
- Có quyền quyết định chính thức cho một khoản vay.


- Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của chi nhánh và mọi hoạt động tài
chính, trích lập quỹ theo quy định của Nhà nước, của Hội đồng Quản trị, Tổng Giám
đốc.



<b>3.2.2.2 Phó Giám đốc </b>


Có trách nhiệm hỗ trợ cùng Giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt
động chung của toàn chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức tài chính thẩm
<b>định vốn. </b>


Ban Giám đốc


Phịng tín dụng Phịng kế tốn Phịng tổng hợp Phịng dịch vụ khách hàng


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>3.2.2.3 Phòng dịch vụ khách hàng </b>


- Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền.


- Thực hiện gửi, rút các loại: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn và khơng kỳ
hạn, tiền gửi thanh tốn, các loại kỳ phiếu, tín phiếu và chứng từ có giá khác,…


- Thực hiện giải ngân, thu nợ, thu lãi cho vay đối với khách hàng.
- Mua bán ngoại tệ, dịch vụ kiều hối.


- Các giao dịch khác trong chức năng được cho phép.
- Huy động và quản lý vốn.


<b>3.2.2.4 Phịng tín dụng </b>


- Thực hiện mọi hoạt động cấp tín dụng: cho vay, chiết khấu,…
- Bảo lãnh.


- Ứng vốn và chiếc khấu chứng từ có giá.



- Thực hiện thanh toán quốc tế, dịch vụ Ngân hàng.
- Quan hệ với Ngân hàng đại lý nước ngoài.


<b>3.2.2.5 Phịng kế tốn </b>


- Quản lý tài chính và hạch tốn kế tốn.


- Thực hiện cơng tác thanh toán tập trung liên hàng nội bộ.
- Quan hệ kế tốn với các Ngân hàng khác


<b>3.2.2.6 Phịng tổng hợp </b>


- Thực hiện chức năng kiểm soát nội bộ.
- Thực hiện chức năng hành chính văn phịng.


- Thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự, tiền lương, chế độ chính sách…
- Tổng hợp các hoạt động kinh doanh tồn Ngân hàng.


- Thực hiện cơng tác quan hệ đối ngoại.


- Thực hiện các hoạt động hỗ trợ hành chính, quản trị bộ máy hoạt động.


<b>3.2.2.7 Phòng giao dịch (An Thới và Hưng Lợi) </b>


<b>- Thực hiện hoạt động cấp tín dụng (cho vay, chiết khấu, ứng vốn giấy tờ có giá). </b>


- Cam kết bảo lãnh, cam kết thanh toán.
- Huy động vốn từ dân cư, tổ chức kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<b>3.2.3 Tình hình nhân sự </b>



Năm 2008, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ có 46 cán
bộ cơng nhân viên, trong đó:


- Đại học: 44 cán bộ.
- Dưới Đại học: 2 cán bộ.


Chi nhánh với đội ngũ nhân viên trẻ và có trên 95% nhân viên có trình độ Đại
học. Chính điều này sẽ góp phần vào sự phát triển của chi nhánh nói riêng và của cả hệ
<b>thống Maritime Bank nói chung. </b>


<b>3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG </b>


<b>HẢI VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008. </b>


<b> ĐVT: Triệu đồng. </b>
Chênh lệch


2007/2006


Chênh lệch
2008/2007


Năm
Chỉ tiêu


2006 2007 2008


Số % Số %



<b>a. Tổng thu nhập </b> <b>8.136 </b> <b>9.371 15.309 </b> <b>1.235 </b> <b>15,18 </b> <b>5.938 </b> <b>63,36 </b>


Thu nhập từ lãi 6.176 7.185 12.784 1.009 16,34 5.599 77,93
Thu nhập ngoài lãi 1.960 2.186 2.525 226 11,53 339 15,51


<b>b. Tổng chi phí </b> <b>4.317 </b> <b>5.176 </b> <b>9.392 </b> <b>859 </b> <b>19,9 </b> <b>4.216 </b> <b>81,45 </b>


Chi phí từ lãi 3.341 3.882 7.388 541 16,19 3.506 90,31
Chi phí ngồi lãi 976 1.294 2.004 318 32,58 710 54,87


<b>c. Lợi nhuận trước </b>


<b>thuế: (a - b). </b> <b>3.819 </b> <b>4.195 </b> <b>5.917 </b> <b>376 </b> <b>9,85 </b> <b>1.722 </b> <b>41,05 </b>


<b>d. Thuế TNDN </b> <b>1.069 </b> <b>1.175 </b> <b>1.657 </b> <b>106 </b> <b>9,92 </b> <b>482 </b> <b>41,02 </b>


<b>e. Lợi nhuận sau thuế </b>


<b>(c – d). </b> <b>2.750 </b> <b>3.020 </b> <b>4.260 </b> <b>270 </b> <b>9,82 </b> <b>1.240 </b> <b>41,06 </b>


<i><b>(Nguồn: Phịng tín dụng Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ) </b></i>


<b>Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2006, 2007, </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<b>Triệu đồng</b>


0
2,000
4,000


6,000
8,000
10,000
12,000
14,000
16,000
18,000


2006 2007 2008 <b>Năm</b>


<b>S</b>


<b>ố</b>


<b> t</b>


<b>iề</b>


<b>n</b> Tổng thu nhập


Tổng chi phí
Lợi nhuận trước thuế


<b>HÌNH 1: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM</b>


Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp nói chung thì làm thế
nào để quá trình kinh doanh của mình có hiệu quả là một vấn đề rất quan trọng, nó
quyết định sự tồn vong của một Doanh nghiệp. Đặc biệt đối với Ngân hàng, Ngân
hàng cũng là một Doanh nghiệp nhưng chỉ khác với các Doanh nghiệp khác ở chỗ, sản
phẩm mà Ngân hàng kinh doanh là một loại hàng hóa đặc biệt – là tiền tệ và Ngân


hàng kinh doanh không phải trên nguồn vốn tự có của mình mà là kinh doanh trên
nguồn vốn huy động được từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Chính vì thế mà
làm thế nào để việc kinh doanh của Ngân hàng thực sự có hiệu quả lại là vấn đề quan
trọng hơn nữa. Đối với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ
cũng thế, làm thế nào để kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất
là vấn đề mà toàn thể cán bộ, nhân viên của Ngân hàng đã và đang rất quan tâm. Tình
hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2006, 2007, 2008 được phân tích
qua bảng số liệu trên như sau:


Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng
tăng qua các năm, cụ thể như sau: năm 2007 lợi nhuận của Ngân hàng tăng 270 triệu
đồng hay tăng 9,82% so với năm 2006. Đến năm 2008 lợi nhuận Ngân hàng tăng
1.240 triệu đồng hay tăng 41,06% so với lợi nhuận của năm 2007. Nguyên nhân làm
cho lợi nhuận của Ngân hàng tăng qua các năm, đặc biệt là trong năm 2008 là do Ngân
hàng có các biện pháp quản lý nguồn vốn hiệu quả, đồng thời đảm bảo được khả năng
thu hồi vốn gốc và lãi. Ngồi ra, lợi nhuận của Ngân hàng cịn do ảnh hưởng của các
nhân tố sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

năm 2006. Năm 2008 thu nhập của Ngân hàng tiếp tục tăng 63,36% tương ứng với
5.938 triệu đồng so với năm 2007.


Trong tổng thu nhập của Ngân hàng thì thu nhập từ lãi là chủ yếu và thu nhập từ
lãi cũng tăng qua các năm, qua bảng số liệu cụ thể ta thấy: thu nhập từ lãi năm 2007
tăng 16,34% hay tăng 1.009 triệu đồng so với năm 2006. Sang năm 2008 tốc độ này
tăng ở mức rất cao 77,93% tức tăng 5.599 triệu đồng so với năm 2007, đã góp phần
đáng kể trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Thu nhập từ lãi của Ngân hàng tăng
nhanh qua các năm, nguyên nhân là do Ngân hàng quản lý nguồn vốn cho vay có hiệu
quả, đảm bảo được khả năng thu hồi nợ gốc và lãi đúng hạn thông qua việc Ngân hàng
ngày càng thu hút được nhiều khách hàng có uy tín, đa dạng hóa các hình thức cho
vay, cho vay đủ thành phần kinh tế, đơn giản hóa các thủ tục cho vay. Đồng thời, Ngân


hàng cịn thực hiện chính sách lãi suất cho vay khá linh hoạt.


Đối với thu nhập ngoài lãi, mặc dù số lượng cũng như tốc độ tăng của không cao
như thu nhập từ lãi nhưng cũng đã góp phần vào việc làm tăng tổng thu nhập của Ngân
hàng. Nguyên nhân làm cho thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng tăng chưa cao là do
hiệu quả từ việc kinh doanh trong các lĩnh vực về dịch vụ chưa cao cũng như Ngân
hàng ít chú trọng đến việc phát triển trong các lĩnh vực về dich vụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

Tóm lại, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2006, 2007, 2008 đạt
hiệu quả khá tốt thông qua việc lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng tăng liên tục.
Nguyên nhân chính là do ban lãnh đạo Ngân hàng có những chính sách, chiến lược
cũng như sự chỉ đạo đúng đắn và phù hợp với từng thời kỳ của nền kinh tế cùng với sự
đóng góp của tồn thể nhân viên Ngân hàng với sự năng động, nhạy bén, sáng tạo và
tinh thần đoàn kết to lớn. Ngoài sự nỗ lực của Ban Giám đốc cũng như toàn thể nhân
viên thì khách hàng là người đóng góp rất lớn cho sự phát triển của Ngân hàng. Nhưng
ngoài việc tăng lên hàng năm của lợi nhuận thì chi phí cũng tăng rất nhanh, mặc dù sự
tăng lên của lợi nhuận thì kèm theo đó là sự tăng lên của chi phí nên Ngân hàng cần
hạn chế chi phí đến mức thấp nhất có thể được nhằm đạt lợi nhuận tối đa.


<b>3.4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NĂM 2009 </b>


<b>3.4.1 Mục tiêu </b>


Trong năm 2009, Ngân hàng MSB Cần Thơ dự kiến sẽ áp dụng nhiều biện pháp
kinh doanh nhằm đạt được các chỉ tiêu sau:


- Số dư nguồn vốn huy động đến 31/12/2009 là 250 tỷ đồng, tăng 30,2% so với
năm 2008, tăng tỷ lệ tiền gửi trong thanh toán, tăng tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm trong dài
hạn để phục vụ cho hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp. Đồng thời, trong năm
2009 Ngân hàng sẽ tăng cường cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân nhằm khai


thác hết những tiềm năng của nền kinh tế.


- Phấn đấu khơng cịn nợ xấu.


- Thu nợ gốc và lãi phải đạt trên 96%.


- Tập trung cho vay các dự án của các tập đoàn là các cổ đông của Maritime
Bank.


<b>3.4.2 Biện pháp tổ chức thực hiện </b>


- Tăng cường công tác quảng cáo cung như tiếp thị các sản phẩm nhằm thu hút
tiền gửi tiết kiệm trong dân cư bằng cách đa dạng hóa các hình thức huy động vốn
dưới hình thức tiết kiệm có dự thưởng hoặc có nhiều chính sách ưu đãi cho các khách
hàng gửi tiền với số lượng lớn, thời hạn dài như được hưởng lãi suất cao, hưởng hoa
hồng,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cán bộ về chun mơn nghiệp vụ tín
dụng, về nâng cao chất lượng thẩm định cho vay, đồng thời triển khai phổ biến văn
bản nghiệp vụ thường xun.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<b>CHƯƠNG IV </b>


<b>PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP </b>


<b>HÀNG HẢI VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ </b>


<b>4.1 PHÂN TÍCH KHÁI QT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN </b>


<b>HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM </b>



<b>2006 – 2008 </b>


<b>4.1.1 Phân tích tình hình nguồn vốn của Ngân hàng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<b>Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG MSB CẦN THƠ QUA </b>


<b>3 NĂM 2006, 2007, 2008. </b>


<b>ĐVT: Triệu đồng </b>


<b>Chênh lệch </b>


<b>2007/2006 </b>


<b>Chênh lệch </b>


<b>2008/2007 </b>
<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>


<b>2007 </b>


<b>Năm </b>


<b>2008 </b>



<b>Số tiền </b> <b>% </b> <b>Số </b>


<b>tiền </b> <b>% </b>


Vốn huy


động 102.597 170.812 192.034 68.215 66,49 21.222 12,42


Vốn điều


chuyển 85.351 109.480 140.178 24.129 28,27 30.698 28,04


<b>Tổng </b>


<b>nguồn vốn </b> 187.948 280.292 332.212 92.344 49,13 51.920 18,52


<i><b> (Nguồn: Phịng tín dụng Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ) </b></i>


<b>Triệu đồng</b>
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
300,000
350,000


2006 2007 2008 <b>Năm</b>



<b>S</b>


<b>ố </b>


<b>ti</b>


<b>ề</b>


<b>n</b> Vốn huy động


Vốn điều chuyển


Tổng nguồn vốn


<b>HÌNH 2: BIỂU ĐỒ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM </b>


Nhìn chung từ bảng số liệu ta thấy: Tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng qua các
năm, về số tuyệt đối và tương đối cụ thể như sau: tổng nguồn vốn năm 2006 là
187.948 triệu đồng. Năm 2007 tổng nguồn vốn tăng 92.344 triệu đồng tức tăng
49,13% so với năm 2006. Đến năm 2008 thì tổng nguồn vốn vẫn tăng so với năm
2007, nhưng chỉ tăng 51.920 triệu đồng và tăng 18,52%. Trong đó, vốn huy động luôn
chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn điều chuyển cả về số tuyệt đối và số tương đối trong tổng
nguồn vốn qua các năm. Cụ thể như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

- Năm 2007, vốn huy động đạt được là 170.812 triệu đồng, chiếm 60,94% trong
tổng nguồn vốn và ta thấy vốn huy động năm 2007 tăng so với năm 2006 là 68.215
triệu đồng hay tăng 66,49%. Trong khi đó, vốn điều chuyển là 109.480 triệu đồng
chiếm 39,06% trong tổng nguồn vốn và vốn điều chuyển cũng tăng 28,27% hay tăng
24.129 triệu đồng so với năm 2006.



- Năm 2008, vốn huy động vẫn tăng lên so với năm 2007 đạt ở mức 192.034 triệu
đồng, tăng 21.222 triệu đồng nhưng tăng với tốc độ thấp hơn năm 2007, chỉ tăng
12,42%. Mặc dù vốn điều chuyển trong năm 2008 vẫn chiếm tỷ trọng ít hơn vốn huy
động trong tổng nguồn vốn nhưng vẫn ở mức 140.178 triệu đồng và tăng 28,04% hay
tăng 30.698 triệu đồng so với năm 2007, ta thấy trong năm 2008 tốc độ tăng của vốn
điều chuyển lớn hơn vốn huy động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

Bên cạnh việc tăng lên của vốn huy động thì vốn điều chuyển cũng tăng qua các
năm, điều này cho thấy việc huy động vốn của Ngân hàng mặc dù tăng nhưng vẫn
không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng nên cần phải sử dụng đến nguồn
vốn được điều chuyển từ Hội sở. Việc vốn điều chuyển của Ngân hàng tăng lên qua
các năm sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng không cao vì chi phí từ nguồn
vốn này cao hơn so với chi phí huy động được từ nguồn vốn tại chỗ. Chính vì thế,
Ngân hàng cần phải hạn chế việc sử dụng vốn từ nguồn này nhằm nâng cao hiệu quả
<b>kinh doanh. </b>


<b>4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG MSB CẦN THƠ </b>


<b>QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 </b>


<b>ĐVT: Triệu đồng </b>


<b>Chênh lệch </b>


<b>2007/2006 </b>


<b>Chênh lệch </b>



<b>2008/2007 </b>
<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>


<b>2007 </b>


<b>Năm </b>


<b>2008 </b>


<b>Số tiền </b> <b>% </b> <b>Số tiền </b> <b>% </b>


<b>I. Tiền gửi </b>


<b>của TCKT, </b>


<b>Dân cư </b>


<b>87.720 152.125 172.869 64.405 </b> <b>73,42 </b> <b>20.744 13,64 </b>


1. Tiền gửi


thanh toán 43.685 80.535 98.155 36.850 84,35 17.620 21,88
2. Tiền gửi


tiết kiệm 44.036 71.590 74.714 27.554 62,57 3.124 4,36
a. Không kỳ



hạn 3.479 2.878 5.454 (601) (17,27) 2.576 89,52
b. Có kỳ hạn 40.557 68.712 69.260 28.155 69,42 548 0,8


<b>II. Huy </b>


<b>động khác </b> <b>14.877 </b> <b>18.687 </b> <b>19.165 </b> <b>3.810 </b> <b>25,61 </b> <b>478 </b> <b>2,56 </b>


<b>Tổng nguồn </b>


<b>vốn huy </b>


<b>động </b>


<b>102.597 170.812 192.034 68.215 </b> <b>66,49 </b> <b>21.222 12,42 </b>


<i><b>Nguồn: Phịng tín dụng Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ </b></i>


<b>Triệu đồng</b>
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000


2006 2007 2008 <b>Năm</b>


<b>S</b>



<b>ố</b>


<b> t</b>


<b>iề</b>


<b>n</b> Tiền gửi của TCKT, Dân cư


Huy động khác


Tổng nguồn vốn huy động


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

Như phân tích ở phần 4.1.1, vốn huy động của Ngân hàng tăng qua các năm. Để thấy rõ


hơn nguyên nhân dẫn đến nguồn vốn Ngân hàng tăng qua các năm, ta đi vào xem xét từng


khoản mục cụ thể:


<b>4.1.2.1 Tiền gửi của tổ chức kinh tế, dân cư </b>


Tiền gửi của tổ chức kinh tế, dân cư được hình thành từ số tiền tạm thời nhàn rỗi phát


sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chưa có nhu cầu sử dụng cho những mục tiêu


được định sẵn vào một thời điểm nhất định. Nhìn chung tiền gửi của tổ chức kinh tế, dân cư


tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2007 huy động được 152.125 triệu đồng tăng 73,42% tức tăng


64.405 triệu đồng so với năm 2006, nguyên nhân là do trong năm này đa số các doanh nghiệp



trên địa bàn thành phố Cần Thơ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên các doanh nghiệp


mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng để thuận tiện cho việc thanh tốn tiền – hàng


hóa giữa các doanh nghiệp cụ thể là tiền gửi thanh toán trong năm 2007 là 80.535 triệu đồng


tăng 36.850 hay tăng 84,35% so với năm 2006. Năm 2008 huy động tăng 13,64% tức tăng


20.744 triệu đồng so với năm 2007, ta thấy tiền gửi của tổ chức kinh tế, dân cư trong năm


2008 mặc dù tăng so với năm 2007 nhưng về số lượng và tốc độ tăng thấp hơn năm 2007


nguyên nhân là do trong năm này tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế nước ta ở mức cao và mặc


dù lãi suất huy động vốn tại các Ngân hàng cũng như tại MSB Cần Thơ tăng cao nhưng do áp


lực cạnh tranh nên khó huy động được vốn, bên cạnh việc tăng lãi suất huy động thì lãi suất


cho vay cũng tăng lên rất cao. Từ đó, các doanh nghiệp khó có thể tiếp cận được nguồn vốn


của Ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình vì chi phí đầu vào cho


các doanh nghiệp tại thời điểm này cao. Vì thế mà trong năm này đa phần các doanh nghiệp


trên địa bàn thành phố Cần Thơ hạn chế việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên việc


gửi tiền vào Ngân hàng nhằm mục đích phục vụ nhu cầu thanh tốn cũng vì thế mà hạn chế.


Cụ thể là tiền gửi thanh toán năm 2008 là 98.155 triệu đồng tăng 17.620 triệu đồng và chỉ



tăng với mức là 21,88% < 84,35% của năm 2007.


Bên cạnh việc tăng lên hàng năm của tiền gửi thanh toán thì tiền gửi tiết kiệm của các cá


nhân cũng tăng lên qua các năm nhưng với số lượng và tốc độ tăng thấp hơn tiền gửi thanh


toán. Cụ thể, tiền gửi tiết kiệm năm 2006 là 44.036 triệu đồng, năm 2007 tiền gửi tiết kiệm


tăng 62,57% hay tăng 27.554 triệu đồng so với năm 2006, đến năm 2008 tiền gửi tiết kiệm


tiếp tục tăng 3.124 triệu đồng hay tăng 4,36% so với năm 2007. Cũng nhìn vào bảng số liệu ta


thấy tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tiền gửi tiết kiệm và tăng


qua các năm, cụ thể như sau: Năm 2006 là 40.557 triệu đồng, năm 2007 tăng 28.155 triệu


đồng hay tăng 69,42% so với năm 2006, đến năm 2008 tiền gửi tiết kiệm tăng 548 triệu đồng


hay tăng 0,8% so với năm 2007. Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền chủ yếu được huy động từ


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

năm là do đời sống của người dân được nâng lên, hoạt động kinh doanh của người dân thu


được nhiều lợi nhuận nên họ có nhu cầu tích trữ tiền, bên cạnh đó là do Ngân hàng có chính


sách về lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm hợp lý, có những chương trình khuyến mãi với


nhiều giải thưởng có giá trị… nhằm thu hút được lượng tiền gửi trong dân cư. Sự giảm xuống


của tiền gửi tiết kiệm trong năm 2008, nguyên nhân là do trong năm này tỷ lệ lạm phát cao,



giá cả các mặt hàng leo thang và khơng ngừng biến động nên người dân có xu hướng dự trữ


tiền tại nhà để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu và để đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh khác


mặc dù lãi suất huy động của Ngân hàng tại thời điểm này rất cao. Bên cạnh tiền gửi tiết kiệm


có kỳ hạn thì tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ và biến động không


đều qua các năm nhưng cũng góp phần vào sự tăng lên trong tổng số tiền gửi tiết kiệm và đa


số người dân sử dụng loại tiền gửi này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiện lợi hơn là mục đích


sinh lời.


<b>4.1.2.2 Huy động khác </b>


Nguồn vốn này được hình thành chủ yếu từ việc huy động thanh toán liên hàng, tiếp


nhận các nghiệp vụ tài trợ và ủy thác… Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, vốn huy động khác tuy


tăng qua các năm nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể, năm


2006 nguồn vốn này là 14.877 triệu đồng, năm 2007 huy động khác tăng 3.810 triệu đồng hay


tăng 25,61% so với năm 2006, đến năm 2008 nguồn vốn tiếp tục tăng 2,56% hay tăng 478


triệu đồng so với năm 2007. Ta thấy năm 2008 nguồn vốn này mặc dù tăng so với năm 2007


nhưng với mức không cao chỉ tăng 2,56% nguyên nhân là do năm 2008 là năm có lạm phát



cao nên đa phần các doanh nghiệp hạn chế lại quy mô hoạt động nên nhu cầu về việc thanh


toán liên hàng cũng như nhu cầu về sử dụng nghiệp vụ tài trợ của Ngân hàng ít đi. Bên cạnh


đó, mặc dù lãi suất huy động trong năm 2008 của Ngân hàng cao nhưng vẫn khó có thể huy


động được vốn.


Tóm lại, trong 3 năm qua tình hình huy động vốn của MSB Cần Thơ đạt kết quả tốt.


Mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động, áp lực cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng nhưng


nguồn vốn huy động của chi nhánh vẫn tăng qua các năm.


<b>4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG </b>


<b>TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, </b>


<b>2007, 2008 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<b>4.2.1 Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn trong tổng cơ cấu cho vay </b>


<b>4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn </b>


<b>Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG MSB </b>


<b>CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 </b>


<b>ĐVT: Triệu đồng </b>



<b>Chênh lệch </b>


<b>2007/2006 </b>


<b>Chênh lệch </b>


<b>2008/2007 </b>
<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>


<b>2007 </b>


<b>Năm </b>


<b>2008 </b>


<b>Số tiền </b> <b>% </b> <b>Số tiền </b> <b>% </b>


Ngắn hạn


341.704 450.412 564.233 108.708 31,81 113.821 25,27


Trung và dài


hạn 48.249 45.364 23.381 (2.885) (5,98) (21.983) (48,46)


<b>Tổng doanh </b>



<b>số cho vay </b> <b>402.953 495.776 587.614 92.823 </b> <b>23,04 </b> <b>91.838 </b> <b>18,52 </b>


<i><b>Nguồn: Phịng tín dụng Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ </b></i>


<b>Triệu đồng</b>
0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
700,000


2006 2007 2008 <b>Năm</b>


<b>S</b>


<b>ố</b>


<b> t</b>


<b>iề</b>


<b>n</b> Ngắn hạn


Trung và dài hạn


Tổng doanh số cho vay



<b>HÌNH 4: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 </b>


<b>NĂM </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

cho vay thấp hơn năm 2007 là 4,52% nhưng không đáng kể. Thực tế cho thấy trong
năm này kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, khó khăn cho cả Ngân hàng và doanh
nghiệp vì lạm phát. Nhưng doanh số cho vay của MSB Cần Thơ vẫn tăng so với năm
2007, điều này cho thấy được MSB Cần Thơ có nhiều khách hàng uy tín và có quan hệ
tín dụng thường xuyên với Ngân hàng. Cũng do lam phát cao dẫn đến lãi suất cho vay
tăng nên doanh nghiệp hạn chế việc vay vốn Ngân hàng để kinh doanh và chủ yếu là
sản xuất mang tính cầm chừng trên nguồn vốn tự có làm cho mức tăng doanh số cho
vay năm 2008 thấp hơn năm 2007.


Trong tổng doanh số cho vay thì ta thấy Ngân hàng chỉ tập trung cho vay ngắn
hạn, tập trung cho khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân có
nhu cầu vay để bù đắp những thiếu hụt tạm thời trong q trình sản xuất kinh doanh và
tiêu dùng. Ngồi ra, Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn nhiều hơn cho vay trung và
dài hạn là nhằm để hạn chế rủi ro vì cho vay ngắn hạn sẽ ít rủi ro hơn. Cụ thể, doanh
số cho vay ngắn hạn luôn tăng qua các năm: năm 2007 tăng 31,81% hay tăng 108.708
triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn vẫn tiếp tục
tăng hơn năm 2007 là 113.821 triệu đồng hay tăng 25,27%.


Tóm lại, qua phân tích trên thì MSB Cần Thơ đã sử dụng nguồn vốn huy động
tốt thông qua việc tăng trong doanh số cho vay. Điều quan trọng còn lại là làm thế nào
để quản lý nguồn vốn cho vay có hiệu quả để đem lợi nhuận cho Ngân hàng.


<b>4.2.1.2 Doanh số thu nợ theo thời hạn </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<b>Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG MSB </b>



<b>CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 </b>


<b>ĐVT: Triệu đồng </b>


<i><b>Nguồn: Phịng tín dụng Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ </b></i>


<b>Triệu đồng </b>


0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000


2006 2007 2008 <b>Năm</b>


<b>S</b>


<b>ố</b>


<b> t</b>


<b>iề</b>


<b>n</b> Ngắn hạn


Trung và dài hạn



Tổng doanh số thu nợ


<b>HÌNH 5: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM </b>


Nhìn chung từ bảng số liệu ta thấy tình hình thu nợ của Ngân hàng tăng liên tục
qua các năm, năm sau tăng nhiều hơn năm trước. Cụ thể như sau: năm 2007 tăng
20,02% hay tăng 76.098 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số thu nợ
tiếp tục tăng ở mức 22,61% hay tăng 103.162 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong 3
năm vừa qua những khách hàng vay vốn của MSB Cần Thơ làm ăn có hiệu quả, thu
được nhiều lợi nhuận nên đa phần các khách hàng đều đảm bảo được khả năng hoàn
trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng và đó là những khách hàng truyền thống của Ngân
hàng. Ngồi ra cịn có sự đóng góp rất lớn trong việc quản lý nguồn vốn, đôn đốc
khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn của các cán bộ tín dụng.


<b>Chênh lệch </b>


<b>2007/2006 </b>


<b>Chêch lệch </b>


<b>2008/2007 </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>


<b>2007 </b>



<b>Năm </b>


<b>2008 </b>


<b>Số tiền </b> <b>% </b> <b>Số tiền </b> <b>% </b>


Ngắn hạn


317.064 409.427 520.636 92.363 29,13 111.209 27,16


Trung và dài


hạn 63.093 46.828 38.781 (16.265) (25,78) (8.047) (17,18)


<b>Tổng doanh </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

Trong tổng doanh số thu nợ thì doanh số thu nợ từ việc cho vay ngắn hạn luôn
chiếm tỷ trọng lớn và đều tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2007 doanh số thu nợ tăng
29,13% hay tăng 92.363 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số thu nợ
tiếp tục tăng 27,16% hay tăng 111.209 triệu đồng, tuy mức tăng năm 2008 có giảm
1,97% so với mức tăng năm 2007 nhưng không đáng kể. Ta thấy, bên cạnh việc tăng
lên hàng năm trong doanh số thu nợ của những khoản cho vay ngắn hạn thì những
khoản cho vay trung và dài hạn có doanh số thu nợ ln giảm qua các năm. Chính điều
này càng khẳng định hơn nữa chiến lược tập trung cho vay ngắn hạn trong thời gian
qua đã giúp Ngân hàng kinh doanh có hiệu quả và hạn chế được rủi ro từ việc cho vay
trung và dài hạn.


Tóm lại, doanh số thu nợ của MSB Cần Thơ đạt kết quả tốt, đó là kết quả của
việc đưa ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn của Ban Giám đốc chi nhánh cùng


với sự phấn đấu rất lớn của toàn thể nhân viên cũng như các cán bộ tín dụng trong việc
quản lý nguồn vốn cho vay đạt hiệu quả. Tiếp sau đây, chúng ta đi vào xem xét tình
hình dư nợ theo thời hạn của MSB Cần Thơ.


<b>4.2.1.3 Tình hình dư nợ theo thời hạn </b>


Dư nợ là số tiền mà Ngân hàng cần phải thu của khách hàng trong một thời điểm
nhất định, nó là kết quả của việc cho vay và thu nợ. Dư nợ là phần tài sản sinh lời quan
<b>trọng của Ngân hàng. </b>


<b>Bảng 6: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG MSB CẦN </b>


<b>THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 </b>


<b> ĐVT: Triệu đồng </b>


<b>Chênh lệch </b>


<b>2007/2006 </b>


<b>Chênh lệch </b>


<b>2008/2007 </b>
<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>


<b>2007 </b>



<b>Năm </b>


<b>2008 </b>


<b>Số tiền </b> <b>% </b> <b>Số tiền </b> <b>% </b>


Ngắn hạn


98.024 139.009 182.606 40.985 41,81 43.597 31,36


Trung và dài


hạn 17.213 15.749 349 (1.464) (8,51) (15.400) (97,78)


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<b>Triệu đồng</b>


0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
160,000
180,000
200,000


2006 2007 2008 <b>Năm</b>



<b>S</b>


<b>ố</b>


<b> t</b>


<b>iề</b>


<b>n</b> Ngắn hạn


Trung và dài hạn
Tổng dư nợ


<b>HÌNH 6: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM </b>


Từ bảng số liệu ta thấy: Tổng dư nợ của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm, cụ
thể: năm 2007 tăng 34,30% hay tăng 39.521 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm
2008 tổng dư nợ tiếp tục tăng 18,22% hay tăng 28.197 triệu đồng so với năm 2007.
Trong đó, dư nợ từ nghiệp vụ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn và đều tăng
qua các năm. Cụ thể, năm 2007 dư nợ ngắn hạn tăng 41,81% hay tăng 40.985 triệu
đồng so với năm 2006, đến năm 2008 dư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng 31,36% hay tăng
43.597 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do Ngân hàng có những giải pháp
làm tăng doanh số cho vay thông qua việc tìm kiếm những khách hàng mới. Nhưng
đến năm 2008, do thiếu tiền mặt nên MSB Cần Thơ hạn chế cho vay những khách
hàng mới và chỉ tập trung cho vay những khách hàng truyền thống, vì thế mà làm cho
dư nợ ngắn hạn tăng với tốc độ thấp hơn năm 2007.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<b>4.2.1.4 Tình hình nợ xấu theo thời hạn </b>



<b>Bảng 7: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG MSB </b>


<b>CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 </b>


<b>ĐVT: Triệu đồng </b>


<b>Chênh lệch </b>


<b>2007/2008 </b>


<b>Chênh lệch </b>


<b>2008/2007 </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>


<b>2007 </b>


<b>Năm </b>


<b>2008 </b>


<b>Số tiền </b> <b>% </b> <b>Số tiền </b> <b>% </b>


Ngắn hạn <sub>874 </sub> <sub>1.012 </sub> <sub>0 </sub> <sub>138 </sub> <sub>15,79 </sub> <sub>(1.012) </sub> <sub>(100) </sub>



Trung và dài


hạn 68 122 0 54 79,41 (122) (100)


<b>Tổng nợ xấu </b>


<b>942 </b> <b>1.134 </b> <b>0 </b> <b>192 </b> <b>20,38 </b> <b>(1.134) </b> <b>(100) </b>


<i><b>Nguồn: Phịng tín dụng Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ </b></i>


<b>Triệu đồng</b>
0
200
400
600
800
1000
1200


2006 2007 2008 <b>Năm</b>


<b>S</b>


<b>ố</b>


<b> t</b>


<b>iề</b>


<b>n</b> Ngắn hạn



Trung và dài hạn


Tổng nợ xấu


<b>HÌNH 7: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 </b>


<b>NĂM </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

xấu, đây là kết quả từ việc nỗ lực của các cán bộ tín dụng trong việc quản lý các khoản
cho vay và đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn, đồng thời cũng cho thấy
chiến lược cho vay được đề ra từ Ban lãnh đạo MSB Cần Thơ là hướng đi đúng, qua
việc trong năm 2008 MSB Cần Thơ tập trung cho vay ngắn hạn những khách hàng
truyền thống và có uy tín nên một mặt hạn chế rủi ro, mặt khác đảm bảo thu nợ đúng
hạn từ việc kinh doanh có hiệu quả của những khách hàng trên.


Nhìn chung, qua 3 năm hoạt động, MSB Cần Thơ đạt kết quả kinh doanh tốt từ
nghiệp vụ cho vay ngắn hạn. Từ đó, chứng tỏ một điều là tín dụng ngắn hạn có vai trò
rất quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng, nó góp phần rất lớn vào việc tăng
doanh thu và cũng là nguồn thu nhập chính cho Ngân hàng.


<b>4.2.2 Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế </b>


MSB Cần Thơ mở rộng cho vay đến nhiều thành phần kinh tế nhằm đa dang hóa
khách hàng vay vốn, đồng thời vừa đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn của các thành
phần kinh tế, vừa có thể phân tán rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng.


<b>4.2.2.1 Doanh số cho vay ngắn hạn </b>



<b>Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ </b>


<b>CỦA NGÂN HÀNG MSB CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 </b>


<b>ĐVT: Triệu đồng </b>


<b>Chênh lệch </b>


<b>2007/2006 </b>


<b>Chênh lệch </b>


<b>2008/2007 </b>
<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>


<b>2007 </b>


<b>Năm </b>


<b>2008 </b>


<b>Số tiền </b> <b>% </b> <b>Số tiền </b> <b>% </b>


DNNN <sub>3.417 </sub> <sub>4.955 </sub> <sub>4.514 </sub> <sub>1.538 </sub> <sub>45,01 </sub> <sub>(441) </sub> <sub>(8,09) </sub>


DNNQD <sub>307.534 400.416 492.011 92.882 </sub> <sub>30,20 </sub> <sub>91.595 </sub> <sub>22,87 </sub>



Cá nhân,


khác 30.753 45.041 67.708 14.288 46,46 22.667 50,33


<b>Tổng </b>


<b>doanh số </b>


<b>cho vay </b>


<b>341.704 450.412 564.233 108.708 31,81 113.812 25,27 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<b>Triệu đồng</b>


0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000


2006 2007 2008 <b>Năm</b>


<b>S</b>


<b>ố</b>


<b> t</b>



<b>iề</b>


<b>n</b>


DNNN


DNNQD


Cá nhân, khác


Tổng doanh số cho vay


<b>HÌNH 8: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN </b>


<b>HÀNG QUA 3 NĂM </b>


Nhìn chung từ bảng số liệu ta thấy: Tổng doanh số cho vay theo thành phần kinh
tế rất khả quan thể hiện ở chổ doanh số này luôn tăng qua các năm. Cụ thể, tổng doanh
số cho vay năm 2007 tăng 31,81% hay tăng 108.708 triệu đồng so với năm 2006, đến
năm 2008 doanh số cho vay vẫn tiếp tục tăng 25,27% hay tăng 113.812 triệu đồng so
với năm 2007.


Trong tổng doanh số cho vay thì doanh số cho vay đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất và luôn tăng qua các năm. Nguyên nhân là do
trong những năm qua MSB Cần Thơ chú trọng vào việc cho vay các công ty, doanh
nghiệp tư nhân trên địa bàn TP. Cần Thơ có nhu cầu vay vốn và có dự án kinh doanh
khả thi, mặc dù có nhiều rủi ro nhưng đa phần các doanh nghiệp này là những khách
hàng truyền thống và có uy tín đối với Ngân hàng.



Doanh số cho vay đối với cá nhân, khác: chiếm tỷ trọng khá trong tổng doanh số
cho vay theo thành phần kinh tế và đứng thứ 2 sau doanh số cho vay đối với doanh
nghiệp ngồi quốc doanh. Nhìn vào bảng số liệu thì doanh số cho vay đối với cá nhân,
khác luôn tăng qua các năm và tỷ lệ tăng năm 2008 (50,33%) cao hơn tỷ lệ tăng năm
2007 (46,46%) là 3,87%. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã mở rộng quy mô cho vay
nhằm khai thác hết tiềm năng trong nền kinh tế với mục đích tăng doanh thu và lợi
nhuận. Bên cạnh đó, trong nhu cầu vốn cho việc sản xuất kinh doanh riêng lẽ cũng
tăng lên mặc dù năm 2008 lãi suất tăng cao do lạm phát, và những khoản cho vay này
có thế chấp và cầm cố nên khá an tồn cho Ngân hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

đồng so với năm 2006, đến năm 2008 doanh số cho vay giảm 441 triệu đồng hay giảm
8,09% so với năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay ngắn hạn đối với
doanh nghiệp nhà nước năm 2008 giảm là do giải pháp thắt chặt tiền tệ của chính phủ
nhằm giảm chi tiêu và đầu tư lớn cho các doanh nghiệp quốc doanh vì thế mà Ngân
<b>hàng áp dụng chính sách hạn chế cho vay đối với các doanh nghiệp này. </b>


<b>4.2.2.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn </b>


Doanh số cho vay chỉ phản ánh số lượng, quy mơ tín dụng và mức độ tập trung
vốn nhưng chưa thể hiện được hiệu quả sử dụng vốn của hai chủ thể cho vay và đi vay.
Hiệu quả sử dụng vốn cũng như uy tín của khách hàng được thể hiện ở việc khách
hàng thực hiện trả nợ gốc và lãi đúng hạn như cam kết trong hợp đồng tín dụng. Trong
hoạt động tín dụng của Ngân hàng, công tác thu nợ rất được chú trọng vì đó là nguồn
tái đầu tư tín dụng nhằm bảo tồn được vốn hiện có và đẩy mạnh tốc độ luân chuyển
<b>vốn trong nền kinh tế. </b>


<b>Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ </b>


<b>CỦA NGÂN HÀNG MSB CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 </b>



<b>ĐVT: Triệu đồng </b>


<b>Chênh lệch </b>


<b>2007/2006 </b>


<b>Chênh lệch </b>


<b>2008/2007 </b>
<b>Chỉ tiêu </b>


<b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>


<b>2007 </b>


<b>Năm </b>


<b>2008 </b>


<b>Số tiền </b> <b>% </b> <b>Số tiền </b> <b>% </b>


DNNN


3.171 4.463 2.499 1.292 40,74 (1.964) (44,01)


DNNQD



285.262 364.431 462.637 79.169 27,75 98.206 29,95


Cá nhân,


khác 28.631 40.533 55.500 11.902 41,57 14.967 36,93


<b>Tổng </b>


<b>doanh số </b>


<b>thu nợ </b>


<b>317.064 409.427 520.636 92.363 </b> <b>29,13 111.209 </b> <b>27,16 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<b>Triệu đồng</b>


0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000


2006 2007 2008


<b>Năm</b>


<b>S</b>



<b>ố</b>


<b> t</b>


<b>iề</b>


<b>n</b>


DNNN
DNNQD
Cá nhân, khác
Tổng doanh số thu nợ


<b>HÌNH 9: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN </b>


<b>HÀNG QUA 3 NĂM </b>


Nhìn chung từ bảng số liệu ta thấy: Tình hình thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng đạt
kết quả khá tốt. Tổng doanh số thu nợ đều tăng qua các năm. Cụ thể, tổng doanh số thu
nợ năm 2007 tăng 29,13% hay tăng 92.363 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm năm
2008, tổng doanh số thu nợ tiếp tục tăng 27,16% hay tăng 111.209 triệu đồng so với
năm 2007. Để biết được nguyên nhân tăng tổng doanh số thu nợ, ta đi vào xem xét
từng chỉ tiêu cụ thể:


- Đối với doanh nghiệp nhà nước: Ta thấy doanh số thu nợ không ổn định qua
các năm. Cụ thể, doanh số thu nợ năm 2007 tăng 40,74% hay tăng 1.292 triệu đồng so
với năm 2006. Nhưng đến năm 2008, doanh số thu nợ lại giảm 44,01% hay giảm 1.964
triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân giảm là do trong năm 2008 đa phần các
doanh nghiệp nhà nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi các chính sách của nhà


nước và do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn dẫn đến các doanh nghiệp này làm ăn
không hiệu quả nên không đảm bảo được khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Mặt khác,
thêm một nguyên nhân nữa dẫn đến đa phần các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không
hiệu quả là do các doanh nghiệp ỷ lại vào sự hỗ trợ vốn từ phía nhà nước. Ta so sánh
giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay của doanh nghiệp nhà nước ta thấy: doanh
số thu nợ chỉ bằng một nữa doanh số cho vay, chính vì thế mà các cán bộ tín dụng cần
đơn đốc các doanh nghiệp chưa trả được nợ phải hoàn thành việc trả nợ gốc và lãi sớm
cho Ngân hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

hay tăng 79.169 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số thu nợ tiếp tục
tăng 29,95% và tăng 98.206 triệu đồng so với năm 2007. Vì đa phần các doanh nghiệp
này là những khách hàng truyền thống và uy tín của MSB Cần Thơ, nên mặc dù họ
gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh ở năm 2008 nhưng họ vẫn kinh doanh có hiệu
quả và đảm bảo được khả năng trả nợ cho Ngân hàng làm cho doanh số thu nợ của
Ngân hàng tăng qua các năm. Bên cạnh đó là khả năng quản lý nguồn tiền cho vay đạt
kết quả tốt của các cán bộ tín dụng.


- Đối với cá nhân, khác: Ta thấy doanh số thu nợ đối với các cá nhân tăng qua
các năm, mặc dù tỷ lệ tăng có giảm nhưng khơng đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ tăng trong
doanh số thu nợ năm 2007 là 41,57% hay tăng 11.902 triệu đồng so với năm 2006.
Đến năm 2008 doanh số thu nợ tăng 36,93% hay tăng 14.967 triệu đồng. Mặc dù đối
tượng cho vay là các cá nhân và họ với phương án sản xuất kinh doanh ở quy mơ nhỏ
nhưng họ kinh doanh có hiệu quả và có thiện chí trả nợ vay cho Ngân hàng, vì thế mà
doanh số thu nợ đối với các đối tượng này tăng qua các năm.


<b>4.2.2.3 Tình hình dư nợ ngắn hạn </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<b>Bảng 10: TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ </b>


<b>CỦA NGÂN HÀNG MSB CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 </b>



<b>ĐVT: Triệu đồng </b>


<b>Chênh lệch </b>


<b>2007/2006 </b>


<b>Chênh lệch </b>


<b>2008/2007 </b>
<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>


<b>2007 </b>


<b>Năm </b>


<b>2008 </b>


<b>Số tiền </b> <b>% </b> <b>Số tiền </b> <b>% </b>


DNNN


1.235 1.727 3.742 492 39,84 2.015 116,68


DNNQD



84.585 120.570 149.944 35.985 42,54 29.374 24,36


Cá nhân,


khác 12.204 16.712 28.920 4.508 36,94 12.208 73,05


<b>Tổng dư </b>


<b>nợ </b> <b>98.024 139.009 182.606 40.985 </b> <b>41,81 </b> <b>43.597 </b> <b>31,36 </b>


<i><b> Nguồn: Phịng tín dụng Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ</b></i>


<b>Triệu đồng</b>
0
50,000
100,000
150,000
200,000


2006 2007 2008 <b>Năm</b>


<b>S</b>
<b>ố</b>
<b> t</b>
<b>iề</b>
<b>n</b>
DNNN
DNNQD


Cá nhân, khác



Tổng dư nợ


<b>HÌNH 10: TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN </b>


<b>HÀNG QUA 3 NĂM </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

quốc doanh năm 2007 tăng 42,54% hay tăng 35.985 triệu đồng so với năm 2006. Năm
2008 dư nợ ngắn hạn tăng 24,36% hay tăng 29.374 triệu đồng so với năm 2007. Trong
những năm qua, mặc dù Ngân hàng có mở rộng quy mơ cho vay nhưng khách hàng
chủ yếu của Ngân hàng vẫn là các doanh nghiệp này và chủ yếu là những khách hàng
có uy tín vì thế mà Ngân hàng có phần tập trung cho vay đối tượng khách hàng này
nhiều hơn nhằm hạn chế rủi ro. Chính vì thế mà Ngân hàng cần mở rộng đối tượng cho
vay ra các thành phần kinh tế khác nhằm mục đích nâng cao hiệu quả tín dụng của
<b>mình nhưng đồng thời phải hạn chế chi phí và rủi ro. </b>


<b>4.2.2.4 Tình hình nợ xấu ngắn hạn </b>


<b>Bảng 11: TÌNH HÌNH NỢ XẤU NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ </b>


<b>CỦA NGÂN HÀNG MSB CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 </b>


<b>ĐVT: Triệu đồng </b>


<b>Chênh lệch </b>


<b>2007/2006 </b>


<b>Chênh lệch </b>



<b>2008/2007 </b>
<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>


<b>2007 </b>


<b>Năm </b>


<b>2008 </b>


<b>Số tiền </b> <b>% </b> <b>Số tiền </b> <b>% </b>


DNNN <sub>64 </sub> <sub>73 </sub> <sub>0 </sub> <sub>9 </sub> <sub>14,06 </sub> <sub>(73) </sub> <sub>(100) </sub>


DNNQD 564 657 0 93 16,49 (657) (100)


Cá nhân,


khác 246 282 0 36 14,63 (282) (100)


<b>Tổng nợ </b>


<b>xấu </b> <b>874 </b> <b>1.012 </b> <b>0 </b> <b>138 </b> <b>15,79 </b> <b>(1.012) </b> <b>(100) </b>


<i><b> Nguồn: Phịng tín dụng Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ </b></i>


<b>Triệu đồng</b>


0
200
400
600
800
1000
1200


2006 2007 2008 <b>Năm</b>


<b>S</b>
<b>ố</b>
<b> t</b>
<b>iề</b>
<b>n</b>
DNNN
DNNQD


Cá nhân, khác


Tổng nợ xấu


<b>HÌNH 11: TÌNH HÌNH NỢ XẤU NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

Nhìn chung về tình hình nợ xấu của MSB Cần Thơ qua 3 năm đối với các thành
phần kinh tế có những chuyển biến tốt. Cụ thể, mặc dù tổng nợ xấu năm 2007 tăng 138
triệu đồng hay tăng 15,79% so với năm 2006 nhưng ta thấy mức tăng nợ xấu trong
năm 2007 của các thành phần kinh tế không cao cả về số tiền lẫn tỷ lệ tăng. Sang năm
2008, Ngân hàng đã khơng cịn nợ xấu. Đây là điều rất khả quan trong công tác thu nợ
của Ngân hàng chứng tỏ hiệu quả hoạt động và uy tín của Ngân hàng ngày càng cao.


Vì thế mà Ngân hàng cần duy trì kết quả này trong những năm tới.


<b>4.2.3 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn thông qua một số chỉ tiêu </b>


<b>4.2.3.1 Dư nợ trên tổng vốn huy động. </b>


Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động, nó cho thấy khả
năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều có
ảnh hưởng xấu đến Ngân hàng. Chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân
hàng thấp, nguồn vốn huy động không đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng. Chỉ
<b>tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động của mình khơng hiệu quả. </b>


<b>Bảng 12: TÍNH TỶ LỆ DƯ NỢ NGẮN HẠN TRÊN TỔNG VỐN HUY ĐỘNG </b>


<b>CỦA NGÂN HÀNG MSB CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm 2006 </b> <b>Năm 2007 Năm 2008 </b>


Dư nợ ngắn hạn (triệu đồng) 98.024 139.009 182.606
Tổng vốn huy động (triệu đồng) 102.597 170.812 192.034


<b>Dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy </b>


<b>động (%) </b> <b>95,54 </b> <b>81,38 </b> <b>95,09 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<b>4.2.3.2 Hệ số thu nợ </b>


Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của Ngân hàng trong một kỳ kinh doanh
nhất định, hệ số này càng lớn càng tốt.



<b>Bảng 13: TÍNH HỆ SỐ THU NỢ NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG MSB CẦN </b>


<b>THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm 2006 </b> <b>Năm 2007 </b> <b>Năm 2008 </b>


Doanh số thu nợ ngắn hạn (triệu đồng) 317.064 409.427 520.636
Doanh số cho vay ngắn hạn (triệu đồng) 341.704 450.412 564.233


<b>Hệ số thu nợ (%) </b> <b>92,79 </b> <b>90,90 </b> <b>92,27 </b>


Nhìn chung cơng tác thu nợ của Ngân hàng trong cho vay ngắn hạn đạt kết quả
tốt. Hệ số thu nợ các năm đều trên 90%, mặc dù có sự tăng giảm nhưng với tỷ lệ
khơng đáng kể. Chính vì thế mà Ngân hàng cần giữ vững tỷ lệ này và tiếp tục phát huy
hơn nữa trong công tác thẩm định các phương án cho vay chặt chẽ, nhằm nâng cao
hiệu quả thu nợ của mình và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Để duy trì
và phát triển hoạt động tín dụng của mình, Ngân hàng cần đảm bảo được việc tăng
doanh số cho vay phải đi đôi với tăng trong doanh số thu nợ.


<b>4.2.3.3 Tỷ lệ nợ xấu </b>


Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Tỷ lệ này
càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao.


<b>Bảng 14: TÍNH TỶ LỆ NỢ XẤU NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG MSB CẦN </b>


<b>THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm 2006 </b> <b>Năm 2007 Năm 2008 </b>



Dư nợ xấu ngắn hạn (triệu đồng) 874 1.012 0
Dư nợ ngắn hạn (triệu đồng) 98.024 139.009 182.606


<b>Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn (%) </b> <b>0,89 </b> <b>0,72 </b> <b>0 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

pháp cho vay và thu hồi nợ gốc, lãi rất hữu hiệu và quá trình thực hiện các giải pháp
trên đạt kết quả tốt nhằm hạn chế tối đa tình trạng nợ xấu.


<b>4.2.3.4 Vịng quay vốn tín dụng ngắn hạn </b>


Vịng quay vốn tín dụng phản ánh tình hình luân chuyển vốn của Ngân hàng
trong một kỳ nhất định ( kỳ được xác đinh ở đây là 1 năm ). Trong một kỳ, số vòng
<b>quay càng nhiều càng tốt và sẽ đem lại lợi nhuận càng cao cho Ngân hàng. </b>


<b>Bảng 15: TÍNH VỊNG QUAY VỐN TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN </b>


<b>HÀNG MSB CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm 2006 </b> <b>Năm 2007 </b> <b>Năm 2008 </b>


1. Doanh số thu nợ ngắn hạn (triệu đồng) 317.064 409.427 520.636
2. Dư nợ ngắn hạn đầu kỳ (triệu đồng) 73.384 98.024 139.009
3. Dư nợ ngắn hạn cuối kỳ (triệu đồng 98.024 139.009 182.606
4. Dư nợ ngắn hạn bình quân (triệu đồng)


=
2


)
3


(
)
2


(  85.704 118.517 160.808


<b>Vòng quay vốn tín dụng (vịng) =</b>


)
4
(


)
1
(


<b>3,70 </b> <b>3,45 </b> <b>3,24 </b>


Nhìn chung, ta thấy vịng quay vốn tín dụng ngắn hạn của MSB Cần Thơ qua các
năm là khá cao, mặc dù qua các năm có giảm nhưng số vòng quay lớn hơn 3
vòng/năm. Cụ thể: năm 2006 vòng quay vốn tín dụng là 3,70 vịng, sang năm 2007 số
vịng quay đã giảm 0,25 vòng so với năm 2006, năm 2008 vịng quay vốn tín dụng tiếp
tục giảm 0,21 vòng so với năm 2007. Nguyên nhân là do dư nợ ngắn hạn bình quân
đều tăng qua các năm, mặc dù doanh số thu nợ hằng năm cũng tăng nhưng mức tăng
khơng đủ để cho vịng quay vốn tín dụng của năm 2007 và 2008 cao hơn năm 2006.


Với kết quả trên, cho thấy đồng vốn của Ngân hàng được thu hồi và luân chuyển
tốt qua các năm, có được kết quả này một phần do bản chất của khoản tín dụng là ngắn
hạn nên giúp vòng quay đồng vốn được nhanh hơn và hạn chế được rủi ro.



</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<b>CHƯƠNG V </b>


<b>NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG </b>


<b>NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH </b>


<b>CẦN THƠ </b>


<b>5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG </b>


<b>5.1.1 Thuận lợi </b>


- Cần Thơ là vùng kinh tế trọng điểm của Đồng Bằng Sông Cửu Long với tình
hình chính trị ổn định. Hiện nay đang có rất nhiều những dự án kinh tế trọng điểm
như: dự án cầu Cần Thơ sắp hồn thành, dự khu đơ thị Nam sông Cần Thơ… Đặc biệt
là dự án sân bay Trà Nóc đã hồn thành và đi vào hoạt động. Bên cạnh đó là sự phát
triển của hệ thống Bưu chính Viễn thông, Hàng không và Bảo hiểm vì đó là các cổ
đơng chiến lược của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.


- MSB Cần Thơ với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, có trình độ chun mơn, nhiệt
tình, năng động và làm việc có hiệu quả thuận lợi cho việc tạo lập và giữ vững uy tín
của Ngân hàng, đồng thời thu hút ngày càng nhiều khách hàng.


- MSB Cần Thơ được thành lập vào ngày 15/11/1993, với hơn 15 năm hoạt động,
Ngân hàng đã tạo lập được uy tín của mình và khách hàng của MSB Cần Thơ đa phần
là những khách hàng truyền thống, có uy tín, có năng lực tài chính, kinh doanh có hiệu
quả và ln gắn bó với Ngân hàng.


<b>5.1.2 Khó khăn </b>



- Trong những năm qua, nền kinh tế trong nước biến động phức tạp, khủng hoảng
kinh tế thế giới ảnh hưởng lớn đến kinh tế trong nước và do tỷ lệ lạm phát cao, tình
hình dịch bệnh lan rộng nên gây khó khăn cho cơng tác cho vay cũng như thu nợ của
Ngân hàng.


- Do sự ra đời của nhiều Ngân hàng, các công ty Bảo hiểm, tiết kiệm Bưu điện,
đặc biệt là sự ra đời của các Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn TP. Cần
Thơ nên tạo áp lực cạnh tranh ngày càng lớn.


- Chịu sự chi phối của Ngân hàng Nhà nước thông qua việc ban hành các điều
luật mới, đòi hỏi Ngân hàng phải thường xuyên cập nhật và thi hành


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

<b>5.2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN </b>


<b>HẠN TẠI NGÂN HÀNG. </b>


<b>5.2.1 Đối với công tác huy động vốn </b>


- Củng cố và nâng cao hơn nữa uy tín của Ngân hàng nhằm tạo lập niềm tin nơi
khách hàng.


- Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác Marketing nhằm quảng bá thương
hiệu đồng thời cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết của Ngân hàng đến khách
hàng.


- Đa dạng hơn nữa các hình thức huy động vốn với nhiều chương trình khuyến
mãi, dự thưởng và kèm theo đó là phải có mức lãi suất huy động linh hoạt hợp lý.


- Tăng cường công tác phát hành các loại thẻ thanh toán nhằm huy động được tối
đa nguồn vốn trong dân cư cũng như của các tổ chức kinh tế.



- Phát triển thêm mạng lưới giao dịch nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất và tiện
lợi cho khách hàng qua việc mở thêm phòng giao dịch trên địa bàn thành phố như: khu
đô thị mới Nam sông Cần Thơ.


<b>5.2.2 Đối với công tác cho vay </b>


- Tiếp tục giữ vững mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với những khách hàng truyền
thống và có uy tín đối với Ngân hàng.


- Mở rộng hơn nữa phạm vi cho vay ra nhiều đối tượng và nhiều hình thức cho
vay nhưng đồng thời phải đảm bảo hạn chế rủi ro để tăng lợi nhuận.


- Nâng cao chất lượng phục vụ, cải tiến quy trình nghiệp vụ,…Nâng cao trình độ
và phẩm chất của cán bộ tín dụng.


- Điều chỉnh lãi suất cho vay hợp lý sao cho vừa đảm bảo được doanh số cho vay
tăng lên và có lợi nhuận.


<b>5.2.3 Đối với cơng tác thẩm định kiểm tra và hạn chế rủi ro tín dụng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<b>CHƯƠNG VI </b>


<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ </b>


<b>6.1 KẾT LUẬN </b>


Qua phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Hàng
Hải Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ cho thấy hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân
hàng qua 3 năm đạt kết quả tốt. Cụ thể:



- Tình hình huy động vốn của MSB Cần Thơ ln tăng qua 3 năm. Bên cạnh đó,
nguồn vốn được điều chuyển từ hội sở về chi nhánh cũng tăng qua các năm. Điều này
cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn
của khách hàng, Ngân hàng còn phải sử dụng nhiều đến nguồn vốn điều chuyển.


- Cùng với sự tăng lên của nguồn vốn huy động thì doanh số cho vay cũng tăng
qua các năm. Điều này cho thấy Ngân hàng đảm bảo được đầu ra cho những khỏa vốn
huy động được của mình và hạn chế được tình trạng ứ đọng vốn và cũng đã đáp ứng
đủ và kịp thời nhu cầu về vốn cho các khách hàng của mình trên địa bàn TP. Cần Thơ;
giúp các doanh nghiệp ổn định kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm công
ăn việc làm cho người lao động, hướng đến hỗ trợ phát triển các ngành nghề phù hợp
với từng thời kỳ kinh tế trên địa bàn thành phố.


- Mặc dù kinh tế khó khăn nhưng công tác thu nợ cũng được đảm bảo tăng qua
các năm và đến năm 2008, Ngân hàng đã khơng cịn nợ xấu. Chính điều này đã cho
thấy hiệu quả của việc lựa chọn đối tượng cho vay của Ngân hàng, trong thời gian qua
ngân hàng chỉ tập trung cho vay những khách hàng truyền thống và có phương án sản
xuất kinh doanh khả thi và phù hợp với tình hình kinh tế lúc đó đồng thời hạn chế cho
vay tiêu dung, hạn chế cho vay để đầu tư vào những lĩnh vực phi sản xuất. Đồng thời
là sự cố gắng rất lớn của toàn thể cán bộ, nhân viên và đặc biệt là cán bộ tín dụng
trong cơng tác giám sát, đơn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn nhằm tạo tiền
đề cho sự phát triển vững chắc của Ngân hàng trong thời gian tới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

hành từ Ban Giám đốc nhằm giữ vững uy tín, nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên
thương trường, góp phần vào sự lớn mạnh của cả hệ thống.


<b>6.2 KIẾN NGHỊ </b>


<b>ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC </b>



Chính phủ cần phải đánh giá kịp thời những diễn biến của nền kinh tế cũng như
là tác động của kinh tế thế giới đến Việt Nam để có những chỉ đạo kịp thời nhằm bình
ổn và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.


Ngân hàng trung ương cần phát huy hơn nữa vai trò điều hành chính sách tiền tệ
của mình nhằm thúc đẩy thị trường tiền tệ ổn định và phát triển. Đồng thời Ngân hàng
trung ương cần có những chính sách hỗ trợ các Ngân hàng sau lạm phát.


<b>ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN </b>


<b>THƠ </b>


Ngân hàng cần tăng cường công tác huy động những nguồn vốn nhàn rỗi trong
dân cư thông qua các hình thức tiền gửi tiết kiệm và các hình thức huy động vốn khác
nhằm đảm bảo nhu cầu vốn của khách hàng, đồng thời hạn chế việc sử dụng nguồn
vốn điều chuyển.


Chi nhánh cần đề nghị hội sở bố trí nhiều máy rút tiền tự động nhằm phục vụ nhu
cầu thanh toán cũng như nhu cầu sử dụng dịch vụ của Ngân hàng. Đồng thời phát hành
thẻ để huy động được tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư.


</div>

<!--links-->

×